Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÀI BÁO CÁO


Môn: Tài chính công ty bảo hiểm

CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG


THANH TOÁN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

GVHD: Nguyễn Việt Hồng Anh

Nhóm thực hiện: Nhóm 3


Sinh viên thực hiện: Lâm Trần Quỳnh Anh

Võ Thị Mai Hân

Bá Tường Đăng Hưng

Phạm Minh Kha

Bùi Ngọc Quỳnh Như

Nguyễn Thị Mai Phương

Hoàng Bá Thành Quý

Trần Quốc Đạt

TP. Hồ Chí Minh, năm 2023


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PJICO...................................................................3
1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.........................................................................................3
1.2. Tổ chức và nhân sự...........................................................................................................................3
1.3. Tình hình đầu tư và thực hiện các dự án..........................................................................................4
1.4. Tình hình tài chính............................................................................................................................5
CHƯƠNG 2:Khả năng thanh toán................................................................................................................6
2.1.Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là gì?...................................................................................6
2.2.Tại sao cần đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?.........................................................6
2.3.Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?...........................................................7
2.4.Lưu ý khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?.............................................................8
2.5.Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có khả năng thanh toán khi nào?.............................................8
Biên khả năng thanh toán tối thiểu.........................................................................................................8
2.6.Biên khả năng thanh toán..................................................................................................................9
2.7.Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi nào?...........................................9
2.8.Khôi phục khả năng thanh toán:......................................................................................................10
CHƯƠNG 3:Các rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm..................................10
CHƯƠNG 4:Phân tích khả năng thanh toán của công ty PGI năm 2021.....................................................12
4.1. Phân tích hệ số khả năng thanh toán hiện hành.............................................................................12
4.2 Phân tích hệ số khả năng thanh toán lãi vay....................................................................................12
4.3. Chỉ số thanh toán tiền mặt.............................................................................................................13
4.4. Hệ số thanh toán nhanh.................................................................................................................14

2
CHƯƠNG 1:TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
PJICO
1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Năm 2021 là năm PJICO kinh doanh hiệu quả nhất, lợi nhuận đạt mức
cao nhất trong hơn 26 năm hoạt động với kết quả như sau:

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh trong năm 2021 đạt 3.974 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 3.344 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế
đạt 436,9 tỷ đồng, hoàn thành 216% kế hoạch năm, tăng gấp 2 lần so với 2020.

Lợi nhuận sau thuế của PJICO đạt 352 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với 2020,
làm gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn chủ sỡ hữu và biên khả năng thanh toán. Tại
31/12/2021, vốn chủ sỡ hữu tăng thêm 20% so với đầu năm đạt mức 1.778 tỷ
đồng. Biên khả năng thanh toán đạt mức 205,7% tăng cao so với mức 119,88%
tại thời điểm 31/12/2020.

Tổng tài sản ở mức 6.366 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 4,1% so với đầu năm
2021. Trong đó, các khoản đầu tư ngắn hạn đạt 2.788 tỷ đồng, tăng 0,7% so với
cùng kỳ. Chỉ tiêu dự phòng nghiệp vụ trên bảng cân đối kế toán đạt 2.274 tỷ
đồng. Quỹ dự phòng dao động lớn lũy kế tiếp tục được bổ sung đạt mức 347 tỷ
đồng, cao nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ đạt 40% tăng so với mức
19,8% năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sỡ hữu bình
quân (ROE) tại thời điểm 31/12/2021 đạt 19,8% tăng so với mức 11,9% năm
2020, thuộc TOP đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tính đến thời điểm
công bố.
1.2. Tổ chức và nhân sự

3
Danh sách Ban điều hành:

Họ và tên Chức vụ Sinh ngày

Đào Nam Hải Tổng Giám đốc 11/08/1974

Trần Anh Tuấn Phó Tổng giám đốc 20/09/1969

Bùi Hoài Giang Phó Tổng giám đốc 02/04/1964

Lê Thanh Đạt Phó Tổng giám đốc 10/08/1964

Phạm Thanh Hải Phó Tổng giám đốc 22/02/1975

Nguyễn Thị Hương Giang Phó Tổng giám đốc 23/08/1975

Vương Quốc Hưng Kế toản trưởng 14/02/1969

+ Số lượng lao động 1.461 người, mức lương trung bình 23,5 triệu
đồng/người/tháng.

+ Năng suất lao động bình quâm 2,28 tỷ đồng/người/năm. Đảm bảo ổn
định công ăn việc làm cho người lao động.
1.3. Tình hình đầu tư và thực hiện các dự án

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 đạt 217 tỷ đồng, hoàn thành
108,7% kế hoạch năm. Tổng công ty đang thực hiện danh mục đầu tư theo
hướng đầu tư giá trị và linh hoạt theo xu hướng thị trường, nắm bắt cơ hội hiện
thực hóa lợi nhuận các khoản đầu tư. Tổng công ty cũng đang rà soát đánh giá
hiệu quả các khoản đầu tư chứng khoán, các khoản góp vốn và đề xuất các
phương án thoái vốn phù hợp

* Các dự án đang tiến hành triển khai:

4
- Đầu tư trái phiếu Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam –
BIDV

- Xây dựng và triển khai dự án VDI

- Xây dựng và triển khai dự án hệ thống quản trị nội dung doanh nghiệp
(ECM)

- Xây dựng và triển khai dự án hệ thống trục tích hợp dịch vụ (ESB)
1.4. Tình hình tài chính

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 % tăng


giảm

Tổng giá trị tài sản 6.118,5 6.366,5 4,053%

Doanh thu thuần 2.920,9 3.037 3,975%

Doanh thu từ hoạt 63,3 75,8 19,779%


đồng tài chính

Lợi nhuận gộp 573,4 800,5 39,618%

Lợi nhuận hoạt động 56,2 66,6 18,570%


tài chính

Lợi nhuận khác 4,5 2,8 (35,662%)

LNTT 216,9 436,8 101,360%

LNST 175,4 352 100,636%

5
CHƯƠNG 2: Khả năng thanh toán
2.1. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là gì?

Trước khi đến với cách đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng
ta cần hiểu được khái niệm nó là gì? Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là
năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất
cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh
nghiệp vay hoặc nợ. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ
doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ
của doanh nghiệp. Nếu khả năng thanh toán thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp
gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong
tương lai. Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ, có thể
dẫn đến việc phá sản.
2.2.Tại sao cần đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?

Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp các đối tượng quan tâm
biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các phương án quản trị
hay đầu tư, cho vay thích hợp:
 Tình trạng tài chính tốt: Chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đảm
bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, năng lực tài chính cao giúp doanh
nghiệp có nhiều cơ hội phát triển.
 Tình trạng tài chính xấu: Cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả,
các khoản nợ có thể không được đảm bảo chi trả đúng hạn. Từ đó làm giảm
uy tín doanh nghiệp và có thể dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán.

Việc đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán của một doanh
nghiệp là rất quan trọng. Từ những đánh giá đó, các giải pháp sẽ được đưa ra
nhằm cải thiện tình hình:
 Với nội tại doanh nghiệp: Thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá
trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện
pháp cải thiện dòng tiền, xử lý kịp thời các vấn đề khi khả năng thanh toán
thấp.

6
 Với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng: Đánh giá doanh nghiệp đó có khả
năng trả các món nợ khi tới hạn không. Từ đó, xem xét đưa ra các quyết
định đầu tư, hợp tác, cho vay để tránh rủi ro cao nhất.
2.3.Các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?

Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu nó đáp ứng được các nghĩa vụ thanh
toán đến hạn, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Nhóm chỉ số dùng để đánh giá
khả năng thanh toán của một doanh nghiệp gồm có 6 chỉ số chính. Dựa vào kết quả
của các chỉ số, ta có thể nhìn ra năng lực tài chính của doanh nghiệp đó có đang tốt
hay không.

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Để đánh giá khả năng thanh toán của
doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát.
Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh
tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Tỷ lệ thanh khoản
hiện thời, Hệ số thanh toán hiện hành… .
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản trị
cũng cần biết được hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đó. Hệ số này còn
được gọi là tỷ lệ thanh toán nhanh... . Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại
bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính
thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà
không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hay còn gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ số thanh toán tiền mặt,...
Tỷ số này nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp
 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

7
Hay còn gọi là Tỷ lệ thanh toán lãi vay hay Hệ số thanh toán lãi nợ vay.
Hệ số phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp cũng như
mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ.
 Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn

Hay còn gọi là hệ số khả năng chi trả bằng tiền, hệ số tạo tiền,...
2.4.Lưu ý khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?

Với bản thân doanh nghiệp:

So sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai
đoạn. Từ đó, đưa ra các chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và khả năng tài
chính hiện tại như đầu tư, huy động vốn, mở rộng quy mô,...

Với chủ đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng:

So sánh giữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp với toàn ngành, với
các thời điểm trong quá khứ, từ đó đưa ra các quyết định hợp tác, đầu tư
2.5.Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có khả năng thanh toán khi nào?
Khoản 2 Điều 77 Luật kinh doanh bất động sản quy định:
Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã
trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và
có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu
theo quy định của Chính phủ.

Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ


Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích
lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác
định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo
hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự
phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

8
Từ các quy định trên thì Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả
năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ và có biên khả năng
thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu
Điều 64 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định:
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính
toán sau:
25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng
thanh toán.
12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm
tính biên khả năng thanh toán.
2.6.Biên khả năng thanh toán
Điều 65 Nghị định 73/2016/NĐ-CP:
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại thời điểm tính biên khả năng thanh
toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ
hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.7.Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi nào?
Điều 78. Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán
Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên
khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối
thiểu theo quy định Chính phủ.
Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp
bảo hiểm phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân
dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị coi là có nguy cơ mất
khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.

9
Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp
bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp sau đây:
Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt
động của doanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được
Bộ Tài chính chấp thuận.
Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh
toán.
2.8.Khôi phục khả năng thanh toán:
Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả
năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên
nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả
năng thanh toán.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không
tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện khôi phục khả năng
thanh toán, gồm những biện pháp sau:
+ Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình
chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động.
+ Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của
doanh nghiệp.
+ Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
+ Các biện pháp khác.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không
khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định
trên, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị đặt vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt.

10
CHƯƠNG 3: Các rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
của công ty bảo hiểm

Vì doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên
khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối
thiểu theo quy định Chính phủ nên các rủi ro dưới đây đều ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán của công ty bảo hiểm, rõ hơn là các rủi ro này sẽ ảnh hưởng
đến biên khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm

Rủi ro thiên tai: đây là những rủi ro do hiện tượng do thiên nhiên gây ra
như động đất, giông bão, …

+ Rủi ro do tai nạn bất ngờ: đây là những rủi ro xuất phát từ việc đâm va,
lật đổ, …

+ Rủi ro do các hiện tượng xã hội: đây là những rủi ro do chiến tranh,
đình công, bạo động, nổi loạn… gây ra

– Căn cứ vào tác động của môi trường gây ra rủi ro, rủi ro kinh doanh
bảo hiểm chia thành:

+ Rủi ro kinh tế: đây là những rủi ro bắt nguồn từ yếu tố kinh tế như lạm
phát, kinh tế toàn cầu bị suy thoái hay khủng hoảng tài chính…Rủi ro loại này
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khâu khai thác của các doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Rủi ro về mặt pháp lý: đây là loại rủi ro liên quan đến sự đầy đủ, rõ
ràng và tính minh bạch của pháp luật và tính hiện thực của luật pháp. Nếu luật
pháp không đầy đủ, không rõ ràng và minh bạch thì các doanh nghiệp bảo hiểm
rất dễ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

+ Rủi ro từ môi trường cạnh tranh: trên thực tế số lượng các doanh
nghiệp ngày càng tăng kéo theo đó cũng làm gia tăng mức độ cạnh tranh cho
các doanh nghiệp bảo hiểm.

11
+ Rủi ro cũng có thể bắt nguồn từ thông tin về môi trường kinh doanh
như doanh nghiệp bảo hiểm không nhận được thông tin hoặc nhận thông tin
chậm, thiếu thông tin hay thông tin sai lệch về khách hàng.

CHƯƠNG 4: Phân tích khả năng thanh toán của công ty PGI
năm 2021

Doanh nghiệp cần phải duy trì được một lượng vốn luân chuyển hợp lý
để kịp thời đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn và duy trì số lượng hàng tồn kho
để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn.

Lưu ý rằng doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng tốt các nghĩa vụ
thanh toán khi đến hạn.

Chúng ta sử dụng các hệ số thanh toán nhằm đánh giá khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.

4.1. Phân tích hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành thể hiện khả năng chuyển đổi tài
sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Ta có hệ số khả năng thanh toán của cổ phiếu PGI hầu như qua các quý của
2021 điều lớn hơn 1 cho thấy có đủ lượng tiền mặt và các tài sản ngăn hạn (có khả
năng chuyển thành tiền trong vòng 1 năm) để thanh toán cho các khoản nợ sẽ đến hạn

12
trong vòng 1 năm.

4.2 Phân tích hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Nợ phải trả của doanh nghiệp sẽ bao gồm: nợ vay và các khoản phải trả
(cho nhà cung cấp, người lao động,…).

Trong đó, nếu sử dụng nợ vay thì doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng
– lãi vay.

Bởi vậy, chúng ta cần đánh giá xem liệu có xảy ra rủi ro nào trong việc
thanh toán lãi vay của doanh nghiệp hay không?

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) /
Lãi vay phải trả

Lãi vay của doanh nghiệp là không có cho thấy doanh nghiệp hoạt động
hiệu đồng thời có mức sinh lời của đồng vốn cao dẫn đến việc đảm bảo thanh
toán tiền lãi vay đúng hạn

4.3. Chỉ số thanh toán tiền mặt

Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản
tương đương tiền của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói
cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có
bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả. Công thức
tính chỉ số thanh toán tiền mặt như sau:

13
Chỉ số thanh toán tiền mặt = (tiền mặt + các khoản tương đương
tiền) / nợ ngắn hạn.

Chỉ số thanh toán tiền mặt của PGI quá 4 quý liên tiếp năm 2021

Chỉ số bằng 1: công ty có cùng một lượng tiền và các khoản tương đương so
với nợ ngắn hạn. Nói cách khác, để thanh toán khoản nợ hiện tại, công ty
phải sử dụng tất cả tiền và các khoản tương đương tiền của mình.

Chỉ số trên 1: tất cả các khoản nợ ngắn hạn có thể được thanh toán
bằng tiền và các khoản tương đương tiền.

Chỉ số dưới 1: công ty không có đủ tiền mặt để trả nợ hiện tại.

4.4. Hệ số thanh toán nhanh


Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản trị
cũng cần biết được hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đó. Hệ số này còn
được gọi là tỷ lệ thanh toán nhanh... . Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại
bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính
thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà
không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.

Công thức tính:

Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ
ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh của PGI trong 4 quý liên tiếp năm 2021

Tỷ số thanh khoản nhanh (Hnh) thể hiện:

Hnh < 0,5: Phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả,
tính thanh khoản thấp.

0,5<Hnh<1: Phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính
thanh khoản cao.

14
Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Đầu tư tài chính, TS. Trần Thị Thái Hà


2. Dữ liệu trong BCTC của PGI năm 2021
3. File dữ liệu: dữ liệu PGI

15

You might also like