Câu hỏi tự luận - sưu tầm

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Câu 1: Giả sử Mỹ và New Zealand là hai quốc gia có quan hệ thương mại quốc tế.

Hãy giải
thích từng điều kiện sau sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá NZD/USD như thế nào (giả sử trong từng
điều kiện, tác động của các yếu tố khác lên tỷ giá NZD/USD là không đổi):
a. Lạm phát được dự kiến New Zealand tăng mạnh, trong khi lạm phát Mỹ được dự
kiến không thay đổi
b. Chính phủ Mỹ dự kiến giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa được nhập khẩu từ
New Zealand
Giải
1. Nếu lạm phát của New Zealand dự kiến tăng mạnh, trong khi lạm phát của
Mỹ dự kiến không thay đổi, hai quốc gia này có mối quan hệ thương mại
quốc tế, thì khi đó hàng hóa của New Zealand sẽ trở nên đắt hơn tương đối
trong mắt người tiêu dùng của cả hai nước. Người New Zealand sẽ tăng
cầu đối với hàng hóa Mỹ => cầu USD tăng, người Mỹ sẽ giảm cầu đối với
hàng hóa New Zealand => cung USD giảm. Cầu USD vượt cung USD =>
USD tăng giá – NZD mất giá
2. Chính phủ Mỹ giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa New Zealand sẽ làm
cho cầu về hàng hóa New Zealand của người Mỹ tăng (do bây giờ hàng
hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn do phải đóng thuế ít hơn). Cầu về hàng hóa
New Zealand tăng => Cầu NZD tăng => NZD tăng giá.
Câu 2: Giả sử có các thông tin sau:
Tỷ giá giao ngay NZD/USD = $0,41
Dự báo tỷ giá giao ngay NZD/USD 1 năm tới = $0,425
Tỷ giá kỳ hạn 1 năm tới NZD/USD = $0,42
Lãi suất của NZD/năm = 8%
Lãi suất của USD/năm = 9%
a. Ngang giá lãi suất IRP có tồn tại không? Giải thích
b. Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA) tồn tại không đổi với nhà đầu
tư New Zealand? Giải thích
c. Tính tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư Mỹ nếu thực hiện đầu tư sang NZ và không sử
dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro.
Giải
1. Xem xét IRP có tồn tại hay không:
P0 = 0,42/0,41 – 1 = 2,44%
p = (1 + 0,09)/(1 + 0,08) – 1 = 0,93%
P0 ≠ p => Ngang giá lãi suất IRP không tồn tại. Do phần bù kỳ hạn vượt quá sự chênh
lệch trong lãi suất.
2. Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa CIA không phù hợp với nhà
đầu tư New Zealand, vì P0 > p, vị thế CIA thuộc về nhà đầu tư Mỹ
3. Tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư Mỹ khi kinh doanh chênh lệch lãi suất
không phòng ngừa (UIA):
Ta biết:
rf = (1 + if) x (1 + ef) – 1
ef = St/S0 – 1 = 0,425/0,41 – 1 = 3,66%
● rf(UIA) = (1 + 0,08) x (1 + 0,0366) – 1 = 11,95%
Câu 3: Cho các thông tin sau:
Tỷ giá giao ngay đồng CAD: $0,74
Tỷ giá kỳ hạn 60 ngày đồng CAD: $0,72
Lãi suất 60 ngày ở Canada: 4,0%
Lãi suất 60 ngày ở Mỹ: 3,0%
1. Với những thông tin đã cho, tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư Mỹ khi sử dụng
chiến lược kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA) là bao nhiêu?
Giả sử nhà đầu tư có 100.000 USD thì thực hiện đầu tư như thế nào?
2. Dựa theo kiến thức đã biết về CIA, hãy nhận xét khi nào hoạt động CIA không
còn khả thi nữa và giải thích tại sao trong dài hạn, việc điều chỉnh tỷ giá để
hoạt động CIA không còn khả thi đối với nhà đầu tư lại tập trung vào tỷ giá kỳ
hạn thay vì tỷ giá giao ngay?
3. Để ngang giá lãi suất (IRP) tồn tại thì tỷ giá kỳ hạn 60 ngày của CAD phải là
bao nhiêu?
Giải
1.
Tỷ suất sinh lợi khi nhà đầu tư Mỹ sử dụng kinh doanh chênh lệch lãi suất:
rf = (1 + if) x (1 +P0) - 1 = (1 + 0,04) x [1 + (0,72/0,74 - 1)]- 1 = 1,189%
Giả sử nhà đầu tư có 100.000 USD, nhà đầu tư sẽ đổi USD => CAD tại tỷ giá giao ngay
Số CAD mua được: 100.000/0,74 = 135.135,135 CAD
Đầu tư 135.135,135 CAD với lãi suất 4,0% sau 60 ngày nhận được:
135.135,135 x (1 + 0,04) = 140.540,540 CAD
Đổi về USD với tỷ giá kỳ hạn:
140.540,540 x 0,72 = 101.189,19 USD
Lợi nhuận:
101.189,19 – 100.000 = 1.189,19 USD
b.
Hoạt động CIA không còn khả thi khi IRP tồn tại. Bất cứ khi nào phần bù/chiết khấu
kỳ hạn khác biệt so với chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia, khi đó CIA tồn tại. Việc
CIA tồn tại tạo ra các lực thị trường điều chỉnh tỷ giá kỳ hạn, rồi tới lượt nó điều chỉnh
phần bù/chiết khấu kỳ hạn. Việc điều chỉnh này diễn ra cho tới khi phần bù/chiết khấu kỳ
hạn đúng bằng chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia thì khi đó CIA không còn tồn tại.
Việc điều chỉnh tỷ giá tập trung vào tỷ giá kỳ hạn hơn tỷ giá giao ngay là bởi, khi kinh
doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA), nhà đầu tư sẽ phòng ngừa rủi ro của mình
bằng hợp đồng kỳ hạn, thông qua mua/bán kỳ hạn đồng tiền nào đó. Do đó, tỷ giá kỳ hạn
mới là cái được giao dịch trong kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa và nó là đối
tượng được điều chỉnh.
c.
Để lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP) tồn tại thì tỷ giá kỳ hạn:
Ft/S0 - 1 = (1 + ih)/(1 + if) - 1
⬄ Ft/0,74 - 1 = (1 + 0,03)/(1 + 0,04) - 1
=> F = 0,7329
Tỷ giá kỳ hạn 60 ngày của đồng CAD = 0,7329 thì IRP tồn tại
Câu 4: Một quốc gia có nên chủ động làm đồng tiền mất giá hay không? Thâm hụt thương
mại có được cải thiện từ hoạt động này hay không?
Giải
Một quốc gia nếu có thâm hụt thương mại, có thể cải thiện bằng cách phá giá đồng
nội tệ. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, cán cân thương mại sẽ tiếp tục thâm hụt (hiệu ứng
đường cong J) rồi sau đó sẽ dần cải thiện trong tương lai. Ở thời điểm mà cán cân
thương mại được cải thiện, tỷ giá phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình. Ví
dụ khi cán cân thương mại đã thặng dư, đồng nội tệ sẽ chịu áp lực tăng giá. Nếu chính
phủ vẫn cố tình can thiệp để tiếp tục giữ đồng nội tệ ở mức thấp thì sẽ bị xem là cạnh
tranh không công bằng, nặng hơn là bị cáo buộc “thao túng tiền tệ”.
Câu 5: Khi BoP < 0 hoặc BoP > 0 thì NHTW làm gì để BoP = 0?
Giải
BoP = CA + KA – FA + EO + ΔFR = 0
⬄ CA + KA – FA + EO = -ΔFR
Khi BoP > 0, BoP đang ở trạng thái thặng dư (có thể là 1 khoản thặng dư từ CA, FA
hoặc cả hai). Lúc này, cung ngoại tệ đang dư thừa trên thị trường. Khi đó, NHTW sẽ dùng nội
tệ mua lại lượng ngoại tệ dư thừa đó mà bổ sung dự trữ ngoại hối. Hành động mua ngoại tệ,
bổ sung dự trữ ngoại hối thì ΔFR sẽ mang dấu trừ (“-”):

Khi BoP < 0, BoP đang ở trạng thái thâm hụt (có thể là 1 khoản thâm hụt từ CA, FA
hoặc cả hai). Lúc này, cung ngoại tệ thiếu hụt cũng như cầu ngoại tệ tăng trên thị trường =>
ngoại tệ khan hiếm. NHTW giải quyết vấn đề này bằng cách cung ngoại tệ ra thị trường (bán
ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối và mua lại nội tệ). Hành động này của NHTW làm giảm dự trữ
ngoại hối, ΔFR sẽ mang dấu cộng (“+”).

You might also like