Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NHÓM 7

Đề tài :Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Thúc đẩy xu hướng phát
triển logistics xanh hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam.
Tính cấp thiết của đề tài:
Cụm từ “ Phát triển bền vững” có lẽ không còn xa lạ đối với các bạn
hiện nay, có lẽ bởi độ phủ sóng của cụm từ này càng ngày càng nhiều và
có lẽ đã trở thành một câu slogan của các cá mập, doanh nghiệp, tập
đoàn lớn. Mục tiêu này là thứ rất nhiều doanh nghiệp hướng đến bởi có
thể đây là một hình thức marketing vô cùng hiệu quả, đặc biệt tạo niềm
tin, hình ảnh tốt đối với khách hàng, xã hội. Tuy nhiên để hướng đến
phát triển bền vững không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng có thể
đạt được. Mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận
trong khi việc phát triển bền vững lại tốn rất nhiều chi phí.
Một yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là
xây dựng được chuỗi cung ứng xanh. Trong đó, logistics xanh là mắt
xích quan trọng để “xanh hóa” chuỗi cung ứng, hướng tới lộ trình phát
triển bền vững. Trước bối cảnh người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng
các sản phẩm thân thiện môi trường và xu hướng chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh đang diễn ra trên toàn cầu, logistics xanh cũng ngày càng
được doanh nghiệp quan tâm và đầu tư một cách chuyên nghiệp. Theo
Báo cáo logistics Việt Nam 2022, logistics xanh là hoạt động logistics
hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện với môi trường, giảm đến
mức thấp nhất những tác động tiêu cực, từ đó đạt tới sự cân bằng bền
vững giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
-Tổng quan về một số nghiên cứu có liên quan
Xét về khía cạnh vai trò, sự cần thiết và ứng dụng của Logistics xanh
có các công trình nghiên cứu:
Nghiên cứu của các tác giả Abdelkader Sbihi, Richard W. Eglese năm
2007 công bố bài báo có tên “The relationship between Vehicle
Routing & Scheduling and Green Logistics -A Literature Survey” các
nghiên cứu của các tác giả tiến hành khảo sát về ứng dụng Logistics
xanh trong việc lập kế hoạch tuyến vận tải cho phương tiện. Năm 2011,
tác giả Ittmann Hans tiếp tục bàn về chuỗi cung ứng xanh, một khái
niệm nâng cao của Logistics xanh thông qua bài viết “Green Supply
Chains – a new priority for supply chain managers CSIR Built
Environment”. Bài viết này không phải là một cái nhìn tổng quan toàn
diện của Logistics anh. Theo một cách tóm tắt, bài viết cho thấy tầm
quan trọng của Logistics xanh đối với những người tham gia Logistics
và quản lý chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, bài viết còn chỉ ra tầm quan
trọng của đánh giá tác động môi trường và sau đó thảo luận về những nỗ
lực khác nhau để đạt được môi trườn bền vững. Cùng năm này, tác giả
Marcus Thiell, Juan Pablo Soto Zuluaga,Juan Pablo Madiedo Montañez
& Bart van Hoof công bố nghiên cứu về ứng dụng của Logistics xanh
trên thị trường quốc tế “Green Logistics: Global Practices and their
Implementation in Emerging Markets”. Trình bày một cái nhìn tổng
quan toàn cầu về thực hành Logistics xanh ở các cấp quản lý khác nhau
và những thách thức cố hữu của việc thực hiện trong những thị trường
mới nổi. Bài viết đã làm rõ các thuật ngữ, mô tả phạm vi và đặc điểm
của logictics xanh, phân tích tác động của Logistics xanh vào việc tạo ra
các giá trị kinh tế và xã hội.
-Xét theo khía cạnh tác động của Logistics xanh đến môi trường, đến
hoạt động vận tải của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
sử dụng các Logistics xanh ở cấp độ của công ty có các công
trình nghiên cứu: Jacques Leonardi, Christophe Rizet, Michael
Browne, Julian Allen, Pedro J. Pérez-Martínez and Roger Worth
(2008) đã công bố bài báo “Improving energy efficiency in the
road freight transport sector: the application of a vehicle approach”.
Bài báo áp dụng phương pháp khảo sát phƣơng tiện để đánh giá các tác
động của hoạt động vận tải hàng hóa khác nhau về sử dụng năng lượng
và hiệu quả. Các tác giả đã so sánh số liệu thống kê chính thức về vận tải
hàng hóa và hiệu quả năng lượng ở Anh và Pháp dựa trên cường độ vận
chuyển hàng hóa, sử dụng phương tiện, sử dụng nhiên liệu, tiết kiệm
nhiên liệu và cường độ CO2. Thông qua phương pháp tiếp cận này một
số vấn đề có thể được giải quyết: các tác động của đổi mới công nghệ,
các quyết định Logistics thực hiện trong các công ty vận chuyển hàng
hóa và sự định lượng về tác động của các biện pháp chính sách về sử
dụng nhiên liệu ở cấp quốc gia.
- Một số nghiên cứu trong nước.
Trịnh Thị Thu Hương, Phát triển logistics xanh ở Việt Nam, Diễn đàn
logistics Việt Nam 2022, đã chỉ rõ nội dung phát triển và tiêu chí đánh
giá mức độ xanh hóa hoạt động logistics xanh để đánh giá việc thực hiện
logistics xanh tại các doanh nghiệp. Báo cáo cũng đã đưa ra một số
những quy định và chính sách phát triển logistics xanh tại Việt Nam của
Chính Phủ nhằm chuyển đổi năng lượng xanh giảm các tác động của
hoạt động logistics đến môi trường. Bên cạch đó, mang lại những cái
nhìn mới mẻ và có tính cập nhật; sử dụng phương pháp định lượng từ
khảo sát các doanh nghiệp để đưa ra dữ liệu chính xác để đánh giá thực
trạng hoạt động và nhấn mạnh những thuận lợi & khó khăn đối với phát
triển logistics xanh. Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp được nhìn
từ góc độ nhà nước và doanh nghiệp nếu áp dụng, tiếp cận một cách có
hiệu quả sẽ hướng đến được nền kinh tế bền vững phát triển mạnh của
Việt Nam trong thời gian không xa. Bài báo cáo này và cách tiếp cận mô
hình, nhìn chung phù hợp với cấu trúc nghiên cứu của đề tài này. Tuy
nhiên hạn chế của báo cáo này là mẫu nghiên cứu vẫn còn nhỏ so với
toàn bộ thị trường doanh nghiệp.
-Hạn chế của nghiên cứu:
Về không gian: Việt Nam với lĩnh vực logictics xanh phát triển chưa
mạnh vì thế rất ít tài liệu tham khảo. Các bài nghiên cứu trên chủ yếu
thuộc các nước phát triển với ngành logictics xanh phát triển mạnh.
Về thời gian: Các bài nghiên cứu trên đã có từ chục năm về trước ( với
các nghiên cứu nước ngoài) và 2-3 năm( đối với bài nghiên cứu tại Việt
Nam) nên thiếu tính thời sự, cập nhật. Dữ liệu thứ cấp này mang tính
chất tham khảo.
Thừa hưởng các công trình nghiên cứu trên, công trình nghiên cứu xác
định mục tiêu nghiên cứu là phát triển logictics xanh tại Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp với
logistics xanh tại Việt Nam.

You might also like