Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, NGÂN HÀNG

Trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng Việt Nam đã chủ động chuyển đổi để phù hợp với
xu thế chung của nền kinh tế số. Trọng tâm của chiến lược chuyển đổi số không nằm ở công
nghệ, mà nằm ở yếu tố chuyển đổi về con người, về tư duy và văn hóa doanh nghiệp.
( bấm)
Đọc 3 nd xong r bấm tiếp
1. Văn hóa doanh nghiệp là giá trị cốt lõi của một tổ chức tín dụng:
1.1. Khái niệm:
( ngang ni khoan bấm đợi đặt câu hỏi đã)
Nói VHDN là giá trị cốt lõi của một tổ chức tín dụng, vậy giá trị cốt lõi là gì?
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là những nguyên tắc cốt yếu và tôn chỉ mà doanh nghiệp đề
cao và tuân thủ trong mọi hoạt động của mình. Đây là những điểm mấu chốt định hình văn
hóa tổ chức và hướng dẫn quyết định của các thành viên trong tổ chức. Một số giá trị cốt lõi của
DN như: chất lượng, sự sáng tạo, trách nhiệm XH, sự tận tâm với khách hàng, tầm nhìn, minh
bạch,...
- có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp là một dạng văn hóa của cộng đồng người trong doanh
nghiệp; đó là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do doanh nghiệp xây dựng nên,
trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành
viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.- Văn hóa doanh nghiệp gắn với phát
triển thương hiệu và tạo nên sự độc đáo, khác biệt của mỗi doanh nghiệp/ ngân hàng.
1.2. Văn hóa doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
Trên thực tế, theo các chuyên gia ngân hàng, trong lộ trình hội nhập sâu với thế giới, cùng với
việc chạy đua về khoa học, công nghệ, dịch vụ ngân hàng... Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện
nay, văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình để mỗi ngân hàng/ tổ chức tín dụng hoàn
chỉnh, nâng cao thương hiệu của mình, nâng cao sức cạnh tranh đối với chính các “đồng
nghiệp” của mình trong nước và thế giới. Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định
then chốt và không thể thiếu để doanh nghiệp bước vào hành trình mới đầy thử thách này. Các
DN cần tập trung xây dựng văn hóa DN trong chiến lược phát triển của mình nhằm hài hòa những
lợi ích, thách thức giữa công nghệ và giá trị văn hóa để giúp DN phát triển ổn định, bền vững.

1.3. Các tổ chức tín dụng tạo dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp:
- Trong ngành Ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tín dụng đã xây dựng những chuẩn mực/
quy chuẩn văn hóa doanh nghiệp từ rất sớm, vì văn hóa doanh nghiệp bao hàm cả những
giá trị vật chất hữu hình, định lượng được và có thể quy định bằng các chuẩn mực như:
logo, thương hiệu, chiến lược, mục tiêu, giá trị cốt lõi, định hướng phát triển, các quy tắc
trong hoạt động, trong cách ứng xử, các sản phẩm...
- Như vậy, ta cũng có thể thấy văn hóa doanh nghiệp cũng bao hàm những giá trị tinh thần,
đạo đức nghề nghiệp không chỉ được quy định bằng các tiêu chí, mà nó được tạo dựng từ
niềm tin mà ngân hàng tạo được trong một quá trình nhất định. Việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh và sự
phát triển bền vững của các tổ chức tín dụng.
- Sau đây là video giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng BIDV qua logo và tên viết
tắt của doanh nghiệp

Đưa video vô https://youtu.be/KPeDYmKoBaQ?si=nlBtFrN_gF_gRktd


2. Đặc điểm về văn hóa doanh nghiệp trong Ngân hàng hiện nay:
2.1. Các phương diện xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng:
- Xây dựng những chuẩn mực hoặc quy chuẩn riêng về văn hóa doanh nghiệp của hệ thống
mình, gắn việc truyền thông về chiến lược,
- Xây dựng hình ảnh ngân hàng, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu với nhiệm vụ kinh
doanh.
- Tham gia các hoạt động xã hội.
Ví dụ:
- Cẩm nang văn hóa Agribank.
- Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của BIDV
- Sổ tay văn hóa Vietinbank
- Sổ tay văn hóa Vietcombank
- Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp VPBank.
- Bộ quy ước văn hóa ứng xử Seabank.
* Các quy định riêng về văn hóa doanh nghiệp:
- Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, chứa đựng nhiều rủi ro, đó là kinh
doanh tiền tệ, kinh doanh trên cơ sở chữ “tín”. Do vậy, người làm ngân hàng phải tuân theo
những yêu cầu và chuẩn mực khắt khe về kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức và tâm thức đúng với
nghề của mình.

- Để nâng cao những phẩm chất đạo đức cần thiết của người cán bộ ngân hàng, xây dựng hình
ảnh đẹp của ngân hàng với xã hội, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong bối
cảnh hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và
quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng

2.2. Các điểm chung trong các quy định văn hóa nghề nghiệp của các tổ chức tín dụng ngành
Ngân hàng:
- Quy chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm chắc hệ thống pháp luật và quy định, quy trình nghiệp vụ;
+ Có trình độ chuyên môn tốt;
+ Năng động, chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân
hàng gồm 06 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chính
+ Tính tuân thủ: Cán bộ ngân hàng phải tôn trọng, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình
nghiệp vụ của ngành và nội bộ ngân hàng; không vi phạm pháp luật hoặc đồng lõa, không tiếp
tay cho hành vi vi phạm pháp luật.

+ Sự cẩn trọng: Cán bộ ngân hàng phải cẩn thận, kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo, lường đoán kỹ
mọi rủi ro, thận trọng trong giao tiếp và giữ kỷ luật phát ngôn; không chủ quan, liều lĩnh, dễ dãi,
cả tin; đề cao tinh thần tự chịu trách nhiệm, tránh xảy ra sai sót, sơ suất trong quá trình giải quyết
công việc.

+ Sự liêm chính: Cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh nghề
nghiệp, giữ gìn sự liêm chính, minh bạch trong các mối quan hệ, trung thực, thẳng thắn, nghiêm
túc; có tinh thần trách nhiệm, tránh lãnh phí, không tham ô, lợi dụng hoặc tiếp tay cho hành vi
tham ô, vụ lợi.

+ Sự tận tâm và chuyên cần: Cán bộ ngân hàng phải tận tâm và chu đáo, sẵn sàng nhận và hoàn
thành nhiệm vụ với nỗ lực cao; thường xuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức,
rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ; không làm việc tắc trách, thiếu tập trung, thiếu tinh thần trách
nhiệm.

+ Tính chủ động, sáng tạo và thích ứng: Cán bộ ngân hàng phải rèn luyện tính tự giác, chủ
động tìm tòi, sáng tạo để nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả công việc; thích ứng cao trước
sự thay đổi của môi trường và yêu cầu mới; cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao kỹ năng
mềm; không ỉ lại, dựa dẫm, đẩy việc cho người người, không bảo thủ, cứng nhắc, cản trở đổi
mới, sáng tạo.

+ Ý thức bảo mật thông tin: Cán bộ ngân hàng tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật và của
tổ chức về bảo mật an toàn thông tin, không đưa thông tin sai lệch, thiếu chính xác, mang tính
chủ quan cá nhân gây tổn hại đến tổ chức và ngành, gây hoang mai lo ngại, ảnh hưởng đến lòng
tin của khách hàng; Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định; Không tùy tiện, sơ hở
trong trao đổi thông tin.

- Quy chuẩn về văn hóa ứng xử:


+ Ứng xử giữa cán bộ cấp dưới với cấp trên: Cán bộ cấp dưới phải chấp hành nghiêm sự phân
công nhiệm vụ, tôn trọng và ứng xử đúng mực đối với cấp trên; thực hiện đúng phận sự; không
được có những hành vi gây tổn hại với uy tín của cấp trên; Mạnh dạn bày tỏ chính kiến, tham
mưu, thuyết phục cấp trên khi cần thiết.
+ Ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới: Cán bộ cấp trên cần tôn trọng, lắng nghe, khuyến khích cấp
dưới bày tỏ quan điểm, ý kiến; luôn gương mẫu trong cư xử, tạo không khi hòa đồng, cởi mở,
động viên, khích lệ, đối xử công bằng, bình đẳng đối với cấp dưới; chủ động hỗ trợ cấp dưới giải
quyết khó khăn, vướng mắc; bảo vệ quyền lợi chính đáng của cấp dưới; không trù dập, phân biệt
đối xử, làm tổn hại đến danh dự của cấp dưới; không lợi dụng chức vụ, địa vị để thu lợi cá nhân
hoặc làm tổn hại đến lợi ích ngân hàng.

+ Đối với cán bộ đồng cấp cần giữ gìn đoàn kết nội bộ, có tinh thần tập thể, tôn trọng, tin cậy,
giúp đỡ lẫn nhau. Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, khiêm nhường tiếp thu học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp; góp ý, phân tích trên tinh thần xây dựng, không lợi dụng quan hệ cá
nhận đồng nghiệp để thực hiện hành vi gian lận.

=> Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng được ban hành
nhằm nâng cao ý thức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng về tầm quan trọng và sự cần thiết phải
thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và văn hóa để hoàn thành công việc
được giao và là cơ sở cho các tổ chức hội viên thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam xây dựng và
phát triển bộ quy tắc/chuẩn mực đạo đức riêng, phù hợp với đặc thù đơn vị mình.

2.3. Trách nhiệm thực hiện văn hóa nghề nghiệp của các tổ chức tín dụng:
+ Việc thực hiện văn hóa nghề nghiệp của các tổ chức tín dụng luôn được chú trọng và thực
hiện tốt.
+ Cán bộ, nhân viên ngân hàng luôn đảm bảo thực hiện đúng pháp luật và các quy định
liên quan đến hoạt động ngân hàng.
+ Trong ứng xử với khách hàng luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, tận tình phục vụ.
+ Chuyên nghiệp, sáng tạo, văn minh, hiện đại.
+ Luôn giữ vững các giá trị đạo đức nghề nghiệp.
=> Nhìn chung, các quy định về văn hóa doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng cũng đã quy
định những chuẩn mực văn hóa cụ thể nhằm xây dựng và phát triển các dịch vụ ngân hàng tiện
ích, hiện đại, tiệm cận với các chuẩn mực chung của thế giới.
3. Những đóng góp của VHDN đối với sự phát triển của ngành ngân hàng:
3.1 Nhiệm vụ của các tổ chức tín dụng đối với ngành Ngân hàng Việt Nam:
- Trọng tâm vẫn là tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng
-Triển khai các các biện pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiềm chế lạm phát
- Ổn định kinh tế vĩ mô, đưa hoạt động ngân hàng ngày càng an toàn, hiệu quả, tuân thủ
các chuẩn mực quốc tế
- Tích cực xây dựng, kiến tạo môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng
thông thoáng, thuận lợi
- Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn luật pháp và nâng cao văn hoá nghề nghiệp trong
đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng
-Xây dựng môi trường văn hoá thực sự chuẩn mực, trở thành nền tảng để ngành Ngân
hàng trở nên bền vững
-Củng cố hệ thống quản trị, điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
-Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu và chuẩn mực quốc tế
3.2. Những đóng góp văn hoá doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, ngân hàng:
Có thể thấy văn hoá doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy các tổ chức tín dụng đổi mới môi trường
làm việc theo xu thế chung của thời đại với hàm lượng công nghệ cao, nhằm đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Xét về nhiều khía
cạnh:
• Về khía cạnh quản trị hệ thống:
- Là một trong những yếu tố thúc đẩy các tổ chức tín dụng cần nâng cấp
- Xây dựng hệ thống quản trị ngân hàng với hành lang pháp lý chặt chẽ
- Nâng cấp, ứng dụng các công nghệ thông minh ( AI, Big Data, ToT,…) trong quản
trị
- Quản trị bằng sự kết hợp khoa học hệ thống, điều khiển học và mô phỏng sinh học
- Phát triển, sử dụng hệ thống ngân hàng lõi ( Core Banking Systems – CBS)
VD: Một số ngân hàng Việt Nam áp dụng các hệ thống quản trị nhân sự (HRM), giao
tiếp nội bộ thông qua hệ thống email nội bộ, đào tạo trực tuyến thông qua các ứng dụng
của ngân hàng,…
• Về khía cạnh văn hoá, xã hội:
- VHDN góp phần tạo dựng môi trường văn hoá công sở văn minh, lành mạnh, hiện
đại
- Khuyến khích trí tuệ tập thể
- Thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ thông qua các vị
trí nữ quản lý ngân hàng
- Xây dựng hệ sinh thái ngân hàng hiện đại để hỗ trợ mỗi người lao động được đào
tạo lại và đào tạo nâng cao
- Hướng đến mô hình “công dân học tập 4.0”
- Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động cộng đồng, tích cực đóng
góp trong công tác an sinh xã hội…
VD: Tổ chức các chương trình vay vốn với lãi suất thấp cho người nghèo, tài trợ cho các
chương trình giáo dục, hỗ trợ xây dựng các nhà tình thường, trường học cho trẻ em vùng sâu
vùng xa,…
Sau đây, mời các bạn xem qua đoạn video về ngân hàng Agribank thực hiện An sinh xã hội là
thương hiệu văn hóa doanh nghiệp
https://youtu.be/AYXgv6APatE?si=XTFJcCn8ia4tbHLQ
3.3. Giải pháp xây dựng VHDN của mỗi tổ chức tín dụng:
- Phối hợp, tương trợ nhau, duy trì ràng buộc theo hệ thống để vừa có các dịch vụ ngân hàng
toàn diện cho khách hàng, vừa có thể hỗ trợ nhau khi đứng trước nguy cơ, rủi ro
- Mỗi ngân hàng cần xây dựng một tiêu chuẩn hoặc chuẩn mực riêng về VHDN làm thước đo
để mỗi cán bộ, nhân viên hành động, ứng xử theo chuẩn mực VH của ngân hàng mình
- Lãnh đạo tích cực
- Tôn trọng và đánh giá công bằng
- Thúc đẩy trách nhiệm xã hội và bền bững
- Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới
- Giao tiếp và đào tạo
- Xác định giá trị cốt lõi và mục tiêu chiến lược

You might also like