Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

VIỆN KH&KT VẬT LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN


QUÁ TRÌNH ĐÚC LIÊN TỤC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
MÔ PHỎNG SỐ

Học phần: Các quá trình trong kĩ thuật vật liệu Mã HP:MSE3031
Mã lớp:130042
GV: GS. Nguyễn Hồng Hải
TS. Phạm Quang

Nhóm 10:
1.Nguyễn Văn Nam-20196165
2.Đặng Trọng Thủy-20196242
3.Nguyễn Công Minh-20196154
4.Lê Tuấn Anh -20196020
5.Phan Đức Toàn -20196247
I. Lý thuyết:
Quá trình đúc liên tục:
• Quá trình kết tinh xảy ra trong thùng kết tinh từ khi bắt đầu hình thành phần tử
đầu tiên của vỏ dòng thép.
• Sau khi lớp vỏ được hình thành, dưới áp lực của dòng kim loại lỏng và thành hộp
kết tinh, nó luôn phải chịu sự co kéo biến dạng và hình thành lực ma sát giữa lớp
vỏ và thùng kết tinh.
• Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa áp suất kim loại lỏng, co do nhiệt độ giảm và
sự phát triển vỏ dòng thép và kết quả là vỏ thép duy trì được sự tiếp xúc lý tưởng
với thùng kết tinh ngay dưới
mức mặt thoáng của kim loại lỏng rồi tách ra khỏi thành khuôn ở vùng bên dưới.
• Đây cũng chính là nguyên nhân hình thành khe hở khí giữa lớp vỏ dòng thép và
thành khuôn ở phần dưới của thùng kết tinh.
Yếu tố công nghệ cần kiểm soát :
Tốc độ rót kim loại lỏng và tốc độ kéo là những yếu tố công nghệ quyết định đến
chất lượng của vật đúc cũng như năng suất của quá trình công nghệ.
Trong đúc liên tục, vì yêu cầu sản phẩm phải kéo ra khỏi khuôn một cách liên tục
nên tốc độ kéo, rót, phải được tính toán sao cho đảm bảo thời gian đúc rót (thời
gian giữ nhiệt của thép lỏng trong gầu rót) đồng thời không làm đứt gãy sản phẩm,
trào kim loại lỏng ra ngoài khuôn, hoặc xảy ra hiện tượng vỡ dòng (kim loại lỏng
không được giữ trong khuôn).
->Tốc độ rót, kéo phải thoả mãn phương trình dòng chảy liên tục:
𝑉
𝑓1 𝑣1 = 𝑓2 𝑣2 =
𝑍
𝑓1 - Tiết diện dòng kim loại lỏng
𝑓2 - Tiết diện vật đúc
𝑣1 - Tốc độ dòng kim loại lỏng
𝑣2 - Tốc độ kéo vật đúc
V- Thể tích kim loại lỏng
Z - Thời gian rót
Đúc liên tục bằng máy đúc, thực hiện một dây chuyền từ thép lỏng → rót → làm
nguội → cắt trực tiếp thành phôi đúc. Đúc liên tục là một khâu trung gian nối khâu
luyện thép và khâu cán thép, là một bộ phận quan trọng hợp thành của xưởng (nhà
máy) luyện thép
Một máy Đúc liên tục chủ yếu là tổ hợp các bộ phận bao gồm: chuyển tải thùng rót,
thùng rót trung gian, xe để thùng rót trung gian, bình kết tinh (BKT), cơ cấu rung
BKT, cơ cấu vùng làm nguội thứ 2
1. Quá trình làm nguội đông đặc của phôi ĐLT.
Yêu cầu của công nghệ ĐLT là phôi đến trước trục kéo hoặc máy cắt phải đông đặc
xong hoàn toàn. Như vậy, lượng nhiệt phải đưa ra khỏi phạm vi làm nguội của máy
đúc, tức là trước khi phôi đến trục kéo (hoặc nắn thẳng) hoặc máy cắt, bao gồm 4
phần sau:
Nhiệt tỏa ra từ độ quá nhiệt của nước thép đến nhiệt độ đường pha lỏng
Nhiệt tỏa ra để đông đặc phần nước thép trong BKT (làm nguội lần 1)
Nhiệt tỏa ra để đông đặc và làm nguội phôi thép ở khu vực làm nguội lần 2
Nhiệt tỏa ra để làm nguội nhiệt độ phôi thép đến trước khi cắt và ra khỏi máy đúc.
2. Quá trình làm nguội để đông đặc phôi ĐLT chia làm 4 giai đoạn:
Nước thép nguội nhanh trong bình kết tinh hình thành một lớp vỏ mỏng.
Lớp vỏ tiếp tục dày lên, thể tích co ngót sản sinh một khe hở giữa vỏ và trong thành
bình kết tinh
Đến khu vực làm nguội lần thứ 2 và bị phun nước trực tiếp vào lớp vỏ nên được làm
nguội mãnh liệt
Ra khỏi khu vực làm nguội lần thứ 2 phôi thép được tiếp tục làm nguội bởi không
khí một cách chậm rãi, nhiệt lượng ở trong truyền ra lớp ngoài làm cho lớp ngoài
nóng lên, nhiệt độ bề mặt tăng trở lại
Ở bài tập lớn lần này, chúng ta sẽ dùng phần mềm Abaqus. Bằng phương phần tử
hữu hạn (PPPTHH) là phương pháp số để giải các bài toán được mô tả bởi các
phương trình vi phân riêng phần cùng với các điều kiện biên cụ thể.
Cơ sở của phương pháp này là làm rời rạc hóa các miền liên tục phức tạp của bài
toán. Các miền liên tục được chia thành nhiều miền con (phần tử). Các miền này
được liên kết với nhau tại các điểm nút. Trên miền con này, dạng biến phân tương
đương với bài toán được giải xấp xỉ dựa trên các hàm xấp xỉ trên từng phần tử,
thoả mãn điều kiện trên biên cùng với sự cân bằng và liên tục giữa các phần tử.
II Phần mềm Abaqus:
ABAQUS có khả năng mô phỏng thiết kế và kết cấu của chi tiết một cách dễ
dàng và trực quan bởi khả năng xây dựng mô hình phần tử hữu hạn phong phú và
chi tiết. Tập trung vào các nội dung mô phỏng công trình, kết cấu dựa trên cơ sở
phương pháp phần tử hữu hạn, phạm vi giải quyết vấn đề từ phân tích tuyến tính
đơn giản đến vấn đề mô phỏng phi tuyến phức tạp. Giải quyết các vấn đề trong tính
toán và phân tích kết cấu như tính toán ứng suất và chuyển vị.
Có khả năng tính toán những bài toán tĩnh và động.Mô hình được những biến dạng
và va chạm phức tạp của vật rắn trong không gian ba chiều.Thư viện phần tử và vật
liệu rất lớn
Bạn sẽ thấy phần mềm mô phỏng hệ thống kết cấu rất trực quan và chi tiết nhờ vào
khả năng tùy chỉnh vật liệu, dễ dàng quan sát sự biến dạng và các tác động của
ngoại lực lên vật trong quá trình mô phỏng.
1.Trong phần không gian mô hình (Modeling Space) bạn sẽ thấy có 3 tùy chọn:
3D, 2D và mô hình đối xứng (Axisymmetric)Phần chọn kiểu mô hình (Type) bạn
có thể chọn chi tiết của bạn có thể biến dạng (Deformable), vật cứng rời rạc
(Discrete rigid), vật cứng phân tích (Analytical rigid), hai loại mô hình vật cứng
đều không bị biến dạng trong quá trình mô phỏng, sự khác nhau ở đây là Discrete
rigid có thể là một mô hình bất kỳ, Analytical rigid là vật cứng được tạo nên bằng
các lệnh extrude, revolve,… nếu vật cứng của bạn đơn giản như mặt phẳng thì nên
dùng Discrete rigid, nếu không thì sử dụng Analytical rigid. cuối cùng là
EulerianPhần chọn hình dáng (shape) có dạng khối (Solid), dạng vỏ (Shell), dạng
dây (Wire) và dạng điểm (Point), với không gian mô hình đối xứng thì không có
dạng khối
Bạn cũng có thể nhập file kết cấu của chi tiết đã được tạo ra từ chương trình khác
bằng cách chọn File/Import
2. Gán các đặc tính cho mô hình
Để gán các đặc tính như vật liệu cho mô hình, bạn chuyển sang module property
trên thanh môi trường
Công cụ Create Material dùng để định nghĩa vật liệu Create Section dùng để xác
định các bề mặt sẽ được gán vật liệu hoặc các đặc tính mong muốnSau khi đã chọn
ra được vật liệu và bề mặt tương ứng, sử dụng công cụ Assign Section để gán vật
liệu vào bề mặt đã được chọn
3. Lắp ghép các mô hình vào không gian làm việc
Để lắp ghép và chỉnh sửa vị trí của mô hình trong không gian làm việc, bạn cần
chuyển sang module Assembly
Chọn Create Instance trên vùng công cụ để đưa chi tiết đã được tạo vào không gian
làm việc
4. Thiết kế các bước tính toán và xác định điều kiện biên
Chuyển sang module Step chọn Create Step để tạo các bước tính toán. Bạn có thể
chọn rất nhiều kiểu tính toán trong ABAQUS ví dụ như chế độ mô phỏng tĩnh
(Static), chế độ mô phỏng động (Dynamic)
5. Chia lưới mô hình
Chuyển sang Module Mesh
Chọn Seed Part .Để xác định mật độ chia lưỡi cho mô hình.Chọn Assign Mesh
Controls để xác định kiểu lưới
6. Mô phỏng:Job là module thực hiện bước giải sau khi đã hoàn thành các yêu cầu
của bài toán mô phỏng
III. Mô phỏng quá trình đúc liên tục bằng phần mềm Abaqus
1.Phân bố nhiệt độ tại mặt cắt 300mm
Khuôn

Vật đúc

Cặp nhiệt cách bề mặt tiếp xúc 550mm


2. Xác định vùng bán lỏng tại mặt cắt đó.

Nhận xét : tại bề mặt cách 300mm ,kim loại đã bị đông đặc hoàn toàn.

3. Xác định nhiệt độ tại vị trí cặp nhiệt cách bề mặt kim loại tiếp giáp với
khuôn là 20, 30 và 50 mm
Ta thấy: nhiệt độ tại vị trí cặp nhiệt cách bề mặt kim loại tiếp giáp với khuôn là 30mm(0.06) gần với
170 ℃ ,nằm trong khoảng giá trị nhiệt độ ~ 180℃ trong bảng nhiệt độ chuẩn.
4. Xác định nhiệt độ tại phần tử ứng với 3 số cuối của mã số SV và vẽ đồ thị
biến thiên nhiệt độ tại đó
-Nguyễn Văn Nam-20196165 (tại phần tử 165)

Nhận xét: Ở đồ thị xét thấy có 2 đường gần như trùng là do 2 nút ở dưới nhiệt độ khá gần
nhau
-Đặng Trọng Thủy -20196242(tại phần tử 242)
-Nguyễn Công Minh- 20196154( tại phần tử 154)

Nhận xét: Ở đồ thị xét thấy có 2 đường gần như trùng là do 2 nút ở dưới nhiệt độ khá gần
nhau
-Lê Tuấn Anh – 20196020 ( tại phần tử 20 nằm ở khuôn nên lấy 120)

Nhận xét: Ở đồ thị xét thấy có 2 đường gần như trùng là do 2 nút ở trên và 2 nút ở dưới
nhiệt độ khá gần nhau
-Phan Đức Toàn – 20196247(tại phần tử 247)

You might also like