KTHPTT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Câu 1: Trình bày các khái niệm căn bản về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh

tế, phát
triển bền vững. Cho một ví dụ về phát triển bền vững và một ví dụ về phát triển không
bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đầu ra trong
một thời gian tương đối dài.
- Phát triển kinh tế là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao
gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định. Thay đổi theo hướng hoàn
thiện là cần nhắm tới các mục tiêu cơ bản sau: Duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian dài,
thay đồi cơ bản cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc sống của đại bộ phận dân cư, đảm bảo gìn giữ và bảo vệ
môi trường sinh thái tự nhiên.
- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngại cho
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Nội dung của phát triển kinh tế bền vững phải bao hàm sự
phối hợp của 3 mặt: Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
- Ví dụ phát triển kinh tế bền vững là cùng với sự tăng trưởng kinh tế chính phủ Việt Nam đã chi
một phần lớn ngân sách Nhà nước để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó Chính
phủ cũng có những chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo để họ có điều kiện đến lớp. Song song với nó
chính phủ đang dần từng bước cải thiện môi trường giáo dục nhằm hạn chế tiêu cực, bệnh thành tích,
hướng tới một nền giáo dục đáp ứng được nhu cầu xã hội.
- Ví dụ phát triển kinh tế không bền vững là cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam đang gặp
phải nhiều khó khăn liên quan đến môi trường. Để có được tăng trưởng kinh tế Việt Nam thường phải
dựa vào nguồn vốn đầu tư của nước ngoài và phải đánh đổi môi trường với kinh tế. Vụ ô nhiểm môi
trường của VeDan trên sông Thị Vải đả đánh lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho vấn đề môi trường sống
hiện nay ở Việt Nam.
Phân tích nội dung phát triển bền vững. Giải thích tính chặt chẽ, hài hòa hợp lý giữa các
nội dung?
*Khái niệm: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa
giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội, phát
triển bền vững về môi trường 
1 quốc gia được coi là PTBV khi thực hiện đầy đủ 3 nội dung sau:
+ PTBV về kinh tế:Quốc gia cần đảm bảo những yêu cầu sau:
• Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đảm bảo TTKT cao trong ổn định và dài hạn
• Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
• Nâng cao khả năng cạnh trnah của nền kinh tế
+ PTBV về xã hội:
• Giảm tỷ lệ thất nghiệp
• Giảm tỷ lệ nghèo đói
• Thực hiện tốt vấn đề công bằng xã hội
• Đảm bảo duy trì các truyền thống văn hóa và tinh hoa dân tộc
• Cải thiện sâu rộng mọi khía cạnh của các tầng lớp dân cư.
+ Bảo vệ môi trường:
• Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên
• Phòng chống cháy và chặt phá rừng
• Xử lý ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường
• Thực hiện tốt quá trình tái sinh TNTN
Giải thích tính chặt chẽ, hài hòa, hợp lý giữa 3 nội dung của PTBV:
+ Tính chặt chẽ: để có PTBV đồng thời phải thực hiện 3 mặt PTBV về kinh tế, xã hội, môi
trường; hơn nữa 3 nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, hỗ trợ nhau.
+ Tính hợp lý, hài hòa: không phải nội dung nào cũng được coi trọng như nhau, tùy vào từng
giai đoạn phát triển, tùy từng trình độ phát triển của mỗi quốc gia mà có thể lựa chọn mục tiêu nào ưu
tiên hơn cho phù hợp nhưng không thể thiếu các nội dung còn lại.

Câu 2.1: Anh/Chị hãy cho biết tăng trưởng kinh tế (economic growth) là gì? Phân biệt
tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả hoạt động đầu ra của nền kinh tế trong một
thời kì nhất định (thương là 1 năm) so với kì gốc (năm gốc)
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc
gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian
nhất định.
Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm
quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per
Capita Income, PCI).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là
giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một
nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản
phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là
một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập
bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong
một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở
một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người
cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế
cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi
về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ).
Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi
trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ
hạnh phúc hơn.
Câu 2.2: Nêu khái niệm, phân tích nội dung của phát triển kinh tế. Trong 3 nội dung
của phát triển kinh tế, nội dung nào là quan trọng nhất, vì sao?
*Khái niệm: Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về moi mặt của nền kinh
tế, bao gồm sự thay đỏi cả về chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
*Phân tích nội dung:
Một quốc gia được coi là phát triển kinh tế khi có đầy đủ cả 3 nội dung:
- Tăng trưởng kinh tế trong ổn định và dài hạn (liên tục trong một thời gian dài) ~ mặt lượng
+ Thể hiện ở tổng thu nhập của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng
trong dài hạn
+ Tăng trưởng kinh tế => GDP tăng => ngân sách nhà nước tăng => nhà nước thực hiện đầu tư
công => nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư => thực hiện sự tiến bộ xã hội
+ Tăng trưởng kinh tế phải ổn định, dài hạn, sẽ tạo sự tích lũy đủ về mặt lượng dẫn đến sự biến
đổi tích cực về mặt chất từ đó đạt được sự phát triển theo hướng tiến bộ về mọi mặt cho nền kinh tế
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ hợp lý ~ mặt chất
+ Đối với các nước đang phát triển như VN là chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH trong đó tỷ
trọng ngành nn giảm dần, tỷ trọng ngành cn và dịch vụ tăng dần trong GDP
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về
mặt chất của nền kinh tế nó bao hàm việc mở rộng chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Là quá trình gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế, đặc biệt là năng lực KH và CN, chất
lượng nguồn nhân lực đất nước
- Sự bộ về mặt xã hội (các vấn đề xã hội được giải quyết theo hướng tốt hơn) ~ mặt chất
+ Cơ cấu xã hội thay đổi theo hướng tích cực
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư
+ Tỷ lệ nghèo đói giảm, tỷ lệ thất nghiệp giảm
+ Đảm bảo công bằng xã hội
+ Các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường đều được cải thiện.
*Trong 3 nội dung trên nội dung nào là quan trọng nhất? Giải thích?
Tất cả các nội dung về phát triển kinh tế, nội dung nào cũng đúng và quan trọng, nhưng theo
quan điểm của em nội dung thứ nhất: “Tăng trưởng kinh tế trong ổn định và dài hạn” là nội dung quan
trọng nhất. Bởi vì:
+ Khi GDP tăng => doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất => NSNN tăng =>
khuyến khích đầu tư công tăng cường.
+ Có tăng trưởng kinh tế trong ổn định và dài hạn thì mới là đòn bảy để phát triển kinh tế, để cơ
cấu kinh tế mới có thể chuyển dịch theo hướng tiến bộ (nd 2), xã hội mới có sự tiến bộ theo hướng tích
cực hơn (nd3)
+ Khi có đầy đủ sự phát triển về mặt lượng thì mới có thể tiếp tục phát triển tiếp mặt chất, đạt
được sự phát triển hơn về mọi mặt của nền kinh tế.
Câu 2.3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
*Khái niệm: TTKT, PTKT
*Mối quan hệ:
-TTKT là nội dung cơ bản nhất, là điều kiện cần để PTKT, không có TTKT thì không có PTKT.
Vì:Khi quốc gia có TTKT sẽ giúp gia tăng nguồn lực tài chính cho nhà nước, giúp nhà nước có nguồn
lực để thực hiện các mục tiêu phát triển, cụ thể:
• Khi quốc gia có TTKT, nhà nước có nguồn lực để đầu tư phát triển y tế, giáo dục thông qua
việc xây dựng trường học, bệnh viện; thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe từ đó nâng cao
trình độ dân trí, nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống dân cư, giúp quốc gia đạt được tiến
bộ về xã hội.
• Khi quốc gia có TTKT, nhà nước có nguồn lực để phát triển hạ tầng cho nền kinh tế thông qua
xây dựng hệ thống giao thông, viễn thông, thủy lợi => giúp tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, hỗ
trợ các ngành trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh các
ngành, các vùng kinh tế, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và hợp lý.
• Khi quốc gia có TTKT, nhà nước có nguồn lực để thực hiện các công trình an sinh xã hội, công
trình xóa đói giảm nghèo từ đó giảm tỷ lệ nghèo đói, bên cạnh đó đảm bảo cho người nghèo có mức
sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
• Khi quốc gia có TTKT, nhà nước cũng có điều kiện để thực hiện các mục tiêu khác như: cung
ứng dịch vụ nước sạch, cải thiện chất lượng môi trường => chất lượng cuộc sống dân cư ngày càng
được cải thiện và nâng cao => quốc gia đạt được sự tiến bộ về xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế.
• Khi quốc gia có TTKT cao trong dài hạn là cơ cở gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế
giúp thu hút các năng lực trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Do đó, người lao động có thể làm
việc nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng dân cư => thúc đẩy phát triển kinh tế.
-PTKT bao hàm cả sự phát triển về lượng và chất của nền kinh tế => tạo nên mội trường thuận
lợi, ổn định, đoàn kết để thu hút đầu tư, đạt tăng trưởng kinh tế trong lâu dài, ổn định.
-> TTKT không phải là điều kiện đủ để có PTKT: TTKT chỉ phản ánh sự gia tăng về lượng của
nền kinh tế, chưa phản ánh được sự gia tăng đó có tạo ra sự biến đổi về mặt chất của nền kinh tế hay
không. Nếu quốc gia có TTKT nhưng kết quả từ tăng trưởng không giúp quốc gia đạt được sự tiến bộ
về xã hội thì quốc gia đó không có PTKT, để có PTKT phải có đầy đủ cả 3 nội dung.

Câu 3: Anh/Chị hãy trình bày cách đo lường tăng trưởng kinh tế.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh
tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức
chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại
so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể
hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: , trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ
tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng
trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế,
thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu
thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
Câu 4: Anh/Chị hãy trình bày các nhân tố của tăng trưởng kinh tế.
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển,
những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn
bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công
nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến
kết quả tương ứng.
 Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội
ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản,
nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể
làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể
phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao
động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc
dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi
và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức
bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước
Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu
không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."
 Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên
quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên
có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu
mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên,
các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như
không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư
bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.
 Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được
sử dụng những máy móc, thiết bị,...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao
hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này
đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao
thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do
tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và
thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể
chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ
tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....
 Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao
chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không
ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản
có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày
càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... có
những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ
không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh
chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát
minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.

Câu 4.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế thuộc tổng cầu.
Biện pháp kích cầu của Nhà nước?
*Các nhân tố thuộc tổng cầu:
- Tổng mức cầu là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và
Chính phủ sẽ sử dụng trong điều kiện giá cả và mức thu nhập nhất định, với các điều kiện khác không
thay đổi.
- Tổng cầu của nền kinh tế: GDP = C+I+G+X-M
* Khi tổng cầu sụt giảm:
Khi đó các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất, một bộ phận nguồn lực không
được huy động triệt để và hiệu quả trong nền kinh tế gât lãng phí nguồn lực, sản lượng giảm, quốc gia
không có tăng trưởng kinh tế.
* Khi tổng cầu gia tăng:
+ Nếu nền kinh tế đang hoạt dộng dưới mức sản lượng tiềm năng Y*:
Khi đó sự gia tăng của tổng cầu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản
xuất, các nguồn lực được huy động triệt để và hiệu quả trong nền kinh tế, sản lượng tăng và tiến gần tới
mức sản lượng tiềm năng Y*, quốc gia có tăng trưởng kinh tế
+ Nếu nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng Y*:
Khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng Y*, tổng cầu gia tăng không làm sản lượng gia
tăng mà gia tăng mức giá, có thể gây lạm phát.
*Biện pháp kích cầu của Nhà nước:
Tổng cầu của nền kinh tế được xác định bằng công thức: GDP = C+I+G+X-M
+ Tiêu dùng (C): Nhà nước áp đặt mức giá trần, giảm giá các mặt hàng tiêu dùng => kích thích
người dân tiêu dùng nhiều hơn => tổng cầu gia tăng
+ Đầu tư (I): Giảm lãi suất => kích thích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất => đầu tư tư
nhân gia tăng => tổng cầu gia tăng
+ Chi tiêu Chính phủ (G): Tăng thuế, giảm chi NSNN ở mức độ vừa phải => vừa kích thích
phát triển kinh tế, vừa hạn chế được chi tiêu của Chính phủ => tổng cầu tăng
+ Cán cân xuất khẩu (NX = X-M): tăng thuế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng
trong nước, gia hạn mức hạn ngạch => xuất siêu => tổng cầu gia tăng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế thuộc tổng cung
- Tổng mức cung là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các ngành sản xuất kinh doanh sẽ sản
xuất và bán ra trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất nhất định, với các điều kiện
khác không thay đổi
.- Xét hàm sản xuất: Y = f (K, L, R, T)Y: sản lượng đầu ra của nền kinh tếK: vốnL: lao độngR:
tài nguyên thiên nhiênT: khoa học công nghệ
-Các yếu tố trên đóng góp vào tăng trưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng, chất lượng cũng
như sự kết hợp hợp lý giữa các yếu tố đó với nhau.

Câu 5: Anh/Chị hãy cho biết hạn chế của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển
nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu
chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.
Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác
nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể
tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống
có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực
có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.
Câu 5.1: Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế (GO, GDP, HDI)
*Tổng giá trị sản xuất (GO): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm
vi lãnh thổ 1 quốc gia trong 1 thời kỳ nhất định (thường là năm)
Cách tính:
+ Cách 1: GO là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
+ Cách 2: Tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ, GO là tổng của chi phí trung gian (IC) và giá trị
gia tăng của sản xuất vật chất và dịch vụ (VA)
GO = IC + VA
*Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là tổng giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết
quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ 1 quốc gia tạo nên trong 1 thời kỳ nhất định.
Cách tính:
+ Cách 1: Theo sản xuất:
VAi: giá trị gia tăng ngành i
VAi = GOi – ICi
+ Cách 2: Theo chi tiêu: GDP = C+I+G+X-M
+ Cách 3: Theo thu nhập: GDP = W+R+In+Pr+Dp+Ti
*HAY THI. Chỉ số phát triển con người (HDI)
-Khái niệm: Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 3 khía cạnh cơ bản:
thu nhập bình quân đầu người, trình độ học vấn, tuổi thọ bình quân. Thông qua chỉ số phát triển con
người (HDI) có thể đánh giá mức độ phát triển con người của mỗi quốc gia.
Công thức tính HDI = 1/3 (HDI1+HDI2+HDI3)
Trong đó:
HDI1: chỉ số thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương
HDI2: chỉ số trình độ học vấn
HDI3: chỉ số tuổi thọ bình quân
0 < HDI < 1
-Phân loại:
+ HDI >= 8: nước phát triển con người cao
+ 0.51 <= HDI <= 0.79: nước phát triển con người trung bình
+ HDI <= 0.5: nước phát triển con người thấp

Vì sao HDI được coi là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh khá đầy đủ trình độ phát triển của
quốc gia?
*Nêu khái niệm, công thức, phân loại HDI
*Giải thích:
+ HDI là chỉ tiêu tổng hợp: Thể hiện qua 3 khía cạnh: chỉ số thu nhập bình quân đầu người tính
theo sức mua hàng tương đương, chỉ số trình độ học vấn, chỉ số tuổi thọ bình quân. Đây là 3 khía cạnh
quan trọng nhất, cơ bản nhất.
+ HDI phản ánh khá đầy đủ trình độ phát triển của mỗi quốc gia: có thể đánh giá mức độ phát
triển con người của mỗi quốc gia thông qua thu nhập bình quân phản ánh được sức tiêu dùng của người
dân, trình độ học vấn, tuổi thọ bình quân. Cả 3 yếu tố này phần nào phản ánh được khá đầy đủ để đánh
giá được 1 quốc gia có phát triển hay không.

Câu 6: Anh/Chị hãy trình bày những trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế
+ Bất ổn chính trị
+ Chiến tranh xâm lược hay nội chiến
+ Sai lầm trong đường lối chính sách, trong việc thực hiện chính sách
+ Hành chính quan liêu
+ Tốc độ tăng dân số cao
+ Cạnh tranh quốc tế gay gắt

Câu 7: Anh/Chị hãy nêu đặc điểm chung của các nước đang phát triển.
Những điểm giống nhau giữa các nước đang phát triển có thể được phân thành 7 điểm chính:
1. Mức sống thấp: Bởi vì các nước đang phát triển là những nước còn nghèo, nên thật dễ hiểu khi mức
sống của họ còn khá thấp so với mức sống ở các nước phát triển. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi xem
xét quy mô sự khác nhau trong mức sống giữa một nước phát triển và một nước đang phát triển.
2. Sản lượng thấp: Năng suất lao động ở các nước đang phát triển thấp. Lý do là thiếu vốn (yếu tố cơ
bản của sản lượng biên) và chất lượng lao động thấp.
3. Tỷ lệ tăng dân số cao và gánh nặng phụ thuộc: Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển
cao hơn tỷ lệ cùng loại ở các nước phát triển. Điều này cũng góp phần tạo ra gánh nặng phụ thuộc cao
ở các nước đang phát triển.
4. Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao và ngày càng tăng: Chúng ta đã đề cập đến sự khác nhau
giữa các số liệu thất nghiệp được công bố và tình trạng thất nghiệp thực tế ở các nước đang phát triển.
5. Sự phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm cơ bản: Hầu hết các nước
đang phát triển có một khu vực nông nghiệp rất lớn và phần lớn sản lượng xuất khẩu của họ thường là
các sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp không chỉ là một nghề mà còn là một phong cách sống ở các
nước đang phát triển. Sự phụ thuộc vào nông nghiệp là một kết quả từ bản chất của một nền kinh tế
nông thôn ở các nước đang phát triển. Mô hình nông nghiệp ở các nước đang phát triển cũng rất khác
so với ở các nước phát triển. Sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển chủ yếu ở quy mô nhỏ
và sử dụng nhiều lao động.
6. Sự phổ biến của các thị trường không hoàn hảo và thông tin không đầy đủ: Thành công của một nền
kinh tế thị trường phát triển phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của các điều kiện tiên quyết về luật pháp,
văn hoá và thể chế nhất định. Chẳng hạn như bộ máy tư pháp mạnh, quyền sử hữu được xác định rõ
ràng, hệ thống tiền tệ ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc thuận
tiện, nhiều thông tin. Trong khi ở các nước công nghiệp phát triển phần lớn những điều kiện này phần
lớn đã được đảm bảo, thì ở các nước đang phát triển nhiều cơ sở tổ chức và luật pháp còn thiếu thốn
hay yếu kém. Kết quả là không phân phối được các nguồn lực.
7. Sự thống trị, phụ thuộc và yếu thế trong các quan hệ quốc tế: Trong các mối quan hệ quốc tế, các
nước đang phát triển thường phải đối phó với các quốc gia giàu và hùng mạnh. Họ phải phụ thuộc vào
các nước phát triển về cả thương mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Ưu thế này của
các nước công nghiệp giàu có và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đó thường
dẫn tới việc chấp nhận các công nghệ không còn phù hợp (lỗi thời), các cơ chế giáo dục và giá trị văn
hoá ở các nước đang phát triển. Tác động của lối sống giàu có từ các nước phát triển có thể dẫn tới lối
sống thượng lưu, sự tích luỹ của cải riêng, chảy máu chất xám và nhượng vốn,… tất cả những điều này
làm cản trở quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.

Câu 8: Anh/Chị hãy trình bày các đặc điểm chính được đánh giá là khác nhau giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. (gợi ý)
Các nước đang phát triển được đánh giá khác so với nước phát triển ở 8 đặc điểm chính, đó là:
1. Quy mô đất nước: Một nước có thể rộng về diện tích tự nhiên, dân số đông hay bởi mức thu nhập
quốc dân cao. Khi bạn tìm hiểu về lĩnh vực này, cố gắng nhận biết các thuận lợi và bất lợi khi có diện
tích tự nhiên rộng.
2. Nền tảng/ bối cảnh lịch sử: Cố gắng hiểu ra tại sao lịch sử thuộc địa của một nước lại quan trọng.
Sự cai trị thực dân thường có một ảnh hưởng lớn tới các thể chế và văn hoá trước đó của một đất nước
bị trị. Một vài ảnh hưởng có tính tích cực nhưng một số thì rất tính tiêu cực. Khi chấm dứt sự cai trị của
chế độ thực dân đó, phải mất một thời gian dài để các nước mới độc lập tìm ra con đường phát triển
riêng của mình. Vì thế, biết được khi nào một đất nước được độc lập hay vào thời điểm nào nó nằm
dưới sự thống trị của thực dân hay không là rất quan trọng
3. Nguồn lực con người và tự nhiên: Các nguồn lực tự nhiên (bao gồm đất đai, khoáng sản, và các
nguyên liệu tự nhiên khác) của một nước có thể tạo ra một sự khác biệt lớn trong phong cách sống của
người dân đất nước đó. Những nước đang phát triển rất khác nếu sở hữu những nguồn tài nguyên thiên
nhiên này khác nhau. Không chỉ có vậy, họ cũng rất khác về nguồn nhân lực. Một số nước có thể có
nguồn nhân lực nhỏ nhưng có trình độ, tay nghề cao. Trong khi một số nước có thể có một lượng dân
rất lớn nhưng trình độ dân trí thấp, ít hay không được học hành. Tuy nhiên có thể đông dân cư đồng
thời có trình độ dân trí cũng như tay nghề cao.
4. Thành phần tôn giáo và dân tộc: Một đất nước càng đa dạng về các thành phần tôn giáo và sắc tộc
thì đất nước đó càng có nhiều bất ổn về chính trị và xung đột trong nước. Những xung đột và bất ổn
chính trị trong nước này có thể dẫn tới các xung đột bạo lực và thậm chí là các cuộc nội chiến, có thể
dẫn tới tình trạng lãng phí các nguồn lực quý giá đáng ra phải sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu phát
triển khác.
5. Tầm quan trọng tương đối của các khu vực tư nhân và công cộng: Tầm quan trọng tương đối và
quy mô của khu vực công cộng và tư nhân khác rất nhiều ở các nước đang phát triển. Các nước có
nguồn nhân lực ở trình độ thấp thì thường có khu vực công cộng phát triển và có nhiều doanh nghiệp
sở hữu nhà nước, dựa trên quan niệm là nguồn nhân lực có trình độ hạn chế có thể được sử dụng tốt
nhất bằng việc hợp tác chứ không phải là các hoạt động kinh doanh hành chính nhỏ lẻ. Nhiều nước mắc
phải quan điểm sai lầm lớn này (có khu công cộng lớn) không có được nhiều thành tựu phát triển. Các
chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy các mục tiêu phát triển sẽ phải khác với các nước tùy vào sự quân
bình giữa thành phần của khu vực công cộng và tư nhân khác nhau.
6. Cơ cấu công nghiệp: Các nước đang phát triển khác nhiều về quy mô và chất lượng của cơ cấu
công nghiệp. Quy mô và hình thức của khu vực công nghiệp phụ thuộc vào các chính sách được thông
qua trong quá khứ - vì nó có thể phải giải quyết nhiều vấn đề lịch sử của đất nước.
7. Sự phụ thuộc bên ngoài: Sự phụ thuộc bên ngoài có thể là phụ thuộc về kinh tế, chính trị hay văn
hoá. Các nước đang phát triển hầu hết là các nước nhỏ và kém phát triển, phải phụ thuộc nhiều vào các
nước phát triển về thương mại, công nghệ và đào tạo. Quy mô phụ thuộc giữa các nước là khác nhau và
nó còn bị ảnh hưởng bởi quy mô, lịch sử và vị trí của đất nước.
8. Cơ cấu chính trị, các nhóm lợi ích và quyền lực: Các nước đang phát triển cũng khác về quy mô
của nhóm lợi ích và ảnh hưởng của họ đối với cơ cấu quyền lực chính trị. Mặc dù các nhóm lợi ích
được xem là có mặt trong mọi xã hội, nhưng hầu hết các nước đang phát triển bị các nhóm chóp bu nhỏ
và vài người lãnh đạo trực tiếp hay gián tiếp thống trị ở một mức độ lớn hơn so với các nước phát triển.
Sự thay đổi hiệu quả về kinh tế và chính trị vì thế đòi hỏi phải có cả sự ủng hộ của nhóm chóp bu đó và
quyền lợi của các nhóm đó phải được bù đắp bởi các lực lượng dân chủ hùng mạnh hơn.

Câu 9: Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow. Đưa ra nhận xét từ sự nghiên cứu
của lý thuyết này. Ý nghĩa rút ra từ sự nghiên cứu lý thuyết này.
a/ Phân tích nội dung lý thuyết của W Rostow. Nhận xét:
W. Rostow cho rằng sự tăng trưởng kinh tế của các nước phải trải qua các giai đoạn khác nhau,
khác với lý thuyết phân tích sự phát triển thông qua các yếu sản xuất. Lý thuyết của ông đi từ gốc độ
kinh tế lịch sử, nó nghiên cứu tiến độ, quá trình phát triển của nền kinh tế từ thấp mà đi đến đỉnh cao
nhất. W. Rostow cho rằng sự phát triển của mỗi nước nhất thiết phải trải qua 5 giai đoạn đi từ thấp đến
cao:
1. XH truyền thống: Với những đặc trưng cơ bản là không có khoa học hiện đại, phân bố tài nguyên
quá nhiều và không có hiệu quả nông nghiệp, phân bố ít trong nông nghiệp chế tạo, cơ cấu XH cân
nhắc, năng xuất lao động thấp, thu nhập đủ sống. Ứng với giai đoạn này là các nước Châu Âu thời
Trung Cổ.
2. Chuẩn bị cất cánh: Với đặc trung cơ bản là: Áp dụng những biện pháp mới trong sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp chế tạo, xuất hiện những cơ chế tài chính như: ngân hàng, cải thiện các
phương tiện giao thông vận tải để mở rộng thương mại, đã có tầng lớp chủ xí nghiệp đủ khả năng
thực hiện đổi mới cơ cấu hạ tầng sản xuất. Bắt đầu xuất hiện những khu vực có tác động lôi kéo
nền kinh tế. Ứng với giai đoạn này là thời kỳ công nghiệp hóa.
3. Cất cánh: Với các đặc trưng: Tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ lệ đầu tư cho nền kinh tế khoảng 5-
10% tổng sản phẩm quốc dân, áp dụng những biện pháp kỹ thuật và tổ chức hiện đại vào sản xuất
nông nghiệp và công nghiệp, có các ngành công nghiệp mới, lớn ra đời. Mặt khác cơ cấu kinh tế
chính tế trong giai đoạn này phải cho phép khai thác các xung lực kinh tế trong tất cả các lĩnh vực
kinh tế. Ở giai đoạn này quá trình cất cánh được bắt đầu từ khu vực đầu đàn rồi tới khu vực địa lý,
ngành kỹ thuật kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển một số ngành khác (giai đoạn này khoảng 30
năm).
4. Chuyển tới sự chín mùi về kinh tế: với những đặc trưng: Tỷ lệ đầu tư lên tới 10-20% tổng sản
phẩm quốc dân, xuất hiện nhiều cực tăng trưởng mới, tốc độ tăng GNP nhanh hơn nhiều so với tốc
độ tăng dân số, nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngoại thương thế giới (giai đoạn này
khoảng 40 năm).
5. Trưởng thành – xã hội tiêu dùng cao, hàng loạt: với những đặc trưng tỉ lệ cao các nguồn tài nguyên
được dùng cho sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ, công nhân lành nghề, lao động trí tuệ tăng
nhanh, một bộ phận lớn tài nguyên được dùng cho phúc lợi và an ninh. Quốc gia thịnh vượng, xã
hội hóa sản xuất cao nhưng dần dần có dấu hiệu giảm sút tăng trưởng.
Nhận xét:
Lý thuyết của Rostow có căn cứ thực tế không thể chối cãi nhưng có những hạn chế sau:
- Tăng trưởng là một quá trình liên tục chứ không phải đứt đoạn nên không thể phân chia thành
những giai đoạn chính xác như vậy. Mặt khác, sự tăng trưởng và phát triển ở một số nước không
nhất thiết phải giống phân chia 5 giai đoạn như trên, câu hỏi đặt ra là “Tại sao cất cánh lại xảy ra ở
nước này mà không xảy ra ở nước khác?” Lý thuyết chưa giải thích được điều đó.
- Cách tiếp cận không lấy tính đặc thù của mỗi nước làm điểm xuất phát.
- Lý thuyết Rostow chỉ nghiên cứu sự tăng trưởng chứ chưa đi sâu nghiên cứu và phân tích phát
triển kinh tế.
b/ Ý nghĩa rút ra từ sự nghiên cứu lý thuyết của Rostow:
- Có ý nghĩa trong việc xác định trình độ phát triển của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn.
- Lý thuyết này gợi ý về sự thúc đẩy hoàn thành những tiền đề cần thiết nào đó cho sự phát triển của
mỗi nước trong từng giai đoạn.
-

Câu 10: Hãy trình bày nội dung lý thuyết của Harrod Domar. Đưa ra nhận xét và ý
nghĩa từ việc nghiên cứu của lý thuyết này.

a/ Nội dung lý thuyết của Harrod Domar:


Nền tảng lý thuyết của Lý Thuyết Giai Đoạn của Rostow và trọng tâm của thuyết đó về sự tiết
kiệm xuất phát từ mô hình tăng trưởng Harrod-Domar (H-Đ).
Phương trình chính của mô hình H-D là:
Trong đó Y là thu nhập quốc dân, s là tỷ suất tiết kiệm quốc gia và k tỷ lệ vốn/sản lượng. Vì thế
vế bên trái của biểu thức này là tỷ lệ gia tăng của thu nhập quốc dân. Với một k luôn ổn định và vì thế
tỷ lệ gia tăng thu nhập quốc dân tương ứng với tỷ suất tiết kiệm của nền kinh tế. Ví dụ, nếu tỷ lệ vốn-
sản lượng là 3, khi đó tỷ lệ tăng trưởng là 5%, tỷ suất tiết kiệm sẽ là 15%. Nếu như tỷ suất tiết kiệm chỉ
là 5%.
b/ Nhận xét lý thuyết:
Ưu điểm:
Chỉ số gia tăng tư bản – Đầu ra: vận dụng đã đề ra kế hoạch cho sự ưu tiên phát triển của một
ngành hay một khu vực nào đó của nền kinh tế quốc dân, dựa vào đó cũng có thể đưa ra những chính
sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế khi xét tới mối tương quan giữa nguồn tài chính và nguồn nhân lực hiện
có.
Hạn chế:
Nếu như xem xét nó trên các nước đang phát triển, vì những nước này có cái vòng lẩn quẩn (thu
nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, tích lũy thấp, năng suất lao động thấp...). Mặt khác ở các nước
đang phát triển thị trường tài chính và thị trường hàng hóa hoạt động yếu ớt. Rõ ràng là toàn bộ tiết
kiệm sẽ không được đưa ra đầu tư hết.
Lý thuyết Harrod – Dornar không giải thích rõ một số điểm khác nhau căn bản trong sự tăng
trưởng giữa các quốc gia, trong khi mọi người muốn biết tại sao lại có sự khác nhau rất lớn giữa các
nước, các khu vực về chỉ số gia tăng tư bản – đầu ra.

Câu 11: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm nghèo đói.
Nghèo là một tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: Thu nhập thiếu do bị thiếu cơ hội
tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản hàng ngày của cuộc sống, thiếu tài sản để tiêu dùng lúc bất
trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trước những mất mát.
Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng
Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư
không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Bản thân khái niệm nghèo đói nó cũng bao hàm mức độ nghèo khác nhau, vì trong các nhóm
dân cư có người thuộc nhóm nghèo nhưng chưa phải nghèo nhất trong xã hội mà bị rơi vào tình trạng
đói kém, do đó, với cách tiếp cận khác nhau về tình trạng thiếu thốn sẽ phân biệt ngưỡng nghèo khác
nhau.
Nghèo được nhận diện trên 2 khía cạnh: Nghèo đói tuyệt đối (Absolute Poverty) và nghèo đói
tương đối (Relative Poverty).

Câu 12: Anh/Chị hãy trình bày nguyên nhân chính của nghèo đói.
Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí
dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu
nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn
lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch
bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ.
Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra
những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn
tính.
*Khái niệm:Nghèo là tình trạng 1 bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu
cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong
tục tập quán của địa phương.
*Thước đo đánh giá nghèo về thu nhập:
+ Ngưỡng nghèo (chuẩn nghèo)
+ Chuẩn hộ cận nghèo
+ Tỷ lệ nghèo
+ Khoảng cách nghèo
*Nguyên nhân dẫn đến nghèo:
-Do nguồn lực hạn chế và nghèo nàn: đây là nguyên nhân hàng đầu, nguyên nhân cơ bản dẫn
đến nghèo.
+ Vốn: là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nghèo trên thế giới, đây cũng là yếu tố cần thiết để tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thiếu vốn khiến cho các cá nhân không thể tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh dẫn tới thu nhập thấp và họ trở thành người nghèo
+ TNTN: chủ yếu đề cập đến đất đai. Vì hầu hết người nghèo tập trung ở ngành nông nghiệp và
sống ở nông thôn. Thiếu đất nghĩa là thiếu phương tiện canh tác. Do dó, thu nhập của họ thấp và trở
thành người nghèo.
+ KHCN: chủ yếu đề cập đến máy móc thiết bị hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến. Nếu
các hộ gia đình không biết áp dụng KHCN trong sản xuất thì NSLĐ thấp, sản phẩm sản xuất ra khó có
khả năng cạnh tranh trên thị trường dẫn tới họ có thu nhập thấp và trở thành người nghèo, bên cạnh đó
họ thiếu thông tin cần thiết để tiếp cận KHCN mới. Vì vậy, họ trở thành người nghèo và khó thoát
nghèo.
+ Lao động: một số cá nhân có sức khỏe kém, thiếu hụt sức lao động khiến họ không thể tham
gia sản xuất, tạo ra thu nhập do vạy họ có thu nhập thấp và trở thành người nghèo.
-Bất bình đẳng về điều kiện và cơ hội học tập: trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn
định là nguyên nhân dẫn đến nghèo
-Do bất bình đẳng giới
- Người nghèo là người hay gặp rủi ro trong cuộc sống
- Người nghèo không đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, không được pháp luật bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp
-Quy mô gia đình lớn và đông con: là nguyên nhân và cũng là kết quả của nghèo đói
- Tác động của chính sách vĩ mô đến cải cách
*Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay:
Ở Việt nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
-Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu
bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình
trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con,
thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro..
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín
dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông,lâm, ngư,chính sách trong giáo dục đào tạo, ytế, giải quyết
đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Kết quả điều tra về xã hội học cho thấy:
- Thiếu vốn: 70-90% tổng số hộ được điều tra.
- Đông con: 50-60% tổng số hộ được điều tra.
- Rủi ro, ốm đau: 10-15% tổng số hộ được điều tra.
- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 40-50% tổng số hộ được điều tra.
- Neo đơn, thiếu lao động: 6-15% tổng số hộ được điều tra.
- Lười lao động, ăn chơi hoang phí: 5-6% tổng số hộ được điều tra.
- Mắc tệ nạn xã hội: 2-3% tổng số hộ được điều tra

Phân tích các hình thức phân phối thu nhập


-Phân phối thu nhập lần đầu:
+ Là hình thức phân chia thu nhập theo các yếu tố sản xuất đóng góp khác nhau
+ Căn cứ vào số lượng, chất lượng và tính khan hiếm của các yếu tố sản xuất khi tham gia vào
các hoạt động kinh tế mà người sở hữu chúng nhận được phần thu nhập tương ứng
+ Tác dụng: khuyến khích động cơ lợi ích cá nhân và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất,
đặc biệt là các yếu tố sản xuất khan hiếm từ đó thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế.
+ Hạn chế: trong xã hội sẽ có những người có thu nhập cao hơn, có những người sẽ có thu nhập
thấp hơn, từ đó tạo ra chênh lệch thu nhập có thể dẫn đến chênh lệch giàu nghèo.
-Phân phối lại thu nhập:
+ Là sự can thiệp của nhà nước đến phân phối thu nhập lần đầu thông qua đánh thuế, trợ cấp và
chi tiêu công.
+ Hình thức:
• Phân phói lại trực tiếp: hỗ trợ tiền trực tiếp, hộ trợ các nhu yếu phẩm trực tiếp cho người
nghèo, cho vùng sâu vùng xa
• Phân phối lại gián tiếp: nhà nước xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng: bênh viện, trường
học, viễn thông…để đảm bảo cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ cơ bản của nền kinh tế: giáo dục, y
yế, thông tin, nước sạch…
• Các chương trình xã hội: chương trình chăm sóc sức khỏe, chương trình nước sạch…
+ Tác dụng:
• Hạn chế chênh lệch thu nhập do phân phối thhu nhập lần đầu
• Tạo ra cơ hội bình đẳng hơn cho người nghèo, vùng nghèo
+ Hạn chế:
• Phân phối lại thu nhập có thể làm triệt tiêu động lực của các cá nhân nếu chính sách phân phối
lại thu nhập được điều tiết không hợp lý
• Phân phối lại thu nhập có thể tạo ra tâm lý ỷ lại, gian dối cho 1 bộ phận người nghèo được
hưởng chính sách
• Có thể gia tăng cơ hội tham nhũng trong nền kinh tế

Phân tích các thước đo đánh giá công bằng xã hội trong phân phối thu nhập
*Hệ số chênh lệch thu nhập (chi tiêu)
- Là chênh lệch thu nhập hay chi tiêu của nhóm dân cư giàu nhất và nhóm dân cư nghèo nhất.
- Công thức:Hệ số chênh lệch thu nhập = tổng thu nhập của nhóm dân cư giầu nhất / tổng thu
nhập của nhóm dân cư nghèo nhất Đơn vị: lần
-Ý nghĩa: hệ số chênh lệch càng cao phản ánh chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất
và nghèo nhất càng cao.
-Ưu điểm: dễ tính toán
-Nhược điểm: chỉ đề cập đến nhóm dân cư giàu nhất, nghèo nhất mà không đề cập đến nhóm
dân cư còn lại.
*Đường cong Lorenz:
-Là đường biểu diễn thu nhập thực tế của các nhóm dân cư
-Phương pháp xác định:
+ Lập bảng để tính % thu nhập cộng dồng tương ứng với % dân cư cộng dồn
+ Trên hệ trục tọa độ với trục tung là % thu nhập cộng dồn và trục hoành là % dân cư cộng dồn.
-Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 2 đại lượng này
-Ý nghĩa: nếu đường cong Lorenz càng gần đường thu nhập bình quân thì việc mất bình đẳng
giữa thu nhập càng thấp
-Ưu điểm: khắc phục hạn chế của phương pháp hệ số chênh lệch thu nhập, chi tiêu khi đã đề cập
đến 5 nhóm dân cư trong xã hội
-Nhược điểm: gặp khó khăn trong việc so sánh mức độ công bằng, mất bình đẳng trong phương
pháp thu nhập giữa các quốc gia khác nhau
.*Hệ số GINI-
Diện tích A: giới hạn bởi đường cong Lorenz và đường thu nhập bình quân
Diện tích B: diện tích tam giác OCD
-Công thức:Hệ số GINI = Diện tích A / Diện tích B
0 < hệ số GINI < 1
-Ý nghĩa: nếu hệ số GINI càng lớn càng gần 1 thì mức độ bất bình đẳng trong phương pháp thu
nhập càng cao và ngược lại.
*Tiêu chuẩn 40 của NHTG
Tính toán tỷ trọng thu nhập của 40% dân cư có thu nhập thấp nhất:
+ Nếu tỷ trọng này < 12%: hết sức công bằng
+ Nếu tỷ trọng này từ 12% đến 17%: tương đối công bằng
+ Nếu tỷ trọng này > 17%: chấp nhận được

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội


*TTKT tác động đến CBXH:
-Tích cực: TTKT cao là điều kiện, cơ sở để thực hiện CBXH, hay TTKT là điều kiện cần để
thực hiện CNXH vì:
+ Khi quốc gia có TTKT cao sản lượng hàng hóa gia tăng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều việc làm => giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói => vấn đề
CBXH được thực hiện tốt hơn
+ Khi quốc gia có TTKT cao và ổn định sẽ tạo cơ hội gia tăng nguồn thu cho NSNN từ đó Nhà
nước có nguồn lực để thực hiện tốt vấn đề CBXH cụ thể:
• Thông qua hoạt động đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội; Nhà nước đã
tạo cơ hội cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản: giáo dục, y tế, thông tin, nước sạch…
bên cạnh đó người nghèo có thể tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập
• Thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo Nhà nước đã tạo điều kiện để người nghèo
tiếp cận với các nguồn lực của nền kinh tế, từ đó giảm tỳ lệ nghèo đói, vấn đề CBXH được thực hiện
tốt.+ Khi quốc gia có TTKT Nhà nước có điều kiện để phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hộ
như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao…vì vậy nâng cao chất lượng cuộc sống con người và vấn đề
CBXH được thực hiện tốt.
-Tiêu cực: nếu Nhà nước quá nhấn mạnh, quá chú trọng đến TTKT thì bất bình đẳng sẽ ngàu
càng gia tăng, có thể gây ra bất ổn về mặt xã hội
*CBXH tác động TTKT:
-Tích cực:
+ CBXH được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân đêu có cơ hội công bằng trong
tiếp cận các dịch vụ xã họi, từ đó nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống con người,
giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói, tạo môi trường thuận lợi, ổn định, đoàn kết để thu hút đầu tư để
thúc đẩy TTKT
+ Khi quốc gia thực hiện tốt CBXH sẽ giúp phát huy tiềm năng của các cá nhân và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực từ đó thúc đẩy TTKT
-Tiêu cực:Khi vấn đề CBXH không được đảm bảo, bất bình đẳng gia tăng có thể kìm hãm
TTKT của quốc gia cụ thể:
+ Đe dọa ổn định chính trị, tăng rủi ro trong đầu tư
+ Tăng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nghèo đói khi các vấn đề này ngày càng trầm trọng hơn Nhà
nước sẽ phải giành nhiều nguồn lực để giải quyết. Từ đó hạn chế nguồn lực do đầu tư, cản trở TTKT
+ Làm giảm chất lượng nguồn nhân lực, TNTN có thể bị khai thác cạn kiệt.
TTKT là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ thực hiện CBXH bởi vì:TTKT phản ánh
thuần túy sự gia tăng về mặt lượng của nền kinh tế, chưa phản ánh được quốc gia đó có gắn TTKT với
CBXh hay không, các quốc gia có thể đạt được TTKT bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong đó, có
những cách thức gắn TTKT với CBXH.
Câu 13: Anh/Chị hãy nêu vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế
Công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế, thể hiện qua:
1. Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia
Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác, mà năng suất
lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp và đóng góp
ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia. Công nghiệp có vai trò quan trọng này là do thường xuyên đổi
mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hơn nữa, giá cả sản phẩm công nghiệp thường ổn định và cao
hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường trong và ngoài nước.
2. Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các ngành kinh tế
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phận sản phẩm công nghiệp sản xuất
có chức năng là tư liệu sản xuất. Do đó, nó còn là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các
ngành kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế.
3. Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư
Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản của con
người. Công nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng
(ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,...). Khi thu nhập dân cư tăng gắn với quá trình phát triển kinh tế thì
nhu cầu con người lại cao hơn và mới hơn. Chính sự phát triển của công nghiệp mới đáp ứng những
nhu cầu thay đổi này và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người.
4. Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội
Dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao tạo điều kiện
dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông
nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp làm mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và
cả các ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động nông
nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội.
5. Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Vì công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hóa
học, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu bệnh, máy móc, phương tiện vận chuyển làm tăng năng suất. Hơn
nữa, công nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, bằng cách cho phép vận chuyển
nông sản nhanh chóng tới thị trường tránh hư hỏng, tăng gia sản xuất nhiều hơn; bảo quản, dự trữ lâu
hơn để chờ cơ hội tăng giá,...
Mặt khác, công nghiệp còn có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt
nông thôn.

Câu 14: Anh/Chị hãy trình bày vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế
1. Cung cấp lương thực thực phẩm
Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực
thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển.
Cũng cần chú ý rằng, nhập khẩu các yếu tố đầu vào của sản xuất (nguyên vật liệu, máy móc,
thiết bị cho sản xuất) làm tăng vốn sản xuất, còn việc nhập khẩu lương thực thực phẩm là để tiêu dùng,
không gia tăng vốn sản xuất cho nền kinh tế.
2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp
chế biến nông sản trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển.
3. Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản
Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết
bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong nước. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó, có thể đáp ứng
được thông qua xuất khẩu nông sản.
Nông sản còn được coi là nguồn hàng hóa để phát triển ngành ngoại thương ở giai đoạn đầu.
Trong lịch sử, quá trình phát triển của một số nước cho thấy vốn được tích lũy từ những ngành
nông nghiệp tạo ra hàng hóa xuất khẩu. Đó là trường hợp của các nước Úc, Canada, Đan Mạch, Thụy
Điển, Tân Tây Lan, Mỹ, và cả Việt Nam.
4. Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác
Thông qua:
Dạng trực tiếp: Như nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhậu khẩu tư
liệu sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu này được tập trung vào ngân sách nhà nước và dùng để đầu tư
cho phát triển kinh tế.
Dạng gián tiếp: Với chính sách quản lý giá của nhà nước theo xu hướng là giá sản phẩm công
nghiệp tăng nhanh hơn giá nông sản, tạo điều kiện cho gia tăng nhanh tích lũy công nghiệp từ “hy
sinh” của nông nghiệp.
5. Làm phát triển thị trường nội địa
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn và chủ yếu của sản phẩm trong nước.
Việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp,
hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân
bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của
ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế.
Sự đóng góp này cũng bao gồm cả việc bán lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu cho
các ngành kinh tế khác.

Câu 15: Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào?
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con
người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát
triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự
phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn
phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và
tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần
đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn
tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi
trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi
trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát
triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động
phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường
khác nhau. Ví dụ:
Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng
lượng của loài người.
Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển
duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số
người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý
thuyết khác nhau về phát triển:
Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài
nguyên thiên nhiên.
Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong
mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.

You might also like