Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Epage 47, C21, T13

Đầu tiên phân loại làm bảy tâm thức:


(1) Hiện thức (nhận thức trực tiếp),

(2) tỉ độ (suy luận),

(3) nhận thức lại (dĩ quyết thức),

(4) tứ sát thức (giả định đúng),

(5) thấy mà không xác định (nhận thức không xác định),

(6) nghi ngờ, và

(7) điên đảo thức (nhận thức sai lệch).

Thứ hai, phân loại làm ba tâm thức:


(1) Tâm phân biệt nắm giữ nghĩa tổng quát cảnh đối tượng –sở thủ cảnh,
ví dụ như tâm phân biệt cái bình;

(2) tâm không sai lầm vô phân biệt nắm giữ tự tướng của đối tượng (cảnh
sở thủ), ví dụ như hiện thức (nhận thức trực tiếp) nắm giữ sắc; và

(3) tâm điên đảo vô phân biệt nắm giữ đối tượng không tồn tại mà hiện ra
rõ ràng, ví dụ như tâm điên đảo vô phân biệt thấy núi tuyết màu vàng.

Cách phân loại này chủ yếu phân theo cảnh được nắm giữ (Sở Thủ Cảnh
đồng nghĩa với Hiển Hiện Cảnh), đứng trên lập trường của Kinh bộ.
Thứ ba, trong cách phân loại hai tâm thức có sáu
loại:
(1) ý thức và căn thức,

(2) tâm phân biệt và vô phân biệt,

(3) chánh lượng và phi lượng,

(4) thức tán loạn và thức không tán loạn,

(5) thức tương tác qua loại trừ và thức tương tác qua sự khẳng định,

(6) tâm và tâm sở.

i. Ý thức và căn thức được phân loại qua sự cần phải nương vào tăng
thượng duyên của sắc căn (năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi và thân) hay
không.
ii. Tâm phân biệt và tâm vô phân biệt được phân loại qua sự thấy hay
không thấy thanh nghĩa tổng quát.
iii. Chánh lượng và phi lượng được phân loại qua đối tượng mới chứng
biết hay không, hoặc lừa dối hay không lừa dối.
iv. Đối tượng được thấy có phù hợp với sự thật hay không (đối tượng của
nhận thức có tồn tại như nó được nhận thức hay không) mà phân ra
thức tán loạn và thức không tán loạn.
v. Thức tương tác qua loại trừ và thức tương tác qua sự khẳng định được
phân loại qua sự tương tác đối tượng bằng sự phân tách bộ phận đối
tượng của nó.
vi. Tâm và tâm sở được phân loại theo chủ thể và quyến thuộc tuỳ tùng
hoặc cách tương tác với đặc tính và tính chất của đối tượng hay không.

Epage 265, C229, T279

Phân loại Tâm chia 7:

Số Thức Ghi chú


Trang
T281 1. THỨC ĐIÊN ĐẢO Định nghĩa: Tâm thức tương tác sai lệch với
đối tượng chính của nó.

Phân loại: có 2:
i. thức phân biệt điên đảo
ii. thức vô phân biệt điên đảo.

Ví dụ:
i. Thức phân biệt điên đảo:
✓ Nửa đêm khuya trăng tròn phân biệt cho
rằng là rạng đông;
✓ Nắm giữ phân biệt có sừng thỏ;
✓ Nắm giữ phân biệt cho rằng âm thanh là
thường hằng.

ii. Thức vô phân biệt điên đảo:


✓ Nhãn thức nhìn thấy núi tuyết là màu
xanh;
✓ Căn thức nắm bắt vỏ ốc trắng là màu
vàng;
✓ Căn thức thấy một mặt trăng thành hai
mặt trăng,
✓ Nhãn thức nắm bắt ảo ảnh của ánh nắng
phản chiếu lóng lánh trên sa mạc là
nước;
✓ Căn thức thấy những hàng cây di
chuyển, v.v… [thay vì chính người đó
đang di chuyển].
T282 2. NGHI NGỜ Định nghĩa: Tâm thức sức mạnh chính nó
do dự giữa hai bên không xác định được đối
tượng.
(Hai bên đề cập trong “do dự giữa hai bên
không quyết định” ví dụ như “âm thanh vô
thường” thì một bên là vô thường và một bên
khác là thường hằng.)
Phân loại: có 3
i. Nghi ngờ không hợp với sự thật,
ii. Nghi ngờ bằng nhau, và
iii. Nghi ngờ hợp với sự thật.

Ví dụ:
i. Nghi thứ nhất là tâm sở suy nghĩ theo ví
dụ: âm thanh thường hằng hoặc vô
thường, phần lớn là thường hằng.
ii. Nghi thứ hai là tâm sở suy nghĩ “âm
thanh là thường hằng hay vô thường”.
iii. Nghi thứ ba là tâm sở suy nghĩ rằng, âm
thanh là thường hằng hoặc vô thường,
hầu hết là vô thường.
T283 3. THỨC TỨ SÁT - Định nghĩa: Chấp giữ nghiêng hoàn toàn về
GIẢ ĐỊNH ĐÚNG một bên đối tượng tương tác chính của nó,
nhưng thức chấp chặt chưa đạt được đối
tượng quán sát đó.

Phân loại: có 5
i. Thức tứ sát vô lý - không có nguyên
nhân,
ii. Thức tứ sát nghịch lý - có nguyên nhân
mâu thuẫn,
iii. Thức tứ sát lý do không xác định,
iv. Thức tứ sát không thành lập lý do,
v. Thức tứ sát có lý do nhưng không được
xác lập.

Ví dụ:
i. Thức tứ sát vô lý - không có nguyên
nhân: thức tứ sát suy nghĩ cái bình
được làm ra mà không có bất kỳ lý do
nào.
ii. Thức tứ sát nghịch lý - có nguyên
nhân mâu thuẫn: Thức tứ sát suy nghĩ
từ lý do không được làm ra mà cho rằng
cái bình được làm ra.
iii. Thức tứ sát lý do không xác định:
Thức tứ sát suy nghĩ từ lý do của sở
lượng – đối tượng được nhận biết cho
rằng cái bình được làm ra.
iv. Thức tứ sát không thành lập lý do:
Thức tứ sát ý suy nghĩ từ lý do đối
tượng được nắm bắt của nhãn thức cho
rằng âm thanh được làm ra.
v. Thức tứ sát có lý do nhưng không
được xác lập: Thức tứ sát suy nghĩ âm
thanh là vô thường bởi vì nó được làm
ra, nhưng không xác định (a) âm thanh
được làm ra và (b) nếu cái gì được làm
ra thì nhất định phải bao khắp vô
thường.
T286 4. TỶ ĐỘ - NHẬN Định nghĩa: Nhận thức suy luận là: thức
THỨC SUY LUẬN chấp giữ không sai lạc về đối tượng ẩn tế
được nhận biết của nó nhờ vào nhân chánh lý
– lý do đúng đắn làm cơ sở của nó.

Phân loại:
Tỷ độ - nhận thức suy luận được phân loại theo
đối tượng được nhận biết – sở tri được nhận
thức hợp lý biết, có ba loại:
i. Nhận thức suy luận dựa trên kinh
nghiệm thực tế - sự thế tỷ độ,
ii. Nhận thức suy luận dựa trên quy ước
phổ biến – cực thành tỷ độ, và
iii. Nhận thức suy luận dựa trên bằng
chứng đáng tin cậy – tín hứa tỷ độ.

Nhận thức suy luận Định nghĩa: Nhờ vào lý do chính xác dựa
dựa trên kinh trên kinh nghiệm thực tế, thức chấp giữ/phân
nghiệm thực tế tích không sai lạc về đối tượng ít ẩn tế được
nhận biết của nó.
Ví dụ, Tỷ độ - nhận thức suy luận biết được
âm thanh là vô thường.
T287 Nhận thức suy luận Định nghĩa: Nhờ vào lý do đúng đắn dựa
dựa trên quy ước trên quy ước phổ biến, thức chấp giữ không
phổ biến sai lạc về đối tượng được nhận biết của nó,
quy ước phổ biến dựa trên ngôn từ.

Ví dụ, tỷ lượng – nhận thức suy luận nhận


biết từ mặt trăng có thể gọi là “có con thỏ”
(tên gọi có ý nghĩa phổ biến của mặt trăng ở Ấn
Độ cổ đại).

Nhận thức suy luận Đinh nghĩa: Nhờ vào lý do đúng đắn dựa
dựa trên bằng chứng trên bằng chứng đáng tin cậy, thức chấp giữ
đáng tin cậy không sai lạc về đối tượng cực ẩn tế được
nhận biết của nó.

Ví dụ, nhờ vào nhân giáo ngôn của ba quán


sát thanh tịnh, tỷ độ - nhận thức suy luận biết
đối tượng cực ẩn tế được nhận biết của nó.
T283 5. NHẬN THỨC LẠI Định nghĩa: Sức mạnh của nhận thức hợp
lý trước đã chứng biết đối tượng do nhận
thức hợp lý trước dẫn đến thức chứng biết
trở lại.
Phân loại: có 2
i. Nhận thức lại trực tiếp và
ii. Nhận thức lại phân biệt.

i. Nhận thức lại trực tiếp có hai:


1. Nhận thức lại căn giác quan trực
tiếp, chẳng hạn như khoảnh khắc
thứ hai của nhãn thức nắm bắt cái
bình; và
2. Nhận thức lại ý thức trực tiếp,
chẳng hạn như khoảnh khắc thứ
hai của tha tâm thông biết được
tâm của người khác.

Ví dụ: thức quyết định biết màu xanh được


dẫn đến bởi căn thức trực tiếp nắm bắt màu
xanh.

ii. Nhận thức lại phân biệt có hai


loại:
1. Do nhận thức trực tiếp dẫn đến
nhận thức lại phân biệt, và
2. Suy luận dẫn đến nhận thức lại
phân biệt.

Ví dụ: thức quyết định biết cái bình là vô


thường được dẫn đến bởi tỷ lượng - suy luận
hợp lý chứng biết cái bình là vô thường.
T290 6. HIỆN THỨC - Định nghĩa: Nhận thức trực tiếp là: thức
NHẬN THỨC TRỰC không nhầm lẫn và ly phân biệt.
TIẾP

Phân loại: có 4
1. căn thức ,
2. ý thức,
3. tự chứng – tâm tự biết , và
4. (4) du già.

T292 Căn hiện thức Định nghĩa của căn thức trực tiếp là: thức
không nhầm lẫn và vô phân biệt, phát khởi từ
sắc căn làm tăng thượng duyên bất cộng của
nó.

Phân loại của Căn thức trực tiếp lại


chia thành năm loại:
i. từ căn thức trực tiếp nắm bắt sắc [292]
cho đến căn thức trực tiếp nắm bắt sự
xúc chạm.
Căn thức trực tiếp Định nghĩa của căn thức trực tiếp
nắm bắt sắc nắm bắt sắc là: thức không nhầm lẫn và ly
phân biệt phát khởi nhờ vào đối tượng điều
kiện sắc pháp (sở duyên duyên) và nhãn căn
làm tăng thượng duyên bất cộng của nó.

Nó có ba loại:
i. căn giác quan trực tiếp nắm bắt sắc là
Lượng – nhận thức hợp lý,
ii. căn giác quan trực tiếp nắm bắt sắc là
nhận thức lại, và
iii. căn giác quan trực tiếp nắm bắt sắc là
thức hiển hiện mà không xác định.

Ví dụ
i. cho loại thứ nhất, như khoảnh khắc sát-
na đầu tiên của căn thức trực tiếp nắm
bắt sắc;
ii. thứ hai, như khoảnh khắc sát-na thứ hai
của căn thức trực tiếp nắm bắt hình sắc;

iii. thứ ba, như căn thức trực tiếp nắm bắt
sắc dẫn đến nghi ngờ trực tiếp với suy
nghĩ rằng "Tôi nhìn thấy hay không nhìn
thấy sắc?"

Cũng tương tự như vậy suy luận cho


bốn căn thức trực tiếp còn lại.
Ý thức trực tiếp Định nghĩa của ý thức trực tiếp là:
thức không nhầm lẫn và vô phân biệt, phát
khởi nhờ vào ý căn làm tăng thượng duyên
bất cộng của nó.

Thức tự biết trực Định nghĩa của tâm tự biết: Chủ thể
tiếp - tự chứng hiện nắm bắt hình ảnh.
thức.

Định nghĩa của thức tự biết trực tiếp:


chủ thể nắm bắt hình ảnh không nhầm lẫn và
không có phân biệt.

✓ Thức tự biết [293] và thức tự biết trực


tiếp là đồng nghĩa.
✓ Thức tự biết là ý thức chỉ hướng vào
bên trong.
Thức trực tiếp du già Định nghĩa: ý thức trực tiếp có hình ảnh
– du già hiện thức chân thật, không có phân biệt và nhờ vào
thiền định kết hợp tịch chỉ - tập trung và
thắng quán – phân tích làm tăng thượng
duyên bất cộng của nó.
T295 7 . THỨC HIỂN Theo Kinh Bộ tông, định nghĩa của
HIỆN MÀ KHÔNG thức hiển hiện mà không xác định:
XÁC ĐỊNH Tuy hiển hiện rõ ràng tự tướng – đặc tính duy
nhất của đối tượng tương tác của nó, nhưng
không thể dẫn đến nhận thức xác định về nó.

(Tuy hiển hiện rõ ràng tự tướng – đặc tính duy


nhất của đối tượng tương tác của nó nhưng
không xác định, gọi là thức hiển hiện mà không
xác định.)

Phân loại: có 3
Theo quan kiến của những tông phái thừa nhận
tâm tự biết, thức hiển hiện mà không xác định
được phân làm ba loại:
i. Căn thức trực tiếp hiển hiện mà không
xác định,
ii. Ý thức trực tiếp – ý hiện thức hiển hiện
mà không xác định, và
iii. Tâm tự biết hiển hiện mà không xác
định.
Ví dụ
i. Cho loại thứ nhất như căn thức trực tiếp
nắm bắt sắc trong khi nhĩ thức – nhận
thức của tai đang quá ham thích nghe
một âm thanh hay; do đây có thể suy
luận cho tỷ thức – nhận thức của mũi,
v.v… cũng có thể là thức hiển hiện mà
không xác định.
ii. Cho loại thứ hai như ý thức trực tiếp
nắm bắt sắc phát sinh sau căn thức trực
tiếp nắm bắt sắc trong dòng tâm tương
tục của một người phàm phu bình
thường.
iii. Cho loại thứ ba như tâm thức tự biết
trực tiếp cảm nghiệm ý thức trực tiếp
nắm bắt sắc trong dòng tâm tương tục
của một người bình thường.

You might also like