Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐÁP ÁN MÔN GIÁO DỤC HỌC QUÂN SỰ

(Dùng cho đào tạo kỹ sư quân sự và LTĐH)

Câu hỏi 1: Trình bày khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng? Quá trình đó bao 5đ
gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng trội của từng quá trình bộ phận?
* Khái niệm giáo dục (theo nghĩa rộng): Giáo dục theo nghĩa rộng là một quá 0,5đ
trình tổng thể có mục đích, có tổ chức, thông qua hoạt động của nhà giáo dục
và đối tượng giáo dục nhằm đào tạo quân nhân có đủ phẩm chất, năng lực đáp
ứng với yêu cầu của quân đội và của xã hội.
* Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng bao gồm các quá trình bộ phận và khái niệm:
- Huấn luyện
- Giáo dục (theo nghĩa hẹp) 0,5đ
- Phát triển
- Chuẩn bị Tâm lý
- Huấn luyện: là quá trình có mục đích, có tổ chức, phối hợp thống nhất giữa
hoạt động của người dạy và người học nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
nghề nghiệp quân sự, đồng thời phát triển khả năng tư duy sáng tạo và hình

thành những phẩm chất nhân cách cần thiết cho quân nhân.
Chức năng trội của quá trình huấn luyện: Hình thành hệ thống kiến thức, KX,
KN cho quân nhân trên cơ sở đó phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách cho họ.
- Giáo dục (nghĩa hẹp): là quá trình tác động có mục đích vào nhận thức,
tình cảm, ý chí của người học nhằm xây dựng cho họ thế giới quan khoa học,
niềm tin và thói quen hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực giá trị của quân
đội và xã hội.
0,5đ
Chức năng trội của giáo dục theo nghĩa hẹp là xây dựng thế giới quan, niềm
tin khoa học, các phẩm chất đạo đức, những nét tính cách, lối sống văn hoá và
các phẩm chất cần thiết cho sự hình thành bản lĩnh của người cán bộ, sĩ quan
quân đội cách mạng.
- Phát triển là quá trình biến đổi tăng trưởng về phẩm chất, năng lực cá nhân
của người học, diễn ra một cách có mục đích, có tổ chức nhằm hoàn thiện nhân 0,5đ
cách của người cán bộ, sĩ quan quân đội theo mô hình, mục tiêu đào tạo.
- Chuẩn bị Tâm lý: Hình thành trạng thái tâm lý sẵn sàng, vững vàng cho
quân nhân trước các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
- Liên hệ thực tiễn và rút ra ý nghĩa bản thân 1đ
Câu hỏi 2: Trình bày bản chất của quá trình huấn luyện quân nhân? Phân tích 5đ
tính độc đáo hoạt động nhận thức của người học trong quá trình huấn luyện
quân nhân? Ý nghĩa thực tiễn đối với bản thân?
* Khái niệm về quá trình huấn luyện quân nhân: Quá trình huấn luyện quân 0,5đ
nhân là hoạt động có mục đích, có tổ chức, phối hợp thống nhất giữa người
dạy và người học nhằm thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện đã đặt ra.
* Bản chất của QTHLQN là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất
nghiên cứu của người học dưới sự tổ chức chỉ đạo của người dạy, được tổ
chức trong điều kiện sư phạm nhất định. 1đ
- QTHLQN về bản chất là hoạt động nhận thức của người học dưới sự chỉ
đạo, định hướng của người dạy.
- QTHLQN là quá trình nhận thức độc đáo của người học.
* Chứng minh tính độc đáo trong hoạt động nhận thức của người học:
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa quá trình nhận thức của loài
người (nhà khoa học) với nhận thức của người học.
- Giống nhau:
+ Mục đích nhận thức: Đều nhằm nhận thức thế giới khách quan.
+ Con đường nhận thức: Đều tuân theo quy luật nhận thức chung của các

nhà khoa học và loài người. Lênin đã khái quát: “Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện
chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại và khách quan.
+ Hoạt động tư duy: đều huy động tư duy của con người ở mức độ cao nhất.
+ Sự phát triển: Đều làm cho vốn hiểu biết của con người ngày càng hoàn thiện
và phong phú.
- Khác nhau: 0,5đ
+ Về mục đích: Loài người, nhà khoa học đi tìm cái mới khách quan, chân lí
mới làm phong phú kho tàng tri thức nhân loại. Hoạt động nhận thức của người học
nhằm lĩnh hội các tri thức, chân lý đã có sẵn. Tri thức mới đối với bản thân người
học chứ không phải tri thức mới đối với nhân loại.
+ Về con đường: Quá trình nhận thức của loài người, nhà khoa học diễn ra mò 0,5đ
mẫm, chông gai, khó khăn, quanh co, phức tạp, thử - sai (có khi thất bại, hy sinh),
độc lập nghiên cứu lâu dài. Hoạt động nhận thức của người học diễn ra theo con
đường thẳng, thuận lợi, dễ ràng (vì có sự hướng dẫn của giáo viên và tài liệu khoa
học mà loài người đã phát hiện, đúc kết).
+ Về lôgic: Quá trình nhận thức của loài người, nhà khoa học trải qua 3 bước: 0,25đ
Trực quan - Tư duy hình thành khái niệm - Vận dụng vào thực tiễn. Hoạt động
nhận thức của người học phải trải qua tất cả các khâu: Chuẩn bị tâm lý - Tri
giác tài liệu - Hình thành KT,KX,KN - Củng cố KT,KX,KN - Vận dụng
KT,KX,KN - Kiểm tra đánh giá kết quả.
+ Về hành động: Quá trình nhận thức của loài người, nhà khoa học diễn ra 0,25đ
hoàn toàn tự giác. Hoạt động nhận thức của người học có sự định hướng tư
tưởng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nắm vững bản chất quy luật nhận thức để vận dụng vào 1đ
quá trình học tập. Trong học tập phải biết tìm tòi sáng tạo, thường xuyên vận
dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm kiểm nghiệm, củng cố, mở rộng kiến thức.
Tránh rập khuôn máy móc.

Câu 3: Nguyên tắc huấn luyện quân nhân là gì? Phân tích nguyên tắc thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn trong huấn luyện quân nhân? Ý nghĩa của nguyên 5đ
tắc trong quá trình huấn luyện?
* Khái niệm về nguyên tắc huấn luyện quân nhân: NTHLQN là những luận
điểm sư phạm cơ bản, phản ánh quy luật của QTHLQN, chỉ đạo toàn bộ hoạt
0,5đ
động của người dạy và người học trong QTHL nhằm thực hiện có hiệu quả các
mục tiêu, yêu cầu cầu đào tạo.
* Phân tích nguyên tắc thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn trong huấn
luyệnquân nhân.
0,5đ
- Vị trí: Đây là nguyên tắc phản ánh xu hướng thực tiễn của QTHL trong nhà
trường quân sự, đảm bảo cho QTHLQN luôn sát với thực tiễn, gắn với thực
tiễn, mang tính thực tiễn sâu sắc.
- Cơ sở: Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và nguyên lý giáo dục của 0,5đ
Đảng; Từ quy luật về tính quy định của thực tiễn xây dựng và chiến đấu của
quân đội đối với quá trình huấn luyện quân nhân.
- Nội dung nguyên tắc: Tiến hành QTHLQN trong mối liên hệ chặt chẽ với
0,5đ
thực tiễn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, thực tiễn hoạt động nghề nghiệp quân
sự của quân nhân.
+ Lý luận: là toàn bộ những hiểu biết của loài người được tổng kết và khái
0,5đ
quát hoá trong các khoa học, kể cả khoa học quân sự, được rút ra từ thực tiễn
và trở lại chỉ đạo thực tiễn.
+ Thực tiễn: là toàn bộ hoạt động của con người nhằm bảo đảm cho xã hội
0,5đ
tồn tại và phát triển; nó là nguồn gốc, động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn của
chân lý.
+ Lý luận và thực tiễn là hai mặt của quá trình nhận thức, cải tạo tự nhiên -
0,5đ
xã hội và bản thân con người. ...Do đó, QTHLQN không thể tách rời giữa lý
luận và thực tiễn.
- Yêu cầu: 0,5đ
+ Việc lựa chọn nội dung HL phải thiết thực đáp ứng với yêu cầu của hoạt
động quân sự.
+ Các phương pháp, hình thức tổ chức HL phải sát với thực tiễn hoạt động
quân sự có tác dụng thiết thực nâng cao bản lĩnh chiến đấu cho mỗi quân nhân
"Thao trường đổ mồ hôi thì chiến trường ít đổ máu".
+ QTHLQN phải thường xuyên đi vào thực tiễn, đúc kết những kinh
nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý luận.
+ Khắc phục lối dạy học sách vở, giáo điều, xa rời thực tiễn hoặc kinh
nghiệm chủ nghĩa, thực dụng, xem nhẹ lý luận, trong QTHLQN.
- Ý nghĩa: Trong HLQN phải bảo đảm sự cân đối, hài hoà giữa lý thuyết và
thực hành. Khắc phục kiểu dạy học giáo điều, kinh viện tách rời lý thuyết với 1đ
thực tiễn. Không được coi trọng hoặc xem nhẹ mặt nào. Phải tích cực vận dụng
kiến thức lý thuyết vào thực tiễn để củng cố, mở rộng kiến thức.

Câu hỏi 4: Nêu khái niệm phương pháp huấn luyện quân nhân? Trình bày nội 5đ
dung các phương pháp huấn luyện dùng ngôn ngữ? Ưu - nhược điểm và yêu
cầu khi sử dụng phương pháp huấn luyện dùng ngôn ngữ?
- Khái niệm: Phương pháp huấn luyện quân nhân là tổng hợp các cách thức,
0,5đ
biện pháp phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học nhằm thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ huấn luyện đã xác định.
- Phương pháp huấn luyện dùng ngôn ngữ là tổng hợp các cách thức sử dụng
lời nói, sách và các tài liệu học tập để truyền thụ và lĩnh hội nội dung huấn luyện. 0,5đ
Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp cụ thể như sau: thuyết
trình; đàm thoại; sử dụng sách và tài liệu học tập.
- Phương pháp thuyết trình: Thuyết trình là phương pháp trong đó người dạy
sử dụng lời nói sinh động để mô tả, giải thích, luận chứng cho các nội dung
0,5đ
huấn luyện.
+ Thuyết trình thường được tiến hành bằng những cách thức cơ bản như
giảng thuật, giảng giải, giảng diễn tuỳ thuộc vào từng nội dung huấn luyện.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại là cách thức hỏi - đáp giữa người dạy
và người học, qua đó trang bị kiến thức mới, mở rộng kiến thức đã học và kiểm
0,5đ
tra việc lĩnh hội kiến thức của người học.
+ Đàm thoại có các dạng cụ thể như sau: Đàm thoại gợi mở; Đàm thoại củng
cố, mở rộng; Đàm thoại kiểm tra.
- Phương pháp sử dụng sách và tài liệu học tập: Sử dụng sách và tài liệu học
0,5đ
tập là cách thức khai thác, lĩnh hội nội dung học tập từ nguồn sách và các tài
liệu học tập.
* Ưu-nhược điểm của phương pháp huấn luyện dùng ngôn ngữ 1đ
- Ưu điểm: + Có khả năng cung cấp thông tin lớn, vì trong thời gian ngắn có
thể truyền thụ và lĩnh hội một khối lượng lớn kiến thức.
+ Giúp cho người học lĩnh hội các lý thuyết khó, trừu tượng, vì thông qua
việc giảng giải, mô tả người dạy bằng năng lực sư phạm và những kinh nghiệm
thực tiễn làm cho người học lĩnh hội nhanh các kiến thức, không mất thời gian
mày mò, suy ngẫm.
+ PPHLQN dùng ngôn ngữ có tác dụng GD mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy
nhanh quá trình hình thành các động cơ học tập tích cực, các phẩm chất nghề
nghiệp.
+ Tiết kiệm vì không đòi hỏi nhiều về phương tiện kỹ thuật HL.
- Nhược điểm:
+ Tác nhân kích thích đến quá trình nhận thức đơn điệu, do vậy dễ làm cho
người học thụ động, mệt mỏi, khó tập trung chú ý. 0,5đ
+ Dễ làm cho người học mắc bệnh giáo điều, sách vở xa rời thực tiễn.
+ Khó nắm thông tin ngược, khó thu hút người học cùng tham gia vào quá
trình khám phá tri thức.
* Yêu cầu sử dụng nhóm PPHLQN dùng ngôn ngữ
- Người dạy phải nắm vững và chuẩn bị tốt nội dung truyền đạt
- Trình bày vấn đề phải lôgíc, rõ ràng, mạch lạc, bám sát kết cấu của nội
dung đã chuẩn bị.

- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, sinh động, khoa học, không bóng bảy với nhịp
điệu trình bày vừa phải.
- Sử dụng phối hợp với các phương pháp khác.
- Người học phải kết hợp giữa nghe G với nghiên cứu tài liệu. Phải rèn luyện
kỹ năng nghe, ghi; biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn nghề nghiệp.

Câu 5: Nêu khái niệm phương pháp huấn luyện quân nhân? Trình bày nội dung 5đ
các phương pháp huấn luyện thực hành? Ưu - nhược điểm và yêu cầu khi sử
dụng phương pháp huấn luyện thực hành?
- Khái niệm: Phương pháp huấn luyện quân nhân là tổng hợp các cách thức, 0,5đ
biện pháp phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học nhằm thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ huấn luyện đã xác định.
- Phương pháp huấn luyện thực hành là tổng hợp các cách thức vận dụng 0,5đ
kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ lý thuyết và thực tiễn đặt ra, nhằm củng
cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho người học.
Nhóm phương pháp này bao gồm các phương pháp cụ thể: luyện tập, Thực
hành sử dụng các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, Thực hành chức
trách, nhiệm vụ thực tế, Thí nghiệm, thực nghiệm
- Luyện tập là quá trình lặp đi, lặp lại nhiều lần các thao tác, các hành động 0,5đ
nhất định một cách có ý thức, nhằm hình thành, hoàn thiện các kĩ năng, kĩ xảo
cần thiết cho người học.
- Thực hành sử dụng các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự: Dùng để 0,5đ
huấn luyện cho người học cách thức, thao tác sử dụng các loại vũ khí; phương
tiện, khí tài...một cách chuẩn xác.
- Thực hành chức trách, nhiệm vụ thực tế: Là việc người học vận dụng các 0,5đ
kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng đã tiếp thu được để giải quyết công việc theo chức
trách và công việc thực tế sẽ đảm nhiệm.
- Thí nghiệm, thực nghiệm: Là cách thức người học dùng một số thiết bị, 0,5đ
phương tiện, hay quá trình nào đó làm cho sự vật, hiện tượng, nảy sinh những
biến hoá. Qua đó quan sát phân tích để phát hiện tính quy luật của sự vật, hiện
tượng, vừa có tác dụng kiểm chứng các vấn đề đó.
* Ưu - nhược điểm của nhóm phương pháp huấn luyện thực hành:
- Ưu điểm:
+ Hình thành ở người học các kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp.
+ Giúp người học củng cố, hoàn thiện và kiểm nghiệm các kiến thức đã học. 0,5đ
+ Hình thành niềm tin, bản lĩnh nghề nghiệp và các phẩm chất nhân cách khác.
- Nhược điểm:
+ Hao tổn về sức lực và trí tuệ.
+ Tốn kém vì phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất huấn luyện.
* Yêu cầu sử dụng nhóm phương pháp huấn luyện thực hành
- Phải quán triệt đầy đủ mục tiêu, yêu cầu nội dung, cách thức tiến hành thực
hành cho người học. 0,5đ
- Kiểm tra mức độ nắm lý thuyết của HV phải bảo đảm mới cho thực hành.
- Bảo đảm tính hệ thống, liên tục, đúng quy trình quy tắc và nâng dần độ khó
các bài tạp thực hành.
- Liên hệ thực tiễn 0,5đ

Câu hỏi 6: Thế nào là tự học? Trình bày nội dung các loại hình tự học cơ bản? 5đ
Để tự học có hiệu quả đồng chí cần phải làm gì?
* Khái niệm: Tự học là hình thức học tập độc lập, sáng tạo của người học 0,5đ
nhằm lĩnh hội, củng cố và vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
* Các loại hình tự học: 0,5đ
- Xử lý thông tin bài giảng.
- Tự đọc sách và tài liệu tham khảo 0,5đ
- Tự nghiên cứu rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo sử dụng vũ khí, trang bị kĩ thuật 0,5đ
- Tự chuẩn bị tham gia các hình thức dạy học khác. 0,5đ
* Để tự học có hiệu quả 1,5đ
- Tự xác định mục tiêu, nhiệm vụ tự học.
- Tự xác định trình độ hiện có của bản thân.
- Tự xác định nội dung tự học.
- Tự xây dựng kế hoạch tự học phù hợp.
- Tự lựa chọn phương pháp tự học hiệu quả.
- Tự kiểm tra, đánh giá hiệu quả tự học.
* Liên hệ bản thân.
- Ý nghĩa đối với bản thân 1đ

Câu 7: Phân tích bản chất của quá trình giáo dục quân nhân? Ý nghĩa thực tiễn 5đ
của vấn đề nghiên cứu?
- Khái niệm: Quá trình giáo dục quân nhân là quá trình tác động có mục 0,5đ
đích, có hệ thống liên tục của các lực lượng giáo dục nhằm hình thành các
chuẩn mực văn hoá, đạo đức, những phẩm chất cần thiết của người quân nhân.
- Bản chất của quá trình giáo dục quân nhân là quá trình chuyển hoá những 0,5đ
yêu cầu, chuẩn mực, giá trị của quân đội, xã hội thành ý thức và hành vi cá
nhân, thông qua tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu trong môi trường
quân sự, nhằm hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách người quân nhân
cách mạng, theo yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Quá trình giáo dục nhằm giúp quân nhân biến các yêu cầu khách quan
thành yêu cầu chủ quan của cá nhân.
+ Quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển cá nhân con người trở
thành những thành viên xã hội.
+ Giáo dục quân nhân là quá trình hình thành, phát triển toàn diện phẩm
1,5đ
chất nhân cách người cách mạng; những phẩm chất ấy vừa thích ứng với các
yêu cầu quân đội, xã hội, vừa có khả năng giúp quân nhân hoàn thành tốt các
nhiệm vụ, chức trách, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của
quân đội trong mọi điều kiện hoàn cảnh
+ Giáo dục là qúa trình làm cho quân nhân chuyển hoá các chuẩn mực, giá trị
quân sự - xã hội thành chuẩn mực, giá trị cá nhân, từ đó vận dụng vào thực tiễn.
- QTGD là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho quân 1,5đ
nhân.
+ QTGD là quá trình tổ chức để mỗi cá nhân chiếm lĩnh được các kinh
nghiệm xã hội.
+ Nhân cách con người được hình thành, phát triển trong hoạt động và giao
tiếp.
+ Môi trường hoạt động quân sự là môi trường có tính sư phạm, tính giáo
dục cao.
+ Tổ chức cuộc sống là quá trình bảo đảm các điều kiện về vật chất và tinh
thần cho quân nhân.
+ Tổ chức các hoạt động và giáo lưu là tổ chức các hoạt động như SSCĐ,
lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội, VHVN, TDTT…
* Ý nghĩa thực tiễn: Phải tổ chức có hiệu quả, chất lượng các hoạt động giáo 1đ
dục để định hướng, phát triển toàn diện nhân cách quân nhân…

Câu 8: Nếu khái niệm nguyên tắc giáo dục quân nhân? Phân tích nội dung của 5đ
nguyên tắc “Bảo đảm tính mục đích và tính tư tưởng trong giáo dục quân
nhân”? Ý nghĩa thực tiễn trong giáo dục?
* Nguyên tắc giáo dục quân nhân là những luận điểm cơ bản phản ánh các 1đ
quy luật được đúc kết từ lý luận và thực tiễn hoạt động giáo dục, chỉ đạo việc
xác định nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.
- Hệ thống nguyên tắc giáo dục bao gồm 7 nguyên tắc sau:
1. Bảo đảm tính mục đích và tính tư tưởng trong giáo dục quân nhân
2. Giáo dục quân nhân gắn với hoạt động quân sự.
3. Giáo dục quân nhân trong tập thể quân sự
4. Giáo dục theo đặc điểm riêng của nhân cách
5. Kết hợp yêu cầu cao với tôn trọng nhân cách trong giáo dục quân nhân.
6. Dựa vào những mặt tốt, mặt tích cực để giáo dục quân nhân
7. Bảo đảm tính thống nhất, kế thừa và liên tục trong giáo dục
- Vị trí của nguyên tắc: Đây là nguyên tắc giữ vai trò cơ bản, chủ đạo trong 0,5đ
hệ thống nguyên tắc giáo dục quân nhân.
- Cơ sở của nguyên tắc: 0,5đ
+ Cơ sở lý luận: Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về vai trò của giáo dục, về
tính lịch sử, tính giai cấp của giáo dục.
+ Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn công tác giáo dục của
xã hội và quân đội.
- Nội dung thực chất của nguyên tắc: Mọi hoạt động giáo dục phải hướng 1đ
vào mục đích phát triển con người; trên cơ sở giữ vững định hướng chính trị -
tư tưởng.
+ Tính mục đích: Nguyên tắc chỉ ra mọi hoạt động giáo dục trong quân đội
phải hướng tới mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục cộng sản.
+ Tính tư tưởng: Việc lựa chọn ND, PP, HTTCGD phải hướng vào việc
thực hiện đường lối của Đảng và nhiệm vụ của đơn vị.
+ Đảm bảo tính mục đích và tính tư tưởng nhằm đáp ứng nhiệm vụ xây
dựng quân đội thực sự là lực lượng trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung
thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
- Yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc:
+ Phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
+ Mọi mặt hoạt động giáo dục cũng như huấn luyện phải thực hiện được
tính giai cấp, tính Đảng

+Mọi hoạt động của quân nhân phải có định hướng giáo dục
+ Phải liên hệ chặt chẽ giáo dục với cuộc sống, với nhiệm vụ của quân đội,
nhiệm vụ của đơn vị.
+ Phải có thái độ khoa học và đức kiên trì nhẫn nại trong giáo dục.
+ Trong giáo dục cần tránh bệnh thành tích, hình thức chủ nghĩa, chiếu lệ,
xa rời thực tiễn, nóng vội, chủ quan duy ý chí.
* Ý nghĩa thực tiễn: Trong hệ thống các nguyên tắc thì nguyên tắc bảo đảm
tính mục đích và tính tư tưởng giữ vị trí quan trọng hàng đầu, là nền tảng chi 1đ
phối các nguyên tắc khác. Do vậy việc quán triệt, vận dụng nguyên tắc này
vào hoạt động giáo dục là một yêu cầu tất yếu, khách quan…

Câu 9: Nêu khái niệm phương pháp giáo dục quân nhân? Phân tích nội dung 5đ
phương pháp thuyết phục và phương pháp bắt buộc, xử phạt? Ý nghĩa thực
tiễn trong giáo dục?
- Phương pháp giáo dục là tổng thể các cách thức, biện pháp mà nhà giáo 0,5đ
dục sử dụng để tác động đến quân nhân và tập thể quân nhân nhằm thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.
* PP thuyết phục 0,5đ
- Khái niệm: Thuyết phục là phương pháp tác động trực tiếp vào ý thức của
đối tượng giáo dục bằng lời nói và việc làm sinh động, bằng sự kiện thực tế
làm cho họ hiểu rõ chân lý và quyết tâm hành động theo chân lý.
- Vị trí, vai trò: Thuyết phục là phương pháp giữ vai trò cơ bản, chủ đạo 0,5đ
trong hệ thống các phương pháp giáo dục.
Xuất phát từ tính nhân văn, nhân đạo của nền giáo dục nước ta đó là tôn
trọng con người, đề cao tính tự giác của con người; từ quan điểm của chủ
nghĩa Mác-LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về giáo dục thuyết phục;
từ sức mạnh chính trị tinh thần của quân đội ta; từ kinh nghiệm thực tiễn và
kết quả của QTGD.
- Nội dung thuyết phục: 0,5đ
+ Những quan điểm của CN Mác - Lênin, TT HCM.
+ Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều
lệ quân đội, quy định của đơn vị.
+ Những chuẩn mực đạo đức XH, những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống…
- Biện pháp thuyết phục: 0,25đ
+ Thuyết phục bằng lời nói và thuyết phục bằng việc làm.
+ Kết hợp giữa lời nói với việc làm là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất
- Yêu cầu: 0,25đ
+ Nhà GD phải có hiểu biết sâu sắc và có lòng tin vào vấn đề đưa ra thuyết
phục; đồng thời phải bình tĩnh, kiên trì, khéo léo linh hoạt trong thuyết phục.
+ Những nội dung GD phải bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, chân thực.
+ Nhà giáo dục phải sâu sát, nắm chắc các đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ,
lứa tuổi, vốn sống… của đối tượng giáo dục.
+ Phải sử dụng thuyết phục kết hợp với các phương pháp giáo dục khác.
+ Nhà giáo dục phải là những nhân cách mẫu mực và có uy tín.
* Phương pháp bắt buộc, xử phạt là hệ thống những cách thức, biện pháp
tác động giáo dục đối với những quân nhân lơ là, thiếu trách nhiệm hoặc vi 0,5đ
phạm kỷ luật, nhằm ngăn ngừa sai phạm và giúp họ sửa chữa khuyết điểm để
mau chóng tiến bộ.
+ Bắt buộc, xử phạt biểu hiện sự không đồng tình, thái độ lên án của nhà
giáo dục, của xã hội trước những hành vi sai trái của quân nhân.
+ Bắt buộc, xử phạt trong quân đội dựa trên cơ sở thuyết phục.
0,5đ
+ Bắt buộc, xử phạt là PP làm cho đối tượng nhận rõ khuyết điểm để phấn
đấu tiến bộ.
+ Khi thuyết phục và các phương pháp khác đã được sử dụng mà đối tượng
vẫn không sửa chữa tiến bộ mới sử dụng bắt buộc, xử phạt.
- Yêu cầu PP bắt buộc, xử phạt:
+ Bắt buộc, xử phạt phải trên cơ sở thuyết phục, gắn chặt với thuyết phục
và kết hợp với các phương pháp giáo dục khác.
0,5đ
+ Chống các biểu hiện bao che, nương nhẹ; đồng thời chống sự lạm dụng
phương pháp bắt buộc, xử phạt.
+ Khi xử phạt phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ
thể; đảm bảo công khai, công bằng và chính xác.
* Ý nghĩa thực tiễn:
+ Trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt lời nói phải đi đôi với việc làm.

+ Luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi chế độ, qui định của đơn vị, của
quân đội, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Đấu tranh với mọi hiện tượng vi
phạm kỷ luật quân đội
Câu 10: Nêu khái niệm tự giáo dục của quân nhân? Phân tích nội dung phương 5đ
pháp tự thuyết phục và tự phê bình của quân nhân? Ý nghĩa đối với bản thân?
- Khái niệm: Tự giáo dục là sự nỗ lực tự nguyện, tự giác, tích cực của mỗi 0,5đ
quân nhân nhằm phát triển và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của mình
phù hợp với yêu cầu của xã hội và quân đội.
* Phương pháp tự thuyết phục
- Khái niệm: Tự thuyết phục là quá trình quân nhân tự tranh luận với chính
0,5đ
bản thân mình, bằng cách tư duy tích cực dựa trên một số nguyên tắc, tiêu
chuẩn nhất định, so sánh, phân tích tìm ra chân lí và giá trị, xây dựng thái độ
niềm tin, thuyết phục mình hành động theo các giá trị đã xác định.
- Vị trí, vai trò: Tự thuyết phục là phương pháp cơ bản giữ vai trò chủ đạo
trong quá trình tự giáo dục của quân nhân. Phát huy tính tự giác cao ở quân 0,5đ
nhân trong việc tìm kiếm chân lý, lẽ phải, loại bỏ được những động cơ cá nhân
không phù hợp, những quan điểm không đúng đắn.
- Yêu cầu: Muốn vận dụng tự thuyết phục hiệu quả, cần lưu ý mấy điểm sau:
+ Cần xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng, biết đứng trên một quan 0,5đ
điểm, lập trường khoa học nhất định.
+ Cần có sự nỗ lực của ý chí và kĩ năng tư duy nhanh, nhạy, chính xác.
* Phương pháp tự phê bình
- Khái niệm: Tự phê bình là cách thức, quân nhân với thái độ nghiêm túc, tự
0,5đ
xem xét, kiểm điểm lại những tư tưởng, hành vi của mình theo yêu cầu của
quân đội và xã hội, từ đó xác định được phương hướng khắc phục vươn lên
theo các chuẩn mực quân đội và xã hội.
- Vị trí, vai trò: Tự phê bình là một biện pháp tự giáo dục có vai trò rất quan 0,5đ
trọng đối với sự phát triển, tiến bộ của quân nhân.
- Yêu cầu:
+ Tự phê bình cần xuất phát từ mục tiêu giáo dục của quân đội, xã hội; do đó
phải biết xem xét đánh giá mình một cách khách quan, khoa học, chính xác.
Tự phê bình là để phát triển, nhưng rất cần phải hết sức trung thực, thật thà,
thẳng thắn, dũng cảm; biết nghiêm túc sửa chữa khắc phục những sai lầm trong
tính cách, hành vi.

Muốn tự phê bình tốt quân nhân phải ý thức rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ
giáo dục của đơn vị, của quân đội và lấy đó làm chuẩn mực để mình đánh giá,
so sánh và thực hiện.
+ Tự phê bình đòi hỏi thường xuyên tự ý thức về mình, có động cơ tích cực
và biện pháp đúng đắn, thái độ khiêm tốn, cầu tiến bộ. Ngoài ra, quân nhân còn
phải biết dựa vào tập thể để tự phê bình, điều chỉnh những suy nghĩ, hành vi
của mình.
* Liên hệ bản thân: 1đ
- Tăng cường nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, nhằm xây dựng
động cơ, nhu cầu và bồi dưỡng những định hướng giá trị tốt đẹp cho quân nhân.
- Tự trang bị cho mình những kinh nghiệm, tri thức và kỹ năng cuộc sống
cần thiết về tự giáo dục.
- Tích cực hóa hoạt động nhận thức và tự giáo dục của bản thân.
Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn linh hoạt và có hiệu quả
các phương pháp tự giáo dục. Phải sáng tạo khi sử dụng các phương pháp, biện
pháp thì tự giáo dục mới đạt kết quả cao.

You might also like