Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐH NGUYỂN TẤT THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày tháng năm

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ


Chương 4:
1. Chức năng của ngân hàng trung ương là
a. Thi hành chính sách tài khóa
b. Mua/bán trái phiếu chính phủ để kiểm soát thị trường tiền tệ
c. Cho ngân hàng thương mại vay
d. Đáp án b và c đúng
2. * Ngân hàng trung ương muốn tăng lượng cung tiền danh nghĩa (M1), họ sẽ :
a. Mua trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu.
b. Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, giãm lãi suất chiết khấu
c. Bán trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu
d. Mua trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu
3. Khi lượng cung tiền tệ tăng, nếu các yếu tố khác không đổi thì :
a. Lãi suất tăng do đó đầu tư giảm
b. Lãi suất tăng do đó đầu tư tăng
c. Lãi suất giảm do đó đầu tư giảm
d. Lãi suất giảm do đó đầu tư tăng
4. Để thay đổi lượng cung tiền, ngân hàng trung ương sử dụng công cụ:
a. Mua bán chứng khoán chính phủ
b. Thuế suất
c. Chi chuyển nhượng
d. Chi mua hàng hóa dịch vụ của chính phủ
5*. Một yếu tố không tác động đến cầu tiền là :
a. Lãi suất
b. Cơ sở tiền
c. Thu nhập thực tế
d. Mức giá
6. Trong các nhân tố quyết định cung tiền, cơ sở tiền bao gồm
a. Tiền mặt trong lưu thông và dự trữ tiền mặt ngân hàng
b. Tiền gửi tại các ngân hàng và tiền mặt trong lưu thông
c. Tiền mặt của ngân hàng và số dư của họ tại Ngân hàng trung ương
d. Cả ba đáp án trên đều đúng.
7. Ngân hàng trung ương giảm lãi suất chiết khấu thì có thể làm cho
a. Lượng tiền mạnh và khối lượng tiền tệ cùng tăng
b. Lượng tiền mạnh tăng và khối lượng tiền tệ giảm
c. Lượng tiền mạnh giảm và khối lượng tiền tệ tăng
d. Lượng tiền mạnh và khối lượng tiền tệ cùng giảm
8. Khi ngân hàng giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, sẽ làm :
a. Giảm cung tiền
b. Tăng mức cung tiền
c. Tăng lãi suất
d. Không đủ thông tin đưa ra kết luận
9. Chức năng của ngân hàng trung ương là:
a. Thi hành chính sách tài khóa
b. Mua/bán trái phiếu chính phủ để kiểm soát thị trường tiền tệ
c. Cho các ngân hàng thương mại vay tiền
d. Đáp án b và c đúng
10. Khi NHTW bán một lượng tín phiếu nhằm hút ròng tiền thi:
a. Lượng cung tiền sẽ tăng
b. Lượng cung tiền sẽ giảm
c. Không thể dự báo được
d. Cả ba câu cùng sai
11. Mức cung tiền tệ sẽ tăng lên khi:
a. Tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại giảm.
b. Ngân hàng Trung ương phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông.
c. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống.
d. Tất cả các trường hợp trên.
12. Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi Ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào?
a. Có thể tăng.
b. Có thể giảm.
c. Có thể không tăng.
d. Chắc chắn sẽ tăng.
13. Khi Ngân hàng Trung ương bán ra một lượng tín phiếu Kho bạc trên thị trường
mở, lượng tiền cung sẽ thay đổi như thế nào?
a. Tăng
b. Giảm
c. Không thay đổi
d. Cả ba đáp án đều đúng
14. Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi cơ quan nào sau đây?
a. Quốc Hội
b. Bộ tài chính
c. Ngân hàng nhà nước
d. Cả ba đáp án đều sai
15. Việc ngân hàng trung ương hạ lãi suất chiết khấu sẽ làm:
a. Tăng cung tiền nội tệ
c. Tăng thâm hụt cán cân thương mại
b. Giảm tổng cầu
d. Cả ba đáp án đều đúng
16. Để giảm lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ:
a. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
b. Bán chứng khoán Chính phủ
c. Tăng lãi suất chiết khấu
d. Các đáp án trên đều đúng
17. Để khắc phục tình trạng suy thoái ngân hàng trung ương nên:
a. Bán chứng khoán chính phủ
b. Mua chứng khoán chính phủ
c. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
d. Tăng lãi suất chiết khấu
18. Hoạt động thị trường mở
a) Liên quan đến ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay tiền
b) Liên quan đến việc ngân hàng trung ương mua bán trái phiếu chính phủ
c) Có thế làm thay đổi lượng tiền gửi ở các ngân hàng thương mại, nhưng không
làm thay đổi lượng cung tiền
d) Liên quan đến việc ngân hàng trung ương mua bán trái phiếu của công ty
19. Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của ngân hàng trung ương
a) Hoạt động để thu lợi nhuận
b) Điều chỉnh lượng cung tiền
c) Đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại
d) Điều chỉnh lãi suất thị trường
20. Việc ngân hàng trung ương mua trái phiếu của chính phủ sẽ
a) Làm tăng dự trữ và do đó mở rộng các khoản tiền cho vay của các ngân hàng
thương mại
b) Làm cho dự trữ của các ngân hàng thương mại giảm
c) Giảm nguồn tín dụng trong nền kinh tế
d) Là công cụ tốt để chống lạm phát
21. Cân bằng thị trường tiền tệ xuất hiện khi
a) Tỷ giá hối đoái cố định
b) Cung tiền bằng với cầu tiền
c) Lãi suất không thay đổi
d) GDP thực tế không thay đổi
22. Nếu ngân hàng trung ương giảm mức cung tiền và chính phủ muốn duy trì tổng
cầu ở mức ban đầu, chính phủ cần:
a) Yêu cầu ngân hàng trung ương bán trái phiếu trên thị trường mở
b) Giảm chi tiêu của chính phủ
c) Tăng thuế
d) Giảm thuế
23. Một ngân hàng có thể tạo ra tiền bằng cách:
a) Cho vay khoản dự trữ thừa
b) Phát hành nhiều séc
c) Bán chứng khoán của nó
d) Tăng mức dự trữ
24*.Dưới đây là ba kênh mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để giảm cung
tiền:
a) Bán trái phiếu chính phủ, tăng sự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu
b) Bán trái phiếu chính phủ, tăng dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu
c) Bán trái phiếu chính phủ, giảm dự trữ bắt buộc, và giảm lãi suất chiết khấu
d) Bán trái phiếu chính phủ, giảm dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu
25*. Sự kiện nào dưới đây mô tả đúng nhất kết quả của hoạt động thị trường mở
nhằm thu hẹp tổng cầu
a) Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ làm giảm dự trữ của các ngân
hàng thương mại, làm tăng khả năng cho vay và làm tăng mức cung tiền
b) Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ làm giảm dự trữ của các ngân
hàng thương mại, làm giảm khả năng cho vay và làm giảm mức cung tiền
c) Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ làm giảm dự trữ của các ngân
hàng thương mại, làm tăng khả năng cho vay và làm giảm mức cung tiền
d) Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ làm giảm dự trữ của các ngân
hàng thương mại, làm tăng khả năng cho vay và làm giảm mức cung tiền
26. Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền thực tế sẽ dịch chuyển sang:
a) Trái và lãi suất sẽ giảm đi
b) Trái và lãi suất sẽ tăng lên
c) Phải và lãi suất không thay đổi
d) Phải và lãi suất sẽ tăng lên
27. Khi chính phủ tăng chi tiêu và giảm cung tiền chúng ta có thể dự tính
a) Tổng cầu tăng nhưng lãi suất không thay đổi
b) Cả lãi suất và tổng cầu đều giảm
c) Tổng cầu và lãi suất đều tăng
d) Lãi suất tăng, nhưng tổng cầu có thể tăng hoặc không đổi
28. Khi lạm phát tăng thì lãi suất tiền gởi kỳ hạn tại các NHTM sẽ như thế nào:
a) Giảm xuống
b) Tăng lên
c) Không thay đổi
d) Không đủ thông tin kết luận
29. * Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5%
lên 7% đối với tiền gửi bằng VNĐ tại các ngân hàng thương mại. Hoạt động này
ảnh hưởng đến cung tiền và lãi suất:
a. Làm tăng cung tiền, giảm lãi suất
b. Làm giảm cung tiền, tăng lãi suất
c. Không ảnh hưởng đến cung tiền và lãi suất
d. Cả 3 câu đều đúng
30. Giả định thị trường tiền tệ đạt trạng thái cân bằng, Ngân hàng trung ương mua
trái phiếu chính phủ. Trong điều kiện các yếu tố khác (mức giá, sản lượng, trạng
thái hoạt động hệ thống ngân hàng...) không đổi, điểm cân bằng trên thị trường
tiền tệ sẽ:
a. Không thay đổi
b. Thay đổi và lãi suất cân bằng tăng
c. Thay đổi và lãi suất cân bằng giảm
d. Không đủ thông tin để kết luận.
31. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, Ngân hàng trung ương bán trái
phiếu chính phủ, lãi suất và sản lượng trong nền kinh tế sẽ:
a. Sản lượng và lãi suất không thay đổi
b. Sản lượng tăng và lãi suất giảm
c. Sản lượng giảm và lãi suất tăng
d. Sản lượng giảm và lãi suất giảm
32. Trong điều kiện nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng cao, ngân hàng trung
ương can thiệp kiềm chế lạm phát bằng giải pháp:
a. Mua trái phiếu chính phủ
b. Tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
c. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
d. Các câu trên đều đúng
33:* Trong dài hạn, cầu tiền phụ thuộc nhiều nhất vào:
a. Mức giá
b. Sự sẵn có của thẻ tín dụng
c. Sự sẵn có của các đại lý ngân hàng
d. Lãi suất
34. Trong nền kinh tế có hiện tượng giảm phát, để ngăn chặn xu hướng suy giảm
của tổng cầu ngân hàng trung ương can thiệp kích cầu bằng chính sách tiền tệ
thông qua:
a. Bán trái phiếu chính phủ
b. Hạn chế việc chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
c. Giảm lãi suất chiết khấu
d. Kích thích người dân gởi tiền tiết kiệm nhiều hơn
35. Nếu lãi suất danh nghĩa bằng 8% và tỷ lệ lạm phát bằng 6% thì lãi suất thực tế:
8%.
6%.
2%.
Cả ba đáp án đều sai
36 *. Tác động ngắn hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ trong nền kinh tế mở với
cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi là:
a. Sản lượng tăng
b. b. Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thương mại
c. Đồng nội tệ giảm giá
d. Các lựa chọn đều đúng.
37*. Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng sẽ là:
a. Tăng
b. Giảm
c. Không thay đổi
d. Không thể thay đổi
38. Lý thuyết số lượng tiền tệ kết luận rằng sự gia tăng của cung tiền gây ra:
a. Sự gia tăng tương ứng của tốc độ lưu thông
b. Sự gia tăng tương ứng của giá cả
c. Sự gia tăng tương ứng của sản lượng thực tế
d. Sự giảm sút tương ứng của tốc độ lưu thông
39. Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách :
a. Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ
b. Mua hoặc bán ngoại tệ
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
40. Những hoạt động nào sau đây của ngân hàng trung ương sẽ làm tăng cơ sở tiền
tệ ( tiền mạnh ) :
a. Bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
b. Cho các ngân hàng thương mại vay
c. Hạ tỷ lệ dự trữ bẳt buộc với các ngân hàng thương mại
d. Tăng lãi suất chiết khấu
41. Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu
thì khối tiền tệ sẽ :
a. Tăng
b. Giảm
c. Không đổi
d. Không thể kết luận
42*: Khi NHTW tăng lượng cung tiền và chính phủ tăng thuế:
a. Sản lượng tăng, lãi suất giảm, đầu tư tư nhân tăng
b. Sản lượng tăng, lãi suất tăng, đầu tư ngân hàng giảm
c. Sản lượng giảm, lãi suất tăng, đầu tư tư nhân giảm
d. Sản lượng giảm, lãi suất giảm, đầu tư tư nhân giảm
43. Nếu lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa sẽ:
a. Tăng
b. Giảm
c. Không thay đổi
d. Không thể tiết kiệm
44. Để thực hiện kích cầu , chính sách nào sau đây hiệu quả nhất:
a. Chính phủ tăng chi , giảm thu, NHTW tăng dự trữ bắt buộc đối với HTM
b. Chính phủ tăng chi, giảm thu, NHTW mua chứng khoán chính phủ trên thị trường
mở
c. Chính phủ tăng chi, giảm thu, NHTW giảm lãi suất chiết khấu đối với NHTM
d. Chính phủ tăng chi, giảm thu, NHTW bán chứng khoán chính phủ trên thị trường
mở
45. Phát biểu nào sau đây không đúng .
a. Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên cao trong một
khoảng thời gian nào đó
b. Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động , có đăng ký tìm
việc nhưng chưa có việc làm hoặc chờ được gọi đi làm việc
c. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được
d. Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá chung
trong nền kinh tế
46. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm sản lượng đồng thời:
a. Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư
b. Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư
c. Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư
d. Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư
47.* Nếu chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện nền kinh tế
xảy ra hiện tương bẫy tiền (hay bẫy thanh khoản – Liquidity trap), thì lãi suất,
đầu tư và sản lượng của nền kinh tế sẽ:
A.Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng tăng
B. Lãi suất giảm, đầu tư giảm và sản lượng giảm
C. Lãi suất không đổi, đầu tư tăng và sản lượng tăng
D.Lãi suất, đầu tư và sản lượng không đổi
48*. Tiền gửi trong thẻ ATM thuộc cung tiền nào:
A. Cơ sở tiền MB (hoặc H)
B. Cung tiền M1 (khối tiền)
C. Cung tiền M2 (Chuẩn tiền)
D. Cả B và C đều đúng
49*. Cầu tiền giao dịch, cầu tiền dự phòng và cầu tiền đầu cơ thì cầu tiền giao dịch
ảnh hưởng trực tiếp nhất đến cung tiền tệ:
A. Khối tiền M1
B. Cung tiền tệ M2
C. Cung tiền tệ M3
D. Các câu trên đều sai

Chương 5:
1. Đường IS thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng trên thị trường nào:
a. Thị trường chứng khoán
b. Thị trường hàng hóa dịch vụ
c. Thị trường tiền tệ
d. Thị trường bất động sản
2. Đường LM thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng trên thị trường nào
a. Thị trường hàng hóa dịch vụ
b. Thị trường chứng khoán
c. Thị trường tiền tệ
d. Không đủ thông tin đưa ra kết luận
3. Đường IS dịch chuyển sang phải khi
a. Nhu cầu nhập khẩu tăng
b. Lãi suất giảm
c. Nhu cầu xuất khẩu tăng
d. Chính sách tiền tệ nới lỏng
4. Sự dịch chuyển sang phải của đường LM trong mô hình IS – LM thể hiện:
a. Chính sách tài khóa mở rộng
b. Chính sách tài khóa thu hẹp
c. Chính sách tiền tệ mở rộng
d. Chính sách tiền tệ thu hẹp
5. Trong mô hình IS – LM chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm cho :
a. Đường IS dịch chuyển sang trái
b. Đường IS dịch chuyển sang phải
c. Đường LM dịch chuyển sang trái
d. Đường LM dịch chuyển sang phải
6. Đường thể hiện sự phối hợp sản lượng thực tế và lãi suất mà tại đó tổng chi tiêu dự
kiến bằng sản lượng thực tế được gọi là:
a) Đường LM
b) Đường cầu về đầu tư
c) Đường IS
d) Đường tổng cầu
7. Đường thể hiện sự phối hợp giữa GDP thực tế và lãi suất mà tại đó cầu tiền bằng
với cung tiền được gọi là:
a) Đường cầu về đầu tư
b) Đường LM
c) Đường IS
d) Đường cầu về tiền
8*. Trong mô hình IS-LM, nếu chi tiêu của chính phủ và thuế tăng cùng một lượng
như nhau thì:
a) Thu nhập sẽ giữ nguyên vì đường IS không thay đổi
b) Thu nhập sẽ chỉ tăng nếu ngân hàng trung ương cũng tăng cung tiền
c) Cả thu nhập và lãi suất cùng tăng
d) Thu nhập cùng tăng một lượng tương ứng
9. Trong mô hình IS-LM, chính sách tài khoá mở rộng được thể hiện bằng:
a) Sự dịch chuyển sang trái của đường IS
b) Sự dịch chuyển sang trái của đường LM
c) Sự dịch chuyển sang phải của đường IS
d) Sự dịch chuyển sang phải của đường LM
10. Trong mô hình IS - LM, chính sách tiền tệ thắt chặt được thể hiện bằng:
a) Sự dịch chuyển sang trái của đường LM
b) Sự dịch chuyển sang phải của đường IS
c) Sự dịch chuyển sang phải của LM
d) Sự dịch chuyển sang trái của đường IS
11. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm sản lượng đồng thời:
a) Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư
b) Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư
c) Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư
d) Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư
12. Cân bằng trên thị trường hàng hóa và tiền tệ dẫn đến
a. Sản lượng cân bằng
b. Lãi suất cân bằng
c. Cả hai đáp án đều đúng
d. Cả hai đáp án đều sai
13* . Theo mô hình IS – LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, lãi suất, tiêu dùng và
đầu tư khi ngân hàng trung ương tăng mức cung tiền?
A Thu nhập tăng, tiêu dùng tăng, lãi suất giảm và đầu tư tăng.
B Thu nhập giảm, tiêu dùng tăng, lãi suất giảm và đầu tư tăng.
C Thu nhập tăng, tiêu dùng tăng, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
D Thu nhập tăng, tiêu dùng giảm, lãi suất tăng và đầu tư giảm.
14: Đường LM dịch chuyển khi các yếu tố sau thay đổi
a. Thuế
b. Cung tiền
c. Lãi suất
d. Yếu tố khác
15: Ý nghĩa thành lập đường IS là phản ảnh sự tác động của :
a. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị trường tiền tệ
b. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa
c. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng thị trường tiền tệ
d. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng trên thị trường hàng hóa
16: Ý nghĩa thành lập đường LM là để phản ảnh sự tác động của :
a. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị trường tiền tệ
b. Lãi suất vào mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa
c. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng thị trường tiền tệ
d. Sản lượng vào mức lãi suất cân bằng trên thị trường hàng hóa
17: Trong điều kiện giả định các yếu tố không đổi, một sự cắt giảm chi tiêu hàng hóa
và dịch vụ của chính phủ sẽ :
a. Dịch chuyển đường IS sang phải
b. Dich chuyển đường IS sang trái
c. Dịch chuyển đường IS sang trái và đường LM sang phải
d. Dịch chuyển đường LM sang trái và đường IS sang phải
18: Trên đường LM :
a. Sản lượng luôn cân bằng , lãi suất có thể cân bằng , có thể không
b. Lãi suất luôn cân bằng , sản lượng có thể cân bằng , có thể không
c. Sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng
d. Sản lượng và lãi suất đều không cân bằng
19: Điểm cân bằng trong mô hình IS – LM thể hiện :
a. Tổng thu nhập bằng với tổng chi
b. Cung tiền và cầu tiền bằng nhau
c. a hoặc b
d. a và b
20: Đường IS dốc xuống thể hiện :
a. Mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và sản lượng cân bằng
b. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng và lãi suất cân bằng
c. Mối quan hệ nghịch biếm giữa sản lượng và lãi suất
d. Mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng cân bằng và lãi suất cân bằng
21: Đường LM dốc lên thể hiện
a. Khi sản lượng tăng thì lãi suất tăng
b. Khi lãi suất tăng thì sản lượng tăng
c. Khi sản lượng tăng thì lãi suất cân bằng tăng
d. Khi lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng tăng
22: Trong mô hình IS – LM , khi chính phủ tăng chi tiêu đầu tư và NHTW tăng lãi
suất chiết khấu
a. Lãi suất tăng , sản lượng giảm
b. Lãi suất giảm , sản lượng tăng
c. Sản lượng tăng , lãi suất không thể xác định rõ vì còn tùy
d. Lãi suất tăng , sản lượng không thể xác định rõ vì còn tùy
23: Trong điều kiện giả định các yếu tố không đổi, một sự cắt giảm chi tiêu hàng hóa
và dịch vụ của chính phủ sẽ :
a. Dịch chuyển đường IS sang phải
b. Dich chuyển đường IS sang trái
c. Dịch chuyển đường IS sang trái và đường LM sang phải
d. Dịch chuyển đường LM sang trái và đường IS sang phải

Chương 6:
1. Anh Tám mới tốt nghiệp đại học và đang trong quá trình tìm việc, anh Tám thuộc loại thất
nghiệp nào sau đây :
a. Thất nghiệp chu kỳ
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Cả ba đáp án cùng sai
d. Thất nghiệp cơ học
2. Chọn câu phát biểu sai sau đây :
a. Trong ngắn hạn luôn có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
b. Đường Phillips ngắn hạn là một đường cong
c. Trong dài hạn đường Phillips là một đường thẳng
d. Trong dài hạn không có thất nghiệp
3. Trong một nền kinh tế, khi giá các yếu tố sản xuất tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng
a. Lạm phát do cầu kéo
b. Lạm phát do cung (chi phí đẩy)
c. Lạm phát do phát hành tiền
d. Lạm phát do cả cung lẫn cầu
4. Do sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong vùng nên anh Sáu bị mất việc. Vậy anh Sáu thuộc loại
thất nghiệp nào sau đây:
a. Thất nghiệp cơ cấu
b. Thất nghiệp chu kỳ
c. Thất nghiệp cơ học
d. Cả ba đáp án cùng sai.
5. Anh Năm mới bỏ việc cũ và đang đi tìm việc mới, Năm thuộc loại thất nghiệp nào sau đây:
a. Thất nghiệp chu kỳ
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Cả ba đáp án cùng sai
d. Thất nghiệp cơ học
6. Lạm phát là:
a. Sự tăng giá của tổng sản lượng
b. Sự tăng giá của vàng
c. Sự gia tăng của chi tiêu chính phủ
d. Sự mất giá của đồng tiền
7. Mức lạm phát nào sau đây là mục tiêu hướng đến trong chính sách điều hành kinh
tế của mỗi quốc gia:
a. Lạm phát phi mã
b. Lạm phát vừa phải
c. Siêu lạm phát
d. Cả ba đáp án đều sai
8. Mức lạm phát vừa phải là:
a. Tỷ lệ lạm phát thấp, dưới 10% năm
b. Tỷ lệ lạm phát 2 hoặc 3 con số
c. Tỷ lệ lạm phát từ 4 con số trở nên
d. Cả ba đáp án đều sai.
9. Một nền kinh tế ở mức toàn dụng nhân lực có nghĩa là:
a. Không có thất nghiệp
b. Không có lạm phát
c. Thất nghiệp của nền kinh tế ở mức thất nghiệp tự nhiên
d. Cả ba đáp án đều đúng
10. Khi lạm phát tăng thì lãi suất tiền gởi kỳ hạn tại các NHTM sẽ thay đổi như thế nào:
a. Giảm xuống
b. Tăng lên
c. Không thay đổi
d. Không đủ thông tin kết luận
11*. Trong nền kinh tế thị trường, giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi
lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên thì:
a. Lãi suất danh nghĩa tăng
b. Lãi suất danh nghĩa sẽ giảm
c. Lãi suất thực sẽ tăng
d. Lãi suất thực có xu hướng giảm
12*. Lạm phát sẽ tác động xấu đến:
a. Thu nhập của mọi tầng lớp dân cư
b. Thu nhập của chuyên gia nước ngoài
c. Thu nhập cố định của người làm công
d. Thu nhập của các ngân hàng
13. Lãi suất huy động của các ngân hàng có xu hướng:
a. Không thay đổi khi tỷ lệ lạm phát thay đổi
b. Giảm khi lạm phát tăng, tăng khi lạm phát giảm
c. Giảm khi lạm phát giảm, tăng khi lạm phát tăng
d. Tất cả các trường hợp trên.
14. Đường cong Phillips trong ngắn hạn thể hiện?
a. Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nhiệp trong ngắn hạn
b. Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nhiệp trong ngắn hạn
c. Sự lựa chọn giữa chính sách tài khóa và tiền tệ trong giải quyết việc làm
d. Cả ba đáp án cùng sai
15. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp có nghĩa là :
a. Khi giảm lạm phát thì tăng thất nghiệp
b. Khi giảm thất nghiệp sẽ làm lạm phát tăng
c. Được cái này thì mất cái kia
d. Cả ba đáp án cùng đúng
16. Lạm phát là sự gia tăng của:
a. GDP danh nghĩa
c. GDP thực
b. Sự gia tăng của mức giá chung
d. Giá của một mặt hàng
17. Những người bị mất việc do suy thoái kinh kế được xếp vào dạng:
a. Thất nghiệp chu kỳ
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Thất nghiệp tạm thời
d. Thất nghiệp tự nhiên
18. Khi có sự gia tăng của đầu tư nhân và chi tiêu chính phủ dẫn tới lạm phát thì
nguyên nhân gây ra lạm phát là :
a. Lạm phát do chi phí đẩy
b. Lạm phát do cầu kéo
c. Lạm phát quán tính
d. Cả ba đáp án đều sai
19. Lạm phát xuất hiện có thể do các nguyên nhân:
a. Tăng chi tiêu chính phủ
b. Tăng mức cung tiền
c. Giá các yêu tố sản xuất tăng
d. Cả ba đáp án trên cùng đúng
20. Tiền lương thực tế của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào
a) Giá cả của hàng hoá
b) Thuế thu nhập
c) Tiền lương danh nghĩa và mức giá
d) Lợi nhuận của doanh nghiệp
21 *. Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng nhân công với đường tổng cung
ngắn hạn có độ dốc dương, sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu sẽ làm
tăng
a) Tỷ lệ thất nghiệp và sản lượng
b) Tỷ lệ thất nhiệp, mức giá và sản lượng
c) Sản lượng và giá cả
d) Tỷ lệ thất nghiệp và mức giá
22. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sản lương thực tế trong dài hạn
a) Cán cân thương mại quốc tế
b) Cung về các yếu tố sản xuất
c) Mức chi tiêu của chính phủ
d) Mức cung ứng tiền tệ
23. Lực lượng lao động
a) Không bao gồm những người đang tìm việc
b) Bao gồm tất cả những người có khả năng lao động
c) Không bao gồm những người tạm thời mất việc
d) Là tổng số người đang có việc làm và thất nghiệp
25. Tỷ lệ thất nghiệp được định nghĩa là
a) Số người thất nghiệp chia cho tổng số người có việc làm và thất nghiệp
b) Số người thất nghiệp chia cho số người có việc làm
c) Số người thất nghiệp chia cho tổng số dân
d) Số người có việc chia cho tổng số dân số của nước đó
26. Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của:
a) Mức giá chung
b) GDP danh nghĩa
c) Tiền lương thực tế so với tiền lương danh nghĩa
d) Giá cả của một loại hàng hoá thiết yếu
27. Nếu tỷ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa, thì lãi suất thực tế sẽ
a) Nhỏ hơn không
b) Không âm
c) Lớn hơn không
d) Bằng không
28. Câu nào dưới đây là nguyên nhân lạm phát do cầu kéo?
a) Tăng Thuế giá trị gia tăng
b) Giá dầu lửa trên thế giới tăng
c) Giảm xu hướng tiêu dùng cận biên
d) Tăng chi tiêu của chính phủ bằng cách in tiền
29. Lạm phát không được dự kiến trước có xu hướng phân phối lại thu nhập theo
hướng có lợi cho:
a) Những nhóm người có thu nhập cố định
b) Những người cho vay theo lãi suất cố định
c) Những người tiết kiệm
d) Những người đi vay theo lãi suất cố định
30. Để kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương cần:
a) Mua trái phiếu trên thị trường mở
b) Tăng tốc độ tăng cung tiền
c) Giảm tốc độ tăng cung tiền
d) Giảm lãi suất ngân hàng
31. Đường Phillips biểu diễn:
a) Mối quan hệ giữa mức tăng giá và mức thất nghiệp
b) Mối quan hệ giữa tiền lương và tỷ lệ thất nghiệp
c) Mối quan hệ giữa tỷ lệ thay đổi lạm phát và tỷ lệ thay đổi thất nghiệp
d) Mối quan hệ giữa tốc độ tăng giá và tỷ lệ thất nghiệp
32. Những trường hợp nào sau đây có thể tạo ra những áp lực lạm phát
A Cán cân thanh toán thặng dư trong một thời gian dài
B Giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu gia tăng nhiều
C Một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi ngân hàng trung ương
D Các lựa chọn đều đúng
33 *: Trong dài hạn, lạm phát có nguyên nhân ở việc:
a. Các ngân hàng có sức mạnh thị trường và từ chối cho vay tiền
b. Chính phủ tăng thuế quá cao đến mức làm tăng chi phí của việc tiến hành kinh
doanh và do vậy, làm tăng giá cả
c. Chính phủ cho in quá nhiều tiền
d. Sự gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, ví dụ như lao động và dầu mỏ
34 *: Nếu mức giá tăng gấp đôi
a. Lượng cầu tiền giảm một nửa
b. Cung tiền bị cắt giảm một nửa
c. Thu nhập danh nghĩa không bị ảnh hưởng
d. Các lựa chọn đều sai
35: Thành phần nào sau đây thuộc lực lượng lao động
a. Học sinh trường trung học chuyên nghiệp
b. Người nội trợ
c. Bộ đội xuất ngũ
d. Sinh viên năm cuối
36: Một nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng nhân công có nghĩa là :
a. Không còn lạm phát nhưng có thể còn thất nghiệp
b. Không còn thất nghiệp nhưng có thể còn lạm phát
c. Không còn thất nghiệp và không còn lạm phát
d. Vẫn còn tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp nhất định
37 : Chỉ số giá dùng để tính lạm phát là :
a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
b. Chỉ số giá sản xuất (PPI)
c. Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP
d. Cả ba đáp án cùng đúng
38 : Nếu lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự đoán
a. Người vay tiền sẽ có lợi
b. Người cho vay sẽ có lợi
c. Cả người cho vay và người đi vay đều bị thiệt
d. Cả người cho vay và người đi vay đều có lợi , còn chính phủ bị thiệt
39: Trong một nền kinh tế, khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của tư nhân, của
Chính phủ hoặc xuất khẩu tăng mạnh sẽ dẫn đến tình trạng:
a. Lạm phát do phát hành tiền.
b. Lạm phát do giá yêu tố sản xuất tăng lên.
c. Lạm phát do cầu kéo.
d. Lạm phát do chi phí đẩy
40: Các nhà kinh tế học cho rằng:
a. Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
b. Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
c. Có sự đánh đổi giũa lạm phát do cầu và thất nghiệp trong ngắn hạn, không có sự
đánh đổi trong dài hạn.
d. Các câu trên đều đúng
41: Trong dài hạn, Đường Phillips có hình dạng:
a. Dốc xuống
b. Dốc lên
c. Nằm ngang
d. Thẳng đứng
42: Thất nghiệp do người lao động chưa tìm được việc làm thuộc loại:
a. Thất nghiệp cơ cấu
b. Thất nghiệp tạm thời
c. Thất nghiệp chu kì
d. Không có đáp án nào đúng
43. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến lạm phát do cầu kéo:
a. Tiền lương danh nghĩa tăng
b. Xuất khẩu giảm
c. Cung tiền tăng
d. Giá dầu thô tăng
44: Giảm phát là quá trình:
a. Tiền lương danh nghĩa trung bình giảm so với mức gia danh nghĩa
b. Giá trị đồng nội tệ giảm so với giá trị đồng ngoại tệ
c. Tỷ lệ lạm phát giảm một cách đáng kể
d. Mức giá chung giảm
45: Việc giảm tỷ lệ lạm phát được gọi là
a. giảm phát.
b. giảm lạm phát
c. lạm phát.
d. siêu lạm phát.
46: Với một mức giá chung cho trước, thu nhập thực không thay đổi theo thời gian khi
mức giá chung:
a. Tăng
b. Không đổi
c. Giảm
d. Dao động
47: Lạm phát do cầu kéo được gây ra bởi
a. Sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cầu.
b. Sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung.
c. Sự dịch chuyển sang phải của các đường tổng cung và tổng cầu.
d. Sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu.
48: Lạm phát do chi phí đẩy thường được gây ra bởi:
a. Sự dịch chuyển sang trái của đường cầu.
b. Sự dịch chuyển sang trái của các đường tổng cung và tổng cầu.
c. Sự dịch chuyển sang phải của đường cầu.
d. Sự dịch chuyển sang trái của đường cung.
49: Câu nào sau đây là giảm phát:
a. Sự tồn tại đồng thời của tỷ lệ lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp cao ở một quốc gia
b. Là quá trình đảo ngược lạm phát nhưng không tạo ra thất nghiệp và giảm sản
lượng
c. Chính sách kiềm chế sự tăng giá, giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái
d. Tình trạng suy thoái do thiếu hụt trầm trọng
50: Đường cong Phillip trong ngắn hạn biểu diễn:
a. Khi tỷ lệ lạm phát tăng, giá cả và tiền lương tăng thì tỷ lệ thất nghiệp tăng
b. Khi tỷ lệ lạm phát tăng, giá cả và tiền lương tăng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm
c. Khi tỷ lệ lạm phát giảm, giá cả và tiền lương giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng
d. Khi tỷ lệ lạm phát giảm, giá cả và tiền lương giảm thì tỷ lệ thất nghiệp giảm
51: Kiểu thất nghiệp do tác động của luật tiền lương tối thiểu là:
a. Thất nghiệp chu kỳ
b. Thất nghiệp tự nguyện
c. Thất nghiệp tạm thời
d. Thất nghiệp cổ điển
52: Chính sách nào sau đây của chính phủ không thể giảm được tỉ lệ thất nghiệp?
a. Thành lập các trung tâm giới thiệu việc làm
b. Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo lại các công nhân bị thất nghiệp.
c. Giảm tiền lương tối thiểu.
d. Tăng trợ cấp thất nghiệp.
53: Giảm phát được coi là:
a. Có lợi cho nền kinh tế và người tiêu dùng
b. Có lợi cho nền kinh tế, có hại cho người tiêu dùng
c. Có hại cho cả người tiêu dùng và nền kinh tế
d. Có hại cho nền kinh tế, có lợi cho người tiêu dùng
54: Biện pháp nào sau đây không làm giảm thất nghiệp chu kì:
a. Giảm thuế để kích cầu
b. Hạ mức lãi suất để khuyến khích đầu tư
c. Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất
d. Tăng mức tiền lương tối thiểu
55: Thất nghiệp tự nhiên là:
a. Bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp chu kì
b. Bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu
c. Bao gồm thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp cơ cấu
d. Bao gồm thất nghiệp cổ điển và thất nghiệp chu kỳ
56: Thất nghiệp cơ cấu bao gồm những lao động:
a. Bị sa thải vì suy thoái
b. Những lao động trước đây làm việc ở những ngành bị phá sản
c. Những người bỏ việc để kiếm việc tốt hơn
d. Những người lần đầu bước vào thị trường lao động chưa kiếm được việc làm
57: Lạm phát chi phí đẩy có thể là do:
a. Việc tăng trong cung tiền
b. Việc tăng trong chi tiêu Chính phủ
c. Một vụ mùa thất bát
d. Tăng trong năng suất lao động
58: Lạm phát cầu kéo xảy ra khi:
a. Tổng cầu tăng liên tục
b. Tổng cung và tổng cầu giảm liên tục
c. Chính phủ tăng việc mua hàng hóa của mình
d. Giá dầu tăng mạnh
59: Lạm phát chi phí đẩy có thể bắt đầu với:
a. Tăng tiền lương
b. Tăng việc mua hàng của Chính phủ
c. Tăng trong cung tiền
d. Giảm trong giá nguyên nhiên vật liệu
60: Trong thời kỳ lạm phát do cầu kéo:
a. Đường cầu AD dịch sang trái, đường cung AS dịch sang trái
b. Đường cầu AD dịch sang trái, đường cung AS dịch sang phải
c. Đường cầu AD dịch sang phải, đường cung AS dịch sang trái
d. Đường cầu AD dịch sang phải, đường cung AS dịch sang phải
61: Điều nào dưới đây là phát biểu đúng về lạm phát chi phí đẩy:
a. Lạm phát chi phí đẩy bắt đầu từ một sự gia tăng trong tổng cầu đẩy chi phí lên cao
hơn
b. Lạm phát chi phí đẩy có thể bắt đầu với việc tăng lên trong giá cả các nguyên vật
liệu, nhưng nó đòi hỏi một sự duy trì gia tăng trong cung tiền
c. Để duy trì, lạm phát chi phí đẩy đòi hỏi một loạt những cú hích về chi phí mà
không có sự thay đổi nào trong tổng cầu
d. Việt Nam chưa từng trải qua lạm phát chi phí đẩy
62: Đâu là phát biểu về chính sách tài khóa “thắt chặt” chống lạm phát:
a. Tăng chi tiêu Chính phủ và tăng thuế
b. Giảm chi tiêu Chính phủ và giảm thuế
c. Tăng chi tiêu Chính phủ và giảm thuế
d. Giảm chi tiêu Chính phủ và tăng thuế
63: Giả sử một công ty ở Việt Nam mua một chiếc xe tải của Đức với mức giá thấp hơn
trước. Điều này có ảnh hưởng gì tới chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá CPI
a. Cả 2 chỉ số đều giảm
b. Cả 2 chỉ số đều không bị ảnh hưởng
c. Chỉ số CPI giảm, chỉ số giảm phát GDP không bị ảnh hưởng
d. Chỉ số CPI không bị ảnh hưởng, chỉ số giảm phát GDP giảm
.64: Thất nghiệp tự nguyện:
a. Xảy ra khi có một công việc ở hiện tại nhưng người thất nghiệp không sẵn sang
chấp nhận nó ở mức lương hiện hành
b. Được sự quan tâm nhiều hơn của những người làm chính sách so với thất nghiệp
không tự nguyện
c. Tăng một cách thực sự trong thời kỳ nền kinh tế lún sâu vào suy thoái
d. Xảy ra khi một người sẵn sang chấp nhận một công việc ở mức lương hiện hành
nhưng không thể tìm được một công việc như thế
65: Thất nghiệp xảy ra như là kết quả của một lượng lao động bị sa thải do nhà máy đã
dư thừa người ược gọi là:
a. Thất nghiệp không tự nguyện
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Thất nghiệp cổ điển
d. Thất nghiệp chu kỳ
66: Khi 30 lao động sau khi ra trường tham gia vào lực lượng lao động, thất nghiệp loại
nào tăng lên?
a. Thất nghiệp chu kì
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Thất nghiệp cổ điển
d. Cả 3 đều sai
67: Khi 30 lao động bị sa thải và không kiếm được việc làm mới vì họ thiếu những kĩ
năng cần thiết, thất nghiệp loại nào tăng lên?
a. Thất nghiệp chu kỳ
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Thất nghiệp cổ điển
d. Cả 3 đều sai
68: Điều nào dưới đây góp phần làm tăng lạm phát chi phí đẩy?
a. Tăng trong việc làm và sản lượng
b. Tăng trong chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm
c. Giảm trong giá nguồn lực
d. Thất nghiệp tăng
69: Lạm phát của Việt Nam trong thời kỳ 1985-1988 là
a. Lạm phát vừa phải
b. Lạm phát phi mã
c. Siêu lạm phát
d. Giảm phát
70: Đường Phillip trong ngắn hạn cho thấy:
a. Quan hệ nghịch biến giữa thu nhập Y và mức giá
b. Quan hệ đồng biến giữa mức thu nhập quốc dân thực tế và mức giá
c. Quan hệ đồng biến giữa mức tiền lương cà tỉ lệ thay đổi trong thu nhập quốc dân
thực tế
d. Quan hệ đồng biến giữa tỉ lệ thay đổi trong mức giá và mức thu nhập quốc dân
thực tế
71: Tỉ lệ thất nghiệp dược đo có thể thấp hơn tỉ lệ thất nghiệp trong thực tế vì
a. Nó gồm cả những người tự nguyện ra khỏi lực lượng lao động
b. Những lao động bán thời gian, lao động tự do đã không được kể đến như thành
phần của lực lượng lao động
c. Bỏ sót những lao động không được khuyến khích, những người đã tự nguyện rút
khỏi lực lượng lao động
d. Bỏ sót những người đang tích cực kiếm việc ra khỏi lực lượng lao động
72: Luật tiền lương tối thiểu có khuynh hướng:
a. Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng cao so với trong
thị trường việc làm kỹ năng thấp
b. Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng thấp so với trong
việc làm kỹ năng cao
c. Không tác động đến thất nghiệp nếu nó vẫn được đặt trên tiền lương cân bằng
cạnh tranh
d. Trợ giúp tất cả thanh niên bởi họ nhận được tiền lương cao hơn họ tự xoay sở

73: Trong thời kỳ mở rộng hay phát đạt, tỷ lệ thất nghiệp nào có thể là số âm:
a. Thất nghiệp chu kỳ
b. Thất nghiệp tạm thời
c. Thất nghiệp cơ cấu
d. Thất nghiệp tự nguyện
74: Giả sử một đất nước có dân số 40 triệu người, trong đó có 18 triệu người có việc làm
và 2 triệu người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp ở đây là bao nhiêu?
a. 45%
b. 5%
c. 15%
d. 10%
75: Sự kiện nào sau đây làm giảm số người thất nghiệp trong nền kinh tế?
a. Một công nhân bị sa thải
b. Một nhân viên vừa được nghỉ hưu khi đến tuổi
c. Một sinh viên vừa ra trường đã có việc làm ngay
d. Một người đã thất nghiệp và tìm việc trong 4 tháng quyết định không tìm việc nữa
để đi học tiếp
76: Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp cơ cấu?
a. Một người công nhân bị sa thải do lượng nhân công trong công ty vượt qua nhu
cầu
b. Một người công nhân nghỉ việc để tìm kiếm chỗ làm mới có thu nhập cao hơn
c. Một người công nhân tạm nghỉ do nhà máy đang ngưng sản xuất, lắp đặt thiết bị
mới
d. Một nhân viên văn phòng bị mất việc do kinh tế suy thoái
77: Với L: tổng số lực lượng lao động trong một quốc gia, E là số lượng lao động có việc
làm, tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng:
a. (L-E)/L
b. U/L
c. 1-(E/L)
d. Tất cả đều đúng
78: Chính sách nào dưới đây sẽ làm giảm thất nghiệp cơ cấu:
a. Mở rộng các khóa đào tạo nghề cho công nhân thất nghiệp để thích hợp với nhu
cầu mới của thị trường
b. Giảm mức tiền lương tối thiểu
c. Tăng trợ cấp thất nghiệp
d. Cả 3 câu trên đều đúng
79: Nếu CPI của năm 2006 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 2006 là 5%, thì CPI của
năm 2005 là:
a. 135
b. 125
c. 130
d. 140

Chương 7:
1. Xuất khẩu của Việt Nam tăng nếu:
a. USD tăng giá so với tiền đồng
b. USD giản giá so với tiền đồng
c. Giá vàng tăng
d. Giá vàng giảm
2. Trong cán cân thanh toán của một quốc gia, đầu tư nước ngoài nằm trong :
a. Tài khoản vãng lai
b. Tiền viện trợ chính thức
c. Tài khoản vốn
d. Cán cân thương mại
3. Tỷ giá hối đoái là :
a. Tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền của hai quốc gia
b. Tỷ giá vàng trên thị trường vàng
c. Tỷ giá USD trên thị trường ngoại tệ
d. Đáp án a và c đúng
4*. Công ty nào sau đây được hưởng lợi khi giá VND/USD tăng trên thị trường hối đoái.
a. Một công ty Việt Nam nhập khẩu xe hơi từ Mỹ
b. Một công ty ở Canada xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Việt Nam
c. Một công ty giày da của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu
d. Một công ty Trung Quốc xuất khẩu đồ chơi qua Mỹ
5*. Khi Trung Quốc điều chỉnh tăng giá nhân dân tệ so với đô la Mỹ (USD), trong ngắn hạn.
a. Giá trị hàng tiêu dùng của Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng
b. Cán cân thương mại của Trung Quốc với Mỹ sẽ tăng
c. Cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc sẽ tăng
d. Cả ba đáp án đều sai
6. Hoạt động nào sau đây sẽ làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lãi của Việt Nam
a) Việt Nam bán than cho Nhật Bản
b) Nhật Bản mua gạo của nông dân Việt Nam
c) Nhật Bản mua bột mỳ của nông dân Úc
d) Việt Nam mua xe Toyota của Nhật Bản
7. Cán cân thương mại là
a)Chênh lệch giữa luồng vốn chảy ra và vào
b) Chênh lệch giữa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn
c) Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ
d) Giá trị ròng của cán cân thanh toán
8. Cán cân tài khoán vốn đo lường
a) Chênh lệch giữa khoản vay nước ngoài và khoản cho người nước ngoài vay
b) Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
c) Giá trị ròng của cán cân thanh toán
d) Chênh lệch giá trị thương mại trong nước và thương mại với nước ngoài
9. Những khoản tiền mà Việt kiều gửi về cho người thân của họ ở Việt Nam sẽ làm
a) Giảm thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam
b) Giảm thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam
c) Tăng thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam
d) Tăng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai
10 *. Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng cầu nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới
a) Giá cả hàng hoá và dịch vụ của thế giới tăng
b) Đồng tiền nước ngoài giảm giá
c) Đồng tiền nước ngoài lên giá
d) GDP thực tế của Việt Nam giảm
11. Tỷ giá hối đoái là tỷ số phản ánh :
a. Giá của đồng tiền nước này so với đồng tiền nước khác
b. Lượng nội tệ thu được khi đổi một đơn vị ngoại tệ
c. Cả hai đáp án cùng sai
d. Cả hai đáp án cùng đúng
12. Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của
một nước:
A Đồng nội tệ xuống giá so với đồng ngoại tệ
B Sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
C Thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng
D Các lựa chọn đều sai
13 *: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn:
a. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại
hối
b. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm
c. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi, bất luận diễn biến trên thị
trường ngoại hối
d. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng
14: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong
nước tăng nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ:
a. tăng b. giảm
c. Không thay đổi d. Không thể kết luận
15: Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, nếu các yếu tố khác không đổi, Việt
Nam sẽ:
a. Thặng dư hoặc thâm hụt cán cân thanh toán
b. Tăng xuất khẩu ròng
c. Tăng thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
d. Các lựa chọn đều đúng
16 : Một quốc gia muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định , ngân hàng trung ương phải
dùng các công cụ sau :
a. Chính sách ngoại thương
b. Chính sách quản lý nhu cầu ngoại tệ
c. Dự trữ ngoại hối
d. Cả 3 yếu tố trên
17 : Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến :
a. Cán cân thanh toán quốc gia
b. Cán cân thương mại
c. Tổng cầu
d. Ba đáp số trong câu này đều đúng
18: Tình hình cán cân ngoại thương của Việt Nam từ năm 1990 đến nay :
a. Xuất siêu
b. Nhập siêu
c. Cân bằng
d. Có khi xuất siêu , có khi nhập siêu
19: Một chính sách kiều hối khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi
tiền về cho thân nhân trong nước có tác dụng trực tiếp :
a. Làm tăng GDP của Việt Nam
b. Làm cho đồng tiền VN giảm giá so với ngoại tệ
c. Làm tăng dự trữ ngoại tệ của VN
d. Cả 3 câu đều đúng
20: Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến :
a. Cán cân thương mại
b. Cán cân thanh toán
c. Sản lượng quốc gia
d. Cả 3 câu đều đúng
21: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn triệt tiêu lượng dư cung ngoại tệ,
NHTW phải;
a. Dùng ngoại tệ mua đồng nội tệ
b. Dùng ngoại tệ mua đồng nội tệ
c. Không can thiệt vào thị trường ngoại hối
d. Cả 3 câu đều sai

You might also like