Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề cương Triết học

Phần 1
Câu 2 :
- Theo quan điểm duy vật biện chứng, bản chất của thế giới là
vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Quan điểm
đó bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:
+ Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới
vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức
của con người.
+ Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không
được sinh ra và không bị mất đi.
+ Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách
quan, thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những
dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc
vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những
quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới
vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang
biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và
kết quả của nhau.
Câu 4 : Trình bày khái niệm phát triển?
- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở
trình độ cao hơn.
Câu 5 : Mâu thuẫn là gì? Trình bày các tính chất chung
của mâu thuẫn?

phần 2
Phần 3. Câu hỏi giải thích, vận dụng, liên hệ thực tiễn.
Câu 22 : Phân tích nguyên tắc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng
khách quan? Liên hệ chủ trương của Đảng ta trước đổi mới và từ khi đổi
mới đến nay?
Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ tính khách quan của vật chất,
chúng ta phải xuất phát từ bản thân sự vật, không thể tùy tiện gán cho sự vật cái mà
nó không có hoặc là nó chưa có. Trong hoạt động thì chúng ta phải luôn luôn xuất
phát từ thực tế khách quan, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, mục
tiêu, phương hướng thì đều phải xuất phát từ thực tế khách quan

Câu 23 : Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Liên hệ thực tiễn học tập của bản
thân?

-Ý nghĩa của phương pháp luận:

+ Quan điểm toàn diện: là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự vật
phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể cả các mắt khâu trung gian,
gián tiếp có liên quan đến sự vật. Trong nhận thức nên tìm hiểu mối
quan hệ qua lại giữa các cá bộ phận, các yếu tố; giữa sự vật này với sự
vật khác; giữa lý luận với nhu cầu thực tiễn...

+ Quan điểm lịch sử - cụ thể: là quan điểm khi xem xét sự vật phải chú ý
đúng mức hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã phát sinh ra vấn đề độ.

-Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân:

+ Khi nhìn nhận một vấn đề, cần nhìn đa chiều, đặt nó trong nhiều mối
liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác để cho ra một kết quả hay quyết
định khách quan nhất

Câu 24 : Phân tích ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu
quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Liên hệ thực
tiễn học tập của bản thân
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất

- Ý nghĩa trong nhận thức

+ Giải thích cho các vận động, biến đổi và phát triển đi lên của sự vật, hiện
tượng. Với tính tất yếu của sự sinh trưởng, phát triển. Theo kèm là các nhận
thức, kinh nghiệm tăng thêm theo thời gian, theo hiệu quả học tập.

+ Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Gắn với
các tự nhiên và tác động xung quanh nó. Mang đến các cách thức để giải
quyết hay vượt qua trên thực tế. Đảm bảo thể hiện với sự phong phú, đa
dạng. Cũng như các tồn tại và đặc điểm khác nhau cho các phát triển của sự
vật khác nhau.

+ Với các tiến trình giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy. Mang đến các thời
điểm tiến hành biến đổi. Qua đó mang đến các đặc điểm mới được hình
thành và phát triển.

- Ý nghĩa trong thực tiễn

+ Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm
độ và điểm nút). Với chất như kết quả được phản ánh với các đặc điểm tổng
hợp đủ về lượng. Gắn với các yếu tố về yêu cầu lượng, thời gian đảm bảo để
tổng hợp.

+ Bước nhảy: Là một giai đoạn hết sức đa dạng. Việc thực hiện bước nhảy
phải được thực hiện một cách cẩn thận. Đảm bảo với đủ các điều kiện cơ sở
được phản ánh. Khi đó mới mang đến ý nghĩa tìm kiếm các chất mới. Và hiệu
quả thể hiện của các chuyển biến tích cực trên thực tế.

Liên hệ thực tiễn trong học tập của bản thân

Là học sinh, sinh viên, ai cũng phải trải qua quá trình học tập ở
các bậc học phổ thông, từ mẫu giáo đến cấp ba, kéo dài trong
suốt 12 năm.Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học
sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học
thuộc hai lĩnh vực cơ bản, đó là: Khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những
kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội.
Khi đã tích luỹ đủ kiến thức, kỹ năng mới thực hiện bước nhảy,
chuyển từ trường Phổ thông sang cánh cửa đại học.

Câu 25 : Phân tích ý nghĩa phuơng pháp luận từ việc nghiên cứu
mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và chỉ chung. Liên hệ thực
tiễn địa phương.

You might also like