Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 121

Chương 8: GIẢI THÍCH RỘNG VỀ TÂM SỞ ............................................................

1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÂM VÀ TÂM SỞ ........................................................ 3

Phân biệt Tâm và các Tâm sở ..................................................................................... 3

51 TÂM SỞ ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG A-TÌ-ĐẠT-MA TẬP LUẬN CỦA VÔ


TRƯỚC .................................................................................................................... 13

Tâm sở ngũ biến hành ............................................................................................... 15

Năm Biệt Cảnh ........................................................................................................... 20

(Tâm Sở với Một Đối Tượng Xác Định) .................................................................. 20

Mười một thiện ...................................................................................................... 30

TỪ VÀ BI .................................................................................................................... 36

TỪ-TÌNH YÊU ........................................................................................................ 43

NHẪN ...................................................................................................................... 44

TÂM BI ..................................................................................................................... 51

Phiền não.................................................................................................................... 55

Sáu căn bản phiền não ........................................................................................... 55

HAI MƯƠI TÙY PHIỀN NÃO ............................................................................... 65

Bốn Tâm Sở Bất Định............................................................................................. 76

Tâm Sở Trong Các Tác Phẩm Khác ..........................................................................80

46 Tâm Sở trong A-tì-đạt-ma Câu-xá luận ...........................................................80

Mười Đại Địa Pháp.................................................................................................80

Mười Đại Thiện Địa Pháp ...................................................................................... 81

1
Sáu Đại Phiền Não Địa Pháp.................................................................................. 82

Hai Đại Bất Thiện Địa Pháp ................................................................................... 82

Mười Tiểu Phiền Não Địa Pháp ............................................................................ 83

Tám Tâm Sở Bất Định ............................................................................................ 84

Có bao nhiêu Tâm Sở có thể tương ưng cùng một Tâm ..................................... 85

Tạp Sự Phẩm nói về 24 tuỳ phiền não ..................................................................86

A-tì-đạt-ma Đại Tì-bà-sa luận nói về tâm sở ........................................................86

Nhiếp Sự Phần nói về tâm sở ................................................................................ 87

Sự khác biệt giữa những Tâm sở có chất thể/thực chất và có thi thiết/gán
cho/giả có ...................................................................................................................94

Các Kinh Luận Khác Trình Bày về Các Tâm Sở .......................................................99

KINH CHÁNH PHÁP NIỆM XỨ NÓI VỀ TÂM SỞ .............................................99

NĂM MƯƠI HAI TÂM SỞ ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG NHIẾP A-TÌ-ĐẠT-MA
NGHĨA LUẬN CỦA NGUYÊN THUỶ................................................................... 105

VÒNG CHÂU BÁU LUẬN CỦA NGÀI LONG THỌ TRÌNH BÀY 57 LOẠI TÂM,
NGUỒN GỐC PHÁT SINH TỘI LẦM LỖI ......................................................... 108

PHÁP TẬP LUẬN TRÌNH BÀY 40 LOẠI TÂM SỞ .............................................. 110

NGŨ UẨN PHẨM LOẠI LUẬN CỦA NGÀI NGUYỆT XỨNG NÓI VỀ TÂM SỞ
................................................................................................................................. 111

TỔNG KẾT SỐ LƯỢNG TÂM SỞ KHÁC NHAU ĐƯỢC NÓI TRONG CÁC BỘ
LUẬN ...................................................................................................................... 119

2
Chương 8: GIẢI THÍCH RỘNG VỀ TÂM SỞ

1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÂM VÀ TÂM SỞ


5

Phân biệt Tâm và các Tâm sở

Epage 97, C58, T57

Như đã giải thích ở trên, thức có bản chất sáng soi và quán biết. Các kinh
luận Phật giáo căn cứ chủ yếu trên chức năng để phân loại tâm và tâm sở.

Nói chung “tâm” như Đại Thừa A-tì-đạt-ma tập luận của ngài Vô Trước:

“Cái gì được kiến lập là thức uẩn? Bất kỳ cái gì là tâm và ý,


thì nó cũng là thức.” Trong tiếng Phạn, tâm là citta, ý là
manas và thức là vijñāna, chúng tương đương nhau, hoặc
đồng nghĩa. Tuy nhiên, khi giải thích nghĩa từ thì ba thuật
ngữ này khác nhau. Tâm chỉ cho sáu chuyển thức (thức
không hướng vào nội tâm, riêng mỗi thức tương tác/nhập
vào/chuyển trực tiếp đến một đối tượng cụ thể của nó. Đó
là nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý
thức) trong dòng tương tục của hữu tình đã tích luỹ (Skt.,
cit) tập khí/quán (tiềm năng) của sự cảm nghiệm, thói
quen, v.v… Ý có chức năng nhận biết (man) đối tượng của
nó. Thức là nhận biết (jñā) phân biệt (vi) từng hình trạng
đối tượng của nó. Hoặc là, tâm tích luỹ tập khí tiềm năng, ý
là sở y-nơi nương tựa, và thức là năng y-chủ thể nương tựa.

3
Cũng như trong các tác phẩm của Duy Thức tông (Cittamātra) thừa nhận
có A-lại-da thức (căn bổn thức, tàng thức hay thức thứ tám), đôi khi trình bày có
sự khác biệt giữa tâm- ý- thức: tâm là A-lại-da thức (ālayavijñāna) làm nơi nương
tựa cho hạt giống của nghiệp hành động; ý là mạt-na thức ô nhiễm (kliṣṭamanas)
chấp thủ nắm bắt A-lại-da thức làm “ngã”; và thức là sáu chuyển thức, quán biết
các đối tượng cá biệt của chúng. Như trong Kinh Nhập lăng-già nói:

Epage 98, C58, T58

Tâm là A-lại-da thức;

Ý chấp giữ đó là “ngã”;

Cái gì nắm bắt các đối tượng

Cái đó được gọi là thức.

Nhiếp đại thừa luận của ngài Vô Trước cũng nói:

“Có người nghĩ rằng: tâm-ý-thức là cùng một nghĩa, chỉ


khác biệt trên ngôn từ. Suy nghĩ này không hợp lý. Vì ta có
thể nhận thấy nghĩa khác biệt giữa hai ý và thức. Do đó, tâm
cũng sẽ có nghĩa khác biệt.”

Sự khác biệt giữa tâm và tâm sở, Biện trung biên luận tụng nói:

Tâm nhìn thấy đối tượng

Tâm sở thấy thuộc tính của nó.

Cả hai bản gốc và sớ giải đã nói rõ quan điểm này. Trong luận này, có hai
cách giải thích từ “nó” trong cụm “tâm sở thấy thuộc tính của nó.” [59] một giải
thích chỉ cho tâm (đó là các thuộc tính của tâm); hoặc giải thính khác đề cập đến
đối tượng của tâm. Theo cách giải thích thứ nhất, “tâm sở” chỉ cho các thuộc tính
của tâm vương73 hoặc những thuộc tính của chức năng. Theo cách giải thích thứ

4
hai, “tâm sở” không chỉ nhận biết bản chất của đối tượng mà còn nhận biết các
thuộc tính riêng biệt của đối tượng.

Epage 99

Giải thích đầu tiên cho thấy sự khác biệt giữa tâm và tâm sở không liên quan
đến đối tượng của chúng, mà do chức năng khác nhau của chủ thể nhận thức.
Tâm sở được định nghĩa trên chức năng khác biệt của thức hoặc tâm vương. Điển
hình như nhãn thức-tâm vương và tâm sở đi cùng làm quyến thuộc để nhận biết
một sắc pháp. Ví dụ, tâm vương căn thức nắm bắt hình sắc, căn thức chỉ nắm bắt
đối tượng hình sắc mà thành lập tính chất của tâm vương. Các tâm sở đi cùng
tương ưng với tâm vương nhận biết sắc, dựa trên chức năng riêng của từng tâm
sở như làm chuyển động tâm hướng đến đối tượng, không quên đối tượng trước
đã nhận biết, v.v… mà thành lập các tâm sở khác nhau. Vì thế, tâm vương là chủ
thể nhận thức được phân định qua đặc tính là chỉ nhận biết đối tượng của nó,
nhưng không phải qua những thuộc tính khác. Tâm sở là chủ thể nhận thức tương
tác cùng một đối tượng và nắm bắt đối tượng chính thông qua các thuộc tính
khác nhau của pháp khác, chẳng hạn như chức năng tác dụng, v.v… [60]

Tâm và các tâm sở quyến thuộc, cả hai có năm điểm tương đồng (tương
ưng/bình đẳng). Do đó, không khác biệt qua sự nhận biết cả hai thuộc tính và bản
chất của đối tượng. Tuy nhiên, ngoại trừ cảm thọ, tâm vương và các tâm sở chẳng
hạn như tưởng, v.v… cảm nghiệm đối tượng không phải bằng tự lực mà bằng tâm
sở thọ; cũng vậy, tâm vương và các tâm sở ngoại trừ tưởng, chúng phân biệt đối
tượng không phải bằng tự lực mà bằng năng lực của tưởng. Các tâm sở khác cũng
suy luận tương tự. Ví như, khi tâm vương có tướng trạng nhận biết một cái bình,
thì tất cả các tâm sở tương ưng đi cùng – thọ, tưởng, tư, xúc và tác ý; cùng các
tâm sở khác, tất cả chúng đều cùng có tướng trạng nắm bắt tính chất của cái bình
đó. Tương tự, khi thọ tâm sở có tướng trạng cảm nghiệm đối tượng là lạc, khổ,
hoặc trung tính, thì tâm vương và các tâm sở khác như tưởng, tư, v.v… và tín,
5
v.v… cũng có tướng trạng cảm nghiệm đối tượng đó là lạc, khổ, hoặc trung tính.
A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận thích – minh nghĩa luận của ngài Xứng Hữu - Yaśomitra
(cũng được biết đến như là Jinaputra - Tối Thắng Tử), nói:

“Gọi là tương đồng nơi nương tựa, đối tượng, tướng trạng,
thời gian và thể chất. Nên bất kỳ nơi nương tựa nào làm
phát khởi tâm, thì chính nơi nương tựa đó làm phát khởi
thọ, tưởng, tư, v.v… Tương tự, bất kỳ đối tượng nào làm
phát khởi tâm, thì cũng chính đối tượng đó làm phát khởi
thọ, v.v… Bất kỳ tướng trạng nào làm phát khởi tâm, thì
chính tướng trạng đó làm phát khởi thọ, v.v… Nếu tướng
trạng của tâm là màu xanh, thì nó tương ưng đi cùng với
thọ v.v…, sinh khởi chỉ có tướng trạng màu xanh. Tâm phát
khởi thời nào thì thọ, v.v… chỉ phát khởi ngay lúc đó.”

Giải thích thứ hai của cụm từ “tâm sở thấy thuộc tính của nó” nói rằng tâm
vương nhận biết bản chất của đối tượng sắc, thanh, v.v…; các tâm sở nhận biết
các thuộc tính của đối tượng. Ý nghĩa của “bản chất của đối tượng” và “thuộc tính
của nó” như sau. Ví dụ, hình sắc, bản chất của đối tượng đẹp xấu, kích thước dài
ngắn, v.v. là thuộc tính của đối tượng. Tương tự, tính chất của âm thanh êm tai
hay chói tai, v.v… là thuộc tính. Sáu thức nắm bắt bản chất của đối tượng là các
tâm vương. 51 tâm sở, như thọ cảm nghiệm thuộc tính của đối tượng là hấp dẫn
hoặc không hấp dẫn, tưởng phát khởi các trạng thái lạc, khổ, v.v…, là các tâm sở.
Ví như, khi nhãn thức nắm bắt bản chất của hình sắc, thì tuỳ tùng đi cùng với nó
là cảm thọ nắm bắt các tướng trạng hữu ích/lạc hoặc tổn hại/khổ, v.v…; tưởng
nắm bắt dấu hiệu/hình tướng khác biệt của đối tượng đặt tên gọi theo nhiều loại
quy ước; xúc nắm bắt hình tướng đẹp hoặc xấu, v.v… trong thuộc tính của sắc;
tham và sân nắm bắt tướng trạng quyến rũ hoặc không quyến rũ, v.v… Các tâm sở

6
còn lại và tướng trạng của chúng cũng được hiểu như vậy. Du-già sư địa luận của
ngài Vô Trước nói:

“Chính đối tượng này có đặc tính khổ, lạc, hoặc trung tính
được nhận biết bởi xúc; các đặc tính lợi ích, tổn hại, hoặc
trung tính trong chính đối tượng này được nhận biết bởi
thọ; đặc tính của tướng trạng trên quy ước ngôn ngữ phân
loại trong chính đối tượng này được nhận biết bởi tưởng.”

Như vậy, bất luận dựa vào một trong hai giải thích trên, một tâm vương có
các tâm sở quyến thuộc khác nhau đi cùng, thì không nên hiểu theo cách xung
quanh Quốc vương có nhiều vị đại thần khác nhau. Vì trong kinh có nói: “Các thức
của hữu tình là dòng tương tục riêng biệt.” Cũng vậy, Thích lượng luận nói:

“Không thấy hai thức phân biệt cùng khởi.”

Như vậy, nếu cho rằng tâm và các tâm sở quyến thuộc, có bản thể khác biệt
là trái nghịch với nhiều đoạn văn như vậy trong nhiều kinh luận thường lập đi lập
lại. [63]

Epage 101, C62, T63

Người ta có thể hỏi: “Vậy thì, làm thế nào mà một tâm vương (biệt thức,
tâm chính) có nhiều tâm sở quyến thuộc khác biệt?” Ví như, khi đang nhìn một
đóa hoa, chúng ta phải đặt tâm ý cảm nghiệm tổng thể đoá hoa; cảm nghiệm này
là tâm vương. Cảm nghiệm này cùng tương tác với cảm nghiện đặc biệt như thích,
không thích, hoặc trung tính là thọ. Tưởng có chức năng phân tích thuộc tính của
đối tượng, như là “Đây là màu xanh; đây là màu vàng.” Tư có chức năng chuyển
động tâm và các tâm sở hướng đến đối tượng, giống như nam châm chuyển động
hướng đến sắt. Tác ý có chức năng khiến tâm chuyên chú tập trung vào đối tượng
cụ thể trong nhiều đối tượng của tâm. Xúc có chức năng khiến tâm tiếp xúc đối
tượng. Niệm khiến tâm nắm giữ đối tượng không quên. Định khiến tâm trụ vào
7
đối tượng, v.v… Tóm lại, sự nhận biết và phân định sự khác biệt giữa tâm và các
tâm sở thì phải dựa trên các chức năng của tâm hoặc thuộc tính của đối tượng.
Khi phát khởi niệm tưởng đến một đối tượng sắc pháp, mặc dù tâm vương và
quyến thuộc của nó - niệm tưởng, cả hai quán sát cùng một đối tượng sắc pháp;
nhưng chúng nắm bắt một cách riêng biệt. Tâm vương chỉ quán biết bản chất của
đối tượng sắc pháp, trong khi đó niệm tưởng có chức năng làm cho không quên
đối tượng. [64]

Như vậy, cả hai giải thích này dựa vào những trích dẫn từ Biện trung biên
luận tụng, cũng như Biện trung biên luận thuật ký của ngài Thế Thân nói: “Chỉ thấy
đối tượng là thức, thấy các thuộc tính của đối tượng là tâm sở, như thọ, v.v…,” và
Biện trung biên luận chú giải của ngài An Huệ - Sthiramati nói:

“Trong câu ‘Chỉ thấy đối tượng là thức’, từ chỉ được dùng
để loại trừ các thuộc tính của đối tượng. Kết luận: thức chỉ
nhận biết bản chất của sự vật nhưng không nắm bắt các
thuộc tính. Cũng vậy, “thấy các thuộc tính của đối tượng là
những tâm sở, như thọ, v.v…” vì tâm sở nắm bắt trực tiếp
bản chất của các thuộc tính đó. Nắm bắt bất kỳ trạng thái
thoả mãn, thống khổ, ý lạc, v.v… thuộc tính của sự vật là
cảm thọ. Nắm bắt tướng trạng/dấu hiệu khác biệt của đối
tượng để đặt tên gọi người nam, người nữ v.v… là tưởng.
Tương tự, nên áp dụng cách suy lý này cho những tâm sở
còn lại.”

Trong A-tỳ-đạt-ma câu-xá luận nói:

Tâm, ý, thức là cùng một nghĩa

Tâm và tâm sở (được gọi là) nương tựa-sở y,

Đối tượng-sở duyên, tướng trạng-hành tướng,


8
Tương ưng cũng có năm điểm tương đồng.

Epage 102

Định nghĩa tâm vương là thức đi cùng các tâm sở quyến thuộc của nó với
năm đặc điểm tương đồng. Nó được phân làm sáu loại, từ nhãn thức cho đến ý
thức.

Định nghĩa tâm sở là thức làm quyến thuộc tuỳ tùng của tâm vương, đi cùng
với năm tương ưng (điểm tương đồng). Tâm và các tâm sở có năm tương đồng:
đồng nơi nương tựa, đồng đối tượng, đồng tướng trạng, đồng thời gian, và đồng
thể chất.

(1) Đồng nơi nương tựa: cả hai tâm vương và tâm sở cùng nương tựa vào
một giác quan. Bởi vì, tâm vương nương tựa bất kỳ căn hay tăng
thượng duyên nào thì tâm sở đi cùng cũng nương tựa vào đó.

(2) Đồng đối tượng: chúng quán sát cùng một đối tượng. Bởi vì, tâm quán
sát bất kỳ đối tượng nào thì tâm sở đi cùng cũng quán sát đối tượng
đó.

(3) Đồng tướng trạng: cách nắm bắt đối tượng của chúng là giống nhau.
Bởi vì, bất kỳ tướng trạng/hình ảnh của đối tượng nào sinh khởi trong
tâm thì tâm sở đi cùng cũng sinh khởi tướng trạng của đối tượng [66]
đó, cho nên chúng có tướng trạng hay cách nắm bắt giống nhau.

(4) Đồng thời gian: chúng phát khởi cùng một thời gian. Bởi vì, tâm và
tâm sở đi cùng, cả hai đồng sinh, đồng diệt và đồng trụ cùng thời gian.

(5) Đồng chất thể: hai tâm và tâm sở đi cùng, không sinh khởi từ chất thể
riêng biệt nên chúng đồng chất thể. Bởi vì, mỗi tâm vương chỉ có một
cảm thọ đi cùng, một tưởng, v.v… tất cả tâm vương và tâm sở có đồng
một chất thể.

9
Ví như, nhãn thức và thọ tâm sở đi cùng. Nếu nhãn thức nương tựa vào
nhãn căn làm tăng thượng duyên, thì thọ tâm sở đi cùng nó cũng nương tựa vào
nhãn căn. Nếu nhãn thức quan sát một đối tượng hình sắc, thì tâm sở thọ đi cùng
nó cũng quan sát hình sắc đó. Nếu nhãn thức nhận biết sự xuất hiện của màu
xanh, thì tâm sở thọ đi cùng nó cũng nhận biết sự xuất hiện của màu xanh. Khi
nào nhãn thức phát sinh, thì tâm sở thọ đi cùng cũng đồng thời phát sinh. Và khi
nhãn thức có một thể chất, thì thọ tâm sở đi cùng nó cũng phát khởi chỉ một thể
chất. Trong Câu-xá Mãn Tăng chú của ngài Mãn Tăng - Pūrṇavardhana nói:

Epage 103, C64, T67

“Đồng nhau về nơi nương tựa, đối tượng, tướng trạng, thời
gian, và thể chất” nghĩa là sát-na nhãn căn, v.v… làm nơi
nương tựa cho thức thì nó cũng chỉ làm nơi nương tựa cho
thọ, v.v…. đi cùng với nó. Tương tự, tất cả đối tượng của
chúng không khác biệt nên chúng có đồng đối tượng. Tất
cả tâm và tâm sở phát khởi một tướng trạng, là đồng tướng
trạng. Khi nào thọ, v.v… có mặt thì khi đó tâm có mặt, chúng
có đồng thời gian. Thể chất đồng nhau nghĩa là số lượng
bằng nhau.

Đại thừa A-tì-đạt-ma tập luận của Vô Trước giải thích có chút
khác biệt về năm tương đồng như sau:

Có người hỏi: “Cùng chung nhận biết tương đồng là gì?”


Tâm và các tâm sở cùng chung nhận biết một đối tượng.
Cùng chung nhận biết sự tương đồng với bản chất của cái
khác, không phải bản chất của chính nó. Cả hai phù hợp,
không phải cả hai không phù hợp. Cả hai đồng thời gian,
không phải cả hai khác thời gian. Cả hai đồng cõi giới và

10
tầng thiền, không phải cả hai không đồng cõi giới và tầng
thiền.

Tâm và các tâm sở đồng nhau trên cùng thể chất, cùng đối tượng, cùng tính
chất, cùng thời gian, và cùng cõi giới-tầng thiền. Như vậy, năm tương đồng được
miêu tả ở đây có chút khác biệt với những gì được trình bày trong Biện trung biên
luận và các sớ giải, cũng như trong Câu-xá luận của ngài Thế Thân.

Epage 104, C66, T67

Đại thừa A-tì-đạt-ma tập luận nói đến đồng thể chất và đồng thời gian thì
giống như A-tì-đạt-ma Câu-xá luận giải thích ở trước. Đồng đối tượng: tâm và các
tâm sở nắm bắt bằng cách quan sát cùng một đối tượng hình sắc, v.v…. [68] Đồng
tính chất: nếu tâm vương có tạp nhiễm phiền não, thì các tâm sở quyến thuộc đi
cùng nó cũng sẽ có tạp nhiễm phiền não; và nếu tâm vương là tâm thiện, thì các
tâm sở quyến thuộc đi cùng nó cũng phải là tâm thiện. Cùng cõi giới và tầng thiền:
giống như tâm dục giới không sinh khởi với các tâm sở sắc giới đi cùng với nó,
hoặc tâm sơ thiền không sinh khởi với các tâm sở nhị thiền, v.v…đi cùng nó; vì
tâm ở cõi giới và tầng thiền nào thì các tâm sở đi cùng nó cũng sẽ ở cùng cõi giới
và tầng thiền đó. Luận này liệt kê đồng tính chất và đồng cõi giới và tầng thiền,
nhưng chúng không được liệt kê vào năm tương đồng trong A-tì-đạt-ma Câu-xá
luận của ngài Thế Thân. Trong Đại thừa A-tì-đạt-ma tập luận thích, ngài Xứng
Hữu giải thích vấn đề này như sau:

“Cùng chung nhận biết về tương tác là gì?” Tâm và tâm sở


cùng chung nhận biết một đối tượng. Cùng chung nhận biết
là tương tác bản chất của cái khác, nhưng không tương tác
bản chất của chính nó. Cũng như vậy, tâm không cùng
chung với tâm khác, cảm thọ cũng không cùng chung với
cảm thọ khác, v.v…; cả hai phù hợp, không phải hai không
phù hợp như là tham dục và sân hận, thiện và bất thiện,
11
v.v….; cả hai đồng thời, không phải hai không đồng thời
[69], như là hiện tại và vị lai hay quá khứ và hiện tại; hai cõi
giới và tầng thiền tương đồng, không phải hai cõi giới và
tầng thiền không tương đồng, như là hai tứ sát/kết hợp ở
dục giới và sắc giới, hoặc hai tầng của thiền sơ thiền và nhị
thiền, v.v…

Như lời phản bác: Nhiếp quyết trạch phần của (Du-già sư địa luận,) ngài Vô
Trước nói: “Chúng tôi nói: ‘Vì chúng có đồng thể chất, đồng đối tượng, đồng thời
gian, và đồng chức năng tác dụng.’ Nếu bạn hỏi: ‘Tại sao nói chúng có nhiều tướng
trạng?’ Chúng tôi trả lời: ‘Chúng nắm bắt một đối tượng với nhiều tướng trạng.”
Nghĩa là tâm và các tâm sở không có đồng tướng trạng, nhưng có bốn tương đồng
thể chất, v.v… Tương tự, Biện trung biên luận chú thích của ngài An Huệ nói: “Vì
nó hẳn sẽ phải (phạm lỗi) không có khác biệt với tâm vương, nên chúng không có
đồng tướng trạng.” Phải chăng điều này cho thấy tâm và các tâm sở không có đồng
tướng trạng?

Epage 105, C67, T69

Những luận điển trên có nghĩa như sau. Ví như, nhãn thức nhận biết sắc
qua hình sắc hiển hiện, chỉ nắm bắt hình sắc là đủ tiêu chuẩn của tâm vương.
Nhưng, nếu chỉ như vậy thì không đủ tiêu chuẩn cho tâm sở đi cùng với nó, như
tư, v.v… mà phải giải thích qua các thuộc tính khác, ví như chuyển động tâm
hướng đến đối tượng, v.v… Đây là nghĩa trong kinh luận. Nói chung, nghĩa của
kinh luận không nói rằng tâm và tâm sở không có đồng tướng trạng.

Theo Kinh Bộ và các trường phái trên (như: Duy Thức tông, Trung Quán
tông), tâm vương và các tâm sở đi cùng có cùng một thể chất nhưng khác biệt về
khái niệm.1 Các trường phái này cũng giải thích rằng các tâm sở đi cùng và tâm

12
vương có cùng một thể chất. Tuy các tâm sở đi cùng và tâm vương có năm tương
đồng, nhưng chúng khác nhau về năng lực tác dụng. Ví như, một người với tâm
sở tín mạnh mẽ được gọi là người có niềm tín, một người với dục tâm sở mạnh
mẽ được gọi là người có mục đích, người có tâm sở niệm mạnh mẽ được gọi là
người tỉnh thức, người có tâm sở định mạnh mẽ được gọi là người có tâm kiên
định, người có tâm sở huệ mạnh mẽ được gọi là người lợi căn, v.v…

Các tâm sở nghĩa từ là trạng thái của tâm hoặc sinh khởi lập tức từ tâm gọi
là tâm sở, giống như các con sóng khởi lên từ nước.

Nếu không có tâm sở thọ cùng khởi với tâm, thì nó không thể thực hiện
chức năng cảm nghiệm đối tượng; và nếu không có tư, thì nó không thể thực hiện
chức năng hướng tâm đến đối tượng. Như vậy, tâm vương chắc hẳn phát khởi
đồng thời với các tâm sở tương ưng trong mọi trường hợp và không thể hoạt
động mà thiếu vắng các tâm sở. Vì thế, Câu-xá luận nói:

Tâm và các tâm sở luôn cùng khởi.

51 TÂM SỞ ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG A-TÌ-ĐẠT-MA TẬP


LUẬN CỦA VÔ TRƯỚC
Những giải thích về các tâm sở trong các A-tì-đạt-ma luận, như Đại tì-bà-sa
luận. Những giải trình ấy được dựa trên các tác phẩm A-tì-đạt-ma tiền kỳ, như
Phát trí luận, Phẩm loại túc luận, Pháp uẩn túc luận, v.v… thuộc trong bảy luận A-
tì-đạt-ma. Ở đây, chúng tôi sẽ trình bày các tâm sở dựa trên hai luận thư nổi tiếng
của A-tì-đạt-ma là Đại Thừa A-tì-đạt-ma tập luận của ngài Vô Trước và A-tì-đạt-
ma Câu-xá luận của ngài Thế Thân đều dựa trên những Bộ Đại A-tì-đạt-ma tiền
kỳ.

Epage 106

13
Trong phần trình bày về năm uẩn trong Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận của
ngài Vô Trước- Asaṅga, định nghĩa và chức năng của thọ uẩn và tưởng uẩn được
trình bày riêng biệt. Và rồi hành uẩn được chia thành hai loại - hành uẩn tương
đồng với tâm và hành uẩn không tương đồng với tâm. Khi giải thích hành uẩn
tương đồng với tâm, các tâm sở còn lại được tính có năm mươi mốt tâm sở.
Chúng ta có thể tự hỏi, “Năm mươi mốt tâm sở được nói trong luận này có bao
gồm tất cả các tâm sở không?” Như sẽ được giải thích trong phần sau, [72] có
nhiều loại tâm sở được liệt kê trong Tạp Sự, như biểu lộ sự phẩn nộ, v.v…làm phát
sinh các cử chỉ của thân hay lời nói như cau có; tâm chán nản tột độ; tưởng rằng
không chết nên không nghi ngờ sợ hãi cái chết; tâm ô nhiễm, mệt mỏi, v.v… Đại
thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận chú thích nói: trong Nhiếp Sự Phần của ngài Vô
Trước, Trung Quán Vòng Châu Báu Luận của ngài Long Thọ, v.v… các luận điển
khác nói đến nhiều tâm sở khác mà chúng không bao hàm 51 tâm sở trong Đại
thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói.

Năm mươi mốt tâm sở được nhóm vào trong vài nhóm phân loại khác
nhau

1. Năm biến hành tâm sở

2. Năm biệt cảnh tâm sở

3. Mười một thiện tâm sở

4. Sáu căn bản phiền não tâm sở

5. Hai mươi tuỳ phiền não tâm sở

6. Bốn bất định tâm sở

14
6

Tâm sở ngũ biến hành

Epage 107, T72

Loạt/bộ tâm sở đầu tiên là ngũ biến hành gồm có: (1) thọ, (2) tưởng, (3) tư,
(4) tác ý, và (5) xúc. Thọ là cảm nghiệm một trong ba lạc, khổ và trung tính thuộc
đối tượng của nó. Tưởng là biện phân thuộc tính khác biệt của đối tượng, ví như
“Đây là màu xanh và đó là màu vàng”. Tư làm di chuyển tâm và tâm sở đến đối
tượng, như thỏi nam châm làm di chuyển sắt. Xúc khiến cho tâm tiếp xúc đối
tượng. Tác ý khiến tâm chuyên chú vào một đối tượng cụ thể. Tâm- Tâm Sở Nhiếp
Văn của Thầy giáo thọ Yeshe Gyaltsen nói:

“Tâm sở: thọ, tưởng, tư,

Xúc, và tác ý được gọi là

Ngũ biến hành.”

Thứ nhất, định nghĩa của thọ là tâm sở có tính tự lực cảm nghiệm bất kỳ
lạc, khổ và trung tính. Đại thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận nói:

“Định nghĩa của thọ là gì? Là tính chất của cảm nghiệm”.

Thọ phân làm ba loại: lạc, khổ, và trung tính. Hoặc phân làm hai là thân cảm
thọ, và tâm cảm thọ. Theo cách phân loại đầu tiên, khi một tâm thức đi cùng với
cảm thọ nhập vào đối tượng để cảm nghiệm lạc, khổ, và trung tính không cả hai
lạc khổ. Theo cách phân loại thứ hai, cảm thọ đi cùng với căn thức được gọi là
thân cảm thọ, trong khi cảm thọ đi cùng với ý thức thì được gọi là tâm cảm thọ.
Trong Tứ Bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên có nói:

“Giống như thân căn bao khắp toàn thân,

15
Si mê trụ ở trong tất cả (phiền não).”

Epage 108

Thân căn bao khắp tất cả thân phần, từ đỉnh đầu cho đến lòng bàn chân, vì
thế bất kỳ cảm thọ nào làm quyến thuộc đi cùng bốn căn thức còn lại, như nhãn
thức, v.v… phát sinh, cũng được gọi là thân thọ. Thọ cũng có thể chia thành năm:
(1) thân cảm thọ lạc, (2) thân cảm thọ khổ, (3) tâm cảm thọ lạc, (4) tâm cảm thọ
khổ, và (5) cảm thọ trung tính.

Thứ hai, định nghĩa của tưởng là tâm sở tự lực nắm bắt hình tướng của đối
tượng. Cụm từ “nắm bát hình tướng” nghĩa là không trộn lẫn sự biện phân hay
thuộc tính khác biệt của đối tượng. Về điều này, Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận
nói:

“Định nghĩa của tưởng là gì? Tưởng là tính chất làm cho biết sự nắm bắt
một dấu hiệu hoặc nắm bắt hình tướng, tuỳ những đối tượng của nhận thức qua
thấy, nghe, phân minh cụ thể mà khởi ngôn thuyết.

Đó là có bản chất thiết yếu của một trong hai chấp tướng hay chấp vào nghĩa
tổng (mental image) thông qua đó mà một khái niệm được áp dụng đối với đối
cảnh của sự nhìn (sắc), nghe (thinh), phân biệt, và thông hiểu”.

Tưởng phân làm hai loại: tưởng nắm bắt hình tướng và tưởng nắm bắt
hình ảnh trong tư tưởng. Loại đầu tiên là tưởng đi cùng với năm căn thức để nắm
bắt đối tượng ví như màu xanh dương, màu vàng, v.v… mà không trộn lẫn vào
nhau. Loại thứ hai là tưởng đi cùng/tuỳ tùng/quyến thuộc với ý thức để nắm bắt
danh ngôn (khái niệm chủng loại) không trộn lẫn, ví như “Đây là màu xanh” hoặc
“Đây là màu vàng”.

Hai loại tưởng này hoạt động trên cơ sở của bốn: thấy, nghe, phân minh cụ
thể và nhận biết. Thấy là nhìn thấy trực tiếp đối tượng đặt tên; nghe là dựa vào
nghe từ đáng tin cậy đặt tên; phân minh cụ thể dựa vào bằng chứng đặt tên; nhận
16
biết trực tiếp đối tượng xác định là do tưởng gán đặt thuật ngữ. Trong chú thích
của A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận miêu tả: mắt thấy, tai nghe, ý biết và ba mũi lưỡi
thân là phân minh.

Sắc đề cập đến việc áp dụng một khái niệm phân loại cho một vật được thấy
một cách trực tiếp, thinh tức là áp dụng khái niệm phân loại cho từ đáng tin cậy
được nghe, phân biệt tức là áp dụng một khái niệm phân loại cho những vật được
khẳng định tùy thuộc vào bằng chứng, và thông hiểu tức là áp dụng khái niệm
phân loại (thông qua tưởng) đối với những vật được khẳng định một cách trực
tiếp. Dựa vào những giảng giải của A-tỳ-đạt-ma, điều này áp dụng đối với những
điều được thấy bởi nhãn căn, được nghe bởi nhĩ căn, được hiểu bởi tâm thức, và
được phân biệt bởi ba – tỷ căn, thiệt căn, và thân căn.

Thứ ba, định nghĩa của tư là: tâm sở kích động và chuyển động tâm tương
ứng với nó hướng đến cảnh. Như trong Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận nói:

“Tư là gì? Là hành động của ý làm điều kiện trực tiếp cho tâm thức, có chức
năng làm cho tâm tạo tác những hành vi thiện, bất thiện, và trung tính-vô ký.”
Nhiếp Quyết Trạch Luận nói: “Tư có những chức năng gì? Nó có chức năng thúc
đẩy/phát khởi hành động của ý, thân, và khẩu.” Ví như thỏi nam châm làm chuyển
động thỏi sắt, năng lực của tâm sở này khiến cho tâm hay tâm chuyển động đến
đối tượng.

Epage 109

Theo nơi nương tựa (sở y) của căn-giác quan, từ mắt bao hàm trong xúc
chạm sinh ra tư, cho đến ý bao hàm trong xúc chạm sinh ra tư là tổng cộng có sáu.
Nói chung, có hai loại nghiệp (hành động): nghiệp là tư (tư nghiệp) và nghiệp sau
khi tư (tư dĩ nghiệp). Tư nghiệp là “tư tương ứng cùng với ý thức”. “Do tư làm
động lực phát khởi hành động của thân và lời nói” gọi là nghiệp sau khi tư. A-tỳ-
đạt-ma Câu-xá Luận nói:

17
“Nghiệp là tư và được tạo tác bởi tư.

Tư là nghiệp của ý;

Nó sinh ra nghiệp của thân và lời nói.”

Ngài Nguyệt Xứng cũng nói về tư tương tự như vậy.

Thứ tư, định nghĩa của tác ý là: Do tự lực tâm sở tương ứng với tâm, chuyên
chú vào một đối tượng cụ thể. Sự khác biệt giữa tác ý này và tư là tư làm tâm
tương ứng với nó chuyển động hướng đến tổng thể của đối tượng và tác ý làm
cho tâm hướng đến một đối tượng cụ thể. Trong Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận
nói: “Tác ý là gì? Là sự phát động của tâm; có chức năng của tâm nắm bắt đối
tượng.”

Thứ năm, định nghĩa của xúc là: tâm sở phát sinh bởi tập hợp căn-cảnh-
thức, tự lực chọn lựa đối tượng phù hợp với cảm nghiệm bất kỳ cảm thọ lạc, v.v…

Cụm từ “chọn lựa đối tượng” nghĩa là khi tập hợp căn-cảnh-thức, chọn lựa
một đối tượng cụ thể làm đối tượng độc nhất của riêng nó.

Cụm từ “tập hợp căn-cảnh-thức” không phải là cả ba tập hợp cùng một thời
gian. Bởi vì căn-giác quan làm tăng thượng duyên (điều kiện nổi bật), và thức là
chủ thể nương tựa vào nó, cả hai theo trình tự trước sau không cùng một thời
gian. Do đó, cụm từ “tập hợp” có nghĩa là hội đủ ba điều kiện căn-cảnh-thức.
Trong Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói: “Xúc là gì? Từ tập hợp cả ba, nó quyết
định sự chuyển đổi căn-giác quan và có chức năng làm nơi nương tựa cho cảm
thọ.”

Epage 110

Thông qua căn-giác quan làm nơi nương tựa (sở y) thì xúc được phân làm
sáu loại: từ xúc tập hợp với mắt, cho đến xúc tập hợp với ý.

18
Lý do năm tâm sở - cảm thọ, v.v… được gọi là “biến hành” là vì chúng đi theo
tất cả tâm vương. Thật vậy, nếu thiếu bất cứ một trong năm tâm sở biến hành làm
quyến thuộc tuỳ tùng của tâm vương, thì không thể cảm nghiệm toàn bộ đối
tượng. Nếu không có cảm thọ thì không có cảm nghiệm. Không có tưởng thì
không có khả năng phân định sự khác biệt của đối tượng hay nắm bắt hình tướng
độc đáo/bất cộng/riêng biệt của đối tượng. Không có tư thì không thể hướng đến
đối tượng. Không có tác ý thì ý không thể chuyên chú đến một đối tượng cụ thể.
Không có xúc thì không thể tiếp xúc đối tượng. Do vậy, tâm thức tương tác với
đối tượng thì nhất định phải hội đủ cả năm biến hành.

Du Già Sư Địa Luận Sớ của luận sư Thắng Hữu - Jinamitra nói:

Tại sao cần phải có chính xác duy nhất năm? Nếu thiếu bất
kỳ một trong năm tâm sở nào, thì hoạt động cảm nghiệm về
đối tượng sẽ không hoàn mãn; cho nên chúng không thể ít
hơn. Bởi vì có những sự nhầm lẫn: niệm, dục (lòng mong
cầu), và v.v… (cũng là biến hành) nên chúng không thể có
nhiều hơn (năm). Không có tác ý thì không tập hợp đầy đủ,
và thức tuyệt đối không thể sinh khởi. Đức Thế Tôn nói,
“Nếu tác ý trụ ở gần, nhãn thức sẽ sinh khởi” và những lời
dạy tương tự. Cũng vậy, “Nếu tác ý và tư không có mặt,
không thể thành lập hoặc không thực sự tập hợp trực tiếp,
thì làm thế nào thức sinh khởi? Nếu tưởng và cảm thọ vắng
mặt, sẽ không thể nắm bắt hình tướng của đối tượng và
hoàn toàn không có cảm nghiệm; do đó sự sinh khởi của
tâm thức sẽ trở thành hoàn toàn vô nghĩa. Nếu không có
xúc, thì thọ, tưởng, và tư cũng không sinh khởi, bởi vì
chúng không có nơi nương tựa (sở y) làm hỗ trợ.”

19
Epage 111

Năm Biệt Cảnh

(Tâm Sở với Một Đối Tượng Xác Định)

NHÓM THỨ HAI, năm biệt cảnh (Yul-nge-nga: năm đối tượng xác định,
tâm sở với một đối tượng xác định) là: (1) dục, (2) thắng giải, (3) niệm, (4) định và
(5) tuệ. Nhiếp Quyết Trạch Phần nói:

“Có bao nhiêu pháp không phải năm biến hành sinh khởi?
trả lời: có nhiều pháp không phải biến hành, nhưng chủ yếu
có năm: dục, thắng giải, niệm, định và tuệ”.

Chúng được gọi là biệt cảnh (đối tượng xác định) vì chúng xác định duy
nhất các đối tượng cụ thể theo thứ tự: (1) đối tượng của dục, (2) đối tượng của
quyết định, (3) đối tượng của tập quán quen thuộc, (4) đối tượng của sự quán sát.
Nhiếp Quyết Trạch Phần nói:

“Những loại tâm sở không phải biến hành sẽ sinh khởi với
đối tượng riêng được xác định (biệt cảnh) nào? Trả lời, có
bốn loại theo thứ tự: dục, quyết định, tập quán quen thuộc
và quán sát. Loại sau cùng thuộc định và tuệ, còn lại thì theo
thứ tự ba loại trên.”

Tâm-Tâm Sở Nhiếp Văn nói:

“Năm biệt cảnh đó là:

20
Dục, thắng giải, niệm,

Định và tuệ” [80]

Thứ nhất, giải thích dục-khát vọng, nguyên nhân của khát vọng là thấy
những ưu điểm/phẩm chất/thiện đức của đối tượng, v.v... Định nghĩa của dục là:
do quán sát điều mong muốn, tâm sở truy tìm để đạt được điều đó bằng chính
sức mạnh của nó. Ví dụ tâm sở tìm cầu thiện đức chưa phát sinh trong nó, khiến
cho phát sinh thiện đức đó. Nghĩa theo thuật ngữ của dục là vì tìm cầu đối tượng
của chính nó, làm cho tất cả tâm và tâm sở tương đồng với nó, khởi khát vọng
đến đối tượng của nó, nên gọi là dục-khát vọng. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận
nói:

“Dục là gì? Là đối với sự vật mong muốn, nó rất muốn có


được vật đó và thuộc tính của vật đó. Nó có chức năng làm
cơ sở cho việc phát khởi tinh tấn.”

Chức năng của khát vọng là trực tiếp làm phát khởi tinh tấn siêng năng, gián
tiếp giúp cho phát triển tất cả các thiện đức được nhận biết. Nhiếp Quyết Trạch
Phần cũng nói:

“Khát vọng có chức năng gì? Nó có chức năng phát sinh tinh
tấn siêng năng.”

Epage 112

Khát vọng phân làm ba loại: khát vọng muốn gặp đối tượng, khát vọng
không muốn xa rời đối tượng và khát vọng muốn tìm cầu đối tượng. [81]

Thứ hai, giải thích thắng giải-quyết định, xác nhận, xác tín, nguyên nhân của
thắng giải là thấy, nghe hay nhớ, v.v… thiện đức ưu điểm, khuyết điểm của đối
tượng, v.v… Định nghĩa của thắng giải là: tâm sở bằng sức mạnh của chính nó
nắm bắt đúng như đối tượng mà trước đó đã thấy, nghe, v.v… Ví dụ, do quán sát

21
phân tích, tâm sở xác quyết một đối tượng, nghĩa rằng “nó chính là như vậy”. Đại
Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Thắng giải là gì? Nó nắm bắt sự vật quyết định, đúng như
nó được quyết định, nên nó có chức năng ngăn chặn sự lệch
lạc.”

Các chú giải của A-tỳ-đạt-ma nói thắng giải không nhất thiết phải là tâm
nhận biết đối tượng của nó, vì có thắng giải/quyết định bất thiện nắm bắt đối
tượng của nó theo đối tượng xác định sai lạc đã mang đến. Nghĩa của từ “thắng
giải” tiếng Phạn là adhimokṣa là xác nhận đối tượng của nó, gọi là thắng giải.

Thắng giải-quyết định và tưởng có khác biệt: thắng giải dùng sức mạnh của
chính nó ngăn chặn sự lệch lạc của tâm khỏi đối tượng; tưởng dùng sức mạnh
của chính nó phân loại đặt tên gọi cho đối tượng. Hoặc thắng giải dùng tự lực
nắm bắt đối tượng đúng như nó là; trong khi đó, tưởng chỉ phân tích đối tượng.

Chức năng của thắng giải là xác định đối tượng của nó đúng như ưu điểm,
khuyết điểm, hoặc không là cả hai ưu khuyết, nó ngăn chặn sự lệch lạc sang cái
khác (không bị các khác dẫn dắt chuyển hướng). Nhiếp Trạch Quyết Phần cũng
nói:

“Thắng giải có chức năng gì? [82]. Chức năng của thắng giải là xác
nhận đối tượng về mặt phẩm chất thiện đức, sai lầm, hoặc không phải
cả hai”.

Như trong Nhiếp Trạch Quyết Phần nói, thắng giải phân làm ba: (1) thắng
giải xác nhận về phẩm tính thiện đức trong đối tượng của nó, (2) thắng giải xác
nhận đối tượng về mặt sai lầm, và (3) thắng giải xác nhận về mặt không phải phẩm
chất thiện đức, cũng không phải sai lầm trong đối tượng của nó.

22
Epage 113, C76, T82

Thứ ba, giải thích niệm, nguyên nhân của niệm là rất cung kính và chỉ những
đối tượng đã quen thuộc trước đó mới có thể dẫn đến nhớ niệm. Học Tập Luận
của ngài Tịch Thiên nói:

“Niệm sinh khởi từ rất cung kính.”

Nguyên nhân khác sinh ra niệm, cũng như Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch
Thiên nói:

“Nhờ sợ đoạ, theo Thầy học đạo

Nhờ giáo huấn của Thầy trú trì

Mà người có duyên lành cung kính

Dễ làm cho niệm phát sinh nơi lòng.”

Niệm phát sinh nhờ nương theo thiện tri thức, lắng nghe lời giáo huấn chỉ
dạy của thầy trú trì, biết hổ thẹn và sợ bị người khác khiển trách, [83] và tôn trọng
lời khuyên của thánh nhân.

Định nghĩa của niệm là: tâm sở tập trung vào đối tượng quen thuộc trước
đó, bằng sức mạnh của chính nó làm cho không quên đối tượng. Ví dụ, niệm là
nhớ lại cha mẹ và anh chị em ruột thịt quen thuộc từ thời còn nhỏ. Đại Thừa A-
tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Niệm là gì? Là tâm không quên sự vật quen thuộc.”

Chánh niệm có ba đặc tính. Đặc tính của đối tượng: sự vật đã quen thuộc;
đặc tính của tướng trạng: không quên đối tượng đã tập trung; đặc tính của chức
năng: làm cho tâm không phân tán khỏi đối tượng và làm cơ sở cho tâm trụ liên
tục tập trung vào đối tượng. Hơn nữa, vì niệm không phát sinh nếu không có sự
quen thuộc trước đó, đặc tính của đối tượng được gọi là sự vật đã quen thuộc. Vì

23
niệm không phát sinh nếu sự vật quen thuộc không xuất hiện làm đối tượng của
tâm hiện tại, đặc tính của tướng trạng được gọi là tâm không quên. Và vì tâm sẽ
phát triển sự an trụ là phụ thuộc vào đặc tính của niệm, nên đặc tính của chức
năng được gọi là chức năng không phân tán.

Epage 114, C78, T83

Các luận điển như A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận Chú Thích nói, trong niệm cũng
có bất thiện2. Bởi vì niệm ghi nhớ bất thiện bằng tự lực [84] chỉ ghi nhớ đối tượng
thuộc phiền não nhưng không có chức năng làm quên mất đối tượng thiện. Kinh
luận nói, không ghi nhớ bất thiện (thất niệm bất thiện), tự lực có thể ghi nhớ đối
tượng phiền não hoặc có chức năng làm cho quên đối tượng thiện. Giải thích từ
được gọi là niệm, vì ghi nhớ không quên đối tượng của nó.

Chức năng của niệm làm cho tâm không phân tán khỏi đối tượng và hướng
đến thứ khác. Nhiếp Quyết Trạch Phần nói:

“Niệm có chức năng gì? Niệm có chức năng làm ghi nhớ lại
ký ức về những điều đã suy nghĩ, đã làm và đã nói cách đây
đã lâu”.

Từ việc ghi nhớ lại nhiều lần về những điều đã suy nghĩ, những việc đã làm
trước đây và những gì đã nói cách đây đã lâu, nên nó có chức năng ngăn chặn tâm
phân tán khỏi đối tượng.

Theo như Nhiếp Quyết Trạch Phần phân loại niệm có ba: niệm ghi nhớ tâm
suy nghĩ, niệm ghi nhớ thân hành động, và niệm ghi nhớ miệng nói. Những kết
quả của niệm là nhờ vào niệm ghi nhớ không quên tướng trạng và đối tượng (sở
duyên sở kiến), làm phát triển tất cả thiện đức trong dòng tâm thức thiền định

2
Điều này không theo các bản luận giải truyền thống Nguyên Thủy (Theravāda) về A-tì-đạt-ma,
trong đó cho rằng chánh niệm chỉ là một tâm sở thiện (xem trang 186 bên dưới).
24
chuyên chú vào đề mục và trí tuệ quán sát chi li về đối tượng của nó. Nhập Bồ Tát
Hạnh nói:

“Tôi chắp tay thành khẩn khuyên [85]

Những người muốn giữ gìn tâm,

Bằng tất cả nổ lực giữ gìn

Chánh niệm cùng với chánh tri.”

Do đó Ngài Tịch Thiên nói, giữ gìn chánh niệm và chánh tri là cực kỳ quan
trọng.

Thứ tư, giải thích về định, nguyên nhân của định là: (1) thân rời xa/biệt
lập/tĩnh mịch/vắng vẻ nơi ồn ào nghĩa là tránh xa chốn đông người, và (2) tâm rời
xa những niệm tưởng phân biệt thô, nghĩa là không theo đuổi các đối tượng khác
nhau của tư tưởng. Kinh Đại Tập Hư Không Tạng Bồ Tát Sở Vấn nói:

“Tư lương điều kiện của thiền tịch chỉ là bao gồm thân rời
xa và tâm rời xa”

Ngoài ra, đặt tâm vào đối tượng, ghi nhớ không quên đối tượng của nó và
tinh tấn siêng năng làm cho tâm đặt vào đối tượng trở lại nhiều lần, chúng cũng
là nguyên nhân của định. Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận của ngài Di Lặc nói:

“Tâm trụ vào bên trong

Nhờ vào niệm, tinh tấn.”

Epage 115, C79, T85

Định nghĩa của định là: tâm sở bằng tự lực trụ tâm chuyên chú một điểm
vào đối tượng và có chức năng làm nơi nương tựa cho trí tuệ. Ví dụ khi hoàn toàn
tập trung vào một đối tượng yêu thích, tâm sở trụ vào một điểm [86], không phân
tán vào thứ khác. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

25
“Định là gì? Tâm chuyên nhất vào đối tượng quán sát, và có
chức năng làm nơi nương tựa cho trí tuệ.”

Làm cho tâm chuyên chú một điểm là phải tập làm quen tập trung vào một
đối tượng, không có đối tượng thứ hai. Định và tác ý không giống nhau. Bởi vì,
tác ý là nó và tâm tương đồng đi cùng với nó tập trung vào đối tượng chính nó,
nhưng sức mạnh của chính nó không làm phát sinh trí tuệ; trong khi đó, định làm
phát sinh trí tuệ.

Nghĩa từ của tiếng Phạn samādhi là “định”. Định có nghĩa là “nắm bắt đúng
đắn”, hoặc tâm liên tục nắm chắc đối tượng, gọi là định. Chức năng của định là
kết quả của nó làm nơi nương tựa cho trí tuệ. Nhiếp Quyết Trạch Phần nói:

“Định có chức năng gì? Có chức năng làm nơi nương tựa
cho trí tuệ.”

Quả của định là nhờ vào định phát sinh trí tuệ thắng quán; làm lắng dịu
những tâm tán loạn, v.v… do tâm tham đắm, kích động, phân tán và ý tưởng phân
biệt thô dao động đối với những ưu điểm của đối tượng giác quan bên ngoài (sắc,
thanh, hương, vị và xúc); làm cho thân và tâm nhu nhuyến có thể sử dụng; v.v…
Kinh Đại Bát-Niết-Bàn nói:

“Thiện nam tử, (Xá Lợi Phất, [87]) Nếu ai tu tập định thì đạt
được chánh tri và chánh kiến như thế này.”

Thứ năm, giải thích trí tuệ, nguyên nhân của trí tuệ làm phát sinh và tăng
trưởng trí tuệ qua việc nghe và luyện tập quen thuộc với những gì cùng loại đã
được nghe. Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận nói:

“Trí tuệ đoạn tất cả phiền não sở tri

Vì trí tối thắng này, nhân của nó là nghe.”

26
Epage 116, C81, T87

Định nghĩa của trí tuệ là: tâm sở tập trung vào đối tượng thẩm sát phân biệt,
có chức năng quán sát bởi sức mạnh của chính nó. Ví dụ khi quán sát sự khác biệt
giữa hạt nguyên tử thô và vi tế, tâm sở quán sát toàn triệt. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma
Tập luận nói:

“Trí tuệ là gì? Thẩm sát phân biệt toàn triệt bản chất của sự vật được
quán sát. Nó có chức năng loại trừ nghi ngờ”.

Chức năng của trí tuệ cũng có khả năng loại trừ nghi ngờ, v.v… về đối tượng
của nó.

“Thẩm sát phân biệt-tư duy tuyển chọn” trong định nghĩa về bản chất của
trí tuệ, nghĩa là thẩm sát phân biệt riêng từng đối tượng một không lẫn lộn. Trí
tuệ và tưởng là không giống nhau. Bởi vì, trí tuệ phân biệt riêng từng sự vật bởi
sức mạnh của chính nó, [88] trong khi tưởng dùng sức mạnh của chính nó đặt
cho danh ngôn (phân loại theo quy ước). Hoặc là, trí tuệ đoạn trừ nghi ngờ bằng
sức mạnh của chính nó, nhưng tưởng không đoạn trừ nghi ngờ. Cả hai tầm và tứ
cũng không giống trí tuệ. Bởi vì cả hai tầm tứ không thể tự lực đoạn trừ nghi ngờ.
Hơn nữa, người ta có thể giải thích thuật ngữ trí tuệ, hay prajñā trong tiếng Phạn,
(jñāna) là biết và (pra) là tối thắng, gọi là trí tuệ biết tối thắng cho việc tìm kiếm
cách tồn tại của đối tượng. Cũng gọi là trí tuệ (prajñā), vì nó là tối thắng (pra)
trong các tâm thức biết (jñāna).

Theo bản chất của trí tuệ phân làm hai loại: trí tuệ bẩm sinh (thiên sinh tuệ)
và trí tuệ qua sự trôi luyện (hậu sinh tuệ). Trí tuệ sau cũng phân làm ba: trí tuệ
sinh từ nghe, trí tuệ sinh từ tư duy và trí tuệ sinh từ tu tập. A-tỳ-đạt-ma Câu-xá
Luận Tự Thích nói:

27
“Cụm từ ‘những trí tuệ’ là chỉ cho các trí tuệ hữu lậu (nhiễm
ô) sinh ra do nghe, do tư duy, do tu tập, và do bẩm sinh (trí
tuệ đã có khi sinh ra) cùng với các phẩm chất đi theo nó.”

Epage 117

Thứ nhất, trí tuệ bẩm sinh là trí tuệ tự nhiên phát khởi trong dòng tâm thức
của một người, không phải phụ thuộc vào sự rèn luyện, nghe, v.v… Thứ hai, trí
tuệ do nghe là trí tuệ xác định chỉ nghĩa chung của ngôn từ (khái niệm phổ quát)
qua lời dạy trong kinh luận trước đây chưa nghe, tâm ghi nhớ chúng không quên,
đọc tụng lại, ghi chú, ghi nhớ lại, v.v… để ghi chúng vào bộ nhớ. Thứ ba, trí tuệ do
tư duy là trí tuệ quán sát và kiểm nghiệm ý nghĩa đã nghe, và cuối cùng dùng
lượng biết để xác định ý nghĩa đó. Thứ tư, trí tuệ do tu tập là trí tuệ chuyên chú
một điểm, với sự trợ giúp của khinh an linh hoạt đặc biệt làm cho thân và tâm
nhu nhuyến có thể sử dụng, [89] thực hành thiền quán đi quán lại nhiều lần ý
nghĩa đã được xác định bởi trí tuệ do tư duy phát sinh.

Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Luận Sớ của ngài Thế Thân nói:

“Nghe là đặt tập khí (năng lực tiền tàng) vào trong tâm. Tư
duy làm cho chứng biết. Tu tập, thiền tịch chỉ làm cho an
tịnh lắng dịu và thắng quán chứng biết toàn triệt/cực/tối
thắng.”

Ngoài ra, trí tuệ phân thành ba loại: thiện, bất thiện và vô ký-trung tính.
Nhiếp Quyết Trạch Phần nói:

“Trí tuệ là gì? Hướng đến việc này hay việc kia, nó thẩm sát
phân biệt (tuyển trạch: tư duy thẩm sát tuyển chọn) toàn
triệt các pháp. Nó cũng phát sinh nhờ lý do, phát sinh do
phi lý và phát sinh do cũng không phải hợp lý cũng không
phải phi lý.”
28
Ngoài ra, trí tuệ cũng có phân loại: trí tuệ rộng lớn, trí tuệ nhạy bén, trí tuệ
thâm sâu, trí tuệ sáng suốt, v.v….

Kết quả của trí tuệ: Do loại trừ si mê ngu đốt của hữu tình, nó chứng biết
cách tồn tại của đối tượng được nhận thức. Kinh Phật Thuyết Bồ Tát Hành
Phương Tiện Cảnh Giới Thần Thông Biến Hoá nói:

Trí tuệ thù thắng này, giống như ánh sáng, [90]

Thường xóa tan bóng tối cho hữu tình;

Nó như ngọn đèn phát sáng;

Trí tuệ này chiếu sáng khối phiền não,

Vì loại trừ gốc rễ si mê và tham ái.

Kinh nói: Trí tuệ thù thắng giống như ánh sáng, thường xóa tan bóng tối
tham muốn sai lạc của chúng sinh ở mọi thời gian. Nó giống như ánh sáng của
ngọn đèn, chiếu soi không sai lầm về những gì nên thực hành và những gì cần
đoạn trừ. Nó giống như ánh sáng, xóa tan bóng tối của tham dục bằng cách đoạn
trừ gốc rễ của si mê và luyến ái.

Epage 118, C83, T90

Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận giải thích, năm biệt cảnh: dục, v.v… gọi là
“biệt cảnh”, nhưng không gọi là “biến hành”. Bởi vì chúng có “biệt cảnh”- (đối
tượng xác định) đối với riêng từng đối tượng. Dục-khát vọng phát sinh với đối
tượng mong cầu, nhưng không phát sinh với đối tượng khác. Thắng giải-xác
nhận/tín phát sinh với đối tượng trước đó đưa đến, nhưng không phát sinh với
đối tượng khác. Niệm chỉ sinh khởi với đối tượng đã quen thuộc. Định và trí tuệ
chỉ sinh khởi với đối tượng được quán sát. Các A-tì-đạt-ma Luận điển thuộc hạ
bộ, điển hình như Câu-xá luận, v.v… nói cả năm biệt cảnh này là biến hành. Ví dụ,
tâm tương ưng/đồng với nghi ngờ cũng có chút ít trí tuệ, vì trí tuệ yếu và nghi

29
ngờ mạnh, v.v… Điều này sẽ giải thích trong A-tì-đạt-ma Câu-xá luận ở chương
12. [91]

Mười một thiện


Epage 119, C84, T91

BỘ THỨ BA trình bày về mười một tâm sở thiện: (1) tín-đức tin, (2) tàm-
xấu hổ, (3) quý-hổ thẹn, (4) không tham-không bám chấp (5) không sân- không
thù ghét, (6) không si mê, (7) tinh tấn-siêng năng, (8) khinh an, (9) bất phóng dật-
cẩn trọng, (10) xả-bình đẳng, (11) bất hại/bạo động. Tâm-Tâm Sở Nhiếp Văn nói:

Mười một thiện như sau:

Tín, tàm-xấu hổ, quý-hổ thẹn,

Không tham, không sân, không si,

Tinh tấn, khinh an, bất phóng dật,

Xả-bình đẳng và bất hại/bạo động.

Thứ nhất, tín là tâm sở làm nơi nương tựa của khát vọng hướng tới mục
đích, tự nó tin vào bậc thánh hiền với một trong những chức năng tin tưởng-
thắng giải tín, ngưỡng mộ-thanh tịnh tín hoặc noi gương theo-hiện cầu tín. Đại
Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

“Tín là gì? Chức năng của nó là chỗ nương tựa cho khát
vọng biểu hiện bằng tin tưởng, ngưỡng mộ hay noi gương
theo đối với những gì thực sự hiện hữu, có phẩm tính hoặc
có khả năng.”

30
Ở đây, cụm từ “thực sự hiện hữu” chỉ cho đối tượng của sự tin tưởng, do
tin tưởng xác tín vào những sự thực, hiện hữu và không lừa dối… “Tin tưởng” chỉ
trực tiếp cho tín tâm.

Cụm từ “có phẩm tính” chỉ cho đối tượng của tịnh tín, chính mình tin tưởng
khi nhìn thấy những phẩm tính của bậc thánh hiền v.v... tín tâm làm lắng trong
chất bẩn phiền não giống như nước lắng trong chất bẩn đục. Do đó, tin tưởng
những phẩm tính cao thượng có thể sinh khởi trong dòng tâm thức của chính
mình gọi là tịnh tín. Cụm từ “có khả năng" chỉ cho đối tượng của tín cầu noi gương
(hiện cầu tín). Tín cầu noi gương nghĩ rằng: “Nhận biết rằng có năng lực đạt được
phẩm tính cao thượng và có khả năng đoạn trừ khuynh hướng trái nghịch (không
phải thiện), tôi quyết định phải đạt được chúng”, chính tín tâm trình bày trực tiếp
lòng “mong cầu”. Nói chung, tinh tấn siêng năng là nguyên nhân của tất cả phẩm
tính, nhưng phát khởi tinh tấn siêng năng thì cần lòng mong cầu hướng đến mục
đích (tín cầu noi gương), và để phát khởi lòng mong cầu thì phải có niềm tin và
thấy những phẩm tính tốt (ngưỡng mộ-tịnh tín). Vì thế, nhiều kinh luận thường
nói đi nói lại rằng “niềm tin là nền tảng của mọi thiện đức”.

Epage 120, C85, T92

Thứ hai, tâm sở tàm-xấu hổ là vì tự xét mình thấy hổ thẹn với tội lỗi đã làm
và có chức năng tác dụng làm nơi nương tựa cho tâm sở ngăn chặn hành vi xấu
ác, thực hành hành vi thiện lành. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

“Tàm-xấu hổ là gì? Tự xét mình thấy hổ thẹn với tội lỗi đã làm. Nó có chức
năng làm nơi nương tựa cho việc ngăn chặn hành vi tội lỗi.” [93]

Thứ ba, tâm sở quý - sự ngượng ngùng hổ thẹn là ngượng ngùng hổ thẹn
vì xét với người khác về hành vi xấu mình đã làm, chức năng của tâm sở này thực
hành điều thiện và từ bỏ điều ác. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

31
“Quý-ngượng ngùng hổ thẹn là gì? Đối với người khác ngượng ngùng hổ
thẹn tránh xa hành vi tội lỗi; đó là chức năng của nó.”

Mặc dù đều giống nhau trong việc hổ thẹn tránh xa tội lỗi hoặc hành vi xấu,
nhưng có sự khác biệt giữa tàm-xấu hổ và quý-hổ thẹn. Tàm-xấu hổ tránh xa hành
vi xấu vì tự xét mình: “Nếu tôi làm hành vi xấu này, nó không những không có lợi
cho bản thân tôi trong tạm thời hoặc lâu dài, mà nó còn gây hại, vì vậy tôi không
nên làm.” Tàm-hổ thẹn tránh xa việc làm sai trái của mình vì quán xét đối với
người khác, nghĩ rằng: “Nếu tôi làm hành vi xấu này khiến cho các bậc Thánh hiền
sẽ rất lo lắng và người khác sẽ chê bai mình, v.v… nên không thích hợp”.

Hai tâm sở này là điều kiện vô cùng quan trọng đối với việc giữ gìn giới
luật. Đặc biệt, những người mới bắt đầu không thể thiếu phương pháp phòng hộ
ngăn chặn điều bất thiện.

Thứ tư, tâm sở không tham là tâm sở nhờ quán thấy luân hồi cõi hữu và sự
vật trong luân hồi cõi hữu mà phát sinh chán ghét kinh tởm. Nó làm nơi nương
tựa cho việc phòng hộ không làm điều ác. [94] Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận
nói: “Không tham là gì? Là không tham chấp luân hồi cõi hữu và sự vật trong luân
hồi cõi hữu. Nó có chức năng làm nền tảng/nguyên nhân/nơi nương tựa cho việc
không làm điều ác.”

Thứ năm, tâm sở không sân hận là tâm sở tiêu diệt sự phát sinh sân hận và
không muốn gây tổn hại, v.v… khi nhận thức một trong ba đối tượng phát sinh
sân hận. Ba đối tượng phát sinh sân hận là hữu tình, đau khổ và hoàn cảnh tạo ra
khổ đau. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

“Không sân hận là gì? Là không có tâm thù địch đối với hữu tình, đau khổ,
hoặc hoàn cảnh tạo ra đau khổ. Vì vậy, nó có chức năng làm nguyên nhân cho việc
không làm các hành vi xấu.”

32
Epage 121, C87, T94

Thứ sáu, tâm sở không si mê là tâm sở đề cập đến phương diện trí tuệ quán
sát chi li và đối trị si mê do một trong những nguyên nhân hoặc bẩm sinh (thiên
sinh) hoặc được đào luyện phát sinh (hậu sinh). Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận
nói:

“Không si mê là gì? Là quán sát chi li và trí tuệ phát sinh từ nghiệp chín
muồi, từ học hỏi kinh giáo, từ tư duy nghĩa kinh giáo và từ chứng biết nghĩa kinh
giáo. Vì vậy, nó có chức năng làm nguyên nhân (nơi nương tựa) của việc không
làm điều ác”. Gốc rể thiện của không si mê có hai loại: bẩm sinh [95] và được đào
luyện phát sinh. Bẩn sinh (thiên sinh) nghĩa là được phát sinh do sự chín muồi
của sức mạnh luyện tập từ đời trước. Cho nên gọi là “từ nghiệp chín muồi”. Được
đào luyện phát sinh chỉ cho ba giai đoạn trôi luyện- học hỏi, tư duy phân tích và
luyện tập thiền quán được nói trong Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận, theo trình
tự trí tuệ phát sinh qua việc học hỏi kinh giáo, từ tư duy nghĩa kinh giáo và từ
chứng biết nghĩa kinh giáo. Người ta có thể hỏi, “tâm sở không si mê và trí tuệ
khác nhau như thế nào?” Tâm sở không si mê chỉ là không mê muội và có chức
năng làm nguyên nhân phòng hộ không làm các hành vi xấu ác. Trí tuệ có đặc tính
phân tích chi tiết các pháp và có chức năng loại trừ nghi ngờ. Ba tâm sở không
tham, không sân và không si này là nguồn gốc của tất cả thiện pháp, là phương
tiện ngăn chặn tất cả hành vi xấu ác.

Thứ bảy, tinh tấn - siêng năng là tâm hoan hỷ chuyên chú làm thiện, có chức
năng làm cho tâm sở hành thiện. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

“Tinh tấn là gì? Là tâm vui thích với áo giáp tinh tấn, ứng dụng/gia hạnh,
không chán nãn, không thối chuyển, không cho là đủ (lười biếng). Nó có chức
năng hoàn thành và thực hiện toàn diện thiện pháp.” Tinh tấn cần phải vui thích
với việc thiện, do đó những nỗ lực trong công việc bình thường của thế gian không
phải là tinh tấn. [96] Tinh tấn siêng năng có năm loại: (1) Niềm vui thích trước khi
33
tham gia làm thiện là áo giáp tinh tấn (giáp bị tinh tấn). (2) Thường luôn vui thích
và cung kính thực hành tại thời điểm thực hành việc thiện là gia hạnh tinh tấn.
(3) Tâm vui thích không chán nãn khi làm phát khởi thiện hạnh là tinh tấn không
nản lòng. (4) Niềm vui thích làm thiện không bị thối chuyển bởi người khác, v.v…
gây ra những điều kiện bất lợi/hoàn cảnh nghịch duyên, là tinh tấn không thối
chuyển. (5) Niềm vui thích không cho là đủ với việc thiện đã làm, là tinh tấn không
cho là đủ. Những tinh tấn này theo trình tự đã trích dẫn của Đại Thừa A-tỳ-đạt-
ma Tập Luận: “áo giáp, v.v…”

Epage 122, C88, T96

Thứ tám, tâm sở khinh an là tâm sở lưu dấu vết trong dòng tâm linh hoạt
nhu nhuyến có thể sử dụng để chuyên chú vào đối tượng thiện như ý muốn và
làm gián đoạn dòng tương tục của thân tâm thô nặng (rối loạn chức năng). Đại
Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

“Khinh an là gì? Do làm gián đoạn dòng tương tục của thân và tâm thô nặng
nên thân và tâm linh hoạt nhu nhuyến dễ sử dụng, có chức năng loại trừ tất cả
chướng ngại. Thông thường, khinh an có hai loại: thân kinh an và tâm khinh an.
Khinh an được trình bày ở đây là tâm khinh an. Sự khác nhau giữa thân kinh an
và tâm khinh an sẽ giải thích sau trong chương thiền tịch chỉ. [97]

Thứ chín, bất phóng dật - chuyên chú là tâm sở này được gán cho một tâm
tinh tấn siêng năng và không có ba độc tham-sân-si khi quán sát bất kỳ pháp thiện
nào; nó phòng hộ bảo vệ tâm khỏi những nhân tố trái nghịch bất lợi; với chức
năng làm khởi sinh thiện, trụ-duy trì thiện hoặc phát triển thiện. Đại Thừa A-tỳ-
đạt-ma Tập Luận nói:

“Bất phóng dật là gì? Dựa trên không tham, không sân và không si mê với
sự tinh tấn; nó tu tập các thiện pháp.”

34
Bất phóng dật phân làm ba loại: Bất phóng dật chuyên chú đến hành vi thuộc
về quá khứ, vị lai và hiện tại (trước, sau và giữa). Hoặc chúng ta tính có năm loại,
nếu bao gồm hành vi tại thời điểm trước và tiếp tục đến thời điểm sau. Thứ tự
này căn cứ theo Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói: “Tịnh hoá loại trừ bất thiện
trong quá khứ, phòng hộ ngăn chặn bất thiện ở vị lai và không làm bất thiện ở
hiện tại; kiểm soát động cơ của mình và liên tục duy trì bất phóng dật chuyên chú.”

Thứ mười, xả-bình đẳng là tâm sở đạt được chín giai đoạn trụ tâm bằng các
phương pháp đặt tâm chuyên chú vào một đối tượng bên trong. Khi đạt được trụ
tâm ở giai đoạn thứ chín thì không cần nỗ lực đối trị hôm trầm-sao lãng và trạo
cử-kích động, tâm trụ một cách tự nhiên. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

“Xả là gì? Dựa vào không tham, không sân và không si, cùng với tinh tấn; nó
có chức năng ngăn chặn cơ hội cho tâm phiền não phát sinh; [98] nó là tâm bình
đẳng, tâm chánh trực, tâm an trụ tự nhiên và trụ đối nghịch với tâm tạp nhiễm.”
Chức năng của xả là ngăn chặn cơ hội cho phiền não như trạo cử, hôm trầm v.v…
phát sinh.

Epage 123, C89, T98

Thông thường có ba loại xả: hành xả, xả thọ và xả vô lượng. Ở đây nói đến
loại đầu tiên. Thanh Văn Địa Luận cũng nói:

“Xả là gì? Là tâm không phiền não trực tiếp chuyên chú đến đối tượng thuộc
phạm vi của thiền tịch chỉ và thiền thắng quán. Tâm bình đẳng không có phiền
não, chánh trực, tự nhiên hướng nội, tâm cân bằng sự an lạc, tâm linh hoạt nhu
nhuyến dễ sử dụng mà không cần nổ lực khi chuyên chú vào bất kỳ đối tượng
nào.”

Thứ mười một, tâm sở bất hại/bạo động là tâm sở bao hàm trong không sân
khi quán sát đối tượng của nó - chúng sinh với lòng bi thương yêu hoặc không
thể chịu đựng trước khổ đau của kẻ khác mà suy nghĩ “giá như họ thoát khỏi khổ
35
đau”. Nó có chức năng khiến từ bỏ sự giết hại, đánh đập chúng sinh, v.v… Đại
Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

“Bất hại là gì? Là bản thể tâm bi mẫn thương yêu bao gồm không sân hận,
[99] có chức năng ngăn chặn sự tổn hại”. Tóm lại, ở đây căn cứ theo Đại Thừa A-
tỳ-đạt-ma Tập Luận, tâm bi có bản chất của tâm sở bất hại.

Epage 124 blank

TỪ VÀ BI

Epage 125, C90, T99

Ở ĐÂY, ĐỂ mở rộng sự trình bày mười một tâm sở thiện ở trên, bây giờ
chúng ta thảo luận về từ và bi. Lợi ích của từ và bi trước tiên đến với người phát
khởi tâm từ bi. Khi các tâm lương thiện như từ, bi, kham nhẫn, v.v… đang phát
khởi trong dòng tâm thức của mỗi người, thì chúng tự nhiên phát triển sức mạnh
trong tâm của người ấy, làm giảm bớt lo sợ, tăng thêm tự tin, v.v… Từ và bi khơi
dậy cảm giác nối kết thân gần với người khác, không những chúng mang lại cho
chúng ta những cảm giác có ý nghĩa và mục đích của đời người, mà còn những
lúc rất khó khăn, chính lòng từ và bi cũng làm cho trong tâm ta được nghỉ ngơi.

Đó là sự thật cho tất cả mọi người, bất kể họ là ai, khi trong dòng tâm thức
của một người có lòng lương thiện thương yêu người khác, cuộc sống riêng của
người đó trở nên hạnh phúc hơn, có thể mang lại cảm giác dễ chịu thoải mái hơn
và bình an hơn trong cộng đồng nơi họ sống. Nếu mỗi cá nhân xem trọng hành vi
cao thượng của chính mình và làm cho những thiện đức trong tâm như lòng từ,
36
bi, nhẫn nhục, v.v… trở thành một phần không thể nào tách rời trong cuộc sống
của chính mình, [100] điều này nhất định sẽ mang lại những kết quả tuyệt vời
nhất.

Con người, chúng ta sinh ra và trưởng thành dưới tình thương yêu chăm
sóc của cha mẹ, và cảm giác mạnh mẽ về tình yêu thương trong suốt thời trẻ vẫn
tồn đọng và thấm sâu trong dòng máu của chúng ta. Các nhà khoa học về y học đã
chứng minh với những bằng chứng thực nghiệm khi có một cảm giác yêu thương
mãnh liệt, hạnh phúc, và bình an trong tâm của một người, nó giúp tăng cường
sức khỏe của cơ thể; và ngược lại tâm thức thường xuyên bị kích động, làm giảm
sức khỏe của cơ thể.

Tất cả chúng ta đều cảm kích giá trị của tâm từ và bi một cách tự nhiên, mà
không cần phụ thuộc vào người khác truyền cảm hứng. Chúng không chỉ là phẩm
chất quý báu nhất trong tâm, mà còn là cội nguồn hạnh phúc của mỗi cá nhân và
nền tảng của xã hội hài hoà. Do đó, nếu một người muốn tìm kiếm hạnh phúc an
lạc cho riêng mình hoặc tìm kiếm hạnh phúc an lạc cho người khác thì nhất định
phải thực hành từ và bi.

Hơn nữa, động cơ lương thiện là gốc rễ của hành vi cao thượng lương thiện.
Khi phát khởi động cơ tăng thượng ý lạc thanh tịnh làm chuyển hướng tâm đến
lợi ích của kẻ khác, thì tự nhiên những hành vi của người đó trở nên cao thượng
lương thiện thuần khiết không bị pha tạp. Vì vậy, xác nhận lòng từ và bi là nền
tảng chính yếu để thiết lập toàn diện con đường thiện hạnh. Cũng vậy, chúng ta
gọi là hoà bình, không chỉ đơn thuần là không gây hại người khác, mà rõ ràng là
sự biểu hiện của lòng từ bi. [101]

Epage 126, C91, T101

Chính vì lòng từ bi là gốc rễ của an lạc hạnh phúc của con người, cho nên
tất cả truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới đều nhấn mạnh những lời dạy về

37
việc thực hành lòng từ ái. Hiển nhiên con người cảm kích lòng từ ái, thì loài động
vật cũng yêu thích lòng từ ái. Bảo vật vô giá của con người có được, đó là lòng
tốt/trái tim nhân hậu/thiện tâm. Làm lợi ích, lương thiện cao thượng, và có thiện
tâm/trái tim nhân hậu đối với người khác là tinh túy của đời người. Cho nên nếu
thiếu tâm từ ái, thì mất hết ý nghĩa của đời sống con người.

Chúng ta không phải không có phương pháp làm khơi dậy tình thương yêu
này, vì thành phần tạo nên cơ thể của mọi người đã vốn có năng lực thương yêu
trong dòng tâm thức của họ và nhờ vào trí tuệ tư duy thẩm sát làm cho năng lực
này phát triển. Chúng ta không chỉ phát khởi yêu thương đối với con người, mà
còn bao quát tất cả hữu tình khác. Ngay cả với người không có đức tin tôn giáo,
người đó nhất định có thể nhận biết rằng tâm từ và bi cực kỳ quan trọng và hữu
ích lớn lao trong đời sống con người.

Mặc dù chúng ta có cảm giác và kinh nghiệm mạnh mẽ về yêu thương ở thời
trẻ, nhưng dần theo thời gian, chúng ta lớn lên lần lượt chịu nhiều lực tác động
của môi trường bên ngoài và bên trong làm ngăn chặn tiềm năng yêu thương
trong chúng ta. Bất luận chúng ta có tín ngưỡng tôn giáo hay không, chúng ta nên
hiểu một cách chắc chắn rằng tình yêu thương cần thiết cho sự an lạc hạnh phúc
của chính ta, cũng như cho gia đình và xã hội, và tình yêu thương thực sự phát
sinh sự an bình và hạnh phúc trong tâm. [102]

Nói chung, từ-yêu và bi-thương cần phân biệt trên hai cấp độ. Thứ nhất là
tình cảm yêu thương yêu phát khởi theo sự phát triển sinh lý do cấu tạo của cơ
thể, giống như tình yêu của người mẹ ôm ấp con thơ của mình. Cấp độ thứ hai là
cần phải tu tập phát triển dần tình yêu thương tự nhiên đó trở thành tâm từ và bi
rộng lớn.

Để đạt được cấp độ sau, chúng ta phải chọn cách nhìn không thiên vị. Bất
luận họ là chủ hay tớ, giàu hay nghèo, người trí hay người ngu, mạnh hay yếu, da
đen hay da trắng, v.v… Điều quan trọng nhất là nhìn nhận/ý tưởng gần tám tỷ
38
người trên thế giới này tất cả là con người giống nhau; mọi người đều giống nhau
muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau. Khi chúng ta có ý tưởng này, thì
sự phân ranh “chúng ta và bọn họ”, những tâm tham dục và sân hận phát khởi do
sự phân ranh đều có thể giảm bớt.

Epage 127, C92, T102

Có hai cách nhìn người khác. (1) Một là thấy tất cả mọi người giống nhau là
muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau và vì vậy xem mọi người “đều là một
con người”. (2) Một cách khác là xem những người khác về phương diện không
giống nhau của họ như là quốc gia, vùng miền, chủng tộc, ngôn ngữ, giàu, nghèo,
có hoặc không có giáo dục, truyền thống tôn giáo, v.v… Nhìn người khác theo cách
thứ nhất sẽ không làm phát sinh tham dục và sân hận trong tâm thức của chúng
ta. Cách nhìn thứ hai, dựa vào sự phân ranh “chúng ta và bọn họ” làm phát sinh ý
tưởng về kẻ thù và người thân. Mặc dù trên sự phân ranh giữa “tôi và bạn” [103]
có thể khởi lên yêu thương, nhưng đó là tình yêu thương có sự thiên vị. Nơi nào
có tình yêu thương thiên vị thì nơi đó cũng phát khởi lòng thù hận. Chính vì dựa
vào tính thiên vị, nên tham chấp phía mình và nghi ngờ phía người khác, ác tâm
và tâm tổn hại người khác có thể phát sinh. Tình yêu thương phát khởi trên ý
tưởng “đồng một con người” là tình yêu thương không thiên vị. Do đó, chúng ta
cần phát triển từ và bi dựa trên ý tưởng người nào đó là “một con người” giống
như bản thân ta. Cũng như Hiện Quán Trang Nghiêm luận của Thánh giả Di Lặc
nói:

“Tâm bình đẳng đối với các hữu tình.” 3

Hiện Quán Trang Nghiêm Luận Sớ của ngài Sư Tử Hiền nói:

“Tâm bình đẳng/đồng nhất đối với tất cả hữu tình.” 4

NOTE NÀY THỪA 3 Maitreya, Abhisamayālaṃkāra, chap. 1. Toh 3786, 3b, Pd 49:8.
Di Lặc, Hiện Quán Trang Nghiêm luận (Abhisamayālaṃkāra), chương 1. Toh 3786, 3b, Pd 49:8.
4
Maitreya, Abhisamayālaṃkāra, chap. 1. Toh 3786, 3b, Pd 49:8.
39
Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên nói:

“Khi nào cả ta và người

Giống nhau muốn hạnh phúc

Họ có gì khác ta đâu?

Tại sao nổ lực tìm vui cho riêng mình?

Khi nào cả ta và người

Giống nhau ghét khổ đau

Họ có gì khác ta đâu?

Sao chỉ che chở mình

Mà không che chở người?”

Khi ta và người không có gì khác biệt, cả hai giống nhau muốn hạnh phúc;
thì không hợp lý chỉ nổ lực tìm hạnh phúc cho riêng mình mà không nổ lực vì
hạnh phúc của người khác. [104] Tương tự, khi không có gì khác biệt giữa ta và
người, cả hai giống nhau không muốn khổ đau, thì không hợp lý chỉ bảo vệ hạnh
phúc của riêng mình mà không bảo vệ hạnh phúc của người. Đây là những gì ngài
Tịch Thiên tuyên bố trong các câu kệ trên.

Epage 128, C94, T104

Hơn nữa, khi chúng ta nhận biết sự thực mọi người sống phụ thuộc lẫn
nhau, thì ta có thể phát khởi tình yêu thương không thiên vị đối với người khác.
Chúng ta phải sống chung với xã hội con người, mà không thể sống độc lập một
mình. Bản chất chung của cấu tạo cơ thể của con người thì sự an lạc hạnh phúc
của mỗi cá nhân cũng phải phụ thuộc vào người khác.

Di Lặc, Hiện Quán Trang Nghiêm luận (Abhisamayālaṃkāra), chương 1. Toh 3786, 3b, Pd 49:8.
40
Vì vậy, trong toàn bộ xã hội loài người, từ việc lớn như quốc gia cho đến
việc nhỏ như gia đình, tất cả nhu cầu của chúng ta như là giáo dục, sức khỏe,
thương mại, kinh tế, thực phẩm, thức uống, trang sức, quần áo, v.v… không có
một cái nào là không phụ thuộc vào người khác. Với sự thực tất cả chúng ta phụ
thuộc vào người khác, nếu chúng ta tiếp tục không thích hay không tin tưởng lẫn
nhau, lừa dối lẫn nhau, làm tổn thương lẫn nhau, thì chúng ta không thể nào đạt
được hạnh phúc.

Ngày nay, trên toàn thế giới, người ta tin rằng an lạc hạnh phúc có thể đạt
được bằng cách duy nhất là phát triển vật chất và cho đó là nguồn gốc của an lạc
hạnh phúc của đời người. Nhưng khi trong tâm của mỗi người tràn đầy những
tính tình như ái trọng bản thân, tham dục, sân hận, ngã mạn, tâm gây hại, ghen
tỵ, tranh đua, nghi ngờ và kỳ vọng, thiên vị, v.v… [105], thì điều kiện vật chất bên
ngoài có hoàn mỹ đến đâu, bạn không thể nào có một cuộc sống hạnh phúc an lạc.

Ngược lại, nếu nội tâm của mọi người có được sự điều phục và an tịnh như
là ái trọng người khác, tâm lợi tha, biết đủ, yêu thương từ bi, nhẫn nhục, v.v… thì
họ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, cho dù điều kiện vật chất bên ngoài có thể
không hoàn mỹ. Do đó, không thể phủ nhận rằng một cuộc sống an lạc hạnh phúc
hay không là chủ yếu phụ thuộc vào thái độ của người đó. Vì vậy, nếu không có
sự an lạc hạnh phúc trong tâm hồn của mỗi thành viên trong gia đình thì sẽ khó
(khăn trong việc tìm phương pháp) đạt được an lạc hạnh phúc trong gia đình và
xã hội.

Các điều kiện phát sinh nhiều vấn đề do con người đã và đang gây ra trong
thế giới ngày nay là tham lam, cạnh tranh, hiềm hận, tâm gây hại, ngã mạn, ghen
tỵ, tham dục, sân hận, v.v…, và gốc rễ của tất cả vấn đề này không ai khác hơn là
tư tưởng “chấp ngã” và “quý trọng bản thân”. Thích Lượng Luận nói:

“Khi có “tôi” thì nhận biết “kẻ khác”

41
Từ phân chia tôi, kẻ khác dẫn đến tham và sân

Liên quan toàn diện với hai điều này

Tất cả lỗi lầm phát sinh.”

Epage 129, C95, T105

Khi có chấp ngã, thì ý tưởng “kẻ khác” sinh khởi. Từ đó phân chia riêng
chủng loại và bản chất “tôi” và “kẻ khác”. Điều này làm phát sinh sự tham chấp và
nắm giữ phía mình và sân hận phía người. Khi dòng tâm thức liên kết toàn diện
với những tham chấp sự an lạc hạnh phúc của phía mình và sân hận làm cho phía
người đau khổ, [106] cho nên gây ra tất cả những lỗi lầm như giết người, trộm
cắp, v.v… Tương tự, Nhập Bồ Tát Hạnh nói:

“Bao nhiêu hạnh phúc trần gian

Tất cả do muốn lợi tha mà có

Bao nhiêu thống khổ trên đời

Tất cả do muốn lợi mình mà ra.”

Tất cả những loại hạnh phúc trần gian đến từ việc làm lợi lạc cho kẻ khác
và mong muốn người khác hạnh phúc. Tất cả những loại thống khổ trên đời đến
từ ái trọng bản thân, mong muốn hạnh phúc cho riêng mình. Do đó ở đây nói, cần
phải ngăn trừ ái trọng bản thân bằng nhiều biện pháp.

Tóm lại, từ lời nói của miệng, biểu hiện cử chỉ của thân, và cho đến một
động tác tinh tế của con người được phân loại tốt hay xấu là tuỳ theo tư tưởng
động cơ. Do đó, điều rất quan trọng khi làm bất kỳ công việc lớn hay nhỏ nào, đầu
tiên ta phải phát khởi động cơ lương thiện. Phương pháp làm cho tất cả mọi
người sinh ra trên thế giới này có được an lạc hạnh phúc thì chúng ta phải bỏ lại
sau lưng tất cả sự bất đồng thuộc về chủng tộc, quan điểm triết học, truyền thống
tôn giáo, v.v… Đây là nguyên nhân chính của việc nâng cao hành vi lương thiện
42
đạo đức giữa các chủng tộc và quốc gia, mà không liên quan đến truyền thống tôn
giáo. Chúng ta nên hiểu “hành vi lương thiện” nghĩa là không dùng thân, lời và ý
của mình gây hại cho người khác. [107]

Vì xã hội loài người rộng lớn này phải sống phụ thuộc lẫn nhau, điều cực kỳ
quan trọng là cần tạo ra một xã hội sống với từ-tình yêu và bi-thương mến giống
như một gia đình, cùng chung chia sẻ thức ăn và thức uống ở mức độ bình đẳng.
Về mặt tinh thần, chúng ta phải nhận lấy trách nhiệm loại bỏ tâm hận thù và gây
hại đối với loài người và xã hội mà mỗi chúng ta phụ thuộc nhau.

Epage 130, C96, T107

TỪ-TÌNH YÊU
Trong các kinh luận Phật giáo nói, tâm từ và nhẫn nhục đối trị sân hận. Ở
đây nói về tâm từ. Tâm từ và tâm bi thuộc trong 51 tâm sở, tuy cả hai đều giống
nhau là tâm sở không sân hận. Sự khác biệt giữa tâm từ và tâm bi là: tâm bi quán
sát phương diện khổ đau của chúng sinh và có tướng trạng muốn họ thoát khỏi
khổ đau; tâm từ quán sát phương diện an lạc hạnh phúc của chúng sinh và có
tướng trạng muốn chúng sinh có được an lạc hạnh phúc.

Định nghĩa tâm từ là: tâm sở quán sát chúng sinh, nghĩ rằng thật tuyệt vời
biết bao nếu họ có được hạnh phúc và mong sao họ có được hạnh phúc. Kinh
Thánh Nhiếp Chư Phước Tam Ma Địa nói:

“Tâm từ là nghĩ rằng: mong sao tất cả chúng sinh có được


hạnh phúc.” [108]

Chức năng của tâm từ là làm lắng dịu tâm tổn hại, tức giận và hiềm hận đối
với chúng sinh. Hơn nừa, Kinh dạy về Phẩm Vô Tận Ý Bồ Tát nói:

“Tâm từ tự bảo vệ bản thân và làm lợi ích cho người khác
một cách kiên định. Bởi vì không tranh luận về tối thắng,

43
tiêu diệt triệt để tất cả lỗi lầm cay nghiệt của tâm gây hại,
tức giận và hiềm hận.”

Ngoài ra, tâm từ đối trị tiêu diệt sân hận và có chức năng làm nguyên nhân
không thực hiện ác hạnh-hành vi xấu. Ngũ Uẩn Thích của ngài Địa Thân nói:

“Tâm từ làm lợi ích cho chúng sinh, cũng là đối trị sân hận,
chức năng của nó làm nguyên nhân không thực hiện hành
vi xấu. Nếu không có sân hận thì không làm hành động ác
như giết hại, v.v…”

Kết quả của tâm từ là lắng dịu ghen tỵ, tranh đua và tâm gây hại; làm phát
triển tâm an lạc, không chán nãn, sức mạnh nội tâm, tự tin, rất kiên nhẫn. Tâm
an bình và hạnh phúc làm cho khí huyết lưu thông và quân bình. Nhờ đó thân
khoẻ mạnh và sống lâu, v.v… Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói:

“Mong muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, [109] máu (của
vị ấy) trở nên rất trong sạch; do máu trở nên rất trong sạch,
sắc mặt trở nên rất trong sáng; do sắc mặt rất trong sáng khi
nhìn trở nên xinh đẹp. Do đó, tất cả chúng sinh trở nên
hoan hỷ chiêm ngưỡng. Điều này có thể thấy trực tiếp (quả
báo hiện tại).”

NHẪN
Epage 131, C98, T109

Để giải thích Nhẫn là gì, Kinh Văn Thù Du Hí nói:

“Văn Thù Sư Lợi hỏi, "Con gái, con giải thích thế nào về
không sân hận?"

44
Con gái trả lời: “Thưa Văn Thù Sư Lợi, người nào tâm
không có thù hận và không làm hại tất cả mọi đối tượng.
Nên biết đây là nhẫn”.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng - Candrakīrti nói:

“Cho đi là bản chất của bố thí ba-la-mật

Không khổ não là bản chất của giới luật

Không thù hận là bản chất của nhẫn nhục.”

Khi giải thích bản chất của bố thí, v.v…, ngài Nguyệt Xứng định nghĩa nhẫn
nhục là không thù hận. Vì tâm không bị xáo trộn đối với sự gây hại và khổ đau.

Ba loại Nhẫn được đề cập trong [110] Nhập Bồ Tát Hạnh Yếu Nghĩa Thích
của ngài Huệ Nguyên Giác: “Nhẫn có ba loại. Kinh Nhiếp Chánh Pháp nói: an thọ
khổ nhẫn - nhẫn thuộc tự nguyện kham nhận khổ đau, đế sát pháp nhẫn - nhẫn
thuộc tâm xác định trong sự quán sát bản chất thực sự của các pháp, và nại oán
hại nhẫn – kham nhẫn không quan tâm đến tổn hại bởi người khác.”

(1) An thọ khổ nhẫn - tự nguyện kham nhẫn nhận lấy khổ đau là tự nguyện
chấp nhận những hoàn cảnh khổ đau mà ta không thể tránh né. Ví dụ, khi không
thể thoát khỏi những khó khăn và gian khổ lớn lao trong cuộc sống sinh kế của
mỗi người. Nếu bạn không thể chịu đựng được những khó khăn xảy ra, hãy theo
như Nhập Bồ Tát Hạnh nói:

Nếu còn có biện pháp cứu vãn,

Không vui đâu có ích gì?

Nếu không còn biện pháp cứu chữa,

Không vui liệu có ích gì?

45
Epage 132, C99, T110

Nếu còn có biện pháp cứu vãn sự việc gây ra đau khổ, đâu có lý do gì tâm lại
không vui? Liền dùng biện pháp cứu chữa sẽ không còn khổ đau. Ngược lại, nếu
không còn biện pháp cứu vãn thì không vui liệu có ích gì? Nó cũng vô ích như
không vui vì hư không/không gian không bị cản trở.

(2) Đế sát pháp nhẫn - tâm nhẫn xác định trong sự quán sát bản chất thực
sự của các pháp là tư duy và quán sát đối tượng được thiền tập. [111] Ví dụ, khi
tranh biện, người học viên triết học Phật giáo tư duy quán sát nghĩa lý của nhân
chứng minh và hậu trần-sở lập pháp mà họ đang biện luận.

(3) Nại oán hại nhẫn – kham nhẫn không quan tâm đến tổn hại bởi người
khác là thực tập thái độ nhẫn nhục kiềm chế và không tức giận/khoan dung khi
người khác, kẻ thù, v.v… làm hại. Thay vì tức giận, bạn thực hành nhẫn nhục. Sự
tức giận lập tức huỷ diệt sự bình an trong tâm của mình, làm cho tâm lý bất an
mất cân bằng, gây thiệt hại môi trường xung quanh ta, v.v… Do đó, qua sự nhận
biết những lỗi lầm của sân hận, chúng ta nên thực hành nhẫn nhục. Chúng ta suy
nghĩ về những tổn hại của sự tức giận để khi gặp điều kiện có thể phát khởi tức
giận hoặc trước khi phát khởi tức giận, chúng ta có thể ngăn chặn sự kích động
của tức giận, nên phải thực hành nhẫn nhục.

Trong ba loại nhẫn, loại cuối cùng xảy ra phụ thuộc vào sự gây hại bởi người
khác, hai loại còn lại có thể xảy ra trong mọi hoàn cảnh. Như khi chúng ta kham
nhẫn học tập trong thời gian dài, chuyên nhất lắng nghe rồi tư duy nghĩa lý; ngay
cả khi đi bộ ven theo con đường mòn, chúng ta cẩn trọng chú ý đến cử chỉ của cơ
thể; hoặc kham nhẫn chịu đựng sự đói khát, là trọn vẹn nghĩa của hai loại nhẫn
sau.

Suy nghĩ về lợi ích của sự thực hành nhẫn nhục, Kinh Quyết Thị Như Lai
Đại Bi nói:

46
“Bồ tát không có tâm hận thù vì thương mến và yêu thích
tất cả chúng sinh”

Tương tự, Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói:

“Những người có nhẫn nhục là người từ bỏ cơn giận dữ,


[112] hòa hợp với tất cả chúng sinh; chúng sinh nhìn họ cảm
thấy thương mến và yêu thích. Những người có nhẫn trở
thành nơi đáng được tin tưởng nhất và khuôn mặt rất rạng
rỡ và tâm rất trong sáng.”

Nhập Bồ Tát Hạnh cũng nói:

“Không có tội ác nào như sân hận;

Không có khổ hạnh nào như nhẫn.”

Epage 133, C100, T112

Ngài Tịch Thiên tuyên bố rằng không có tội ác nào giống như sân hận, làm
quấy loạn nội tâm và tiêu diệt thiện hạnh; và không có khổ hạnh chân chánh nào
giống như nhẫn nhục, có khả năng tiêu diệt nhiệt não-thống khổ nóng bức của
phiền não.

Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng nói:

“Nhẫn đem lại những thiện đức ngược với điều đã nói

Nhẫn làm cho xinh đẹp, bậc Thánh hiền thương mến

Thiện xảo trong việc nhận biết hợp lý và phi lý.”

Ở đây, ngài Nguyệt Xứng nói: thực hành nhẫn nhục sẽ có được thân hình
đẹp đẽ trang nghiêm, được các bậc Thánh hiền hài lòng và thương mến, và trở
nên thiện xảo trong việc nhận biết điều gì hợp lý và điều gì phi lý. Ở đây từ “lý”
nên hiểu theo nghĩa là “chính xác lý do.” [113]

47
Thực hành nhẫn nhục là chức năng phụ thuộc vào trạng thái nội tâm. Nhập
Bồ Tát Hạnh nói:

Kẻ ác dẫy đầy như không gian;

Điều phục sao cho hết chúng đây?

Nhưng khi tiêu diệt một tâm sân,

Cũng như diệt hết thù kia một lần.

Tìm đâu có đủ lượng da

Để trải khắp toàn mặt đất?

Nhưng chỉ lót da dưới gót giày

Cũng như trải da toàn mặt đất.

Vì những chúng sinh ác vô biên như không gian, nên không thể tiêu diệt tất
cả. Nhưng khi điều phục và tiêu diệt một mình tâm sân hận thì cũng giống như
tiêu diệt tất cả những kẻ thù bên ngoài. Ví như, nếu bạn phải bao phủ toàn mặt
đất bằng da mềm để bảo vệ chân khỏi gai làm bị thương, v.v… thì bạn sẽ không
bao giờ tìm đủ lượng da; nhưng nếu bạn bảo vệ đôi chân của mình bằng cách chỉ
bọc đế giày bằng da, thì chẳng khác nào bạn trải da toàn mặt đất.

Cách luyện tập nhẫn nhục, v.v…, là đối trị tiêu diệt lỗi lầm của sân hận được
giải thích tuyệt vời và chi tiết trong Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên, cho
nên người ta có thể học nhiều phương pháp luyện tập nhẫn nhục trong tác phẩm
này. [114]

Epage 134, C101, T113

Phương pháp luyện tập nhẫn nhục đối trị sân hận là: Hãy suy nghĩ rằng sự
tức giận vô ích vì nó không thể giải quyết vấn đề và mang lại nhiều vấn đề nghiêm
48
trọng, cho nên sự tức giận là không hợp lý. Ví dụ, người khác làm hại bạn, bạn
trở nên tức giận và trả đũa/thù. Điều này sẽ không thể tiêu diệt sự tổn hại mà họ
đã gây ra, vậy tìm cách trả thù là vô nghĩa. Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng
nói:

“Nếu bạn trả thù người đã hại bạn,

Trả thù của bạn có loại trừ điều đã gây hại không?

Vì vậy, trả thù chắc chắn là vô ích.”

Hơn nữa, không muốn cảm nghiệm đau khổ trong tương lai, đồng thời tìm
cách trả thù người khác đã gây hại cho bạn là điều mâu thuẫn. Trả thù cho sự tổn
hại bằng cách cãi vã, tranh chấp, v.v… thì gây thiệt hại không chỉ cho chính bạn
mà còn cho người thân và bạn bè của bạn. Ngoài ra, những hậu quả nghiêm trọng
xảy ra trong hiện tại và sẽ tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể khiến bạn mất mạng. Do
đó, giống như việc bạn chịu đựng đau đớn khi bác sĩ điều trị phẩu thuật dùng
dụng cụ sắc nhọn đâm vào bạn, nên bạn phải tập chịu đựng những đau đớn nhẹ
tạm thời để tránh những cơn đau kéo dài vô tận. Do đó, bằng cách nghĩ “Không
thích hợp để trả thù sự tổn hại,” bạn chấm dứt sự thù hận. [115]

Cũng giống như một số người bệnh tâm thần thậm chí còn làm hại bác sĩ
của họ, nhưng bác sĩ nghĩ rằng "Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của họ" và
không tức giận, ông cố gắng tìm nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh tâm
thần cho họ. Tương tự, khi người gây hại làm tổn thương bạn, hãy suy nghĩ, “Anh
ta hành xử theo cách này vì anh ta bị tâm phiền não xui khiến, không thể tự chủ
và ngoài tầm kiểm soát của anh ta,” và phân chia sự khác biệt giữa phiền não và
người có phiền não trong dòng tâm thức. Vì vậy, không tức giận người đó, bạn
suy nghĩ “Cầu mong anh ta thoát khỏi tâm phiền não,” và đây là cách bạn chấm
dứt hận thù.

Tứ Bách Luận - Bốn Trăm Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên nói:
49
“Cũng như bác sĩ không tức giận

Người bị ma nhập phát sân hận

Chư Phật thấy tâm phiền não là kẻ thù,

Chứ không phải người có phiền não.”

Epage 135, C102, T115

Ngoài ra, Bốn Trăm Kệ Tụng Luận Thích của ngài Nguyệt Xứng nói:

“Nghĩ rằng ‘Lỗi ở đây không phải là chúng sinh,

Đây là lỗi các tâm phiền não,’

Những người trí khéo quán sát

Không nên tức giận các chúng sinh.”

Khi người khác đánh đập bạn, nếu tức giận kẻ trực tiếp gây hại, đúng lý thì
bạn nên tức giận cây gậy hoặc vũ khí. Nếu tức giận kẻ gián tiếp gây hại, [116] đúng
lý thì bạn nên tức giận sự sân giận đã kích động kẻ đánh đập bạn. Bất luận với lý
do trực tiếp hay gián tiếp, cũng không thích hợp để tức giận người gây hại bạn.

Nhập Bồ Tát Hạnh nói:

“Nếu bị đánh bằng gậy trực tiếp

Tôi tức giận người sử dụng cây gậy, v.v…

Nhưng người đó cũng bị cơn giận sai sử

Tôi nên tức giận với cơn giận.”

Nếu bản chất của những người thiếu trí là gây hại người khác, cũng giống
như bản chất của lửa là nóng và đốt cháy; cho nên tức giận bản chất của nó là
không hợp lý. Nếu lỗi lầm chỉ ngẫu nhiên, thì nỗi giận cũng vô lý như giận hư
không đã để cho khói vươn lên mù trời.
50
Nhập Bồ Tát Hạnh nói:

“Nếu bản chất của phàm ngu trẻ con

Chuyên làm hại người khác,

Thì nổi giận với họ cũng phi lý

Như giận tính lửa là đốt cháy.

Nếu lỗi lẫm chỉ ngẫu nhiên sinh

Nơi người bản chất hiền lương,

Thì giận họ cũng vô lý như giận hư không

Đã để cho khói vươn lên mù trời.”

Epage 136

Như vậy có rất nhiều phương pháp tiêu diệt sân hận, kẻ thù lớn nhất của
chúng ta, v.v… Vì thế nếu chúng ta dùng trí tuệ quán sát phân tích thấu triệt bằng
nhiều lý do nhằm ngăn chặn sự phát khởi của sân hận, và khởi sinh nhiều cách
nhẫn nhục để chấm dứt nhiều loại tức giận.

TÂM BI
Định nghĩa của tâm bi là: tâm sở do quán sát chúng sanh khác, suy nghĩ
“Thật tuyệt vời biết bao nếu họ thoát khỏi nguyên nhân khổ đau; mong sao họ
thoát khổ.” Nó có chức năng ngăn chặn sự tàn hại. Ví dụ, lòng bi khi thấy chúng
sanh khốn cùng đang bị khổ đau hành hạ, bạn suy nghĩ “Thật tuyệt vời biết bao
nếu họ thoát khỏi khổ đau ấy”; và lòng bi khi quán sát chúng sinh đang tạo ra
nguyên nhân của khổ đau, bạn suy nghĩ “Mong sao cho họ thoát khỏi nguyên nhân
ấy.” Kinh luận cũng giải thích về tâm bi đặc biệt là “Tâm bi muốn cứu vớt”, nghĩa

51
là dựa vào lòng bi trên, bạn suy nghĩ “Chính ta sẽ làm cho chúng sinh thoát khỏi
khổ đau”. Kinh Thánh Nhiếp Chư Phước Tam Ma Địa nói:

“Tâm nào làm cho tất cả chúng sinh giải thoát toàn diện tất
cả khổ đau là tâm đại bi”

Tâm bi trong tiếng Phạn là karuṇā, âm tiết kaṃ có nghĩa “hạnh phúc” và âm
tiết ruṇa có nghĩa “ngăn chặn.” Nghĩa là không thể chịu đựng khi thấy thống khổ
của người khác, và nó có khả năng ngăn chặn sự an lạc hạnh phúc của chính bạn.
Do đó nói đến tâm bi hoặc karuṇā tức là ngăn chặn hạnh phúc. [118]

Chức năng của tâm bi là không tàn hại chúng sinh. Đại Thừa A-tì-đạt-ma
Tập Luận Thích nói:

“Không tàn hại là gì? Tâm bi thuộc tâm không sân hận, có
chức năng không tàn hại chúng sinh.”

A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận Tự Thích nói:

“Từ là bản tính của không sân hận” và “Bi cũng giống như
vậy.”

Hai tâm từ và bi là thuộc bản tính của tâm không sân hận trong 51 tâm sở.
Nhưng có sự khác biệt là: Tâm bi khởi sinh khi quán sát phương diện chúng sinh
khổ đau và có tướng trạng muốn họ thoát khỏi khổ đau đó; tâm từ khởi sinh khi
quán sát phương diện an lạc hạnh phúc của chúng sinh và có tướng trạng muốn
cho chúng sinh có được an lạc hạnh phúc.

Nguyên nhân của lòng bi: ta và chúng sinh đều giống nhau muốn hạnh phúc
và không muốn khổ đau. Vì thế ta không thể bỏ mặc chúng sinh; quán tưởng
chúng sinh đã từng làm thân quyến của ta; tư duy họ đang bị nhiều loại thống khổ
hành hạ; và quán chiếu sâu sắc về quả khổ đau hay hạnh phúc phát sinh do hành
động lợi ích hay tàn hại chúng sinh, v.v…

52
Epage 137, C106, T118

Kinh Bát Nhã Nhị Vạn Tụng – 25.000 dòng nói, “Nên khởi lên tâm nghĩ
tưởng tất cả hữu tình giống như mẹ, như cha, như anh, như chị, như em, như
bạn thân, như họ hàng, như cùng một dòng tộc của mình.” [119] Nhiều kinh luận
dạy rằng, nên khởi lên ý tưởng tất cả hữu tình là thân quyến giống như cha mẹ,
v.v... là nhân của lòng bi.

Kinh Luận nói nguyên nhân gợi lên tâm bi là phải nghĩ tưởng hữu tình như
là thân quyến của chúng ta, là để luyện tập tâm bi như trường hợp quán sát hữu
tình trung gian - dửng dưng không có mối quan hệ đặc biệt với ta, hoặc quán sát
kẻ thù gây hại cho ta. Thông thường, chúng ta không cần luyện tập lòng bi đối với
người thân thiết của chúng ta hay đến một người con đau buồn thương tiếc do
mất mẹ, bởi vì nó tự động gợi lên. Khi luyện tập tư duy về tâm bi, điểm quan trọng
ta cần phải gợi lên tâm nghỉ tưởng người dưng như là người thân để phát sinh
tâm không thể chịu đựng khổ đau khi thấy họ đang trong tình trạng đó. Bởi vì,
nếu chưa có tâm không chịu đựng được khổ đau như vậy thì tâm bi không phát
khởi khi thấy người dưng.

Nhập Bồ Tát Hạnh của Bồ Tát Tịch Thiên không nhấn mạnh việc tu tập nghĩ
tưởng hữu tình giống như thân quyến. Thay vào đó nhấn mạnh luyện tâm bình
đẳng, vì ta người bình đẳng - giống nhau muốn hạnh phúc và bình đẳng – giống
nhau không muốn khổ đau. Do đó, phát khởi tâm bi bằng cách hoán đổi ta với
người. Nên biết đây là giáo ngôn độc đáo/bất cộng trong bộ luận này. [120]

Kết quả của lòng bi như trong Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói:

“Pháp được gọi là tâm bi, tức là thương mến tất cả chúng
sanh, làm cho tất cả chúng sanh tin tưởng, nền mặt đất của
niềm tin cho những ai lo sợ bởi khủng khiếp trong cõi luân
53
hồi, vượt thoát sầu đau cho những ai khéo chế ngự, và nơi
nương tựa cho những ai không được cứu hộ.”

Epage 138

Kinh Tự Tính Bình Đẳng Quảng Tướng Định Tam Muội Địa nói:

“Do đó, thái độ và thiện hạnh thường an tịnh

Lợi ích cho mình và lợi ích chúng sanh khác;

Hãy tu tập tâm từ và tâm bi.”

Nói chung, các giáo điển nói về năm loại thiện: (1) thắng nghĩa thiện, (2) bản
chất thiện, (3) tương ưng thiện, (4) động cơ thiện, và (5) tuỳ thuộc thiện. Mười
một tâm sở thiện được liệt kê ở trước là bản chất thiện. Bởi vì bản chất của nó là
thiện ngay khi nó hình thành, mà không phụ thuộc vào yếu tố khác như động cơ,
tương ưng, v.v… Thắng nghĩa thiện chỉ cho pháp tính chân như/thực tại tối hậu.
Vì khi thiền tập quán sát pháp tính chân như sẽ tịnh trừ tất cả chướng ngại, nên
đặt tên là thiện, [121] chứ không phải là thiện thực. Tương ưng thiện là tâm và tâm
sở tương ưng với mười một thiện như tín, v.v… Động cơ thiện như là tâm bi, v.v…
làm động cơ phát khởi hành động của thân và khẩu. Tuỳ thuộc thiện như là các
tập khí tiềm năng thiện.

54
10

Phiền não

Epage 139, C108, T121

Sáu căn bản phiền não

Bộ/nhóm thứ bốn trình bày sáu căn bản phiền não: (1) tham, (2) sân, (3)
mạn, (4) phiền não vô minh, (5) phiền não nghi, (6) phiền não kiến.

Tâm – Tâm Sở Nhiếp Tụng nói:

“Sáu căn bản phiền não là như vầy:

Tham, sân, mạn, vô minh,

Nghi, và phiền não kiến.”

Định nghĩa chung của phiền não là: tâm sở có chức năng làm cho dòng tâm
của bổ-đặt-già-la/hữu tình có phiền não trong dòng tâm mình thì không thể tịch
tĩnh (khuấy động). Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận nói:

“Bất kỳ pháp nào sinh khởi làm phát sinh đặc tính cực kỳ
không tịch tĩnh. Sự phát sinh của nó làm cho phát khởi
dòng tâm thức cực kỳ không tịch tĩnh, đó là đặc tính của
phiền não.”

A-xà-lê Phật Tử Xứng Hữu giải thích ý nghĩa này trong “Đại thừa A-tỳ-đạt-
ma Tập luận Thích”: “Nên biết đặc tính cực kỳ không tịch tĩnh là đặc tính chung
của các phiền não. [122] Có sáu loại: (1) cực kỳ không tịch tĩnh do tán loạn, (2) cực
kỳ không tịch tĩnh do điên đảo sai lạc, (3) cực kỳ không tịch tĩnh do trạo cử, (4)

55
cực kỳ không tịch tĩnh do hôn trầm, (5) cực kỳ không tịch tĩnh do phóng dật, và
(6) cực kỳ không tịch tĩnh do không kiềm chế.”

Tâm sở đầu tiên trong sáu căn bản phiền não là tham. Tâm sở quá phấn
khích tìm cầu do thấy yêu thích sự vật hữu lậu đối với bản chất của chính nó. Khi
thấy đối tượng hấp dẫn như thân thể, thức ăn, quần áo, tài sản, v.v… thì nó không
muốn rời xa và chấp giữ chúng. Ví dụ, những phiền não khác dễ dàng rủ bỏ khỏi
tâm như rủ bụi bám trên vải khô. Nhưng tham khó tẩy trừ giống như vết dầu loan
thấm trên vải. Nó tham ái chấp giữ đối tượng của nó và dẫn dắt phát sinh những
phiền não khác. Tham muốn nhìn ngắm, xúc chạm, v.v… đối tượng này và kia, nó
làm càng tăng thêm chấp giữ đối tượng tham muốn. Do đó, tham là tâm sở rất
khó loại trừ.

Epage 140, C109, T122

Chức năng của tham làm sinh khởi quả khổ đau của chính nó. Đại Thừa A-
tì-đạt-ma Tập Luận nói:

“Tham là gì? Là tham ái gắn liền với ba cõi, có chức năng


phát sinh khổ đau.”

Nói chung, không có sự khác biệt giữa tham và ái. Có ba loại ái: dục ái, diệt
ái và hữu ái. Loại đầu tiên là tham muốn gặp gỡ niềm hạnh phúc và muốn không
rời xa hạnh phúc. Loại thứ hai là diệt ái nghĩa là sợ hãi khổ đau và nghĩ rằng “Ồ,
mong sao tôi có thể chết được” hay “Tôi mong sao điều đó không tồn tại hay điều
đó không xảy ra”, v.v… Loại thứ ba, hữu ái là tham muốn các uẩn thuộc về thân và
tâm của riêng mình. Khi chính ái này tăng cường thành sức mạnh rất mãnh liệt
gọi là “thủ-nhận lấy” (để dẫn dắt tái sinh trong luân hồi). Phương pháp thiền quán
bất tịnh đối trị trực tiếp tham dục, sẽ được thảo luận trong phần sau phương pháp
thực hành chánh niệm trụ.

56
Thứ hai, sân là tâm sở do quán sát bất kỳ một trong ba đối tượng của sân
hận, thì không thể chịu đựng và sinh tâm oán ghét và muốn gây hại. Nó có tướng
trạng của tâm rất thô bạo do nghĩ đến sự đáng ghét khó ưa đối với kẻ thù, v.v… Ví
dụ, một người nói lời lỗ mãng với ta, ngay lập tức sự không chịu đựng khởi lên
trong tâm ta. Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận nói:

“Sân là gì? Là oán ghét đối với chúng sinh, khổ đau và
nguyên nhân của khổ đau. Nó có chức năng làm nền tảng
cho những sự bất an và hành vi xấu ác”.

Ba đối tượng của sân: chúng sinh, khổ đau trong dòng tâm thức của mình
và những nguyên nhân gây ra khổ đau chẳng hạn như vũ khí, gai nhọn, v.v… [124]

Đối tượng phát khởi sân hận như trong Kinh dạy chín cơ sở gây ra oán ghét.
Vòng Châu Báu của Ngài Long Thọ nói:

Chín nguyên nhân phát sinh

Tâm tàn hại người khác:

Nghi ba thời đã gây bất lợi

Đã hại, đang hại và sẽ hại

Cho ta, người thân và giúp kẻ thù.

Epage 141, C110, T124

Luận này giải thích rằng có chín loại nghi ngờ khởi lên: quá khứ người này
đã hãm hại tôi, hiện tại đang gây hại, và có thể sẽ làm hại tôi trong tương lai; tương
tự, qúa khứ người này đã hãm hại người thân của tôi, hiện tại đang gây hại, và có
thể sẽ làm hại người thân của tôi trong tương lai; ba nghi ngờ nghĩ rằng, quá khứ
người này đã giúp ích cho kẻ thù của tôi, hiện tại đang giúp ích và có thể sẽ giúp
ích cho kẻ thù của tôi trong tương lai.

57
Chức năng và lỗi lầm của sân hận như trong Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói:

“Khi nào sân hận khởi lên, thì cho đến khi đó nó làm thiêu
đốt thân tâm của chính người ấy, làm biến đổi sắc diện.
Khiến cho máu dồn ngược lên mặt, khiến cho người khác
nhận biết người đó đang phóng dật - mất kiểm soát. Làm
phát sinh sợ hãi cho người đời. Cũng không hoà thuận với
cảnh vật xung quanh, không được yêu thích và cũng bị chê
bai.”

Nhiều hậu quả tệ hại được giải thích trong kinh điển như thế này. Một
người bị sân hận chi phối thì bản thân người đó không thể làm cơ sở cho thiện
hạnh; sắc mặt của họ không xinh đẹp; người khác thấy họ đang phóng dật buông
lung, mất kiểm soát; không hoà hợp với mọi người; khiến mọi người phản cảm,
không yêu thích; làm dơ bẩn ba cửa của thân, khẩu và ý, v.v… đây là những sự thật
ta có thể thấy bằng mắt ngay trong đời này.

Nhập Bồ Tát Hạnh nói:

Nếu ôm giữ cơn đau hận thù

Tâm không cảm thấy bình an

Không đạt được niềm vui, hạnh phúc,

Phải mất ngủ và bất an.

Một người chủ nổi sân

Có thể bị giết bởi chính những người

Nhờ lòng tốt của ông ta

Mà có tài sản và thân thế.

58
Epage 142

Vì giận dữ người thân đâm chán

Dù ta bố thí thâu phục họ về,

Họ cũng không nương ta,

Tóm lại, không ai sống hạnh phúc bao giờ

Khi ôm lòng sân hận.

Kẻ thù sân hận gây nên

Những khổ đau như trên, v.v…”

Luận này nói sân hận giống như cơn đau bị đâm vì nó làm phát sinh khổ
đau kịch liệt. Nếu ôm giữ lòng thù hận thì tâm không có được niềm vui của sự
lắng dịu đau khổ, thân cũng không an lạc hạnh phúc, mất ngủ, tâm không kiên
định và yên ổn. Khi bị sức mạnh sân hận khống chế [126], người chủ cũng bị giết
bởi những người nhờ lòng tử tế của ông mà có được tài sản và danh vọng. Những
bạn bè thân quyến cũng đâm ra mệt mỏi và chán ngán. Ban tặng bố thí nhằm thâu
phục người khác, nhưng họ cũng không thích nương theo ta, v.v… Tóm lại: người
bị sức mạnh của sân hạnh chi phối thì chẳng bao giờ có cơ hội sống trong hạnh
phúc. Do đó, suy nghĩ, ta nhất định không để cho sân hận có cơ hội, cần phải ngăn
chặn sân hận. Điều này đã được giải thích rộng rãi trong chương nhẫn nhục.

Thứ ba, mạn là tâm sở có đặc điểm của tâm đề cao do nghĩ đến bất kỳ ưu
thế nào của mình như tài sản, hoặc phẩm đức ưu việt, v.v… Tâm kiêu mạn do nghĩ
đến bất kỳ đối tượng nào như quyền lực của chính mình, tài sản, dòng họ, phẩm
đức ưu việt, v.v… từ việc lớn như sức mạnh lớn lao, cho đến việc nhỏ như giọng
nói hay. Ví dụ, khi nhìn từ đỉnh núi cao, thấy những người khác ở dưới thấp rất

59
nhỏ nhoi, tâm kiêu mạn có đặc điểm tự đề cao mình là tối thắng và người khác ở
dưới thấp.

Mạn có chức năng làm trở ngại sự tôn trọng người khác, trở ngại sự phát
triển tăng thượng thiện đức và làm nền tảng cho sự sinh ra đau khổ. Kinh luận
nói: đối trị kiêu mạn là quán “phân loại giới”. Nên suy tư rằng có vô số đối tượng
tri thức khác biệt mà ta không biết và cần tư duy về những phẩm chất thiện đức
của những bậc xuất chúng hơn ta. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói: [217]

“Mạn là gì? Dựa vào tát-ca-na kiến (tụ hoại kiến-


Skt. satkāyadṛṣṭi) tâm tự đề cao, có chức năng làm nền tảng
cho sự không kính trọng và sinh ra khổ đau.”

Ở đây nói “dựa vào tát-ca-na kiến” là vì bất kỳ kiêu mạn nào phát khởi, tất
cả đều dựa vào câu sinh ngã chấp nghĩ tưởng về “tôi” trong dòng tâm thức của
chính người đó mà phát khởi.

Epage 143, C112, T127

Mạn được phân làm bảy: mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngã mạn, tăng
thượng mạn, ti liệt mạn, tà mạn. (1) Mạn là tự đề cao “Đối với thấp kém này, nghĩ
tôi tốt hơn họ.” (2) Quá mạn là tâm tự đề cao “Đối với người ngang bằng mình,
nghĩ tôi hơn họ.” (3) Mạn quá mạn là tâm tự đề cao “Đối với người hơn mình,
nghĩ tôi hơn họ.” (4) Ngã mạn là tâm tự đề cao nghĩ đây là “tôi” dựa vào sự quán
sát về uẩn của chính mình. (5) Tăng thượng mạn là tâm tự đề cao cho rằng tôi đã
đạt phẩm đức ưu việt, trong khi chưa đạt phẩm đức ưu việt. (6) Ti liệt mạn là tâm
tự đề cao khi nghĩ về một người hơn mình rất nhiều, mà cho rằng “Tôi chỉ thua
người này chút ít.” (7) Tà mạn là tâm tự đề cao “Không có phẩm chất thiện đức
mà tự kiêu ngạo cho rằng có phẩm tính thiện đức”. Ngoài ra, Vòng Châu Báu nói:

“Cho là tôi thật vô dụng, [128]

Khinh khi tự thân mình


60
Gọi là ti liệt mạn.”

Nghĩa là khinh khi chính mình và nghĩ rằng “tôi sống cũng chẳng có ý nghĩa
gì” gọi là ti liệt mạn.

Thứ tư, vô minh: nói chung, vô minh được diễn đạt như là “không thấy,”
“không biết”, tiếng Phạn là avidyā chỉ cho “vô minh”, từ vidyā - “biết” được thêm
vào tiền tố là một từ phủ định “vô” nên gọi là “vô minh” (avidyā), “không biết”,
“không thấy”, và “không rõ ràng”. Ví dụ, khi một người nhắm mắt lại thì mọi thứ
trở nên đen tối hay bị bao phủ bởi bóng tối làm ngăn cản người đó thấy những
hình sắc bên ngoài, v.v… Cũng vậy, vô minh ngăn cản một người thấy biết sự thật
của các pháp tồn tại.

Định nghĩa của vô minh là: dùng tướng trạng ngu muội, tâm sở nhập vào đối
tượng của nó. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

“Vô minh là gì? Là không biết về ba cõi giới. Nó có chức


năng làm nền tảng cho sự nhận định sai lạc các pháp, nghi
ngờ và sinh ra phiền não tạp nhiễm.”

Epage 144, C114, T128

Vô minh phân làm hai loại tâm sở “ngu muội không biết” và “tâm chấp giữ
điên đảo”. Hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân chủ yếu cho rằng: vô minh là
tâm sở không biết. Ngài Pháp Xứng và những vị khác chủ trương: vô minh là ngu
muội chấp giữ điên đảo sai lầm. Như vậy, vô minh có hai là tâm không biết và
phân biệt điên đảo. Theo khuynh hướng thứ nhất thừa nhận vô minh [129] là tâm
không biết; theo khuynh hướng thứ hai thừa nhận vô minh là phân biệt điên đảo
sai lầm. Tuy nhiên, cả hai chủ trương trên đều cùng thừa nhận rằng, đối trị vô
minh chủ yếu là trí tuệ chứng biết sự thật tồn tại của các pháp. Nhiếp Quyết Trạch
Phần nói:

61
“Vô minh được định nghĩa là không chứng biết đúng như
sự thật nó là. Các kiến không chứng biết đúng như sự thật
nó là. Chúng được định nghĩa là sự chấp giữ điên đảo sai
lạc về bản chất.”

Thích Lượng Luận cũng nói:

Vô minh là nắm bắt điên đảo

Vì nó trái nghịch với trí tuệ,

Vì nó bị nắm bắt bởi tâm sở,

Vì [Đức Thế Tôn] nói [rằng điều này đã là trường hợp].

Giải thích khác là không hợp lý.”

Chức năng của vô minh là dựa vào vô minh, những tâm phiền não khác sinh
khởi; do phụ thuộc vào phiền não, tạo ra nghiệp: và do phụ thuộc vào nghiệp, các
khổ đau sinh khởi. Vì vậy, vô minh có chức năng làm nền tảng phát khởi tất cả
phiền não và lỗi lầm. Thích Lượng Luận nói:

“Tất cả các lỗi lầm

Sinh từ tát-ca-na kiến (tụ hoại kiếp, hoại kiến, ngã chấp nắm
giữ “tôi” và “của tôi”)

Nó là vô minh, khi nó có mặt

Có sự tham chấp điều đó (tôi và của tôi)

Từ đó sinh ra sân hận, v.v…

Do đó nói, nhân của lỗi lầm

Chính là vô minh si mê.”

Nhập Trung Luận của Ngài Nguyệt Xứng cũng nói:

62
“Trí tuệ thấy tất cả phiền não và sai lầm

Đều từ tát-ca-na kiến sinh ra.”

Epage 145, C115, T130

Điều này sẽ giải thích chi tiết ở phần sau khi nói về những nhân và duyên
của phiền não sinh khởi.

Thứ năm, phiền não nghi là tâm sở nghi ngờ, do dự giữa hai biên khi nghĩ
đến bất kỳ những gì như tứ đế-bốn sự thật, nghiệp quả, v.v... Ví dụ, nghi ngờ hai
biên với suy nghĩ, “Có phải tôi là vô thường hay không?”. Hoặc khi muốn đi trên
một con đường, bạn nghi ngờ có đúng con đường hay không, điều này làm trở
ngại việc đi đường. Tương tự, phiền não nghi làm trở ngại cho việc thấy sự thật,
v.v… Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:

“Nghi là gì? Hai tâm do dự nghi ngờ về sự thật, v.v… Nó có


chức năng làm nền tảng cho việc không làm các điều thiện.”

Chức năng tác dụng của phiền não nghi làm cản trở việc thực hành thiện và
từ bỏ bất thiện một cách thích hợp. Nói chung, có nhiều loại nghi ngờ, không phải
tất cả đều là phiền não: ta có thể tự hỏi có phải người đàn ông này là Tashi hay
không, [131] hoặc thời tiết ngày mai sẽ thế nào, hoặc đây có phải là nhà của Tsering
không.

Thứ sáu, phiền não kiến có năm loại: (1) tát-ca-na (thân, hoại, hoại tụ) kiến,
(2) biên kiến, (3) tà kiến, (4) kiến thủ, và (5) giới cấm thủ kiến. (1) Thân kiến là tuệ
phiền não tập trung vào đối tượng “tôi” hoặc “của tôi” trong dòng tâm thức của
chính mình, nghĩ về khía cạnh/tướng trạng độc lập tự tại của “tôi” hoặc “của tôi”.
Ví dụ, khi người khác khen ngợi, chỉ trích, v.v… thì bạn nghĩ “tại sao người đó làm
như vậy đối với tôi” và từ tận sâu thẳm trong tâm hiện lên một cái tôi với thực thể
rắn chắc. Do đó, chấp giữ quan kiến về hoại tụ uẩn (tổ hợp hoại diệt và tụ tập) là
“tôi” và “của tôi” gọi là “hoại tụ kiến”. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói:
63
“Hoại tụ kiến là gì? Là bất kỳ quan kiến, kham nhẫn, tham
muốn, nhận biết, hoặc tư duy phân biệt nào quán thấy năm
cận thủ uẩn là “tôi” và “của tôi.” Nó có chức năng làm nơi
nương tựa cho tất cả kiến.”

Ở đây, khi Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận giải thích về định nghĩa của hoại
tụ kiến có đề cập nhiều về ý nghĩa của kham nhẫn, v.v… Kham nhẫn nghĩa là không
khiếp sợ đối với nghĩa lý điên đảo sai lầm; tham muốn nghĩa là nhập vào đối tượng
của nó một cách điên đảo sai lầm; nhận biết nghĩa là phân tích tuyển chọn (điên
đảo sai lạc về) đối tượng; tư duy phân biệt nghĩa là chấp giữ mãnh liệt về đối tượng
(một cách điên đảo); quan kiến nghĩa là nắm giữ (điên đảo) về đối tượng. [132]

Epage 146, C116, T132

(2) Biên Kiến là tuệ phiền não, nắm bắt đối tượng của tát-ca-na/hoại tụ kiến
cho là thường hằng hoặc đoạn diệt. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói: “Biên
kiến là gì? Bất kỳ kham nhẫn, v.v… quán thấy năm cận thủ uẩn tuyệt đối là thường
hằng hay đoạn tận.”4 Biên kiến này làm rơi vào thường biên và đoạn biên, nó chủ
yếu gây cản trở cho việc đi trên con đường Trung đạo - xa lìa thường biên và đoạn
biên. Biên kiến phân làm hai loại: thường kiến và đoạn kiến.

(3) Tà kiến là tuệ phiền não, do quán sát sự tồn tại của một pháp như nhân
quả nghiệp báo, hành động và tác nhân, v.v… với quan kiến cho rằng chúng hoàn
toàn không tồn tại. Nó có chức năng khiến người ta hành động điên đảo sai lầm
về những gì nên làm và không nên làm, chẳng hạn như không làm thiện và cắt
đứt thiện căn, tham gia làm điều bất thiện và giữ ý niệm làm ác. Đại Thừa A-tỳ-
đạt-ma Tập Luận nói: “Tà kiến là gì? là phỉ báng nhân, hoặc quả, hoặc tác nhân,
hoặc hoại diệt sự thật tồn tại, v.v... Do kham nhẫn, v.v… phân biệt sai lầm”5

(4) Kiến thủ là tuệ phiền não, tập trung vào các ác kiến khác hoặc dựa vào
các uẩn làm nguồn gốc sinh ra ác kiến [133] chấp giữ “đây là tối thắng”. Đại Thừa

64
A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói: "Kiến thủ là gì? Bất kỳ sự kham nhẫn nào, v.v... với
quan kiến cho rằng các kiến hoặc từ cở sở của năm cận thủ uẩn sinh ra các kiến
là tuyệt đối tối thắng, chính yếu, siêu việt và thiêng liêng”. Ở đây nói nghĩa của
“tối thắng”, v.v… là kiêu ngạo cho rằng điều đó tốt nhất là chấp giữ tối thắng; chấp
giữ cho rằng không có điều nào khác hơn điều này là chấp giữ chính yếu; chấp giữ
nó đặc biệt hơn cái khác là chấp giữ siêu việt; chấp giữ không có điều nào khác
bằng điều này là quan kiến thiêng liêng.

(5) Giới cấm thủ kiến là tuệ phiền não do ác kiến làm động cơ tập trung vào
ác giới, ác cấm hạnh, ác hạnh của thân và khẩu, hoặc dựa vào các uẩn mà sinh ra
giới cấm hạnh, v.v… với quan kiến cho rằng đó là hạnh tối thắng hoặc là nguyên
nhân của sự thanh tịnh giải thoát. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói: “Giới cấm
thủ kiến là gì? đó là bất kỳ sự kham nhẫn nào, v.v... đối với các giới cấm và giới
cấm dựa trên năm cận thủ uẩn, v.v… với quan kiến hoàn toàn cho rằng nó làm
tịnh hoá, giải thoát và xuất ly (diệt đế).” [134]

Như trước đã nói năm kiến và năm phi kiến: tham, sân, mạn, vô minh, nghi
- được gọi là căn bản phiền não, vì không có tùy phiền não (phiền não gần) nào
mà không phát sinh từ một trong mười phiền não này. Ngoài ra, tùy phiền não là
hoàn toàn tùy thuộc vào một trong mười phiền não này, và bởi vì đây là những
nhân chính yếu làm cho tâm bị phiền não, nên chúng được gọi là căn bản phiền
não.

Epage 147, C118, T134

HAI MƯƠI TÙY PHIỀN NÃO


Bộ/nhóm thứ sáu, (T: thứ 5) 20 tùy phiền não: (1) phẫn (giận dữ), (2) hận
(hiềm hận, thù oán), (3) phú - che giấu, (4) não (5) tật, (6) xan (hám lợi), (7) cuống
- giả vờ, (8) siểm - xảo trá, (9) kiêu, (10) hại (tổn hại), (11) vô tàm, (12) vô quý, (13)
hôn trầm, (14) trạo cử, (15) bất tín, (16) giải đãi -lười biếng, (17) phóng dật - buông

65
lung, (18) thất niệm, (19) bất chánh tri, và (20) tán loạn. Tâm - Tâm Sở Nhiếp Văn
nói:

Hai mươi tùy phiền não

Đây là: phẫn, hận, phú,

Não, tật, xan, cuống,

Siểm, kiêu, hại, vô tàm,

Vô quý, hôn trầm, trạo cử,

Bất tín, giải đãi, phóng dật,

Thất niệm, bất chánh tri,

Và tán loạn, là hai mươi.

Đầu tiên, phẫn - sự giận dữ là tâm sở thuộc về tâm sân muốn gây hại khi ở
gần với bất kỳ tâm nào trong chín nguyên nhân của tâm thù hận. [135] Đại Thừa
A-tỳ-đạt-ma Tập Luận nói: “Giận dữ là gì? Là tâm thù địch thuộc về tâm sân hận
khi nguyên nhân gây hại có mặt. Nó có chức năng làm cơ sở chuẩn bị tàn hại, nắm
lấy vũ khí, trừng phạt, và v.v...”8 Sự khác biệt giữa sân hận và phẫn nộ là gì? Sân
hận làm khuấy/loạn động tận sâu thẳm trong tâm khảm không thể chịu đựng
được đối tượng gây ra tức giận cho dù đối tượng chỉ hiện lên trong tâm mà không
hiện diện thực sự. Nó giống như ngọn lửa bốc cháy. Phẫn nộ làm khuếch đại sân
hận, muốn động thủ (T: dùng thân thể) đánh đập, v.v… khi có mặt nguyên nhân
gây thịnh nộ. Nó giống như thêm dầu vào ngọn lửa đang bừng cháy. (T: Đổ bơ
vào ngọn lửa)

Epage 148, C135, T135

Thứ hai, hận – thù oán là tâm sở thuộc về tâm sân hận, không buông bỏ ý
muốn làm tổn hại lại. Vì nó ôm giữ mối hận thù không dứt, nên gọi là hận, hoặc

66
theo nghĩa đen là ôm hận. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói: “Hận là gì? là thuộc
về tâm sân hận theo sau nó, không buông bỏ ý định trả thù. Nó có chức năng làm
nền tảng cho sự không kham nhẫn chịu đựng.”

Thứ ba, phú - che giấu là tâm sở thuộc về si mê, muốn che giấu tội lỗi của
mình, khi người khác có tâm lợi ích muốn nói ra lỗi lầm của mình. Chức năng
trực tiếp làm cho hối tiếc và gián tiếp [136] khiến cho thân tâm không được an
lạc hạnh phúc. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Phú là gì? Thuộc về một phần của tâm si mê, che giấu tội
lỗi khi người khác khéo léo trực tiếp khuyên bảo. Nó có
chức năng làm nền tảng cho sự hối tiếc và trạng thái không
an ổn.”

Thứ tư, não (trêu tức, chọc giận) là tâm sở không có ý định hối tiếc và sám
hối/xin lỗi người khác nói về lỗi lầm của mình, do hiềm hận và phẩn nộ khiến ý
nghĩ thù oán, muốn thốt ra những lời cay nghiệt. Chức năng của nó làm phát sinh
đau khổ bởi làm nhiều điều sai trái, chẳng hạn như thốt ra những lời khó nghe,
v.v... Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói: "Não là gì? Thuộc về tâm sân hận, do
tâm phẫn nộ và hiềm hận dẫn đầu, khiến cho tâm thù địch. Nó có chức năng làm
cơ sở phát ra lời hung ác, thô bạo, xúc phạm/lăng mạ, chức năng làm tăng thêm
điều phi phước, và chức năng của trạng thái không an ổn.”

Thứ năm, tật đố là tâm sở thuộc về tâm sân, do tham đắm lợi dưỡng cung kính,
làm loạn động nội tâm không chịu đựng được trước sự hưng thịnh /viên
mãn/thành công của người khác. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Tật đố là gì? [137] là thuộc về (một phần của) tâm sân làm loạn động nội
tâm không chịu đựng được trước thành công đáng kể của người khác là do
tham đắm lợi dưỡng cung kính, có chức năng làm cho tâm bất an và trạng
thái không an ổn.”

67
Tật đố phân làm hai loại: (1) ghen tỵ tật đố trước thành công của người bằng
mình và (2) ghen tỵ tật đố trước thành công của người hơn mình. Tật đố ghen tỵ
(phrag dog) làm cho tâm hẹp hòi và thu nhỏ. Theo nghĩa đen trong tiếng Tạng, là
sự thu hẹp (dog) ở giữa hoặc trung gian (phrag).

Epage 149, C121, T137

Thứ sáu, xan - keo kiệt là tâm sở thuộc về tâm tham dục, muốn nắm giữ và
không thể bố thí cho đi đồ vật do tham đắm lợi dưỡng cung kính. Nó có chức
năng phát sinh tâm cực kỳ không mong muốn như là chất chứa nhiều đồ vật mà
không làm giảm bớt đồ vật v.v… Cụm từ “giảm bớt đồ vật” nghĩa là tích trữ những
đồ vật không cần thiết mà không làm giảm bớt chúng. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập
luận nói:

“Xan tham – keo kiệt là gì? Thuộc về tham dục, ôm giữ mọi
đồ vật do quá tham đắm lợi dưỡng cung kính. Nó có chức
năng làm nền tảng cho việc không chịu giảm bớt (những
thứ không cần thiết).”

Thứ bảy, cuống – dối gạt/ giả vờ là tâm sở thuộc về tham dục hoặc si mê, do
tham đắm lợi dưỡng cung kính, có chủ ý muốn đối gạt người khác bằng cách biểu
hiện phẩm đức ưu điểm mà tự mình không có. Chức năng của nó làm điều tà
mạng (sinh kế tà vạy) [138]. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Cuống là gì? Thuộc về tham dục và si mê, do quá tham đắm


lợi dưỡng và cung kính, nó không bày tỏ thiện đức như
thực. Nó có chức năng làm cơ sở của tà mạng.”

Thứ tám, siểm - xảo trá là tâm sở thuộc về tham dục hoặc si mê, do tham
đắm lợi dưỡng cung kính, nó muốn đánh lừa người khác và không muốn người
khác biết lỗi lầm của mình. Nó có chức năng làm chướng ngại cho người ta nhận
được lời khuyên đúng đắn. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:
68
“Siểm là gì? Tâm sở thuộc về tham dục và si mê, đánh lừa
lỗi lầm như là hành động chân chánh vì quá tham đắm lợi
dưỡng cung kính. Nó có chức năng ngăn cản người ta tìm
được lời khuyên đúng đắn.”

Thứ chín, kiêu là tâm sở thuộc về tham dục, tâm hỉ-vui mừng và lạc-hạnh
phúc làm khởi sinh cao ngạo khi thấy bất kỳ tính cách hoàn hảo hữu lậu thuộc về
mình chẳng hạn như không bệnh tật. v.v… Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Kiêu là gì? là tâm hỉ và lạc thuộc về tham dục [139] khi thấy bất kỳ sự
viên mãn thuộc về hữu lậu, hoặc biểu hiện sự sống lâu dựa trên tuổi trẻ và
không bệnh. Nó có chức năng làm cơ sở cho tất cả (căn bản) phiền não và
tùy phiền não.”

Chức năng tác dụng của kiêu, như Kinh Phát Giác Tịnh Tâm nói:

“Kiêu là gốc rễ của tất cả sự phóng dật buông lung.”

Chức năng của kiêu mạn làm cơ sở cho tất cả căn bản phiền não và tùy phiền
não, chẳng hạn như phóng dật buông lung, v.v…

Epage 150, C123, T139

Thứ mười, hại - tổn hại là tâm sở thuộc về sân hận, muốn gây não hại vì
không có lòng thương xót đối với người khác, v.v… Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập
luận nói:

“Hại là gì? Thuộc về sân hận, không thương xót, không có lòng bi-yêu mến
và không có tâm mẫn - cảm thông. Nó có chức năng gây não hại.”18 Ở đây, nói đến
một số nghĩa từ không thương xót, v.v… nghĩa là khi tự mình muốn làm tổn hại
là “không thương xót”; muốn sai khiến người khác làm tổn hại là “không có lòng
bi”, và vui mừng khi nghe hay thấy người khác gây tàn hại là “không có tâm mẫn.”
[140] Chức năng tổn hại hoặc não hại.

69
Mười một, vô tàm là tâm sở thuộc một trong ba độc (tham, sân và si), không
hổ thẹn đối với tội lỗi, cho dù với lý do vì mình hay vì pháp. Tâm sở vô tàm là trái
ngược với tàm. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói: “Vô tàm là gì? Thuộc về tham,
sân và si; không biết hổ thẹn đối với (lương tâm của) mình khi làm các điều ác.
Nó có chức năng trợ giúp tất cả (căn bản) phiền não và tuỳ phiền não.”

Mười hai, vô quý (không hổ thẹn) là tâm sở thuộc về một trong ba độc (tham,
sân và si), không hổ thẹn với lý do vì người khác khi làm các điều các. Tâm sở vô
quý ngược lại với quý. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói: “Vô quý là gì? Thuộc
về tham, sân và si; không (thấy) sợ hãi hổ thẹn đối với người khác khi mình làm
các điều ác; có chức năng trợ giúp tất cả (căn bản) phiền não và tùy phiền não.”20

Mười ba, hôn trầm là tâm sở thuộc về si mê, làm cho thân tâm nặng nề, lờ
mờ và không nhu nhuyến/không thể sử dụng trong việc nắm bắt tính cách của đối
tượng. Nó có chức năng làm tăng thêm tất cả phiền não. [141] Đại Thừa A-tỳ-đạt-
ma Tập luận nói: “Hôn trầm là gì? Thuộc về si mê, tâm không thể sử dụng.”21

Mười bốn, trạo cử là tâm sở thuộc về tham dục, làm tâm không được yên
tĩnh và tán loạn ra bên ngoài do thấy tính cách/khía cạnh xinh đẹp chẳng hạn như
năm diệu dục (sắc, thanh, hương, vị và xúc). Có chức năng gây chướng ngại cho
tâm trụ vào đối tượng. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Trạo cử là gì? Là tâm không được yên tĩnh, thuộc về tham


dục do chạy theo tính cách quyến rũ. Nó có chức năng gây
chướng ngại cho thiền tịch chỉ.”

Mười lăm, bất tín là tâm sở thuộc về si mê, không có niềm tin, không có tịnh
tín, không có lòng mong cầu đối với đối tượng đáng kính tin. Nó làm nền tảng
cho sự lười biếng. Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

70
“Bất tín là gì? thuộc về si mê, tâm không có niềm tin, tịnh
tín, và mong cầu các thiện pháp. Nó làm nền tảng cho sự
lười biếng.”23 [142]

Epage 151, C125, T142

Thứ mười sáu, lười biếng là tâm sở thuộc về si mê, dựa vào giấc ngủ, v.v…
làm cho tâm thiếu hăng hái với việc thiện. Nó có chức năng làm giảm về mặt thiện
pháp. Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói:

“Nền tảng duy nhất của phiền não

Là lười biếng, vì nó có mặt trong tất cả phiền não

Người nào có một lười biếng

Thì người đó không có pháp.”

Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Lười biếng là gì? Thuộc về si mê, tâm không hăng hái do


ham thích ngủ nghỉ, dựa và nằm. Nó có chức năng làm cản
trở việc thực hành hướng thiện”

Lười biếng phân làm ba loại: lười biếng do trì hoãn (hẹn lần hẹn lựa), lười
biếng do tham đắm làm việc thấp hèn, và lười biếng do tự khinh mình. Lười biếng
do trì hoãn là do lười biếng trì hoãn làm việc thiện, từ tận đáy lòng không muốn
thực hiện lập tức cứ để trôi qua ngày. Lười biếng do tham đắm làm việc thấp hèn
là tham đắm những công việc tầm thường của thế gian, v.v… mà không hăng hái
với việc thiện. Lười biếng do tự khinh mình là tự khinh chê bản thân mình nghĩ
rằng người như tôi làm sao có khả năng thành tựu thiện hạnh. Ví dụ như tâm
chán nản suy nghĩ “Làm thế nào một người như tôi có khả năng làm lợi ích cho
chúng sinh?”

Nhập Bồ tát Hạnh nói: [143]


71
“Lười biếng: tham đắm những chuyện thấp hèn

Trì hoãn và tự khinh mình.”

Thứ mười bảy, phóng dật buông lung là tâm sở thuộc về một trong ba độc
với sự góp mặt của lười biếng, khiến buông lung bất cẩn và không phòng hộ (đề
phòng bảo vệ) tâm ra khỏi các phiền não và lỗi lầm.

Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói: “Phóng dật là gì? Dựa vào tham, sân, si
với sự góp mặt của lười biếng, là không tu tập các thiện pháp và không bảo vệ
phòng hộ tâm khỏi các pháp hữu lậu. Nó có chức năng làm cơ sở tăng thêm bất
thiện và suy giảm thiện.”

Epage 152, C126, T143

Thứ mười tám, thất niệm - quên lãng là tâm sở làm cho tâm quên lãng và
không rõ ràng đối tượng thiện bởi vì nghĩ nhớ đến đối tượng phiền não. Chức
năng làm tâm tán loạn hướng đến việc nắm bắt tính cách của các đối tượng phiền
não.

Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Thất niệm là gì? Hồi ức – niệm tương ưng với phiền não,
có chức năng làm cơ sở cho tán loạn.”

Thứ mười chín, bất chánh tri - thiếu tỉnh giác là tâm sở phiền não tuệ không
có tỉnh giác nhận biết về một trong những hành động của thân, khẩu hoặc ý. [144]
Bất chánh niệm này làm cơ sở cho việc phạm giới và tội lỗi. Đại Thừa A-tỳ-đạt-
ma Tập luận nói:

“Bất chánh tri là gì? Trí tuệ tương ưng với phiền não, không
có tỉnh giác chánh tri về hành động của thân, khẩu và ý. Nó
có chức năng làm cơ sở cho việc phạm giới.”

72
Thứ hai mươi, tán loạn – xao lãng mất tập trung là tâm sở thuộc về một
trong ba độc, làm phân tâm và tán loạn khỏi đối tượng của nó tập trung. Đại Thừa
A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Tán loạn là gì? Tâm tán loạn thuộc về tham, sân và si. Nó
là tán loạn bản chất, tán loạn bên ngoài, tán loạn bên trong,
tán loạn tính cách, tán loạn theo thói quen xấu/thô trọng và
tán loạn tác ý.”

Sáu tán loạn, tán loạn bản chất, v.v… như sau: (1) tán loạn bản chất chỉ cho
năm căn thức. (2) Tán loạn bên ngoài chỉ cho hầu hết sự phân tán và trạo cử. (3)
Tán loạn bên trong chỉ cho hôn trầm thô tế và tham đắm cảm nghiệm vị (ngọt)
của thiền định. (4) Tán loạn tính cách chỉ cho tâm tưởng đến thực hành thiện
như: “Thật tuyệt vời biết bao! Nếu người khác tin tưởng tôi là một thiền sư vĩ
đại”. [145] (5) Tán loạn theo thói quen xấu chỉ cho sự kiêu ngạo khi nghĩ về “tôi”.
(6) Tán loạn tác ý chỉ cho ý định suy nghĩ “Có lẽ tôi nên từ bỏ con đường tối thắng
và thiền định tối thắng để thực hành loại thấp hơn.”

Mặc dù sáu tán loạn này đều được gọi là “tán loạn”, nhưng chúng nhất định
không phải là phiền não tán loạn. Sự khác biệt giữa hôn trầm trạo cử thô tế và tán
loạn. v.v…sẽ giải thích chi tiết trong phần thiền tịch chỉ - samatha (xem phần 6).
Lý do hai mươi tâm sở từ phẫn cho đến tán loạn, được gọi là tuỳ phiền não. Bởi
vì mỗi một tâm sở trong số chúng đều khiến cho tâm bị phiền não và (hoạt động)
gần với căn bản phiền não mà nó phụ thuộc.

Epage 153

Cách thức căn bản phiền não và tuỳ phiền não tương ưng hay không tương
ưng lẫn nhau, như trong Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập luận nói:

“Tương ưng (tương đồng, đi cùng với) là gì? Tham không


tương ưng với sân; cũng vậy nghi ngờ giống như sân. Tuy
73
nhiên, tham tương ưng với những tâm còn lại. Giống như
tham với sân, sân cũng không tương ưng với tham, mạn và
kiến. Mạn không tương ưng với sân và nghi. Vô minh có hai
loại: vô minh tương ưng với tất cả phiền não và vô minh
không trộn lẫn. Vô minh không trộn lẫn là không biết các
đế - sự thật. Kiến không tương ưng với sân và nghi. [146]

Nghi không tương ưng với tham, mạn và kiến. Các tuỳ
phiền não: phẫn, v.v… không tương ưng lẫn nhau. Vô tàm
và vô quý tương ưng với tất cả tâm bất thiện. Hôn trầm,
trạo cử, bất tín, giải đãi và phóng dật đều tương ưng với tất
cả phiền não.”

Lý do tại sao tham và sân không tương ưng lẫn nhau? Bởi vì hai tâm sở này
trái nghịch về cách nắm bắt đối tượng và không thể cùng một lúc làm quyến thuộc
của tâm vương. Lý do tại sao tham không tương ưng đi cùng với nghi. Bởi vì tâm
có nghi ngờ thì không thể trụ tại một vị trí, cho nên không hợp lý để tham đắm
đối tượng đó. Căn bản phiền não còn lại, mạn, vô minh và kiến có thể tương ưng
đi cùng với tham, vì cách nắm giữ đối tượng của chúng không trái nghịch với
tham. Lý do tại sao sân không tương ưng đi cùng với mạn và kiến. Bởi vì sân hận
chán ghét bất kỳ cái gì thì nó không có tâm tự đề cao - mạn đối tượng đó, và không
thể tư duy đối tượng đó bằng quan kiến.

Epage 154, C128, T146

Lý do tại sao mạn không tương ưng với sân? Bởi vì hai tâm sở này cách nắm
bắt đối tượng trái nghịch nhau và không thể cùng một lúc làm quyến thuộc của
một tâm vương. [147] Lý do mạn không tương ưng với nghi, vì hai tâm lưỡng lự
thì không thể sinh khởi tâm kiêu ngạo.

74
Theo những người thừa nhận A-lại-da thức (căn bản thức, thức thứ tám,
tàng thức) thì vô minh được phân thành hai loại: vô minh tương ưng với tất cả
phiền não khác và vô minh không trộn lẫn. Loại sau: vô minh không trộn lẫn cũng
là không trộn lẫn tương ưng [Cái sau có hai phạm trù: vô minh không trộn lẫn
tương ưng và vô minh không trộn lẫn trên cơ sở.] Vô minh không trộn lẫn với
tương ưng: vô minh ngu muội về cách thức tồn tại của sự thật, nó tương ưng đi
cùng với ý thức thứ sáu (Skt., manovijñāna) thì không tương ưng với căn bản
phiền não khác. Vô minh không trộn lẫn trên cơ sở là vô minh chỉ đi cùng với
Mạt-na thức (kliṣṭamanas, nhiễm ô thức, thức thứ bảy). Hầu hết các bậc thầy Phật
học chủ trương, vô minh tương ưng với cả năm căn bản phiền não.

Lý do tại sao kiến không tương ưng với sân và nghi? Bởi vì có thể biết theo
như trước đã giải thích tại sao nghi không tương ưng với tham, mạn và kiến.

Lý do tại sao các tuỳ phiền não thuộc về sân: phẫn, v.v… không tương ưng
với các tuỳ phiền não thuộc về tham: xan, v.v…? Tại vì cách chúng nắm bắt đối
tượng không tương đồng, ví dụ như tham và sân. Tại sao cả hai vô tàm và vô quý
nhất định phải tương ưng với tất cả tâm bất thiện? Bởi vì một người biết hổ thẹn
đối với mình hoặc đối với người khác khi mình làm điều ác thì sẽ không làm điều
bất thiện. [148] Tại sao hôn trầm, trạo cử, bất tín, giải đãi và phóng dật tương ưng
với tất cả tâm phiền não khác? Bởi vì nếu không có tâm thiếu sáng suốt, tâm phân
tán ra bên ngoài, tâm chán nản uể oải, tâm không hăng hái với việc thiện, không
phòng hộ tâm khỏi điều bất thiện thì phiền não không thể sinh khởi. Tuy nhiên,
Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận Thích nói rằng Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận
của ngài Vô Trước giải thích cho phù hợp theo tông phái của Tiểu Thừa mà cho
rằng: hai hôn trầm và trạo cử tương ưng với tất cả tâm phiền não là ý nói đơn
thuần không thể sử dụng nhu nhuyến và không an tịnh có mặt trong tất cả phiền
não.

Epage 155 & Epage 156 blank


75
11

Bốn Tâm Sở Bất Định


Epage 157

Giờ chúng tôi trình bày bốn tâm sở bất định: (1) miên, (2) hối, (3) tầm, (4)
tứ.

Tâm – Tâm Sở Nhiếp Văn nói:

“Bốn tâm sở bất định

Là miên, hối, tầm, tứ.”

Đầu tiên, miên là tâm sở làm gom lại các căn thức nhận biết đối tượng vào
bên trong, làm nguyên nhân khiến thân trở nên nặng nề, suy yếu, mệt mỏi và tác
ý đến hình ảnh của bóng tối, v.v… Nó có thể là thiện, bất thiện hoặc trung tính.
Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận nói:

“Miên là gì? Thuộc về si nê, nó gom tâm vào trong, và dựa


vào nguyên nhân của ngủ nghỉ mà nó có thể là thiện, bất
thiện , trung tính, hợp thời, phi thời, phù hợp hoặc không
phù hợp; nó có chức năng làm nền tảng mất sự năng động.”5

5
Asaṅga, Abhidharmasamuccaya, chap. 1. Toh 4049, 51b, Pd 76:134.
ེ་དགེ བ ན། སེམས་ཙམ། རི། ན་ལས་བ ས་དང་པོ། ཤོག ༥༢ ན། དཔེ་བ ར་མ། དེབ། ༧༦ ཤོག ༡༣༤
Vô Trước, Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận (Abhidharmasamuccaya), chương 1. Toh 4049, 51b
(T: 52a), Pd 76:134.

76
“Hợp thời” chỉ cho thời gian ngủ nghỉ là giữa đêm, còn những lúc khác là
“phi thời”. “Phù hợp” chỉ cho sự mong muốn nỗ lực trong việc thiện nhờ có thân
thể cường tráng. “Không phù hợp” là thời gian bị cấm hoặc không cho phép ngủ
nghỉ (tùy theo thanh quy tự viện ở nhiều trường hợp nhất định), thậm chí hợp
thời. “Thuộc về si mê” và “làm nền tảng mất sự năng động” chỉ cho giấc ngủ phiền
não, mà không phải tất cả ngủ nghỉ làm mất sự năng động. Đại Thừa A-tì-đạt-ma
Tập Luận Thích của ngài Phật Tử Xứng Hữu nói:

“Thuộc về si mê vì để phân chia riêng biệt với thiền định-


samatha. Nghĩa từ trực tiếp nói đến “thiện”, v.v… chỉ cho
không nghi ngờ, không phải là tính chất của si mê”. Và nên
biết “làm nền tảng mất sự năng động” chỉ cho tính chất của
tuỳ phiền não.”

Tâm sở bất định thứ hai, hối là tâm sở hối hận ôm giữ những điều không
như ý muốn về những hành động thích hợp hoặc không thích hợp do tự ý mình
làm hoặc sai khiến người khác làm. Đại Thừa A-tì-đạt-ma tập luận nói:

“Hối là gì? thuộc về si mê, có tác ý hay không tác ý việc nên
làm hoặc không nên làm mà sinh tâm hối hận về thiện, bất
thiện, vô ký-trung tính, hợp thời, phi thời, thích hợp hoặc
không thích hợp. Nó có chức năng cản trở tâm an trụ.”

Epage 158, C131, T150

Hối được phân làm ba: thiện, bất thiện và trung tính. Tuy nhiên, trong Đại
Thừa A-tì-đạt-ma tập luận nói: “thuộc về si mê” là chỉ cho hối bị chi phối của phiền
não. Đại Thừa A-tì-đạt-ma tập Luận Thích của ngài Phật Tử Xứng Hữu nói:

“Thuộc về si mê nghĩa là nó được bao hàm trong tuỳ phiền


não.”

77
Tâm sở bất định thứ ba là tầm và thứ tư là tứ. Trong sự phân loại tầm và tứ
thì tầm là tâm sở dựa vào tư hoặc tuệ, chỉ khảo sát khía cạnh thô của bất kỳ đối
tượng nào; và tứ là tâm sở dựa vào tư và tuệ, phân tích chi tiết về đối tượng. Cũng
như Đại Thừa A-tì-đạt-ma tập luận nói:

“Tầm là gì? Dựa vào tư tâm sở hoặc trí tuệ, nó là tâm thô,
dùng tâm ý diễn bày sự tìm kiếm tất cả pháp bằng lời nói.
Tứ là gì? Dựa vào tư tâm sở hoặc trí tuệ, nó là tâm vi tế,
dùng tâm ý diễn bày sự thẩm sát tuyển chọn bằng lời nói.
Chúng có chức năng làm cơ sở cho trạng thái an trụ hoặc
không an trụ.”

Chức năng của tầm và tứ làm cơ sở cho sự “an trụ hoặc không an trụ” nghĩa
là cả hai đều có thiện, bất thiện và trung tính. Tầm và tứ có khuynh hướng thiện
sẽ phát sinh quả thích ý, gọi là làm cơ sở cho sự an trụ hạnh phúc. Tầm và tứ có
khuynh hướng bất thiện sẽ phát sinh quả không thích ý, gọi là làm cơ sở cho sự
không an trụ hạnh phúc.

Bốn tâm sở bất định này tuỳ thuộc sức mạnh trợ giúp của những tâm sở
tương ưng khác đi cùng và sức mạnh của động cơ để chuyển thành thiện, bất
thiện hoặc trung tính. Cho nên chúng được gọi là bất định. Năm mươi mốt tâm
sở được trình bày ở trên được nói đến trong Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận và
cũng được tìm thấy trong giáo điển khác của ngài Vô Trước, Du-già Sư Địa Luận
nói:

Epage 159

“Trợ giúp như thế nào? Đó là tác ý, xúc, thọ, tưởng, tư, dục,
thắng giải, niệm, định, tuệ, tín, tàm, quý, vô tham, vô sân,
vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, xả, bất hại, tham,
sân, vô minh, mạn, kiến, nghi, phẫn, hận, phú, não, tật, xan,

78
cuống, siểm, kiêu, hại, vô tàm, vô quý, hôn trầm, trạo cử,
bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh
tri, sợ hãi, lo lắng, tuyệt vọng, hối, miên, tầm và tứ. Như
vậy, các pháp cùng sinh khởi với tâm sở tương đồng hoặc
tương ưng đi cùng với tâm được gọi là “trợ giúp”. Một đối
tượng có nhiều khía cạnh/tướng trạng/tính cách, chúng
khởi lên cùng lúc với tâm khác, và mỗi tâm khởi lên chính
xác từ hạt giống của chính nó, tương ưng đi cùng, có khía
cạnh/tướng trạng, có đối tượng, và có cơ sở sinh khởi.”

Cũng trong Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận của ngài Thế Thân, 51 tâm sở được
giải thích giống như trong Đại Thừa A tì đạt ma Tập luận và Du-già Sư Địa Luận
của ngài Vô Trước. Khi liệt kê mỗi tâm trong 51 tâm sở ở đoạn sau cùng ngài Thế
Thân kết luận rằng: “trong số đó, có 5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện, 6 căn bản
phiền não, còn lại là tùy phiền não, và 4 bất định.”

Trong nhiều tác phẩm của hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân cũng đề
xuất giống như kết luận trên. Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận, trình bày tóm tắt nghĩa
của năm uẩn đã giải thích chuyên sâu/rộng trong chương đầu tiên của Đại Thừa
A-tì-đạt-ma tập luận của ngài Vô Trước. Tương tự, trong Đại Tạng Kinh -
Tengyur có bản văn khá dài gọi là Ngũ Uẩn Thích được biên soạn bởi ngài Địa
Thân - Prthivibhandu xem như là lối dẫn vào Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận.
Mặc dù trong phần mở đầu của Ngũ Uẩn Thích này có thuật ngữ “Lối dẫn vào
Kho tàng của A-tì-đạt-ma (tri thức), thì “kho tàng” này phải được hiểu là chỉ cho
Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận. Tóm lại, để hiểu chi tiết về thuyết ngũ uẩn được
trình bày trong Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận của ngài Vô Trước thì cả hai bộ
luận Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận của ngài Thế Thân và Ngũ Uẩn Thích của ngài Địa
Thân là nguồn hỗ trợ rất quan trọng.

Epage 160 blank


79
12

Tâm Sở Trong Các Tác Phẩm Khác

Epage 161, C133, T154

46 Tâm Sở trong A-tì-đạt-ma Câu-xá luận

A-tì-đạt-ma Câu-xá luận của ngài Thế Thân nói về 46 tâm sở:

“Tâm sở gồm năm loại

Phân riêng đại địa pháp, v.v...”

Đoạn văn trên trực tiếp chỉ ra tâm sở có năm bộ: (1) đại địa pháp, (2) đại
thiện địa pháp, (3) đại phiền não địa pháp, (4) đại bất thiện địa pháp, và (5) tiểu
phiền não địa pháp. Thêm vào một bộ của tâm sở bất định là sáu bộ.

Mười Đại Địa Pháp


Bộ đầu tiên có 10 Đại địa pháp: (1) thọ, (2) tư, (3) tưởng, (4) dục, (5) xúc, (6)
tuệ, (7) niệm, (8) tác ý, (9) thắng giải và (10) định.

A-tì-đạt-ma Câu-xá luận nói:

“Thọ, tư, tưởng, dục,

Xúc, tuệ, niệm, tác ý,

Thắng giải và định

Đi cùng tất cả tâm.”

Epage 162, C134, T155

80
Trong tác phẩm Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận và Đại Thừa A-tì-đạt-ma
Tập Luận Thích của ngài Vô Trước, cũng như Đại Thừa Ngũ Uẩn luận của ngài
Thế Thân giải thích: dục, tuệ, niệm, thắng giải và định là “biệt cảnh”, nhưng không
thừa nhận chúng là “địa pháp”. Ở đây theo tông phái A-tì-đạt-ma Câu-xá luận cho
rằng năm tâm này tương ưng đi cùng với tất cả tâm. Định nghĩa của chúng như
trong A-tì-đạt-ma Câu-xá luận nói:

“Trí hoặc trí tuệ là phân tích tuyển trạch toàn triệt các pháp;
niệm là không quên đối tượng; tác ý là nhập vào tâm; thắng
giải là muốn (xác định); định là tâm tập trung vào một
điểm.”

Hỏi: nếu trí tuệ cũng phải có mặt trong tâm tương ưng với hoài nghi, như
thế thì không hợp lý để tuyên bố rằng: trí tuệ có chức năng loại trừ hoài nghi?
Đáp: tuy cũng có một chút trí tuệ trong tâm tương ưng với hoài nghi, nhưng lực
trí tuệ yếu kém, trong khi đó hoài nghi chiếm thế mạnh. Ví dụ, dòng nước suối
tươi mát ngọt ngào hoà lẫn với nước biển mặn. Tương tự theo cách lý giải của
tông phái này đặt cơ sở trên sức mạnh chiếm ưu thế hay yếu thế của chúng mà
thiết lập: dục - muốn có mặt trong tâm tương ưng với giận dữ, định có mặt trong
tán loạn, niệm có mặt trong thất niệm, thắng giải xác tín có mặt trong bất tín, v.v…
Lý do tại sao chúng được gọi là Đại địa pháp? Bởi vì chúng đi cùng với tất cả tâm
nên gọi là Đại địa pháp.

Mười Đại Thiện Địa Pháp


Bộ thứ hai có mười Đại thiện địa pháp: (1) tín, (2) bất phóng dật, (3) khinh
an, (4) xả, (5) tàm, (6) quý, (7) vô tham, (8) vô sân, (9) bất hại, và (10) tinh tấn. A-
tì-đạt-ma Câu-xá Luận nói:

“Tín, bất phóng dật, khinh an,

Xả, tàm, quý, hai căn


81
Bất hại và tinh tấn

Thường khởi trong tâm thiện.”

Những tâm còn lại đều giống như trong Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận.
Tàm và quý ngược lại với vô tàm là không kính trọng đối với thiện đức và người
có thiện đức; và vô quý là không thấy sợ hãi đối với tội lỗi như giết hại, v.v… (xem
bộ 4 ở dưới). [157] Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận và những tông phái khác đều
giống nhau về định nghĩa của vô tàm là đối với bản thân không hổ thẹn tội lỗi
mình đã làm; và vô quý là đối với người khác không hổ thẹn tội lỗi mình đã làm.
Hai căn là vô tham và vô si; Bất hại là không gây não hại và bạo động đối với người
khác; Tinh tấn là hăng hái với việc thiện. Lý do tại sao Tì-bà-sa bộ gọi những tâm
này là Đại thiện địa pháp. Bởi vì chúng làm quyến thuộc đi cùng với tất cả tâm
thiện.

Epage 163, C136, T157

Sáu Đại Phiền Não Địa Pháp


Bộ thứ ba có 6 Đại phiền não đại pháp: (1) si, (2) phóng dật, (3) giải đãi, (4)
bất tín, (5) hôn trầm, (6) trạo cử. Sáu loại này được gọi là đại phiền não địa pháp,
bởi vì chúng sinh khởi đi cùng với tất cả tâm phiền não. A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận
nói:

“Si, phóng dật, giải đãi,

Bất tín, hôn trầm và trạo cử,

Thường khởi trong phiền não.”

Hai Đại Bất Thiện Địa Pháp


Bộ thứ tư có hai Đại bất thiện địa pháp. A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận nói:

“Bất thiện là vô quý và vô tàm.”

82
Ở đây (1) vô quý và (2) vô tàm. Định nghĩa của hai chúng có đôi chút khác
với định nghĩa trong Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận. A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận
nói:

“Vô tàm là không kính trọng và vô quý là không thấy sợ tội


lỗi.”

Epage 164, C137, T158

Đoạn văn này định nghĩa tâm sở vô tàm là tâm sở không cung kính tôn trọng
đối với phẩm đức và người có phẩm đức; và tâm sở vô quý là tâm sở không thấy
sợ hãi đối với tội lỗi như giết hại, v.v... Hai tâm sở này được gọi là đại bất thiện
địa pháp bởi vì chúng khởi lên cùng với tất cả tâm bất thiện.

Mười Tiểu Phiền Não Địa Pháp


Bộ thứ năm có mười tiểu phiền não địa pháp: (1) phẫn - giận, (2) hận - hờn,
(3) siểm - nịnh hót, (4) tật - ganh ghét (5) não – trêu tức, (6) phú - che giấu (7) xan
- bỏn xẻn, (8) cuống - dối, (9) kiêu - kiêu căng, (10) hại - tổn hại. A-tì-đạt-ma Câu-
xá Luận nói:

“Phẫn, hận, siểm

Tật, não, phú, xan,

Cuống, kiêu, và hại

Là tiểu phiền não địa pháp.”

Chúng được gọi là tiểu phiền não địa pháp là vì chúng chỉ tương ưng cùng
với vô minh mà không tương ưng với các căn bản phiền não khác; bởi vì phạm vi
tương ưng của chúng nhỏ hẹp. Cũng vậy, vì chúng không phân biệt nhận thức sai
lầm về sự thật chân lý và chỉ được đoạn trừ ở Tu đạo (tu sở đoạn). Do đó, loại
được đoạn trừ là tiểu, chỉ tương ưng với ý thức mà không tương ưng với căn

83
thức, cơ sở sinh khởi (chỉ có ý thức) của chúng là nhỏ hẹp nên gọi là tiểu phiền
não địa pháp.

Tám Tâm Sở Bất Định


Bộ thứ sáu có tám tâm sở bất định: (1) tầm trong hai tầm và tứ, (2) tứ, (3)
hối, (4) miên, (5) sân, (6) tham, (7) mạn, (8) nghi. Câu-xá Mãn Tăng Chú nói:

“Tầm, tứ, và hối

Miên, sân và tham,

Mạn và hoài nghi

Là tám tâm sở bất định.”

Epage 165, C138, T160

A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận nói sự khác nhau giữa tầm và tứ là:

“Tầm và tứ là thô và tế.”

Theo điều này, tầm nhập vào đối tượng theo cách thô sơ, trong khi tứ quán
sát đối tượng theo cách vi tế. Tì-bà-sa bộ nói rằng khi hai tâm sở này đi cùng với
một tâm thì tầm không hoạt động quá thô và tứ cũng không hoạt động quá vi tế,
cũng giống như đặt khối bơ trong nước lạnh và ánh nắng mặt trời chiếu trên khối
bơ thì ánh nắng mặt trời không thể làm cho nó trở nên quá nóng và nước lạnh
không thể làm cho nó trở nên quá lạnh. Kinh lượng bộ cho rằng tầm là động cơ
làm phát sinh ngôn ngữ phán xét tính chất của đối tượng; và tứ là động cơ phát
sinh ngôn ngữ thẩm định thuộc tính của đối tượng. Duy thức tông cho rằng tầm
là tìm kiếm tính chất của đối tượng; và tứ là xác định đối tượng.

Căn cứ theo A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận nói tám tâm sở này được gọi là “bất
định” bởi vì chúng không được xác định một trong bất kỳ năm bộ tâm sở xác định
đầu tiên nào. Vì định nghĩa, sự phân loại và chức năng của mỗi tâm sở này trong

84
46 tâm sở được trình bày trong A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận thì rất giống với Đại
Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận đã trình bày ở phần trước, nên không đề cập ở đây.
Chúng ta sẽ trình bày nội dung của chúng khái quát như sau.

Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận nói đến năm tâm sở mà A-tì-đạt-ma Câu-xá
Luận không đề cập đến là: (1) thiện căn vô si, (2) căn bản phiền não kiến, (3) bất
chánh tri, (4) thất niệm, và (5) tán loạn. A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận nói 46 tâm sở là
chủ yếu đề cập đến định nghĩa khác nhau của từng tâm sở. Ba tâm sở - thiện căn
vô si, căn bản phiền não kiến và bất chánh tri có tính chất của trí tuệ. Tương tự,
theo trình tự thất niệm và tán loạn có tính chất của niệm và định. Nên biết rằng
dường như năm tâm sở này không tồn tại tách biệt với 46 tâm sở kia. Cũng vậy,
Luận này (A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận và các bản văn liên quan) nói: vô si chỉ cho
thiện tuệ; kiến chỉ cho phiền não tuệ; bất chánh tri chỉ cho trí tuệ tương ưng với
những tâm và tâm sở phiền não; thất niệm chỉ cho phiền não niệm; và tán loạn
chỉ cho phiền não định.

Epage 166, C140, T162

Có bao nhiêu Tâm Sở có thể tương ưng cùng một Tâm


Có bao nhiêu tâm sở trong 46 tâm sở liệt kê ở trên khởi lên cùng với một
tâm vương? Số lượng tâm sở nhiều nhất khởi lên cùng một tâm là 23. Như trong
trường hợp hối cùng khởi với tâm thiện tương ưng với 10 đại địa pháp, 10 đại
thiện địa pháp, 2 tầm tứ và với hối là 23. Số lượng ít nhất là 10, vì chỉ có 10 đại địa
pháp khởi lên cùng với tâm vô phú vô ký (tâm trung tính không bị che chướng)
của tầng thiền thứ hai. Nên biết từ đó (tầng thiền thứ hai có 10 đại địa pháp) trong
sơ thiền chánh định đặc biệt được thêm vào tứ tâm sở, cộng thành 11. Trong
trường hợp, tâm vô phú vô ký thuộc dục giới tương ưng với 1o đại thiện pháp và
2 tầm tứ thì cộng thành 12 tâm sở.

85
Epage 167, C140, T162

Tạp Sự Phẩm nói về 24 tuỳ phiền não


Tạp Sự Phẩm nói về 24 tuỳ phiền não để bổ sung thêm vào các tùy phiền não
được giải thích trong A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận. Điều này được ngài Phật Tử Xứng
Hữu nói trong A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận Thích – Minh Nghĩa Luận:

Nói “những điều này có trong Tạp Sự Phẩm” chỉ cho những
gì có trong Tạp Sự Phẩm là một phần trong kinh điển và
nghĩ rằng không chỉ có tâm sở như tư tâm sở, v.v... Chúng
được liệt kê như sau:

(1) Không hoan hỷ-không thích, (2) uể oải, (3) tâm


chán nản, (4) kinh tởm, (5) không nắm độ ấm của thức ăn
(không giữ được dinh dưỡng của thức ăn, ăn không ngon),
(6) phân biệt tưởng, (7) không tác ý – chú ý, (8) thân nặng
nề - rối loạn chức năng, (9) hiểm độc, (10) lăng mạ, (11) chân
thành, (12) không chân thành, (13) bồn chồn, (14) dục niệm,
(15) hại niệm, (16) nghĩ về thân quyến quê hương, (17) nghĩ
về đối tượng, (18) nghĩ về bất tử, (19) nghĩ về sự khinh miệt,
(20) kiêu ngạo về dòng tộc, (21) buồn rầu, (22) khổ đau, (23)
tâm bất an, và (24) tâm não loạn.”

A-tì-đạt-ma Đại Tì-bà-sa luận nói về tâm sở


A-tì-đạt-ma Đại Tì-bà-sa luận là một bộ luận nổi tiếng của Tì-bà-sa bộ và là
tư liệu nguồn mà ngài Thế Thân trước tác A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận. Đại Tì-bà-sa
luận liệt kê các tâm sở có chút hơi khác so với A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận. Ta thấy
rằng trong luận này liệt kê 57 hoặc 58 tâm sở trong bảy bộ/nhóm chính.6 Tuy
nhiên, trong bản viết tay Tạng dịch Đại Tì-bà-sa thì bị thiếu phần (các tâm sở)

86
hành tương ưng, vì vậy ta không thể kết luận một cách chắc chắn. Ngoài ra, A-tì-
đạt-ma Pháp Uẩn Túc Luận nói về tâm sở: (1) 10 tâm sở biến hành đi cùng với tất
cả tâm (tương tự như trong A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận) (2) 10 đại bất thiện địa pháp,
(3) 10 đại phiền não địa pháp, đi cùng với tất cả tâm phiền não là 30. Trên đó được
thêm vào (4) 5 cái (năm pháp che chướng) – tham dục giới, tham sắc giới (thiền
sắc giới), tham vô sắc giới (thiền vô sắc giới), hại tâm và hoài nghi, (5) 5 kiến, (6)
5 pháp liên quan đến xúc và 5 pháp liên quan đến căn – ý thỏa mãn, tâm không
hoan hỷ, biết đủ, tâm chán nản, và xả, và (7) 5 pháp thuộc về hành - tầm, tứ, thức,
vô tàm và vô quý – và lại thêm vào các pháp liên quan riêng biệt đến cảm thọ,
tưởng, hành và ái.7

Nhiếp Sự Phần nói về tâm sở


Luật Tạp Sự nói: tuỳ phiền não là làm cho tâm gần phiền não, được ngài Vô
Trước giải thích trong Nhiếp Sự Phần. Nhưng có nhiều tâm sở trong số đó cũng
không được liệt kê trong số tâm sở của A-tì-đạt-ma Câu-xá luận và Đại Thừa A-
tì-đạt-ma Tập luận.

Epage 168, C142, 165

Nhiếp Sự Phần của ngài Vô Trước nói về tuỳ phiền não như sau: (1) tham,
(2) sân, (3) si, (4) phẫn – hung bạo, (5) hận – oán hận, (6) phú – che giấu, (7) nhiệt
não - do áp lực của phiền não làm tâm đau đớn, (8) tật đố - ganh tỵ, (9) xan – bỏn
xẻn, (10) cuống - giả vờ, (11) siểm - xảo trá, (12) vô tàm, (13) vô quý, (14) mạn, (15)
quá mạn, (16) mạn quá mạn, (17) ngã mạn, (18) tăng thượng mạn, (19) ty liệt mạn,
(20) tà mạn, (21) kiêu - tự đề cao, (22) phóng dật, (23) ngạo – tự cao tự đại, (24)
xúi giục sỉ nhục, gây chiến v.v., (25) đạo đức giả, do sức mạnh phiền não, giả bộ
tạo ấn tưởng đạo đức để người khác tin rằng mình có đạo hạnh tốt, (26) nịnh bợ,
nói lời ngọt ngào do lực phiền não, (27) nói bóng gió, làm khơi gợi ý muốn của

87
mình do lực phiền não, (28) gạ gẫm, nài xin khư khư vật dụng cần thiết, (29) theo
đuổi lợi dưỡng (lấy lợi cầu lợi), muốn được lợi dưỡng càng nhiều, (30) bất kính,
(31) không nghe lời khuyên can, không chấp nhận lời khuyên hữu ích của người
khác, (32) thân cận ác tri thức, tham gia các hoạt động hại người, (33) ác dục, do
sức mạnh chấp giữ vật chất linh tinh, (34) đại dục, muốn sự cung kính và lợi
dưỡng hơn các bậc lớn hơn mình, (35) dục hữu, muốn thể hiện phẩm tính khổ
hạnh và khiến cho người khác tin tưởng cũng vì sức mạnh phiền não chi phối, và
bốn loại không thể chịu đựng: (36) muốn chửi mắng lại kẻ khác đã chửi mắng
mình, (37) muốn giận dữ lại người khác đã giận dữ mình, (38) muốn đánh đập lại
người đã đánh đập mình, (39) muốn chỉ trích lại người đã chỉ trích mình, (40)
chấp trước dính mắc, tham đắm vào tài vật của chính mình, (41) tham đắm dính
mắc hoàn toàn, thèm khát cả tài vật của người khác, (42) tham dục, quá tham đắm
vào các cảnh giới, (43) tham dục phi pháp, quá tham đắm các ác hạnh, (44) tham
đắm không thể chịu đựng, quá tham đắm ôm giữ tất cả tài vật của mình và của
người, (45) hoại kiến, (46) kiến hữu về các hành là thường kiến, (47) đoạn kiến,
xem rằng tất cả là đoạn diệt, (48-52) năm (triền) cái, (53) hờ hững lờ đờ quá độ
do ngủ nghỉ không đúng thời, (54) không vui, quyến luyến nghĩ về nơi không thích
hợp, (55) trăn trở căng duỗi, kéo bẻ thân thể khi tâm không nhu nhuyến dễ sử
dụng, (56) không biết tiết chế trong ăn uống, ăn quá nhiều hoặc quá ít, (57) không
tập trung tác ý, do phóng dật nên không tham gia vào việc nghe, tư duy, và thiền
quán, (58) hướng về điều phi lý, do cơn buồn ngủ áp chế trong khi tâm đang cố
gắng tập trung vào đối tượng, (59) nản lòng, tự coi khinh chính mình, (60) ác độc,
hảm hại người khác, (61) vu khống, vu cáo người khác, (62) không thành thật, lừa
dối thầy bạn, (63) không hòa nhã, ba cửa thân khẩu ý hành động thô lỗ, (64) ứng
dụng không thích hợp về hành động, kiến, v.v, (65) dục tầm, do sức mạnh của
tham dục đặt chú ý lặp đi lặp lại về đối tượng mong muốn, (66) hại tầm, suy nghĩ
đi suy nghĩ lại về cách người khác làm hại, (67) suy nghĩ về làm hại, đặt sự chú
ý lặp đi lặp lại muốn hại người khác, (68) nghĩ về bạn bè của mình, do tâm phiền
88
não khiến chú ý tư duy nhiều lần về bạn bè, (69) nghĩ về người nhà, do tâm phiền
não chuyên tâm suy nghĩ lặp đi lặp lại về người nhà, (70) nghĩ về bất tử, do tâm
phiền não chú tâm về việc sống lâu dài, (71) nghĩ về sự khinh chê kẻ khác, (72) suy
nghĩ về tài sản, do tâm phiền não chú ý đến tài sản của thí chủ và của người khác,
(73) buồn đau, (74) than vãn, (75) đau khổ, (76) tâm bất an và (77) tâm não
loạn. Nhiếp Sự Phần nói:

Epage 169, C144, T168

“Các tùy phiền não, tham là gốc rễ của bất thiện, tương tự
sân, si, phẫn và hận được giải thích chuyên sau như trong
Luật Tạp Sự. Tham dục làm phát khởi tất cả phiền não nên
gọi là gốc rễ của bất thiện. Nên biết sân và si cũng giống như
vậy. Phẫn là bị trói buộc trong tức giận xúi giục niệng phát
ra lời ác. Hận là ôm giữ hận thù trong tâm tư. Phú là che
giấu tội lỗi. Nhiệt não do phiền não khiến cho tuyệt vọng.
Tật đố - ghen tỵ do tâm phiền não biểu hiện sự không ưa
thích đối với thành đạt của người khác. Xan – bỏn xẻn là
ôm giữ tất cả đồ vật. Cuống – giả vờ là gây ấn tượng với ý
tưởng đánh lừa người ta nghĩ khác về mình. Siểm – xảo trá
là lời nói không ngay thẳng, không rõ ràng, không tỏ bày vì
tâm không trung thực. Vô tàm là không biết hổ thẹn tội lỗi
đối với mình. Vô quý là không thấy sợ tội lỗi đối với người
khác.

Epage 170, C144, T169

Mạn là tâm tự đề cao khi mình kém người mà nghĩ rằng “ta
hơn” hoặc khi người bằng mình mà nghĩ rằng “ta bằng”.
Quá mạn là khi người bằng mình mà tự cao tự đại nghĩ rằng
“ta hơn” hoặc người hơn mình mà nghĩ rằng “ta bằng.” Mạn
89
quá mạn là khi người hơn mình mà tự đề cao nghĩ rằng “ta
hơn.” Ngã mạn là khi quán thấy các hành cho là “ta” và “của
ta”. Tăng thượng mạn là khi chưa chứng đạt pháp thù thắng
mà nghĩ rằng “ta đã chứng đạt”. Ty liệt mạn là khi người
khác thù thắng hơn mình nhiều mà nghĩ rằng “ta kém hơn
một chút.” Tà mạn là trong khi ta không có thiện đức mà
nghĩ rằng “ta có thiện đức.”

Kiêu là tâm phiền não cao ngạo về bất kỳ hoàn hảo


nào thuộc về mình. Phóng dật là không phòng hộ bảo vệ
tâm khỏi các pháp bất thiện, tội lỗi do không thực hành
thiện pháp. Cao ngạo là không tôn trọng ân sư và thánh
hiền. Xúi giục sỉ nhục là bị phiền não trói buộc sai khiến
cầm vũ khí, cầm gậy, tranh đấu, chỉ trích, chia rẽ và tranh
cãi.

Đạo đức giả là tâm phiền não làm ra vẻ mình có đạo


hạnh để người khác tin mình. Nịnh bợ là tâm phiền não sử
dụng lời nói ngọt và khéo dùng nhiều cách nói để diễn đạt
những tính tốt của mình. Nói bóng gió là tâm phiền não
khơi gợi bằng dấu hiệu để diễn bày mong muốn trong tư
tưởng của mình. Gạ gẫm là nài nỉ xin xỏ. Theo đuổi lợi
dưỡng là muốn có được nhiều lợi dưỡng hơn bằng cách
nêu lên các lợi dưỡng của người khác mà không biết đủ
những gì mình đã có.

Bất kính là không tôn trọng các bậc đạo sư tâm linh
có lòng từ rất lớn và niềm tin vào thiện đức của họ. Không
nghe lời khuyên can nghĩa là không chấp nhận lời khuyên
hữu ích của người khác. Thân cận ác tri thức là bạn dẫn đến
90
việc hại người. Ác dục là muốn thể hiện đặc tính khổ hạnh
nhằm tìm kiếm lợi dưỡng vật chất. Đại dục là muốn sự
cung kính và lợi dưỡng hơn các bậc lớn hơn mình. Dục hữu
là muốn thể hiện phẩm tính khổ hạnh và khiến cho người
khác tin tưởng cũng vì tâm phiền não chi phối. Không thể
chịu đựng là muốn chửi mắng, giận dữ, đánh đập và chỉ
trích để trả thù lại người khác đã chửi mắng, giận dữ, đánh
đập và chỉ trích mình. Chấp trước dính mắc là tham đắm tài
vật của chính mình. Chấp trước dính mắc hoàn toàn là thèm
khát cả tài vật của người khác. Ta phải hiểu hai điều này
tương tự cho những người tốt và những người xấu. Tham
dục là quá dính mắc vào các cảnh giới. Tham dục phi pháp
là quá tham đắm các hành động ác. Tham đắm không thể
chịu đựng là ôm giữ tất cả tài vật hợp pháp của riêng mình,
của cha mẹ, và tài vật của người khác ký gởi, v.v…

Epage 171, C145, T171

Tụ hoại kiến, tát-ca-na kiến là quan kiến sinh khởi


cùng với tư duy phân biệt thấy đối với các hành (nhân tố có
điều kiện) là tôi và của tôi. Kiến hữu là dựa vào tụ hoại kiến
mà cho rằng các hành là thường kiến. Đoạn kiến là quan
kiến không có sự tồn tại. Nên biết năm triền cái (che
chướng) giống như ở trên được nói trong Tầng Thiền Bình
Đẳng.8

Hờ hững lờ đờ quá độ do bị trói buộc trong sự ngủ


nghỉ không đúng thời, thậm chí vào lúc không muốn ngủ.

91
Không vui là muốn nơi không thích hợp. Trăn trở căng duỗi
là kéo bẻ thân thể khi tâm không nhu nhuyến dễ sử dụng
do thân thể nặng nề rối loạn chức năng. Không biết tiết chế
trong ăn uống là không biết tiết độ ăn uống quá nhiều hoặc
quá ít. Không tập trung tác ý là không tham gia nghe, tư duy
và thiền quán do phóng dật buông lung làm những việc
không nên làm và không làm những việc nên làm. Hướng
về những điều phi pháp do cơn buồn ngủ áp chế trong khi
đang cố gắng tập trung vào đối tượng. Nản lòng là tự khinh
chê chính mình.

Ác độc có tính chất hảm hại người khác. Vu khống có


tính chất vu cáo người khác. Không thành thật là lừa dối A-
xà-lê, thầy, thánh hiền và những vị hoà đồng trong giáo
Pháp. Không hòa nhã là tâm thô lỗ thiếu tinh tế khi theo dõi
hành vi của thân và khẩu.

Epage 172, C146, T172

Ứng dụng không thích hợp là giới luật, quan kiến,


hành vi và sinh kế không phù hợp với chánh Pháp. Dục tầm
là thói quen tư duy đi tư duy lại nhiều lần về đối tượng tham
muốn. Hại tầm là thói quen tư duy đi tư duy lại nhiều lần
do tâm sân hận nghĩ về nguyên nhân bị người khác làm hại.
Suy nghĩ về làm hại là do hại tâm suy nghĩ lặp đi lặp lại muốn
hại người khác. Nghĩ về bạn thân của mình là tâm phiền
não nghĩ về bạn thân cũng như trên. Nghĩ về người nhà là
tương tự như trên tâm phiền não nghĩ đến người nhà. Nghĩ
về bất tử là tương tự như trên do tâm phiền não có thói
quen nghĩ đến quan kiến thời gian khác vì đạt được mục
92
đích của mình. Nghĩ về sự khinh chê kẻ khác là tương tự
như trên do tâm phiền não quen nghĩ về sự cao đẹp hay
thấp kém của mình và người. Suy nghĩ về tài sản là tâm
phiền não có thói quen tư duy lặp đi lặp lại về tài sản của thí
chủ và của người khác. Nên biết: buồn đau, than vãn, đau
khổ, tâm bất an và tâm não loạn cũng tương tự như trên.

Cũng trong Nhiếp Sự Phần nói:

Buồn đau là sự đau đớn áp bức tâm thức vì những


điều yêu thích bị biến chuyển gây ra khổ đau; Từ đó thốt ra
lời khóc than là than vãn; đau khổ là đấm ngực gây đau đớn
thân thể; tâm bất an là đau đớn bên trong nội tâm; và tâm
não loạn là hoàn toàn si mê rối loạn. Hay nói cách khác, ưu
– buồn đau là tâm bất an dựa trên khổ đau mới phát sinh
do bất kỳ khổ đau nào từ sự mất mát tài sản, sức khoẻ,
người thân hay bạn bè. Từ đó theo sau là phát ra lời khóc
than và đau đớn toàn thân là lúc bi - than vãn và đau khổ.
Vượt qua được tâm bất an làm cho than vãn và đau đớn
toàn thân vào ban ngày, nó trở nên lắng dịu một chút, tâm
không vui thích là lúc tâm bất an. Tuyệt vọng là tâm não
loạn không có hạnh phúc kéo dài qua ngày hôm sau - ngày
đầu tiên, ngày thứ hai, thứ ba, thứ năm, thứ mười, nữa
tháng, hoặc khoảng thời gian dài hơn.

Epage 173, C147, T174

Có nhiều tâm sở trong những tâm sở này không có trong A-tì-đạt-ma Câu-
xá luận và Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận điển hình như xúi giục sỉ nhục, v.v…

Epage 174 blank

93
13

Sự khác biệt giữa những Tâm sở có chất thể/thực


chất và có thi thiết/gán cho/giả có

Epage 175, C147, T174

TRONG NHỮNG TÂM SỞ NÀY, tùy thuộc việc gán đặt theo bản chất độc
lập của riêng nó hoặc chức năng, hoặc thuộc về các tâm sở khác, các giáo điển
phân ra sự khác biệt giữa “các tâm sở có chất thể” và “các tâm sở có thi thiết”. Nói
chung tuy có nhiều cách giải thích khác nhau về sự phân biệt giữa chất thể/thực
có và thi thiết/giả có, nhưng chúng ta chính yếu sẽ dựa theo giải thích trong Nhiếp
Quyết Trạch Luận của ngài Vô Trước nói: có thi thiết là sự nhận biết được bản
thân pháp này thì cần phải dựa vào sự nhận biết pháp khác; có chất thể là sự nhận
biết được bản thân pháp này thì không cần phải dựa vào sự nhận biết pháp khác.
(Một điều gì đó được cho là có thi thiết nếu chỉ có thể định dạng được nó khi dựa
vào việc xác định một thứ khác, và một điều được xem là có thể chất nếu nó được
định dạng mà không cần phải xác định một thứ gì khác.) Nhiếp Quyết Trạch Phần
nói:

“Tóm lại, nên biết có chất thể/thực có là gì? Và nên biết có


thi thiết/giả có là gì?

Bất kỳ cái gì gán đặt cho đặc tính của nó mà không phụ
thuộc cái khác và không nương tựa vào cái khác, tóm lại
nên biết đó là có chất thể-thực có. Bất kỳ cái gì gán đặt cho
đặc tính của nó mà phụ thuộc cái khác và nương tựa vào cái

94
khác, tóm lại nên biết đó là có thi thiết-giả có, không phải
là có chất thể.”

Theo từ vựng của thuật ngữ có chất thể - thực có được phân loại: (1) có chất
thể do lý luận thành lập, (2) có chất thể theo năng lực của chức năng, (3) có thể
chất theo sự kiên định không thay đổi, (4) có chất thể theo độc lập tự chủ. Loại
thứ nhất chỉ cho tất cả đối tượng của tri thức, thứ hai chỉ cho chức năng của tất
cả sự vật, thứ ba chỉ cho tất cả pháp thường hằng, và thứ tư chỉ cho có chất thể
theo sự phân chia của hai chất thể-thực và thi thiết-giả.

Epage 176, C148, T175

Tương tự, theo từ vựng của thuật ngữ có thi thiết - giả có cũng được phân
loại: (1) có thi thiết theo bộ phận, (2) có thi thiết theo hoàn cảnh, (3) có thi thiết
theo sự không tồn tại, (4) có thi thiết theo những cách thức khác ngoài ba điều
trên. Loại thứ nhất thuộc về tâm sở có thi thiết trong sự phân chia của tâm sở có
chất thể và có thi thiết. Loại thứ hai ví như cái bình vô thường là có thi thiết gán
đặt căn cứ trên tính cách thay đổi theo hoàn cảnh. Thứ ba do tâm thi thiết gán
cho sự không tồn tại ví dụ như sừng thỏ. Thứ tư ví như sự nhận biết được bổ-
đặc-già-la/cá thể/người thì cần phải nhờ vào tính cách của cái khác.

Bởi vì không cần nhờ vào cơ sở thi thiết gán đặt của pháp khác, tự bản thể
của nó có khả năng độc lập tự chủ để hiện trước tâm thức thì được gọi là có chất
thể. [176] Có thi thiết là phải nhờ vào cơ sở thi thiết gán đặt của một pháp, thì tự
bản thể của nó mới có khả năng để hiện trước tâm thức và trở thành đối tượng
của tâm.

Thượng và hạ A-tì-đạt-ma giải thích theo lập trường riêng của họ về các tâm
sở có chất thể và tâm sở có thi thiết. Đầu tiên, trong Thượng Đại Thừa A-tì-đạt-
ma Tập luận, của ngài Vô Trước giải thích rằng trong 51 tâm sở có 22 tâm sở là có
chất thể: 5 biến hành tâm sở; 5 biệt cảnh tâm sở; 7 thiện trong 11 thiện tâm sở -

95
tín, khinh an, tàm, quý, vô sân thiện căn, vô tham thiện căn, và tinh tấn; và 5 trong
6 căn bản phiền não, ngoại trừ kiến. Ngược lại, có thi thiết bao gồn trong 29: 4
thiện trong 11 thiện (tâm sở) - vô si, bất phóng dật, xả và bất hại; 1 căn bản phiền
não kiến; 20 tùy phiền não; và 4 bất định.

Mặc dù hầu hết các giáo điển của Thượng Bộ A-tì-đạt-ma giải thích hai mươi
tùy phiền não là có thi thiết, nhưng một số người theo Thanh Văn thừa cho rằng
hai mươi tuỳ phiền não là có chất thể, như trong Ngũ Uẩn Thích của A-xà-lê Địa
Thân nói:

“Về vấn đề này, mặc dù những vị theo hệ phái Thanh Văn


nói rằng các tùy phiền não là có chất thể, nhưng Duy Thức
Tông theo quan kiến tâm thức thì tuỳ phiền não sinh khởi
từ chi phần của sáu căn bản phiền não, nên biết rằng chúng
chỉ thi thiết mà có, mà không có chất thể.”

Epage 177, C149, T177

Cách thi thiết gán cho tâm sở nào dựa trên cơ sở nào như sau: Vô si, phiền
não kiến và bất chánh trí thì được thi thiết gán cho một mình trí tuệ. [177] Bất
phóng dật và xả được thi thiết gán cho ba thiện căn và tinh tấn. Bất hại được thi
thiết gán cho vô sân. Phẫn, hận, não, tật đố và hại được thi thiết gán cho sân hận.
Xan, kiêu và trạo cử được thi thiết gán cho tham. Phú - che dấu, hôn trầm, bất tín
và giải đãi -lười biếng được thi thiết gán cho si mê. Xiểm - xảo trá và cuống - giả
vờ được gán cho tham và si. Vô tàm, vô quý, và tán loạn được gán cho cả ba độc
(tham, sân, và si). Phóng dật được gán cho ba độc với lười biếng. Thất niệm được
gán cho phiền não niệm. Thuỵ miên và hối tiếc bao hàm trong tuỳ phiền não được
gán cho si mê. Thiện và vô phú vô ký (trung tính không chướng ngại) được gán
cho trí tuệ. Tầm và tứ được gán cho trí tuệ và tư. Có thể nhận biết cách thi thiết
gán cho này, thông qua Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận giải thích về bản chất của
tâm sở ở trên.
96
Tuy nhiên, trong Nhiếp quyết trạch phần thì “có thi thiết” được đặt tên là “có
thế tục”. Như Luận này nói:

“Hỏi: Có bao nhiêu tâm sở thiện có thế tục tương đối và bao
nhiêu tâm sở có chất thể? Trả lời: ba có thế tục: bất phóng
dật, xả và bất hại. Bất phóng dật và xả thuộc về vô tham, vô
sân, vô si và tinh tấn. [178] Bởi vì những tâm sở này thuộc
về nghĩa của không có phiền não tạp nhiễm là xả; và nghĩa
của đối trị phiền não tạp nhiễm là bất phóng dật. Bất hại
thuộc về vô sân.

Luận này nói:

“Hỏi: có bao nhiêu phiền não này có thế tục và bao nhiêu có
chất thể? Trả lời: kiến là có thế tục vì nó thuộc về trí tuệ.
Còn lại là có chất thể, chúng là tâm và tâm sở.”

Epage 178, C150, T178

Luận này nói:

“Hỏi: có bao nhiêu tùy phiền não có thế tục (tồn tại theo
quy ước) và bao nhiêu có chất thể? Đáp: phẫn, hận, não, tật
đố, và hại là thuộc về sân hận nên chúng là có thi thiết gán
đặt. Bởi vì xan, kiêu và trạo cử là thuộc về tham nên chúng
là có thi thiết gán đặt. Bởi vì phú - che giấu, cuống - giả vờ,
siểm - xảo trá, hôn trầm, thuỵ miên và hối tiếc là thuộc về si
mê, nên chúng cũng là có thi thiết gán đặt. Vô tàm, vô quý,
bất tín, và giải đãi - lười biếng là có chất thể. [179] Phóng
dật, giống như những tâm trước, là có chất thể. Vì thất
niệm, tán loạn và ác tuệ thì chỉ thuộc về si mê, nên tất cả
chúng là có thi thiết gán đặt. Vì tầm và tứ là thuộc về tuệ và
97
tư tâm sở làm động cơ phát ra lời nói, nên chúng là có thi
thiết gán đặt.”

Tuy nhiên, Nhiếp Quyết Trạch Phần của ngài Vô Trước giải thích có chút ít
khác biệt với Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận. Nhiếp Quyết Trạch Phần cho rằng
tâm vô si trong mười một tâm sở thiện; và vô tàm, vô quý, bất tín và giải đãi trong
tùy phiền não là có chất thể. Lý do là vì chúng có tiềm lực mạnh hơn các tâm sở
tùy phiền não khác.

Thứ hai, theo các giáo điển của hạ bộ A-tì-đạt-ma giải thích về những tâm
sở nào là có chất thể và những tâm sở nào là có thi thiết như sau: A-tì-đạt-ma Câu-
xá Luận nói, 5 bộ của xác định tâm sở (10 đại địa pháp, 10 đại thiện địa pháp, 6 đại
phiền não địa pháp, 2 đại bất thiện địa pháp và 10 tiểu phiền não địa pháp) và 8
bất định tâm sở (1 bộ bất định tâm sở bao gồm trong tập hợp nhỏ của 8 tâm sở),
tổng cộng thành 46 tâm sở; trên 46 tâm sở đó được thêm vào 24 tâm sở như trong
Tạp Sự Phẩm giải thích, cộng thành 70 tâm sở có chất thể. Thiện căn vô si, căn
bản phiền não kiến; A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận nói về 5: bất chánh tri, thất niệm,
tán loạn, phi lí tác ý (tác ý không như pháp) và tà thắng giải ở trong phiền não địa
pháp, cộng thành 7 tâm sở có thi thiết. Tuy nhiên luận điển nói, duy nhất thiện
tuệ gán cho tên là vô si, [180] duy nhất phiền não tuệ gán cho là kiến, duy nhất trí
tuệ tương ưng đi cùng với tâm và tâm sở phiền não gán cho là bất chánh tri, duy
nhất phiền não niệm gán cho là thất niệm, duy nhất phiền não định gán cho là tán
loạn, duy nhất phiền não tác ý gán cho là phi lí tác ý, và duy nhất phiền não thắng
giải gán cho là tà thắng giải.

Epage 179, C151, T180

Tuy nhiên, khi được phân tích một cách chính xác hơn, thì rõ ràng phải
chấp nhận hai hại và bất hại là có thi thiết gán đặt, nên bất hại được gán cho vô
sân và hại được gán cho sân. Như A-tì-đạt-ma Câu Xá Luận nói:

98
“Vô sân là từ và bi.”

Ở đây, vô sân được giải thích là bi mẫn, bất hại là yêu thương chân thành,
và hại/bạo động là muốn hữu tình bị khổ đau.

Tương tự, Tạp Sự Phẩm giải thích rằng bốn - không thích, buồn thương,
khổ đau, và ý không an lạc/sầu khổ ưu não được gán cho cảm thọ; tâm chán nản
được gán cho lười biếng; không tác ý được gán cho phiền não tuệ; tán loạn được
gán cho sân, và v.v…. Vì vậy nói 61 tâm sở có chất thể và 16 tâm sở có thi thiết gán
đặt, tổng cộng 77 tâm sở. Chúng ta nên quán sát xem xét cần phải theo chủ trương
này hay không. [181]

Epage 180 & Epage 181 blank

14

Các Kinh Luận Khác Trình Bày về Các Tâm Sở

Epage 182, C152, T181

KINH CHÁNH PHÁP NIỆM XỨ NÓI VỀ TÂM SỞ


CÁC TÂM SỞ nói trong Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ được phân làm hai loại:
tập hợp thành loại nhóm và rải rác khắp các kinh. Tập hợp thành loại nhóm tâm
sở bao gồm trong trong bốn nhóm: (1) 10 câu sinh/cùng sinh với tâm, (2) 10 đại địa
phiền não, (3) 10 tiểu địa phiền não, và (4) 10 tâm sở thiện.

Nhóm thứ nhất, 10 cùng sinh với tâm: (1) thọ, (2) tưởng, (3) tư - ý định, (4)
xúc, (5) tác ý -chú tâm, (6) dục - khát vọng, (7) thắng giải - quyết tâm, (8) niệm,
(9) định, và (10) tuệ.

99
Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ giới thiệu tính chất và số lượng của tâm sở này
như sau:

“Như vậy mười đại địa pháp là thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý,
dục, thắng giải, niệm, định và tuệ.”

Kinh này cũng nói:

“Cảm thọ nhận biết là cảm thọ.” [182]

Kinh này cũng nói:

“Những tâm sở này phát sinh cùng lúc, giống như mặt trời
và ánh sáng của mặt trời. Định nghĩa của những tâm sở này
là cùng sinh với tâm và số lượng của chúng không quá
nhiều cũng không quá ít. Tưởng có tính chất làm cho nhận
biết đúng đắn, vì tưởng là nhận biết đúng đắn từng tính
chất riêng biệt của các pháp. Tư chuyển động tâm hướng
đến một trong ba khía cạnh thiện, bất thiện và vô ký – trung
tính; và cũng có ba tính chất dựa trên thân, khẩu và ý. Xúc
có ba loại cảm thọ xuất hiện khi có ba [đối tượng, căn - giác
quan và ý thức] gặp nhau. Ba loại cảm nghiệm chủ yếu là gì?
Đó là cảm nghiệm lạc thọ, cảm nghiệm khổ thọ, và cảm
nghiệm không khổ không lạc thọ. Tác ý chủ yếu đặt tâm vào
các pháp. Dục – khát vọng là suy nghĩ về hành động. Thắng
giải chủ yếu là tự tin về những gì làm phát khởi sự tự tin.
Tín là có niềm tin. Tinh tấn chủ yếu là vui thích hăng hái.
Niệm chỉ đơn thuần là không quên nghĩ đến đối tượng mà
tâm không có sự nhầm lẫn mê loạn. Định chủ yếu là tâm
chuyên chú vào một điểm. Tuệ là quán sát phân biệt các

100
pháp, [183] hay những gì khiến quán sát phân biệt hoàn triệt
các pháp.

Kinh này cũng trình bày rõ ràng thêm về tính chất của tín và tinh tấn.

Nhóm thứ hai, mười đại địa phiền não: (1) bất tín, (2) lười biếng, (3) thất
niệm, (4) tán loạn, (5) tuệ sai lầm, (6) phi lý tác ý - chú ý không thích hợp, (7)
thắng giải sai lầm, (8) trạo cử - kích động, (9) vô minh, và (10) phóng dật. Kinh này
khi giới thiệu ngắn gọn nói sau bất tín là hối tiếc, nhưng khi trình bày mở rộng
nói sau bất tín là lười biếng [bỏ qua sự đề cập đến hối tiếc]. Ở đây, chúng tôi giải
thích theo phần trình bày mở rộng.

Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ giới thiệu tính chất và số lượng của tâm sở này
như sau:

“Bất tín, hối tiếc, thất niệm, tán loạn, tuệ sai lầm, phi lý tác
ý - chú ý không thích hợp, thắng giải sai lầm, trạo cử - kích
động, vô minh, và phóng dật. Mười pháp này là các đại địa
phiền não.”

Kinh này cũng nói:

“Định nghĩa của chúng được giải thích như sau. Bất tín là
không có xác quyết, hoặc những gì làm cho không có sự xác
quyết đối với các pháp. [184] Lười biếng chính là lười
biếng từ bỏ sự tinh tấn siêng năng. Thất niệm là không ghi
nhớ các pháp. Tán loạn là (nghĩ về) nhiều đối tượng. Tuệ
sai lầm là tâm không thiện xảo khéo léo. Phi lý tác ý là tâm
suy nghĩ không đúng pháp, không phải con đường chân
chánh và bất tịnh – không sạch nghĩ là tịnh – sạch. Thắng
giải sai lầm là chủ yếu nắm giữ sai lầm, chấp giữ sai lầm cho
là đúng. Trạo cử - kích động chủ yếu là trạng thái tâm không
101
an tịnh. Vô minh là không biết pháp của ba cõi. Phóng dật
là do không thực hành các thiện pháp. Các phiền não này
làm suy yếu đại địa pháp.”

Epage 183, C156, T184

Nhóm thứ ba, mười tiểu địa phiền não: (1) phẫn (giận dữ), (2) hận (hiềm
hận, thù oán), (3) (không) biểu lộ , (4) não, (5) cuống - giả vờ, (6) siểm - xảo trá,
(7) tật đố, (8) Xan - keo kiệt, (9) mạn, và (10) quá mạn. [185]

Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ giới thiệu tính chất và số lượng của tâm sở này
như sau:

“Mười tâm sở khác sinh khởi gọi là tiểu địa tâm sở. Chúng
là gì? Chúng là: phẫn (giận dữ), hận (hiềm hận, thù oán),
(không) biểu lộ, não (trêu tức, chọc giận), cuống - giả vờ,
siểm - xảo trá, tật đố, xan – keo kiệt, mạn, và quá mạn.”

Kinh này cũng nói:

“phẫn - giận dữ là tâm rối loạn và tức giận. Hận (hiềm hận,
thù oán) là tâm ôm chặt oán thù đối với kẻ thù. Không biểu
lộ là chết vì ba tội lỗi [của thân, khẩu, và ý]. Não (trêu tức,
chọc giận) là nắm chặt phi pháp – những điều không thích
hợp. Cuống – dối gạt là dối gạt hay cái gì gây ra sự lừa dối."

Kinh này cũng nói:

“tâm sở siểm - xảo trá chủ yếu là không chánh trực ngay
thẳng, là tâm xấu ác trói chặt ta trong luân hồi. Tật đố có
bản chất gây hại người khác. Xan – keo kiệt chủ yếu là lo sợ
nghi ngờ tài vật cạn kiệt mà sinh tâm tham tiếc.” [186]

102
Ngoại trừ mạn và quá mạn, kinh này trình bày rõ ràng tính chất của tám tâm sở
còn lại.

Nhóm thứ tư, mười tâm sở thiện: (1) không tham, (2) không sân- không thù
ghét, (3) tàm - xấu hổ, (4) quý - hổ thẹn, (5) tín, (6) khinh an, (7) bất phóng dật -
cẩn trọng, (8) tinh tấn - siêng năng, (9) xả - bình đẳng, và (10) bất hại - bất bạo
động. Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ giới thiệu tính chất và số lượng của những tâm
sở này:

“Ngoài ra, cũng có chủ yếu mười thiện đại địa pháp. Chúng
là gì? Đó là không tham, không sân, tàm, quý, tín, khinh an,
bất phóng dật, tinh tấn, xả, và bất hại. Vì những thiện này
sinh khởi từ đại địa. Định nghĩa của riêng biệt của chúng
như sau: không tham là nền tảng của tất cả thiện pháp, bởi
vì nó là nguồn gốc của tất cả thiện pháp. Không sân cũng
tương tự như vậy. Tàm là tâm sợ hãi lỗi lầm đối với bản
thân, dù một mình sống nơi vắng. Quý là hổ thẹn đối với
người khác. Tín là sự kính ngưỡng thanh tịnh trong dòng
tâm thức của một chúng sinh. Khinh an là một tâm thiện và
một trạng thái của thân loại trừ sự phát triển của thân tâm
thô nặng - rối loạn chức năng vì nó làm cho hoàn toàn an
lạc. Bất phóng dật - cẩn trọng là thành tựu các thiện pháp.
Xả - bình đằng là tâm bình đẳng tự nhiên nhập vào các hành
động, không hành động, nguyên nhân và duyên. [187] Bất
hại là chủ yếu không gây hại các chúng sinh.”

Epage 184, C158, T187

Tính chất của tinh tấn như trong Kinh này cũng nói:

“Tinh tấn là vui thích”

103
Tính chất của khinh an như trong Kinh này nói:

“Như một phẩm tính của chính thân và tâm nhu nhuyến có
thể sử dụng theo ý muốn, nềm dịu và nhẹ nhàng. Vì vậy vị
du già thiền giả làm chủ sự an lạc; do vậy, khinh an thực sự
là một chi nhánh của bồ đề phần.”

Trong bốn mươi tập hợp thành loại nhóm tâm sở thì ngoại trừ mạn và quá
mạn, kinh này nói rõ ràng từng tính chất và chức năng của những tâm sở còn lại.

Ngoài ra, các tâm sở khác được đề cập rải rác trong Kinh Chánh Pháp Niệm
Xứ mặc dù chúng không bao gồm trong các nhóm trên là: (1) tham, (2) sân, (3)
tầm, (4) tứ, (5) phiền não nghi, (6) kiêu, (7) vô tàm (8) vô quý, (9) hôn trầm, (10)
thụy miên, (11) phú - che giấu, (12) tà kiến, (13) hối tiếc, (14) lo ngại, (15) sợ hãi, (16)
ngạo - tự phụ, (17) chán nản, (18) không biết đủ, [188] (19) nản lòng, (20) thương
tâm, (21) không thoả mãn, (22) không chịu đựng/bất nhẫn, (23) chán ghét, (24) lẫn
tránh, (25) buồn rầu, (26) tàn bạo, (27) thoả mãn hài lòng, (28) buồn thương, (29)
không muốn, (30) tự cao tự đại, (31) say cuồng, (32) tà mạn, (33) ngã mạn, (34)
tăng thượng mạn, (35) tham lam, v.v. Hơn nữa, có (36) tự tin/can đảm, (37) nhẫn
nại, (38) ít muốn, (39) hoà nhã, (40) biết đủ, (41) tôn trọng, (42) cầu nguyện, (43)
từ - yêu thương, (44) bi – thương cảm, (45) hỉ, (46) tin tưởng, (47) tâm điềm đạm
dịu dàng, (48) bố thí – hào phóng, (49) trì giới, (50) chánh trực ngay thẳng, (51)
chánh kiến, (52) tùy hỉ - vui theo, (53) chánh tri, v.v...Như vậy có nhiều tâm sở
được đề cập đến trong kinh này mà không được liệt kê trong bốn nhóm trên. Kinh
Chánh Pháp Niệm Xứ đề cầp đến 40 tâm sở của các nhóm xác định và 53 tâm sở
rải rác không xác định, cộng thành 93 tâm sở. [189]

Epage 185, C159, T189

104
NĂM MƯƠI HAI TÂM SỞ ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG
NHIẾP A-TÌ-ĐẠT-MA NGHĨA LUẬN CỦA NGUYÊN THUỶ
Thượng Toạ bộ luận sư tên là A-nậu-lâu-đà – Anuruddha đã dùng tiếng Pali
soạn tác Nhiếp A-tì-đạt-ma Nghĩa luận, chương hai của luận này trình bày tóm tắt
52 tâm sở:

“Đồng sinh và đồng diệt

Đồng đối tượng và cùng sự vật (cơ sở)

Là 52 pháp tương ưng với tâm

Nên biết chúng là các tâm sở.” (note 331)

Một Tâm sở được nhận biết là một tâm thức tương ưng đi cùng (đồng hành)
với một tâm vương qua bốn tương ưng đi cùng: (1) sinh, (2) diệt, (3) đối tượng,
và (4) sự vật. Ở đây "cùng sự vật" nghĩa là tương đồng cùng một cơ sở nương tựa
hoặc tăng thượng duyên. Luận này nói về sự phân loại của các tâm sở như sau:

“Mười ba là cùng chung,

mười bốn là bất thiện,

hai mươi lăm là thiện;

Nên nói có năm mươi hai.” [190]

Luận này đem 52 tâm sở gộp thành ba nhóm: 13 tâm sở tương ưng cùng
chung với tâm khác (tâm thiện và tâm bất thiện), 14 bất thiện tâm sở, và 25 thiện
tâm sở. Nhóm đầu tiên phân làm hai: có 7 tâm sở chung với tất cả tâm và 6 tâm
sở rải rác (tạp tâm sở, xuất hiện riêng biệt). Luận này nói:

“(1) Xúc, (2) thọ, (3) tưởng, (4) tư, (5) (chú tâm) một điểm,
(6) mạng căn, và (7) tác ý. Bảy tâm sở này gọi là chung với
tất cả tâm.”
105
Trong đó, mạng căn được giải thích là một tâm sở tương tác/tham gia/nhập
vào và điều hành/làm chủ việc duy trì các pháp sinh khởi cùng với chính nó.

Sáu tâm sở rải rác như luận này nói:

“(1) Tầm, (2) tứ, (3) thắng giải, (4) tinh tấn, (5) hỷ - niềm vui,
và (6) dục - khát vọng. Sáu tâm này gọi là tâm sở rải rác.”13

Ở đây, tính chất của hỷ tâm sở là tâm sở làm cho tâm tương ưng cùng với
nó vui thích và hoan hỷ tập trung vào đối tượng. Nó có chức năng làm cho thân
tâm phát triển hưng thịnh và hài lòng. Hỷ có thể phân làm năm loại: tiểu hỷ, v.v…
[191]

Epage 186, C161, T191

Nhóm thứ hai, 14 tâm sở bất thiện như luận này nói:

“(1) Si, (2) vô tàm, (3) vô quý, (4) trạo cử, (5) dục, (6) kiến,
(7) mạn, (8) sân, (9) tật đố, (10) xan – keo kiệt, (11) hối tiếc,
(12) hôn trầm, (13) thụy miên, và (14) nghi. Mười bốn này
được gọi là các tâm sở bất thiện.”

Nhóm thứ ba, tâm sở thiện có 19 tâm sở cùng chung với tất cả các tâm thiện,
3 tâm sở ly tham, 2 tâm sở vô lượng, và tuệ căn, cộng lại thành 25 tâm sở.

Thứ nhất, 19 tâm sở cùng chung với tất cả các tâm thiện. Luận này nói:

“(1) Tín, (2) niệm, (3) tàm, (4) quý, (5) không tham,
(6) không sân, (7) trụ trung tính, (8) thân khinh an, (9)
tâm khinh an, (10) thân nhẹ nhàng, (11) tâm nhẹ nhàng, (12)
thân nhu nhuyến, (13) tâm nhu nhuyến, (14) thân có thể sử
dụng, (15) tâm có thể sử dụng, (1) thân có thiện đức – tập
luyện thành thục, (17) tâm có thiện đức – tập luyện thành

106
thục, (18) thân chánh trực, (19) tâm chánh trực. Mười
chín tâm sở này gọi là thiện tâm sở cùng chung.”

Ở đây trụ trung tính (tiếng Pali: tatramajjhattatā) nghĩa là bình đẳng. Tính
chất của thân nhẹ nhàng và tâm nhẹ nhàng [192] theo trình tự là tâm sở có tính
chất làm lắng dịu sự nặng nề của thân và tâm; và loại trừ thân và tâm không thể
sử dụng do ảnh hưởng của sự nặng nề trên. Tính chất của hai thân và tâm nhu
nhuyến theo trình tự là tâm sở có tính chất loại trừ những tính không thể chuyển
đổi – ương ngạnh và cứng cỏi của thân và tâm. Tính chất của hai thân và tâm có
thể sử dụng theo trình tự là tâm sở làm tiêu trừ thân và tâm không thể sử dụng.
Tính chất của hai thân và tâm có thiện đức theo trình tự là tâm sở làm tiêu trừ
triệt để những bệnh tật, bất tín, v.v… của thân và tâm. Tính chất của hai thân và
tâm chánh trực theo trình tự là tâm sở có chức năng làm tiêu trừ thân và tâm
không chánh trực như cuống – giả vờ và siểm – xảo trá, v.v…

Thứ hai, ba tâm sở ly tham. Luận này nói:

“(1) Chánh ngữ, (2) chánh nghiệp, và (3) chánh mạng. Ba


tâm này được gọi là ly tham”.

Tính chất của ba tâm này theo trình tự là những tâm sở làm loại trừ hành
động sai lầm của thân, khẩu và tà mạng (sinh kế sai lầm). Chúng có chức năng
phát khởi sự sợ hãi và hổ thẹn đối với hành vi xấu ác. [193]

Epage 187, C162, T193

Thứ ba là hai tâm sở vô lượng và thứ tư là tuệ căn. Luận này nói:

“Hai bi và hỷ gọi là tâm sở vô lượng, cùng với tuệ căn cộng


thành 25 tâm sở gọi là trắng – thiện hoàn toàn”.

Tính chất của bi như trước đã giải thích là mong muốn người khác có thể
thoát khỏi đau khổ. Nó có chức năng làm cho người ta không thể chịu đựng được

107
sự đau khổ của người khác. Tính chất của hỷ là tâm sở vui thích và tâm trong sáng
do thấy hạnh phúc của người khác. Chức năng của hỷ làm cho tâm trong sáng
không có tâm đố kỵ ganh tỵ, v.v… khi nhìn thấy sự viên mãn/huy hoàng của người
khác, chẳng hạn như sự giàu sang phú quý, v.v... Tính chất của tuệ căn là tâm sở
quán sát cách tồn tại của các pháp về mặt chân lý tuyệt đối – chân như và chân lý
tương đối – tính đa dạng. Chức năng của tuệ căn là quán sát triệt để (chặt đứt mọi
sự thêm bớt) từng đối tượng trình hiện.

Trên đã giới thiệu chuyên sâu từng tính chất, chức năng và nguyên nhân
của 25 tâm sở theo truyền thống Thượng Toạ Bộ - Nguyên Thuỷ. Nên biết theo
như sự trình bày trong Nhiếp A-tì-đạt-ma Nghĩa luận và các chú thích của Nhiếp
A-tì-đạt-ma Nghĩa luận đã nói rõ ràng. [194]

Epage 189, C163, T193

VÒNG CHÂU BÁU LUẬN CỦA NGÀI LONG THỌ TRÌNH BÀY
57 LOẠI TÂM, NGUỒN GỐC PHÁT SINH TỘI LẦM LỖI
Ngài Long Thọ căn cứ trong kinh đã liệt kê 57 nguồn gốc của lầm lỗi chung
mà chúng đệ tử xuất gia và tại gia đều được khuyên nên từ bỏ. Trong nhóm này
có một số được bao gồm trong số tâm sở của A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận và Đại
Thừa A-tì-đạt-ma Tập Luận và một số không được liệt kê trong hai luận này. Vòng
Châu Báu Luận của Ngài Long Thọ nói:

“Ngay cả những lỗi lầm nhỏ nhất cũng nên biết

Nên đoạn trừ các nguồn gốc của lỗi lầm;

Hãy nỗ lực xác định rõ chúng

Phổ biến là năm mươi bảy.”

Epage 188, C164, T194

108
Trong luận này giới thiệu từng nguồn gốc phát sinh 57 lỗi lầm như sau: (1)
phẫn – giận dữ, (2) hận, (3) phú – che giấu, (4) não – trêu tức, (5) siểm - xảo trá,
(6) cuống - giả vờ, (7) tật đố - ganh tỵ, (8) xan – bỏn xẻn, (9) vô tàm, (10), vô quý,
(11) ngạo – tự cao tự đại, không tôn trọng bậc thầy của mình, v.v… (12) ác hạnh do
giận dữ tác động khiến phát ra hành động của lời nói hay của cơ thể như điên tiết
cáu gắt, v.v.., (13) kiêu, (14) phóng dật, (15) mạn có 7 ở đây tính thành một, (16)
[195] đạo đức giả, vì muốn lợi dưỡng cung kính mà (giả vờ) phòng hộ/ giữ gìn cửa
của căn - giác quan, (17) nịnh bợ, nói lời ngọt ngào do muốn được lợi dưỡng cung
kính, (18) nói bóng gió, khen ngợi đồ vật của người khác để có được nó, (19) gạ
gẫm, vì cầu lợi dưỡng mà trực tiếp chỉ trích người khác quá keo kiệt, v.v… , (20)
theo đuổi lợi dưỡng (lấy lợi cầu lợi), ca ngợi phẩm vật mình đã có trước đó (vì
muốn có thêm như trước), (21) xoi mói lỗi, nói đi nói lại lỗi lầm của người khác,
(22) bối rối (mất bình tĩnh/ không vui vẻ), phát cáu với người khác, (23) lười biếng,
tham đắm việc xấu kém, (24), nghĩ tưởng sự khác biệt giữa mình và người khác,
vì chướng ngại của tâm tham lam và sân hận mà phân chia thiên vị giữa mình với
người, (25) không xem chừng tâm mình, không phân tích quán sát đây là thiện
hay đây là bất thiện, (26) tâm tôn kính suy yếu những việc phù hợp với thiện pháp
là do lười biếng, (27) người hèn hạ, khi làm thầy người khác mà không hành theo
cách của đức Thế Tôn (E: người nhận một vị làm người hướng dẫn tâm linh cho
mình mà không cư xử vị ấy như với một vị Phật), (28) triền – dính mắc, tham
trước vướng mắc nhỏ hiện khởi từ tham của sự tham dục, (29) đại triền – dính
mắc hoàn toàn - tham đắm toàn diện sinh khởi từ tham muốn năm dục của giác
quan - sắc, thanh, và v.v…, (30) tham chấp vào tài vật của mình, (31) tham chấp
không hợp lý đối với tài vật của người khác, (32) tham ái không đúng đắn, phát
khởi động cơ ca tụng người nam hoặc người nữ mà mình tham ái, (33) đạo đức
giả, giả vờ biểu hiện thiện đức mà bản thân mình vốn không có,20 (34) [196] đại
dục, quá tham lam đồ vật vì vượt qua sự biết đủ, (35) muốn có được, muốn người
khác biết bất kỳ thiện đức nào mình cũng có, (36) không kham nhẫn, không thể
109
chịu được khổ đau xảy ra đối với mình hay khi mình bị người khác gây hại, (37)
không đúng cách, không tôn trọng hoạt động của các bậc thầy và các Lama, (38)
không thích nghe lời khuyên can, không tôn trọng khi người khác cho lời khuyên
hữu ích mà nói “Bất luận tôi làm thiện hạnh hay làm điều ác cũng vậy”, v.v…, (39)
nghĩ về người thân của mình, tham đắm những người thân trong gia đình mình,
(40) ái luyến một đối tượng, vì nhằm mục đích có được đối tượng đó bằng cách
khen ngợi phẩm tính tốt đẹp của nó mặc dù nó thấp kém, (41) nghĩ về không chết,
vì sợ chết nên không dám nghi ngờ về cái chết, (42) suy nghĩ quan tâm được công
nhận, suy tư phải làm thế nào để người khác thấy mình có thiện đức để họ tôn
trọng mình, (43) suy tư có tham ái, khát ái với người nam hay người nữ khác, (44)
ác tâm/hại tâm, xem xét người đó có ý định làm lợi ích hay làm hại mình, (45) ý
không kiên định, tâm không vui thích, (46) tâm xáo trộn, do tham muốn, (47) hờ
hững, uể oải lười biếng của cơ thể không siêng năng với việc thiện, (48) sự biến
đổi màu sắc và thân, do năng lực của phiền não, (49) không muốn ăn, ăn quá nhiều
làm cho cơ thể không khoẻ, (50) tâm chìm sâu trong cực độ, tâm chán nản, (51)
dục - muốn, mong muốn và tìm kiếm năm phẩm tính của dục (sắc, thanh, hương,
vị và xúc), (52) ác tâm, (53) hôn trầm, (54) thụy miên, [197] (55) trạo cử, (56) hối
hận, và (57) nghi ngờ.

PHÁP TẬP LUẬN TRÌNH BÀY 40 LOẠI TÂM SỞ


Cũng như, Pháp Tập Luận được biết đến là tác phẩm của Ngài Long Thọ
soạn tác. Luận này nói có 40 tâm sở:

“Tâm tương ưng với 40 hành: (1) thọ, (2) tưởng, (3) tư, (4) dục, (5) xúc, (6)
tuệ, (7) niệm, (8) tác ý, (9) thắng giải, (10) định, (11) tín, (12) bất phóng dật, (13)
khinh an, (14) xả-bình đẳng, (15) tàm, (16) quý, (17) vô tham, (18) vô sân, (19) bất
hại, (20) tinh tấn, (21) si, (22) phóng dật, (23) giải đãi, (24) bất tín, (25) hôn trầm,
(26) trạo cử, (27) vô tàm, (28) vô quý, (29) phẫn, (30) hận, (31) siểm - xảo trá, (32)

110
tật đố, (33) não – trêu tức, (34) phú - che giấu, (35) xan - bỏn xẻn, (36) cuống - giả
vờ, (37) kiêu, (38) hại, (39) tầm, và (40) tứ.”

Trong đó ngoài trừ hối, thụy miên, sân, tham, mạn, và nghi ngờ, thì những
tâm sở khác giống như những tâm sở được tính trong A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận
của ngài Thế Thân. [199]

Epage 190, C167, T199

NGŨ UẨN PHẨM LOẠI LUẬN CỦA NGÀI NGUYỆT XỨNG


NÓI VỀ TÂM SỞ
Theo Ngũ Uẩn Phẩm Loại luận, được cho là của ngài Nguyệt Xứng giải thích
tâm tương ưng với tâm sở qua năm tương ưng – đồng nhau: cùng cơ sở - sở y,
cùng đối tượng – sở duyên, cùng tướng trạng – sở kiến, cùng thời gian, và cùng
chất thể - giống như A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận của ngài Thế Thân giải thích.

Bên trong các tâm sở gồm có: (1) tư, (2) xúc, (3) tác ý, (4) dục, (5) thắng giải,
(6) tín, (7) tinh tấn, (8) niệm, (9) định, (10) tuệ, (11) tầm, (12) tứ, (13) phóng dật,
(14) bất phóng dật, (15) chán nản, (16) hỷ, (17) khinh an, (18) không khinh an, ( 19)
hại, (20) bất hại, (21) tàm, (22) quý, (23) xả - bình đẳng, (24) giải thoát, (25) căn
bản thiện, (26) căn bản bất thiện, (27) căn bản vô ký, (28) toàn kết - trói buộc ,
(29) phược - ràng buộc, (30) tùy miên - tế tăng, (31) tùy phiền não, (32) triền -
vướng mắc, (33) hữu lậu, (34) bộc lưu - dòng chảy, (35) [200] kết buộc, (36) cận
thủ , (37) thằng kết – gút thắt, (38) cái - chướng ngại, (39) tri nhận - biết , và (40)
nhẫn. Luận này tính tổng cộng gom trong 40 loại tâm sở, hoặc từ trong căn bản
thiện cho đến nhẫn lại phân thành chi nhánh thì tổng cộng hơn 100 tâm sở. Cũng
như Ngũ Uẩn Phẩm Loại luận nói:

“Trong đó, tương ưng cùng với tâm: tư, xúc, tác ý, dục,
thắng giải, tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ, tầm, tứ, phóng dật,
bất phóng dật, chán nản, hỷ, khinh an, không khinh an, hại,
111
bất hại, tàm, quý, xả - bình đẳng, giải thoát, căn bản thiện,
căn bản bất thiện, căn bản vô ký, toàn kết - trói buộc, phược
- ràng buộc, tùy miên - tế tăng, tùy phiền não, triền - vướng
mắc, hữu lậu, bộc lưu, kết buộc, cận thủ, thằng kết – gút
thắt, cái - chướng ngại, tri nhận-biết, nhẫn. Đã trình bày tên
của tương ưng - đi cùng với tâm.”

Epage 191, C168, T201

Trong số các tâm này - tư, xúc, tác ý, dục, [201] thắng giải, tín, tinh tấn, niệm,
định, tuệ, tầm, tứ, phóng dật, bất phóng dật, khinh an, hại, bất hại, tàm, quý, xả -
có thể biết được thông qua giáo điển Thượng và hạ A-tì-đạt-ma giải thích về các
tâm sở.

Yểm ly chán nản là tâm sở nhận biết làm phát sinh tâm yểm ly chán ngán cõi
luân hồi khi nhìn thấy lỗi lầm của luân hồi như khổ đau của sinh, già, bệnh, chết,
v.v... Nó có chức năng làm nguyên nhân đoạn trừ phiền não. Luận này nói:

“Bất kỳ pháp nào tương ưng với tâm sở nhìn thấy lỗi lầm
của luân hồi mà khởi sinh tâm chán nản luân hồi, dẫn đến
sự đoạn trừ dần phiền não, gọi là tâm yểm ly chán nản.”

Cực hoan hỷ, như Tì-bà-sa bộ nói: cực hoan hỷ là tâm sở có khía cạnh tướng
trạng của tâm cảm thọ sự hỷ lạc khác biệt với chất thể lạc của tâm sở khinh an.
Luận này nói:

“Tâm cực hoan hỷ là tâm vui thích có khác biệt với ý lạc là
cực hoan hỷ” [202]

Tuy nhiên, theo quan điểm của thượng bộ A-tỳ-đạt-ma thì tâm sở cảm
nghiệm sự hài lòng đi cùng với ý thức tâm vương làm lợi ích cho căn giác quan là
lạc và làm cho ý thức an lạc là hỷ. Do vậy, hỷ và lạc là cùng một chất thể.

112
Không khinh an là tâm sở bao gồm một trong những loại hôn trầm mập mờ
và tối tăm không rõ ràng về đối tượng của nó; làm cản trở không thể sử dụng như
ý muốn để hướng đến tâm thiện. Luận này nói:

“Không khinh an là thân và tâm nặng nề. Nặng nề là không


sáng suốt, vì nó là tính chất của hôm trầm mập mờ và tối
tăm.”

Giải thoát là tâm sở đoạn trừ phiền não. Như luận này nói:

“Giải thoát là thoát khỏi tâm nhiễm ô, bởi vì đoạn triêt


phiền não được gọi là giải thoát. Bất kỳ tâm sở nào thoát
khỏi tâm nhiễm ô là giải thoát”

Epage 192, C169, T202

Căn bản thiện là tâm sở có bản chất thiện làm cơ sở cho tất cả quả thiện của
nó mà không cần phụ thuộc vào động cơ và tâm sở tương ưng. Nó được phân làm
ba: căn bản thiện vô tham, căn bản thiện vô sân và căn bản thiện vô si. Luận này
nói:

“Ba căn bản thiện là vô tham, vô sân và vô si.”

Căn bản bất thiện là tâm sở bất thiện có sức mạnh chặt đứt gốc rễ thiện và
làm động cơ cho hành động bất thiện của thân và khẩu. Nó được phân làm ba:
tham bất thiện, sân và si bất thiện. Ngũ Uẩn Phẩm Loại luận nói:

“Trái nghịch với ba căn bản thiện là căn bản bất thiện: tham,
sân và si.”

Căn bản vô ký – gốc rễ của nghiệp trung tính là tâm sở không phải thiện cũng
không phải bất thiện và làm cơ sở cho tất cả quả hành động trung tính của nó. Nó
được phân làm ba: vô ký ái, vô ký vô minh, và vô ký kiến. Luận này nói:

“Ba căn bản vô ký là ái, vô minh và tuệ.”


113
Toàn kết – trói buộc là tâm sở cố kết /gông xiềng/đóng vào ách thêm nhiều
hình thái khổ đau, nếu nó tồn tại trong dòng tâm thức hoặc kết dính làm khởi
sinh tham ái hơn về đối tượng. Nó được phân làm chín loại: tham ái kết, sân kết,
[204] mạn kết, vô minh kết, kiến kết, chấp thủ thắng kết (chấp giữ giới cấm và đạo
đức không thích hợp mà cho là tối thắng), nghi kết, tật – ghen tỵ kết, và xan kết.
Ngũ Uẩn Phẩm Loại luận nói:

“Kết có chín kết: tham kết, sân kết, mạn kết, vô minh kết,
chấp thắng kết, nghi kết, tật kết, và xan kết.”

Phược – ràng buộc là tâm sở ràng buộc những hữu tình phàm phu trong ba
cõi không thể tự do chọn lựa những khổ khổ, v.v… Nó được phân làm ba loại:
tham phược, sân phược và si phược. Luận này nói:

“Phược có ba sự ràng buộc: tham phược, sân phược và si


phược. Những ràng buộc này trói rất chặt hữu tình trong
ba cõi nên gọi chúng là phược.”

Epage 193, C171, T205

Tuỳ miên – tế tăng (tên khác của phiền não là tính chất vi tế khó nhận biết
gọi là “tế”; phát triển rộng lớn do đối tượng và tâm sở tương ưng gọi là “tăng”) là
tâm sở làm tăng trưởng hữu lậu nhiễm ô thông qua đối tượng và tâm sở tương
ưng cùng với nó; nó làm căn bản cho cả hai dẫn nghiệp và sinh nghiệp thực hiện
những nguyên nhân tái sinh trong luân hồi; và bản chất của nó khó nhận biết. Tuỳ
miên phân làm sáu loại: (1) tham tuỳ miên, (2) sân tuỳ miên (3) mạn tuỳ miên (4)
vô minh tuỳ miên (5) kiến tuỳ miên (6) nghi tuỳ miên. Hoặc chúng được tính là
bảy, trong tham tuỳ miên được phân làm hai: dục giới tham tuỳ miên và cõi hữu
tham tuỳ miên. Luận này nói:

“Nói sáu tuỳ miên này là căn bản tuỳ miên: tham tuỳ miên,
sân tuỳ miên, mạn tuỳ miên, vô minh tuỳ miên, kiến tuỳ
114
miên, và nghi tuỳ miên. Trong sáu tuỳ niêm này, tham được
phân làm hai: dục giới tham tuỳ miên và cõi hữu tham tuỳ
miên, cộng thành bảy tuỳ miên.”

Tuỳ phiền não là tâm sở làm nhiễm ô dòng tâm thức và gần với sáu phiền
não tuỳ miên làm căn bản cho hai dẫn nghiệp và sinh nghiệp thực hiện những
nguyên nhân tái sinh trong luân hồi. Tâm sở này phân làm sáu nhiễm ô: cuống –
giả vờ, kiêu, hại, não, [206] hận, siểm – xảo trá. Trong luận nói mười triền – ràng
buộc bao hàm trong chữ “vân, vân…”: vô tàm, vô quý, tật đố - ghen tỵ, xan – bỏn
xẻn keo kiệt, trạo cử, phiền não hối, hôn trầm, phiền não miên – ngủ, phẫn, và
phú. Ngoài ra, những tuỳ phiền não này cũng bao gồm trong 24 tuỳ phiền não
được trình bày trong Tạp Sự Phẩm. Ngũ Uẩn Phẩm Loại luận nói:

“Theo sức mạnh của tuỳ phiền não mà nói sáu tuỳ miên;
chúng làm nguyên nhân gây phiền não nhiễm ô thân, khẩu
và ý. Cho nên chúng được gọi là phiền não. Ngay lúc có
những phiền não thì có tuỳ phiền não. Ngoài ra, các pháp
thuộc tâm sở bao hàm trong hành uẩn có phiền não là tuỳ
phiền não vì chúng làm cho tâm hoạt động gần phiền não.
Chúng là gì? Trong A-tì-đạt-ma đề cập nhiều tướng trạng
như cuống – giả vờ, kiêu, hại, não – bực tức, hận, siểm – xảo
trá.”

Epage 194, C172, T206

Triền – thắt chặt vướng mắc là tâm sở trói chặt tâm thức của chúng sinh
phàm phu tất cả mọi thời và có chức năng làm cản trở tâm hướng thiện. Nó được
phân làm mười triền: hôn trầm, phiền não miên – ngủ, trạo cử - kích động, hối,
ganh tị, xan – bỏn xẻn, vô tàm, vô quý, phẫn – oán giận, và phú – che giấu. Luận
này nói: [207]

115
“Triền có mười triền: hôn trầm, (phiền não) thuỵ miên –
ngủ, trạo cử, phiền não hối, tật – ganh tỵ, xan tham - bỏn
xẻn keo kiệt, vô tàm, vô quý, phẫn – giận dữ, và phú – che
giấu.” và “trói buộc hoàn toàn và thắt chặt vướng mắc tất cả
trong tâm nên gọi là triền – thắt chặt vướng mắc tất cả.
Triền làm cản trở hành động hướng thiện.”

Hữu lậu - ô nhiễm là tâm sở phiền não chảy tràn vào cõi luân hồi qua những
lỗ ghẻ mủ của sáu xứ. Nó được phân ra: dục giới hữu lậu, hữu hữu lậu và vô minh
hữu lậu.”

Bộc lưu - cơn lũ là tâm sở phiền não cuốn trôi chúng sinh vào các cảnh giới,
loài hữu tình và nơi sinh khác trong biển luân hồi. Bộc lưu được phân làm bốn:
dục giới bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, và vô minh bộc lưu. Luận này cũng
nói:

“Bộc lưu có bốn bộc lưu: dục giới bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến
bộc lưu, và vô minh bộc lưu.” [208]

Kết hợp - kết buộc là tâm sở phiền não làm kết dính tâm thức của chúng
sinh phàm phu vào đối tượng hoặc làm liên kết tâm thức phàm phu với sự tái sinh
vào nơi sinh, loài hữu tình, cõi giới và luân hồi. Kết hợp được phân làm bốn: kết
hợp dục giới, kết hợp cõi hữu, kết hợp kiến, và kết hợp vô minh. Ngũ Uẩn Phẩm
Loại luận nói:

“Nên biết cả bốn này là bốn kết hợp.”

Cận Thủ - nắm giữ gần là tâm sở phiền não khiến cho tâm thức của chúng
sinh phàm phu nắm giữ cận kề luân hồi. Cận thủ được phân làm bốn: dục cận thủ,
kiến cận thủ, giới cấm thủ cận thủ, và học thuyết về ngã cận thủ. Ngũ Uẩn Phẩm
Loại luận nói:

116
“Cận thủ là bốn nắm giữ gần: dục cận thủ, kiến cận thủ, giới
cấm thủ cận thủ, và học thuyết về ngã cận thủ.”

Epage 195, C174, T208

Gút thắt – dây trói buộc, thằng kết là tâm sở phiền não làm cản trở sự phát
triển tâm không dao động. Nó được phân làm bốn: gút thắt thân tham đắm tài
vật, gút thắt thân tàn hại chúng sinh, [209] gút thắt thân chấp giữ giới cấm thủ
cho là tối thắng, và gút thắt thân chấp giữ ác kiến tối thắng cho là “đây là chân lý.”
Ngũ Uẩn Phẩm Loại luận nói:

“Gút thắt có bốn: gút thắt tâm tham đắm, gút thắt tâm tàn
hại ác ý, [209] gút thắt thân với giới cấm thủ, gút thắt thân
chấp giữ ác kiến cho là đây là chân lý.”

Ví như gút thắt trói chặt, cản trở sự tự do của con người. Chúng giống như
gút thắt khiến tâm tán loạn và cản trở tâm thiền định cân bằng chuyên chú một
điểm.

Chướng - trở ngại là tâm sở bất thiện tham dục làm chướng ngại thiền, giải
thoát, định và thiền cân bằng – đẳng trì. Tâm sở này phân làm năm: tham muốn
cõi dục, hại tâm ác ý, hôn trầm, thuỵ miên, trạo cử, hối và nghi. Ngũ Uẩn Phẩm
Loại luận nói:

“Chướng có năm chướng: tham muốn cõi dục, hại tâm ác ý,


hôn trầm, thuỵ miên, trạo cử, hối và nghi. Chướng được
bao gồm trong dục giới, cực kỳ bất thiện làm chướng ngại
hướng thiện nên gọi là chướng ngại cản trở.” [210]

Hôn trầm và thuỵ miên cùng có mặt vì chúng cùng một đối trị bằng tưởng
đến ánh sáng. Chúng có cùng một thức ăn hoặc nguyên nhân phát sinh (cùng một
trạng thái lờ đờ, không vui, trăn trở căng duỗi, không biết tiết chế trong ăn uống
và chán nản) và cùng một chức năng (làm nản lòng). Cũng vậy, trạo cử và hối tiếc
117
cùng có mặt vì chúng có cùng một đối trị bằng thiền tịch chỉ, cùng một thức ăn
hoặc nguyên nhân phát sinh (nghĩ về người thân, nghĩ về quê hương đất nước,
nghĩ về bất tử, nhớ về sự vui cười, chơi đùa, thích thú trước đó) và có cùng chức
năng làm cho tâm không thể an tịnh. Hơn nữa, tham muốn cõi dục và hại tâm ác
ý làm cản trở giữ giới luật; hôn trầm và thuỵ miên làm cản trở trí tuệ; trạo cử và
hối tiếc làm cản trở thiền định; hoài nghi làm cản trở thiền định và trí tuệ.

Epage 196, C175, T210

Tri nhận-biết là một trong hai trí tuệ có bản chất xác định đoạn trừ hoài nghi,
đối tượng bị đoạn trừ; hoặc trí tuệ hữu lậu nhiễm ô. Biết được phân làm mười:
biết pháp, biết theo sau (thượng giới), biết được tâm người khác, biết thế tục,
biết khổ, biết nguồn gốc của khổ, biết sự đoạn diệt khổ đau, biết đạo – con đường
tu tập, biết sự chấm dứt, và biết vô sinh. Ngũ Uẩn Phẩm Loại luận nói:

“Biết có mười: biết pháp, biết sự đến sau (thượng giới), biết
được tâm người khác, biết thế tục, biết khổ, biết nguồn gốc
của khổ, biết sự đoạn diệt khổ đau, biết đạo – con đường tu
tập, biết sự chấm dứt, và biết vô sinh.”

Nhẫn – (nhẫn: có thể chịu đựng không thối chuyển) là tâm sở vô lậu (không
bị nhiễm ô) đối trị trực tiếp đối tượng bị đoạn trừ của riêng nó. Nhẫn được phân
làm tám: tri khổ pháp nhẫn – nhẫn biết pháp về khổ, tri khổ hậu nhẫn – nhẫn biết
đến sau về khổ, tri tập hậu nhẫn – nhẫn biết pháp về nguồn gốc của khổ, tri diệt
pháp nhẫn – chấp nhận hiện thực biết pháp về diệt, tri diệt hậu nhẫn – nhẫn biết
đến sau về diệt, tri đạo pháp nhẫn – nhẫn biết pháp về con đường, tri đạo hậu
nhẫn – nhẫn biết đến sau về con đường. Ngũ Uẩn Phẩm Loại luận nói:

“Nhẫn là gì? Tám nhẫn nhận thấy rõ ràng (hiện quán, đạo,
con đường): tri khổ pháp nhẫn – nhẫn biết pháp về khổ, tri
khổ hậu nhẫn – nhẫn biết đến sau về khổ, tri tập hậu nhẫn

118
– nhẫn biết pháp về nguồn gốc của khổ, tri diệt pháp nhẫn
– nhẫn biết pháp về diệt, tri diệt hậu nhẫn – nhẫn biết đến
sau về diệt, tri đạo pháp nhẫn – nhẫn biết pháp về con
đường, tri đạo hậu nhẫn – nhẫn biết đến sau về con đường.”
[212]

TỔNG KẾT SỐ LƯỢNG TÂM SỞ KHÁC NHAU ĐƯỢC NÓI


TRONG CÁC BỘ LUẬN
Epage 197, C176, T212

Mặc dù nói chung, khó có thể nói chính xác số lượng của tâm sở, nhưng ở
đây nếu chúng ta tổng kết số lượng tâm sở khác nhau được liệt kê ở trên trong
Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận của ngài Vô Trước, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận của
ngài Thế Thân, v.v… thì Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận và A-tì-đạt-ma Câu-xá luận
cùng đề cập đến 46 tâm sở: thọ, v.v… Trên đó, Đại Thừa A-tì-đạt-ma Tập luận
thêm vào năm tâm sở: căn bản thiện vô si, căn bản phiền não kiến, thất niệm trong
bộ/nhóm 2o tuỳ phiền não, bất chánh tri, và tán loạn, cộng thành 51 tâm sở.

Trên 51 tâm sở này, Tạp Sự Phẩm thêm vào 24 tâm sở: không vui, v.v… cộng
thành 75 tâm sở.

Trên đó, kinh Chánh Pháp Niệm Xứ thêm vào 3 tâm sở xác định: phi lý tác
ý và tà thắng giải bao gồm trong mười đại phiền não địa pháp; và (không) biểu lộ
bao gồm trong mười tiểu phiền não địa pháp, cộng thành 78. Trên đó, A-tì-đạt-
ma Nhiếp Nghĩa luận thuộc truyền thống tiếng Pali thêm vào 16: mạng căn trong
7 “chung với tất cả tâm – tâm sở”, hỷ trong 6 “tâm sở rải rác”, hôn trầm trong “14
bất thiện”, [213] thân nhẹ nhàng trong “25 thiện”, tâm nhẹ nhàng, thân nhu
nhuyến, tâm nhu nhuyến, thân thích hợp/có thể sử dụng, tâm thích hợp/có thể
sử dụng, thân có thiện đức – tập luyện thành thục, tâm có thiện đức – tập luyện

119
thành thục, thân chánh trực, chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, và chánh hỷ
vô lượng, cộng thành 94.

Trên đó, trong Vòng Châu Báu luận thêm vào 18: xúi giục sỉ nhục, gạ gẫm,
đạo đức giả vì muốn được lợi dưỡng cung kính giả hiện tướng phòng hộ các căn
giác quan, nịnh bợ, theo đuổi lợi dưỡng – lấy lợi cầu lợi, gợi ý nói bóng gió, xoi
mói lỗi, bối rối, không xem chừng tâm – vô kiến, tâm tôn kính suy yếu, người hèn
hạ, đạo đức giả là biểu lộ những thiện đức mà bản thân mình không có, không thể
chịu đựng – kham nhẫn, không thích nghe lời khuyên can, nghĩ về hại tâm/ác ý,
tâm xáo trộn, chuyển biến màu sắc (thân hình), và không muốn ăn, cộng thành
112.

Trên đó, Nhiếp Sự Phần còn thêm vào 5: thân cận bạn ác, hướng về điều phi
lý, không hoà nhã, ứng dụng không thích hợp, và than vãn, cộng thành 117.

Trên đó, trong Ngũ Uẩn Phẩm Loại luận của ngài Nguyệt Xứng còn thêm
vào 2: yểm ly chán nản luân hồi và gút thắt, cộng thành 119.

Epage 198, C177, T214

Tuy nhiên, trong Tổng Tập Khoa Học và Triết Học này trình bày số lượng
tâm sở không giống nhau từ các kinh luận có thể tính tổng cộng là 119 tâm sở,
nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng hơn nữa về số
lượng tâm sở. Ngũ Uẩn Phẩm Loại của Ngài Nguyệt Xứng nói đến ba: giải thoát,
biết, và pháp nhẫn, chỉ là tên khác của các tâm sở được đề cập trong các bộ luận
A-tì-đạt-ma ở trước. Bởi vì, định nghĩa của mỗi tâm sở này bao gồm một trong
những tâm sở cảm thọ, tưởng, tuệ, hoặc dục - khát vọng; do đó chúng ta không
tính riêng các tâm sở này trong tổng số trên. Tương tự, căn bản thiện, căn bản bất
thiện, căn bản vô ký, toàn kết, phược, tuỳ miên, tuỳ phiền não, triền, hữu lậu, bộc
lưu, kết hợp, cận thủ, chướng, v.v… được đề cập trong thượng hạ bộ A-tì-đạt-ma.
Bởi vì chúng không được tách ra riêng biệt với các tâm sở trong thượng hạ bộ A-

120
tì-đạt-ma đã trình bày ở trước, nên chúng không được tính riêng biệt trong tổng
số lượng tâm sở ở đây. Điển hình như các tâm sở được nói trong Kinh Chánh
Pháp Niệm Xứ, A-tì-đạt-ma Nhiếp Nghĩa luận theo truyền thống Pali, Vòng Châu
Báu luận, Nhiếp Sự Phần, Ngũ Uẩn Phẩm Loại của ngài Nguyệt Xứng, tất cả tâm
sở không được tính ở đây. Nhưng qua quán sát so sánh định nghĩa của 51 tâm
trong các bộ luận A-tì-đạt-ma và 24 tâm sở trong Tạp Sự Phẩm, v.v… chúng ta có
thể biết được tâm sở nào bao gồm trong tâm sở nào. [215]

Tại sao nhiều kinh luận Phật giáo khảo sát chuyên sâu từng loại tâm sở qua
số lượng tâm sở, định nghĩa và chức năng của từng tâm sở, nối liên hệ nhân quả
trong những tâm sở với nhau, v.v…? Nói chung, những hành vi của thân và lời nói
của chúng ta phát ra bên ngoài chủ yếu bắt nguồn từ/phụ thuộc vào động cơ của
tâm thức bên trong. Trong khi đó tâm (động cơ của tâm) chủ yếu lại nương theo
chức năng hoạt động của tâm sở tương ứng đi cùng với nó. Do đó, điều cực kỳ
quan trọng cho những ai muốn chuyển hoá cải thiện nội tâm thì ít nhất nên hiểu
biết sơ lược về bản chất/định nghĩa và chức năng của từng loại tâm sở chính yếu.
Vì vậy, các kinh luận Phật giáo giải thích chuyên sâu và rộng lớn về tâm sở. [217]

121

You might also like