Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 69

M ỤC L ỤC

Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................1

Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1.1. THỊ HIẾU.................................................................................................4
1.2. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH.............................................................................7
1.2.1. Điện ảnh..................................................................................................7
1.2.1. Thị hiếu điện ảnh...................................................................................9
1.3. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN...........................................11
1.3.1. Sinh viên...............................................................................................11
1.3.2. Thị hiếu điện ảnh của sinh viên..........................................................13

Chương 2
THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT
SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC VÀ CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH TẠI HÀ NỘI..............................................14
2.1.1. Khái quát về đời sống vật chất, đời sống tinh thần
của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội........................................14
2.1.2. Khái quát về các cơ sở điện ảnh trên địa bàn Hà Nội......................15
2.2. THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH
VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI................................17
2.2.1. Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực thưởng thức
điện ảnh..........................................................................................................17
2.2.1.1. Sinh viên yêu thích thưởng thức điện ảnh.......................................17
2.2.1.2. Phương thức thưởng thức điện ảnh của sinh viên..........................20

1
2.2.1.3. Những yêu thích của sinh viên trong thưởng thức điện ảnh..........21
2.2.2.Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực đánh giá điện ảnh..................34
2.2.2.1. Sinh viên quan tâm đến việc đánh giá các tác phẩm điện ảnh.......34
2.2.2.2. Một vài thị hiếu của sinh viên qua việc đánh giá các tác
phẩm điện ảnh................................................................................................35
2.2.3. Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực sáng tạo điện ảnh.................46
2.2.3.1. Sinh viên yêu thích tham gia vào sáng tạo điện ảnh.......................45
2.2.3.2.Hoạt động sáng tạo điện ảnh của sinh viên chưa nhiều..................46
2.3. Nguyên nhân tác động đến thị hiếu điện ảnh của sinh viên
các trường đại học tại Hà Nội.......................................................................47
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan.......................................................................47
2.3.1.1. Tâm lý lứa tuổi...................................................................................47
2.3.1.2. Hoàn cảnh kinh tế.............................................................................48
2.3.1.3. Lối sống của sinh viên.......................................................................48
2.3.1.4. Trình độ kiến thức.............................................................................49
2.3.2. Nguyên nhân khách quan...................................................................49
2.3.2.1. Tác động của hội nhập......................................................................49
2.3.2.2. Hoạt động của ngành điện ảnh........................................................50
2.3.2.3. Từ các cơ quan văn hoá....................................................................50
2.3.2.4. Từ phía nhà trường….....................................................................51

Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO THỊ
HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TẠI HÀ NỘI
3.1. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN QUA DƯ LUẬN..............52
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO
THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG

2
ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI................................................................................52
3.2.1. Đối với ngành điện ảnh.......................................................................52
3.2.1.1. Đối với các cơ sở điện ảnh................................................................52
3.2.1.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh.........................55
3.2.2. Đối với các cơ quan văn hoá...............................................................56
3.2.3. Đối với nhà trường..............................................................................57
3.2.4. Đối với sinh viên..................................................................................58
KẾT LUẬN.....................................................................................61

3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện ảnh là môn nghệ thuật tổng hợp có sức thu hút kì lạ đối với công
chúng. Và lực lượng khán giả đông đảo của điện ảnh là sinh viên. Họ có
những thị hiếu điện ảnh khác nhau, có người thích xem bộ phim này, nhưng
có người lại thích xem bộ phim khác. Thị hiếu điện ảnh của họ góp phần làm
phong phú, đa dạng thêm thị hiếu điện ảnh của công chúng. Bởi vậy, khi nắm
bắt được thị hiếu điện ảnh của sinh viên sẽ giúp cho các nhà điện ảnh hiểu rõ
hơn về một bộ phận đông đảo của khán giả để đáp ứng kịp thời.
Sinh viên là những ngườì đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để
bước vào lao động nghề nghiệp. Họ có mong muốn làm giàu vốn sống, vốn
văn hoá, nghệ thuật và tự hoàn thiện mình. Họ đã tìm ra phương thức hữu
hiệu để thoả mãn là điện ảnh. Môn nghệ thuật thứ bảy này từ lâu đã trở thành
món ăn tinh thần không thể thiếu được của họ. Điện ảnh đem lại cho sinh viên
những giây phút thoải mái, lý thú, thoải mái sau những giờ học căng thẳng.
Điện ảnh còn giúp cho sinh viên nhận biết và hiểu cuộc sống muôn màu muôn
vẻ. Không những thế, điện ảnh đã khơi dậy những gì tốt đẹp trong tâm hồn
họ, hướng tới chân thiện mỹ, đến một cái đẹp hoàn thiện. Nghiên cứu thị hiếu
điện ảnh của sinh viên nhằm thoả mãn nhu cầu của họ.
Trong thời kì đổi mới, chăm lo đào tạo những trí thức tương lai cho xã
hội đã được Đảng và nhà nước quan tâm vì họ là những chủ nhân tương lai
của đất nước. Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh
vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật: “Các ngành văn hoá
giáo dục Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành có liên quan
cần phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá,
nghệ thuật trong các trường học”. Bên cạnh những thị hiếu lành mạnh, trong
sinh viên cũng tồn tại những thị hiếu không lành mạnh. Tìm hiểu thị hiếu điện
ảnh của sinh viên giúp cho các nhà quản lý văn hoá, nhà trường và các ngành
liên quan có giải pháp định hướng giáo dục nhằm nâng cao thị hiếu của họ.

4
Thị hiếu điện ảnh của công chúng nói chung và của sinh viên nói riêng
luôn thay đổi nhất là dưới tác động của hội nhập. Nếu không nhận thức được
sự thay đổi nhanh chóng đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của họ.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh
viên một số trường đại học tại Hà Nội” làm khoá luận tốt nghiệp cử nhân
Quản lý văn hoá.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh thì đã có rất nhiều công trình, nhiều bài
báo như: luận án phó TS của Nguyễn Văn Thủ với đề tài “Nhu cầu điện ảnh
của công chúng Việt Nam hiện nay”, “Khán giả điện ảnh Việt Nam, nhu cầu
và thị hiếu” của Phòng nghiên cứu khán giả điện ảnh – Fafilm Việt Nam, “Về
nhu cầu và thị hiếu điện ảnh của công chúng” ở An Giang của Hoàng Trần
Doãn, “Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh” - Đặng Minh Liên… Nhìn
chung các công trình này đều đi vào khảo sát trên diện rộng. Còn nghiên cứu
thị hiếu điện ảnh của sinh viên lại rất ít, chủ yếu chỉ dưới dạng các bài báo.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thị hiếu điện ảnh của sinh
viên một số trường đại học tại Hà Nội để rút ra những biện pháp nhằm nâng
cao thị hiếu cho sinh viên.
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh của sinh viên.
Với dự hạn hẹp của thời gian nghiên cứu, người viết chỉ xin nghiên cứu
đề tài ở 4 trường đại học tại Hà Nội (2 trường thuộc khối xã hội và hai trường
thuộc khối tự nhiên) là: Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội.

5
4. Nhiệm vụ của khoá luận
- Tìm hiểu thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên các trường đại học
tại Hà Nội.
- Nêu nguyên nhân thị hiếu điện ảnh của sinh viên
- Đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh
viên
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Điều tra bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp xử lý số liệu
6. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài mở đầu, kết thúc, khoá luận gồm các chương:
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản
Chương 2: Thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại
học tại Hà Nội
Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh
của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội.

6
Chương 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. THỊ HIẾU
Theo ngôn ngữ La Tinh ở phương Tây và ngôn ngữ phương Đông thì
thị hiếu chính là Gustus đều chỉ sự ham muốn sự thích thú chung, do giác
quan mang lại chứ không chỉ là sự thích thú riêng do giác quan nào đó của
con người. Người ta thích ăn món ăn Trung Quốc, thích hút thuốc lá mùi vị
Thổ Nhĩ Kỳ, thích ngửi nước hoa Pháp…đều liên quan đến thị hiếu của con
người. Do vậy thị hiếu là một khái niệm chỉ sự thích thú của con người khi
tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan.
Tuy nhiên chung quanh vấn đề thị hiếu có rất nhiều cách phát biểu khác
nhau. Nhưng nói chung đều xoay quanh hai ý kiến. Một là, trong khái niệm
thị hiếu có chỉ sự thích thú cá nhân hay không hay là sự thích thú của con
người nói chung. Hai là, khái niệm thị hiếu có bao chứa kiểu thích thú, kiểu
ưa thích không.
Tác giả Đỗ Huy cho rằng: “Thị hiếu là khả năng lựa chọn phổ biến của
con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể” [10, tr. 177].
Theo tác giả, thị hiếu là sự yêu thích của đa số công chúng chứ không phải
của một cá nhân cụ thể.
Còn ý kiến thứ hai, tác giả Trần Độ trong cuốn “Thoả mãn nhu cầu văn
hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật” lại bày tỏ rằng: “Thị hiếu là kiểu ưa
thích nào đó, kiểu ưa thích này thường bộc lộ ngay lập tức, nó biểu thị toàn bộ
khả năng đánh giá, cảm xúc của chủ thể” [6, tr. 21]. Sở dĩ kiểu ưa thích này
bộc lộ ngay lập tức vì khả năng đánh giá, xúc động của ta bao giờ cũng thể
hiện trước một đối tượng thẩm mỹ và tạo ra một sự ưa thích ngay lập tức theo
một kiểu nào đó. Chẳng hạn như khi đứng trước một bức tượng (đối tượng
thẩm mỹ) thị hiếu (tức là kiểu ưa thích) của ta lập tức sẽ xuất hiện ngay. Ta sẽ
thấy ngay một trạng thái thích thú, khoái cảm hay thờ ơ thậm chí khó chịu…
Với định nghĩa này ông đã phủ nhận thị hiếu cá nhân bởi cách lựa chọn, cách

7
ưa thích của mỗi cá nhân không thể xác lập thành một kiểu. Kiểu là do nhiều
sự vật có thuộc tính giống nhau tạo nên. Do đó nhiều cá nhân cùng thích một
tác phẩm nào đó mới có ý nghĩa kiểu ưa thích. Còn nếu mỗi cá nhân có thị
hiếu của riêng mình thì chúng ta có thể gọi là sở thích cá nhân mà thôi.
Khái niệm thị hiếu trong đời sống cũng như trong khoa học đều bao
hàm sự ưa thích của một cá nhân hay một nhóm cá nhân về một quyển sách
hay một bức tranh nào đó. Thị hiếu tuy gắn với tình cảm cá nhân nhưng biểu
thị các kiểu ưa thích khác nhau. Bởi vậy, người viết xin lấy một khái niệm rất
đơn giản nhưng lại khá bao quát của TS Hoàng Trần Doãn để chúng ta cùng
sử dụng trong cuốn khoá luận này: “Thị hiếu là biểu hiện sự yêu thích của cá
nhân và xã hội trong một khoảng thời gian nào đó đối với vật chất hay tinh
thần. Thị hiếu thay đổi theo sự thay đổi của cá nhân và xã hội trong khoảng
thời gian khác nhau” [5, tr. 26] .
Thị hiếu được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động để
thoả mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của xã hội. Trong cuốn “Những vấn
đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học”, B.Ph.Lômô đã viết như sau:
“Nhưng các đối tượng của nhiều nhu cầu và phương pháp thoả mãn chúng
được xã hội tạo nên trong lịch sử phát triển của chúng ở mọi người, cá nhân,
cộng đồng đã hoàn thành và phát triển thị hiếu và sở thích nhất định” [14,
tr.320]. Như thế thị hiếu được hình thành trong một thời gian dài, tồn tại như
một phẩm chất văn hoá của chủ thể trong hoạt động thoả mãn nhu cầu. Trong
thành phần của thị hiếu có trình độ văn hoá, trình độ học vấn truyền thống
cùng nhiều yếu tố khác. Thị hiếu trở thành đối tượng nghiên cứu như một
khái niệm căn bản gắn liền với sự tiêu dùng cá nhân, xã hội và làm thoả nhu
cầu của chủ thể.
Thị hiếu được hình thành xuất phát từ sở thích. Sở thích là ý thích riêng
của mỗi cá nhân đối với đối tượng nào đó tương đối ổn định và lâu dài.
Những sở thích này cùng với mong muốn thoả mãn nhu cầu trở thành động cơ
thúc đẩy hoạt động thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu được thoả mãn sẽ

8
được củng cố và phát triển sở thích, tạo ra các sở thích mới ở chủ thể. Lúc này
sở thích là cơ chế để hình thành nhu cầu. Trong bất cứ hoạt động nào của con
người hay xã hội cũng thuộc sự yêu thích khác nhau của cá nhân với đối
tượng. Sở thích nào được hình thành và tồn tại trong chủ thể một cách lâu dài,
chi phối việc hình thành hoạt động và thoả mãn nhu cầu thì được gọi là thị
hiếu.
Trong thị hiếu cần phân biệt thị hiếu thấp và thị hiếu cao, thị hiếu
không lành mạnh và thị hiếu lành mạnh.
Trước hết cần phân biệt thị hiếu thấp (hay thị hiếu kém phát triển) và
thị hiếu cao (thị hiếu phát triển). Thị hiếu thấp là loại thị hiếu thô kệch, do
chưa được nâng cao trình độ thẩm mỹ, chưa biết phân biệt cái nào là đẹp, cái
nào là không đẹp. Vì thế ở những người mà thị hiếu thấp thường thích những
cái không đẹp vì tưởng rằng nó đẹp. Những cái ấy đối với người có thị hiếu
hơn lại thấy nó lố bịch, cầu kỳ và buồn cười. Thị hiếu thấp là thị hiếu của
những người chưa được tiếp xúc với nhiều cái đẹp thực sự vì thế nó thô sơ,
kệch cợm.
Ngược lại thị hiếu cao (hay thị hiếu phát triển) là thị hiếu của những
người có học vấn, có trình độ kiến thức cao, thực sự tiếp xúc nhiều với cái
đẹp. Ở những người này, thị hiếu tinh tế hơn, sâu sắc hơn nhất là ở những
người được giáo dục thẩm mỹ.
Thị hiếu cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ kiến thức, trong đó kiến
thức về ngôn ngữ các loại hình nghệ thuật là yếu tố rất quan trọng. Bởi vì nếu
thưỏng thức nghệ thuật mà không hiểu ngôn ngữ nghệ thuật thì không thể
thưởng thức được.
Khi nói tới thị hiếu lành mạnh và thị hiếu không lành mạnh lại đề cập
tới một vấn đề khác.
Thị hiếu không lành mạnh có hai loại ở mức cao là thị hiếu độc hại, ở
mức thấp là thị hiếu xấu. Sở dĩ có sự phân biệt như vậy vì có tác phẩm xuất
phát từ thị hiếu độc hại, tức là xuất phát từ âm mưu chính trị độc hại, nó có

9
thể mang sự độc hại đến cho khán giả. Thế nhưng cũng có tác phẩm xuất phát
từ thị hiếu xấu nhưng tác hại của nó khó nhận thấy hơn nó bị chen lẫn với
những yếu tố nghệ thuật thực sự…nó cũng thuộc về loại không lành mạnh.
Loại thị hiếu không lành mạnh (độc hại và xấu) này tác động xấu đến sự phát
triển tinh thần và nhân cách của con ngưòi.
Còn thị hiếu lành mạnh là loại thị hiếu tốt không chỉ đảm bảo cho nhân
cách phát triển toàn diện mà con giúp cho chủ thể hưởng thụ, đánh giá đúng
đắn, trọn vẹn các đối tượng thẩm mỹ mà còn tạo ra nhiều giá trị thẩm mỹ cao
đẹp.
1.2. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH
1.2.1. Điện ảnh
Theo luật Điện ảnh, năm 2006 quy định: “Điện ảnh là loại hình nghệ
thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi
trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ
biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật” [15, tr.8].
Điện ảnh ra đời trên cơ sở những phát minh khoa học kỹ thuật và trong
mỗi bước phát triển của nó như đều gắn liền với những tiến bộ, những
phương tiện mới của kỹ thuật hiện đại. Chẳng bao nhiêu lâu sau khi ra đời
điện ảnh đã có một sự vượt thoát kỳ diệu lên trên một kỹ nghệ thông thường,
ra khỏi sự ràng buộc của phương tiện kỹ thuật để tồn tại như một ngành nghệ
thuật. Điện ảnh đã tổng hợp được được tinh tuý của các bộ môn nghệ thuật
khác như văn học, sân khấu, hội hoạ, âm nhạc…đã gắn kết sức mạnh của các
loại hình nghệ thuật đó bằng sức mạnh của các phương tiện. Nhờ đó mà nó có
khả năng truyền cảm mạnh mẽ, cuốn hút sự ưa thích của nhiều người.
Điện ảnh sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, đó là ngôn ngữ đặc biệt
tổng hợp được tạo ra bởi hình ảnh, động tác của máy quay, ánh sáng, phục
trang và bối cảnh, âm thanh, dựng phim, thời gian, không gian, lời thoại và
những phương pháp bổ sung dẫn truyện…Tính đặc biệt của nó không chỉ thể
hiện ở việc nó được tạo ra mà còn ở chỗ người ta cảm nhận nó. M.Martin viết

10
về ngôn ngữ đặc biệt này như sau: “Người ta cảm nhận nó không chỉ bằng tai
bằng mắt mà còn bằng cảm xúc và bằng trái tim” [18, tr.36]. Tính tổng hợp
của điện ảnh còn bao hàm sự tổng hợp những cái hay nhất, cảm xúc tốt nhất
của những người trong nhóm làm phim khi cùng nhau sáng tạo ra tác phẩm
nghệ thuật của mình.
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật mang tính chân thực cao. Vì sự phong
phú của thể loại có trong điện ảnh như: phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt
hình mà tính chân thực của điện ảnh rất cao. Phim tài liệu là thể loại mang
tính báo chí và được thể hiện theo nguyên tắc chân thực nghĩa là nó được
sáng tác và biểu hiện trên cơ sở các sự kiện có thực đã và đang xảy ra. Phim
truyện lại được thể hiện và sáng tác theo nguyên tắc khúc triết nghĩa là sự
việc đã xảy ra (hoặc chưa xảy ra) được các tác giả sắp xếp thành chuỗi liên
quan qua đó câu chuyện kể về các số phận của các nhân vật. Và người xem
coi những biểu hiện trên phim là phản ánh đời sống thực, họ tin vào những gì
xảy ra trong phim, đôi khi còn vận dụng nó vào trong đời sống của mình.
Điện ảnh là loại hình có tính hấp dẫn. Điện ảnh cho phép người ta đọc
sách bằng hình ảnh, với sự hỗ trợ của âm thanh cuộc sống (tiếng động, âm
nhạc, ngôn ngữ của con người). Hiệu quả của việc đọc sách này tăng lên
nhiều lần vì những hiện tượng văn học đã trở nên cụ thể trước mắt người xem
với sự sống động, linh hoạt giúp cho họ cảm nhận chúng một cách rõ ràng.
Với cách diễn xuất của diễn viên, cách ghi hình sinh động, linh hoạt và cách
hỗ trợ tối đa âm thanh, ánh sáng mà người nghe có thể cảm nhận được đầy đủ
các vấn đề của xã hội, của con người được đề cập trong tác phẩm. Hơn thế
con người có thể tìm thấy mình, những người thân, những người xung quanh
mình trong đó.
Điện ảnh đã được hàng triệu người trên thế giới hào hứng chào đón.
Trong lịch sử phát triển của mình điện ảnh đã chứng tỏ tính ưu việt của một
bộ môn nghệ thuật tổng hợp có tác động mạnh mẽ đến tinh thần của quần
chúng người xem. Chưa có một bộ môn nghệ thuật nào lại có tính phổ cập

11
đến vậy, đồng thời lại đa năng đến như thế. Nó có khả năng hình thành quan
điểm và thị hiếu của người xem. Trong cuộc sống con người thường xây dựng
cho mình cách ứng xử theo một khuôn mẫu nhất định. Những khuôn mẫu này
được tìm thấy ở hình ảnh cụ thể của người cha, người mẹ, người thầy, người
anh hay thần tượng của mình…Và điện ảnh giới thiệu với họ những khuôn
mẫu điển hình như thể bằng hình tượng nghệ thuật, theo ngôn ngữ của điện
ảnh. Điện ảnh đã tác động đến trí tuệ, tâm hồn, mang đến cho người xem
những hiểu biết mới, những tình cảm mới góp phần điều chỉnh các quan hệ xã
hội, hành vi theo lý tưởng của thời đại. Điện ảnh xây dựng nên hình tượng,
hình mẫu mà người xem thường tìm thấy ở đó thần tượng, mầu người cho
mình bắt chước. Điện ảnh mang đến cho con người những khuôn mẫu ứng xử
dưới dạng những hình ảnh cụ thể như cuộc đời với những khả năng nhận
thức, phản ánh như thế. Điện ảnh là phương tiện của trí tuệ, làm giầu sự hiểu
biết của con người, một hình thức hoạt động, nâng cao dân trí, một hình thái
đặc thù nhận thức xã hội, không những thế điện ảnh còn thức tỉnh những nhu
cầu tiềm ẩn, sâu xa của con người. Do thế V.I Lenin đã nói rằng: “…đối với
chúng ta trong các loại hình nghệ thuật, điện ảnh la nghệ thuật quan trọng bậc
nhất vì tính rộng rãi của nó…” [11, tr.272].
1.2.2. Thị hiếu điện ảnh
“Thị hiếu điện ảnh là biểu hiện mức độ yêu thích điện ảnh của chủ thể.
Nó còn là khuynh hướng, kết quả lựa chọn nhu cầu điện ảnh và cũng là biểu
hiện năng lực thưởng thức điện ảnh của chủ thể” [5, tr.78].
Thông thường tính hấp dẫn của tác phẩm điện ảnh tỷ lệ thuận với tác
động gây khoái cảm của nó với chủ thể. Có hai mâu thuẫn như sau: thứ nhất
là tác phẩm hay nhưng chủ thể lại không thích, thứ hai là tác phẩm không hay
nhưng chủ thể lại thích. Có thể giải thích sự tồn tại của các trạng thái này bởi
sự tham gia của thị hiếu vào việc thưởng thức các tác phẩm của chủ thể. Thị
hiếu góp phần vào việc định hướng cho hoạt động của chủ thể, tạo cho chủ
thể những trạng thái, tình cảm yêu thích hay ngược lại.

12
Trong nghệ thuật cũng như trong điện ảnh, thị hiếu hiện diện như một
thành phần không thể thiếu để quyết định xu hướng hoạt động thoả mãn nhu
cầu điện ảnh của người sáng tác cũng như công chúng khán giả. Thị hiếu điện
ảnh đề cập như một thành phần tham gia vào nhu cầu điện ảnh.
Thị hiếu điện ảnh thúc đẩy quá trình tiếp xúc giữa chủ thể thẩm mỹ
(công chúng) và đối tượng thẩm mỹ (tác phẩm điện ảnh). Trong khi thưởng
thức, đánh giá một tác phẩm điện ảnh, khán giả nảy sinh sở thích hay không
thích một yếu tố nào đó trong phim. Và họ có nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn về
tác phẩm đó hay tác phẩm khác. Thí dụ như khi xem bộ phim “Cánh đồng
hoang” một khán giả rất ấn tượng cảnh cuối phim khi người vợ trẻ ôm đứa
con và bắn rơi máy bay để trả thù cho chồng. Và vị khán giả đó nảy sinh
mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật quay của phim.
Ở đây chúng ta cần phân biệt hai khái niệm nhu cầu điện ảnh và thị
hiếu điện ảnh. “Nếu nhu cầu điện ảnh là động cơ thúc đẩy con người hành
động để lĩnh hội, thưởng thức và sáng tạo ra các giá trị điện ảnh thì thị hiếu
điện ảnh lại là khả năng thẩm thấu, đánh giá của con người với các giá trị đó”
[5, tr.46]. Nhu cầu điện ảnh thôi thúc sự tìm kiếm, kích thích tính tích cực của
con người vượt qua trở ngại, khắc phục điều kiện và hoàn cảnh đến với tác
phẩm điện ảnh thì thị hiếu là cánh cửa đón con người vào với thế giới điện
ảnh. Nhu cầu điện ảnh là những thuộc tính tiềm ẩn bên trong vốn có của con
người, còn thị hiếu điện ảnh được dần dần hình thành trong quá trình hoạt
động thực tiễn của họ. Tuy có sự phân biệt nhưng nhu cầu điện ảnh và thị
hiếu điện ảnh lại có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu nhu cầu điện ảnh là cơ sở
để nảy sinh thị hiếu điện ảnh thì thị hiếu điện ảnh lại là một dạng động cơ của
nhu cầu điện ảnh.
Sở thích cá nhân là biểu hiện cụ thể của thị hiếu điện ảnh. Ở trình độ
nào đó nó đơn thuần là “thích” hay “không thích”. Trong quá trình thực tiễn,
thị hiếu thẩm mỹ nói chung trong đó có thị hiếu điện ảnh dần dần được nâng
lên và con người có những phản ứng nội tâm phong phú, sâu sắc, nhạy bén có

13
khả năng phát hiện, đánh giá những giá trị sâu lắng, tinh tế của tác phẩm, có
khả năng tiếp thu những cái mới lạ…Lúc này không chỉ còn đơn thuần là
thích hay không thích mà nhờ có thị hiếu chủ thể có thể lý giải rõ ràng “tại
sao thích” hay “tại sao không thích”. Đối với mỗi người thì thói quen thị hiếu
được hình thành lâu dài thể hiện tính cách của cá nhân. Sức mạnh thói quen
nhất là thói quen thị hiếu được củng cố về mặt tình cảm trong tính cách cá
nhân là rất lớn.
Sở thích cá nhân nhưng diễn ra liên tục và lâu dài đến một mức độ nhất
định là biểu hiện ổn định của nhu cầu điện ảnh. Sự ưa thích đó là cơ sở cho sự
lựa chọn tích cực hoạt động điện ảnh của công chúng. Thị hiếu điện ảnh là
khuynh hướng và cũng là kết quả lựa chọn nhu cầu điện ảnh, không những thế
nó còn biểu hiện năng lực thưởng thức điện ảnh của cá nhân.
1.3. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN
1.3.1. Sinh viên
Trong từ điển Tiếng Việt có nêu: “Sinh viên là những người học ở
trường đại học” [22, tr. 750]. Tức là sinh viên là những người đang học tập và
nắm lấy chuyên môn ở trong các trường học đại học, cao đẳng. Kon I.X đặc
biệt nhấn mạnh: “Sinh viên là nhóm xã hội đặc biệt, nhóm người đang chuẩn
bị kiến thức và kinh nghiệm để bước vào lao động nghề nghiệp trong tương
lai” [23, tr.55].
Về phương diện xã hội, sinh viên là những người ngồi ghế nhà trường
phổ thông, có nghĩa là từ 18 đến 25 tuổi . Đây là giai đoạn phát triển ổn định
về hệ xuơng, cơ bắp và mạnh về trí óc, sức sáng tạo tạo ra vể đẹp hoàn mỹ ở
người sinh viên.
Sinh viên là bộ phận dân cư trẻ tuổi được xã hội quan tâm, đào tạo một
các hệ thống cơ bản để trở thành lực lượng lao động và quản lý xã hội tương
lai. Các tổ chức chính trị xã hội, gia đình đều đặt kỳ vọng vào sinh viên, làm
nâng cao vai trò, vị trí của sinh viên trong xã hội.

14
Đối với sinh viên học tập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, các hoạt động
nhận thức, hoạt động trí tuệ đóng vai trò quan trọng. Sinh viên phải lĩnh hội
kiến thức mang tính chất chuyên ngành, sâu hơn phải thích ứng với những
phương pháp mới, khác hẳn so với các truờng phổ thông. Những kiến thức đó
sẽ là cơ sở cho nghề nghiệp của họ sau này. Ngoài ra sinh viên còn tích cực
tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Các câu lạc bộ
văn thơ, hội hoạ, khiêu vũ…luôn hấp dẫn lôi cuốn sự tham gia của sinh viên
để thoả mãn nhu cầu giao lưu phong phú và nhu cầu rèn luyện toàn diện của
sinh viên. Bởi vậy, ở sinh viên luôn có sự năng động, sáng tạo, linh hoạt với
hoàn cảnh và thích nghi rất nhanh với cái mới.
Tuổi sinh viên cũng là thời kì phát triển tích cực nhất của hoạt động
tình cảm như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Những
tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong các hoạt động của sinh viên. Để
thoả mãn tình cảm trí tuệ, sinh viên không chỉ học những gì có sẵn trong
chương trình bắt buộc mà họ còn mở rộng, đào sâu kiến thức của mình bằng
nhiều cách với nhiều nguồn cung cấp kiến thức thông tin như: tìm đọc ở thư
viện, học trên các phương tiện truyền thông, tham gia các hoạt động ngoại
khoá, các hoạt động nghiên cứu khoa học hay các hội thảo khoa học…Chính
tình cảm trí tuệ đã làm cho luợng trí thức sinh viên tích luỹ thường lớn.
Sinh còn là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, đạo đức, vẻ đẹp thẩm
mỹ ở các sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc con người tạo ra. Và tình cảm đạo
đức, tình cảm thẩm mỹ thể hiện ở một chiều sâu rõ rệt, yêu thích cái gì họ đều
thể hiện cố gắng lý giải và phân tích một cách có cơ sở. Đặc biệt đời sống tình
cảm của sinh viên khá phong phú bởi những đòi hỏi cấp thiết khi tâm sinh lý
của họ đã phát triển. Cũng chính vì thế mà nhu cầu tinh thần của họ càng lớn.
Họ muốn thưởng thức, đánh giá và tham gia vào các loại hình văn hoá văn
hoá nghệ thuật. Sinh viên chính là nguồn khán giả đông đảo của trong các buổi
biểu diễn ca nhạc, trình diễn thời trang hay những buổỉ chiếu phim. Sự thoả
mãn nhu cầu này của sinh viên góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết của họ về

15
xã hội, những kiến thức của cuộc sống, những tình cảm mới lạ và đẹp đẽ,
những bài học bổ ích, hiểu biết về nghệ thuật đặc biệt là tình cảm thẩm mỹ.
1.3.2. Thị hiếu điện ảnh của sinh viên
Thị hiếu điện ảnh của sinh viên là những yêu thích, là sự lựa chọn phổ
biến trong lĩnh vực điện ảnh của những người trẻ tuổi đang học tập và nghiên
cứu trong các trường đại học, cao đẳng. Sự yêu thích lựa chọn ấy giúp cho họ
thu thập kiến thức khoa học và những kinh nghiệm chuyên môn giúp cho họ
trở thành những chuyên gia trong tương lai và chuẩn bị bước vào lao động,
sản xuất.
Sinh viên là những người có nhu cầu rất cao về điện ảnh bởi thông qua
các tác phẩm điện ảnh họ tìm thấy trong đó những thông tin về cuộc sống,
tình cảm, về lao động, học tập. Nhu cầu cao thì cũng kèm theo đòi hỏi cao về
nội dung, chất lượng của điện ảnh. Bởi thế đến với điện ảnh họ luôn có niềm
đam mê được thưởng thức, đánh giá và sáng tạo điện ảnh. Trong quá trình ấy,
họ luôn luôn thể hiện quan điểm của mình yêu thích cái này, lựa chọn cái này,
bác bỏ cái khác vì cho là không hay không phù hợp. Họ có những đánh giá
khác quan nhiều khi là chủ quan đối với những khía cạnh, những lĩnh vực của
điện ảnh. Tuy nhiên khách quan hay chủ quan đều thể hiện thị hiếu điện ảnh
của sinh viên.
Thị hiếu điện ảnh của sinh viên đã thể hiện quan điểm của sinh viên về
cuộc sống, tình bạn, tình yêu hay cao hơn là “cách sống” của họ. Trong bối
cảnh mở cửa hội nhập này, thị hiếu điện ảnh của sinh viên lại càng được thể
hiện một cách phong phú hơn.

Chương 2

16
THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT
SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CƠ SỞ
ĐIỆN ẢNH TẠI HÀ NỘI
2.1.1. Khái quát về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của sinh
viên các trường đại học tại Hà Nội
Về đời sống vật chất:
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2006, trên địa bàn Hà Nội có
35 trường đại học với 1,4 triệu sinh viên (trong đó công lập khoảng 1,2 triệu).
Một bộ phận sinh viên sống ở nội trú, còn hầu hết sinh viên ở ngoại trú.
Đời sống vật chất của ngày càng tăng nên sinh viên bớt đi gánh nặng,
có điều kiện để học tập hơn. Họ có thể tiếp thu kiến thức trên nhiều hình thức,
nhiều phương tiện khác nhau. Sinh viên không còn phải học “chay” như trước
kia, mà họ có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học như slide, máy chiếu, máy
tính… Giờ học thực hành của sinh viên các trường kĩ thuật như đai học Bách
khoa hiệu quả hơn nhờ được trang bị kĩ thuật hiện đại. Sinh viên khối xã hội
như đại học Văn hoá, đại học Khoa học xã hội và nhân văn được đi thực tế
nhiều hơn làm giàu kiến thức chuyên môn của mình. Hình ảnh của những sinh
viên bước lên giảng đường với chiếc laptop không còn là hiếm. Đặc biệt với
sự bùng nổ của mạng lưới truyền thông, cùng với sự năng động nhạy bén,
sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu các kiến thức ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Chỉ cần kích chuột vào một trang web thì cả chân trời tri thức mở ra. Đất
nước bước vào hội nhập đồng nghĩa với việc nhiều cơ hội mở ra cho sinh
viên. Sinh viên có thể tìm ra nhiều công việc phù hợp với mình. Nó không chỉ
giúp cho họ có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn, trở nên năng động hơn mà
còn mang lại một khoản thu nhập.

17
Tuy nhiên với những nhu cầu vật chất ngày càng cao, gia đình lại
không có khả năng đáp ứng nên nhiều sinh viên vì mải đi kiếm đã bỏ bê học
hành.
Về đời sống tinh thần
So với thời trước thì đời sống tinh thần sinh viên hiện nay được cải
thiện hơn nhiều. Các trường đại học tổ chức nhiều hơn các buổi diễn ca nhạc,
các buổi nói chuyện chuyên đề về những vấn đề mà sinh viên quan tâm…Các
bạn sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, làm
phong phú thêm tâm hồn của mình.
Đời sống tinh thần của sinh viên kí túc xá được quan tâm hơn. Các tổ
chức Đoàn và Hội sinh viên hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả hơn. Tại kí
túc xá của trường đại học Kinh tế quốc dân đang thực hiện khá tốt mô hình
phát thanh kí túc xá tạo điều kiện cho sinh viên có thể cập nhật những thông
tin về nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng, được thưởng thức những
bài hát hay, những áng văn đẹp. Trường đại học Văn hoá Hà Nội với chuyên
ngành nghệ thuật thường xuyên tổ chức hội thi tiếng hát sinh viên, sinh viên
thanh lịch, các buổi gặp gỡ các nhà thơ, nhà văn. Phong trào văn hoá văn
nghệ của trường đại học Bách khoa Hà Nội, trường đại học Khoa học xã hội
và nhân văn cũng khá sôi nổi, lôi cuốn được nhiều sinh viên tham gia.
Đời sống tinh thần của sinh viên được nhà trường quan tâm hơn nhiều
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sinh viên. Bản thân
sinh viên tự tìm các hoạt động giải trí cho mình. Họ đến nhiều hơn với các
buổi diễn ca nhạc của các “sao”, các quán âm nhạc, sàn nhảy...Bên cạnh
những sở thích tốt đẹp, cũng nảy sinh những thị hiếu không lành mạnh.
2.1.2. Khái quát về các cơ sở điện ảnh trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, nằm ở vị trí trung tâm của cả nước nên tập trung các
cơ sở điện ảnh phục vụ cho công chúng. Luật Điện ảnh năm 2006 quy định:
“Cơ sở điện ảnh là cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động trong lĩnh

18
vực sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim theo quy định của luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” [15, tr.9]
Trên địa bàn Hà Nội có các hãng phim của nhà nước như: hãng phim
truyện Việt Nam, hãng phim truyện I. Các tổ chức, đoàn thể đã thành lập các
hãng phim của họ như: Hôđa phim (Hội điện ảnh Việt Nam), hãng phim Ngọc
Khánh (Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh), hãng phim Công an nhân dân
(Bộ công an)…Các hãng phim này được thành lập với chủ chương xã hội hoá
điện ảnh. Khác với các hãng phim nhà nước, các hãng phim này phải tự huy
động vốn và tự marketing để cho ra những sản phẩm đa dạng như phim tài
liệu, phim truyện, phim ca nhạc…
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, có khá nhiều rạp chiếu phim, trong đó
có thể chia ra thành bốn loại. Loại thứ nhất do Bộ Văn hoá thông tin quản lý,
hình thức hoạt động là doanh nghiệp công ích hoặc sự nghiệp có thu như
Trung tâm chiếu bóng quốc gia, Cinema Ngọc Khánh…Loại thứ hai thuộc sở
hữu của các đơn vị chức năng xuất nhập khẩu và phát hành phim như: Fafilm
Cinema (thuộc fafilm Việt Nam), mạng lưới của các công ty điện ảnh băng
hình thuộc thành phố (rạp tháng Tám, Công ty Điện ảnh băng hình Hà Nội).
Loại thứ ba chọn mô hình liên doanh liên kết như Đăng Dung là địa chỉ liên
doanh giữa Cine Net và công ty điện ảnh và băng hình nhà nước, Dân chủ là
liên doanh giữa Fafilm Việt Nam và công ty Mỹ Visonet. Trong những năm
vừa qua, các rạp đều đầu tư tu sửa hoặc xây dựng lại, đổi mới trang thiết bị để
thu hút khán giả đến với rạp. Thí dụ như rạp Dân chủ có 328 chỗ ngồi, hệ
thống đèn và âm thanh được thiết kế qua máy tính tạo nên độ tin cậy về chất
lượng; rạp Đăng Dung đã có tới 140 chỗ ngồi, 4 buổi chiếu/ngày, trung bình
4000 lượt người xem/tháng; rạp Bạch Mai có 300 chỗ ngồi…

19
2.2. THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN
MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI
2.2.1. Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực thưởng thức điện ảnh
2.2.1.1. Sinh viên yêu thích thưởng thức điện ảnh
Khi được hỏi thì 98% sinh viên đều trả lời rằng họ rất yêu thích điện
ảnh. Và nếu được lựa chọn một môn nghệ thuật để thưởng thức sinh viên sẽ
chọn điện ảnh. Theo một cuộc điều tra nhỏ của Tiến sĩ Hoàng Trần Doãn thì
ông thấy rằng trong các loại hình văn hoá nghệ thuật thì sinh viên yêu thích
nhất điện ảnh. Số sinh viên lựa chọn điện ảnh chiếm 51,2%, chiếm tỷ lệ cao
nhất. Còn các loại hình khác thì thấp hơn, chẳng hạn như: hội hoạ chiếm
23,6%, nhiếp ảnh chiếm 26,7%...Ngay cả ca múa nhạc, một loại hình rất gần
gũi với công chúng đặc biệt phù hợp với sinh viên cũng chỉ chiếm 46,1%.
Những con số trên chứng tỏ sức hấp dẫn của điện ảnh đối với sinh viên.
Người viết đã làm một cuộc phỏng vấn đối với một số sinh viên để
thêm phần khẳng định mức độ yêu thích điện ảnh của họ. Bạn Vũ Thị Thu,
sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã nói rằng: “Mình rất
thích điện ảnh vì mình có thể vừa giải trí vừa có thể hiểu biết về thế giới xung
quanh”.
Là sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, luôn phải tính toán với
các con số nhưng bạn Vũ Kim Dung lại rất yêu thích văn hoá nghệ thuật đặc
biệt là điện ảnh. Bạn đã nói rằng: “Tôi thích xem phim vì mỗi khi xem phim
tôi được sống trong tưởng tượng, được trải nghiệm nhiều điều lý thú kể cả
những cái mà ngoài đời không có”.
Bạn Nguyễn Thị Liên, sinh viên trường đại học Văn hoá Hà Nội cho
biết: “Tớ rất thích xem phim đặc biệt là những bộ phim chuyển thể kịch bản
văn học vì nó giúp tớ hình dung những nhân vật trong các phẩm văn học một
cách cụ thể và sinh động hơn. Nhiều cuốn tiểu thuyết bọn tớ chưa có thời gian
đọc nhưng nhờ xem các bộ phim chuyển thể này chúng tớ yêu thích đọc
những tác phẩm đó hơn”.

20
Sở dĩ sinh viên yêu thích điện ảnh bởi những lợi ích mà điện ảnh đem
tới cho họ là rất lớn. Là nghệ thuật tổng hợp, mỗi tác phẩm điện ảnh chứa
nhiều nội dung và cùng một lúc có khả năng thoả mãn nhiều nhu cầu khác
nhau của sinh viên. Sinh viên đến với điện ảnh từ rất nhiều lý do khác nhau.
Người viết đã làm một cuộc trắc nghiệm về mục đích đến với điện ảnh của
sinh viên với 1000 phiếu phát ra và đã thu được kết quả như sau:
Bảng điều tra mục đích đến với điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%)
Mức độ quan trọng
Ko
TT Mục đích đến với điện ảnh Rất quan Quan
quan
trọng trọng
trọng
1 Giải trí 60,5 32,3 7,2
2 Nắm bắt những thông tin có ích cho 23,5 54,0 22,5
học tập
3 Làm giàu kiến thức và kinh nghiệm 27,4 67,9 4,7
sống
4 Trải nghiệm những tình huống mà 13,4 59,0 27,6
thực tế chưa trải qua
5 Làm tăng hiểu biết về nghệ thuật 5,1 65,6 29,3
6 Tìm thấy ý nghĩa tốt đẹp của cuộc 31,7 41,3 27,0
sống
7 Tìm cho mình thần tượng để mình 4,6 25,9 69,5
noi theo
8 Tìm những rung động nghệ thuật 2,8 34,0 63,2
9 Tái tạo nghệ thuật 5,0 21,0 74,0
Sinh viên đến với điện ảnh với mục đích giải trí là chính. Con số 59,5%
với mức độ quan trọng đã nói lên điều đó. Các sinh viên mà người viết phỏng
vấn đều để cập đến tính giải trí mà điện ảnh mang lại. Có sinh viên đã nói
rằng: “Tôi thích xem phim vì nó giúp tôi thoải mái đầu óc sau những giờ học

21
căng thẳng”. Tuổi sinh viên đang ở giai đoạn họ phải tiếp thu một khối lượng
kiến thức khoa học khá lớn để phục vụ cho nghề nghiệp sau này. Vì thế họ
phải trải qua những giờ học vất vả. Sinh viên tìm đến điện ảnh như là tìm
những giây phút thư giãn. Giải trí đối với con người nói chung và sinh viên
trong xã hội hiện đại như ngày nay là rất cần thiết và trở thành nhu cầu không
thể thiếu trong cuộc sống. Họ đến với điện ảnh một cách tự nhiên thoải mái để
rồi sau đó thu được cái gì đó cho mình từ mỗi tác phẩm điện ảnh.
Làm giàu kiến thức và kinh nghiệm sống chiếm vị trí thứ hai trong mục
đích đến với điện ảnh của sinh viên. Ngoài giải trí ra, điện ảnh còn cung cấp
cho họ rất nhiều thông tin giúp họ tăng thêm lượng kiến thức trong cuộc sống.
Sinh viên là những người ham hiểu biết. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ
hầu như chỉ tiếp xúc với những kiến thức khoa học nên những kiến thức về
cuộc sống của họ vẫn chưa nhiều. Điện ảnh đã làm rất tốt điều này.
Không chỉ làm giàu kiến thức, điện ảnh còn cho sinh viên thấy ý nghĩa
tốt đẹp của cuộc sống. Sinh viên là lứa tuổi phát triển về đời sống tình cảm,
họ là những người gọi là “mới lớn”, là những người lãng mạn. Chính vì thế
họ tìm đến với điện ảnh như đến mục đích sống cao đẹp để từ đó họ có thể
sống tốt đẹp hơn.
Trong tác phẩm điện ảnh, những tình huống thực của cuộc sống được
nghệ thuật hoá, những chi tiết nghệ thuật lại được hiện thực hoá. Nhờ đó việc
tiếp xúc của người xem với các tác phẩm nghệ thuật giúp họ có thể trải
nghiệm được những tình huống thực trong cuộc đời mà nhiều khi họ chưa gặp
hay chưa trải qua. Ví dụ như xem bộ phim “Titanic” của điện ảnh Mỹ, người
xem có thể cảm nhận, trải nghiệm sự hoảng loạn của hành khách khi con tàu
gặp tai nạn trên biển thông qua diễn xuất của diễn viên mà không cần phải
chứng kiến hay trải qua tai nạn như vậy. Sự trải nghiệm này làm cho người ta
thêm kinh nghiêm sống, giúp họ có thể hình dung được sự việc xảy ra và có
thể chủ động giải quyết. Đây cũng là mục đích mà sinh viên muốn đạt được
khi tiếp xúc với điện ảnh và cũng chứng tỏ hiệu quả điện ảnh đem đến với họ.

22
Mục đích đến với điện ảnh của sinh viên hai khối tự nhiên và khoa học
xã hội khác nhau. Sinh viên khối xã hội đến với điện ảnh nhiều hơn với mục
đích tăng thêm hiểu biết về nghệ thuật, tìm những rung động nghệ thuật hay
tái tạo nghệ thật. Phải chăng là do ngành khoa học xã hội là ngành nghiên cứu
các vấn đề của con người, các quan hệ gắn với tâm tư, tình cảm của con
người. Nhưng nói tóm lại, dù là sinh viên khối nào thì họ cũng là những
người yêu thích thưởng thức điện ảnh và có niềm đam mê với môn nghệ thuật
thứ bảy này.
2.2.1.2. Phương thức thưởng thức điện ảnh của sinh viên
Người viết đã lựa chọn một vài phương thức xem phim chủ yếu của
sinh viên để làm một cuộc điều tra
Bảng điều tra số lần xem phim 1 tuần
Số lần/tuần Xem trên TV Xem bằng đĩa Xem trên Internet
0 lần 0 0 0
1 lần 0 0 0
2 lần 12,8 10,7 9,2
3 lần 36,8 23,6 15,4
Hơn 3 lần 58,2 24,3 16,7
Sau các giờ học căng thẳng, sinh viên có nhiều cách giải trí khác nhau
như đọc sách báo, đọc truyện, chơi thể thao, chat, đi chơi với bạn bè…Nhưng
họ vẫn dành một khoảng thời gian thư giãn của mình cho điện ảnh. Hình thức
xem phim của học chủ yếu là xem trên ti vi. Đến với những khu trọ sinh viên,
người viết thấy rất rõ điều này. Các khu nhà trọ thường chỉ có vài cái ti vi, và
mỗi tối sinh viên tập trung rất đông ở một phòng để cùng xem một bộ phim
yêu thích. Đây là một trong những minh chứng thể hiện sự yêu thích điện ảnh
của họ.
Sinh viên thích xem phim, họ đã tìm đến với điện ảnh bằng nhiều hình
thức khác nhau như xem đĩa hoặc xem trên Internet. Những bộ phim nổi tiếng
của điện ảnh Việt Nam và thế giới sinh được họ thuê đĩa về xem. Và một cách

23
đơn giản để sinh viên xem phim hiệu quả và phổ biến nhất là “lướt web”. Họ
có thể lựa chọn vô vàn trang để xem khi vào các trang web như
www.phim24g.net, www.ephim.com, www.loadphim.com. Cả thế giới phim
online mở ra cho sinh viên thưởng thức phim cũ, phim mới kể cả những phim
rạp chưa chiếu, truyền hình chưa phát.
Những sinh viên có điều kiện thì đến các rạp để xem phim. Họ yêu
thích đến rạp bởi vì rạp là nơi thưởng thức tốt nhất các tác phẩm điện ảnh.
Rạp có phục vụ tốt, phương tiện máy móc hiện đại. Hơn nữa đi xem rạp mỗi
người đều cảm nhận được không khí thưởng thức nghệ thuật và được giao lưu
cảm xúc nghệ thuật. Nhưng không phải sinh viên nào cũng có điều kiện đến
rạp. Chỉ có 18,4 % bạn lựa chọn đến xem phim 1 lần/tháng, 7% là 2 lần/
tháng, còn lại đều không lần nào.
Bảng điều tra số lần đến xem phim ở rạp 1 tháng (đơn vị %)
Số lần đến xem phim ở rạp 1 tháng
0 lần 1 lần 2 lần 3 lần Hơn 3 lần
74,6 18,4 7,0 0 0
2.2.1.3. Những yêu thích của sinh viên trong thưởng thức điện ảnh
 Sự lựa chọn thể loại điện ảnh của sinh viên
Trong điện ảnh có rất nhiều thể loại phim như phim tài liệu, thời sự,
phổ biến khoa học, phim truyện, phim hoạt hình. Những lựa chọn của sinh
viên đối với các thể loại này thể hiện sự yêu thích hay không yêu thích của
họ, người ta gọi là thị hiếu. Thái độ mong muốn lựa chọn thể loại điện ảnh
của sinh viên được thể hiện như sau:

24
Bảng điều tra các thể loại điện ảnh sinh viên yêu thích (đơn vị: %)
Mức độ yêu thích
TT Thể loại điện ảnh Rất Bình Ko
Thích
thích thường thích
1 Tài liệu, phóng sự, khoa học 7,3 14,7 36,6 41,4
2 Phim truyện 43,7 36,1 15,4 4,8
3 Phim hoạt hình 10,4 13,1 42,2 34,3
Qua bảng số liệu thấy rằng sinh viên thích xem phim truyện nhất, tiếp
đến là phim hoạt hình, cuối cùng là phim tài liệu, phóng sự khoa học.
Câu hỏi đặt ra ở đây là sinh viên chỉ thích xem phim truyện mà không
thích xem các thể loại khác nhất là phim phóng sự, tài liệu, khoa học.
Mỗi thể loại phim khác nhau có đặc điểm, chức năng khác nhau và các
tác giả sử dụng thể loại này vào mục đích khác nhau khi muốn chuyển tải
những vấn đề của xã hội, con người đến người xem. Các thể hiện của phim
truyện phù hợp với sinh viên hơn các thể loại khác.
Mang tính chính luận, ít tính giải trí, phim tài liệu, phóng sự khoa học
là thể loại báo chí mang nhiều thông tin và tính chân thật. Chức năng chủ yếu
của thể loại này là phổ biến kiến thức người xem nên không có kịch tính, lời
nói chủ yếu của người thuyết minh chứ không phải của diễn viên. Do vậy thể
loại này kém hấp dẫn, ít thu hút với người xem. Như đã nói ở trên sinh viên
đến với điện ảnh với mục đích giải trí là chính nên ít bạn chọn thể loại này
(chỉ có 7,3%).
Phim truyện là loại phim do diễn viên đóng, có hư cấu với chủ định của
tác giả được gọi là phim nghệ thuật. Với tính nghệ thuật cao ở nội dung và
cách thức thể hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh mà mặc nhiên người ta coi phim
truyện là tiêu biểu cho nền điện ảnh quốc gia. Qua các tác phẩm phim truyện,
người xem thấy được các vấn đề của xã hội, con người. Phim truyện phản ánh
toàn vẹn và sinh động hiện thực cuộc sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất.
Người xem có thể tìm thấy hình ảnh của mình, của người thân, bạn bè trong

25
phim. Mặt khác với độ dài thích hợp, khả năng mô tả, mổ xẻ những vấn đề
thực tiễn được thể hiện khúc triết hơn, đầy đủ hơn giúp cho người xem dễ
theo dõi, dễ đồng cảm hơn đối với nhân vật. Bên cạnh đó, cùng với sự phối
hợp một cách nhuần nhuyễn của các bộ môn nghệ thuật khác nhau như nghệ
thuật biểu diễn, âm nhạc, hội hoạ đem lại hiệu quả cảm xúc cho người xem.
Phim truyện với những lợi thế đó đã tác động mạnh mẽ vào tình cảm của nhận
thức của công chúng điện ảnh đặc biệt là sinh viên - những trí thức có nhiều
hoài bão, mong muốn hoàn thiện mình. Phim truyện mang lại cho sinh viên
những giá trị tinh thần, giúp cho tầm mắt họ được mở rộng hơn về nhiều lĩnh
vực, hướng dẫn họ cách sống, các làm việc. Cách thể hiện sinh động của phim
truyện tất yếu sẽ thu hút những người đề cao tính giải trí như sinh viên (có
43,7% lựa chọn với mức độ rất thích)
Phim hoạt hình cũng là một thể loại phim truyện, với nhiều yếu tố nghệ
thuật và giải trí, nhưng bối cảnh, nhân vật được thể hiện bằng nhiều chất liệu
mang tính hội hoạ (búp bê, cắt giấy…) và gần đây là hoạt hình 3D (three
dimensions animal). Xuất phát từ sự ngộ nghĩnh dễ thương của các nhân vật
cũng như bối cảnh của phim, thể loại này thường dành cho trẻ em. Sinh viên
là những người từ 18 tuổi trở lên, có thể gọi là người lớn tuy nhiên tính trẻ
con nhiều khi vẫn còn trong họ. Do vậy không phải bàn tại sao sinh viên lại
yêu thích xem phim hoạt hình. Hơn nữa sinh viên còn yêu thích những cái
mới lạ, đầy hấp dẫn do kĩ xảo của hoạt hình mang lại. Các bộ phim như
Fantaxi, Shrek…với hình ảnh đẹp mắt, kĩ sảo tuyệt vời đã được nhiều bạn yêu
thích.
Người viết đã làm một cuộc điều tra về những thể loại phim truyện
được sinh viên hay xem và thu được kết quả như sau:

Bảng điều tra về những thể loại phim yêu thích của sinh viên (đơn vị:%)

26
Mức độ yêu thích
Thể loại phim
TT Bình Ko
truyện Rất thích Thích
thường thích
1 Phim tâm lý xã hội 46,5 21,6 15,6 16,3
2 Chuyển thể văn học 30,5 22,6 12,7 34,2
3 Phim hành động 32,9 23,7 13,8 29,6
4 Phim viễn tưởng 28,6 24,3 19,4 27,7
5 Phim thần thoại 19,8 15,9 21,5 42,8
6 Phim lịch sử 15,6 14,3 23,8 46,3
7 Phim chưởng 13,6 18,8 23,2 44,4
Trên đây người viết xin đưa ra một số thể loại phim tiêu biểu. Việc gọi
tên phim chỉ là một cách tương đối. Tác phẩm điện ảnh đặt ra ở lĩnh vực gì,
yêu tố nào trong nó thì đặt nó vào thể loại đó.Chẳng hạn như tác phẩm đặt vấn
đề xã hội, với nhiều yếu tố tâm lý xã hội thì gọi là phim tâm lý xã hội, yếu tố
hành động đuổi bắt nhiều thì được gọi là phim hành động, phim dựng trên cơ
sở kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học được gọi là phim chuyển thể, yếu
tố lịch sử nhiều thì được gọi là phim lịch sử…
Sinh viên thích xem nhất thể loại phim tâm lý xã hội (46,5% với mức
độ rất thích) chứng tỏ sinh viên quan tâm nhiều đến diễn biến xã hội và đời
sống tâm lý con người. Trong thể loại này thường có biểu hiện của đời sống
lứa đôi, một loại tình cảm đặc biệt của con người. Loại tình cảm này thường
xuất hiện và phát triển mạnh ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên. Khi xem thể loại
phim này con người thường cảm nhận và thường liên hệ tới bản thân mình.
Phim tâm lý xã hội thường khai thác những mâu thuẫn nội tâm, những dằn vặt
toan tính, những xúc cảm từ sâu thẳm con người. Do vậy người xem như
được trải nghiệm những rung động của mình từ đó nhận thức rõ hơn và xuất
hiện nhiều cảm xúc hơn. Và như thế những khúc mắc trong cuộc sống, trong
tình cảm đã được lý giải. Thời kỳ sinh viên là thời kỳ con người ta vừa thực tế
vừa dễ rung động, lãng mạn. Họ luôn có nhu cầu lý giải một cách chính xác

27
những vấn đề xác thực của đời sống vì họ nhìn cuộc sống rất thực tế. Nhưng
nhiều khi sinh viên lại cần những cái lãng mạn trong cuộc sống để thấy lạc
quan, yêu đời hơn. Tính thực tế và cả tính lãng mạn luôn tồn tại trong họ và là
nguyên nhân khiến họ yêu thích thể loại phim này.
Tính ly kỳ mạnh mẽ làm cho sinh viên thích xem phim hành động.
Phim hành động đứng vị trí thứ hai trong lựa chọn thể loại phim yêu thích của
sinh viên. Những pha rượt đuổi gay cấn, những cú lia súng điêu luyện luôn
làm cho các bạn sinh viên thán phục khi xem thể loại phim này (32,9% với
mức độ rất thích).
Những sinh viên thích phiêu lưu mạo hiểm lại thích xem phim khoa
học viễn tưởng. Bạn Vũ Kim Dung, Đại học Kinh tế quốc dân đã nói rằng:
“Phim viễn tưởng đã cho tôi những thứ mà ngoài đời thực không có”. Những
bộ phim như thế này làm giàu thêm trí tưởng tượng của sinh viên và chắp
thêm đôi cánh cho những ý tưởng sáng tạo của họ. Nhiều khi những sáng kiến
của sinh viên lại xuất phát từ ý tưởng của một bộ phim viễn tưởng nào đó.
Sinh viên đa phần không thích xem phim lịch sử (46,3 % với mức độ
không thích) vì họ cho rằng nó quá khô khan, không có tính thời sự chỉ phản
ánh những cái đã qua, mang tính khô cứng, ít có tình tiết tình cảm riêng tư, và
do đó ít phù hợp với sinh viên. Còn phim chưởng một thời cũng làm say mê
giới trẻ hay tò mò thích xem những cảnh đánh nhau. Nhưng sinh viên bây giờ
thì không thích nữa (44,4% với mức độ không thích) vì phim chưởng hay có
những tình tiết giống nhau, đánh nhau nhiều quá mà không đi vào thực tiễn
con người.
Người viết có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ đối với các bạn sinh viên
thuộc hai khối khoa học xã hội và khoa học tự nhiên về thị hiếu xem phim
chưởng và phim lịch sử. Kết quả thấy rằng có lẽ là do tính chất khối học nên
các bạn khoa học xã hội thường yêu thích xem phim lịch sử hơn và phim
chưởng lại là sự lựa chọn của các bạn khối tự nhiên.
 Sự lựa chọn đề tài phim truyện của sinh viên

28
Phim truyện được chia thành các thể loại, mỗi thể loại có những nội
dung khác nhau phản ánh các mặt hoạt động của xã hội, của con người.
Người ta gọi đó là đề tài. Đề tài nào phản ánh được những vấn đề mà khán giả
quan tâm thì chiếm được sự yêu thích và mong muốn được xem của khán giả.
Người xem thường quan tâm đến những đề tài gắn liền với cuộc sống, nghề
nghiệp và tính chất hoạt động của họ. Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích
cực nhất của những tính cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ.
Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và đời sống của
sinh viên. Vì thế người viết đã chọn một số đề tài tiêu biểu phù hợp với họ
sinh viên để làm cuộc trắc nghiệm và thu đuợc kết quả như sau:
Bảng điều tra về đề tài phim truyện yêu thích của sinh viên (đơn vị: %)
Mức độ yêu thích
TT Đề tài phim truyện Rất Bình Ko
Thích
thích thường thích
1 Chiến tranh 11,0 15,2 27,4 46,4
2 Sản xuất, kinh doanh, học tập 27,4 32,4 14,6 25,6
3 Các vấn đề gia đình 25,4 28,3 16,3 30,0
4 Các vấn đề xã hội 29,0 27,9 13,2 29,9
5 Tình bạn, tình yêu 43,3 29,4 10,7 16,6
6 Lịch sử 16,6 16,3 21,3 45,8
Nhìn vào bảng trên thì chúng ta đều thấy rằng sinh viên yêu thích nhất
đề tài tình bạn, tình yêu trong thể loại phim truyện (43,3 % với mức độ rất
thích). Tình bạn đã làm phong phú thêm tâm hồn nhân cách của họ. Bên cạnh
tình bạn, tình yêu là một loại tình cảm đặc trưng mà họ đặc biệt quan tâm vì
thế có thể dễ hiểu vì sao sinh viên lại yêu thích những thể loại về tình bạn,
tình yêu. Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với sinh viên.
Bởi nhiều khi họ lúng túng chưa biết phải bắt đầu từ đâu trong các mối quan hệ
tình cảm thì nhờ có xem phim họ lại tìm ra cách giải quyết riêng cho mình. Sức
thu hút của những bộ phim nói về chủ đề tình bạn, tình yêu là rất lớn vì đó là

29
tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Đối với các bạn sinh viên lại càng
lớn hơn
Đề tài về các vấn đề xã hội được sinh viên quan tâm thứ hai (29,0%
mức độ rất thích) vì như trên đã nói sinh viên sống khá lãng mạn nhưng là
trong lĩnh vực tình cảm còn họ nhìn vào cuộc sống nhiều khi rất thực tế. Họ
rất cần nắm bắt những vấn đề của xã hội, những tình huống xảy ra trong cuộc
sống và cách giải quyết nó như thế nào. Đề tài về các vấn đề xã hội trong
phim truyện đã đáp ứng được điều đó. Bộ phim hình sự “Chạy án” là một bộ
phim được các khán giả nhất là sinh viên yêu thích bởi nó đặt ra những vấn
đề “nóng hổi” của xã hội, là tham ô, là hối lộ, là các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
mại dâm…Bộ phim đã cho sinh viên thấy nhiều mặt của xã hội và đặt ra
những vấn đề cần giải quyết.
Đề tài về sản xuất, kinh doanh, học tập cũng được sinh viên khá quan
tâm(27,4 % với mức độ rất thích) . Hoạt động học tập là hoạt động chính của
họ. Hằng ngày sinh viên luôn lên giảng đường để thực hiện nghĩa vụ cao cả
ấy. Không chỉ học trên giảng đường mà họ còn học tập ở mọi nơi. Ngay cả
khi xem phim họ cũng có nhu cầu học tập, làm giàu kiến thức cho mình. Sinh
viên rất thích những bộ phim phục vụ cho công việc học tập hay sản xuất kinh
doanh. Nhiều sinh viên nhờ xem phim mà nảy ra ý tưởng kinh doanh và đã rất
thành công. Người viết có gặp một bạn trường kinh tế quốc dân, là chủ của
một cửa hàng kinh doanh máy tính đã nói rằng: “Sau khi xem xong phim
Hướng nghiệp mình thấy cách kinh doanh máy tính ở đó hay quá lại sẵn kiến
thức vi tính nên mình quyết định mở cửa hàng này. Đúng là nhờ phim mà nên
nghiệp”.
Đề tài về vấn đề gia đình luôn được sự quan tâm của các khán giả. Tục
ngữ thường có câu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Do vậy khai thác
về đề tài gia đình không bao giờ cạn. Và nhu cầu được xem các vấn đề về gia
đình cũng không bao giờ hết. Sinh viên là lứa tuổi cũng đã có những suy nghĩ
nghiêm túc về vấn đề gia đình, họ luôn mong muốn giải đáp những khúc mắc

30
trong gia đình, bởi gia đình luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của
họ. Không phải đâu xa họ tìm đến điện ảnh như một câu trả lời xác đáng nhất.
Bộ phim phim “Của để dành” phát đi phát lại nhiều lần nhưng vẫn được các
bạn yêu thích cũng vì lẽ đó.
Đề tài về lịch sử cũng như về chiến tranh không được sinh viên lựa chọn
nhiều (45,8% với mức độ không thích). Có lẽ là do chiến tranh đã quá xa với họ.
Và nếu như bộ phim nào cũng chỉ nói về chiến tranh hay lịch sử đơn thuần mà
không xen vào những câu chuyện tình yêu nào đó thì người chắc chắn rằng sẽ rất
ít sinh viên lựa chọn. Bạn Lương Thành Trung, sinh viên trường đại học Bách
khoa Hà Nội đã nói rằng: “Những bộ phim như thế này chẳng khác nào phim tài
liệu”. Tính khô khan của những đề tài này không phù hợp với các bạn sinh viên.
 Sự lựa chọn chủ đề phim truyện của sinh viên
Bảng điều tra về chủ đề phim truyện yêu thích của sinh viên (đơn vị:%)
Mức độ yêu thích
TT Chủ đề phim Bình Ko
Rất thích Thích
thường thích
1 Các vấn đề chính trị, xã 16,5 26,3 29,6 27,6
hội
2 Các vấn đề gia đình 43,6 18,2 4,2 34,0
3 Tình bạn, tình yêu 65,5 19,3 0 15,2
4 Cuộc sống sinh viên 62,8 20,8 0 16,4
Ở đây ta cần phân biệt giữa chủ đề và đề tài phim truyện. Đề tài phim
chuyện là khái niệm rộng hơn. Trong mỗi đề tài, tác giả có thể chọn rất nhiều
chủ đề khác nhau.Trên đây người viết đã lựa chọn một vài chủ đề mà sinh
viên thường xem để làm một cuộc điều tra.
Kết quả điều tra cho thấy sinh viên vẫn yêu thích các chủ đề về tình
bạn, tình yêu nhất (65,5%) bởi đó là nhu cầu cần thiết của lứa tuổi này. Người
ta thường có câu “Tình yêu sinh viên”, đó là thứ tình cảm đẹp đẽ nhất tuổi
sinh viên.

31
Vấn đề thứ hai mà sinh viên quan tâm đó là cuộc sống sinh viên. Còn
rất nhiều vấn đề khúc mắc trong cuộc sống của mình mà các bạn sinh viên
chưa tìm ra câu trả lời thích hợp nhất. Do thế những bộ phim có đề tài này
được sinh viên đón nhận rất nồng nhiệt. Bạn Lê Thị Thuý, sinh viên Đại học
Văn hoá đã nói rằng: “Tớ rất thích xem phim về sinh viên như Phía trước là
bầu trời, xin hãy tin em, hướng nghiệp… vì nó nói lên chân thực cuộc sống
sinh viên của bọn tớ”. Các bạn tìm thấy những cảnh quen thuộc trong ký túc
xá của mình khi xem phim như tranh nhau từng xô nước, nấu cơm trong
phòng bị quản trị ký túc xá mắng, tổ chức sinh nhật… Các nhà làm phim như
đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã nắm bắt sâu sắc tâm lý của sinh viên và đã xây
dựng rất thành công các bộ phim về sinh viên. Có bạn còn yêu quý đến mức
phong là “đạo diễn phim sinh viên” cũng bắt đầu từ khi xem phim của đạo
diễn. Điều đó cũng nói lên sự yêu thích xem các bộ phim có chủ đề về sinh
viên của các bạn.
Chủ đề tiếp theo mà sinh viên đã chọn là các chủ đề về gia đình, về
chính trị, xã hội và cuối cùng là các vấn đề về con người. Sở dĩ các bạn ít
chọn các chủ đề về vấn đề khác của con người vì các bạn ít quan tâm đến nó
trong thời gian này.
 Sự lựa chọn của sinh viên đối với các yếu tố trong tác phẩm
điện ảnh
Các yếu tố mà người viết đặt ra ở đây là nội dung tác phẩm, vấn đề đặt
ra trong tác phẩm, yếu tố nghệ thuật, diễn xuất của diễn viên và các yếu tố
khác.

Bảng điều tra về sự lựa chọn các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn
vị:%)

32
Mức độ quan tâm
TT Các yếu tố Quan Bình Không quan
tâm thường tâm
1 Nội dung của tác phẩm 82,3 15,2 2,5
2 Vấn đề đặt ra trong tác phẩm 60,7 14,3 25
3 Yếu tố nghệ thuật: âm thanh, 25,2 11,6 63,2
ánh sáng, quay phim…
4 Diễn xuất của diễn viên 58,0 15,7 26,3
5 Các yếu tố khác 24,2 13,0 62,8
Sinh viên quan tâm đến nội dung của tác phẩm, vấn đề đặt ra trong tác
phẩm, diễn xuất của diễn viên chứ chưa quan tâm nhiều đến các yếu tố nghệ
thuật trong tác phẩm. Phỏng vấn một số sinh viên thì họ đều có quan điểm
rằng khi xem phim chỉ quan tâm đến câu chuyện phim diễn ra như thế nào,
tình tiết ra làm sao, kết thúc ra thế nào. Cùng với sự quan tâm nội dung câu
chuyện thì sinh viên chú ý đến nữ diễn viên chính, nam diễn viên chính là ai,
là diễn viên đã quen mặt hay chưa gặp trên phim bao giờ. Họ thường không
để ý tới các yếu tố nghệ thuật trong phim như âm thanh, ánh sang quay
phim…Người viết có đem một số bộ phim nổi tiếng, được các bạn sinh viên
hay xem để hỏi các bạn về tên người quay phim hay người làm tiếng động thì
các bạn đều trả lời rằng không biết. Có bạn còn nói ngay rằng: “Chẳng cần
quan tâm đến các yếu tố đó làm gì”. Câu trả lời của các bạn đã đặt ra một vấn
đề rằng nhận thức về xem phim của sinh viên chưa sâu, phải chăng là họ còn
thiếu những kiến thức về điện ảnh?
 Sự yêu thích của sinh viên đối với một số yếu tố nội dung có
trong tác phẩm
Các yếu tố có trong tác phẩm điện ảnh giữ vai trò quan trọng, tạo ra sự
hấp dẫn, ấn tượng làm tăng giải trí ý nghĩa tác phẩm đối với người xem. Đó là
các yếu tố vui vẻ nhẹ nhàng, yếu tố tình cảm sâu sắc, yếu tố hồi hộp, ly kỳ và

33
các yếu tố có ý nghĩa giáo dục. Các yếu tố này còn thể hiện phong cách sáng
tác của tác giả.
Bảng điều tra về một số yếu tố nội dung trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị: %)
Mức độ yêu thích
Các yếu tố trong tác
TT Bình Không
phẩm điện ảnh Rất thích Thích
thường thích
1 Vui vẻ, nhẹ nhàng 46,8 31,5 16,9 4,8
2 Tình cảm sâu lắng 41,4 29,5 21,3 7,8
3 Hồi hộp ly kỳ 34,8 25,8 38,4 1,4
4 Có ý nghĩa giáo dục 32,8 24,6 14,2 28,4
Trong tác phẩm điện ảnh, yếu tố vui vẻ, nhẹ nhàng đem lại cảm giác dễ
chịu cho người xem. Sinh viên rất thích xem những bộ phim có nội dung nhất
(với mức độ rất thích là 46,8%) bởi chúng đem đến những tiếng cười sảng
khoái sau những giờ học căng thẳng.
Yếu tố tình cảm sâu lắng là sự lựa chọn thứ hai của sinh viên (41,4 %
với mức độ rất thích). Tác phẩm điện ảnh có nội dung tình cảm sâu sắc
thường làm người xem rung động, làm sống lại những ký ức hay lắng đọng
trong họ những suy nghĩ sâu xa, những triết lý cuộc đời. Với sinh viên, những
nội dung đậm màu sắc tình cảm, thường được họ cảm nhận nhanh nhạy và
xuất hiện những rung động. Nhiều sinh viên cho rằng khi xem phim họ đồng
cảm với nhân vật hay nhiều khi họ chứng kiến được những tình cảm của mình
trong những hoàn cảnh tương tự.
Xếp thứ ba là phim có những yếu tố hồi hộp, ly kỳ. Với mức độ rất
thích chỉ có 34,8% lựa chọn; mức độ thích là 25,8%. Mặc dù yếu tố ly kỳ hồi
hộp làm tăng sự hấp dấn của tác phẩm điện ảnh nhưng không phải là yếu tố
đầu tiên được sinh viên lựa chọn.
Xếp bậc cuối là những tác phẩm có ý nghĩa giáo dục. Sinh viên có quan
niệm rằng những tác phẩm có ý nghĩa giáo dục thì thường khô khan.

34
 Một số thị hiếu không lành mạnh của sinh viên trong thưởng
thức điện ảnh:
Ở các quán nước gần trường, nhiều nhóm sinh viên nam tụ tập nhau và
để cùng say sưa thưởng thức một bộ phim chưởng hay những bộ phim hành
động Mỹ. Trong phim chưởng thì không ngớt những cảnh đánh nhau đổ máu,
nhiều khi nội dung chẳng có gì nhưng sinh viên vẫn xem một cách hào hứng.
Đa số các bộ phim Mỹ đều có những cuộc ruợt đuổi để sát hại nhau, những
pha đọ súng tơi bời giữa đám siêu nhân đeo mặt nạ, những trận đấu tay bo,
trên những tầng gác cheo leo, những cảnh vật lộn cắn xé nhau giữa trùng sóng
lớn, máu đỏ hoà nước biển…Và một cách vô thức những tính bạo lực đã hình
thành trong sinh viên. Nhiều vụ xô sát nhau cũng chỉ vì một nhân vật trong
phim. Từ “ấn tượng bạo lực” sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của cả một thế hệ
khán giả trẻ. Ngày ngày vẫn tiếp xúc với những cuốn phim bạo lực đó thì
sinh viên sẽ không có đủ thì giờ và bản lĩnh để phân biệt rạch ròi “bạo lực
chính nghĩa” và “bạo lực phi nghĩa”.
Phim bạo lực là một chuyện, một thị hiếu không lành mạnh nữa của
sinh viên là xem những bộ phim sex, có thể gọi là những bộ phim kích dục.
Trên diễn đàn www.dienanh.net, một sinh viên đã nói rằng: “Cuộc đời như
giấc chiêm bao, xem phim sex cũng thấy hay hay”, và rất nhiều sinh viên
cũng đồng ý như thế. Trong thế giới phim online có nguồn phim đen vô tận.
Theo báo cáo của thanh tra văn hoá, tỷ lệ thanh niên xem phim đen là quá
nhiều, trong đó không ít là sinh viên. Trong nhiều máy tính cá nhân của sinh
viên nhất là sinh viên nam đều tải những bộ phim có nhiều cảnh mát mẻ .
Những sinh viên không có máy nối mạng thì họ dùng USB để tải ở quán
Internet về xem. Thậm chí, nhiều sinh viên còn ngồi ngay ở quán để xem
“hàng độc” và khi bị công an văn hoá bắt được thì họ trả lời rằng: “Đó là do
vào mạng tự có mà chưa kịp thoát ra”. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân lý giải rằng tại sao tình trạng “sống thử” ngày một gia tăng trong sinh
viên, tại sao các vụ mại dâm của sinh viên lại ngày càng nhiều.

35
 Một số thị hiếu thấp của sinh viên trong thưởng thức điện ảnh
Như trong phần chương I, người viết đã đề cập tới phân biệt thị hiếu
lành mạnh và thị hiếu không lành mạnh, thị hiếu thấp và thị hiếu cao. Thị hiếu
thấp không có nghĩa là thị hiếu không lành mạnh. Bởi vậy dưới đây người
viết xin đề cập tới một số thị hiếu thấp của sinh viên.
Sinh viên thích xem thể loại phim tâm ý tình cảm. Điều đó rất phù hợp
với tâm lý tình cảm của sinh viên, lứa tuổi có đời sống tình cảm phong phú và
nhu cầu tình cảm lớn. Nhưng tình cảm nhẹ nhàng chứ không phải là uỷ mỵ
ướt át. Đó là những bộ phim trong đó có cảnh chàng và nàng yêu nhau nhưng
vì một lý do nào đó không thể đến được với nhau, thất tình buồn chán nghĩ tới
điều xấu. Những bộ phim như thế này đã lấy được không ít nước mắt của các
sinh viên nữ. Bạn Bùi Thị Hiền, sinh viên Đại học Văn hoá đã nói rằng: “Tớ
rất thích xem những bộ phim này nhất là khi buồn, nó phù hợp với tâm trạng
của bọn tớ”. Cũng từ ý thích đó đã đem lại hậu quả khôn lường. Nhiều bạn
cũng rơi vào tình cảnh như nhân vật trong phim và cũng hành động như vậy,
đó là tìm đến với cái chết. Vô tình những sở thích xem phim đã làm sinh viên
có tư tưởng không tích cực vào cuộc sống.
Xem phim hoạt hình là một trong những sở thích của sinh viên với tính
chất giải trí. Nhưng nếu xem phim mà không học tập được gì thì thật là lãng
phí thời gian. Xem phim hoạt hình sinh viên học được kỹ sảo làm phim. Hay
nhiều bộ phim hoạt hình có ý nghĩa giáo dục rất đáng học tập như phim hoạt
hình “Bố đầu nhỏ, con đầu to” dạy về các ứng xử trong gia đình, phim “Thần
tiên nữ” dạy các kiến thức về giải thích các hiện tượng khoa học. Nhưng
nhiều phim hoạt hình chỉ có tính chất bạo lực như “Bảy viên ngọc rồng”,
“Dũng sĩ Hecman”, “ Siêu quậy Tepi” cũng được các bạn sinh viên yêu thích
thì không nên.

2.2.2.Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực đánh giá điện ảnh
2.2.2.1. Sinh viên quan tâm đến việc đánh giá các tác phẩm điện ảnh

36
Đối với sinh viên, họ chỉ quan tâm đến phim truyên. Do vậy, trong
phần này người viết chỉ xin đề cập tới thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực
đánh giá phim truyện.
Đến với một tác phẩm nghệ thuật thì thưởng thức luôn đi kèm với đánh
giá. Khi sinh viên đến với điện ảnh thì họ cũng không làm trái ngược với quy
luật ấy. Sau khi xem xong các bộ phim, sinh viên luôn có những lời bình luận
về bộ phim vừa xem, xem cái này là hay cái khác là không hay, yếu tố này
được, yếu tố kia chưa được. Nhiều sinh viên còn ghi lại cảm xúc hay tự viết
những lời nhận xét đánh giá sau khi xem phim. Những cuộc bàn luận khá sôi
nổi về điện ảnh là điều minh chứng cho sự quan tâm của họ.
Để hiểu thêm về các tác phẩm, sinh viên tìm đến với những bài bình
luận đánh giá về các tác phẩm điện ảnh. Các tạp chí điện ảnh như “Thế giới
điện ảnh” của Hội điện ảnh Việt Nam, “Điện ảnh kịch trường”, “Màn ảnh sân
khấu” luôn được họ đón nhận. Sinh viên học hỏi được rất nhiều qua những bài
bình luận sắc xảo của các chuyên gia. Nhiều khi những bài báo đó lại định
hướng sở thích điện ảnh trong họ. Không ít sinh viên vì yêu thích nên cũng đã
viết các bài báo nêu lên quan điểm của mình với điện ảnh.
Sinh viên trong thời đại mới trong bối cảnh hội nhập này luôn là những
người năng động, hội nhập nhanh với cái mới. Do vậy sinh viên thể hiện sự
quan tâm đến điện ảnh của mình không chỉ trên báo chí mà còn trên phương
tiện nối kết toàn cầu là Internet. Chỉ cần gõ hai từ “điện ảnh” vào trang
www.google.com.vn là họ có thể tìm thấy hàng loạt trang về các diễn đàn
điện ảnh. Ở đó sinh viên sôi nổi bàn luận về điện ảnh. Họ thẳng thắn nói lên
quan điểm của mình về điện ảnh, nói lên sự yêu thích với các tác phẩm này
hay không thích các tác phẩm kia. Trang dienanh.net, www.yxine.com là
những ví dụ. Sinh viên không chỉ lên đây để cập nhật những thông tin mới về
điện ảnh mà còn thoải mái bàn luận, đưa ra ý kiến của mình về điện ảnh.
Những diễn đàn như thế này luôn luôn được cập nhật liên tục.

37
Đánh giá là điều rất tốt đối với một tác phẩm điện ảnh. Dù là khen hay
chê thì cũng chứng tỏ sự quan tâm của họ đối với môn nghệ thuật thứ bảy
này. Sinh viên là một lực lượng đông đảo trong khán giả điện ảnh và góp
phần không nhỏ trong đội ngũ phê bình điện ảnh. Điều quan trọng là sự đánh
giá của họ là xuất phát từ sở thích chứ không bị chi phối từ yếu tố nào. Nó
hoàn toàn là ý kiến chủ quan của mỗi cá nhân. Qua đánh giá, phê bình điện
ảnh của sinh viên nói lên thị hiếu điện ảnh của họ.
2.2.2.2.Một vài thị hiếu của sinh viên qua việc đánh giá các tác phẩm
điện ảnh
 Sinh viên thích xem phim nước ngoài hơn phim Việt Nam
Đa số sinh viên khi được hỏi thích xem phim Việt Nam hay phim nước
ngoài thì họ đều có chung một câu trả lời rằng phim nước ngoài. Chỉ có một
vài sinh viên nói rằng thích xem phim Việt Nam vì là người Việt Nam.
Sinh viên thể hiện niềm yêu thích phim nước ngoài bằng rất nhiều cách
khác nhau. Họ có sở thích sưu tầm các poster phim, tranh ảnh diễn viên nước
ngoài. Những trang báo Hoa học trò là nơi sinh viên có thể trao đổi “mua
bán” những thông tin hay các bức hình mới nhất của các diễn viên. Không chỉ
yêu quý diễn viên bằng cách sưu tầm tranh ảnh, sinh viên còn thần tượng diễn
viên đến mức học theo cách ăn mặc của họ. Thời trang Hàn Quốc chẳng cần
phải quảng cáo nhiều cứ theo phim vào nước ta. Nhiều bộ phim chưa chiếu
xong thì trang phục theo mốt của diễn viên đã có mặt trên thị trường. Chắc
chắn không ai cập nhật nhanh bằng sinh viên. Họ sẽ chọn cho mình những
trang phục giống của diễn viên mình yêu thích ngay cả khi chúng không phù
hợp với họ. Sinh viên còn tham gia đông đảo vào các buổi gặp gỡ diễn viên.
Thông tin về các chuyến tua của diễn viên luôn là chủ đề nóng trong các cuộc
bàn luận sôi nổi của họ. Có những sinh viên Hà Nội còn hâm mộ đến mức cất
công bay vào tận Sài Gòn chỉ để tận mắt nhìn thấy thần tượng của mình. Đây
chỉ là vài dẫn chứng thể hiện niềm yêu thích phim nước ngoài của các sinh
viên.

38
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao sinh viên lại yêu thích phim nước ngoài
hơn hẳn phim Việt Nam.
Sinh viên đã nói rằng kĩ sảo của phim Việt Nam kém hơn hẳn phim
nước ngoài. Bạn Vũ Mạnh Hồng, sinh viên trường Đại học Bách khoa nói
rằng: “Nếu muốn xem kỹ sảo điện ảnh, bạn cứ xem phim võ thuật Trung
Quốc hay hành động Mỹ là sẽ biết ngay thôi mà”. Xem các phim võ hiệp
Trung Quốc như Hoàng Phi Hồng, Ngoạ hổ tàng long, Tiếu ngạo giang hồ,
Anh hùng xạ điêu…người xem sẽ không khỏi suýt xoa trước những cảnh võ
thuật đẹp mắt như cảnh đấu kiếm trên sông, cảnh cát đá di chuyển, cảnh
những dải ánh sáng trắng mù mịt…. Những cảnh rượt đuổi nhau trên mái nhà
hay cheo leo trên tầng gác, cảnh đua xe điêu luyện, những cú phanh xe đến
cháy mặt đường, pha đọ súng gay cấn…sẽ rất quen thuộc khi khán giả xem
phim hành động Mỹ. Sinh viên đều nhận xét rằng kĩ sảo điện ảnh là lý do
chính khiến họ đến với phim nước ngoài. Và họ cũng khẳng định phim Việt
Nam không có kỹ sảo. Một vài phim có kinh phí đầu tư lớn cho kĩ sảo nhưng
không có hiệu quả thậm chí còn gây phản ứng ngược lại. Thí dụ như phim:
“Hà Nội 12 ngày đêm” của đạo diễn Bùi Đình Hạc được “rót” kinh phí 7 tỷ
với tham vọng là dựng lại trận Điện Biên Phủ trên không một cách hoành
tráng. Phim được in tráng tại Trung Quốc và và dàn dựng toàn bộ kĩ sảo tại
Úc. Nhưng khi xem phim toàn thấy ba cảnh cháy nổ thô vụng như trò chơi
điện tử. Phim “Kí ức Điện Biên” kĩ sảo được dựng tuỳ tiện không ăn nhập .
Phim “Giải phóng Sài Gòn” với dung lượng và bối cảnh lớn được đầu tư 12 tỷ
mức độ có hoành tráng hơn nhưng không vượt qua một bộ phim “minh hoạ
lịch sử”. Với những lý do trên nhiều sinh viên đã chọn phim nước ngoài.
Lý do thứ hai để sinh viên yêu thích phim nước ngoài đó là phim nước
ngoài có nội dung sâu sắc hơn. Nguyên nhân như họ nói rằng phim nước
ngoài thường đi sâu vào một vài vấn đề và giải quyết từng vấn đề rất thấu
đáo. Có bộ phim từ đầu đến cuối chỉ nói tới chuyện một bà mẹ đau khổ khi
đứa con mình bỏ nhà đi. Tuy vậy khi xem khán giả vẫn không cảm thấy nhàm

39
chán. Thậm chí nhiều phim kết cấu kiểu này vẫn lấy được nước mắt của khán
giả. Phim Việt Nam ta lại mắc “tật” ôm đồm quá nhiều vấn đề, quá nhiều tư
tưởng để rồi cuối cùng không chuyện nào được khai thác triệt để. Thí dụ có
đạo diễn khai thác về đề tài làng quê thì ông đem tất cả những chuyện gì có ở
làng quê mà ông biết vào phim. Điều đó làm cho phim có nội dung nhạt nhẽo,
chỉ là sự lắp ghép của các sự kiện vào mà thôi. Nguyễn Thị Thanh Trà, sinh
viên Đại học Kinh tế quốc dẫn đã phản đối gay gắt phim Việt: “Phim Việt
Nam quá tẻ nhạt, đơn điệu khiến tớ không thể xem được”.
Tình huống và chi tiết làm nên sức sống của một bộ phim, nếu khai
thác hiệu quả thì sẽ làm tăng sức hấp dẫn cho phim. Về điều này thì các bạn
sinh viên cho rằng phim Việt chưa làm được. Phim nước ngoài lại làm tốt vấn
đề này. Xem phim hành động hay hình sự Mỹ sẽ thấy tình huống nhanh, hồi
hộp ly kỳ, những pha gay cấn đến nghẹt thở. Phim khiến người xem không rời
mắt ra khỏi màn hình một phút. Thường không có tình huống ly kỳ như phim
Mỹ nhưng phim Hàn Quốc có điểm mạnh là giải quyết tình huống rất hợp lý.
Nhiều tình huống chuyện tưởng như vô lý nhưng với cách lý giải lại chuyển
thành hợp lý. Đây lại là điểm yếu của phim Việt Nam. Bạn Đào Thị Ngọc Hà,
Đại học Văn hoá Hà Nội nói rằng: “Tình huống trong phim Việt xây dựng
quá dở, nhiều tình huống vô lý đến tức cười”.
Một điểm yêu thích nữa của sinh viên khi xemphim nước ngoài là được
đến với dàn diễn viên đẹp và diễn xuất tốt. Nhu cầu của khán giả ngày càng
cao, đối với diễn viên họ không chỉ yêu cầu diễn viên đẹp hay diễn xuất tốt
mà phải có cả hai yếu tố. Theo điều tra của Tiến sĩ Tâm lý học Hoàng Trần
Doãn thì có tới 71,9% sinh viên đồng ý với ý kiến này. Con số này nói lên
rằng thị hiếu của sinh viên không phải là thấp. Nhìn vào phim nước ngoài thì
ai phải khẳng định rằng họ có một dàn diễn viên đẹp và giỏi. Nói tới các diễn
viên như Tom Cruie, Jenifer Aniston, Brad Pitt, Angenlia Jolie…thì sinh viên
nào cũng biết. Họ trở thành thần tượng, nhận được sự yêu quý và cả kinh
trọng của không ít sinh viên. Nhiều bạn còn coi họ là thần tượng, lập các fan

40
hâm mộ. Theo các bạn diễn viên của ta trong những phim gần đây đẹp thì có
đẹp, toàn các “sao” trên sàn diễn nhưng diễn khiên cưỡng, không hoá thân
được vào nhân vật.
Xem phim nước ngoài không chỉ là xem kĩ xảo, diễn viên mà còn xem
cảnh. Người xem được đến với những lãng mạn trong phim Hàn như cảnh
những đôi yêu nhau tay nắm tay trên con đường đầy lá vàng rơi hay rừng
tuyết trắng lung linh, cảnh hoa anh đào nở rộ ở xứ sở Phù Tang trong phim
Nhật, những toà nhà cao chọc trời trong phim Mỹ. Sinh viên nói rằng xem
phim với họ là hình thức du lịch trên màn ảnh nhất là với những người không
có điều kiện đi du lịch như họ. Sinh viên có thể thoái mái mơ ước về một xã
hội hiện đại, ở đó có những cảnh đẹp, có những con người chỉ đến với nhau
bằng tình yêu. Phim nước ngoài chiếm được cảm tình của khán giả sinh viên
một phần vì nó phù hợp với tâm lý lãng mạn của họ.
Thị hiếu xem phim nước ngoài là một thị hiếu tốt của sinh viên. Bởi
thông qua phim, họ có thể tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau. Xem
phim Trung Quốc, họ được đến với một đất nước có lịch sử hoành tráng, với
cuộc sống cung đình cùng những câu chuyện về mưu cao mẹo thâm, bày
phương tính kế. Đến với phim Hàn Quốc, người ta đến với xứ sở của những
cảnh đẹp, lãng mạn, với món kim chi nổi tiếng. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn
về những người phụ nữ Nhật, về bộ kimono truyền thống, môn võ sumo nổi
tiếng thì khán giả sẽ đến với phim Nhật. Hay như xem phim người ta có thể
hiểu được tính cách của con người mỗi đất nước. Xem phim Nga, người ta
thấy được đậm nét nhân văn trong con người Nga. Phim Mỹ cho ta biết đến
những con người thực dựng với lối sống gấp. Phim Pháp với những con nguời
thẳng thắn và rành rẽ.
Tuy nhiên thị hiếu thích xem phim nước ngoài mà học theo cách sống
thực dụng, lối sống nhanh gấp gáp, không phù hợp với thuần phong mỹ tục
của dân tộc thì thật là không nên. .

41
 Đối với phim Việt Nam, sinh viên thích xem phim thương mại
hơn phim nghệ thuật
Từ khi đất nước bước vào đổi mới, điện ảnh nước ta bước vào kinh tế
thị trường nên việc xuất hiện những phim giải trí thương mại là một điều tất
nhiên. Dòng phim giải trí - thương mại mới chỉ hình thành từ cuối những năm
80 đầu những năm 1990 với một loạt các bộ phim như Vị đắng tình yêu, Lệnh
truy nã, Thăng Long đệ nhất kiếm...Tên tuổi của các diễn viên được nhiều
người biết đến như Lý Hùng, Diễm Hương, Việt Trinh, Lê Tuấn Anh, Lê
Công Tuấn Anh…Sau những bước đi dò dẫm tự phá, thiếu kinh nghiệm dòng
phim này tạm ngừng vào giữa những năm 90. Khoảng 10 năm sau, tưởng đã
đi vào lãng quên, nó được hồi sinh từ năm 2002 đến nay. Mở đầu là những
phim như: Gái nhảy, Lọ lem hè phố, Những cô gái chân dài, Công nghệ lăng
xê…Đó như những phát súng ngoạn ngục của các hãng phim Giải phóng,
Thiên Ngân. Tiếp đó là một loạt các bộ phim như: Khi đàn ông có bầu, Nữ
tướng cướp, Lấy vợ Sài Gòn, Hồn Trương Ba ra hàng thịt, Đẻ mướn… Những
bộ phim này đã đem lại một một khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà sản
xuất. Tổng doanh thu là gần 30 tỷ trong khi đó tổng giá thành đầu tư mới chỉ
hơn 10 tỷ.
Bên cạnh dòng phim thương mại luôn có một dòng phim song song tồn
tại đó là phim nghệ thuật. Phim nghệ thuật đòi hỏi các đạo diễn phải có các
vận dụng tìm tòi phương tiện biểu hiện đạt tới giá trị nghệ thuật và tư tưởng
đáng kể nào đó. Những năm gần đây nước ta có rất nhiều phim nghệ thuật đạt
giải cao, được bạn bè quốc tế công nhận như: Thời xa vắng, Đời cát, Mê thảo
thời vang bóng, Sống trong sợ hãi, Chuyện của Pao…
Phim nghệ thuật thường “kén” khán giả và sinh viên thì “chạy” theo thị
hiếu nhiều hơn nên đã chọn phim thuơng mại. Khi người viết hỏi lý do tại sao
sinh viên lại thích xem phim thương mại hơn thì nhận được nhiều câu trả lời
khác nhau. Bạn Vũ Kim Dung, sinh viên đại học Kinh tế quốc dân đã cho
biết: “Tớ thích xem phim thương mại hơn vì phim khai thác những vấn đề

42
nóng, những câu chuyện mới mẻ của đề tài xã hội. Còn phim nghệ thuật lúc
nào cũng đề cập tới chiến tranh, đến những người lính chiến đấu và hi sinh
hay những phụ nữ chịu thương, chịu khó”. Hầu hết những phim thương mại
gần đây đều đi vào khai thác những câu chuyện mới lạ của xã hội đương đại
hay quá khứ với màu sắc khác nhau như tình cảm, tâm lý, hài hước, hình sự
điều tra. Với “Gái nhảy”, “Lọ lem hè phố”, lần đầu tiên trên màn ảnh phim
Việt Nam khán giả mới có dịp đến với những cảnh vũ trường sôi động, các ổ
gái điếm, các băng du đãng, ăn chơi xa đoạ… Hay nguời xem sẽ được thấy
một số phong cách sống lệch lạc thời thị trường qua các tình huống hài hước
trong “Khi người đàn ông có bầu” và “Lấy vợ Sài Gòn”.
Phim thương mại đã hấp dẫn người xem ngay từ cái tên như: Gái nhảy,
Nữ tướng cướp, Những cô gái chân dài, 39 độ yêu… Đó là một trong chiến
dịch “câu khách” của các nhà làm phim. Việc ra đời tên phim cũng là cả một
hành trình, thí dụ như phim “Gái nhảy” lúc đầu có tên là “Chuyện của Hạnh”
sau đổi thành “Cave”. Vẫn chưa hợp lý vì cái tên “Tây” quá nên đạo diễn đổi
thành tên Việt Nam khá ấn tượng là “Gái nhảy”. Những bộ phim này thu hút
được sự chú ý của công chúng điện ảnh nước nhà khi đánh đúng vào tâm lý tò
mò của họ. Khán giả đến rạp rất đông trong đó không ít là sinh viên. Nếu
không có điều kiện đến rạp thì các bạn thuê đĩa về xem. Như phần trên đã đề
cập, sinh viên là những người trẻ tuổi đồng nghĩa với việc là những người
nắm bắt rất nhanh cái mới, hay “chạy” theo cái mới. Một lẽ tất nhiên sinh
viên sẽ đến với những bộ phim giải trí, thương mại .
Lý do thứ hai mà người viết thu thập được đó là chất liệu và cách thể
hiện của phim thương mại cũng mới mẻ hơn hẳn phim nghệ thuật. Xem phim
“Khi người đàn ông có bầu” nguời xem sẽ được những trận cười thoải mái
với những màn xích lô bay, với cảnh các bà vợ dữ như bà chằn, bắt nạt tới số
những ông chồng tội nghiệp đang mang bầu. Xem phim “Chiến dịch trái tim
bên phải” người xem được thưởng thức những cảnh lãng mạn giống phim
Hàn Quốc chứ không phải là những cảnh cũ kĩ, nhàm chán và thô cứng như

43
trong phim nghệ thuật. Như thế, phim thương mại chắc chắn sẽ có các fan
sinh viên.
Một lý do nữa khiến cho sinh viên thích xem phim thương mại là vì các
bộ phim này tập hợp được nhiều các “sao”. Phim sử dụng các “sao” của sàn
diễn thời trang để thu hút khán giả như: Tống Bạch Thuỷ, Xuân Lan, Ngô
Thanh Vân, Bằng Lăng, Anh Thư, Dương Yến Ngọc…So với phim truyện
nghệ thuật, phim thương mại hơn hẳn về dàn diễn viên trẻ, đẹp. Sinh viên nói
rằng nhiều khi họ xem phim cũng chỉ để xem “sao”. Bên cạnh những diễn
viên - người mẫu, phim còn là “dải ngân hà” tập hợp các sao ca nhạc, các
danh hài. Các ca sĩ Phương Thanh, Nguyễn Phi Hùng, Quang Dũng, Lam
Trường, Duy Mạnh… đều có một nghề tay trái là diễn viên. Phương Thanh từ
một ca sĩ bỗng trở thành bà mẹ của sáu đứa con trong “Khi người đàn ông có
bầu”. Lam Trường trở thành anh chàng thư sinh bị hại trong “Nữ tướng
cướp”. Quang Dũng vào vai anh chàng ca sĩ hào hoa trong “Lọ lem hè phố”.
Rồi một loạt các danh hài như Bảo Phúc, Hồng Vân, Thành Lộc…cũng tham
gia đóng phim. Nhiều khi họ chỉ xuất hiện trong vai phụ, có mặt rất ít trong
phim song lại luôn được khán giả chú ý. Về mặt này thì phim nghệ thuật kém
hơn hẳn. Kinh phí làm phim phần nhiều dành cho việc sáng tạo các yếu tố
nghệ thuật, nên không thể đầu tư một dàn diễn viên toàn là “sao”.
Công tác tiếp thị của phim thương mại cũng là một trong các lý do thu
hút được các khán giả sinh viên. Mỗi bộ phim thương mại ra mắt là có mặt
trên hàng loạt các bài báo như điện ảnh - kịch trường, điện ảnh ngày nay, màn
ảnh sân khấu, thế giới điện ảnh…Các catolo phim được dán ở khắp các nơi, tờ
rơi giới thiệu phim được phát ở nhiều trường đại học. Các nhà sản xuất phim
rất nhanh nhạy trong vấn đề này. Họ đã bỏ ra một khoản kinh phí khá lớn để
đầu tư cho công tác quảng cáo phim. “Gái nhảy” bỏ ra 100 triệu cho quảng
cáo. Với “Khi người đàn ông có bầu” chiếm tới một phần ba kinh phí làm
phim. Hãng phim Phước Sang có các tiếp thị độc đáo là cho thuê những chiếc
xe xích lô chở các diễn viên đóng người đàn ông có bầu đi khắp các đường

44
phố lớn của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Công nghệ lăng xê đã đưa phim
thương mại nhanh chóng đến với khán giả. Nhiều khi cũng chỉ vì chí tò mò
mà khán giả đến với phim. Người viết đã lấy hai bộ phim tiêu biểu của dòng
phim thương mại và phim nghệ thuật là “Gái nhảy” và “Mê thảo thời vang
bóng” để hỏi một số sinh viên đã xem chưa. Hầu hết sinh viên đều trả lời đã
xem phim “Gái nhảy” rồi còn phim “Mê thảo thời vang bóng” chỉ biết tới tên
chứ chưa xem. Nhiều bộ phim nghệ thuật được giải Cánh diều vàng và được
mang sang nước ngoài để dự thi trong các liên hoan phim lớn nhưng khán giả
trong nước lại chưa hề biết tới nó. Có một vài rạp chỉ dám chiếu vài buổi
trong tuần vì khán giả đến quá ít. Điều đó là do công tác tiếp thị của phim
nghệ thuật còn kém không thu hút được công chúng yêu điện ảnh, trong đó có
sinh viên.
Được gọi là phim nghệ thuật và phim thương mại thì tất nhiên phải có
sự khác nhau. “Phim thương mại là phim được làm ra với mục đích lôi kéo
khán giả, thậm chí đáp ứng cả thị hiếu tầm thường nhất để đạt được lợi nhuận
cao nhất. Còn phim nghệ thuật thì không hấp dẫn khán giả bằng bất cứ giá
nào và bằng phương pháp nào. Loại hình này không xa vào chiều chuộng
khán giả một cách vô độ mà ít nhất là dựa trên tiêu chí phục vụ người xem
theo lập trường tác giả” [19, tr.92]. Tất cả các sáng tác phim nghệ thuật đều
có sự vận dụng, tìm tòi các phương tiện biểu hiện nghệ thuật đạt tới giá trị
nghệ thuật và tư tưởng nào đó. Phim thương mại và phim nghệ thuật Việt
Nam cũng mang trong mình những đặc điểm đó. Sự hồi sinh của dòng phim
thương mại này đã thu hút được sự quan tâm của khán giả đối với phim Việt.
Lâu nay phim Việt đã bị lãng quên, công chúng chỉ đến với phim nước ngoài.
Sau sự thành công của phim “Gái nhảy” với tổng doanh thu lớn, hàng loạt các
bộ phim tương tự như thế ra đời.
Trên thị trường điện ảnh Việt Nam nổi lên cuộc đua giữa các hãng
phim tư nhân trong đó hai hãng phim lớn nhất là Thiên Ngân Galaxy và
Phước Sang. Họ liên tục cho ra những bộ phim mới với chiến dịch quảng cáo

45
rầm rộ. Nhiều nhà sản xuất phim thương mại có cách suy nghĩ rất đơn giản:
muốn “câu khách” thì cứ tìm diễn viên đẹp, mời ca sĩ người mẫu càng tốt, cho
tắm khoả thân, yêu đồng tính là có khách. Phim “39 độ yêu” là một điển hình,
có ca sĩ, có người mẫu, có mafia, có đánh đấm, tình yêu tay ba tay tư nhưng
với môtip cũ mèm. Khán giả xem những bộ phim này xong, bước ra rạp mà
không để lại cảm xúc gì. Có những phim thì chiến dịch quảng cáo khá hấp
dẫn nhưng khi xem xong cũng chỉ ấn tượng với cảnh phòng the của hai vợ
chồng lâu năm không có con. Những cảnh này đôi khi rất thô tục thể hiện sự
hời hợt của tác giả về cuộc sống. Đáng ra phải mô tả những ức chế về tâm lý
của đôi vợ chồng này thì phim lại đi sâu vào những cảnh tình dục, làm trò
“múa” trên giường. Ngay cả phim hài cũng chỉ cũng chỉ đem lại tiếng cười
hời hợt, xem xong không để lại ấn tượng gì. Vậy mà sinh viên vẫn thích xem
để thoả mãn chí tò mò, sự hiếu kì của mình. Trong khi đó, họ lại không lựa
chọn những phim nghệ thuật với nội dung sâu sắc khi đặt ra một cách nghiêm
túc những vấn đề nhân sinh, xã hội gợi mở nhiều nhận thức về sự thật và chân
lý. Có lẽ là do những bộ phim này đòi hỏi phải có ngẫm nghĩ và những hiểu
biết sâu về điện ảnh thì mới có thể hiểu hết được ý nghĩa của phim. Sinh viên
luôn đặt mục đích giải trí lên hàng đầu nên không đến với phim nghệ thuật.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây là sinh viên xem phim chỉ để thoả mãn chí tò
mò của mình thôi chứ họ không nghĩ đến mình học học được gì sau bộ phim.
Phim thương mại không phải là những bộ “phim đen” nên việc xem phim
không phải là thị hiếu không lành mạnh. Tuy nhiên, xem phim chỉ để đáp ứng
sở thích giải trí đơn thuần là thị hiếu thấp.
 Sinh viên thích xem phim của điện ảnh Cách mạng Việt Nam
hơn phim Việt Nam hiện đại
Khi người viết hỏi một sinh viên trường Đại học Văn hoá rằng: “Bạn
thích xem phim Việt Nam hay phim nước ngoài” thì sinh viên đó trả lời ngay
rằng: “Thích xem phim nước ngoài”. Câu trả lời đã “thêm” đó đã cho người
viết một gợi ý khảo sát sở thích xem phim Cách mạng Việt Nam.

46
Quả thực những phim của điện ảnh Việt Nam đã ra đời từ rất lâu (phim
truyện đầu tiên là “Chung một dòng sông” của đạo diễn Phạm Hồng Nghi và
đạo diễn Phạm Kỳ Nam sản xuất từ năm 1959) nhưng vẫn có sức thu hút kỳ
lạ, làm say mê bao thế hệ trẻ như sinh viên. Thái độ của sinh viên phản đối
gay gắt với phim Việt Nam đương đại nhưng họ vẫn tôn vinh phim cách
mạng. Người viết cho rằng không phải sinh viên là giới trẻ, chỉ thích “chạy”
theo cái mới mà quên đi quá khứ, chỉ có điều là phải chăng phim Việt hiện
nay không đáp ứng được nhu cầu của họ.
Lý do tại sao sinh viên lại thích xem phim của điện ảnh cách mạng Việt
Nam hơn phim Việt Nam đương đại. Người viết đã thu thập được các ý kiến
sau đây:
Bạn Lê Tuyết Linh, sinh viên đại học Văn hoá Hà Nội đã nói lên quan
điểm của mình: “Xem những bộ phim của điện ảnh Cách mạng cho tớ hiểu về
hơn về hai cuộc chiến tranh thần thánh mà dân tộc ta đã trải qua”. Sinh viên
hầu hết là những người sinh ra trong thời bình, họ chưa phải trải qua cuộc
chiến tranh nào. Họ luôn có mong muốn tìm hiểu về chiến tranh. Không phải
đâu xa, sinh viên đã tìm thấy một khối lượng kiến thức khá lớn trong phim
cách mạng. Các bộ phim này đã phản ánh chân thực cuộc chiến đấu ác liệt
của dân tộc ta thông qua rất nhiều mảnh đời, những số phận. Đó là cuộc chiến
tranh ác liệt ở vùng Đồng Tháp thể hiện qua cuộc chiến đấu giữa một bên là
anh du kích Ba Đô làm giao liên cho cách mạng ở vùng đầm lầy, còn bên kia
là chiếc trực thăng Mỹ (phim “Cánh đồng hoang”). Đó là cảnh cây cầu bắc
qua sông Bến Hải bị gãy chia cắt hai miền Tổ quốc (phim “Vĩ tuyến 17 ngày
và đêm”). Đó là cảnh máy bay B52 dội trên những mái nhà, những trường
học, nhà trẻ trong “Em bé Hà Nội”.
Bạn Trần Thuý Hằng, sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội cho biết:
“Phim có đề tài chiến tranh hồi trước có cảnh thực hơn nhiều so với phim
chiến tranh bây giờ. Xem phim bây giờ cảnh giả, tình huống giả. Một cảnh sơ
tán thời chống Mỹ ở Hà Nội mà đường phố sạch như lau, người đi trật tự như

47
xếp hàng và nét mặt chẳng thấy lấy một nét ưu tư, một nỗi lo âu của nạn chạy
giặc”. Phim điện ảnh Cách mạng làm trong giai đoạn chiến tranh nên có lẽ bối
cảnh bối cảnh thật hơn. Phim hiện nay có đề tài chiến tranh lại không dựng lại
được bối cảnh, nhiều phim có sử dụng kĩ sảo nhưng không hiệu quả.
Khán giả sinh viên nói rằng họ thích xem phim của điện ảnh cách mạng
Việt Nam vì phim đã xây dựng được những hình tượng nhân vật để lại dấu ấn.
Khi xem phim khán giả không thể quên được một bé Nga hồn nhiên trong
trẻo mà anh hùng trong phim phim “Con chim vành khuyên”. Nhất là trong
đoạn cuối phim khi em hi sinh, em nằm trên mặt nước tay em tháo kim băng
ra ở miệng túi để con chim vành khuyên bé nhỏ bay ra và vỗ cánh bay đi.
Người xem cũng không thể quên một chị Tư Hậu dũng cảm kiên cường và
đầy lòng nhân ái, bị giặc tra tấn dã man mà vẫn lo cho đứa con bé bỏng của
mình. Công chúng điện ảnh ngày nay vẫn còn nhắc tới hình tượng Kim Đồng
của đạo diễn Nông Ích Đạt (phim “Kim Đồng”), Mỵ và A phủ của đạo diễn
Mai Lộc (phim “Vợ chồng A Phủ”), Chị Vân, trung uý Phương của đạo diễn
Huy Thành (phim “Nổi gió”), cô Duyên (phim “Bao giờ cho tới tháng
mười”). Điều đó nói lên sức sống, sức hấp dẫn của các hình tượng là chính là
lý do quan trọng để sinh viên yêu thích xem phim xưa.
Không thể nói diễn viên bây giờ diễn xuất kém hơn phim ngày nay vì
hầu như họ đã qua đào tạo cơ bản. Nhưng người viết cũng đồng ý với một số
sinh viên rằng diễn viên xưa của ta đóng “thật” hơn. Diễn viên của phim
đương đại rất nhiều người không thuộc lời thoại. Vì thế họ vừa phải nghe, vừa
diễn vừa nói lại. Một nhà đạo diễn luôn tâm huyết với nghề đã tâm sự rằng:
“Người Việt Nam trong phim bây giờ có vẻ nghễnh ngãng (vì phải hóng tai
lên để nghe) và nói chậm, nói nhát gừng (vì nghe đến đâu nhắc lại đến đấy)”.
“Xem phim xưa tôi cảm thấy sự hết mình với vai diễn của các diễn viên. Mặc
dù họ không qua trường lớp nhưng tình yêu nghề đã giúp họ thành công” - đó
là lời của một bạn sinh viên nhận xét về diễn viên trong các bộ phim của điện
ảnh cách mạng Việt Nam.

48
2.2.3. Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực sáng tạo điện ảnh
2.2.3.1. Sinh viên yêu thích tham gia vào sáng tạo điện ảnh
Sức cuốn hút của điện đã mở ra con đường nghệ thuật đối với một số
sinh viên: tham gia đóng phim. Rất nhiều diễn viên trẻ của ta đang còn là sinh
viên. Nhất là trong các bộ phim nói về cuộc sống sinh viên thì hầu hết diễn
viên là sinh viên. Phim “Phía trước là bầu trời” với Văn Anh, Thành Nam,
Kiều Anh, Thanh Thảo, Thu Nga...Mới đây, bộ phim “Nhật kí Vàng Anh -
một bộ phim teen thu hút được sự chú ý của các khán giả trẻ cũng có các diễn
viên – sinh viên như Minh Hương, Việt Quang, Thanh Vân…Vì bận tham gia
đóng phim nên nhiều khi họ phải hi sinh những giờ học trên giảng đường.
Bạn Thanh Vân (đóng vai Minh trong “Nhật kí Vàng Anh”) đã tâm sự: “Phải
tham gia đóng phim nên không có thời gian học ôn thi mình phải học tủ may
mà qua”.
Đam mê với nghề diễn nhiều sinh viên đã chuyển sang nghề diễn bỏ
ngành mà mình đã cất công đèn sách suốt bao nhiêu năm. Và nhiều người
trong số họ đã rất thành công trên con đường nghệ thuật.
Những sinh viên không có tài năng diễn xuất nhưng vì yêu nghề diễn
nên họ sẵn sàng làm diễn viên quần chúng khi có cơ hội. Bạn Cao Văn Hoàn,
một người rất hay tham gia các vai quần chúng trong phim đã rất hào hứng
kể: “Với tớ được làm diễn viên quần chúng cũng được gọi là diễn viên rồi.
Mặc dù tiền thù lao không nhiều nhưng mình làm là vì yêu thích”.
Không thể đến được với nghề diễn, với tình yêu điện ảnh đã đưa một số
sinh viên đến với con đường sáng tác kịch bản và phê bình điện ảnh. Lòng
đam mê với điện ảnh luôn làm nảy sinh những ý tưởng tốt đẹp để làm cho
điện ảnh ngày càng hay, càng hấp dẫn.
2.2.3.2. Hoạt động sáng tạo điện ảnh của sinh viên chưa nhiều
Sinh viên còn thiếu kỹ năng về diễn xuất nên khó có thể tham gia đóng
phim. Hơn nữa, họ lại không có nhiều cơ hội đến với phim như phải dành nhiều

49
thời gian vào việc học tập ở trường, phải tham gia các hoạt động xã hội, có rất ít
các đợt tuyển diễn viên, không tìm được các vai diễn phù hợp với mình…
Sinh viên ít tham gia vào phê bình phim và viết kịch bản vì còn thiếu
kiến thức chuyên môn. Cũng có nhiều bài báo của sinh viên về điện ảnh
nhưng chủ yếu là đứng dưới góc độ của người xem. Rất hiếm những kịch bản
của sinh viên được chuyển thành phim, có chăng là của sinh viên chuyên
ngành điện ảnh.
2.3. Nguyên nhân tác động đến thị hiếu điện ảnh của sinh viên các
trường đại học tại Hà Nội
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
2.3.1.1. Tâm lý lứa tuổi
Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất về tình cảm cao cấp
như tình cảm trí tuệ , tình cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức…Những tình cảm
này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của sinh viên.
Tình bạn cùng giới và đặc biệt là tình bạn khác giới ở lứa tuổi sinh viên biểu
hiện rất rõ so với các lứa tuổi khác. Họ không chỉ gắn kết với nhau trong học
tập, trải nghiệm với biết bao vui buồn, thành công, thất bại trong cuộc sống.
Bên cạnh tình bạn, ở lứa tuổi này phát triển rất mạnh mẽ tình yêu nam nữ.
Tình cảm này giúp cho sinh viên có tâm hồn lãng mạn và đầy nhạy cảm, dễ
nhận thấy ý nghĩa tích cực của cuộc sống. Vì thế người ta thường có tên gọi là
“tình yêu sinh viên”. Sự sôi nổi trong tình bạn, sự nhạy cảm trong tình yêu
khiến cho sinh viên khi đến với điện ảnh họ thường chọn những bộ phim tâm
lý xã hội, những bộ phim có chủ đề về tình bạn, tình yêu.
Mặt khác, sinh viên là những người trẻ tuổi, những người nắm bắt rất
nhanh với cái mới. Bản tính của họ là năng động, sáng tạo, thích tìm sự thay
đổi và không ngừng thay đổi. Trong quá trình đó sinh viên đã tiếp thu những
cái mới nhưng nhiều khi không có sự chọn lọc. Đối với điện ảnh cũng vậy, họ
thích “chạy” theo cái mới mặc dù chưa hẳn là tốt khi xem những bộ phim

50
thương mại mà bỏ quên phim nghệ thuật, thích xem phim nước ngoài và quay
lưng với phim Việt Nam.
2.3.1.2. Hoàn cảnh kinh tế
Sinh viên đều nói rất thích đến xem rạp nhưng lại ít đến rạp. Họ đưa ra
rất nhiều lý do như bận học, bận đi làm thêm, không có người rủ đi nhưng chủ
yếu là không có tiền mua vé. Sinh viên là những người mới rời ghế trường
phổ thông để bước chân vào trường đại học. Đây là giai đoạn họ trau dồi tri
thức và kĩ năng nghề nghiệp nên chưa có khả năng kiếm tiền, phải dựa dẫm
vào bố mẹ nhiều. Khả năng tài chính của học có hạn nên việc họ ít đến rạp là
điều hoàn toàn có lý.
2.3.1.3. Lối sống của sinh viên
Một bộ phận trong sinh viên có lối sống buông thả, xa rời truyền thống
tốt đẹp của dân tộc ta. Sự suy giảm về đạo đức, lệch lạc về mặt lối sống của
họ biểu hiện ngày càng rõ trong hành vi ứng xử, coi nhẹ đạo đức truyền
thống, lối sống được mệnh danh là “hiện đại”, theo kiểu “văn minh tiêu thụ”.
Khảo sát về tình trạng suy giảm đạo đức trong sinh viên tại Hà Nội của
Viện Tâm lý học cho thấy đứng đầu là xu hướng chạy theo lối sống thực dụng
với 69,7%; xu hướng vị kỷ cá nhân chiếm 22,1% không có khát vọng lập thân
lập nghiệp chiếm 31,2%. Một số sinh viên do chạy theo sự hưởng thụ đã vi
phạm pháp luật nhằm thoả mãn vật chất cá nhân của mình. Đã có nhiều sinh
viên phạm tội giết người, cướp giật, lừa đảo bị truy tố trước pháp luật. Bên
cạnh đó là xu hướng giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ xã hội bằng bạo
lực, bất chấp pháp luật và đạo đức.
Hiện tượng “góp gạo thổi cơm chung” người ta gọi là “sống thử” đã trở
nên phổ biến trong giới sinh viên. Quan niệm về tình yêu của một bộ phận
sinh viên đi liền với tình dục. Do vậy, xem phim sex là một trong các nhu cầu
của họ.
Với lối sống không lành mạnh như vậy đã hình thành trong sinh viên sở
thích xem những phim cấm.

51
2.3.1.4. Trình độ kiến thức
Nhiều sinh viên có khả năng nhận thức tốt phân biệt đúng đắn cái tốt và
cái xấu, kiên định lập trường. Bên cạnh đó có không ít sinh viên chưa phân
định được những cái xấu và cái tốt nhất là cái xấu tinh vi, núp bóng, mệnh
danh là “sành điệu”. Thị hiếu điện ảnh của sinh viên cũng vậy, có những thị
hiếu lành mạnh, có những thị hiếu không lành mạnh. Nhiều sinh viên bắt
chước, học đòi cái có trong phim ảnh mà tưởng nhầm rằng thế mới là hay, là
“mốt”. Họ thích xem phim sex, phim bạo lực mà không ý thức được hậu quả
của nó đối với bản thân mình và đối với xã hội. Nhiều khi họ không xem một
mình còn lôi kéo cả bạn bè mà không biết đã làm hại bạn.
Kiến thức về điện ảnh của sinh viên còn thiếu nên họ chưa hiểu hết
được giá trị của phim nghệ thuật. Ngay cả sinh viên được đào tạo về chuyên
ngành điện ảnh cũng có kiến thức chưa sâu. Trong điều tra về kiến thức điện
ảnh của sinh viên Hà Nội trên một trang web điện ảnh thì người ta nhận thấy
rằng sinh viên còn hổng khá nhiều. Hỏi tên bộ phim đầu tiên của điện ảnh
Cách mạng Việt Nam thì không biết nhưng hỏi về một bộ phim nổi tiếng của
Trung Quốc thì sinh viên nào cũng trả lời được. Sinh viên hiểu về điện ảnh
nước ngoài hơn là điện ảnh nước mình.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
2.3.2.1. Tác động của hội nhập
Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại quốc
tế (viết tắt là WTO). Sự gia nhập này càng thúc đẩy quá trình hội nhập của
nước ta. Quá trình hội nhập diễn ra trên tất cả các lĩnh vực nghệ thuật nói
chung và điện ảnh nói riêng cũng nằm trong xu thế. Sự giao lưu giữa các nền
văn hoá khiến các hoạt động xuất nhập khẩu phim ngày càng được đẩy mạnh.
Phim nước ngoài được đưa vào với nhiều thể loại phong phú để sinh viên
thoải mái lựa chọn theo sở thích của mình. Điều đó càng bồi đắp thêm tình
yêu điện ảnh của sinh viên. Tuy nhiên, cái gì trong phim nước ngoài cũng
hay, cũng tốt. Không ít băng đĩa đen của nước ngoài đang “trôi nổi” trên thị

52
trường của ta. Và không ít sinh viên đã “sưu tầm” nó để xem. Hội nhập luôn
có hai mặt, một mặt giúp cho sinh viên tiếp thu những tinh hoa của các nền
văn hoá, mặt khác lại làm gia tăng những thị hiếu không lành mạnh của họ
khi họ không vượt qua được cám dỗ.
2.3.2.2. Hoạt động của ngành điện ảnh
Sở dĩ khán giả sinh viên không thích xem phim Việt Nam vì nhiều lý
do:
Phim Việt Nam có đề tài quen thuộc, nội dung nghèo nàn, nhiều tình
huống vô lý, không hấp dẫn người xem, diễn viên đóng dở…(Phần này đã
được đề cập rất nhiều trong khi nói tới thị hiếu của sinh viên)
Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng tới thị hiếu của sinh viên đó là việc
nhiều phim nước ngoài được chiếu trên mạng lưới chiếu bóng và truyền hình
cả nước. Trong tình hình hội nhập và mở cửa văn hoá thì việc các tác phẩm
văn học nghệ thuật, điện ảnh nước ngoài có mặt ngày càng nhiều ở Việt Nam
là một tất yếu. Cũng có thể thấy điều này khi quan sát các rạp chiếu phim. Số
lượng phim Mỹ và phim Hàn Quốc chiếm phần lớn trong các phim chiếu ở
rạp. Phim Việt Nam chỉ thấy phim thương mại và hiếm thấy phim nghệ thuật
(chỉ chiếu trong những dịp lễ tết). Như vậy vấn đề tồn tại trong ngành điện
ảnh nước nhà là việc nhập quá nhiều phim nước ngoài vô tình đã định hướng
thị hiếu khán giả (có sở thích xem phim nước ngoài).
Sinh viên ít xem phim Việt vì không tìm thấy bộ phim thích hợp cho
mình. Họ rất thích xem những phim có đề tài về cuộc sống sinh viên tuy thế
lại có rất ít. Các nhà làm phim chưa nắm bắt được thị hiếu của sinh viên để
kịp thời đáp ứng.
2.3.2.3. Từ các cơ quan văn hoá
Các văn bản luật về điện ảnh chưa được phổ biến rộng rãi tới công
chúng điện ảnh trong đó có sinh viên. Luật Điện ảnh được ban hành từ
01/7/2006 nhưng nhiều sinh viên còn chưa biết tới. Thậm chí nhiều bạn còn

53
không biết là có luật Điện ảnh. Không nắm được luật nên nhiều khi sinh viên
vi phạm mà không hề biết.
Công tác thanh tra các dịch vụ văn hoá như Internet, băng đĩa hình vẫn
chưa được tiến hành thường xuyên. Tình trạng băng đĩa phim đen, những
trang Web xấu tràn lan là điều kiện để phát triển thị hiếu không lành mạnh
của sinh viên.
2.3.2.4. Từ phía nhà trường
Việc tổ chức các hoạt động văn hoá chăm lo đời sống tinh thần cho
sinh viên trong các trường đại học là nhân tố khách quan có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến thị hiếu nghệ thuật nói chung và thị hiếu điện ảnh của sinh viên nói
riêng.
Việc quan tâm đến đời sống tinh thần của sinh viên ở các trường đại
học còn nhiều hạn chế. Khi hỏi trực tiếp các bạn sinh viên thì họ đều nói rằng
trường chẳng bao giờ tổ chức cho sinh viên xem phim. Phòng xem ti vi chung
của ký túc xá luôn trong tình trạng đóng cửa. Vì thế phòng nào không có ti vi
thì sinh viên lâm vào trong tình trạng mù thông tin. Tin tức thời sự còn chẳng
được xem thì đâu đến lượt điện ảnh.
Các hoạt động tìm hiểu về điện ảnh của nhà trường như các câu lạc bộ
điện ảnh, các cuộc thi tìm hiểu về điện ảnh không được tổ chức. Nếu có thành
lập là do sinh viên tổ chức nên, kinh phí tự bỏ ra.
Nhà trường cũng chưa tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền
những thị hiếu lành mạnh trong sinh viên, trong đó có thị hiếu điện ảnh. Công
tác kiểm tra những lối sống không lành mạnh của sinh viên xem những phim
đen trong kí túc xá còn hời hợt. Do thế tỷ lệ sinh viên mắc vào các tệ nạn xã
hội ngày càng tăng.

54
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO THỊ
HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TẠI HÀ NỘI
3.1. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN QUA DƯ LUẬN
Thị hiếu điện ảnh của sinh viên luôn được dư luận quan tâm. Sở dĩ như
vậy không chỉ bởi sinh viên là đội ngũ tri thức tương lai cần được chăm lo
đầy đủ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần mà còn bởi thị hiếu của sinh viên có
ảnh hưởng đến thị hiếu của công chúng. Những điều mới trong điện ảnh nhiều
khi được cập nhật từ sinh viên. Với khả năng nhanh nhạy trong việc nắm bắt
cái mới, sinh viên đã đem đến những thông tin mới về điện ảnh cho những
người thân, bạn bè mình, người xung quanh mình. Đó chính là hình thức phổ
biến điện ảnh tới công chúng.
Nhưng không phải thị hiếu nào của sinh viên cũng là thị hiếu tốt. Nhiều
thị hiếu xấu của sinh viên đã ảnh hưởng xấu đến thị hiếu của khán giả nói
chung. Vì thế, dư luận rất quan tâm đến thị hiếu của sinh viên. Có người khen
thị hiếu của sinh viên là mới, là tốt nên đi theo. Nhưng cũng không ít người
cho rằng một số thị hiếu của sinh viên không đi hợp với truyền thống đạo đức,
phá vỡ thị hiếu tốt đẹp trước đây của công chúng. Với những lý do trên, tôi
xin đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh
viên.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO THỊ
HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI
HÀ NỘI
3.2.1. Đối với ngành điện ảnh
3.2.1.1. Đối với các cơ sở điện ảnh
Các cơ sở điện ảnh hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu điện ảnh của sinh viên để
có chủ trương biện pháp tích cực nhằm thoả mãn nhu cầu. Họ nên lên những

55
trang web bàn luận của sinh viên về điện ảnh như www.điện ảnh.net,
yxine.com để tìm hiểu sở thích cũng như tâm tư nguyện vọng của sinh viên về
điện ảnh. Toàn cầu hoá văn hoá kéo sự bùng nổ về truyền thông, thể hiện
mạng lưới Internet kết nối toàn cầu. Sinh viên có thể tìm kiếm bất cứ thông
tin gì về điện ảnh trên các trang web. Và cũng có thể chia sẻ những sở thích
của mình trên đó. Các nhà làm phim có thể có thể đưa các phiếu điều tra tới
các trường đại học hay phỏng vấn trực tiếp các khán giả điện ảnh. Công việc
điều tra thị hiếu điện ảnh cũng đã được các cơ sở điện ảnh quan tâm trong
những năm đổi mới. Tuy nhiên, điều tra thị hiếu trong với đối tượng cụ thể là
sinh viên thì chưa nhiều. Với một số cách được đưa ra trên đây, các nhà sản
xuất, phát hành cũng như phổ biến phim có thể nắm được thị hiếu của sinh để
đưa ra những sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn như hiểu được thị hiếu thích xem
những phim về cuộc sống sinh viên, họ sẽ cho ra nhiều hơn những tác phẩm
có đề tài này và chắc chắn sẽ thu hút được sự yêu thích của sinh viên.
Các cơ sở phổ biến phim cụ thể là các rạp chiếu phim nên tổ chức các
buổi chiếu phim miễn phí hay giảm giá vé cho sinh viên. Theo điều tra thì các
bạn sinh viên đêu thích xem phim ở rạp vì họ đều thấy rằng rạp là nơi họ có
thể thưởng thức điện ảnh với chất lượng cao nhất. Nhưng số lần đến rạp của
sinh viên lại rất ít. Lý do phần lớn là họ không có tiền mua vé. Nếu có điều
kiện thì họ sẽ đến xem rạp. Thực tế cho thấy những tuần chiếu phim miễn phí
sinh sinh viên đều đến rạp rất đông. Mỗi buổi phát vé miễn phí nhiều bạn còn
xếp hàng từ sớm, có khi ngày mai phim mới chiếu nhưng lấy vé từ hôm nay.
Tình yêu với môn nghệ thuật thứ bảy này sẽ càng sâu sắc nếu như họ được tạo
điều kiện.
Các đài truyền hình Trung ương và địa phương nên tăng thời lượng
chiếu phim Việt Nam, cân đối giữa phim Việt Nam và phim nước ngoài. Có
một thực trạng là nhiều phim Việt Nam được giải của liên hoan phim trong
nước thậm chí cả quốc tế nhưng khán giả lại không hề biết tới. Do vậy cần

56
đưa những bộ phim có gái trị nghệ htuật này lên màn ảnh để công chúng có
điều kiện thưởng thức.
Các nhà sản xuất phim nên phối hợp với các trường đại học để tổ chức
các buổi toạ đàm để nói chuyện chuyên đề về điện ảnh như viết kịch bản,
quay phim, cách làm kĩ sảo phim…Sinh viên hiểu sâu hơn về các kiến thức
điện ảnh thì họ sẽ đến với điện ảnh nhiều hơn. Có bạn sau khi nghe chuyên đề
về kịch bản phim có sở thích viết kịch bản. Có bạn nghe về cách quay phim
thấy hay nên tham gia vào khoá học quay phim. Nhờ những buổi trao đổi kiến
thức chuyên môn nay, sinh viên có nhiều hiểu biết về điện ảnh. Từ đó các bạn
có thể đến với những bộ phim nghệ thuật mà không gặp trở ngại là thiếu kiến
thức.
Các nhà làm phim nên có những buổi giới thiệu phim xuống tới các
trường thông qua các buổi giao lưu giữa đạo diễn, diễn viên, các nhà quay
phim với sinh viên. Được gặp gỡ các diễn viên mà mình yêu thích, được nghe
tâm sự của đạo diễn về đứa con tinh thần của mình sinh viên sẽ càng hiểu
thêm giá trị của bộ phim. Và đó là động lực để họ đến với phim.
Ngoài ra các cơ sở điện ảnh phải đổi mới hoạt động của mình để phục
vụ tốt thị hiếu của khán giả trong đó có sinh viên:
- Trước hết, các cơ sở điện ảnh chỉ được thực hiện các hoạt động sản
xuất phim, phát hành hay phổ biến phim khi có giấy phép phổ biến của cơ
quan quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp phải thực hiện kinh doanh theo
đúng nội dung đã đăng kí.
- Các cơ sở sản xuất phim phải đẩy mạnh hình thức hợp tác liên doanh
trong nước và nước ngoài để đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của
công chúng điện ảnh nhất là sinh viên. Hình thức này đã có nhiều nhưng hầu
hết là ở các doanh nghiệp miền Nam.
- Các cơ sở phát hành phim điều chỉnh hoạt động bán, cho thuê, in sang
đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu phim cho hợp lý.

57
- Các cơ sở phổ biến phim phải đẩy mạnh việc đưa phim tiếp cận nhanh
với công chúng thông qua các hình thức quảng cáo, đưa phim tham dự các
liên hoan phim…
3.2.1.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh
Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước theo phương châm thông
thoáng, kịp thời hiệu quả, đẩy mạnh công tác xã hội hoá điện ảnh. Chủ
chương xã hội hoá điện ảnh đã lan rộng thành phong trào nhiều khi nó mang
tính tự phát . Tự phát một mặt cần được khuyến khích vì nó thể hiện sự năng
động trong hoạt động của các hãng phim tư nhân. Nhưng tự phát mà phi kế
hoạch, hoạt động mang màu sắc cá thể mạnh ai người nấy làm, chạy theo lợi
nhuận cho ra những sản phẩm đáp ứng thị hiếu tầm thường thì không nên. Do
vậy khi xã hội hoá hoạt động điện ảnh phát triển thì vai trò quản lý của nhà
nước càng lớn. Tuy thế, cũng cần phải nhấn mạnh một điều là quản lý mang
tính chất định hướng, quản lý tổng thể giúp tạo điều kiện cần thiết để thúc
đẩy.
Các nhà làm phim nên tăng cường tìm nguồn vốn đầu tư bằng cách liên
doanh, liên kết cho phim. Hiện nay kinh phí làm ra một bộ phim còn quá ít,
lại không được tập chung toàn bộ. Nhà nước chỉ tài trợ 70%, các hãng phim
còn gặp nhiều khó khăn nên không đủ tiền đầu tư cho 30% còn lại. Bởi vậy
phim là kém chất lượng và không đều. Giải pháp tìm nguồn vốn đầu tư từ các
doanh nghiệp trong và ngoài nước, tăng cường hình thức liên doanh liên kết
giúp cho phim hay hơn, có sức thu hút khán giả.
Ngành điện ảnh cần có sự đầu tư có chiều sâu vào các kịch bản hay, mở
nhiều hơn các trại sáng tác cho người viết kịch bản và có chế độ đãi ngộ hợp
lý cho những tài năng có cống hiến xuất sắc tạo điều kiện cho các tài năng trẻ
trưởng thành và cống hiến. Ngành điện ảnh cũng nên tập chung cải tiến quy
trình, cơ chế duyệt tác phẩm thông qua các tiêu chí cụ thể và khả thi, thống
nhất giữa các ngành liên quan trên cả nước.

58
Đổi mới công tác đào tạo đội ngũ diễn viên để họ trở thành những diễn
viên chuyên nghiệp. Họ chính là linh hồn của một bộ phim. Muốn phim hay
thì diễn viên không chỉ có ngoại hình tốt mà diễn xuất tốt. Các cơ quan điện
ảnh nên tổ chức nhiều hơn các khoá học ngắn hạn về đào tạo diễn viên hay
các nhà phê bình điện ảnh. Trong dàn diễn viên của ta có nhiều người trưởng
thành từ các khoá học này và không ít trong số họ là sinh viên đang theo học
ở một trường đại học nào đó. Với cách này, các cơ quan điện ảnh đã làm cho
sinh viên hiểu hơn về nghề diễn hay nghề hoạt động điện ảnh để yêu thích
hơn môn nghệ thuật này. Hơn nữa họ có thể phát hiện ra những nhân tài là
chính sinh viên cho công tác của mình.
Các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh cần đưa ra chính sách để
quản lý tốt các hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến phim đặc biệt là hoạt
động xuất nhập khẩu phim. Trong tình hình hiện nay, sự xâm nhập của nền
điện ảnh nước ngoài vào nước ta một cách ồ ạt khó có thể kiểm soát nổi.
Chính vì thế, hoạt động nhập này càng phải được đẩy mạnh.
3.2.2. Đối với các cơ quan văn hoá
Các nhà văn hoá cần nghiên cứu về quy luật phát triển của thị hiếu để
giúp các nhà điện ảnh làm tốt hơn công tác của mình.
Các cán bộ văn hoá cần tuyên truyền các văn bản luật về điện ảnh cho
sinh viên để họ có thể hiểu sâu hơn về hoạt động của ngành điện ảnh, những
quy định của nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh để có điều chỉnh thị hiếu cho
phù hợp.
Các nhà quản lý văn hoá nên tăng cường công tác thanh tra các dịch vụ
Internet, băng đĩa hình tạo nên môi trường văn hoá lành mạnh để sinh viên có
những thị hiếu tốt.
Các nhà quản lý cũng nên có luật quy định phạt hành chính đối với
những thị hiếu không lành mạnh của sinh viên chứ không chỉ dừng lại ở cảnh
cáo để sinh viên không tái phạm.

59
3.2.3. Đối với nhà trường
Nhà trường là môi trường quan trọng để định hướng thị hiếu điện ảnh
của sinh viên. Giáo dục trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ tính đa dạng của thị
hiếu thẩm mỹ. Thị hiếu tốt hoàn toàn không có nghĩa là phải giống thị hiếu
khác. Có người thích xem thể loại phim này, có người lại thích xem thể loại
phim khác, người chọn đề tài này nhưng người kia lại chọn chủ đề khác.Do
vậy nhà trường phải tôn trọng thị hiếu của mỗi cá nhân song cần phải giúp họ
phân biệt đâu là thị hiếu tốt, đâu là thị hiếu xấu. Công tác tuyên truyền cần
được tiến hành thường xuyên dưới nhiều biện pháp và nhiều hình thức. Thí dụ
như thông qua các đài phát thanh ở ký túc xá sinh viên. Hoặc có thể tổ chức
các buổi toạ đàm về thị hiếu của họ và đưa ra những định hướng.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động điện ảnh cho sinh
viên. Các tổ chức Đoàn và Hội sinh viên nên phối kết hợp tổ chức các trò
chơi, cuộc thi tìm hiểu về điện ảnh cho sinh viên. Sinh viên có vừa cơ hội
đuợc tham gia các hoạt động bổ ích, vừa mở rộng những hiểu biết về điện
ảnh.
Nhà trường nên đầu tư kinh phí cho việc thành lập các câu lạc bộ điện
ảnh. Tham gia các câu lạc bộ này sinh viên được thoải mái thể hiện sở thích
của mình về điện ảnh. Họ có thể học tập những thị hiếu tốt ở ngay những hội
viên tham gia câu lạc bộ.
Nhà trường nên tổ chức các buổi chiếu phim miễn phí hay liên kết với
các nhà sản xuất phim chiếu những bộ phim nổi tiếng với giá vé ưu đãi cho
sinh viên tại các nhà văn hoá. Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã làm được
rất tốt công tác này.
Ở mỗi phòng ký túc xá trường nên tạo điều kiện cho mỗi phòng một cái
ti vi để sinh viên được xem phim nhiều hơn. Hiện nay, ở trường đại học Quốc
gia Hà Nội còn nối Internet về mỗi phòng ký túc xá để sinh viên có cơ hội
tiếp xúc, giao lưu trao đổi kiến thức cũng như những sở thích của mình, trong
đó có sở thích về điện ảnh. Mô hình này các trường đại học khác cần học tập.

60
Các trường đại học cũng nên đầu tư các loại sách báo về điện ảnh cho
thư viện trường để sinh viên có điều kiện đọc sách về chuyên ngành này.
Thường xuyên chăm lo đến đời sống văn hoá văn nghệ cho sinh viên
và coi đó là nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng chính trị. Tổ chức có
chất lượng và phù hợp các hoạt động văn hoá, văn nghệ cho sinh viên. Những
hội diễn văn nghệ, các cuộc thi sinh viên thanh lịch sẽ làm giàu thêm đời sống
tinh thần cho sinh viên. Sinh viên sẽ hoạt động năng nổ hơn, hoà đồng với tập
thể hơn tạo nên một môi trường văn hoá.
Nhà trường cũng nên có biện pháp để tạo lối sống lành mạnh trong
sinh viên. Lối sống lành mạnh là cơ sở để nảy sinh những thị hiếu lành mạnh
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất như như xây dựng các khu vui
chơi ở ký túc xá, mở rộng thêm phòng đọc sách để sinh viên tham gia. Đây
cũng là biện pháp để sinh viên tránh xa những hoạt động không lành mạnh.
Tích cực đẩy mạnh công tác của Đoàn và Hội sinh viên trong tổ chức
các hoạt động lành mạnh của sinh viên như các cuộc thi đấu thể thao, các buổi
diễn văn nghệ…
Tuyên truyền củng cố các mối quan hệ xã hội, quan hệ đạo đức, trên
tinh thần tương thân tương ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, bồi dưỡng những
tình cảm tốt đẹp cho sinh viên.
Ngăn chặn những hủ tục mê tín, lạc hậu, văn hoá đồ truỵ kích động bạo
lực xâm nhập môi trường sinh viên, có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp
thời các hành vi tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo sinh viên.
3.2.4. Đối với sinh viên
Tiến sĩ Nguyễn Chương Nhiếp trong luận án có đề tài: “Thị hiếu thẩm
mỹ và vai trò của nó trong đời sống xã hội” đã viết: “Thị hiếu thẩm mỹ tốt
hay xấu đều phải do giáo dục luyện tập mà nên” [20, tr.54]. Thị hiếu điện ảnh
của sinh viên là do chính bản thân sinh viên quyết định. Bởi vậy, muốn nâng
cao thị hiếu của sinh viên thì phải đi từ đối tượng sinh viên.

61
Muốn có thị hiếu điện ảnh tốt thì trước hết sinh viên phải biết phân biệt
như thế nào là tác phẩm điện ảnh thuộc thị hiếu lành mạnh và những tác phẩm
thuộc thị hiếu không lành mạnh . Dưới đây là một vài dấu hiệu để phân biệt:
- Những tác phẩm điện ảnh nào sử dụng thủ pháp nghệ không lành
mạnh, khơi dậy bản năng sinh vật trong con người như khiêu dâm hay kích
thích tính bạo lực trong con người…đó là dấu hiệu của sự không lành mạnh.
Ngược lại những tác phẩm nhằm hướng con người tới chỗ cao đẹp, bồi dưỡng
tình cảm và nhân cách cho con người là những tác phẩm xuất phát từ thị hiếu
không lành mạnh.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn chính trị, đạo đức. Tác phẩm điện ảnh nào thể
hiện quan điểm chính trị tốt như ca ngợi độc lập dân tộc, hoà bình chủ nghĩa,
tự do bình đẳng thì thuộc thị hiếu lành mạnh. Ngược lại những tác phẩm điện
ảnh được coi là không lành mạnh là những tác phẩm đi vào ca ngợi lối sống
buông thả không mục đích, không lý tưởng tôn sùng bạo lực, kích động sung
đột và chính trị chống độc lập dân tộc và ca ngợi nô dịch.
- Dựa trên cơ sở tính truyền thống và tính dân tộc. Những tác phẩm nào
mà biểu hiện, củng cố và phát triển bản sắc dân tộc là lành mạnh. Ngược lại,
những tác phẩm phá vỡ giá trị truyền thống là không lành mạnh.
Sinh viên phải tạo cho mình lối sống lành mạnh bằng cách tích cực
tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Để có thị hiếu điện ảnh cao và lành mạnh, sinh viên phải có những hiểu
biết nhất định về văn hoá nghệ thuật đặc biệt là điện ảnh. Vì vậy, sinh viên
phải tích cực trau dồi những kiến thức về văn hoá nghệ thuật.
Sinh viên phải biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý để tham gia vào
các hoạt động điện ảnh như: xem phim, đọc sách báo điện ảnh, tham gia vào
câu lạc bộ điện ảnh, các cuộc thi tìm hiểu về điện ảnh, tham gia viết bài cho
các tạp chí điện ảnh…

62
Trong các buổi gặp gỡ với nhà làm phim, với cơ quan điện ảnh sinh
viên nên mạnh dạn nói lên sở thích của mình và những đề xuất để họ đáp ứng
tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của mình.

63
KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát, người viết đã nắm được một vài thị hiếu điện
ảnh của sinh viên. Sinh viên rất thích thưởng thức điện ảnh hay nói một cách
đơn giản là xem phim. Khi xem phim, họ thường lựa chọn phim truyện, thể
loại phim tâm lý xã hội, đề tài tình bạn, tình yêu, những phim có yếu tố vui vẻ
nhẹ nhàng. Đa số sinh viên đều xem những phim lành mạnh, nhưng một bộ
phận trong họ lại có thị hiếu không lành mạnh như xem phim sexy, phim bạo
lực. Trong đánh giá phim, sinh viên thấy phim nước ngoài hay hơn phim Việt,
phim thương mại Việt hấp dẫn hơn phim nghệ thuật, phim của điện cách
mạng Việt Nam thật hơn phim đương đại. Từ đó hình thành trong họ sở thích
xem phim nước ngoài, phim thương mại Việt, phim điện ảnh cách mạng Việt
Nam. Không chỉ thưởng thức và đánh giá phim, sinh viên còn tham gia vào
sáng tạo điện ảnh như đóng phim, phê bình phim, tuy nhiên hoạt động này
chưa nhiều.
Đây cũng chỉ là vài thị hiếu mang tính điển hình của sinh viên nhưng
người viết cũng mong đóng góp một vài nhận biết của mình giúp ngành điện
ảnh, nhà trường nắm được để kịp thời thoả mãn và có biện pháp để nâng cao
thị hiếu, giúp sinh viên nắm xu thế của thị hiếu để điều chỉnh cho phù hợp.
Cuối cùng, người viết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình và
chu đáo của giáo viên hướng dẫn Th.s Trần Thị Diên cùng các giảng viên của
khoa Quản lý văn hoá, trường đại học Văn hoá Hà Nội.

64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quang Chính - Trần Luân Kim – Lưu Danh Hùng - Đặng Vũ Thảo
(1997), Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số
5, số 6, số 7
2. Phạm Vũ Dũng (1997), Mấy thực trạng về điện ảnh hiện nay, Tạp chí Văn
hoá nghệ thuật số 8
3. Phạm Vũ Dũng (1999), Điện ảnh ấn tượng và suy ngẫm, NXB Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
4. Hoàng Trần Doãn (2006), Nhận diện khán giả Việt Nam hôm nay, Tạp chí
văn hoá nghệ thuật, số 11
5.Hoàng Trần Doãn (2006), Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên,
luận án TS TLH, Hà Nội
6. Trần Độ (1987), Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ
thuật, NXB Văn hoá Hà Nội
7. Nguyễn Ánh Hồng (2002), Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh
viên thành phố Hồ Chí Minh, luận án TS TLH
8. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên, học sinh với sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia
9. Trần Thanh Hiệp (2004), Điện ảnh của nhu cầu phát triển, NXB Văn hoá
Hà Nội
10. Đỗ Huy (2000), Mỹ học với tư cách là một khoa học, NXB Chính trị quốc
gia
11. Đặng Minh Liên (2005), Dòng phim giải trí ở Việt Nam, Tạp chí Văn hoá
nghệ thuật, số 5
12. Đặng Minh Liên (2005), Dòng phim truyền thống, Tạp chí văn hoá nghệ
thuật, số 3
13. V.I.Lênin(1960) , Bàn về văn hoá nghệ thuật, NXB Sự Thật, 1960

65
14. B.Ph. Lomov(2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận của tâm
lý học, NXB ĐHQG Hà Nội
15. Luật Điện ảnh, năm 2006
16. Hiền Lương (2006), Buồn vui phim Việt, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số
10
17. Hiền Lương(2005), Mấy nét thực trạng phát hành phim hiện nay, tạp chí
Văn hoá nghệ thuật, số 8
18. Macrcel Martin (1994), Ngôn ngữ điện ảnh, Cục Điện ảnh xuất bản, Hà
Nội
19. Đặng Minh (1997), Phim nghệ thuật và phim thương mại gợi mở về loại
hình, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật
20. Nguyễn Chương Nhiếp (2000), Thị hiếu và vai trò của nó trong đời sống
thẩm mỹ, luận án TS Triết học, Hà Nội, 2000
21. Nguyễn Văn Thủ (1993), Nhu cầu điện ảnh của công chúng điện ảnh
Việt Nam hiện nay, luận án phó TS XHH, Hà Nội
22. Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, 2005
23. Kon I. X (1971), Giới sinh viên phương Tây là một nhóm xã hội, Tạp chí
Triết học số 191
24. http//www.dienanh.net
25. http//yxine.com.vn

66
PHIẾU TÌM HIỂU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN

 Bạn hãy tích vào những đáp án bạn cho là đúng

1.Bạn có thích xem phim không? Tại sao?


.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Mục đích xem phim của bạn là gì?

Mức độ quan trọng


Rất Ko
TT Mục đích đến với điện ảnh Quan
quan quan
trọng
trọng trọng
1 Giải trí
2 Nắm bắt những thông tin có ích cho học tập
3 Làm giàu kiến thức và kinh nghiệm sống
4 Trải nghiệm những tình huống mà thực tế
chưa trải qua
5 Làm tăng hiểu biết về nghệ thuật
6 Tìm thấy ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống
7 Tìm cho mình thần tượng để mình noi theo
8 Tìm những rung động nghệ thuật
9 Tái tạo nghệ thuật

3. Bạn hay xem phim bằng cách nào?

Số lần/tuần Xem trên TV Xem bằng đĩa Xem trên Internet


0 lần
1 lần
2 lần
3 lần
Hơn 3 lần
4. Bạn có hay đến rạp xem phim không?

Số lần đến xem phim ở rạp 1 tháng


0 lần 1 lần 2 lần 3 lần Hơn 3 lần

5. Bạn thích xem thể loại phim nào?

67
Mức độ yêu thích
TT Thể loại điện ảnh Rất Bình Ko
Thích
thích thường thích
1 Tài liệu, phóng sự, khoa
học
2 Phim truyện
3 Phim hoạt hình

6. Bạn thích xem thể loại phim truyện nào?

Mức độ yêu thích


Thể loại phim
TT Bình Ko
truyện Rất thích Thích
thường thích
1 Phim tâm lý xã hội
2 Chuyển thể văn học
3 Phim hành động
4 Phim viễn tưởng
5 Phim thần thoại
6 Phim lịch sử
7 Phim chưởng

7. Bạn thích xem đề tài phim truỵện nào?

Mức độ yêu thích


TT Đề tài phim truyện rất Bình Ko
Thích
thích thường thích
1 Chiến tranh
2 Sản xuất, kinh doanh, học
tập
3 Các vấn đề gia đình
4 Các vấn đề xã hội
5 Tình bạn, tình yêu
6 Lịch sử

68
8. Bạn thích lựa chọn chủ đề phim nào?

Mức độ yêu thích


TT Chủ đề phim Bình
Rất thích Thích Ko thích
thường
1 Các vấn đề chính trị,xã
hội
2 Các vấn đề gia đình
3 Tình bạn, tình yêu
4 Cuộc sống sinh viên
5 Các vấn đề khác của con
người

9.Khi xem phim, bạn quan tâm đến yếu tố nào trong bộ phim?

Mức độ quan tâm


TT Các yếu tố Không
Quan tâm Bình thường
quan tâm
1 Nội dung của tác phẩm
2 Vấn đề đặt ra trong tác phẩm
3 Yếu tố nghệ thuật: âm thanh,
ánh sáng, quay phim…
4 Diễn xuất của diễn viên
5 Các yếu tố khác

10.Bạn thích xem phim Việt Nam hay phim nước ngoài hơn? Vì sao?
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

11. Bạn thích xem phim thương mại Việt Nam hay phim giải trí Việt Nam?
Vì sao?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………....

12. Bạn có thích xem phim của điện ảnh cách mạng Việt Nam không? Vì sao?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

 Bạn hãy cho biết một số thông tin cá nhân


Họ và tên :……………………………………………………………..
Trường :…..........................................................................................

Xin chân thành cảm ơn bạn!

69

You might also like