Nhôm Và Hợp Chất Của Nhôm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

CÂU CƠ BẢN.
Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 2: Al2O3phản ứng được với cả hai dung dịch:


A. Na2SO4, KOH. B. NaOH, HCl. C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4.
Câu 3: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA. B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.
Câu 4: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng.
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch
A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2.
Câu 6: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Mg(OH)2. B. Ca(OH)2. C. KOH. D. Al(OH)3.
Câu 7: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. NaNO3. D. H2SO4.
Câu 8: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit.
Câu 10: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Al.
Câu 11: Chất có tính chất lưỡng tính là
A. NaCl. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. NaOH.
Câu 12: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A.5 B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 13: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al2O3. B. MgO. C. KOH. D. CuO.
Câu 14: Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit:
A.HCl đặc, nguội B. HNO3 đặc,nguội C. H2SO4 đặc,nóng D. HNO3
loãng
Câu 15: Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3.
Câu 17: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 18: Cho Al (Z =13). Cấu hình electron của ion Al3+ là
A.1s22s22p63s1 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s2
Câu 19: (2018). Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. H2SO4 B. NaCl C. Na2SO4 D. KCl
Câu 20: (2018). Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Al(NO3)3 B. BaCl2 C. MgCl2 D. Al(OH)3
Câu 21: Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể
dùng dung dịch của chất nào sau đây?
A. NaOH. B. HNO3. C. HCl. D. NaCl.
Câu 22:(đề 2017). Quặng nào sau đây có thành phần chính là Al2O3?
A.Criolit B. Manhetit C. Boxit D. Hematit đỏ
Câu 23: (2017). Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dd kiềm.
X là
A.Ca B. Mg C. Na D. Al
Câu 24: (2017). Trộn bột kim loại X với bột oxit sắt (gọi là hỗn hợp tecmit ) để thực hiện phản
ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A. Fe B. Cu C. Ag D. Al
Câu 25: Nhôm thuộc chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn, là kim loại phổ biến nhất trong
vỏ Trái đất. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm ở trạng thái cơ bản là
A.3s23p3 B. 3s23p1 C. 3s23p4 D. 3s23p5
Câu 26:(2019). Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phản ứng nhiệt nhôm?
A.Mg B. K C. Fe D. Ba
Câu 27:(2020). Nhôm oxit (Al2O3) không phản ứng được với dung dịch:
A.H2SO4. B. NH3. C. NaOH. D. HNO3.
Câu 28: Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất
X là
A.NaOH. B. KOH C. HCl D. NH3
Câu 29: Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 -- > cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O.
Tỉ lệ a:b là
A.1:3. B.1:2. C. 2:3 D. 1:1
Câu 30:(2019). Cho Al2O3, KOH, Al(OH)3, CaO. Số chất tác dụng với H2O ở điều kiện thường

A.4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 31: Thành phần chính của quặng boxit là:
A.FeCO3 B. Al2O3.2H2O C. FeS2 D. Fe3O4
Câu 32: Trong công nghiệp, để điều chế Al người ta điện phân nóng chảy chất nào sau đây?
A. AlCl3 B. Al2(SO4)3 C. Al2O3 D. Al(NO3)3
Câu 33: Kim loại Al hầu như không bị oxi hóa khi cho vào dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 đặc, nguội. B. H2SO4 đặc,nóng. C. HCl. D. NaOH.
Câu 34: (đề 2018). Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào vào dung dịch X. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là
A. AlCl3. B. CuSO4. C. Ca(HCO3)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 35: Cho các chất : Al, Al2O3, Mg, NaHCO3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa
tác dụng với dung dịch NaOH là
A.4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 36:(2019). Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X
(có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A.muối ăn. B. thạch cao. C. phèn chua. D. vôi sống.

CÂU PHÂN HÓA


Câu 1: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa nâu đỏ. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
C. có kết tủa keo trắng. D. dung dịch vẫn trong suốt.
Câu 2: Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
B. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước
Câu 3: Trường hợp nào sau đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Câu 4: (2016)Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3
(c) Cho CaO vào nước
(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có phản ứng xảy ra là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 5:(đề 2017). Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl vừa tan trong dung dịch NaOH
là:
A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2. B. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.
C. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2. D. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.
Câu 6: (đề 2017). Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2
(c) cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
(d) sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2
(e) cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2
(g) cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A.3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 7: (đề 2017).Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH
B. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li
C. Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
D. Kim loại cứng nhất là Cr.
Câu 8:(đề 2017). Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catôt.
(b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.
(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3.
(e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.
Số phát biểu đúng là
A.3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 9: (đề 2017). Cho các phát biểu sau:
(a) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt được hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư, thu được kết tủa.
(c ) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt.
(d) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(e) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy
Số phát biểu đúng là
A.3 B. 1 C. 4 D. 2

BÀI TẬP NHÔM


CÂU CƠ BẢN
Câu 1: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc,
thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là
A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.

Câu 2: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối
lượng bột nhôm đã phản ứng là
A. 2,7 gam. B. 10,4 gam. C. 5,4 gam. D. 16,2 gam.

Câu 3: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,336 lít. B. 0,672 lít. C. 0,448 lít. D. 0,224 lít.

Câu 4:Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng thoát ra 0,4
mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị m đã dùng là
A. 11,00 gam. B. 12,28 gam. C. 13,70 gam. D. 19,50 gam.
Câu 5: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al 2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44
lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là
A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3 B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3
C. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3 D. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3

Câu 6: Hòa tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được
dung dịch X và V lít khí hiđro (đktc). Giá trị của V là
A.4,48. B. 2,24. C. 6,72. D. 3,36.
Câu 7: Cho 11,8 gam hỗn hợp Al và Cu tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng, thể
tích khí H2 sinh ra là 6,72 lít (đktc).Khối lượng của Cu trong hỗn hợp là
A.6,4. B.9,1. C.3,7. D.1,0.

Câu 8: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H 2(ở đktc). Giá trị của m


A. 4,05. B. 2,70. C. 5,40. D. 1,35.
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2
(đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 60%. B. 40%. C. 30%. D. 80%.
Câu 10: Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư thu 3,36 lít H 2 ở đktc. Phần
trăm Al theo khối lượng ở hỗn hợp đầu là
A. 27%. B. 51%. C. 64%. D. 54%.

Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO 3 đặc, nóng
thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm về khối lượng của Cu
trong hỗn hợp X là
A. 21,95%. B. 78,05%. C. 68,05%. D. 29,15%.

Câu 12:(2016) Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong oxi dư thu được 3,43 gam
hh X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V (ml) dd HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị V là
A.320 B. 480 C. 160 D. 240
Câu 13: Để sản xuất 10,8 tấn Al cần x tấn Al2O3. Biết hiệu suất phản ứng là 100%. Giá trị của x

A. 10,2 tấn. B. 20,4 tấn. C. 40,8 tấn. D. 30,7 tấn.
Câu 14: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A.54,0% B. 49,6% C. 27,0% D. 48,6%

Câu 15: (đề 2017). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít O2
(đktc) ,thu được 9,1 gam hỗn hợp hai oxit. Giá trị của m là
A.3,9 B. 6,7 C. 7,1 D. 5,1
Câu 16: (2017). Cho 2,7 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí
H2 (đktc). Giá trị của V là:
A.6,72 B. 2,24 C. 4,48 D. 3,36
Câu 17: (đề 2018). Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm MgO và Al vào dung dịch NaOH dư, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là
A.4,0 gam B. 8,0 gam C. 2,7 gam D. 6,0 gam
Câu 18: (đề 2018). Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư
thoát ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 5,4 gam B. 5,1 gam C. 10,2 gam D. 2,7 gam Al
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí H2
(đktc). M là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe
Câu 20: Nung m gam Al(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 0,51 gam Al2O3. Giá trị m là
A. 0,78 B. 7,8 C. 0,39 D. 3,9
Câu 21: (2019).Dùng Al khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm.
Khối lượng Fe thu được là
A.1,68 gam. B. 2,80 gam. C. 3,36 gam. D. 0,84 gam.
Câu 22: Để hòa tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 cần dùng tối thiểu V ml dd NaOH 1M. Giá trị của
V là
A. 20. B. 10. C. 40. D. 5.
SẮT VÀ HỢP CHẤT
LÍ THUYẾT CƠ BẢN
Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe (Z = 26)?
A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1.
Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+ (Z = 26).
A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3.
Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?
A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3.

Câu 4: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe 3O4→ cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối

giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là


A. 25. B. 24. C. 27. D. 26.
Câu 5: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hematit nâu. B. manhetit. C. xiđerit. D. hematit đỏ.
Câu 6: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4 và ZnCl2. B. CuSO4 và HCl. C. ZnCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3.
Câu 7: Cho sắt phản ứng với dd HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí
đó là
A. NO2. B. N2O. C. NH3. D. N2.
Câu 8: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?
A.Cu B. Fe C. Al D. Ag
Câu 9: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2.

Câu 10: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3tác dụng với dung dịch
A. NaOH. B. Na2SO4. C. NaCl. D. CuSO4.
Câu 11: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe(NO3)2, FeCl3. B. Fe(OH)2, FeO. C. Fe2O3, Fe2(SO4)3. D. FeO, Fe2O3.
⃗ FeCl3Y
Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe X ⃗ Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản
ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. HCl, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. NaCl, Cu(OH)2. D. Cl2, NaOH.
Câu 13: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là
A. FeSO4. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 14: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3.
Câu 15: Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là
A. Fe. B. Fe2O3. C. FeCl2. D. FeO.
Câu 16: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3⃗ c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b) bằng
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 17: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại phản ứng được với dung dịch
HCl là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn –Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với
dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và
IV.
Câu 19: (đề khối A-2011). Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
A. FeCO3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS2.
Câu 20: Quặng sắt hematit có thành phần chính là
A. FeCO3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS2.
Câu 21: Quặng sắt xiđerit có thành phần chính là
A. FeCO3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS2.
Câu 22: Quặng sắt pirit có thành phần chính là
A. FeCO3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS2.
Câu 23: Dung dịch loãng dư nào sau đây tác dụng với kim loại Fe tạo thành muối sắt (III)?
A.H2SO4. B. HNO3. C. FeCl3. D. HCl.
Câu 24: (đề ĐH-A-2013).Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào tạo ra muối sắt (II)?
A.HNO3 đặc,nóng,dư. B. CuSO4.
C.H2SO4 đặc,nóng,dư. D. MgSO4
Câu 25: Nhúng một thanh sắt vào các dd sau: CuCl2, AgNO3, ZnCl2, FeCl3. Số phản ứng xảy ra

A.2. B.1. C. 3. D. 4
Câu 26: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Fe là
A.4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 27: Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 -- > cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O.
Tỉ lệ a:b là
A.1:3. B.1:2. C. 2:3 D. 2:9
Câu 28: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. MgCl2 B. FeCl3. C. AgNO3. D. CuSO4.
Câu 29: Ở nhiệt độ cao, CO có thể khử được:
A. MgO. B. K2O. C. Fe2O3. D. CaO.
Câu 30: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH dư tạo ra kết tủa là
A. AlCl3. B. ZnCl2. C. CrCl3. D. FeCl3
Câu 31: Kim loại Al, Fe không phản ứng với dung dịch
A. HNO3 đặc, nguội. B. Cu(NO3)2. C. HCl. D.
NaOH.
Câu 32: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu:
A.vàng nhạt. B. trắng xanh C. xanh lam D. nâu đỏ
Câu 33: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung
dịch:
A.HCl B. Na2SO4 C. NaOH D. HNO3
Câu 34: Muối X tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa nâu đỏ. Muối X là
A.CuSO4 B.FeCl2 C.FeCl3 D.AgNO3
Câu 35: Các số oxi hóa đặc trưng của sắt là
A.+2, +3 B. +2,+4, +6 C. +2, +4 D. +3, +4.
Câu 36: Kim loại Fe tác dụng với axit H2SO4 loãng sinh ra:
A. FeSO4 và khí SO2 B. Fe2(SO4)3 và khí H2.
C. Fe2(SO4)3 và khí SO2 D. FeSO4 và khí H2
Câu 37: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc với nhau: Fe và Pb, Fe và Zn, Fe và Sn, Fe
và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá
huỷ trước là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 38: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) ---- > Fe2(SO4)3 + 3H2
B. 2Fe + 3Cl2 ---- > 2FeCl3
C. Fe(OH)3 + 3HCl --- > FeCl3 + 3H2O
D. FeO + H2 --- > Fe + H2O
Câu 39: Công thức nào sau đây của sắt (II) hiđroxit?
A.Fe(OH)3 B. Fe(OH)2 C. FeO D. Fe2O3
Câu 40: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag B. Al C. Fe D. Cu
Câu 41: (đề 2018).Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A.NaNO3 B. HCl C. AgNO3 D. CuSO4
Câu 42: (đề 2018). Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch
A.FeCl2 B. NaCl C. MgCl2 D. CuCl2
Câu 43: (đề 2018). Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?
A. NaOH B. HCl C. H2SO4 D. HNO3
Câu 44: (đề 2019).Công thức hóa học của sắt (II) oxit là
A.Fe(OH)3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe(OH)2.
Câu 45: (đề 2019). Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được muối sắt (II) sau khi kết thúc phản
ứng?
A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng,
dư.
C. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl. D. Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư.
Câu 46: (đề 2019).Hợp chất Fe2(SO4)3 có tên gọi là
A.sắt (II) sunfua B. sắt (III) sunfua.
C. sắt (III) sunfat. D. sắt (II) sunfat.
LÝ THUYẾT PHÂN HÓA SẮT
Câu 1: Cho kim loại M phản ứng với Cl2 thu được muối X. Cho M tác dụng với dung dịch HCl
thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. Kim loại M là
A.Mg. B. Zn. C. Fe. D. Al.
Câu 2:(đề 2017). Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A.Fe2O3 + 8HNO3 -- > 2Fe(NO3)3 + 2NO2 + 4H2O
B. Cr2O3 + 2Al --- > Al2O3 + 2Cr
C. CaCO3 + 2HCl -- > CaCl2 + H2O + CO2
D. AlCl3 + 3AgNO3 --- > Al(NO3)3 +3AgCl
Câu 3: Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?
A. MgO B. FeO C. Fe2O3 D. Al2O3
Câu 4: (đề CĐ-2013).Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
B. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
D. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối Fe(II).
Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Nhiệt phân AgNO3.
(g) Đốt FeS2 trong không khí.
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A.3 B. 2 C. 4 D. 5.
Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3
(c) Cho CaO vào nước
(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có phản ứng xảy ra là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 7: (đề CĐ-2012). Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Dẫn khí CO dư vào bột CuO nung nóng.
Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. (1)và (2). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (3) và (4)
Câu 8: Cho các phản ứng sau:
(1) Fe3O4 + HNO3 -- > (2) FeO + HNO3 --- >
(3) Fe2O3 + HNO3 --- > (4) HCl + NaOH --- >
(5) Mg + HCl --- > (6). Cu + HNO3 --- >
Dãy gồm các phản ứng O-K là
A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 2, 5, 6. C. 1, 2, 3, 6. D. 2, 5, 6.
Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đun nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng,dư.
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II)?
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 10: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ)
(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3
(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4
(e) Cho Ag vào dung dịch HCl
(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4
Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
BÀI TẬP SẮT CƠ BẢN.
Câu 1: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít
khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc
thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,2. B. 0,56. C. 5,60. D. 1,12.
Câu 3: (đề 2017). Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của
a là
A.1,25 B. 0,50 C. 1,00 D. 0,75

Câu 4: Cho 6 gam Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 7,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4.
Câu 5:(đề 2019). Cho 2,24 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được m gam
kim loại. Giá trị của m là
A. 2,56. B. 6,40. C. 5,12. D. 3,20.

Câu 6: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản
ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m

A. 6,4 gam. B. 3,4 gam. C. 5,6 gam. D. 4,4 gam.

Câu 7: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H 2
bay ra. Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
A. 40,5 gam. B. 45,5 gam. C. 55,5 gam. D. 60,5 gam.

Câu 8: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một
oxit. Giá trị của m là
A. 16. B. 14. C. 8. D. 12.

Câu 9: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe 2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít
CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.

Câu 10: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí
CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là
A. 28 gam. B. 26 gam. C. 22 gam. D. 24 gam.
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4
0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối
lượng là
A. 3,81 gam. B. 4,81 gam. C. 5,81 gam. D. 6,81 gam.
Câu 12: Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch
H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là
A. 60 gam. B. 80 gam. C. 85 gam. D. 90 gam.

Câu 13: Cho 1,6 gam bột Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Khối lượng muối trong dung dịch
thu được sau phản ứng là
A. 2,12. B. 1,62. C. 3,25. D. 4,24.
Câu 14: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau
phản ứng là
A. 2,52 gam B. 3,36 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam .

Câu 15: Cho m gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 39,4 gam muối
và thoát ra 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 8,1 B. 8,3 C. 12,0 D. 11,0

CRÔM VÀ HỢP CHẤT


LÝ THUYẾT CƠ BẢN
Câu 1: Cấu hình electron của Crom (Z = 24) là
A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]4s23d4. D. [Ar]3d44s2.
Câu 2: Cấu hình electron của ion Cr3+ là
A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2.
Câu 3: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2; +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.
Câu 4: Oxit lưỡng tính là
A. Cr2O3. B. MgO. C. CrO. D. CaO.
Câu 5: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Al và Cr.
Câu 6: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn
A. Fe. B. K. C. Na. D. Ca.
Câu 7: Kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguội là
A.Ag B. Cu. C. Cr. D. Pb.
Câu 8: Cho dãy các chất: CuO, Cu, Cu(OH)2, Fe. Số chất tác dụng với HCl là
A.2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 9: Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P,
C, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là
A.P B. Fe2O3. C. CrO3 D. CuO.
Câu 10: (2019). Ở điều kiện thường, crom tác dụng được với phi kim nào sau đây?
A.Lưu huỳnh. B. Photpho. C. Flo. D. Nitơ.
Câu 11: Oxit nào sau đây thuộc loại oxit bazơ?
A.Cr2O3 B. CO C. CrO D. CrO3
Câu 12: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là:
A.+2 B. +6 C. +3 D. +4
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ.
(b) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.
(c) CrO3 là một oxit axit.
(d) Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính
Số phát biểu đúng là
A.2 B.1 C. 3 D. 4
Câu 14:( 2014) Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dd
HCl?
A.NaCrO2 B. Cr(OH)3 C. CrCl3 D. Na2CrO4
Câu 15: Công thức hóa học của kaliđicromat là
A.KCl B. KNO3 C. K2Cr2O7 D. K2CrO4
Câu 16: Công thức hóa học của kalicromat là
A.KCl B. KNO3 C. K2Cr2O7 D. K2CrO4
Câu 17: Kim loại crom tan được trong dung dịch:
A.HNO3 đặc, nguội. B. H2SO4 đặc, nguội. C. HCl (nóng). D. NaOH
loãng.
Câu 18:(đề 2017). Cho dãy các chất: Al2O3, CaCO3, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy vừa
tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19:(2017). Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì?
A.Màu lục thẫm B. Màu vàng C. Màu da cam D. Màu
đỏ thẫm
Câu 20:(đề 2017). Dung dịch K2CrO4 có màu gì?
A.Màu lục thẫm B. Màu vàng C. Màu da cam D. Màu
đỏ thẫm
Câu 21:(đề 2017). Crom (VI) oxit (CrO3) có màu gì?
A.Màu đỏ thẫm B. Màu vàng C. Màu xanh lục D. Màu
da cam
Câu 22:(đề 2014). Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A.Na B. Al C. Mg D. Cu
Câu 23: (đề 2017). Oxit nào sau đây là oxit axit?
A.Cr2O3 B. FeO C. Fe2O3 D. CrO3
Câu 24: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A.NaCrO2 B. CrO2 C. Na2Cr2O7 D. CrSO4
Câu 25: Cho NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thu được dung dịch có màu:
A.xanh lục B. vàng C. da cam D. hồng
Câu 26: (2018) Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A.NaCrO2 B. Cr2O3 C. Na2CrO4 D. Cr(OH)3
Câu 27: (2018). Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
A.Na2CrO4 B. CrO C. Na2Cr2O7 D. Cr2O3
Câu 28: Công thức của crom (VI) oxit là
A.Cr2O3 B. CrO3 C. CrO D. Cr2O6.
Câu 6. (đề 2017) Cho 11,7 gam hỗn hợp Cr và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư,
đun nóng, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối trong X là:
A.29,45 gam B. 25,90 gam C. 18,60 gam D. 33,00 gam

Câu 7. Cho 20 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A.8,5 B. 2,2 C. 6,4 D. 7,0

BÀI TẬP CROM


Câu 1: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr 2O3 bằng phản ứng nhiệt
nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 13,5 gam B. 27,0 gam. C. 54,0 gam. D. 40,5 gam

Câu 2: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr 2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng
hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl
(dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36. D. 10,08.
Câu 3. (đề CĐ-2013).Cho 1,56 gam crom phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, đun
nóng, thu được V (ml) khí H2(đktc). Giá trị của V là
A.896. B. 224. C. 336. D. 672.

Câu 4. Cho 5,2 gam Cr tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng, không có không khí thu được
thể tích khí H2 (đktc) là
A.1,12 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít.

Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 0,52 gam crom cần tối thiểu V lít dung dịch HCl 0,1M. Giá trị của V

A.0,15 B. 0,30 C. 0,20 D. 0,10

Câu 6. (đề 2017) Cho 11,7 gam hỗn hợp Cr và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư,
đun nóng, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối trong X là:
A.29,45 gam B. 25,90 gam C. 18,60 gam D. 33,00 gam

Câu 7. Cho 20 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A.8,5 B. 2,2 C. 6,4 D. 7,0

PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ


Câu 1: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch Ba(OH)2. B. Ca(OH)2 C. dung dịch NaOH. D. nước brom.

Câu 2: Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch
A. K2SO4. B. KNO3. C. NaNO3. D. NaOH.
Câu 3: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là
A. CO2. B. CO. C. HCl. D. SO2.
Câu 4: Có 4 lọ riêng biệt đựng các khí: N2, Cl2, CO2, H2S. Để xác định lọ đựng khí H2S chỉ cần
dùng thuốc thử duy nhất là:
A.dung dịch NaCl B. Dung dịch Ca(OH)2. C. Dung dịch PbCl2 D. Dung dịch
HCl
Câu 5: Để phân biệt hai khí CO2 và N2 ta dùng thuốc thử :
A.Ca(OH)2 B.HCl C. KNO3 D. CaCl2
HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để
rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. lưu huỳnh. D. muối ăn.
Câu 2: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?
A. Khí cacbonic. B. Khí clo. C. Khí hidroclorua. D. Khí cacbon oxit.
Câu 3: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút
thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin.
Câu 4: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2.
Câu 5: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất
hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?
A. Cl2. B. H2S. C. SO2. D. NO2.
Câu 6: Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy điện, sứ, đạm,
ancol metylic…Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là
A.C6H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2.
Câu 7: Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của:
A. sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển
B. sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí quyển.
C. sự phá hủy ozon trên tầng khí quyển.
D. sự chuyển động “xanh” duy trì trong sự bảo tồn rừng
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính.
(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(c) Khí được thải ra khí quyển Freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon
(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy.
Số phát biểu đúng là
A.4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 9: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit ?
A.NH3 B. CH4 C. SO2 D. H2
Câu 10: Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất là
A.Ca2+, Mg2+, Na+. B. H+, OH-, H2O.
C.Na+, Fe3+, Al3+. D. Pb2+, Hg2+, As3+
Câu 11: Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước là:
A. Ca2+, Mg2+, Na+. B. H+, OH-, H2O.
C. Na+, Fe3+, Al3+. D. Pb2+, Hg2+, As3+
Câu 12: Một số loại khí khi ở trong nước vượt quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường nước. Các khí đó là
A. H2, O2 B. CO2, O2, Cl2
C. NH3, NO2, H2S D. N2, O2.
Câu 13: Nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt là do môi trường nước bị ô nhiễm. Đó
là domột số loại khí ở trong nước vượt quá mức cho phép. Các khí đó là
A. H2, O2 B. CO2, O2, Cl2
C. NH3, NO2, H2S D. N2, O2.
Câu 14: Cho nhóm các tác nhân hóa học sau:
(1) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.
(2) Các anion như NO3-, PO43-, SO42- ở nồng độ cao.
(3) Thuốc bảo vệ thực vật
(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh).
Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là
A.(1),(3),(4). B.(2),(3),(4). C. (1),(2),(3). D.(1),(2),(4).
Câu 15: (đề 2014).Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất
thuốc giảm đau dạ dày?
A.CO2 B. N2 C.CO D. CH4
Câu 16: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu,không mùi,
độc). X là khí nào sau đây?
A.CO2. B. CO. C. SO2. D. NO2.
Câu 17: Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm không khí khi đốt rác thải sinh hoạt là
A.CO B. O3 C. N2 D. H2.
Câu 18:(2018). Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí.
Chất đó là
A.đá vôi B. muối ăn C. thạch cao D. than hoạt tính
Câu 19:(2018). Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc
khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của
máu. Khí X là
A.CO B. N2 C. H2 D. He
Câu 20:( 2018). Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm
gây ngộ độc khí, có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A.CO B. N2 C. H2 D. O3
Câu 21: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại
mặt nạ phòng độc. Chất X là
A. đá vôi B. lưu huỳnh C. than hoạt tính D. thạch cao
Câu 22:( 2019). Chất khí X gây hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây
xanh tạo tinh bột. Chất X là
A.O2. B. N2. C. H2. D. CO2.

You might also like