Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

1.

Đền Đuổm
là ngôi đền thờ Dương Tự Minh (Thánh Đuổm) - một vị tướng người Tày, phò
mã nhà Lý, đã có nhiều công trạng.
Đền tọa lạc tại chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên,
bên quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 25 km về phía tây bắc. Là một quần
thể gồm các đền thờ do người dân dựng lên và những ngọn núi đá tự thiên. (Đền
Đuổm được xây dựng vào năm 1180 dưới thời vua Lý Cao Tông)
Hội đền Đuổm được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây
là lễ hội quan trọng của chính quyền và nhân dân huyện Phú Lương cũng như đối
với các đơn vị hành chính kế cận. Đền Đuổm là một điểm sáng về du lịch của
huyện và tỉnh Thái Nguyên, không chỉ trong dịp Tết mà cả những thời điểm quan
trọng khác của năm.
Dương Tự Minh là một thủ lĩnh người Tày ở phủ Phú Lương (Bao gồm một phần
đất của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc) thời nhà Lý ở Việt Nam. Ông được triều đình liên tục dưới thời
các vua Nhân Tông, Thần Tông và Anh Tông giao cho cai quản phủ Phú Lương và
đã làm việc tích cực, góp phần làm cho địa phương phồn thịnh, giữ vững an ninh
vùng rừng núi phía Bắc. Ông còn được Nhân Tông gả cho con gái là công chúa
Diên Bình vào năm 1127 và được Anh Tông gả cho con gái là công chúa Thiều
Dung vào năm 1144 (Vua Lý Anh Đông năm 1144 mới 8 tuổi nên công chúa Thiều
Dung không thể là con của vua Anh Tông được).
https://youtu.be/inJnR4fKDjQ
2. núi văn – núi võ

Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Núi Văn – Núi Võ nằm dưới chân dãy Tam
Đảo, thuộc hai xã Vân Yên và Kỳ Phú, cách huyện Đại Từ 10km về phía nam
và cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 30km về phía tây.
Tại đây, có các di tích: Núi Võ (núi đá, trông tựa mũ trụ của quan võ), núi Văn (núi
đá, trông tựa mũ cánh chuồn của quan văn), núi Quần Ngựa, núi Xem, núi Cắm
Cờ, đầm Tắm Ngựa, cánh đồng Tràng Dương, suối Duyên… gắn với tên tuổi của
Lưu Nhân Chú, Lưu Trung, Phạm Cuống – những danh tướng của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh ở thế kỉ XV.

Dưới chân núi Võ và núi Văn đều có đền thờ Lưu Nhân Chú. Lễ hội núi Văn – núi
Võ mở vào ngày mùng 4 tết Nguyên Đán hàng năm, thu hút rất đông khách thập
phương về dự hội.
https://youtu.be/F3WjjpDEODw
3. nhà tù chợ chu
Nằm trong quần thể khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định hóa, di tích nhà tù
Chợ Chu nằm trên đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu. Nơi đây chủ yếu
giam cầm các chiến sĩ Việt Nam yêu nước. Nhà tù Chợ Chu do thực dân Pháp xây
dựng từ năm 1916, được làm đơn sơ bằng bằng tre, gỗ. Năm 1941, nhà tù được xây
dựng lại kiên cố hơn, làm bằng gạch ngói, xi măng và hoàn thành vào năm 1942.
Tháng 8/1943, sau khi thả hết số tù nhân cũ, thực dân Pháp đưa 100 tù nhân chính
trị từ Sơn La về đây giam giữ, trong đó có nhiều đồng chí là đảng viên Đảng Cộng
sản. Từ đó, một chi bộ Đảng Cộng sản đã được thành lập, gồm 15 đảng viên Đảng
Cộng Sản Đông Dương, lúc đầu do đồng chí Trần Danh Tuyên làm Bí thư, sau đó
là đồng chí Song Hào và hai chi ủy viên là đồng chí Tô Quang Đẩu và Tạ Xuân
Thu. Do cài được người vào hàng ngũ binh lính địch trong đồn, Chi bộ Nhà tù Chợ
Chu thường xuyên được sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và đã biến Nhà tù thành
trường học, nơi nghiên cứu lý luận Mác–Lênin, học tập phương thức tổ chức, lãnh
đạo cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, cũng như tuyên truyền và vận động
quần chúng nhân dân giác ngộ cách mạng. Bởi vậy, phong trào cách mạng ở Định
Hóa phát triển như vũ bão. Tại đây các chiến sỹ Cộng sản ở Nhà tù Chợ Chu cho ra
đời Báo “Thông Ngàn” và xây dựng nhiều màn kịch có nội dung yêu nước, tự hào
dân tộc, các bài ca cách mạng để động viên các chiến sỹ cộng sản, những người
yêu nước bền gan đấu tranh, chờ thời cơ thuận lợi để vượt ngục ra ngoài hoạt động
cách mạng.
https://youtu.be/FoeOv6UttCI

4. di tích lịch sử an toàn khu (atk) định hóa


Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa
Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa thuộc địa phận các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh
Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ
Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn trên 5.200km2.
Đây cũng là địa bàn giáp danh giữa các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn.
Trong lịch sử, di tích từng được biết đến qua nhiều tên gọi khác nhau, như An toàn khu, Khu di
tích lịch sử ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Trung ương, là nơi ở, làm
việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
Năm 1981, Khu di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) xếp hạng di tích quốc gia, gồm 13 di tích thành phần:
1. Nhà tù Chợ Chu (thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa)
2. Địa điểm thành lập Việt Nam Giải phóng quân (xã Định Biên, huyện Định Hóa)
3. Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Khau Tý năm 1947 (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)
4. Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Tỉn Keo (1948 - 1954), xã Phú Đình, huyện Định Hóa
5. Cụm di tích Bác ở Khuôn Tát: Cây đa, Đoạn suối Khuôn Tát - nơi Bác tắm, giặt và câu cá,
Nhà sàn và hầm Bác ở đồi Nà Đình (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)
6. Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc tại Phụng Hiển
(1947 - 1949), xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa
7. Địa điểm Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949 - 1954) tại xã Bảo
Linh, huyện Định Hóa
8. Thắng cảnh thác Khuôn Tát (xã Phú Bình, huyện Định Hóa)
9. Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)
10. Địa điểm thành lập Ủy ban hòa bình Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)
11. Địa điểm thành lập Ủy ban Kiểm tra Trung ương (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)
12. Địa điểm Báo Quân đội nhân dân ra số đầu (20/10/1950) xã Định Biên, huyện Định Hóa
13. Địa điểm đồi Pụ Đồn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho
đồng chí Võ Nguyên Giáp (1948) (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)
https://youtu.be/cXH4ZPut774

Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa Di tích lịch sử An toàn khu (ATK)
Định Hóa thuộc địa phận các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên,
Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, với tổng đ
5. Khu du lịch sinh thái, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Tày ở Thái Nguyên

Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên hơn 10km, khu du lịch sinh thái Thái
Hải thuộc xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên là một khu du lịch
trải nghiệm phong tục tập quán dân tộc Tày, từ nhiều năm nay là điểm đến hấp dẫn
thu hút du khách trong và ngoài nước.
khu-vuc-nha-san-min-1646791005.jpg
Mẫu nhà sàn vùng ATK Định Hóa
Khu du lịch sinh thái, bảo tồn văn hóa dân tộc Tày Thái Hải hiện nay có khoảng 30
ngôi nhà sàn được dựng theo nguyên bản từ nhà sàn của người Tày Định Hóa Thái
Nguyên. Nơi đây, dưới những nếp nhà sàn quần tụ trong không gian xanh mướt
của những tán cọ, rừng keo trong núi đồi bảo tồn các hiện vật và văn hóa dân gian
truyền thống của đồng bào Tày Nùng Việt Bắc.
Làng nhà sàn Thái Hải được chia làm nhiều khu với những chức năng riêng, gồm
có khu bảo tồn, khu ẩm thực, khu vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện…
Khu bảo tồn là những ngôi nhà sàn dựng giữa những rừng cây, người dân cùng
nhau sinh sống như một bản làng, mỗi ngôi nhà có khoảng 3 thế hệ, thậm chí 3 cặp
vợ chồng trẻ sống chung, có những em bé được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất
này. Trong khu bảo tồn, mỗi gia đình có công việc và nhiệm vụ riêng, sản xuất
thuốc Nam, trồng rau sạch, nấu rượu, làm bánh, làm chè… cung cấp sản vật phục
vụ du khách...
Khu ẩm thực và tổ chức sự kiện được xây dựng liên kết để thực hiện chức năng tổ
chức hội nghị, tiệc lớn, hoặc liên hoan, sinh nhật…, du khách có thể vừa thưởng
thức các món ăn truyền thống độc đáo vừa ngắm cảnh sắc ven hồ. Ngoài ngôi nhà
tre lợp lá cọ lớn vừa bình dị vừa mát mẻ mang đậm bản sắc Tày còn có những
“chòi nhỏ” tạo không gian ấm cúng cho những nhóm nhỏ hay gia đình có thể ngồi
bên nhau hàn huyên khi có những sự kiện riêng…
https://youtu.be/2NZzY1l1zpU
6. Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam
Bảo tàng Vân hoá các Dân tộc Việt Nam được xây dựng vào năm 1960 trên một
khuôn viên rộng, có nhiều cây cổ thụ tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Bảo
tàng có tổng diện tích 28.000m2 với hơn 3.000m2 sử dụng cho khu trưng bày, kho
bảo quản hiện vật và các hoạt động khác. Bảo tàng đã trưng bày, giới thiệu nhiểu
hiện vật là di sản văn hoá truyền thông của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Bảo
tàng đã thu hút nhiều du khách trong nước, ngoài nước và kiều bào đến tham quan,
tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam.
https://youtu.be/ewlkKEXcwXA

7. Chùa Hang
Chùa Hang nằm ngay trung tâm thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, cách trung
tâm thành phố Thái Nguyên 2km bên đường quốc lộ 1B.
Núi Chùa Hang, xưa gọi là núi đá Hóa Trung, núi Long Tuyền, trong núi có hang
động. Động Chùa Hang còn gọi là động Tiên Lữ, có nhiều nhũ đá đẹp, trong động
có thờ Phật. Xưa nay, Chùa Hang được xem là một thắng cảnh nổi tiếng, từng làm
say đắm bao tao nhân mặc khách. Vách đá cửa động có câu đối cổ bằng chữ Hán:
“Phong cảnh thiên nhiên duy đệ nhất
Danh lam nhân tạo thị vô song”
(Phong cảnh thiên nhiên đẹp vào bậc nhất
Danh lam do con người tạo ra cũng không gì sánh được).
Trong vách động còn khắc những vần thơ chữ Hán trác tuyệt của các danh sĩ Vũ
Quỳnh, Đặng Nghiệm (thế kỉ XV), Cao Bá Quát (thế kỉ XIX).
https://youtu.be/TI6qu6Jh3YI

8. Di tích rừng Khuân Mánh


Rừng Khuôn Mánh thuộc xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai từng là nơi hoạt động của
cán bộ cách mạng và du kích trong thời kỳ kháng chiến. Ngày 15-9-1941, tại đây
đã diễn ra Lễ thành lập Đội Cứu Quốc quân II, tiền thân của Quân đội nhân dân
Việt Nam. Đó là mốc son đánh dấu một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng kiên
cường của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nơi đây đã
được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng
di tích lịch sử cấp quốc gia, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá của dân
tộc.
Khu di tích lịch sử Trung đội Cứu quốc quân II có tổng diện tích 21ha và đã được
Nhà nước đầu tư xây dựng, tôn tạo một số hạng mục công trình như: Tượng đài,
nhà bia ghi danh các chiến sĩ, bia ghi lịch sử di tích, chòi nghỉ chân, 136 bậc lên
xuống, nhà chờ…
https://youtu.be/LaZemAcSSQ8

9. Di tích lịch sử Căng Bá Vân


Căng Bá Vân nằm trên địa phận xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên – một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Trước năm 1941, Căng Bá
Vân là một phần của nhà tù tỉnh Thái Nguyên, được người Pháp xây trên một khu
đất hẻo lánh thuộc làng Bá Vân, giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt, ngăn cách
với bên ngoài bởi dòng sông Công. Nhà tù này được đề xuất xây dựng từ năm
1902, nhưng vì nhiều lý do mãi đến năm 1913 mới được bắt đầu khởi công.
Sau khi Căng Bá Vân bị xóa bỏ, thực dân Pháp đã đưa các tù chính trị về giam tại
căng Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái được thành lập năm 1944.
https://youtu.be/A5hUS5gG0CA

10. chùa đôi cao


Chùa Đôi Cao tọa lạc trên một ngọn đồi ở xóm Tân Long, xã Tân Hương, thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Chùa cách Quốc lộ 3 khoảng 3km, cách UBND thị xã
Phổ Yên khoảng 5km về phía Đông Nam.
Từ cổng chùa có thể nhìn bao quát toàn cảnh xóm Tân Long. Xung quanh chùa là
cây cối xanh tươi, khung cảnh vô cùng yên bình, thanh tịnh.

Ngôi chùa có lịch sử gần ngàn năm tuổi, được xây dựng từ thời Lý. Trải qua thăng
trầm của lịch sử, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngôi
chùa cổ kính đã bị tàn phá nghiêm trọng. Sau khi hòa bình lập lại, ngôi chùa đã
được bà con trong vùng cùng các nhà hảo tâm chung tay, góp sức xây dựng và tôn
tạo lại. Lần tu bổ đầu tiên là vào năm 1999, xã Tân Hương tổ chức trùng tu ngôi
chùa và xây dựng thêm gác chuông. Lần tu bổ thứ hai, vào năm 2002. Trải qua hai
lần tu bổ, hiện nay, chùa đã khang trang, sạch đẹp.
Cấu trúc chùa gồm có: nhà Tam Bảo, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Bác Hồ và Miếu Thánh
Bà các bức tượng và họa tiết trang trí được sơn son thếp vàng rất đẹp, ngoài ra còn
có khu các bảo tháp xá lợi cổ kính.
Chùa Đôi Cao là địa điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của bà con và du khách
thập phương. Dù trải qua hàng ngàn năm tuổi, ngôi chùa vẫn luôn được người dân
nơi đây bảo vệ và gìn giữ.
Với những đóng góp về lịch sử và văn hóa tín ngưỡng như vậy, ngày 12/11/2004
UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định số 2775/QĐ-UB công nhận và xếp hạng
Chùa là di tích lịch sử cấp tỉnh.

https://youtu.be/SRBfrHQzqHA

You might also like