Khóa Luận Tốt Nghiệp - Nhi - Phường

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 125

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Khoa Hóa Học – Bộ Môn Hóa Dược

NGUYỄN THANH PHƯỜNG


PHẠM HIỀN TUYẾT NHI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ


HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-
GLUCOSIDASE TỪ PHÂN ĐOẠN E, G VÀ O
TRONG CAO ETHYL ACETATE CỦA CỦ
RIỀNG (Alpinia officinarum Hance)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh – 07/2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Khoa Hóa Học – Bộ Môn Hóa Dược

NGUYỄN THANH PHƯỜNG


PHẠM HIỀN TUYẾT NHI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ


HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-
GLUCOSIDASE TỪ PHÂN ĐOẠN E, G VÀ O
TRONG CAO ETHYL ACETATE CỦA CỦ
RIỀNG (Alpinia officinarum Hance)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai


ThS. Nguyễn Xuân Hải

Thành phố Hồ Chí Minh – 07/2023


LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận tốt nghiệp của chúng em hoàn thành đúng yêu cầu đặt ra của
chương trình học. Đóng góp vào sự thành công ấy là những giúp đỡ từ các thầy cô bộ
môn trong suốt quá trình chúng em thực hiện đề tài.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến GS. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai đã cho chúng
em có điều kiện thực hiện đề tài cùng nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Hóa
dược. Chúng em được học kiến thức lý thuyết chuyên môn từ cô, và quy trình làm
việc, kỹ năng nghiên cứu cùng xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực
nghiệm.
Đồng thời, chúng em gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Xuân Hải, thầy đã tận tình
hướng dẫn chúng em viết bài, xử lý các số liệu thực nghiệm thu được để có thành quả
như hôm nay.
Ngoài ra, chúng em xin cảm ơn ThS. Trần Thái Thành, các bạn trong phòng thí
nghiệm Hóa Dược đã giúp đỡ chúng em suốt quá trình thực hiện đề tài, các chia sẻ
kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thao tác thực hiện để đạt kết quả cao nhất.
Cuối cùng, chúng em xin được cảm ơn gia đình vì đã luôn ủng hộ, khích lệ và
chăm sóc trong suốt những ngày em làm thực nghiệm thường xuyên. Sự động viên của
gia đình chính là nguồn động lực to lớn để em cố gắng hết mình hoàn thành khóa luận
một cách tốt nhất.
Chúng em mến chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe, luôn cảm thấy hạnh phúc
trong cuộc sống và thành công trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thanh Phường


Phạm Hiền Tuyết Nhi

iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iv
DANH MỤC VIẾT TẮT..........................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................................ix
DANH SÁCH SƠ ĐỒ.............................................................................................................xiii
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................................xiv
1.TỔNG QUAN VỀ CÂY RIỀNG.............................................................................................2
1.1. Danh pháp....................................................................................................................2
1.2. Mô tả thực vật...............................................................................................................3
1.3. Phân bố, sinh thái.........................................................................................................4
1.4. Cách trồng....................................................................................................................4
1.5. Công dụng dân gian......................................................................................................5
1.6. Thành phần hóa học.....................................................................................................6
1.6.1. Các hợp chất diarylheptanoid...............................................................................6
1.6.1.1. Diarylheptanoid mạch thẳng..........................................................................6
1.6.1.2. Dimeric diarylheptanoid..............................................................................16
1.6.1.3. Diarylheptanoid dị vòng..............................................................................17
1.6.1.4. Prenylated diarylheptanoid..........................................................................19
1.6.2. Các hợp chất flavonoid.......................................................................................20
1.6.3. Các hợp chất phenylpropanoid...........................................................................21
1.6.4. Các hợp chất khác...............................................................................................23
1.7. Hoạt tính sinh học......................................................................................................25
1.7.1. Hoạt tính kháng ung thư......................................................................................25
1.7.2. Hoạt tính kháng viêm..........................................................................................26
1.7.3. Hoạt tính kháng oxy hóa.....................................................................................26
1.7.4. Tác dụng điều hòa lipid.......................................................................................26
1.7.5. Tác dụng của thuốc nội môi................................................................................27
1.7.6. Điều trị rối loạn vận động...................................................................................27
1.7.7. Điều trị vô sinh ở nam.........................................................................................28
1.7.8. Hoạt tính bảo vệ tế bào thần kinh.......................................................................28
2.TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG..................................................................29
2.1. Thực trạng về bệnh đái tháo đường hiện nay tại Việt Nam và Thế Giới...................29
2.2. Định nghĩa bệnh đái tháo đường................................................................................30
2.3. Phân loại bệnh đái tháo đường...................................................................................31

iv
2.3.1. Đái tháo đường loại 1..........................................................................................31
2.3.2. Đái tháo đường loại 2..........................................................................................32
2.3.3. Đại tháo đường loại thai kỳ.................................................................................32
2.4. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường........................................................................32
2.5. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường..................................................................33
2.5.1. Các biến chứng cấp tính......................................................................................33
2.5.2. Các biến chứng mãn tính....................................................................................33
2.6. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường hiện nay...........34
3.MỐI LIÊN HỆ GIỮA VIỆC ỨC CHẾ ENZYME α -GLUCOSIDASE VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG....................................................................................................35
3.1. Giới thiệu về enzyme α-glucosidase..........................................................................35
3.2. Mối liên hệ giữa enzyme α-glucosidase đối với bệnh đái tháo đường.......................36
3.3. Ý nghĩa của việc ức chế hoạt tính của enzyme α-glucosidase trong điều trị bệnh đái
tháo đường............................................................................................................................36
3.4. Các chất ức chế enzyme α-glucosidase......................................................................37
3.4.1. Có nguồn gốc vi sinh vật....................................................................................37
3.4.2. Có nguồn gốc tổng hợp.......................................................................................38
3.4.3. Có nguồn gốc tự nhiên........................................................................................41
3.4.3.1. Hợp chất terpene..........................................................................................41
3.4.3.2. Hợp chất phenylpropanoid..........................................................................43
3.4.3.3. Hợp chất diarylheptanoid............................................................................46
3.4.3.4. Hợp chất flavonoid......................................................................................49
3.4.3.5. Hợp chất chalcone.......................................................................................50
3.4.3.6. Hợp chất alkaloid.........................................................................................50
3.5. Nguyên tắc thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase............................................52
3.6. Đánh giá kết quả thử hoạt tính...................................................................................53
3.6.1. Xác định giá trị phần trăm ức chế.......................................................................53
3.6.2. Xác định giá trị IC50............................................................................................54
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.................................................................................................................54
THỰC NGHIỆM......................................................................................................................56
4.HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ...............................................................................57
4.1. Hóa chất......................................................................................................................57
4.2. Dụng cụ......................................................................................................................57
4.3. Thiết bị.......................................................................................................................57
5.QUY TRÌNH THỬ HOẠT TÍNH ENZYME α-GLUCOSIDASE........................................58
5.1. Chuẩn bị hóa chất.......................................................................................................58
5.2. Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase...............................................58

v
6.QUÁ TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP......................................................................60
6.1. Chuẩn bị nguyên liệu..................................................................................................60
6.2. Quá trình điều chế cao phân đoạn..............................................................................60
6.3. Quá trình phân lập chất từ cao phân đoạn EtOAc......................................................60
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN....................................................................................................56
7.Biện luận cấu trúc các hợp chất phân lập được......................................................................71
7.1. Cấu trúc các hợp chất phân lập được.........................................................................71
7.2. Biện luận cấu trúc các hợp chất phân lập được..........................................................71
7.2.1. Hợp chất 1...........................................................................................................71
7.2.2. Hợp chất 2...........................................................................................................73
7.2.3. Hợp chất 3...........................................................................................................74
7.2.4. Hợp chất 4...........................................................................................................76
7.2.5. Hợp chất 5...........................................................................................................78
7.2.6. Hợp chất 6...........................................................................................................80
7.2.7. Hợp chất 7...........................................................................................................82
7.2.8. Hợp chất 8...........................................................................................................83
8.1. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các cao thô...........................................84
8.2. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của cao phân đoạn EtOAc..........................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................70
9.KẾT LUẬN............................................................................................................................88
10.KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................90
PHỤ LỤC..................................................................................................................................97

vi
DANH MỤC VIẾT TẮT

Food and Drug Cục quản lý Thực phẩm và


FDA
Administration Dược phẩm Hoa Kỳ
NCDs Noncommunicable diseases Bệnh không lây nhiễm
Độ dịch chuyển hóa học của
H, C 1
H-NMR và 13C-NMR
13 Carbon-13 nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
C-NMR
resonance spectroscopy của 13C
1 Proton nuclear magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
H-NMR
resonance spectroscopy của 1H
CD3COCD3 Acetone-d6 Acetone đã deuteri hóa
CDCl3 Chloroform-d Chloroform đã deuteri hóa
MeOD Methanol-d4 Methanol đã deuteri hóa
d Doublet Mũi đôi
EtOAc Ethyl acetate
Hz Hertz
The half maximal inhibitory
IC50 Nồng độ ức chế 50%
concentration
J Hằng số ghép
KTTT Kết tinh tinh thể
s Singlet Mũi đơn
SKC Sắc ký cột
DMSO Dimethyl sulfoxide

vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phân loại khoa học của cây Riềng (A. officinarum)..........................................2
Bảng 2. Nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường loại 2.............................................34
Bảng 3. Dữ liệu phổ của hợp chất 1 trong dung môi CD3COCD3 và 4-
hydroxybenzaldehyde trong dung môi CD3SOCD3......................................................72
Bảng 4. Dữ liệu phổ của hợp chất 2 và p-coumaraldehyde trong dung môi CD3COCD3
.......................................................................................................................................73
Bảng 5. Dữ liệu phổ của hợp chất 3 và trans-p-hydroxycinnamyl acetate trong dung
môi CD3COCD3.............................................................................................................75
Bảng 6. Dữ liệu phổ của hợp chất 4 và trans-coniferyl alcohol diacetate trong dung
môi (CD3COCD3)..........................................................................................................77
Bảng 7. Dữ liệu phổ của hợp chất 5 trong dung môi CDCl3.........................................79
Bảng 8. Dữ liệu phổ của hợp chất 6 và hợp chất 1-O-β-D-glucopyranosyl-4-
allylbenzene (chavicol β-D-glucopyranoside) trong dung môi MeOD.........................81
Bảng 9. Dữ liệu phổ của hợp chất 7 và pinocembrine trong dung môi CDCl3.............83
Bảng 10. Dữ liệu phổ của hợp chất 8 và 5-hydroxymethylfurfural trong dung môi
CD3COCD3....................................................................................................................84
Bảng 11. Giá trị IC50 của các cao thô từ củ Riềng........................................................85
Bảng 12. Giá trị IC50 của 18 cao phân đoạn EtOAc......................................................85

viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Đặc điểm hình thái của Riềng............................................................................3
Hình 2. Cây Riềng (Alpinia officinarum).......................................................................3
Hình 3. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Itokawa và cộng sự năm 1981
.........................................................................................................................................7
Hình 4. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Kuichi và cộng sự năm 1982.7
Hình 5. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Itokawa và cộng sự năm 1985
.........................................................................................................................................8
Hình 6. Octahydeocurcumin được phân lập bởi Itokawa và cộng sự năm 1986............8
Hình 7. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Shin và cộng sự năm 2002....9
Hình 8. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Liu và cộng sự năm 2003......9
Hình 9. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Matsuda và cộng sự năm 2006
.........................................................................................................................................9
Hình 10. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Fan và cộng sự năm 2007..10
Hình 11. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Fan và cộng sự năm 2007..10
Hình 12. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Tian và cộng sự năm 2008 12
Hình 13. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Zhang và cộng sự năm 2010
.......................................................................................................................................13
Hình 14. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Ling và cộng sự năm 2010 13
Hình 15. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi An và cộng sự năm 2010...14
Hình 16. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Liu và cộng sự năm 2014. .14
Hình 17. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Tang và cộng sự năm 201515
Hình 18. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Zhang và cộng sự năm 2015
.......................................................................................................................................15
Hình 19. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Honmore và cộng sự năm
2016...............................................................................................................................15
Hình 20. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Zhang và cộng sự năm 2018
.......................................................................................................................................16
Hình 21. Dimeric diarylheptanoid phân lập bởi Sun và cộng sự năm 2008.................16
Hình 22. Dimeric diarylheptanoid được phân lập bởi Liu và cộng sự năm 2012 và
2014...............................................................................................................................17
Hình 23. Diarylheptanoid chứa vòng furan được phân lập bởi Sun và cộng sự năm
2008...............................................................................................................................17
Hình 24. Diarylheptanoid mang dị vòng chứa liên kết peroxide được phân lập bởi Liu
và cộng sự năm 2016.....................................................................................................18

ix
Hình 25. Diarylheptanoid có chứa một đơn vị flavonol được phân lập bởi Ling và
cộng sự năm 2010..........................................................................................................18
Hình 26. Alkaloid của bi-diarylheptanoid có chứa vòng pyridine được phân lập bởi An
và cộng sự năm 2010.....................................................................................................18
Hình 27. Alkaloid của diarylheptanoid có chứa vòng pyridine được phân lập bởi Zhao
và cộng sự năm 2012.....................................................................................................19
Hình 28. Alpinidinoid C được phân lập bởi Lei Shi và cộng sự năm 2020.................19
Hình 29. Prenylated diarylheptanoid được phân lập bởi Xin và cộng sự năm 2017....20
Hình 30. Diarylheptanoid chứa một đơn vị monoterpene được phân lập bởi An và
cộng sự năm 2010..........................................................................................................20
Hình 31. Một vài hợp chất flavonoid phân lập được từ củ Riềng................................21
Hình 32. Các hợp chất phenylpropanoid được phân lập bởi Ly và cộng sự năm 200322
Hình 33. Các hợp chất phenylpropanoid được phân lập bởi Matsuda và cộng sự năm
2006...............................................................................................................................23
Hình 34. Các hợp chất phenylpropanoid được phân lập bởi Matsuda và cộng sự năm
2006...............................................................................................................................23
Hình 35. Các hợp chất glycoside được phân lập bởi Ly và cộng sự năm 2002...........24
Hình 36. Pyrone được phân lập bởi Fan và cộng sự năm 2007....................................24
Hình 37. Các hợp chất diterpene phân lập bởi Lee và cộng sự năm 2005...................24
Hình 38. Sesquiterpene được phân lập bởi Sheng-mei và cộng sự năm 2012.............25
Hình 39. Cơ chế hoạt động của insulin.........................................................................31
Hình 40. Cơ chế bệnh đáo tháo đường.........................................................................31
Hình 41. Các biến chứng mãn tính của bệnh đái tháo đường.......................................34
Hình 42. Cấu trúc của enzyme α-glucosidase...............................................................35
Hình 43. Sự thủy phân liên kết α-1,4-D-glycosidase của cơ chất để giải phóng α-D-
glycose...........................................................................................................................35
Hình 44. Chất ức chế enzyme α-glucosidase có nguồn gốc vi sinh vật.......................38
Hình 45. Chất ức chế enzyme α-glucosidase có nguồn gốc tổng hợp và được sử dụng
làm thuốc.......................................................................................................................38
Hình 46. Các dẫn xuất của N-phenylphthalimide được tổng hợp có hoạt tính ức chế
enzyme α-glucosidase...................................................................................................39
Hình 47. Các hợp chất có cấu tạo tương tự với salacinol được tổng hợp có hoạt tính ức
chế enzyme α-glucosidase trong ruột non của chuột.....................................................39
Hình 48. Các dẫn xuất của 2,4-dihydroxy-5-methylacetophenone được tổng hợp có
hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase.........................................................................39

x
Hình 49. Các dẫn xuất từ chrysin, diosmetin, apigenin và luteolin được tổng hợp có
hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase.........................................................................40
Hình 50. Hợp chất terpene có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ
rễ Salacia hainanensis...................................................................................................41
Hình 51. Hợp chất saponin có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập
từ lá Schefflera sessiliflora............................................................................................42
Hình 52. Hợp chất cycloartane-triterpene sulfates có hoạt tính ức chế enzyme α-
glucosidase được phân lập từ tảo đỏ Tricleocarpa fragilis...........................................42
Hình 53. Hợp chất terpen có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ
thân của Ganoderma resinaceum..................................................................................43
Hình 54. Hợp chất phenylpropanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được
phân lập từ Bọ mẩy hôi.................................................................................................44
Hình 55. Hợp chất phenylpropanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được
phân lập từ P. corylifolia...............................................................................................44
Hình 56. Hợp chất phenylpropanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được
phân lập từ Clinopodium chinense................................................................................45
Hình 57. Hợp chất phenylpropanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được
phân lập từ cây Hemiphragma heterophyllum..............................................................46
Hình 58. Hợp chất diarylheptanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase phân lập
từ củ Dioscorea opposita..............................................................................................46
Hình 59. Hợp chất curcuminoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân
lập từ Nghệ....................................................................................................................47
Hình 60. Hợp chất 2,6-epoxydiarylheptanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-
glucosidase phân lập từ Thảo quả.................................................................................48
Hình 61. Hợp chất diarylheptanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase phân lập
từ Thảo quả....................................................................................................................48
Hình 62. Hợp chất flavonoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập
từ Microctis folium........................................................................................................49
Hình 63. Hợp chất flavonoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập
từ lá cây Gynura medica...............................................................................................49
Hình 64. Các hợp chất flavonoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân
lập từ Clinopodium chinense.........................................................................................50
Hình 65. Các hợp chất chalcone có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân
lập từ Broussonetia papyrifera......................................................................................50
Hình 66. Hợp chất alkaloid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập
từ lá của cây Dâu tằm....................................................................................................51
Hình 67. Các hợp chất pyrrole alkaloid được phân lập từ thân của Nấm khiêu vũ có
hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase.........................................................................52

xi
Hình 68. Hợp chất acridone alkaloid được phân lập từ vỏ thân cây Oriciopsis
glaberrima có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase.................................................52
Hình 69. Phản ứng thủy phân của α-glucosidase với cơ chất p-nitrophenyl-α-D-
glucopyranoside.............................................................................................................53
Hình 70. Cấu trúc các hợp chất phân lập được từ phân đoạn E, G và O trong cao chiết
EtOAc của A. officinarum.............................................................................................71
Hình 71. Cấu trúc của hợp chất 1.................................................................................72
Hình 72. Cấu trúc của hợp chất 4-hydroxybenzaldehyde.............................................73
Hình 73. Cấu trúc của hợp chất 2.................................................................................73
Hình 74. Cấu trúc của hợp chất p-coumaraldehyde......................................................74
Hình 75. Cấu trúc của hợp chất 3.................................................................................74
Hình 76. Tương quan HMBC của hợp chất 3...............................................................76
Hình 77. Cấu trúc của hợp chất trans-p-hydroxycinnamyl acetate..............................76
Hình 78. Cấu trúc của hợp 4.........................................................................................76
Hình 79.Tương quan HMBC của hợp chất 4................................................................78
Hình 80. Cấu trúc của hợp chất trans-coniferyl alcohol diacetate...............................78
Hình 81. Cấu trúc của hợp chất 5.................................................................................78
Hình 82. Tương quan HMBC của hợp chất 5...............................................................79
Hình 83. Cấu trúc của hợp chất 1'-hydroxyeugenol acetate.........................................80
Hình 84. Cấu trúc của hợp chất 6.................................................................................80
Hình 85. Tương quan HMBC của hợp chất 6...............................................................82
Hình 86. Cấu trúc của hợp chất 1-O-β-D-glucopyranosyl-4-allylbenzene (chavicol β-D
glucopyranoside)...........................................................................................................82
Hình 87. Cấu trúc của hợp chất 7.................................................................................82
Hình 88. Cấu trúc của hợp chất pinocembrine.............................................................83
Hình 89. Cấu trúc của hợp chất 8.................................................................................84
Hình 90. Cấu trúc của hợp chất 5-hydroxymethylfurfural...........................................84
Hình 91. Cấu trúc các hợp chất phân lập được.............................................................88

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Mối liên hệ giữa enzyme α-glucosidase và bệnh đái tháo đường...................36
Sơ đồ 2. Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase...................................59

xii
Sơ đồ 3. Quy trình điều chế cao phân đoạn củ Riềng...................................................60
Sơ đồ 4. Quy trình tách các phân đoạn từ cao EtOAc của củ Riềng.............................61
Sơ đồ 5. Hợp chất 5 được phân lập từ phân đoạn E.....................................................62
Sơ đồ 6. Hợp chất 4 được phân lập từ phân đoạn G.....................................................64
Sơ đồ 7. Các phân đoạn con từ 1-14 của phân đoạn O.................................................65
Sơ đồ 8. Hợp chất 2 được phân lập từ phân đoạn O4...................................................65
Sơ đồ 9. Hợp chất 8 được phân lập từ phân đoạn O5...................................................66
Sơ đồ 10. Hợp chất 1 được phân lập từ phân đoạn O8.................................................67
Sơ đồ 11. Hợp chất 3 và 7 được phân lập từ phân đoạn O3.........................................67
Sơ đồ 12. Hợp chất 6 được phân lập từ phân đoạn O10...............................................69

xiii
LỜI NÓI ĐẦU
Chi Riềng (Alpinia) là một trong những chi quan trọng nhất của họ Gừng
(Zingiberaceae), từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền ở Việt
Nam và Trung Quốc, được biên soạn vào dược điển Trung Quốc (2005). Nghiên cứu
khoa học hiện đại cho thấy chi Alpinia chứa hàm lượng lớn các hợp chất
diarylheptanoid, có nhiều hoạt tính sinh học quý giá như: kháng khuẩn, gây độc tế bào
ung thư, giảm lipid máu… Alpinia offiinarum Hance (một loài của chi Alpinia) đóng
góp nhiều hợp chất nhóm này, đã được phân lập và xác định.

Theo điều tra của Viện Công nghệ Sinh học Mỹ năm 2018, sẽ có khoảng 40 triệu
người đái tháo đường loại 2 bị thiếu hụt insulin trong điều trị bệnh vào năm 2030. Do
đó, sàng lọc các hợp chất ức chế enzyme α- glucosidase mở ra hướng điều trị mới cho
người bệnh đái tháo đường lệ thuộc insulin trong việc kiểm soát lượng đường trong
máu bằng cách cản trở quá trình tiêu hóa carbohydrate. Acarbose, miglitol là thuốc cản
trở quá trình tiêu hóa carbohydrate đã được phê duyệt và điều trị đái tháo đường hữu
hiệu hiện nay.

Trong nghiên cứu này chúng tôi hy vọng sàng lọc được những dược chất quý từ
Alpinia offiinarum Hance có khả năng ức chế mạnh enzyme α- glucosidase, tiềm năng
trong ứng dụng làm thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường đặc biệt
là các bệnh nhân đái tháo đường loại 2, cũng như định hướng quy hoạch vùng dược
liệu nâng cao năng suất nông nghiệp cho Việt Nam.

xiv
TỔNG QUAN
1. TỔNG QUAN VỀ CÂY RIỀNG
1.1. Danh pháp
Các loài thực vật thuộc họ Zingiberaceae (họ Gừng) có nhiều hoạt tính
sinh học như: sát trùng, chống dị ứng và chống ngứa của Curcuma longa,
Curcuma zedoaria và Alpinia galanga. Chi Alpinia là một trong những chi
quan trọng nhất của Zingiberaceae. Alpinia officinarum Hance thuộc chi
Alpinia, là một loại gia vị được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Trung Quốc
trong hơn 1000 năm, là dược liệu được biên soạn vào Dược điển Trung Quốc
(2005). Bảng 1 dưới đây trình bày phân loại khoa học của cây Riềng.
Bảng 1. Phân loại khoa học của cây Riềng (A. officinarum)

Tên đồng nghĩa Languas officinarum (Hance)


Tên khoa học Alpinia officinarum (Hance)
Giới Plantae (Thực vật)
Bộ Zingiberates (Gừng)
Họ Zingiberaceae (Gừng)
Phân họ Alpinioideae (Gừng)
Tông Alpinieae (Riềng)
Chi Alpinia (Riềng)
Loài Alpinia officinarum (Riềng)

Riềng còn có nhiều tên khác như Riềng thuốc, Cao Lương Khương (là thân rễ phơi khô của
cây Riềng, vì là một loại “Gừng” mọc ở quận Cao Lương, do đó có tên này (Khương là
Gừng)), Tiểu Lương Khương, Phong Khương, Co Khá (Thái), Kìm Sung (Dao).1
Ở các quốc gia khác nhau, Riềng còn được gọi với nhiều tên như Java
galangal, Siamese galangal (Anh); vrai galanga, galanga officinal, Petit
galangal (Pháp); Chitrarathai chooranam (Ấn Độ/Tamil), Aichhia, Dum aidu
(Ấn Độ/Mizoram); Khoulanjan (Iran); Ryokyo (Nhật Bản); Khoudenjal
(Morocco); Kulanja (Yemen); Havlıcan (Thổ Nhĩ Kỳ); Kha Ling (Thái Lan);
Galangat (Hà Lan).1,2

2
1.2. Mô tả thực vật
Riềng là cây thảo, cao 1-1.5 m. Thân rễ hình trụ dài, mọc bò ngang,
đường kính khoảng 2 cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành những đốt
không đều. Lá không cuống, mọc so le thành hai dãy, hình mác hẹp, dài 25-40
cm, rộng 2-3 cm, gốc thon, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt
dưới nhạt; bẹ lá dạng vảy, có khía, lưỡi bẹ dạng vảy nhọn (Hình 1,2).1

Hoa (A), sắp xếp thành chùm, đầu tận cùng, mọc thẳng hoặc hơi cong, hình lưỡi liềm, tràng
hoa màu trắng, thùy tràng hoa hình thuôn dài; Thuốc thô (B), có dạng hình trụ, cong, có
nhánh, màu nâu đến nâu sẫm, có nếp nhăn dọc mịn và các liên kết lượn sóng màu nâu xám.
Hình 1. Đặc điểm hình thái của Riềng

Hình 2. Cây Riềng (Alpinia officinarum)

Riềng có cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy thẳng, có lông mềm, dài
khoảng 10 cm; lá bắc nhỏ, đính trên những gờ nổi ngắn; hoa mọc khít nhau; đài
hình ống, hơi loe ở đầu, có lóng, chia 3 răng ngắn; tràng có ống ngắn, có lông ở
cả hai mặt, có 3 thù tù lõm, thùy lưng lớn hơn; bao phấn hình chữ nhật, nhẵn,

3
nhị lép hình dùi ngắn và tù, cánh môi to màu trắng có vân đỏ; bầu có lông. Quả
hình cầu, có lông (Hình 1).1 Mùa ra quả của Riềng là từ tháng 5 đến tháng 9.1
1.3. Phân bố, sinh thái
Cây Riềng được trồng hoang và được trồng khắp nước ta để làm gia vị
và làm thuốc, có cả ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Đài
Loan).3
Alpinia Roxb. là một chi lớn, với khoảng 230 loài đã được ghi nhận ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và một số
đảo ở Thái Bình Dương. Khu vực Nam và Đông Nam châu Á tập trung nhiều
loài; riêng ở Việt Nam đã có 24 loài, trong đó có cây Riềng.1
A. officinarum còn được gọi là “Gaoliangjiang” trong tiếng Trung và
“Riềng” trong tiếng Việt là một loại thảo dược thân rễ lâu năm được phân bố
rộng rãi ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Quốc.
Tại Việt Nam Riềng được trồng rộng rãi trong nhân dân. Cây mọc tốt ở
khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, do đó trồng ở vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai),
Sĩn Hồ (Lai Châu) …. có mùa đông lạnh kéo dài, cây sinh trưởng, phát triển
chậm. Riềng ưa ẩm, ưa bóng nên trồng xen ở vườn cây ăn quả (nhất là vườn
chuối) thấy tốt hơn trồng trên cánh đồng. Cây không chịu được ngập úng, có thể
hơi chịu hạn. Thân rễ nằm ngang cách mặt đất 3-5 cm, sẽ mọc lên nhiều chồi
vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Hiện nay chưa quan sát được cây con mọc từ
hạt.1
1.4. Cách trồng
Riềng sinh trưởng mạnh vào mùa hè và tàn lụi vào mùa đông. Cây ưa
bóng nhưng cũng sống tốt ngoài nắng.1
Riềng nhân giống bằng mầm củ. Chọn đoạn thân rễ có mầm, nặng 50-60
kg để làm giống. Có thể trồng Riềng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân.
Chọn đất ẩm, nhiều màu mỡ (nơi có bóng càng tốt), bổ hốc với khoảng cách 30
×40 hoặc 30×50 cm, bón lót ít phân chuồng mục, rồi đặt mầm. Dùng đất nhỏ
lắp đầy hốc, phủ rơm rạ lên trên và tưới ẩm. Chú ý đặt mầm ngủ hướng lên trên
mặt. Sau khi cây mọc, thỉnh thoảng làm cỏ, xới nông và vun nhẹ. Cuối xuân và
đầu hè, cây sinh trường mạnh, cần tưới thúc bằng nước phân chuồng hoặc bón
thêm NPK để tăng năng suất thân rễ.1

4
Riềng mọc khỏe, ít bị sâu bệnh hại.1
Riềng củ thu hoạch quanh năm, thường đào vào mùa thu đông hoặc sang
xuân trước vụ mưa phùn để dễ phơi sấy. Loại trồng thì đào vào tháng 7-10. Đào
về, rửa sạch đất, cắt bỏ lá và rễ con, vẩy lá rồi cắt thành từng đoạn 4-6 cm, phơi
khô là được. Riềng có thể được dùng tươi hoặc thái lát, phơi hay sấy khô.1
1.5. Công dụng dân gian
Các bộ phận thường được dùng từ Riềng bao gồm thân rễ (củ) đã loại bỏ
rễ con, vết lá còn lại, rửa sạch, cắt thành phiến, rồi phơi hay sấy khô.1
Củ Riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn,
giảm đau, tiêu thực. Quả Riềng có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng.
giảm đau, cầm nôn, ợ hơi.1
Theo dân gian Việt Nam, củ Riềng được dùng để kích thích tiêu hóa, ăn
ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đi lỏng, nôn mửa, ợ hơi, đau dạ dày, cảm
sốt, sốt rét, đôi khi chữa đau răng.3
Ở phía đông bắc của Ấn Độ, các loài Alpinia thường được sử dụng để
điều trị các bệnh như nấm da, sâu răng, đau bụng, đầy hơi, viêm nhiễm… Ở
Marocco, hỗn hợp của Riềng với các thảo dược khác được sử dụng làm thuốc
truyền thống để điều trị các bệnh như phụ khoa và rối loạn cơ xương.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, thân rễ xay được chế biến dưới dạng thuốc sắc và dùng
đường uống để điều trị chống ho của người dân ở huyện Antakya, tỉnh Hatay,
bên cạnh đó, một hỗn hợp của Riềng, nước chanh, mật ong và Gừng được dùng
để điều trị bệnh cúm.
Ở Trung Quốc, thì thân rễ được sử dụng để điều trị cảm lạnh thông
thường và ho ở tỉnh Tứ Xuyên. Ngoài ra, đã có báo cáo về việc sử dụng Riềng
để điều trị bệnh tiểu đường và động kinh ở Jordan và Iran.2
Ở Nga, củ Riềng được sử dụng để tạo hương vị cho giấm và rượu. Bên
cạnh đó, cây được sử dụng như một loại gia vị bởi người Estonians và Litva và
để pha chế trà bởi người Tartars.2
 Các bài thuốc
Chữa đau bụng, nôn mửa: Riềng 8g, Đại táo 1 quả. Sắc với 300mL
nước, còn 100mL chia 2 - 3 lần uống trong ngày.1

5
Chữa tiêu chảy: Có 3 bài thuốc. Bài thuốc thứ nhất gồm Riềng, củ Gấu,
Gừng khô, Sa nhân, Trần bì với lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi
lần 6g. Bài thuốc thứ hai gồm Riềng 200g, Quế 120g, vỏ Vối 80g, các vị tán
qua, mỗi lần 12g sắc uống. Bài thuốc thứ ba gồm Riềng 20g, nụ Sim 80g, dùng
dưới dạng bột hoặc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g.1
Chữa phong thấp, cước khí, buồn nôn: Riềng, vỏ Quýt, hạt Tử tô, lượng
bằng nhau, tán nhỏ, viên với mật, uống với rượu, mỗi lần uống 5g ngày hai lần.1
Chữa cảm sốt, sốt rét kém ăn: Riềng tẩm dầu vừng sao 40g, Can khương
nướng 40g. Hai vị tán nhỏ, trộn với mật lợn làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày
uống 15-20 viên.1
Chữa sốt rét: Bột Riềng 1000g, bột Thường sơn 3000g, bột Gừng khô,
Quế khô, bột Thảo quả mỗi vị 2000g. Các vị tán nhỏ, làm viện hoàn to bằng hạt
ngô. Mỗi ngày uống 20 hoàn, trước khi lên cơn.1
Chữa đau tức xói lên tim, toát mồ hôi lạnh, suyễn thở: Riềng, Ô dược
(ngâm rửa với rượu một đêm), Hồi hương, Thanh bì, các vị đều bằng nhau, sao
tán nhỏ, uống mỗi lần 4 g ngày 2 lần với rượu đun nóng và đồng tiện.1
Chữa đau dạ dày: Riềng rửa rượu 7 lần, sấy khô, tán nhỏ. Hương phụ rửa
giấm 7 lần, sấy khô, tán nhỏ. Hai vị trộn đều, làm thành viên. Mỗi lần uống 5 g
khi có cơn đau.1
Chữa hắc lào: Củ Riềng già (tán nhỏ) 100g, ngâm với cồn 90 o (200mL),
càng lâu càng tốt. Ngày bôi vài lần. Hoặc lấy củ Riềng giã nhỏ trộn với nhựa
Chuối và ít vôi bột làm thuốc bôi.1
1.6. Thành phần hóa học
Phần lớn các hợp chất được phân lập từ chi này cho thấy nhiều tiềm
năng y học và thường có cấu trúc hóa học mới lạ. Cho đến nay, khoảng 200 hợp
chất đã được phân lập và xác định từ 45 loài thuộc chi Alpinia, bao gồm cả
diarylheptanoid, terpen, flavonoid, phenylpropanoid, dầu dễ bay hơi, lignin…
Đánh giá toàn diện, có thể rút ra kết luận rằng, diarylheptanoid, terpene và
flavonoid có rất nhiều trong chi này.
1.6.1. Các hợp chất diarylheptanoid
Diarylheptanoid là hợp chất tự nhiên thường xuyên được phân lập nhất
từ củ và được coi là thành phần chính của Riềng.2

6
1.6.1.1. Diarylheptanoid mạch thẳng
Năm 1981, Itokawa và cộng sự đã phân lập 4 hợp chất (4E)-1,7-
diphenylhept-4-en-3-one, (4E)-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylhept-
4-en-3-one, 5-hydroxy-1,7-diphenylheptan-3-one và 5-hydroxy-7-(4-hydroxy-
3-methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one từ củ Riềng ở Trung Quốc (Hình 3).4

R1 R2
H H (4E)-1,7-Diphenylhept-4-en-3-one
OH OCH3 (4E)-7-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-
1-phenylhept-4-en-3-one

R1 R2
H H 5-Hydroxy-1,7-diphenylheptan-3-one
OH OCH3 5-Hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-
phenylheptan-3-one
Hình 3. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Itokawa và cộng sự năm 1981

Năm 1982, Kuichi và cộng sự phân lập từ cao chiết chloroform của củ
Riềng mua ở chợ Nhật Bản thu được hợp chất dirarylheptanoid mạch thẳng 7-
(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenyl-3,5-heptadione (Hình 4).5

7-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenyl-3,5-heptadione
Hình 4. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Kuichi và cộng sự năm 1982

Năm 1985, Itokawa và cộng sự tiếp tục phân lập hợp chất từ củ Riềng
Trung Quốc và thu được 3 hợp chất mới là: (4E)-7-(4-hydroxyphenyl)-1-
phenylhept-4-en-3-one, 5-methoxy-1,7-diphenylheptan-3-one và 5-methoxy-7-
(4-hydroxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one, và lần đầu tiên hợp chất 5-hydroxy-
1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)heptan-3-one, chứa 2 vòng phenyl, được
phân lập từ chi Alpinia, bên cạnh đó là hợp chất 5-hydroxy-1,7-diphenylheptan-
7
3-one, 5-hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one đã
phân lập trước đó (Hình 5).4

(4E)-7-(4-Hydroxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3- 5-Hydroxy-1,7-bis(4-hydroxy-3-
one methoxyphenyl)heptan-3-one

H 5-Methoxy-1,7-diphenylheptan-3-one

OH 5-Methoxy-7-(4-hydroxyphenyl)-1-
phenylheptan-3-one

Hình 5. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Itokawa và cộng sự năm 1985
Năm 1986, Itokawa tiếp tục cùng cộng sự phân lập được
octahydrocurcumin từ cao chiết petroleum ether củ riềng Trung Quốc (Hình
6).61

Octahydeocurcumin

Hình 6. Octahydeocurcumin được phân lập bởi Itokawa và cộng sự năm 1986
Năm 2002, Shin và cộng sự phân lập các hợp chất diarylheptanoid mạch
thẳng từ củ Riềng lấy ở thành phố Osaka, Nhật Bản là 5-hydroxy-7-(4-
hydroxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanone, (3R,5R)-1-(4-hydroxyphenyl)-7-phenyl-
3,5-heptanediol, 1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-phenyl-3,5-heptanediol, 5-
hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-(4-hydroxyphenyl)-3-heptanone và
5-hydroxy-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-(4-hydroxyphenyl)-3-heptanone
(Hình 7).6

8
5-Hydroxy-7-(4-hydroxyphenyl)-1- (3R,5R)-1-(4-Hydroxyphenyl)-7-phenyl-
phenylheptan-3-one 3,5-heptanediol

1-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-phenylheptane-3,5-diol

R1 R2 R3
H OH OCH3 (5R)-5-Hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-
(4-hydroxyphenyl)-3-heptanone
OCH3 OH H (5R)-5-Hydroxy-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-
(4-hydroxyphenyl)-3-heptanone
Hình 7. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Shin và cộng sự năm 2002

Năm 2003, Liu và cộng sự đã phân lập hợp chất mới 7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-5-methoxy-1-phenylheptan-3-one từ củ Riềng được mua từ
thành phố Oakland (California) (Hình 8).7

7-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-5-methoxy-1-oonephenylheptan-3-one

Hình 8. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Liu và cộng sự năm 2003

Năm 2006, Matsuda và cộng sự phân lập từ củ Riềng trồng ở Trung


Quốc hợp chất 3,5-dihydroxy-1,7-diphenylheptane (Hình 9).8

3,5-Dihydroxy-1,7-diphenylheptane

Hình 9. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Matsuda và cộng sự năm 2006

9
Năm 2007, Fan và cộng sự phân lập hợp chất diarylheptanoid mạch
thẳng mới (4E)-6-hydroxy-1,7-diphenylhept-4-en-3-one từ củ Riềng ở Trung
Quốc, bên cạnh các chất đã phân lập như 1,7-diphenyl-4-en-3-heptanone và
1,7-diphenyl-5-methoxy-3-heptanone (Hình 10).9

(4E)-6-Hydroxy-1,7-diphenylhept-4-en-3-one

Hình 10. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Fan và cộng sự năm 2007

Năm 2008, Sun và cộng sự đã phân lập từ củ Riềng lấy từ tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc thu được các hợp chất alpinoid B, alpinoid C, (5R)-5-hydroxy-7-
(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one, (5R)-7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-5-methoxy-1-phenylheptan-3-one, (5R)-5-hydroxy-1,7-
diphenylheptan-3-one , cùng với các hợp chất đã biết như (4E)-7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3-one, (4E)-7-(4-hydroxyphenyl)-1-
phenylhept-4-en-3-one, (4E)-1,7-diphenylhept-4-en-3-one và alpinoid E (Hình
11).10,11

R1 R2
OCH3 OH Alpinoid B
H H Alpinoid C

R1 R2 R3
(5R)-5-Hydroxy-7-(4-hydroxy-3-
OH OH OCH3
methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one
OH H H (5R)-5-Hydroxy-1,7-diphenylheptan-3-one
(5R)-7-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-5-
OCH3 OH OCH3
methoxy-1-phenylheptan-3-one

10
Alpinoid E
Hình 11. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Fan và cộng sự năm 2007

Cùng năm 2008, Tian và cộng sự phân lập từ cao chiết chloroform của
củ Riềng Trung Quốc thu được các hợp chất diarylheptanoid mạch thẳng là
(4E)-7-(3,4-dihydroxyphenyl)-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)hept-4-en-3-one,
(4E,6E)-5-hydroxy-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-phenylhepta-4,6-dien-3-
one, (5S)-5-hydroxy-7-(3,4-dihydroxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanone, (5R)-1-
(3,4-dihydroxyphenyl)-5-hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-3-
heptanone, (4E)-7-(3,4-dihydroxy-5-methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3-one,
(3R,5R)-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-phenyl-3,5-heptandiol, (3R,5R)-1,7-
bis(4-hydroxyphenyl)-3,5-heptandiol và (3R,5R)-1-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-7-(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5-heptandiol (Hình 12).12

(4E)-7-(3,4-Dihydroxyphenyl)-1-(4-hydroxy-3- (4E,6E)-5-Hydroxy-1-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)hept-4-en-3-one methoxyphenyl)-7-phenylhepta-4,6- dien-3-one

(5S)-5-Hydroxy-7-(3, 4-dihydroxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanone

R1 R2 R3
(5R)-1-(3,4-Dihydroxyphenyl)-5-hydroxy-7-
OH OH H
(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-3-heptanone

11
(4E)-7-(3,4-Dihydroxy-5-methoxyphenyl)-1-
H H OH
phenylhept-4-en-3-one

R1 R2 R3 R4
(3R,5R)-1-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-
H H OCH3 OH
phenyl-3,5-heptandiol
(3R,5R)-1,7-bis(4-Hydroxyphenyl)-3,5-
OH H H OH
heptandiol
(3R,5R)-1-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-
OH OH OCH3 OH
(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5-heptandiol

Hình 12. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Tian và cộng sự năm 2008

Năm 2010, Zhang và cộng sự phân lập từ cao chiết EtOAc của củ Riềng
lấy ở Thượng Hải, Trung Quốc và thu được 3 hợp chất mới là (4E)-7-(3,4-
dihydroxy-5-methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3-one, (5E)-1,7-diphenylhept-
5-en-3-one và (1E)-1,7-diphenyl-4-(2-phenylethyl)hept-1-ene-3,5-dione, bên
cạnh các hợp chất đã biết là 1,7-diphenyl-4-heptene-3-one, 7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-1-phenyl-4-heptene-3-one, 1,7-diphenyl-5-hydroxy-3-
heptanone, 5-hydroxy-7-(4-hydroxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanone, 5-hydroxy-
7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanone, 5-methoxy-7-(4-
hydroxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanone, 5-methoxy-7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanone, 1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-
phenyl-5-hydroxy-4, 6-heptadiene-3-one, 1,7-diphenyl-3,5-heptadione và 5-
hydroxy-1,7-diphenyl-6-heptene-3-one (Hình 13).13

(4E)-7-(3,4-Dihydroxy-5-methoxyphenyl)-1-
(5E)-1,7-Diphenylhept-5-en-3-one
phenylhept-4-en-3-one

12
(1E)-1,7-Diphenyl-4-(2-phenylethyl)hept-1-ene-
1,7-Diphenylheptane-3,5-dione
3,5-dione

(6E)-5-Hydroxy-1,7-diphenylhept-6-en-3-one

Hình 13. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Zhang và cộng sự năm 2010

Cùng năm 2010, Ling và cộng sự phân lập từ củ Riềng lấy ở tỉnh Quảng
Tây, Trung Quốc thu được hợp chất mới (5S)-5-ethoxy-7-(4-hydroxy-3-
methoxy-phenyl)-1-phenyl-3-heptanone (Hình 14).14

(5S)-5-Ethoxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one

Hình 14. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Ling và cộng sự năm 2010

Cùng năm 2010, An và cộng sự phân lập từ cao chiết chloroform của củ
Riềng lấy từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc thu được các hợp chất
diarylheptanoid mạch thẳng gồm (5S)-acetoxy-7-(4-dihydroxyphenyl)-1-
phenyl-3-heptanone, (5R)-7-(3,4-dihydroxy-5-methoxyphenyl)-5-hydroxy-1-(4-
hydroxy-3-methoxyphenyl)heptan-3-one, (5R)-5-hydroxy-7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-1-(4-hydroxyphenyl)heptan-3-one, 1-phenyl-7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-4E-en-3-heptanone, (4E)-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-
(4-hydroxyphenyl)hept-4-en-3-one và 1-phenyl-7-(4-hydroxyphenyl)-4E-en-3-
heptanone (Hình 15).15

13
(4E)-7-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-(4-hydroxyphenyl)hept-4-en-3-one

14
R1 R2
(5R)-7-(3,4-Dihydroxy-5-methoxyphenyl)-5-
OCH3 OH hydroxy-1-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)heptan-3-
one
(5R)-5-Hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-
H H
(4-hydroxyphenyl)heptan-3-one

Hình 15. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi An và cộng sự năm 2010
Năm 2014, Liu và cộng sự phân lập được hợp chất diarylheptanoid mạch
thẳng mới 7-(4-hydroxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one từ cao chiết EtOAc của
củ Riềng lấy ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (Hình 16).16

7-(4-Hydroxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one

Hình 16. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Liu và cộng sự năm 2014

Năm 2015, Tang và cộng sự phân lập các hợp chất (4Z,6E)-5-hydroxy-
1,7-diphenylhepta-4,6-dien-3-one, (5R,6E)-5-hydroxy-1,7-diphenylhept-6-en-3-
one, (5R)-5-ethoxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one,
(5S)-5-hydroxy-7-(3,4-dihydroxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanone và (5R)-5-
hydroxy-7-(4-hydroxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one (Hình 17).17

(4Z,6E)-5-Hydroxy-1,7-diphenylhepta-4,6- (5R,6E)-5-Hydroxy-1,7 diphenylhept-6-en-3-


dien-3-one one

(5R)-5-Ethoxy-7-(4-hydroxy-3- (5S)-5-Hydroxy-7-(3,4-dihydroxyphenyl)-1-
methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one phenyl-3-heptanone

15
(5R)-5-Hydroxy-7-(4-hydroxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one

Hình 17. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Tang và cộng sự năm 2015

Cùng năm 2015, Zhang và cộng sự phân lập từ cao chiết buthanol củ
Riềng Trung Quốc các hợp chất yakuchinone A, oxyphyllacinol,
hexahydrocurcumin and hannokinol (Hình 18).63

Hannokinol Hexahydrocurcumin

Yakuchinone A Oxyphyllacinol

Hình 18. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Zhang và cộng sự năm 2015

Năm 2016, Honmore và cộng sự phân lập từ củ Riềng Ấn Độ hợp chất


7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one và đồng thời điều chế
dẫn xuất 7-(4-acetate-3-methoxy phenyl)-1-phenylheptan-3-one (Hình 19).18

R1 R2

OCH3 OH 7-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one

OCH3 OOCCH3 7-(4-Acetate-3-methoxy phenyl)-1-phenylheptan-3-one

Hình 19. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Honmore và cộng sự năm 2016

Năm 2018, Zhang và cộng sự phân lập từ cao chiết EtOAc của củ Riềng
lấy ở thành phố Hải Khẩu, Trung Quốc thu được hợp chất mới trans-(4R,5S)-
epoxy-1,7-diphenyl-3-heptanone và 7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenyl-
hepta-4E,6E-dien-3-one (Hình 20).19

16
O

7-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-
trans-(4R,5S)-Epoxy-1,7-diphenyl-3-heptanone
phenyl-hepta-4E,6E-dien-3-one

Hình 20. Diarylheptanoid mạch thẳng được phân lập bởi Zhang và cộng sự năm 2018
1.6.1.2. Dimeric diarylheptanoid
Năm 2008, Sun và các cộng sự phân lập ra hợp chất alpinoid A, là một
dimeric diarylheptanoid từ củ Riềng lấy từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Hình
21).10

Alpinoid A

Hình 21. Dimeric diarylheptanoid phân lập bởi Sun và cộng sự năm 2008

Một cuộc nghiên cứu các hợp chất tự nhiên từ củ Riềng còn báo cáo
thêm về sự phân lập của các hợp chất dimeric diarylheptanoid như alpinin A
được phân lập bởi Liu và cộng sự vào năm 2012, alpinin B, alpinin C và alpinin
D cũng được phát hiện bởi Liu và cộng sự vào năm 2014, và các hợp chất trên
đều được phân lập từ cao chiết EtOAc của củ Riềng lấy ở tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc (Hình 22).20,16,21

Alpinin A Alpinin B

17
Alpinin C

Alpinin D
Hình 22. Dimeric diarylheptanoid được phân lập bởi Liu và cộng sự năm 2012 và 2014

1.6.1.3. Diarylheptanoid dị vòng


Năm 2008, Sun và các cộng sự phân lập hai diarylheptanoid chứa vòng
furan 3,6-1,7-diphenylheptane và alpinoid D từ củ Riềng Trung Quốc. Năm 2010,
An và các cộng sự phân lập ra hợp chất 3,6-furan-7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-1-phenylheptane từ cao chiết chloroform của củ Riềng lấy từ
tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc (Hình 23).11,15

R1 R2
H H 3,6-Furan-1,7-diphenylheptane
OH OCH3 Alpinoid D 3,6-Furan-7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-1-phenylheptane

Hình 23. Diarylheptanoid chứa vòng furan được phân lập bởi Sun và cộng sự năm 2008

Diarylheptanoid mang dị vòng chứa liên kết peroxide alpinin E được


phân lập từ cao EtOAc của củ Riềng lấy ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc bởi Liu
và cộng sự vào năm 2016 (Hình 24).22

18
Alpinin E

Hình 24. Diarylheptanoid mang dị vòng chứa liên kết peroxide được phân lập bởi Liu và
cộng sự năm 2016

Diarylheptanoid có chứa một đơn vị flavonol officinin A được Ling và


cộng sự phân lập vào năm 2010 từ cao EtOAc của củ Riềng lấy ở tỉnh Quảng
Tây, Trung Quốc (Hình 25).23

Officinin A

Hình 25. Diarylheptanoid có chứa một đơn vị flavonol được phân lập bởi Ling và cộng sự
năm 2010

Alkaloid của bi-diarylheptanoid có chứa vòng pyridine officinarumane A


được phân lập từ cao chiết chloroform của củ Riềng lấy từ tỉnh Quảng Đông,
Trung Quốc bởi An và cộng sự vào năm 2010 (Hình 26).15

Officinarumane A

Hình 26. Alkaloid của bi-diarylheptanoid có chứa vòng pyridine được phân lập bởi An và
cộng sự năm 2010

Alkaloid của diarylheptanoid có chứa vòng pyridine có tên là officinin B


đươc phân lập từ củ Riềng bởi Zhao và cộng sự vào năm 2012 (Hình 27).2

19
Officinin B

Hình 27. Alkaloid của diarylheptanoid có chứa vòng pyridine được phân lập bởi Zhao và
cộng sự năm 2012

Năm 2020, Lei Shi và cộng sự phân lập được các hợp chất alpinidinoid
C từ củ Riềng Quảng Đông Trung Quốc trong cao chiết petroleum ether (Hình
28).62

Alpinidinoid C

Hình 28. Alpinidinoid C được phân lập bởi Lei Shi và cộng sự năm 2020

1.6.1.4. Prenylated diarylheptanoid


Hai hợp chất prenylated diarylheptanoid là alpinisin A, được phân lập
từ cao chiết chloroform của củ Riềng lấy ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc bởi Wei
và cộng sự vào năm 2016 và 1-phenyl-4-(16,17-dimethyl-9,13-octadiene)-5-
isopentenyl-7-(4-methoxyl-3-hydroxyl-phenyl)-3-heptanone bởi Xin và cộng sự
vào năm 2017 (Hình 29).24,25

20
1-Phenyl-4-(16,17-dimethyl-9,13-octadiene)-5-
isopentenyl-7-(4-methoxyl-3-hydroxyl-phenyl)-3-
Alpinisin A heptanone

Hình 29. Prenylated diarylheptanoid được phân lập bởi Xin và cộng sự năm 2017

Diarylheptanoid chứa một đơn vị monoterpene được phân lập lập từ cao
chiết chloroform của củ Riềng lấy từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bởi An và
cộng sự vào năm 2010 (Hình 30).15

Officinarumane B

Hình 30. Diarylheptanoid chứa một đơn vị monoterpene được phân lập bởi An và cộng sự
năm 2010

1.6.2. Các hợp chất flavonoid


Một vài flavonoid được xác định có trong củ Riềng (Hình 31) bao gồm:
3-Methylethergalangin được phân lập lần đầu tiên từ cao chiết EtOAc
của củ Riềng lấy từ Seoul, Hàn Quốc bởi Shin và cộng sự vào năm 2003.26
Pinobaksin, kaempferide và galangin được phân lập lần đầu tiên từ cao
chiết EtOAc của củ Riềng trồng ở Trung Quốc bởi Matsuda và cộng sự vào
năm 2006.8
Galangin-3-methyl ether được phân lập lần đầu tiên từ cao chiết
methanol của củ Riềng Trung Quốc bởi Tao và cộng sự vào năm 2006.27
Apigenin được phân lập lần đầu tiên từ cao chiết ether của củ Riềng
Trung Quốc bởi Fan và cộng sự vào năm 2007.9

21
Chrysin, tectochrysin, acacetin, kaempferol, quercetin, isorhamnetin,
rutin, izalpinin, và luteolin được phân lập từ cao chiết methanol của củ Riềng,
Hải Nam, Trung Quốc bởi Zhang và cộng sự năm 2015.
Pinocembrine được phân lập từ củ Riềng Trung Quốc bởi Xin và cộng
sự vào năm 2017.25

Pinobaksin Pinocembrine

R1 R2 R3 R4
OH H H OH Apigenin
OCH3 H H OH Acacetin
H OH H OH Galangin
H OCH3 H OH Galangin-3-methyl ether
OCH3 H H OH 3-O-Methylethergalangin
OCH3 OH H OH Kaempferide
OH OH H OH Kaempferol
OH O-rutinose OH OH Rutin
OH OH OH OH Quercetin
H H H OH Chrysin
H H H OCH3 Tectochrysin
OH OH OCH3 OH Isorhamnetin
H OH H OCH3 Izalpinin
OH H OH OH Luteolin
Hình 31. Một vài hợp chất flavonoid phân lập được từ củ Riềng
1.6.3. Các hợp chất phenylpropanoid
Năm 2003, Ly và cộng sự đã phân lập được các hợp chất
phenylpropanoid 4-(1E)-3-methoxy-1-propenyl]phenol, 4-(1E)-3-hydroxy-1-

22
propenyl]phenol, (4E)-1,5-bis(4-hydroxyphenyl)-1-methoxy-2-
(methoxymethyl)-4-pentene, (4E)-1,5-bis(4-hydroxyphenyl)-1-ethoxy-2-
(methoxymethyl)-4-pentene, (4E)-1,5-bis(4-hydroxyphenyl)-2-
(methoxymethyl)-4-penten-1-ol và (4E)-1,5-bis(4-hydroxyphenyl)-2-
(hydroxymethyl)-4-penten-1-ol từ củ Riềng ở Hà Nội, Việt Nam (Hình 32).28

R
OCH3 4-(1E)-3-Methoxy-1-propenyl]phenol
OH 4-(1E)-3-Hydroxy-1-propenyl]phenol

R1 R2
OCH3 OCH3 (4E)-1,5-bis(4-Hydroxyphenyl)-1-methoxy-2-(methoxymethyl)-4-pentene
OCH2CH3 OCH3 (4E)-1,5-bis(4-Hydroxyphenyl)-1-ethoxy-2-(methoxymethyl)-4-pentene
OH OCH3 (4E)-1,5-bis(4-Hydroxyphenyl)-2-(methoxymethyl)-4-penten-1-ol
OH OH (4E)-1,5-bis(4-Hydroxyphenyl)-2-(hydroxymethyl)-4-penten-1-ol

(4E)-1,5-bis(4-Hydroxyphenyl)-1-[(2E)-3-(4-acetoxyphenyl)-2-propenoxy]-2-(methoxymethyl)-4-pentene

Hình 32. Các hợp chất phenylpropanoid được phân lập bởi Ly và cộng sự năm 2003

Matsuda và cộng sự vào năm 2006 đã báo cáo sự phân lập hợp chất acid
3-phenylpropanoic và zingerone từ cao chiết EtOAc của củ Riềng trồng ở
Trung Quốc (Hình 33).8

23
R1 R2 R3
H H OH Acid 3-phenylpropanoic
OCH3 OH H Zingerone

Hình 33. Các hợp chất phenylpropanoid được phân lập bởi Matsuda và cộng sự năm 2006
Năm 2002, Ly và cộng sự phân lập các hợp chất 1-O-β-D-
glucopyranosyl-4-allylbenzene, 1-hydroxy-2-O-β-D-glucopyranosyl-4-
allylbenzene, 1-O-β-D-glucopyranosyl-2-hydroxy-4-allylbenzene, 1,2-di-O-β-D-
glucopyranosyl-4-allylbenzene, 1-O-(6-O-α-L-rhamnopyranosyl-β-D-
glucopyranosyl)-2-hydroxy-4-allylbenzene và 1-O-(6-O-α-L-rhamnopyranosyl-
β-D-glucopyranosyl)-4-allylbenzene từ củ Riềng ở Hà Nội, Việt Nam (Hình
34).29

R1

R2

R1 R2
H Glc 1-O-β-D-Glucopyranosyl-4-allylbenzene
Glc OH 1-Hydroxy-2-O-β-D-glucopyranosyl-4-allylbenzene
OH Glc 1-O-β-D-Glucopyranosyl-2-hydroxy-4-allylbenzene
Glc Glc 1,2-Di-O-β-D-glucopyranosyl-4-allylbenzene

R
OH 1-O-(6-O-α-L-Rhamnopyranosyl-β-D-glucopyranosyl)-2-hydroxy-4-allylbenzene
H 1-O-(6-O-α-L-Rhamnopyranosyl-β-D-glucopyranosyl)-4-allylbenzene

Hình 34. Các hợp chất phenylpropanoid được phân lập bởi Matsuda và cộng sự năm 2006
1.6.4. Các hợp chất khác

24
Nhiều nghiên cứu hợp chất tự nhiên trong củ Riềng còn cho thấy sự tồn
tại của các hợp chất glycoside như các hợp chất (1R,3S,4S)-trans-3-hydroxy-
1,8-cineole β-D-glucopyranoside, benzyl β-D-glucopyranoside và 3-methyl-but-
2-en-1-yl β-D-glucopyranoside được phân lập từ củ Riềng mua ở Hà Nội, Việt
Nam bởi Ly và cộng sự vào năm 2002 (Hình 35).29

(1R,3S,4S)-trans-3-Hydroxy-1,8- Benzyl β-D-glucopyranoside 3-Methyl-but-2-en-1-yl β-D-


cineole β-D-glucopyranoside glucopyranoside

Hình 35. Các hợp chất glycoside được phân lập bởi Ly và cộng sự năm 2002

Một pyrone 6-(2-hydroxy-phenyl)-4-methoxy-2-pyrone được Fan và


cộng sự phân lập từ cao chiết ether của củ Riềng vào năm 2007 (Hình 36).9

6-(2-Hydroxy-phenyl)-4-methoxy-2-pyrone

Hình 36. Pyrone được phân lập bởi Fan và cộng sự năm 2007

Năm 2005, Lee và cộng sự phân lập các hợp chất diterpene trans-p-
coumaroyl diacetate, 4-hydroxycinnamoylaldehyde từ cao chiết dicloromethane
của củ Riềng lấy từ Songkla, Thái Lan (Hình 37).64

trans-p-coumaroyl diacetate 4-hydroxycinnamoylaldehyde

25
Hình 37. Các hợp chất diterpen phân lập bởi Lee và cộng sự năm 2005

Hợp chất alpiniaterpene A là phân tử cadinane sesquiterpene được phân


lập từ cao chloroform của củ Riềng bởi Sheng-Mei và cộng sự vào năm 2012
(Hình 38).30

Alpiniaterpene A

Hình 38. Sesquiterpene được phân lập bởi Sheng-mei và cộng sự năm 2012
Ngoài ra, năm 2019, Chen và các cộng sự phân lập được một số hợp chất
polyphenol như: Shogaol, p-hydroxybenzoic acid, vanillic acid, syringaldehyde,
ferulic acid. 66
1.7. Hoạt tính sinh học
1.7.1. Hoạt tính kháng ung thư
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện từ các cao chiết thô và các hợp chất
cô lập từ củ Riềng ở Hàn Quốc để khảo sát hoạt tính chống tăng sinh và gây độc
tế bào ung thư. Trong nhiều nghiên nghiên cứu đã cho thấy rằng cao chiết
methanol của Riềng gây ra sự chết theo chương trình tế bào ở người đối với tế
bào ung thư vú (MCF-7). Tương tự, cao chiết n-hexane của Riềng có tác dụng
chống tăng sinh vừa phải đối với MCF-7.
Ngoài ra, các cao chiết phân đoạn methanol và cloroform từ củ Riềng đã
được chứng minh là có khả năng ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư phổi
ở người (COR-L23) ở giá trị IC50 tương ứng là 13.3 μg/mL và 5.4 μg/mL.2
Tinh dầu gây ra tác dụng chống tăng sinh rất yếu đối với tế bào ung thư biểu bì miệng
ở người (κB) và tế bào bệnh bạch cầu ở chuột (P388) ở IC 50 tương ứng là 0.72 mg/mL
và 0.08 mg/mL.
Các hợp chất diarylheptanoid được phân lập từ riềng đã đóng góp phần
lớn vào hoạt tính gây độc tế bào. Ví dụ, alpinisin A được phân lập từ củ Riềng
đã ức chế sự gia tăng của tế bào ung thư biểu mô dạ dày ở người (11.42 μM), tế
bào caski (14.78 μM) và tế bào ung thư vú (MCF-7) (15.14 μM). Tương tự, tác
dụng chống tăng sinh mạnh mẽ cũng biểu hiện rõ trên các tế bào u nguyên bào
thần kinh ở người (IMR-32) khi được điều trị bằng các diarylheptanoid như

26
(5R)-5-hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one, (5R)-
7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-5-methoxy-1-phenyl-3-heptanone và hợp chất
(4E)-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3-one ở giá trị IC50
lần lượt là 0.83 μM, 0.23 μM, và 0.11 μM.2
Một loạt công trình nghiên cứu tập trung riêng biệt vào hoạt tính kháng
ung thư của hợp chất galangin chỉ ra rằng hợp chất galangin có tác dụng gây
độc tế bào trên các tế bào ung thư bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư
phổi. Zhang và các cộng sự đã công bố thêm về hiệu quả chống di căn của hợp
chất.2
1.7.2. Hoạt tính kháng viêm
Các nghiên cứu sâu hơn sử dụng mô hình in vivo đã chỉ ra rằng hợp chất
5-hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one (10 mg/kg)
ức chế đáng kể tình trạng phù chân sau bên phải (42.11 %) sau 5 giờ ở chuột,
do đó xác nhận các đặc tính chống viêm của 5-hydroxy-7-(4-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one. Hoạt tính của hợp chất này cao hơn so
với đối chứng dương diclofenac (10 mg/kg) (39.47 %). Tương tự, cao chiết
ethanol 80 % của Riềng (500 mg/kg) cho thấy tác dụng chống viêm thông qua
việc giảm đáng kể thể tích phù nề (38.2 %) trong thời gian phụ thuộc vào chuột
bị viêm khớp. Tuy nhiên, tỷ lệ ức chế thấp so với đối chứng dương
prednisolone (67.42 %).2
1.7.3. Hoạt tính kháng oxy hóa
Bên cạnh hoạt tính kháng viêm thì hoạt tính chống oxy hóa của Riềng
cũng đã được chứng minh. Các nghiên cứu liên quan đến cao chiết từ Riềng đã
được chứng minh cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa in vivo thông qua sự ức chế
MDA (malondialdehyde), superoxide dismutase, catalase và GSH với liều
lượng lần lượt là 1.8 nM/L, 117 µM/mL, 32.9 µM/mL và 7.0 µM/mL ở chuột
đồng.2
1.7.4. Tác dụng điều hòa lipid
Việc tiêu thụ một chế độ ăn uống nhiều chất béo ở các nước phát triển và
một số vùng của châu Á gây tăng xu hướng béo phì. Có rất nhiều phương pháp
tiếp cận để giảm thiểu tình trạng ấy như thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh
hoạt cũng như phẫu thuật điều trị bệnh béo phì hiện đang được áp dụng, tuy

27
nhiên tác động của các phương pháp tiếp cận ấy có giới hạn nhất định. Do đó,
cách tiếp cận dựa trên thuốc hoăc sản phẩm tự nhiên nhằm mục tiêu điều hòa
lipid đang được khám phá. Các nghiên cứu gần đây về tác dụng của Riềng đối
với quá trình trao đổi lipid đã cho kết quả khả quan. Ví dụ, cao chiết nước nóng
của củ đã được chứng minh là có tác dụng ức chế mạnh đối với prostaglandin
(PG) synthetase. Hoạt tính sinh học được cho là của các hợp chất (4E)-7-(4-
hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3-one, 5-hydroxy-1,7-
diphenylheptan-3-one, 5-hydroxy-7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-
phenylheptan-3-one, 7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-5-methoxy-1-
phenylheptan-3-one, (5S)-5-hydroxy-7-(4-hydroxyphenyl)-1-phenylheptan-3-
one và 7-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenyl-3,5-heptadione được phân lập
từ củ Riềng ở giá trị IC50 là 2.0-170 μM.
Trong một nghiên cứu liên quan, phân đoạn EtOAc và 3-
metylethergalagin được phân lập từ thân rễ của Riềng ức chế lipase tuyến tụy ở
giá trị IC50 là 1.3 mg/mL (triolein làm chất nền) khi so sánh với đối chứng
dương orlistat (0.8 mg/mL) giảm đáng kể nồng độ lipid máu trong chuột.2
1.7.5. Tác dụng của thuốc nội môi
Các thuốc nội môi liên tục được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau
bao gồm: chảy máu nhu mô gan, chảy máu cam và xuất huyết tiêu hóa. Một số
nghiên cứu về dụng cân bằng nội môi của Riềng. Ankaferd (ABS) là một chiết
xuất thảo dược bao gồm năm chiết xuất thực vật khác nhau của Riềng, cỏ Xạ
hương, Cam thảo Âu, Nho thường và Tầm ma gốc lạ. Các nghiên cứu in vivo
gần đây liên quan đến thỏ và người đã chứng minh tác dụng cân bằng nội môi
mạnh mẽ của ABS đối với chảy máu đường tiêu hóa, xuất huyết từ mũi, chảy
máu nhu mô gan, chảy máu trong quá trình phẫu thuật như cắt bỏ tuyến, chữa
lành xương và chữa lành vết thương. ABS đã được sử dụng để kiểm soát bệnh
lý tuyến phóng xạ ở một bệnh nhân 70 tuổi đã trải qua phẫu thuật ung thư trực
tràng. Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng thời gian cân bằng
nội môi bằng ABS là 30 giây, có thời gian ngắn hơn đáng kể để chấm dứt chảy
máu cam so với 90 giây được ghi lại đối với adrenaline cộng với lidocain và
gelatin.2
1.7.6. Điều trị rối loạn vận động

28
Các hợp chất phân lập từ A. officinarum cho thấy khả năng ức chế trổng
hợp protein α-synuclein. Enzyme α-synuclein là một loại enzyme có vai trò
trong dẫn truyền xung thần kinh tại chùy xinap. Tuy nhiên, sự tích tụ của
synuclein ở các dạng không tan làm cản trở dẫn truyền xung thần kinh và gây
nên rối loạn vận động như bệnh parkinson.
Tác dụng ức chế của các hợp chất alpinin A, and alpinin B có hoạt tính
mạnh đối với sự tổng hợp α-synuclein làm giảm tích tụ các dạng synuclein đã
được đánh giá bằng chỉ số IC50 lần lượt là: 66.1 và 67.3% so với mẫu đối chứng
DMSO (0.00%). Các α-synuclein tổng hợp được phát hiện bằng phân tích
Western blot. Các hợp chất 1 alpinin A và alpinin B, đặc trưng với sự có mặt
của nhóm thế 3,4-dihydroxy trên vòng benzen, thể hiện hoạt tính ức chế mạnh
nhất chống lại sự tổng hợp α-synuclein, điều này gợi ý rằng có sự có mặt của
nhóm 3,4-dihydroxy trên vòng benzen là rất quan trọng đối với hoạt động ức
chế của chúng. Ngoài ra, khi so sánh hoạt tính ức chế của các hợp chất cô lập,
có thể phỏng đoán càng nhiều nhóm phenolic hydroxyl trên benzen thể hiện
hoạt tính mạnh hơn, điều này cho thấy khả năng ức chế tổng hợp α-synuclein có
tương quan chặt chẽ với số lượng nhóm hydroxyl trên vòng thơm.62
1.7.7. Điều trị vô sinh ở nam
Trong những năm gần đây, các bài thuốc nam được xem như một
phương pháp điều trị vô sinh nam hiệu quả. Fatemeh Kolang và cộng sự vào
năm 2008 tiến hành nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của Riềng trên kết quả
phân tích tinh dịch ở nam giới bị vô sinh tự phát. Trong thử nghiệm lâm sàng,
bảy mươi sáu người tham gia bị vô sinh vô căn được đưa vào điều trị. Những
người tham gia được chọn ngẫu nhiên để uống viên nang chứa chiết xuất thô
của củ Riềng hoặc giả dược hàng ngày (tổng liều hàng ngày là 300 mg) trong 3
tháng. Sau 12 tuần can thiệp, số lượng tinh trùng và tổng số tinh trùng có hình
thái bình thường đã tăng lên ở những người tham gia được điều trị bằng chiết
xuất riềng so với nhóm dùng giả dược. Số lượng tinh trùng trung bình ban đầu
là 52×106 ± 24×106/mL đã thay đổi thành 71×106 ± 23×106/mL.2
1.7.8. Hoạt tính bảo vệ tế bào thần kinh
Trong nghiên cứu của Hui và các cộng sự vào năm 2020, hợp chất dimer
diarylheptanoid, alpinidinoid A cho thấy hoạt tính bảo vệ tế bào thần kinh vỏ

29
não chống lại thiệt hại do OGD/Rinduced (chết tế bào thần kinh do thiếu hụt
oxy và glucose). Tế bào thần kinh vỏ não được xử lý bằng alpinidinoid A ở các
nồng độ khác nhau (1−10 μM) trong 24 giờ và khả năng sống của tế bào được
kiểm tra bằng (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl).
Thử nghiệm 2,5-diphenyltetrazolium bromide (MTT) cho thấy
alpinidinoid A không độc ở nồng độ lên đến 5 μM. Để kiểm tra các hoạt động
bảo vệ thần kinh của alpinidinoid A, các tế bào thần kinh vỏ não đã được xử lý
trước bằng alpinidinoid A trong 4 giờ trước khi tiến hành OGD/R và sau đó đo
khả năng sống của tế bào. Khả năng sống sót của tế bào cải thiện đáng kể khi
điều trị bằng alpinidinoid A.
Kiểm tra tỷ lệ chết theo chương trình của các tế bào thần kinh vỏ não
bằng phương pháp tế bào học dòng chảy. Kết quả cho thấy so với nhóm điều trị
DMSO, điều trị trước bằng alpinidinoid A làm giảm đáng kể quá trình chết theo
chương trình của tế bào thần kinh sau OGD/R, cho thấy rằng alpinidinoid A bảo
vệ các tế bào thần kinh vỏ não chống lại quá trình chết theo chương trình do
OGD/R gây ra.65
1.7.9. Hoạt tính kháng khuẩn
Thực vật được nghiên cứu như là nguồn cung tiềm năng cho các chất
kháng khuẩn, đặc biệt là đối vi sinh vật kháng thuốc. Cao chiết methanol từ củ
Riềng thể hiện hoạt tính kháng nấm trên Candida albicans clorimazoleresistant
ở giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 2.5 mg/mL. Ngoài ra, cao chiết n-
hexane, ethanol và acetone thu được từ củ ức chế 50 % sự phát triển của nấm
Candida albicans.
Một hoạt tính kháng khuẩn vừa phải từ cao chiết methanol của Riềng
chống lại Klebsiella pneumoniae, Bordetella pneumoniae và S. aureus có vùng
ức chế lần lượt là 12 mm, 16 mm và 12 mm. Trong một nghiên cứu tương tự,
chiết xuất ethanol của củ Riềng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ chống
lại vi khuẩn Gram dương (S. aureus) ở giá trị MIC là 31.25 μg/mL. Gần đây,
các nghiên cứu đã chứng minh thêm rằng cao chiết methanol thu được từ Riềng
ức chế hoạt động theo cụm của Pseudomonas aeruginosa ở 5 μg/mL so với đối
chứng dương catechin ở 10 μg/mL, cho thấy được tiềm năng của cao methanol
trong việc chống lại vi khuẩn kháng thuốc.2
1.7.10. Các hoạt tính khác
30
Ngoài các hoạt tính dược lý nói trên, một số hoạt tính sinh học của chiết
xuất và các hợp chất mang hoạt tính sinh học từ cây Riềng bao gồm chống nôn,
bảo vệ, bạch biến, xua đuổi, kích thích thần kinh, và kháng cholinesterase cũng
đã được chứng minh.
Một nghiên cứu của Shin và cộng sự vào năm 2002 đã chứng minh tác
dụng chống nôn của các chất diarylheptanoid (5S)-5-hydroxy-7-(4-
hydroxyphenyl)-1-phenylheptan-3-one, (3R,5R)-1-(4-hydroxyphenyl)-7-
phenyl-3,5-heptanediol và hợp chất β-sitosterol 3-O-β-D-6-palmitoylglucoside
(sterol) được phân lập từ Riềng. Các hợp chất có hoạt tính sinh học thể hiện sự
ức chế lên đến 71% ở liều 20-50 mg/kg chống lại chứng nôn do đồng sulfate
gây ra ở gà con.2
2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
2.1. Thực trạng về bệnh đái tháo đường hiện nay tại Việt Nam và Thế
Giới
Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế
giới có tới 537 triệu người mắc đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người
lớn độ tuổi 20 - 79 tuổi có 1 người mắc đái tháo đường; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ
bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có
tới 50% số người trưởng thành mắc đái tháo đường mà không được chẩn đoán.
65

Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ
mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với
khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, số đã được
chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở
y tế chiếm 23,3%.65
Theo dự báo, số ca mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế
giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới do các vấn đề liên quan đến đô
thị hóa, thói quen ăn uống, thể thao…. Đái tháo đường là một trong những
nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia và là
nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân
phải cắt cụt.65
2.2. Định nghĩa bệnh đái tháo đường

31
Theo WHO, Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa mãn tính được đặc
trưng bởi lượng đường trong máu (glucose trong máu) tăng cao, theo thời gian
dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho tim, mạch máu, mắt, thận và dây thần
kinh. Phổ biến nhất là bệnh tiểu đường loại 2, thường ở người lớn, xảy ra khi cơ
thể kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin.
Máu cung cấp glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể thực hiện tất cả
các hoạt động hàng ngày của một người. Ở một người khỏe mạnh, mức đường
huyết được điều chỉnh bởi một số loại hormone, chủ yếu là insulin. Insulin là
một loại hormone được tiết ra bởi tuyến tụy. Bên cạnh insulin, tuyến tụy còn
tiết ra các các enzyme quan trọng khác, chúng được giải phóng trực tiếp vào
ruột giúp tiêu hóa thức ăn. Insulin cho phép glucose di chuyển từ máu vào các
tế bào trong cơ thể. (Hình 39). Những người bị bệnh đái tháo đường không sản
xuất đủ insulin (bệnh đái tháo đường loại 1) hoặc không thể sử dụng insulin
đúng cách (bệnh đái tháo đường loại 2), hoặc cả hai (loại xảy ra với một số
dạng bệnh đái tháo đường). Khi mắc bệnh đái tháo đường, glucose trong máu
không thể di chuyển hiệu quả vào tế bào, do đó lượng glucose trong máu vẫn ở
mức cao. Điều này gây hại cho một số mô và cơ quan trong cơ thể (Hình 40).33

Hình 39. Cơ chế hoạt động của insulin

32
Hình 40. Cơ chế bệnh đáo tháo đường

2.3. Phân loại bệnh đái tháo đường


Có hai loại chính của bệnh đái tháo đường là đái tháo đường loại 1 và đái
tháo đường loại 2, ngoài ra còn có đái tháo đường thai kỳ. Bệnh đái tháo đường
loại 2 chiếm khoảng 90 % các trường hợp đái tháo đường, và 10 % còn lại chủ
yếu là do đái tháo đường loại 1 và đái tháo đường thai kỳ.34
2.3.1. Đái tháo đường loại 1
Đái tháo đường loại 1 là một bệnh tự miễn dịch, trong đó tế bào β của
tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để tạo năng lượng cho tế bào, khiến tế bào
bị “đói năng lượng” và dư thừa glucose trong máu, dẫn đến là đường huyết tăng
cao.
Bệnh đái tháo đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn
công và phá hủy các tế bào β sản xuất insulin của tuyến tụy. Nguyên nhân dẫn
đến đái tháo đường loại 1 vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nghiên cứu hiện
nay cho rằng bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra là sự kết hợp do gen và các yếu tố
môi trường.35
Để cải thiện điều trị bệnh loại 1, bên cạnh chế độ ăn kiêng và tập thể dục,
ở các nước hiện đại, người ta sử dụng các chất tương tự insulin và công nghệ cơ
học như bơm insulin và thiết bị thiết bị giám sát đường huyết liên tục. Liệu
pháp cho tương lai là đang tiến hành kết hợp bơm insulin và thiết bị giám sát

33
đường huyết liên tục bằng thuật toán máy tính để tạo ra một hệ thống vòng kín
tích hợp hay còn được gọi là “tuyến tụy nhân tạo”.36
2.3.2. Đái tháo đường loại 2
Đái tháo đường loại 2 là một bệnh nội tiết và rối loạn trao đổi chất phức
tạp. Sự tương tác giữa một số yếu tố di truyền và môi trường dẫn đến sự kháng
insulin và rối loạn chức năng của tế bào β tuyến tụy. 33
Nguyên nhân chính gây ra sự phát triển của kháng insulin và rối loạn
dung nạp glucose là thừa cân và béo phì. Thừa cân và béo phì góp phần sự
kháng insulin qua một số con đường, bao gồm mất cân bằng nồng độ các
hormone (ví dụ như tăng leptin, giảm adiponectin, và tăng glucagon), tăng nồng
độ cytokine (ví dụ như yếu tố hoại tử khối u α, interleukin 6), ức chế tín hiệu
cytokine, tín hiệu viêm nhiễm khác và có thể là protein liên kết retinol 4.1.33
Để cải thiện điều trị bệnh loại 2, bên cạnh chế độ ăn kiêng và tập thể dục,
người ta ưu tiên sử dụng các loại thuốc uống.
2.3.3. Đại tháo đường loại thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là là tình trạng rối loạn dung nạp
glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong
lúc mang thai.31
Giống như các hình thức khác của tăng đường huyết, đái tháo đường thai
kỳ được diễn ra khi chức năng tế bào tuyến tụy không đủ để đáp ứng nhu cầu
insulin của cơ thể. Các bằng chứng nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng sự thiếu
hụt tế bào β trong đái tháo đường thai kỳ là kết quả của cùng một loạt các
nguyên nhân làm cơ sở cho tăng đường huyết nói chung, bao gồm bệnh tự miễn
và kháng insulin.37
2.4. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường loại 1 và đái tháo đường loại 2 là những bệnh không đồng
nhất, trong đó biểu hiện lâm sàng và tiến triển bệnh có thể khác nhau đáng kể.
Ở bệnh đái tháo đường loại 1, các triệu chứng ban đầu diễn ra nhanh
chóng, bao gồm ba triệu chứng điển hình như thèm ăn quá mức, khát nước quá
mức và đi tiểu thường xuyên, bên cạnh đó còn có thể kèm theo sụt cân không
kiểm soát, khó chịu, buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi hay nặng hơn là mất ý thức, hôn
mê.38

34
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường loại 2 phát triển chậm hơn và
thường không có ba triệu chứng điển hình như ở loại 1, thay vào đó, những
bệnh nhân này có thể bị béo phì, bị ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân, bệnh
thần kinh ngoại biên và mờ mắt. Nhiễm trùng cơ hội, bao gồm cả nấm Candida
miệng và âm đạo cũng có thể tồn tại.38
2.5. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường
2.5.1. Các biến chứng cấp tính
Các biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường bao gồm nhiễm toan
cetone cho người tiểu đường và trạng thái tăng thẩm thấu do tăng glucose máu.
Cả hai rối loạn được nêu đều có liên quan đến tình trạng thiếu insulin tuyệt đối
hoặc tương đối, suy giảm thể tích và thay đổi trạng thái tinh thần. Khi nhiễm
toan cetone, hàm lượng cetone trong máu cao có thể gây độc cho cơ thể có thể
dẫn đến buồn nôn, nôn và hôn mê. Trạng thái tăng thẩm thấu do tăng glucose
máu có các triệu chứng nổi bật nhất bao gồm tăng tiết niệu, hạ huyết áp và một
loạt các triệu chứng thần kinh bao gồm trạng thái tinh thần thay đổi, hôn mê,
choáng váng, co giật.39
2.5.2. Các biến chứng mãn tính
Các biến chứng mãn tính của bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến nhiều
các hệ thống cơ quan và là nguyên nhân gây ra phần lớn các bệnh tật và tử vong
(Hình 41). Các biến chứng mãn tính có thể được chia thành biến chứng mạch
máu và không mạch máu. Các biến chứng mạch máu được chia nhỏ hơn thành
vi mạch (bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận) và các biến chứng mạch
máu lớn (bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi và bệnh mạch máu não).
Như một hệ quả của biến chứng mãn tính, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân
phổ biến nhất của mù lòa ở tuổi trưởng thành, nhiều loại bệnh suy nhược thần
kinh, rối loạn tim và não. Điều trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường tốn
kém hơn việc kiểm soát bệnh.39

35
Hình 41. Các biến chứng mãn tính của bệnh đái tháo đường

2.6. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường
hiện nay
Đối với đái tháo đường loại 1, người bệnh thường sử dụng kết hợp insulin
trung tính, NPH insulin, và các chất tương tự insulin tổng hợp.40
Đối với đái tháo đường loại 2, người bệnh ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc
điều trị bệnh đái tháo sau (Bảng 2).40
Bảng 2. Nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường loại 2
Số
Nhóm thuốc Thuốc thường sử
thứ Tác dụng Tác dụng phụ
điều trị dụng hiện nay
tự
Thế hệ thuốc đầu tiên
là tolbutamide, Làm hạ lượng
chlorpropanmide. đường trong máu,
Nhóm thuốc Tăng tiết insulin từ
1 Thế hệ thuốc thứ hai đau bụng nổi mẫn
sulfonylurea tuyến tụy.
là glibenclimide, da hoặc ngứa, tăng
glipizide, gliclazide, cân.
glimepiride.
Ức chế gan đưa
Nhóm thuốc glucose dự trữ vào Buồn nôn. tiêu
2 Metformin.
biguanide máu, giúp cơ thể sử chảy, chán ăn.
dụng tốt insulin.
Gây ra các vấn đề
Nhóm thuốc ức
Ức chế enzyme α- về dạ dày như đầy
3 chế enzyme α- Acarbose, miglitol.
glucosidase. hơi, chướng bụng
glucosidse
và tiêu chảy.
Làm cho thụ thể Tăng cân đau đầu,
Nhóm thuốc Pioglitazone,
4 insulin nhạy cảm đau cơ, thiếu máu
thiazolidinedione troghitazone.
hơn. nhẹ.

36
Kích thích tụy tiết
thêm insulin (tác Tăng cân và làm
Nhóm thuốc Repaglinide,
5 dụng nhanh hơn lượng đường trong
meglitinide nargetlinide.
nhóm thuốc máu thấp.
sulfonylurea).
Giảm tiết glucose ở
Insulin lispro, insulin Tăng cân và làm
Nhóm thuốc gan và tăng sử
6 aspart, insulin lượng đường trong
insulin dụng glucose ngoại
glargine. máu thấp.
vi.

3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA VIỆC ỨC CHẾ ENZYME α -


GLUCOSIDASE VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
3.1. Giới thiệu về enzyme α-glucosidase
Enzyme α-glucosidase (EC 3.2.1.20) còn được biết đến với các tên khác
như maltase, glucoinvertase, glucosidosucrase, maltase-glucoamylase, α-
glucopyranosidase, glucosidoinvertase, α-D-glucosidase, α-glucosidase
hydrolase, α-1,4-glucosidase (Hình 42). Enzyme α-glucosidase thuộc nhóm
hydrolase (nhóm enzyme xúc tác các phản ứng thủy phân), thủy phân liên kết
α-1,4-D-glycosidase của cơ chất để giải phóng α-D-glucose. Sản phẩm sinh ra từ
phản ứng thủy phân của α-glucosidase giữ nguyên cấu hình lập thể của cơ chất
nên còn gọi enzyme α-glucosidase là “retaining” enzyme (Hình 43). Enzyme
này liên kết màng có trong đường viền bàn chải của các tế bào ruột của hỗng
tràng.41,42

Hình 42. Cấu trúc của enzyme α-glucosidase

37
OH
OH
O Enzyme α-glucosidase
HO HO O
HO + R-OH
HO HO
O HO
R OH

Hình 43. Sự thủy phân liên kết α-1,4-D-glycosidase của cơ chất để giải phóng α-D-glycose

3.2. Mối liên hệ giữa enzyme α-glucosidase đối với bệnh đái tháo đường
Thức ăn vào miệng sẽ kích hoạt amylase của tuyến nước bọt, có tác dụng
nhỏ trong việc phân cắt tinh bột. Thức ăn ngay lập tức đi vào dạ dày, tại đó,
enzyme sẽ ngừng hoạt động do pH axit trong dạ dày. Khi đi vào tá tràng,
carbohydrate phức hợp sẽ bị phân cắt bởi amylase tuyến tụy thành các
oligosaccharide. Các oligosaccharide và disaccharide không thể được hấp thụ.
Chúng tiếp tục được enzyme α-glucosidase cắt đứt liên kết α-1,4-glycoside
thành monosaccharide, chất này ngay lập tức được hấp thụ qua các tế bào ruột
của tá tràng và hỗng tràng, hàm lượng glucose trong máu tăng lên.
Glucose được máu mang đến tế bào và di chuyển vào tế bào cho các hoạt
động chuyển hóa. Khi thiếu hụt hay sự kháng insulin diễn ra, glucose trong máu
không di chuyển được vào trong tế bào, glucose trong máu tăng cao. (Sơ đồ
1).42

Tinh bột
Chất ức chế
Amylase

Maltose Saccharose
(Glucose + Glucose) (Glucose + Fructose)

α-glucosidase

Glucose Glucose Glucose Fructose

Tăng glucose trong máu

Sơ đồ 1. Mối liên hệ giữa enzyme α-glucosidase và bệnh đái tháo đường

3.3. Ý nghĩa của việc ức chế hoạt tính của enzyme α-glucosidase trong
điều trị bệnh đái tháo đường
38
Ức chế hoạt tính của α-glucosidase với carbohydrate sẽ làm chậm quá
trình tiêu hóa carbohydrate. Thay vì tiêu hóa hoàn toàn carbohydrate và hấp thụ
monosaccharide ở phần gần hỗng tràng, quá trình tiêu hóa carbohydrate ở hỗng
tràng không hoàn chỉnh. Sự gia tăng glucose trong máu sau ăn giảm và chậm
lại. Cản trở đường huyết tăng cao sau khi ăn đóng vai trò quan trọng trong việc
tiến triển đái tháo đường loại 2, do đó phương pháp ức chế α-glucosidase trong
điều trị đái tháo đường loại 2 là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.42
3.4. Các chất ức chế enzyme α-glucosidase
3.4.1. Có nguồn gốc vi sinh vật
Các chất ức chế α-glucosidase có nguồn gốc vi sinh vật và thường được
sử dụng như một loại thuốc ức chế α-glucosidase hiện nay là acarbose và
voglibose (Hình 44). Acarbose được FDA công nhận là thuốc điều trị đái tháo
đường loại 2 vào năm 1999, còn voglibose được sử dụng làm thuốc điều trị đái
tháo đường loại 2 ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Acarbose là một
pseudotetrasaccharide có chứa nitơ, còn voglibose là một dẫn xuất valiolamine.
Acarbose và voglibose hoạt động chủ yếu trong ruột vì cả hai đều không được
hấp thu đáng kể (acarbose < 2 %; voglibose khoảng 3 % đến 5 %). Mặc dù
acarbose được hấp thu kém nhưng sự phân tách các sản phẩm được tạo ra bởi
các enzyme vi sinh trong ruột kết dẫn đến 35 % sự hấp thu của acarbose phóng
xạ được cung cấp.
Tiêu hóa acarbose bằng các enzyme vi sinh tạo ra các chất trung gian có thể chuyển
hóa, tạo 4-methypyrogallol dưới dạng liên hợp và bài tiết dưới dạng sulfate hoặc
glucuronidate.42
Acarbose liên kết với sucrase trong ruột, có ái lực liên kết lớn hơn từ 10 4
đến 105 so với sucrose. Acarbose ức chế glucoamylase, maltase, sucrase và
dextrinase đường viền bàn chải của ruột, cũng như như amylase tụy. Nó có ảnh
hưởng ít đến isomaltase và không ảnh hưởng đến lactase - một enzyme β-
glucosidase. Acarbose không can thiệp vào sự hấp thu glucose ở ruột vì nó
không tương tác với chất vận chuyển glucose phụ thuộc natri của ruột non.
Voglibose là một chất ức chế hầu hết các enzyme α-glucosidase nhưng yếu hơn
acarbose trong ức chế sucrase và ít ảnh hưởng đến α-amylase của tụy.42

39
Acarbose

Voglibose

Hình 44. Chất ức chế enzyme α-glucosidase có nguồn gốc vi sinh vật

3.4.2. Có nguồn gốc tổng hợp


Chất ức chế enzyme α-glucosidase có nguồn gốc tổng hợp và được sử
dụng như một loại thuốc ức chế α-glucosidase hiện nay là miglitol (Hình 45).
Miglitol được FDA công nhận là thuốc điều trị đái tháo đường loại 2 vào năm
1999. Miglitol là một dẫn xuất deoxynojirimycin. Miglitol được hấp thu nhanh
chóng qua cơ chế vận chuyển ở hỗng tràng, gần giống với glucose. Miglitol
được đào thải theo lượng không đổi bởi thận. Miglitol khác với acarbose ở chỗ
nó không ức chế α-amylase tuyến tụy nhưng ức chế isomaltase ruột và tương
tác phần nào với chất vận chuyển glucose phụ thuộc natri ở ruột.42

Miglitol

Hình 45. Chất ức chế enzyme α-glucosidase có nguồn gốc tổng hợp và được sử dụng làm
thuốc
Năm 2007, Pluempanupat đã tổng hợp các dẫn xuất của N-
phenylphthalimide có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh hơn so với
chất đối chứng dương 1-deoxynorjirimycin (Hình 46).43

40
R1 R2 R3 IC50 (mM)
N-(3-Nitrophenyl)phthalimide H NO2 H 0.468 ± 0.025
N-(2,4-Dinitrophenyl)phthalimide NO2 H NO2 0.158 ± 0.005
N-(3-Aminophenyl)phthalimide H NH2 H 0.716 ± 0.054
N-(4-Chloro-2- NO2 H Cl 0.871 ± 0.081
nitrophenyl)phthalimide
N-(2-Chloro-4- Cl H NO2 1.023 ± 0.059
nitrophenyl)phthalimide
1-Deoxynorjirimycin 5.601 ± 0.42

Hình 46. Các dẫn xuất của N-phenylphthalimide được tổng hợp có hoạt tính ức chế enzyme
α-glucosidase
4 hợp chất có cấu tạo tương tự với salacinol được tổng hợp từ 1,4-
dideoxy-1,4-epithio-D-arabinitols với epoxide thích hợp cho thấy hoạt tính ức
chế enzyme α-glucosidase mạnh đối với sucrase trong ruột non của chuột (Hình
47).44

X=Cl, BF4

Hợp chất R IC50 (μM)


1 CH3 0.46
2 C2H5 0.12
3 C13H27 1.3
4 0.32

Acarbose 1.5

41
Hình 47. Các hợp chất có cấu tạo tương tự với salacinol được tổng hợp có hoạt tính ức chế
enzyme α-glucosidase trong ruột non của chuột

Năm 2019, Dan và cộng sự đã tổng hợp các dẫn xuất của 2,4-dihydroxy-
5-methylacetophenone có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh hơn so
với chất đối chứng dương acarbose (IC50 = 54.74 ± 0.16 μM) (Hình 48).45

Hợp chất 14 [IC50 = 1.85 ± 0.27 μM]

Hình 48. Các dẫn xuất của 2,4-dihydroxy-5-methylacetophenone được tổng hợp có hoạt tính
ức chế enzyme α-glucosidase
Năm 2014, Cheng và cộng sự tổng hợp các dẫn xuất từ chrysin (7-
ethoxychrysin, 7-butoxychrysin, 7-hexoxychrysin), diosmetin (3',7-
diethoxydiosmetin; 3',7-dibutoxydiosmetin; 3',7-dihexoydiosmetin), apigenin
(4',7-diethoxyapigenin; 4',7-dibutoxyapigenin; 4',7-dihexoyapigenin) và luteolin
(7-ethyl-3',4'-ethylenedioxyluteolin; 7-butyl-3',4'-ethylenedioxyluteolin; 7-
hexyl-3',4'-ethylenedioxyluteolin) có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase
mạnh hơn so với chất đối chứng dương acarbose (IC 50 = 563.601 ± 40.492 μM)
(Hình 49).46

R1 R2 R3 IC50 (μM)
7-Ethoxychrysin OC2H5 H H 24.396 ±0.665
7-Butoxychrysin OC4H9 H H 7.040 ±1.634
7-Hexoxychrysin OC6H13 H H 4.476 ±1.109
4',7-Diethoxyapigenin OC2H5 H OC2H5 7.350 ±0.998
4',7-Dibutoxyapigenin OC4H9 H OC4H9 6.897 ±0.263
4',7-Dihexoyapigenin OC6H13 H OC6H13 4.426 ±0.281
3',7-Diethoxydiosmetin OC2H5 OC2H5 OCH3 22.051 ±3.596
3',7-Dibutoxydiosmetin OC4H9 OC4H9 OCH3 2.940 ±0.051

42
3',7-Dihexoydiosmetin OC6H13 OC6H13 OCH3 2.406 ±0.101

R IC50 (μM)
7-Ethyl-3',4'-ethylenedioxyluteolin OC2H5 15.952 ±1.013
7-Butyl-3',4'-ethylenedioxyluteolin OC4H9 13.733 ±0.299
7-Hexyl-3',4'-ethylenedioxyluteolin OC6H13 5.180 ±0.451

Hình 49. Các dẫn xuất từ chrysin, diosmetin, apigenin và luteolin được tổng hợp có hoạt tính
ức chế enzyme α-glucosidase
3.4.3. Có nguồn gốc tự nhiên
Một số hợp chất thiên nhiên có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase.47
3.4.3.1. Hợp chất terpene
Acid 3β-hydroxy-2-carbonyl-lupan-29-oic và 2,3-seco-lup-20(29)-en-
2,3-dioic-2-methylate phân lập từ rễ của Salacia hainanensis cho thấy hoạt tính
ức chế enzyme α-glucosidase (IC50 = 0.7 ± 0.1 và 6.8 ± 0.4 μM) mạnh hơn
nhiều so với acarbose (IC50 = 10.2 ± 0.1 μM) (Hình 50).47

Acid 3β-hydroxy-2-carbonyl-lupan-29-oic 2,3-seco-Lup-20(29)-en-2,3-dioic-2-methylate


[IC50 = 0.7 ± 0.1 μM] [IC50 = 6.8 ± 0.4 μM]

Hình 50. Hợp chất terpene có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ rễ
Salacia hainanensis
Các hợp chất saponin schefflerasides C, 3-O-β-D-glucopyranosyl betulin,
scheffleraside I, copteroside B và acid 3-O-[α-l-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-
glucuronopyranosyl oleanolic được phân lập từ lá Schefflera sessiliflora bởi

43
Nguyên và cộng sự vào năm 2015 cho thấy khả năng cho thấy hoạt tính ức chế
enzyme α-glucosidase mạnh hơn nhiều so với chất đối chứng dương acarbose
(IC50 = 214.50 μM) (Hình 51).48

R1 R2 R3 IC50 (μM)
Schefflerasides C 6-O-MeGlcA [Rha(1→4)]Gl H 76.58
c
Scheffleraside I GlcA H H 21.74
Copteroside B GlcA H OH 9.80
Acid 3-O-[α-l- rhamnopyranosyl-(1→3)]- [Rha(1→3)]GlcA H H 17.81
β-D-glucuronopyranosyl oleanolic

3-O-β-D-Glucopyranosyl betulin [IC50 = 56.35 μM]

Hình 51. Hợp chất saponin có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ lá
Schefflera sessiliflora

Các hợp chất cycloartane-triterpene sulfates methyl 3β,25-


dihydroxycycloart-23-en-29-oate 3-sulfate, methyl 3β-hydroxy-cycloart-23-en-
29-oate 3-sulfate, 3β-hydroxy-25-methoxycycloart-23-ene 3-sulfate và 3β-
hydroxycycloart-24-en-23-one 3-sulfate phân lập từ cao n-hexane của tảo đỏ
Tricleocarpa fragilis Việt Nam bởi Tran và cộng sự năm 2020 cho thấy hoạt
tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh hơn so với chất đối chứng dương
acarbose (IC50 = 125.50 ± 10.30 μM) (Hình 52).49

44
R1 R2 IC50 (μM)
Methyl 3β,25-dihydroxycycloart- COOCH3 H 16.62 ± 2.80
23-en-29-oate 3-sulfate
Methyl-3β-hydroxycycloart-23- COOCH3 CH3 36.34 ± 4.04
en-29-oate 3-sulfate
3β-Hydroxy-25-methoxycycloart- CH3 CH3 30.19 ± 5.01
23-ene 3-sulfate

3β-Hydroxycycloart-24-en-23-one 3-sulfate [IC50 = 6.52 ± 0.17 μM]

Hình 52. Hợp chất cycloartane-triterpene sulfates có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase
được phân lập từ tảo đỏ Tricleocarpa fragilis

Hợp chất (17S,23S)-17,23-epoxy-3β,15α-dihydroxy-11-oxo-5α-lanosta-


8-en-26,23-olide và (17S,23S)-17,23-epoxy-3β,15α-dihydroxy-7,11-dioxo-5α-
lanosta-8-en-26,23-olide được phân lập từ hỗn hợp cao EtOAc và n-BuOH từ
thân của Ganoderma resinaceum bởi Chen và cộng sự vào năm 2018 cho thấy
hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh hơn so với chất đối chứng dương
acarbose (Hình 53).50

45
R IC50 (mM)
(17S,23S)-17,23-Epoxy-3β,15α- H 0.75 ± 0.018
dihydroxy-11-oxo-5α-lanosta-8-
en-26,23-olide
(17S,23S)-17,23-Epoxy-3β,15α- OH 1.64 ± 0.022
dihydroxy-7,11-dioxo-5α-
lanosta-8-en-26,23-olide
Acarbose 2.76
Hình 53. Hợp chất terpen có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ thân
của Ganoderma resinaceum

3.4.3.2. Hợp chất phenylpropanoid


Verbascoside và leucosceptoside A được phân lập từ rễ khô của Bọ mẩy
hôi bởi Liu và cộng sự năm 2014 thể hiện hoạt tính ức chế enzyme α-
glucosidase mạnh hơn (IC50 lần lượt là 0.5 ± 0.03 và 0.7 ± 0.04 mM) so với
acarbose (IC50 = 14.4 ± 0.3 mM) (Hình 54).47

46
R IC50 (mM)
Verbascoside H 0.5 ± 0.03
Leucosceptoside A CH3 0.7 ± 0.04
Acarbose 14.4 ± 0.3
Hình 54. Hợp chất phenylpropanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập
từ Bọ mẩy hôi

Psoralidin phân lập từ P. corylifolia bởi Wang và cộng sự năm 2013 có


hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase (IC50 = 40.74 mM), mạnh hơn so với
acarbose (IC50 = 38.25 ± 0.12 mg/L) (Hình 55).47

Psoralidin [IC50 = 40.74 mM]

Hình 55. Hợp chất phenylpropanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập
từ P. corylifolia

Các hợp chất phenylpropanoid ethyl (2R)-3-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-


hydroxypropanoate, ethyl (2E)-3-(3,4-dihydroxyphenyl)prop-2-enoate, ethyl
(2E)-3-(2,3,4-trihydroxyphenyl)prop-2-enoate, ethyl rosmarinate và acid
clinopodic B được phân lập từ cao EtOAc của Clinopodium chinense bởi Zeng
và cộng sự vào năm 2016 cho thấy hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase
mạnh với giá trị IC50 như sau, khi so với chất đối chứng dương acarbose (IC 50 >
250 μM) (Hình 56).51

47
Ethyl (2R)-3-(3,4-
dihydroxyphenyl)-2-
hydroxypropanoate [IC50 = 18.5±
2.9 μM]

R IC50 (μM)
Ethyl (2E)-3-(3,4- H 17.8± 1.8
dihydroxyphenyl)prop-2-
enoate
Ethyl (2E)-3-(2,3,4- OH 12.0± 2.3
trihydroxyphenyl)prop-2-
enoate

R IC50 (μM)
Ethyl rosmarinate OH 1.2± 4.8
Acid clinopodic B OCH3 0.6± 2.8

Hình 56. Hợp chất phenylpropanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập
từ Clinopodium chinense

Heterophoside A, eutigoside A, grayanoside A, 2-(3-hydroxy-4-


methoxyphenyl)ethyl 6'-O-cis-feruloyl-β-D-glucopyranoside, bacopaside B và
osmanthuside E được phân lập từ cao EtOAc của cả cây Hemiphragma
heterophyllum bởi Li và cộng sự năm 2020 cho thấy hoạt tính ức chế enzyme α-
glucosidase mạnh hơn nhiều so với chất đối chứng dương acarbose (Hình 57).52

48
cis-Feruoyl
p-Coumaroyl trans-Feruoyl

R1 R2 R3 R4 IC50 (μM)
Heterophoside A H p-coumaroyl H H 33.9
Eutigoside A p-coumaroyl H H H 33.6
Grayanoside A trans-feruloyl H H H 46.7
Heterophoside B trans-feruloyl H OH CH3 88.6
2-(3-Hydroxy-4- cis-feruloyl H OH CH3 50.6
methoxyphenyl)ethyl
6′-O-cis-feruloyl-β-D-
glucopyranoside
Bacopaside B H trans-feruloyl OH H 48.9
Osmanthuside E trans-feruloyl H OH H 41.2
Acarbose 310.8

Hình 57. Hợp chất phenylpropanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập
từ cây Hemiphragma heterophyllum

3.4.3.3. Hợp chất diarylheptanoid


1,7-Bis(4-hydroxyphenyl)heptan-3,5-diol (IC50 = 0.38 mM) được phân
lập từ các lát được làm khô trong không khí của củ tươi Dioscorea opposita bởi
Zhang và cộng sự vào năm 2011 cho thấy hoạt tính ức chế enzyme α-
glucosidase (Hình 58).47

1,7-Bis(4-hydroxyphenyl)heptan-3,5-diol [IC50 = 0.38 mM]

Hình 58. Hợp chất diarylheptanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase phân lập từ củ
Dioscorea opposita

Ba curcuminoid curcumin, demethoxycurcumin và


bisdemethoxycurcumin được phân lập từ Nghệ bởi Du và cộng sự năm 2006

49
cho thấy hoạt động ức chế enzyme α-glucosidase (IC50 lần lượt là 37.2, 42.7 và
23.0 μM) mạnh so với acarbose (IC50 = 56.2 μM) (Hình 59).47

R1 R2 IC50 (μM)
Curcumin OCH3 OCH3 37.2
Demethoxycurcumin OCH3 H 42.7
Bisdemethoxycurcumin H H 23.0
Acarbose 56.2
Hình 59. Hợp chất curcuminoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ
Nghệ

Các hợp chất 2,6-epoxydiarylheptanoid tsaokopyranol E, H-K và


phaeoheptanoxide được phân lập từ cao chiết EtOAc của quả của Thảo quả
được trồng ở Trung Quốc bởi He và cộng sự năm 2020 có hoạt tính ức chế
mạnh với các giá trị IC 50 sau, khi so với chất đối chứng dương acarbose (IC 50 =
219.0 ± 7.0 μM) (Hình 60).53

Tsaokopyranol E [IC50 = 89.6 ± 12.9 μM] Phaeoheptanoxide [IC50 = 68.6 ± 0.4 μM]

R1 R2 R3 R4 IC50 (μM)
Tsaokopyranol H H OCH3 OH H 59.4 ± 0.4
Tsaokopyranol I OCH3 OH OH H 67.3 ± 1.2
Tsaokopyranol J OCH3 OH OCHO H 65.6 ± 7.1
Tsaokopyranol K H OH OH OCH3 97.0 ± 3.1

50
Hình 60. Hợp chất 2,6-epoxydiarylheptanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase phân
lập từ Thảo quả

Các hợp chất diarylheptanoid amomutsaokol C-E, G, H, (3R,5R)-3,5-


dihydroxy-1,7-bis(4-hydroxyphenyl)heptane, (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(3,4-
dihydroxyphenyl)-7-(4-hydroxyphenyl)heptane và (3R,5S)-3,5-dihydroxy-1-(4-
hydroxy-3-methoxyphenyl)-7-(3,4-dihydroxyphenyl)heptane được phân lập từ
trái Thảo quả trồng ở Trung Quốc bởi He và cộng sự năm 2020 cho thấy hoạt
tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh với giá trị IC 50 từ 12.9 đến 48.8 μM,
mạnh hơn nhiều so với chất đối dương acarbose (IC50 = 207.5 μM) (Hình 61).54

Amomutsaokol C [IC50 = 48.8 ± 4.9 μM] Amomutsaokol D [IC50 = 20.8 ± 1.9 μM]

(3R,5S)-3,5-Dihydroxy-1-(4-hydroxy-3-methoxy
phenyl)-7-(3,4-dihydroxyphenyl)heptane [IC50
= 37.2 ± 5.5 μM]
Amomutsaokol E [IC50 = 37.2 ± 2.1 μM]

R IC50 (μM)
R IC50 (μM)
(3R,5R)-3,5-Dihydroxy- H 42.4 ± 1.2
Amomutsaokol G H 29.8 ± 0.2 1,7-bis(4-
Amomutsaokol H OCH3 30.6 ± 3.1 hydroxyphenyl)heptane
(3R,5R)-3,5-Dihydroxy-1- OH 12.9 ± 5.0
(3,4-dihydroxyphenyl)-7-
(4-hydroxyphenyl)
heptane
Hình 61. Hợp chất diarylheptanoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase phân lập từ
Thảo quả

51
3.4.3.4. Hợp chất flavonoid
Ba flavonoid vitexin, isovitexin, và isorhamnetin 3-O-β-D-rutinoside thu
được từ Microctis folium có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase mạnh (IC50
lần lượt là 0.24, 0.27 và 0.28 mM) so với acarbose (IC 50 = 1.01 mM) (Hình
62).47

Isorhamnetin 3-O-β-D-rutinoside
Vitexin [IC50 = 0.24 mM] Isovitexin [IC50 = 0.27 mM]
[IC50 = 0.28 mM

Hình 62. Hợp chất flavonoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ
Microctis folium

Hai hợp chất kaempferol-3-O-rutinoside và rutin được phân lập từ lá cây


Gynura medica bởi Tan và cộng sự năm 2013 cho thấy hoạt tính ức chế enzyme
α-glucosidase mạnh với giá trị IC 50 như sau, khi so với chất đối chứng dương
acarbose (Hình 63).55

R1 R2 IC50 (mg/mL)
Kaempferol-3-O-rutinoside H Rutinoside 0.38 ± 0.03
Rutin OH Rutinoside 0.10 ± 0.01
Acarbose 0.99
Hình 63. Hợp chất flavonoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ lá
cây Gynura medica

Sáu flavone apigenin, luteolin, buddleoside, naringenin, eriodictyol và


isosakuranetin được phân lập từ cao EtOAc của Clinopodium chinense bởi
Zeng và cộng sự vào năm 2016 cho thấy hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase
mạnh với giá trị IC50 như sau, khi so với chất đối chứng dương acarbose (IC 50 >
250 μM) (Hình 64).51

52
R1 R2 R3 IC50 (μM) R1 R2 IC50 (μM)
Apigenin H H H 15.4 ±2.3 Naringenin H H 57.1± 2.1
Luteolin H OH H 2.0± 1.8 Eriodictyol H O 1.4 ±3.4
H
Buddleosid CH3 H Rha 14.6± 2.2
e Isosakuranetin CH3 H 31.2± 2.8
Hình 64. Các hợp chất flavonoid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ
Clinopodium chinense

3.4.3.5. Hợp chất chalcone


Bốn hợp chất chalcone Broussochalcone A, Broussochalcone, 3,4-
Dihydroxyisolonchocarpin, 4-Hydroxyisolonchocarpin, được Hyung và cộng sự
phân lập từ cao chiết cloroform của cây Dướng (Broussonetia papyrifera) năm
2010, cho thấy hoạt tính ức chế mạnh enzyme α-glucosidase với chỉ số IC50 như
sau, so với đối chứng dương là voglibose (IC50 = 23.4 μM) (Hình 65).

Broussochalcone A [IC50 = 5.3 μM] Broussochalcone B [IC50 = 11.1 μM]

Dihydroxyisolonchocarpin [IC50 = 19.1 μM] 4-Hydroxyisolonchocarpin [IC50 = 12.3 μM]

Hình 65. Các hợp chất chalcone có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ
Broussonetia papyrifera

3.4.3.6. Hợp chất alkaloid


Fagomine, 2-(1,2,3,4-tetrahydroxybutyl)-5-(2,3,4-trihydroxybutyl)-
pyrazine và 2-(1,2,3,4-tetrahydroxybutyl)-6-(2,3,4-trihydroxybutyl)-pyrazine

53
được phân lập từ lá của cây Dâu tằm bởi Tang vào năm 2013 cho thấy hoạt tính
ức chế enzyme α-glucosidase mạnh (IC50 lần lượt là 2.5, 2.0 và 1.9 mM) so với
acarbose (IC50 = 9.25 mM) (Hình 66).47

2-(1,2,3,4-Tetrahydroxybutyl)-6-(2,3,4-
Fagomine [IC50 = 2.5 mM]
trihydroxybutyl)-pyrazine [IC50 = 1.9 mM]

2-(1,2,3,4-Tetrahydroxybutyl)-5-(2,3,4-trihydroxybutyl)-pyrazine [IC50 = 2.0 mM]

Hình 66. Hợp chất alkaloid có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được phân lập từ lá của
cây Dâu tằm

Các hợp chất pyrrole alkaloid sau được phân lập từ thân của Nấm khiêu
vũ trồng ở Trung Quốc bởi Chen và cộng sự vào năm 2018 cho thấy hoạt tính
ức chế enzyme α-glucosidase mạnh hơn so với chất đối chứng dương acarbose
(IC50 = 642.99 ± 24.62 μM) (Hình 67). 56

R IC50 (μM)
Pyrrolefronine CH2CH(CH3)2 84.63 ± 3.25
5-Hydroxymethyl-1-ethyl-1H-pyrrole2-carbaldehyde CH2CH3 92.35 ± 7.51
5-Hydroxymethyl-1-methyl-1H-pyrrole2- CH3 96.41 ± 6.37
carbaldehyde
5-Hydroxymethyl-1-acetic acid-1H-pyrrole-2- CH2COOH 73.86 ± 4.68
carbaldehyde
Acid 4-[formyl-5-(hydroxymethyl)-1H-pyrrol-1- (CH2)3COOH 91.05 ± 6.44
yl]butanoic
5-(Hydroxymethyl)-1H-pyrrole-2-carboxaldehyde H 84.36 ± 3.25

54
R IC50 (μM)
5-Hydroxymethyl-1-[2-(4-hydroxyphenyl)-ethyl]- OH 44.42 ± 5.11
1H-pyrrole-2-carbaldehyde
N-Phenethyl-2-formyl-5-hydroxymethylpyrrole H 70.14 ± 5.87

R IC50 (μM)

N-Phenethylformamide H 56.41 ± 3.61

N-Phenethylacetamide CH3 75.87 ± 4.86

Hình 67. Các hợp chất pyrrole alkaloid được phân lập từ thân của Nấm khiêu vũ có hoạt tính
ức chế enzyme α-glucosidase

Hai hợp chất acridone alkaloid là oriciacridone C và 1,3,5-trihydroxy-4-


(γ,γ-dimethylallyl)acridone được phân lập từ vỏ thân cây Oriciopsis glaberrima
Cameroon bởi Wansi và cộng sự vòa năm 2006 cho thấy hoạt tính ức chế
enzyme α-glucosidase mạnh hơn so với chất đối chứng dương
deoxynojirimycin (IC50 = 3308.14 μM) (Hình 68).57

1,3,5-Trihydroxy-4-(γ,γ-dimethylallyl)acridone
Oriciacridone C [IC50 = 565.4 μM]
[IC50 = 171 μM]

Hình 68. Hợp chất acridone alkaloid được phân lập từ vỏ thân cây Oriciopsis glaberrima có
hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase

3.5. Nguyên tắc thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase

55
Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được xác định dựa trên phương
pháp phân tích trắc quang. Enzyme α-glucosidase xúc tác quá trình thủy phân
cơ chất heterogenuous như saccarose và p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside…
Vì vậy, để khảo sát hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase, người ta sử dụng p-
nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNP-G) làm chất nền. Chất nền sẽ bị enzyme
α-glucosidase chuyển hóa thành α-D-glucose và p-nitrophenol (pNP).
Trong môi trường đệm phosphate pH = 7.0, enzyme α-glucosidase sẽ xúc
tác cho quá trình thủy phân p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNP-G) tạo
thành sản phẩm là p-nitrophenol trong môi trường kiềm có độ hấp thu cực đại
tại bước sóng 401 nm (Hình 69). Theo phản ứng, lượng glucose sinh ra tỉ lệ với
lượng p-nitrophenol. Khi mẫu có chất ức chế enzyme α-glucosidase thì hàm
lượng p-nitrophenol cũng như lượng glucose tạo thành sẽ giảm theo. Vì vậy,
dựa trên độ hấp thu của p-nitrophenol sinh ra khi có và không có mẫu thử sẽ
tính được khả năng ức chế enzyme α-glucosidase của mẫu khảo sát.
OH

O
HO
OH
HO OH
OH
O
Enzyme α-glucosidase O
HO
HO +
O2N OH
OH
NO2
p-Nitrophenyl-α-D-glucopyranoside α-D-Glucose p-Nitrophenol

Hình 69. Phản ứng thủy phân của α-glucosidase với cơ chất p-nitrophenyl-α-D-
glucopyranoside

Để có cơ sở đánh giá hoạt tính của những mẫu khảo sát đối với các
phương pháp thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase, trong quy trình này sử
dụng chất đối chứng dương là acarbose có giá tri IC 50 là 199.8 μM, vì đây là
chất được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường loại 2 và được dùng trong
các tài liệu tham khảo.
3.6. Đánh giá kết quả thử hoạt tính
3.6.1. Xác định giá trị phần trăm ức chế
Khả năng ức chế của mẫu khảo sát được tính dựa trên phần trăm ức chế
(I, %) theo công thức:

56
A control − A sample
I (%) = * 100%
A control

Trong đó:
Acontrol: Giá trị mật độ quang của dung dịch không chứa mẫu khảo sát.
Asample: Giá trị mật độ quang của dung dịch chứa mẫu khảo sát.
Dựa trên phần trăm ức chế ta có thể đánh giá khả năng ức chế enzyme α-
glucosidase của mẫu tại nồng độ kháo sát.
3.6.2. Xác định giá trị IC50
Tiến hành khảo sát hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các mẫu ở
nhiều
nồng độ khác nhau từ 1-100 µg/mL (đối với mẫu là cao) hay 1-100 µM (đối với
mẫu là chất tinh khiết).
Với những mẫu có hoạt tính ức chế biến thiên tuyến tính với nồng độ,
chúng ta vẽ một đường hồi quy tuyến tính y = ax + b qua tất cả các điểm (với y
là phần trăm ức chế và x là nồng độ chất ức chế).
Với những mẫu có hoạt tính không biến thiên tuyến tính với nồng độ,
tính một cách gần đúng, chúng ta vẽ một đường cong y = lnx ± b qua tất cả các
điểm (với y là phần trăm ức chế và x là nồng độ chất ức chế).
Từ phương trình y = ax ± b hoặc y = lnx ± b với 2 hệ số a, b đã biết, thế
giá trị y = 50 % vào phương trình sẽ tính được giá trị x là nồng độ của mẫu
khảo sát mà tại đó có khả năng ức chế được 50 % enzyme, được ký hiệu là IC50.
Giá trị IC50 là nồng độ của mẫu khảo sát mà tại đó có thể ức chế 50%
enzyme α-glucosidase. Đây là chỉ số dùng để xem xét, đánh giá khả năng ức
chế enzyme α-glucosidase của các mẫu khảo sát. Dựa trên định nghĩa có thể
hiểu giá trị IC50 giúp đánh giá khả năng ức chế của mẫu khảo sát là mạnh hay
yếu, mẫu có hoạt tính càng cao thì giá trị IC50 càng thấp. Acarbose được sử
dụng làm chất đối chứng dương trong thí nghiệm này để so sánh với khả năng
ức chế enzyme α-glucosidase của các mẫu khảo sát.

57
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Với tài nguyên rừng và khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong
những quốc gia có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Các dược liệu quý luôn là đề
tài được các nhà khoa học, dược học khai thác và nghiên cứu nhằm tìm ra các
dược chất tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh mà ít hoặc không gây tác dụng phụ
không mong muốn cho người bệnh. Đã từ lâu, các cây thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae) là bài thuốc dân gian tiềm năng luôn được các nhà y học cổ
truyền Việt Nam sử dụng để làm giảm các chứng như cảm, ho, sốt rét…Thế
nhưng, có rất ít bài báo cáo khoa học nghiên cứu về các thành phần hóa học
cũng như các hoạt tính tuyệt vời của các cây họ Gừng (Zingiberaceae) nói
chung và củ Riềng (Alpinia officinarum) nói riêng trong nước.
Qua phần tổng quan trên có thể thấy được rằng củ Riềng có nhiều hoạt
tính sinh học quý giá từ các hợp chất diarylheptanoid, phenylpropanoid… Các
hợp chất này lại có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh dựa trên các
tài liệu đã dược nghiên cứu và công bố. Bên cạnh đó, trong qua trình khảo sát,
nhóm nghiên cứu của GS. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai, phòng thí nghiệm Hóa
Dược, khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase
mạnh trên 2 cao sàng lọc là MeOH và EtOH với giá trị IC 50 lần lượt là 10.4
μg/mL và 3.2 μg/mL, mạnh hơn so với chất đối chứng dương acarbose (IC 50 =
129.0 μg/mL). Chính điều đó đã đặt nền móng cho các nghiên cứu sâu hơn
trong đề tài khóa luận lần này về phân lập các hợp chất hóa học và thử hoạt tính
sinh học ức chế enzyme α-glucosidase trên các cao thô, cao phân đoạn và hợp
chất phân lập được, để từ đó nhằm đưa các hợp chất phân lập từ củ Riềng có
hoạt tính mạnh vào các ứng dụng sâu hơn trong điều trị bệnh đái tháo đường
loại 2.

55
THỰC NGHIỆM
4. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ
4.1. Hóa chất
 n-Hexane (99%, Labscan, Thái Lan).
 Chloroform (99%, Labscan, Thái Lan).
 Ethyl acetate (99%, Labscan, Thái Lan).
 Acetone (99%, Labscan, Thái Lan).
 Ethanol (99%, Labscan, Thái Lan).
 Methanol (99%, Labscan, Thái Lan).
 Isopropanol (99.7%, Trung Quốc).
 Acid sulfuric (H2SO4) (Trung Quốc).
 Molecular sieve (Ấn Độ).
 Silica gel sắc ký cột pha thường 40-63 µm (Scharlau, Tây Ban Nha).
 Silica gel sắc ký bản mỏng pha thường (TLC Silicagel 60 F254, Merck, Đức).
4.2. Dụng cụ
 Becher 1000 mL, 500 mL, 100 mL, 50 mL.
 Bình cô quay 1000 mL, 500 mL, 250 mL, 100 mL, 50 mL.
 Ống đong 500 mL, 100 mL, 25 mL, 10 mL.
 Hủ pi 100 mL, 50 mL, 30 mL, 20 mL, 15 mL.
 Pasteur pipette.
 Cột sắc ký Φ 8, Φ 10, Φ 12, …
 Các dụng cụ khác: đũa thủy tinh, giấy lọc, bông gòn,…..
4.3. Thiết bị
 Cân phân tích SHIMADZU AUX220.
 Bếp đun hoàn lưu.
 Bồn điều nhiệt.
 Bể rửa siêu âm Elmasonic.
 Tủ hút.
 Tủ sấy Memmert.
 Hệ thống cô quay chân không.
 Đèn UV-VIS 2 bước sóng cầm tay UVGL-58.
 Máy quang phổ (SHIMADZU UV-1800).

57
 Hệ thống chiết Soxhlet.
 Hệ thống chưng cất.
 Máy cộng hưởng từ hạt nhân Bruker Avance 500 (500 MHz cho phổ 1H–NMR
13
và 125 MHz cho phổ C–NMR) - phòng thí nghiệm Phân tích Trung tâm
trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HCM.
5. QUY TRÌNH THỬ HOẠT TÍNH ENZYME α-GLUCOSIDASE
5.1. Chuẩn bị hóa chất
Dung dịch đệm phosphate pH = 7.0 (0.01 M): lấy 20 mL dung dịch Na2HPO4
0.2 M và 12 mL NaH2PO4 0.5 M vào becher 1000 mL. Thêm nước cất 2 lần và chỉnh
đệm bằng NaOH 1 M đến pH = 7.0, sau đó tiến hành định mức bằng fiol đến 1000 mL.
Dung dịch nền pNP-G 1.5 mM: cân chính xác khoảng 11.3 mg chất nền pNPG,
hòa tan trong dung dịch đệm phosphate, định mức bằng fiol 25 mL. Bình đựng dung
dịch sau đó được che kín bằng giấy bạc để tránh ánh sáng trực tiếp.
Dung dịch enzyme α-glucosidase 0.1 U/mL: cân khoảng 0.5 mg enzyme α-
glucosidase, hòa tan trong dung dịch đệm phosphate bằng fiol 5 mL, thu được dung
dịch gốc. Dung dịch enzyme làm việc được pha loãng từ dung dịch enzyme gốc với
dung dịch đệm phosphate và giữ mát để đảm bảo sự ổn định của enzyme trong ngày
làm việc.
Dung dịch Na2CO3 0.1 M: cân khoảng 10.62 g muối Na 2CO3 khan, hòa tan
trong nước cất 1 lần và định mức bằng fiol đến 1000 mL.
Mẫu thử: được pha trong dung dịch đệm phosphate ở nồng độ 500 µg/mL (đối
với mẫu cần thử là cao) và 500 µM (đối với mẫu cần thử là chất tinh khiết).
5.2. Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase
Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase được thực hiện bởi sinh
viên Huỳnh Cao Liêm khóa 2017 như sau: mẫu được hòa tan trong dung dịch đệm
phosphate pH = 7.0. Thêm 50 µL enzyme 0.1 U/mL, lắc đều, ủ trong 5 phút tại 37 oC.
Cho tiếp 50 µL dung dịch nền 1.5 mM và ủ trong 30 phút tại 37 oC để phản ứng xảy ra.
Sau khi ủ, thêm 375 µL Na2CO3 0.1 M để dừng phản ứng. Dung dịch sau đó được đem
đo quang tại bước sóng 401 nm (Sơ đồ 2).

58
V1 μL đệm phosphate V2 μL dung dịch mẫu

Dung dịch 1

Thêm 50 μL enzyme.
Lắc đều, ủ ở 37 oC trong 5 phút.

Dung dịch 2

Thêm 50 μL dung dịch pNP-G.


Lắc đều, ủ ở 37 oC trong 30 phút.

Dung dịch 3

Thêm 375 μL dung dịch Na2CO3.


Lắc đều.

Đo quang ở bước sóng 401


nm

Sơ đồ 2. Quy trình thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase

Mỗi mẫu được thử ở 4 nồng độ khác nhau (100, 50, 25, 10 μg/mL hoặc µM), mỗi
nồng độ đo 3 lần (tương ứng với mỗi nồng độ mẫu thử ta làm một mẫu trắng (blank),
mẫu trắng tương tự như mẫu thử nhưng thay dung dịch enzyme bằng dung dịch đệm
phosphate). Từ đó tính được giá trị phần trăm ức chế (I, %) với từng nồng độ khảo sát
là trung bình cộng của 3 giá trị mật độ quang đo được ở mỗi nồng độ.

Với những mẫu có hoạt tính mạnh, tức khả năng ức chế trên 50 % tại nồng độ 10
µg/mL, ta cần hạ khoảng nồng độ mẫu thử xuống 10 lần để xác định giá trị IC 50, khi đó
nồng độ mẫu làm việc cần pha là 50 µg/mL (đối với mẫu cao) và 50 µM (đối với mẫu
là chất tinh khiết). Tiến hành pha loãng mẫu thử ở các nồng độ thấp hơn (10, 5, 2.5, 1
µg/mL) để xác định giá trị IC50.
Mẫu control: được chuẩn bị tương tự như mẫu thử, khi đó ta thay dung dịch
mẫu bằng dung dịch đệm (mẫu control không chứa mẫu thử).

59
6. QUÁ TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP
6.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Củ Riềng được thu hái ở Huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang vào tháng 02 năm
2020. Mẫu được bảo quản và lưu trữ tại Bộ môn Hóa Dược, Khoa Hóa học, Trường
Đại học Khoa học - ĐHQG TP.HCM. Từ 20 kg củ Riềng tươi được cắt lát, phơi khô
và xay nhỏ thu được 9 kg mẫu khô.
6.2. Quá trình điều chế cao phân đoạn
Quá trình điều chế cao phân đoạn được thực hiện bởi sinh viên Huỳnh Cao Liêm
khóa 2017. Từ 8.4 kg mẫu khô được tiến hành chiết bằng hệ thống chiết Soxhlet với
lần lượt các dung môi độ phân cực tăng dần như n-hexane, EtOAc và methanol. Các
dịch chiết được làm bay hơi bằng hệ thống cô quay áp suất kém lần lượt thu được các
cao phân đoạn n-hexane (120.0 g), EtOAc (275.0 g) và MeOH (1128.0 g) (Sơ đồ 3).
Mẫu khô củ Riềng
(8.4 kg)

Chiết Soxhlet với n-hexane, EtOAc và


MeOH.
Cô quay áp suất kém.

Cao n-hexane Cao EtOAc Cao MeOH


(120.0 g) (275.0 g) (1128.0 g)

Sơ đồ 3. Quy trình điều chế cao phân đoạn củ Riềng

6.3. Quá trình phân lập chất từ cao phân đoạn EtOAc
Từ 268 g cao EtOAc, sinh viên Huỳnh Cao Liêm khóa 2017 tiến hành sắc ký cột
với silica gel pha thường và dung mội giải ly n-hexane : acetone (0-100 %) có độ phân
cực tăng dần. Các dung dịch giải ly khỏi cột sắc ký được tiến hành cô quay áp suất
kém thu được các mẫu cao tương ứng, sau đó các mẫu cao này được hiện hình bằng
phổ UV tại bước sóng 254 nm và dung dịch thuốc thử H 2SO4 thu được 18 cao phân
đoạn nhỏ lần lượt là A (0.9 g), B (5.4 g), C (10.2 g), D (0.8 g), E (7.5 g), F (1.4 g), G
(2.7 g), H (1.9 g), I (6.4 g), J (5.7 g), K (2.3 g), L (3.8 g), M (12.2 g), N (27.3 g), O
(20.7 g), P (51.3 g), Q (48.8 g) và R (47.9 g) (Sơ đồ 4).

60
Cao EtOAc
268 g

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : acetone)

A B C D E F
0.9 g 5.4 g 10.2 g 0.8 g 7.5 g 1.4 g

G H I J K L
2.7 g 1.9 g 6.4 g 5.7 g 2.3 g 3.8 g

M N O P Q R
12.2 g 27.3 g 20.7 g 51.3 g 48.8 g 47.9 g

Sơ đồ 4. Quy trình tách các phân đoạn từ cao EtOAc của củ Riềng

Phân đoạn E (7.5 g) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường và dung
môi giải ly n-hexane : acetone với tỉ lệ acetone tăng dần (0-100 %) thu được 6 phân
đoạn gồm E1 (211.3 mg), E2 (596.5 mg), E3 (2149.4 mg), E4 (653.8 mg), E5 (517.1
mg) và E6 (1656.2 mg). Phân đoạn E4 (653.8 mg) được tiến hành sắc ký cột silica gel
pha thường và giải ly với hệ dung môi n-hexane : chloroform : acetone với tỉ lệ
chloroform : acetone tăng dần (0-100%) thu được 11 phân đoạn gồm E4.1 (80.3 mg),
E4.2 (8.1 mg), E4.3 (114.4 mg), E4.4 (113.3 mg), E4.5 (39.7 mg), E4.6 (63.1 mg),
E4.7 (13.0 mg), E4.8 (12.6 mg), E4.9 (32.3 mg), E4.10 (60.6 mg) và E4.11 (78.4 mg).
Sau đó, từ phân đoạn E4.3 (114.4 mg) tiếp tục tiến hành sắc ký cột silica gel pha
thường và giải ly với hệ dung môi n-hexane : chloroform : EtOAc với tỉ lệ
chloroform : EtOAc tăng dần (0-100%) thu được 3 phân đoạn gồm E4.3.1 (12.7 mg),
E4.3.2 (58.0 mg) và E4.3.3 (49.5 mg). Sau đó, từ phân đoạn E4.3.3 (49.5 mg) tiến
hành sắc ký lớp mỏng silica gel pha thường thu được hợp chất 5 (2.0 mg) (Sơ đồ 5).

61
E
7.5 g

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : acetone)

E1 E2 E3 E4 E5 E6
211.3 596.5 239.8 757.6 286.0 757.6
mg mg mg mg mg mg

E4.1 E4.2 E4.3 E4.4 E4.5 E4.6 E4.7


80.3 8.1 114.4 113.3 39.7 63.1 13.0
mg mg mg mg mg mg mg

(Hệ dung môi n-hexane : chloroform : acetone)

E4.8 E4.9 E4.10 E4.11


SKC silica gel 12.6 32.3 60.6 78.4
mg mg mg mg
(Hệ dung môi n-hexane :
chloroform : EtOAc)

E4.3.1 E4.3.2 E4.3.3


12.7 mg 58.0 mg 49.5 mg

SKBM pha thường


(Hệ dung môi n-hexane : EtOAc)

Hợp chất 5
2.0 mg

Sơ đồ 5. Hợp chất 5 được phân lập từ phân đoạn E

62
Phân đoạn G (2.7 g) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường và dung
môi giải ly n-hexane : EtOAc với tỉ lệ EtOAc tăng dần (0-100 %) thu được 6 phân
đoạn gồm G1 (114.6 mg), G2 (1550.1 mg), G3 (100.2 mg), G4 (146.5 mg), G5 (83.0
mg) và G6 (162.6 mg). Phân đoạn G1 (114.6 mg) được tiến hành sắc ký cột silica gel
pha thường và giải ly với hệ dung môi n-hexane : EtOAc với tỉ lệ EtOAc tăng dần (0-
100%) thu được 5 phân đoạn gồm G1.1 (1.8 mg), G1.2 (1.5 mg), G1.3 (44.0 mg),
G1.4 (22.2 mg), và G1.5 (12.3 mg). Sau đó, từ phân đoạn G1.3 (44.0 mg) tiếp tục tiến
hành sắc ký cột silica gel pha thường và giải ly với hệ dung môi n-hexane : chloroform
với tỉ lệ chloroform tăng dần (0-100%) thu được 4 phân đoạn gồm G1.3.1 (8.0 mg),
G1.3.2 (11.6 mg), G1.3.2 (6.5 mg) và G1.3.2 (5.6 mg). Sau đó, từ phân đoạn G1.3.1
(8.0 mg) tiến hành sắc ký lớp mỏng silica gel pha thường thu được hợp chất 4 (2.4 mg)
(Sơ đồ 6).

63
G
2.7 g

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : EtOAc)

G1 G2 G3 G4 G5 G6
114.6 mg 1550.1 mg 100.2 mg 146.5 mg 83.0 mg 162.6 mg

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : EtOAc)

G1.1 G1.2 G1.3 G1.4 G1.5


1.8 mg 1.5 mg 44.0 mg 22.2 mg 12.3 mg

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : chloroform)

G1.3.1 G1.3.2 G1.3.3 G1.3.4


8.0 mg 11.6 mg 6.5 mg 5.6 mg

SKBM pha thường


(Hệ dung môi n-hexane : EtOAc)

Hợp chất 4
2.4 mg

Sơ đồ 6. Hợp chất 4 được phân lập từ phân đoạn G

Phân đoạn O (20.7 g) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường và hệ
dung môi giải ly chloroform : acetone với tỉ lệ acetone tăng dần (0-100 %) thu được 14
phân đoạn gồm O1 (54.8 mg), O2 (37.5 mg), O3 (40.9 mg), O4 (105.3 mg), O5 (87.4
mg), O6 (39.7 mg), O7 (108.4 mg), O8 (493.7 mg), O9 (907.3 mg), O10 (1298.1 mg),
O11 (4003.5 mg), O12 (2368.5 mg), O13 (5761.5 mg) và O14 (1701.8 mg) (Sơ đồ 7).
Phân đoạn O4 (105.3 mg) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường thu được
hợp chất 2 (14.6 mg) (Sơ đồ 8).

64
O
20.7 g

SKC silica gel


(Hệ dung môi chloroform : acetone)

O1 O2 O3 O4 O5 O6 O7 O8
54.8 37.5 40.9 105.3 87.4 39.7 108.4 493.7
mg mg mg mg mg mg mg mg

O9 O10 O11 O12 O13 O14


907.3 1298.1 4003.5 2368.5 5761.5 1701.8
mg mg mg mg mg mg

Sơ đồ 7. Các phân đoạn con từ 1-14 của phân đoạn O

O4
105.3 mg

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : EtOAc)

O4.1 O4.2 O4.3 O4.4 O4.6 O4.5 O4.7


3.7 mg 14.6 mg 7.7 mg 8.1 mg 3.0 mg 3.0 mg 1.2 mg

Hợp chất 2
14.6 mg

Sơ đồ 8. Hợp chất 2 được phân lập từ phân đoạn O4

65
Phân đoạn O5 (87.4 mg) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường và hệ
dung môi giải ly n-hexane : EtOAc với tỉ lệ EtOAc tăng dần (0 – 100 %) thu được 3
phân đoạn gồm O5.1 (25.6 mg), O5.2 (31.3 mg) và O5.3 (1.2 mg). Từ phân đoạn O5.1
thu được hợp chất 8 (Sơ đồ 9).

O5
87.4 mg

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : EtOAc)

O5.1 O5.2 O5.3


25.6 mg 31.3 mg 1.2 mg

Hợp chất 8
24.2 mg

Sơ đồ 9. Hợp chất 8 được phân lập từ phân đoạn O5


Phân đoạn O8 (550.6 mg) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường và hệ
dung môi giải ly n-hexane : acetone với tỉ lệ acetone tăng dần (0 – 100 %) thu được 6
phân đoạn gồm O8.1 (5.5 mg), O8.2 (3.5 mg), O8.3 (319.8 mg), O8.4 (31.7 mg), O8.5
(30.1 mg) và O8.6 (17.6 mg). Từ phân đoạn O8.2 thu được hợp chất 1 (Sơ đồ 10).

66
O8
493.7 mg

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : acetone)

O8.1 O8.2 O8.3 O8.4 O8.5 O8.6


5.5 mg 3.5 mg 319.8 mg 31.7 mg 30.1 mg 17.6 mg

Hợp chất 1
3.5 mg

Sơ đồ 10. Hợp chất 1 được phân lập từ phân đoạn O8


Phân đoạn O3 (40.9 mg) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường và hệ
dung môi giải ly n-hexane : EtOAc với tỉ lệ EtOAc tăng dần (0 – 100 %) thu được 3
phân đoạn gồm O3.1 (1.6 mg), O3.2 (1.0 mg), O3.3 (3.1 mg) và O3.4 (1.3 mg). Từ
phân đoạn O3.3 và O3.1 thu được hợp chất 3 và 7 (Sơ đồ 11).

O3
40.9 mg

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : EtOAc)

O3.1 O3.2 O3.3 O3.4


10.6 mg 1.0 mg 3.2 mg 1.3 mg

Hợp chất 7 Hợp chất 3


10.6 mg 3.2 mg

Sơ đồ 11. Hợp chất 3 và 7 được phân lập từ phân đoạn O3

67
Phân đoạn O10 (1298.1 mg) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường và
hệ dung môi giải ly petrolium ether : EtOAc với tỉ lệ EtOAc tăng dần (0-100 %) thu
được 4 phân đoạn gồm O10.1 (6.4 mg), O10.2 (63.5 mg), O10.3 (395.9 mg) và O10.4
(594.4 mg). Phân đoạn O10.3 (395.9 mg) được tiến hành sắc ký cột silica gel pha
thường và hệ dung môi giải ly n-hexane : acetone với tỉ lệ acetone tăng dần (0-100%)
thu được 3 phân đoạn gồm O10.3.1 (241.5 mg), O10.3.2 (56.4 mg) và O10.3.3 (57.7
mg). Phân đoạn O10.3.1 tiếp tục được tiến hành sắc ký cột silica gel pha thường và hệ
dung môi giải ly chloroform : acetone với tỉ lệ acetone tăng dần (0-100%) thu được 3
phân đoạn gồm O10.3.1.1 (9.6 mg), O10.3.1.2 (114.7 mg) và O10.3.1.3 (85.1 mg). Từ
phân đoạn O10.3.1.2 thu được hợp chất 6 (Sơ đồ 12).

68
O10
40.9 mg

SKC silica gel


(Hệ dung môi petrolium ether : EtOAc)

O10.1 O10.2 O10.3 O10.4


6.4 mg 63.5 mg 395.9 mg 594.4 mg

SKC silica gel


(Hệ dung môi n-hexane : acetone)

O10.3.1 O10.3.2 O10.3.3


56.4 mg 57.7 mg 241.5 mg

SKC silica gel


(Hệ dung môi chloroform : acetone)

O10.3.1.1 O10.3.1.2 O10.3.1.3


9.6 mg 114.7 mg 85.1 mg

Hợp chất 6
114.7 mg

Sơ đồ 12. Hợp chất 6 được phân lập từ phân đoạn O10

69
KẾT QUẢ VÀ
BIỆN LUẬN
7. Biện luận cấu trúc các hợp chất phân lập được
7.1. Cấu trúc các hợp chất phân lập được
Từ phân đoạn cao E, G và O của cao EtOAc của củ Riềng được tiến hành sắc ký
cột, sắc ký bản mỏng pha thường nhiều lần với nhiều hệ dung môi có độ phân cực
khác nhau đã phân lập được hợp chất 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 (Hình 70).

Hợp chất 1 Hợp chất 2 Hợp chất 3

Hợp chất 4 Hợp chất 5 Hợp chất 6

Hợp chất 7 Hợp chất 8

Hình 70. Cấu trúc các hợp chất phân lập được từ phân đoạn E, G và O trong cao chiết EtOAc
của A. officinarum

7.2. Biện luận cấu trúc các hợp chất phân lập được
7.2.1. Hợp chất 1
Hợp chất 1 (Hình 71) có màu trắng ngà, dạng tinh thể hình kim và tan tốt trong
dung môi acetone.

71
Hình 71. Cấu trúc của hợp chất 1

Phổ 1H-NMR (Phụ lục 1) của hợp chất 1 cho thấy có sự xuất hiện các tín hiệu
của 1 proton aldehyde [H 9.85 (1H, s, H-7); 2 cặp proton thơm ghép ortho [H 7.80
(2H, d, J = 8.7 Hz, H-2 & H-6)] và [H 7.00 (2H, d, J = 8.7 Hz, H-3 & H-5)] tương ứng
với 1 vòng benzene có 2 nhóm thế ở vị trí para; 1 proton của nhóm hydroxyl [H 9.39
(1H, brs, 4-OH)] (Bảng 3).

Phổ 13C-NMR (Phụ lục 2) của hợp chất 1 cho thấy có sự xuất hiện các tín hiệu
của 7 carbon, trong đó có 1 carbon carbonyl của nhóm aldehyde [ C 191.0 (C-7)]; 1
carbon thơm mang oxygen [C 163.9 (C-4)]; 1 carbon thơm mang nhóm thế [ C 130.5
(C-1)]; 4 carbon thơm methine [C 132.8 (C-2 & C-6)] và [C 116.7 (C-3 & C-5)]
(Bảng 3).
Bảng 3. Dữ liệu phổ của hợp chất 1 trong dung môi CD3COCD3 và 4-hydroxybenzaldehyde
trong dung môi CD3SOCD3

Hợp chất 1 4-Hydroxybenzaldehyde 68


Vị trí Loại C
δH (ppm) δC (ppm) δH (ppm) δC (ppm)
1 =C< 130.5 128.9
2 =CH 7.80 (2H, d, J = 9.0 Hz) 132.8 7.76 (2H, d, J = 9.0 Hz) 132.6
3 =CH 7.00 (2H, d, J = 8.7 Hz) 116.7 6.94 (2H, d, J = 8.5 Hz) 116.3
4 =C< 163.9 163.8
5 =CH 7.00 (2H, d, J = 8.7 Hz) 116.7 6.94 (2H, d, J = 8.5 Hz) 116.3
6 =CH 7.80 (2H, d, J = 9.0 Hz) 132.8 7.76 (2H, d, J = 9.0 Hz) 132.6
7 CHO 9.85 (1H, s) 191.0 9.79 (1H, s) 191.4
4-OH 9.39 (1H, brs) 10.61 (1H, brs)

Từ các dữ liệu phổ trên cho thấy, hợp chất này có cấu trúc của một phenol đơn
giản mang 1 nhóm aldehyde. Tiến hành tra cứu tài liệu tham khảo và so sánh dữ liệu
68
phổ của hợp chất 1 với 4-hydroxybenzaldehyde cho thấy có sự tương hợp (Bảng 3).
Vậy, cấu trúc của hợp chất 1 là 4-hydroxybenzaldehyde (Hình 72).

72
Hình 72. Cấu trúc của hợp chất 4-hydroxybenzaldehyde
7.2.2. Hợp chất 2
Hợp chất 2 (Hình 73) có màu trắng, dạng tinh thể hình vảy và tan tốt trong dung
môi acetone.

Hình 73. Cấu trúc của hợp chất 2

Phổ 1H-NMR (Phụ lục 3) của hợp chất 2 cho thấy có sự xuất hiện các tín hiệu
của 1 proton aldehyde [H 9.63 (1H, d, J = 7.8 Hz, H-9)]; 2 cặp proton thơm ghép
ortho [H 7.59 (2H, d, J = 8.7 Hz, H-2 & H-6)] và [H 6.93 (2H, d, J = 8.7 Hz, H-3 &
H-5)] tương ứng với 1 vòng benzene có 2 nhóm thế ở vị trí para; 2 proton olefin ghép
trans [H 7.56 (1H, d, J = 15.8 Hz, H-7)] và [H 6.61 (1H, dd, J = 15.8 & 7.8 Hz, H-8)];
1 proton của nhóm hydroxyl [H 9.13 (1H, brs, 4-OH)] (Bảng 4).

Phổ 13C-NMR (Phụ lục 4) của hợp chất 2 cho thấy có sự xuất hiện các tín hiệu
của 9 carbon, trong đó có 1 carbon carbonyl của nhóm aldehyde [ C 193.9 (C-9)]; 1
carbon thơm gắn oxygen [C 161.3 (C-4)]; 1 carbon thơm gắn nhóm thế [ C 126.7 (C-
1)]; 4 carbon thơm methine [C 131.5 (C-2 & C-6)] và [C 116.8 (C-3 & C-5)]; 2
carbon olefin methine [C 153.7 (C-7)] và [C 126.7 (C-8)] (Bảng 4).

Bảng 4. Dữ liệu phổ của hợp chất 2 và p-coumaraldehyde trong dung môi CD3COCD3

Hợp chất 2 p-Coumaraldehyde 66


δC δC
Vị trí Loại C δH (ppm) δH (ppm)
(ppm) (ppm)
1 =C< 126.7 127.0
2 =CH 7.59 (2H, d, J = 8.4 Hz) 131.5 7.62 (2H, d, J = 8.4 Hz) 131.6
3 =CH 6.93 (2H, d, J = 8.4 Hz) 116.8 6.94 (2H, d, J = 8.4 Hz) 116.8

73
4 =C< 161.3 161.3
5 =CH 6.93 (2H, d, J = 8.4 Hz) 116.8 6.94 (2H, d, J = 8.4 Hz) 116.8
6 =CH 7.59 (2H, d, J = 8.4 Hz) 131.5 7.62 (2H, d, J = 8.4 Hz) 131.6
7 =CH 7.56 (1H, d, J = 15.8 Hz) 153.7 7.58 (1H, d, J = 15.6 Hz) 153.7
6.61 (1H, dd, J = 15.8; 6.61 (1H, dd, J = 15.6;
8 =CH 126.7 126.8
7.8 Hz) 7.8 Hz)
9 CHO 9.63 (1H, d, J = 7.8 Hz) 193.9 9.63 (1H, d, J = 7.8 Hz) 193.9
4-OH 9.13 (1H, brs) 9.09 (1H, s)

Từ các dữ liệu phổ trên cho thấy, hợp chất này có cấu trúc của một
phenylpropenoid mang 1 nhóm aldehyde và 1 nhóm hydroxyl. Tiến hành tra cứu tài
66
liệu tham khảo và so sánh dữ liệu phổ của hợp chất 2 với p-coumaraldehyde cho
thấy có sự tương hợp (Bảng 4). Vậy, cấu trúc của hợp chất 2 là p-coumaraldehyde
(Hình 74).

Hình 74. Cấu trúc của hợp chất p-coumaraldehyde


7.2.3. Hợp chất 3
Hợp chất 3 (Hình 75) có màu trắng ngà, dạng bột và tan tốt trong dung môi
acetone.

Hình 75. Cấu trúc của hợp chất 3

Phổ 1H-NMR (Phụ lục 5) của hợp chất 3 cho thấy có sự xuất hiện các tín hiệu
của 2 cặp proton thơm ghép ortho [δH 7.49 (2H, d, J = 8.5 Hz, H-2 & H-6)] và [δH 7.09
(2H, d, J = 8.5 Hz, H-3 & H-5)] tương ứng với một vòng benzene mang 2 nhóm thế ở
vị trí para; 2 proton olefin ghép trans [δH 6.70 (1H, d, J = 15.9 Hz, H-7)] và [δH 6.34
(1H, dt, J = 15.9, 6.2 Hz, H-8)]; 1 nhóm oxymethylene [δH 4.69 (2H, dd, J = 6.2; 1.4
Hz, H-9)] và 1 nhóm methyl [δH 2.25 (3H, s, H-11)] (Bảng 5).

74
Phổ 13C-NMR (Phụ lục 6) của hợp chất 3 cho thấy có sự xuất hiện các tín hiệu
của 11 carbon, trong đó có 1 carbon carbonyl của nhóm ester [δC 170.8 (C-10)]; 1
carbon thơm nối oxygen [δC 151.6 (C-4)]; 1 carbon thơm mang nhóm thế [δC 134.9 (C-
1)]; 4 carbon thơm methine [δC 128.3 (C-2 & C-6)] và [δC 122.9 (C-3 & C-5)]; 2
carbon olefin methine [δC 133.2 (C-7)] & [δC 124.8 (C-8)]; 1 carbon oxymethylene [δC
65.2 (C-9)]; 1 carbon methyl [δC 20.9 (C-11)] (Bảng 5).
Bảng 5. Dữ liệu phổ của hợp chất 3 và trans-p-hydroxycinnamyl acetate trong dung môi
CD3COCD3

Hợp chất 3 trans-p-Hydroxycinnamyl acetate 69


Vị trí Loại C δC δC
δH (ppm) δH (ppm)
(ppm) (ppm)
1 =C< 134.9 128.9
2 =CH 7.49 (1H, d, J = 8.5 Hz) 128.3 7.32 (1H, m) 128.8
3 =CH 7.09 (1H, d, J = 8.5 Hz) 122.9 6.81 (1H, m) 116.3
4 =C< 151.6 158.4
5 =CH 7.09 (1H, d, J = 8.5 Hz) 122.9 6.81 (1H, m) 116.3
6 =CH 7.49 (1H, d, J = 8.5 Hz) 128.3 7.32 (1H, m) 128.8
7 =CH 6.70 (1H, d, J = 15.9 Hz) 133.2 6.61 (1H, d, J = 15.9 Hz) 134.6
8 =CH 6.34 (1H, dt, J = 15.9, 6.16 (1H, dt, J = 15.9, 6.5
124.8 121.3
6.2 Hz) Hz)
9 4.69 (2H, dd, J = 6.2, 4,65 (2H, dd, J = 6.5,
CH2 65.2 65.6
1.4 Hz) 1.2 Hz)
10 =C< 170.8 170.8
11 CH3 2.25 (3H, s) 20.9 2.02 (3H, s) 20.8

Từ dữ liệu phổ 1H-NMR trên, cho thấy hợp chất 3 có khung phenylpropenoid
mang 1 nhóm hydroxyl và 1 nhóm acetoxyl. Phân tích phổ HMBC của hợp chất 3 (Phụ
lục 7) cho thấy nhóm acetoxyl được xác định tại vị trí C-9 thông qua tương quan
HMBC của proton oxymethylene H-9 [H 4.69] và của proton methyl H-11 [H 2.25]
với carbon carbonyl C-10 [C 170.8] (Hình 76).

75
Tương quan HMBC

Hình 76. Tương quan HMBC của hợp chất 3


Tiến hành tra cứu tài liệu tham khảo cho thấy hợp chất 3 và trans-p-
69
hydroxycinnamyl acetate có sự tương hợp. Vậy cấu trúc của hợp chất 3 là trans-p-
hydroxycinnamyl acetate (Hình 77).

Hình 77. Cấu trúc của hợp chất trans-p-hydroxycinnamyl acetate

7.2.4. Hợp chất 4


Hợp chất 4 (Hình 78) có màu trắng ngà, dạng gel và tan tốt trong dung môi
acetone.

Hình 78. Cấu trúc của hợp 4

Phổ 1H-NMR (Phụ lục 8) của hợp chất 4 cho thấy có sự xuất hiện các tín hiệu
của 3 proton thơm tương ứng với 1 hệ ABX [δH 7.23 (1H, d, J = 1.7 Hz, H-2)], [δH 7.03
(1H, dd, J = 8.2; 1.7 Hz, H-6)] và [δH 7.01 (1H, d, J = 8.2 Hz, H-5)]; 2 proton olefin
ghép trans [δH 6.69 (1H, dt, J = 15.9 Hz, H-7)] và [δH 6.37 (1H, dt, J = 15.9; 6.3 Hz,
H-8)]; 1 nhóm oxymethylene [δH 4.70 (2H, d, J = 6.3 Hz, H-9), 1 nhóm methoxyl [δH
3.85 (3H, s), H-14]; 2 nhóm methyl [δH 2.23 (3H, s), H-13] và [δH 2.05 (3H, s), H-11]
(Bảng 6).
Phổ 13C-NMR (Phụ lục 9) của hợp chất 4 cho thấy sự xuất hiện các tín hiệu của
14 carbon, trong đó có 2 carbon carbonyl của nhóm ester [δC 170.8 (C-10)] & [δC
169.0 (C-12)]; 2 carbon thơm nối oxygen [δC 152.5 (C-3)] và [δC 140.9 (C-4)]; 1
carbon thơm mang nhóm thế [δC 136.3 (C-1)]; 3 carbon thơm methine [δC 123.8 (C-

76
5)], [δC 120.0 (C-6)] và [δC 111.2 (C-2)]; 2 carbon olefin methine [δC 133.7 (C-7)] &
[δC 125.0 (C-8)];1 carbon oxymethylene [δC 65.2 (C-9)]; 1 carbon methoxyl [δC 56.3
(C-14)]; 2 carbon methyl [δC 20.8 (C-11)] và [δC 20.5 (C-13)] (Bảng 6).
Bảng 6. Dữ liệu phổ của hợp chất 4 và trans-coniferyl alcohol diacetate trong dung môi
(CD3COCD3)

Hợp chất 4 trans-Coniferyl alcohol diacetate 69

Vị trí Loại C δC
δC
δH (ppm) δH (ppm) (ppm
(ppm)
)
1 =C< 136.3 135.4
2 =CH 7.23 (1H, d, J = 1.7 Hz) 111.2 6.98 (1H, d, J = 1.8 Hz) 110.3
3 =C< 152.5 151.2
4 =C< 140.9 139.7
5 =CH 7.01 (1H, d, J = 8.2 Hz) 123.8 6.99 (1H, d, J = 8.1 Hz) 123.0
7.03 (1H, dd, J = 8.2, 1.7 6.96 (1H, dd, J = 8.2, 1.7 Hz
6 =CH 120.0 119.5
Hz) )
7 =CH 6.69 (1H, d, J = 15.9 Hz) 133.7 6.68 (1H, d, J = 15.9 Hz) 133.6
6.37 (1H, dt, J = 15.9, 6.36 (1H, dt, J = 15.9, 7.1
8 =CH 125.0 124.9
6.3 Hz) Hz)
9 CH2 4.70 (2H, d, J = 6.3 Hz) 65.2 4.69 (2H, d, J = 5.9 Hz) 65.1
10 =C< 170.8 170.7
11 CH3 2.05 (3H, s) 20.8 2.04 (3H, s) 21.2
12 =C< 169.0 168.9
13 CH3 2.23 (3H, s) 20.5 2.23 (3H, s) 20.8

14 CH3 3.85 (3H, s) 56.3 3.83 (3H, s) 56.0

Từ dữ liệu phổ 1D-NMR trên cho thấy hợp chất 4 có khung phenylpropenoid
mang 2 nhóm acetoxyl và 1 nhóm methoxyl. Phân tích phổ HMBC (Phụ lục 10) của
hợp chất 4 cho thấy 1 nhóm methoxyl được xác định tại vị trí C-3 thông qua tương
quan HMBC của proton của nhóm methoxyl H-14 [δH 3.85] với C-3 [δC 152.5]. Bên
cạnh đó, 1 nhóm acetoxyl được xác định tại vị trí C-9 [δC 65.2] thông qua tương quan
HMBC của proton của nhóm oxymethylene H-9 [δH 4.70] và proton methyl H-11 [δH
2.05] với C-10 [δC 170.8] (Hình 79).

77
Hình 79.Tương quan HMBC của hợp chất 4

Tiến hành tra cứu tài liệu tham khảo cho thấy hợp chất 4 và trans-coniferyl
alcohol diacetate 69 có sự tương hợp. Vậy kết luận hợp chất 4 là trans-coniferyl alcohol
diacetate (Hình 80).

Hình 80. Cấu trúc của hợp chất trans-coniferyl alcohol diacetate

7.2.5. Hợp chất 5


Hợp chất 5 (Hình 81) có dạng bột, màu trắng, tan tốt trong dung môi
chloroform.

Hình 81. Cấu trúc của hợp chất 5

Phổ 1H-NMR (Phụ lục 11) của hợp chất 5 cho thấy sự xuất hiện các tín hiệu của
3 proton thơm tương ứng với 1 hệ ABX [δH 7.02 (1H, d, J = 1.9 Hz, H-3)], [δH 6.92
(1H, dd, J = 8.1; 1.8 Hz, H-5)] và [δH 7.01 (1H, d, J = 8.1 Hz, H-6)]; 3 proton olefin
[δH 6.03 (1H, m, J = 16.7; 10.7; 6.4 Hz, H-8)], [δH 5.35 (1H, dt, J = 17.05; 1.4 Hz, H-
9)] và [δH 5.22 (1H, dd, J = 10.25; 1.4 Hz, H-9)]; 1 proton oxymethine [δH 5.19 (1H, d,
J = 6.05 Hz, H-7)]; 1 nhóm methoxyl [δH 3.84 (3H, s, H-12)]; 1 nhóm methyl [δH 2.30
(3H, s, H-11)] (Bảng 7).
Phổ 13C-NMR (Phụ lục 12) của hợp chất 5 cho thấy sự xuất hiện tín hiệu của 12
carbon. Trong đó, có 1 carbon carbonyl của nhóm ester [δC 169.2 (C-10)]; 2 carbon
thơm nối oxy [δC 151.4 (C-2)] và [δC 139.4 (C-1)]; 1 carbon thơm mang nhóm thế [δC

78
140.1 (C-4)], 3 carbon methine thơm [δC 118.8 (C-5)], [δC 122.9 (C-6)] và [δC 110.6
(C-3)], 2 carbon olefin [δC 141.7 (C-8)] & [δC 115.6 (C-9)]; 1 carbon methoxyl [δC
56.1 (C-12)]; 1 carbon methyl [δC 20.8 (C-11)]; 1 carbon oxymethine [δC 75.2 (C-7)]
(Bảng 7).
Bảng 7. Dữ liệu phổ của hợp chất 5 trong dung môi CDCl3

Hợp chất 5
Vị trí Loại C δH
δC (ppm)
(ppm)
1 =C< 139.4
2 =C< 151.4
3 =CH 7.02 (1H, d, J = 1.9 Hz) 110.6
4 =C< 140.1
5 =CH 6.92 (1H, dd, J = 8.1; 1.9 Hz) 118.8
6 =CH 7.01 (1H, d, J = 8.1 Hz) 122.9
7 =CH 5.19 (1H, d, J = 6.05 Hz) 75.2
8 =CH 6.03 (1H, m, J = 16.7; 10.7; 6.4) 141.7
5.35 (1H, dt, J = 17.03; 1.4 Hz)
9 =CH2 115.6
5.22 (1H, dt, J = 10.25; 1.4 Hz)
10 =C< 169.2
11 CH3 2.30 (3H, s) 20.8
12 CH3 3.84 (3H, s) 56.1

Từ dữ liệu phổ 1D-NMR trên cho thấy hợp chất 5 có khung phenylpropenoid
mang 1 nhóm acetoxyl, 1 nhóm methoxyl và 1 nhóm hydroxyl. Phân tích phổ HMBC
(Phụ lục 13) của hợp chất 5 cho thấy 1 nhóm methoxyl được xác định tại vị trí C-2
thông qua tương quan HMBC của proton của nhóm methoxyl H-12 [δH 3.84] với
carbon thơm C-2 [δC 151.37] (Hình 82).

Hình 82. Tương quan HMBC của hợp chất 5

79
Phổ ESI-MS (Phụ lục 14) của hợp chất 5 cho thấy mũi tín hiệu ion phân tử
[M-OH]+ tại m/z 205.1 so với m/z lý thuyết 205.1 ứng với công thức C 12H13O3+. Vậy
công thức phân tử của hợp chất 5 là C12H14O4. Kết luận hợp chất 5 là 1'-
hydroxyeugenol acetate (Hình 83).73

Hình 83. Cấu trúc của hợp chất 1'-hydroxyeugenol acetate

7.2.6. Hợp chất 6


Hợp chất 6 (Hình 84) có dạng rắn màu vàng, tan tốt trong dung môi methanol.

Hình 84. Cấu trúc của hợp chất 6

Phổ 1H-NMR (Phụ lục 15) của hợp chất 6 cho thấy sự xuất hiện của các tín hiệu
của 2 cặp proton thơm ghép ortho [H 7.07 (2H, d, J = 8.6 Hz, H-2 & H-6)] và [H 7.14
(2H, d, J = 8.6 Hz, H-3 & H-5)] tương ứng với một vòng benzene có 2 nhóm thế ở vị
trí para; 3 proton olefin [H 5.98 (1H, ddt, J = 6.7; 10.2; 16.9 Hz, H-8)] và [H 5.05
(1H, ddd, J = 1.65; 1.65; 10.1 Hz, H-9) và H 5.09 (1H, ddd, J = 1.8; 1.7; 16.9 Hz, H-
9)]; 1 proton anomer [δH 4.91 (1H, d, J = 7.35 Hz), H-1']; 4 proton oxymethine [δH
3.45 (4H, m), H-2', H-3', H-4', H-5']; 2 proton oxymethylene [δH 3.73 (1H, dd, J = 5;
11.95 Hz), H-6'] và [δH 3.95 (1H, dd, J = 1.95; 12 Hz); H-6']; 2 proton methylene [H
3.35 (2H, d, H-7)] (Bảng 8).
Phổ 13C-NMR (Phụ lục 16) của hợp chất 6 cho thấy có sự xuất các hiện tín hiệu
của 13 carbon, trong đó có 1 carbon thơm gắn oxygen [δC 156.1 (C-1)]; 1 carbon thơm
mang nhóm thế [δC 133.9 (C-4)]; 4 carbon thơm methine [δC 129.1 (C-3 & C-5)] và [δC
116.4 (C-2 & C-6)]; 2 carbon olefin [δC 137.8 (C-8) và [δC 114.3 (C-9)]; 1 carbon
anomer [δC 101.1 (C-1')]; 4 carbon oxymethine [δC 73.6 (C-2')], [δC 76.7 (C-3')], [δC
71.0 (C-4')], [δC 76.6 (C-5')]; 1 carbon oxymethylene [δC 61.1 (C-6')]; 1 carbon
methylene [δC 39.0 (C-7)] (Bảng 8).

80
Bảng 8. Dữ liệu phổ của hợp chất 6 và hợp chất 1-O-β-D-glucopyranosyl-4-allylbenzene
(chavicol β-D-glucopyranoside) trong dung môi MeOD

1-O-β-D-glucopyranosyl-4-
Hợp chất 6 allylbenzene (chavicol β-D-
Vị trí Loại C glucopyranoside) 29
δC δC
δH (ppm) δH (ppm)
(ppm) (ppm)
1 =C< 156.1 157.5
2 =CH 7.14 (2H, d, J = 8.6 Hz) 116.4 7.09 (2H, d, J = 8.8 Hz) 117.8
3 =CH 7.07 (2H, d, J = 8.6 Hz) 129.1 7.09 (2H, d, J = 8.8 Hz) 130.5
4 =C< 133.7 135.3
5 =CH 7.07 (2H, d, J = 8.6 Hz) 129.1 7.02 (2H, d, J = 8.8 Hz) 130.5
6 =CH 7.14 (2H, d, J = 8.6 Hz) 116.4 7.09 (2H, d, J = 8.8 Hz) 117.8
7 CH2 3.35 (2H, d, J = 6.9 Hz) 39.0 3.31 (2H, d, J = 6.6 Hz) 40.4
5.98 (1H, ddt, J = 6.7; 5.93 (1H, ddt, J = 6.6; 9.9;
8 =CH 137.8 139.2
10.2; 16.9 Hz) 16.8 Hz)
5.05 (1H, ddd, J = 1.65; 5.01 (1H, ddd, J = 1.5; 1.5;
1.65; 10.1 Hz) 9.9 Hz)
9 =CH2 114.3 115.7
5.09 (1H, ddd, J = 1.8; 5.02 (1H, ddd, J = 1.5; 1.5;
1.7; 16.9 Hz) 16.8 Hz)
1' =CH 4.91 (1H, d, J = 7.35 Hz) 101.1 4.86 (1H, d, J = 7.7 Hz) 102.5
2' =CH 73.6 74.9
3' =CH 76.7 78.1
3.43  3.51 (4H, m) 3.38  3.46 (4H, m)
4' =CH 70.0 71.4
5' =CH 76.6 78.0
3.73 (1H, dd, J = 11.95; 3.69 (1H, dd, J = 12.1; 5.3
5 Hz) Hz)
6' =CH2 61.1 62.5
3.95 (1H, dd, J = 12; 3.88 (1H, dd, J = 12.1; 1.8
1.95 Hz) Hz)

Từ các dữ liệu phổ 1H-NMR và 13


C-NMR cho thấy hợp chất 6 có khung
phenylpropene mang 1 phân tử đường β-D-glucopyranosyl. Phân tích dữ liệu HSQC
(Phụ lục 17) và HMBC (Phụ lục 18) của hợp chất 6 cho thấy nhóm β-D-
glucopyranosyl được xác định tại vị trí C-1 thông qua tương quan HMBC của proton
anomer của phân tử đường H-1' [δH 4.91] với C-1 [C 156.1]; tương quan của proton
của nhóm methylene H-7 [δH 3.3] với C-3 [C 129.1], C-5 [C 129.1], C-4 [C 133.9],
C-8 [C 137.8] và C-9 [C 114.3] (Hình 85).

81
Hình 85. Tương quan HMBC của hợp chất 6

Tiến hành tra cứu tài liệu tham khảo cho thấy hợp chất 6 và hợp chất 1-O-β-D-
29
glucopyranosyl-4-allylbenzene (chavicol β-D-glucopyranoside) có sự tương hợp.
Vậy cấu trúc của hợp chất 6 là 1-O-β-D-glucopyranosyl-4-allylbenzene (chavicol β-D
glucopyranoside) (Hình 86).

Hình 86. Cấu trúc của hợp chất 1-O-β-D-glucopyranosyl-4-allylbenzene (chavicol β-D
glucopyranoside)

7.2.7. Hợp chất 7


Hợp chất 7 (Hình 87) có dạng bột, màu trắng, tan tốt trong dung môi
chloroform.

Hình 87. Cấu trúc của hợp chất 7

Phổ 1H-NMR (Phụ lục 19) của hợp chất 7 cho thấy có sự xuất hiện các tín hiệu
của 5 proton thơm [δH 7.35–7.42 (5H, m, H-2', H-3', H-4', H-5' và H-6')] tương ứng với
1 vòng benzene mang 1 nhóm thế; 2 proton thơm ghép meta [δH 5.96 (1H, d, J = 2.3
Hz, H-6) & δH 5.96 (1H, d, J = 2.15 Hz, H-8)]; 1 proton oxymethine [δH 5.41 (1H, dd,
J = 3.1, 13.05 Hz, H-2)] và 2 proton methylene [δH 2.77 (1H, dd, J = 3.1, 17.1 Hz, H-
3)] & [δH 3.06 (1H, dd, J = 13.05, 17.2 Hz, H-3)]. Ngoài ra còn xuất hiện 1 tín hiệu đặc
trưng của 1 nhóm hydroxyl kìm nối [δH 11.99 (1H, s, 5-OH)] (Bảng 9).
Phổ 13C-NMR (Phụ lục 20) của hợp chất 7 cho thấy sự xuất hiện tín hiệu của 15
carbon. Trong đó có 1 carbon carbonyl của nhóm ketone [δC 195.9 (C-4)]; 3 carbon
thơm gắn oxygen [δC 164.5 (C-5)], [δC 164.8 (C-7)] và [δC 163.3 (C-8a)]; 2 carbon
thơm gắn nhóm thế [δC 103.4 (C-4a)] & [δC 138.74 (C-1ʹ)]; 7 carbon thơm methine [δC
82
96.9 (C-6)], [δC 95.7 (C-8)], [δC 126.3 (C-2' và C-6')], [δC 129.1 (C-3' và C-5')] & [δC
129.0 (C-4')]; 1 carbon oxymethine [δC 79.4 (C-2)] và 1 carbon methylene [δC 43.5 (C-
3)] (Bảng 9).
Bảng 9. Dữ liệu phổ của hợp chất 7 và pinocembrine trong dung môi CDCl3

Hợp chất 7 Pinocembrine 70


Vị trí Loại C δC δC
δH (ppm) δH (ppm)
(ppm) (ppm)
5.41 (1H, dd, J = 13.05, 5.44 (1H, dd, J = 12.8, 3.2
2 >CH 79.4 80.2
3.1 Hz) Hz)
2.77 (1H, dd, J = 17.1, 2.77 (1H, dd, J = 17.2, 3.2
3.1 Hz) Hz)
3 CH2 43.5 40.5
3.06 (1H, dd, J = 17.2, 3.06 (1H, dd, J = 17.2,
13.05 Hz) 12.8 Hz)
4 C=O 195.9 196.8
4a =C< 103.4 102.7
5 =C< 164.5 164.4
6 =CH 5.96 (1H, d, J = 2.3 Hz) 96.9 5.52 (1H, d, J = 2.2 Hz) 96.8
7 =C< 164.8 167.6
8 =CH 5.97 (1H, d, J = 2.15 Hz) 95.7 6.01 (1H, d, J = 2.2 Hz) 95.9
8a =C< 163.3 163.6
1' =C< 138.7 139.6
2', 6' =CH 126.3 127.5
3', 5' =CH 7.35 – 7.42 (5H, m) 129.1 7.39 – 7.45 (5H, m) 129.5
4' =CH 129.0 129.4

Từ dữ liệu phổ 1H-NMR và 13


C-NMR trên, cho thấy hợp chất 7 có khung
flavanone với 2 nhóm hydroxyl. Tiến hành tra cứu tài liệu tham khảo và so sánh dữ
liệu phổ NMR của hợp chất 7 với pinocembrine 70 cho thấy có sự tương hợp. Vậy, cấu
trúc của hợp chất 7 là pinocembrine (Hình 88).

Hình 88. Cấu trúc của hợp chất pinocembrine

7.2.8. Hợp chất 8


Hợp chất 8 (Hình 89) có màu vàng, dạng bột và tan tốt trong dung môi acetone.

83
Hình 89. Cấu trúc của hợp chất 8

Phổ 1H-NMR (Phụ lục 21) của hợp chất 8 cho thấy sự xuất hiện tín hiệu của 1
proton aldehyde [δH 9.87 (1H, s, H-1)]; 2 proton sp2 [δH 7.36 (1H, d, J = 3.6 Hz, H-3)]
và [δH 6.57 (1H, d, J = 3.6 Hz, H-4)]); 1 nhóm oxymethylene [δH 4.58 (2H, s)] (Bảng
10).

Phổ 13C-NMR (Phụ lục 22) của hợp chất 8 cho thấy sự hiện diện của 6 carbon.
Trong đó có 1 carbon carbonyl của nhóm aldehyde [δC 178.7 (C-1)]; 2 carbon sp2 nối
oxygen [δC 162.9 (C-2)] và [δC 153.0 (C-5)]; 2 carbon sp2 methine [δC 124.8 (C-3)] và
[δC 110.4 (C-4)]; 1 carbon oxymethylene [δC 57.1 (C-6)] (Bảng 10).
Bảng 10. Dữ liệu phổ của hợp chất 8 và 5-hydroxymethylfurfural trong dung môi CD3COCD3

Hợp chất 8 5-Hydroxymethylfurfural 67


Vị trí Loại C δC δC
δH (ppm) δH (ppm)
(ppm) (ppm)

1 =CH 9.58 (1H, s) 178.1 9.58 (1H, s) 178.1

2 =C< 162.9 163.0

3 =CH 7.36 (1H, d, J = 3.55 Hz) 123.7 7.19 (1H, d, J = 3.5 Hz) 123.3

4 =CH 6.57 (1H, d, J = 3.55 Hz) 110.2 6.50 (1H, d, J = 3.5 Hz) 110.2

5 =C< 153.4 153.7

6 OCH2 4.64 (2H, s) 57.5 4.70 (2H, s) 57.6

Từ dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR cho thấy hợp chất 8 có khung furan với 1
nhóm oxymethylene và 1 nhóm aldehyde. Tiến hành tra cứu tài liệu tham khảo cho
67
thấy hợp chất 2 và 5-hydroxymethylfurfural có sự tương hợp. Vậy cấu trúc của hợp
chất 8 là 5-hydroxymethylfurfural (Hình 90).

Hình 90. Cấu trúc của hợp chất 5-hydroxymethylfurfural

8. Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase


8.1. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các cao thô

84
Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các cao n-hexane,
EtOAc, MeOH và chất đối chứng dương được trình bày trong bảng 11.
Bảng 11. Giá trị IC50 của các cao thô từ củ Riềng

Phần trăm ức chế I (%) IC50


Cao chiết 100 μg/mL 50 μg/mL 25 μg/mL 10 μg/mL μg/
mL
n-Hexane * 95.58 ± 0.66 87.64 ± 0.42 16.4 ± 1.6 17.1
MeOH phân đoạn 89.77 ± 0.46 67.5 ± 0.32 48.07 ± 0.54 28.03 ± 0.61 27.5
10 μg/mL 5 μg/mL 2.5 μg/mL 1.0 μg/mL
MeOH toàn phần 90.1 ± 1.8 60.5 ± 4.5 15.4 ± 1.7 4.1 ± 1.2 4.4
EtOH toàn phần 81.7 ± 1.7 53.28 ± 0.45 12.4 ± 0.64 2.4
EtOAc 98.77 ± 0.32 80.5 ± 1.0 48.24 ± 0.65 1.1
Acarbose 122.9
*: I >100 %; –: I < 1 %
Kết quả trên cho thấy, tất cả các cao đều có hoạt tính mạnh hơn chất đối chứng
dương. Trong đó, cao n-hexane có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh nhất
với giá trị IC50 là 1.1 μg/mL, mạnh hơn chất đối chứng dương gấp 112 lần.
8.2. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của cao phân đoạn EtOAc
Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của 18 phân đoạn (A-R)
được phân lập từ cao chiết EtOAc và chất đối chứng dương được trình bày trong
(Bảng 12).
Bảng 12. Giá trị IC50 của 18 cao phân đoạn EtOAc

Phân Phần trăm ức chế I (%) IC50


STT
đoạn 100 μg/mL 50 μg/mL 25 μg/mL 10 μg/mL μg/mL
1 A 93.26 ± 0.36 88.8 ± 0.65 74.5 ± 1.1 21.5 ± 1.7 18.2
2 B 71.22 ± 0.85 42.89 ± 0.99 3.63 ± 0.79 31.3
3 C 94.3 ± 1.1 65.3 ± 1.1 38.9 ± 2.5 16.3
4 G 98.65 ± 0.33 67.99 ± 0.31 13.07 ± 0.65 2.7 ± 2.4 41.8
5 M 95.24 ± 0.36 69.9 ± 1.1 44.58 ± 0.93 13.2
6 Q 62.3 ± 1.6 31.5 ± 1.1 27.5 ± 2.5 14.2 ± 1.0 79.9
7 K 98.7 ± 1.4 84.8 ± 1.1 73.6 ± 1.3 49.4 ± 1.9 10.4
8 L * 65.9 ± 2.2 51.7 ± 1.0 30.7 ± 0.64 29.5
10 μg/mL 5 μg/mL 2.5 μg/mL 1 μg/mL
9 F 89.6 ± 2.1 31.3 ± 1.2 14.0 ± 1.7 7.71 ± 0.85 6.6
10 H 71.1 ± 1.9 45.9 ± 1.4 22.8 ± 1.9 3.4 ± 1.0 5.8
85
11 I 69.4 ± 1.7 39.9 ± 1.1 20.2 ± 1.7 14.2 ± 1.1 6.7
12 J 52.53 ± 0.63 8.8 ± 1.1 4.62 ± 1.4 52.53 ± 0.63 9.7
13 N 64.1 ± 1.0 23.9 ± 1.9 2.35 ± 0.52 8.2
14 O 63.44 ± 0.82 51.57 ± 0.62 19.13 ± 0.78 1.3 ± 1.1 4.9
15 P 65.29 ± 0.48 51.71 ± 0.87 28.85 ± 0.94 14.95 ± 0.76 4.9
16 R 89.86 ± 0.33 88.39 ± 0.46 75.26 ± 0.76 49.25 ± 0.82 1.0
1 μg/mL 0.5 μg/mL 0.25 μg/mL 0.01 μg/mL
D 98.56 ± 0.47 50.74 ± 0.93 19.99 ± 0.97 1.9 ± 1.0 0.53
E 86.4 ± 1.4 16.3 ± 1.1 11.4 ± 1.3 6.53 ± 0.75 0.74
Acarbose 138.2
*: I >100 %; –: I < 1 %
Kết quả trên cho thấy, tất cả các cao phân đoạn đều có hoạt tính mạnh hơn chất
đối chứng dương. Trong đó, 2 cao D và E thể hiện hoạt tính mạnh nhất với giá trị IC 50
lần lượt là 0.53 và 0.74 μg/mL, gấp 231 và 166 lần so với acarbose. 16 cao phân đoạn
gồm 8 phân đoạn (F, H, I, J, N, O, P, R) có hoạt tính mạnh với giá trị IC 50 nằm trong
khoảng 1-10 μg/mL và 8 cao phân đoạn còn lại với giá trị IC 50 nằm trong khoảng 10-
100 μg/mL so với acarbose (122.9 μg/mL).
*: I >100 %; –: I < 1 %

86
KẾT LUẬN VÀ
KIẾN NGHỊ
9. KẾT LUẬN
Tóm lại, qua đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme
α-glucosidase từ phân đoạn E, G và O trong cao chiết ethyl acetate của củ Riềng
(Alpinia officinarum Hance)” thu được kết quả sau:
Từ phân đoạn E, G và O tiến hành sắc kí cột silicagel pha thường và giải ly
nhiều lần với nhiều hệ dung môi có độ phân cực khác nhau thu được 8 hợp chất. Sử
dụng các phương pháp phân tích phổ nghiệm như 1H-NMR, 13
C-NMR, HSQC và
HMBC kết hợp với tra cứu tài liệu tham khảo, cấu trúc của 8 hợp chất được xác định
là 4-hydroxybenzaldehyde (1), p-coumaraldehyde (2), trans-p-hydroxycinnamyl
acetate (3), trans-coniferyl alcohol diacetate (4), 1'-hydroxyeugenol acetate (5), 1-O-β-
D-glucopyranosyl-4-allylbenzene (chavicol β-D-glucopyranoside) (6), pinocembrine
(7) và 5-hydroxymethylfurfural (8) (Hình 91).

Hợp chất 1 Hợp chất 2 Hợp chất 3

Hợp chất 4 Hợp chất 5 Hợp chất 6

Hợp chất 7 Hợp chất 8

Hình 91. Cấu trúc các hợp chất phân lập được

88
10. KIẾN NGHỊ
Do mục tiêu đề tài lớn của củ Riềng là khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính
ung thư nên các chất cô lập được được sử dụng cho các thử nghiệm ức chế tế bào ung
thư. Nhưng bên cạnh đó, các cao EtOH toàn phần và MeOH toàn phần đều có hoạt
tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh, nên cần phân lập thêm nhiều hợp chất có hoạt
tính ức chế enzyme α-glucosidase từ các cao trên, để đưa các hợp chất phân lập được
ứng dụng trong các sản phẩm, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo
đường.

89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Huy Bích (chủ biên), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam-Tập 2,
881–882, 2006.
2. Abubakar I. B., Malami I., Yahaya Y. & Sule S. M., A review on the
ethnomedicinal uses, phytochemistry and pharmacology of Alpinia officinarum
Hance, Journal of Ethnopharmacology, 224, 2018.
3. Do L. T., Medicinal plants and herbal drugs of Vietnam, 2004.
4. Eon-Joo Roh, Inhibitory Effects of Coumarin Derivatives on Tyrosinase,
Multidisciplinary Digital Publishing Institute, 26 (8), 2346, 2021.
5. Daitetsu Shin, Kaoru Kinoshita, Kiyotaka Koyama, and Kunio Takahashi,
Antiemetic Principles of Alpinia officinarum, Journal of Natural Products, 65
(9), 1315–1318, 2002.
6. Shin D., Kinoshita K., Koyama K. & Takahashi K., Antiemetic principles of
Alpinia officinarum, Journal of Natural Products, 65, 1315–1318, 2002.
7. Liu Z., Rafi M. M., Zhu N., Ryu K., Sang S., Ho C.-T. & Rosen R. T.,
Separation and bioactivity of diarylheptanoids from Lesser galangal (Alpinia
officinarum), 369–380, 2003.
8. Matsuda H., Ando S., Kato T., Morikawa T. & Yoshikawa M., Inhibitors from
the rhizomes of Alpinia officinarum on production of nitric oxide in
lipopolysaccharide-activated macrophages and the structural requirements of
diarylheptanoids for the activity, Bioorganic and Medicinal Chemistry, 14, 138–
142, 2006.
9. Fan G. jun, Kang Y. H., Han Y. N. & Han B. H., Platelet-activating factor
(PAF) receptor binding antagonists from Alpinia officinarum, Bioorganic and
Medicinal Chemistry Letters, 17, 6720–6722, 2007.
10. Sun Y., Matsubara H., Kitanaka S. & Yasukawa K., Diarylheptanoids from the
rhizomes of Alpinia officinarum, 91, 118–123, 2008.
11. Sun Y., Tabata K., Matsubara H., Kitanaka S., Suzuki T. & Yasukawa K., New
cytotoxic diarylheptanoids from the rhizomes of Alpinia officinarum, Planta
Medica, 74, 427–431, 2008.
12. Tian Z., An N., Zhou B., Xiao P., Kohane I. S. & Wu E., Cytotoxic
diarylheptanoid induces cell cycle arrest and apoptosis via increasing ATF3 and

90
stabilizing p53 in SH-SY5Y cells, Cancer Chemotherapy and Pharmacology,
63, 1131–1139, 2009.
13. Zhang B. B., Dai Y., Liao Z. X. & Ding L. S., Three new antibacterial active
diarylheptanoids from Alpinia officinarum, Fitoterapia, 81, 948–952, 2010.
14. Zhao L., Qu W., Fu J. Q. & Liang J. Y., A new diarylheptanoid from the
rhizomes of Alpinia officinarum, Chinese Journal of Natural Medicines, 8, 241–
243, 2010.
15. An N., Zhang H. wu, Xu L. zhen, Yang S. lin & Zou Z. mei, New
diarylheptanoids from the rhizome of Alpinia officinarum Hance, Food
Chemistry, 119, 513–517, 2010.
16. Liu D., Liu Y. W., Guan F. Q. & Liang J. Y., New cytotoxic diarylheptanoids
from the rhizomes of Alpinia officinarum Hance, Fitoterapia, 96, 76–80, 2014.
17. Tang G., Dong X., Huang X., Huang X. J., Liu H., Wang Y., Ye W. C. & Shi
L., A natural diarylheptanoid promotes neuronal differentiation via activating
ERK and PI3K-Akt dependent pathways, Neuroscience, 303, 389–401, 2015.
18. Honmore V. S., Rojatkar S. R., Nawale L. U., Arkile M. A., Khedkar V. M.,
Natu A. D. & Sarkar D., In vitro and ex vivo antitubercular activity of
diarylheptanoids from the rhizomes of Alpinia officinarum Hance, Natural
Product Research, 30, 2825–2830, 2016.
19. Zhang X., Zhang X., Wang Y., Chen F., Li Y., Li Y., Tan Y., Gong J., Zhong
X., Li H. & Zhang J., A new diarylheptanoid from Alpinia officinarum promotes
the differentiation of 3T3-L1 preadipocytes, Natural Product Research, 32,
529–535, 2018.
20. Liu D., Qu W., Zhao L. & Liang J. Y., A novel dimeric diarylheptanoid from
the rhizomes of Alpinia officinarum, Chinese Chemical Letters, 23, 189–192,
2012.
21. Liu D., Qu W., Zhao L., Guan F. Q. & Liang J. Y., A new dimeric
diarylheptanoid from the rhizomes of Alpinia officinarum, Chinese Journal of
Natural Medicines, 12, 139–141, 2014.
22. Liu D., Liang J. & Liu Y., A new diarylheptanoid from the rhizomes of Alpinia
officinarum, Chemistry of Natural Compounds, 52, 1–3, 2016.
23. Zhao L., Liang J. Y., Zhang J. Y. & Chen Y., A novel diarylheptanoid bearing

91
flavonol moiety from the rhizomes of Alpinia officinarum Hance, Chinese
Chemical Letters, 21, 194–196, 2010.
24. Wei N., Zhou Z., Wei Q., Wang Y., Jiang J., Zhang J., Wu L., Dai S. & Li Y.,
A novel diarylheptanoid-bearing sesquiterpene moiety from the rhizomes of
Alpinia officinarum, Natural Product Research, 30, 2344–2349, 2016.
25. Xin M., Guo S., Zhang W., Geng Z., Liang J., Du S., Deng Z. & Wang Y.,
Chemical constituents of supercritical extracts from Alpinia officinarum and the
feeding deterrent activity against Tribolium castaneum, Molecules, 22, 2017.
26. Shin J. E., Myung J. H. & Kim D. H., 3-Methylethergalangin isolated from
Alpinia officinarum inhibits pancreatic lipase, Biological and Pharmaceutical
Bulletin, 26, 854–857, 2003.
27. Tao L., Wang Z. T., Zhu E. Y., Lu Y. H. & Wei D. Z., HPLC analysis of
bioactive flavonoids from the rhizome of Alpinia officinarum, South African
Journal of Botany, 72, 163–166, 2006.
28. Ly T. N., Shimoyamada M., Kato K. & Yamauchi R., Isolation and
characterization of some antioxidative compounds from the rhizomes of smaller
galanga (Alpinia officinarum Hance), Journal of Agricultural and Food
Chemistry, 51, 4924–4929, 2003.
29. Ly T. N., Yamauchi R., Shimoyamada M. & Kato K., Isolation and structural
elucidation of some glycosides from the rhizomes of smaller galanga (Alpinia
officinarum Hance), Journal of Agricultural and Food Chemistry, 50, 4919–
4924, 2002.
30. Xu S. M., Huang X. J., Wang Y. & Ye W. C., A new cadinane sesquiterpene
from the rhizomes of Alpinia officinarum, Chinese Journal of Natural
Medicines, 10, 374–377, 2012.
31. IDF (International Diabetes Federation), Eighth edition 2017, IDF Diabetes
Atlas, 8th edition, 2017.
32. Https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/diabetes/diabetes, 2020.
33. Siddiqui A. A., Siddiqui S. A., Ahmad S., Siddiqui S., Ahsan I. & Sahu K.,
Diabetes: mechanism, pathophysiology and management-A review,
International Journal of Drug Development and Research, 5, 1–23, 2013.
34. WHO, Global Health Risks, 2009.

92
35. Https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/symptoms-
causes?dkrd=hiscr0005, 2020.
36. Atkinson M. A., Eisenbarth G. S. & Michels A. W., Type 1 diabetes, The
Lancet, 383, 69–82, 2014.
37. Johns E. C., Denison F. C., Norman J. E. & Reynolds R. M., Gestational
diabetes mellitus: Mechanisms, treatment, and complications, Trends in
Endocrinology and Metabolism, 29, 743–754, 2018.
38. Ship J. A., Diabetes and oral health: An overview., Journal of the American
Dental Association (1939), 134 Spec N, 4S-10S, 2003.
39. Tripathi B. K. & Srivastava A. K., Diabetes mellitus: Complications and
therapeutics, Medical Science Monitor, 12, 2006.
40. M. Shivashankar, D. Mani, A BRIEF OVERVIEW OF DIABETES,
International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Science, 3 (4), 23-27,
2011.
41. Chiba S., Molecular mechanism in α-glucosidase and glucoamylase,
Bioscience, Biotechnology and Biochemistry, 61, 1233–1239, 1997.
42. Lebovitz H. E., Alpha-glucosidase inhibitors, Endocrinology and Metabolism
Clinics of North America, 26, 539–551, 1997.
43. Pluempanupat W., Adisakwattana S., Yibchok-Anun S. & Chavasiri W.,
Synthesis of N-phenylphthalimide derivatives as α-glucosidase inhibitors,
Archives of Pharmacal Research, 30, 1501–1506, 2007.
44. Tanabe G., Otani T., Cong W., Minematsu T., Ninomiya K., Yoshikawa M. &
Muraoka O., Biological evaluation of 3′-O-alkylated analogs of salacinol, the
role of hydrophobic alkyl group at 3′ position in the side chain on the α-
glucosidase inhibitory activity, Bioorganic and Medicinal Chemistry Letters, 21,
3159–3162, 2011.
45. Dan W. J., Zhang Q., Zhang F., Wang W. W. & Gao J. M., Benzonate
derivatives of acetophenone as potent α-glucosidase inhibitors: synthesis,
structure–activity relationship and mechanism, Journal of Enzyme Inhibition and
Medicinal Chemistry, 34, 937–945, 2019.
46. Cheng N., Yi W. Bin, Wang Q. Q., Peng S. M. & Zou X. Q., Synthesis and α-
glucosidase inhibitory activity of chrysin, diosmetin, apigenin, and luteolin

93
derivatives, Chinese Chemical Letters, 25, 1094–1098, 2014.
47. Yin Z., Zhang W., Feng F., Zhang Y. & Kang W., α-Glucosidase inhibitors
isolated from medicinal plants, Food Science and Human Wellness, 3, 136–174,
2014.
48. Nguyen T. P., Le T. D., Phan N. M., Bui T. D. & Mai D. T., Triterpene saponins
with α-glucosidase inhibition and cytotoxic activity from the leaves of Schefflera
sessiliflora, Journal of Asian Natural Products Research, 18, 542–549, 2016.
49. Tran T. V. A., Nguyen V. M., Nguyen T. A. N., Nguyen D. H. T., Tran D. H.,
Bui T. P. T., Pham V. T. & Nguyen T. H., New triterpene sulfates from
Vietnamese red alga Tricleocarpa fragilis and their α-glucosidase inhibitory
activity, Journal of Asian Natural Products Research, 23 (8), 754-763, 2021.
50. Chen X. Q., Lin L. G., Zhao J., Chen L. X., Tang Y. P., Luo D. L. & Li S. P.,
Isolation, structural elucidation, and α-glucosidase inhibitory activities of
triterpenoid lactones and their relevant biogenetic constituents from Ganoderma
resinaceum, Molecules, 23, 2018.
51. Zeng B., Chen K., Du P., Wang S. S., Ren B., Ren Y. L., Yan H. S., Liang Y. &
Wu F. H., Phenolic compounds from Clinopodium chinense (Benth.) O. Kuntze
and their inhibitory effects on α-glucosidase and vascular endothelial cells
injury, Chemistry and Biodiversity, 13, 596–601, 2016.
52. Li Y. H., Dai J. M., Yang C., Jiang M. Y., Xiong Y., Li Y. K., Li H. R., Tian K.
& Huang X. Z., Phenylpropanoid and iridoid glucosides from the whole plant of
Hemiphragma heterophyllum and their alpha-glucosidase inhibitory activities,
Planta Medica, 86, 205–211, 2020.
53. He X. F., Zhang X. K., Geng C. A., Hu J., Zhang X. M., Guo Y. Q. & Chen J.
J., Tsaokopyranols A–M, 2,6-epoxydiarylheptanoids from Amomum tsao-ko and
their α-glucosidase inhibitory activity, Bioorganic Chemistry, 96, 103638, 2020.
54. He X. F., Wang H. M., Geng C. A., Hu J., Zhang X. M., Guo Y. Q. & Chen J.
J., Amomutsaokols A–K, diarylheptanoids from Amomum tsao-ko and their α-
glucosidase inhibitory activity, Phytochemistry, 177, 112418, 2020.
55. Tan C., Wang Q., Luo C., Chen S., Li Q. & Li P., Yeast α-glucosidase
inhibitory phenolic compounds isolated from Gynura medica leaf, International
Journal of Molecular Sciences, 14, 2551–2558, 2013.

94
56. Chen S., Yong T., Xiao C., Su J., Zhang Y., Jiao C. & Xie Y., Pyrrole alkaloids
and ergosterols from Grifola frondosa exert anti-α-glucosidase and anti-
proliferative activities, Journal of Functional Foods, 43, 196–205, 2018.
57. Wansi J. D., Wandji J., Mbaze Meva’a L., Kamdem Waffo A. F., Ranjit R,
Khan S. N., Asma A., Iqbal C. M., Lallemand M. C., Tillequin F. & Fomum
Tanee Z., α-glucosidase inhibitory and antioxidant acridone alkaloids from the
stem bark of Oriciopsis glaberrima ENGL. (Rutaceae), Chemical and
Pharmaceutical Bulletin, 54, 292–296, 2006.
58. Su B. N., Takaishi Y. & Kusumi T., Morinols A-L, twelve novel
sesquineolignans and neolignans with a new carbon skeleton from Morina
chinensis, Tetrahedron, 55, 14571–14586, 1999.
59. Feng W. S., Zhu B., Zheng X. K., Zhang Y. L., Yang L. G. & Li Y. J.,
Chemical constituents of Selaginella stautoniana, Chinese Journal of Natural
Medicines, 9, 108–111, 2011.
60. Shin, Yeon-Sil Mori, Takeshi Okita, Masatsugu Gemma, Tsuyoshi Kai, Chieko
Mikami T., NII-Electronic Library Service, Chemical Pharmaceutical Bulletin,
17, 1460–1462, 1994.
61. An; L. Z. Xu ; Z. M. Zou; S. L. Yang; Diarylheptanoids from Alpinia
officinarum , Journal of Asian Natural Products Research, 8 (7), 637-641, 2006.
62. Guangmiao Fu, Wei Zhang, Dongsheng Du, Yu Pong Ng, Fanny, Rongbiao
Tong, Nancy Y, Diarylheptanoids from Rhizomes of Alpinia officinarum Inhibit
Aggregation of α-Synuclein, Journal of Agriculture and Food Chemistry,
65(31), 6608–6614, 2017.
63. Jun-Qing Zhang,Yong Wang, Hai-Long Li, Qi Wen, Hang Yin, Nian-Kai Zeng,
Wei-Yong Lai, Na Wei, Shou-Qian Cheng, Sheng-Li Kang, Feng Chen, You-
Bin Li, Simultaneous quantification of seventeen bioactive components in
rhizome and aerial parts of Alpinia officinarum Hance using LC-MS/MS, Royal
Society of Chemistry, 7 (15), 4919-4926, 2015.
64. Lee, Peter Houghton, Cytotoxicity of plants from Malaysia and Thailand used
traditionally to treat cancer, Journal of Ethnopharmacology, 100, 237–243,
2005.
65. Hui Liu, Xiaojun Wang, Qiaoyun Shi, Liuren Li, Qinghua Zhang, Zhen-Long

95
Wu, Xiao-Jun Huang, Qing-Wen Zhang, Wen-Cai Ye, Ying Wang, Lei Shi,
Dimeric Diarylheptanoids with Neuroprotective Activities from Rhizomes of
Alpinia officinarum, Journal of Natural Products, 5 (17), 10167–10175, 2002.
66. Y. Zhu, A. Mohammadi, J. Ralph. Facile synthesis of 4-
hydroxycinnamaldehydes, BioEnergy Research, 5 (2), 407-411, 2012.
67. William Ayer and Julie Racok, The metabolites of Talaromyces flavus: Part 1.
Metabolites of the organic extracts, Canadian Journal of Chemistry, 68, 1990.
68. Ming Lu Xu, Lan Wang, Jian He Hu, and Myeong-Hyeon Wang, Antioxidant
and α-Glucosidase Inhibitory Activities of the Extract from Sparganium
stoloniferum Buch.-Ham. Root and Its Constituent Compounds, J Food Science
and Nutrition, 354-357, 2009.
69. Y. Zhu, M. Regner, Preparation of monolignol γ-acetate, γ-p-hydroxycinnamate,
and γ-p-hydroxybenzoate conjugates: selective deacylation of phenolic acetates
with hydrazine acetate, RCS Advances, 3, 21964-21971, 2013.
70. Diaz Napal GN, Palacios SM, Phytotoxicity of secondary metabolites isolated
from Flourensia oolepis S.F.Nlake, Chem Biodivers, 10 (7), 1295-304, 2013.
71. Thammatee Potipiranun, Sirichai Adisakwattana, Wisuttaya Worawalai, Rico
Ramadhan, Preecha Phuwapraisirisan, Identification of Pinocembrin as an
Anti-Glycation Agent and α-Glucosidase Inhibitor from Fingerroot
(Boesenbergia rotunda): The Tentative Structure–Activity Relationship
towards MG-Trapping Activity, MDPI Journal, 23 (12), 3365, 2018.
72. Tôn Gia Cẩm Thu, Luận văn tốt nghiệp “Cấu trúc hóa học và hoạt tính ức chế
ezyme α-glucosidase của các hợp chất phân lập từ phân đoạn H trong cao
ethyl acetate của củ Riềng (Alpinia officinarum Hance)”, 86, 2022.
73. Manse Y, Ninomiya K, Nishi R, Kamei I, Katsuyama Y, Imagawa T,
Chaipech S, Muraoka O, Morikawa T, Melanogenesis inhibitory activity of a
7-O-9'-linked neolignan from Alpinia galanga fruit, Bioorg Med Chem, 24
(23), 6215-6224, 2016.

96
PHỤ LỤC
Pinocembrine từ Boesenbergia rotunda có tác dụng ức chế enzyme α-
glucosidase mạnh (IC50 = 0.35 mM) so với acarbose (IC50 = 1.01 mM).71
p-Coumaraldehyde từ Alpinia officinarum Hance có hoạt tính ức chế enzyme α-
glucosidase (IC50 = 137.1 mM) so với đối chứng dương là arcabose (IC 50 = 190.6
μM).72

Phụ lục 1. Phổ 1H-NMR của hợp chất 1 (CD3COCD3, 500 MHz)

97
Phụ lục 2. Phổ 13C-NMR của hợp chất 1 (CD3COCD3, 125 MHz)

Phụ lục 3. Phổ 1H-NMR của hợp chất 2 (CD3COCD3, 500 MHz)

98
Phụ lục 4. Phổ 13C-NMR của hợp chất 2 (CD3COCD3, 125 MHz)

Phụ lục 5. Phổ 1H-NMR của hợp chất 3 (CD3COCD3, 500 MHz)

99
Phụ lục 6. Phổ 13C-NMR của hợp chất 3 (CD3COCD3, 125 MHz)

Phụ lục 7. Phổ HMBC của hợp chất 3

100
Phụ lục 8. Phổ 1H-NMR của hợp chất 4 (CD3COCD3, 500 MHz)

Phụ lục 9. Phổ 13C-NMR của hợp chất 4 (CD3COCD3, 125 MHz)

101
Phụ lục 10. Phổ HMBC của hợp chất 4

Phụ lục 11. Phổ 1H-NMR của hợp chất 5 (CDCl3, 500 MHz)

102
Phụ lục 12. Phổ 13C-NMR của hợp chất 5 (CDCl3, 125 MHz)

Phụ lục 13. Phổ HMBC của hợp chất 5

103
Phụ lục 14. Phổ MS của hợp chất 5

Phụ lục 15. Phổ 1H-NMR của hợp chất 6 (MeOD, 500 MHz)

104
Phụ lục 16. Phổ 13C-NMR của hợp chất 6 (MeOD, 125 MHz)

Phụ lục 17. Phổ HSQC của hợp chất 6

105
Phụ lục 18. Phổ HMBC của hợp chất 6

Phụ lục 19. Phổ 1H-NMR của hợp chất 7 (CDCl3, 500 MHz)

106
Phụ lục 20. Phổ 13C-NMR của hợp chất 7 (CD3COCD3, 125 MHz)

Phụ lục 21. Phổ 1H-NMR của hợp chất 8 (CD3COCD3, 500 MHz)

107
Phụ lục 22. Phổ 13C-NMR của hợp chất 8 (CD3COCD3, 125 MHz)

108

You might also like