Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ỨNG DỤNG CỦA TOÁN HỌC VÀO KINH TẾ

THƯỚC ĐO RỦI RO
-
NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ
BỀN VỮNG TRONG KINH TẾ

Chịu trách nhiệm nội dung:


NGUYỄN TRẦN HOÀNG NHI
MỤC LỤC:

TÓM TẮT ..............................................................................................1


A. TÌM HIỂU CHUNG ......................................................................... 2
1. Tóm lược lịch sử toán học ........................................................... 2
2. Sự hiện hữu khắp nơi trong cuộc sống. .......................................2
B. ỨNG DỤNG CỦA TOÁN HỌC VÀO KINH TẾ - QUẢN LÝ RỦI
RO .......................................................................................................... 3
1. Quản lý rủi ro ...............................................................................3
2. Đạo hàm trong quản lý rủi ro ...................................................... 3
3. Đạo hàm trong quản lý rủi ro ở thực tế ....................................... 4
4. Hành trình khám phá rủi ro - Những trường hợp thực tế ............5
a. Những trường hợp thành công .......................................................... 5
b. Những trường hợp không thành công ............................................... 6
C. TỔNG KẾT .......................................................................................7
PHỤ LỤC: ............................................................................................. 8
TÓM TẮT

ĐỀ TÀI: THƯỚC ĐO RỦI RO - NHÂN TỐ QUYẾT


ĐỊNH ĐẾN SỰ BỀN VỮNG TRONG KINH TẾ
- Lĩnh vực nghiên cứu: Ứng dụng toán học

- Đối tượng nghiên cứu: Toán học trong quản lý rủi ro

- Giới thiệu sơ lược về bài nghiên cứu: Bài nghiên cứu đi sâu vào việc
tìm hiểu mặt toán học trong quản lý rủi ro của ngành kinh tế nói chung,
để từ đó có một góc nhìn khái quát và mới mẻ hơn khi được tiếp xúc với
toán học.

- Tính mới: Đề tài này vẫn chưa được nhiều bạn sinh viên tìm hiểu kỹ
càng, chưa nhìn được điểm sáng tạo, điểm hay về bản chất của toán học
và sự liên kết chặt chẽ với hệ thống kinh tế hiện tại. Từ đó, tôi tập trung
nghiên cứu để có thể nắm bắt được những luồn kiến thức mới cũng như
cho bản thân cơ hội làm quen với thị trường kinh tế, kinh doanh hơn.

- Tính khoa học:


+ Tìm hiểu và lựa chọn đề tài nghiên cứu
+ Xây dựng tiến trình và phương pháp nghiên cứu

- Tính thực tiễn: Đề tài nghiên cứu “Thước đo rủi ro - nhân tố quyết
định đến sự bền vững trong kinh tế” có thể được sử dụng để tăng tính
hiểu biết về kinh tế/ kinh doanh của các bạn sinh viên đang muốn tìm
hiểu về ngành.

1
A. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tóm lược lịch sử toán học

- Từ thời cổ đại, toán học đã đóng vai trò cơ bản trong sự tiến bộ của khoa học,
kỹ thuật và triết học. Nó đã phát triển từ việc đơn giản như đếm, đo lường và
tính toán, và nghiên cứu có hệ thống về hình dạng và chuyển động của các đối
tượng vật lý, thông qua việc áp dụng trừu tượng, tưởng tượng và logic, đến một
lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và thường là trừu tượng như chúng ta biết đến ngày
nay.
- Lịch sử toán học rất phong phú và có nguồn gốc từ nhiều nền văn háo kahsc
nhau. Tính đến nay, nó đã trải qua nhiều gia đoạn phát triển, bắt đầu từ thời kỳ
cổ đại với đóng góp của các dân tộc Babylon, Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ.
Trong giai đoạn ấy cũng đã sản sinh ra nhiều nhà toán học có tầm ảnh hưởng
lớn như Pythagoras, Archimedes, Euclid.
- Đến thế kỷ XVII và XVIII, Newton và Leibniz đã phát triển nền toán học
phức tạp hơn, đặt nền móng cho phép tích phân và vi phân. Vào thế kỷ XIX,
toán học đã trở nên phức tạp và trừu tượng hóa. Đến thế kỷ XX, toán học đã có
những phát hiện táo bạo và đôi khi đã làm thay đổi cả một thế giới, đặc biệt là
với sự phát triển của lý thuyết tập hợp, logic học và toán ứng dụng, đã mở ra
những hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng toán học cho đến tận sau này.

2. Sự hiện hữu khắp nơi trong cuộc sống.

- Toán học có liên quan mật thiết đến hầu như toàn bộ các lĩnh vực trong cuộc
sống. Có thể nói, toán học chính là “ngôn ngữ” chung kết nối giữa các lĩnh vực
khác nhau
- Toán học dần lan rộng và phát triển, thâm nhập sâu vào đời sống xã hội,
nghiên cứu của người dân, của các nhà bác học nổi tiếng. Một vài ví dụ như:
trở thành công cụ đo lường đất đai, quản lý thời gian cùng lịch (3000 TCN -
600 TCN); trở thành “thước đo” của tỷ lệ và mô hình hóa trong nghệ thuật và
khoa học tự nhiên (Leonardo Da Vinci); phát triển toán học ứng dụng vào vật
lý và thiên văn học, đặt nền tảng cho phương pháp khoa học hiện đại (Galileo
Galilei). Chỉ trong thế kỷ XIX và XX, các nhánh như toán học thống kê, toán
học tính toán, và toán học ứng dụng trong công nghệ thông tin đã mở ra nhiều
khả năng mới. Và cho đến nay, toán học đã không chỉ liên quan đến nền tảng lý
thuyết mà còn trải rộng và đa dạng trong các ứng dụng thực tế, từ việc mô
phỏng các hiện tượng tự nhiên cho đến phân tích dữ liệu,…
- Như vậy, ta có thể hiểu, toán học đã trở thành một nhân tố cốt yếu mang giá
trị to lớn luôn tồn tại song song với sự phát triển của toàn bộ lĩnh vực trong đời
sống. Nó xâm nhập vào đời sống hàng ngày của mỗi con người, hiện hữu với
nhiều hình dạng, kích thước, hình thức khác nhau dẫu cho không ai hay biết
hay để tâm đến. Song, toán học cũng đóng một vai trò cốt lõi trong các ngành

2
kinh tế, vừa là “nền móng” cho ngành kinh tế nói chung, và là “công cụ đo
lường, tinh toán, định giá” kinh tế nói riêng.

B. ỨNG DỤNG CỦA TOÁN HỌC VÀO KINH TẾ -


QUẢN LÝ RỦI RO

1. Quản lý rủi ro

- Quản lý rủi ro là một khía cạnh quan trọng của quản lý doanh nghiệp và đầu
tư, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh ngày nay đầy biến động và không
chắc chắn. Mục tiêu của quản lý rủi ro là để đảm bảo sự không chắc chắn này
không làm lệch hướng các hoạt động của các mục tiêu kinh doanh.
- Rủi ro trong hoạt động kinh doanh luôn là yếu tố tiềm ẩn, khó phát hiện
và nắm bắt, do đó mà việc lên kế hoạch quản lý rủi ro cho doanh nghiệp luôn là
một trong những yếu tố được ưu tiên và quan tâm hơn cả. Và một trong những
hoạt động của quản lý rủi ro có mối tương quan chặt chẽ với toán học chính là
đo lường độ nhạy của giá trị tài sản hoặc các loại tài chính khác đối với rủi ro
thị trường.
( Giải thích thêm về độ nhạy của giá trị tài sản hoặc các loại tài chính khác đối với rủi ro thị
trường: đây là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và quản lý rủi ro. Nó thường
được biểu thị bằng hệ số beta trong phân tích thị trường. Trong đó, hệ số beta là một con số
đo lường độ nhạy, và độ nhạy thể hiện mức độ biến động của giá trị tài sản hoặc danh mục
đầu tư so với sự biến động của thị trường chung. Nếu một tài sản có độ nhạy cao, nó sẽ biến
động mạnh hơn theo chiều hướng tương tự với thị trường; ngược lại, nếu có độ nhạy thấp, tài
sản sẽ ít biến động hơn so với thị trường. Các khái niệm trên cũng được áp dụng trong thị
trường chứng khoáng nói riêng.)

2. Đạo hàm trong quản lý rủi ro

Sơ lược về đạo hàm: Đạo hàm có nguồn gốc từ những công trình độc lập của Isaac
Newton và Gottfried Wilhelm Leibniz vào cuối thế kỷ 17. Hiện tại, đạo hàm là một
trong những khái niệm toán học và có ứng dụng rộng rãi trải dài khắp các lĩnh vực,
từ vật lý cho đến kinh tế xã hội. Đạo hàm được sử dụng để xác định độ dốc và tốc độ
biến đổi của hàm số tại một điểm cụ thể, và từ đó, nó đã phát triển thành một công cụ
mạnh mẽ cho nhiều ứng dụng trong toán học và các lĩnh vực khác nhau như vật lý,
kinh tế, và khoa học máy.

- Trong quản lý rủi ro, đạo hàm thường được sử dụng để đo lường độ nhạy của
một biến số (thường là giá trị tài sản hoặc chỉ số tài chính) đối với rủi ro thị
trường. Đối với một hàm mục tiêu (hàm lợi nhuận, hàm chi phí, v.v.), đạo hàm
của hàm mục tiêu đối với biến số rủi ro có thể được sử dụng để đánh giá tác

3
động của biến số rủi ro đó lên hàm mục tiêu. Cụ thể, nếu biến số rủi ro thay đổi,
đạo hàm giúp đo lường sự biến động tương ứng trong hàm mục tiêu.
- Đạo hàm có thể được sử dụng trong quản lý rủi ro để đo lường, đánh giá, và
tối ưu hóa chiến lược quản lý rủi ro của tổ chức, giúp họ đưa ra quyết định
thông tin và dựa trên phân tích sâu sắc về biến động của rủi ro. Dưới đây là một
vài ứng dụng trong quản lý rủi ro mà có thể dùng đạo hàm:
+ Đánh giá độ nhạy cảm của rủi ro: cho biết độ nhạy của rủi ro đối
với các thay đổi trong các yếu tố quan trọng. Điều này giúp quản lý
rủi ro hiểu được làm thế nào mức độ biến động của rủi ro sẽ thay đổi
khi có thay đổi trong môi trường kinh doanh hoặc các yếu tố khác.
+ Tối ưu hóa chiến lược quản lý rủi ro: có thể được sử dụng trong các
vấn đề tối ưu hóa để xác định chiến lược quản lý rủi ro tối ưu. Bằng
cách đánh giá sự biến động của mục tiêu hoặc hàm mất mát theo rủi
ro và điều chỉnh các biến số quản lý rủi ro, tổ chức có thể đạt được sự
cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro mong muốn.
+ Đối phó với biến động thị trường: có thể được sử dụng để đo lường
và dự đoán sự biến động của thị trường và các yếu tố rủi ro liên quan.
Thông qua việc theo dõi đạo hàm của các biểu đồ giá cả và chỉ số thị
trường, tổ chức có thể phản ứng nhanh chóng đối với những biến
động không mong muốn và điều chỉnh chiến lược quản lý rủi ro
của mình.
+ Xây dựng mô hình dự báo rủi ro: được sử dụng để xây dựng mô
hình dự báo rủi ro, giúp dự đoán cách mà các yếu tố rủi ro có thể thay
đổi theo thời gian. Điều này hỗ trợ quản lý rủi ro trong việc chuẩn bị
sẵn sàng cho các tình huống không mong muốn.
+ Xác định ngưỡng rủi ro chấp nhận được: Bằng cách sử dụng đạo
hàm để đánh giá tác động của các yếu tố rủi ro, tổ chức có thể xác
định ngưỡng rủi ro chấp nhận được. Điều này giúp họ xác định mức
độ rủi ro mà họ sẵn lòng chấp nhận để đạt được mục tiêu kinh doanh
của mình.

3. Đạo hàm trong quản lý rủi ro ở thực tế

Chúng ta cùng xem xét một tình huống cụ thể về quản lý rủi ro trong
lĩnh vực đầu tư tài chính. Lấy giả sử, bạn là một quản lý danh mục đầu tư và
đang quản lý một danh mục chứng khoán, trong đó A là giá trị tài sản của danh
mục và R là biến số rủi ro liên quan đến biến động giá chứng khoán.

Mục tiêu của bạn là tối ưu hóa lợi nhuận P, trong khi đồng thời giảm
thiểu chi phí rủi ro C. Bạn quyết định mô hình hóa mối quan hệ giữa lợi nhuận,
giá trị tài sản, và biến số rủi ro bằng một hàm như sau:

4
P = A - R2

Trong trường hợp này, bạn muốn kiểm tra làm thế nào biến số rủi ro
R ảnh hưởng đến lợi nhuận P. Để làm điều này, bạn tính đạo hàm riêng của P
theo R:
��
= - 2R
∂�

Bây giờ, giả sử giá trị hiện tại của R là R0 = 5. Bạn có thể sử dụng đạo
hàm để đánh giá tác động của thay đổi R đối với lợi nhuận. Nếu bạn muốn biết
làm thế nào lợi nhuận sẽ thay đổi nếu bạn tăng R lên một đơn vị, bạn có thể đặt
R = R0 vào đạo hàm:

Kết quả là -10, chỉ ra rằng khi tăng biến số rủi ro R, lợi nhuận P sẽ giảm
mạnh theo hướng âm. Điều này có thể tưởng tượng là tăng cường rủi ro trong
danh mục đầu tư của bạn (tăng giá trị của R) có thể dẫn đến giảm lợi nhuận.

Tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược cụ thể của bạn, thông qua đạo
hàm, bạn có thể đưa ra quyết định về cách điều chỉnh danh mục đầu tư để đạt
được cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro mong muốn

4. Hành trình khám phá rủi ro - Những trường hợp thực tế

Trước hết ta cần biết, quản lý rủi ro đã trở thành một hoạt động thiết yếu
cho hầu hết tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh. Hiện nay,
những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều cần có một kỹ năng quản lý rủi ro ở
mức nhất định để vận hành và duy trì sự ổn định trong các kế hoạch kinh doanh
cụ thể. Vì nếu không sẽ rất dễ lâm vào tình trạng mất cân bằng và khủng hoảng,
dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó. Ngược lại, những
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt khâu quản lý rủi ro đều đang trong
trạng thái ổn định và có xu hướng phát triển không ngừng, từ đó tạo điều kiện
thiết lập một nền kinh tế bền vững, không bị bào mòn hay thoái hóa dần theo
thời gian trên khắp thế giới nói chung và ở mỗi nền kinh tế quốc gia nói riêng.
Sau đây là một số trường hợp thực tế mà tôi đã tham khảo được trên các diễn
đàn và báo chí:
a. Những trường hợp thành công
- Quỹ đầu tư quốc gia (Sovereign Wealth Funds): lấy ví dụ cụ thể như
Quỹ Dầu mỏ Quốc gia Na Uy (Government Pension Fund Global), sử
dụng các phương pháp toán học, bao gồm cả đạo hàm, để đánh giá và

5
quản lý rủi ro trong danh mục đầu tư toàn cầu của họ. Mục tiêu là tối ưu
hóa lợi nhuận dựa trên mức rủi ro chấp nhận được.
- Công ty quản lý quỹ đầu tư: các công ty quản lý quỹ đầu tư như
BlackRock, Vanguard và State Street Global Advisors sử dụng phương
pháp đạo hàm và các kỹ thuật toán học khác để tối ưu hóa lợi nhuận và
quản lý rủi ro trong các quỹ đầu tư của họ. Các mô hình học máy và
phân tích độ nhạy thường được tích hợp để đưa ra các quyết định đầu tư
thông minh.
- Các ngân hàng và tôt chức tài chính: ngân hàng lớn và tổ chức tài
chính, như JP Morgan và Goldman Sachs, đã tích hợp các phương pháp
đạo hàm trong các mô hình quản lý rủi ro của họ. Các mô hình này giúp
họ đưa ra quyết định về phân bổ tài sản và chiến lược đầu tư dựa trên
mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát rủi ro.
- Các chuyên gia phân tích Tài chính và Kinh tế: các chuyên gia thường
sử dụng phương pháp đạo hàm để phân tích ảnh hưởng của biến số kinh
tế và tài chính lên lợi nhuận và rủi ro trong các mô hình dự báo và
nghiên cứu.

b. Những trường hợp không thành công


- Enron (2001): là một trong những vụ thất bại lớn và nổi tiếng nhất
trong lịch sử kinh doanh. Công ty này đã che đậy nhiều nghĩa vụ tài
chính và tạo ra các cấu trúc tài chính phức tạp để ẩn giấu nợ. Sự thiếu
minh bạch và kiểm soát kém khiến Enron rơi vào khủng hoảng tài
chính và phá sản vào năm 2001.
- Global Financial Crisis (2008): Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008 là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm sự đánh giá rủi ro kém trong
các gói tài sản đảm bảo (mortgage-backed securities) và việc sử dụng
các sản phẩm tài chính phức tạp mà nhiều người không thể đánh giá rủi
ro. Nhiều tổ chức tài chính và ngân hàng đã chấp nhận rủi ro mà họ
không hiểu đúng và đã gặp nhiều thách thức khi thị trường tài chính
sụp đổ.
- Volkswagen Emissions Scandal (2015): Volkswagen bị bắt gặp gian
lận về khí thải trong các ô tô của họ, làm ảnh hưởng đến sự minh bạch
và đạo đức trong kinh doanh. Sự kiện này cho thấy việc không quản lý
rủi ro liên quan đến tuân thủ pháp luật và uy tín có thể gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho một công ty.
- BP Deepwater Horizon Oil Spill (2010): Sự cố dầu trên tàu khoan
Deepwater Horizon của BP là một ví dụ về thất bại trong việc quản lý
rủi ro trong ngành dầu khí. Mặc dù có những biểu hiện sớm về các vấn
đề an toàn, BP đã không đối mặt một cách hiệu quả với rủi ro và kết
quả là một trong những thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử.
- Equifax Data Breach (2017): Equifax, một trong những công ty tín
dụng lớn nhất thế giới, đã bị tấn công mạng và thông tin cá nhân của
hàng triệu người dùng đã bị đánh cắp. Việc không đảm bảo an ninh
mạng là một ví dụ về việc không quản lý rủi ro về bảo mật thông tin
một cách hiệu quả.

6
Từ những trường hợp trên, ta có thể thấy việc không quản lý rủi ro đã dẫn đến
một kết cục sụp dổ vô cùng trầm trọng trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh. Và
những hậu quả nặng nề đó là những gì họ đã phải gánh chịu khi không có một
kế hoạch xác đáng trong việc quản lý rủi ro.

C. TỔNG KẾT

- Qua bài nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc
quản lý rủi ro trong hệ thống kinh doanh nói chung và sức mạnh của những
phép toán tưởng chừng như vô tri vô giác nói riêng lại trở thành sức mạnh, cốt
lõi để duy trì được một hệ thống kinh tế bền vững và ổn định như hiện tại.
Cũng thông qua bài nghiên cứu, ta có thể mở rộng phạm vi hiểu biết và có một
góc nhìn mới mẻ hơn về toán học cũng như những ứng dụng trong cuộc sống
của nó, đặc biệt với những sinh viên đang ấp ủ những mơ ước khởi nghiệp có
thể tham khảo bài nghiên cứu trên để tích cóp kiến thức kinh doanh cho bản
thân.
- Cuối cùng, mong rằng bài nghiên cứu trên sẽ đem đến một ánh nhìn mới mẻ
hơn trong công cuộc mở rộng kiến thức về kinh tế cũng như xã hội xung quanh
của các bạn sinh viên. Xin hết.

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN VÌ ĐÃ ĐỌC

7
PHỤ LỤC:

NHỮNG NGUỒN THAM KHẢO CỦA BÀI


NGHIÊN CỨU
- Lịch sử về toán học:
https://www.storyofmathematics.com/
https://spiderum.com/bai-dang/Lich-su-Toan-hoc-Phan-1-xtf

- Quản lý rủi ro:


https://luatminhkhue.vn/quan-ly-rui-ro-la-gi-ky-nang-quan-tri-rui-ro-la-gi.aspx
https://www.fsm.ac.in/blog/what-is-the-importance-of-derivatives-in-risk-
management/#:~:text=Derivatives%20play%20a%20critical%20role,%2C%20
commodity%20price%20risk%2C%20etc.

- Những trường hợp thực tế:


https://www.bbc.com/news
https://www.cnn.com/business
https://www.ft.com/

You might also like