Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 259

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI…

…TRADING & SHIPPING JSC.

SỔ TAY
QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ
LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
SAFETY AND MARITIME LABOUR
MANAGEMENT MANUAL

CONTROLLED DOCUMENT/ TÀI LIỆU ĐƯỢC KIỂM SOÁT


COPY NO/ SỐ CẤP PHÁT:
COPY HOLDER/ NGƯỜI SỬ DỤNG:
DATE OF ISSUE/ NGÀY BAN HÀNH: 1st January 2018
APPROVED/ NGƯỜI PHÊ DUYỆT: DIRECTOR/ GIÁM ĐỐC

SIGNATURE/ CHỮ KÝ:


CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ
PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC.

CAM KẾT ĐỌC HIỂU

NGÀY TÊN CHỨC DANH CHỮ KÝ

* i/ii *
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ
PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC.

NGÀY TÊN CHỨC DANH CHỮ KÝ

* ii/ii *
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ
PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC.

BIÊN BẢN SỬA ĐỔI

Ngày phát Ngày cập nhật Trưởng phòng hoặc


Số tài liệu Mục / trang Số sửa đổi Chương
hành vào sổ tay thuyền trưởng ký

**i/i**
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ
PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC.

MỤC LỤC
Lần
ISM Số kiểm Ngày ban
Nội dung sửa
Code soát hành
đổi
Mục lục
Danh sách cấp phát
1. Chương 1: GIỚI THIỆU 01 01/01/2018
2. Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG TY 01 01/01/2018
3. Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
Quy trình về tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn trên 01 01/01/2018
NSH-03-01
Văn phòng
NSH-03-02 Quy trình thông tin liên lạc 01 01/01/2018
NSH-03-03 Quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung ứng 01 01/01/2018
NSH-03-04 Quy trình quản lý đối với các thay đổi 01 01/01/2018
NSH-03-05 Quy trình nhận tàu mới 01 01/01/2018
NSH-03-06 Quy trình khiếu nại và xử lý khiếu nại 01 01/01/2018
4. Chương 4: NGƯỜI PHỤ TRÁCH (DPA)
NSH-04-01 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của DPA 01 01/01/2018
5. Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
NSH-05-01 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của Thuyền trưởng 01 01/01/2018
6. Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
NSH-06-01 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của thuyền viên 01 01/01/2018
NSH-06-02 Quy trình tuyển dụng và đào tạo 01 01/01/2018
NSH-06-03 Quy trình thay đổi thuyền viên 01 01/01/2018
NSH-06-04 Quy trình quản lý rượu bia và chất gây nghiện 01 01/01/2018
7. Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
NSH-07-01 Quy trình trực ca 01 01/01/2018
NSH-07-02 Quy trình chuẩn bị cho tàu đến/ rời cảng 01 01/01/2018
NSH-07-03 Quy trình làm hàng 01 01/01/2018
NSH-07-04 Quy trình nhận nhiên liệu 01 01/01/2018
NSH-07-05 Quy trình phân tích an toàn công việc 01 01/01/2018
NSH-07-06 Quy trình đánh giá rủi ro 01 01/01/2018
NSH-07-07 Quy trình cấp giấp phép làm việc 01 01/01/2018
NSH-07-08 Quy trình hoạt động tàu hai vỏ 01 01/01/2018
Quy trình dằn nước vào hầm hàng trong điều kiện thời 01 01/01/2018
NSH-07-09
tiết xấu
NSH-07-10 Quy trình quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng 01 01/01/2018
NSH-07-11 Quy trình thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe 01 01/01/2018
nghề nghiệp (OHS)
NSH-07-12 Quy trình chăm sóc sức khỏe và y tế 01 01/01/2018
NSH-07-13 Quy trình làm việc của cấp dưỡng/ đầu bếp 01 01/01/2018

***i/iii***
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ
PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC.

NSH-07-14 Quy trình làm việc của bộ phận phục vụ 01 01/01/2018


NSH-07-15 Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm 01 01/01/2018
NSH-07-16 Quy trình quản lý nước ngọt 01 01/01/2018
NSH-07-17 Quy trình làm sạch hầm hàng/ két 01 01/01/2018
NSH-07-18 Quy trình tẩy khí 01 01/01/2018
8. Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
Quy trình ứng cứu của Văn phòng đối với tình huống 01/01/2018
NSH-08-01 01
khẩn cấp dưới tàu
NSH-08-02 Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp của tàu 01 01/01/2018
Chương 9: BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH VỀ SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, TAI NẠN, TÌNH HUỐNG
9.
NGUY HIỂM VÀ HÀNH ĐỘNG KHÔNG AN TOÀN
Quy trình báo cáo, phân tích và khắc phục sự không phù
NSH-09-01 hợp, tai nạn, tình huống nguy hiểm và hành động không 01 01/01/2018
an toàn
10. Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ TRANG THIẾT BỊ
NSH-10-01 Quy trình bảo dưỡng 01 01/01/2018
NSH-10-02 Quy trình quản lý vật tư 01 01/01/2018
NSH-10-03 Quy trình cho tàu vào đà, sửa chữa lớn 01 01/01/2018
11. Chương 11: TÀI LIỆU
NSH-11-01 Quy trình quản lý tài liệu 01 01/01/2018
12. Chương 12: KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
NSH-12-01 Quy trình đánh giá nội bộ 01 01/01/2018
Quy trình soát xét của lãnh đạo về Hệ thống quản lý an 01 01/01/2018
NSH-12-02
toàn và lao động
NSH-12-03 Quy trình hoạt động của Ban An toàn và Sức khỏe 01 01/01/2018

***ii/iii***
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ
PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC.

DANH SÁCH CẤP PHÁT

Số cấp phát Người sử dụng


Bản gốc Người phụ trách
01 Giám đốc
02 Trưởng phòng Quản lý Đội Tàu
03 Phòng Khai Thác
04 Phòng TC-HC
05 (Buồng lái)
06 (Thuyền trưởng)
07 (Máy trưởng)
08 (Thuyền phó nhất)
09 (Buồng máy)
10 (Thuyền viên)

***iii/iii***
Số kiểm soát: NSH-01
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ Ngày ban hành: 01/01/2018
PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC Ban hành - sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 1
Chương 1: GIỚI THIỆU

1. CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ …….. là chủ thể chịu trách
nhiệm quản lý và khai thác các tàu được quy định trong Giấy chứng nhận phù hợp -
Document of Compliance (DOC).
2. Giám đốc CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ …… có toàn quyền
đối với các vấn đề liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn và lao động
(HTQLAT&LĐ&LĐ) của Công ty.
3. CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ …… hoạt động trong lĩnh vực
quản lý và khai thác tàu biển.
Tên công ty: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ ……
Tên giao dịch quốc tế: ……. PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC.
Địa chỉ: số ……Tòa nhà …., Quận …., Tp. Hồ Chí Minh
Telephone: ………………………
Fax: …………………........
4. Hệ thống quản lý an toàn của Công ty được xây dựng phù hợp với các yêu cầu của Bộ
luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) 2010 và Công ước lao động hàng hải (MLC
2006) được Công ty ban hành lại lần 1 từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
5. Hệ thống quản lý an toàn được áp dụng cho các hoạt động liên quan đến quản lý và
khai thác các tàu chở dầu sản phẩm. Hệ thống được áp dụng trên văn phòng và đối với
các tàu có tổng dung tích từ 500 trở lên.
6. Toàn thể cán bộ, nhân viên và thuyền viên trong Công ty thực hiện theo các quy trình
trong Sổ tay quản lý an toàn cũng như các tiêu chuẩn, quy phạm, bộ luật có liên quan
được đề cập trong các quy trình này.
Số kiểm soát: NSH-02
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ Ngày ban hành: 01/01/2018
PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC. Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 1
Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG TY

Ngày 01 tháng 01 năm 2018

CHÍNH SÁCH AN TOÀN, SỨC KHOẺ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Chính sách của CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ …..là:
“Không có công việc nào quan trọng hay cấp thiết đến mức để buộc các thuyền viên phải
vi phạm các quy định về an toàn hay thuyền viên phải chịu các nguy cơ về tai nạn hay
bệnh tật để hoàn thành công việc”.
Để đảm bảo thực hiện thành công chính sách này, Công ty thiết lập, thực hiện, duy trì và
hoàn thiện Hệ thống quản lý an toàn và lao động áp dụng cho Văn phòng của Công ty và đội
tàu do Công ty quản lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
1. Lập ra các tác nghiệp an toàn trong khai thác tàu và môi trường làm việc an toàn;
2. Đánh giá rủi ro và thiết lập các biện pháp an toàn, sức khỏe cho con người, tàu và môi
trường;
3. Liên tục hoàn thiện các kỹ năng quản lý an toàn, sức khỏe của nhân viên trên bờ và
thuyền viên trên các tàu, bao gồm cả sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống
khẩn cấp liên quan tới an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường.
4. Liên tục nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn và lao động thông qua việc
soát xét định kỳ các chính sách, mục tiêu và các quy trình, thực hiện sửa đổi ngay khi
cần thiết.
Hệ thống quản lý an toàn và lao động của Công ty được thiết lập nhằm đảm bảo tuân thủ các
yêu cầu chức năng mà Bộ luật quản lý an toàn quốc tế, Bộ luật an ninh tàu và cảng biển và
Công ước lao động hàng hải 2006 đã quy định và:
 Tuân theo các quy phạm cũng như các quy định bắt buộc;
 Có lưu tâm đến những bộ luật, những nguyên tắc cơ bản và những tiêu chuẩn thích
hợp mà Tổ chức hàng hải quốc tế, các Chính quyền hàng hải, các tổ chức phân cấp và
các tổ chức công nghiệp hàng hải đã khuyến cáo.
Hệ thống quản lý an toàn và lao động của Công ty được áp dụng cho loại tàu chở hàng lỏng.
Tôi, giám đốc CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ ……., chịu hoàn toàn
trách nhiệm về việc thực hiện, duy trì, cập nhật và hoàn thiện Hệ thống quản lý an toàn và
lao động, bảo đảm tất cả các hoạt động đều được thực hiện theo đúng Sổ tay quản lý an toàn
và lao động.
Tôi cam kết Hệ thống quản lý an toàn và lao động mà Công ty đã thiết lập được thực hiện ở
tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

……
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

1st Jan 2018

HEALTH, SAFETY AND ENVIRONMENTAL PROTECTION POLICY

The policy of NAM SONG HAU PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC. is that no
task is so important that an employee must violate a safety rule or put himself or herself at
risk of injury or illness in order to get it done.
In order to achieve this safety policy, ……… PETRO TRADING & SHIPPING JSC
develops, implements, maintains and continually improves a Safety and Labour
Management System in the Head Office and on board all ships in the Company’s fleet to
achieve the following objectives:
1. Provide for safe practices in ship operation and a safe working environment.
2. Establish safeguards against all identified risks.
3. Continuously improve the health, safety and environment management skills of
personnel ashore and aboard ship, including preparing for emergencies related to
health, safety and environmental protection.
4. Continually improving the effectiveness of its safety and labour management
system by regularly reviewing its policies, objectives and procedures and revising
them as appropriate.
The Company’s Safety and Labour Management System is established in accordance with
the functional requirements defined in the International Safety Management Code, ISPS
Code and MLC
2006 and at the same time:
 Complying with mandatory rules and regulations.
 Taking into account applicable codes, guidelines and standards recommended
by the Organization, Administration, classification societies and maritime industry
organizations.
The Company’s Safety and Labour Management System is applied to oil / chemical cargo
vessels.
I, on behalf of all Company staff, promise to implement, maintain, update and improve the
Safety and Labour Management System, and provide the necessary resources to ensure all
activities are carried out in compliance with Safety and Labour Management manual.
This policy shall be implemented and maintained at all levels in the Company, both ashore
and aboard.
DIRECTOR
(Signed)

…………………………
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

Ngày 01 tháng 01 năm 2018

CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT RƯỢU VÀ CÁC CHẤT


KÍCH THÍCH

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ ………. luôn đảm bảo một môi
trường làm việc an toàn, lành mạnh và hiệu quả cho toàn thể Nhân viên, Thuyền viên. Để đạt
được điều đó, Giám đốc Công ty cam kết:
 Nghiêm cấm việc tiêu thụ, tàng trữ hay vận chuyển các chất kích thích (ma túy, thuốc
phiện, các chất gây nghiện,…) hoặc các lọai thuốc kích thích chưa được hướng dẫn sử
dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty.
 Nghiêm cấm việc hút thuốc lá ở tất cả các nơi được xem là nguy hiểm hay những khu
vực đã được nêu rõ là “CẤM HÚT THUỐC”.
 Tiến hành chương trình kiểm tra rượu và các chất kích thích định kỳ, ngẫu nhiên hoặc
theo yêu cầu của khách hàng đối với cá nhân hoặc tất cả nhân viên, thuyền viên trong
Công ty.
 Kỷ luật, tùy theo mức độ vi phạm từ khiển trách tới sa thải, bất kỳ nhân viên hay
thuyền viên nào bị phát hiện say rượu hay bị ảnh hưởng của việc sử dụng đồ uống có
cồn mà không hoàn thành nhiệm vụ hay gây hậu quả nghiêm trọng tới công việc.
 Đình chỉ công tác ngay bất kỳ nhân viên hay thuyền viên bị phát hiện tiêu thụ, tàng trữ
hay vận chuyển ma túy và các chất kích thích bất hợp pháp.
 Khuyến khích và tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho nhân viên và thuyền viên trong Công ty
từ bỏ thói quen dùng rượu, cồn và các lọai thuốc kích thích nhằm thực hiện tốt chính
sách này.

GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

…………………….
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

1st Jan 2018

ALCOHOL AND DRUGS CONTROL POLICY

……………PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC. aims to provide a safe, healthy


and effective working environment for all our staffs and crews. In order to achieve this
objective, ……….. PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC. is committed to:
 Strictly prohibit the use, possession and transport any kind of stimulants (drugs,
opium…), which is not intended for medical purposes within the company.
 Strictly prohibit smoking in all areas categorized as dangerous and designated as “NO
SMOKING” areas.
 Regular and random or upon customers’ request test to determine the alcohol blood
level and drug abuse of staff and crew.
 Carry out disciplinary action either by suspension or dismissal from the job based on
the level of violation of any person failed to complete their job due to alcohol
intoxication or drug abuse.
 Immediately dismiss anyone who has used, possessed or transported illegal drugs.
 Encourage and motivate staffs and crews to give up the use of using alcohol, drugs and
stimulants in order to implement this policy effectively.

DIRECTOR
(Signed)
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

Ngày 01 tháng 01 năm 2018

CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VIỆC HÚT THUỐC LÁ

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ …… nhận thức một cách nghiêm
túc rằng việc hút thuốc lá trên tàu có thể gây phương hại nghiêm trọng cho con người cũng
như hàng hóa, tài sản của công ty. Do vậy, chính sách của công ty về việc hút thuốc lá trên
tàu được quy định như sau:

1. Nghiêm cấm việc hút thuốc lá trên tàu khi tàu ở trong cảng và khi tàu làm hàng ngoại
trừ trong các khu vực trên tàu được Thuyền trưởng quy định cho phép hút thuốc.
Tuy nhiên, tùy theo quy định cụ thể của Chính quyền cảng hoặc của kho hàng, việc
hút thuốc lá có thể bị cấm hoàn toàn.
2. Khi tàu ở trên biển, việc hút thuốc chỉ được phép ở trong các khu vực do Thuyền
trưởng quy định.
3. Nghiêm cấm việc hút thuốc ở những khu vực nằm ngoài khu vực cho phép hút thuốc.
4. Nghiêm cấm hoàn toàn việc hút thuốc khi đang nằm trên giường.
5. Khi hút thuốc, các cửa ngăn lửa của các khu vực được phép hút thuốc phải được đóng
kín hoàn toàn. Tàn thuốc và tóp thuốc phải được dập tắt hoàn toàn trong các gạt tàn
thuốc an toàn.
6. Hạn chế việc hút thuốc trên tàu đến mức có thể. Ngăn chặn ngay lập tức và báo cáo
với sỹ quan cấp trên, thuyền trưởng hoặc công ty khi phát hiện bất kỳ vi phạm đối với
quy định về hút thuốc.
7. Có ý thức kiểm soát, giám sát và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm các quy định trên
đối với tất cả mọi người trên tàu, kể cả thuyền viên, khách thăm tàu, công nhân và thợ
sửa chữa.
8. Thuyền trưởng quy định rõ ràng các khu vực được phép hút thuốc và có các biển báo
về nơi được hút thuốc và nơi cấm hút thuốc.

Bất kỳ thuyền viên hay nhân viên của công ty vi phạm các quy định về hút thuốc lá sẽ bị kỷ
luật nghiêm khắc và có thể bị buộc thôi việc.

GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

…..
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

1st January, 2018

SMOKING POLICY

……. PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC seriously recognized that SMOKING
ONBOARD can cause extreme danger to the life of personnel as well as cargo and
property of company. Therefore, hereby issues the smoking policy onboard as follows:
1. Smoking onboard while the vessel is in port, terminal and during cargo operations is
strictly prohibited. Smoking can only be allowed under closely controlled conditions
in designated areas specified and considered safe for smoking by the Master.
However, depending on special regulations and requirements of particular port or
terminal, smoking may be totally prohibited accordingly.
2. Only while the vessel is at sea, smoking is allowed in designated areas specified for
smoking by the Master.
3. Smoking is totally prohibited outside designated areas specified for smoking by the
Master at all time.
4. Smoking on bed is totally prohibited.
5. While smoking in designated areas, all the fire doors of such areas must be kept
tightly closed. Cigarette butts must be carefully put out into safe and approved
astray.
6. Limiting smoking onboard as much as possible. Whenever seeing anyone is
violating the above smoking regulations, stop him/her immediately and report to
superiors, company.
7. Be fully aware of that it is everyone’s responsibility and duty to check, monitor and
prevent all violations of this policy of all persons onboard, including shipboard
crew, visitors, guests, port workers and repair men.
8. The Master must clearly specify the designated areas for smoking and post up
prominently “SMOKING” and “NO SMOKING” signs accordingly.
Any company’s employee who violates the terms of this policy will have to bear strict
disciplinary action and his/ her employment with the company can be terminated.

DIRECTOR
(Signed)

…….
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

Ngày 01 tháng 01 năm 2018

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG

Là một công ty hàng đầu trong cung ứng dịch vụ vận tải biển, CÔNG TY CP THƯƠNG
MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ ……… luôn luôn mong muốn và cố gắng để:
1. Cán bộ, nhân viên và thuyền viên được làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn và
an ninh, thoả mãn các tiêu chuẩn an toàn.
2. Cán bộ, nhân viên và thuyền viên có quyền hưởng các điều khoản lao động công
bằng.
3. Thuyền viên được sống và làm việc trong điều kiện thỏa đáng trên tàu.
4. Cán bộ, nhân viên và thuyền viên có quyền được bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc y tế,
hưởng phúc lợi và các hình thức bảo trợ xã hội khác.
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & VẬN TẢI DẦU KHÍ …….. cam kết:
1. Thuyền viên trên các tàu của công ty được đối xử công bằng, không bị cưỡng bức
hoặc ép buộc làm việc;
2. Thuyền viên làm việc trên các tàu của công ty được hưởng mọi quyền lợi, chế độ theo
các quy định của quốc gia và quốc tế liên quan;
3. Thuyền viên được đảm bảo môi trường làm việc an toàn, được cung cấp các tiện nghi
sinh hoạt trên tàu và được chăm sóc y tế cả trên bờ và trên tàu;
4. Thuyền viên có cơ hội học tập để nâng cao trình độ và thăng tiến;
5. Trả lương đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập đã ký
kết; và
6. Giải quyết hoặc chuyển lên cấp trên để giải quyết nhanh chóng, triệt để những khiếu
nại hợp pháp và chính đáng của thuyền viên.

GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

…………..
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

1st January, 2018

EMPLOYMENT POLICY

Being an entrusted partner in shipping, ……………… PETROLEUM TRADING &


SHIPPING JSC. strives to ensure:
1. Every seafarer has the right to a safe and secure workplace that complies with safety
standards.
2. Every seafarer has a right to fair terms of employment.
3. Every seafarer has a right to decent working and living conditions on board ship.
4. Every seafarer has a right to health protection, medical care, welfare measures and
other forms of social protection.
…………. PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC. is committed to make sure that:
1. All seafarers working on board the company’s fleet receive fair treatment and
are not subjected to any type of forced labour;
2. All seafarers working on board the company’s fleet enjoy social benefits and
protection under applicable flag state’s laws and international laws;
3. Seafarer shall live and work in a decent working and living conditions on board and
shall be provided with medical and health care while ashore and aboard;
4. Seafarer shall be trained and educated for career and skill development and
opportunities;
5. Seafarer shall receive full wages in time according to Seafarer’s Employment
Agreement and/ or Collective Bargaining Agreement; and
6. Resolve or revert to a higher authority in a timely manner all seafarer’s lawful and
justified complaints.

DIRECTOR
(Signed)

…..

Ngày 01 tháng 01 năm 2018


Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Mục đích chính sách:


 Hướng dẫn nhân viên và thuyền viên trong công ty ý thức được quyền hạn và giới hạn
khi đăng tải thông tin lên mạng xã hội.
 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân với các nội dung đăng tải cho dù
là cho mục đích cá nhân hay công việc. Xin ghi nhớ rằng những người đọc tin tức trên
mạng xã hội có thể bao gồm khách hàng, khách hàng tiềm năng, nhà cung cấp, đồng
nghiệp và cả đối thủ canh tranh. Vì vậy, suy nghĩ cẩn thận, nhận thức đầy đủ và tôn
trọng sự thật là ưu tiên hàng đầu.
 Chính sách áp dụng cho việc sử dụng truyền thông đa phương tiện, các trang mạng xã
hội, nhật ký trực tuyến như:
Facebook Zalo Youtube
Google+ WhatsApp Linkedln
Intergram Wechat Twitter
Skype Viber
Và các website, ứng dụng mạng xã hội khác hình thành trong tương lại với
dịch vụ và mục đích chia sẽ thông tin tương tự.
Nghiêm cấm:
 Đăng tải các nội dung liên quan hoạt động của công ty dù thông tin được thu thập từ
bất kỳ nguồn nào:
Kế hoạch khai thác tàu Thông tin tài chính, thị trường sắp công bố
Thông tin được bảo mật Sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh
Sự cố kỹ thuật Dữ liệu khách hàng
Bất kỳ sự cố về HSE Tình trạng triển khai các dự án…
Nhân viên tự nhận hay ám chỉ phát ngôn thay công ty
Các tin đưa lên ứng dụng mạng xã hội có biểu tượng hay thương hiệu của công ty,
trừ khi đã được cấp quản lý cấp phép
 Trao đổi hay lưu giữ các thông tin vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật, thông tin
liên quan đến phân biệt tôn giáo, vùng miền, chủng tộc, khiêu dâm…qua các thiết bị
phần cứng, phần mềm của công ty.
 Nhân viên và thuyền viên truy cập mạng xã hội khi đang giám sát và vận hành các hệ
thống trong quá trình làm việc.
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

1st January, 2018

SOCIAL MEDIA POLICY

The purpose of the policy:


Provides guidance for seafarers and personnel to follow during any online presence that
makes reference to NAM SONG HAU PETROLEUM TRADING & SHIPPING JSC.
To improve awareness and responsibility of each individual with regards to posted content
regardless of professional or person use. Always remember that, reader of social media
potentially will include customers, potential customers, suppliers and competitors, as well as
colleagues. Hence good judgement, common sence and trustworthiness are priority.
This policy applies to multi-media, social networking websites, blog (but is not limited to):
Facebook Zalo Youtube
Google+ WhatsApp Linkedln
Intergram Wechat Twitter
Skype Viber
Personal blog or comments on websites, others social applications may be
establish in the future.
Prohibition:
The following items are strictly prohibited from social media content or from any form of
unauthorized disclosure, in the first instance:
The operation schedules of the ships Financial, upcoming Market announcements
Confidential information Intellectual property or trading secrets
Any technical failure Client data
Any HSE incident whatsoever Current project status
Employees either claims or imply that they are speaking on the company behalf.
Internet postings include company logos or trademarks unless permission is asked for
and granted.
Any form of electronic communication, the exchange or storage of indecent, pornographic
racial, ethnic, religious … are strictly prohibited
The seafares & personel are not permitted to access social media services at all whilst
monitoring and operating online systems or during operations.
DIRECTOR
(Signed)
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

Chương 3:
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
COMPANY RESPONSIBILITIES AND AUTHORITY
(NSH-03)
Số kiểm soát: NSH-03-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH VỀ TỔ CHỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN TRÊN VĂN PHÒNG

1. MỤC ĐÍCH
Qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của tất cả những người trong Công ty có
liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn và lao động (HTQLAT&LĐ).
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
 Công ước MLC 2006,
 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 2005,
 Hướng dẫn của IMO về các yếu tố cơ bản của chương trình OHS (MSC-MEPC.2/Circ.3).
 Hướng dẫn của ILO về phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Tổ chức trên bờ
Tổ chức HTQLAT&LĐ ở trên bờ được thể hiện bằng sơ đồ tổ chức dưới đây:

GIÁM ĐỐC

NGƯỜI PHỤ TRÁCH ĐỘI ỨNG PHÓ


(DPA) SỰ CỐ

PHÒNG PHÒNG KHAI PHÒNG TC-HC


QUẢN LÝ THÁC
TÀU

CÁC THUYỀN TRƯỞNG

4.1.1 Giám đốc


Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu. Giám đốc là người
đưa ra quyết định cuối cùng để đảm bảo an toàn cho con người, tàu, và môi trường.
Giám đốc chịu trách nhiệm về hiệu quả thực hiện HTQLAT&LĐ của Công ty. Trách nhiệm
này bao gồm:
(1) Cung cấp đủ nguồn lực và sự hỗ trợ khi cần thiết để Người phụ trách (DPA) thực thi các
Số kiểm soát: NSH-03-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH VỀ TỔ CHỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN TRÊN VĂN PHÒNG

chức năng của mình;


(2) Cung cấp đủ nguồn lực và sự hỗ trợ khi cần thiết để Thuyền trưởng thực thi các nhiệm
vụ của mình một cách an toàn;
(3) Tuyển dụng và đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc và HTQLAT&LĐ.
(4) Lựa chọn và bố trí những người thích hợp, có đủ năng lực, trình độ cho việc thực hiện
HTQLAT&LĐ;
(5) Tổ chức các cuộc họp liên quan đến an toàn. Tất cả các cuộc họp liên quan đến an toàn
đều được ghi vào "Biên bản họp quản lý an toàn", NSH-06-01-01
(6) Soát xét Hệ thống, tìm ra những điểm không phù hợp, đánh giá hiệu quả của
HTQLAT&LĐ, đồng thời cải tiến Hệ thống này;
(7) Thành lập và huy động Đội ứng phó sự cố;
(8) Thiết lập hiệu quả quá trình trao đổi thông tin;
(9) Làm việc với giới truyền thông về các sự cố lớn.
4.1.2 Trưởng phòng Quản lý tàu
Trưởng phòng Quản lý tàu giúp Lãnh đạo Công ty cải tiến công tác quản lý và chịu trách
nhiệm kiểm soát các hoạt động về kỹ thuật của tàu, bảo dưỡng các thiết bị trong quá trình khai
thác và quản lý đội ngũ thuyền viên của Công ty.
 Đối với việc quản lý kỹ thuật, Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm:
(1) Thúc đẩy các nhân viên kỹ thuật và Thuyền trưởng, Máy trưởng dưới tàu thực hiện và
duy trì hiệu quả HTQLAT&LĐ của Công ty.
(2) Tham mưu công tác kỹ thuật và đăng kiểm.
(3) Tổ chức thực hiện và giám sát quá trình sửa chữa, đăng kiểm đội tàu.
(4) Bảo đảm các hồ sơ, tài liệu liên quan đến trang thiết bị, sửa chữa, hoán cải... của đội tàu
phải sẵn có và được cập nhật kịp thời nhằm phục vụ cho việc quản lý kỹ thuật hiệu quả
cho đội tàu.
(5) Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có kế hoạch và hiệu quả hệ thống bảo quản bảo
dưỡng, sửa chữa đội tàu Công ty.
(6) Thiết lập hệ thống báo cáo kỹ thuật bằng các văn bản giữa văn phòng và đội tàu. Xử lý
các báo cáo kỹ thuật từ tàu, tiến hành kiểm tra máy móc, thiết bị, xem xét và đánh giá để
đưa ra các hành động phòng ngừa đảm bảo tàu hoạt động an toàn, hiệu quả và ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
(7) Đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng dịch vụ sửa chữa.
(8) Quản lý phụ tùng kỹ thuật.
(9) Xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn
 Đối với việc quản lý vật tư, Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm:
1) Xây dựng định mức tồn kho phụ tùng vật tư.
2) Cung ứng và giám sát quá trình sử dụng phụ tùng vật tư. Đảm bảo cung cấp đủ cả số
lượng và chất lượng vật tư để tàu hoạt động an toàn, hiệu quả không gây ô nhiễm,
không gây thiệt hại đến sinh mạng và sức khoẻ thuyền viên.
3) Thu xếp thu hồi vật tư phế thải của tàu (Việc trực tiếp xử lý chất thải sinh hoạt trên tàu
là trách nhiệm của Thuyền trưởng).
4) Tìm kiếm nguồn vật tư, đánh giá lựa chọn nhà cung ứng.
Số kiểm soát: NSH-03-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH VỀ TỔ CHỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN TRÊN VĂN PHÒNG

5) Lập kế hoạch chi tiêu mua sắm phụ tùng vật tư.
6) Lập hợp đồng nguyên tắc với các nhà thầu vật tư.
7) Cung cấp đầy đủ cho tàu thuốc và trang thiết bị y tế.
 Đối với công tác an toàn pháp chế, Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm:
(1) Thực hiện các công việc liên quan đến pháp chế hàng hải (đăng ký tàu, bảo hiểm, đền
bù, khiếu hại, v.v.).
(2) Hỗ trợ về pháp luật, luật pháp cho tàu tại các cảng tàu sẽ tới.
(3) Hỗ trợ về mặt pháp lý của các hợp đồng vận tải.
(4) Cung cấp cho tàu những bộ luật, chỉ dẫn, hải đồ, ấn phẩm hàng hải, sổ tay hướng dẫn,
sách tham khảo và sổ ghi chép theo yêu cầu.
(5) Quản lý trang thiết bị an toàn.
(6) Trợ giúp tàu trong quá trình hành hải như cung cấp các thông tin về thời tiết, luồng lạch,
bến cảng.
(7) Thanh tra an toàn tàu.
 Đối với công tác thuyền viên, Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm:
(1) Tham mưu công tác quản lý, sử dụng, đào tạo thuyền viên.
(2) Tham gia tuyển dụng thuyền viên, thực hiện các hợp đồng thuê thuyền viên.
(3) Điều động thuyền viên và đảm bảo tất cả các tàu trong Công ty được bố trí đầy đủ
thuyền viên có kinh nghiệm và chất lượng.
(4) Xác định nhu cầu, tổ chức huấn luyện đào tạo sỹ quan, thuyền viên dưới tàu.
(5) Các vấn đề liên quan tới đánh giá định biên trên các tàu. Đề bạt các chức danh dưới tàu.
(6) Quản lý và theo dõi các bằng cấp chứng chỉ của thuyền viên.
4.1.3 Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính
Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính chịu trách nhiệm các công việc sau đây:
(1) Tham mưu công tác tổ chức, cán bộ trong Công ty.
(2) Tổ chức đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc và HTQLAT&LĐ.
(3) Quản lý hồ sơ của tất cả cán bộ trong Công ty.
(4) Tiến hành ký kết các hợp đồng của thuyền viên trên cơ sở đề xuất và kết quả tuyển dụng
của P.QLT
(5) Hỗ trợ ban hành các quyết định liên quan đến chế độ chính sách của thuyền viên.
(6) Phối hợp với P.QLT để chấm công và tính lương hàng tháng cho thuyền viên.
4.1.4 Trưởng phòng Khai thác tàu
Trưởng phòng Khai thác tàu chịu trách nhiệm:
(1) Trước chuyến đi, cung cấp chỉ thị chuyến đi cho tàu (số lượng, chủng loại và đặc tính
của hàng hóa, cảng xếp/ dỡ, thông tin về cảng, đại lý, ..v.v).
(2) Giúp đỡ tàu mọi yêu cầu cần thiết về các hợp đồng mà tàu phải thực hiện.
(3) Tổ chức kinh doanh các tàu trực tiếp khai thác.
(4) Quản lý và chỉ đạo công tác nhận / trả hàng tại cảng.
Số kiểm soát: NSH-03-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH VỀ TỔ CHỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN TRÊN VĂN PHÒNG

(5) Cung cấp các thông tin về đại lý.


(6) Cung cấp đầy đủ cho tàu lương thực thực phẩm, nước ngọt.
(7) Duy trì thông tin liên lạc giữa Công ty với tàu.
(8) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên trong phòng.
4.1.5 Đội đánh giá nội bộ
Đội đánh giá nội bộ HTQLAT&LĐ tàu và Công ty bao gồm các đánh giá viên nội bộ do
DPA đề xuất chỉ định và được Giám đốc phê duyệt. Các đánh giá viên chịu trách nhiệm
kiểm tra xem các hoạt động có phù hợp với Sổ tay HTQLAT&LĐ và đánh giá tính thích
hợp và hiệu quả của HTQLAT&LĐ và xem xét thực hiện các cải tiến đối với Hệ thống.
DPA chịu trách nhiệm điều khiển đội đánh giá nội bộ/ hoặc chỉ định người điều khiển các
cuộc đánh giá nội bộ. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá không được đánh giá công việc
mà mình phụ trách.
Các đánh giá viên phải tuân theo “Quy trình đánh giá nội bộ”, NSH-12-01.
4.1.6 Đội ứng phó sự cố
Giám đốc sẽ quyết định thành lập Đội ứng cứu nhanh trong trường hợp có bất trắc xảy ra
trên biển như:
1) Tràn dầu xuống biển
2) Có người bị thương khi tàu đang trên biển
3) Các tai nạn nghiêm trọng như:
■ Tàu đâm va, cháy trên tàu, tàu mắc cạn, nước vào tàu, hàng hoá bị dịch chuyển,
yêu cầu cứu hộ, rời bỏ tàu, người rơi xuống biển.
■ Tàu bị cướp biển.
■ Máy lái hỏng, mất điện, máy chính hỏng.
Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong Đội ứng cứu nhanh phải triệu tập ngay một
cuộc họp gồm những người có liên quan để phối hợp tiến hành các biện pháp giải quyết
theo đúng Kế hoạch ứng cứu sự cố.
Những người thực hiện nhiệm vụ của Đội ứng cứu nhanh sẽ đưa ra những giải pháp khẩn
cấp phù hợp và thực hiện các giải pháp đó dưới sự điều khiển của Giám đốc.

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO


- Danh sách liên lạc của Công ty trong tình huống khẩn cấp
Số kiểm soát: NSH-03-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành - sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 2
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH THÔNG TIN LIÊN LẠC

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo thông tin liên lạc hiệu quả giữa những người trên bờ, trên tàu và giữa tàu với
bờ.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code)
 SOLAS, chương V.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Nội dung thông tin và Phương thức liên lạc:
Khi cần trao đổi thông tin, người liên lạc sử dụng thiết bị thông tin sao cho hiệu quả, kinh tế.
Các hình thức thông tin được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
■ Bằng văn bản theo thứ tự: bưu phẩm, e-mail, fax.
■ Trao đổi trực tiếp theo thứ tự: điện thoại nội bộ, điện thoại cố định, điện thoại di động.
Thông tin liên lạc giữa Công ty và Tàu phải thể hiện bằng văn bản nghĩa là bằng e-mail, fax,
điện tín, thư hoặc truyền đạt bằng miệng văn bản đã viết sẵn. Tất cả những vấn đề quan trọng
đã trao đổi bằng miệng phải xác báo lại bằng văn bản.
Khi có sự cố / việc khẩn, Thuyền trưởng liên lạc ngay với người cần thiết bằng thiết bị thông
tin nhanh và hiệu quả nhất có trên tàu như điện thoại cầm tay, điện thoại qua vệ tinh, hoặc
điện thoại qua trạm đài bờ,... Thuyền trưởng cũng có thể liên lạc với bất cứ người nào trong
ban lãnh đạo hay các nhân viên liên quan (xem “Danh sách liên lạc khẩn cấp”) để truyền đạt
thông tin nếu không liên lạc được với người cần thiết. Trường hợp không liên lạc được với
Công ty, Thuyền trưởng phải báo ngay về "Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Việt Nam"
theo địa chỉ:
E-Mail: VMRCC@FPT.VN Tel: 84 4 37683050 Fax: 84 4 37683048
Thuyền trưởng báo cáo tình hình tàu về Công ty bằng văn bản hoặc e-mail:
 Vào lúc 12h00 LT hàng ngày, Thuyền trưởng báo cáo buổi trưa (Noon Report) các
thông tin sau: vị trí, hướng đi, tốc độ, tình hình thời tiết/biển (hướng gió, cấp gió,...) và
những điều kiện ảnh hưởng đến an toàn hành hải của tàu (theo yêu cầu SOLAS, Chapter
V/28), số vòng quay máy chính, lượng nhiên liệu/nước ngọt trên tàu, thời gian dự
kiến/mớn nước khi tàu đến cảng và các yêu cầu khác nếu có.
 Khi tàu đến cảng, Thuyền trưởng báo cáo khi tàu đến cảng (Arrival condition report)
các thông tin sau: thời gian tàu cập cầu, thời gian bắt đầu dỡ hàng/xếp hàng, tổng lượng
hàng hoá dự kiến xếp lên tàu, thời gian dự kiến xếp xong hàng/tàu rời cảng.
 Sau khi tàu rời cảng, Thuyền trưởng báo cáo khi tàu rời cảng (Departure condition
report) các thông tin sau: thời gian kết thúc dỡ hàng/xếp hàng, thời gian tàu rời cảng,
mớn nước mũi/lái, lượng hàng hóa xếp trên tàu (chi tiết cho từng tuyến chuyên chở, số
lượng hàng nguy hiểm), thời gian dự kiến cảng tới, lượng nhiên liệu/nước ngọt nhận tại
cảng và có trên tàu, vật tư/phụ tùng nhận được, các công việc sửa chữa, kiểm tra, giám
định nếu có.
Số kiểm soát: NSH-03-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành - sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 2
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH THÔNG TIN LIÊN LẠC

Trưởng phòng Khai thác phải thông báo cho các tàu khi mạng e-mail của Công ty bị trục trặc.
Khi đó, tàu phải:
■ Dùng các phương tiện thông tin liên lạc khác như điện thoại, fax,... để chuyển các bức
điện cần chuyển ngay mà đã gửi bằng e-mail sau thời điếm e-mail bị trục trặc.
■ Các bức điện không khẩn cấp tạm hoãn lại cho đến khi nhận được thông báo của Trưởng
phòng Khai thác về việc đã khắc phục xong lỗi mạng e-mail.
DPA có quyền gặp trực tiếp Giám đốc. DPA được phép thông báo với Giám đốc về thực trạng,
những đề nghị và yêu cầu về các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động an toàn và phòng chống
ô nhiễm nhằm mục đích khắc phục khiếm khuyết sớm nhất. Tất cả các thông tin loại này gửi
cho Giám đốc phải viết thành văn bản. Giám đốc phải ghi nhận tất cả những văn bản do DPA
gửi đến.
4.2 Nhận thông tin:
Khi nhận được thông tin ban đầu về sự cố / việc khẩn, nhân viên nhận tin có trách nhiệm báo
cho những người có liên quan.
Mọi thông tin tàu gửi về bằng bưu phẩm, email, fax, sẽ do chuyên viên được phân công
chuyển đến các bộ phân liên quan hoặc nhận trực tiếp trên máy tính cá nhân.
Tất cả thông tin, tài liệu gửi về có liên quan tới an toàn và phòng chống ô nhiễm kể cả những
báo cáo về các vấn đề không phù hợp, các tai nạn, các trường hợp bị thương, các nguy cơ xảy
ra tai nạn cũng như các báo cáo về hư hỏng, sai sót đối với vỏ tàu và các thiết bị khác phải
được gửi cho Giám đốc và DPA, đồng thời phải gửi một bản sao cho nhân viên liên quan giải
quyết.
4.3 Xử lý thông tin:
Các cá nhân có liên quan trực tiếp xử lý thông tin theo chức năng, nhiệm vụ.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- File theo dõi tàu.
- File lưu điện, thư tín giao dịch.
- Nhật ký GMDSS.
- Sổ theo dõi công văn.
- Danh sách liên lạc của Công ty trong tình huống khẩn cấp.
- Noon report.
Số kiểm soát: NSH-03-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 1 / 3
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG ỨNG

1. MỤC ĐÍCH
Quy trình này đề ra trách nhiệm của Giám đốc, Trưởng phòng Quản lý tàu trong việc đảm báo
các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho đội tàu được lựa chọn tuân thủ với các yêu cầu của
Công ty liên quan đến chất lượng, độ tin cậy, sự cạnh tranh về giá, khả năng đáp ứng và tác
động đến môi trường.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Giám đốc và Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm đảm bảo quy trình này được thực
hiện.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006).
 Quy trình tuyển dụng và đào tạo, NSH-06-02,
 Quy trình soát xét của lãnh đạo về Hệ thống quản lý an toàn - lao động, NSH-12-02,
 Quy trình bảo dưỡng, NSH-10-01,
 Quy trình quản lý vật tư, NSH-10-02
4. QUY TRÌNH
4.1. Danh sách nhà cung ứng
Trưởng phòng Quản lý tàu duy trì “Danh sách nhà cung ứng được duyệt”, NSH-03-03-02, và
thông báo cho các tàu của Công ty.
Các nhà cung ứng
Danh sách nhà cung ứng được sử dụng trên văn phòng cũng như dưới tàu để lựa chọn nhà
cung ứng phụ tùng, vật tư và các dịch vụ kỹ thuật. Danh sách này cũng bao gồm các cơ sở sửa
chữa, triền đà hay ụ nổi.
Trưởng phòng Quản lý tàu duy trì các dữ liệu, danh sách các công ty, bổ sung hoặc loại bỏ sau
khi đã được Giám đốc phê duyệt.
Các công ty đã đăng ký với các tổ chức sau được xem là các nhà cung ứng đã được phê duyệt:
■ International Ship Supplier and Services Association (ISSA),
■ International Marine Purchasing Association (IMPA),
■ International Ships Electrical and Engineering Service Association (ISES).
Danh sách đại lý
Phòng Khai thác, hoặc Thuyền trưởng trong trường hợp khẩn cấp, sử dụng Danh sách đại lý
để lựa chọn đại lý tại các cảng. Trưởng phòng Quản lý tàu duy trì danh sách này.
Danh sách các công ty cung ứng thuyền viên
Các phòng ban liên quan cập nhật danh sách các công ty cung ứng thuyền viên đạt yêu cầu
vào danh sách nhà cung ứng.
4.2. Đánh giá ban đầu
Để được lựa chọn lần đầu vào danh sách nhà cung ứng của Công ty, các nhà cung ứng cần đáp
Số kiểm soát: NSH-03-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 2 / 3
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG ỨNG

ứng được các yêu cầu sau:


■ Là nhà sản xuất, sản xuất theo licence hoặc đại lý.
■ Là thành viên của hiệp hội có uy tín hoặc đã được công nhận về chất lượng.
■ Nhà cung ứng phải cung cấp các thông tin sau:
a) Tên công ty.
b) Địa chỉ bao gồm thành phố/ thị trấn
c) Lĩnh vực hoạt động (nhà sản xuất, sản suất theo licence, đại lý, v.v..)
d) Điện thoại
e) Fax
f) Email
g) Chứng chỉ ISO hoặc tương tự
h) Tài khoản
i) Loại ngoại tệ giao dịch
j) Lý do
Những thông tin trên phải đầy đủ trước khi nhà cung ứng được bổ sung vào dữ liệu do Trưởng
phòng Quản lý tàu quản lý.
Đã có lịch sử hợp tác tốt với Công ty.
4.3. Đánh giá chất lương công việc của nhà cung ứng
Kết quả đánh giá nhà cung ứng được sử dụng để xem xét chất lượng công việc của họ, “Sổ
theo dõi nhà cung ứng”, NSH-03-03-03.
Chất lượng công việc được đánh giá theo ba yếu tố: thời gian phản hồi yêu cầu, thời gian thực
hiện và chất lượng. Hàng năm Trưởng phòng Quản lý tàu thực hiện đánh giá chất lượng nhà
cung ứng theo mẫu “Báo cáo đánh giá nhà cung ứng”, NSH-03-03-01.
Chất lượng phục vụ được phân loại theo các tiêu chí sau:
A. Cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt đúng thời hạn;
B. Cung cấp sản phẩm và dịch vụ với chất lượng chấp nhận được, đôi khi chậm trễ;
C. Cung cấp sản phẩm và dịch vụ trung bình, thường xuyên chậm trễ;
D. Chất lượng kém và không chấp nhận được.
Khi chất lượng công việc được đánh giá là ‘D’ và Công ty nhận thấy không thể tiếp tục sử
dụng nhà cung ứng, Giám đốc phải thông báo cho họ về quyết định của Công ty.
Khi công ty quyết định không tiếp tục sử dụng nhà cung ứng, nhân viên văn phòng phải phôtô
tất cả những thư từ trao đổi với nhà cung ứng cho Giám đốc, đồng thời lưu lại tất cả những hồ
sơ về các sự cố, tranh chấp với nhà cung ứng trong Hồ sơ Khiếu nại Nhà cung ứng.
Trước khi nhà cung ứng bị loại khỏi danh sách, họ được cơ hội để trả lời những khiếu nại của
Công ty. Sau khi đã nghiên cứu kỹ những phản hồi và giải đáp của nhà cung ứng, Giám đốc
mới quyết định loại nhà cung ứng đó.
Trưởng phòng Quản lý tàu phải cố gắng để có thể kiểm tra tại cơ sở của những nhà cung ứng
lớn để có những đánh giá chính xác về năng lực và nguồn lực của họ nhằm cập nhật hệ thống
dữ liệu về nhà cung ứng.
Số kiểm soát: NSH-03-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 3 / 3
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ QUẢN LÝ NHÀ CUNG ỨNG

4.4. Nhà cung ứng chưa được duyệt


Trong trường hợp khẩn cấp phải sử dụng nhà cung ứng không nằm trong danh sách được
duyệt để tiến hành sửa chữa hay cung ứng vật tư hoặc do đại lý tại cảng không nắm được
thông tin về nhà cung ứng đã được duyệt, các thông tin theo 3.2 về nhà cung ứng này cũng
phải được cung cấp đầy đủ và nhà cung ứng cũng phải được thông qua theo quy định ở mục
3.1.
4.5. Khiếu nại nhà cung ứng
Tất cả các khiếu nại bằng miệng hay văn bản đều phải được gửi cho nhà cung ứng bằng văn
bản với đầy đủ thông tin về tên nhà cung ứng, tên tàu / cá nhân liên quan và nội dung khiếu
nại.
Tất cả các khiếu nại phải được lưu lại trong Hồ sơ khiếu nại nhà cung ứng lưu giữ tại văn
phòng và do Giám đốc quản lý.
Nếu Công ty quyết định không tiếp tục sử dụng nhà cung ứng, Trưởng phòng Quản lý tàu phải
phải gửi văn bản cho Giám đốc trình bày rõ lý do.
Giám đốc có trách nhiệm thông báo cho nhà cung ứng về quyết định chấm dứt sử dụng sản
phẩm / dịch vụ của họ.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- “Báo cáo đánh giá nhà cung ứng”, NSH-03-03-01;
- “Danh sách nhà cung ứng được duyệt”, NSH-03-03-02;
- “Sổ theo dõi nhà cung ứng”, NSH-03-03-03.
Số kiểm soát: NSH-03-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC THAY ĐỔI

1. MỤC ĐÍCH
Có nhiều lý do dẫn đến những thay đổi tạm thời hay lâu dài trên tàu như thay đổi thuyền viên
(số lượng hoặc quốc tịch) hay thiết bị (hoán cải máy móc, hệ thống làm hàng, bố trí lại thiết bị
hàng hải, v.v..).
Bắt đầu từ lúc đóng mới hay mua mới một con tàu, điều quan trọng là phải duy trì hồ sơ lưu
những thay đổi về đặc tính kỹ thuật hay kết cấu, tình trạng thiết bị; và những thay đổi này diễn
ra như thế nào so với thiết kế ban đầu của con tàu. Hồ sơ về những thay đổi đối với thiết bị
quy trình và điều kiện khai thác phải được duy trì để không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn an toàn
và bảo vệ môi trường.
Điều đặc biệt quan trọng là phải thực hiện một hệ thống kiểm soát tài liệu và các danh mục
kiểm tra đối với các bước triển khai những thay đổi từ khi bắt đầu các ý tưởng cho đến khi kết
thúc quá trình thay đổi, bao gồm cả việc làm quen và huấn luyện sử dụng thiết bị, để kiểm
soát dòng thông tin và đảm bảo nắm bắt được tất cả những thay đổi để cập nhật vào các hồ sơ
và sổ tay kể cả trên bờ và dưới tàu.
Mục đích của việc quản lý các thay đổi là:
- Đảm bảo những tài liệu hỗ trợ cho việc thay đổi phải có lý do rõ ràng giải thích cho viêc
thay đổi đó;
- Quy định trách nhiệm của các cấp và yêu cầu về năng lực đối với việc phê duyệt các thay
đổi;
- Cung cấp những giải thích rõ ràng về tác động của thay đổi đến an toàn và môi trường;
- Đảm bảo các thay đổi tuân thủ với các quy định của luật, tiêu chuẩn công nghiệp, thông
lệ an toàn trong hàng hải và thông số kỹ thuật của nhà sản xuất ban đầu;
- Các yêu cầu về giấy phép làm việc trước khi thực hiện công việc hoặc khi thực hiện các
thay đổi với thiết bị;
- Đảm bảo nhận biết được những hậu quả tiềm ẩn của việc thay đổi và các biện pháp giảm
thiểu nguy cơ; kết quả đánh giá rủi ro phải được thông báo cho tất cả những người bị ảnh
hưởng của việc thay đổi;
- Đảm bảo những thay đổi nếu không được thực hiện trong thời hạn đề ra phải được xem
xét lại và lên kế hoạch lại trước khi tiếp tục;
- Nhận biết các yêu cầu về đào tạo phục vụ cho việc thay đổi thiết bị hay quy trình;
- Đảm bảo cập nhật thích hợp các bản vẽ, quy trình và các tài liệu kỹ thuật sau khi tiến
hành thay đổi hay hoán cải;
- Đảm bảo bên thứ ba khi thực hiện công việc cũng tuân thủ với các chính sách và quy
trình của Công ty. Bên thứ ba có thể bao gồm cả các tàu hay nhân viên được thuê để thực
hiện công tác bảo dưỡng, kiểm tra hay sửa chữa;
- Đảm bảo các yêu cầu đối với việc nhận tàu mới hoặc chủng loại tàu mới.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Việc thay đổi tài liệu được thực hiện theo Quy trình quản lý tài liệu, NSH-11-01. Công ty chịu
trách nhiệm đối với những thay đổi sau:
a) Lắp đặt thiết bị hay cụm chi tiết mới;
Số kiểm soát: NSH-03-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC THAY ĐỔI

b) Thay đổi lớn đối với thiết kế hệ thống, máy móc, thiết bị hoặc kết cấu của tàu;
c) Sửa chữa lớn tạm thời hoặc lâu dài đối với kết cấu vỏ, hệ thống máy và thiết bị, những
sửa chữa ảnh hưởng đến việc duy trì cấp tàu theo yêu cầu của tổ chức đăng kiểm;
d) Thay đổi vật liệu của kết cấu, hệ thống máy, thiết bị hiện có;
e) Sửa chữa tạm thời như đổ xi măng, sử dụng đường ống không phải loại được duyệt, hàn
ốp, v.v..;
f) Sửa chữa yêu cầu hàn cắt
Thuyền trưởng và Máy trưởng có trách nhiệm đảm bảo rằng bất kỳ thay đổi nào đối với các
bản vẽ và tài liệu kỹ thuật hiện hành trên tàu phải được cập nhật ngay khi có những thay đổi
đối với kết cấu vỏ, kết cấu khu sinh hoạt, các hệ thống, máy móc và thiết bị của tàu. Thuyền
trưởng và Máy trưởng có trách nhiệm thông báo cho Trưởng phòng Quản lý tàu về tất cả
những thay đổi đã được thực hiện, cũng như những thay đổi đối với các tài liệu kỹ thuật và
bản vẽ tương ứng, để đảm bảo rằng các bản sao bản vẽ và tài liệu kỹ thuật hiện có trên văn
phòng cũng được soát xét và cập nhật.
Trưởng phòng Quản lý tàu, Thuyền trưởng và Máy trưởng chịu trách nhiệm xác định những
yêu cầu về đào tạo. Lý do thay đổi được xác định rõ ràng, ghi thành văn bản trước khi được
thực hiện. Thực tế đã cho thấy kể cả những thay đổi nhỏ cũng gây ảnh hưởng đến an toàn nếu
chúng không được tiến hành một cách thích hợp. Dưới đây là một số ví dụ về những thay đổi:
a) Lắp đặt thiết bị hay cụm chi tiết mới;
b) Sử dụng vật liệu khác;
c) Cài đặt thiết bị/ báo động mới hoặc hiện có (ngoài giới hạn hoạt động bình thường);
d) Sửa chữa tạm thời như hàn ốp, đổ xi măng hoặc dùng ống tạm thời, v.v..;
e) Sửa đổi các quy trình bằng văn bản hay không bằng văn bản;
f) Sửa đổi phương thức làm việc hay tác nghiệp;
g) Sử dụng những loại hóa chất nguy hiểm mới;
h) Dự định hoán cải lớn đối với kết cấu vỏ, máy móc, hệ thống và thiết bị;
i) Sự không phù hợp, sự cố, tai nạn được báo cáo
Để đảm bảo nguyên tắc và quản lý các thay đổi, phải tuân thủ quy trình sau đây trước khi thực
hiện bất kỳ thay đổi nào trên tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Thông tư MSC-MEPC.2/Circ.3, “Hướng dẫn về các yếu tố cơ bản của chương trình H&S trên
tàu”.
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO.
 Bộ luật về tác nghiệp an toàn trong lao động cho Thuyền viên (Code of Safe Working Practice
for Merchant Seamen),
 Quy trình tuyển dụng và đào tạo, NSH-06-02,
 Quy trình đánh giá nội bộ, NSH-12-01,
 Quy trình soát xét của lãnh đạo về Hệ thống quản lý an toàn và lao động, NSH-12-02,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03,
Số kiểm soát: NSH-03-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC THAY ĐỔI

 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06.


4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Các thay đổi dưới tàu
Quá trình quản lý thay đổi bao gồm các nội dung sau:
- Các tài liệu hỗ trợ cho việc thay đổi phải chứng minh được lý do thay đổi.
- Các tài liệu phải đánh giá được tác động của những thay đổi đến an toàn và/ hoặc môi
trường.
- Bất kỳ thay đổi nào cũng phải tuân thủ các quy định của luật và tiêu chuẩn công nghiệp.
- Xác định những hậu quả tiềm ẩn cũng như các biện pháp giảm thiểu nguy cơ sẽ được áp
dụng.
- Xác định các yêu cầu về huấn luyện và làm quen do có thay đổi.
Mẫu NSH-03-04-01 được dùng để trình các yêu cầu thay đổi (không dùng cho việc thay đổi
tài liệu HTQLAT&LĐ). Biểu mẫu này cũng áp dụng cho những thay đổi hoặc hoán cải tiến
hành trong đà.
Người đề xuất điền yêu cầu và được Thuyền trưởng phê duyệt ban đầu. Thuyền trưởng chuyển
yêu cầu cho phòng Quản lý tàu để phân công người có thẩm quyền và chuyên môn phê duyệt
lần cuối. Người phê duyệt cuối cùng có thể là Trưởng phòng Quản lý tàu, DPA hoặc Giám đốc
tùy theo tính chất, mức độ quan trọng của yêu cầu.
Tất cả các bản vẽ, quy trình và các tài liệu kỹ thuật cần phải sửa đổi phải được nhận biết, tiến
hành sửa đổi và ban hành lại.
Báo cáo đánh giá rủi ro, NSH-07-06-01, phải được đính kèm cùng với yêu cầu thay đổi, đặc
biệt khi trường hợp thay đổi liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường. Báo cáo đánh giá rủi
ro phải liệt kê rố ràng các hoạt động liên quan và các biện pháp kiểm soát phải được thực hiện
để giảm thiểu rủi ro. Cả tàu và Công ty đều có trách nhiệm thực hiện đánh giá rủi ro để nhận
biết các hoạt động thường nhật và các hoạt động không thường xuyên trên các loại tàu của
Công ty. Khi các thay đổi dẫn đến các mối nguy hiểm và rủi ro mới, báo cáo đánh giá rủi ro
phải được xem xét để đánh giá tác động của những thay đổi; kết quả xem xét phải được ghi
lại.
Các nội dung huấn luyện phải được thảo luận, thống nhất và ghi lại nếu đó là một trong những
yêu cầu của việc thay đổi. Chương trình huấn luyện phải xác định đối tượng đào tạo và thời
gian đào tạo. Thuyền trưởng phải đảm bảo việc huấn luyện được thực hiện trong thời hạn đã
đề ra.
Nếu công việc không hoàn thành đúng thời hạn đã được phê duyệt, yêu cầu thay đổi phải được
xem xét lại, cập nhật và phê duyệt lại.
Định kỳ hàng năm, trong các cuộc họp soát xét của lãnh đạo, các yêu cầu thay đổi phải được
soát xét để đảm bảo các thay đổi được:
a) thực hiện đúng thời hạn đề ra,
b) vận hành hiệu quả theo thiết kế.
Trong trường hợp thay đổi không thành công như mong đợi, phải xem xét lại toàn bộ quá trình
và đưa ra giải pháp thay thế.
Tất cả các yêu cầu thay đổi phải được đánh số thứ tự và lưu cả trên bờ và dưới tàu. Thuyền
Số kiểm soát: NSH-03-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC THAY ĐỔI

trưởng và Máy trưởng phải đảm bảo rằng các Yêu cầu thay đổi được thảo luận với người thay
thế mình khi có sự thay đổi Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng.
Những người chịu trách nhiệm phê duyệt những yêu cầu thay đổi phải đảm bảo rằng tất cả các
nhân viên bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi phải nắm bất được và hiểu rõ về sự thay đổi cũng như
những tác động có thể diễn ra do sự thay đổi đó.
4.2 Các thay đổi trên bờ
Quy trình này cũng được áp dụng trên bờ khi có những thay đổi đối với chiến lược kinh
doanh, thay đổi nhân sự và thiết bị. Khi kết hợp với đánh giá rủi ro, quy trình này giúp đưa ra
nhận định chi tiết về những tác động đối với công ty. Ban lãnh đạo có trách nhiệm phân công
những người có trách nhiệm các nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo quá trình này được thực hiện tốt.
Quá trình quản lý thay đổi cũng được sử dụng để xác định và lập thành văn bản các chương
trình huấn luyện, đào tạo thích hợp. Tất cả những thay đổi đã thực hiện phải được soát xét
hàng năm trong cuộc họp soát xét của ban lãnh đạo để đảm bảo những thay đổi này đáp ứng
kỳ vọng và kế hoạch đề ra. Những cải tiến phải được ghi lại bằng văn bản. Trong trường hợp
có bất kỳ vấn đề gì trong quá trình thực hiện khiến không đạt được kỳ vọng và kế hoạch đề ra,
phải tiến hành ngay các hành động khắc phục. Khi có những thay đổi đối với các tài liệu được
kiểm soát, người phê duyệt phải có thông báo ban hành tài liệu chỉ rõ những thay đổi, lý do
cùng với bằng chứng soát xét và phê duyệt. Đối với những thay đổi khác, người chịu trách
nhiệm do ban lãnh đạo ủy quyền phải chuẩn bị các tài liệu:
a) Cung cấp chi tiết về nội dung của sự thay đổi;
b) Các lý do về việc thay đổi;
c) Giải thích rõ ràng tác động của sự thay đổi đến an toàn và môi trường;
d) Xác định hậu quả tiềm ẩn khi tiến hành thay đổi và các biện pháp giảm thiểu rủi ro;
e) Nhận biết tất cả những nhân viên bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi;
f) Thông báo cho những người bị ảnh hưởng về khả năng xảy ra và phạm vi ảnh hưởng.
Quá trình thay đổi phải đảm bảo những thay đổi dự kiến sẽ được hoàn tất theo đúng thời hạn.
Nếu những thay đổi không được hoàn thành đúng thời hạn, sự thay đổi phải được xem xét lại;
việc đánh giá rủi ro/ nhận biết các mối nguy hiểm ban đầu phải được kiểm tra và phê duyệt lại.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- Yêu cầu thay đổi, NSH-03-04-01
Số kiểm soát: NSH-03-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành - sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 5
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH NHẬN TÀU MỚI

1. MỤC ĐÍCH
Quy định này quy định các quy tắc và trình tự thực hiện các công việc khi tiếp nhận tàu đóng
mới hoặc nhận quyền Quản lý kỹ thuật từ bên thứ ba.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho các Phòng ban liên quan trong Công ty và mọi người làm việc trên
tàu.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 ISM Code,
 Quy trình quản lý đối với các thay đổi, NSH-03-04,
 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06,
 Quy trình soát xét của lãnh đạo về HTQLAT&LĐ, NSH-12-02
4. QUY TRÌNH
4.1 Chuẩn bị trước khi giao nhận tàu
4.1.1 Kiểm tra trước khi mua
Trước khi mua tàu, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm chỉ định hoặc thuê
một giám định viên hoặc một Công ty giám định để tiến hành giám định trước khi mua và đảm
bảo rằng các báo cáo phù hợp được chuyển tới các Phòng ban liên quan.
4.1.2 Xem xét các báo cáo kiểm tra
Trưởng các phòng ban có liên quan chịu trách nhiệm soát xét các báo cáo Giám định tàu và tư
vấn với Giám đốc về các vấn đề kỹ thuật và đưa ra kết luận mua bán cuối cùng.
4.1.3 Hồ sơ Đăng kiểm, đo đạc độ dày tôn vỏ, soát xét VIQ (Vessel Inspection Questionaire)
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm thu thập và tìm kiếm những tài liệu như vậy từ
chủ tàu và xem xét cẩn thận trong suốt quá trình quyết định mua tàu và đề xuất mua vật tư /
sửa chữa trong 5 năm đầu.
4.1.4 Quy trình thay đổi cờ và thông tin Đăng kiểm
Khi đã đạt được quyết định mua cuối cùng, Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm liên
hệ với Chính quyền mà tàu treo cờ để trình đơn xin phép cấp Giấy chứng nhận do phòng mình
phụ trách, bao gồm cả Giấy chứng nhận Đăng ký tạm thời, Giấy chứng nhận định biên an toàn
tối thiểu và các tài liệu khác do chính quyền mà tàu treo cờ yêu cầu.
DPA chịu trách nhiệm sắp xếp để mời đánh giá viên Đăng kiểm để đánh giá và cấp Giấy
chứng nhận SMC và ISSC tạm thời.
Trưởng phòng Quản lý tàu phải liên hệ trực tiếp với Cục Đăng kiểm Việt Nam và cơ quan
Đăng kiểm để cấp các Giấy chứng nhận cần thiết.
4.1.5 Đồ dùng và phụ tùng vật tư quan trọng trên tàu
Sau khi đã kết thúc kiểm tra các phần, Trưởng phòng Quản lý tàu phải thu nhập và tìm hiểu
Danh mục các phụ tùng và đồ dùng quan trọng còn trên tàu của Người bán để trợ giúp nhân
viên trên tàu trong việc yêu cầu cấp những phụ tùng dự trữ cần thiết.
4.1.6 Soát xét biểu đồ dầu nhờn.
Trưởng phòng Quản lý tàu phải xem xét biểu đồ dầu nhờn và đề xuất nên giữ hãng dầu nhờn
Số kiểm soát: NSH-03-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành - sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 5
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH NHẬN TÀU MỚI

đang dùng hay đổi mới cho phù hợp với chính sách của Công ty. Đồng thời, Trưởng phòng
QLT phải cấp bổ sung dầu nhờn và lấy mẫu mới để gửi đi phân tích.
4.1.7 Chỉ định sỹ quan quản lý boong / máy tiến hành công việc làm quen trên tàu.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm cử 2 sỹ quan quản lý của cả bộ phận boong và
máy đủ năng lực để làm quen tàu (overlap) trước khi chính thức nhận tàu - “Đội tiền trạm”
phù hợp với Hợp đồng đã ký cùng với Người bán. Những người này sẽ được Trưởng phòng
Quản lý tàu hướng dẫn chi tiết cẩn thận trước khi nhập tàu.
4.1.8 Kiểm tra dưới nước / chuẩn bị cho kiểm tra dưới nước.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm bố trí kiểm tra dưới nước cho tàu. Người phụ
trách công việc này sẽ chị định một Công ty dịch vụ được Đăng kiểm phê chuẩn tiến hành
công việc ngay tại địa điểm giao tàu với chi phí thoả đáng nhất. Đăng kiểm viên cũng phải
được mời tham gia vào cuộc kiểm tra này.
4.1.9 Bảo hiểm
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm thu xếp Bảo hiểm P&I và Bảo hiểm thân vỏ &
máy tàu.
4.1.10 Giám sát lịch hành trình của tàu
Trưởng phòng Khai thác chịu trách nhiệm giữ liên lạc thường xuyên với tàu về lịch hành trình
của tàu và thông báo thông tin cần thiết cho các bên liên quan trong Công ty.
4.1.11 ROB, hoá đơn nhiên liệu, đặc tính và cân nhắc
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm thu giữ các hoá đơn FO, DO, LO từ người bán để
cân nhắc giá thành, xác định lượng cần sử dụng để kết thúc quá trình nêu dưới đây.
4.1.12 Dịch vụ và hợp đồng các thiết bị an toàn, thông tin liên lạc, biểu đồ thử nghiệm, ôxy &
axêtylen.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm thu xếp với các Công ty dịch vụ để tiến hành thử
xuống cứu sinh và cần đa- vít, tái lập quy trình các thiết bị thông tin liên lạc, hợp đồng lại việc
cấp các chai ôxy & axêtylen, dịch vụ của các thiết bị cứu sinh, cứu hoả dựa trên các hướng
dẫn của Chính quyền mà tàu treo cờ. Mọi hải đồ, ấn phẩm hàng hải cho chuyển tới phải được
kiểm tra và thu xếp sớm nhất. Người thực hiện cần sử dụng Danh mục kiểm tra khi nhận tàu.
4.1.13 Cấp giấy chứng nhận, các tài liệu hệ thống quản lý trên tàu.
Người phụ trách (DPA) chịu trách nhiệm chuẩn bị để đưa vào thực hiện Hệ thống quản lý an
toàn trên tàu. DPA phải chuẩn bị SOPEP, SSP, CSR, thẻ khách, Kế hoạch quản lý nước balát,
Kế hoạch quản lý rác thải, sổ tay huấn luyện theo SOLAS, sổ tay huấn luyện cứu hoả, v.v...
Trường hợp thời gian nhận tàu rơi vào khoảng thời gian kiểm tra hàng năm của Đăng kiểm, có
thể mời Đăng kiểm viên để kiểm tra định kỳ hàng năm ngay cùng thời gian đánh giá để đổi
tên / cờ.
4.1.14 Hệ thống bảo quản bảo dưỡng trên tàu
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm triển khai trên tàu Hệ thống bảo quản bảo dưỡng
theo kế hoạch (Planned Maintenance System).
4.1.15 Chuẩn bị thuyền viên
Trưởng phòng Quản lý tàu phải đảm bảo mọi thuyền viên đi nhận tàu đều có năng lực và có
mọi bằng cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp với STCW 2010 (đã sửa đổi), các yêu cầu của
Chính quyền mà tàu treo cờ và Người khai thác.
Số kiểm soát: NSH-03-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành - sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 5
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH NHẬN TÀU MỚI

Trưởng phòng Quản lý tàu phối hợp với Phòng Tổ chức Hành chính để chuẩn bị các hợp đồng
lao động với thuyền viên, khám sức khoẻ, phương tiện đi lại và vấn đề thuyền viên nhập tàu.
4.1.16 Giấy uỷ quyền.
Giám đốc công ty chịu trách nhiệm soạn thảo Giấy uỷ quyền hoặc thực hiện các giao dịch cần
thiết với người bán để hỗ trợ cho những cán bộ hoạt động với tư cách là đại diện cho Công ty
trong quá trình nhận tàu về các mặt sau:
- Thương thuyết về Bản ghi nhớ (MOA) khi mua tàu và các thủ tục nhận tàu.
- Đi nhận tàu tại địa điểm giao nhận tàu.
- Ký mọi tài liệu cần thiết đại diện cho bên mua.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc trong quá trình đi nhận
tàu.
4.1.17 Xác định nhu cầu và chỉ định các nhà cung ứng
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm xác nhận nhu cầu để chỉ định nhà cung ứng cung
cấp mọi hạng mục cần thiết trên tàu. Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm giám sát và
xác báo việc đã giao vật tư, nhiên liệu trên tàu.
4.1.18 Danh mục địa chỉ, fax, điện thoại của những người liên quan
Trưởng phòng Khai thác chịu trách nhiệm cập nhật danh mục những người trong cơ quan cần
liên lạc, địa chỉ, fax và số điện thoại của những người và các bên tham gia công tác giao, nhận
tàu.
4.1.19 Hướng dẫn trước khi xuống tàu
Trưởng các phòng ban liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn những thuyền viên sẽ đi nhận
tàu để đảm bảo quá trình chuyển giao, đổi tên tàu, vận hành khai thác được tiến hành an toàn,
hiệu quả và càng nhanh càng tốt cho phù hợp với lịch tàu.
4.1.20 Đại diện của công ty trong vấn đề nhận tàu
Trưởng/ Phó phòng Quản lý tàu hoặc chuyên viên kỹ thuật sẽ được chỉ định làm đại diện của
Công ty, dưới đây gọi là “Chuyên viên ở địa điểm giao nhận tàu”.
4.2 Nhận tàu (áp dụng tại địa điểm giao nhận tàu)
4.2.1 Các chuyên viên nhận tàu
Chuyên viên phụ trách việc nhận tàu phải có trách nhiệm trình thư uỷ quyền và các giấy tờ
liên quan tới đại diện người bán để được phép lên tàu và triển khai việc chuẩn bị cho nhận tàu.
4.2.2 Kiểm tra dưới nước
Chuyên viên phải đồng thời chứng kiến việc kiểm tra dưới nước cùng với Đại diện Bên bán,
Đăng kiếm viên, Đại diện Công ty dịch vụ và phải xin tư vấn của Đăng kiếm viên nếu quan
sát thấy hoặc nghi ngờ có bất kỳ một hư hỏng hay vấn đề nào. Nếu phát hiện bất kỳ hư hỏng
đáng kể nào ảnh hưởng đến cấu trúc hay các hạng mục theo phân cấp của tàu, Đăng kiểm viên
được yêu cầu kiểm tra và xác nhận vào báo cáo kiểm tra về những hư hỏng đó. Báo cáo này
sau đó phải được các bên liên quan kí vào để tiếp tục công việc chuẩn bị tiếp theo.
4.2.3 Soát xét, sao lại các giấy chứng nhận và tài liệu hiện hành
Sau khi tham khảo hai sỹ quan quản lý của boong và máy, những người đã lên tàu để làm
quen trước khi nhận tàu, Chuyên viên phải kiểm tra các khu vực bên trong tàu nơi có nghi ngờ
về hư hỏng hay có vấn đề. Chuyên viên này cũng phải soát xét tất cả tài liệu về Đăng kiểm và
Số kiểm soát: NSH-03-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành - sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 5
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH NHẬN TÀU MỚI

tài liệu khác lưu trên tàu và đảm bảo mọi tài liệu nêu trong MOA đã được các đại diện bên
bàn giao cho. Mọi vật tư, phụ tùng và dụng cụ chính yếu cần phải được kiểm kê và so sánh
với MOA. Chuyên viên phải nhanh chóng liên hệ với Công ty để có thêm hướng dẫn nếu phát
hiện thay thế vấn đề lớn.
Chuyên viên chịu trách nhiệm yêu cầu Đại diện bên bán trao lại bản chính các Giấy chứng
nhận theo luật và giấy chứng nhân phân cấp, các giấy chứng nhận bảo dưỡng và thử thiết bị an
toàn, giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm khí thải động cơ (IAPP) và tài liệu: sổ cần cẩu,
Nhật ký dầu, và các giấy chứng nhận khác.
4.2.4 Thỏa thuận về ROB
Sau khi tham khảo hai sỹ quan quản lý của bên boong và máy là những người đã lên tàu tàu
trước để làm quen, chuyên viên phải xem xét lượng tồn ước lượng của nhiên liệu, nước ngọt
và dầu nhờn trên tàu. Dựa trên khối lượng tính toán, chuyên viên phải thảo luận và thỏa thuận
về khối lượng khi nhận tàu với Đại diện bên bán để có thể ký hợp đồng và trả tiền cho bên bán
kịp thời.
4.2.5 Thuyền viên nhập tàu
Theo thỏa thuận với Đại diện bên bán, thuyền viên được phép nhập tàu trước thời gian giao
nhận thực tế phục vụ cho công tác làm quen và nhận tàu. Tuy nhiên, nếu không được cho
phép như vậy, thuyền viên sẽ được đón tại cảng nhận tàu cho tới khi giấy chứng nhận giao
hàng nhận tàu được ký.
4.2.6 Kết thúc
Chuyên viên phải tuân theo hướng dẫn từ Đại diện bên mua ở nơi kết thúc để được ký những
giấy tờ sau cùng với Đại diện bên bán:
- Yêu cầu Giải phóng tiền
- Biên bản chấp nhận Bàn giao tàu cũng như Biên bản kiểm tra thực tế.
Hợp đồng nhận tàu được coi là "Đóng" khi các tài liệu trên được cả hai bên ký và chấp nhận.
Tàu sau đó sẽ chính thức thuộc về Công ty. Cờ hiệu quốc gia của tàu được treo lên.
4.2.7 Cung cấp các ấn phẩm, vật tư và đồ dùng thiết yếu
Chuyên viên chịu trách nhiệm kết hợp với nhà cung ứng để vận chuyển những nhu yếu phẩm
lên tàu; đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho việc thay đổi cờ và kiểm tra Đăng kiểm.
4.2.8 Thay đổi tên tàu, cờ và làm quen cho thuyền viên
Thuyền trưởng, Máy trưởng và Đại phó chịu trách nhiệm đốc thúc các thuyền viên nhanh
chóng thực hiện việc đổi tên tàu ở mạn tàu, đuôi tàu, cánh ca-bin, trên xuồng cứu sinh và các
thiết bị cứu sinh, trên các bản vẽ dán trên tàu,v.v... Các sỹ quan quản lý boong và máy đã lên
tàu trước khi nhận tàu chịu trách nhiệm hướng dẫn làm quen các sỹ quan boong và máy khác
với các thiết bị và phương tiện ở buồng lái, buồng máy, các thiết bị an toàn, ấn phẩm, tài liệu
và xếp dỡ hàng hóa. Thuyền trưởng, Đại phó và thủy thủ trưởng chịu trách nhiệm hạ xuống
cứu sinh và tổ chức các buổi luyện tập quan trọng trước khi rời cảng.
4.2.9 Kiểm tra Đăng kiểm và đưa vào sử dụng hệ thống thông tin liên lạc
Kiểm tra Đăng kiểm và đưa vào sử dụng hệ thống thông tin liên lạc phải được tiến hành đồng
thời. Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm yêu cầu Bên bán gửi "Thông báo ngừng
hoạt động" tới Công ty thanh toán cước viễn thông quốc tế hiện tại của tàu (Accounting
Authority) và Chính quyền treo cờ cũ về ngừng hoạt động hệ thống Inmarsat hiện hành trên
tàu tại thời điểm giao nhận. Đồng thời, Chính quyền treo cờ mới và Công ty thanh toán cước
Số kiểm soát: NSH-03-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành - sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 5
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH NHẬN TÀU MỚI

viễn thông quốc tế mới của tàu cần được yêu cầu để kích họat hệ thống Inmarsat mới phù hợp
với các đặc tính của tàu.
Kiểm tra viên / Đăng kiểm viên thiết bị vô tuyến điện phải kiểm tra tình trạng hoạt động của
các thiết bị và lập trình các đặc tính và cấp Giấy chứng nhận an toàn ra-đi-ô dựa trên Báo cáo
kiểm tra rađio được làm bởi Công ty dịch vụ thông tin liên lạc do Trưởng phòng Quản lý tàu
chỉ định để tiến hành việc đưa vào sử dụng hệ thống thông tin liên lạc trên buồng lái. Chuyên
viên và Thuyền trưởng chịu trách nhiệm đảm bảo thiết bị thông tin liên lạc hoạt động chuẩn
sau khi hoàn tất việc đưa vào sử dụng và mọi Giấy chứng nhận đều được cấp phát đầy đủ và
được Kiểm tra viên / Đăng kiểm viên kí xác nhận trước khi rời tàu.
4.2.10 Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý an toàn và SSP
Thuyền trưởng và chuyên viên chịu trách nhiệm sắp đặt và triển khai hệ thống tài liệu quản lý
an toàn trên tàu. Các bản sao của sổ tay quản lý an toàn, Kế hoạch quản lý rác thải, SSP phải
được đặt ở đúng vị trí sau khi được dán nhãn chính xác.
4.2.11 Triển khai Hệ thống quản lý an toàn của Công ty
Chuyên viện chịu trách nhiệm làm quen và huấn luyện các sỹ quan quản lý về cách sử dụng sổ
tay quản lý an toàn. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn
sau khi nhận tàu phù hợp với các hướng dẫn và quy trình nêu trong sổ tay quản lý an toàn.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- "Danh mục kiểm tra khi nhận tàu mới", NSH-03-05-01.
Số kiểm soát: NSH-03-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ KHIẾU NẠI

1. MỤC ĐÍCH
Đảm bảo xử lý một cách công bằng, hiệu quả và khẩn trương các khiếu nại liên quan đến lao
động của thuyền viên.

2. PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng đối với toàn bộ đội tàu của Công ty.

3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN

- Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),


- Công ước lao động hàng hải (MLC 2006)
- Bộ luật Lao động, 2013, Chương XIV.
- Luật khiếu nại năm 2011.
- Luật tố cáo năm 2011.
- Hợp đồng lao động

4. TRÁCH NHIỆM VÀ THÔNG TIN LIÊN HỆ

4.1. Trách nhiệm


 Thuyền phó hai chịu trách nhiệm hướng dẫn quy trình khiếu nại trên tàu.
 Thuyền trưởng chịu trách nhiệm xử lý những khiếu nại trên tàu.
 Giám đốc chịu trách nhiệm xử lý những khiếu nại trong phạm vi Công ty.
 Người phụ trách chịu trách nhiệm tiếp nhận việc xử lý khiếu nại và thông báo kết quả xử lý
khiếu nại cho tàu, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý những khiếu nại phạm vi ngoài Công
ty
4.2. Thông tin liên hệ
 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Địa chỉ: 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (04)39424015; Fax: (04)39423291; Email: vpmot@mt.gov.vn
 Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Địa chỉ: 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viêt Nam
Điện thoại: (04) 62703613 - (04) 62730615; Fax: (04)62703609;
Email: tiepnhanykien@molisa.gov.vn
 Bộ trưởng Bộ y tế
Địa chỉ: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 046.2732273; Fax: 043.8464051; Email: banbientap@moh.gov.vn
Số kiểm soát: NSH-03-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ KHIẾU NẠI

 Người phụ trách của Công ty về MLC 2006 (DP) hoặc người được Giám đốc công ty chỉ
định:
a) Tên: HỒNG TẤN GIÀU
b) Điện thoại: +84.8. 35218361
c) Fax: +84.8. 35218360
d) E-mail:

5. NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1. Quy định chung


Công ty cam kết tuân thủ mọi quy định pháp luật về khiếu nại, xử lý mọi khiếu nại trong
phạm vi thẩm quyền và chuyển khiếu nại đến cấp có thẩm quyền ngoài Công ty. Công ty cũng
cam kết không đưa ra bất kỳ hành động “ngược đãi” nào đối với người khiếu nại.
5.2. Nguyên tắc khiếu nại và xử lý khiếu nại của thuyền viên
 Công ty không xử lý những khiếu nại nặc danh.
 Thuyền viên khiếu nại có quyền lựa chọn một thuyền viên khác đi cùng và đại diện cho
họ để tránh được những phiền nhiễu có thể xảy ra trong suốt quá trình khiếu nại.
 Thuyền viên trên tàu được quyền khiếu nại về bất kỳ vi phạm nào của tàu, Công ty về
việc không đáp ứng các quy định pháp luật quốc gia và quốc tế liên quan đến lao động
hàng hải.
 Trong văn bản khiếu nại phải nêu rõ bằng chứng cụ thể của những vi phạm.
 Thuyền phó hai trên tàu chịu trách nhiệm phổ biến công khai quy trình khiếu nại, hướng
dẫn về quy trình khiếu nại, mẫu khiếu nại cho mọi thuyền viên trên tàu.
 Trưởng bộ phận (Đại phó/ Máy trưởng) chịu trách nhiệm xử lý khiếu nại trong phạm vi
bộ phận mình quản lý.
 Thuyền trưởng chịu trách nhiệm xử lý hoặc kiến nghị xử lý khiếu nại của thuyền viên về
những vi phạm của tàu.
 Người phụ trách chịu trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại từ các tàu của Công ty, xin ý kiến
của Giám đốc và chuyển cho các phòng ban liên quan của công ty hoặc các cơ quan có
thẩm quyền xử lý.
 Trong phạm vi trách nhiệm của Công ty, người khiếu nại được yêu cầu xác nhận đồng ý
xử lý của Công ty hoặc chuyển đến cấp có thẩm quyền.
 Trường hợp Công ty không thể giải quyết được sẽ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền.
 Thuyền viên có thể khiếu nại trực tiếp đến các cấp có thẩm quyền cao hơn nếu xét thấy
khiếu nại của mình chưa được giải quyết thoả đáng.
 Thời hạn giải quyết khiếu nại: dưới tàu không quá 5 ngày; trên công ty không quá 8 ngày.
 Quy trình khiếu nại như sau, quy trình này được công khai trên tàu.
Số kiểm soát: NSH-03-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ KHIẾU NẠI

BẮT ĐẦU KẾT THÚC


START STOP
Người khiếu nại hoặc
Người được uỷ quyền
Complainant or Lập mẫu khiếu nại Chấp nhận việc xử lý
Authorized Person Prepare the Complaint Accept the response
Complainant
Tiếp nhận
Thuyền Phó hai Receive NSH-03-06-01
Second Officer
0 day

Lấy số, chuyển xử lý


Assign ID No., Transfer
Tiếp nhận
Đại phó/Máy trưởng
Receive
Chief. Off./Chief. Eng.
Xử lý tại tàu
Max. 05 days

Handling on board Y

Tiếp nhận
Receive
Xử lý Y
Thuyền trưởng tại tàu hoặc chuyển xử lý
Master Handling on board or transfer
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & VẬN
N TẢI DẦU KHÍ NAM SÔNG HẬU
Tiếp nhận Add:
Tel. …………………; Fax:
Receive
Người phụ trách Email:
D.P
Chuyển xử lý
Transfer
Max .08 days

Tiếp nhận 1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải


Receive Minister of Transport
Phòng nghiệp vụ Add.: 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, VN
Functional Dept. Xử lý tại Công ty Y Tel.:(04)39424015; Fax: (04)39423291;
Handling in Company Email: vpmot@mt.gov.vn
2. Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh
N và Xã hội

Tiếp nhận Minister of Labour - Invalids and Social


Receive Add.: 12 Ngô Quyền, Hà Nội, VN
Giám đốc Tel.:(04) 62703613; Fax: (04)62703609
Xử lý tại Công ty Y
Email:tiepnhanykien@molisa.gov.vn
Handling in Company 2. Bộ trưởng Bộ y tế
Minister of Health portal
N
Add: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà nội
Cơ quan có thẩm quyền Yêu cầu xử lý
Ý kiến xử lý Tel.: 046.2732273; Fax: 043.8464051
Designated Authority Propose for handling
Resolution Email: banbientap@moh.gov.vn

Chính quyền cảng Yêu cầu xử lý Điều tra


Port State Propose for handling Investigate
Authority
Nhận mẫu khiếu nại (NSH-03-06-01) và hướng dẫn từ Thuyền phó hai - The form (NSH-03-06-01) and guidelines from Second
Officer
Số kiểm soát: NSH-03-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 4
Chương 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ KHIẾU NẠI

6. CÁC BIỂU MẪU

 Đơn khiếu nại của thuyền viên: NSH-03-06-01.


 Sổ theo dõi khiếu nại
Chương 4: NGƯỜI PHỤ TRÁCH

Chương 4:
NGƯỜI PHỤ TRÁCH (DPA)
DESIGNATED PERSON
(NSH-04)
Số kiểm soát: NSH-04-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 2
Chương 4: NGƯỜI PHỤ TRÁCH (DPA)
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA DPA

1. MỤC ĐÍCH
Qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Người phụ trách (DPA).
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở trên văn phòng và dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
 Công ước MLC 2006,
 Thông tư MSC-MEPC.7.Circ.6 của IMO,
 Hướng dẫn của IMO về các yếu tố cơ bản của chương trình OHS (MSC-MEPC.2/Circ.3).
 Hướng dẫn của ILO về phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Trách nhiệm và quyền hạn của Người phụ trách
Được sự chỉ định của Giám đốc, người phụ trách có quyền hạn và trách nhiệm theo dõi, duy
trì và vận hành trơn tru HTQLAT&LĐ. Người phụ trách (DPA) có những trách nhiệm và
quyền hạn sau:
(1) Triển khai, theo dõi và duy trì HTQLAT&LĐ;
(2) Thông tin và triển khai các chính sách của công ty;
(3) Kiểm soát và bổ sung sửa đổi Sổ tay quản lý an toàn - lao động một cách thích hợp;
(4) Báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc về mọi sự không phù hợp (nếu có) trong
HTQLAT&LĐ;
(5) Kiểm tra và giám sát các hoạt động về an toàn, sức khỏe và ngăn ngừa ô nhiễm trong
khai thác tàu;
(6) Đảm bảo nguồn lực và hỗ trợ trên bờ được cung cấp đầy đủ theo yêu cầu;
(7) Tổ chức và giám sát việc đánh giá nội bộ HTQLAT&LĐ;
(8) Đánh giá và soát xét hiệu quả của HTQLAT&LĐ;
(9) Kiểm tra xác nhận tính độc lập và việc đào tạo đánh giá viên nội bộ;
(10) Thu xếp việc đánh giá bên ngoài HTQLAT&LĐ Công ty và tàu;
(11) Kiểm tra và xác nhận các hành động khắc phục những sự không phù hợp;
(12) Báo cáo và phân tích khiếm khuyết, sự không phù hợp, sự cố và tình huống cận nguy để
báo cáo Giám đốc có biện pháp tránh lặp lại sự cố;
(13) Hỗ trợ các thuyền trưởng thực hiện và duy trì đúng đắn HTQLAT&LĐ..
(14) Xem xét và phản hồi các kiến nghị nêu trong các biên bản họp Ban An toàn và Sức
khỏe, và báo cáo soát xét ATSKMT của thuyền trưởng.
Khi DPA vắng mặt, Giám đốc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của DPA.
4.2 Năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và đào tạo của DPA
DPA phải được đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về năng lực như sau:
Số kiểm soát: NSH-04-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 2
Chương 4: NGƯỜI PHỤ TRÁCH (DPA)
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA DPA

1. Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng từ trường được chính quyền hàng hải công nhận hoặc
bởi một tổ chức được công nhận về lĩnh vực liên quan tới quản lý, cơ khí hoặc khoa học
tự nhiên; hoặc
2. Có năng lực và kinh nghiệm như một sỹ quan tàu biển được chứng nhận theo Công ước
STCW78 đã được bổ sung sửa đổi; hoặc
3. Được đào tạo các lĩnh vực khác với tối thiểu 3 năm kinh nghiệm thực tế làm chuyên viên
cao cấp về Quản lý kỹ thuật.
DPA phải được đào tạo về các vấn đề liên quan của quản lý an toàn, đặc biệt là về:
1. kiến thức và nhận thức về Bộ luật ISM;
2. các quy định và quy phạm bắt buộc;
3. các tiêu chuẩn, hướng dẫn và các bộ luật bắt buộc;
4. các kỹ năng về kiểm tra, đặt câu hỏi, đưa ra kết luận và báo cáo;
5. quản lý an toàn về kỹ thuật và tác nghiệp tàu biển;
6. kiến thức phù hợp về vận tải biển và các hoạt động trên tàu;
7. tham gia ít nhất một lần đánh giá hệ thống quản lý liên quan tới ngành hàng hải;
8. trao đổi thông tin có hiệu quả với thuyền viên và lãnh đạo cấp cao của Công ty.
DPA phải có kinh nghiệm về:
1. thuyết phục lãnh đạo cao nhất của Công ty về tầm quan trọng của quản lý an toàn quốc tế
để có được hỗ trợ liên tục cho việc hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn;
2. xem xét về sự phù hợp của hệ thống quản lý an toàn với các yêu cầu của Bộ luật ISM;
3. xem xét tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn trên Công ty và dưới tàu bằng cách sử
dụng các quy trình đánh giá nội bộ và xem xét công tác quản lý đã được thiết lập để đảm
bảo phù hơp với các quy định và quy phạm;
4. đánh giá tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn để đảm bảo phù hợp với các quy định
và quy phạm khác không bao trùm bởi luật định và kiểm tra phân cấp và có khả năng
kiểm tra xác nhận sự phù hợp với các quy phạm và quy định đó;
5. đánh giá về sự quan tâm tới các tác nghiệp an toàn do Tổ chức hàng hải quốc tế, Chính
quyền hàng hải, các tổ chức phân cấp, các tổ chức quốc tế và các tổ chức công nghiệp
hàng hải đề xuất để đẩy mạnh một văn hoá an toàn; và
6. Tổng hợp và phân tích các dữ liệu về các tình huống, sự kiện nguy hiểm, cận nguy hiểm,
sự cố, tai nạn và sử dụng các bài học đó để hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn cho Công
ty và các tàu của Công ty.
4.3 Hồ sơ về DPA
Công ty đảm bảo cung cấp các khoá đào tạo về chuyên môn, lý thuyết và thực hành và cập
nhật liên tục. Công ty lưu các bằng chứng bằng văn bản về trình độ chuyên môn, đào tạo và
kinh nghiệm của DPA.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
Không áp dụng.
Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

Chương 5:
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
MASTER'S RESPONSIBILITY AND AUTHORITY
(NSH-05)
Số kiểm soát: NSH-05-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 8
Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

1. MỤC ĐÍCH
Qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Thuyền trưởng.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
 Công ước STCW 2010,
 Công ước MLC 2006,
 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 2005,
 Bộ luật Lao động, 2012,
 Thông tư 07/2012/TT-BGTVT, ngày 21/03/2012, “Quy định về chức danh, nhiệm vụ theo
chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam” của Bộ
Giao thông vận tải,
 Hướng dẫn của IMO về các yếu tố cơ bản của chương trình OHS (MSC-MEPC.2/Circ.3).
 Hướng dẫn của ILO về phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Nhiệm vụ của thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu. Thuyền trưởng có nhiệm vụ sau
đây:
1. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi giao, nhận tàu:
a) Việc bàn giao tàu phải được tiến hành trực tiếp giữa thuyền trưởng nhận tàu và thuyền
trưởng giao tàu;
b) Khi giao, nhận tàu phải bàn giao chi tiết về phần vỏ tàu, các máy móc, trang thiết bị, tài
sản, toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, tiền mặt và phải lập bản thống kê từng hạng mục;
c) Thuyền trưởng nhận tàu yêu cầu thuyền trưởng giao tàu cho biết về cấu trúc đặc biệt,
tính năng kỹ thuật, khả năng khai thác và kế hoạch tiếp tục hoàn thành. Thuyền trưởng
giao tàu yêu cầu các sỹ quan phụ trách từng bộ phận báo cáo bằng văn bản về tình hình
mọi mặt của bộ phận mình và bản kê tài sản của tàu. Thuyền trưởng nhận tàu cùng với
đại phó, máy trưởng và máy hai tiến hành kiểm tra, tìm hiểu tình trạng thực tế của tàu;
d) Thời gian bắt đầu và kết thúc việc bàn giao phải được ghi vào biên bản, hai bên cùng
ký tên và phải ghi vào nhật ký hàng hải. Biên bản bàn giao tàu phải được lập thành 04
bản: 01 bản gửi cho chủ tàu, 01 bản lưu lại tàu và 02 bản cho bên giao và bên nhận;
e) Thuyền trưởng giao tàu phải họp toàn thể thuyền viên để giới thiệu thuyền trưởng nhận
tàu và thông báo cụ thể thời gian chuyển giao quyền điều hành cho thuyền trưởng mới.
2. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác hoặc ngừng khai thác:
a) Thực hiện theo lệnh của chủ tàu để đưa tàu vào khai thác, ngừng khai thác hoặc sửa
chữa hay giải bản;
b) Trước mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải có những biện pháp nhằm bảo đảm an toàn
Số kiểm soát: NSH-05-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 8
Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

và an ninh cho người, tàu và hàng hoá trên tàu, kể cả vật tư kỹ thuật, nhiên liệu, nước
ngọt, lương thực, thực phẩm của tàu;
c) Phân công cụ thể cho đại phó và máy trưởng tiến hành chuẩn bị mọi mặt để tàu khởi
hành an toàn đúng giờ quy định;
d) Kiểm tra việc chuẩn bị hải đồ, các tài liệu hàng hải khác liên quan đến toàn bộ chuyến
đi của tàu;
e) Nắm vững tình hình diễn biến thời tiết trong khu vực tàu sẽ đi qua, lập kế hoạch
chuyến đi và vạch hướng đi trên hải đồ có tính toán đầy đủ ảnh hưởng của các điều
kiện địa lý, khí tượng - thuỷ văn hàng hải và các yếu tố khác;
f) Kiểm tra việc xếp dỡ hàng hóa theo sơ đồ hàng hóa bảo đảm số lượng và chất lượng
của hàng hóa. Đặc biệt, chú ý xếp dỡ và vận chuyển hàng rời, hàng nguy hiểm trên tàu;
tận dụng dung tích và trọng tải của tàu nhưng phải đảm bảo tính ổn định và an toàn của
tàu;
g) Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng phải biết được tình hình công việc chuẩn bị của
tàu, kiểm tra sự có mặt của thuyền viên và những người khác còn ở trên tàu;
h) Trường hợp có thuyền viên của tàu vắng mặt, để bảo đảm cho tàu xuất phát đúng giờ,
thuyền trưởng phải kịp thời thông báo cho giám đốc cảng vụ, chủ tàu nếu tàu đậu ở các
cảng trong nước hoặc thông báo cho đại lý, cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền
của Việt Nam nếu tàu đậu ở cảng nước ngoài biết họ tên, chức danh và thời gian đi bờ
của thuyền viên đó. Đồng thời, phải áp dụng mọi biện pháp để thuyền viên này kịp trở
về tàu hoặc đón tàu ở cảng sắp đến, nếu sự vắng mặt của thuyền viên đó không ảnh
hưởng đến an toàn của tàu;
i) Thường xuyên duy trì công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng
ngừa ô nhiễm môi trường
3. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu hành trình
a) Thuyền trưởng phải đảm bảo đủ và đúng về số lượng thuyền viên và hành khách đã
khai báo trong danh sách thuyền viên và hành khách;
b) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyến đi đã lập; thường xuyên kiểm tra chế độ trực
ca buồng lái, bảo đảm tàu đi theo tuyến đường đã lập trong kế hoạch chuyến đi và ban
hành các mệnh lệnh cho sỹ quan trực ca khi cần thiết;
c) Ngoài thuyền trưởng không ai có quyền thay đổi hướng đi đã định. Trường hợp có
nguy cơ va chạm hoặc để tránh tình huống nguy hiểm bất ngờ hay có người rơi xuống
nước thì sỹ quan trực ca boong có quyền thay đổi hướng đi của tàu nhưng sau đó phải
báo ngay cho thuyền trưởng;
d) Khẩn trương có mặt ở buồng lái khi sỹ quan trực ca boong đề nghị và có mặt thường
xuyên ở buồng lái khi tàu hành trình trong luồng hẹp, eo biển, kênh đào, gần bờ, khi ra
vào cảng, trong các khu vực nguy hiểm, khi thời tiết xấu, tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc
qua những khu vực có mật độ phương tiện thủy cao. Trong các trường hợp nói trên,
thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp thích hợp, chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả
neo và phải thông báo cho buồng máy biết để sẵn sàng thực hiện điều động khi cần
thiết;
e) Khi gặp các tảng băng trôi, các chướng ngại vật và các nguy hiểm trực tiếp khác đối
với tàu hoặc khi gặp bão nhiệt đới, gặp nhiệt độ không khí xuống dưới 0oC cùng với
Số kiểm soát: NSH-05-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 8
Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

gió mạnh gây ra đóng băng trên thượng tầng kiến trúc của tàu hay khi gặp gió cấp 9
hoặc trên cấp 9 mà chưa nhận được tin báo bão thì thuyền trưởng phải áp dụng những
biện pháp cần thiết để xử lý tình huống một cách thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho
người, tàu và hàng hoá trên tàu; đồng thời, thông báo ngay những diễn biến nói trên với
các tàu thuyền xung quanh, chủ tàu và cơ quan có thẩm quyền đầu tiên mà tàu có thể
liên lạc được;
f) Trường hợp tàu đi vào vùng có băng do tàu phá băng dẫn đường, thuyền trưởng phải
chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng tàu phá băng và kịp thời có các khuyến
nghị với tàu phá băng để bảo đảm an toàn hành trình cho tàu của mình;
g) Hàng ngày phải kiểm tra và ký xác nhận nội dung các loại nhật ký theo quy định;
h) Thường xuyên duy trì công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng
ngừa ô nhiễm môi trường
4. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có hoa tiêu dẫn tàu:
a) Khi tàu hành trình ở vùng hoa tiêu bắt buộc thì phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy
định. Tại những vùng hoa tiêu không bắt buộc, nếu thấy cần thiết thì thuyền trưởng vẫn
có quyền sử dụng hoa tiêu để bảo đảm an toàn;
b) Bảo đảm an toàn trong việc đón trả hoa tiêu lên tàu và rời tàu, bố trí nơi nghỉ, ăn uống
cho hoa tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoa tiêu thực hiện nhiệm vụ;
c) Trước khi hoa tiêu thực hiện nhiệm vụ, thuyền trưởng thông báo cho hoa tiêu biết về
tính năng điều động, tình trạng máy móc, thiết bị của tàu và những thông tin cần thiết
khác nhằm tạo điều kiện cho hoa tiêu có thể chủ động xử lý khi dẫn tàu;
d) Phải có mặt ở buồng lái để kịp thời xử lý các tình huống, tăng cường cảnh giới và
chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả neo. Trường hợp cần thiết phải vắng mặt ở buồng lái,
thuyền trưởng phải giới thiệu cho hoa tiêu biết sỹ quan được mình uỷ quyền thay thế;
e) Việc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu không miễn giảm nghĩa vụ điều khiển của thuyền trưởng.
Thuyền trưởng phải có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, chính xác mọi tình
huống có thể xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tàu;
f) Trường hợp hoa tiêu xử lý tình huống thiếu chính xác hoặc không hợp lý, thuyền
trưởng phải kịp thời đình chỉ hành động đó của hoa tiêu và yêu cầu hoa tiêu phải có
hành động phù hợp để bảo đảm an toàn hành trình của tàu. Trường hợp cần thiết,
thuyền trưởng có quyền yêu cầu thay thế hoa tiêu.
5. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có người rơi xuống nước:
Trường hợp có người rơi xuống nước, thuyền trưởng phải kịp thời áp dụng các biện pháp có
hiệu quả để tìm cứu người bị nạn, đồng thời thông báo cho chủ tàu hoặc người quản lý tàu,
người khai thác tàu, Đài thông tin duyên hải, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải, Cảng
vụ hàng hải, các cơ quan chức năng liên quan nơi gần nhất, thông báo cho các tàu thuyền
khác đang hành trình gần khu vực đó tìm kiếm và cứu nạn; chỉ được phép cho tàu rời khỏi
khu vực có người rơi xuống nước khi đã cố gắng tìm kiếm nhưng xét thấy không còn hy
vọng trừ trường hợp gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển và những người khác trên
tàu. Thời gian và các biện pháp đã tiến hành tìm cứu phải được ghi vào nhật ký hàng hải.
6. Nhiệm vụ của thuyền trưởng trong tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:
a) Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi phát hiện có tàu bị nạn, thuyền trưởng có
nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu nạn, nếu việc cứu nạn không gây nguy
Số kiểm soát: NSH-05-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 8
Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

hiểm nghiêm trọng cho tàu và thuyền viên của mình. Thời gian, vị trí tàu bị nạn và lý
do đến hoặc không đến cứu nạn phải được ghi vào nhật ký hàng hải;
b) Khi cứu hộ tàu bị nạn, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp an toàn và có hiệu
quả để cứu người. Việc cứu tàu, hàng hoá và tài sản khác chỉ được tiến hành khi có sự
thoả thuận của thuyền trưởng tàu bị nạn theo hợp đồng cứu hộ. Trường hợp vì lý do
nào đó mà thuyền trưởng tàu bị nạn không thể ký hợp đồng cứu hộ thì ít nhất phải có
sự thoả thuận bằng lời hay bằng vô tuyến điện hoặc bằng tín hiệu trông thấy được của
thuyền trưởng tàu bị nạn. Các hình thức thoả thuận này phải được ghi vào nhật ký hàng
hải;
c) Khi gặp tàu không có người, nếu điều kiện cho phép thì thuyền trưởng phải tổ chức kéo
tàu đó vào cảng gần nhất và thông báo chính quyền cảng hoặc Cảng vụ hàng hải, chủ
tàu hoặc người quản lý tàu, người khai thác tàu và cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm
quyền của Việt Nam ở nước đó biết. Trường hợp không thể lai dắt được thì ghi vào
nhật ký hàng hải vị trí của tàu đó, nguyên nhân không thực hiện được việc lai dắt và
phải thông báo cho chính quyền cảng hoặc Cảng vụ hàng hải gần nhất.
7. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu gặp nạn, đâm va:
a) Trường hợp xảy ra đâm va với tàu khác, thuyền trưởng phải yêu cầu thuyền trưởng tàu
đó thông báo cho mình biết tên, số hiệu, số IMO, cảng đăng ký, cảng xuất phát, cảng
ghé, cảng đến của tàu và tên chủ tàu. Đồng thời, thông báo cho tàu đó biết những thông
tin nói trên của tàu mình và báo cho chủ tàu, người khai thác tàu, cảng vụ hàng hải nơi
gần nhất. Nếu xét thấy tàu mình có khả năng và điều kiện cho phép thì phải có trách
nhiệm cứu tàu bị nạn, trước hết là cứu người;
b) Sau khi xảy ra tai nạn, đâm va, thuyền trưởng phải kịp thời lập biên bản về diễn biến
xảy ra sự cố, nêu rõ sự thiệt hại của mỗi bên có xác nhận của thuyền trưởng tàu đó và
các bên hữu quan. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ tai nạn theo quy định của pháp
luật;
c) Trường hợp tàu mình gặp nạn mà không còn khả năng cứu được và bắt buộc phải bỏ
tàu, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp để cứu người và tổ chức mang theo nhật
ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thông tin vô tuyến, hải đồ khu vực bị nạn, tiền và các
hồ sơ, tài liệu cần thiết khác của tàu;
d) Nếu tàu mình bị tai nạn mà cần thiết có sự cứu trợ thì thuyền trưởng phải dùng mọi
biện pháp yêu cầu tàu khác cứu giúp, nhưng trước hết phải yêu cầu sự cứu trợ của các
tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam;
e) Nếu được tàu khác cứu giúp, thuyền trưởng có nhiệm vụ chỉ huy thuyền viên, hành
khách của tàu mình thực hiện nghiêm chỉnh quy định của tàu đó;
f) Thuyền trưởng phải thực hiện báo cáo đầy đủ về các sự cố hàng hải xảy ra với tàu mình
theo quy định.
8. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi bỏ tàu:
a) Khi bỏ tàu, thuyền trưởng phải tổ chức đưa người xuống xuồng cứu sinh theo thứ tự ưu
tiên: trẻ em, phụ nữ có thai, người ốm, người già, phụ nữ và người khuyết tật;
b) Khi bỏ tàu, thuyền trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tìm kiếm và
cứu hành khách (nếu có), thuyền viên đang bị mất tích và áp dụng các biện pháp cần
thiết để đưa những người còn lại đến nơi an toàn và về nước, nếu tàu bị tai nạn ở nước
ngoài;
Số kiểm soát: NSH-05-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 8
Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

c) Thuyền trưởng phải là người rời tàu cuối cùng.


9. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có bệnh nhân trên tàu:
a) Trường hợp trên tàu có bệnh nhân nhưng không có đủ khả năng cứu chữa người lâm
bệnh, thuyền trưởng có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để nhận được sự giúp đỡ về y tế,
kể cả phải đưa tàu vào cảng gần nhất và phải báo ngay cho chính quyền cảng và chủ
tàu hoặc người quản lý, người khai thác tàu;
b) Trường hợp thuyền trưởng lâm bệnh nặng hoặc bị tai nạn bất ngờ thì tạm thời trao lại
quyền chỉ huy tàu cho đại phó và báo cáo chủ tàu, người khai thác tàu biết để có biện
pháp giải quyết kịp thời; đồng thời, báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm
quyền của Việt Nam tại nước đó biết nếu tàu ở nước ngoài và phải ghi vào nhật ký
hàng hải.
10. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu vào, rời cảng, neo đậu:
a) Khi tàu hoạt động trong lãnh hải hoặc neo đậu ở cảng và các khu vực neo đậu tại Việt
Nam hoặc nước ngoài, thuyền trưởng phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam,
các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và pháp luật của nước đó;
b) Trước và trong khi làm thủ tục tàu đến, trong và sau khi làm thủ tục tàu rời cảng, không
được cho thuyền viên của tàu giao tiếp với người khác, trừ các trường hợp thật cần
thiết;
c) Trường hợp xảy ra tranh chấp có liên quan đến tàu hoặc thuyền viên bị bắt giữ, thuyền
trưởng phải kịp thời lập kháng nghị hàng hải và phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện
ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam ở nước đó và chủ tàu hoặc người quản lý tàu,
người khai thác biết để có biện pháp can thiệp;
d) Khi tàu đậu trong cảng, thuyền trưởng phải tổ chức áp dụng các biện pháp phòng cháy,
chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho người, tàu và hàng hoá;
e) Khi tàu hành trình ở những khu vực chưa quen biết hoặc tầm nhìn xa bị hạn chế hay
gần khu vực có nhiều vật chướng ngại thuyền trưởng có quyền yêu cầu các sỹ quan
khác phải có mặt ở vị trí để thực hiện nhiệm vụ;
f) Phải có mặt ở buồng lái khi điều động tàu thuyền ra, vào cảng hoặc cập, rời cầu cảng,
khu neo đậu. Khi tàu neo đậu ở các khu vực mà các điều kiện an toàn hàng hải không
đảm bảo, thuyền trưởng phải thường xuyên có mặt ở tàu. Nếu phải vắng mặt trên tàu
thì yêu cầu đại phó ở lại tàu để thay mặt mình xử lý kịp thời những tình huống có thể
xảy ra;
g) Trước khi thuyền trưởng vắng mặt trên tàu phải có chỉ thị cụ thể công việc cho đại phó
hay sỹ quan trực ca boong ở lại tàu; đối với những việc quan trọng phải được ghi rõ
trong nhật ký hàng hải và thông báo cho sỹ quan trực ca boong biết địa chỉ, số điện
thoại (nếu có) của mình trong thời gian vắng mặt trên tàu;
h) Hàng ngày phải kiểm tra và ký xác nhận nội dung các loại nhật ký theo quy định;
i) Kết thúc mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải lập báo cáo gửi chủ tàu, hoặc người quản
lý tàu, người khai thác tàu về tình hình chuyến đi và kết quả việc thực hiện kế hoạch
khai thác tàu.
11. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu chở khách:
Số kiểm soát: NSH-05-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 8
Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hành khách, thuyền
viên, hàng hoá, hành lý và tài sản trên tàu; tổ chức huấn luyện cứu sinh, cứu hoả, cứu
thủng tàu cho thuyền viên và tổ chức hướng dẫn cho hành khách làm quen, sử dụng
phương tiện cứu sinh, cứu hoả và các thiết bị an toàn khác.
12. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi nhận tàu đóng mới:
Khi nhận tàu đóng mới, thuyền trưởng có nhiệm vụ tổ chức nhận bàn giao cụ thể về vỏ
tàu, máy móc, toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, các hồ sơ kỹ thuật, tài sản, dụng cụ sinh
hoạt. Việc nhận và bàn giao tàu phải được lập biên bản có ký xác nhận của bên giao và
thuyền trưởng bên nhận. Tổ chức cho thuyền viên làm quen với tàu để nhanh chóng đưa
tàu vào khai thác an toàn.
13. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi sửa chữa tàu:
a) Duyệt các hạng mục sửa chữa do đại phó, máy trưởng lập và báo cáo chủ tàu quyết
định;
b) Báo cáo xin ý kiến chủ tàu về mọi sửa đổi, bổ sung với các hạng mục sửa chữa nếu
thấy cần thiết và chỉ sửa đổi, bổ sung hạng mục sửa chữa khi được sự đồng ý của chủ
tàu;
c) Trong thời gian tàu ở nơi sửa chữa thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp nhằm bảo
đảm an toàn cho tàu và thực hiện đúng nội quy của nơi sửa chữa; cùng với đại phó,
máy trưởng và các bên liên quan tiến hành kiểm tra vỏ tàu, hệ thống van thông biển,
chân vịt, bánh lái và lập biên bản xác nhận hiện trạng của chúng. Công việc này cũng
phải được thực hiện lại trước khi tàu rời nơi sửa chữa và có xác nhận của cơ quan đăng
kiểm;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát về tiến độ, chất lượng sửa chữa, bảo đảm an toàn lao động
và tổ chức cho thuyền viên thực hiện tốt các công việc tự sửa chữa, tự bảo quản trong
thời gian tàu sửa chữa;
e) Khi hoàn thành việc sửa chữa tàu, tổ chức nghiệm thu từng phần về các hạng mục sửa
chữa, bảo đảm chất lượng, tránh gây thiệt hại cho chủ tàu.
14. Nhiệm vụ trực ca của thuyền trưởng:
a) Nếu trên tàu không bố trí chức danh phó ba thì thuyền trưởng phải đảm nhiệm ca trực
của phó ba;
b) Nếu trên tàu không bố trí chức danh phó hai và phó ba thì nhiệm vụ của chức danh đó
do thuyền trưởng và đại phó đảm nhiệm theo sự phân công của thuyền trưởng.
4.2 Thuyền trưởng có các trách nhiệm sau:
(1) Hiểu thấu đáo HTQLAT&LĐ của Công ty.
(2) Thực hiện và duy trì Chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường của Công ty.
(3) Thúc đẩy thuyền viên tuân thủ Chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường.
(4) Đưa ra các mệnh lệnh và các chỉ dẫn phù hợp một cách rõ ràng và đơn giản.
(5) Kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu đề ra đã được tuân thủ.
(6) Soát xét lại HTQLAT&LĐ và báo cáo khiếm khuyết của HTQLAT&LĐ cho Công ty.
Vào cuối tháng 6 và 12, hoặc trước khi rời tàu, Thuyền trưởng phải thực hiện soát xét
HTQLAT&LĐ dưới tàu và báo cáo theo mẫu mẫu "Biên bản soát xét quản lý an toàn",
NSH-05-01-01, nhằm mục đích đánh giá và phát hiện sự không phù hợp trong Sổ tay
Số kiểm soát: NSH-05-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 7 / 8
Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

HTQLAT&LĐ, đánh giá về các khiếm khuyết cần sửa chữa dưới tàu, đánh giá về huấn
luyện và đào tạo trên tàu, và đưa ra các đề nghị. DPA xem xét và phản hồi các kiến nghị
nêu trong biên bản này.
(7) Thuyền trưởng phải nấm bắt đầy đủ tình trạng hiện tại của tàu trên mọi phương diện từ
vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị cho đến thuyền viên. Hàng tháng, Thuyền trưởng kiểm tra
tàu theo “Danh mục kiểm tra an toàn tàu”, NSH-05-01-02.
(8) Giữ các Giấy chứng nhận, giấy tờ chính thức và các tài liệu quan trọng. Chịu trách
nhiệm mang các tài liệu quan trọng liên quan khi phải bỏ tàu.
(9) Thuyền trưởng chỉ được rời tàu khi đã bàn giao trách nhiệm cho Thuyền phó nhất hoặc
khi có Thuyền trưởng khác được Công ty chỉ định xuống thay.
(10) Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về an toàn hành hải, an toàn con người, tàu, tài sản
và môi trường.
(11) Bằng mọi cách và mọi lúc Thuyền trưởng phải chú ý đến lợi ích của Công ty
4.3 Thuyền trưởng phải chú ý các vấn đề sau đây:
a) Trước chuyến đi:
• Chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi.
• Chú ý tới các yêu cầu về cung ứng như là: dầu đốt, dầu nhờn, nước ngọt, vật tư
phụ tùng.
• Chú ý đến việc tu chỉnh hải đồ, các tài liệu liên quan, các thông báo hàng hải, các
bảng lịch thuỷ triều và các sách hàng hải khác.
• Chú ý đến tình trạng máy móc, thiết bị hàng hải và an toàn khác
• Chú ý tới thời hạn của các giấy tờ của tàu, bằng cấp của các Sỹ quan và chứng chỉ
khả năng chuyên môn của thuyền viên,…
• Chú ý đến một số điểm có thể gặp phải trong chuyến đi như là: mục tiêu khó
bắt, luồng lạch hẹp, mật độ tàu thuyền đông,...
• Chú ý đến hướng dẫn chuyến đi của Công ty, của người thuê tàu.
b) Trong hành trình:
• Chú ý đến an toàn về hành hải, con người, tài sản và môi trường.
• Tuân theo đúng tuyến đường đã vạch như đã được chỉ đẫn.
• Tuân theo các chỉ dẫn của Công ty liên quan đến các báo cáo hàng ngày và các
báo cáo theo yêu cầu cần thiết.
• Chú ý đến những vị trí và thời điểm mà Thuyền trưởng phải có mặt trên buồng
lái để đảm bảo an toàn của tàu.
c) Trong cảng
• Danh mục kiểm tra tàu đến và đi trước khi tàu vào hoặc rời cảng.
• Chú ý đến việc xếp dỡ hàng quý, hàng siêu trọng, hàng nguy hiểm.
• Chú ý đến việc phòng ngừa ô nhiễm và an toàn trong cảng.
• Thuyền trưởng phải chú ý đến lợi ích của Công ty.
Số kiểm soát: NSH-05-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 8 / 8
Chương 5: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG

4.4 Quyền hạn của Thuyền trưởng.


(1) Thuyền trưởng được phép vượt quyền hạn và chịu trách nhiệm về các quyết định
liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm và cũng có quyền yêu cầu sự giúp đỡ
của Công ty khi xét thấy cần thiết.
(2) Thuyền trưởng là người đại diện của Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ việc chỉ huy
con Tàu.
(3) Giám sát thuyền viên thực hiện công việc đã được phân công theo các quy phạm
cũng như các quy định bắt buộc.

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO

- “Biên bản soát xét quản lý an toàn”, NSH-05-01-01,


- “Danh mục kiểm tra an toàn tàu”, NSH-05-01 -02.
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC

Chương 6:
NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
RESOURCES AND PERSONNEL
(NSH-06)
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

1. MỤC ĐÍCH
Qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của thuyền viên.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
 Công ước STCW 2010,
 Công ước MLC 2006,
 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 2005,
 Bộ luật Lao động, 2012,
 Thông tư 07/2012/TT-BGTVT, ngày 21/03/2012, “Quy định về chức danh, nhiệm vụ theo
chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam” của Bộ
Giao thông vận tải,
 Hướng dẫn của IMO về các yếu tố cơ bản của chương trình OHS (MSC-MEPC.2/Circ.3).
 Hướng dẫn của ILO về phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Tổ chức dưới tàu
Tổ chức HTQLAT&LĐ ở dưới tàu được thể hiện bằng sơ đồ tổ chức dưới đây:
Thuyền Trưởng

Tồ an toàn & sức khỏe


Thuyền trưởng: tổ trưỏng
Thuyền phó nhất: tổ viên
Máy trưởng: tổ viên
Phó ba: tổ viên
Thủy thủy trưởng: tổ viên

Bộ phận boong Bộ phận máy

Thuyền phó nhất Máy trưởng


Sỹ quan boong Sỹ quan Máy hai
Thủy thủ trưởng Sỹ quan máy
Thủy thủ lái Sỹ quan điện
Thủy thủ bảo quản Thợ cả
Bếp trưởng Thợ máy
Phục vụ viên
Thợ bơm
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

4.2 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thuyền phó nhất


4.2.1 Nhiệm vụ
Đại phó là người kế cận thuyền trưởng, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền
trưởng. Đại phó có nhiệm vụ sau đây:
a) Trực tiếp tổ chức quản lý, khai thác tàu, phục vụ đời sống, sinh hoạt, trật tự kỷ luật trên
tàu; quản lý và điều hành trực tiếp bộ phận boong, bộ phận phục vụ và y tế trên tàu, giúp
thuyền trưởng chỉ đạo công việc của các sỹ quan boong khi tàu không hành trình. Trường
hợp thuyền trưởng vắng mặt, đại phó thay mặt thuyền trưởng phụ trách các công việc
chung của tàu; thừa lệnh của thuyền trưởng, ban hành các mệnh lệnh liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ của thuyền viên theo Sổ tay quản lý an toàn;
b) Trực ca từ 04 giờ đến 08 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ trong ngày. Khi điều động tàu ra,
vào cảng hoặc hành trình trên luồng hẹp, đến các khu vực neo đậu đại phó phải có mặt ở
phía mũi tàu để chỉ huy việc thực hiện lệnh của thuyền trưởng;
c) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật
và an toàn lao động thuộc bộ phận mình phụ trách;
d) Tổ chức khai thác và bảo quản vỏ tàu, boong tàu, thượng tầng và buồng ở, phòng làm
việc, kho tàng, hệ thống máy móc, thiết bị trên boong tàu như hệ thống hầm hàng, neo,
bánh lái, tời, cần cẩu, dây buộc tàu, hệ thống phòng chống cháy, hệ thống đo nước, thông
gió, dụng cụ chống thủng và các phương tiện cứu sinh theo đúng quy trình, quy phạm
vận hành kỹ thuật; kịp thời báo cáo thuyền trưởng biết những hư hỏng, mất mát và đề
xuất các biện pháp khắc phục; nếu thiết bị có liên quan đến bộ phận máy thì thông báo
cho máy trưởng để có biện pháp khắc phục;
e) Theo dõi ngày công, bố trí nghỉ bù cho thuyền viên bộ phận boong; sắp xếp chỗ ăn, chỗ
ở, thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi và giải trí cho thuyền viên;
f) Cùng máy trưởng lập và trình thuyền trưởng bảng phân công nhiệm vụ cho thuyền viên
của tàu phải thực hiện khi có lệnh báo động về cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu và bỏ
tàu; ít nhất mỗi tháng một lần tổ chức tập luyện cho thuyền viên về cứu hoả, cứu sinh,
cứu thủng tàu; trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động của thuyền viên để cứu tàu khi có lệnh
báo động; tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra số lượng thuyền viên, hành khách
xuống xuồng cứu sinh khi có lệnh bỏ tàu và bằng mọi cách giúp thuyền trưởng bảo vệ
nhật ký hàng hải, nhật ký vô tuyến điện, hải đồ, tiền mặt và các giấy tờ cần thiết khác;
định kỳ tổ chức kiểm tra phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu và báo cáo thuyền
trưởng biết để kịp thời có biện pháp khắc phục; định kỳ tiến hành kiểm tra vỏ tàu và các
trang thiết bị trên boong;
g) Lập sổ theo dõi việc sửa chữa các phương tiện, thiết bị thuộc bộ phận boong và kiểm tra
kết quả việc sửa chữa đó; lập kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị kỹ thuật, nước ngọt, thực
phẩm, lương thực và tổ chức quản lý, sử dụng các vật tư thiết bị đó khi được cấp;
h) Kiểm tra nước la canh, két nước dằn, két nước ngọt. Khi cần thiết lệnh cho sỹ quan trực
ca máy bơm nước điều chỉnh để bảo đảm cho tàu luôn ở trạng thái cân bằng; kiểm tra dây
buộc tàu, khu vực gần chân vịt trước khi thông báo bộ phận máy tiến hành chạy thử máy;
i) Trường hợp thuyền trưởng vắng mặt, nếu xảy ra tình huống cấp bách không bảo đảm an
toàn cho tàu hoặc khi có lệnh của Giám đốc cảng vụ hàng hải hay chủ tàu thì đại phó có
trách nhiệm yêu cầu hoa tiêu đến để điều động tàu đảm bảo an toàn;
j) Đôn đốc việc giữ gìn vệ sinh trên tàu, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên;
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

k) Trước khi tàu rời cảng, phải kiểm tra và báo cáo cho thuyền trưởng các việc có liên quan
đến chuyến đi như đóng kín hầm hàng, cửa kín nước, việc chằng buộc trang thiết bị và
hàng hoá trên boong, số thuyền viên có mặt, tình trạng người trốn theo tàu; kiểm tra hệ
thống lái, thiết bị neo, thiết bị phát tín hiệu bằng âm thanh, ánh sáng, đèn hành trình, tay
chuông và các thiết bị thông tin liên lạc nội bộ của tàu. Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời
cảng, đại phó phải báo cáo cụ thể cho thuyền trưởng về công việc chuẩn bị của chuyến
đi;
l) Tổ chức giao nhận hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm và chuẩn bị các giấy tờ về hàng hóa
trình thuyền trưởng; hàng ngày phải báo cáo thuyền trưởng biết về tình hình làm hàng và
số lượng hàng hoá xếp dỡ được; trước khi xếp hàng hóa, có nhiệm vụ lập sơ đồ xếp dỡ
hàng hoá theo yêu cầu của thuyền trưởng nhằm tận dụng dung tích và trọng tải của tàu,
bảo đảm đúng quy định về xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá trên tàu; đặc biệt, chú ý đối với
việc xếp dỡ nhiều loại hàng trong một chuyến, hàng trả ở nhiều cảng, hàng nguy hiểm,
hàng rời, hàng chở trên boong và hàng khác. Sơ đồ xếp dỡ hàng phải được thuyền trưởng
phê duyệt trước khi xếp hàng lên tàu, dỡ hàng khỏi tàu;
m) Trong thời gian làm hàng phải thường xuyên có mặt ở tàu để theo dõi tiến độ xếp dỡ
hàng hoá; tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt nhằm bảo đảm đúng số lượng và chất lượng
hàng hoá khi giao nhận; trường hợp cần vắng mặt thì báo cáo thuyền trưởng biết và giao
việc theo dõi làm hàng cho sỹ quan trực ca boong nhưng phải ghi rõ những yêu cầu và sự
chú ý cần thiết;
n) Khi xếp hàng phải kiểm tra việc chèn lót, ngăn cách, thông gió; thực hiện đúng quy trình,
quy phạm vận chuyển hàng hoá, nhất là đối với các loại hàng nguy hiểm, hàng rời, hàng
chở trên boong; bảo đảm an toàn lao động và an toàn máy móc, thiết bị cho công nhân
làm hàng trên tàu;
o) Theo dõi việc đóng, mở hầm hàng theo đúng quy trình kỹ thuật; trực tiếp chứng kiến việc
niêm phong hầm hàng và kiểm tra các mối cặp chì theo yêu cầu của hợp đồng vận
chuyển;
p) Khi xảy ra các trường hợp có ảnh hưởng đến hàng hoá phải áp dụng mọi biện pháp để
cứu hàng hoá và kịp thời báo cáo thuyền trưởng; thường xuyên kiểm tra việc chằng buộc
hàng hoá, nắp hầm hàng; áp dụng mọi biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn cho hàng hoá
khi tàu hành trình trong điều kiện thời tiết xấu; kiểm tra kỹ hầm hàng trước khi tiếp nhận
hàng hoá xuống tàu và phải áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho
tàu, hàng hoá chở trên tàu;
q) Bảo đảm xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, hàng rời, hàng chở trên boong,
hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, hàng siêu trọng và các loại hàng hoá đặc biệt khác
theo đúng quy định;
r) Tổ chức việc tiếp nhận và phục vụ hành khách đối với tàu chở khách nhưng không bố trí
chức danh thuyền phó hành khách;
s) Xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng
boong;
t) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập đại phó và huấn luyện, hướng dẫn sử
dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa cho thuyền viên mới xuống tàu;
u) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công
4.2.2 Trách nhiệm
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

Phụ trách chung tổ boong. Theo dõi, bảo dưỡng các máy móc trang thiết bị do tổ boong quản
lý. Bố trí, phân công và kiểm tra công việc điều hành và bảo quản tàu hàng ngày của sĩ quan
thuyền viên bộ phận boong.
Trước khi tàu lên đà hoặc sửa chữa theo kế hoạch, Thuyền phó nhất phải lập hạng mục sửa
chữa phần boong trình cho Thuyền trưởng; Khi hoàn thành sửa chữa, phải ký biên bản nghiệm
thu xác nhận chất lượng và kết quả công việc.
Giữ an toàn cho các công việc ở trên tàu và ngăn ngừa ô nhiễm dầu.
Giữ cho tàu sạch sẽ, vệ sinh, ngăn nắp trật tự.
Mỗi ngày hai lần Thuyền phó nhất phải kiểm tra sổ ghi số đo nước ngọt, nước ballast và la
canh hầm hàng do thuỷ thủ phụ trách thực hiện.
Quản lý kho tàng, phụ tùng do bộ phận boong quản lý.
Luôn giữ cho tàu ở trạng thái ổn định về: thế vững, hiệu số mớn nước, ứng suất và cân bằng.
Thuyền phó nhất phụ trách hoạt động làm hàng của tàu.
Trước khi xếp hàng
• Chuẩn bị sơ đồ xếp hàng.
• Tính toán thế vững và hiệu số mớn nước của tàu.
• Dự kiến điều kiện, tình trạng tàu lúc khởi hành & khi đến cảng kế tiếp và báo cáo
Thuyền trưởng phê duyệt
• Kiểm tra kỹ tình trạng của thiết bị làm hàng, các hầm hàng và các việc chuẩn bị làm
hàng khác
• Hướng dẫn kỹ sơ đồ xếp hàng cho Sỹ quan trực ca boong.
Quá trình xếp và dỡ hàng
• Thuyền phó nhất phải có mặt ở tàu trong quá trình xếp và dỡ hàng.
• Trực tiếp giám sát việc xếp / dỡ những loại hàng quí, hàng siêu trọng, hàng nguy hiểm
và phải vạch kế hoạch cho việc xếp dỡ và bảo quản hàng hoá.
• Bằng mọi cách tổ chức hợp lý công việc để đẩy nhanh tốc độ làm hàng.
• Chú ý đến sự an toàn của thuyền viên, Công nhân xếp dỡ, tình trạng của hàng hoá,
phòng cháy, ngăn ngừa ô nhiễm.v.v. và những hư hỏng có thể ảnh hưởng đến tàu.
• Ghi đầy đủ vào giấy tờ liên quan đến việc làm hàng.
Trước khi rời và đến cảng
• Báo cáo cho Thuyền trưởng điều kiện chạy tàu.
• Kiểm tra số lượng thuyền viên trên tàu, tìm kiếm phát hiện những người trốn trên tàu.
• Khi tàu neo, trước khi rời / đến cảng hoặc di chuyển vị trí Thuyền phó nhất phải có mặt
ở mũi tàu.
Trong khi hành trình
• Trực ca buồng lái.
• Hướng dẫn và giám sát công việc bảo quản bảo dưỡng của thuỷ thủ trưởng và các thủy
thủ dựa theo bản "Kế hoạch bảo quản bảo dưỡng".
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

• Bảo quản hàng hóa.


• Kiểm tra kỹ tình trạng của thiết bị làm hàng, các hầm hàng và các việc chuẩn bị làm
hàng khác.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo lệnh của Thuyền trường. Chỉ được rời tàu khi Thuyền
trưởng có mặt tại tàu.
4.3 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thuyền phó hai
Phó hai chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng khi tàu hành trình và của đại
phó khi tàu không hành trình. Phó hai có nhiệm vụ sau đây:
a) Trực tiếp phụ trách và tổ chức bảo quản, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị hàng hải, hải
đồ và các tài liệu về hàng hải, dụng cụ trên tàu;
b) Quản lý buồng lái, buồng hải đồ, nhật ký hàng hải; bảo quản và tu chỉnh hải đồ, các tài
liệu hàng hải khác theo các thông báo nhận được;
c) Lập kế hoạch tuyến đường của chuyến đi và chuẩn bị hải đồ, tài liệu về hàng hải cho
chuyến đi; kiểm tra đèn hành trình, máy móc, thiết bị và dụng cụ hàng hải thuộc phạm vi
mình phụ trách;
d) Bảo quản và duy trì sự hoạt động của đồng hồ tàu, thời kế, lấy nhật sai thời kế hàng ngày
và ghi nhật ký thời kế;
e) Bảo quản, kiểm tra sai số và chỉnh lý các dụng cụ, thiết bị hàng hải trên tàu; quản lý các
linh kiện, phụ tùng dự trữ thay thế của máy móc, thiết bị hàng hải; trực tiếp khởi động và
tắt la bàn con quay theo lệnh của thuyền trưởng;
f) Lập kế hoạch dự trù phụ tùng thay thế, các hạng mục sửa chữa định kỳ và đột xuất; bảo
đảm cho các máy móc hàng hải luôn ở trạng thái hoạt động bình thường, có độ chính xác
cao, đồng thời quản lý và sử dụng hợp lý vật tư, trang thiết bị được cấp;
g) Giúp đại phó theo dõi việc giao nhận và xếp dỡ hàng hoá theo đúng sơ đồ đã được
thuyền trưởng duyệt;
h) Khi điều động tàu ra, vào cảng phải có mặt ở phía lái tàu hoặc vị trí do thuyền trưởng chỉ
định để chỉ huy thực hiện lệnh của thuyền trưởng; trường hợp cần thiết, theo sự phân
công của thuyền trưởng, đảm nhiệm một số nhiệm vụ của đại phó;
i) Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng, phải báo cáo đại phó về các công việc chuẩn bị của
mình cho chuyến đi;
j) Đảm nhiệm các công việc của phó ba nếu trên tàu không bố trí chức danh phó ba, trừ
nhiệm vụ trực ca do thuyền trưởng đảm nhiệm;
k) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập phó hai;
l) Đảm nhiệm ca trực từ 00 giờ đến 04 giờ và từ 12 giờ đến 16 giờ trong ngày;
m) Quản lý tủ thuốc trên tàu ngăn chặn sự tồn tại của những loại thuốc hoặc chất bất hợp
pháp trên tàu.
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.
4.4 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thuyền phó ba
Phó ba chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng khi tàu hành trình và của đại
phó khi tàu không hành trình. Phó ba có nhiệm vụ sau đây:
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

a) Trực tiếp phụ trách và tổ chức bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị cứu sinh,
cứu hỏa như xuồng cứu sinh, phao tự thổi, phao tròn, áo phao cá nhân, bình chữa cháy,
vòi chữa cháy và phải đảm bảo các dụng cụ, thiết bị này luôn ở trạng thái sẵn sàng sử
dụng an toàn, thuận lợi khi có tình huống khẩn cấp xẩy ra;
b) Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị trên xuồng cứu sinh, lập kế hoạch và định kỳ
tiến hành thay thế, bổ sung các dụng cụ, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, thuốc cấp
cứu sau khi đã được thuyền trưởng phê duyệt;
c) Trực tiếp phụ trách công tác hành chính và quản trị trên tàu nếu trên tàu không bố trí
chức danh quản trị;
d) Giúp thuyền trưởng chuẩn bị các giấy tờ để làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng;
e) Giúp đại phó trong việc kiểm tra, bảo quản các dụng cụ, thiết bị cứu thủng tàu;
f) Giúp phó hai trong việc bảo quản, chỉnh lý các dụng cụ, thiết bị hàng hải, tu chỉnh hải đồ
và các tài liệu hướng dẫn hàng hải khác;
g) Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng, phải báo cáo đại phó về việc chuẩn bị của mình
cho chuyến đi;
h) Khi điều động tàu ra, vào cảng phải có mặt ở buồng lái để thực hiện lệnh của thuyền
trưởng trong việc điều khiển tay chuông, ghi chép nhật ký điều động, xác định vị trí tàu
và các nghiệp vụ hàng hải khác;
i) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập phó ba;
j) Đảm nhiệm ca trực từ 08 giờ đến 12 giờ và từ 20 giờ đến 24 giờ trong ngày;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công
4.5 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thuỷ thủ trưởng
Thủy thủ trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của đại phó. Thủy thủ trưởng có
nhiệm vụ sau đây:
a) Phân công và điều hành công việc của thuỷ thủ;
b) Kiểm tra và theo dõi việc bảo quản vỏ tàu, các loại dây, trang thiết bị của các hệ thống
neo, cần cẩu, phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu, các kho để vật tư dụng cụ và
vật tư kỹ thuật, các tài sản khác của tàu do bộ phận boong quản lý. Hàng tháng phải ghi
lượng tiêu hao vật tư boong và báo cáo cho Thuyền phó nhất.
c) Kiểm tra trật tự, vệ sinh trên boong; hướng dẫn thuỷ thủ thực hiện đúng yêu cầu quy định
về an toàn lao động trên tàu, đặc biệt chú ý khi thực hiện các công việc trên cao, ngoài
mạn tàu, trong hầm hàng, hầm nước dằn, các két và khi tàu ra, vào cảng;
d) Lập và trình đại phó kế hoạch làm việc hàng ngày của bộ phận boong và tổ chức thực
hiện có hiệu quả các công việc đó;
e) Theo dõi và kiểm tra hệ thống đường ống trên boong, lỗ đo nước la canh hầm hàng, lỗ
ống lỉn và các hệ thống van nước;
f) Lập và trình đại phó bản dự trù vật tư kỹ thuật cho bộ phận boong và tổ chức quản lý, sử
dụng hợp lý các vật tư được cấp;
g) Lập và trình đại phó kế hoạch sửa chữa, bảo quản máy tời, cần cẩu, ròng rọc, pa lăng, ma
ní, dây làm hàng, dây buộc tàu và các trang thiết bị khác trên boong;
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 7 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

h) Quản lý và sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị và các dụng
cụ thuộc bộ phận mình quản lý;
i) Trước khi tàu rời cảng, phải tổ chức chằng buộc chắc chắn các dụng cụ, thiết bị và hàng
hoá chở trên boong, đóng hầm hàng, cửa kín nước, phủ bạt đậy hầm hàng, đóng nêm và
xiết chặt tăng đơ theo đúng quy định;
j) Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu
thủng tàu và các trang thiết bị khác;
k) Khi tàu hành trình gặp thời tiết xấu phải kiểm tra hàng hoá, vật tư trên boong và trong
kho, xuồng cứu sinh, các cửa kín nước, nếu thấy cần thiết phải tiến hành chằng buộc gia
cố lại;
l) Khi xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng, phải chuẩn bị thiết bị cẩu và trực tiếp điều khiển
công việc cẩu hàng dưới sự giám sát của đại phó hoặc sỹ quan boong trực ca;
m) Khi tàu cập hoặc rời cầu hay đến gần khu vực neo đậu hoặc qua các khu vực nguy hiểm,
thuỷ thủ trưởng phải có mặt ở phía mũi tàu để thực hiện nhiệm vụ;
n) Trường hợp cần thiết, đảm nhiệm trực ca hoặc đốc ca theo sự phân công của đại phó.
4.6 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thuỷ thủ lái (A.B)
Thủy thủ chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thủy thủ trưởng. Thủy thủ có nhiệm vụ
sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ trực ca, chấp hành mệnh lệnh của sỹ quan boong trực ca;
b) Bảo quản, bảo dưỡng vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo sự phân công của
thủy thủ trưởng hoặc thủy thủ phó;
c) Theo dõi việc xếp dỡ hàng hoá, kịp thời phát hiện những rò rỉ, xếp dỡ không đúng quy
định và báo cáo sỹ quan boong trực ca biết để xử lý. Nắm vững công việc khi tàu ra, vào
cảng, đóng mở hầm hàng, làm dây, nâng và hạ cần cẩu, đo nước, bảo quản, đưa đón hoa
tiêu lên và rời tàu, thông thạo thông tin tín hiệu bằng cờ và đèn;
d) Nắm vững cấu trúc, đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tàu, các nơi quy định đặt các thiết
bị cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu, bảo quản và sử dụng các trang thiết bị đó đúng quy
định;
e) Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của tàu về chế độ làm việc, ăn ở, sinh hoạt, an ninh, trật
tự và vệ sinh trên tàu.
f) Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Thuyền phó nhất, Sỹ quan trực ca boong
hoặc thuỷ thủ trưởng.
4.7 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thuỷ thủ thủ bảo quản (O.S)
Thuỷ thủ bảo quản phải tham gia vào các công việc của tổ boong .
Thực hiện các công việc bảo quản theo yêu cầu của thuỷ thủ trưởng. Tham gia vào các công
việc xếp dỡ hàng trong cảng .
Có mặt ở mũi tàu hay sau lái khi tàu ra vào cầu hay chuyển cầu .
Thực hiện nhiệm vụ của thuỷ thủ lái trong trường hợp Thuyền phó nhất, Sỹ quan trực ca
boong hoặc thuỷ thủ trưởng yêu cầu .
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của thuỷ thủ trưởng .
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 8 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

4.8 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Bếp trưởng:


Nhiệm vụ của Bếp trưởng là tham gia vào các công việc của bộ phận phục vụ
Có nhiệm vụ chuẩn bị và bảo quản thực phẩm, lên thực đơn, nấu những món ăn ngon hợp
khẩu vị với thuyền viên.
Kiểm tra chất lượng số lượng thực phẩm mua về.
Báo cáo với Thuyền trưởng số lượng thực phẩm còn tồn kho vào cuối tháng.
Giữ vệ sinh kho thực phẩm, nhà bếp và các kho khác hay các nơi bếp trưởng quản lý.
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Thuyền trưởng.
4.9 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Phục vụ viên
Giúp bếp trưởng chuẩn bị bữa ăn, chia khẩu phần, rửa dụng cụ ăn uống.
Có nhiệm vụ phục vụ buồng ở của Thuyền trưởng và sỹ quan trên tàu
Làm vệ sinh các buồng công cộng, nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng.
Vận chuyển và bảo quản thực phẩm.
Phục vụ ăn uống cho hoa tiêu và khách ...
Làm các công việc khác theo yêu cầu của của Bếp trưởng.
4.10 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy trưởng
Máy trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Máy trưởng có nhiệm
vụ sau đây:
a) Tổ chức quản lý, điều hành lao động và thực hiện chế độ làm việc, trực ca, nghỉ ngơi cho
thuyền viên thuộc bộ phận máy và điện;
b) Tổ chức quản lý khai thác an toàn, đạt hiệu quả kinh tế đối với tất cả các máy móc, thiết
bị như máy chính, nồi hơi, máy làm lạnh, máy phụ, máy móc điện, thiết bị điện, các hệ
thống và thiết bị động lực khác theo quy trình, quy phạm hiện hành; bảo đảm an toàn kỹ
thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các hệ thống, thiết
bị do các bộ phận khác quản lý như máy neo, phần cơ của máy lái, máy cẩu làm hàng, hệ
thống tời, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió, hệ thống khác và hướng dẫn thuyền
viên của các bộ phận này thực hiện vận hành đúng quy trình, quy phạm hiện hành;
c) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật
và an toàn lao động thuộc bộ phận mình phụ trách;
d) Thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện nội quy phòng chống cháy nổ ở buồng
máy, trạm phát điện, xưởng, kho tàng, phòng làm việc, buồng ở và các khu vực khác do
bộ phận máy và điện quản lý;
e) Khi có lệnh báo động, phải chỉ đạo thuyền viên bộ phận máy và điện thực hiện đúng
nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp bỏ tàu, phải mang theo và bảo vệ nhật ký máy cùng
các tài liệu liên quan;
f) Hàng ngày kiểm tra việc ghi chép và ký xác nhận nhật ký máy, nhật ký dầu và các sổ
theo dõi hoạt động của máy móc, thiết bị của tàu do bộ phận máy và điện quản lý;
g) Tổ chức cho thuyền viên bộ phận máy và điện kịp thời khắc phục sự cố và hư hỏng của
máy móc, thiết bị; duy trì đúng chế độ bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, đột xuất và
định kỳ đối với máy móc, thiết bị; đề xuất kế hoạch sửa chữa định kỳ các máy móc, thiết
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 9 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

bị thuộc bộ phận mình phụ trách và tiến hành kiểm tra kết quả sửa chữa; duyệt dự toán
cung cấp vật tư kỹ thuật, nhiên liệu do các sỹ quan máy và điện đề xuất; đồng thời, theo
dõi việc sử dụng, bảo quản vật tư kỹ thuật, nhiên liệu đã được cấp phát;
h) Trực tiếp điều khiển máy tàu khi điều động tàu ra, vào cảng, qua eo biển, luồng hẹp, khu
vực nguy hiểm, tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc khi cần thiết theo lệnh của thuyền trưởng và
chỉ khi được phép của thuyền trưởng thì máy trưởng mới rời khỏi buồng máy hoặc buồng
điều khiển (nếu có) và giao cho máy hai thay thế mình trực tiếp điều khiển máy;
i) Thực hiện một cách kịp thời, chính xác mệnh lệnh điều động tàu của thuyền trưởng; nếu
vì lý do nào đó không thực hiện được hoặc thực hiện chậm trễ thì máy trưởng phải kịp
thời báo cáo thuyền trưởng biết để xử lý. Trường hợp đặc biệt, nếu thực hiện mệnh lệnh
của thuyền trưởng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thuyền viên hay làm tổn hại đến
máy móc, thiết bị thì phải báo cáo ngay thuyền trưởng biết và chỉ chấp hành mệnh lệnh
của thuyền trưởng khi thuyền trưởng quyết định tiếp tục thi hành lệnh nói trên. Lệnh của
thuyền trưởng và việc thi hành lệnh này phải được ghi vào nhật ký hàng hải và nhật ký
máy;
j) Kiểm tra việc chuẩn bị cho chuyến đi của bộ phận máy, điện và ít nhất 02 giờ trước khi
tàu rời cảng báo cáo thuyền trưởng biết công việc chuẩn bị của bộ phận mình;
k) Lập báo cáo cho chủ tàu, người khai thác tàu về tình trạng máy móc, thiết bị của tàu theo
đúng chế độ quy định;
l) Trong thời gian điều động tàu trong cảng, luồng hẹp hoặc hành trình trên biển, máy
trưởng muốn thay đổi chế độ hoạt động của máy, các thiết bị kỹ thuật khác hay điều
chỉnh nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn thì phải được sự đồng ý của thuyền trưởng;
m) Dự tính trước những khó khăn, hư hỏng có thể xảy ra đối với máy móc, thiết bị và chuẩn
bị các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục một cách hiệu quả khi xảy ra sự cố; đồng
thời, báo cáo thuyền trưởng biết để chủ động xử lý khi cần thiết;
n) Trường hợp có sự cố xảy ra đối với máy móc, thiết bị thì máy trưởng hành động theo
trách nhiệm và kinh nghiệm của mình để xử lý sự cố đó và kịp thời báo cáo thuyền
trưởng biết những biện pháp đã thực hiện và hướng xử lý tiếp theo;
o) Trường hợp thuyền viên thuộc bộ phận máy và điện có hành động làm hư hỏng máy
móc, thiết bị, máy trưởng có quyền đình chỉ công việc của thuyền viên đó và kịp thời báo
cáo thuyền trưởng biết;
p) Khi tàu neo đậu ở cảng, nếu được thuyền trưởng chấp thuận, máy trưởng có thể vắng mặt
trên tàu nhưng phải giao nhiệm vụ cho máy hai và báo rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại
(nếu có) của mình;
q) Khi đến nhận nhiệm vụ trên tàu, máy trưởng phải tiếp nhận và tổ chức quản lý toàn bộ
máy móc, thiết bị, nhiên liệu, dầu mỡ, dụng cụ đồ nghề, tài sản, vật tư kỹ thuật và các hồ
sơ tài liệu thuộc bộ phận máy và điện; số lượng và khả năng nghiệp vụ chuyên môn của
thuyền viên bộ phận máy và điện. Biên bản tiếp nhận và bàn giao được lập thành 04 bản
có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng: 01 bản giao cho chủ tàu, 01 bản cho thuyền
trưởng, bên giao và bên nhận mỗi bên 01 bản;
r) Khi nhận tàu đóng mới, tàu mới mua hay tàu sửa chữa, máy trưởng tổ chức nghiệm thu,
tiếp nhận phần máy và điện;
s) Xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng
máy;
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 10 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

t) Máy trưởng thực hiện nhiệm vụ trực ca trong các trường hợp sau:
 Nếu trên tàu không bố trí chức danh máy hai thì nhiệm vụ trực ca do máy trưởng
thực hiện;
 Nếu trên tàu không bố trí chức danh máy ba thì nhiệm vụ của chức danh đó do máy
trưởng và máy hai đảm nhiệm theo sự phân công của máy trưởng;
 Nếu trên tàu không bố trí chức danh máy tư thì máy trưởng phải đảm nhiệm ca trực
của máy tư;
u) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công
4.11 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy hai
Máy hai là người kế cận máy trưởng, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy trưởng.
Máy hai có nhiệm vụ sau đây:
a) Trực tiếp quản lý và khai thác máy chính, máy móc thiết bị khác hoạt động theo đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm; định kỳ tiến hành bảo quản và sửa chữa
những hư hỏng đột xuất các máy móc, thiết bị do mình phụ trách;
b) Bảo đảm tình trạng kỹ thuật và hoạt động bình thường của máy chính, hệ thống trục chân
vịt, máy sự cố, thiết bị chưng cất nước ngọt, phần cơ của máy lái, máy lai các máy và
thiết bị phòng chống cháy ở buồng máy và các bình nén gió phục vụ khởi động máy; máy
móc thiết bị trên boong như máy tời, neo; thiết bị làm hàng, máy phân ly dầu nước, thiết
bị xử lý chất thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước ballast; các thiết bị tự động hoá, các
dụng cụ và thiết bị dùng để kiểm tra, đo, thử cũng như các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ
cho các máy móc, thiết bị do mình phụ trách;
c) Lập kế hoạch làm việc của bộ phận máy; phân công ca trực, ca bảo quản và chấm công,
sắp xếp nghỉ phép, nghỉ bù cho thuyền viên bộ phận máy và điện;
d) Có mặt khi khởi động máy chính, đóng truyền động chân vịt và các máy móc quan trọng
khác;
e) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản, dự trù vật tư, phụ tùng thay thế
cho máy chính và cho các máy móc, thiết bị do mình quản lý và tổ chức triển khai việc
sửa chữa theo kế hoạch đã phê duyệt;
f) Tiếp nhận, bảo quản, phân phối, điều chỉnh, tính toán dầu bôi trơn;
g) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật, các hạng mục đã được sửa chữa, bảo dưỡng;
quản lý các loại hồ sơ, tài liệu kỹ thuật và nhật ký máy các loại;
h) Trực tiếp tổ chức học tập và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thuyền viên bộ phận
máy và điện;
i) Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo máy trưởng việc chuẩn bị của mình cho
chuyến đi;
j) Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập máy hai;
k) Khi cần thiết và được sự chấp thuận của thuyền trưởng, máy hai có thể thay thế máy
trưởng;
l) Nhiệm vụ trực ca của máy hai từ 04 giờ đến 08 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ trong ngày;
m) Chỉ đạo tốt việc hoạt động của Tổ máy. Thực hiện và giám sát kế hoạch bảo dưỡng. Bố
trí điều động lao động một cách hợp lý để hoàn tất các yêu cầu của Máy trưởng.
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 11 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do máy trưởng phân công


4.12 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy ba:
Máy ba chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy trưởng và máy hai. Máy ba có nhiệm
vụ sau đây:
a) Trực tiếp quản lý và khai thác máy lai máy phát điện, máy nén gió độc lập, máy lọc dầu
đốt, máy lọc dầu nhờn, bơm dầu đốt, thiết bị hâm nóng nhiên liệu và thiết bị khác. Trên
các tàu máy hơi nước, máy ba phụ trách lò, nồi hơi và các máy móc, thiết bị thuộc lò và
nồi hơi; trực tiếp điều hành công việc của thợ lò, nếu trên tàu không bố trí chức danh
trưởng lò;
b) Vận hành và khai thác máy chính, máy móc thiết bị khác hoạt động theo đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật và quy trình, quy phạm;
c) Tổ chức tiếp nhận, bảo quản, phân phối, điều chỉnh, tính toán nhiên liệu cho tàu;
d) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với các máy móc, thiết bị do
mình quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch đã được phê duyệt;
e) Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho máy móc, thiết bị thuộc mình quản lý và tổ chức quản lý,
sử dụng vật tư kỹ thuật theo đúng quy định hiện hành;
f) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật và quản lý các hồ sơ, tài liệu của máy móc thiết
bị do mình phụ trách;
g) Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo máy trưởng biết việc chuẩn bị của
mình cho chuyến đi;
h) Đảm nhiệm nhiệm vụ của máy tư nếu trên tàu không bố trí chức danh máy tư, trừ nhiệm
vụ trực ca do máy trưởng đảm nhiệm;
i) Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập máy ba;
j) Đảm nhiệm ca trực 00 giờ đến 04 giờ và 12 giờ đến 16 giờ trong ngày;
k) Đảm nhiệm các công việc khác do máy trưởng phân công
4.13 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy tư:
Máy tư chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy trưởng / máy hai. Máy tư có nhiệm vụ
sau đây:
a) Trực tiếp quản lý và khai thác hệ thống đường ống, hệ thống nước dằn, bơm la canh,
bơm thoát nước và các thiết bị phục vụ cho các hệ thống đó; hệ thống thông gió buồng
máy, hệ thống nước sinh hoạt và vệ sinh, nồi hơi phụ, máy xuồng cứu sinh, các máy bơm
độc lập, hệ thống phát âm hiệu; trường hợp trên tàu không bố trí chức danh sỹ quan máy
lạnh thì máy tư chịu trách nhiệm bảo đảm khai thác kỹ thuật các thiết bị làm lạnh, hệ
thống điều hòa không khí, hệ thống làm mát bằng không khí;
b) Khai thác máy đảm bảo tình trạng kỹ thuật, chế độ hoạt động của máy móc, thiết bị theo
đúng quy trình, quy phạm hiện hành;
c) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với máy móc thiết bị do mình
quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch đã phê duyệt;
d) Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho các máy móc, thiết bị do mình quản lý và tổ chức quản lý,
sử dụng các vật tư được cấp theo đúng quy định hiện hành;
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 12 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

e) Cùng với đại phó kiểm tra hầm hàng, nước dằn, các hệ thống đường ống trước và trong
quá trình bốc dỡ hàng;
f) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật và quản lý các hồ sơ tài liệu của máy móc thiết
bị do mình phụ trách;
g) Ít nhất 03 giờ trước khi tàu khởi hành phải báo cáo máy trưởng về công việc chuẩn bị của
mình cho chuyến đi;
h) Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thuyền viên thực tập máy tư trên tàu;
i) Đảm nhiệm ca trực từ 08 giờ đến 12 giờ và 20 giờ đến 24 giờ trong ngày;
j) Đảm nhiệm các công việc khác do máy trưởng và máy hai phân công
4.14 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Sỹ quan điện
Sỹ quan điện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy trưởng. Sỹ quan điện có nhiệm
vụ sau đây:
a) Trực tiếp quản lý và khai thác theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành tất cả hệ thống
và trang thiết bị điện trên tàu như máy phát điện, hệ thống tự động điều khiển từ xa, hệ
thống thông tin liên lạc nội bộ, hệ thống tín hiệu, nguồn điện cho các máy móc điện hàng
hải và các thiết bị khác; vận hành mạng máy tính; trực tiếp phụ trách động cơ điện và các
bộ đổi điện, máy phát điện sự cố, đèn hành trình, ắc quy;
b) Bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của máy móc, thiết bị điện trên
tàu;
c) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với hệ thống máy móc, thiết bị
điện trên tàu và tổ chức thực hiện;
d) Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho hệ thống máy móc, thiết bị điện trên tàu và chịu trách
nhiệm về quản lý, sử dụng các vật tư kỹ thuật được cấp;
e) Giám sát chế độ hoạt động của máy móc, thiết bị điện trên tàu;
f) Phải có mặt ở khu vực bố trí bảng phân phối điện chính khi tàu ra, vào cảng, hành trình
qua luồng hẹp, trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế, các máy bơm bắt đầu làm việc,
cẩu hàng chuẩn bị làm việc hoặc chọn chế độ làm việc cho các máy phát điện;
g) Quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật về phần điện của tàu; theo dõi, ghi chép các loại nhật
ký về phần điện;
h) Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo máy trưởng công việc chuẩn bị cho
chuyến đi của bộ phận điện;
4.15 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thợ cả.
Thợ cả là tổ trưởng của tổ thợ máy và tham gia các công việc của tổ máy. Thợ cả chịu sự
quản lý và điều hành trực tiếp của máy hai. Thợ cả có nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị theo yêu cầu và hướng dẫn của máy trưởng
và các sỹ quan máy;
b) Quản lý và sử dụng thành thạo các máy công cụ và đồ nghề sửa chữa được trang bị cho
bộ phận máy;
c) Thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp đối với máy móc thiết bị bộ phận máy;
d) Giữ gìn và bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ, đồ đạc, kho tàng của bộ phận máy gọn
gàng, ngăn nắp.
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 13 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

e) Khi cần thiết, thực hiện nhiệm vụ trực ca của thợ máy theo sự phân công của máy trưởng
và máy hai.
4.16 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thợ máy.
Thợ máy trực ca chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy hai và sự phân công trực tiếp
của sỹ quan máy trực ca. Thợ máy trực ca có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện các công việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị, vệ sinh
buồng máy, nơi làm việc, tiếp nhận phụ tùng, vật tư theo sự phân công của máy hai; thực
hiện nhiệm vụ trực ca theo yêu cầu của sỹ quan máy trực ca;
b) Sử dụng máy móc, thiết bị cứu hoả, cứu sinh, phòng độc, chống nóng, chống khói, lọc
nước biển, dầu mỡ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy trình, quy phạm;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do máy hai phân công
4.17 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thợ bơm
Thợ bơm chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Thuyền phó nhất. Thợ bơm có nhiệm vụ
sau đây:
a) Thực hiện bơm dầu hoặc bơm nước vào các hầm hàng theo lệnh của đại phó và chịu sự
giám sát, hướng dẫn về nghiệp vụ của sỹ quan máy trực ca;
b) Làm vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống đường ống và thiết bị phục vụ cho các loại bơm theo
đúng quy trình kỹ thuật và vận hành thành thạo máy móc, thiết bị thuộc mình quản lý;
sửa chữa máy móc, thiết bị đó theo sự hướng dẫn của máy trưởng, máy hai, sỹ quan máy;
c) Sử dụng các phương tiện cứu hoả ở buồng bơm, phát hiện và xử lý kịp thời những hư
hỏng của máy móc, thiết bị do mình phụ trách để khắc phục hoặc báo cáo máy trưởng,
máy hai, sỹ quan máy giải quyết.
d) Đảm bảo các hệ thống làm hàng được bảo dưỡng và khai thác trong quá trình làm hàng
theo đúng yêu cầu của Thuyền phó nhất.
e) Thương xuyên giám sát tình trạng hoạt động của thiết bị và hệ thống làm hàng.
4.18 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Tổ an toàn & sức khoẻ
Mỗi thuyền viên đều có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trong phạm vi công việc của mình. Nhiệm
vụ của Tổ an toàn & sức khoẻ: họp bàn về các vấn đề an toàn & sức khoẻ, phối hợp điều tra
tai nạn / sự cố, kiểm tra an toàn tàu, phổ biến và giám sát thực hiện các qui định an toàn, các
quy trình trong sổ tay quản lý an toàn, các hướng dẫn vận hành máy móc và các trang thiết bị.
Thành viên của Tổ an toàn & sức khoẻ bao gồm: Thuyền trưởng là Tổ trưởng, các tổ viên là
Thuyền phó nhất, Máy trưởng, Thuyền phó ba và Thủy thủ trưởng.
Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm về sức khoẻ của thuyền viên, kiểm tra Giấy khám
sức khoẻ thuyền viên, đảm bảo không cho phép thuyền viên làm nhiệm vụ nếu không đủ sức
khoẻ.
Thuyền trưởng phải bảo đảm rằng tất cả thuyền viên đều có sự hiểu biết HTQLAT&LĐ của
Công ty thông qua các cuộc họp và huấn luyện,... đồng thời đề ra các phương pháp khuyến
khích thuyền viên tuân thủ HTQLAT&LĐ. Tất cả các cuộc họp liên quan đến an toàn đều
được ghi vào "Biên bản họp quản lý an toàn", NSH-06-01-01, và lưu giữ trên tàu. Cuộc họp an
toàn được tổ chức hàng tháng. DPA xem xét và phản hồi các khuyến nghị của tàu nêu trong
biên bản này.
Số kiểm soát: NSH-06-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 14 / 14
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN VIÊN

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO


- Biên bản họp quản lý an toàn, NSH-06-01-01.
Số kiểm soát: NSH-06-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 1 / 5
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

1. MỤC ĐÍCH
Các thuyền viên được ký kết hợp đồng với các điều khoản công bằng. Thuyền viên nắm bắt
được quyền lợi và nghĩa vụ khi làm việc trên các tàu của Công ty.
Đảm bảo tất cả những người tham gia trong HTQLAT&LĐ của Công ty phải có đủ tuổi và
khả năng đáp ứng công việc của mình.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Công ước STCW 2010,
 Công ước MLC 2006,
 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 2005,
 Bộ luật Lao động, 2012,
 Thông tư 07/2012/TT-BGTVT, ngày 21/03/2012, “Quy định về chức danh, nhiệm vụ theo
chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam” của Bộ
Giao thông Vận tải,
 Thông tư 11/2012/TT-BGTVT, ngày 12/04/2012, “Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn,
chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam”
của Bộ Giao thông Vận tải.
 Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng, NSH-03-03
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Tuổi lao động tối thiểu
Để đáp ứng yêu cầu của Quy định 1.1 của Công ước MLC 2006, Công ty chỉ tuyển dụng
thuyền viên đủ 18 tuổi trở lên và đảm bảo rằng không có thuyền viên nào dưới 18 tuổi
được thuê làm việc trên tàu. Trưởng phòng TC-HC tiến hành xác minh tuổi của thuyền
viên trước khi tuyển dụng và bố trí làm việc để khẳng định rằng không có người dưới 18
tuổi làm việc trên tàu. Ngày sinh được đưa vào Danh sách thuyền viên.
Trong quá trình tuyển dụng thuyền viên, Trưởng phòng TC-HC có trách nhiệm kiểm tra
và lưu hồ sơ giấy tờ chứng minh nhân thân của thuyền viên (CMND, hộ chiếu hoặc
Giấy khai sinh, v.v…) để đảm bảo thuyền viên đủ 18 tuổi.
4.2 Hợp đồng lao động (SEA)
Trưởng phòng TC-HC phải đảm bảo các điều khoản trong Hợp đồng lao động ký với
thuyền viên tuân thủ quy định của Bộ luật lao động 2012, các yêu cầu trong Quy định
2.1 của MLC 2006.
Hợp đồng lao động ký với thuyền viên được lập bằng tiếng Anh và tiếng Việt có giá trị
như nhau. Hợp đồng được chuyển cho thuyền viên trước khi ký để đảm bảo họ có đủ
thời gian đọc kỹ và nắm rõ các điều khoản của hợp đồng.
Hợp đồng lao động, tối thiểu, phải bao gồm các nội dung:
 Mô tả công việc cho mỗi thuyền viên.
Số kiểm soát: NSH-06-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 2 / 5
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

 Bố trí rời tàu và và hồi hương, khi kết thúc chuyến đi hoặc thời hạn làm việc kết thúc.
 Bố trí thanh toán tiền lương và các khoản thù lao khác.
 Phương thức nhận lương, qua đó các khoản thu nhập được chuyển giao cho gia đình,
người phụ thuộc, hoặc người hưởng lợi hợp pháp khác.
 Các quy định về trả lương.
 Tính toán nghỉ phép hàng năm.
 Quyền lợi của thuyền viên về chăm sóc sức khoẻ và an sinh xã hội.
 Quy trình chấm dứt hợp đồng, các điều kiện lao động và hồi hương.
 Quy định của công ty về việc thuyền viên được đi bờ khi tàu trong cảng hay ở vùng
neo do công ty bố trí & trả tiền.
Công ty đảm bảo thường xuyên soát xét các quy định của Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam để xác minh rằng các khoản thù lao cho thuyền viên đáp ứng hoặc vượt yêu
cầu về mức lương tối thiểu.
Một bản sao Thoả ước lao động tập thể (CBA) bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ rõ
cách tính toán lương cho thuyền viên, được lưu trên tàu.
Hợp đồng lao động được lập thành 2 bản, một bản do người lao động giữ và một bản để
lưu tạiPhòng TC-HC.
Thuyền trưởng hoặc Trưởng phòng TC-HC ký đóng dấu xác nhận ngày thuyền viên
nhập tàu và rời tàu trong Sổ thuyền viên.
4.3 Thuê thuyền viên qua dịch vụ cung ứng thuyền viên
Đối với những thuyền viên thuê qua các công ty cung ứng thuyền viên, công ty cam kết
chỉ sử dụng dịch vụ của các công ty được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
phép.
Trước khi sử dụng dịch vụ cung ứng thuyền viên, Phòng TC-HC yêu cầu nhà cung ứng
cung cấp các tài liệu liên quan để khẳng định dịch vụ của họ đáp ứng các yêu cầu của
Tiêu chuẩn 1.4 của Công ước Lao động hàng hải, 2006, tối thiểu phải bao gồm:
 Giấy phép cung cấp dịch vụ cung ứng thuyền viên,
 Bằng chứng giám sát định kỳ của cơ quan có thẩm quyền,
 Giấy chứng nhận tuân thủ ISO 9001:2008 và MLC 2006, Tiêu chuẩn 1.4.
Các tài liệu này phải được lưu trên văn phòng và dưới tàu.
Hàng năm, việc giám sát và đánh giá chất lượng dịch vụ của các công ty cung ứng
thuyền viên được thực hiện theo quy trình NSH-03-03.
4.4 Tuyển dụng thuyền viên
Trước khi được điều động xuống tàu Thuyền viên phải đạt được các yêu cầu sau:
■ Thuyền trưởng có đủ năng lực để chỉ huy tàu và hiểu thấu đáo HTQLAT&LĐ của Công
ty.
■ Sỹ quan và Thuyền viên có đủ trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sức khỏe và hiểu biết về
HTQLAT&LĐ của Công ty.
■ Thuyền viên phải có giấy chứng nhận phù hợp với các điều khoản của Công ước do
Số kiểm soát: NSH-06-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 3 / 5
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

Quốc gia tàu treo cờ cấp.


Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ người dự tuyển trước khi
trình Giám đốc xét chọn:
■ Xem xét tác phong, phẩm chất và ngoại hình của người dự tuyển để phù hợp với công
việc của họ.
■ Kiểm tra sơ yếu lý lịch.
■ Kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận
huấn luyện nghiệp vụ.
■ Xem xét kinh nghiệm nghề nghiệp (chỉ áp dụng cho thuyền viên đã đi tàu)
■ Hiểu biết về vấn đề an toàn.
Khi tuyển dụng một chức danh cho một loại tàu cụ thể thì người đó phải có Giấy chứng
nhận huân luyện đặc biệt phù hợp với loại tàu đó và có kinh nghiệm .
Cần tham khảo ý kiến của các Cơ quan trước đây đã sử dụng những người dự tuyển về tư
cách, khả năng và phẩm chất của họ.
Trưởng phòng Quản lý tàu có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc quyết định phương
thức tuyển dụng.
Quá trình thi tuyển có thể tiến hành một cuộc thi viết và / hoặc vấn đáp tuỳ theo tình
hình cụ thể và nội dung bao gồm các vấn đề sau đây:
■ Khả năng chuyên môn.
■ Hiểu biết về vấn đề an toàn.
■ Khả năng ngoại ngữ
Căn cứ vào kế hoạch tuyển dụng thuyền viên đã được Giám đốc phê duyệt, Trưởng
phòng TC-HC hoàn chinh thủ tục tuyển chọn để trình Giám đốc ký hợp đồng lao động.
4.5 Đào tạo thuyền viên
Thuyền trưởng phải xác định những nhu cầu đào tạo và tổ chức huấn luyện đào tạo ở dưới tàu.
Thuyền trưởng phải yêu cầu Công ty hỗ trợ tiến hành những việc huấn luyện đào tạo không
thể thực hiện ở dưới tàu.
Thuyền trưởng phải thông báo cho Công ty những bất cập trong huấn luyện đào tạo của
thuyền viên, cũng như áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao sự hiểu biết của thuyền
viên. Ngoài ra Thuyền trưởng còn phải thông báo về Công ty những thuyền viên yếu kém cần
phải theo học thêm một lớp huấn luyện cần thiết nữa.
Hàng quý, Thuyền trưởng phải đánh giá thuyền viên theo mẫu “Bản ghi đánh giá phân loại
thuyền viên”, NSH-06-02-01 và gửi về Phòng Quản lý tàu Công ty. Công tác của Thuyền
trưởng phải được Giám đốc đánh giá.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm đánh giá thuyền viên và xem xét các nhu cầu
huấn luyện đào tạo. Trưởng phòng Quản lý tàu có thể xác định nhu cầu huấn luyện đào tạo
thuyền viên dựa trên:
■ Báo cáo đánh giá thuyền viên.
■ Đánh giá các sự cố, tai nạn và tình huống nguy hiểm xảy ra.
■ Sự thành thạo của thuyền viên với các trang thiết bị và hệ thống của tàu.
Số kiểm soát: NSH-06-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 4 / 5
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

■ Xem xét việc luyện tập và thực tập.


■ Yêu cầu của thuyền viên về huấn luyện đào tạo.
■ Kết quả của việc kiểm tra an toàn ở trên tàu.
■ Giới thiệu kỹ thuật mới ở trên tàu.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm lập danh sách thuyền viên và nội dung cần đào
tạo trình Giám đốc phê duyệt. Sau đó phối hợp với Trưởng phòng TC-HC để tổ chức các khoá
huấn luyện đào tạo cho thuyền viên. Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm tổ chức đào
tạo đảm bảo toàn bộ thuyền viên trước khi xuống tàu phải hiểu biết Chính sách an toàn, các
quy trình liên quan đến mình trong Sổ tay HTQLAT&LĐ của Công ty.
Hàng năm, Thuyền trưởng phải lập một kế hoạch huấn luyện cho thuyền viên dưới tàu theo
mẫu “Kế hoạch huấn luyện thực tập”, NSH-06-02-02. Bản Kế hoạch huấn luyện này phải gồm
có thực tập ứng phó sự cố với các tình huống sự cố giả định mà Công ty đã xác định ít nhất
một lần trong năm.
Dựa theo Kế hoạch huấn luyện và tình hình thực tế dưới tàu, Thuyền trưởng tổ chức huấn
luyện và luyện tập cho thuyền viên. Thuyền trưởng phải ghi vào “Bản ghi huấn luyện và rèn
luyện”, NSH-06-02-03 và Nhật ký hàng hải các lần thực tập thực tế diễn ra trên tàu.
Thuyền trưởng có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi Sỹ quan, Thuyền viên đều thông thạo với
nhiệm vụ của mình bằng cách cập nhật bản hướng dẫn phân công trách nhiệm và có kế hoạch
thường xuyên thực tập ở trên tàu.
Tất cả thuyền viên sẽ phải tham gia luyện tập rời tàu và cứu hoả ít nhất một lần trong một
tháng (SOLAS, Chapter III, Reg. 19.3) và tham gia thực tập vào không gian kín và cứu nạn tối
thiếu 2 tháng 1 lần (SOLAS, Reg 19.3.3). Thuyền trưởng phải tổ chức thực tập rời tàu và cứu
hoả trong vòng 24 tiếng sau khi tàu rời cảng nếu có hơn 25% số thuyền viên chưa tham gia
vào việc luyện tập này ở trên tàu đó trong tháng trước. Tối thiểu một lần trong 3 tháng, mỗi
xuồng cứu sinh phải được hạ với số thuyền viên vận hành được phân công ở xuồng đó và
xuồng được điều động chạy ở dưới nước trong thời gian luyện tập. Nêu có thể, hàng tháng
phải hạ và vận hành xuồng cấp cứu dưới nước, nhưng tối đa 3 tháng phải thực hiện một lần.
Trong quá trình thực tập phải lưu ý đến các hướng dẫn trong Thông tư 1206 của ủy ban An
toàn Hàng hải (MSC/Circ. 1206).
Trong vòng 2 tuần, thuyền viên mới xuống tàu phải được huấn luyện cách sử dụng các trang
thiết bị cứu sinh trên tàu (SOLAS, Chapter III, Reg. 19.4).
Thuyền trưởng và Máy trưởng tiến hành thực tập máy lái sự cố dưới tàu ít nhất 4 tháng một lần
(SOLAS, ChapterV, Reg.26).
Việc luyện tập các tình huống khẩn cấp giả định theo Kế hoạch ứng cứu sự cố có thể tiến
hành đồng thời với việc luyện tập cứu sinh, cứu hoả, hoặc bất cứ lúc nào.
4.6 Nội dung đào tạo ngoài các yêu cầu của luật
6 tháng một lần, nhân viên của công ty sẽ xuống tàu để tiến hành đào tạo các nội dung an
toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Việc đào tạo được ghi lại trong biểu mẫu NSH-06-02-03
và Sổ ghi nhận huấn luyện của thuyền viên.
Công ty sẽ cung cấp các tài liệu huấn luyện thông qua băng đĩa và huấn luyện trên máy tính
(CBT) cho sỹ quan và thuyền viên trên tàu.
4.7 Đối với nhân viên của Công ty
Số kiểm soát: NSH-06-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 5 / 5
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

Các trưởng phòng có trách nhiệm xác định nhu cầu tuyển dụng nhân viên và đào tạo nhân
viên do mình phụ trách (nêu cụ thể về nội dung và loại hình đào tạo cho mỗi người .và xác
định việc đào tạo này sẽ được thực hiện bởi nội bộ Công ty hay bên ngoài), gửi đề nghị cho
Trưởng phòng TC-HC.
Trưởng phòng TC-HC chịu trách nhiệm:
■ Tập hợp các báo cáo nhu cầu bổ sung lao động từ các trưởng phòng.
■ Theo kế hoạch tuyển dụng lao động mới đã được Giám đốc chuẩn y.
■ Tiếp nhận, kiểm tra, xem xét sự đầy đủ, tính xác thực của các yêu cầu về hồ sơ những
người dự tuyển.
■ Lập danh sách và thông báo những người đủ tiêu chuẩn.
■ Hoàn chỉnh thủ tục tuyển dụng để trình Giám đốc ký hợp đồng.
Trưởng phòng TC-HC lập danh sách các nhân viên cần đào tạo trong Công ty trình Giám đốc
xem xét, phê duyệt. Trưởng phòng TC-HC tổ chức, theo dõi đào tạo cho các nhân viên trong
Công ty và ghi lại theo mẫu “Bản ghi đào tạo nhân viên trên cơ quan”, NSH-06-02-04.
Tối thiểu một năm một lần, DPA có trách nhiệm tổ chức thực tập ứng phó sự cố có sự phối
hợp với tàu. Việc thực tập này phải dựa theo tình huống giả định được nêu trong “Quy trình
ứng phó tình huống khẩn cấp”, NSH-08.
Giám đốc phải đảm bảo rằng tất cả những người trong Công ty phải có sự hiểu biết đầy đủ về
Chính sách quản lý an toàn của Công ty, các quy phạm, quy định, bộ luật, các hướng dẫn, các
quy trình liên quan. Các nhân viên mới đều phải được làm quen và ghi lại công việc này vào
mẫu NSH-06-02-05 trước khi chính thức thực hiện nhiệm vụ.
Trưởng phòng TC-HC phải tham khảo hồ sơ đào tạo và thực hiện phân tích mỗi năm một lần,
có ghi lại kết quả và đưa ra khi họp soát xét quản lý.

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO

- Bản ghi đánh giá phân loại thuyền viên, NSH-06-02-01.


- Kế hoạch huấn luyện thực tập, NSH-06-02-02.
- Bản ghi huấn luyện và rèn luyện, NSH-06-02-03.
- Bản ghi đào tạo nhân viên trên cơ quan, NSH-06-02-04.
- Làm quen cho nhân viên mới, NSH-06-02-05.
- Hợp đồng lao động
- Nhật ký hàng hải.
- Nhật ký máy.
Số kiểm soát: NSH-06-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần : 01
Trang: 1 / 4
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH THAY ĐỔI THUYỀN VIÊN

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo thuyền viên mới xuống tàu và thuyền viên được chuyển sang chức danh khác
(sau đây gọi tắt là thuyền viên mới nhận nhiệm vụ) có đủ năng lực, được chứng nhận, có sức
khoẻ phù hợp với các yêu cầu của quốc gia, quốc tế và được làm quen với nhiệm vụ của mình.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho toàn bộ thuyền viên trong Công ty.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Công ước STCW 2010,
 Công ước MLC 2006,
 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 2005,
 Quyết định 20/2008/QĐ-BYT, ngày 09/06/2008, về “Tiêu chuẩn sức khoẻ của thuyền viên
làm việc trên tàu biển Việt Nam” của Bộ Y tế
 Thông tư số 19 của Tiểu ban STCW, “Hướng dẫn khám sức khỏe cho thuyền viên”
(STCW.7/Circ.19 – Guidelines on the Medical Examination of Seafarers),
 Thông tư 07/2012/TT-BGTVT, ngày 21/03/2012, “Quy định về chức danh, nhiệm vụ theo
chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam” của Bộ
Giao thông Vận tải,
 Thông tư 11/2012/TT-BGTVT, ngày 12/04/2012, “Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn,
chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam”
của Bộ Giao thông Vận tải.
 Quy trình tuyển dụng và đào tạo, NSH-06-02.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Định biên của tàu
Phòng Quản lý tàu đảm bảo mỗi tàu có một giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu,
một bản sao được lưu ở văn phòng trên bờ.
Phòng Hành chính - Nhân sự đảm bảo các yêu cầu về năng lực chuyên môn cho từng vị trí
công việc của thuyền viên được quy định định rõ. Thuyền viên được bố trí vào các vị trí
công việc phải thoả mãn yêu cầu về năng lực chuyên môn được quy định rõ trong thông tư
11/2012/TT-BGTVT. Bảng yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ của thuyền viên được sử dụng
làm cơ sở tra cứu nhanh.
4.2 Giấy chứng nhận sức khỏe
Phòng Hành chính - Nhân sự phải đảm bảo mọi thuyền viên làm việc trên tàu đều phải có
Giấy chứng nhận sức khỏe có thời hạn hiệu lực không quá hai (2) năm. Giấy chứng nhận
sức khỏe phải được cấp bởi một cơ sở y tế được chứng nhận đủ năng lực.
Viêc khám sức khỏe cho thuyền viên đảm bảo tuân thủ Hướng dẫn của ILO/ WHO đối với
việc tiến hành kiểm tra y tế trước khi đi biển và định kỳ đối với Thuyền viên, thông tư
STCW.7/Circ.19 - Hướng dẫn kiểm tra sức khỏe cho thuyền viên và với các yêu cầu của
quốc gia tàu mang cờ quốc tịch.
Số kiểm soát: NSH-06-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần : 01
Trang: 2 / 4
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH THAY ĐỔI THUYỀN VIÊN

Phòng Hành chính - Nhân sự kiểm tra, giám sát ngày hết hạn của giấy chứng nhận sức khỏe
của thuyền viên trước khi điều động thuyền viên xuống tàu
Khi giấy chứng nhận sức khỏe của thuyền viên hết hạn trong thời gian làm việc trên tàu,
công ty đảm bảo bố trí để thuyền viên có thể khám sức khỏe tại một cơ sở y tế đủ điều kiện
ngay khi có cơ hội đầu tiên trong thời hạn không quá ba tháng.
Giấy chứng nhận sức khỏe phải chứng nhận thuyền viên đủ sức khỏe, kể cả thính lực và thị
lực cho công việc được bố trí trên tàu.
Ngôn ngữ sử dụng trong Giấy chứng nhận sức khỏe là tiếng Anh và tiếng Việt
4.3 Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên
Chỉ có những thuyền viên có đủ các giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của quốc gia
và quốc tế mới được thuê làm việc trên tàu. Tất cả các giấy chứng nhận có liên quan phải
được Chính quyền hàng hải công nhận.
Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự chịu trách nhiệm đảm bảo rằng mỗi thuyền viên phải
có đầy đủ các giấy chứng nhận phù hợp trước khi điều động xuống tàu. Ngày hết hạn các
giấy chứng nhận của thuyền viên được theo dõi trên bờ và trên tàu.
Việc kiểm tra tính đầy đủ của các bằng cấp chứng chỉ căn cứ vào thời hạn các giấy chứng
nhận và Bảng các yêu cầu về bằng cấp chứng chỉ của thuyền viên. Tất cả thuyền viên phải
mang theo các giấy chứng nhận bản gốc khi làm việc trên tàu.
4.4 Đối với Thuyền viên mới
Trưởng phòng Quản lý tàu phải đảm bảo thuyền viên mới nhận nhiệm vụ có đủ năng lực và
giấy chứng nhận, có sức khoẻ phù hợp với các yêu cầu của quốc gia, quốc tế và đủ thời gian
làm quen với nhiệm vụ của mình. Trước khi xuống tàu nhận nhiệm vụ, Thuyền trưởng hoặc
Máy trưởng phải được các trưởng phòng hướng dẫn về những công việc về hàng hải, vật tư,
kỹ thuật, bảo dưỡng, tiền lương, v.v… Việc hướng dẫn ghi vào mẫu NSH-06-03-06.
Thuyền trưởng phải kiểm tra hộ chiếu và các chứng chỉ của thuyền viên mới ngay khi họ
xuống tàu nhận nhiệm vụ, ghi nhận vào “Biên bản cho thuyền viên mới nhận nhiệm vụ”,
NSH- 06-03-01.
Thuyền viên bàn giao hoặc Sỹ quan do Thuyền trưởng chỉ định phải hướng dẫn cho thuyền
viên mới làm quen với con tàu và ghi vào “Biên bản cho thuyền viên mới nhận nhiệm vụ”,
NSH-06-03-01, nội dung như sau:
■ Các quy trình vận hành, hoặc các chi tiết kỹ thuật của máy móc và thiết bị.
■ Các nhiệm vụ mang tính đặc trưng đối với kiểu tàu.
■ Biết được những hỏng hóc còn tồn tại.
■ Làm quen với máy móc, thiết bị và các hệ thống.
■ Làm quen với tình trạng của máy móc, thiết bị và các hệ thống.
Trước khi tàu khởi hành, Thuyền trưởng phải chỉ định Sỹ quan chuyên trách hoặc thuyền viên
bàn giao hướng dẫn cho thuyền viên mới và ghi vào “Biên bản cho thuyền viên mới nhận
nhiệm vụ”, NSH-06-03-01, nội dung như sau:
■ Các quy trình liên quan trong Sổ tay HTQLAT&LĐ của Công ty.
■ Những hướng dẫn thiết yếu cho thuyền viên, bao gồm: Vị trí phòng ở; Biết cách nhận
biết chỗ tập trung và lối thoát khẩn cấp; Vị trí áo phao cá nhân, cách mặc áo phao cá
Số kiểm soát: NSH-06-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần : 01
Trang: 3 / 4
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH THAY ĐỔI THUYỀN VIÊN

nhân; vị trí xuồng cứu sinh và vị trí ngồi trên xuồng; Biết cách liên lạc với những người
khác trên tàu về các vấn đề an toàn cơ bản và hiểu các ký hiệu, biểu tượng thông tin an
toàn và tín hiệu báo động; Biết công việc cần làm khi có người rơi xuống biển, thấy cháy
/ khói, báo động cháy / người rơi xuống biển, sơ cứu.
Trước khi chính thức đảm đương nhiệm vụ, thuyền viên mới phải trình “Biên bản cho thuyền
viên mới nhận nhiệm vụ”, NSH-06-03-01 cho Thuyền trưởng xác nhận và ghi vào Nhật ký
hàng hải.
Thuyền phó nhất, Máy trưởng phải chịu trách nhiệm trước Thuyền trưởng về sự thành thạo
công việc của thuyền viên mới nhận nhiệm vụ trong bộ phận mình phụ trách. Trong trường
hợp có nghi ngờ về sự thành thục của thuyền viên mới nhận nhiệm vụ đối với các trang
thiết bị, các quy trình thao tác và cách bố trí ở trên tàu mà những vẩn đề đó cần thiết cho họ
thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuẩn xác thì phải bố trí thời gian thích hợp để
kiểm tra việc đó.
Thuyền viên mới chưa đạt được ngay mức độ quen thuộc để thực hiện nhiệm vụ của mình
thì phải có trách nhiệm báo cáo sự thực với trưởng ngành hoặc người bàn giao.
Thuyền trưởng có quyền từ chối tiếp nhận thuyền viên mới làm việc dưới tàu nếu có lý do
xác đáng. Trong trường hợp này, Thuyền trưởng thông báo ngay lập tức cho Trưởng phòng
Quản lý tàu bằng điện thoại hoặc fax.
Trưởng phòng Quản lý tàu phải kiểm tra, theo dõi thuyền viên mới bằng “Biên bản cho
thuyền viên mới nhận nhiệm vụ”, NSH-06-03-01
4.5 Đối với Thuyền trưởng
Thuyền trưởng cũng phải thực hiện theo mục 4.3
Thuyền trưởng nhận bàn giao phải:
■ Đủ năng lực chuyên môn để điều hành;
■ Hiểu thấu đáo HTQLAT&LĐ của Công ty.
Khi thay đổi Thuyền trưởng, Thuyền trưởng bàn giao phải đảm bảo là toàn bộ các tài liệu
có liên quan, các giấy chứng nhận, các nhật ký, các loại hồ sơ đã được cập nhật và hoàn
chỉnh, toàn bộ tiền mặt, các kho miễn thuế đã được kiểm kê đầy đủ. Thuyền trưởng nhận
bàn giao phải kiểm tra toàn bộ các tài liệu xem có đúng không. Công việc bàn giao phải
được ghi vào nhật ký chính và “Biên bản bàn giao Thuyền trưởng”, NSH-06-03-02, cả hai
Thuyền trưởng đều phải ký xác nhận.
4.6 Đối với Máy trưởng
Máy trưởng cũng phải thực hiện theo mục 4.3
Khi thay đổi Máy trưởng, Máy trưởng bàn giao phải bảo đảm là toàn bộ các tài liệu liên
quan, các giấy chứng nhận, các sổ nhật ký, các sơ đồ và nhiên liệu còn lại .v.v. đã được bàn
giao cho Máy trưởng nhận bàn giao trong tình trạng đầy đủ và đã được cập nhật. Công việc
bàn giao được ghi vào nhật ký máy và “Biên bản bàn giao Máy trưởng”, NSH-06-03-03, cả
hai Máy trưởng phải ký xác nhận vào.
4.7 Đối với sĩ quan
Sĩ quan boong và máy cũng phải thực hiện theo mục 4.3
Khi thay đổi Sĩ quan phải bàn giao nhiệm vụ đang thực hiện, máy móc thiết bị, hồ sơ tài
liệu, vật tư chịu trách nhiệm quản lý. Các công việc chưa hoàn thành theo chức trách
Số kiểm soát: NSH-06-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần : 01
Trang: 4 / 4
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH THAY ĐỔI THUYỀN VIÊN

thuyền viên. Cả hai Sĩ quan phải ký vào “Biên bản bàn giao Sĩ quan”, NSH-06-03-04, và
được Thuyền trưởng hay Máy trưởng ký xác nhận.
Những sỹ quan boong lần đầu lên tàu cần phải làm quen với thiết bị buồng lái theo mẫu “Làm
quen với thiết bị buồng lái”, NSH-06-03-05, đối với sỹ quan máy thực hiện theo mẫu “Làm
quen với thiết bị buồng máy”, NSH-06-03-07.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- Biên bản cho thuyền viên mới nhận nhiệm vụ, NSH-06-03-01;
- Biên bản bàn giao Thuyền trưởng, NSH-06-03-02;
- Biên bản bàn giao Máy trưởng, NSH-06-03-03;
- Biên bản bàn giao Sỹ quan, NSH-06-03-04;
- Làm quen thiết bị buồng lái, NSH-06-03-05;
- Hướng dẫn trước khi nhận tàu, NSH-06-03-06;
- Làm quen thiết bị buồng máy, NSH-06-03-07.
- Bảng yêu cầu bằng cấp chứng chỉ của thuyền viên
- Nhật ký hàng hải.
- Nhật ký máy tàu.
Số kiểm soát: NSH-06-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 6
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT RƯỢU, BIA VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN

1. MỤC ĐÍCH
Quy định này xác định các quy tắc áp dụng cho việc ngăn ngừa thuyền viên lạm dụng chất gây
nghiện và rượu, bia nhằm đảm bảo an toàn hành hải.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này được áp dụng cho tất cả các tàu.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 ISM Code,
 Quy trình thực hiện chương trình OHS trên tàu, NSH-07-11,
 Quy trình chăm sóc sức khỏe và y tế, NSH-07-12,
 Quy trình làm việc của Ban an toàn sức khỏe, NSH-12-03
4. QUY TRÌNH
4.1 Quyền hạn và trách nhiệm
Thuyền trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra và ngăn ngừa việc sở hữu những chất gây nghiện bất
hợp pháp trên tàu; kiểm soát việc tiêu thụ rượu, bia trên tàu.
Thuyền phó hai chịu trách nhiệm kiểm tra và giữ gìn đồ dự trữ y tế thường xuyên và báo cáo
cho thuyền trưởng thu xếp thay mới (số thuốc hết hạn) hoặc bổ sung thêm thuốc bù vào số
lượng đã sử dụng.
Trưởng phòng Quản lý tàu theo dõi việc kiểm soát thuốc men, rượu, bia trên tàu.
4.2 Quản lý tủ thuốc của tàu
Sáu tháng một lần, Công ty phải thực hiện việc thay mới những thuốc đã hết hạn hoặc bổ sung
lượng thuốc đã sử dụng theo “Báo cáo kiểm kê tủ thuốc”, NSH-06-04-01 do Thuyền phó 2 gửi
về và “Giấy chứng nhận tủ thuốc” do cơ quan y tế biển cấp.
Công ty không duyệt cấp những loại thuốc hoặc những chất bất hợp pháp cho tàu.
Nghiêm cấm việc sử dụng hoặc tàng trữ những loại thuốc hoặc những chất bất hợp pháp trên
tàu.
4.3 Những yêu cầu về việc xét nghiệm rượu, bia & chất gây nghiện
4.3.1 Quy định chung:
Công ty có thể yêu cầu tất cả thuyền viên phải tuân thủ việc xét nghiệm các chất gây nghiện
và rượu bia khi:
1. Một người làm việc trên tàu của Công ty và có lý do nghi ngờ người đó sử dụng rượu
hoặc ma tuý vi phạm chính sách của Công ty;
2. Xét nghiệm là yêu cầu của luật định;
3. Thuyền viên nhận lệnh lên tàu của công ty;
4. Có yêu cầu xét nghiệm theo quy trình của Công ty hay chương trình xét nghiệm không
báo trước hàng năm.
5. Xảy ra tai nạn hay sự cố nghiêm trọng.
Số kiểm soát: NSH-06-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 6
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT RƯỢU, BIA VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính hay việc cá nhân từ chối làm xét nghiệm rượu và ma tuý
sẽ là cơ sở để kỷ luật hay buộc thôi việc.
4.3.2 Thực hiện việc xét nghiệm rượu, bia và chất gây nghiện
Tất cả sỹ quan và thuyền viên phải qua xét nghiệm rượu, bia và ma tuý trước khi lên tàu. Tất
cả sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu dầu phải có kết quả xét nghiệm còn hiệu lực trong
thời hạn 12 tháng khi tái nhập tàu.
Việc xét nghiệm rượu, bia và ma tuý không báo trước được thực hiện với bất cứ người nào
được biết là đã có vấn đề trong việc lạm dụng ma tuý / rượu trước đo hoặc khi có lý do nghi
ngờ người đó lạm dụng việc sử dụng ma tuý hoặc rượu.
Việc xét nghiệm ma tuý hoặc rượu được thực hiện đối với bất cứ người nào khi xảy ra tai nạn,
sự cố nghiêm trọng trên tàu (ví dụ: đâm va, hoả hoạn, tàu mắc cạn, gây ô nhiễm). Việc xét
nghiệm này được chính Thuyền trưởng hoặc Trưởng phòng Quản lý tàu thực hiện phù hợp với
các quy định của quốc gia mà tàu treo cờ.
Công ty có trách nhiệm bố trí xét nghiệm định kỳ không báo trước đối với thuyền viên trên
tàu. Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm bố trí xét nghiệm thông qua một tổ chức xét
nghiệm chất gây nghiện được Công ty chỉ định. Tất cả thuyền viên trên tàu dầu đều phải xét
nghiệm ít nhất sáu tháng một lần. Thuyền viên trên những loại tàu khác cũng phải xét nghiệm
khi cần thiết tùy theo yêu cầu của khách hàng hoặc của Công ty.
Khi có kết quả xét nghiệm dương tính, Trưởng phòng Quản lý tàu phối hợp với Công ty thực
hiện việc điều tra hoặc tiến hành kỷ luật, sa thải nếu cần thiết.
Việc tuân theo những quy định xét nghiệm ở trên kể cả xét nghiệm tìm nguyên nhân là một
trong những điều kiện tuyển dụng đối với mỗi cá nhân.
4.3.3 Xét nghiệm rượu, bia
Xét nghiệm rượu bia bằng dụng cụ kiểm tra lượng rượu bia đã uống.
Tất cả mọi người có thể bị kiểm tra để tìm nguyên nhân khi có nghi ngờ suy giảm khả năng
làm việc bởi rượu, bia. Việc xét nghiệm có do sỹ quan trên tàu hoặc nhân viên quản lý trên bờ
yêu cầu.
Dụng cụ kiểm tra sẽ được cấp cho tất cả các tàu của Công ty. Công ty sẽ huấn luyện về cách
sử dụng và hiệu chuẩn thiết bị cho người sử dụng.
Việc xét nghiệm sẽ được thực hiện bởi sỹ quan sau khi được huấn luyện hoặc nhân viên trên
bờ với sự kiểm soát hợp lý để việc xét nghiệm được thực hiện một cách chính xác.
Xét nghiệm có thể được thực hiện đối với bất cứ người nào trên tàu khi xảy ra tai nạn, sự cố
nghiêm trong liên quan đến tàu. Những xét nghiệm này do chính Thuyền trưởng hoặc Trưởng
phòng Quản lý tàu thực hiện.
Xét nghiệm không báo trước có thể được áp dụng đối với bất cứ người nào bị nghi ngờ đã có
tiền sử về việc lạm dụng rượu, bia.
Xét nghiệm xác suất đối với tất cả thuyền viên phải được thực hiện 3 tháng một lần (việc xét
nghiệm không nhất thiết phải làm đồng thời cho tất cả thuyền viên, có thể xét nghiệm theo
nhóm nhưng phải đảm bảo tất cả thuyền viên được xét nghiệm trong vòng 3 tháng).
Thuyền trưởng thực hiện việc xét nghiệm sử dụng dụng cụ kiểm tra được cấp dưới sự
chứng kiến của một sỹ quan. Thuyền trưởng cũng phải được xét nghiệm bởi Thuyền phó
nhất hoặc Máy trưởng dưới sự chứng kiến của một sỹ quan.
Số kiểm soát: NSH-06-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 6
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT RƯỢU, BIA VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN

Nếu kết quả xét nghiệm của bất kỳ thuyền viên nào là dương tính, cần phải ngay lập tức
báo cho công ty.
4.3.4 Xét nghiệm các chất gây nghiện
Xét nghiệm các chất gây nghiện trên tàu bằng cách lây mẫu nước tiểu để thử sẽ được Thuyền
trưởng hoặc người đã được qua huấn luyện của Công ty thực hiện khi tàu vào cảng.
Thuyền viên trước khi lên tàu nhận nhiệm vụ đều phải qua xét nghiệm chất gây nghiện bao
gồm:
■ Cannabis (marijuana, hash),
■ Cocaine (cocaine, crack, benzoylecognine),
■ Amphetamines (amphetamines, methamphetamines, speed),
■ Opiates (heroin, opium, codeine, morphine),
■ Phencyclidine (PCP).
Xét nhiệm không báo trước được Công ty thực hiện thông qua một tổ chức xét nghiệm do
công ty chỉ định bao gồm những loại chất gây nghiện trên và có thể bao gồm những loại chất
sau:
■ Barbiturates (Phenobarbital, Secobarbitol, Butabital)
■ Hydrocodone (Lortab, Vicodin)
■ Methaqualone (Qualuudes)
■ Benzodiazepines (Valium, Librium, Serax, Rohypnol)
■ Methadone
■ Propoxyphene (Darvon Compounds)
4.3.5 Xét nghiệm tìm nguyên nhân
Tất cả mọi người có thể bị xét nghiệm khi có nghi ngờ về việc vi phạm các chính sách của
Công ty về rượu, bia và các chất gây nghiện. Việc xét nghiệm có thể do sỹ quan tàu hay người
của Công ty tiến hành.
Đôi với việc xét nghiệm tìm nguyên nhân sẽ do người được huân luyện trên bờ thực hiện trừ
các trường hợp khẩn cấp.
Dụng cụ lấy nước tiểu và các dụng cụ xét nghiệm được cấp cho tàu để thực hiện việc xét
nghiệm.
4.3.6 Các dụng cụ xét nghiệm rượu, bia và chất gây nghiện
Công ty trang bị các dụng cụ xét nghiệm rượu bia và các chất gây nghiện trên mỗi tàu. Những
dụng cụ này sẽ do Thuyền trưởng quản lý.
Việc cấp các dụng cụ thay thế được yêu cầu theo quy trình cấp vật tư.
Người thực hiện việc xét nghiệm rượu, bia phải thông thạo với việc sử dụng dụng cụ kiểm tra
và phải đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Trên tàu phải có đủ dự trữ đầu ống thổi và khí gas
để hiệu chuẩn.
4.3.7 Thuốc đặc trị
Một số thuốc đặc trị có chứa các loại chất bị cấm và có thể dẫn đến kết quả dương tính khi xét
nghiệm. Bất cứ thuyền viên nào sử dụng những loại thuốc này phải có đơn thuốc thuốc của
Số kiểm soát: NSH-06-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 6
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT RƯỢU, BIA VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN

bác sỹ và phải thông báo cho Công ty và Thuyền trưởng.


4.3.8 Xử lý vi phạm
Kết quả xét nghiệm được ghi vào mẫu “Biên bản xét nghiệm rượu, bia & chất gây nghiện”,
NSH-06-04-02. Ngày xét nghiệm, kết quả phải được cập nhật những đợt xét nghiệm gần nhất
để bên thứ 3 có thể kiểm tra. Chuyên gia kỹ thuật hoặc đánh giá viên có thể kiểm tra báo cáo
này trong những lần kiểm tra tàu.
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm rượu, bia & chất gây nghiện là dương tính, người vi
phạm sẽ được xử lý theo quy định và phải ngay lập tức thông báo cho Công ty. Nếu có bằng
chứng cho thấy người vi phạm đã lạm dụng rượu, bia hoặc chất gây nghiện, Công ty sẽ sa thải
người đó. Kết quả xét nghiệm dương tính cũng phải được ghi vào nhật ký tàu và trong phần
ghi chú của biểu mẫu NSH-06-04-02.
4.4 Những quy định về việc sử dụng rượu, bia trên tàu
4.4.1 Quy định chung
Do thuyền viên trên tàu có thể bị triệu tập bất cứ lúc nào để ứng phó với tình trạng khẩn cấp,
vì vậy họ phải luôn chuẩn bị sẩn sàng để thực hiện nhiệm vụ. Để đáp ứng điều này có nghĩa
tất cả các sỹ quan và thuyền viên phải duy trì sự tỉnh táo ở mức độ cao và không được để việc
sử dụng rượu bia làm suy giảm khả năng làm việc vào bất cứ lúc nào.
Việc tuân thủ với quy trình này nhằm tạo ra một môi trường mà mọi người sử dụng rượu bia
có ý thức và điều độ trong giới hạn cho phép đối với sức khỏe để đảm bảo an toàn.
Mỗi thuyền viên có trách nhiệm tuân thủ quy trình này để đảm bảo việc sử dụng rượu bia trên
tàu duy trì ở mức ổn định.
Thuyền trưởng và trưởng các bộ phận trên tàu phải đảm bảo những người dưới quyền giám sát
của họ hiểu rõ các quy định, thực hiện các biện pháp kiểm soát, giám sát và báo cáo về bất cứ
trường hợp không tuân thủ nào.

4.4.2 Loại đồ uống có cồn được phép trên tàu.


Công ty chỉ cho phép uống bia, rượu vang thường, rượu vang có độ cồn cao (sherry, port,
vermouth) trên tàu. Công ty áp dụng việc hạn chế và kiểm soát đôi với liều lượng mỗi cá nhân
sử dụng.
Các lọai rượu mạnh ảnh hưởng đến tinh thần khi sử dụng như brandy, whisky, gin, vodka... và
những thức uống có cồn khác bị cấm trên tàu

4.4.3 Hướng dẫn sử dụng và quản lý rượu trên tàu


Tất cả mọi người trên tàu được yêu cầu đảm bảo rằng vào mọi lúc lượng cồn trong máu
(BAC) không vượt quá 0.04 % trọng lượng hay 40mg /100ml. Đối với một người bình thường
thì uống 2 đơn vị cồn trong 1 giờ sẽ cho BAC là 0.04%.
Ghi chú: Việc đào thải rượu khỏi cơ thể diễn ra với tỷ lệ trung bình một (1) đơn vị cồn trong
một giờ.
Mỗi thuyền viên được phép tối đa là bốn (4) đơn vị/người/ngày, nồng độ cồn trong máu phải
trong giới hạn ở mục 1 nêu trên.
Mỗi lần phát rượu / bia, một thuyền viên chỉ được cấp số lượng tối đa là 6 ngày sử dụng hay
24 đơn vị cồn. Các loại rượu được cho phép bao gồm: bia, rượu vang hoặc rượu vang có độ
Số kiểm soát: NSH-06-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 6
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT RƯỢU, BIA VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN

cồn cao nhưng tổng cộng không vượt quá 24 đơn vị.
Một người không được dùng rượu, bia trong vòng bốn (4) giờ trước khi làm nhiệm vụ trực ca.
Để đảm bảo những giới hạn ở trên, một (1) đơn vị rượu được xác định như sau:

BẢNG SO SÁNH TƯƠNG ĐƯƠNG GIỮA RƯỢU, BIA VÀ ĐƠN VỊ CỒN


LOẠI THỂ TÍCH ĐƠN VI CỒN
Các loại bia thông thường (Ordinary) 3,5% 10 oz 1

cồn 30 cl 1
Các loại bia mạnh (Extra strength) 5,5% cồn 10 oz 2½
30 cl 2½
Rượu vang 10 cl 1
1 chai 1 lít 10
Rượu vang có độ cồn cao 6 cl 1
1 chai 1 lít 16

Bảng kê ở trên chỉ là những hướng dẫn chung, mọi người phải tuân thủ theo qui định ở mục 1,
BAC không vượt quá 0.04%.

4.4.4 Những nguyên tắc chung và giới hạn sử dụng


Chỉ có rượu, bia được mua để sử dụng cá nhân cất giữ trong Bond Store của tàu là được phép
sử dụng.
Tất cả rượu, bia lấy ra từ Bond Store phải được ghi chép lại theo đúng số lượng giới hạn quy
định cho mỗi người, kể cả rượu bia đưa lên bờ.
Rượu, bia bán hoặc cấp cho thuyền viên thì chỉ người đó được sử dụng. Nghiêm cấm việc bán
hay trao đổi rượu giữa thuyền viên với nhau hoặc giữa bất kỳ ai ở trên tàu.
Thủy thủ hoặc bất kỳ ai cũng không được đem bất cứ loại rượu, bia nào từ trên bờ hay từ tàu
khác xuống tàu.
Khi tàu đang trong cảng, bất cứ thuyền viên nào khi đi bờ cũng phải hạn chế việc uống rượu
quá giới hạn và khi trở lại tàu nồng độ rượu trong máu không được vượt quá 0.04%. Bất kỳ
mức độ nào trên mức giới hạn cho phép đều được xem là làm suy giảm khả năng làm việc.
Bất cứ thuyền viên nào cho dù ở trên tàu hay trở lại tàu sau thời gian nghỉ phép mà bị xem là
suy giảm khả năng làm việc sẽ không được phép đảm nhận nhiệm vụ. Thuyền trưởng phải ghi
vào nhật ký boong và lập báo cáo gửi cho Công ty.
Không sỹ quan hay thuyền viên nào được phép bàn giao nhiệm vu, ca trực cho người khác khi
có nghi ngờ hành vi của người này bị ảnh hưởng bởi rượu. Khi có nghi ngờ, phải báo ngay cho
Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng biết và nếu người đó bị suy giảm khả năng làm việc thì
người đó sẽ không được phép đảm nhận nhiệm vụ. Thuyền trưởng phải ghi vào nhật ký boong
và báo cáo về cho Công ty.
Nếu thuyền trưởng bị phát hiện là bị suy giảm khả năng làm việc thì Thuyền phó nhất phải báo
Số kiểm soát: NSH-06-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 6
Chương 6: NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT RƯỢU, BIA VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN

cáo về vấn đề này cho Công ty và khi được phép của công ty Thuyền phó nhất sẽ phải đảm
nhiệm công việc của thuyền trưởng trên tàu cho đến khi có thuyền trưởng thay thế.
Mỗi thuyền viên không bao giờ được phép sử hữu quá 24 đơn vị cồn trong 1 tuần.
Hoa tiêu đang làm nhiệm vụ không được phép uống bất cứ thứ thức uống có cồn nào cho đến
khi hoàn thành xong nhiệm vụ của họ.
Khách mời của Công ty xuống tàu có thể được mời uống các loại nước ngọt hoặc các loại đồ
uống có cồn được phép sử dụng trên tàu nhưng cũng có giới hạn liều lượng uống như đối với
thuyền viên.
Người của Công ty thăm tàu hoặc đi cùng tàu cũng phải tuân theo các quy định như thuyền
viên làm việc trên tàu.
Trong suốt thời gian tàu đang hoạt động trong hải phận của Mỹ (cách bờ 12 hải lý) và tại các
vị trí giảm tải trong vùng vịnh của Mỹ, đình chỉ việc bán hay cấp rượu, bia, tất cả các loại đồ
uống có cồn kể cả đồ uống thuộc sở hữu của thuyền viên phải được cất giữ không sử dụng.

4.4.5 Quy trình kiểm tra và giám sát


Việc tiêu thụ rượu, bia được ghi lại trong mẫu “Biên bản kiểm soát sử dụng rượu bia”, NSH-
06-04-03. Mỗi cá nhân được mua thức uống có cồn từ Bond Store của tàu theo tiêu chẩn 1
người/ 6 ngày (tôi đa 24 đơn vị/ người/ ngày). Trong biên bản phải ghi tên và chức danh của
người mua và tổng số đơn vị rượu đã mua và người quản lý kho phải ký tên chịu trách nhiệm
việc mua bán này.
Mỗi sỹ quan và thủy thủ có một biên bản riêng. Khi một cá nhân rời khỏi tàu thì biên bản đó
được kết toán và cá nhân đó phải ký tên xác nhận; biên bản đó không còn được sử dụng nữa.
Khi thay đổi Thuyền trưởng tất cả các biên bản cũ của mỗi cá nhân sẽ được đóng lại và tàu bắt
đầu sử dụng một bộ biên bản mới.
Những biên bản này sẽ được đối chiếu hàng tháng và được xác nhận bởi thuyền trưởng và sau
khi đã đóng sổ, các biên bản được lưu trên tàu 01 năm.
Khi kiểm tra hàng tuần phòng ở của các thuyền viên, thuyền trưởng và máy trưởng sẽ kiểm tra
một cách ngẫu nhiên việc sở hữu về lượng thức uống có cồn ít nhất là 02 thuyền viên (1 sỹ
quan và 1 thuỷ thủ). Nếu số lượng sử hữu vượt quá 24 đơn vị rượu sẽ được xem là vượt quá
giới hạn cho phép, Thuyền trưởng phải điều tra để xác định lý do vượt quá mức cho phép.
Khi có đại diện Công ty xuống tàu, các biên bản mua thức uống có cồn của mỗi cá nhân phải
được kiểm tra để đảm bảo sự tuân thủ với quy trình này.

4.4.6 Xử lý vi phạm
Bất cứ nhân viên nào vi phạm qui trình này hoặc vượt giới hạn tiêu thụ BAC nêu trên sẽ bị xử
lý theo đúng chính sách của Công ty về việc sử dụng rượu, bia và chất gây nghiện và theo hợp
đồng tuyển dụng.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- Báo cáo kiểm kê tủ thuốc, NSH-06-04-01;
- Biên bản xét nghiệm rượu, bia và chất gây nghiện, NSH-06-04-02;
- Biên bản kiểm soát sử dụng rượu, bia, NSH-06-04-03;
- Giấy chứng nhận tủ thuốc.
Chương 6: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU

Chương 7:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
SHIPBOARD OPERATIONS
(NSH-07)
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho mọi người làm việc ở trên tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Bộ luật Lao động, 2012, Chương VII,
 Thông tư 05/2012/TT-BGTVT, ngày 06/03/2012, “Quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam” của Bộ Giao thông vận tải.
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO.
 Quy trình chăm sóc y tế và sức khỏe, NSH-07-12
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Thuyền trưởng bố trí công việc cho các thuyền viên trên tàu để đảm bảo giờ làm việc và
thời gian nghỉ ngơi, ăn nghỉ cho tất cả các thuyền viên tuân thủ quy định trong
Thông tư 05/2012/TT-BGTVT, đảm bảo:
 Giờ nghỉ ngơi tối thiểu không được ít hơn:
 10 giờ trong một khoảng 24 giờ bất kỳ, và
 77 giờ trong một khoảng 7 ngày bất kỳ.
 Thời gian nghỉ ngơi có thể được chia ra không quá hai đợt, một đợt phải ít nhất là
sáu giờ, và thời gian giữa các đợt nghỉ liên tiếp không quá 14 giờ.
Bảng phân công nhiệm vụ, mẫu NSH-07-01-01, được niêm yết ở buồng ăn, câu lạc bộ,
buồng điều khiển máy và buồng lái. Các thông tin công khai về giờ làm việc và giờ nghỉ
ngơi được công bố bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Việc tập trung, thực tập cứu sinh, cứu hoả, và các cuộc thực tập phải được tiến hành sao cho
hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của thuyền viên và không
làm cho họ quá mệt mỏi.
Thuyền viên được yêu cầu làm việc trong thời gian nghỉ ngơi bình thường được nghỉ bù khi
có thể.
Cuối tháng, các thuyền viên phải được nhận một bản sao các Bản ghi thời gian làm việc và
nghỉ ngơi của mình, mẫu NSH-07-01-02. Bản sao này phải được xác nhận bởi thuyền
trưởng, hoặc người được thuyền trường uỷ quyền, và bởi thuyền viên. Tuy nhiên, trên các
tàu biển Việt Nam, bản ghi thời gian nghỉ ngơi có thể được gửi cho thuyền viên ở dạng điện
tử, với điều kiện các bản ghi này đã được thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy
quyền duyệt
4.2 Hướng dẫn chung
Thuyền trưởng chịu trách nhiệm việc bố trí trực ca trên tàu phải được duy trì thường xuyên,
đầy đủ và nghiêm túc, chỉ đạo và kiểm tra các ca trực đảm bảo các ca trực được duy trì đúng
theo quy định.
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

Dưới sự chỉ huy chung của Thuyền trưởng, Sĩ quan trực ca (SQTC) và thuỵền viên trực ca
phải chấp hành đúng các quy định về trực ca nhằm vận hành an toàn con tàu trong thời gian
thực thi nhiệm vụ chức trách của mình.
4.3 Lệnh thường trực và sổ lệnh đêm của Thuyền trưởng
Lệnh thường trực của Thuyền trưởng phải được viết và đặt tại buồng lái.
Lệnh đêm phải viết trong sổ lệnh đêm và được ký xác nhận đã đọc bởi các sỹ quan đi ca.
Sổ lệnh thường xuyên của Thuyền trưởng :
■ Sỹ quan đi ca là người đại diện Thuyền trưởng trên buồng lái, chịu trách nhiệm an tòan
của con tàu.
■ Sỹ quan trực ca phải thực hiện ca trực của mình trên buồng lái: Trong bất cứ tình huống
nào Sỹ quan trực ca cũng không được rời buồng lái cho đến khi bàn giao đầy đủ cho
người thay thế.
■ SQTC phải báo cáo Thuyền trưởng ngay lập tức trong những trường hợp sau đây:
• Đang gặp hoặc sắp gặp tầm nhìn xa hạn chế.
• Điều kiện giao thông hoặc hoạt động của tàu khác gây nên sự lo ngại
• Khó khăn trong việc giữ hướng đi.
• Ớ thời điểm dự kiến đáng lẽ nhìn thấy lục địa, dấu hiệu hàng hải, đo được độ sâu
nhưng trên thực tế không thực hiện được.
• Đột nhiên nhìn thấy lục địa, dấu hiệu hàng hải, thay đổi độ sâu ngoài dự kiến.
• Hỏng máy chính, hệ thống điều khiển từ xa máy chính, máy lái, thiết bị hàng hải
thiết yếu, thiết bị báo động, chỉ báo.
• Thiết bị vô tuyến hư hỏng.
• Trong điều kiện thời tiết xấu, nếu nghi ngờ khả năng sóng gió gây hư hại.
• Nếu tàu gặp phải trở ngại hàng hải như băng trôi, tài sản vô chủ.
• Bất cứ tình huống khẩn cấp và bất cứ sự nghi ngờ nào.
• Trước khi Thuyền trưởng lên buồng lái, SQTC không được do dự áp dụng ngay
những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho tàu.

4.4 Cảnh giới


Theo Bộ luật STCW 78/2010 thì trong điều kiện ban ngày, SQTC có thể thực hiện việc trực ca
cảnh giới một người trên buồng lái.
Nếu việc trực ca cảnh giới một người được thực hiện trên tàu thì phải có lệnh tương ứng của
Thuyền trưởng mới được thực hiện và Thuyền trưởng phải xem xét những yếu tố tối thiểu
dưới đây:
• Việc trực ca một người có thể được bắt đầu trong hoàn cảnh nào.
• Việc trực ca một người phải được hỗ trợ như thế nào.
• Trong điều kiện nào phải cho dừng việc trực ca một người.
Cũng cần phải nhân mạnh rằng trước khi bắt đầu việc trực ca một người, trong mọi trường
hợp, Thuyền trưởng phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
• SQTC phải được nghỉ ngơi đầy đủ trước khi bắt đầu ca trực.
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

• Theo đánh giá của SQTC, thì công việc phải thực hiện trong ca trực đó nằm trong khả
năng của họ để duy trì sự cảnh giới thích đáng và kiểm soát được hoàn cảnh thực tại.
• Lực lượng hỗ trợ khi cần thiết đã được chỉ định rõ ràng.
• SQTC phải biết ai là lực lượng hỗ trợ, trong hoàn cảnh nào phải gọi lực lượng hỗ trợ,
bằng cách nào gọi họ nhanh nhất.
• Lực lượng hỗ trợ được chỉ định phải biết đáp ứng kịp thời, nhanh chóng có mặt khi nghe
chuông báo động và loa gọi từ buồng lái.
• Các thiết bị thiết yếu và chuông báo động trên buồng lái phải ở trạng thái hoạt động tốt.

4.5 Quản lý buồng lái và trực ca


4.5.1 Trực ca hành hải
Khi bố trí trực ca cần đảm bảo các chức danh trên buồng lái phải có đủ khả năng tương ứng;
khi xét thấy cần thiết, Thuyền trưởng quyết định tăng cường người cảnh giới trong các ca trực;
đồng thời cần lưu ý xem xét những yếu tố sau đây:
• Đảm bảo trên buồng lái lúc nào cũng phải có người.
• Điều kiện thời tiết, tầm nhìn, ban ngày hay ban đêm.
• Khi chạy gần các chướng ngại hàng hải đòi hỏi SQTC có thể thực hiện thêm các công
việc bổ sung.
• Điều kiện sử dụng và vận hành các thiết bị trợ giúp hàng hải như rađa và các trang bị
hiển thị vị trí điện tử và các thiết bị khác có ảnh hưởng đến an toàn hàng hải của tàu.
• Tàu có trang bị máy lái tự động hay không.
• Các yêu cầu không bình thường có thể phát sinh do hoàn cảnh đặc biệt khi trực ca
hàng hải.

4.5.2 Trực ca neo:


SQTC phải:
• Bảo đảm rằng tàu đã trưng các đèn và dấu hiệu thích hợp và trong tầm nhìn xa hạn chế
phải phát tín hiệu âm thanh theo quy định.
• Bảo đảm rằng cảnh giới được duy trì hữu hiệu.
• Bảo đảm rằng máy chính trong tình trạng sẵn sàng và các máy móc khác theo đúng
chỉ thị của Thuyền trưởng.
• Định kỳ kiểm tra vị trí neo.
• Theo dõi thời tiết, thủy triều và trạng thái mặt biển.
• Thông báo cho Thuyền trưởng nếu như tàu rê neo và thực hiện tất cả các phương cách
ngăn chặn cần thiết.
• Thông báo cho Thuyền trưởng khi tầm nhìn xa suy giảm.
• Duy trì các biện pháp phồng ngừa cướp biển trong các tình huống yêu cầu như nêu
trong các Lệnh thường trực của Thuyền trưởng.

4.6 Ghi chép các dữ liệu của ca trực


Xác định sai số la bàn (la bàn con quay & la bàn chuẩn) mỗi ca một lần và ghi chép vào
“Nhật ký sai số la bàn” .
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

Thường xuyên so sánh hướng la bàn chuẩn với la bàn con quay.
Nếu tàu đang lái tự động thì ít nhất mỗi ca phải thử ở chế độ lái tay một lần.
Thuyền phó hai hàng ngày thử và kiểm tra các thiết bị.
Thuyền phó hai hàng ngày phải lấy giờ thời kế và ghi “Nhật ký thời kế”.
Sử dụng rađa phải ghi “Nhật ký sử dụng Rada”.

4.7 Thực hiện quy trình trực ca


4.7.1 Trực ca boong
4.7.1.1 Bổ trí trực ca & giao nhận ca
Thuyền trưởng phải quyết định việc bố trí trực ca và thời gian của ca trực boong để duy trì
trực ca an toàn tuỳ vào tình hình thực tế của tàu. Dưới sự chỉ đạo của Thuyền trưởng,
Thuyền phó nhất phân công trực ca boong và ghi vào mẫu NSH-07-01-01.
Thuyền trưởng của các tàu chở hàng nguy hiểm có thể gây nổ, hoả hoạn, độc hại, đe doạ tới
sức khoẻ của con người hay ô nhiễm môi trường phải đảm bảo duy trì việc bố trí ca trực an
toàn. Trên các tàu chở hàng rời nguy hiểm, để đảm bảo ca trực an toàn, phải có Sỹ quan đi
ca đủ năng lực hay Sỹ quan và thuỷ thủ thích hợp ngay cả khi tàu buộc cầu an toàn hoặc neo
an toàn trong cảng.
Sỹ quan giao ca sẽ không cho phép người nhận ca đảm đương nhiệm vụ trực ca nếu như
người đó không có khả năng thực hiện nhiệm vụ như: không đủ trình độ, không đủ sức
khoẻ, say rượu, say thuốc. Trong trường hợp này Sỹ quan giao ca phải báo cho Thuyền
trưởng.
Trước khi nhận ca boong trong khi tàu buộc cầu hoặc phao, Sỹ quan nhận ca phải được Sỹ
quan đi ca thông báo những điểm sau:
■ Độ sâu của nước ở cầu cảng, món nước của tàu, mức nước và thời gian nước cường,
nước ròng, độ căng dây buộc tàu, bố trí neo, độ dài của lỉn neo và các nét đặc trưng
quan trọng của dây buộc tàu ảnh hưởng đến an toàn của tàu và tình trạng của máy
chính có thể dùng khi có sự cố.
■ Toàn bộ công việc đã làm trên tàu: tính chất, số lượng, phẩm chất của hàng hoá đã xếp
hay còn lại và bất kể loại hàng nào còn dư lại trên tàu sau khi dỡ hàng.
■ Mức nước trong la canh và các két ba lát.
■ Tín hiệu hay đèn đã sử dụng.
■ Số lượng thuyền viên yêu cầu có mặt ở trên tàu và sự có mặt của người khác ở trên tàu.
■ Tình trạng của thiết bị cứu hoả.
■ Các quy định đặc biệt của cảng.
■ Các lệnh đặc biệt và hiện hành của Thuyền trưởng.
■ Những đường dây liên lạc sẵn có giữa tàu và nhân viên trên bờ kể cả Chính quyền
cảng để sử dụng nếu xảy ra sự cố hoặc yêu cầu hỗ trợ.
■ Mọi tình huống quan trọng khác đối với sự an toàn của tàu, thuyền viên, hàng hoá hoặc
việc bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm; và
■ Các quy trình để thông báo cho các nhà chức trách liên đới đối với việc ô nhiễm môi
trường gây nên do hoạt động của tàu.
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

Trước khi nhận ca hành hải, Sỹ quan nhận ca phải nắm vững những vấn đề:
■ Lệnh và những chỉ dẫn đặc biệt của Thuyền trưởng liên quan đến chạy tàu.
■ Tốc độ, hướng, vị trí và mớn nước của tàu.
■ Những tín hiệu hay đèn thích hợp phải được sử dụng một cách hợp lý.
■ Dòng thuỷ triều hiện hành và dự đoán, tầm nhìn xa, thời tiết, hải lưu, và ảnh hưởng của
nó tới hướng và tốc độ.
■ Quy trình điều khiển máy chính nếu hệ thống điều khiển đặt ở Buồng lái; và trạng thái
hoạt động của tàu ít nhất là những vấn đề sau: điều kiện hoạt động của toàn bộ các
thiết bị an toàn và hành hải trong quá trình đi ca, sai số của la bàn điện và la bàn từ, sự
hiện diện và di chuyển của tàu thuyền nhìn thấy được hoặc nhận biết trong phạm vi lân
cận, tình trạng nguy hiểm có thể gặp trong ca, ảnh hưởng của độ nghiêng/ lượn sóng/
tỷ trọng của nước và việc giảm độ sâu chân hoa tiêu do việc hành hải của tàu.
Tất cả các Sỹ quan đi ca phải biết được mớn nước cho phép của tàu trong suốt hành trình.
Thuyền phó nhất đảm bảo sự thay đổi mớn nước do bơm balát (đặc biệt khi tàu ở ngoài biển)
phải được tính toán và ghi chép chính xác .
Sỹ quan nhận ca phải bảo đảm những người trong ca mình có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Sỹ quan nhận ca chưa nhận bàn giao khi chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện ánh sáng.
Nếu tại thời điểm phải giao ca mà Sỹ quan đi ca đang thực hiện điều động hoặc hàng động để
tránh sự nguy hiểm nào đó thì việc giao ca phải hoãn lại đến khi hành động trên đã kết thúc.
4.7.1.2 Trực ca hành hải
Sỹ quan trực ca hành hải phải:
■ Trực ca ở Buồng lái và không được rời khi chưa có người thích hợp thay thế.
■ Cho dù Thuyền trưởng có mặt ở Buồng lái, Sỹ quan trực ca vẫn phải chịu trách nhiệm về
việc hành hải an toàn, cho tới khi được thông báo là Thuyền trưởng đảm nhận trách
nhiệm đó và cả 2 bên đều hiểu về việc thông báo này.
■ Phải báo cho Thuyền trưởng biết khi có sự nghi ngờ có về những hành động có ảnh
hưởng tới sự an toàn của tàu.
Sỹ quan trực ca phải kiểm tra tốc độ, vị trí, hướng lái của tàu theo chu kỳ thích hợp. Sử dụng
mọi thiết bị hàng hải cần thiết sẵn có để đảm bảo cho tàu chạy đúng hướng hành trình đã định.
Sỹ quan trực ca phải biết rõ vị trí và cách vận hành toàn bộ thiết bị an toàn, thiết bị hàng hải ở
trên tàu cũng như những hạn chế của chúng. Máy đo sâu là một phương tiện hàng hải có giá trị
và phải được sử dụng bất cứ khi nào thích hợp.
Trong trường hợp cần thiết, Sỹ quan trực ca phải sử dụng ngay lái tay, thay đổi tốc độ máy
chính, các thiết bị âm thanh. Sỹ quan trực ca phải bố trí thuỷ thủ lái và chuyển sang chế độ lái
tay kịp thời để xử lý tình huống nguy hiểm một cách an toàn. Việc chuyển từ lái tự động sang
lái tay và ngược lại phải do Sỹ quan trực ca thực hiện hoặc thực hiện dưới sự giám sát của Sỹ
quan trực ca.
Sỹ quan trực ca phải nắm vững tính năng điều khiển của tàu kể cả trớn tàu và phải hiểu rằng
các tàu khác nhau thì có tính năng điều khiển khác nhau.
Điều đặc biệt quan trọng là Sỹ quan trực ca phải duy trì được sự cảnh giới thường xuyên. Nếu
buồng hải đồ biệt lập, Sỹ quan trực ca chỉ vào buồng hải đồ khi cần thiết trong một thời gian
ngắn để thực hiện nhiệm vụ hàng hải nhưng trước hết phải đảm bảo việc làm đó là an toàn.
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

Việc kiếm tra hoạt động của các thiết bị hàng hải trên tàu sẽ được thực hiện trên biển theo chu
kỳ và khi hoàn cảnh cho phép, đặc biệt trước những tình huống nguy hiểm dự kiến sẽ ảnh
hưởng đến việc hành hải của tàu. Dù ở bất kỳ thời điểm nào thì việc thử các thiết bị nói trên
cũng phải được ghi chép đầy đủ. Việc thử trên cũng phải được tiến hành trước khi đến và rời
cảng.
Sỹ quan trực ca phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo:
■ Phải lái đúng hướng dù lái tay hay lái tự động. Máy lái tự động phải được thử bằng lái
tay ít nhất 1 lần trong ca.
■ Sai số la bàn chuẩn được xác định ít nhất 1 lần trong ca trong hoàn cảnh cho phép, và
khi có sự thay đổi lớn về hướng đi phải thường xuyên so sánh la bàn chuẩn với la bàn
điện và các la bàn phản ảnh phải đồng bộ với la bàn chính.
■ Phải đảm bảo các đèn tín hiệu, đèn hành trình và các thiết bị hàng hải khác hoạt động
bình thường.
■ Thiết bị VTĐ phải hoạt động phù hợp.
Sỹ quan trực ca phải sử dụng radar hợp lý trong khi hành hải. Mỗi khi sử dụng radar, Sỹ quan
trực ca cũng phải chọn một thang tầm xa thích hợp và thay đổi thang theo những khoảng thời
gian thích hợp để phát hiện các mục tiêu một cách sớm nhất có thể được và bảo đảm không để
thoát các mục tiêu nhỏ và yếu.
Sỹ quan trực ca phải báo ngay cho Thuvền trưởng khi:
■ Dự đoán nguy hiểm có thể gặp hoặc khi tầm nhìn xa bị hạn chế.
■ Nếu tình trạng tuyến đường hoặc sự hành hải của các tàu thuyền khác làm cho bản thân
thấy lo lắng băn khoăn về an toàn của tàu.
■ Nếu thấy khó khăn trong việc duy trì hướng đi.
■ Sự nhận dạng bờ, phao tiêu hàng hải bị sai hoặc độ sâu đo được không đứng với hải đồ.
■ Có sự trục trặc về máy, máy lái hoặc các thiết bị hàng hải quan trọng, hệ thống báo
động, thiết bị vô tuyến điện, ...
■ Thời tiết xấu và nếu có nghi ngờ hỏng hóc thiết bị do thời tiết gây ra.
■ Trong bất cứ tình trạng khẩn cấp nào, hoặc có bất kể sự nghi ngờ nào.
Mặc dù được yêu cầu phải báo ngay cho Thuyền trưởng trong các tình huống nói trên nhưng
trước hết Sỹ quan trực ca vẫn phải khẩn trương đưa ra hành động xử lý để đảm bảo an toàn
cho tàu trong mọi hoàn cảnh.
Sỹ quan trực ca phải đưa ra chỉ dẫn cần thiết cho thuỷ thủ đi ca để đảm bảo duy trì ca trực an
toàn kể cả việc cảnh giới thích đáng. Khi điều kiện cho phép, Sỹ quan trực ca có thể để thuỷ
thủ đi ca lái tay nhằm giúp họ trau dồi kỹ năng lái nhưng phải luôn luôn giám sát chặt chẽ
thuỷ thủ và hướng lái.
Sỹ quan trực ca phải ghi chép đầy đủ những chuyển động và những sự việc liên quan đến
hành hải của tàu trong quá trình trực ca. Dưới sự giám sát của Thuyền trưởng, Thuyền phó hai
ghi Nhật ký hàng hải.
Sỹ quan trực ca hành hải không được giao hoặc nhận một nhiệm vụ nào khác có thể ảnh
hưởng tới việc chạy tàu an toàn.
4.7.1.3 Hệ thống báo động trực ca hàng hải buồng lái (BNWAS)
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 7 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

BNWAS phải ở trạng thái hoạt động khi tàu hành trình trên biển.
Hệ thống BNWAS chỉ có thể được bật hoắc tắt bằng chìa khóa/ mật khẩu. Do vậy, chỉ có
những người có đủ thẩm quyển (thông thường là thuyền trưởng) mới có quyền quyết định bật
hay tắt hệ thống.
Hệ thống BNWAS phải được kiểm tra hàng ngày khi tàu hành trình trên biển để đảm bảo hệ
thống luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt. Thuyền phó 2 là người chịu trách nhiệm bảo
dưỡng và thử hoạt động của hệ thống BNWAS. Việc thử và bảo dưỡng hệ thống BNWAS sẽ
dựa trên các hướng dẫn chi tiết được đề cập trong sách hướng dấn sử dung BNWAS của nhà
chế tạo.
4.7.2 Trực ca boong khi tàu hành hải trong các tình huống đặc biệt.
4.7.2.1. Tàu hành hải khi tầm nhìn xa hạn chế
Khi hành hải trong tầm nhìn xa bị hạn chế, trách nhiệm đầu tiên của Sỹ quan trực ca là phải
tuân thủ các Quy tắc thích ứng trong Quy tắc tránh va Quốc tế 72. Đặc biệt chú ý tới việc phát
tín hiệu sương mù, chạy tàu với tốc độ an toàn và máy phải sẵn sàng để điều động tức thời.
Ngoài ra Sỹ quan trực ca phải:
■ Báo cho Thuyền trưởng
■ Bố trí cảnh giới hợp lý.
■ Bật đèn hành trình.
■ Phát còi hoặc tín hiệu âm thanh sương mù.
■ Cấp nguồn cho cả 2 mô tơ máy lái.
■ Chuyển sang chế độ lái tay.
■ Sử dụng cả 2 radar.
■ Bật VHF ở kênh liên lạc theo yêu cầu .
■ Báo cho buồng máy chuẩn bị sẵn sàng để điều động.
4.7.2.2. Tàu ở gần bờ và những khu vực đông tàu.
Sử dụng hải đồ có tỷ lệ lớn nhất được cập nhật theo những thông báo mới nhất có sẵn và phù
hơp với vùng chạy tàu. Những vị trí của tàu được xác định thường xuyên đều đặn theo nhiều
phương pháp khi điều kiện cho phép.
Sỹ quan trực ca phải nhận dạng chính xác các mốc, tiêu hàng hải.
Sử dụng radar để bổ xung vị trí tàu bằng thị giác. Khi các tiêu mốc hàng hải không quan sát
được rõ hoặc trong vùng nước chật hẹp nơi mà vị trí tàu cần phải theo dõi liên tục, có thể sử
dụng thước song song và phương pháp này có thể thay thế việc xác định vị trí tàu bằng thị
giác.
4.7.2.3. Tàu ở vùng nước cạn
Độ sâu dưới ky tàu phải được kiểm tra kỹ lưỡng bằng thiết bị phụ trợ đã có. Phải giảm tốc độ
tàu để giảm hiệu ứng nước cạn khi chạy qua vùng nước nông sao cho duy trì được đủ độ sâu
dưới ky tàu.
4.7.2.4. Tàu hành hải khi có hoa tiêu trên tàu
Dù cho có mặt của Hoa tiêu trên tàu thì Thuyền trưởng và Sỹ quan trực ca cũng không được
miễn trách đối với sự an toàn của tàu. Thuyền trưởng và Hoa tiêu phải trao đổi với nhau
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 8 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

những thông tin liên quan đến tiến trình hành hải, điều kiện địa phương và những đặc tính của
tàu. Thuyền trưởng và Sỹ quan trực ca phải hợp tác chặt chẽ với Hoa tiêu để duy trì sự kiểm
tra đầy đủ về vị trí và việc hành hải của tàu.
Nếu có bất cứ một nghi ngờ nào về ý định hay hành động của Hoa tiêu, Sỹ quan trực ca phải
tìm cách làm sáng tỏ với Hoa tiêu, nếu vẫn chưa rõ thì báo ngay cho Thuyền trưởng để đưa ra
hành động cần thiết.
4.7.3 Trực ca boong khi tàu neo đậu
Sỹ quan trực ca phải kiểm tra xác định vị trí tàu lên hải đồ thích hợp khi nhận ca, kiểm tra vị
trí tàu thường xuyên bằng cách lấy chỉ số phương vị của một mục tiêu hàng hải cố định hoặc
các mục tiêu bờ dễ nhận diện.
Sỹ quan trực ca và thuỷ thủ trực ca phải:
■ Bảo đảm duy trì cảnh giới hiệu quả.
■ Bảo đảm thực hiện định kỳ các kiểm tra xung quanh tàu.
■ Theo dõi các điều kiện khí tượng, thuỷ triều và trạng thái của biển.
■ Thông báo cho Thuyền trưởng và thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết khi tàu trôi neo
■ Bảo đảm máy chính và máy khác sẵn sàng theo chỉ thị của Thuyền trưởng.
■ Thông báo cho Thuyền trưởng khi tầm nhìn xa xấu đi và tuân theo các yêu cầu của các
Quy tắc tránh va trên biển.
■ Bảo đảm rằng tàu luôn bật sáng các đèn, treo các bóng thích hợp và phát các âm hiệu
thích hợp.
■ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm do tàu và tuân thủ các quy chế
và quy trình phòng ngừa ô nhiễm phải áp dụng.
4.7.4 Trực ca boong khi tàu nằm tại cầu hoặc buộc phao
Khi tàu buộc tại cầu hoặc buộc phao, Sỹ quan trực ca phải:
■ Kiểm tra và bảo đảm rằng độ sâu vùng nước tàu đậu hoặc buộc phao là đủ, đặc biệt là
phải luôn duy trì chân hoa tiêu thích hợp trong quá trình làm hang.
■ Kiểm tra và bảo đảm chiều cao trên mặt nước thích hợp, có xem xét đến chiều cao phải
áp dụng hoặc được yêu cầu dưới thiết bị bốc dỡ trong khi làm hàng.
■ Kiểm tra và bảo đảm buộc tàu thích hợp, có chú ý đến các ảnh hưởng của thuỷ triều,
dòng chảy, thời tiết, giao thông và phương tiện cập mạn và chú ý thường xuyên, đặc biệt
đến độ căng các dây buộc tàu.
■ Bảo đảm ràng lối đi giữa tàu, cầu hay bến tàu phải an toàn và thoả mãn yêu cầu luật
định, gồm một cầu thang mạn thích hợp hoặc cầu thang sinh hoạt có lưới an toàn được
cột chặt thích hợp bên dưới, và được chiếu sáng tốt khi tối trời. Phải có sẵn một phao
tròn trên tàu gần cầu thang mạn hoặc cầu thang sinh hoạt.
■ Bảo đảm lối đi, đường lên xuống hầm hàng, các khu vực điều khiển thiết bị buộc tàu và
các khu vực sinh hoạt đều được chiếu sáng tốt về đêm.
■ Duy trì một cách hiệu quả nhất liên lạc giữa tàu và những người có trách nhiệm trên bờ.
Hệ thống liên lạc được chọn và ngôn ngữ sử dụng cùng số điện thoại và hoặc các kênh
liên lạc cần thiết, phải được ghi lại.
■ Cấm những người không có nhiệm vụ lên tàu.
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 9 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

■ Thông báo ngay cho Thuyền trưởng những biểu hiện của việc tàu dịch chuyển, hư hỏng
dây buộc tàu hay thiết bị buộc tàu trong thời gian gió hoặc dòng chảy mạnh.
■ Trong bất kỳ hoàn cảnh nào phải thông báo ngay cho Thuyền trưởng những nghi ngờ có
thể gây mất an toàn cho tàu. Tuy phải thông báo ngay cho Thuyền trưởng về những
hoàn cảnh nói trên, khi cần thiết Sỹ quan trực ca phải không được do dự thực hiện ngay
các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn của tàu.
4.7.5 Trực canh vô tuyến điện
Khi tàu đi trên biển phải duy trì liên tục trực canh trên tần số cấp cứu của vô tuyến điện thoại.
Sỹ quan trực ca có trách nhiệm duy trì trực canh VHF thích hợp trên kênh 16 hoặc trên các
kênh theo quy định địa phương.
Thông tin bằng VHF phải nói càng ngắn càng tốt để tránh gián đoạn vì nghẽn kênh. Trong
phạm vi ngắn, việc liên lạc giữa tàu với tàu bằng VHF hoàn toàn có hiệu quả trong liên lạc
cấp cứu.
Để bố trí việc trực canh vô tuyến, Thuyền trưởng phải:
■ Đảm bảo duy trì trực canh theo những điều khoản thích hợp trong quy tắc vô tuyến và
công ước về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS)
■ Đảm bảo việc trực canh vô tuyến không làm ảnh hưởng xấu đến chuyển động an toàn
của tàu và an toàn hành hải.
■ Kiểm tra thiết bị vô tuyến được lắp đặt trên tàu và tình trạng hoạt động của chúng.
Để thực hiện công việc trực canh vô tuyến, Sỹ quan boong phải:
■ Đảm bảo duy trì trực trên những tần số được chỉ định trong quy tắc vô tuyến và trong
SOLAS.
■ Trong khi làm nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị vô
tuyến và nguồn cung cấp. Báo cáo với Thuyền trưởng bất kỳ hỏng hóc gì của thiết bị.
Những yêu cầu của quy tắc vô tuyến và của công ước SOLAS về vô tuyến điện báo hoặc Nhật
ký GMDSS phải được tuân thủ hợp lý. Việc duy trì Nhật ký GMDSS là trách nhiệm
củaThuyền phó 2, người được phân công có trách nhiệm hàng đầu trong việc liên lạc bằng vô
tuyến khi xẩy ra cấp cứu. Sau đây là những điều cần phải được ghi cùng với thời gian diễn ra
việc liên lạc:
■ Tóm tắt sự việc cấp cứu, những việc liên lạc vô tuyến điện an toàn và khẩn cấp.
■ Những sự kiện quan trọng liên quan đến việc phục vụ vô tuyến.
■ Vị trí thích hợp của tàu ít nhất mỗi ngày một lần, và
■ Tóm tắt điều kiện hoạt động của thiết bị vô tuyến kể cả nguồn điện cung cấp.
Nhật ký vô tuyến phải sẵn sàng để Thuyền trưởng, hoặc cán bộ có thẩm quyền của các cơ
quan quản lý kiểm tra.
Thuyền trưởng phải đảm bảo tất cả các thiết bị Buồng lái được bảo quản hợp lý và hoạt động
tốt. Thuyền phó hai thường xuyên kiểm tra và nếu có bất cứ hỏng hóc hay sai sót gì thì báo
ngay cho Thuyền trưởng biết.
Trong thời gian đi ca, các sỹ quan boong thực hiện những công việc kiểm tra và thử nghiệm
để đảm bảo các thiết bị sẵn sàng ở trạng thái hoạt động tốt. Bất kỳ sự trục trặc nào cũng phải
báo cho Thuyền trưởng.
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 10 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

4.7.6 Trực ca máy


4.7.6.1. Bố trí trực ca & giao nhận ca
Máy trưởng các tàu phải trao đổi ý kiến với Thuyền trưởng đảm bảo cơ cấu trực ca thích hợp
để duy trì ca trực an toàn. Máy hai phân công trực ca máy dưới sự chỉ đạo của Máy trưởng và
ghi vào mẫu NSH-07-01-01.
Sỹ quan trực ca máy là người thay mặt Máy trưởng, luôn luôn phải chịu trách nhiệm chính về
sự hoạt động có hiệu quả và an toàn của máy cũng như ảnh hưởng của máy đối với an toàn
của con tàu, đồng thời phải chịu trách nhiệm kiểm tra, vận hành, thử tất cả các máy móc thiết
bị thuộc trách nhiệm ca trực của mình theo yêu cầu.
Sỹ quan trực ca máy không giao ca cho Sỹ quan nhận ca nếu cảm thay anh ta không đủ khả
năng thực hiện nhiệm vụ trực ca một cách có hiệu quả, trong trường hợp này phải báo cho
Máy trưởng biết.
Sỹ quan trực ca phải bảo đảm các thành viên của ca trực có mặt đầy đủ và có đủ khả năng để
thi hành nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả.
Trước khi nhận ca, Sỹ quan nhận ca phải hiểu rõ những điều sau đây:
■ Các mệnh lệnh và chỉ dẫn đặc biệt của Máy trưởng.
■ Mức nước, trạng thái của nước la canh, các két ba lát, két treo, két dự trữ, két nước ngọt,
két nước bẩn, và bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào để sử dụng hoặc xử lý chúng.
■ Trạng thái và mức dầu, mức nhiên liệu trong các két dự trữ, két lắng, két trực nhật và
trong những thiết bị chứa dầu khác.
■ Tình trạng và chế độ hoạt động của các thiết bị máy móc, kể cả hệ thống phân phối
nguồn điện.
■ Mọi chế độ hoạt động đặc biệt phải bắt buộc áp dụng do sự hỏng hóc các thiết bị hoặc
những tình trạng bất lợi của tàu.
4.7.6.2. Trực ca máy
Sỹ quan trực ca máy phải đảm bảo duy trì việc sắp xếp bố trí trực ca và phụ trách thợ máy
trong ca để họ hỗ trợ cho việc hoạt động có hiệu quả, an toàn của các thiết bị máy móc.
Sỹ quan trực ca điều hành máy vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những hoạt động trong khu
vực Buồng máy dù cho có sự hiện diện của Máy trưởng hay không cho đến khi được thông
báo rõ ràng là Máy trưởng đảm nhận trách nhiệm đó, việc này hai bên đều cùng phải hiểu rõ.
Máy trưởng phải đảm bảo các Sỹ quan trực ca máy được thông báo về tất cả các công việc bảo
quản bảo dưỡng, kiểm tra hư hỏng hoặc những công việc sửa chữa trong thời gian đi ca. Sỹ
quan trực ca máy được thông báo những người tham gia hoạt động sửa chữa máy ở trên tàu,
chức năng sửa chữa và vị trí làm việc của họ, những người có thẩm quyền khác và những
thuyền viên được yêu cầu. Phải chú ý thích hợp đến công việc bảo quản bảo dưỡng và ghi
chép việc sử dụng thiết bị phụ tùng, vật tư dự trữ.
Toàn bộ thành viên của ca trực điều hành máy phải am hiểu nhiệm vụ được phân công. Ngoài
ra mọi thành viên phải hiểu biết những vấn đề sau:
■ Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc nội bộ hợp lý.
■ Những lối thoát sự cố từ Buồng máy.
■ Hệ thống báo động buồng máy, khả năng phân biệt các tín hiệu báo động khác nhau và
phải lưu tâm đặc biệt tới các tín hiệu báo động chữa cháy.
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 11 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

■ Vận hành, kiểm tra trang thiết bị phụ trách trong ca trực.
■ Số hiệu, vị trí và kiểu cách của các thiết bị cứu hoả.
Phải ghi lại bất kể máy móc nào hoạt động không hợp lý, sai chức năng và những yêu cầu sửa
chữa cùng với những biện pháp đã thực hiện vào Nhật ký máy.
Sỹ quan trực ca máy phải thi hành khẩn trương các mệnh lệnh của Buồng lái. Việc thay đổi
chiều hay tốc độ vòng quay chân vịt phải được ghi chép, trừ khi việc ghi chép không thể thực
hiện được.
Sỹ quan trực ca máy phải chịu trách nhiệm về việc tắt máy, chuyển máy và điều chỉnh tất cả
các máy móc đúng theo trách nhiệm của ca trực điều hành máy phải làm và phải ghi chép toàn
bộ công việc đã thực hiện.
Khi Buồng máy được đặt vào trạng thái sẵn sàng, Sỹ quan trực ca máv đảm bảo toàn bộ máy
móc và thiết bị có thể sử dụng trong quá trình điều động tàu phải ở trạng thái sẵn sàng sử dụng
được ngay và đã cấp nguồn đầy đủ cho thiết bị máy lái cũng như đáp ứng mọi yêu cầu khác.
Không được phân công hoặc bắt Sỹ quan trực ca máy phải thực hiện bất cứ công việc gì gây
cản trở đến nhiệm vụ giám sát của họ đối với hệ thống động lực và thiết bị phụ trợ. Sỹ quan
trực ca máy phải giám sát liên tục các thiết bị động lực chính và các hệ thống phụ cho đến khi
giao ca và phải thường kỳ kiểm tra máy móc theo đúng chức trách. Sỹ quan trực ca máy phải
đảm bảo việc tuần tra thích hợp các máy móc và khu vực buồng máy lái nhằm mục đích phát
hiện các hỏng hóc, hoạt động không đúng chức năng của các thiết bị để thực hiện hay chỉ đạo
việc điều chỉnh, bảo dưỡng và các việc làm cần thiết khác.
Thợ máy đi ca không được rời Buồng máy khi chưa được phép của Sỹ quan trực ca máy vì
việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các thao tác các thiết bị máy móc.
Trước khi hết ca, Sỹ quan trực ca máy phải đảm bảo toàn bộ sự kiện xẩy ra trong ca trực phải
được ghi lại một cách thích hợp vào Nhật ký máy, Nhật ký dầu.
Sỹ quan trực ca máy phải luôn nhớ rằng việc thay đổi tốc độ gây nên do hậu quả của việc máy
móc bị trục trặc có thể nguy hiểm đến sự an toàn của tàu và con người trên biển. Sỹ quan trực
ca máy phải thông báo cho Buồng lái ngay lập tức trước khi có sự thay đổi tốc độ để tạo cho
Buồng lái có thời gian chuẩn bị nhằm tránh được tai nạn hàng hải có thể xẩy ra.
Sỹ quan trực ca máy không được trì hoãn báo cho Máy trưởng biết khi:
■ Máy hỏng hoặc có trục trặc gây nguy hiểm cho máy móc, trang thiết bị, hay con người.
■ Mọi nghi ngờ về quyết định hay biện pháp giải quyết của mình.
Mặc dù có yêu cầu phải báo cho Máy trưởng trong các trường hợp nói trên, nhưng Sỹ quan
trực ca máy vẫn phải có ngay những biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo đảm sự an toàn của
tàu, máy móc, thuyền viên khi tình huống đòi hỏi.
4.7.6.3. Trực ca máy trong các điều kiện đặc biệt.
1. Khi tầm nhìn xa hạn chế
Sỹ quan trực ca máy phải đảm bảo luôn luôn có sẵn áp lực hơi hoặc gió để sử dụng cho còi và
khi có lệnh của Buồng lái về thay đổi tốc độ hoặc hướng hoạt động phải được thực hiên tức
thời, ngoài ra các máy phụ sử dụng cho việc điều động phải sẵn sàng sử dụng.
2. Khi ở vùng nước ven bờ và vùng nước có mật độ tàu cao
Sỹ quan trực ca máy phải đảm bảo tất cả các máy móc liên quan tới việc điều động tàu có thể
chuyển sang được chế độ điều khiển bằng tay. Sỹ quan trực ca máy cũng phải đảm bảo cấp
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 12 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

nguồn đầy đủ cho máy lái và các yêu cầu điều động khác. Máy lái sự cố và các thiết bị phụ trợ
khác phải sẵn sàng sử dụng.
3. Khi ở vùng neo
Khi tàu ở vùng neo không phải chỗ trú ẩn, Máy trưởng phải bàn với Thuyền trường xem có
cần phải giữ nguyên chế độ trực ca Buồng máy như khi tàu đang hành trình hay không .
Khi tàu neo ở vùng không an toàn hoặc neo ở vùng có điều kiện sóng gió như trên biển thì
phải đảm bảo những điều sau:
■ Giữ ca trực có hiệu quả.
■ Kiểm tra thường kỳ các máy đang hoạt động và các máy ở chế độ sẵn sàng hoạt động.
■ Máy chính và máy phụ phải duy trì ở tình trạng sẵn sàng hoạt động theo lệnh của Buồng
Lái.
■ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tránh gây ô nhiễm và phải tuân thủ các quy
định phòng ngừa ô nhiễm đang áp dụng.
■ Tất cả các hệ thống cứu hoả và hệ thống kiểm tra hư hỏng phải sẵn sàng.

4.8 Chân hoa tiêu (UKC)


4.8.1. Áp dụng
Áp dung cho các tất cả các tàu (vỏ đơn, vỏ kép).
4.8.2. Xem xét các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến UKC
Chân hoa tiêu UKC là độ sâu an toàn dưới ki của các tàu với kích thước và đặc tính điều động
khác nhau ở những điều kiện địa phương khác nhau. Chân hoa tiêu bao gồm hai yếu tố chủ
yếu như sau:
■ UKC tối thiểu cần phải được duy trì giữa đáy tàu và đáy biển;
■ Phần dung sai cần thiết cho những yếu tố khác có thể hiện diện.
Những yếu tố khác cần được xem xét bao gồm:
■ Trạng thái biển và sóng lừng.
■ Điều kiện thuỷ triều, đặc biệt thời gian triều kéo dài, giờ nước ròng;
■ Sự biến đổi mực nước do áp suất không khí hoặc sóng triều.
■ Độ chính xác đo sâu, độ chính xác các thông tin và dự báo thuỷ triều.
■ Độ chính xác của mớn nước quan sát hoặc tính toán bao gồm tình trạng tàu võng hoặc
vồng.
■ Sự gia tăng mớn nước do tàu nghiêng và chúi. Đặc biệt quan trọng đối với tàu rộng
chiều ngang.
■ Sự biến đổi khối lượng riêng của nước.
■ Độ ổn định của thềm lục địa (tình trạng sóng cát).
■ Hiệu ứng sụt lái.
4.8.3. Quy trình tính toán UKC
Trước khi vào cảng hoặc rời cảng, Thuyền trưởng phải:
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 13 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

- Tính toán mớn nước hàng hải lớn nhất của tàu dựa trên những thông tin trong sổ tay xếp
hàng (Loading Manual) có xem xét tới các yếu tố biến đổi nói trên.
- Xác định độ sâu kiểm soát của đường đi bằng cách sử dụng các phương pháp bao gồm
các thông tin trên hải đồ, điều kiện thuỷ triều và dòng chảy, trạng thái biển thực tế, ảnh
hưởng của thời tiết, độ sâu tại phương tiện hoặc vùng neo, các thông tin tương ứng trong
sách Hàng hải chỉ nam hoặc trong Thông báo Hàng hải (NTM) và cảnh báo hàng hải.
Do những mâu thuẫn có thể có trong các dữ liệu xuất bản, Thuyền trưởng phải ghi chép
các chi tiết của ấn phẩm và hải đồ khi tính toán. Thuyền trưởng phải liên hệ với cảng /
phương tiện hoặc đại lý địa phương để lấy độ sâu kiểm soát hoặc mớn nước cho phép
dọc theo đường đi dự định cũng như tại cầu cảng / phương tiện. Bằng mọi cách lấy cho
được các thông tin dưới dạng văn bản và lưu giữ trong các file hồ sơ.
- Sử dụng những dữ liệu trên đế xác định UKC dự tính bằng cách lấy độ sâu kiểm soát dự
định trừ cho mớn nước hàng hải lớn nhất của tàu.
4.8.4. Yêu cầu UKC tối thiểu
UKC phải được tính toán cho tất cả các trạng thái và đường hành trình bao gồm việc tiếp cận
cảng và các khu vực cạn bất kể có hoa tiêu trên tàu hay không.
Khi tiếp cận cảng dưới những điều kiện bình thường, thì độ sâu tối thiểu phải cân nhắc bằng
110% của mớn nước lớn nhất của tàu mới thích hợp cho buộc tàu, neo và di chuyển với tốc độ
chậm. Tuy nhiên, khi tiếp cận các khu vực không kín gió, nếu có thể, xét đến điều kiện và
hoàn cảnh tại chỗ, cần phải tăng UKC lên thêm 10% nữa.
Cần phải duy trì UKC tối thiểu cho tất cả các tàu như sau:
1. Min UKC cho tất cả các tàu trên đường hành trình ở khu vực biển rộng (open sea) và đại
dương: 20% mớn nước hàng hải lớn nhất khi tàu trên đường hành trình, sau khi đã hiệu
chỉnh sụt lái.
2. Min UKC cho tàu hành trình trong khu vực ven biển và gần bờ: 15% mớn nước hàng
hải lớn nhất khi tàu trên đường hành trình, sau khi đã hiệu chỉnh sụt lái.
Lưu ý: nếu độ sâu của đáy biển > 200% mớn nước hành hải của tàu sau khi đã hiệu
chỉnh sụt lái thì không cần phải tính toán UKC.
3. Min UKC cho tàu hành trình trong luồng hoặc trong vùng nước cảng: 10% mớn nước
hàng hải lớn nhất khi tàu trên đường hành trình, sau khi đã hiệu chỉnh sụt lái.
4. Đối với tàu buộc phao biển như CBM ( Conventional / Multi Buoy Mooring) hoặc SPM
(Single Point Mooring) còn phải hiệu chỉnh gia tăng thêm UKC cho sóng lừng. Điều
chỉnh này tùy thuộc vào các chi tiết trinh bày ở trên.
Nếu người thuê tàu yêu cầu giảm nhỏ UKC tối thiểu so với yêu cầu nói trên, hoặc ở những
cảng cho phép UKC nhỏ hơn thì Thuyền trưởng phải báo cáo và nhận tư vấn từ Công ty chủ
tàu.
4.8.5. Xác định UKC tối thiểu cho việc lập kế hoạch hành trình
Trong kế hoạch hành trình phải xác định rằng UKC đã được tính toán thoả mãn yêu cầu UKC
tối thiểu như trình bày ở trên.
Thuyền trưởng phải sử dụng thông tin UKC đã tính toán để xác nhận phù hợp bất kỳ yêu cầu
khu vực giới hạn điều động nào có thể phát sinh trên đường đi.
Thuyền trưởng phải trao đổi chi tiết kế hoạch hành trinh với hoa tiêu, đặc biệt nói rõ các giả
Số kiểm soát: NSH-07-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 14 / 14
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TRỰC CA

định khi tàu đến vùng UKC dự tính, và xác nhận yêu cầu đối với khu vực giới hạn điều động
nếu có. Thuyền trưởng cũng phải trao đổi với hoa tiêu về ảnh hưởng của tình hình thời tiết
hiện tại và sắp tới trên đường đi như gió, thuỷ triều không bình thường, tầm nhìn xa hạn chế,
sóng lừng, dòng chảy, mật độ giao thông ... Phải ghi vào Nhật ký hàng hải các ý kiến trao đổi
với hoa tiêu.
Trong một số trường hợp như ở cảng sông, cảng có thuỷ triều,... mà thuyền trưởng không thể
dự tính UKC vì thiếu những thông tin có sẵn về độ sâu luồng lạch thông qua hải đồ, bảng thuỷ
triều và hàng hải chỉ nam, ... trên tàu, thì Thuyền trưởng phải lấy thông tin và chỉ dẫn từ nhà
chức trách cảng thông qua đại lý địa phương. Nhiều trường hợp hoa tiêu hoặc nhà chức trách
cảng quy định mớn nước cho phép tối đa, thì thuyền trưởng phải tuân thủ quy định đó.
Thuyền trưởng không được để vượt qua giới hạn mớn nước mà nhà chức trách cảng hoặc hoa
tiêu địa phương đưa ra.
4.8.6. Tính toán sụt lái
Tất cả sỹ quan hàng hải phải hiểu hiệu ứng sụt lái và ảnh hưởng của nó, biết tính toán sụt lái
của tàu.
Cần nhớ rằng: Giảm tốc độ tàu sẽ làm giảm sụt lái tàu.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
 Bảng phân công trực ca, NSH-07-01-01;
 Bảng theo dõi thời gian làm việc/ nghỉ ngơi, NSH-07-01 -02
 Mầu tính UKC, NSH-07-01 -03;
 Sổ lệnh đêm của Thuyền trưởng;
 Sổ lệnh đêm của Máy trưởng;
 Nhật ký hàng hải;
 Nhật ký máy;
 Nhật ký dầu;
 Nhật ký GMDSS.
Số kiểm soát: NSH-07-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần : 01
Trang: 1 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CHUẨN BỊ CHO TÀU ĐẾN / RỜI CẢNG

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho mọi người làm việc ở trên tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Thông tư 05/2012/TT-BGTVT, ngày 06/03/2012, “Quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam” của Bộ Giao thông vận tải.
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO.
 Quy trình trực ca, NSH-07-01.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Lập kế hoạch chuyến đi
Sỹ quan boong phải thu các bản tin thời tiết, an toàn hàng hải...và báo cáo cho Thuyền trưởng.
Thuyền trưởng tham khảo ý kiến Máy trưởng để dự tính lượng tiêu thụ dầu đốt, dầu bôi trơn
và các thông tin cần thiết khác trước khi bắt đầu chuyến đi.
Thuyền trưởng hướng dẫn Thuyền phó hai chuẩn bị các hải đồ cần thiết và kẻ đường hành
trình.
Thuyền phó hai chịu trách nhiệm chuẩn bị, tu chỉnh, cập nhật hải đồ và ghi vào sổ theo dõi tu
chỉnh hải đồ, đồng thời chuẩn bị các ấn phẩm hàng hải theo yêu cầu.
Thuyền phó hai chịu trách nhiệm kẻ đường đi của tàu hợp lý có chú ý đến địa hình, tình hình
thời tiết, biển và hàng hoá; và ghi lại vào mẫu “Danh mục các điểm chuyển hướng”, NSH-07-
02-01, và “Kế hoạch chuyến đi”, NSH-07-02-02. Thuyền phó hai phải vẽ tuyến đường từ cảng
khởi hành đến cảng tới một cách rõ ràng, liên tục trên hải đồ thích hợp.
Thuyền trưởng có trách nhiệm đảm bảo trước khi bắt đầu chuyến hành trình phải có Kế hoạch
chuyến đi do Thuyền phó hai thao tác và Thuyền trưởng phải kiểm tra, phê duyệt kế hoạch
này.
Thuyền trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo tàu đã được chuẩn bị thích hợp cho
chuyến đi.
4.2 Chuẩn bị tàu rời cảng
Thuyền trưởng phải thông báo cho Máy trưởng, Thuyền phó nhất để các bộ phận có đủ thời
gian chuẩn bị cho chuyến đi.
Thuyền trưởng phải kiểm tra tài liệu bao gồm cả các giấy chứng nhận.
Sỹ quan boong phải kiểm tra tình trạng hoạt động tốt của máy móc và thiết bị vô tuyến, thông
tin liên lạc rồi khẳng định kết quả với Thuyền trưởng.
Thuyền phó nhất phải kiểm tra các vấn đề liên quan đến thuyền viên, thực phẩm dự trữ, các
thủ tục của tàu và báo cáo với Thuyền trưởng.
Dưới sự chỉ đạo của Thuyền trưởng, Sỹ quan boong đi ca phải kiểm tra các trang thiết bị và
các vấn đề khác liên quan đến chuyến đi theo “Danh mục kiểm tra đi/ đến bộ phận boong”,
NSH-07-02-03.
Số kiểm soát: NSH-07-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần : 01
Trang: 2 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CHUẨN BỊ CHO TÀU ĐẾN / RỜI CẢNG

Thuyền phó nhất phải chỉ thị Thuỷ thủ trưởng thực hiện đo và ghi lại các số đo các két nước
ngọt, nước ăn và nước dằn, lấy kết quả đo các két dầu đốt từ Máy trưởng.
Thuyền phó nhất phải tính và ghi lại điều kiện khởi hành / tới cảng. Thuyền phó nhất phải
kiểm tra các cửa kín nước, chằng buộc container, hàng trên boong...và khẳng định với Thuyền
trưởng về việc đã hoàn thành công tác chuẩn bị.
Thuyền trưởng phải chỉ thị Thuyền phó hai kiểm tra các thiết bị hàng hải.
Đóng kín toàn bộ các cửa mở trên boong. Toàn bộ các cửa kín nước phải đóng và buộc chặt.
Ngay sau khi làm xong hàng và trước khi tàu rời cảng Thuyền phó nhất phải bố trí kiểm tra
tình trạng kín nước, tình trạng toàn bộ của tàu phù hợp với mọi điều kiện thời tiết khi đi biển.
Phải kiểm tra các két trước khi tàu ra biển và phải báo cho Thuyền trưởng biết về tình trạng
kín nước toàn bộ.
Khi làm xong hàng , Sỹ quan trực ca phải kiểm tra và báo cho Thuyền phó nhất mớn nước của
tàu, độ mặn của nước biển. Mớn nước của tàu phải ghi vào Nhật ký.
Thuyền phó nhất phải đảm bảo trong mọi điều kiện tàu đủ điều kiện về tính ổn định, độ chênh
lệch mũi lái và góc nghiêng không quá lớn.
Sỹ quan trực ca boong phải kiểm tra và thử máy lái theo danh mục trong mẫu “Thử máy lái”,
NSH-07-02-06. Kết quả của việc kiểm tra phải được ghi vào Nhật ký.
Trước khi tàu chạy Thuyền phó nhất phải kiểm tra sự hoạt động thích hợp các trang thiết bị an
toàn, gồm thiết bị cứu sinh và các thiết bị cứu hoả. Bất kỳ sự thiếu sót nào phát hiện thấy phải
sửa chữa ngay trước khi tàu chạy.
Sỹ quan boong phải thu các bản tin thời tiết, an toàn hàng hải. Trước khi tàu chạy Thuyền
trưởng phải kiểm tra báo cáo thời tiết và đánh giá tình trạng thời tiết. Bất kể thời tiết tốt hay
xấu cũng phải bố trí chằng buộc cẩn thận các vật nặng trước khi chạy.
Trước khi rời cảng Thuyền trưởng phải trực tiếp chỉ thị cho các trưởng bộ phận phải kiểm tra
người trốn trên tàu. Nếuphát hiện thấy người trốn trên tàu thì phải đưa lên bờ trước khi tàu
chạy.
Dưới sự chỉ đạo của Máy trưởng, các Sỹ quan máy kiểm tra các trang thiết bị mình phụ trách
và báo cáo tình trạng kỹ thuật cho Máy trưởng. Trước mỗi chuyến đi, Sỹ quan máy đi ca kiểm
tra và ghi nhận lại theo “Danh mục kiểm tra đi / đến bộ phận máy”, NSH-07-02-04.
Trước mỗi chuyến đi, Máy trưởng kết hợp với Thuyền phó nhất phải đảm bảo chức năng và sự
bố trí hợp lý các thiết bị phòng ngừa ô nhiễm. Báo cáo “Danh mục kiểm tra trang thiết bị ngăn
ngừa ô nhiễm”, NSH-07-02-05, được gửi hàng tháng về Công ty. Bất kỳ sự thiếu sót nào phát
hiện thấy phải sửa chữa ngay trước khi tàu chạy.
Máy trưởng phải chỉ thị Máy hai chuẩn bị máy (khi thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho tàu
khởi hành), kiểm tra tình trạng thoả mãn của các thiết bị an toàn, máy và các trang thiết bị
ngăn ngừa ô nhiễm.
Máy trưởng phải chỉ thị Máy ba lấy số đo các két dầu và các két khác trong buồng máy.
Trước khi tàu chạy Máy trưởng phải kiểm tra sự hoạt động thích hợp của các trang thiết bị an
toàn ở buồng máy, gồm các thiết bị cứu hoả. Bất kỳ sự thiếu sót nào phát hiện thấy phải sửa
chữa ngay trước khi tàu chạy.
Máy trưởng phải báo cáo tình trạng kỹ thuật máy và khẳng định với Thuyền trưởng là đã hoàn
thành việc chuẩn bị.
Lệnh ma nơ được phát khi ra vào Cảng hoặc rời vị trí hay đi qua luồng hẹp.
Số kiểm soát: NSH-07-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần : 01
Trang: 3 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CHUẨN BỊ CHO TÀU ĐẾN / RỜI CẢNG

Khi có lệnh Ma nơ các Sỹ quan đến các vị trí sau:


■ Thuyền trưởng: có mặt trên buồng lái.
■ Máy trưởng: ở buồng điều khiển máy hay vị trí điều khiển tay trang.
■ Thuyền phó nhất: ở đằng mũi.
■ Thuyền phó hai: ở sau lái. Thuyền phó hai phải báo cho buồng lái khi chân vịt không bị
vướng, khoảng cách từ buồng lái đến các chướng ngại vật v.v. khoảng cách từ lái tàu đến
các chướng ngại vật (nếu có) trong tầm nhìn bằng mắt.
■ Thuyền phó ba: ở buồng lái hay theo chỉ thị của Thuyền trưởng.
■ Các Sỹ quan boong/tập sự (nếu có) theo sự phân công của Thuyền trưởng ở những vị trí
tương ứng.
Khi điều động tàu, Máy trưởng và các Sỹ quan máy phải có mặt ở buồng máy để thao tác máy
theo yêu cầu của buồng lái.
Khi có lệnh Ma nơ, người Sỹ quan trực đầu tiên đến vị trí phải kiểm tra việc liên lạc với
buồng lái và báo cáo với Thuyền trưởng đã có mặt tại vị trí làm việc. Sỹ quan đó phải thử các
thiết bị để sẵn sàng sử dụng, phải chú ý sẵn sàng hành động ngay khi được yêu cầu.
Đồng hồ buồng máy phải đặt đồng bộ với đồng hồ buồng lái.
Khi hết Ma nơ các Sỹ quan boong phải cố định các thiết bị một cách hợp lý trừ khi có chỉ thị
khác, dọn dẹp gọn gàng mọi thứ ở vị trí tương ứng và báo cho Thuyền trưởng trước khi rời
khỏi vị trí.
Buồng lái và buồng máy phải có sổ ghi điều động máy để ghi lại toàn bộ lệnh trong khi điều
động.
Bất kể khi nào Hoa tiêu lên tàu, Thuyền trưởng phải đưa cho Hoa tiêu các số liệu liên quan
đến tàu và tính năng điều động của tàu theo “Phiếu hoa tiêu”, NSH-07-02-07.
Phải luôn luôn cẩn thận khi Hoa tiêu lên hoặc rời tàu. Những điều sau đây phải được tuân thủ:
■ Phải có người cầm sẵn một phao cứu sinh và đứng ở đầu thang dây.
Thang Hoa tiêu phải được đặt ở nơi thích hợp khi không dùng. Một sỹ quan cầm bộ đàm
(VHF) và một thuỷ thủ phải sẵn sàng khi Hoa tiêu sử dụng thang dây. Thang Hoa tiêu phải
luôn luôn được thả theo quy định của SOLAS, Chapter V/23 và các quy tắc, quy định về Hoa
tiêu của Quốc tế. Phải đảm bảo tay vịn đầy đủ cho các bậc cầu thang trên boong để phục vụ
Hoa tiêu khi trèo qua mạn Tàu.
■ Đèn chiếu sáng phải đầy đủ để phục vụ ban đêm.
■ Một phao cứu sinh có dây và đèn để ở gần đó.
Trước khi sử dụng phải kiểm tra đảm bảo cầu thang Hoa tiêu phải sạch và không có hư hỏng
gì.

4.3 Chuẩn bị tàu đến cảng


Sỹ quan boong phải thu các bản tin thời tiết, an toàn hàng hải...và báo cáo cho Thuyền trưởng.
Thuyền trưởng kiểm tra thông tin về khu vực cảng tới như thuỷ triều, dòng chảy, luồng lạch,...
và thông báo dự kiến tàu đến tới các cơ quan liên quan. Thuyền trưởng thông báo cho các
trưởng bộ phận để chuẩn bị.
Bộ phận boong kiểm tra theo “Danh mục kiểm tra đi/ đến bộ phận boong”, NSH-07-02-03 và
Số kiểm soát: NSH-07-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần : 01
Trang: 4 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CHUẨN BỊ CHO TÀU ĐẾN / RỜI CẢNG

“Thử máy lái”, NSH-07-02-06. Bộ phận máy kiểm tra theo “Danh mục kiểm tra đến/ đi bộ
phận máy”, NSH-07-02-04.

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO

- Danh mục các điểm chuyển hướng, NSH-07-02-01;


- Kế hoạch chuyến đi, NSH-07-02-02;
- Danh mục kiểm tra đi/ đến bộ phận boong, NSH-07-02-03;
- Danh mục kiểm tra đến/ đi bộ phận máy, NSH-07-02-04;
- Danh mục kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm, NSH-07-02-05;
- Thử máy lái, NSH-07-02-06;
- Phiếu hoa tiêu, NSH-02-07;
- Sổ ghi điều động máy.
- Nhật ký hàng hải.
- Sổ theo dõi tu chỉnh hải đồ (NP133A).
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm kiểm soát các hoạt động trên tàu, giảm thiểu tai nạn; nâng cao an toàn và ngăn ngừa ô
nhiễm trong quá trình làm hàng.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho các tàu chở dầu trong đội tàu của Công ty.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 IMDG Code,
 ISGOTT,
 Bộ luật về tác nghiệp an toàn trong lao động cho thuyền viên (Code of Safe Working Practice
for Merchant Seamen),
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO.
 Sổ tay kéo khẩn cấp.
 Kế hoạch chuyển tải tàu dầu.
 Quy trình cấp giấy phép làm việc, NSH-07-07.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Trách nhiệm
Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn dưới tàu.
Thuyền phó nhất hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Thuyền trưởng về quá trình làm hàng.
Thuyền phó nhất và các sỹ quan boong chịu trách nhiệm theo dõi giám sát việc nhận và trả
hàng, chuyển tải và vệ sinh hầm hàng.
Mọi thuyền viên dưới tàu phải tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn theo Hướng dẫn an
toàn quốc tế cho tàu dầu và cảng dầu (ISGOTT). Mặc dù yêu cầu công việc làm hàng phải
được tiến hành nhanh và hiệu quả nhưng đội ngũ thuyền viên luôn nhận thức rằng an toàn là
trên hết.

4.2 Công tác chuẩn bị


4.2.1 La canh buồng bơm
La canh buồng bơm phải luôn giữ sạch và khô ráo. Đại phó và thợ bơm chịu trách nhiệm về
vệ sinh buồng bơm và phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa hơi xăng dầu tích tụ. Buồng
bơm phải được thông thoáng và được kiểm tra hơi xăng dầu. Các gioăng làm kín của bơm và
van, van xả phải được bảo dưỡng tốt. Tránh việc nhận hàng thông qua hệ thống đường ống
buồng bơm.
Khi bơm đang hoạt động, không được tiến hành công việc sửa chữa trên bơm, các van hoặc hệ
thống điều khiển.
Trong suốt quá trình làm hàng, hệ thống thông gió buống bơm phải được duy trì liên tục.
Trước khi vào buồng bơm, phải đảm bảo thông gió đã được tiếng hành và không gian bên
trong đã được kiểm tra bằng thiết bị đo hơi xăng dầu. Phải duy trì thông gió liên tục cho đến
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

khi mọi người làm việc bên trong đã ra khỏi buồng bơm.
Đặc biệt phải chú ý đến sàn dưới cùng, nơi thường hay có khả năng tích tụ hơi xăng dầu.
Hệ thống ngắt thông gió buồng bơm và các bướm chặn phải được bảo dưỡng thường xuyên để
đảm bảo hoạt động có hiệu quả khi có hỏa hoạn.
4.2.2 Vào buồng bơm
Không được phép vào buồng bơm khi chưa được phép của Sỹ quan trực ca boong. Việc vào
buồng bơm phải tuân thủ “Quy trình về cấp giấy phép làm việc”, NSH-07-07.
Thuyền phó nhất chịu trách nhiệm đảm bảo việc thông gió buồng bơm, đảm bảo không khí
trong buồng bơm an toàn cho người vào và các quy trình thông tin liên lạc cần thiết được sử
dụng và duy trì. Khi sử dụng các thiết bị đo cầm tay, phải hiệu chuẩn thiết bị và ghi lại theo
mẫu NSH-07-03-08.
Biển báo cấm vào khi không được phép phải được treo tại lối vào buồng bơm.
4.2.3 Tháo mở bơm, van và các thiết bị liên quan
Trước mỗi lần vận hành hoặc sửa chữa liên quan đến hoạt động của bơm, van, đường ống
hoặc thiết bị điện phải tuân thủ quá trình sau đây:
“ Kiểm tra nồng độ khí độc hay khí hyđrô-cácbon trong không khí quanh khu vực đó.
■ Thuyền phó nhất phải đảm bảo mọi điều kiện an toàn tại nơi làm việc.
■ Hệ thống làm hàng phải được bơm rửa trước khi tháo mở. Các khoang phải được phun
rửa trước khi mở để làm sạch cặn dầu. Các bề mặt phải được làm sạch trước khi tiến
hành công việc sửa chữa trên những thiết bị này.
■ Tuân thủ các yêu cầu trong “Quy trình cấp giấy phép làm việc”, NSH-07-07.
4.2.4 Kiểm tra đệm làm kín (gioăng), ổ đỡ, vòng bi
Trước khi làm hàng, sĩ quan boong phụ trách phải tiến hành kiểm tra xem nắp phin bộ lọc,
cửa kiểm tra và các nút xả còn ở đúng vị trí được bắt chặt không.
Các van xả của hệ thống làm hàng trong buồng bơm, đặc biệt là các van ở ngay tại bơm hàng
phải được kiểm tra đóng chặt.
Các đệm kín trên vách ngăn phải được kiểm tra, điều chỉnh hoặc tra dầu nếu cần để đảm bảo
độ kín khí giữa buồng bơm và buồng máy.
Trong khi làm hàng phải tiến hành kiểm tra buồng bơm thường xuyên. Phải kiểm tra dấu hiệu
rò ri ở các đệm kín, nút xả và van xả, đặc biệt là các van ở ngay tại bơm hàng. Khi bơm đang
hoạt động, phải kiểm tra nhiệt độ của các đệm kín, ổ đỡ, vòng bi của bơm và các đệm kín trên
vách ngăn (nếu có). Nếu phát hiện rò rỉ hoặc tăng nhiệt độ bất thường phải dừng ngay bơm.
Không được điều chỉnh các đệm kín trên trục của bơm khi bơm đang hoạt động.
Hệ thống cảm biến khí gas phải được thử hàng ngày.
4.2.5 Sơ đồ hệ thống làm hàng
Các sỹ quan và thuyền viên phải được làm quen với mỗi hệ thống làm hàng trên tàu dầu, bao
gồm đường ống bơm hàng, vị trí của mỗi van, các bơm, các trạm điều khiển, các hệ thống
thông hơi và các hệ thống tràn dầu.
Sỹ quan và thuyền viên phải tham khảo các bản vẽ đường ống làm hàng dưới tàu.
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

4.2.6 Vị trí các van cách ly và van ngắt cuối


Các sỹ quan và thuyền viên phải được làm quen với các van ngắt cuối và các thiết bị cách ly
có chức năng tách hệ thống dầu cặn hoặc hệ thống balát với với hệ thống bơm hàng.
Sỹ quan và thuyền phải tham khảo các bản vẽ đường ống làm hàng dưới tàu.
4.2.7 Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm
Khi đang làm hàng, Thuyền phó nhất có trách nhiệm đảm bảo rằng các lỗ thoát nước trên
boong và các khay hứng phải được đóng lại và các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm phải ở vị trí sẵn
sàng.
Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm cả các thành miệng trên boong.
Trong trường hợp tràn ít dầu, thì có thể thấm và lau sạch bằng mùn cưa và giẻ lau.
Trong trường hợp tràn nhiều dầu, phải sử dụng bơm gió được cất giữ trong kho Thủy thủ
trưởng. Bơm này được sử dụng để bơm dầu từ thành miệng trở lại két lắng hoặc két hàng.
4.2.8 Thử các thiết bị báo động và dừng tự động của hệ thống làm hàng.
Các thiết bị báo động và dừng tự động của bơm hàng, thiết bị báo động mức hàng, nếu có,
phải kiểm tra hàng tháng để đảm bảo tình trạng làm việc bình thường. Kết quả thử phải được
ghi lại theo “Biên bản thử dừng khẩn cấp bơm hàng”, NSH-07-03-09, “Biên bản thử báo động
trên bảng hiển thị giám sát làm hàng”, NSH-07-03-13.
4.2.9 Tháo mặt bích
Trước khi tháo các mặt bích chặn ra khỏi đường ống dầu phải đảm bảo rằng phần ống giữa
van cuối cùng và bích chặn không còn chứa dầu, áp suất. Phải có biện pháp phòng ngừa sự cố
rò rỉ dầu.
4.2.10 Thao tác van
Để tránh các xung động áp lực, các van cuối của hệ thống đường ống khi bơm phải được mở,
trừ trường hợp sự cố.
Khi sử dụng bơm để chuyển dầu, tất cả các van của hệ thống chuyển (cả dưới tàu và trên bờ),
phải được mở trước khi bắt đầu bơm, tuy nhiên van xả của bơm ly tâm có thể ở vị trí đóng
cho đến khi vòng quay của bơm đạt đến giá trị cần thiết và sau đó mở van từ từ.
Nếu chuyển bơm dầu vào hầm khác, thì van vào hầm hàng sau phải được mở trước khi van
vào hầm hàng trước được đóng lại, hoặc tạm thời ngừng bơm trong khi chuyển van.
4.2.11 Các bộ lọc
Các bộ lọc trên đường ống phải được mở kiểm tra thường xuyên và làm sạch.

4.3 Thao tác tại cảng dầu


4.3.1. Đảm bảo tính nỗi của tàu trong quá trình ma nơ
Khi vào hoặc rời cảng trong trạng thái có hàng, tính nổi của tàu phải được đảm bảo để chống
lại sự cố nước tràn vào tàu do tai nạn gây ra. Các lỗ đo, các két mũi, két lái, các nấp và các lỗ
thông gió phải được đóng kín. Các cửa hầm hàng, két nhiên liệu, khoang cách ly và cửa vào
buồng bơm cũng phải được đóng kín.
4.3.2. Tàu lai và cập mạn
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

Trước khi tàu lai cập mạn để hỗ trợ, tất cả các nắp hầm hàng, hầm ba lát và lỗ đo phải được
đóng kín không phụ thuộc vào loại hàng chở trên tàu, trừ khi tất cá các khoang không chứa
hàng đều được thông thoáng thích hợp. Tàu lai và các tàu khác không được phép cập mạn khi
chưa được phép của Thuyền trưởng.
4.3.3. An toàn lao động trong khi làm dây
Các thao tác làm dây kể cả khi nối dây với tàu lai là các thao tác nguy hiểm. Mọi người tham
gia làm dây phải nắm rõ và có những biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh tai nạn xảy ra.
4.3.4. Các dây lai dắt sự cố
Trừ các cảng dầu không có tàu lai dắt, trong mọi trường hợp các dây lai dắt sự cố với độ bền
thích hợp phải được buộc chặt vào các cột bích trên boong, phía lái và phía mũi, và đầu dây
kia phải được thả xuống mặt nước.
Đối với các tàu đang cập trong cầu cảng, các dây nói trên phải được thả ở nơi mà các tàu lai
có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất, thường là phía mạn ngoài. Đối với các tàu đang làm
hàng ngoài phao, các dây này phải được thả ở bên mạn đối diện với mạn có các ống bơm dầu.
Để dây lai có đủ độ dài để các tàu lai làm việc hiệu quả, đoạn dây giữa cột bích và lỗ sô-ma
nên để chùng, đồng thời 'bốt' dây này bằng dây thừng hay cơ cấu dễ tách rời khác.
4.3.5. Tuân thủ các quy định của địa phương
Các cảng dầu đều có những quy định về an toàn và chống ô nhiễm mà thuyền viên dưới tàu
phải tuân thủ. Mọi tàu vào cảng phải nắm được các quy định đó và những quy định liên quan
đến an toàn hàng hải do chính quyền cảng sở tại ban hành. Trước khi bơm nước dằn ra phải
kiểm tra và ghi lại theo NSH-07-03-12.
4.3.6. Đảm bảo thông tin về an toàn giữa tàu và cảng dầu
Sau khi tàu đã cập cầu, đại diện của cảng dầu sẽ liên lạc với Thuyền phó nhất để:
■ thỏa thuận nơi cho phép hút thuốc.
■ thỏa thuận về các hạn chế trong việc sử dụng lửa và các dụng cụ nấu bếp.
■ thông báo các thủ tục cấp giấy phép làm việc và quy trình hàn cắt.
■ thông báo khả năng hỗ trợ từ phía cảng, cứu hỏa, cứu thương, cảnh sát và các dịch vụ
cứu hộ khác.
■ trao đổi thông tin về việc sử dụng các trang thiết bị cấp cứu và cứu hỏa có sẵn tại cầu
cảng và dưới tàu.
■ thỏa thuận những phương án phối hợp giữa tàu và cầu cảng trong trường hợp có hỏa
hoạn và các sự cố khẩn cấp khác.
■ thảo luận về các bố trí sơ tán trên cầu cảng trong tình huống khẩn cấp, ví dụ như điểm
tập trung và lối thoát.
Thông tin trao đổi giữa tàu và bờ được ghi lại vào mẫu NSH-07-03-10.
4.3.7. Neo
Neo không sử dụng phải được chằng buộc một cách cẩn thận.
4.3.8. Làm dây khi tàu cập mạn
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

Thuyền trưởng chỉ huy công việc làm dây.


Phải kiểm tra dây buộc tàu sao cho độ căng hay chùng của các dây không làm cho tàu bị dịch
chuyển hay tạo lực căng quá tải trên các dây khác. Phải duy trì tiếp xúc giữa tàu với các quả
đệm và không được nới lỏng dây buộc tàu.
Có thể sử dụng tàu lai để duy trì vị trí trong các tình huống sau:
■ có thay đổi đáng kể về hướng và tốc độ gió, đặc biệt là khi tàu có mạn khô cao;
■ sóng;
■ thời gian dòng chảy thủy triều cực đại. Độ sâu dưới đáy tàu hạn chế;
■ gần luồng qua lại của các tàu khác.
4.3.9. Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị cứu hỏa
Ngay trước khi vào cảng để nhận hay trả hàng, các rồng cứu hỏa phải được nối vào hệ thống
cứu hỏa của tàụ, một phía trước và một phía sau khu vực nối ống làm hàng. Các vòi phun cố
định, nếu được trang bị, phải hướng về khu vực ống làm hàng và sẵn sàng làm việc. Các bình
cứu hỏa xách tay (tốt nhất là bình hóa học) phải được đặt tại vị trí thuận lợi gần khu vực đầu
ống làm hàng.
Bơm phải duy trì được áp lực cần thiết trong hệ thống cứu hỏa khi tàu bơm hàng hoặc ba lát.
Nếu không thể thì bơm cứu hỏa phải sẵn sàng để hoạt động ngay khi cần thiết.
4.3.10. Sẵn sàng tự rời cầu
Khi tàu đang cập cầu, nồi hơi, máy chính, máy lái và các trang thiết bị quan trọng khác cần
thiết cho việc ma nơ tàu phải luôn sẵn sàng để tàu rời cầu cảng trong thời gian ngắn nhất.
Không được thực hiện các công việc sửa chữa hay công việc làm hạn chế sự dịch chuyển của
tàu khi chưa có sự thỏa thuận trước bằng văn bản với cảng. Trước khi tiến hành sửa chữa, tàu
cũng phải xin phép chính quyền cảng địa phương. Tàu phải tuân thủ một số những điều kiện
cụ thể trước khi được cấp giấy phép.
4.3.11. Thông tin liên lạc
Tất cả điện thoại, thiết bị thu phát VHF/UHF cầm tay và hệ thống vô tuyến điện phải thỏa mãn
các yêu cầu về an toàn.
Cầu cảng có trách nhiệm đảm bảo cung cấp các phương tiện thông tin liên lạc phù hợp giữa
tàu và cầu cảng, kể cả thiết bị dự phòng.
Thuyền trưởng có trách nhiệm thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc hữu hiệu nhằm đảm
bảo kiểm soát an toàn các hoạt động một cách liên tục.
Sĩ quan trực phải thử hệ thống trước khi bắt đầu bơm hàng. Hệ thống dự phòng cũng phải
được thiết lập và thống nhất. Phải cho phép một thời gian trễ nhất định để trả lời các tín hiệu.
Sỹ quan trực ca và điều độ cảng phải nắm được tên và thông số của từng loại hàng khi bơm
các chủng loại hàng khác nhau hoặc hàng có chất lượng khác nhau.
4.3.12. Phương tiện đi lại giữa tàu và bờ
Mọi người chỉ sử dụng phương tiện dành riêng cho việc đi lại giữa tàu và bờ.
Cầu thang hay các phương tiện đi lại khác phải được trang bị lưới bảo hiểm. Phao cứu sinh có
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

dây kéo phải bố trí ở khu vực gần cầu thang hay phương tiện đi lại khác.
4.3.13. Lên xuống bằng cầu thang mạn
Phải đặc biệt chú ý đến an toàn khi lên xuống nếu có sự chênh lệch lớn về độ cao giữa boong
tàu và cầu cảng.
4.3.14. Chiếu sáng
Cầu thang hoặc lối lên tàu phải được chiếu sáng tốt và an toàn vào buổi tối.
4.3.15. Những người không phận sự
Phải luôn có người trực cầu thang khi tàu cập cầu.
Những người không có phận sự hoặc những người không được phép của Thuyền trưởng
không được lên tàu. Trong thỏa thuận với Thuyền trưởng, cầu cảng có trách nhiệm ngăn cấm
những người không phận sự đi vào khu vưc cầu cảng. Tàu phải cung cấp danh sách thuyền
viên cho bảo vệ cảng.
4.3.16. Các biển báo dưới tàu
Khi cập cầu, tàu phải treo các biển báo tại lối đi bằng tiếng Anh và tiếng Việt sau đây:
Chú ý (WARNING)
Không đốt lửa (NO LAKED LIGHTS)
Không hút thuốc (NO SMOKING)
Không phận sự miễn vào (NO UNAUTHORISED PERSONS)
Biển báo “Lối thoát hiểm (EMERGENCY ESCAPE ROUTES)" với dấu mũi tên chỉ hướng
phải được treo ở những chỗ cần thiết.
4.3.17. Kiểm soát hút thuốc
Sỹ quan và thủy thủ trực ca phải đảm bảo'rằng không có người nào hút thuốc được vào gần
khu vực cầu cảng hay lên tàu.
Chỉ cho phép hút thuốc trong điều kiện được kiểm soát. Việc cấm tuyệt đối hút thuốc trên cầu
cảng và dưới tàu khi đang cập cầu nhìn chung là không thực tế và không thể ép buộc được và
có thể làm tăng hiện tượng hút thuốc lén lút. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải cấm
tuyệt đối việc hút thuốc do tính chất nguy hiểm của loại hàng và các yếu tố khác. Trong những
trường hợp như vậy, sĩ quan trực ca phải liên tục kiểm tra để đảm bảo rằng lệnh cấm này được
tuân thủ triệt để.
4.3.18. Sử dụng bếp nấu
Trước khi cho phép sử dụng các bếp nấu khi tàu đang trong cầu cảng, Thuyền trưởng và người
phụ trách cầu cảng phải cùng nhất trí rằng không có mối nguy hiểm nào tồn tại sau khi đã xem
xét nơi đun nấu, hướng dẫn đun nấu, và việc thông gió nơi đun nấu. Đặc biệt chú ý khi sử
dụng các mặt bích bơm hàng phía sau lái.
4.3.19. Thiết bị Radio
Sử dụng thiết bị radio của tàu trong khi làm hàng hay bơm ba lát là rất nguy hiểm và không
được phép. Tàu chỉ được sử dụng các thiết bị VHF và UHF cố định hay cầm tay nhưng được
lắp đặt chính xác, tuy nhiên phải đảm bảo các thiết bị này được phê duyệt là an toàn.
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 7 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

4.3.20. Sử dụng các dụng cụ cầm tay


Không đập búa, đục đẽo, phun cát. Không sử dụng các dụng cụ điện ở ngoài khoang nồi hơi,
buồng máy, khu vực buồng ở dưới tàu, hoặc trên cầu cảng nơi tàu cập nếu không có giấy phép
làm việc của người phụ trách cầu cảng và Thuyền phó nhất.
4.3.21. Danh mục kiểm tra an toàn Tàu / Bờ
“Danh mục kiểm tra an toàn tàu / bờ”, NSH-07-03-02, của tàu phải được điền đầy đủ trước
khi vào cảng. Ngoài ra Danh mục kiểm tra an toàn Tàu/Bờ của cầu cảng cũng phải được hoàn
thiện trước khi cập cầu.
Danh mục kiểm tra an toàn tàu/bờ được sử dựng nhằm đích đảm bảo an toàn của tàu, cầu
cảng và tất cả những người làm việc nên phải được Thuyền phó nhất và điều độ cảng cùng
kiểm tra và hoàn tất. Mỗi hạng mục phải được kiểm tra xác nhận trước khi đánh dấu. Việc
kiểm tra bao gồm thị sát của hai người có liên quan và được tiến hành kết hợp nếu có thể.
Việc sử dụng danh mục này sẽ vô nghĩa nếu coi đây chỉ là những thủ tục mang tính giấy tờ.
Thuyền trưởng phải đảm bảo rằng tàu tuân thủ theo danh mục kiểm tra này trước khi việc
kiểm tra thực tế được điều độ cảng thực hiện. Việc kiểm tra của tàu phải ghi vào nhật ký.
4.3.22. Các cửa ra vào, lỗ đo và cửa sổ
Mọi cửa thông ra ngoài, các cửa húp-lô và cửa sổ phải được đóng.
Với tàu có khu vực các buồng ở phía lái, mọi cửa thông ra ngoài, các cửa húp lô và cửa sổ
(dẫn trực tiếp từ boong chính đến khu vực buồng ở hay buồng máy (trừ buồng bơm) hay các
cửa ở các tầng nhìn xuống boong chính cũng như boong thượng tầng phía trước ống khói)
phải được đóng.
Nếu cửa phải mở để đi lại thì phải được đóng ngay sau khi sử dụng.
Các cửa bắt buộc phải đóng phải được đánh dấu rõ ràng nhưng không được khóa.
4.3.23. Điều hòa và thông gió trung tâm
Cửa lấy gió của hệ thống điều hòa trung tâm hoặc hệ thống thông gió phải được điều chỉnh để
ngăn hơi xăng dầu lọt vào, nếu có thể, bằng cách tuần hoàn không khí trong các khoang kín.
Nếu nghi ngờ hơi xăng dầu thâm nhập vào khu vực buồng ở, phải dừng ngay hệ thống điều
hòa và thông gió đồng thời đóng các cửa lấy gió của hệ thống này lại.

4.4 Đo lượng hàng, lấy mẫu và rửa hầm hàng


4.4.1 Quy định chung
Đo hàng, lấy mẫu và rửa hầm hàng là các thao tác dễ gây cháy nổ và nguy hại đến sức khỏe
con người do hơi độc và dễ bắt lửa. Phải quan tâm đặc biệt để tránh việc tiếp xúc với các hơi
độc này.
4.4.2 Đo độ vơi của hàng và lấy mẫu
Để tránh tích điện thước đo độ vơi và dụng cụ lấy mẫu phải làm bằng dụng cụ không dẫn
điện.
Tối thiểu 30 phút sau khi xếp hàng xong mới có thể sử dựng thiết bị bằng kim loại hoặc dẫn
điện khác.
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 8 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

Khi đo độ vơi của hàng và lấy mẫu phải tránh đứng dưới gió để không hít phải hơi độc.
Trong quá trình làm hàng, các cửa quan sát và lỗ đo phải được đóng kín trừ khi cần thiết phải
mở ra vì lý do thao tác. Lưới chắn lửa luôn phải sạch, trong trạng thái tốt và được lắp khít.
Lưới này chỉ được tháo ra trong thời gian ngắn và phải lắp lại ngay.
4.4.3 Nắp hầm hàng
Các nắp hầm hàng phải được đóng chặt trong suốt thời gian làm hàng.
Các nắp hầm hàng phải được đánh số rõ ràng.
4.4.4 Rửa hầm hàng
Việc rửa hầm hàng phải được tiến hành theo các hướng dẫn trong ISGOTT và Sổ tay hướng
dẫn rửa hàng (Tanks cleaning guide).

4.5 Công việc làm hàng

4.5.1 Tính chất của hàng hóa


Các hàng hóa được nhận lên tàu phải được kiểm tra theo Tờ vận tải đơn, và so sánh với “Bảng
số liệu an toàn của hàng hóa - Product Safety Data Sheet” có dưới tàu.
Các đặc tính nguy hiểm hoặc các chú ý đặc biệt khi làm hàng hoặc để bảo vệ tính mạng phải
được xác định.
4.5.2 Số người tối thiểu cần cho hoạt động làm hàng
Trong khi nhận / trả hàng, Thuyền phó nhất và sỹ quan boong phải liên tục trực ca làm hàng.
Số người trực ca tối thiểu trong khi làm hàng tàu / bờ hoặc tàu / tàu như sau:
■ Một sỹ quan boong
■ Một sỹ quan máy
■ Một thợ bơm
■ Một thủy thủ AB
■ Một thợ máy.
Nhiệm vụ của mỗi người do Thuyền trưởng phân công và sẽ phụ thuộc vào tính chất của hàng
hóa, phương thức làm hàng giữa tàu / tàu hay tàu / bờ.

4.5.3 Trực dây buộc tàu


Sỹ quan boong trực ca chịu trách nhiệm trực dây buộc tàu. Sỹ quan boong có thể chỉ định một
thủy thủ AB trực tiếp giám sát công việc này.
Nhiệm vụ trực dây buộc tàu bao gồm:
■ Đánh giá độ an toàn của dây buộc tàu theo tình trạng dòng chảy và gió;
■ Kiểm tra độ căng của các dây;
■ Điều chỉnh dây ngang (breast rope) cho phù hợp với độ lên và xuống của thủy triều, và
với độ tăng giảm mớn nước của tàu (trong trong trường hợp chuyển tải tàu/tàu).
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 9 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

■ Tàu phải duy trì sự tiếp xúc với các quả đệm, không được tách rời khỏi các quả đệm.

4.5.4 Quy trình dừng khẩn cấp


1. Tại cầu bến
Quy trình dừng khẩn cấp (emergency shut down procedure) phải được thống nhất giữa tàu và
bờ và được kiểm tra theo “Danh mục an toàn giữa tàu/bờ”.
Trong trường hợp xếp hàng xuống tàu bằng bơm trên bờ, điều độ cảng phải thông báo phương
thức liên lạc với phòng kiểm soát trên bờ để dừng bơm và đóng các van trên bờ.
Có thể dùng điện thoại hoặc VHF cầm tay ở trên bờ để liên lạc.
2. Tàu/ tàu
Giữa hai tàu phải thống nhất quy trình dừng khẩn cấp trước khi chuyển tải.
Quy trình này có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc tính vận hành của các tàu.

4.5.5 Các tình huống khi làm hàng


Việc dừng từ xa các bơm làm hàng có thể do một sỹ quan chịu trách nhiệm hoặc một thuyền
viên thực hiện độc lập hoặc dưới sự chỉ đạo của sỹ quan trực ca.
Thông tin liên lạc có thể thực hiện trực tiếp hoặc dùng VHF cầm tay.
Trong khi làm hàng, tại bất kỳ thời điểm nào sỹ quan chịu trách nhiệm đều có thể dễ dàng tiếp
cận các nút dừng khẩn cấp ở trên boong hoặc trong buồng điều khiển.
Sỹ quan chịu trách nhiệm làm hàng phải đảm bảo rằng tất cả những người đang làm nhiệm vụ
nắm rõ vị trí và chức năng của các nút dừng khẩn cấp.

4.5.6 Tràn dầu


Trong trường hợp tràn dầu, phải được thực hiện ngay lập tức dừng khẩn cấp việc làm hàng.
Nếu dầu tràn ra biển với một lượng lớn, phải thông báo ngay cho nhà chức trách trên bờ theo
quy trình đã được đưa ra trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (SOPEP).

4.5.7 Các trường hợp phải dừng khẩn cấp


Dừng khẩn cấp được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
■ Bão có sấm sét,
■ Cháy hoặc tình trạng khẩn cấp,
■ Dây buộc tàu trong tình trạng nguy hiểm,
■ Tràn dầu,
■ Két gần đầy và lưu lượng bơm quá cao,
■ Bất kỳ tình trạng nghi ngờ nào (ví dụ: bơm nhầm hàng).

4.6 Quy trình làm hàng khi gần đầy (Topping Off)
Tốc độ bơm khi rót đầy (topping off) phải được sự thỏa thuận giữa tàu với tàu, hoặc tàu với
bờ.
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 10 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

Khi két đầy tới 95 %, các van của két phải được đóng lại, sau khi đảm bảo rằng hàng đang
được chuyển tới két khác.
Khi két cuối cùng gần đầy tới 85%, thì các bơm của bờ hoặc của tàu đang bơm phải ở trong
trạng thái sẵn sàng.
Trước khi két đạt tới 85%, thì sỹ quan chịu phụ trách làm hàng và ít nhất hai thuyền viên phải
trực tại vị trí các tay van hoặc các thiết bị diều khiển van đến các két có liên quan.
30 phút trước khi két đạt tới 95%, điều độ cảng hoặc tàu đang bơm phải được thông báo và
yêu cầu giảm lưu lượng bơm 50%. 5 phút trước khi két đạt tới 95%, phải ra lệnh đóng các
bơm trên bờ hoặc dưới tàu đang bơm. Một khoảng trống vừa đủ trong két được chừa lại để
thổi khí.
Các két không được bơm đầy quá 98%.

4.7 Đóng các van


Khi đã hoàn tất việc làm hàng, tất cả các van trong hệ thống làm hàng hoặc nhận nhiên liệu
phải được đóng lại và được ghi vào nhật ký.

4.8 Báo cáo về ô nhiễm


Bất kỳ việc tràn dầu nào xuống nước đều phải báo cho Chính quyền địa phương và Cảng vụ.
Việc báo cáo được thực hiện theo hướng dẫn trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
(SOPEP).

4.9 Đóng và mở các lỗ đo và tu-rom


Khi tàu đang hàng hải hoặc đang thả neo, các lỗ khoét của các két phải được đóng lại để ngăn
ngừa mọi sơ suất làm tràn dầu khi xảy ra sự cố hay tai nạn. Các lỗ đo, tu rom cần đóng bao
gồm:
■ Lỗ tu-rom,
■ Lỗ đo lượng hàng,
■ Cửa vệ sinh két,
■ Lỗ đo độ vơi.
Không ai được mở các lỗ đo và tu-rom khi chưa có lệnh của Thuyền trưởng hoặc Thuyền phó
nhất.

4.10 Chất lượng hàng


Chủng loại và chất lượng của hàng phải được nêu rõ trong bản lược khai hàng hóa và vận tải
đơn. Đảm bảo an toàn trong quá trình làm hàng là trách nhiệm của cả hai phía tàu và cầu
cảng, Thuyền phó nhất còn chịu trách nhiệm đảm bảo rằng chủng loại hàng và chất lượng
hàng được bơm xuống tàu phù hợp với những gì nêu trong vận tải đơn hay bản lược khai hàng
hóa.
Nếu tàu nhận hàng qua buồng bơm thì các bơm trong buồng bơm phải được cách ly bằng cách
đóng các van trên ống hút của bơm và cả các van ngoài boong trên đường ống xả từ bơm.
Nếu hàng được bơm xuống các hầm theo đường ống trực tiếp, chỉ mở van vào hầm nhận hàng
còn các van khác phải được đóng lại.
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 11 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

Nếu các tay vặn của các van điều khiển bằng tay cần phải đóng trong lúc làm hàng, các tay
van này phải được đưa về vị trí đóng (closed).
Thuyền phó nhất và sĩ quan trực ca phải thường xuyên kiểm tra để xác nhận rằng hàng được
bơm vào hay hút ra từ đúng hầm hàng cần thiết và hàng không lọt vào buồng bơm, ngăn cách
ly, hoặc rò xuống biển thông qua các lỗ xả ngoài boong. Thuyền phó nhất lẫy mẫu hàng và
ghi vào “Bản ghi lấy mẫu hàng”, NSH-07-03-14.

4.11 Nhật ký làm hàng


Thuyền phó nhất phải đảm bảo rằng các thông số trong lúc làm hàng sau đây được ghi lại:
■ Lưu lượng bơm hàng,
■ áp lực, nhiệt độ và thời gian làm hàng,
■ Phương thức làm hàng: hàng xuống qua đường ống trực tiếp hay qua buồng bơm,
■ Thời gian nối ống, bắt đầu bơm, ngừng bơm, điều chỉnh lưu lượng và tháo ống,
■ Địa điểm làm hàng,
■ Sự cố hay hỏng hóc của các bơm hàng dưới tàu,
■ Sự cố hay hỏng hóc của các bơm hàng trên bờ.

4.12 Sai số
Sau khi nhận hàng xong, phải tiến hành đo đạc một cách chính xác, so sánh số lượng và chất
lượng hàng thực nhận.
Khối lượng được xác định thông qua việc đo hầm hàng và so sánh với số lượng ghi trên vận
tải đơn và bản lược khai hàng hóa. Thuyền trưởng phải lập ngay thư kháng nghị về bất kỳ sự
sai khác nào gửi cho đại lý, người thuê tàu, người bán hàng để giành quyền buộc trách nhiệm
các bên liên quan về toàn bộ chi phí phát sinh do sự sai khác đó.
Đối với chất lượng của chủng loại hàng, Thuyền phó nhất phải lấy mẫu hàng ngay từ trong
ống của mặt bích bơm hàng để phân tích. Thuyền trưởng giành quyền khiếu nại điều này nếu
phát hiện sai sót gì trong chất lượng của chủng loại hàng.

4.13 Khiếu nại làm hàng


Trong quá trình làm hàng, Thuyền trưởng có thể gặp phải các tình huống có thể dẫn đến mất
hoặc hao hụt hàng hóa. Trước khi trình khiếu nại, Thuyền trưởng phải báo cáo rõ ràng về
Công ty.
Thuyền trưởng phải thông báo ngay lập tức cho Công ty để Công ty có thể liên lạc với bảo
hiểm. Trong trường hợp khẩn cấp, Thuyền trưởng có thể liên lạc với bảo hiểm thân tàu hoặc
trực tiếp với đại diện của họ tại địa phương đồng thời thông báo về Công ty.

4.14 Theo dõi rò rỉ gas


Sau khi nhận hàng, các két trống (void space), két sâu (cofferdam), két ba-lát phải được kiểm
tra để phát hiện tình trạng rò rỉ gas theo mẫu “Biên bản kiểm tra rò rỉ khí trong các không gian
ngoài hầm hàng”, NSH-07-03-07. Việc kiểm tra được thực hiện hàng ngày trong chuyến có
hàng và trước khi vào các két đó để làm việc.
Số kiểm soát: NSH-07-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 12 / 12
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM HÀNG

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO


 “Kế hoạch nhận/ trả hàng”, NSH-07-03-01,
 “Danh mục kiểm tra an toàn tàu/bờ”, NSH-07-03-02,
 “Danh mục kiểm tra an toàn tàu/tàu”, NSH-07-03-03A,B,C,D,E
 “Chỉ thị chuyến”, NSH-07-03-04;
 “Thời gian biểu làm hàng”, NSH-07-03-05;
 “Nhật ký chạy bơm”, NSH-07-03-06
 “Biên bản kiểm tra rò rỉ gas két trống, két ba-lát”, NSH-07-03-07;
 “Biên bản hiệu chuẩn thiết bị đo cầm tay”, NSH-07-03-08;
 “Biên bản thử dừng bơm hàng khẩn cấp”, NSH-07-03-09;
 “Trao đổi thông tin tàu/ bờ”, NSH-07-03-10.
 “Biên bản thử cảm biến khí gas hàng ngày”, NSH-07-03-11;
 “Biên bản kiểm tra nước ballast”, NSH-07-03-12;
 “Biên bản thử báo động trên bảng hiển thị giám sát làm hàng”, NSH-07-03-13;
 “Bản ghi lấy mẫu hàng”, NSH-07-03-14
 “Kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi chuyển tải”, NSH-07-03-15;
 Nhật ký làm hàng và bơm balát,
 Nhật ký dầu, phần II.
Số kiểm soát: NSH-07-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 3
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH NHẬN NHIÊN LIỆU

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm hạn chế tối thiểu sự cố, ô nhiễm môi trường khi nhận dầu.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho mọi người làm việc ở trên tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Quy trình phân tích an toàn công việc, NSH-07-05,
 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03,
 Bộ luật về tác nghiệp an toàn trong lao động cho thuyền viên (Code of Safe Working Practice
for Merchant Seamen),
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Phần chung
Khi có hoạt động nhận dầu, Máy trưởng và Sỹ quan trực ca boong có trách nhiệm kiểm tra
theo “Danh mục kiểm tra khi nhận nhiên liệu”, NSH-07-04-02.
4.2 Lập kế hoạch nhận dầu
Trước khi tàu tới cảng nhận dầu, Sĩ quan máy phụ trách nhận dầu phải đo các két dầu, tính
toán lượng dầu còn lại. Sau khi tham khảo ý kiến của Máy trưởng, Thuyền trưởng báo về
Công ty số lượng, chủng loại dầu yêu cầu và địa điểm cũng như thời gian cấp dầu. Dựa trên
thông báo số lượng nhiên liệu cấp cho tàu của Công ty, Sỹ quan máy phụ trách nhiên liệu sẽ
lập "Kế hoạch nhận nhiên liệu" NSH-07-04-01, trình Máy trưởng. Máy trưởng kiểm tra lại và
đưa ra kế hoạch nhận dầu cuối cùng, có chú ý tới:
■ Bố trí các két và lượng dầu cần nhận (kết hợp với Thuyền phó nhất). Thực hiện việc dồn
dầu cũ trước khi nhận dầu mới, nếu có thể;
■ Tình trạng của tàu; chênh lệch mũi lái, độ nghiêng;
■ Nhiệt độ và tỷ trọng của dầu sắp nhận (dự đoán);
■ Lượng dầu cho phép nhận vào tối đa 85% dung tích két.
4.3 Chuẩn bị nhận dầu
Trước khi nhận dầu, các mục sau phải được chuẩn bị:
 Bơm cứu hoả (đường ống cứu hoả sẵn sàng làm việc)
 Rồng cửu hoả và vòi phun chống ô nhiễm: 01 bộ
 Hoá chất chống dầu tràn: 01 thùng
 Mùn cưa: 20 kg
 Giẻ lau: 10 kg
 Kéo cờ chữ B
Số kiểm soát: NSH-07-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 3
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH NHẬN NHIÊN LIỆU

 Thước đo dầu, nhiệt kế: 01 bộ


 Thang dây: 01 cái
 Cẩu Davit giữ :ng cấp dầu: 01 cái
 Bộ đàm: 03 bộ
 Các nêm chống dầu tràn trên boong phải được đóng lại
4.4 Kiểm tra dưới tàu cấp dầu
Sĩ quan phụ trách nhận dầu cần kiểm tra dưới tàu cấp dầu lượng dầu có trên tàu cấp dầu, tỷ
trọng và nhiệt độ của mỗi loại dầu.
4.5 Thoả thuận
Máy trưởng và người cấp dầu phải thoả thuận về thứ tự bơm loại dầu nào trước (D.O hay
F.O), lưu lượng bơm từng loại nhiên liệu, tín hiệu trao đổi khi nhận dầu (như: bắt đầu bơm,
ngừng bơm, bơm từ từ,..), cũng như thứ tự nhận vào các két. "Kế hoạch nhận nhiên liệu",
NSH-07-04- 01 phải được trao cho người cấp xem, ký xác nhận (nếu có thể).
Máy trưởng phải thỏa thuận với tàu cấp về phương thức lẩy mẫu dầu để đảm bảo tuân thủ
Quy định 14 và 18 của MARPOL Phụ lục VI và Nghị quyết 182(59) của ủy ban Bảo vệ Môi
trường biển [MEPC. 182(59)].
4.6 Trong khi nhận dầu.
Hai bên mạn tàu phải bố trí người canh gác và liên lạc bằng bộ đàm. Người đo dầu phải thông
báo thường xuyên lượng dầu đã đo. Phải đặc biệt chú ý chênh lệch mũi lái, độ nghiêng của tàu
luôn thay đổi do xếp đỡ hàng và nhận dầu.
Bố trí người theo dõi:
■ Chỉ huy: Máy trưởng.
■ Vị trí đầu nối rồng: 1 người.
■ Đóng mở van và đo két: 1-2 người.
■ Tuần tra boong: 1 người.
■ Kiểm tra dây buộc tàu: Sỹ quan trực ca boong
4.7 Sau khi nhận dầu
Sĩ quan máy phụ trách nhận dầu phải kiểm tra lại số lượng dầu còn lại tại các két dầu của tàu
cấp dầu.
Sĩ quan máy phụ trách nhận dầu phải đo và tính lượng dầu đã nhận.
Máy trưởng xác nhận lượng dầu đã nhận và ký nhận.
Các công việc chuẩn bị ở mục 3.3 phải được hoàn trả.
Báo cho thuyền trưởng: thời gian nhận dầu (bắt đầu/ kết thúc), số lượng dầu đã nhận.
Ghi vào nhật ký "Oil record book": thời gian nhận dầu, vị trí nhận dầu, loại dầu và số lượng
dầu nhận...
Mẫu dầu được lưu trên tàu 1 năm. Giấy cấp hàng lưu trên tàu 3 năm.
Số kiểm soát: NSH-07-04
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 3
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH NHẬN NHIÊN LIỆU

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO


 Kế hoạch nhận nhiên liệu, NSH-07-04-01.
 Danh mục kiểm tra khi nhận nhiên liệu, NSH-07-04-02.
 Giấy biên nhận, giấy cấp hàng/Bunker Receipt.
 Nhật ký dầu.
Số kiểm soát: NSH-07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 1 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho việc phân tích các nhiệm vụ, công việc để đảm
bảo bất kỳ các nguy cơ liên quan đến các bước công việc đều được xác định và kiểm soát,
đồng thời tạo ra một môi trường làm việc an toàn cho con người, không ảnh hưởng sức
khỏe hay gây tổn hại cho môi trường, loại bỏ hay giảm bớt những mối nguy hiểm gắn liền
với các công việc đó.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho các công việc không thường xuyên tại tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Bộ luật an toàn tác nghiệp trong lao động dành cho thuyền viên (Code of Safe Working
Practices for Merchant Seamen),
 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06,
 Quy trình thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS), NSH-07-11,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Định nghĩa
Phân tích an toàn công việc (JSA): Là việc xem xét một cách chi tiết một hoạt động nhằm
xác định các bước công việc và các mối nguy hiểm kèm theo để đưa ra các hành động
khắc phục/phòng ngừa cần thiết cho từng bước.
PPE: Trang bị bảo hộ lao động
Người giám sát công việc (Job Officer / Job supervisor): Là người được giao chịu trách
nhiệm giám sát quản lý trực tiếp công việc, chỉ huy nhóm làm việc để hoàn thành nhiệm
vụ một cách chính xác và an toàn.
4.2. Trách nhiệm
Thuyền trưởng, người giám sát công việc, sỹ quan an toàn có trách nhiệm đảm bảo các
Bản phân tích an toàn công việc (JSA – Job Safety Analysis), NSH-07-05-01, được lập và
phổ biến cho tất cả nhân sự tham gia trước khi triển khai các công việc; phải gửi Bản
phân tích an toàn công việc này tới DPA để bổ sung vào Báo cáo đánh giá rủi ro (NSH-
07-06-01).
DPA có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hay đột xuất (khi cần thiết) để đảm bảo công tác
phân tích an toàn công việc được thực hiện đầy đủ và chính xác.
4.3. Phân tích an toàn công việc
Phân tích an toàn công việc xác định các mối nguy trong mỗi bước công việc, các rủi ro
kèm theo để đánh giá và kiểm soát theo hệ thống thứ tự kiểm soát rủi ro đã được xây
dựng (loại trừ, thay thế, kiểm soát kỹ thuật, phương thức quản lý, trang bị bảo hộ lao
động). Các hệ thống an toàn, thiết bị, trang bị bảo hộ lao động và/hoặc các quy trình cần
thiết sẽ được quy định trong tài liệu JSA.
Mục tiêu của một bản phân tích an toàn công việc là:
Số kiểm soát: NSH-07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 2 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC

 Phát hiện và làm giảm bớt các mối nguy hiểm tới mức có thể chấp nhận được.
 Phát hiện và khắc phục các hành động, vị trí, thói quen làm việc không an toàn
 Đảm bảo có sẵn các dụng cụ và thiết bị thích hợp cho công việc.
 Đảm bảo mọi nhân viên đều được huấn luyện đầy đủ về việc thực hiện công việc
một cách an toàn.
 Đảm bảo tất cả các công việc được thực hiện theo một phương thức an toàn và
được kiểm soát.
 Kết hợp sự tham gia của người lao động và các nhân viên giám sát trong quá trình
thảo luận, trao đổi để thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn.
4.4. Lựa chọn công việc để phân tích
Trên nguyên tắc, Bản báo cáo đánh giá rủi ro có từ việc nhận dạng, phân tích, đánh giá
rủi ro do tàu thực hiện đã bao gồm hầu hết các rủi ro về an toàn, sức khỏe và môi trường
trong các hoạt động chính của tàu và đặc biệt là các hoạt động thường xuyên trên tàu.
Việc Phân tích an toàn công việc phải được thực hiện đối với bất kỳ công việc không
thường xuyên nào có khả năng dẫn tới sự cố tai nạn cho con người, thiệt hại mất mát cho
trang thiết bị tài sản hoặc tác động ảnh hưởng có hại tới môi trường. Có ba phương pháp
chính được sử dụng để lựa chọn công việc để phân tích:
 Quan sát trực tiếp - đối với các công việc có thể lặp lại.
 Thảo luận nhóm - Nhóm thực hiện công việc có thể lên kế hoạch đối với các công
việc quan trọng.
 Hình dung trước công việc và kiểm tra - Chuẩn bị ban đầu trước khi đưa ra thảo
luận.
4.5. Phương pháp phân tích
Năm bước cơ bản để chuẩn bị cho việc phân tích an toàn công việc là:
 Phân tách công việc thành các bước chính.
 Xác định các mối nguy hiểm, rủi ro tại mỗi bước.
 Xác định biện pháp kiểm soát đối với các mối nguy hiểm tiềm tàng.
 Hoàn thành Bản phân tích an toàn công việc (NSH-07-05-01).
 Xem xét và cập nhật JSA nếu cần thiết tại thời điểm hoàn thành công việc.
4.6. Trao đổi thông tin
Công tác chuẩn bị phân tích an toàn công việc JSA phải có sự tham gia của tất cả các
thành viên của nhóm thực hiện công việc. Thuyền trưởng, người giám sát công việc, sỹ
quan an toàn có trách nhiệm bàn bạc trao đổi với tất cả mọi người liên quan đến công
việc để họ hiểu rõ mọi yêu cầu về an toàn và cách phòng ngừa rủi ro nguy hiểm được ghi
trong bảng JSA và hoàn thiện trước khi thực hiện công việc.
Khi thực hiện JSA, thuyền viên có thể tham khảo các nguy cơ được liệt kê trong Phụ lục
I. Phụ lục I phải được cập nhật thường xuyên khi có những nguy cơ mới được nhận diện.
4.7. Huấn luyện
Tất cả nhân viên thực hiện hay có liên quan đến công việc được phân tích an toàn đều
Số kiểm soát: NSH-07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 3 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC

được huấn luyện và làm quen với JSA đồng thời ký vào bảng JSA để xác nhận được
huấn luyện và hiểu rõ về quy trình thực hiện an toàn công việc.

Lưu đồ phân tích an toàn công việc


1. LỰA CHỌN CÔNG VIỆC
 Có các mối nguy hiểm tiềm tàng ( đối với an toàn, sức khoẻ và môi trường )
 Đã từng xảy ra các sự cố liên quan và/hoặc nghiêm trọng
 Đưa vào sử dụng các dụng cụ, thiết bị mới, các phương pháp chưa được thử nghiệm hay sự thay đổi đối với
các hoạt động hiện tại

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP

PHƯƠNG PHÁP THUẬN LỢI BẤT LỢI

 Quan sát trực tiếp Thích hợp cho các công việc có tính lặp lại cũng như Không thích hợp cho các công việc
đánh giá trực tiếp đối với các giải pháp cuối cùng. chưa được thử nghiệm hay các công
Quan sát trực tiếp tạo ra quan hệ cá nhân tốt và dễ việc diễn ra không thường xuyên.
dàng xác định các bước khác nhau trong công việc
cũng như các mối nguy hiểm tiềm tàng.

 Thảo luận nhóm tại các cuộc Thích hợp cho việc lập kế hoạch trước các công việc Không thích hợp khi làm việc trên địa
họp an toàn hay ngay tại nơi quan trọng. Phương pháp này tận dụng được kinh bàn rộng.
thực hiện các công việc. nghiệm của cả tập thể.

 Hình dung trước công việc Cán bộ có kỹ năng có thể chuẩn bị một bản phác thảo Cần nhiều người có kinh nghiệm lại
và kiểm tra. phân tích an toàn công việc khi sự quan sát với nhau trong công việc.
không thích hợp trong giai đoạn đầu.
Có thể được kiểm tra kết hợp với một trong những Thường là quá trình mất nhiều thời
phương pháp trên. gian nhất.

2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC THÀNH CÁC BƯỚC NHỎ MỘT CÁCH HỢP LÝ

XÁC ĐỊNH CÁC MỐI NGUY HIỂM ĐỐI VỚI MỖI BƯỚC
Điện; Phóng xạ; Nhiệt năng; Ồn, độ rung, bụi Hoá chất; Cháy nổ;
Sập đổ, rơi; Cuốn; Không gian hạn chế; Làm việc trên cao; Máy móc, xe máy

4. ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT HIỆN CÓ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT
Xem xét các quy trình an toàn hiện có
Loại trừ
Xem xét các phương tiện sẵn sàng như sàn thao tác, các cầu dao chống giật, tiếp mát, che chắn
Và xem xét các vấn đề khác Thay thế
Biện pháp kỹ thuật
 Phương thức quản lý
Trang bị bảo hộ lao động

5. XEM XÉT BỔ SUNG CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT AN TOÀN

6. TRAO ĐỔI THÔNG TIN JSA VỚI NHÓM THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

7. THEO DÕI GIÁM SÁT SỰ PHÙ HỢP ĐỐI VỚI CÁC YÊU CẦU CỦA JSA

8. CẬP NHẬT BÁO CÁO NHẬN DẠNG & ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA CÔNG TY VÀ XEM XÉT THƯỜNG
XUYÊN
Số kiểm soát: NSH-07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 4 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC

4.8. Hồ sơ
Thuyền trưởng, người giám sát công việc phải rà soát lại bản Phân tích an toàn công việc
(JSA) hoàn chỉnh trước khi đưa vào áp dụng.
Bảng phân tích an toàn công việc phải được lưu giữ tại nơi làm việc trong suốt thời gian
công việc diễn ra để có thể tham khảo và kiểm tra như là bảng tiến độ công việc.
Thuyền trưởng phải lưu giữ bảng JSA.
Bản sao của tất cả các bảng phân tích an toàn công việc phải được gửi cho DP khi công
việc kết thúc.
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Bản phân tích an toàn công việc, NSH-07-05-01.
 PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM.
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

Task Name: Mooring/ Công việc làm dây Team Composition: The whole deck crew / tất cả Date: Any date
thuyền viên
Step Description of Task step Hazard Potential Who or what might be harmed Control Measures / Recovery Measures Kiểm soát Action/ Responsible
No. Mô tả công việc Incident Ai hoặc cái gì có thể bị tai nạn công việc Party Hành
Mối nguy hiểm xảy ra động/Người chịu
trách nhiệm
1 All equipment and Oil leaks from Slips and falls due to oily and Rectify all oil leaks, paint anti-slip areas around Deck officer
area to be inspected winches. / or slippery deck. winches.
before mooring Tời dây bị rò rỉ dầu Trượt chân và ngã/bong trơn Lau chùi sạch các vết dầu, sơn chống trượt các
operations. vùng xung quanh tời
Tất cả các trang thiết bị
và vùng làm việc phải
được kiểm tra trước khi
làm dây.
2 Preparation and Cluttered mooring Slips and falls due to no safe Mooring area should be clutter free as far as Deck Officer
planning of mooring. areas are trip walking space practical, stored ropes should be flaked out for
Sự chuẩn bị và kế hazards. Trượt chân và ngă do đi lại free run and better control during employment
hoạch làm dấy Vùng làm dây bị lộn không an toàn Vùng làm dây phải được gọn gàng. Các dây phải
xộn dẫn đến nguy xếp trên bệ để lấy lối đi.
hiểm
3 Inspection of all Line failure due to All personnel are at risk from All lines must be inspected for wear and tear.. Deck officer
mooring lines before poor condition. Dây poor mooring lines Tất cả các dây phải được kiểm tra độ mòn và xơ
operation quá cũ. Mọi người bị rủi ro từ những
Việc kiểm tra tất cả dây quá cũ
các dây trước khi tiến
hành công việc
4 Mooring operation, Foot caught inside a Persons not paying attention Loose lines must be slacked out in controlled Deck officer
paying out mooring line running out to where they stand. fashion. Personnel doing the slacking must be
lines. Chân bị vướng vào Mọi người không quan tâm directed by deck officer not to lose control of the
Việc thao tác làm dây, dây đang chạy đến việc họ đứng ờ đâu line and not to stand inside any bight.
việc quan tâm đến các Phải kiểm soât được tốc độ xông dây. Những
dây người chịu trâch nhiệm xông dây phải nghe theo
lệnh của SQ boong không được buông dây và
không đướng trong vòng dây
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

5 Heaving in on Mooring lines may All personnel around Avoid standing near tight mooring and towing Deck officer
mooring lines. Việc become too tight mooring area. lines, stay well clear of. snap- back area. Persons
kéo dây buộc tàu during operation Tất cả mọi người xung quanh heaving in on drum end should stay well clear of
and part, or snap- vùng lám dây. drum and be backed up by second person behind
back. him slacking or coiling rope as needed.
Các dây buộc tàu có Tránh đứng gần các dây căng và dây lai. Đứng xa
thể quá căng trong vùng văng ngược của dây. Những người thu dây
khi làm dây và có trong trống phải đứng xa trống dây và phải được
thể quật ngược trở hỗ trợ của người đứng sau dể thu phần dây
lại hoặc văng ra.
6 Stopping off ropes for Failure or slipping of All persons around but Use correct stopper for correct rope. Don’t try to Deck officer
securing onto stopper mostly person holding the stop off too tight mooring lines. Put weight on
bollards stopper and drum end stopper gradually, checking apparent strain on it.
Dây bốt không phù person Dùng dây bốt phù hợp với dày buộc tàu. Không
Bốt dãy để cô vào hợp hoặc trượt Tất cả mọi người xung quanh bốt các dây trong khi đang qúa căng. Xông dây
bích nhưng đa số là người giữ dây buộc tàu từ từ để kiểm tra lực chịu tải của dây
bốt và người giữ dày ỏ trống bốt.

Task Name: Hazard analysis for mooring operation Team Composition: Master, Ch. Officer, Ch. Engineer, Bosun Date:
Phân tích các mối nguy hiểm khi làm dây
1 Mooring Oil or grease on deck Ship’s personnel or Inspection and testing of mooring equipment Scuppers and save
preparation Surrounding environment prior arrival at port alls to be in place
Dầu mỡ chảy trên Ảnh hưởng tới thuyên Kiểm tra và thử trang thiết bị làm dây trước khi and deck free of
Việc chuẩn bị làm boong viên trên tàu hoặc gây ô đến cảng oil.
dây nhiễm Đóng tất cả các lỗ
lù và thu dọn gọn
gàng, trên boong
không có dầu
2 Tugs handling Tug line braking Ship’s or tugs personnel Condition of tug line is unknown to ship’s Stay well clear of
Tiến hành công việc Việc cô dây lai Thuyền viên trên tàu hoặc tàu personnel. Pay additional precaution. tug line at all times
lai dắt lai Tình trạng dây lai thuyền viên không biết. Chú ý and beware of
snapback zone.
Đứng câch xa dây
lai và chú ý vùng
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

quật lại của dây


3 Moving up and Rope breaking Ship’s or shore personnel Rope lines being subjected to heavy strain may While moving
down alongside Dây bị đứt Thuyên viên tàu hoặc đội bắt break. Remain at safe distance from rope during alongside make
berth dây tension. sure mooring lines
Sư dịch chuyển lên Dây bị giữ quá căng có thể bị đứt. Giữ khoảng are slack.
xuống cắch an toàn với dây trong khi đang căng Trong khi tàu dịch
khi cập cầu. chuyển phải đảm
bảo các dây xông
được
4 Mooring Ropes under heavy Ship’s or shore personnel Stand clear of ropes under heavy load. Newer Always endeavour
Tàu cập cầu load Thuyên viên tàu hoăc đôi bắt stand inside bight and use personal protective aid. to remain in
Các dây quá tải dày Đứng xa các dây căng quâ. Không được đứng bên control of mooring
trong vòng dây và dùng các thiết bị cá nhân hỗ line. Do not leave
trợ winches
unattended.
Luôn luôn giữ
trạng thái kiểm
soát được dây.
Chú ý đến tời
Task Name: Mooring operation- Unmooring/ Ra cầu Team Composition: For and aft mooring station Date:
crew/Mũi và Lái
1 Tugs Braking of tug’s Ship’s/ tug’s crew Thuyền Proper tug’s line, safe distance Duty Officer
Lai dắt line viên tàu và tàu lai Cô dây lai phù hợp, đứng cách xa
Việc giữ dây lai
2 Tugs Lowering tug’s line Tug’s crew Paying out tugs line slowly over ship’s bitts Xông Duty Officer
Lai dắt Việc xông dây lai Thuyền viên tàu lai dây lai từ từ
3 Unmooring Personnel injury Ship’s crew Personal safety gear, safety cloths & shoos Quần Duty Off./C.O
Làm dây ra cầu Gây bị thương Thuyền viên tàu áo,giầy, trang thiết bị an toàn cá nhân
4 Unmooring Work area Ship’s crew Area to be clear of obstacles, lines stowed Vùng làm Duty Officer
Làm dây ra cầu congested, slippery Thuyền viên tàu việc phải quang đãng, các dây phải xếp ngăn nắp
Nơi làm việc chật
hẹp, trơn
Task Name: Mooring operation- Mooring/ Cập cầu Team Composition: For and aft mooring crew Mũi và Date:
Lái
1 Preparation Working area Ship’s crew Moorring areas to be clear of all obstacles Vùng Ch. Officer
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

Sự chuẩn bị housekeeping Thuyền viên tàu làm dày phải quang đãng
Sự ngăn nắp nơi
làm việc
2 Preparation Working area Ship’s crew Areas to be painted with antiskid paint only Vùng Ch. Officer
Sự chuẩn bị slippery Thuyền viên tàu làm day phải được sơn chống trượt
Sự trơn trượt nơi
làm việc
3 Preparation Working area Ship’s crew Proper lightening to provide for night work Phải Electrician
Sự chuẩn bi under lighted Thuyền viên tàu đủ ánh sáng để làm việc ban đêm
Vùng làm việc thiếu
ánh sáng
4 Mooring Personnel injury Ship’s crew Personal safety gear, safety clots & shoos Quần Duty Officer
Làm dây cập cầu Gây bị thương Thuyền viên tàu áo,giầy, trang thiết bị an toàn cá nhân
5 Mooring Having and Ship’s crew, shore gang Only noncorupted equipment to use w/caution/ Ch/duty Officer
Làm dây cập cầu messenger lines Thuyền viên , đội bắt dây Phải chú ý
Dây ném và dây
mồi
6 Mooring Stoppers, bitts Ship’s crew, shore gang Safe distance, Good stoppers, clean bitts Cách xa Ch/duty Officer
Làm dây cập cầu Dây bốt, bích cô dây Thuyền viên , đội bắt dây , dây bốt phải tốt, câc bích phải sạch sẽ
7 Mooring Communication Ship’s crew, shore gang Loud and clear ship/shore w/ beck up system/ Hệ Duty Officer
Làm dây cập cầu failure Thuyền viên , đội bắt dây thống loa cố định phải rõ ràng và đủ to
Hệ thống liên lạc
hòng
8 Mooring- Moor. Mooring winches Ship’s crew Thuvền viên Brake to be checked prior mooring operation. Ch/duty Officer
Attending Kiểm tra brake Kiểm tra ohanh trước khi làm dâv
hê thốna làm dâv Phanh tời dây
9 Mooring - Moor. Mooring winches Ship’s crew Thuyền viên Regular test of winch rendering Ch. Officer/Eng
Attending Kiểm tra rend. Force Lực Thường xuyên thử lực trượt cùa tời
hệ thống làm dây trượt của tời dây
Task Name: MOORING NSH Team Composition: DECK OFFICERS AND CREW Date:
1 Mooring NSH Personal injuries Deck crew employed on Inspect deck area before operation Master Ch. Off
Làm dây chuyển due broken mooring mooring. Test the Mooring lines & equipment before use 2nd Off 3rd Off
tải ropes and/or Use PPE Bosun
mooring equipment. Thuyền viên trên boong DutyOff. on control of operations
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

Mọi người bị thương Kiểm tra các vùng làm dây trước khi làm dây.
do dây đứt và hoặc Kiểm tra câc dây và trang thiết bị trước khi
hỏng các thiết bị làm dùng. Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân.
dây Các Sĩ quan điều khiển làm dây
Team Composition: Nguyen Van A, Pham Van B, Date:
Task Name: PV Valves Overhauling/ Bảo quản van PV
Tran Van D, Trinh Quoc E,
1 Aluminium ladder. Ladder slipping Pumpman or AB Thợ bơm Ladder to be well checked by both Pumpman or Pumpman or AB
Thang lên xuống Thang trơn trượt hoặc thủy thủ AB and one other. Kiểm tra thang kỹ
2 Pumpman or AB at Falling Pumpman or AB Thợ bơm Wear safety harness, well secured by safety belt Pumpman or AB
the top of the Bị rơi xuống hoặc thủy thủ Đội mũ bào hiểm, đeo dây an toàn and Assistant
ladder/ Thợ bơm
hoặc thủy thủ bên
trên
3 Breathing of cargo Adverse effect on the Pumpman and OS or AB Thợ Isolate Tank, Release pressure, secure and Lock Ch Mate,
gasses Hít phải hơi health of Pumpman bơm hoặc thủy thủ Isolating Valve Pumpman or AB
hàng and OS or AB Cách ly hầm, giảm ắp suất, buộc và khóa van and OS or AB
Ảnh hưởng sức khỏe nợăn câch.
4 Heavy pieces falling Body injury Pumpman and OS or AB Thợ Secure with line and lower heavy pieces carefully, Ch Mate,
Câc vật nặng rơi Gây bị thương bơm hoặc thủy thủ with good communication between the involved Pumpman or AB
xuống personnel Buộc các dụng cụ bằng dây và thả cẩn and OS or AB
thận, liên lạc giữa những người làm việc tốt.
Task Name: Radar Breakdown during voyage Rada bị hỏng khi đang hành trình Team Composition: Master, OOWs, Engineers Date:
1 Sailing from....to ....... Collision with other Manual visual bearings of all vessels essential. OOW
Hành trình từ...đến Personnel
vessel Posting of lookouts during daylight hours
Va chạm với tàu Vessel OOW
Posting additional lookout at night if
khâc OOW
Third party vessel C/E
required Engine room in manned condition
Con người OOW
Tàu During transit through areas of reduced C/E
Thành phần thứ 3 visibility,Engine on standby and revs reduced as
appropriate.
Re define a Safe speed without use of Radar
(speed reduced earlier and vessel slower than
normal)
Observe AIS as an additional aid
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

Quan sát bằng mắt chú ý đến tắt cả các tàu OOW
hiện diện.
Bố trí trực ca quan sát ban ngày.
Bố trí trực cá quan sát tăng cường nếu buồng mây OOW
trực ca không người.
Nếu qua những vùng tầm nhìn xa giảm thì máy
phải sẵn sàng và giảm vòng quay phù hợp.
Xắc định lại tốc đô khi không dùng rada ( Tốc độ
được giảm sớm và chậm hơn bình thường).
Theo dõi AIS như một thiết bị hỗ trợ
Team Composition: Nguyen Van A, Pham Van B, Date:
Task Name: Galley Work Tran Van D, Trinh
Quoc E,
General - Galley Never leave galley unattended when heat sources
Issue Fire Entire Crew, Vessel Toàn bộ are on. Galley staff Tổ nhà
1 Cháy
Tổng quan - Công thuyền viên, tàu Không bao giờ được rời bếp khi đang có nguồn bếp
việc nhà bếp nhiệt đun nóng
Keep properly stowed when not in use Use correct
Personnel using
techniques Keep knives sharp
Using Knives. Cuts and lacerations. Galley staff. Knives
2 Cất vào nơi quy định khi không dùng. Sử dụng
Việc dùng dao Cắt phải tay Tổ nhà bếp Những người dùng
đúng cách.
dao
Giữ dao sắc
Use oven gloves
Use retrieval bar for removing trays from oven
Using Stoves And
Burns and scalds Galley staff Position and secure pots effectively at all times Personnel using
3 Ovens Việc dùng
Bị bỏng Tổ nhà bếp Dùng găng tay. Stoves and Ovens
bếp và lò
Dùng dụng cụ để lấy khay nướng từ lò.
Cất giữ và chằng buộc các dụng cụ.
Cleanliness & Food Poisoning Galley staff Keep surface areas clean Wash hands before Galley staff - Food
4 Hygeine Thực phẩm nhiễm Tỗ nhà bếp handling food Use disposable food handling gloves handlers.
Việc vệ sinh và an độc Wash utensils properly.
toàn thực phẩm Defrost food slowly in cool room and ensure fully
defrosted before cooking.. Store food properly
and reheat safely
Giữ bể mặt nhà bểp sạch sẽ.
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 7 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

Rửa tay trước khi cầm vào thực phẩm. Dùng găng
tay sử dụng 1 lần để cầm vào thực phẩm. Rửa kỹ
các dụng cụ,
Xả lạnh thực phẩm từ từ trong phòng lạnh và
đảm bảo rằng thực phẩm đã xả lạnh hoàn toàn
trước khi nấu.
Cất thức ăn cẩn thận và đun nónq lại.
Use Of Fridges & Heavy weather - Staff entering the fridge or Ensure all latches are on fridge doorsHook back Galley staff
5 Cool Rooms personal injury or cool room cool room doorsStow items sensibly and
Việc sử dụng cấc loss of items. Supplies / provisions Thuyền securelyDon't store boxes directly on deck as this
kho lạnh và phòng Thời tiết xẩu- gây bi viên vào kho lạnh cất hoặc attracts moisture causing collapse of containers
lạnh thương hoặc thất lấy thực phẩm and food deterioration.
thoát Bảo đảm tất cả các cửa kho lạnh đều có chốt. Cài
móc các cửa phòng lạnh.
Xắp xếp gọng gàng ngăn nắp. không xếp các
thùng các tông trực tiếp xuống sàn để trânh thùng
bị ẩm mốc gây hư hỏnợ thực phẩm.
Washing Up Scalds Galley staff. Care to be taken when using mixer taps Galley staff
6 Rửa các dụng cụ Cuts and lacerations Tổ nhà bếp Never leave sharp knives and glassware in the
nhà bếp Bị bỏng, cắt phải tay sink.
Chú ý khi dùng vòi nước nóng lạnh.
Không bao giờ bỏ dao và đồ thủy tinh vào bồn rửa
Task Name: Chipping & Painting - Gỗ gỉ và sơn Team Composition: Nguyen Van A, Pham Van B, Date:
Tran Van D, TrinhQuocE,
1 Injury resulting Personnel using the P.C.H Ensure hose in good condition and connection Personnel using
While using the from Machine and working in couplings secured well. the P.C.H Machine
Pneumatic Chipping damaged/broken close proximity to the hose, PPE / Inform all personnel that the P.C.H & personnel
Hammers Machine - high pressure hose. working in the vicinity. Machine is being used. assisting. Người dử
PPE Eye, ear, head, body, dụng máy và
foot - Injury. Những người đang cầm máy Đảm bảo ông gió tốt và nối chắc chắn. Thông báo người hỗ trợ
Trong khi sử dụng Gây bị thương do và những người làm gần các cho mọi người biết rằng máy gõ rỉ sẽ được sử
máy gõ rỉ bằng gió- ống gió dụng để sử dụng các trang thiết bị bảo hộ.
máy hỗng/ống hơi
câc trang thiết bị
gió ấp suất cao bị vỡ.
bảo hộ cá nhân
Bị thương tai,mắt,
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 8 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

đầu, thân thể.chắn.


2 Chipping & Slipping and falling Personnel using the Use safety harness & PPE.
Painting - Working Bị trượt và rơi xuống equipment / personnel Personnel using
at heights Việc gõ rỉ assisting & personnel below Dùng mũ bảo hộ và trang thiết bị bảo hộ cá nhân the equipment &
và sơn trên cao Người đang làm viêc, người personnel assisting
hỗ trợ và người bên dưới
3 Chipping & Slipping and falling Personnel using the Ensure ladders / scaffolding properly rigged and
painting - Use of Bị trượt và rơi xuống equipment / personnel secured prior use Personnel using
scaffolding & assisting & personnel below the equipment &
ladders Người đang làm viêc, người Bảo đảm rằng các cầu thang,cao bản được treo vá personnel assisting
Việc gõ rỉ và sơn hỗ trợ và người bên dưới buộc chắc chăn
trên cao - Việc dùng
cao bản và thang
Task Name: Enclosed Space Entry- Vào khu vực kín Team Composition: Nguyen Van A, Date:
1 Isolation of the Inadvertent Personnel in the Ensure all valves to the compartment are Duty Engineer
compartment ballasting, Flooding compartment isolated - use TAG system Sĩ quan máy trực
Cô lập khoang hàng of the compartment Mọi người trong khoang Đảm bảo các khoang hàng đóng kín ca
Sơ ý bơm nước dằn,
ngập khoang
2 Testing of Depleted oxygen Personnel in the Ensure gas testing equipment properly calibrated Responsible
atmosphere for level in space. compartment prior to use. Checks carried out by trained, person Người chiụ
toxic gases, Presence of H2S / Mọi người trong khoang responsible person. trách nhiệm
checking the oxygen CH4 in space Đảm bào thiết bị thử khí cháy được kiểm chuẩn.
levels in the space Thiếu ôxy. Hiện diện Việc kiểm chuẩn được thực tập, có người chịu
Kiểm tra khí độc H2S/CH4 trong trách nhiệm.
trong không khí, không khí
kiểm tra nồng độ
oxy trong không khí
3 Proper illumination Person being Crew in the compartment Ensure intrinsically safe lighting equipment used. Responsible
of compartment trapped / tripping / Thuyền viên trong khoang Đảm bảo đèn an toàn được dùng. person
Khoang hàng có falling and
And designated St-
ánh sáng phù hợp electrical shock by person.
resulting in an Người chiụ trâch
injury. nhiệm và thay thế
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 9 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

Thuyền viện bị kẹt/


trược và bị điện giật
gây bị thương.
4 Proper Person being Crew in the compartment Person to be st-by at entrance of compartment at Responsible
communication trapped in an all times. Establish working channel frequency person
Thong tin lien lạc enclosed space due to Thuyền viên trong khoang and properly charged UHF sets used.
And designated St-
phù hợp an injury / accident. Có người trực trên lối ra vào khoang trong suốt
by person.
Thuyền viện bị kẹtdo thời gian làm việc. Thiết lập kênh lien lạc và kênh
Người chiụ trâch
bị thương. trực UHF được sử dụng.
nhiệm và thay thế
5 Carrying out Slipping and falling Crew in the compartment Use safety harness & PPE. Personnel working
maintenance in an Trượt và ngã Sử dụng đai và đồ bảo hộ lao động. in the enclosed
enclosed space - Thuyền viên trong khoang space. Thuyền viên
working at heights. làm việc trong
Tiến hành bảo khoang kín
dưỡng trong
khoang kín -công
việc trên cao
6 Carrying out Breathing toxic Crew in the compartment Personnel working
Use approved masks provided.
maintenance in an fumes / dust in the enclosed
enclosed space - particles. Thuyền viên trong khoang Ensure mask filters in good condition. SCBA on space. Thuyền viên
Chipping & Hít khí độc và bụi làm việc trong
st-by.
painting. khoang kín
Dùng mặt nạ phòng độc, đảm bảo bộ lọc mặt nạ ở
Tiến hành bảo
dưỡng trong điều kiện tốt, thiết bị thờ sẵn sang.
khoang kín-công
việc vệ sinh bề mặt
và sơn
7 Completion of work Gear left in Loss of important equipment On exiting enclosed space ensure all equipment Responsible
in enclosed space compartment on / damage to pumps / accounted for. Person.
Hoàn tất công việc completion of Blockage of tank suction Trong lúc di chuyển ra ngoài đảm bảo mọi thiết bị Người chịu trách
trong khoang kín inspection / valves. được lưu ý mang ra nhiệm
maintenance. Hư hỏng thiết bị quan trọng/
Thiết bị để quên làm hỏng bơm/ làm kẹt van
trong khoang sau khí hút.
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 10 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

kiểm tra/bảo
dưỡrigT
Task Name: Auxiliary BoilerSteam circ v/v Leaking gasket renew- Team Composition: 2nd Eng; 3rd Eng; 4th Eng Date:
Thay gioăng van hơi tuần hòan nồi hơi phụ. ;Fitter;Voyage Fitter; Motorman; Ch.Eng
1 Boiler to change on N/A N/A Change v/v-s from FO to DO , 4/rd Eng
DO and stop. Chuyển van từ FO sang DO Máy Tư
Circulating pump
to stop. Change
D/G-s to DO .Stop
Purifiers.
Đổi dầu nồi hơi và
dừng, dừng bơm
tuần hoàn. Đổi máy
phát sang dầu DO.
Dừng bộ lọc
2 Lock out - Tag Out N/A N/A Stop the pumps and Lock out Tag out 4/Eng;
procedures to be Dừng bơm , tắt bơm Máy Tư
Performed for
boiler and
Circulating pump.
Quy trình đóng tắt,
để theo dõi hoạt
động nồi hơi và
bơm tuân hoàn.
3 Release the N/A N/A Check pressure gauges , open de-aerating valve 4rd/Eng,
pressure and the Wear proper PPE, Ch.E
level of boiler under Kiểm tr,a đồng nồ áp suất, mờ van hoạt động, Máy Tư. Máy
return valve from mặc đồ bảo nộ lao động. trưởng
EGB level.
Xả áp suất và mức
nước của nồi hơi
4 Dismantle the valve Injury, bums due un- Personal injury. Eye injury. Use proper Tool, Wear proper PPE, Engineer
officer to carry out through inspection prior 4rc*/Eng,
and replace gasket. proper Lock-out / Bị thương người/mắt
boxing up. , Ch.E
Use the same bolts Tag-out .Scalding Dùng dụng cụ đúng, mặc đồ bảo hộ lạo động, sĩ
as certified for due to contact with quan máy phải kiểm tra toàn bộ trưổc khi mở Máy Tư,
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 11 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

HP.during Hot Surfaces. Not Máy trường


assembling v/v with being vigilant of hot
new gasket. Re- surroundings.
tight bolts in proper 6/ Bị thương , bỏng
sequence equaly. do tháo không đúng
Tháo van và thay cách. Bỏng do tiếp
dzoăng. Sử dụng bu xúc bề mặt nóng
long cùng loại được Không đề phòng vật
cấp chứng chỉ. nóng xung quanh.
Xiết bu long đúng
cách
5 Refill the boiler Stresses to Equipment Follow procedures for increasing pressure on
equipment due not boiler and change over procedures for changing 4rd/Eng,
with water and Thiết bị
proper procedure to FO C.E
restart in due fast cooling Theo đúng quy trình tăng áp suất nồi hơi và quy
sequencesas per heating up. trình đổi dầu. Máy Tư,
procedure. Upon
Gây ứng xuất trên Máy trưởng
reach the pressure thiết bị do không làm
start purifiers đúng quy trình làm
Change D/G-s & nóng lạnh đột ngột
Boiler to FO.
Châm nước vào nồi
hơi và khởi động
theo thứ tự quy
trình. Đến khi thay
đổi áp suất, khởi
động bộ lọc. chuyển
máy và nồi hơi sang
dầu FO
Task Name: Hot Work At Windlass-( Tham khảo khi sửa chữa đột xuất)/ Team Composition: Yard Eng./Chief Eng / Chief Date:
Gia công nóng tời neo. Off/Fitter
1. Heating of the Shaft Fire - Explosion Vessel, People involved in the Preparation of Area as per ISGOTT 9.4.4.3 Chief Officer /
and accessories for hazard Job Chuẩn bị khu vực như ISGOTT 9.4.4.3 Chief Engineer
refitting the gear Nguy cơ cháy nổ Tàu, mọi người liên quan Following SHEM
system to the công việc Tuân thủ theo chính sách quản lý AT, SK, MT..
windlass
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 12 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

Gia nhiệt trục và Fire-watch, Fire Extinguishers,


phụ tùng để lắp rảp Hoses, Foam station in complete readiness
động cơ vào tời. Trực cảnh báo cháy, sẵn sang thiết bị cứu hỏa,
đường ống, trạm foam,
2. Heating and cutting Fire - Explosion Vessel, People involved in the Preparation of Area as per ISGOTT 9.4.4.3 Chief Officer /
of the lastlink to hazard Job Chuẩn bị khu vực như ISGOTT 9.4.4.3 Chief Engineer
facilitate connection Nguy cơ cháy nỗ Tàu, mọi người liên quan Following SHEM
with the rest of the công việc Tuân thủ theo chính sách quản lý AT, SK, MT.
chain with the
Fire-watch, Fire Extinguishers,
Kenter Shackle
Hoses, Foam Station incomplete readiness
Gia công, cắt các
Trực cảnh báo chấy, sẵn sang thiết bị cứu hỏa,
đoạn nối cuối để
đường ống, trạm foam,
làm hoàn tất việc
nối lĩn với ma ní
Kenter
Task Name: Renewal seat ring of hydraulic butterfly valve- Team Composition: Ch. Mate, pumpman,AB Date:
Thay chén van bướm thủy lực.
1 Draining the Liquid in pipeline Personal injury for people Drain the pipelines using closed stripping system Ch.Mate,
pipeline and check can cause involved to perform work. by pump. Check the pump-room exh. fan in
tne atmosphere in evaporation of Làm bị thương đến mọi operation. Test the atmosphere by draeger
pump room, dangerous gases, người đang làm việc instruments for hydrocarbons.
Xả đường ống và lack of oxygen, Sử dụng bơm vét Ợê xả đường ống. Kiểm tra quạt
kiểm tra không khí thonq hơi buồng bơm cộ hoạĩ đông Khộng. Kiếm
Chất lỏng trong
trong buồng bơm. tra không khí bằng dung cu kiểm tra khí
đường ống,có thể
hydrocarbon
bay hơi sinh ra khí
nguy hiểm, tình
trạng thiếu oxy.
2 Lock Out - Tag Out Hydraulic pipes Personal Injury for people Ensure proper LOCK-Out TAG - Out Ch. Mate
Hydraulic pumps under pressure. involved to perforjn work. Đảm bảo đóng van đúng cách
for remote Accidental start of Làm bị thưởng đến mọi
operating hydr. Hydraulic pump. người đang, làm việc
valves and release Đường ộng thủy lực
the pressure. chịu áp suất. bất ngờ
Khóa các bơm thủy khởi động bờm thủy
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 13 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

lực để mở lực
(từ xa) các van thủy
lực và xả áp suất
3 Removing Hydraulic pipes Personal injury for people Wear Correct PPE Use proper tool Ch. Mate
hydr.pipe under pressure. involved to perform work. Mặc đồ bảo hộ lao động, dùng đúng dụng cụ
connections. Slipping while going Damage of Threạds.
Tháo khớp nối to location due Oily Làm bị thương đến mọi
đường ống thủy lực surfaces. Using un- người đang làm việc
proper tool Hư hỏng đe dọa
Đường ống thủy
đang chịu áp suất.
Trượt khi di chuyển
đến chỗ làm việc do
dầu trên sàn.
Sử dụng dụng cụ
không đúng.
4 Dismantling bolts Using un-proper Personal injury for people Use proper tool. Don’t use damaged /deteriorated Ch.Mate
and pulling out the tool/PPE. Slipping involved to perform work. tools. Wear Correct PPE. Clean oil surface before
v/v for replacing the while going to Improper body pqsition. stepping.
seat. , Tháo bu long location due Oily Lam bị thương đến mọi Dùng đúng dụng cụ. Không dùng dụng cụ đã bị
và kéo van để thay surfaces. Lack of người đang làm việc. Đứng hư haybị sai lệch.
đế safety awareness, sai vị trí. Mặc đồ bảo hộ lao động, vê sinh măt sàn trước
Dùng dụng cụ /quần khi bước.
áo bảo hộ lao động
không phù hợp,
Trượt khi di chuyển
đến chỗ làm việc do
dầu trên sàn. Thiếu
cảnh báo an toàn.
5 Replacing v/v seat Using un-proper tool Personal injury for people Use proper tool. Don’t use damaged /deteriorated Ch.Mate
and fitting valve /PPE. Slipping while involved to perform work, tools. Wear Correct PPE. Clean oil surface before
back to position. going to location due improper body position. stepping.
Tháo đế van và lắp Oily surfaces. Lack Làm bị thương đến mọi Dùng đúng dụng cụ.
van vào lại vị trí of safety awareness, người đang lam việc. Đứng Không dùng dung cu đã bị hư hay bị sai lệch.
Dùng dụng cụ /quần sai vị trí. Mặc đồ bảo hộ lao động, vệ sinh mặt sàn trước
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 14 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

áo bảo hộ lao động khi bước


không phù hợp,
Trượt khi di chuyển
đến chỗ làm việc do
dầu trên sàn. Thiếu
cảnh báo an toàn.
6 De-aerating Hydr. Using un-proper tool Personal injury for people Use proper tool. Wear Correct PPE Ch. Mate
.pipes prior testing /PPE Eyes injury. involved to perform work
v/v in operation Dùng dụng cụ /quần Dùng đúng dụng cụ.
Làm bị thương đến mọi
Thổi gió đường ống áo bảo hộ lao động
người đang làm việc. Mặc đồ bảo hộ lao động.
trước khi thử vận không phù hợp. Làm
hành van bị thương mắt.
7 Testing v/v in Un-proper remote Property Check for proper valve operation and indication. Ch.Mate
operation indication of valve Tài sản Kiểm tra vận hành van và dụng cụ kiểm tra đúng.
Kiểm tra vận hành pperatjon.
van Hệ thong hiển thị
hoạt động của van từ
xa không phù hợp.
Task Name: Open and check Ballast pump in pump room./ Team Composition: 4th. Eng ;Fitter; p/man; Chief Mate Date:
Mở và kiểm tra bơm ballast trong buồng bơm ; Ch.Eng
1. Close valves Flooding, Lack of Property. Recheck the valves no leak. Drain the pipelines. Ch. Mate
.draining the Oxigen People involved to perform Check the pump-room exh. fan in operation.
pipeline and check Ngập lụt Thiếu work. Kiểm tra lại van. Xả đường ống. kiểm tra hoạt
the atmosphere in không khí Tài sản và người thực hiện động của quạt thông gió
công việc
pump room.
Đóng van, xả đường
ống, và kiểm tra
không khí trong
buồng bơm
2. Lock Out-Tag Out Accidental start of Personal injury for people Ensure proper LOCK-Out TAG - Out Ch.Mate ;Ch. Eng.
Ballast pump Khóa Ballast pump. involved to perform work. Đảm bảo khóa đúng.
bơm ballast Bất ngờ khởi động Người đang làm việc bị
thương
3. Dismantling bolts Using un-proper or Property. Use proper tool. Don’t use damaged /deteriorated 4th/Eng ;Ch. Eng.
and pulling out the worn-out tool/PPE. Personal injury for people tools. Wear Correct PPE. Clean oil surface if any -
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 15 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

casing, Puling out Slipping while going involved to perform work. before stepping.Check The slings/Chainblocks/eye
shaft w/bearings, to location Lack of Tài sản, bolts prior use.
impeller& wear safety awareness. Bị thương người đang làm Dùng đúng dụng cụ. Không dùng dụng cụ đã bị
rings,Transfering to Improper body công việc hư haybị sai lệch.
workshop. position. . Mặc đồ bảo hộ lao động, vệ sinh mặt sàn trước
Tháo bulông, kéo vỏ Dùng dụng cụ/quần khi- bước. Kiểm tra các dây nâng, palăng, mỏ lết
bơm. Tháo trục, áo bảo hộ không trước khi dùng.
bạc, bánh đà, đúng. Thiếu cảnh
chuyển đến xưởng báo.
Đứng sai vị trí.
4. Dismantling pump Using un-proper or Equipment,Personal injury Use proper tool. Don’t use damaged /deteriorated 4th /Eng ;Ch. Eng.
shaft worn-out tool/PPE. for peopleinvolved to tools. Wear Correct PPE. Check the pullers
sleeves,bearings etc. Improper body perform work. proper positions in order not to damage shaft
Tháo trục bơm, bạc position. Trang thiết bị, người liên threads Dùng đúng dụng cụ. Không dùng dụng cụ
Dùng dụng cụ/quần quan công việc đã bị hư haybị sai lệch. Mặc đồ bảo hộ lao động.
áo bào hộ không Kiểm tra các đầu nâng đặt đúng vị trí không để
đúng tránh làm hư hỏng trục
5. Reassambling Using un-proper or Property. Use proper tool. Don’t use damaged /deteriorated 4th /Eng ;Ch. Eng.
pump with new worn-out tool/PPE. Personal injury for people tools. Wear Correct PPE.
involved to perform work. Clean oil surface if any -before stepping.Check
spare parts. Slipping while going The slings/Chainblocks/eye bolts prior use. Check
Transporting and to location Lack of Tài sản, người liên quan công
việc body position .Check p/p while in operation for
fitting back to safety awareness. leaking,noisy, vibration or overheating of
position, Checking Improper body bearings
in operation. position. Dùng đúng dụng cụ. Không dùng dụng cụ đã bị
Lắp lại bơm với Dùng dụng cụ/quần hư hay bị sai lệch.
phụ tùng mới. di áo bảo hộ không Mặc đồ bảo hộ lao động, vệ sinh mặt sàn trước
chuyển . lắp lại vị đúng. Thiếu cảnh khi bước. Kiểm tra các dây nâng, palăng, mỏ lết
trí cũ. Kiểm tra bâo. trước khi dùng. Kiểm tra bơm khi vận hành xác
hoạt động. Đứng sai vị trí định rò rỉ, tiếng ồn, rung hay vòng đệm nóng quá.
Task Name: ENGINE CASING - CLEANING WITH METAL BRIGHT CHEMICAL/ Team Composition: c/0, Bosun, Deck Crew. Date:
Lau chùi bằng hóa chất
1. General cleaning of Chemical used is Personnel performing the Personal Protective Equipment strictly to be used. Chief Officer Đại
vertical bulkheads irritant and toxic to operation, primary deck Eye wash unit made available and people phó
and top sides human crew. organized to work in teams.
Vệ sinh nắp hầm và Hóa chất sử dụng Tất cả thuyền viên chủ yếu là Nghiêm chỉnh sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá
Số kiểm soát: NSH -07-05
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 16 / 15
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH AN TOÀN CÔNG VIỆC – PHỤ LỤC I: PHÂN TÍCH MỐI NGUY HIỂM

vách đứng gây dị ứng và độc với bộ phận boong. nhân. Các trang thiết bị rửa mắt sẵn sàng và các
thuyền viên cá nhân tham gia hoạt động phải sắp xếp vào đội
ngũ rõ ràng.
2. Working aloft Working above 2 Personnel performing the Safety harnesses to be used by individuals and job Chief Officer Đại
Làm việc trên cao meters from main operation, primary deck to be done in calm weather conditions. phó
deck require use of crew. Đai an toàn dùng cho cá nhân và công việc thực
safety belts / Tất cả thuyền viên liên quan hiện trong điều kiện thời tiết tốt.
harnesses. vận hành, chủ yếu bộ phận
Làm việc trên cao từ boong.
02 mét trên mặt
boong yêu cầu dùng
thắt lưng hay đai an
toàn
Task Name: TRANSFER OF REDUCERS BETWEEN MANIFOLDS/ Team Composition: C/O, Crew. Date:
Thay đổi cút nối
1. Dismantle/lowering Ship rolling, Personnel performing the PPE. Controlled lowering. Sufficient manpower Chief Officer
of reducer by chain reducers moving operation, structure hit by Mặc đồ bảo hộ lao động, kiểm soát hạ, huy động Đại phó
block from side to side. the reducer đủ nhân lực
Tháo hay hạ cút nối Tàu chòng chành, Người liên quan công việc,
bằng balăng xích cút nối đong đưa cấu trúc bị cút nối va đập
2. Transfer of Ship rolling, reducer Personnel performing the Check sling for any sign of wear and tear. Control Chief Officer
reducers from moving from side to operation, structure hit by sling mount. Control the heave with rope attached Đại phó
manifold to trunk side. Sling break. the reducers to the hook. Control heaving and lowering of
deck by crane Wrong sling mount Thuyền viên tham gia làm reducers, stop the operation await better weather.
Chuyển cút nối từ Tàu chòng chành cút hang. Va chạm cút nối với Kiểm tra dây cẩu có dấu hiệu xước hay rách
manifold xuống mặt nối đong đưa. Dây cấu trúc boong không. Kiểm tra dây nâng, đầu nối dây gắn vào
boong bằng cẩu. cẩu đứt. Dùng móc móc. Dừng công việc chờ thời tiết tốt hơn
dây sai.
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 7
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO

1. MỤC ĐÍCH
Mục đích của quy trình này nhằm hướng dẫn xác định và đánh giá các rủi ro liên quan đến an
toàn, sức khoẻ, bảo vệ môi trường trong các hoạt động của tàu và xác định các biện pháp kiểm
soát để có thể giảm thiểu các rủi ro được xác định xuống mức chấp nhận được.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này được áp dụng cho tất cả các hoạt động của tàu.
Tùy theo công việc cụ thể hoặc theo yêu cầu của Công ty, công tác xác định và đánh giá rủi ro
có thể được thực hiện thông qua bản Phân tích an toàn công việc (JSA), NSH-07-05-01. Đối
với các công việc lần đầu tiên thực hiện tại tàu (chưa được xác định tại Báo cáo đánh giá rủi
ro) hay đối với các công việc không được thực hiện thường xuyên Thuyền trưởng có trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc nhận diện mối nguy và đề xuất biện pháp kiểm soát thông qua
Quy trình phân tích an toàn công việc (JSA), NSH-07-05.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Bộ luật an toàn tác nghiệp trong lao động dành cho thuyền viên (Code of Safe Working
Practices for Merchant Seamen),
 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06,
 Quy trình thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS), NSH-07-11,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Định nghĩa
Đánh giá rủi ro: Quá trình ước lượng mức độ của rủi ro có từ các mối nguy, có xem xét đến
các biện pháp kiểm soát hiện có, và quyết định xem rủi ro đó có thể chấp
nhận được hay không.
Mối nguy hiểm: Là nguồn, tình huống hoặc hành động nào có khả năng tiềm tàng gây ra
thương tích hay bệnh tật cho con người, hay kết hợp của các dạng gây hại
này.
Bệnh tật: Tình trạng tinh thần hay thể chất có hại xác định được sinh ra hay gây ra bởi
công việc hay các tình huống liên quan đến công việc
Rủi ro: Là sự kết hợp của khả năng xảy ra một sự kiện nguy hại hoặc sự phơi nhiễm
và mức độ nghiêm trọng của thương tích, bệnh tật cho con người, hỏng hóc
đối với tài sản và tác động có hại đối với môi trường phát sinh từ các sự
kiện hay sự phơi nhiễm ấy.
Sự cố: Là một hoặc nhiều sự kiện liên quan đến công việc mà dẫn đến (hay có thể
đã dẫn đến) thương tích, bệnh tật (không phân biệt mức độ nghiêm trọng)
hay chết người hoặc các tổn thất đến tài sản hay có hại cho môi trường.
Tai nạn: Là một sự cố gây ra thương tích, bệnh tật hay chết người, làm tổn hại tài sản
hoặc môi trường.
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 7
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Thương tích: Là sự tổn thương của con người tại nơi làm việc mà yêu cầu phải sơ cứu
hoặc xử lý y tế.
Phân tích an toàn công việc : là sự phân tích các bước thực hiện trong công việc nhằm đảm
bảo bất kỳ mối nguy liên quan trong công việc đều được xác định và kiểm
soát
4.2 Trách nhiệm
Thuyền trưởng đảm bảo các mối nguy được nhận diện và phổ biến trong cuộc hợp an toàn
(tool box meeting) trước khi làm việc đến từng thuyền viên trước khi họ tham gia thực hiện
các công việc liên quan dựa trên Báo cáo đánh giả rủi ro, NSH-07-06-01, cho các hoạt động
chính của tàu hoặc thông qua bản Phân tích an toàn công việc (JSA). Trưởng các bộ phận chịu
trách nhiệm về vấn đề an toàn khi công việc được tiến hành.
DPA tổ chức việc xem xét định kỳ và / hoặc cập nhật các rủi ro mới vào Báo cáo xác định và
đánh giả rủi ro của tàu. Việc cập nhật này không muộn hon 3 tháng kể từ thời điểm xác định
được rủi ro mói.
Toàn thể nhân viên và thuyền viên trên tàu có trách nhiệm chủ động tham gia vào việc nhận
dạng các mối nguy từ môi trường làm việc của mình và báo cáo cho DPA thông qua Báo cáo
tình huống nguy hiểm.
4.3 Xác định và đánh giá rủi ro
Nguyên tắc chung tiến trình xác định và quản lý rủi ro:

Xác định
nguy hiểm

Xem xét Phân tích


đánh giá rủi ro

QUẢN LÝ
RỦI RO Đánh giá
Thay đổi rủi ro
& cải tiến

Kiểm soát
Giám sát
rủi ro

Thông tin
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 7
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO

4.3.1. Xác định mối nguy (hazard)


Những nguy hiểm có thể được xác định trong tiến trình này bao gồm. nhưng không giới hạn:

Nguyên nhân trực


Ảnh hưởng Yếu tố nguy hiểm
tiếp
Vệ sinh công nghiệp: không gọn gàng
Trượt, vâp, ngã Người ở trên cao
Thiết bị bảo hộ không phù hợp
Vật rơi từ trên cao
Va, đập, đè, kẹp,
Thiếu bộ phận che chắn của thiết bị cơ khí
văng, băn
Nổ
Thiêu che chăn bộ phận chuyên động, quay
Lôi, cuôn, căt Dụng cụ câm tay nguy hiêm
Vật thê săc, bén
Làm việc trong không gian hạn hẹp
Người ở gân mép nước
Người ở dưới nước
Khói do cháy
Ngạt, ngộ độc Bụi
Côn trừng đôt
Răn rêt
Hóa chât: metanol, ordorant, ...
Thực phâm không an toàn
Con người:
Cháy
Chết, thương tật,
Bỏng (nhiệt độ cao, Dâu nóng
bệnh nghề nghiệp
nhiệt độ thấp) LPG
Khí hóa lỏng:C02,...
Ap lực công việc
Căng thẳng (thể Ốm đau, buồn, vui, lo lắng....
xác, tinh thần), Yếu tố vật lý: Nhiệt độ quá cao/ thấp, ồn, rung, thiếu/
tâm lý thừa ánh
Tư thế làmsáng.
việc không đúng: nâng, với, cúi, đẩy, kéo, quá
sức
Thao tác lặp lại nhiều lần
Thiêt bị câm tay sử dụng điện
Điện giật Thiết bị không nối đất
Thiêu/ hỏng bộ phận cách điện
Làm viêc không có giấv phép
Khồnạ duv trì viêc kiêm tra khí
Cháy nổ
Sư chấD hành các nsuvên tắc an toàn
Chất lương/ tình trang của thiết bi
Đường bộ (ô tô, xe máy)
Đường thủy (tàu, thuyền)
Giao thông
Đường không (máy bay)
Đường săt (tàu hỏa)
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 7
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Hydrocarbon lỏng: LPG, Condensate, xăng, dầu


Cháy - Vật liệu Vật liệu thải thấm dầu: giẻ lau,...
cháy Gỗ, giấy, chất dẻo (nhựa)
Cỏ khô
Thiêt bị dùng pin: điện thoại di động, máy ảnh, quay
phim, radio,...
Hàn, cắt
Cháy - Nguôn lửa Tàn thuốc lá, tàn đuốc
Cháy bên ngoài hàng rào
Chập điện
Chât nô (bom, đạn, ngòi, kíp nô)
Chai khí nén
Nổ Bình khí nén
Tàng trữ sản phâm lỏng: LPG, Condensate
Tài sản Hôn hợp khí cháy
Thiêt kê không phù hợp
Vật liệu không phù hợp
Lún, sụt
Vật thê rơi
Cháy, nô
Quá tải
Sập, đỗ, nứt, vỡ Kêt câu bị bào mòn
Tàu thủy/ xe tải va đụng kết cấu
Yếu tố tự nhiên: bão, động đất, lũ lụt
Phá hoại từ bên ngoài
Ăn mòn bên trong đường ống, bình bồn
Ăn mòn bên ngoài đường ống, bình bồn
Dừng sản xuât Hỏng thiết bị trọng yếu
SXKD Rác thải độc hại
Tạo sản phâm không
phù hợp Rò rỉ, tràn đô các sản phâm dâu
Rò rỉ, tràn đô hóa chât
Môi trường Ô nhiễm Khói do đôt đuôc, hâm đôt
Khói do cháy
Ồn, bụi, mùi
Y thức, tác phong làm viêc
Uy tín của Công ty Chât lương dich vu
Viêc tuân thủ nôi quy, quy đinh, chính sách của Công ty

Tiến trình xác định nguy hiểm sẽ chỉ ra những nguy hiểm tiềm ẩn trong hoạt động sản xuất hoặc các
nhiệm vụ đang tiến hành qua việc kiểm tra:
- Trang thiết bị ở khu vực sử dụng hydrocarbon hoặc hóa chất hoặc ở nơi có liên quan tới
nhiệt độ, áp suất cao.
- Thiết bị điện, cơ khí.
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 7
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO

- Những công việc sẽ được tiến hành ở khu vực nguy hiểm.
- Sản phẩm phụ hoặc chất thoát ra từ hoạt động sản xuất.
- Những thiết bị có thể gây ồn hoặc rung động.
- Các hệ thống hoặc hoạt động nhạy cảm với các nguy hiểm của hóa chất, sinh học hoặc
phóng xạ.
- Các hoạt động mà bản chất của chúng có thể gây nguv hiểm đến sức khỏe, an toàn hoặc tinh
thần.
- Yêu cầu về năng lực của người thực hiện công việc.
- Điêu kiện môi trường thực hiện công việc.
• Kỹ thuật nhận dạng mối nguy hiểm (hazard identification)
 Quan sát:
 Quan sát, kiểm tra vị trí làm việc.
 Quan sát, kiểm tra trang thiết bị.
 Quan sát việc tuân thủ quy trình và thói quen làm việc.
 Qua các báo cáo điều tra tai nạn, sự cố.
 Đặt câu hỏi để phát hiện các mối nguy hiểm:
 Cái gì sẽ được làm.
 Làm công việc đó như thế nào, theo cách nào.
 Tại sao lại làm như vậy.
 Khi nào việc đó được làm, có thường xuyên được làm như vậy không.
 Các trang thiết bị được để ở đâu.
 Khi làm công việc đó có người khác xung quanh không.
 Yêu cầu công nhân làm mẫu và quan sát.
 Xem xét tài liệu:
 Xem xét lại các quy trình, bản vẽ.
 Xem xét, tư vấn từ các nhà cung cấp.
 Xem xét các báo cáo tai nạn, sự cố liên quan.
 Xem xét lại các tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu luật định.
 Thông qua tư vấn của chuyên viên an toàn.
 Các báo cáo nhận diện nguy hiểm.
 Thảo luận nhóm:
 Nhận dạng mối nguy hiểm thông qua kinh nghiệm của các thành viên ((hazard
identification).
 Thông qua việc phân tích an toàn công việc (JSA).
4.3.2. Đánh giá rủi ro
Thành lập nhóm đánh giá rủi ro
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 7
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Nhóm đánh giá rủi ro được lựa chọn trên cơ sở:


 Thuyền trưởng làm nhóm trưởng: được huấn luyện, đào tạo về nhận dạng và đánh
giá rủi ro và có kinh nghiệm thực tiễn.
 Thành viên gồm có thuyền phó nhất, máy trưởng và những người có năng lực và
kinh nghiệm về lĩnh vực cần đánh giá (người vận hành máy, thiết bị, người có
kinh nghiệm về công việc cần đánh giá....).
Đánh giá tần suất - khả năng xảy ra (likelihood)
Dự đoán tần suất xảy ra dựa trên:
 Các hồ sơ tai nạn, sự cố của Công ty và hoặc trong ngành.
 Các kinh nghiệm gần xảy ra tổn thất (near miss).
 Mức đo thường xuyên của các hoạt động (hàng ngày, hàng tuân v.v..).
Đánh giá mức độ nghiêm trọng - hậu quả (severity/ consequency)
Dự đoán mức độ nghiêm trọng dựa trên:
 Các hồ sơ tai nạn, sự cố của Công ty, Tổng công ty hàng hải và hoặc trong ngành.
 Mức độ thiệt hại dự tính.
 Số lượng người bị ảnh hưởng dự tính.
 Tai nạn xảy ra đột ngột hay đủ lâu để di tản nhân sự.
 Anh hưởng của tai nạn ngắn hạn hay dài hạn.
Xác định cấp độ rủi ro
Việc xác định mức độ của một rủi ro dựa trên Ma trận đánh giá rủi ro (Xem phụ lục I).
H RỦI  Cần có các quy trình vận hành và quy trình HSE để quản lý các rủi ro.
RO  Không được thực hiện các công việc không có các biện pháp kiểm soát rủi ro
CAO thích đáng.
 Thuyền trường hoặc người chịu trách nhiệm phải quản lý, áp dụng các
biện pháp kiểm tra cần thiết để giảm thiểu rủi ro.
 Nếu có thể, chuyển rủi ro cho nhà thầu phụ/ mua bảo hiểm.
M RỦI Chỉ thực hiện công việc khi có sự châp thuận của Thuyên trưởng và phải
RO có:
VỪẠ + Kê hoạch làm việc rõ ràng.
PHẢI + Quy trình và Hướng dẫn cụ thể cho từng công việc.
+ Giám sát liên tục tại nơi làm việc
L RỦI Công việc được phép thực hiện:
RO + Áp dụng các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu rủi ro như trong Bảng phân
THẤP tích an toàn công việc.
+ Công việc thực hiện theo các quy trình và hưởng dẫn công việc sẵn có
Đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro
Trên nguyên tắc sau khi các rủi ro được nhận dạng và đánh giá, việc đưa ra các biện pháp làm
giảm thiểu rủi ro (tần suất xảy ra, mức độ nghiệm trọng - hậu quả) được xem xét nhằm kiểm
soát rủi ro đã được xác định. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro được xem -xét gồm:
1. Biện pháp loại trừ (loại bỏ các nguy cơ nguy hiểm, không thực hiện).
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 7 / 7
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO

2. Biện pháp thay thế (thay thế bằng các hóa chất, vật liệu, quy trình ít nguy hiểm hơn).
3. Kiểm soát kỹ thuật (thay đổi thiết kế, đặt các biển báo, chướng ngại, báo động, tấm bảo
vệ, chống ồn, thông gió, chặn lửa,...)
4. Phương thức quản lý (công tác huấn luyện, các quy trình làm việc an toàn, các giấy phép
làm việc, sự quay vòng công việc, phương thức và thái độ làm việc của nhân viên, công
tác sẵn sàng ứng cứu khẩn cấp,...).
5. Trang bị bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, giày, mũ, găng tay, kính, thiết bị thở,...).
Kết quả việc đánh giá rủi ro, cập nhật
Kết quả của việc đánh giá rủi ro thể hiện ở Báo cáo đánh giá rủi ro, NSH-07-06-01, cho
các hoạt động chính của tàu. Định kỳ hàng năm, DPA tổ chức xem xét lại tính phù hợp
của Bản báo cáo này và / hoặc cập nhật Báo cáo này không muộn hơn 3 tháng kể từ thời
điểm xác định được rủi ro mới (thông qua các Phân tích an toàn công việc - JSA, sau khi
xảy các tình huống khẩn cấp, tai nạn, sự cố.. .).
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
 Báo cáo đánh giá rủi ro, NSH-07-06-01.
 PHỤ LỤC I: MA-TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 3
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO - PHỤ LỤC I : MA-TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO

PHỤ LỤC I : MA-TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Các biện pháp cần thực hiện


RỦI RO CHẤP NHẬN ĐƯỢC - Cải tiến thông qua các quy trình, cách quản lý để cải tiến liên tục
HẬU QUẢ KHẢ NĂNG XẢY RA
P E A R A B C D E
Mức độ Con người Môi trường Tài sản Uy tín Chưa từng Nghe đến sự Sự cố đã từng Xảy ra trên 5 Xảy ra trên
nghiêm trọng (thương tật (ảnh hưởng (hư hỏng hay tổn (ảnh nghe đến trên cố trong xảy ra trong lần trong 1 5 lần trong 1
hay đau ốm) chung) thất toàn bộ) hưởng) thế giới ngành công ty năm ở công ty năm ở cùng
một nơi
0 Không bị Không ảnh Không hư hại Không ảnh
thương hay đau hưởng hưởng
ốm
1-rất nhẹ Bị thương hay Ảnh hưởng rất Hư hỏng rất nhẹ Ảnhr hưởng
ốm rất nhẹ nhẹ (<1K USD) rất nhẹ
2-nhẹ Bị thương hay Ảnh hưởng nhẹ Hư hỏng nhẹ Ảnh hưởng
ảnh hưởng sức (<5K-30K USD) nhẹ CHẤP NHẬN ĐƯỢC
khỏe nhẹ
<15 ngày
3-cục bộ Bị thương nặng Ảnh hưởng cục Hư hỏng tương đối Ảnh hưởng
>15 ngày bộ (<30K-100K USD) tương đối TRUNG BÌNH

4-nghiêm trọng Chết 1 người Ảnh hưởng Hư hỏng nghiêm Ảnh hưởng
nghiêm trọng trọng ở mức quốc
(<100K-500K gia CAO
USD)
5-vô cùng Chết nhiều Ảnh hưởng Thiệt hại âu dài Ảnh hưởng
nghiêm trọng người nghiêm trọng (>500 K USD) tấm quốc tế
RỦI RO TRƯNG BÌNH - thực hiện Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
RỦI RO CAO - Không chấp nhận được Ma-trận chỉ dung cho các rủi ro đã được xác định.
Ma trận KHÔNG DÙNG để xác định rủi ro
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 3
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO - PHỤ LỤC I : MA-TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Cách đọc ma-trận đánh giá rủi ro (RAM)


BƯỚC l : Xác định hậu quả của sự cổ
P = Con người/ People (Thương tật hay đau ốm)
E = Môi trường/ Environment (Hóa chất độc hại thải ra môi trường, không khí)
A = Tài sản/ Assets (Tài sản bị hư hỏng, tổn thất toàn bộ, phải sửa chữa)
R = Uy tín/ Reputation (Mất uy tín ở mức độ quốc gia & quốc tế)
BƯỚC 2: Xác định mức độ nghiêm trọng của những hậu quả đã được xác định ở trên từ mức 0 (ít nghiêm trọng nhất) đến mức 5 (nghiêm trọng nhất)

BƯỚC 3: Chiếu theo chiều ngang của bảng đến các vùng bôi sậm để xác định vùng RỦI RO theo KHẢ NĂNG XẢY RA (A - E).

Rủi ro Thấp = Cải tiến thông qua các quy trình, cách quản lý để cải tiến liên tục
Rủi ro Trung bình = thực hiện Các biện pháp giảm thiểu rủi ro (ALARP); Đưa ra các biện pháp
giảm thiểu, kiểm soát, biện pháp khắc phục để đưa rủi ro về vùng chấp nhận
được.
Rủi ro cao = Không chấp nhận được
RỦI RO CAO
(Nghiêm trọng)
HẬU QUẢ ĐIỂN HÌNH
• Trợt, tuột và ngã
• Thải vào môi trường & không khí
• Mất uy tín RỦI RO TRUNG BÌNH
• Ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng (ví dụ: tràn dầu nghiêm trọng) CAO (Tương đối)
• Chết nhiều người
TRUNG BÌNH
RỦI RO THẤP
THẤP (Routine)
Số kiểm soát: NSH-07-06
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 3
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO - PHỤ LỤC I : MA-TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO
MỨC

Thiệt hại về tài sản và những tổn thất


Thiệt hại về người Ảnh hưỏng môi trưòng Ảnh hưỏng uy tín
hệ lụy

0 Không bị thương hay ảnh hưởng sức khỏe Khồng thiệt hại Khồng ảnh hưởng - không có thiệt hại về môi Không bị ảnh hưởng
trưởng. Không xảy ra hậu quả tài chính.
1 Bị thương hay ảnh hướng sức khỏe rất nhẹ (bao gồm các Hư hỏng rất nhẹ - không gián đoạn Tác động rất nhẹ - ảnh hưởng rất nhẹ đến môi Ảnh hưởng rất nhẹ - công chúng có thể
trường hợp cần sơ cứu và bệnh nghề nghiệp) - không ảnh hoạt động (thiệt hại dưới 1000 trường, có tính chất nội bộ. Hậu quả tài chính biết, tuy nhiên không gây chú ý.
hưởng đến hiệu quả công việc hoặc gảy ra tàn phế. USD) không đáng kể.
2 Bị thương hay ảnh hưởng sức khỏe nhẹ (Bị thương phải Hư hỏng nhẹ - gián đoạn ngắn (chi Tác động nhẹ - nhiễm bẩn hay xả thải lớn gây Ảnh hưởng hạn chế - gây chú ý dư luận
nghỉ làm - Lost Time Injury) - ảnh hưởng đến hiệu quả phí dưới 5000 USD) tác động đến môi trường, tuy nhiên không tác địa phương. Có sự hiện diện của truyền
công việc, giới hạn hoạt động hay phải nghỉ vài ngày để hồi động lâu dài. Trường hợp vi phạm luật đơn lẻ thông và/ hoặc quan chức địa phương, có
phục hoàn toàn. Ảnh hưởng sức khỏe nhẹ, có thể phục hồi theo mức quy định hoặc khiếu nại đơn lẻ. thể gây tác động tiêu cực đến hoạt động
hoàn toàn, ví dụ: mẩn ngứa da, ngộ độc thức ăn. của công tyề
3 Bị thương hay ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng (bao gồm Thiệt hại cục bộ - tạm dừng một Tác động cục bộ - xả thải giới hạn ảnh hưởng Ảnh hưởng tương đối - công chúng trong
tàn phế một phần và bệnh nghề nghiệp vĩnh viễn) - Ảnh phần (chi phí đến 30 000 USD) các vùng lân cận và ảnh hưởng đến môi vùng quan tâm. Sự quan tâm của truyền
hưởng đến hiệu quả công việc lâu dài, ví dụ như việc phải trường. Localized effect - limited discharge thông địa phương gây tác động tiêu cực
nghỉ việc kéo dài. Ảnh hưởng sức khỏe không thể phục hồi affecting the neighborhood and damaging the nghiêm trọng. Có sự hiện diện của truyền
tuy nhiên khồng chết người, ví dụ: điếc do tiếng ồn, chấn environment. Tái vi phạm luật theo mức quy thông và/ hoặc quan chức quốc gia. Sự
thương cột sống kinh niên, mẫn cảm, rung tay do chấn định hoặc nhiều khiếu nại. quan tâm của chính quyền địa phương và
động và bong gân tái phát. /hoặc các nhóm hành động gây tác động
tiêu cực.

4 Tàn phế toàn bộ lâu dài, một đến ba người chết do tai nạn Thiệt hại nghiêm trọng - Mất một Ảnh hưởng nghiêm trọng - thiệt hại môi Ảnh hưởng tầm quốc gia - cồng chúng
hay bệnh nghề nghiệp. Ảnh hưởng sức khỏe không hồi phần hoạt động (chi phí đến 100000 trường nghiêm trọng. Công ty phải có những toàn quốc quan tâm. Sự quan tâm của
phục cùng với tàn phế nghiêm trọng hoặc chết người, ví USD) biện pháp quyết liệt để khôi phục môi trường truyền thông quốc gia gây tác động tiêu
dụ: bỏng hóa chất ăn mòn, đột quỵ vì nóng, ung thư (một đã bị hủy hoại. Vi phạm nghiêm trọng luật cực nghiêm trọng. Tác động đến chính
nhóm phơi nhiễm nhỏ) theo mức quy định hoặc khiếu nại diện rộng. sách của vùng/ quốc gia với khả năng bị
thực hiện các biện pháp hạn chế hoặc ảnh
hưởng đến giấy phép hoạt động. Các
nhóm hoạt động tiến hành các hoạt động.
5 Chết nhiều người do tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp, ví dụ: Thiệt hại rất nghiê trọng - Mất Ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng - hủy hoại Ảnh hưởng tầm quốc tế - công chúng quốc
ngạt hóa chất hay ung thư (nhóm phơi nhiễm lớn) phần lớn hoạt động (chi phí trên môi trường lâu dài trên diện rộng. Thiệt hại tế quan tâm gây tác động tiêu cực. Chính
500 000 USD) đến các khu khai thác thủy sản hoặc khu nghỉ sách quốc gia/ quốc tế có khả năng tác
dưỡng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về tài động tiêu cực đến việc tiếp cận đến các
chính cho công ty. Vi phạm luật nghiêm trọng lĩnh vực mới, cấp phép hoạt động hay
kéo dài vượt quá mức quy định. chính sách thuế
Số kiểm soát: NSH-07-07
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 1 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP LÀM VIỆC

1. MỤC ĐÍCH
Để đảm bảo các hoạt động của tàu được an toàn.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho mọi thuyền viên và các nhà thầu phụ bảo dưỡng sửa chữa dưới tàu của Công ty.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code)
 Quy trình phân tích an toàn công việc, NSH-07-05,
 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03,
 Bộ luật về tác nghiệp an toàn trong lao động cho thuyền viên (Code of Safe Working Practice
for Merchant Seamen),
 Thông tư MSC-MEPC.2/Circ.3, “Hướng dẫn về các yếu tố cơ bản của chương trình OH&S
trên tàu”,
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Giấy phép làm việc
Nếu không được phép của Thuyền trưởng, Máy trưởng thì không được triển khai các công
việc được coi là dễ gây nguy hiểm dưới tàu. Trong trường hợp tàu về bờ, Thuyền trưởng, Máy
trưởng có thể ủy quyền cho sĩ quan trực ca cấp các giấy phép làm việc. Sự ủy quyền này phải
được ghi vào nhật ký hàng hải hoặc sổ lệnh của Thuyền trưởng, Máy trưởng.
Giấy phép làm việc sẽ được cấp cho người thực hiện trước khi tiến hành công việc trong các
trường hợp sau:
 Làm việc trong các khu vực kín;
 Tiến hành các công việc nguội;
 Tiến hành các công việc nóng;
 Làm việc trên cao/ ngoài mạn tàu
 Các công việc có tính chất nguy hiểm khác
Khi thực hiện bất kể công việc gì thuyền trưởng và máy trưởng phải đảm bảo đã có sẵn mọi
biện pháp phòng ngừa cần thiết.
4.2 Công việc nóng
4.2.1. Quy trình thực hiện công việc nóng
Chỉ tiến hành công việc nóng khi có giấy cho phép thực hiện công việc nóng (Hot work
permit), NSH-07-07-01, đã được Thuyền trưởng, Máy trưởng xem xét và phê duyệt.
4.2.2. Phê duyệt cho phép làm công việc nóng
Giấy cho phép thực hiện công việc nóng (Hot work permit), NSH-07-07-01, áp dụng đối với
tất cả công tác liên quan tới nhiệt độ cao, ngọn lửa trần, hoặc nguồn phát tia lửa liên tục
...nhưng không giới hạn đối với:
Số kiểm soát: NSH-07-07
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 2 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP LÀM VIỆC

 Ngọn lửa hàn hoặc đốt cháy;


 Mài;
 Phun cát;
 Gõ rỉ.
Trước khi duyệt giấy phép được ban hành, thuyền trưởng máy trưởng cần phải thử và kiểm tra
khu vực để đảm bảo rằng :
 Nồng độ khí cháy không vượt quá 1% LEL, không có khí độc ở khu làm việc và thành
phần ô xy chiếm 21% thể tích;
 Lớp rỉ thấm dầu hoặc vật liệu khác ở nơi làm việc mà nó có thể sinh ra khí cháy hoặc
khí độc khi bị nung nóng đã được di dời cách khu vực làm việc ít nhất là 10m;
 Không có vật liệu cháy ở nơi làm việc hoặc khu vực lân cận;
 Các khoang ngăn kề bên đã được rửa sạch và thông gió đến mức độ an toàn đối với
công việc nóng hoặc việc tẩy sạch nồng độ hydrocarbon dưới 1% LEL;
 Nếu cần thiết, các khoang lân cận phải được đổ đầy nước;
 Khu vực đó phải được thông gió tốt trong thời gian làm việc và tiến hành kiểm tra
trong thời gian làm việc để xác nhận rằng không có sự tích tụ khí cháy hoặc khí độc;
 Thiết bị cứu hỏa phải được trang bị đầy đủ và sẵn sàng sử dụng.
Việc làm vệ sinh khu vực làm việc phải được tiến hành để tạo sự an toàn cho công việc nóng
nhưng không được sử dụng bất kỳ một loại dung môi nào; cũng như không để chất dung môi
nào trong khu vực đó.
Việc hàn cắt trên đường ống chỉ được cho phép khi các đoạn tương ứng đã được tách ra khỏi
hệ thống và phần đầu hở của hệ thống phải được bịt kín. Phần ống phải hàn cắt cần được làm
sạch khí cháy theo tiêu chuẩn hàn cắt.
Giấy cho phép làm việc được cấp cho từng công việc cụ thể. Giấy cho phép phải ghi rõ thời
hạn hiệu lực (không cho phép quá 12 giờ).
4.3 Công việc nguội
Tất cả các thiết bị có năng lượng nguồn, như động cơ diesel hoặc động cơ điện mà tồn tại
nguy cơ rủi ro cho con người hoặc thiết bị máy móc khi năng lượng nguồn này được khởi
động thì đều phải được cô lập cách ly trước khi bắt đầu tiến hành công việc. Giấy cho phép
làm việc, NSH-07-07-02, chỉ được ký sau khi đảm bảo rằng bộ phận đó hiện tại không hoạt
động hoặc được tách ra khỏi nguồn điện bằng các biện pháp ngăn ngừa như khóa chốt, tháo
cầu chì và phải treo biển báo không khởi động lên trên thiết bị. Khi tiến hành sửa chữa bất kỳ
trang thiết bị máy móc nào phải hết sức chú ý đến việc cô lập các trang thiết bị này, không gây
ảnh hưởng đến người thực hiện các công việc sửa chữa.
4.4 Vào khu vực kín
4.4.1. Giấy cho phép làm việc trong khu vực kín
Thuyền trưởng hoặc máy trưởng phải cấp giấy phép làm việc, NSH-07-07-03, trước khi cho
phép một người nào đó làm việc trong khu vực kín. Thuyền trưởng và máy trưởng đảm bảo
rằng mọi việc kiểm tra cần thiết đã được hoàn thành trước khi phê duyệt giấy cho phép làm
việc này.
Số kiểm soát: NSH-07-07
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 3 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP LÀM VIỆC

4.4.2. Việc thông gió


Việc thông gió phải được thực hiện trước khi cho phép đi vào chỗ kín, nguy hiểm và tiếp tục
thông gió trong suốt thời gian làm việc. Tuy thế việc thông gió có thể ngừng trong khi tiến
hành kiểm tra nồng độ không khí trước khi vào để không ảnh hưởng đến giá trị của các thông
số đo.
Ở một số khu vực kín nhất định như các két đáy đôi, phương pháp thông gió có hiệu quả nhất
có thể bằng cách bơm đầy nước biển sạch vào và sau đó lại bơm ra để cho không khí sạnh tran
vào.
4.4.3. Các biện pháp đề phòng trước khi vào khu vực kín
 Lối vào và trong khu vực kín phải được chiếu sáng tốt và đúng quy định;
 Trước khi được phép vào khu vực kín phải xác minh có thể mang theo thiết bị thở vào được
không;
 Trong mọi trường hợp các thiết bị hồi sức cấp cứu phải được đặt ở cửa đi vào khu vực kín và
sẵn sàng sử dụng khi cần thiết;
 Số lượng người vào khu vực kín phải được hạn chế, chỉ cho phép những người thật cần thiết
vào làm việc và đảm bảo có thể cứu thoát họ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra;
 Phải cử ít nhất một người cảnh giới ở tại cửa vào trong khi có người làm việc ở trong khu
vực kín;
 Phải có một hệ thống thông tin liên lạc phù hợp và đã được chính những người tham gia làm
việc trong khu vực kiểm tra để đảm bảo mọi người trong khu vực kín đều có thể liên lạc với
người đứng cảnh giới ở cửa ra vào.
4.4.4. Các biện pháp đề phòng khi làm việc trong khu vực kín
 Việc thông gió phải liên tục trong trong thời gian có người làm ở khu kín. Trong trường hợp
hệ thống thông gió bị hỏng, mọi người làm việc trong khu vực kín phải rời khỏi đó ngay lập
tức;
 Không khí phải được kiểm tra một cách định kỳ trong khi có người làm việc ở khu vực kín
và mọi người phải được hướng dẫn rời khỏi khu vực kín nếu thấy tình hình trở nên xấu hơn;
 Nếu thấy khó khăn hoặc nguy hiểm thì phải dừng ngay công việc trong khu vực kín và người
làm trong khu vực đó phải ra ngoài để có thể kiểm tra lại tình huống;
 Nếu người làm việc trong khu vực kín cảm thấy có nguy hiểm thì người đó phải dùng tín
hiệu đã quy định báo cho người cảnh giới ở lối vào biết và lập tức rời khỏi khu vực đó.
4.4.5. Những khu vực nghi thiếu ô xy
Phải luôn nghi ngờ sự thiếu ô xy ở trong các két hoặc trong các khoang đã đóng kín trong một
thời gian, đặc biệt là nếu trong khu vực đó còn đọng nước hoặc trong tình trạng ẩm ướt. Một
số khu vực như hầm hàng hoặc những chỗ bỏ không có thể có lượng ô xy thấp.
Những biện pháp phòng ngừa sau đây phải được thực hiện khi đi vào khu vực có tình trạng
không khí đáng nghi ngờ:
 Khi không có phương tiện kiểm tra không khí thì không được đi vào khu vực đó nếu không
sử dụng thiết bị thở;
 Chỉ có thể đi vào khu vực đó mà không mang thiết bị thở sau khi đã bơm đầy nước vào và
rửa sạch sẽ thông thoáng.
Số kiểm soát: NSH-07-07
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 4 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP LÀM VIỆC

4.4.6. Sơ tán người ra khỏi khu vực kín


Nếu khu vực kín trở nên không an toàn khi đang có người làm việc trong đó thì họ phải thông
báo rút ra ngay và chỉ được phép trở lại khu vực đó sau khi có điều kiện an toàn được kiểm tra
và khôi phục lại.
4.5 Làm việc trên cao hoặc ngoài mạn tàu
Giấy phép làm việc trên cao hoặc ngoài mạn tàu, NSH-07-07-04, phải được hoàn thành trước
khi thực hiện công việc này. Phần kiểm tra trong Giấy phép làm việc trên cao /ngoài mạn tàu
đã tự giải thích những yêu cầu phải thực hiện.
Các loại giấy phép làm việc này phải được làm thành 1 bản và treo tại nơi thực hiện công việc.
Sau khi hoàn thành công tác, giấy phép làm việc treo tại nơi thực hiện công tác phải được trả
lại và lưu file của tàu.
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Giấy phép làm công việc sinh nhiệt, NSH-07-07-01.
 Giấy phép làm việc, NSH-07-07-02.
 Giấy phép vào khu vực kín, NSH-07-07-03.
 Giấy phép làm việc trên cao, NSH-07-07-04.
Số kiểm soát: NSH-07-08
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÀU HAI VỎ

1. MỤC ĐÍCH
Quy trình này đưa ra hướng dẫn liên quan đến các hoạt động của tàu khoang vỏ đôi và các
khuyến cáo liên qua.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho các thuyền viên liên quan đến hoạt động khoang vỏ đôi.
3. TÍNH ỔN ĐỊNH
Bề mặt chất lỏng trong hầm hàng và két ballast trong khi nhận hoặc trả ballast và nhận trả
hàng có thể làm giảm chiều cao tâm nghiêng (GM) của tàu. Nếu có đồng thời các hầm hàng và
két ballast trống, thì sự ảnh hướng của bề mặt thoáng lên tâm nghiêng có thể gây ra nghiêng
làm ảnh hướng đến tính ổn định của tàu.
Do đó tất cả các sỹ quan liên quan đến việc làm hàng phải nhận biết được vấn đề này, Thuyền
trưởng phải đảm bảo rằng tất cả hoạt động làm hàng và ballast phải được lập lại kế hoạch trên
phần mềm tính toán hàng hoá theo tài liệu và hồ sơ liên quan. Việc tuân thủ tính toản ổn định
theo IMO phải được kiểm tra cho tất cả các lần làm hàng.
Phần mềm tính hàng phải được sử dụng liên tục để theo dõi trong suốt quá trình xếp, dỡ và
hoạt động ballast.
Với két ballast chữ “J” cần chú ý việc dịch chuyển trọng tâm khi nhận nước vào két đáy đôi và
nhận nước vào két vỏ đôi.
Nếu két chữ “J” được không đầy, cần chú ý việc đáy đôi bị nén và két vỏ đôi không đầy. Khi
xem xét việc nhận ballast vào hầm hàng trong điều kiện thời tiết xấu, các hầm không được để
vơi. Trong điều kiện thời tiết xấu, nếu phải dằn nước vào hầm hàng, thì tàu nên dừng lại cho
đến khi kết thúc việc dằn nước vào hầm hàng.
Lượng nước vơi trong hầm hàng trong điều kiện thời tiết xấu có thể gây ra năng lượng sóng
gây hư hỏng đến cấu trúc hầm hàng, ống hâm và đường ống.
4. HÀNH TRÌNH CÓ HÀNG
Các khoang vỏ đôi phải được theo dõi thường xuyên để đảm bảo tính toàn vẹn của các cấu trúc
bên trong. Việc này có thể được thực hiện bằng cách theo dõi các vỏ đôi và môi trường không
khí trong két ballast và bằng cách thường xuyên đo các két ballast. Việc này cần được thực
hiện hằng ngày cho tất cả các két trong suốt hành trình có hàng.
Két vỏ đôi và các két ballast phải được kiểm tra sau mỗi thời gian thời tiết xấu và sau sự cố bất
thường, ví dụ như nghiêng. Việc kiểm tra các két đôi và két ballast phải được ghi vào nhật ký
tàu. Việc theo dõi nồng độ khí hydro phải được thực hiện qua hệ thống phát hiện khí gas cố
định hoặc thiết bị đo khí gas di động tại các vị trí thiết kế khi hệ thống cố định không hoạt
động.
Các máy dò khí di động được sử dụng cho việc kiểm tra rò rỉ trong các két vỏ đôi, két ballast,
khoang trống trong hành trình có hàng khi vận chuyển chất độc hoặc chất ăn mòn. Việc kiểm
tra phải được lưu file.
5. HÀNH TRÌNH BALLAST
Số đo độ vơi / độ sâu của các két ballast phải được kiểm tra hàng ngày, khi thời tiết cho phép,
để kiểm tra sự thay đổi mực nước / sự rò rỉ. Các hầm hàng và khoang trống cách ly cũng sẽ
được kiểm tra hàng ngày khi thời tiết cho phép để phát hiện sự rò rỉ của hầm.
Số kiểm soát: NSH-07-08
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÀU HAI VỎ

5.1 Hệ thống dò khí cố định.


Hệ thống dò khí cố định theo dõi lượng khí hydro trong các két ballast, khoang hai vỏ, khoang
cách ly và buồng bơm. Lưu ý khi sử dụng trong khí quyến quá dày có thể gây sai số hoặc
không đọc được. Đường ống hút lên boong chính cần được đặt riêng. Lưu ý cẩn thận khi mở
cữa hệ thống có chứa bơm lấy mẫu vì hơi hàng / khí hydro có thể xuất hiện. Hệ thống dò khí
cố định hoạt động hằng ngày trong hành trình có hàng. Tất cả khoang hai vỏ, đáy đôi, khoang
cách ly và buồng bơm phải được theo dõi và ghi chep lưu hồ sơ. Trong hành trình không hàng,
đường ống mẫu của hệ thống cố định cho các két ballast cần được cách ly để tránh nước xâm
nhập vào ống mẫu.
6. LƯU Ý KHI VÀO CÁC KHOANG VỎ ĐÔI
Lối vào và lối ra các két cần được lập kế hoạch trước. Các khoang trong két được đánh dấu cố
định với các số thứ tự và chữ cái. Nếu có sự thay đổi kế hoạch lối vào ra két thì cần được trao
đổi giữa người trong két và người trực ngoài két.
Mỗi két hai vỏ phải có sẵn sơ đồ két của mỗi khoang trong két.Việc này có hai mục đích, thứ
nhất nó đưa cho người vào trong két cái nhìn tổng quát sơ đồ két. Thứ hai nó giúp cho người
trực ở trên theo dõi sự di chuyển của người trong két.
Việc đo khí Hyro, Ô xy và khi độc phải được lấy mẫu ở tất cả vị trí lấy mẫu và ở các độ sâu
khác nhau.Thiết bị đo khí phải được hiệu chuẩn và kiểm tra độ chính xác trước mỗi lần sử
dụng. Nếu quạt thông khí đang hoạt động, nó phải được tắt ít nhất 10 phút trước khi tiến hành
lấy mẫu khí trong hầm.
Sau khi khí quyển trong két đã được lấy mẫu ở các vị trí khác nhau và thoả mãn các yêu cầu
an toàn (O2-21%, LEL<1%, khí độc dưới PEL), việc vào két được hiện theo 2 giai đoạn.
Bước 1 đảm bảo khí quyển trong các két và kiểm tra an toan chung. Một sỹ quan chịu trách
nhiệm theo dõi khí quyển và thông tin liên lạc, một sỹ quan khác giám sát người vao két.
Bước 2 là người vào trong két phải được trang thiết bị an toàn, máy đo khí cá nhân để kiểm tra
tối thiểu hydro và khí độc. Máy đo khí, bộ đàm cầm tay, đèn chống cháy nổ, đây dẫn hướng và
một thiết bị gây sự chú ý, như còi …
Két phải được thông gió trong suốt quá trình có người vào trong két và trong thời gian giải lao.
Nếu việc thông gió bị ngưng trong một thời gian dài thì giấy phép vào két cần được đánh giá
lại và cấp lại.
Các lối vào ra nên được tính toán và lập kế hoạch đồng thời thuận tiện cho việc cứu hộ. Cả hai
lối vào két đề phải được mở và dễ dàng vào ra.
7. QUY TRÌNH THÔNG GIÓ KÉT VỎ ĐÔI
Sự phức tạp của cấu trúc trong két vỏ đôi và đáy đôi làm cho việc thông gió trong các khoang
này càng khó khăn hơn so với két ballast thông thường. Việc thông gió cần lưu ý đến các yếu
tố như công suất quạt thổi, áp lực bơm, số lượng quạt được dùng, thời gian và ống dẫn vào két
để đảm bảo các két được thông thoáng và các tạp chất được loại bỏ. Việc thông gió nên được
thực hiện qua ít nhất hai lỗ hở.
Két vỏ đôi và đáy đôi có thể thông gió qua đầu nối hệ thống khí trơ. Lỗ thông ở đầu bên kia
nên được mở để thông gió két.
Nếu két không lẫn với hàng hoá, phương pháp tốt nhất là dằn đầy nước, sau khi xem xét các
Số kiểm soát: NSH-07-08
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÀU HAI VỎ

yếu tố mớn nước, trim, nghiêng, lực cắt và quy định mới nước và sau đó xả hết nước với nắp
đậy để mở. Việc thông gió cần được thực hiện liên tục cho đến khi mẫu khí đo được có chỉ số
Ô xy 21%, LEL dưới 1% và khí độc dưới PEL. Mẫu khí phải lấy ở các vị trí khác nhau và ở
các mức khác nhau của két.
8. LƯU Ý KHI NẠP KHÍ TRƠ VÀO KHOANG VỎ ĐÔI
Khuyến cáo về sự tịnh điện trong ISGOTT phải được tuân thủ, một lượng khí quyển gây cháy
có thể hiện diện ở một số vị trí nhất định trong két. Các ống mềm di động dùng để nạp khí trơ
vào các khoang vỏ đôi / két ballast phải được đánh dấu rõ ràng, được cất giữ an toàn và tránh
bị hư hỏng. Các ống này không được dùng cho các mục đích khác, ngoại trừ dùng để nạp khí
trơ cho đáy đôi hay khoang cách ly.
Các ống mềm nạp khí trơ phải được cách điện thường liên tục, việc này cần được kiểm tra
trước khi sử dụng bằng cách đảm bảo ống được tiếp mát. Ống đứng di động phải được gắn để
đảm bảo khí thoát ra trong quá trình nạp khí trơ là cao hơn 2 mét so với mặt boong.
Đường ống nạp khí trơ cho hầm hàng cần được cách ly, bằng cách đóng các van IG riêng của
từng hầm, tránh bị ảnh hướng của khi hydro từ hầm hàng.
Sau khi nạp khí trơ, các ống mềm nạp khí có thể được để nối với hệ thống khí trơ để đảmbảo
các khoang vỏ đôi / đáy đôi không bị áp suất quá cao dưới sự bảo vệ của van điều áp và có thể
theo dõi duy trì áp lực. Cần chú ý việc hơi có thể rò rỉ từ hầm hàng vào khoang vỏ đôi / đáy
đôi và các vị trí ống mềm bị yếu.
Nếu các ống mềm được tháo ra, chú ý bịt kín đầu nối tránh không khí tràn vào và bảo vệ sự
tăng giảm áp suất két.
Các két vỏ đôi / đáy đôi phải duy trì áp suất dương và nồng độ ô xy dưới 7% sau khi két đã
được nạp khí trơ. Khi hàng hoá được di chuyển từ khoang vỏ đôi / két đáy đôi, việc nạp khí trơ
cần được tiến hành tránh sinh ra ô xy trong két.
9. SÚC RỬA KÉT VỎ ĐÔI / ĐÁY ĐÔI
Két vỏ đôi / đáy đôi khi cần rửa bằng máy thì nên sử dụng máy rửa xách tay. Máy rửa cần
được đưa đến các vị trí khác nhau nhằm đảm bảo tất cả các vị trí của két được rửa sạch sẽ. Các
hoá chất thích hợp có thể đưa thêm vào nước rửa két. Các vị trí ẩn khuất có thể rửa bằng tay
với hoá chất phù hợp để loại bỏ tạp chất. Trước khi vào trong két để súc rửa bằng tay, các két
sẽ phải được thông gió phù hợp.
Nước rửa hầm cần được xử lý thích hợp tuân theo phụ lục I hoặc II Marpol. Với các loại hàng
nằm trong phụ lục II, nước nóng sẽ được dùng để rửa cho các chất sệt và cứng.
10. XỬ LÝ BALLAST SAU KHI BỊ RÒ RỈ
Tất cả ballast sau khi hàng bị rò rỉ vào, nước ballast bị nhiễm này và nước rửa hầm sẽ được
xem như ballast bẩn và phải xử lý thích hợp theo yêu cầu của phụ lục I hoặc II Marpol.
Ống nối để nối giữa đường ống ballast và đường ống hàng phải được đánh dấu rõ ràng và cất
giữ ở vị trí gần chỗ nối và không được sử dụng cho mục đích khác.
11. THAM KHẢO
 Sổ tay chống tràn dầu.
 ISGOTT
Số kiểm soát: NSH-07-08
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÀU HAI VỎ

 Marpol
12. BIÊN BẢN
 Giấy phép vào khu vực kín.
Số kiểm soát: NSH-07-09
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 2
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH DẰN NƯỚC VÀO HẦM HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT XẤU

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm tránh tình trạng cấu trúc cảu tàu bị hư hỏng trong điều kiện thời tiết xấu.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho các thuyền viên liên quan đến hoạt động dằn nước vào hầm hàng trong điều kiện
thời tiết xấu.
3. QUY TRÌNH
Trong điều kiện thời tiết xấu biện pháp tối ưu để tránh hư hỏng của tàu là giảm tốc độ và /
hoặc đổi hướng đi. Tuy nhiên trong một số điều kiện bắt buộc phải dằn nước vào hầm hàng.
Đối với các tàu dầu thô, các két thiết kế cho việc dằn ballast trong điều kiện thời tiết xấu phải
được thường xuyên súc rửa tại cảng trả hàng nhằm đảm bảo các hầm có thể sử dụng nhận
nước dằn trong điều kiện thời tiết xấu. Theo điều 35 phụ lục I Marpol ghi rõ “đối với việc dằn
các két hàng, phải có đủ số két hàng được rửa bằng dầu thô trước mỗi chuyến chạy nước dằn
để đảm bảo nước dằn chỉ được chứa trong các két hàng đã được rửa bằng dầu thô, có xét đến
tính thương mại của tàu và các điều kiện thời tiết dự kiến”.
Lưu ý rằng việc dằn nước vào hầm hàng phải được tiến hành trước khi tàu đi vào khu vực thời
tiết xấu.
Trước khi khởi hành từ cảng trả hàng, các dự báo thời tiết phải được xem xét kỹ tính hình cho
tuyến hành trình dự kiến để thuyền trưởng xem xét việc quyết định dằn nước vào hầm hàng
hay không.
Khi tàu ở khu vực biển rộng, các van để dằn ballast vào hầm hàng phải được thực hành và
theo quy trình như trên.
Trong cảng: Nếu quyết định, do điều kiện phổ biến, dằn nước vào hầm hàng trước khi khởi
hành, phải xin phép kho cảng về việc xả khí IG / khí quyển hầm hàng. Các tàu hai vỏ và tàu
OBO nên xem xét ảnh hướng của va chạm và giảm chiều cao tầm nghiêng do bề mặt thoáng
của chất lỏng.
Trên biển: Cần lưu ý kiểm tra sự hư hỏng của các ống hâm hàng và cấu trúc trong hầm do va
chạm. Đổi hướng hoặc dùng các biện pháp tránh gió khi dằn nước vào hầm hàng là tốt nhất.
Việc dằn nước trên biển sẽ được giám sát bởi thuyền trưởng, tất các mọi người liên quan phải
luôn luôn liên lạc trực tiếp với buồng lái.
Việc dự định dằn nước vào hầm hàng phải được thông báo cho người khai thác / người thuê
tàu.
Việc bơm nước dằn ra sẽ được thực hiện sau khi kiểm tra kỹ các dự báo thời tiết.
Khi bơm xả nước dằn phải tuân thủ theo các quy định của Marpol. Tuy nhiên việc bơm xả
nước dằn cần kiểm tra xem nếu cảng nhận hàng có sẵn thiết bị tiếp nhận nước dằn.
4. THAM KHẢO
 Marpol
 Tank cleaning guidle
 Báo cáo thời tiết
Số kiểm soát: NSH-07-09
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 2
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH DẰN NƯỚC VÀO HẦM HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT XẤU

5. BIÊN BẢN
Không áp dụng.
Số kiểm soát: NSH-07-10
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 1 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

1. MỤC ĐÍCH
Việc tuân thủ các quy định của IMO để giảm thiểu phát thải và bảo vệ môi trường là một trong
những ưu tiên hàng đầu của Công ty. Quy trình này đề ra các hướng dẫn cho văn phòng và các
tàu nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng trên tàu, qua đó cắt giảm việc tiêu thụ nhiên
liệu.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng trên văn phòng và các tàu trong đội tàu của Công ty.
3. QUY TRÌNH
3.1. Định nghĩa
Định mức (Baseline): thông tin hoặc dữ liệu được thu thập trong một khoảng thời gian ban
đầu được sử dụng dể so sánh với những thay đổi sau này.
So sánh theo chuẩn (Benchmark): so sánh hiệu quả sử dụng nhiên liệu của các tàu cùng loại
trong Công ty, hoặc với tàu cùng loại của Công ty khác.
Chỉ số khai thác hiệu quả năng lượng (EEOI): chỉ số được tính theo công thức trong Thông
tư 684 của Ủy ban bảo vệ môi trường biển (MEPC.1/Circ.684).
3.2. Trách nhiệm
3.2.1. Đại diện lãnh đạo về năng lượng (EMR)
Nhiệm vụ của Đại diện lãnh đạo về năng lượng bao gồm:
 Phối hợp và chỉ đạo chương trình năng lượng chung của Công ty
 Là đầu mối liên lạc của Ban lãnh đạo
 Tăng cường tầm nhìn về quản lý năng lượng trong toàn bộ Công ty
 Xây dựng Chính sách năng lượng
 Đánh giá tiềm năng khi hệ thống quản lý năng lượng được cải tiến
 Thành lập và chỉ đạo ban năng lượng
 Đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện quản lý năng lượng
 Đảm bảo trách nhiệm và sự cam kết của các bộ phận chủ chốt trong Công ty
 Xác định và thực hiện các cơ hội cải tiến (bao gồm cả đào tạo nhân viên)
 Đo lường, theo dõi, đánh giá và thông tin về kết quả thực hiện
 Công nhận các kết quả đạt được
3.2.2. Ban năng lượng
Triển khai các hoạt động quản lý năng lượng trong toàn bộ Công ty và đảm bảo phối hợp thực
hiện các tác nghiệp tốt nhất.
Lập kế hoạch và thực hiện các giải pháp cải tiến cụ thể.
Đo lường và theo dõi hiệu quả năng lượng; thông tin về kết quả cho lãnh đạo, nhân viên và các
bên liên quan.
Ngoài EMR, thành phần của Ban năng lượng bao gồm các trưởng phòng mà hoạt động của
phòng ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng năng lượng:
Số kiểm soát: NSH-07-10
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 2 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

3.3. Trưởng phòng Quản lý tàTrưởng phòng Khai thác Nguyên lý của quản lý hiệu quả sử
dụng năng lượng theo MEPC.213(63)
Tự đánh giá và cải tiến Lập kế hoạch
 Tiến độ thực hiện từng  Xác định hiện trạng sử dụng
giải pháp cải tiến phải năng lượng trên tàu và các giải
được kiểm tra định kỳ pháp để nâng cao hiệu quả sử
 Khi đạt được chỉ tiêu, kết dụng năng lượng
thúc dự án và xác định,  Đánh giá cơ hội cải tiến để đưa
Tự đánh giá và Lập kế ra các giải pháp ưu tiên
thực hiện giải pháp cải
tiến mới cải tiến hoạch  Phải xem xét các quy trình của
tàu và của văn phòng

Giám sát Thực hiện


Giám sát Thực hiện  Xác định các giải pháp ưu tiên
 Đảm bảo đạt được hiệu
quả sẽ được thực hiện trên tàu như
 Hệ thống giám sát hiệu thế nào
quả được chuẩn hóa cho  Quy định rõ trách nhiệm thực
toàn đội tàu hiện
 Hệ thống giám sát phải  Mỗi giải pháp phải được xem là
theo dõi hiệu quả của một dự án nhỏ, có ngày bắt đầu
từng giải pháp cải tiến và kết thúc

3.4. Quy trình thực hiện


3.4.1. Quản lý nhiên liệu
Tàu chỉ sử dụng các loại nhiên liệu đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu của IMO được quy định trong
Phụ lục VI của MARPOL.
Mẫu nhiên liệu được lấy mỗi khi nhận dầu và được lưu tại tàu theo quy định, xem quy trình
NSH-07-04. Đối với những lần nhận nhiên liệu mà có nghi ngờ về chất lượng dầu không được
đảm đúng tiêu chuẩn, Công ty sẽ thuê giám định độc lập phân tích mẫu dầu.
Máy trưởng phải đặc biệt lưu ý đến các vấn đề nảy sinh do sự không tương thích của các lô
dầu nhiên liệu khác nhau để giảm thiểu hoặc tránh tình trạng sinh cặn lắng trong két và để đảm
bảo máy móc hoạt động trong tình trạng tốt nhất.
3.4.2. Báo cáo tiêu thụ nhiên liệu
Công ty duy trì hệ thống giám sát và ghi chép dữ liệu về tiêu thụ nhiên liệu. Hệ thống này duy
trì cơ sở dữ liệu để ghi lại các thông tin về tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày, tốc độ, tình trạng tàu
(chở hàng hay ba-lát), thời tiết, tình trạng biển và hướng gió. Máy trưởng cung cấp các dữ liệu
này cho bộ phận boong để thuyền trưởng gửi báo cáo giữa trưa về cho văn phòng.
Tiêu thụ nhiên liệu của máy chính, nồi hơi và máy đèn phải được đo lường chính xác và ghi
lại.
Trưởng phòng Quản lý tàu tính toán tiêu thụ nhiên liệu cho mỗi chuyến đi và tính chỉ số khai
thác hiệu quả nhiên liệu (EEOI).
3.4.3. Xem xét dữ liệu tiêu thụ nhiên liệu
Các chỉ tiêu về tiêu thụ nhiên liệu và bảo vệ môi trường được xây dựng trong các cuộc soát xét
hàng năm của lãnh đạo. Mục đích của việc thiết lập các chỉ tiêu này nhằm chứng tỏ việc cải
Số kiểm soát: NSH-07-10
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 3 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

tiến liên tục hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Các chỉ tiêu cần theo dõi gồm có: tiêu thụ nhiên liệu /
tấn vận tải, EEOI.
Ban năng lượng họp hàng quý để đánh giá các số liệu do tàu gửi về, xác định và thực hiện các
giải pháp cải tiến thích hợp. Kết quả của cuộc họp được ghi lại theo mẫu NSH-06-01-01. Nếu
điều kiện cho phép thì thuyền trưởng và máy trưởng cũng phải tham gia các cuộc họp quý này.
Các cuộc họp này cũng phải xem xét các vấn đề sau:
 Tính toán cụ thể tiêu thụ nhiên liệu để xác định xu hướng. Các chỉ số ảnh hưởng đến xu
hướng này: RPM, công suất và hệ số trượt chân vịt.
 Giám sát tình trạng hà bám trên vỏ tàu và chân vịt.
 Hiệu quả hoạt động của máy chính, nồi hơi và các máy phát.
Ban năng lượng dựa trên dữ liệu tàu gửi về để xây dựng định mức (baseline) cho mỗi tàu ở
từng điều kiện hoạt động cụ thể. Kết quả phân tích phải được so sánh (benchmark) với hệ
thống quản lý của các Công ty khác với các loại tàu cùng loại và xác định các lĩnh vực có thể
cải tiến được.
3.4.4. Lập kế hoạch và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Sau khi phân tích và đánh giá kết quả hoạt động của các tàu trong quý, ban năng lượng, thuyền
trưởng và máy trưởng phải quyết định ưu tiên thực hiện một số các giải pháp tiết kiệm năng
lượng được nêu trong Kế hoạch quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng (SEEMP). Kết quả thực
hiện trong từng giai đoạn sẽ được đánh giá lại trong các kỳ họp quý của ban năng lượng.
Trong các cuộc họp ban an toàn tàu, thuyền trưởng và máy trưởng có trách nhiệm truyền đạt
nhiệm vụ cụ thể cho các sỹ quan và thuyền viên để triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp
tiết kiệm năng lượng. Hiệu quả của các giải pháp này sẽ được đánh giá trong các cuộc họp an
toàn lần sau. Các đề xuất, giải pháp hữu ích phải được xem xét và báo cáo về Công ty nhằm bổ
sung sửa đổi và cải tiến SEEMP.
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể thực hiện bao gồm:
1. Chỉ số khai thác phải được tính toán cho mỗi chuyến. Những khác biệt lớn giữa kế hoạch
và thực tế tiêu thụ phải được phân tích và xử lý.
2. Sử dụng nồi hơi hỗn hợp khi tàu neo hoặc các cơ hội thích hợp.
3. Không khởi động nồi hơi phụ quá lâu trước khi sử dụng.
4. Tuân thủ chương trình bảo dưỡng để nâng cao độ tin cậy, tối ưu hóa máy chính và các
máy phụ sử dụng.
5. Giảm thiểu xả hơi nếu có thể.
6. Duy trì tốt bọc cách nhiệt van / đường ống để giảm tổn thất nhiệt.
7. Giám sát kỹ lưỡng độ trượt chân vịt và tình trạng vỏ tàu.
8. Tối ưu hóa độ chúi.
9. Sử dụng các chế độ cài đặt lái tự động sao cho hiệu quả nhất.
10. Hạn chế sử dụng các thiết bị không cần thiết, ví dụ: thủy lực trên boong, bơm cứu hỏa,
quạt thông gió buồng máy, v.v….
11. Bộ phận boong cần trao đổi hiệu quả với bộ phận máy về bơm nước dằn và thời gian sử
dụng bơm hàng để tránh chạy bơm không tải không cần thiết trong thời gian dài.
Số kiểm soát: NSH-07-10
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 4 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

12. Tổ chức họp thuyền viên và thảo luận tác động của việc vận hành các thiết bị máy móc
khác nhau và cách sử dụng chúng hiệu quả nhất.
13. Chạy tối đa tải trên máy phát (G/E) khi có thể, để chỉ phải chạy 1 máy phát nếu điều
kiện an toàn cho phép.
14. Thuyền trưởng tàu trao đổi với Phòng khai thác về chỉ thị chuyến và tác động kinh tế của
mỗi lựa chọn về hành trình.
15. Phòng khai thác cần cung cấp yêu cầu về ETA tại các cảng để sử dụng máy chính của
tàu một cách hợp lý nhất.
16. Hàng chuyến, Máy trưởng cần xem xét chuyển la canh buồng máy vào các két lắng để
tránh phải dùng dầu để đốt lò đốt chất thải.
17. Giảm thiểu nước trong dầu bẩn bằng cách lắng, không nên đốt nóng, khi chuyển sang két
dầu bẩn, nếu có thể.
18. Tắt đèn ở các không gian không có người làm việc trong khu sinh hoạt.
19. Tránh sử dụng máy giặt và máy sấy khi chỉ có vài món đồ.
20. Tàu cần thảo luận việc sử dụng hợp lý quạt gió buồng bơm, kho thủy thủ trưởng, v.v...
21. Ứng dụng hợp lý việc xả ba-lát bằng trọng lực để tiết kiệm nhiên liệu.
22. Soát xét lại việc chuyển đổi ba-lát để đạt hiệu quả nhiên liệu, không đáp ứng yêu cầu
chuyển đổi ba-lát bằng mọi giá.
23. Nếu chế độ chờ máy chính cho phép, dừng bơm dầu nhờn bôi trơn máy chính & trục
cam khi trong cảng. Nhiều cầu cảng yêu cầu máy chính sẵn sàng khi có thông báo sớm,
vì thế việc dừng bơm dầu nhờn có thể không thực hiện được, tuy nhiên có thể thực hiện
khi cơ hội cho phép. Máy trưởng có toàn quyền quyết định về việc này.
24. Trong khi nhận hàng, nếu không dùng bơm ba-lát, dừng nồi hơi phụ và chỉ dùng nồi hơi
hỗn hợp. Chỉ khởi động nồi hơi phụ trước khi dùng bơm ba-lát; điều này phụ thuộc vào
việc trao đổi thông tin tốt giữa các bộ phận boong & máy. Chỉ dừng nồi hơi phụ nếu
không được sử dụng trong một khoảng thời gian tương đối dài.
25. Kiểm tra máy đo nồng độ O2 và hệ thống đường ống trước khi vận hành. Hầu hết các
tàu không kiểm tra / vệ sinh đường ống lấy mẫu do đó cặn lắng / bụi trong đường ống
hạn chế dòng chảy của mẫu khí tới đầu dò phân tích dẫn đến nồng độ O2 xuống rất
chậm. Điều này gây lãng phí nhiên liệu vì sỹ quan máy cần tăng tải trên nồi hơi để đạt
nồng độ O2 tốt hơn.
3.4.5. Đánh giá hiệu quả quản lý năng lượng
Tối thiểu sáu tháng một lần, Công ty lập đội đánh giá nội bộ để kiểm tra và đánh giá hiệu quả
hoạt động của thiết bị, các quá trình và hệ thống so với mức hiệu quả theo thiết kế hoặc so với
tác nghiệp, công nghệ tốt nhất. Sự khác biệt chính là cơ hội để tiết kiệm nhiên liệu. Kế hoạch
đánh giá được lập theo NSH-12-01-01.
Các bước chính để tiến hành đánh giá hiệu quả quản lý năng lượng:
 Thành lập đội đánh giá – chuyên môn của những người tham gia đánh giá phải bao
trùm các hệ thống, quá trình và thiết bị có sử dụng năng lượng. Đội đánh giá có thể
bao gồm cả sỹ quan máy, boong (hiện không làm việc trên tàu được đánh giá) và
các chuyên gia bên ngoài để đảm bảo có sự hỗ trợ về chuyên môn và cách nhìn
khách quan. Thành phần đội đánh giá được nêu trong NSH-12-01-02.
Số kiểm soát: NSH-07-10
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 5 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

 Kế hoạch và phương thức đánh giá - xác định và ưu tiên các hệ thống cần được đánh
giá, chỉ định người phụ trách, lập kế hoạch làm việc và thời gian dự kiến bắt đầu, kết
thúc, biểu mẫu NSH-12-01-02. Đội đánh giá có thể sử dụng kết quả so sánh (benchmark)
để xác định những tàu, hệ thống có hiệu quả sử dụng nhiên liệu kém để tập trung đánh
giá. Đội đánh giá sử dụng Danh mục đánh giá quản lý năng lượng theo mẫu NSH-07-10-
05. Phương thức đánh giá thực hiện tương tự như các quy định trong NSH-12-01.
 Báo cáo đánh giá – dựa trên kết quả đánh giá, báo cáo đánh giá phải ghi lại chi tiết các
bước / hành động cần thực hiện để giảm tiêu thụ năng lượng. Báo cáo cần đưa ra các
khuyến nghị về việc điều chỉnh cách thức vận hành, tác nghiệp hoặc việc cần phải thay
thế thiết bị. Báo cáo, mẫu NSH-12-01-03, cũng cần đề ra yêu cầu về nguồn lực để thực
hiện các khuyến nghị trên.
Kết quả đánh giá hiệu quả năng lượng là đầu vào cho các cuộc họp xem xét hàng quý của
ban năng lượng.
Hàng năm, trong các cuộc họp soát xét hệ thống, ban lãnh đạo xem xét toàn bộ chương
trình quản lý năng lượng, chính sách, chỉ tiêu năng lượng và hiệu quả của quản lý năng
lượng để đề ra chương trình thực hiện cho năm tới và thực hiện các bổ sung sửa đổi cần
thiết đối với SEEMP của mỗi tàu. Kết quả xem xét của lãnh đạo được ghi lại trong báo
cáo NSH-12-02-01.
3.4.6. Đào tạo
Tất cả các nhân viên, thuyền viên phải được đào tạo để nắm được tầm quan trọng của hiệu quả
sử dụng năng lượng và được cung cấp các thông tin cần thiết nhằm đưa ra các quyết định đúng
đắn. Quá trình đào tạo cũng là cơ hội để Công ty nắm được phản ảnh và đánh giá của nhân
viên và thuyền viên về hệ thống quản lý năng lượng.
Các nội dung đào tạo gồm:
1. Sỹ quan và thuyền viên trên tàu:
 Các hướng dẫn về phương thức, quy trình vận hành mới để giảm tiêu thụ nhiên
liệu.
 Các hướng dẫn về sử dụng và bảo dưỡng thiết bị để nâng cao hiệu quả.
2. Nhân viên trên bờ và sỹ quan quản lý: cách thức báo cáo, giám sát, thu thập dữ liệu để
hỗ trợ công tác quản lý năng lượng.
Báo cáo đào tạo làm theo mẫu NSH-06-02-03 và NSH-06-02-04. Các báo cáo đào tạo phải
được lưu trữ thích hợp trên bờ và dưới tàu.

4. BIÊN BẢN BÁO CÁO

 Bảng tính chỉ số hiệu quả nhiên liệu, NSH-07-10-01.


 Bảng tính phát thải SOx, NSH-07-10-02.
 Bảng tính phát thải NOx, NSH-07-10-03.
 Bảng tính phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, NSH-07-10-04.
 Danh mục đánh giá quản lý năng lượng, NSH-07-10-05.
Số kiểm soát: NSH-07-10
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 6 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

 Biên bản họp đánh giá hiệu quả năng lượng, NSH-06-01-01.
 Báo cáo đào tạo, NSH-06-02-03.
 Báo cáo đào tạo nhân viên trên bờ, NSH-06-02-04.
 Kế hoạch đánh giá, NSH-12-01-01.
 Thông báo đánh giá, NSH-12-01-02.
 Báo cáo đánh giá, NSH-12-01-03.
 Biên bản soát xét của lãnh đạo, NSH-12-02-01.
 Kế hoạch quản lý hiệu quả sử dụng năng lượng trên tàu (SEEMP)
Số kiểm soát: NSH-07-11
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 8
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OHS)

1. MỤC ĐÍCH
Đảm bảo môi trường làm việc trên tàu của thuyền viên thúc đẩy công tác an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng trên văn phòng và các tàu của công ty.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Hướng dẫn an toàn lao động trên biển và trong cảng của ILO,
 Bộ luật về tác nghiệp an toàn trong lao động cho thuyền viên (Code of Safe Working Practice
for Merchant Seamen),
 Thông tư MSC-MEPC.2/Circ.3 của IMO,
 Thông tư số 07/2012/TT-BGTVT, ngày 21/3/2012, của Bộ Giao thông Vận tải “Quy định
chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên
tàu biển Việt Nam”,
 Quy trình về tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn trên Văn phòng, NSH-03-01,
 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của DPA, NSH-04-01,
 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của Thuyền trưởng, NSH-05-01,
 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của thuyền viên, NSH-06-01,
 Quy trình tuyển dụng và đào tạo, NSH-06-02,
 Quy trình thay đổi thuyền viên, NSH-06-03,
 Quy trình kiểm soát rượu bia và chất gây nghiện, NSH-06-04,
 Quy trình phân tích an toàn công việc, NSH-07-05,
 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06,
 Quy trình cấp giấy phép làm việc, NSH-07-07,
 Quy trình chăm sóc sức khỏe và y tế, NSH-07-12,
 Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, NSH-07-15,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03.
4. QUY TRÌNH
4.1. Trách nhiệm của ban lãnh đạo:
Đối với việc thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, ban lãnh đạo công ty
có trách nhiệm:
1) bổ nhiệm một nhân viên trên bờ có quyền tiếp cận trực tiếp với ban lãnh đạo của công
ty để đảm bảo các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS) được truyền đạt
chính xác cho ban lãnh đạo và các quyết định liên quan đến các vấn đề về OHS dược
thông tin chính xác lại cho tàu;
Số kiểm soát: NSH-07-11
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 8
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OHS)

2) đảm bảo đủ nguồn lực về thời gian, tài chính cho thiết bị, đào tạo và chuyên môn về
OHS luôn sẵn có để thực hiện hiệu quả chương trình OHS trong toàn bộ công ty;
3) đảm bảo thành lập Ban An toàn và Sức khỏe trên tàu để tạo sự gắn kết đầy đủ với các
thuyền viên về các vấn đề OHS;
4) đảm bảo các yếu tố của chương trình OHS được thực hiện có hệ thống trong toàn bộ
công ty và trên các tàu;
5) đảm bảo các mục tiêu được xây dựng và công tác đo lường hiệu quả hoạt động được tàu
báo cáo đầy đủ;
6) đảm bảo các chương trình được xây dựng và thực hiện, ít nhất phải bao gồm việc bảo
vệ đường hô hấp, bảo vệ thính lực, vào khu vực kín và cấp phép làm việc;
7) là tấm gương cho nhân viên bằng cách thiết lập các quy định về an toàn trên tàu và luôn
được đào tạo cập nhật; và
8) thông báo về các tác nghiệp hay tình trạng không an toàn quan sát được khi kiểm tra
hay tham quan tàu cho sỹ quan phụ trách khu vực đó.
Ban lãnh đạo phải quy định trách nhiệm cụ thể đối với OHS để gắn việc thực hiện OHS với
đánh giá năng lực nhân viên và thuyền viên trong quá trình thực hiện công việc. Báo cáo
đánh giá năng lực cần thực hiện thường xuyên trong toàn bộ công ty và phải gắn với chất
lượng công việc như việc nhận trả hàng đúng hạn, hư hỏng hay thiếu hụt hàng hóa hay vi
phạm các quy định của công ty.
4.2. Trách nhiệm của Thuyền trưởng:
Để thực hiện chính sách và chương trình OHS, thuyền trưởng có trách nhiệm:
1) đảm bảo thuyền viên được hướng dẫn ban đầu khi mới nhập tàu, bao gồm chính sách
OHS của công ty, các quy trình khẩn cấp, tiếp cận và thoát hiểm, cứu hỏa, những nguy
hiểm trong công việc và thông tin về các vật liệu/ hóa chất nguy hiểm trước khi làm
việc. Việc làm quen này phải được lập thành văn bản;
2) đảm bảo các thuyền viên có đủ năng lực để thực hiện công việc bằng cách giới thiệu
hoặc đào tạo về tất cả các quy trình bao gồm cả các tác nghiệp an toàn trong lao động
trước khi bắt đầu làm việc hay vận hành thiết bị. Nếu thuyền viên không chứng tỏ được
năng lực để hoàn thành công việc, phải thực hiện việc đào tạo lại trước khi làm việc;
3) đảm bảo thuyền viên được cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và được huấn luyện về sử
dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân trước khi thực hiện bất kỳ công việc có yêu cầu sử
dụng PPE;
4) tham gia các cuộc kiểm tra định kỳ về OHS trên tàu cùng với các thuyền viên có kinh
nghiệm và các sỹ quan phụ trách ở các khu vực nhất định, ví dụ: Máy trưởng và thợ
máy trong các không gian buồng máy hay Đại phó và thủy thủ AB trên boong;
5) giám sát định kỳ công việc do thuyền viên thực hiện để đảm bảo tuân thủ các quy định
an toàn được văn bản hóa trong chương trình OHS của tàu;
6) là tấm gương cho thuyền viên dưới quyền bằng cách thiết lập các quy định về an toàn
và tham dự các khóa huấn luyện/ đào tạo thích hợp;
7) thực hiện điều tra sơ bộ tất cả các tai nạn và báo cáo kết quả cho ban lãnh đạo công
ty; và
Số kiểm soát: NSH-07-11
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 8
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OHS)

8) cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo về các đề xuất thay đổi toàn bộ công ty đối với
các quy trình tác nghiệp hay thiết bị để nâng cao an toàn cho thuyền viên.
4.3. Trách nhiệm của sỹ quan quản lý:
Là đại diện của Thuyền trưởng để thực hiện các nhiệm vụ quy định cho thuyền trưởng ở các
lĩnh vực mình quản lý, ví dụ Đại phó chịu trách nhiệm về công việc của các thuyền viên
boong, máy trưởng chịu trách nhiệm về công việc của các thuyền viên máy.
4.4. Trách nhiệm của thuyền viên:
1) nắm bắt rõ, kể cả nguyên lý cốt lõi của vấn đề, và tuân thủ các quy trình vận hành chuẩn
và quy định an toàn;
2) báo cáo hành động hay tình trạng không an toàn cho sỹ quan phụ trách ngay khi phát
hiện được;
3) báo cáo ngay lập tức tất cả sự cố thương tật cho sỹ quan phụ trách;
4) báo cáo ngay tất cả các tai nạn, tình huống nguy hiểm hay sự cố cho sỹ quan phụ trách;
5) sử dụng PPE trong tình trạng tốt khi cần;
6) không được dỡ bỏ hay vô hiệu hóa thiết bị an toàn hay thiết bị bảo vệ;
7) khuyến khích các thuyền viên khác bằng lời nói hay hành động tuân thủ các quy trình
vận hành chuẩn và các tác nghiệp an toàn khi làm việc;và
8) đề xuất/ đề nghị sỹ quan phụ trách hoặc đại diện an toàn về bất kỳ thay đổi nào đối với
quy trình vận hành, tác nghiệp hay thiết bị để nâng cao an toàn.
4.5. Sự tham gia của nhân viên và thuyền viên trong chương trình OHS
Cách thức để thuyền viên, sỹ quan và nhân viên trên bờ tham gia và đóng góp vào chương
trình OHS của công ty bao gồm:
1) tham gia các cuộc kiểm tra định kỳ tàu;
2) đánh giá hiệu quả các tài liệu trong chương trình OHS;
3) xây dựng các quy trình vận hành chuẩn trong đó bao gồm cả các tác nghiệp lao động an
toàn;
4) thực hiện phân tích an toàn/ nguy hiểm trong công việc (JSAs/JHAs);
5) soát xét và phân tích các số liệu về bệnh tật và tai nạn;
6) tham gia các hoạt động quản lý rủi ro và đánh giá rủi ro;
7) tham gia điều tra các sự cố/ tai nạn/ bị thương;
8) xây dựng các giải pháp về những tranh luận và khiếu nại về OHS;
9) đánh giá hoạt động huấn luyện và đào tạo về OHS; và
10) đánh giá hiệu quả của chương trình OHS.
Việc đánh giá định kỳ năng lực của thuyền viên phải gắn với kết quả thực hiện chương trình
OHS trên tàu.
4.6. Huấn luyện và đào tạo
Việc đào tạo cho thuyền viên để họ có thể nhận biết được các nguy hiểm và thực hiện các
biện pháp phòng ngừa thích hợp phải bao gồm:
Số kiểm soát: NSH-07-11
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 8
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OHS)

1) giới thiệu về công ty;


2) giới thiệu về chương trình OHS của công ty;
3) làm quen với tàu, bao gồm việc tiếp cận và thoát hiểm
4) các quy trình khẩn cấp khi có cháy, sự cố khi vào khu vực kín, xả khí độc hoặc hàng
hóa nguy hiểm và phơi nhiễm quá giới hạn;
5) bản chất và nguy hiểm tiềm ẩn mà thuyền viên có thể tiếp xúc trong các công việc
thường ngày và nhận viết các triệu chứng bị phơi nhiễm;
6) thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ví dụ các quy trình vận hành chuẩn đã bao gồm cả
các tác nghiệp lao động an toàn và sử dụng các thiết bị và quần áo bảo hộ;
7) các chương trình huấn luyện cụ thể bao gồm: bảo vệ đường hô hấp, bảo vệ thính lực,
vào khu vực kín và cấp phép làm việc, phòng ngừa rơi từ trên cao, nhấc và mang vật
nặng an toàn, kiểm soát, bảo dưỡng và kiểm chuẩn các thiết bị an toàn và sức khỏe; và
8) nhận biết và kiểm soát mệt mỏi.
Khi kết thúc các buổi huấn luyện về OHS trên tàu, sỹ quan đầu ngành phải đánh giá sự hiểu
biết của thuyền viên về các nội dung đào tạo. Chỉ khi nào thuyền viên đã nắm bắt và có hiểu
biết đầy đủ về nội dung được huấn luyện, thì sỹ quan đàu ngành mới ký xác nhận vào Sổ ghi
nhận huấn luyện của thuyền.
4.7. Họp soát xét của ban lãnh đạo về OHS
Định kỳ 6 tháng một lần, ban lãnh đạo họp để đánh giá kết quả thực hiện chương trình OHS
trong toàn bộ đội tàu. Các chỉ tiêu về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường (BVMT) được
xem xét và đánh giá. Những chỉ tiêu không đạt, các báo cáo sự cố, tai nạn, tử vong, v.v.. được
phân tích và tìm ra nguyên nhân gốc để đề ra chương trình thực hiện trong 6 tháng tiếp theo
nhằm nâng cao và cải tiến chương trình OHS của công ty.
Việc họp soát xét của ban lãnh đạo được thực hiện theo quy trình NSH-12-02. Kết quả cuộc
họp được báo cáo trong mẫu, NSH-12-02-01. Cuộc họp phải đề ra Kế hoạch thực hiện
chương trình OHS trong 6 tháng tới. “Biên bản họp soát xét của lãnh đạo”, NSH-12-02-01, và
Kế hoạch thực hiện OHS phải được phổ biến cho toàn bộ đội tàu.
Ban lãnh đạo phải xem xét kết quả thực hiện của từng tàu để có phần thưởng hay sự động
viên thích đáng và kịp thời đối với tàu hoặc cá nhân đã thực hiện tốt chương trình OHS của
công ty hoặc có những đề xuất về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường có giá trị và được
triển khai áp dụng trong thực tế.
Trên văn phòng Công ty phải có bảng theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu về an toàn, sức
khỏe và bảo vệ môi trường của năm.

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả của chương trình OHS và BVMT:
Số kiểm soát: NSH-07-11
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 8
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OHS)

Stt KPI Công thức Giải


thích
1 Tỷ lệ sự cố phải nghỉ việc A+B+C+D A: số trường hợp tử vong do tai nạn
Lost Time Injury Rate E*10-6 B: số trường hợp tai nạn phải nghỉ việc
C: số trường hợp tai nạn mất khả
năng lao động vĩnh viễn
D: số trường hợp tai nạn mất một
phần sức lao động vĩnh viễn
E: số giờ TV có mặt trên tàu
(E=số TV*24*số ngày LV)
2 Số ca tử vong
Fatal Accident
3 Số ca phải điều trị y tế
Medical Treatment Case
4 Tỷ lệ phần trăm đào tạo theo OHS hoàn A
A: số lần đào tạo OHS đúng hạn
thành đúng hạn B
Percentage of OHS training on schedule B: số lần đào tạo OHS đã thực hiện
5 Tỷ lệ phần trăm khám sức khỏe hàng năm A A: số lần kiểm tra sức khỏe đúng
đúng hạn B hạn
Percentage of medical checks carried out on B: số lần kiểm tra sức khỏe đã thực
time hiện
6 Số trường hợp cháy nổ
Number of Fires and Explosions
7 Số trường hợp tai nạn (đâm va, lên cạn, v.v…
Number of accidents: collisions, grounding,
etc…)
8 Số trường hợp cận nguy
Number of near-misses
9 Số trường hợp tràn dầu xuống biển khối
lượng trên 1 thùng (barrel)
Cases of lost of containment in excess of 1
barrel across the fleet
10 Chỉ số EEOI
11 Số trường hợp tràn dầu ra boong, nhưng chưa
xuống biển
Cases of oil spills not entering the water
(contained on board)
12 Số ngày dừng tàu do sự cố kỹ thuật
Number of days ship is out of service due to
technical failures or breakdown
13 Lỗi lưu giữ tàu trên mỗi lượt kiểm tra của A
A: số lỗi lưu giữ tàu
PSC B
Detention deficiencies per PSC inspection B: số lần kiểm tra của PSC
A: số lượt kiểm tra PSC không có lỗi
14 Số lượt kiểm tra PSC không có lỗi so với A B: số lần kiểm tra của PSC
tổng số lượt kiểm tra PSC
B
PSC inspections without deficiency
compared with total number of PSC inspections
Số kiểm soát: NSH-07-11
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 8
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OHS)

15 Số lỗi NC trên mỗi lần đánh giá ISM, ISPS & A A: số lỗi NC
MLC trên tàu B B: số lần đánh giá của CQ bên
Number of NC’s per external shipboard ISM, ngoài trên tàu
ISPS or MLC audit
16 Số lỗi NC trên mỗi lần đánh giá ISM công ty A A: số lỗi NC
Number of NC’s per external Company ISM B B: số lần đánh giá của CQ bên
audit ngoài trên công ty
17 Số lượng báo cáo tình huống cận nguy
Number of near-misses reported
18 Số lượng báo cáo tình trạng/ hành động
không an toàn
Number of unsafe act/unsafe condition
reported
4.8. Triển khai Kế hoạch thực hiện OHS dưới tàu
Sau khi nhận được Kế hoạch thực hiện chương trình OHS của công ty, thuyền trưởng phải tổ
chức họp Ban An toàn và Sức khỏe của tàu cùng với toàn bộ thuyền viên để phân công công
việc và thưc hiện kế hoạch này. Việc họp Ban An toàn và Sức khỏe được thực hiện theo quy
trình NSH-12-03.
Hàng tháng, Ban An toàn và Sức khỏe họp để đánh giá kết quả thực hiện chương trình OHS
trên tàu. Bất kỳ chỉ tiêu nào không đạt đều phải được phân tích, tìm nguyên nhân và có hành
động khắc phục và phòng ngừa thích đáng.
Trên tàu phải có bảng theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu về an toàn, sức khỏe và bảo vệ
môi trường của tàu mình. Sỹ quan an toàn chịu trách nhiệm theo dõi và cập nhật bảng theo
dõi này.
Ban An toàn và Sức khỏe cùng với Thuyền trưởng cần đề nghị công ty có phần thưởng và sự
động viên kịp thời đối với những cá nhân đã thực hiện tốt chương trình OHS hoặc có những
đề xuất về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường có giá trị và được triển khai áp dụng trong
thực tế.
4.9. An toàn, vệ sinh và sức khỏe trong khu vực sinh hoạt trên tàu
Đối với các tàu đóng mới sau ngày 20/8/2013, khu vực sinh hoạt của thuyền viên được thiết
kế và đóng phù hợp với yêu cầu của quốc gia về kích thước phòng, sưởi ấm và thông gió,
tiếng ồn và độ rung, thiết bị vệ sinh, chiếu sáng và buồng y tế. Khu vực sinh hoạt được thiết
kế để dễ dàng làm sạch, bảo dưỡng. Các tàu phải được kiểm tra theo quy định của cơ quan
phân cấp tàu và các yêu cầu quốc gia tàu mang cờ quốc tịch.
Công ty tiến hành kiểm tra về tiếng ồn và rung động khi đưa tàu vào khai thác, khi có thay
đổi lớn về máy hoặc kết cấu và xây dựng các quy định nhằm làm giảm tác động của chúng,
đảm bảo tiếng ồn trong các khu vực nằm trong giới hạn cho phép. Các khu vực có độ ồn cao
(buồng bơm thủy lực, buồng máy, v.v…) phải có biển cảnh báo và thuyền viên phải đeo thiết
bị bảo vệ tai khi làm việc trong các khu vực này. Kết quả đo đạc tiếng ồn được lưu dưới tàu.
Phòng Quản lý tàu và Thuyền trưởng giám sát việc thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ
theo quy trình NSH-10-01 để đảm bảo:
 Các hệ thống thông gió, sưởi ấm và điều hoà không khí được bảo dưỡng và vệ sinh
thường xuyên.
Số kiểm soát: NSH-07-11
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 7 / 8
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OHS)

 Tiêu chuẩn về chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo trong khu vực sinh hoạt, kể cả các
phòng ngủ được tuân thủ.
 Thiết bị vệ sinh và đồ nội thất trong phòng thoả mãn.
 Các thiết bị vệ sinh, y tế và giặt ủi được cung cấp trên các tàu và thường xuyên được
kiểm tra, bảo dưỡng.
Thuyền viên trên tàu tuân thủ các quy định về vệ sinh nêu trong quy trình NSH-07-15. Bộ
phận phục vụ lên lịch làm vệ sinh hàng tuần các khu sinh hoạt chung trên tàu, nhà vệ sinh
công cộng theo mẫu NSH-07-15-03. Hàng tuần, thuyền trưởng giám sát việc thực hiện công
tác vệ sinh tàu của bộ phận phục vụ.
Thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền tiến hành kiểm tra tàu hàng tuần khu vực sinh hoạt
theo mẫu NSH-07-15-01 để đảm bảo khu vực sinh hoạt, phương tiện giải trí được duy trì tốt
để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của thuyền viên.
Hàng tháng, Thuyền phó nhất kiểm tra các vấn đề an toàn trên tàu theo danh mục kiểm tra
NSH-07-15-02.
4.10. Phương tiện giải trí trên tàu
Phương tiện giải trí trên tàu được bố trí xa nơi có tiếng ồn và độ rung quá mức đến mức có
thể thực hiện được.
Thuyền phó ba chịu trách nhiệm chăm sóc và duy trì các khu vực giải trí. Việc sử dụng các
phương tiện giải trí phải tuân thủ các nội quy, quy định được niêm yết.
Công ty phối hợp cùng đại diện công đoàn công ty cung cấp báo chí, video cho tàu. Thuyền
trưởng đảm bảo trên tàu có bố trí không gian để thuyền viên sử dụng các phương tiện giải trí
như ti vi, âm thanh và video.
Việc hút thuốc chỉ được phép tại khu vực quy định. Công ty nghiêm cấm sử dụng rượu, bia
và các đồ uống có cồn trên tàu trong thời gian làm việc hay đi ca. Thuyền viên có quyền truy
cập máy tính cá nhân, điện thoại tàu-bờ và thiết bị liên lạc khác.
Khi tàu ở trong cảng, người thân của thuyền viên được phép tiếp người thân trên tàu.
Việc kiểm tra hàng tuần khu vực phòng ở cũng bao gồm kiểm tra cả phương tiện giải trí. Lịch
làm vệ sinh hàng tuần của bộ phận phục vụ cũng bao gồm khu vực giải trí.
4.11. Văn phòng công ty và tàu phải lưu có hồ sơ lưu về:
1) các dữ liệu về tử vong, bị thương, bệnh, tai nạn, tình huống nguy hiểm và sự cố:
 báo cáo điều tra và phân tích nguyên nhân gốc; và
 tỷ lệ sự cố, tình huống nguy hiểm, thương tật, bệnh;
2) báo cáo tình huống nguy hiểm và các hành động giảm thiệt hại;
3) đề xuất an toàn của thuyền viên;
4) kết quả giám sát vệ sinh công nghiệp cá nhân và cả bộ phận boong & máy;
5) phân tích an toàn công việc;
6) báo cáo họp Ban An toàn và Sức khỏe
Số kiểm soát: NSH-07-11
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 8 / 8
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP (OHS)

7) báo cáo kiểm tra an toàn;


8) dữ liệu giám sát sức khỏe;
9) đào tạo:
 hồ sơ nội dung huấn luyện, ngày và người tham dự; và
 hồ sơ các khóa huấn luyện ví dụ như cứu hỏa và vào khu vực kín;
10) đánh giá nội bộ.
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Danh mục kiểm tra của thuyền trưởng về khu sinh hoạt, NSH-07-15-01,
 Danh mục kiểm tra an toàn của Đại phó, NSH-07-15-02.
 Lịch làm vệ sinh, NSH-07-15-03
Số kiểm soát: NSH-07-12
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Y TẾ

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo cho thuyền viên của Công ty được đáp ứng kịp thời thuốc và trang thiết bị y tế
phục vụ công tác sơ cấp cứu ban đầu và chăm sóc y tế trên tàu.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho toàn bộ đội tàu của Công ty.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Hướng dẫn quốc tế về y tế trên tàu biển của Tổ chức y tế thế giới (WHO),
 Thông tư 14/1998 TTLT- BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN về việc “Hướng dẫn việc tổ chức thực
hiện công tác bảo hộ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh”.
 Thông tư 09/2000/TT-BYT, ngày 28/4/2000, “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ” của Bộ Y-tế,
 Thông tư số 18/2000/TT-BYT ngày 17/10/2000, “Hướng dẫn về hồ sơ và quy trình giám định y
khoa cho NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội” của Bộ y tế
 Thông tư số 19/2011/TT-BYT, ngày 06/06/2011, “Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao
động, sức khỏe NLĐ và bệnh nghề nghiệp” của Bộ Y-tế,
 Quy trình báo cáo, phân tích và khắc phục những sự không phù hợp, tai nạn, tình huống nguy
hiểm và tình trạng mất an toàn/hành động mất an toàn, NSH-09-01,
 Quy trình thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS), NSH-07-11,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03.
4. QUY TRÌNH
4.1. Quy định chung
 Công ty đảm bảo việc chăm sóc y tế và nha khoa cơ bản được cung cấp miễn phí cho thuyền
viên trên tàu.
 Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm chung về vấn đề sức khỏe của thuyền viên.
 Thuyền trưởng đảm bảo kênh thông tin vô tuyến và vệ tinh đăng ký với các dịch vụ tư vấn y tế
được duy trì và luôn sẵn sàng để sử dụng khi cần. Việc sơ tán y tế và các tình huống khẩn cấp
khác được nêu trong Kế hoạch ứng phó sự cố trên tàu.
 Thuyền phó hai là sỹ quan y tế trên tàu có trách nhiệm triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực
hiện hướng dẫn về y tế, sức khỏe trên tàu.
 Sỹ quan y tế chịu trách nhiệm lập danh mục thuốc và trang thiết bị y tế, theo dõi hạn sử dụng
của thuốc và đảm bảo luôn đầy đủ cơ số thuốc theo quy định.
 Các tàu được trang bị các ấn phẩm: Hướng dẫn y tế cho tàu và bộ cờ tín hiệu. Các tàu được
cung cấp thuốc và trang thiết bị y tế phù hợp với yêu cầu của quốc gia.
 Thông tin về các cơ sở y tế trên bờ được sỹ quan phụ trách về thiết bị GMDSS duy trì.
 Khi chở hàng nguy hiểm, các quy định về thiết bị bảo hộ cá nhân và thuốc giải độc được cung
cấp phù hợp với các loại hàng chuyên chở.
4.2. Điều kiện sức khỏe để làm việc dưới tàu
Thuyền trưởng phải đảm bảo:
Số kiểm soát: NSH-07-12
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Y TẾ

 Thuyền viên khi xuống tàu phải có đầy đủ các giấy chứng nhận sức khỏe phù hợp (xem quy
trình NSH-06-03).
 Trong những điều kiện thông thường thì phải tránh cho thuyền viên làm việc quá sức.
 Lưu tâm đến các biểu hiện thuyền viên bị mệt mỏi để đảm bảo bố trí cho thuyền viên được nghỉ
ngơi đầy đủ.
4.3. Quản lý buồng bệnh viện (đối với những tàu có trang bị buồng bệnh viện) và tủ thuốc
trên tàu
Buồng bệnh viện phải được trang bị và duy trì theo tiêu chuẩn. Sỹ quan y tế trên tàu chịu trách
nhiệm bảo quản, kiểm kê các thiết bị và thuốc y tế theo những yêu cầu sau:
 Buồng bệnh viện trên tàu không được dùng làm phòng ở;
 Đảm bảo vệ sinh buồng bệnh viện, bảo quản an toàn thuốc y tế trong tủ thuốc của tàu;
 Kiểm tra hàng tháng và bổ sung đầy đủ dụng cụ, thuốc y tế cần thiết;
 Kiểm tra các địa điểm rửa mắt hàng tháng và báo cáo với Thuyền trưởng khi cần phải sửa
chữa;
 Các ống tiêm và kim tiêm phải là loại dùng một lần và được bảo quản cẩn thận. Những cái
dùng rồi phải do chính sỹ quan y tế loại bỏ;
 Những loại thuốc quá hạn phải được đóng gói và thải loại lên bờ. Sỹ quan y tế và Thuyền
trưởng phải xác nhận và theo dõi được số lượng này;
 Buồng bệnh viện chỉ được dùng để bảo quản thuốc y tế và phải giữ gìn cho sạch sẽ;
 Chuyển giao cho người thay ca số lượng thuốc tồn kho và danh sách thuốc đã dùng trong
thời gian làm việc trên tàu.
 Có giấy chứng nhận tủ thuốc.
Sỹ quan y tế phải:
 Quản lý tủ thuốc và các hộp thuốc sơ cứu;
 Chuẩn bị các yêu cầu mua sắm thuốc y tế và dụng cụ y tế, trình cho Thuyền trưởng phê
duyệt;
 Điều trị cho bệnh nhân dưới tàu dưới sự chỉ đạo của Thuyền trưởng.Tham khảo “Hướng
dẫn quốc tế về y tế trên tàu biển” để biết cần phải điều trị như thế nào;
 Gọi điện, liên lạc với dịch vụ tư vấn y tế quốc tế để nhận sự hỗ trợ khi cần.
 Quản lý Sổ ghi chép điều trị y tế;
4.4. Khám và chữa bệnh
Trước khi tàu đến cảng, thuyền viên nào cần đi khám bệnh phải báo cho sỹ quan y tế và nói rõ
lý do đi khám bệnh, sỹ quan y tế phải xem xét, kiểm tra và báo cáo đề xuất tới Thuyền trưởng.
Thuyền trưởng có trách nhiệm cao nhất trong việc bố trí các biện pháp cần thiết và có nhiệm vụ
báo cáo về phòng Hành chính - Nhân sự để xin tư vấn từ bác sĩ. Khi tàu ở ngoài khơi thì thông
qua đại lý địa phương, Thuyền trưởng sẽ thu xếp việc khám chữa bệnh cho thuyền viên. Trước
khi đi khám bệnh, Thuyền trưởng gửi kèm “Báo cáo tình trạng sức khỏe bệnh nhân”, NSH-07-
12-01, cùng với thuyền viên.
Số kiểm soát: NSH-07-12
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Y TẾ

Ngay khi hoàn thành việc khám, chữa bệnh, những tài liệu sau đây sẽ được gửi về phòng Tồ
Chức - Hành chính:
 Giấy ra viện hoặc đơn thuốc của bác sỹ;
 Báo cáo y tế của Thuyền trưởng, NSH-07-12-02;
 Bản sao nhật ký boong liên quan tai nạn (trong trường hợp tai nạn);
 Báo cáo điều tra tại nạn, nếu có.
Nếu người bệnh bị ốm hoặc bị thương mà yêu cầu phải được điều trị, nhưng việc điều trị này
ngoài khả năng của thiết bị, thuốc y tế có ở dưới tàu thì sỹ quan y tế phải báo cáo cho Thuyền
trưởng và thu xếp để đưa bệnh nhân lên bờ điều trị.
Việc theo dõi tình trạng bệnh nhân trên tàu được thực hiện bởi người có trách nhiệm hoặc người
được thuyền trưởng phân công, kiểm tra mạch, nhiệt độ, nhịp thở mỗi ngày hai lần (sáng và
chiều). Nếu bệnh nặng phải kiểm tra 4 giờ một lần..
4.5. Công tác thực tập sơ cứu
Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm triển khai công tác thực tập sơ cứu trên tàu. Lịch thực
tập được lên kế hoạch theo lịch thực tập hàng năm của tàu.
4.6. Công tác khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Thuyền viên và nhân viên văn phòng khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm/lần.
Tùy theo kết quả khám sức khỏe định kỳ, Phòng Hành chính - Nhân sự đề xuất khám phát hiện
bệnh nghề nghiệp cho những người lao động có kết quả nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp.
Phòng Hành chính - Nhân sự lập hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định gửi tới
Trung tâm giám định y khoa, nếu cần.
Hồ sơ Giám định bệnh nghề nghiệp lần đầu theo mẫu quy định tại Thông tư 09/2000/TT-BYT.
Những trường hợp người lao động đã được xác định bệnh nghề nghiệp, phòng Hành chính -
Nhân sự chịu trách nhiệm đề xuất chế độ trợ cấp theo quy định.
DPA cùng phòng Hành chính - Nhân sự xem xét các yếu tố môi trường liên quan và đề xuất các
biện pháp xử lý, phòng ngừa.
Những người lao động sau khi xác định bệnh nghề nghiệp hàng năm phải được tổ chức giám
định lại. Phòng Hành chính - Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức, hỗ trợ người lao động này giám
định lại sức khỏe.
Hồ sơ, thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp lần thứ 2 trở đi gồm:
 Đơn xin giám định lại.
 Biên bản giám định và quyết định của Hội đồng giám định y hhoa lần kế trước đó.
 Kết quả đo đạc môi trường lao động, nếu người lao động đã nghỉ việc chỉ cần kết quả đo
đạc môi trường lao động khi người lao động còn làm việc.
 Hồ sơ sức khỏe, giấy tờ có liên quan.
 Sổ lao động hoặc chứng minh thư nhân dân.
 Hồ sơ gốc về bệnh nghề nghiệp được lưu tại phòng Hành chính - Nhân sự.
4.7. Công tác cấp phát thuốc
Số kiểm soát: NSH-07-12
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Y TẾ

a. Khi có nhu cầu, sỹ quan y tế lập phiếu “Yêu cầu cấp vật tư”, NSH-10-02-05, gửi tới phòng
Quản lý tàu
Phiếu yêu cầu nói trên phải được gửi tới phòng Quản lý tàu trước ngày nhận thuốc hoặc trang
thiết bị y tế ít nhất là 3 ngày.
Phiếu yêu cầu cung cấp được gửi dưới hình thức khác như: fax, e-mail cũng được xem xét như
là yêu cầu chính thức nhưng phải ghi rõ số Phiếu yêu cầu, ngày yêu cầu, tên tàu, mức độ yêu
cầu, bản chính phải được gửi phòng Quản lý tàu ngay khi tàu đến cảng.
b. Khi nhận được yêu cầu cung cấp, nhân viên phòng Quản lý tàu sẽ xem xét xác nhận nội dung
trong yêu cầu đảm bảo số lượng đề nghị cấp mỗi lần đủ sử dụng theo danh mục thuốc y tế trên
tàu.
Nếu yêu cầu cung cấp không phù hợp với quy định, nhân viên phòng Quản lý tàu sẽ báo cáo
cho Trưởng phòng biết và thông báo cho tàu biết lý do.
Sau khi ký xác nhận cung cấp trên “Yêu cầu cung cấp vật tư”, NSH-10-02-05, nhân viên phòng
Quản lý tàu có trách nhiệm báo cáo Trưởng phòng Quản lý tàu để xem xét phê duyệt yêu cầu.
Trưởng phòng Quản lý tàu phải đảm bảo tủ thuốc của tàu phải có Giấy chứng nhận tủ thuốc
(Medical Chest Certificate) còn hiệu lực.
c. Việc đánh giá lựa chọn nhà cung cấp cũng như đánh giá năng lực thực hiện của nhà cung cấp
được tiến hành theo quy trình NSH-03-03, “Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng”.
d. Sau khi nhận được thuốc/ trang thiết bị y tế từ nhà cung cấp, sỹ quan y tế lập Bảng theo dõi
hạn sử dụng thuốc bằng bản EXCEL.
Định kỳ hàng tháng, sỹ quan y tế phải cập nhật bản EXCEL trên và gửi về phòng Quản lý tàu.
4.8. Bảo quản tư trang của thuyền viên rời tàu
Trường hợp thuyền viên bị ốm, thương tật hay tử vong phải hồi hương, thuyền trưởng phải đảm
bảo mọi vật dụng và đồ dùng cá nhân của thuyền viên để lại trên tàu phải được kiểm kê và bảo
quản cho đến khi được chuyển về cho gia đình hoặc người thân của thuyền viên. Việc kiểm kê
phải có mặt thuyền trưởng, máy trưởng và đại diện của thuyền viên (thủy thủ trưởng hoặc thợ
cả). Những người này phải ký xác nhận vào Danh mục kiểm kê tài sản/ tư trang. Danh mục
kiểm kê lập thành ba (03) bản có chữ ký xác nhận của những người có mặt. 01 bản lưu tàu, 01
bản gửi cùng hành lý về cho gia đình và 01 bản gửi phòng Hành chính - Nhân sự.
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Báo cáo tình trạng sức khỏe bệnh nhân, NSH-07-12-01,
 Báo cáo y tế của Thuyền trưởng, NSH-07-12-02,
 Sổ ghi điều trị y tế,
 Bản danh mục kiểm kê thuốc, thiết bị y tế (bản mềm trên EXCEL),
 Hồ sơ gốc về bệnh nghề nghiệp
Số kiểm soát: NSH-07-13
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 1 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CẤP DƯỠNG

1. MỤC ĐÍCH
Để đảm bảo thuyền viên và sỹ quan trên tàu được cung cấp những các bữa ăn đảm bảo
chất lượng và thành phần dinh dưỡng theo tỷ lệ được xác định trước mỗi ngày.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho toàn bộ đội tàu của Công ty.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Hướng dẫn an toàn thực phẩm trên tàu hàng và tàu cá,
 Sổ tay 5 chìa khóa về an toàn thực phẩm,
 Hướng dẫn vệ sinh trong khu vực bếp,
 Bộ luật an toàn tác nghiệp trong lao động cho thuyền viên,
 Kế hoạch quản lý rác.
 Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, PGS. TS. Lê Thị Hợp, Nhà XB Y học,
2012,
 Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Bộ Y tế, Nhà XB Y học, 2007,
 Quy trình làm việc của bộ phận phục vụ, NSH-07-14,
 Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, NSH-07-15.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Định nghĩa
Cấp dưỡng: là thuyền viên được tuyển dụng để nấu ăn, quản lý thực phẩm được cung cấp lên
tàu.
4.2. Trách nhiệm
 Hàng tuần, Thuyền trưởng/ đại phó có trách nhiệm duyệt thực đơn trong tuần do cấp dưỡng
lập theo mẫu NSH-07-13-03; giám sát thường xuyên các yêu cầu về dinh dưỡng trên tàu và
việc chế biến thực phẩm.
 Hàng ngày, cấp dưỡng phải công bố thực đơn trong ngày đảm bảo cung cấp các bữa ăn đa
dạng, đủ dinh dưỡng cho thuyền viên.
 Cấp dưỡng sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng Sỹ quan và thủy thủ được cung cấp những bữa
ăn đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm, chất lượng & đầy đủ dinh dưỡng với tỷ lệ được xác định
trước hàng ngày.
 Cấp dưỡng và những người có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong
quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, NSH-07-15.
 Thuyền trưởng sẽ đánh giá công việc của cấp dưỡng theo mẫu NSH-07-13-04 – “Báo cáo
đánh giá cấp dưỡng”.
4.3. Kế hoạch cho thực đơn
Mục đích của việc lập một kế hoạch trước là đảm bảo sự phù hợp với số lượng thực phẩm
trên tàu, ngày hết hạn và chi phí của bữa ăn. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm phải được cân
đối trong mỗi tuần.
Số kiểm soát: NSH-07-13
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 2 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CẤP DƯỠNG

Thực đơn hàng ngày cần phải được cân đối. Thực đơn cần được lên kế hoạch để thực phẩm
không lặp lại trong một ngày… Thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, thịt cừu, cá và hải sản nên được
sử dụng đồng đều và không được lặp đi lặp lại trong các món ăn trong cùng một bữa ăn. Ví
dụ nếu phục vụ phở gà thì không nên theo sau đó là gà nướng…
Tất cả các đầu mục hàng hóa có trong kho nên được tiêu thụ đều theo mức độ còn lại trong
kho. Các mặt hàng tươi và dễ hư hỏng phải được sử dụng trước ngày hết hạn và được ưu tiên
hơn so với thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp. Thực phẩm đắt tiền cần được sử dụng ít
thường xuyên hơn so với các đồ ăn ít tiền hơn hơn.
Ví dụ, nếu một bữa ăn trước bao gồm những nguyên liệu đắt tiền, thì bữa ăn sau nên dùng
những sản phẩm rẻ tiền hơn.
Phải luôn quan tâm đến các thực phẩm truyền thống cho thuyền viên. Nếu thuyền viên trên
tàu có yêu cầu về chế độ ăn uống đặt biệt, thì vấn đề đó phải cần được quan tâm đến. Ví dụ,
một số thuyền viên có thể ăn chay. Các bữa ăn được phục vụ phải có lựa chọn phong phú,
phù hợp cho thuyền viên.
Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho thuyền viên, cấp dưỡng phải tham khảo các ấn phẩm
về dinh dưỡng cho người Việt:
 Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, PGS. TS. Lê Thị Hợp, Nhà XB Y học,
2012,
 Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Bộ Y tế, Nhà XB Y học, 2007
Vào mùng 01 đến 05 tháng kế tiếp cấp dưỡng phải lập báo cáo số lượng bữa ăn trong tháng
trước theo mẫu NSH-07-13-01.
4.4. Các thực phẩm tái sử dụng
Chỉ có các loại thực phẩm chưa được động đũa đến mới có thể được tái sử dụng, nếu thực
phẩm còn đảm bảo an toàn. Các thức ăn dư thừa phải được làm lạnh càng nhanh càng tốt và
phải được giữ lạnh. Các thực phẩm này cần phải được hâm nóng bên trong tới nhiệt độ ít nhất
là 740C. Thực phẩm tái sử dụng cần được đưa vào thực đơn tiếp theo.
4.5. Kiểm kê kho lưu trữ thực phẩm
Kiểm kê thực phẩm trong các kho là một phần rất quan trọng của công việc của bếp. Nó
quyết định chính xác số lượng và số thực phẩm còn lại trên tàu tại thời điểm kiểm kê. Việc
cung cấp thực phẩm của tàu được xác định trên số thực phẩm sử dụng để phục vụ cho số
lượng bữa ăn hàng ngày. Để xác định bao nhiêu thực phẩm đã được tiêu thụ thì bằng số lượng
kiểm kê cuối tháng trừ đi số lượng kiểm kê ban đầu cộng với tất cả các phần đã mua. Nếu số
lượng kiểm kê cuối tháng bị kiểm thiếu thì kết quả cung cấp là âm. Nếu số lượng kiểm kê
nhiều hơn thực tế, kết quả trên giấy tờ sẽ tốt hơn nhiều so với thực tế.
Một hệ thống quản lý kiểm kê sẽ giúp quản lý được chi phí. Báo cáo kiểm kê cho biết số
lượng thực phẩm hiện có trong kho. Thông thường, có hai loại báo cáo kiểm kê được lưu giữ:
 Việc kiểm thực tế kể liên quan đến số lượng thực tế của mỗi hạng mục hiện có trên tàu.
Việc kiểm kê được thực hiện vào ngày cuối cùng của mỗi tháng.
 Báo cáo kiểm kê liên tục sẽ là hồ sơ liên tục của những gì được mua và đã sử dụng. Mặc
dù mất thời gian, đặc biệt khi hệ thống hồ sơ làm bằng tay, các báo cáo kiểm kê liên tục
sẽ cảnh báo người quản lý những gì phải được cấp thêm, và các loại thực phẩm còn tồn
quá nhiều.
Số kiểm soát: NSH-07-13
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 3 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CẤP DƯỠNG

Chi phí thức ăn và thức uống thì được tính trên cơ sở của giá trị kiểm kê như sau:

Chi phí thức ăn và thức uống = giá trị kiểm kê ban đầu + giá trị mua – giá trị kiểm kê kết thúc

Kiểm kê thực tế sẽ được thực hiện từ mùng 01 đến 05 tháng kế tiếp theo mẫu NSH-07-13-02
Trước khi có kế hoạch bổ sung thực phẩm, phải thực hiện kiểm kê những mục được đặt mua
và báo cáo kiểm kê phải gửi cùng yêu cầu đặt mua hàng.
Khi có sự thay đổi cấp dưỡng, phải tiến hành kiểm kê bởi cả hai người và các biên bản bàn
giao phải được điền đầy đủ và có chữ ký của cả hai thuyền viên và Thuyền trưởng.
Số lượng tồn kho phải được ghi chép trong biên bản kiểm kê (dùng bản”Báo cáo kiểm kê
cuối tháng” bằng EXCEL).
Những mục không có trong Danh mục kiểm kê phải được bổ sung vào phần thích hợp, bằng
cách thêm vào một dòng.
4.6. Bàn giao thực phẩm
Biên bản bàn giao của cấp dưỡng được thực hiện bất cứ khi nào có thay đổi cấp dưỡng theo
mẫu NSH-07-13-05
Cả hai cấp dưỡng, người nhận bàn giao và người bàn giao, phải cùng thống nhất khi thực hiện
kiểm kê kho. Nếu không có thời gian để cùng tiến hành kiểm kê, Thuyền trưởng phải phân
công một sĩ quan để tiến hành kiểm kê với cấp dưỡng cũ. Sau đó sỹ quan được phân công sẽ
nhận chìa khóa để giao cho cấp dưỡng mới lên tàu cùng với biên bản kiểm kê.
Cấp dưỡng rời tàu phải bàn giao tất cả các mục được chỉ ra trong mẫu báo cáo kiểm kê kho.
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Báo cáo số lượng bữa ăn hàng tháng, NSH-07-13-01,
 Báo cáo kiểm kê thực phẩm hàng tháng, NSH-07-13-02,
 Kế hoạch thực đơn, NSH-07-13-03,
 Báo cáo đánh giá cấp dưỡng, NSH-07-13-04,
 Biên bản bàn giao cấp dưỡng, NSH-07-13-05
Số kiểm soát: NSH-07-14
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BỘ PHẬN PHỤC VỤ

1. MỤC ĐÍCH
Cung cấp những bữa ăn hàng ngày chất lượng cao và đầy đủ dinh dưỡng cho các sĩ quan và
thuỷ thủ trên tàu.
Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm trong quá trình bảo quản, chế biến và phục vụ các bữa
ăn.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho bộ phận phục vụ trên tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Hướng dẫn an toàn thực phẩm trên tàu hàng và tàu cá,
 Sổ tay 5 chìa khóa về an toàn thực phẩm,
 Hướng dẫn vệ sinh trong khu vực bếp,
 Bộ luật an toàn tác nghiệp trong lao động cho thuyền viên,
 Kế hoạch quản lý rác.
 Quy trình làm việc của cấp dưỡng, NSH-07-13,
 Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, NSH-07-15,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn an Sức khỏe, NSH-12-03.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Quy định chung
Công ty cung cấp thực phẩm và nước uống cho tàu dựa trên số lượng thuyền viên và thời
gian dự định của các chuyến đi, phù hợp về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng và sự đa
dạng về chủng loại. Thực phẩm và nước uống được cung cấp miễn phí cho thuyền viên.
Thuyền trưởng đảm bảo huấn luyện và đào tạo cho thuyền viên các nội dung về vệ sinh và
tránh lãng phí thực phẩm theo quy trình NSH-07-15.
Thiết bị nhà bếp, phòng được vệ sinh hàng ngày và ghi vào Nhật ký làm vệ sinh, NSH-07-14-
01. Thiết bị nhà bếp được làm vệ sinh theo quy trình NSH-07-15.
Cấp dưỡng phải được đào tạo và có năng lực thích hợp theo các chương trình đào tạo được
công nhận trước khi xuống tàu. Trước khi thực hiện nhiệm vụ trên tàu, cấp dưỡng phải được
huấn luyện thực tế trên tàu. Việc huấn luyện được ghi vào Sổ ghi nhận huấn luyện.
Trong các cuộc đánh giá nội bộ và kiểm tra định kỳ tàu, DPA, cán bộ kỹ thuật hay đại diện
công ty sẽ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo
NSH-07-14-03.
4.2. Mua thực phẩm
4.2.1. Tần suất và kế hoạch
Những hạng mục mua theo lô, đồ đông lạnh, thực phẩm khô nên đặt hàng cho một đợt từ 1-3
tháng tùy thuộc vào sức chứa của kho trên tàu và lịch khai thác.
Số kiểm soát: NSH-07-14
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BỘ PHẬN PHỤC VỤ

Mặt hàng tươi và dễ hỏng nên được đặt hàng để dùng từ 2 đến 3 tuần. Trái cây và rau quả địa
phương nên được ưu tiên so với đồ nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn rất nhiều.
4.2.2. Qui trình mua thực phẩm
Mẫu “Yêu cầu cấp thực phẩm”, NSH-07-14-04, có hai cột để cấp dưỡng điền vào. Một là số
lượng đang có trong kho, cột còn lại là số lượng đặt hàng thực tế. Đối với cả hai cột hãy chú
ý đến đơn vị đo lường.
Thuyền trưởng hoặc đại phó duyệt “Yêu cầu cấp thực phẩm”. Căn cứ thông tin về nhà cung
cấp thực phẩm từ công ty hay từ đại lý, cấp dưỡng mua thực phẩm từ nhà cung cấp. Trừ
những trường hợp khẩn cấp, thực phẩm phải được mua từ nhà cung ứng uy tín hay từ siêu thị
để đảm bảo chất lượng và vệ sinh, an toàn thực phẩm.
4.2.3. Nhận thực phẩm
Trước khi nhận thực phẩm lên tàu, nhà cung cấp phải giao biên bản giao nhận cho cấp dưỡng.
Các mặt hàng được giao cần được kiểm tra đối chiếu với biên bản giao nhận để đảm bảo sự
phù hợp. Cấp dưỡng là người có trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các mặt hàng.
Khi nhận hàng, cấp dưỡng phải đảm bảo duy trì nhiệt độ thích hợp.
Đồ lạnh: 0oC đến 5oC (sữa, nông sản, thịt, gia cầm và hải sản)
Đông lạnh: -23oC đến -18oC (sữa, rau đông lạnh, các mặt hàng đông lạnh khác, thịt, gia cầm
và thủy sản). Kem có thể được chấp nhận ở -12 độ C, tuy nhiên không khuyến khích.
Các hóa đơn phải được kiểm tra cho chính xác. Tất cả hóa đơn sau khi được kiểm tra phải
được thuyền trưởng đóng dấu và ký tên. Hóa đơn chỉ có thể được thay thế bằng biên bản giao
nhận.
4.2.4. Kiểm tra thực phẩm được cung cấp
Tất cả các mặt hàng cần được kiểm đếm về số lượng và chất lượng.
Phải kiểm tra nhiệt độ của hàng đông lạnh và hàng lạnh. Nếu thực phẩm được giao trong
khoảng nhiệt độ nguy hiểm, những sản phẩm này nên được từ chối.
Những sản phẩm quá hạn, thối, hư hại hoặc không phù hợp nên từ chối nhận. Những mặt
hàng bị từ chối và trả lại nên được trừ ra từ hóa đơn trước khi ký nhận
4.2.5. Đánh giá nhà cung cấp
Sau mỗi lần cấp thực phẩm, các nhà cung ứng phải được đánh giá theo quy trình NSH-03-03.
4.3. Kho lưu trữ thực phẩm
Việc quản lý kho phải theo nguyên tắc vào trước thì ra trước (“First in, First out” hay
“FIFO”). Lưu ý, với nguyên tắc này có nghĩa là thực phẩm nên được sự dụng theo thứ tự mà
chúng được đưa vào kho. Ví dụ: không đặt thịt bò đông lạnh của ngày hôm này vào tủ lạnh
trước những sản phẩm đã nhận tuần trước. Tạo ra một hệ thống theo ngày mà thực phẩm
được nhận và nơi những thực phẩm mới nhận phải nằm sau những thực phẩm đã lưu trữ, để
bảo đảm rằng nguyên tắc cái nào vào trước thì ra trước (FIFO).
Giữ thực phẩm có khả năng biến chất thành độc hại ra khỏi vùng nhiệt độ nguy hiểm là 4.4°
đến 60°C.
Chỉ lưu giữ thực phẩm trong khu vực được thiết kế để lưu giữ. Không có lý do để lưu giữ các
sản phẩm thực phẩm gần hóa chất, trong khu vực nhà vệ sinh, trong phòng nồi hơi hoặc lò,
Số kiểm soát: NSH-07-14
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BỘ PHẬN PHỤC VỤ

dưới cầu thang hay trong phòng đón khách. Trình tự như vậy là nguy hiểm vì nguy cơ ô
nhiễm và bị cấm bởi luật y tế địa phương.
Giữ tất cả các hàng hóa sạch sẽ, bao bì hoặc đóng gói không bị hư hại. Một bao bì bẩn có thể
thu hút côn trùng hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn khi nó được mở ra. Gói bị rách nát, hư hỏng
là một dấu hiệu của nguy cơ nhiễm bẩn hoặc hư hỏng do các sinh vật có hại.
Bao bì không nên được tái sử dụng. Trừ khi các điều kiện đặc biệt áp dụng, các thực phẩm
phải được gói trong bao bì chống ẩm và kín khí. Nếu thực phẩm được lấy ra khỏi bao bì gốc,
chúng phải được cất giữ trong các hộp sạch sẽ và khử trùng có nắp đậy đóng chặt.
Giữ cho khu vực lưu trữ sạch và khô. Quy tắc này được áp dụng cho kho khô, kho lạnh, tủ
đông, tủ nóng.
Giữ xe vận chuyển thực phẩm được bố trí sạch sẽ. Thật là vô nghĩa nếu thịt đã được đông
lạnh đúng quy cách và được bao gói cận thận, lưu giữ trong tủ cấp đông sạch sẽ nhưng sau đó
nó lại được đưa vào bếp trên một chiếc xe được sử dụng để vận chuyển rác thải.
Nhiệt độ kho lạnh
Thịt và gia cầm 0° đến 3.3° C
Cá -1.1° đến 1.1°C
Nghêu sò 1.7° đến 7.2° C
Trứng 2.2° đến 3.3° C
Sản phẩm sữa 2.2° đến 3.3° C
Trái cây và rau quả 4.4° đến 7.2° C
Nhiệt độ đông lạnh
Nhiệt độ đông lạnh phải được giữ ở -17.8° C hoặc thấp hơn
Giám sát nhiệt độ
Tất cả các loại thực phẩm cần phải được lưu trữ trong một phạm vi nhiệt độ cụ thể để đảm
bảo thực phẩm an toàn và lâu dài nhất. Cấp dưỡng phải đặc biệt lưu tâm để đảm bảo tất cả các
nhà kho được giữ ở nhiệt độ cần thiết.
Nếu thực phẩm được giữ ở ngoài dải nhiệt độ thích hợp sẽ tiềm ẩn những nguy hiểm cho việc
sử dụng. Thực phẩm không nên để trong kho cấp đông mà không có bao gói vì có thể bị cháy
do lạnh và trở thành đồ bỏ đi.
Cấp dưỡng sẽ phải giám sát điều kiện kho thực phẩm bao gồm nhiệt độ, độ ẩm… Nếu có
những thay đổi so với điều kiện môi trường thông thưởng, cấp dưỡng phải báo ngay cho Máy
tư. “Bản ghi nhiệt độ kho lạnh”, NSH-07-11-02, được cập nhật ít nhất hai lần trong ngày.
Máy tư hoặc thợ máy được phân công thực hiện việc đọc và ghi nhiệt độ các kho lạnh. Nếu
tàu có Nhật ký máy lạnh thì không cần dùng mẫu này.
4.4. Quản lý côn trùng
Sau đây là danh sách các tác nghiệp phòng ngừa chung được áp dụng để loại bỏ tất cả các
loại côn trùng gây hại khỏi hoạt động cung ứng thực phẩm:
1. Kiểm tra tất cả các nguồn cung cấp bên ngoài tại khu vực nhận đồ của cấp dưỡng. Từ
chối bất kỳ lô hàng thực phẩm, ga trải giường hoặc hàng hóa bọc giấy phát hiện có
Số kiểm soát: NSH-07-14
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BỘ PHẬN PHỤC VỤ

gián hoặc chuột. Gián và chuột có thể lên được tàu theo các thiết bị, trên giá để đồ
hoặc trong thùng đựng hàng.
2. Xử lý rác thải đúng cách và kịp thời
3. Nếu cấp dưỡng tái chế rác, hãy cẩn thận để lưu trữ các vật liệu này vì khi tái chế,
chẳng hạn như các chai, lon, bìa, giấy có thể nuôi dưỡng loài gây hại nếu các đồ đó
bẩn và còn phải lưu giữ trong thời gian dài.
4. Cất trữ tất cả thực phẩm đúng cách. Giữ tất cả thực phẩm và nguồn cung cấp ít nhất
15cm khỏi sàn và 15cm cách xa các bức tường là một trong những cách kiểm soát
hiệu quả. Các cách kiểm soát khác là duy trì độ ẩm lưu trữ khô dưới 50%, bằng cách
thông gió tốt trong nhà kho và trong khu vực chuẩn bị thức ăn và lưu trữ thực phẩm
trên xe có thể di chuyển khi có thể.
Phương pháp FIFO khi lưu kho cũng giúp loại bỏ côn trùng ẩn náu trong thực phẩm
khô và các mặt hàng không phải thực phẩm được lưu trữ trong kho, vì việc quay vòng
các đồ dự trữu phá vỡ thói quen sinh trưởng của côn trùng.
5. Đổ hết nước rửa, nước dùng để lau trong các xô và lau khô các vũng nước tràn ngay
lập tức. Giữ hóa chất chùi rửa sạch sẽ, khô và đúng cách. Giẻ lau sàn ướt là một môi
trường ẩn náu thích hợp cho những con gián Mỹ. Những nơi ẩm ướt là nơi tìm thấy
nhiều loài gián này.
Vì động vật gặm nhấm cũng rất cần nước, nước đọng trong thùng hoặc trên sàn sẽ
khuyến khích sự hiện diện của chúng.
6. Làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng những hoạt động của cấp dưỡng. Thực phẩm và đồ
uống bị tràn phải được làm sạch ngay lập tức. Nhặt đồ rơi vãi và thực phẩm bỏ đi
càng nhanh càng tốt. Gián có thể ăn bất cứ gì. Một lớp vỏ bánh mì có thể là thực
phẩm toàn bộ số gián. Làm sạch cẩn thận làm giảm nguồn cung cấp thức ăn cho sinh
vật có hại, phá hủy nhiều trứng côn trùng và có thể phát hiện nơi trú ẩn mới trước khi
chúng trở nên nghiêm trọng. Thông báo cho nhân viên của bộ phận bếp về việc không
nên lưu trữ thực phẩm hoặc quần áo bẩn trong hộc tủ của họ hoặc trên sàn nhà dưới
các hộc tủ của họ. Điều kiện mất vệ sinh trong nhà vệ sinh và các khu vực nhà vệ sinh
cũng sẽ thu hút côn trùng và phải được khắc phục ngay.
4.5. Làm vệ sinh
Cấp dưỡng luôn phải nắm rõ tầm quan trọng về việc kho và bếp phải luôn sạch sẽ. Một số
khu vực cần được làm sạch thường xuyên hơn những chỗ khác.
Dụng cụ nấu ăn và bề mặt chuẩn bị thức ăn nên được làm sạch sau mỗi lần sử dụng. Tủ lạnh,
tường, trần, quạt hút các kho, v.v… cần được làm với tần xuất ít hơn.
Cấp dưỡng nên lập kế hoạch, lên lịch làm sạch các khu vực này, để đảm bảo mỗi ngày thực
hiện một việc và trong khoảng thời gian hợp lý từ 2-4 tuần tất cả các khu vực đã được làm
sạch.
Cách này giúp cấp dưỡng đảm bảo rằng bếp và nhà kho luôn luôn trong tình trạng sạch sẽ,
gọn gàng.
4.6. Vệ sinh cá nhân
Số kiểm soát: NSH-07-14
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BỘ PHẬN PHỤC VỤ

Bước đầu tiên để giữ gìn sức khỏe là thực hành các thói quen sức khỏe tốt. Điều này bao
gồm:
 Tắm hàng ngày với xà phòng và nước
 Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay.
 Tránh những việc như gãi đầu hoặc chạm vào miệng hoặc mũi.
 Không ăn, uống, nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc khi thực phẩm đang được chế biến
hoặc làm sạch.
 Tránh rơi mồ hôi vào thực phẩm hoặc các thiết bị.
 Sử dụng khăn tay dùng một lần để lau mồ hôi và rửa tay trước khi làm thực phẩm.
 Sử dụng mũ chụp giữ tóc.
 Giữ móng ngắn gọn và sạch sẽ.
4.7. Nhật ký làm vệ sinh
Mục đích của Nhật ký làm vệ sinh, NSH-07-14-01, là để đảm bảo và để chứng minh rằng các
thực phẩm được chế biến, lưu trữ và phục vụ một cách an toàn, vệ sinh.
Mẫu này bao gồm hai phần chính. Phần trên cùng liên quan đến việc kiểm tra vệ sinh chung.
Nhiệm vụ này được thực hiện hàng ngày, sau khi đã hoàn thành việc nấu ăn.
Thuyền trưởng hoặc một sĩ quan được ủy quyền sẽ thực hiện kiểm tra nhanh hàng ngày và
xác nhận việc vệ sinh sạch sẽ ở những khu vực cần kiểm tra.
Nếu mức độ vệ sinh & sạch sẽ không đạt thì người có trách nhiệm chính phải thực hiện lại.
Sau khi làm xong phải được kiểm tra lại để đảm bảo đạt được kết quả như mong muốn.
Phần dưới sẽ liên quan đến các khu vực ít được vệ sinh, làm sạch thường xuyên. Sau khi làm
vệ sinh sạch sẽ, người thực hiện việc dọn dẹp và vệ sinh điền vào vị trí tương ứng trong mẫu.
Nhật ký làm vệ sinh được thực hiện hàng tuần.
Thuyền trưởng lưu bản Nhật ký này trong thời gian 12 tháng và phải luôn có sẵn để tiện cho
việc kiểm tra.
4.8. Báo cáo kiểm tra công việc của bộ phận phục vụ
Công ty cam kết đảm bảo rằng công tác phục vụ ăn uống trên tàu được thực hiện một cách
hợp lý và các biện pháp quản lý chất lượng được thực hiện đúng như tiêu chí đã đưa ra. Để
đảm bảo tất cả các quy định phải được tuân thủ, các hoạt động phục vụ ăn uống trên tàu phải
được kiểm tra
Công ty có thể yêu cầu chuyên viên kỹ thuật, DPA hoặc đại diện công ty thực hiện việc kiểm
tra này. Nội dung mẫu “Báo cáo kiểm tra công việc của bộ phận phục vụ”, NSH-07-14-03,
liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ và trách nhiệm như được mô tả trong Quy trình làm việc của
cấp dưỡng, NSH-07-13, và quy trình này.
Thuyền trưởng cần hợp tác tạo điều kiện tốt cho việc kiểm tra, bao gồm cả việc trình ra các
báo cáo liên quan đến bộ phận phục vụ được lưu tại tàu.
Người kiểm tra sẽ thông báo cho Thuyền trường về bất cứ phát hiện nào và trực tiếp gửi báo
cáo về Công ty.
Số kiểm soát: NSH-07-14
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BỘ PHẬN PHỤC VỤ

5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO


 “Nhật ký làm vệ sinh”, NSH-07-14-01,
 “Bản ghi nhiệt độ kho lạnh”, NSH-07-14-02,
 “Báo cáo kiểm tra công việc của bộ phận phục vụ”, NSH-07-14-03.
 “Yêu cầu cấp thực phẩm”, NSH-07-14-04.
Số kiểm soát: NSH-07-15
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

1. MỤC ĐÍCH
Đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe và vệ sinh trên tàu được duy trì.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho toàn bộ thuyền viên trên tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Hướng dẫn an toàn thực phẩm trên tàu hàng và tàu cá (Guidelines for Food Safety on
Merchant Ships and Fishing Vessels).
 Sổ tay 5 chìa khóa về an toàn thực phẩm (Five Keys to Safer Food Manual),
 Hướng dẫn vệ sinh trong khu vực bếp (Hygiene in Galley),
 Bộ luật an toàn tác nghiệp trong lao động cho thuyền viên (Code of Safe Working Practices
for Merchant Seamen),
 Quy trình thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS), NSH-07-11,
 Quy trình chăm sóc sức khỏe và y tế, NSH-07-12,
 Quy trình làm việc của bộ phận phục vụ, NSH-07-14,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Quy định chung
Công ty nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu sự cam kết của toàn thể thuyền viên để
đảm bảo rằng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe và vệ sinh được duy trì trong toàn bộ đội tàu.
Việc này bao gồm cả vệ sinh cá nhân khi chuẩn bị và xử lý thực phẩm. Bất kỳ biểu hiện ốm
đau hay nghi ngờ về sức khỏe và vệ sinh phải được báo cáo cho Thuyền trưởng hoặc sỹ quan
quản lý trên tàu.
Thuyền trưởng chịu trách nhiêm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn về sức khỏe và vệ sinh được
duy trì. Thuyền trưởng thực hiện việc kiểm tra hàng tuần vấn đề sức khỏe và vệ sinh trên tàu
theo “Danh mục kiểm tra bếp và các kho”, NSH-07-15-01.
Ốm đau và bệnh tật có thể lây nhiễm rất nhanh nếu không áp dụng các tác nghiệp phù hợp
trong lao động khi xử lý và chế biến thực phẩm. Khu vực bếp là nơi làm việc có nhiều rủi ro
ví dụ như dụng cụ sắc nhọn và các chất lỏng đung sôi. Vì thế, vệ sinh tốt, dọn dẹp hiệu quả và
các tác nghiệp lao động an toàn sẽ giảm thiểu rủi ro cho những người làm việc trong bếp và
cả những người khác trên tàu. Bộ luật an toàn tác nghiệp trong lao động dành cho thuyền viên
là một ấn phẩm tốt để tham khảo và được dùng làm hướng dẫn cùng với quy trình dẫn này.
4.2. Vệ sinh và an toàn trong khu vực bếp
Tất cả các thiết bị nhà bếp như bếp, lò nướng, máy xay, chảo rán và các thiết bị điện khác
phải được vận hành theo đúng hướng dẫn vận hành và hướng dẫn an toàn của nhà sản xuất.
Các hướng dẫn sử dụng thiết bị phải được dán bên cạnh mỗi thiết bị. Các thiết bị trong bếp
chỉ được sử dụng bởi người có kinh nghiệm hoặc dưới sự giám sát của họ. Không nhân viên
nào được phép vào bếp mà không được sự cho phép của cấp dưỡng hoặc Thuyền trưởng.
Số kiểm soát: NSH-07-15
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Phải đặc biệt chú ý khi vận hành thiết bị hay dụng cụ nóng. Khi thời tiết xấu, cần phải sử
dụng quây chắn quanh bếp, các chảo và nồi không được đổ quá đầy có thể gây tràn hay đổ
khi tàu lắc.
Nhân viên làm bếp phải đi giầy bảo hộ chống trượt và có chụp bảo vệ đầu ngón chân.
Những dụng cụ sắc nhọn, như dao và dao bầu, phải được sử dụng cẩn thận bất kỳ thời điểm
nào và được giữ trong kệ an toàn hoặc lưu trữ ở những nơi thích hợp khác khi không sử dụng.
Không được để dao và dụng cụ cắt gọt xung quanh những nơi mà con người có thể vô tình tự
cắt mình. Khi rửa dụng cụ, dao phải được rửa riêng và không trộn lẫn với các dụng cụ khác
và không được bỏ dao nằm ở phía dưới bồn rửa.
Tất cả các khu vực bếp, đặc biệt là những nơi để chuẩn bị thực phẩm phải được giữ sạch sẽ
mọi lúc. Bề mặt làm việc và trang thiết bị phải được giữ sạch sẽ và rửa sạch giữa các ca. Đặc
biệt, sau khi chuẩn bị thịt sống hoặc gia cầm, dụng cụ phải được rửa và khử trùng. Thường
xuyên rửa/ lau và khử trùng tất cả các thiết bị mà mọi người thường xuyên chạm vào như các
bề mặt làm việc, chậu rửa, vòi nước, tay nắm cửa, công tắc và đồ mở hộp.
Tủ lạnh được làm sạch và khử trùng thường xuyên.
Hệ thống thông gió được sử dụng để giữ cho bếp khỏi mùi khói, hơi nước và mùi hôi. Lưới
thông gió phải được làm sạch thường xuyên để giữ cho chúng khỏi dầu mỡ
Phải lên lịch làm vệ sinh cho khu bếp và các kho thực phẩm. Bộ phận phục vụ bổ sung các
nội dung khác cho phù hợp. Lịch vệ sinh này phải được ép nhựa và được dán lên vách trong
khu bếp.
Giữ khu vực bếp “SẠCH SẼ VÀ GỌN GÀNG” làm cho cuộc sống an toàn và dễ dàng hơn
Bất kỳ sự hư hỏng về bề mặt, đặc biệt là bề mặt lát gạch bao gồm sàn tàu và các vách chống
bắn mỡ phải được sửa chữa ngay lập tức. Tất cả các bề mặt, đồ nấu nướng, đồ sành sứ và
dụng cụ phải được rửa sạch sau khi sử dụng và xếp gọn gàng. Bát đĩa bị hỏng hay sứt mẻ
phải được loại bỏ, vì vi khuẩn sẽ bám ở các kẽ nứt.
Bộ phận phục vụ thực hiện làm vệ sinh khu vực bếp, các kho và nhà ăn theo lịch làm vệ
sinh NSH-07-11-03.
4.3. Lây nhiễm chéo
Lây nhiễm chéo là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm. Nó
xảy ra khi vi khuẩn có hại được lan truyền vào thực phẩm từ thực phẩm khác, bề mặt, tay
hoặc thiết bị. Những vi khuẩn có hại thường bắt nguồn từ thịt sống / gia cầm và trứng, vì vậy
cần xử lý những thực phẩm này một cách cẩn trọng. Nguồn lây nhiễm vi khuẩn khác có thể
bao gồm nhân viên, vật nuôi, trang thiết bị và quần áo.
Để tránh lây nhiễm chéo giữa các loại thịt chưa nấu chín và thực phẩm khác, phải tách riêng
dao, thớt và sử dụng bề mặt chuẩn bị thức ăn riêng.
Tương tự như vậy, các đồ dùng như dao sẽ được chỉ định để dùng cho các loại thịt chưa nấu
chín và giữ riêng biệt với đồ dùng khác. Mã màu hoặc cách phân loại khác sẽ được sử dụng.
Thực phẩm phải được xử lý càng ít càng tốt và rửa tay kỹ sau khi xử lý sản phẩm tươi sống.
Các loại thực phẩm có nguy cơ cao về sinh sôi vi khuẩn:
 Thịt, các sản phẩm thịt và gia cầm
 Cá, hải sản và các sản phẩm cá
Số kiểm soát: NSH-07-15
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

 Sản phẩm trứng sữa, kem và các sản phẩm từ sữa khác bao gồm cả phomát
 Các sản phẩm trứng, nước sốt và salad
Khăn lau là một trong những nguyên nhân hàng đầu của lây nhiễm chéo. Khăn lau nếu
không phải loại lau một lần phải thường xuyên được giặt sạch ở nhiệt độ cao. Khăn lau
dùng để làm sạch khu vực thực phẩm tươi sống không được sử dụng ở khu vực thức ăn đã
nấu hoặc khu vực chuẩn bị thực phẩm ăn nguội.
Dùng thớt nhựa và thay thế khi bị mòn. Không được sử dụng thớt gỗ.
4.4. Ô nhiễm vật lý và hóa học
Bếp, hóa chất làm sạch và thuốc diệt côn trùng phải được cất giữ riêng biệt với thực phẩm và
khi sử dụng phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi làm vệ sinh bếp và các kho, thực
phẩm phải được bảo vệ và được bao bọc
4.5. Thực phẩm dễ hư hỏng
Một số thực phẩm cần phải được giữ lạnh để giữ cho chúng được an toàn, ví dụ như thực
phẩm có "hạn sử dụng"; thực phẩm có yêu cầu "giữ lạnh" trên nhãn, thực phẩm đã được nấu
chín và sẽ không được phục vụ ngay lập tức, thực phẩm ăn ngay như salad và món tráng
miệng. Thực phẩm đã được nấu chín và để tiêu thụ về sau nên được làm lạnh càng nhanh
càng tốt và sau đó được lưu trữ trong tủ lạnh.
Các loại thực phẩm dễ hư hỏng không được cất giữ ở dải nhiệt độ nguy hiểm (4,5°C đến
65°C). Nếu thức ăn được để ở nhiệt độ không thích hợp trong hơn 30 phút, người tiêu thụ
thực phẩm có thể bị ngộ độc thực phẩm trong vòng 1-6 giờ. Vi khuẩn không hoạt động dưới
4,5°C và hầu hết bị phá hủy nếu thực phẩm được nấu chín để đạt nhiệt độ 70°C từ trong ra
ngoài.
Thực phẩm để ăn sống (ví dụ như trái cây và rau xà lách) phải được lựa chọn cẩn thận, kiểm
tra và rửa sạch triệt để trước khi sử dụng.
Thực phẩm dự trữ phải được giữ trong thùng được đóng kín khi không sử dụng
Đồ bỏ đi, đặc biệt là thức ăn thừa phải được giữ trong thùng kín và tránh xa thực phẩm khác.
Chất thải trong bếp không được để tích tụ trong bếp và phải được chuyển sang khu vực chứa
rác thải của tàu càng sớm càng tốt. Rác thải phải được tách biệt đúng ở các khu vực lưu trữ
(xem thêm chi tiết trong Kế hoạch quản lý rác thải của tàu).
4.6. Vệ sinh cá nhân
Tất cả những người xử lý thực phẩm phải hết sức chú ý đến vệ sinh của của bản thân và quần
áo của họ. Nhân viên phục vụ phải mặc quần áo sạch sẽ chỉ dùng để làm việc trong khi chế
biến thực phẩm và các khu vực phục vụ và không mặc quần áo này trong khi nghỉ ca. Nhân
viên phục vụ không đeo đồng hồ hay đồ trang sức. Nhân viên phục vụ không hút thuốc, uống
rượu, ăn hoặc nhai kẹo cao su khi chuẩn bị thức ăn.
Nhân viên phục vụ luôn phải rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn. Thiết bị rửa tay, cùng với xà
phòng chống vi khuẩn, đồ chà móng tay và khăn dùng một lần được chuẩn bị sẵn và sẽ được
sử dụng thường xuyên đặc biệt là sau khi xử lý các loại thịt chưa nấu chín và sau khi vào nhà
vệ sinh. Phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng hóa chất làm sạch.
Những người đang bị bệnh hoặc các bệnh có khả năng truyền qua thực phẩm hoặc nước
không được phép làm việc trong khu chế biến thực phẩm hoặc các khu vực phục vụ. Nếu một
Số kiểm soát: NSH-07-15
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

thành viên trong số nhân viên phục vụ cảm thấy không khỏe hoặc là có nghi ngờ là có triệu
chứng bệnh nhất định (chẳng hạn như tiêu chảy, nôn mửa, mụn nhọt và phát ban v.v…) người
đó phải liên lạc với sỹ quan y tế trên tàu. Sỹ quan y tế tham khảo ý kiến với Thuyền trưởng
để quyết định xem người đó có thể tiếp tục làm việc với thực phẩm hay không.
Tất cả các vết cắt, dù là nhỏ như thế nào, phải báo cáo để được chăm sóc y tế. Một vết cắt,
vết bỏng nhỏ hoặc vết xước phải được băng bó một cách phù hợp bằng băng y tế chống nước
chuyên dụng. Bất cứ ai với một vết cắt bị nhiễm trùng, vết thương, vết bỏng,.v.v… đều không
được tham gia vào việc xử lý thực phẩm.
4.7. Khu vực để thức ăn
Nếu tàu có các tủ để đồ ăn uống cho các sĩ quan và thủy thủ đoàn sử dụng, mọi người phải có
trách nhiệm sử dụng các phương tiện này một cách sạch sẽ, vệ sinh và ngăn nắp. Thuyền
trưởng có thể cho ngừng sử dụng phương tiện này nếu không tuân thủ các qui định này.
Thùng chứa đồ thải/ rác phải có nắp đậy chặt phù hợp và thường xuyên được dọn sạch phù
hợp với Kế hoạch quản lý rác thải.
Một số khu vực để đồ ăn có thể được trang bị lò vi sóng. Điều quan trọng là mọi thuyền viên
phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và tất cả các thực phẩm được nấu chín kỹ và đồng
đều. Nếu không tuân thủ hướng dẫn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm
4.8. Gián và các loại côn trùng khác
Gián và các loại côn trùng khác có thể làm hỏng thực phẩm và truyền bệnh bao gồm cả bệnh
lỵ. Để loại bỏ các loài côn trùng gây hại, thực phẩm và đồ thừa không được bỏ lại xung
quanh, phải được lưu trữ hoặc xử lý một cách phù hợp. Tất cả các khu vực liên quan đến lưu
trữ hoặc xử lý thực phẩm phải được giữ sạch sẽ, các vết nứt và hư hỏng phải được sửa chữa
càng sớm càng tốt để ngăn chặn khu vực sinh sản côn trùng.
Khi phát hiện gián hoặc côn trùng, phải sử dụng những sản phẩm phù hợp để loại bỏ chúng.
Các sản phẩm có thể bao gồm thuốc xịt, bả và bẫy. Bất kỳ sản phẩm nào được sử dụng phải
theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt là sử dụng chúng gần với thực phẩm.
Trong trường hợp không kiểm soát được sự phá hoại bằng phương pháp trên, Công ty sẽ bố
trí cho chuyên gia trừ công tùng chuyên nghiệp xử lý.
Nguồn phát sinh công trùng có thể từ việc cung ứng thực phẩm, vì thế tất cả các lần nhận
thực phẩm phải được giám sát chặt chẽ để phát hiện dấu hiệu có côn trùng khi mở gói.
4.9. Thực phẩm
Thuyền trưởng và cấp dưỡng phải đảm bảo rằng chất lượng của thực phẩm nhận trên tàu phải
được cung cấp bởi một nhà cung cấp có uy tín và có tiêu chuẩn chất lượng tốt
Thực phẩm nhận lên tàu phải sạch, nguyên vẹn, không hư hỏng và an toàn cho người sử
dụng. Bao bì cũng phải còn nguyên vẹn và không bị hư hại. Thực phẩm có bất kỳ nghi ngờ
gì nên được trả lại cho nhà cung cấp.
Sữa và sản phẩm từ sữa phải được lưu trữ trong tủ lạnh cho đến khi sử dụng. Sữa đóng hộp,
ngoại trừ sữa bột khô, phải được cất giữ trong tủ lạnh sau khi đã mở.
4.10. Lưu trữ và rã đông
Số kiểm soát: NSH-07-15
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Thực phẩm còn sống và thực phẩm đã chế biến có thể ăn phải được lưu trữ tách biệt. Nếu
chúng được sắp xếp trong cùng tủ lạnh thì thịt sống/ gia cầm phải được sắp xếp dưới thực
phẩm đã chế biến có thể sẵn sàng để ăn.
Thực phẩm đông lạnh phải được đặt trong tủ lạnh càng sớm càng tốt sau khi giao hàng. Các
thực phẩm tươi sống tương tự hải được đông lạnh ngay sau khi giao hàng hoặc chế biến.
Thực phẩm được rã đông phải được giữ trong tủ lạnh trong hộp đậy kín để phía dưới các thực
phẩm đã nấu chín hoặc để trong một khu vực riêng biệt của bếp xa các thực phẩm khác.
Thực phẩm cần được rã đông hoàn toàn trước khi nấu ăn (trừ khi hướng dẫn của nhà sản xuất
là 'nấu đông lạnh').
Nhiệt độ của tất cả các kho lạnh và kho cấp đông phải được kiểm tra và ghi vào nhật ký hai
lần mỗi ngày sử dụng nhiệt kế lắp sẵn bên trong phù hợp. Máy tư phụ trách việc kiểm tra
nhiệt độ và ghi lại trong biểu mẫu “Bản ghi nhiệt độ kho lạnh”, NSH-07-14-02. Nhật ký máy
lạnh có thể được dùng thay thế cho biểu mẫu này.
4.11. Nấu ăn an toàn
Điều cần thiết là phải nấu thức ăn đúng cách để giết chết bất kỳ loại vi khuẩn có hại.
Làm theo hướng dẫn nấu ăn của nhà sản xuất đối với các sản phẩm thực phẩm. Hâm nóng các
thiết bị như lò và vỉ nướng trước khi nấu.
Thức ăn phải được kiểm tra để đảm bảo nó được nấu chín trước phục vụ. Khi thức ăn đã nấu
chín được hâm nóng, điều quan trọng là phải làm nóng kỹ để đảm bảo vi khuẩn có hại, có thể
đã phát triển kể từ lúc thực phẩm được nấu chín, sẽ bị chết hết.
Trứng có thể chứa vi khuẩn có hại và thực phẩm có chứa trứng phải được nấu chín kỹ và phải
nóng bỏng tay.
Gạo có thể chứa các mầm vi khuẩn có hại và phải được phục vụ ngay sau khi nấu chín. Nếu
cơm được để lại tại nhiệt độ phòng, mầm mống của vi khuẩn có thể nhân lên nhanh chóng và
tạo ra độc tố có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Hâm nóng cơm sẽ không loại bỏ những độc tố
này.
Kiểm tra để đảm bảo thực phẩm được nấu chín đúng cách:
 Gia cầm không phải màu hồng hoặc màu đỏ. Kiểm tra phần dày nhất của chân và khi
đâm vào phải có nước trong chảy ra.
 Toàn bộ khúc thịt lợn, các khúc thịt cuốn, thịt xay, xúc xích và thịt bơ-gơ phải được nấu
chín nóng bỏng, không còn màu hồng ở giữa.
 Tảng thịt lớn nhất trong món hầm, món cà ri.. phải nấu chín nóng tòan bộ và không có
màu đỏ hoặc hồng ở giữa.
 Món ăn lỏng phải được đun sôi sủi bọt.
 Kiểm tra cá bằng cách cắt vào vùng giữa để kiểm tra xem màu sắc và kết cấu đã thay
đổi.
4.12. Kiểm soát thực phẩm trong kho
Quản lý kho hiệu quả là một phần quan trọng của việc quản lý an toàn thực phẩm. Trên tàu,
việc sử dụng thực phẩm đông lạnh sẽ thường xuyên hơn so với ở trên bờ. Thực phẩm không
được sử dụng quá "hạn sử dụng" trừ khi nó được đông lạnh. Không phải tất cả các loại thực
phẩm đều thích hợp cho việc đông lạnh.
Số kiểm soát: NSH-07-15
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Khi kiểm tra kho thực phẩm, các thực phẩm cũ phải được đưa lên phía trước và không được
để ẩn hay bị che lấp phía sau thực phẩm mới.
4.13. Những lý do chính của việc ngộ độc thực phẩm
1. Chuẩn bị thức ăn lâu trước khi phục vụ và lưu giữ ở nhiệt độ phòng
2. Để nguội thức ăn quá lâu trước khi đưa vào tủ lạnh.
3. Không hâm nóng thực phẩm ở nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt vi khuẩn có hại.
4. Sử dụng thực phẩm nấu chín đã bị ô nhiễm.
5. Thực phẩm nấu chưa chín.
6. Không rã thịt đông lạnh đủ thời gian.
7. Lây nhiễm chéo từ thực phẩm tươi sống sang thức ăn đã nấu chín.
8. Lưu trữ thức ăn nóng dưới 63oC
9. Người chế biến thực phẩm bị bệnh
10. Sử dụng thức ăn thừa không đúng cách
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Lịch làm vệ sinh, NSH-07-11-03,
 Danh mục kiểm tra bếp và các kho, NSH-07-15-01
Số kiểm soát: NSH-07-16
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC NGỌT

1. MỤC ĐÍCH
Đảm bảo nguồn nước uống sạch, vệ sinh và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm qua nguồn
nước trên tàu.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng đối với sỹ quan và thuyền viên trên tàu.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Hướng dẫn về vệ sinh trên tàu của WHO (WHO’s Guide to Ship Sanitation),
 Hướng dẫn y tế quốc tế cho tàu (International Medical Guide to Ships),
 Quy trình thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS), NSH-07-11,
 Quy trình bảo dưỡng, NSH-10-01,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Quản lý nước ngọt
Việc quản lý nguồn nước không tốt sẽ tạo ra nguy cơ truyền nhiễm bệnh trong toàn tàu. Các
vụ nhiễm bệnh đã xảy ra trên tàu đều liên quan đến nước ngọt lấy lên tàu bị nhiễm khuẩn, lây
nhiễm chéo giữa nguồn nước trong két với nguồn nước lấy từ trên bờ, quy trình lấy nước
không đúng, thiết kế két nước không thích hợp và không thực hiện quy trình khử trùng. Bằng
chứng cho thấy nước thải là một trong những nguồn lây nhiễm thường gặp gây ra nhiễm bệnh
toàn tàu thông qua nguồn nước uống.
Nước sinh hoạt được lấy từ tàu cấp nước/ bờ hoặc được sản xuất trên tàu phải được lấy mẫu và
xử lý thường xuyên theo quy định. Hồ sơ về việc xử lý nước bằng hóa chất phải được duy trì.
Trong trường hợp có nghi ngờ về chất lượng nước uống và nước nấu ăn, phải báo cho văn
phòng công ty.
Thiết bị để khử trùng và loại bỏ các khoáng chất đối với nước uống phải được bảo dưỡng theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
Để giảm thiểu nguy cơ, cần thực hiện:
 lấy nước từ nguồn an toàn nhất nếu có thể;
 ngăn ngừa nhiễm khuẩn vào két;
 xử lý để loại bỏ bất kỳ loại hình nhiễm bẩn có thể xảy ra; và
 bảo quản và sử dụng nước theo cách thức để tránh không bị bẩn sau khi đã được xử lý.
Tất cả các vòi nước từ các nguồn nước uống được phải được đánh dấu bằng biển báo “Nước
uống được” - ”Drinking Water”.
4.2. Bố trí để lấy nước và cung cấp nước
Nước ngọt lấy từ trên bờ hoặc từ tàu cấp nước phải được chuyển lên tàu bằng đường ống
chuyên dùng để lấy nước. Đường ống lấy nước phải:
Số kiểm soát: NSH-07-16
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC NGỌT

 đánh dấu rõ ràng “Lấy nước ngọt” - ‘Potable Water Only’ (đánh dấu đầu ống màu
xanh);
 cất trong kho cao hơn hẳn mặt boong;
 xả nước và đóng nắp cả hai đầu sau khi sử dụng;
 bơm xả làm sạch ống trước khi lấy nước.
Khi sử dụng đường ống của cảng, thủy thủ phụ trách lấy nước phải đảm bảo các đường ống
này còn tốt và được khử trùng thường xuyên, được cất giữ an toàn và đóng nắp hai đầu trong
môi trường sạch sẽ.
4.3. Xử lý bằng Clo
Trước khi nhận nước, tàu phải kiểm tra nồng độ Clo tự do trong nước. Trong trường hợp,
lượng Clo tự do trong nguồn nước nhận lên tàu thấp, thì phải bổ sung Clo để đảm bảo mức
Clo dư đạt ít nhất là 0.2 mg/L (ppm).
Nồng độ Clo cho vào một cách thủ công được thực hiện để đảm bảo lượng Clo tự do trong
nước từ 0.2 mg/L đến tối đa là 0.5 mg/L (tham khảo Hướng dẫn vệ sinh trên tàu của Tổ chức
Y tế thế giới – WHO hoặc Hướng dẫn quốc tế về y tế cho tàu). Tốt nhất lượng Clo tự do trong
két chứa nên được duy trì ở mức 0.5 mg/L. Tất cả các tàu phải có bộ thử mức Clo tự do trong
nước.
Việc kiểm tra và bổ sung Clo hàng tuần phải được ghi lại trong “Biên bản xử lý bằng Clo”,
NSH-07-16-01.
4.4. Bệnh viêm phổi Legionnaires
Bệnh Legionnaires là một loại viêm phổi gây chết người. Bệnh phát triển do hít sâu vào phổi
vi khuẩn Legionella. Loại vi khuẩn Legionella có trong các hạt nước nhỏ dạng sương
(aerosols).
Đã xảy ra nhiều trường hợp nhiễm legionellosis trên tàu khách; trong nhiều trường hợp đã có
người tử vong. Việc kiểm soát tốt các môi trường ẩm ướt trên tàu là tối quan trọng trogn việc
ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Vấn đề này không chỉ là riêng của tàu khách. Các cuộc kiểm tra trên tàu hàng đã cho thấy
nước uống và hệ thống điều hòa có nhiễm vi khuẩn Legionella. Nghiên cứu cho thấy những
người làm việc trên tàu có nguy cơ nhiễm Legionnaires cao hơn so với người ở trên bờ.
Legionella phát triển trong các hệ thống đường ống nước nóng và lạnh và là nguy cơ khi hít
vào trong lúc dùng vòi tắm hoặc khi sử dụng nước. Bệnh phát triển do hít vào vi khuẩn hơn là
do nuốt.
Chất lượng nước kém có liên quan đến việc bùng phát bệnh Legionnaires trên tàu. Nguy cơ
lây nhiễm Legionella tăng cao khi két chứa và nước trong hệ thống có nhiệt độ từ 25 đến 50ºC.
Các lõi lọc phải được kiểm tra hàng tuần, rửa sạch hoặc thay thế nếu cần. Các tấm lọc loại có
thể rửa được phải được ngâm trong dung dịch Clo 50ppm. Tần xuất kiểm tra và vệ sinh hay
thay thế phải tăng lên khi nguy cơ nhiễm bẩn đường lấy gió vào tăng cao do ô nhiễm không
khí.
4.5. Bảo dưỡng hệ thống cấp nước
Số kiểm soát: NSH-07-16
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC NGỌT

Tất cả các thiết bị của hệ thống sản xuất, xử lý, cấp nước ngọt bao gồm phin lọc, bơm
v.v…phải được kiểm tra, làm sạch, súc rửa hoặc thay thế nếu cần theo đúng hướng dẫn của
nhà sản xuất và hệ thống bảo dưỡng theo kế hoạch của tàu.
Những người kiểm tra hoặc làm việc trong két nước ngọt phải mặc đồ bảo hộ và đi giầy sạch
chỉ dùng để vào két nước ngọt và chưa được dùng vào việc gì khác. Những người này cũng
không được có bệnh truyền nhiễm hay bệnh ngoài da.
Chương trình bảo dưỡng phải được thiết lập trong PMS đáp ứng các yêu cầu sau.
4.6. Lịch bảo dưỡng
Két chứa nước ngọt
Stt Công việc Chu kỳ
1. Bơm hết ra, nếu cần thì rửa sạch trước khi lấy đầy 6 tháng
2. Mở két, bơm sạch, thông thoáng và kiểm tra, làm sạch kỹ, sơn phủ 12 tháng
nếu cần, thông thoáng và lấy đầy nước sạch, xử lý bằng Clo đến
mức 0.2 ppm Clo tự do. Quá trình rửa két phải khử trùng bằng dung
dịch 50ppm chlorine
3. Hệ thống cấp nước (từ buồng máy đến đầu ra xa nhất) phải được Trong / sau khi
bơm nước sạch với nồng độ Clo là 50ppm để trong 12 tiếng và rửa ra đà
sạch và bơm nước ngọt nồng độ Clo tự do là 0.2 ppm.

Hệ thống cấp nước


Stt Bộ phận Công việc Chu kỳ
1. Lõi lọc Làm sạch hoặc thay mới Hàng tháng hoặc
theo hướng dẫn
của nhà sản xuất
2. Vùng chiếu Làm sạch Theo hướng dẫn
UV của nhà sản xuất
3. Bình nóng Mở ra, kiểm tra mức đóng bám và làm sạch. Hàng năm
Trước khi làm sạch, nâng nhiệt độ bình đến 70°C
trong 1 giờ để đảm bảo giết hết vi khuẩn phát triển
trong các vùng nhiệt độ thấp hơn của bình.
4. Vòi tắm sen Làm sạch trong dung dịch Clo 50ppm 6 tháng

5. Đường ống Xả và điền đầy bằng dung dịch Clo 50ppm, để 1 6 tháng hoặc
mềm lấy nước giờ trước khi làm sạch và cất đi. thường xuyên
ngọt (FW) hơn nếu sử dụng
nhiều

Bảo dưỡng hệ thống điều hòa


Số kiểm soát: NSH-07-16
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ NƯỚC NGỌT

Stt Bộ phận Công việc Chu kỳ


1. Lõi lọc Kiểm tra hàng tuần Hàng tuần
Rửa sạch hoặc thay thế nếu cần.
Các lõi lọc có thể rửa được thì ngâm trong dung
dịch Clo 50ppm trước khi lắp trở lại.

5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO


 Biên bản xử lý bằng Clo, NSH-07-16-01.
Số kiểm soát: NSH-07-17
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 1 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM SẠCH HẦM HÀNG/ KÉT

1. MỤC ĐÍCH
Quy trình này đề ra trình tự và các chú ý về an toàn khi làm sạch các hầm hàng hoặc các khu
vực kín sau khi đã bơm hết dầu sản phẩm trong các két chưa được tẩy khí.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thuyền trưởng và chuyên viên kỹ thuật phải đảm bảo quy trình làm sạch hầm được tuân thủ.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 ISGOTT,
 Bộ luật về tác nghiệp an toàn trong lao động cho thuyền viên (Code of Safe Working Practice
for Merchant Seamen),
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO.
 Quy trình phân tích an toàn công việc, NSH-07-05,
 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06,
 Quy trình cấp giấy phép làm việc, NSH-07-07.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Giám sát và chuẩn bị
4.2.1. Giám sát
Thuyền phó nhất phải giám sát toàn bộ quá trình và các hoạt động làm sạch hầm.
4.2.2. Chuẩn bị
Trước khi thực hiện việc làm sạch két, Thuyền trưởng, Máy trưởng, Thuyền phó nhất và tất
cả những người sẽ tham gia vào quá trình làm việc phải họp và đánh giá những rủi ro liên
quan đến hoạt động này. Kết quả đánh giá được báo cáo trong biểu mẫu NSH-07-05-01.
Những biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro phải được thực hiện.
Trước và trong quá trình làm sạch két, thuyền phó nhất phải đảm bảo rằng tất cả những chú ý
được đề ra trong Chương 4 của ISGOTT được tuân thủ triệt để. Tất cả thuyền viên và mọi
người trên tàu phải được thông báo về việc bắt đầu làm sạch hầm. Nếu có tàu, thuyền cập
mạn, các thuyền viên trên các phương tiện này cũng phải được thông báo và phải kiểm tra sự
tuân thủ của họ với các biện pháp an toàn thích hợp.
Trước khi tiến hành làm sạch hầm khi ở trong cầu, các biện pháp bổ sung sau phải được thực
hiện:
 Những chú ý cần thiết nêu trong Chương 24 của ISGOTT được tuân thủ.
 Tham vấn với những người liên quan trên bờ để chắc chắn là tình trạng trên cầu tàu
không gây nguy hiểm và họ đã đồng ý để quá trình thực hiện được bắt đầu.
4.2. Rửa và làm sạch hầm hàng
Phương pháp làm sạch két trên tàu tùy thuộc vào phương thức kiểm soát môi trường trong
các két hàng và được quyết định bởi loại thiết bị được lắp đặt trên tàu.
4.2.1. Môi trường két
Số kiểm soát: NSH-07-17
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 2 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM SẠCH HẦM HÀNG/ KÉT

Môi trường trong két có thể là các loại hình sau:


Trơ hóa:
Môi trường được làm mất khả năng cháy bằng cách đưa khí trơ vào trong két để làm giảm
nồng độ ôxy. Để thỏa mãn yêu cầu trơ hóa, hàm lượng ôxy không vượt quá 8% về thể tích.
Quá thấp:
Môi trường được làm mất khả năng cháy bằng cách giảm nồng độ hydrocarbon xuống dưới
Giới hạn cháy dưới (LFL).
Quá giàu:
Môi trường có nồng độ hydrocarbon vượt Giới hạn cháy (Flammable Range).
Không xác định:
Môi trường có nồng độ hydrocarbon có thể vượt quá, nằm dưới hoặc nằm trong Giới hạn
cháy (Flammable Range).
4.2.2. Rửa hầm trong môi trường trơ hóa
Trước khi rửa hầm, nồng độ ôxy phải được xác định ở vị trí 1m dưới mặt boong và ở vị trí
giữa độ cao của hầm. Ở cả hai vị trí này, nồng độ ôxy không được vượt quá 8% về thể tích.
Trong các két có vách ngăn chống hiệu ứng mặt thoáng (kể cả vách toàn phần hay vách bán
phần), việc đo nồng độ khí cũng được thực hiện ở các độ cao như trên trong từng không gian
được chia nhỏ của két. Nồng độ ôxy và áp lực của khí trơ được đưa vào hầm trong suốt quá
trình rửa hầm phải được ghi lại liên tục.
Nếu trong quá trình rửa két, nồng độ ôxy trong két vượt 8% về thể tích, hoặc áp suất trong
két âm, phải dừng việc rửa hầm cho đến khi đã khôi phục được điều kiện thỏa mãn để rửa
hầm.
4.2.3. Rửa hầm trong môi trường quá thấp
Những chú ý sau đây phải được tuân thủ:
a) Trước khi rửa, đáy hầm phải được rửa qua bằng nước và hút khô. Hệ thống đường ống,
kể cả bơm, đường ống trả hàng cũng phải được rửa qua bằng nước. Nước rửa hầm phải
được thu gom vào két chuyên dụng để chứa nước rửa hầm hàng.
b) Trước khi rửa, hầm hàng phải được thông gió để giảm nồng độ khí cháy trong hầm dưới
10% giới hạn cháy dưới (LFL). Phải tiến hành kiểm tra nồng độ khí ở các độ cao khác
nhau trong hầm và đặc biệt lưu tâm tới khả năng tồn tại các túi khí cháy nổ ở một số vị
trí. Việc thông gió cưỡng bức và kiểm tra nồng độ khí cháy phải tiến hành thường
xuyên trong suốt quá trình rửa hầm.
c) Việc thông gió phải cố gắng tối đa để tạo luồng khí lưu chuyển từ đầu đến cuối hầm
hàng.
d) Nếu hầm hàng có hệ thống thông gió có thể thông giữa các hầm, hầm đang được rửa
phải được cô lập để tránh khí cháy có thể xâm nhập từ các hầm khác.
e) Khi sử dụng các thiết bị rửa hầm di động, các đường ống phải được đấu nối và kiểm tra
dẫn điện trước khi thiết bị được đưa vào trong hầm. Chỉ được tháo ống sau khi đã đưa
thiết bị rửa hầm ra khỏi hầm hàng. Để làm sạch đường ống mềm, có thể hơi tách bích
nối của ống để nước chảy ra, sau đó lại bắt chặt lại trước khi tháo thiết bị rửa hầm.
Số kiểm soát: NSH-07-17
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 3 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM SẠCH HẦM HÀNG/ KÉT

f) Trong quá trình rửa hầm, thường xuyên kiểm tra nồng độ khí cháy ở các độ cao khác
nhau trong hầm. Phải lưu ý về ảnh hưởng của nước đến độ chính xác/ hoạt động của
thiết bị đo nồng độ khí. Dừng việc rửa hầm nếu nồng độ khí cháy nổ tăng lên đến 50%
LFL. Tiếp tục quá trình rửa sau khi đã thông gió để giảm nồng độ khí cháy nổ xuống
còn 20% LFL và được duy trì ở mức này hoặc thấp hơn trong một khoảng thời gian.
g) Hầm được hút khô liên tục trong suốt quá trình rửa. Phải dừng việc rửa hầm khi có tình
trạng nước rửa hầm không được bơm thoát ra kịp thời.
h) Không tuần hoàn nước rửa hầm khi rửa hầm hàng trong môi trường này.
i) Không đưa hơi nước vào trong hầm.
j) Những lưu ý khi đo độ sâu két hay đưa các thiết bị tương tự vào hầm hàng cũng giống
như đối với quá trình rửa hầm trong môi trường không xác định (xem mục 4.2.5 (i)).
k) Các hóa chất phụ gia có thể được sử dụng với điều kiện nước rửa hầm không vượt quá
60ºC.
l) Nước rửa hầm có thể được hâm nóng. Nếu nhiệt độ nước rửa hầm ≤ 60ºC, ngừng rửa
hầm nếu nồng độ khí cháy nổ đạt 50% LFL. Nếu nhiệt độ nước rửa hầm > 60ºC, ngừng
rửa hầm nếu nồng độ khí cháy nổ đạt 35% LFL.
4.2.4. Rửa hầm trong môi trường “quá giàu”:
Không được rửa hầm trong môi trường quá giàu.

4.2.5. Kiểm soát việc rửa hầm trong môi trường không xác định
Trong môi trường không xác định, nồng độ khí cháy nổ trong két có thể nằm trong giới hạn
cháy nổ.

Cách thức duy nhất để đảm bảo không xảy ra cháy nổ khi rửa hầm trong môi trường
không xác định là phải khẳng định không có nguồn phát sinh ra tia lửa.

Phải tuân thủ những chú ý sau đây để đảm bảo không xảy ra nguy hiểm do tĩnh điện:
a) Các thiết bị rửa hầm không được có lưu lượng vượt quá 60m3 / giờ.
b) Tổng lượng nước lưu thông trong hầm hàng phải ở mức thấp nhất có thể và không được
vượt quá 180m3 / giờ trong bất kỳ trường hợp nào.
c) Không được tuần hoàn nước rửa hầm.
d) Không sử dụng các hóa chất phụ gia.
e) Có thể hâm nóng nước rửa hầm, nhưng không vượt quá 0ºC.
f) Không được đưa hơi nước vào hầm hàng.
g) Các hầm được hút khô liên tục. Phải dừng việc rửa hầm khi có tình trạng nước rửa hầm
không được bơm thoát ra kịp thời.
h) Các đường ống phải được đấu nối và kiểm tra dẫn điện trước khi thiết bị rửa hầm được
đưa vào trong hầm. Chỉ được tháo ống sau khi đã đưa thiết bị rửa hầm ra khỏi hầm
hàng. Để làm sạch đường ống mềm, có thể hơi tách bích nối của ống để nước chảy ra,
sau đó lại bắt chặt lại trước khi tháo thiết bị rửa hầm.
Số kiểm soát: NSH-07-17
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 4 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM SẠCH HẦM HÀNG/ KÉT

i) Việc đưa thước đo sâu hay các thiết bị vào két phải được đưa vào qua đuờng ống đo sâu
có chiều dài tới đáy hầm. Nếu hầm không có đường ống đo sâu dài tới đáy, điều quan
trọng là các bộ phận bằng kim loại của thiết bị được đưa vào trong hầm phải được tiếp
đất chặt vào vỏ tàu trước khi đưa vào trong hầm hàng. Thiết bị phải được tiếp đất liên
tục cho tới khi được đưa ra khỏi hầm hàng. Lưu ý này phải được tuân thủ trong suốt
quá trình rửa hầm và trong 5 tiếng sau khi kết thúc rửa hầm để đảm bảo đủ thời gian
cho tĩnh điện tích tụ trong các đám hơi nước tan ra. Tuy nhiên, nếu hầm được thông gió
cưỡng bức liên tục sau khi rửa hầm thì thời gian này có thể được giảm xuống còn 1
tiếng. Trong thời gian này:
 Thiết bị phát hiện bề mặt phân chia chất lỏng (interface detector) bằng kim loại có
thể được sử dụng nếu được tiếp đất vào vỏ tàu bằng kẹp hay bu-lông kim loại.
 Một thanh kim loại có thể được sử dụng ở đầu của thước dây nếu nó được tiếp đất
vào vỏ tàu.
 Một thanh kim loại treo ở đầu một sợi dây tổng hợp không được phép sử dụng, kể
cả khi đầu kia của dây được buộc chặt vào vỏ tàu, bởi vì sợi dây tổng hợp không
dẫn điện.
 Thiết bị được làm hoàn toàn bằng vật liệu phi kim loại có thể được sử dụng, ví dụ
như một chiếc thước đo sâu bằng gỗ treo ở đầu một sợi dây không cần phải được
tiếp đất.
 Các dây làm bằng sợi pôlime tổng hợp không được sử dụng để đưa các thiết bị
vào trong hầm hàng.
4.3. Những chú ý khi rửa hầm
4.3.1. Thiết bị rửa hầm di động và đường ống mềm
Vỏ của thiết bị rửa hầm di động phải là vật liệu không gây ra tia lửa khi tiếp xúc với bề mặt
bên trong của hầm hàng.
Các mặt bích của đường ống mềm phải đảm bảo dẫn điện hiệu quả giữa thiết bị rửa hầm,
đường ống mềm và đầu ống cấp nước rửa hầm.
Thiết bị rửa hầm phải được tiếp điện với các ống cấp nước mềm bằng các đầu nối thích hợp
hoặc bằng dây dẫn bên ngoài.
Khi được treo trong hầm, các thiết bị rửa phải được treo bằng dây chứ không được treo bằng
chính đường ống cấp nước.
4.3.2. Đường ống mềm cấp nước cho thiết bị rửa hầm cố định và di động
Dây tiếp điện phải được gắn sẵn trong tất cả các đường ống mềm cấp nước để đảm bảo tính
dẫn điện. Các bích nối phải đảm bảo sự dẫn điện giữa các đường ống.
Các đường ống phải được đánh dấu đảm bảo không bị phai mờ để có thể phân biệt rõ ràng.
Tàu phải lưu biên bản ghi ngày và kết quả thử dẫn điện của các đường ống.
4.3.3. Thử các đường ống cấp nước rửa hầm
Tất cả các đường ống cấp nước cho các thiết bị rửa hầm phải được thử để kiểm tra tính dẫn
điện khi các đường ống đang khô trước khi được sử dụng. Độ dẫn điện của các đường ống
phải đảm bảo cao hơn 6 ohms trên 1 mét chiều dài.
Số kiểm soát: NSH-07-17
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 5 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM SẠCH HẦM HÀNG/ KÉT

4.3.4. Rửa hầm trong lúc làm hàng


Theo nguyên tắc chung, việc rửa hầm hàng không được thực hiện khi tàu đang làm hàng. Tuy
nhiên, nếu vì lý do cấp thiết, phải có sự tham vấn với đại điện cầu tàu và của chính quyền cảng
và phải có sự đồng ý của họ.
4.3.5. Nước chảy tự do vào két
Phải đặc biệt tránh không cho nước rửa hầm hoặc nước thải rơi tự do vào trong hầm hoặc két
chứa nước cặn hầm hàng. Mức chất lỏng trong két phải cao hơn 1 m so với miệng đường ống
vào để tránh hiện tượng bắn tóe. Nếu hầm hàng hoặc két chứa được trơ hóa hoàn toàn thì
không nhất thiết phải tuân theo yêu cầu này.
4.3.6. Phun tia nước vào hầm
Việc phun nước vào hầm dưới dạng tia vào hầm hàng đã chứa khối lượng lớn dầu hàng có khả
năng tích điện có thể dẫn đến việc sinh ra tĩnh điện trên bề mặt chất lỏng do việc khuấy động
bề mặt hoặc khi nước tích tụ lại. Các hầm hàng chứa dầu có khả năng tích điện phải được bơm
hết ra trước khi được rửa bằng nước, trừ trường hợp hầm hàng được trơ hóa (tham khảo thêm
mục 3.3.4 của ISGOTT).
4.3.7. Ngăn chặn dầu hàng lọt vào buồng máy
Nếu hệ thống rửa hầm kéo dài vào đến bên trong buồng máy, hệ thống phải được lắp bích
chặn ngay sau khi hoàn tất rửa hầm để ngăn ngừa dầu hàng lọt vào trong buồng máy.
4.3.8. Các quy trình rửa hầm hàng đặc biệt
Sau khi chở một số sản phẩm nhất định, hầm hàng chỉ có thể được rửa sạch bằng hơi nước, bổ
sung các hóa chất rửa hầm hoặc các chất phụ gia vào nước rửa hầm.
Dùng hơi nước trong hầm hàng
Do tính chất nguy hiểm của tĩnh điện, không được phép đưa hơi nước vào trong hầm hàng nếu
có nguy cơ cháy nổ ở trong hầm hàng. Phải luôn luôn nhớ rằng môi trường trong két là môi
trường có khả năng cháy nổ, nếu đã cân nhắc việc sử dụng hơi nước trong hầm hàng.
Hơi nước tạo ra các đám mây hơi nước có khả năng tích điện. Tác động và nguy cơ tiềm ẩn
của những đám mây này cũng giống như hơi nước được tạo ra khi rửa hầm, tuy nhiên mức độ
nguy hiểm còn cao hơn. Thời gian để điện tích tới mức nguy hiểm cũng ngắn hơn nhiều. Hơn
nữa, hầm hàng có thể không có khí cháy nổ khi mới đưa hơi nước vào trong hầm, nhiệt và sự
khuấy động sẽ làm phát sinh ra khí và có thể làm hình thành các túi khí cháy nổ.
Việc dùng hơi nước để làm sạch hầm chỉ có thể được thực hiện sau khi hầm hàng đã được trơ
hóa hoặc đã được rửa sạch và tẩy khí. Nồng độ khí cháy nổ không được vượt quá 10% LFL
trước khi dùng hơi nước. Phải lưu ý để không tạo ra áp suất hơi trong hầm.
Phải đặc biệt tuân thủ những chú ý về tĩnh điện được nêu trong Chương 3 của ISGOTT.
Sử dụng hóa chất
Những hạn chế khi sử dụng hóa chất trong hầm hàng tùy thuộc vào loại môi trường tồn tại
trong hầm. Trong trường hợp phải sử dụng hóa chất tẩy rửa hầm, phải ý thức được những sản
phẩm nhất định có thể tạo ra hóa chất độc hại. Mọi người phải biết được Giá trị tới hạn
ngưỡng (Threshold Limit Value (TLV)) của hóa chất. Phải sử dụng các đầu dò để phát hiện sự
tồn tại của các khí hoặc hơi hóa chất độc hại trong hầm hàng.
Số kiểm soát: NSH-07-17
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 6 / 6
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH LÀM SẠCH HẦM HÀNG/ KÉT

Những hóa chất tẩy rửa hầm hàng có khả năng sinh ra khí cháy nổ chỉ được sử dụng khi hầm
hàng đã được trơ hóa. Tuy nhiên, loại hóa chất này có thể được sử dụng để lau bằng tay một
khu vực nhỏ của vách hầm hay các vùng mà thiết bị rửa hầm không rửa tới trong các hầm
không được trơ hóa với điều kiện lượng hóa chất là nhỏ và người làm việc trong két phải tuân
thủ các yêu cầu khi vào khu vực kín.
Ngoài những yêu cầu trên, phải tuân thủ các hướng dẫn hay khuyến cáo của nhà sản xuất
những hóa chất đó. Khi thực hiện những hoạt động này trong cảng, phải tuân thủ những yêu
cầu khác của chính quyền cảng địa phương.
Bảng thông số an toàn của vật liệu (MSDS) cho những hóa chất tẩy rửa hầm phải có ở trên tàu
trước khi sử dụng; phải tuân thủ những khuyến cáo đưa ra trong bảng thông số đó.
4.3.9. Loại bỏ cặn trong hầm hàng
Trước khi vào hầm hàng để làm sạch cặn hàng, rỉ sắt và chất lắng đọng, môi trường trong két
phải được xác nhận là an toàn trước khi vào hầm; các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an
toàn cho người vào khu vực kín cũng phải được kiểm tra. Những lưu ý về an toàn nêu trong
mục 10.9.5 của ISGOTT cũng phải được duy trì trong suốt quá trình thực hiện công việc.
Các thiết bị được sử dụng để loại bỏ các cặn lắng đọng hoặc các sản phẩm ở thể rắn trong két,
sau khi đã được tẩy khí, phải được thiết kế và làm bằng vật liệu không có nguy cơ tạo ra tia
lửa.
4.3.10. Làm sạch các két nước dằn nhiễm bẩn
Khi có rò rỉ từ két hàng vào két nước dằn, cần phải làm sạch két dằn để đảm bảo tuân thủ với
MARPOL và đồng thời giúp quá trình sửa chữa được hiệu quả.
Bằng mọi cách có thể, việc làm sạch két, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, phải bằng các biện pháp
khác hơn là dùng ống phun nước bằng tay. Những biện pháp làm sạch có thể là dùng thiết bị
rửa két di động, dùng hóa chất tẩy rửa hoặc làm sạch đáy két bằng nước và chất tẩy rửa. Chỉ
dùng vòi phun bằng tay đối với những khu vực bị bẩn nhỏ hoặc làm sạch ở giai đoạn cuối
cùng. Dù áp dụng bất kỳ phương pháp làm sạch nào cũng phải tuân thủ các qui định của
MARPOL.
Sau khi sử dụng thiết bị rửa di động hoặc dùng chất tẩy rửa, trước khi vào két để dùng vòi
phun bằng tay, két phải được thông gió theo các yêu cầu trong Quy trình tẩy khí, NSH-07-18,
cho đến khi các chỉ số đo ở các vị trí lấy mẫu cho thấy môi trường trong két là an toàn, theo
các tiêu chuẩn nêu trong mục 10 của ISGOTT, để vào làm việc. Các biện pháp kiểm soát phải
được thực hiện để đảm bảo an toàn cho những người làm việc trong két.
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Báo cáo đánh giá rủi ro, NSH-07-06-01;
 Sổ theo dõi nồng độ khí cháy nổ trong két.
Số kiểm soát: NSH-07-18
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TẨY KHÍ

1. MỤC ĐÍCH
Quy trình này đề ra cách thức tiến hành việc tẩy khí và các lưu ý về an toàn để có thể vào két
làm việc mà không cần dùng thiết bị thở hoặc có thể tiến hành công việc nóng trong két. Để
đảm bảo mục đích này, hầm hàng hoặc két phải được thông gió 3 ~ 5 lần thể tích hoặc cho
đến khi không gian trong hầm được kiểm tra và cho thấy nồng độ khí hydrocarbon < 1%
LFL, nồng độ ôxy là 21% thể tích, đồng thời trong không gian đó không có các chất khí như
H2S, benzene và các loại khí độc hại khác (xem thêm mục 10.3 của ISGOTT).
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thuyền trưởng và chuyên viên kỹ thuật phải đảm bảo quy trình tẩy khí được tuân thủ.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 ISGOTT,
 Bộ luật về tác nghiệp an toàn trong lao động cho thuyền viên (Code of Safe Working Practice
for Merchant Seamen),
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO.
 Quy trình phân tích an toàn công việc, NSH-07-05,
 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06,
 Quy trình cấp giấy phép làm việc, NSH-07-07.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Quy định chung
Tẩy khí là giai đoạn nguy hiểm nhất trong các hoạt động của tàu dầu, bất kể việc tẩy khí
nhằm mục đích gì: tẩy khí để vào hầm hàng, tẩy khí để hàn cắt hay tẩy khí để kiểm soát chất
lượng sản phẩm. Ngoài ra, những tác động do độc hại từ các loại khí dầu mỏ cũng phải được
nhấn mạnh và mức độ nghiêm trọng của nó cũng phải được phổ biến cho những người liên
quan. Vì vậy, việc tẩy khí phải được thực hiện với sự thận trọng ở mức cao nhất.
4.2. Quy trình thực hiện và các lưu ý
Trước khi thực hiện việc tẩy khí, Thuyền trưởng, Máy trưởng, Thuyền phó nhất và tất cả
những người sẽ tham gia vào quá trình làm việc phải họp và đánh giá những rủi ro liên quan
đến hoạt động này. Kết quả đánh giá được báo cáo trong biểu mẫu NSH-07-06-01. Những
biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro phải được thực hiện.
Các khuyến cáo sau đây phải được thực hiện khi tẩy khí:
 Thuyền phó nhất phải chịu trách nhiệm giám sát trong suốt quá trình quá trình thực
hiện việc tẩy khí.
 Tất cả các thuyền viên trên tàu phải được thông báo về việc bắt đầu tẩy khí.
 Những quy định về “Cấm hút thuốc” phải được áp dụng bắt buộc.
 Các thiết bị sử dụng để đo nồng độ khí phải được hiệu chỉnh theo hướng dẫn của nhà
sản xuất trước khi bắt đầu quy trình tẩy khí.
Số kiểm soát: NSH-07-18
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TẨY KHÍ

 Các đường ống lấy mẫu phải thích hợp để sử dụng và sẵn sàng trước khi có sự hiện
diện của khí gas.
 Tất cả các cửa/ lỗ thoáng thông vào két phải được đóng chặt cho đến khi cần phải
thông gió cho từng két.
 Việc thông gió khí cháy nổ phải theo phương thức được duyệt của tàu. Nếu việc tẩy
khí được tiến hành thông qua các cửa/ lỗ thoáng trên mặt boong, lưu lượng gió và số
lượng cửa/ lỗ thoáng phải được kiểm soát để đảm bảo luồng khí thoát ra với tốc độ đủ
để đạt độ cao vượt khỏi mặt boong.
 Cửa lấy gió của hệ thống điều hòa trung tâm hoặc hệ thống thông gió cưỡng bức phải
được điều chỉnh để tránh sự xâm nhập của khí xăng dầu, nếu có thể thì đưa hệ thống
về chế độ lấy khí tuần hoàn.
 Các loại điều hòa 1 cục hoặc 2 cục không được chứng nhận để sử dụng trong môi
trường có khí cháy nổ, hoặc loại lấy khí từ bên ngoài phải được ngắt điện hoàn toàn
và các cửa lấy gió phải được đóng lại.
 Lỗ thoát nước của đường ống thông hơi hầm hàng phải được làm sạch không có nước,
gỉ sắt hay chất bẩn lắng đọng; các đầu nối của đường ống dập cháy bằng hơi nước
phải được kiểm tra và ở tình trạng thỏa mãn.
 Nếu các két có chung hệ thống thông hơi, mỗi két phải được cô lập để tránh khí gas
xâm nhập từ két khác.
 Nếu hơi xăng dầu đọng trên mặt boong với nồng độ cao, dừng ngay việc tẩy khí.
 Nếu hướng gió khiến tàn lửa ống khói rơi xuống mặt boong, dừng ngay việc tẩy khí.
 Nếu có nghi ngờ về việc khí gas bị hút vào trong khu vực buồng ở, hệ thống thống gió
cưỡng bức hoặc điều hòa trung tâm phải ngừng hoạt động và các cửa lấy gió được
đóng hay bịt lại.
Khi thực hiện tẩy khí trong cảng, những chú ý sau phải được tuân thủ:
 Theo nguyên tắc chung, việc tẩy khí không được thực hiện khi tàu đang làm hàng.
Tuy nhiên, nếu vì lý do cấp thiết, phải có sự tham vấn với đại điện cầu tàu và của
chính quyền cảng và phải có sự đồng ý của họ.
 Phải tham vấn với đại diện của cầu cảng để khẳng định tình trạng trên cầu cảng không
có nguy cơ gây nguy hiểm và phải có sự đồng ý của họ trước khi tiến hành tẩy khí.
 Nếu có tàu thuyền cập mạn, thuyền viên trên các tàu này phải được thông báo và phải
kiểm tra sự tuân thủ của họ với các yêu cầu về an toàn.
 Các cửa/ lỗ thoáng của các két nhưng nằm trong các không gian kín hay không gian
không kín hoàn toàn, ví dụ như: cửa hay lỗ thoáng nằm trong kho mũi, kho trên
boong chính, phải được đóng cho đến khi các két này đã được thông gió thông qua
cac cửa/ lỗ thoáng khác nằm ngoài các không gian này. Khi nồng độ khí trong các két
≤ 25% LFL, các cửa/ lỗ thoáng của các két nằm trong các không gian kín hay không
gian không kín hoàn toàn có thể được mở ra để hoàn tất việc thông gió. Các không
gian kín hay không gian không kín hoàn toàn này cũng phải được kiểm tra nồng độ
khí cháy nổ trong giai đoạn thông gió cuối cùng này.
Số kiểm soát: NSH-07-18
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TẨY KHÍ

Khi các két được trơ hóa, phải thực hiện các yêu cầu bổ sung trong mục 7.1.6.12 của
ISGOTT.
4.3. Kiểm tra và đo nồng độ khí gas
Để đảm bảo kiểm soát môi trường trong két và hiệu quả của việc tẩy khí, tàu phải có đủ
thiết bị đo nồng độ khí gas. Tham khảo thêm chi tiết trong mục 1.3 và 8.2 của ISGOTT về
các thiết bị này.
Kiểm tra môi trường trong két phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình tẩy khí để
có thể giám sát được toàn bộ quá trình.
Việc kiểm tra được thực hiện ở các độ cao khác nhau trong két, nếu két được chia tách bởi
các vách ngăn chống hiệu ứng mặt thoáng thì việc kiểm tra cũng được tiến hành trong từng
khoang. Trong các két lớn, các vị trí kiểm tra phải được bí trí đều khắp trong toàn bộ két.
Trước khi kết thúc tẩy khí trong két, phải đợi khoảng 10 phút để không khí trong két ổn
định mới được tiến hành kiểm tra nồng độ khí.
Nếu số đo nồng độ khí trong két không thỏa mãn, phải tiếp tục thông gió.
Khi kết thúc tẩy khí trong hầm, tất các các cửa/ lỗ thoáng phải được đóng lại trừ các miệng
hầm.
Khi kết thúc tẩy khí, hệ thống thông gió hầm hàng phải được kiểm tra kỹ, đặc biệt chú ý
đến hiệu quả hoạt động của van điều áp (P/V valve) và van xả tốc độ cao. Nếu các van và
cột van có lắp đặt các thiết bị chặn lửa, những thiết bị này cũng phải được kiểm tra và làm
sạch nếu cần thiết.
4.4. Các thiết bị tẩy khí cố định
Các thiết bị tẩy khí cố định có thể được sử dụng để tẩy khí của nhiều két cùng lúc, tuy
nhiên thiết bị không được sử dụng vào mục đích này nếu hệ thống đang được sử dụng để
thông gió các két khác đang trong quá trình rửa.
Khi các két hàng được tẩy khí bằng một hay nhiều quạt thổi cố định, các đường ống nối
giữa các két và quạt thổi phải được bịt lại trừ khi đang sử dụng các quạt này.
Trước khi đưa hệ thống tẩy khí vào hoạt động, hệ thống đường ống làm hàng, các đường
ống nối giữa hai hệ thống và đường ống trả hàng phải được rửa bằng nước biển và các két
được hút sạch.
Trừ những van được sử dụng để thông gió, các van khác phải được đóng chặt.
4.5. Quạt thông gió di động
Quạt thông gió hay thổi gió di động chỉ được sử dụng nếu được vận hành bằng nước, thủy
lực, khí hoặc hơi. Các vật liệu cấu thành thiết bị phải là loại không gây nguy cơ phát ra tia
lửa khi cánh quạt chạm vào phía trong của vỏ máy vì bất kỳ lý do gì nào đó. Nếu được vận
hành bằng hơi thì đường xả của quạt không được thoát vào hầm hàng để tránh không gây ra
tĩnh điện.
Công suất và chiều dài của dòng khí do quạt di động tạo ra phải được tính toán để toàn bộ
không gian trong hầm được chuyển thành môi trường không cháy nổ trong thời gian ngắn
nhất có thể.
Số kiểm soát: NSH-07-18
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 4
Chương 7: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU
QUY TRÌNH TẨY KHÍ

Để hỗ trợ tẩy khí các két có chiều sâu, có thể sử dụng các đường ống nối kéo dài gắn vào
quạt. Nếu những đường ống này làm bằng vật liệu tổng hợp, phải lưu ý để đảm bảo tiếp đất
hiệu quả vào vỏ tàu cho các đường ống.
Các quạt gió di động và các lỗ thông gió phải được bố trí ở các vị trí để đảm bảo tất cả các
khu vực trong két được thông gió đều và tẩy khí hiệu quả.
Các đường thoát ra của hệ thống thông gió phải ở vị trí xa nhất có thể so với vị trí quạt.
Các quạt thông gió di động được kết nối với mặt boong sao cho sự dẫn điện giữa quạt và
boong là tốt nhất.
4.6. Thông gió các két vỏ đôi
Sự phức tạp của kết cấu trong két ba-lát vỏ đôi và két đáy đôi khiến cho việc tẩy khí khó
hơn so với các két ba-lát thông thường. Vì vậy mỗi tàu phải có hướng dẫn cụ thể để thông
gió từng két đi kèm với quy trình này.
Những hướng dẫn này được xây dựng cùng với nhà máy đóng tàu dựa trên việc thử và thực
nghiệm, cũng như dựa trên tính toán. Những hướng dẫn này phải đưa ra sơ đồ két, phương
pháp thông gió và những thiết bị cần sử dụng. Hướng dẫn cũng đề ra những chi tiết về thời
gian cần thiết đối với mỗi phương pháp tẩy khí đến khi có thể ra vào két. Đây là thời lượng
cần thiết để loại bỏ toàn bộ những khí độc hại chứ không đơn giản là các phép tính toán
khối lượng/ tốc độ.
Khi sử dụng quạt di động để thông gió, hướng dẫn trên phải đưa ra những thông tin khi áp
dụng một dải áp suất thổi gió và số lượng quạt khác nhau.
Nếu các két hoàn toàn giống nhau về kết cấu và kích thước và phương pháp thông gió cũng
giống nhau, có thể lấy các thông số từ việc thử đối với một két đại diện. Ngược lại, việc thử
phải được thực hiện đối với mỗi két.
Có thể xem xét việc sử dụng đường ống đuổi khí (purge pipe) được lắp đặt để trơ hóa các
két ba-lát, hỗ trợ việc tẩy khí những góc xa trong két.
4.7. Tẩy khí để làm công việc nóng
Ngoài những yêu cầu trong mục 4.2 ở trên, phải tuân thủ các yêu cầu trong chương 9
ISGOTT.
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Báo cáo đánh giá rủi ro, NSH-07-06-01;
 Sổ theo dõi nồng độ khí cháy nổ trong két
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

Chương 8:
SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
EMERGENCY PREPAREDNESS
(NSH-O8)
Số kiểm soát: NSH-08-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 6
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP CỦA VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP DƯỚI TÀU

1. MỤC ĐÍCH
Để ứng cứu các sự cố, mối nguy hiểm, tai nạn và các tình huống khẩn cấp liên quan đến tàu.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở văn phòng Công ty.
3. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO.
 Quy trình về tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn trên Văn phòng, NSH-03-01,
 Quy trình thông tin liên lạc, NSH-03-02,
 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của DPA, NSH-04-01,
 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của Thuyền trưởng, NSH-05-01,
 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của thuyền viên, NSH-06-01,
 Quy trình báo cáo, phân tích và khắc phục những sự không phù hợp, tai nạn, tình huống nguy
hiểm và tình trạng mất an toàn/hành động mất an toàn, NSH-09-01.
 Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp của tàu, NSH-08-02.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Hồ sơ các thông tin về kế hoạch ứng cứu sự cố
Để đảm bảo quy trình ứng cứu sự cố được thực hiện kỹ lưỡng, Giám đốc hoặc người được chỉ
định phải chuẩn bị và duy trì Hồ sơ các thông tin về kế hoạch ứng cứu sự cố.
Hồ sơ các thông tin về kế hoạch ứng cứu sự cố tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
 Sơ đồ tuyến thông tin liên lạc giữa các thành viên đội ứng cứu sự cố (ERT), tàu và các
cơ quan, tổ chức bên ngoài.
 Thông tin liên lạc của các nhân viên, chi nhánh, công ty cung ứng thuyền viên, khách
hàng và các nhà thầu.
 Danh sách liên lạc của các tổ chức bên ngoài, ví dụ: đăng kiểm, chính quyền hàng hải,
bảo hiểm P&I, nhà thầu lai dắt, cứu hộ, v.v...
 Danh mục các đài bờ (Coast Radio Stations).
 Mã vùng điện thoại telex quốc tế.
 Hướng dẫn và cách thức liên lạc với tàu.
 Ẩn phẩm hàng hải.
 Các thông tin về tàu.
 Bản vẽ bố trí chung (General Arrangement Plan)
 Bản vẽ bố trí cứu sinh/ cứu hỏa (Fire/ Safety Plan)
 Bản vẽ đường ống kéư hầm hàng (Tanks/ Cargo Pipelines)
 Sổ tay ổn định (Trim and Stability Book)
Số kiểm soát: NSH-08-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 6
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP CỦA VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP DƯỚI TÀU

 Sơ đồ mạn khô [Load-line assignment (DWTscale)]


 Bản sao chứng chỉ dịch vụ ứng cứu sự cố xảy ra đối với tàu (SERS Certificate
Copy)
 Bản vẽ mặt cắt giữa tàu (Midship Section)
 Thông số tàu không (Light Ship Characteristics)
 Bản vẽ rải tôn (Shell Expansion)
 Bảng dung tích két [Capacity Plan (tank tables)]
 Các bản vẽ, sơ đồ khác mà Trưởng phòng Quản lý tàu thấy cần thiết.
 Danh sách liên lạc của Công ty trong tình huống khẩn cấp.
 Các thông tin cần thiết khác khi xảy ra tình huống khẩn cấp, như: danh sách thuyền
viên, thông tin về hàng hóa, thông tin liên lạc của đại lý, v.v…
Hồ sơ các thông tin về kế hoạch ứng cứu sự cố cần được để ở vị trí thuận lợi để dễ tiếp cận khi
quản lý sự cố.
Các tài liệu khác như SOPEP, Kế hoạch ứng phó sự cố của tàu vv. cũng phải được để ở vị trí
này.
Khi có những thay đổi về thông tin liên lạc, thông tin về tàu hoặc các thông tin liên quan, Hồ
sơ các thông tin về kế hoạch ứng cứu sự cố phải được cập nhật. Trưởng phòng Quản lý tàu và
DPA có trách nhiệm đảm bảo các thông tin trong hồ sơ này được cập nhật.
4.2 Thông báo sự cố
Tất cả các tai nạn nghiêm trọng yêu cầu phải thực hiện theo quy trình này đều phải được Giám
đốc thông báo cho các trưởng phòng và nhân viên chuyên trách viên qua email và điện thoại
di động. Ngoài ra, những tai nạn có tính chất ít nghiêm trọng hơn, tuy nhiên có khả năng thu
hút giới truyền thông và đại chúng, cũng phải được thông báo. Quy tắc chung là khi còn lưỡng
lự thì những cá nhân nêu trên đều phải được thông báo.
Khi các thông báo tai nạn liên quan đến thương tật, ốm nghiêm trọng hay tử vong của thuyền
viên, điều tối quan trọng là tên của người hay những người bị thương vong đó phải được kiểm
chứng chính xác bởi Trưởng phòng Quản lý tàu để tránh nguy cơ nhầm lẫn.
4.3 Tập hợp đối ứng cứu sự cố (ERT)
Người nhận báo cáo ban đầu về tình huống khẩn cấp phải đảm bảo Thuyền trưởng báo cáo sự
cố theo Kế hoạch ứng phó sự cố của tàu (VRP) hoặc theo SOPEP. Các thông tin cần thu thập
càng nhiều càng tốt theo mẫu NSH-08-01-01.
Người nhận cuộc gọi phải chỉ thị cho Thuyền trưởng gọi lại vào cùng số liên lạc vào thời gian
cụ thể.
Người nhận cuộc gọi báo động báo cho Giám đốc.
Đội trưởng đội ứng cứu sự cố quyết định triệu tập Đội ứng cứu sự cố (ERT), thông thường là
Giám đốc hoặc người nhận cuộc gọi trong trường hợp cả hai người kia vắng mặt. Khi Đội ứng
cứu đã có mặt, cần liên lạc với Thuyền trưởng để cập nhật cho Thuyền trưởng số liên lạc của
Đội ứng cứu.
Đội trưởng ERT thảo luận với thành viên ERT về thông tin thực tế đã biết và có thể gọi cho
tàu, các cá nhân hoặc tổ chức khác để cập nhật thêm thông tin qua đó quyết định những hành
Số kiểm soát: NSH-08-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 6
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP CỦA VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP DƯỚI TÀU

động cần thiết.


Tất cả các thành viên của ERT phải ghi chép lại các cuộc gọi, các hành động đã thực hiện. Chỉ
có Đội trưởng ERT mới quyết định việc dừng ghi Nhật ký tai nạn khi đã xác định là tình hình
đã được kiểm soát không còn nguy hiểm đến tính mạng, tài sản và môi trường.
Đội ứng cứu bao gồm những thành viên sau:
Đội trưởng ERT chịu trách nhiệm:
• Là người chỉ huy điều phối đội ứng cứu.
• Triệu tập ERT, quyết định nhiệm vụ của ERT và bố trí bổ sung các nguồn lực hỗ trợ nếu
cần thiết. Cần cân nhắc sớm việc chỉ định người thay thế các thành viên ERT trong
trường hợp sự cố diễn biến quá 12 tiếng để đảm bảo các thành viên ERT và những người
thay thế được nghỉ ngơi đầy đủ nếu cần.
• Thông báo thường xuyên cho chủ tàu
• Liên lạc với luật sư của công ty và của chủ tàu.
• Xử lý mọi liên lạc và tiếp xúc với truyền thông.
• Phổ biến tình hình cập nhật, những thay đổi cho các thành viên ERT trong quá trình
xử lý sự cố.
• Chuẩn bị và cập nhật báo cáo tai nạn của Công ty.
• Quyết định khi nào giải tán ERT.
• Thực hiện họp soát xét để đánh giá lại sau khi sự cố kết thúc.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm:
• Phụ trách ERT khi Tổng Giám đốc vắng mặt.
• Điều phối thông tin liên lạc với Hội P&I.
• Điều phối thông tin liên lạc với người thuê tàu.
• Điều phối thông tin liên lạc với các hãng dầu lớn (oil majors) nếu cần thiết.
• Quyết định về các nguồn lực về hàng hải theo yêu cầu của ERT.
• Điều phối thông tin liên lạc với các công ty cung ứng thuyền viên.
• Giám sát sức khỏe và sự an toàn của thuyền viên.
• Bố trí thử, kiểm tra nồng độ cồn, chất gây nghiện.
• Quyết định về cung cấp bổ sung thuyền viên theo yêu cầu của ERT
• Điều phối thông tin liên lạc với Công ty bảo hiểm thân & vỏ (H&M Insurers).
• Điều phối thông tin liên lạc với công ty tư vấn về ổn định tai nạn nếu cần thiết.
• Tập trung điều phối nguồn lực tới nơi xảy ra tai nạn (đội ứng cứu hiện trường).
• Quyết định về các nguồn lực về kỹ thuật theo yêu cầu của ERT.
Chuyên viên an toàn hàng hải chịu trách nhiệm:
• Điều phối thông tin liên lạc với tàu.
• Điều phối thông tin liến lạc với đại lý tại địa phương, chỉ định đại lý bảo vệ quyền lợi
cho công ty nếu cần.
• Điều phối thông tin liên lạc với chính quyền cảng địa phương.
Số kiểm soát: NSH-08-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 6
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP CỦA VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP DƯỚI TÀU

• Điều phối thông tin liên lạc với Chính quyền tàu treo cờ.
• Điều phối thông tin liên lạc với Chính quyền ven biển.
• Điều phối thông tin liên lạc với các tổ chức ứng cứu dầu tràn hoặc các cá nhân có
năng lực.
• Điều phối cung cấp hải đồ theo yêu cầu của ERT.
Chuyên viên kỹ thuật chịu trách nhiệm:
 Điều phối thông tin liên lạc với Đăng kiểm.
• Điều phối thông tin liên lạc với đơn vị cung ứng vật tư.
• Hỗ trợ kỹ thuật cho ERT và tàu.
• Liên lạc với các nhà sản xuất thiết bị nếu cần.
3.3.1 Thu thập thông tin
Người nhận cuộc gọi đầu tiên phải thông báo tất cả những thông tin thu nhận được, mẫu NSH-
08-01-01, cho các thành viên của ERT có mặt ở văn phòng.
a. ERT rà soát các thông tin thu nhận được và quyết định những hỗ trợ cần thiết ngay lập
tức từ bên ngoài hay các tổ chức cung cấp dịch vụ đặc biệt, ngoài những gì Thuyền
trưởng yêu cầu, để hạn chế hoặc ngăn ngừa thiệt hại thêm về người, tài sản, ô nhiễm môi
trường, v.v....
b. Các yếu tố kinh doanh cũng được xem xét đến, tuy nhiên không bao giờ được ưu tiên so
với mục (a). Nếu cần, nhờ tư vấn về luật pháp.
3.3.2 Thực hiện hỗ trợ
a. Trong mọi trường hợp, quyền yêu cầu được hỗ trợ của Thuyền trưởng không bao giờ
được thỏa hiệp. Thuyền trưởng có toàn quyền yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết thông qua
mẫu Hợp đồng cứu hộ của Lloyd (LOF).
b. Ngoài những công tác hỗ trợ do Thuyền trưởng tổ chức thực hiện, khi được Đội trưởng
yêu cầu thì ERT bố trí bổ sung các nguồn lực hỗ trợ cần thiết cho tàu từ bên ngoài. Khi
cần tàu kéo, các tổ chức bảo hiểm P&I và bảo hiểm thân & vỏ (Hull and Machinery)
phải được thông báo.
c. Nếu Đội trưởng ERT thấy cần thiết, đại diện của công ty sẽ được cử đến hiện trường.
d. Cần có bố trí cần thiết để đảm bảo duy trì an sinh, an toàn cho thuyền viên.
e. Phải bố trí để kiểm tra nồng độ cồn, chất gây nghiện đối với thuyền viên.
3.3.3 Kiểm soát thông tin
a. Đội trưởng ERT chịu trách nhiệm thông tin kịp thời cho chủ tàu trong suốt quá trình xử
lý tai nạn.
b. Để đảm bảo thông tin phát đi từ Công ty là chính xác và nhất quán, chỉ có Đội trưởng
ERT được phép trao đổi thông tin với bên thứ ba.
c. Đội trưởng ERT xử lý tất cả các thông tin liên lạc với báo chí / truyền thông / đài và các
cơ quan ngôn luận khác về nội dung tình huống khẩn cấp, ngoại trừ các trường hợp cụ
thể Đội trưởng có thể ủy quyền cho thành viên ERT làm việc này. Trong mọi trường
hợp, cố vấn của Công ty về giao tiếp với cơ quan ngôn luận phải được tham vấn.
Số kiểm soát: NSH-08-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 6
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP CỦA VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP DƯỚI TÀU

d. Để đảm bảo tính nhất quán về thông tin cung cấp cho cơ quan ngôn luận, tất cả nhân
viên trong công ty được hướng dẫn không cung cấp bất kỳ thông tin gì hay không được
phát ngôn trước cơ quan ngôn luận, mọi hỏi đáp đều được chuyển đến cho Đội trường
ERT.
e. Đội trưởng ERT phải đảm bảo rằng các thành viên ERT được thông tin định kỳ về diễn
biến, các thông tin hay báo cáo nhận được và tình hình hiện tại.
3.3.4 Sau khi kết thúc xử lý sự cố
Sau khi kết thúc xử lý sự cố và đã xác định rằng con tàu là an toàn không còn nguy cơ đe dọa
sinh mạng, tài sản và ô nhiễm môi trường, v.v.., những công việc sau phải được thực hiện:
a. Tham vấn Thuyền trưởng để xác định xem có cần thiết tiếp tục sử dụng tàu cứu hộ hoặc
dịch vụ ứng cứu sự cố khẩn cấp không. Nếu hình thức sử dụng dịch vụ cứu hộ đã thay
đổi, hợp đồng mới với tàu cứu hộ và các dịch vụ khác cần được thương thảo lại sau khi
đã tham vấn với Hội P&I.
b. Bố trí đưa tàu đến vị trí an toàn thích hợp.
c. Bố trí để đảm bảo an toàn, an sinh cho thuyền viên và người thân của họ.
d. Lập danh sách những người được phép tiếp cận tàu, thuyền trưởng và thuyền viên. Danh
sách này được chuyển cho đại lý và Thuyền trưởng với chỉ thị rõ ràng là những người
không có trong danh sách chỉ được phép tiếp cận sau khi đã có sự nhất trí từ ERT.
e. Bố trí để đăng kiểm / thanh tra xuống tàu đánh giá tình trạng hư hỏng, v.v...
f. Đội trưởng ERT cần quyết định có cần thiết phải giám sát tàu liên tục sau khi đã giải tán
ERT.
g. Đội trưởng ERT cần tham vấn chủ tàu, Hội P&I và tổ chức bảo hiểm thân và vỏ xem có
cần thiết phải chỉ định luật sư để phỏng vấn thuyền viên và xem xét các hành động cần
thiết để bảo vệ quyền lợi của chủ tàu và của Công ty.
3.3.5 Soát xét sau sự cố
Sau khi có quyết định dừng ghi Nhật ký tai nạn, Giám đốc chủ trì cuộc họp soát xét cùng với
ERT để đánh giá các nội dung sau vả cũng phổ biến thông tin cho luật sư của Công ty trong
trường hợp có vấn đề về pháp luật tiếp diễn:
• Nguyên nhân gốc của sự cố, nếu biết,
• Hậu quả của sự cố,
• Quá trình giải quyết sự cố,
• Nhật ký tai nạn,
• Tác động của sự cố đến các quy trình của Công ty,
• Bài học thu được và hiệu quả của kế hoạch ứng cứu tình huống khẩn cấp,
• Khuyến nghị về các hành động khắc phục cần thiết,
• Thực hiện các khuyến nghị,
• Soát xét các báo cáo chính thức từ chính quyền hàng hải về sự cố nếu có.
4.4 Thực tập
Hàng năm, một cuộc thực tập ứng cứu sự cố lớn phải được tiến hành cùng với một tàu được
chỉ định. Cuộc thực tập này cần có sự tham gia của bên thứ ba. Để đánh giá hiệu quả của hệ
Số kiểm soát: NSH-08-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 6
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP CỦA VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP DƯỚI TÀU

thống thông tin liên lạc và sự huy động các nguồn lực, các cuộc thực tập cần được tổ chức
thực hiện ngoài giờ làm việc thông thường. DPA xây dựng kịch bản và đưa ra các mục tiêu
của cuộc thực tập. Mục tiêu thực tập tối thiểu phải bao gồm:
• Thông báo
• Tập hợp nhân viên
• Khả năng hoạt động đúng theo quy trình này
• Ứng phó với cơ quan ngôn luận.
• Thông tin liên lạc
• Lập hồ sơ
Sau khi kết thúc thực tập, phải tiến hành họp soát xét với sự tham gia của toàn bộ các nhân
viên đã tham gia thực tập. Việc soát xét nhằm xác định có đạt được các mục tiêu hay không,
tại sao và những hành động cần thực hiện để đảm bảo những mục tiêu này có thể đạt được
trong tương lai. Kết quả soát xét được ghi lại trong “Biên bản họp quản lý an toàn”, NSH-06-
01-01.
DPA chịu trách nhiệm duy trì lịch thực tập và đảm bảo các cuộc thực tập ứng cứu sự cố được
thực hiện. Hồ sơ thực tập phải được lưu lại. Hồ sơ phải bảo gồm cả những khuyến nghị cải
tiến và thời điểm hoàn tất khắc phục.
4.5 Huấn luyện
Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các nhân viên trên văn phòng được huấn
luyện đầy đủ về ứng cứu tình huống khẩn cấp. Mọi người đều cần có cơ hội để được học tập
và huấn luyện về ứng cứu sự cố để trong trường hợp cần thiết có thể thay thế cho người chịu
trách nhiệm chính trong ERT. Việc huấn luyện có thể thực hiện thông qua các buổi hội thảo
nội bộ, huấn luyện làm quen hoặc tham gia thực tập. Các vị trí chủ chốt trong công ty phải
được huấn luyện về giao tiếp với giới truyền thông để đảm bảo sự kiểm soát và tính nhất quán
khi xảy ra tình huống khẩn cấp. Danh sách các nhân viên tham dự huấn luyện hoặc thực tập
phải được lưu lại.
3.6 Truyền thông
Công ty hợp đồng với các chuyên gia tư vấn về truyền thông để họ trợ giúp khi chuẩn bị các
thông cáo báo chí, ứng xử với giới truyền thông hoặc đơn thuần là tư vấn.
ERT phải liên hệ với chuyên gia tư vấn truyền thông để thông báo cho họ về sự cố để họ có
thể chuẩn bị thông cáo báo chí ban đầu.
3.7 Hồ sơ
Để đảm bảo hồ sơ có thể được dễ dàng tra cứu, một hồ sơ riêng biệt được lập cho mỗi sự cố
và các thông tin trao đổi kế cả các báo cáo liên quan đến sự cố phải được sao lưu trong hổ sơ.

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO


- Danh mục kiểm tra của ERT, NSH-08-01-01,
- Danh sách liên lạc của Công ty trong tình huống khẩn cấp,
- Danh sách liên lạc với các bên hữu quan.
- PHỤ LỤC I: SƠ ĐỒ TỒ CHỨC TRÁCH NHIỆM CỦA ERT.
Số kiểm soát: NSH-08-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 1
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP CỦA VĂN PHÒNG ĐỐI VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP DƯỚI TÀU

PHỤ LỤC I: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRÁCH NHIỆM CỦA ERT

Bảo hiểm An sinh, an


thân & vỏ ĐỘI TRƯỞNG ERT toàn thuyền
viên
Tư vấn ổn
định tai nạn Kiểm tra nồng
Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng độ cồn, chất
Khai thác Quản lý kỹ Tổng hợp gây nghiện
thuật
Đăng kiểm
Công ty cung
Chuyên viên Chuyên viên ứng thuyền
Nhà cung Khai thác Hàng hải
ứng vật tư viên

Nhà sản
xuất thiết bị Các tổ chức ứng Chính quyền Hội P & I
cứu tràn dầu cảng
Người thuê
Đại diện P&I tại Chính quyền tàu tàu
địa phương treo cờ
Các hãng dầu
Đại lý Cứu hộ lớn

Chính quyền ven Cá nhân có năng


biển lực

Cung ứng hải đồ

Đội hiện trường

Máy trưởng Thuyền trưởng


Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 1 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

1. MỤC ĐÍCH
Để đối phó với các mối nguy hiểm, tai nạn và các tình huống khẩn cấp liên quan đến tàu.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Bộ luật về tác nghiệp phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng của ILO.
 Quy trình về tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn trên Văn phòng, NSH-03-01,
 Quy trình thông tin liên lạc, NSH-03-02,
 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của DPA, NSH-04-01,
 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của Thuyền trưởng, NSH-05-01,
 Quy trình về trách nhiệm và quyền hạn của thuyền viên, NSH-06-01,
 Quy trình báo cáo, phân tích và khắc phục những sự không phù hợp, tai nạn, tình huống nguy
hiểm và tình trạng mất an toàn/hành động mất an toàn, NSH-09-01.
 Quy trình ứng cứu của Văn phòng đối với tình huống khẩn cấp của tàu, NSH-08-01
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Xử lý tình huống khẩn cấp trên tàu
Khi có xảy ra tai nạn hoặc tai biến yêu cầu giúp đỡ khẩn cấp, Thuyền trưởng phải báo cáo về
Công ty càng sớm càng tốt và sau đó tới Quốc gia ven biển gần nhất hoặc Chính quyền cảng
(nếu cần thiết).
Thuyền trưởng báo cáo tình hình dưới tàu bằng thiết bị thông tin nhanh và hiệu quả nhất cho
Tổng Giám đốc, hoặc DPA, hoặc bất kỳ người nào khác trong “Danh sách liên lạc khẩn cấp”
trong “Quy trình thông tin liên lạc”, NSH-03-02. Ngay khi đã liên lạc được với một thành viên
của Công ty thì Thuyền trưởng không cần phải gọi ai nữa. Nhân viên nhận tin có trách nhiệm
báo cho Tổng Giám đốc và những người có liên quan. Những báo cáo ban đầu của Thuyền
trưởng không thay thế cho báo cáo bằng văn bản theo mẫu "Báo cáo tai nạn/ sự cố", NSH-09-
01-02.
Trong thời gian sự cố, Thuyền trưởng phải để tất cả thiết bị liên lạc ở trạng thái sẵn sàng.
4.2 Hỗ trợ về pháp lý
Thuyền trưởng phải biết rằng một số quốc gia sẽ phạt, truy tố hình sự hay bỏ tù Thuyền
trưởng và các thuyền viên do xảy ra tai nạn, ví dụ như đâm va, mắc cạn, ô nhiễm tràn dầu và
các sự cố khác. Thuyền trưởng và các thuyền viên có thể bị truy tố hình sự khi thực hiện các
hành động ứng phó sự cố ô nhiễm tràn dầu.
Tương tự thì Thuyền trưởng và thuyền viên, công ty có thể bị truy tố về dân sự bởi các tổ chức
liên quan đến tai nạn/ sự cố.
Trong các tình huống này, công ty sẽ bố trí hỗ trợ về pháp lý thông qua đại diện CLB P&I tại
địa phương và các luật sư của công ty.
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 2 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

Trước khi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, Thuyền trưởng và thuyền viên phải biết được thân nhân
của cá nhân và tổ chức cảu người phỏng vấn. Người phỏng vấn phải trình thẻ chứng minh
nhân thân.
Thuyền trưởng và thuyền viên phải chú ý khi trả lời cơ quan công quyền địa phương, chính
quyền cảng hoặc khi trả lời các cá nhân không chứng minh được nhân thân hoặc những người
chỉ đưa ra các câu hỏi không chính thức. Bất kỳ tuyên bố hay câu trả lời nào đưa ra cũng
có thể là bằng chứng chống lại bản thân.
Khi đưa ra các tuyên bố, phải đảm bảo chỉ nói lên thực trạng và tránh đưa ra suy diễn và
phỏng đoán.
Nhiều quốc gia có luật giúp bảo vệ tránh tình trạng tự buộc tuội và cho phép cá nhân từ chối
trả lời dưa trên cơ sở là “tôi muốn đảm bảo quyền hợp pháp của mình”.
Luôn tham vấn về luật trước khi đưa ra các tuyên bố hay trả lời các câu hỏi liên quan đến
nguyên nhân của tai nạn.
Tất cả các tàu phải có các Thông báo mới nhất của Bảo hiểm P&I và tàu tham gia.
4.3 Ứng xử với công chúng và giới thuyền thông
Sau khi xảy ra sự cố hay tai nạn hàng hải liên quan đến đâm va, tràn dầu, cháy, thương tật về
người, Thuyền trưởng, các sỹ quan và toàn bộ thuyền viên đều rất căng thẳng và đây là thời
điểm nhạy cảm. Ngày nay, các kế hoạch ứng cứu yêu cầu số lượng lớn các báo cáo và phản
hồi các quy định của pháp luật. Hầu hết các sự cố xảy ra đều ở gần bờ, khi tàu đang ở thời
điểm nguy cấp nhất, thì chỉ trong chốc lát sau khi xảy ra sự cố các bên có liên quan đã có can
thiệp với Thuyền trưởng và các sỹ quan. Tuy nhiên lúc đó Thuyền trưởng vẫn phải có toàn bộ
trách nhiệm đối với an toàn của thuyền viên và của cả con tàu.
Thuyền trưởng và thuyền viên cần phải chú ý rằng, đối với công chúng/ giới truyền thông,
việc ứng xử phải hết sức thận trọng, khi cần thiết phải có tư vấn của của các chuyên gia trong
lĩnh vực này. Công ty ký hợp đồng với các chuyên gia tư vấn về thuyền thông họ là những
người có kiến thức sâu rộng về các sự cố hàng hải và các vấn đề liên quan đế công chúng/
truyền thông. Các đơn vị tư vấn sẽ liên lạc với tàu để hỗ trợ trong ứng xử với công chúng/
truyền thông.
Trong thời điểm rất căng thẳng xử lý sự cố, Thuyền trưởng hay bất kỳ thuyền viên nào trên
tàu không nên trả lời bất kỳ cuộc điện thoại nào từ phía giới truyền thông. Lý do là số điện
thoại của tàu chỉ để sử dụng cho các cuộc gọi khẩn cấp, ngoài ra còn có những vấn đề phức
tạp về pháp lý khi đưa ra những bình luận sẽ được công bố hay phát sóng chỉ trong vòng vài
phút sau khi phát ngôn.
Giới truyền thông có thể dễ dàng có được số điện thoại liên lạc của tàu, vì thế khi nhân được
điện thoại của cơ quan truyền thông, Thuyền trưởng cố gắng từ chối trả lời và lưu ý họ gọi
điện cho số thông tin của văn phòng công ty. Văn phòng sẽ cho tàu số điện thoại này. Nếu có
thể, Thuyền trưởng cố gắng thông báo cho văn phòng về những ai đã liên lạc với tàu. Văn
phòng sẽ đảm bảo việc thông tin với cơ quan truyền thông.
Chính sách của công ty là tàu không được trực tiếp cung cấp thông tin cho cơ quan truyền
thông. Việc này để đảm bảo phát ngôn của tàu không bị thông tin sai lệch và tàu tập trung vào
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 3 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

công tác ứng cứu sự cố.


Trong trường hợp không thể tránh được việc phải phát:
 Thuyền trưởng phải đảm bảo những người phỏng vấn thực sự là đại diện của cơ quan
truyền thông hợp pháp thông qua việc kiểm tra nhân thân, giấy tờ tùy thân trước cuộc
phỏng vấn hay cuộc họp.
 Thuyền trưởng chỉ công bố thực tế liên quan đến sự cố và KHÔNG ĐƯỢC suy diễn hay
phỏng đoán về nguyên nhân, mức độ hay hậu quả của sự cố ô nhiễm hoặc kết quả của các
cố gắng ứng cứu.
 Thuyền trưởng phải thẳng thắn, hợp tác và thể hiện thiện chí hỗ trợ cung cấp thông tin
cho cơ quan truyền thông.
 Các tuyên bố phải đơn giản, nhắc lại ngắn gọn thực tế, không được đưa ra ý kiến chủ
quan hoặc diễn giải thêm. Không được để đánh lừa đưa ra những bình luận về những nội
dung không nắm được hoặc suy diễn về những người khác.
 Thẳng thắn trả lời “Tôi không biết” trong tất cả các trường hợp không nắm được thông
tin.
 Trong mọi trường hợp không được tuyên bố sai lệch hoặc che đậy sự thật.
4.4 Lưu giữ hồ sơ
Để đảm bảo có đầy đủ chứng cứ bằng văn bản trong trường hợp có các vấn đề liên quan
đến pháp luật sau này, để xây dựng nên mẫu các báo cáo và để làm công cụ đào tạo về các
tình huống ứng phó sự cố trong tương lại, Thuyền trưởng phải duy trì một cách chính xác các
biên bản về các sự kiện liên quan đến tai nạn, phạm vi và ảnh hưởng của sự cố ô nhiễm và
hiệu quả của các hành động ứng phó.
Các bằng chứng dạng văn bản bao gồm:
 Bản ghi các sự kiện và trao đổi thông tin (của cá nhân và tổng hợp);
 Hợp đồng, thỏa thuận và giao dịch tài chính;
 Mẫu dầu lấy từ các két, trên boong, trên thân tàu hoặc xung quanh tàu, nếu có thể.
 Những mẫu này phải để trong các bình đựng mẫu sạch có niêm phong và được cất giữ bởi
các bên có liên quan cùng các biên bản giao nhận mẫu có chữ ký của các bên, số sêri liên
tục;
 Ảnh chụp, videos và các thước phim ghi lại tai nạn và quá trình ứng phó; và
 Báo, các đoạn băng TV, đài liên quan đến sự cố.
4.5 Soát xét quy trình ứng phó
Các thông tin trong quy trình này cần được thay đổi khi có những thay đổi về nhân sự, tổ chức
và luật pháp. Công ty sẽ thường xuyên soát xét các dữ liệu trong quy trình liên quan đến
những thay đổi này để phản ánh đúng những thay đổi cần thiết.
Quy trình sẽ được cập nhật định kỳ hàng năm để phản ánh các thay đổi. Ngoài ra quy trình
cũng được cập nhật tạm thời ngay khi có những thay đổi lớn theo yêu cầu của luật hoặc do các
sự kiện khác.
Ngay sau khi quy trình được sử dụng để ứng phó với một sự cố, hiệu quả của quy trình sẽ
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 4 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

được xem xét bởi công ty và thuyền viên. Những thay đổi cần thiết phải được thực hiện tương
xứng.
4.6 Huấn luyện, thực tập và diễn tập
Thuyền viên phải được huấn luyện sử dụng tất cả các thiết bị an toàn và thiết bị ứng phó tình
huống ô nhiễm môi trường, bao gồm thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, thiết bị sự cố, ví dụ như bơm
cứu hỏa và máy phát sự cố. Việc huấn luyện được thực hiện dựa trên các chiến lược và chiến
thuật ứng phó sự cố đối với các lĩnh vực:
 Yêu cầu về báo cáo
 Huấn luyện đội ứng phó sự cố dầu tràn
 Các sự cố của tàu đe dọa môi trường biển
 Các sư cố của tàu đe dọa tính mạng, tài sản
 Tính chất của dầu khi lan ra trên biển
 Sự cố hệ thống nhận dầu
 Thiết bị ứng cứu dầu tràn
 Sự cố hệ thống làm hàng và hạn chế tràn dầu
 Quản lý việc ứng cứu dầu tràn
 Hoạt động cứu hộ
Thuyền viên được các sỹ quan chủ chốt huấn luyện cách bố trí, vận hành và bảo dưỡng thiết
bị ứng phó sự cố và các nguồn lực hỗ trợ khác.
Quy trình ứng phó sự cố được kiểm tra bằng cách tiến hành thực tập hàng tháng với sự tham
gia của tất cả các thuyền viên sẽ trực tiếp ứng phó nếu xảy ra sự cố.
Thực tập và diễn tập bao gồm cứu hỏa, sử dụng xuống cứu sinh và các tình huống khẩn cấp
cũng như các tình huống ô nhiễm.
Sỹ quan và thuyền viên phải tham gia thực tập và diễn tập cùng với các nhân viên trên công ty
kết hợp với những đơn vị hỗ trợ ứng cứu tàu.
Yêu cầu về thực tập thực hiện theo Kế hoạch thực tập, mẫu NSH-06-02-02. Kết quả thực tập
và nhận xét của Thuyền trưởng được ghi nhận vào “Bản ghi huấn luyện và rèn luyện”, NSH-
06
02-03.
4.7 An toàn và an sinh của thuyền viên
An toàn và an sinh của thuyền viên luôn được ưu tiên hàng đầu.
Trong trường hợp xảy ra tai nạn khiến thuyền viên phải lên bờ, thuyền viên phải được đưa đến
nơi nghỉ và được hồi hương.
Thuyền trưởng phải liên lạc với công ty, phòng Hành chính - Nhân sự và đại lý để bố trí chỗ
nghỉ ngơi cho thuyền viên.
4.8 Các hành động ứng phó tình huống khẩn cấp
Đối với các tai nạn, sự cố gây tràn dầu, ô nhiễm môi trường, thì ngoài các hành động ứng phó
được nêu trong quy trình này, Thuyền trưởng thực hiện bổ sung các quy trình ứng phó nêu
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 5 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

trong SOPEP. Khi cần thiết để đảm bảo an toàn sinh mạng, con tàu, hàng hóa hoặc môi
trường, Thuyền trưởng có toàn quyền quyết định để làm khác với những hướng dẫn này.
Những sự cố được nêu trong quy trình này gồm có:
1. Mắc cạn
2. Cháy/ nổ
3. Đâm va (với vật cố định hoặc di động)
4. Hư hỏng kết cấu tàu
5. Nghiêng quá giới hạn
6. Hỏng hệ thống két chứa
7. Ngập nước hoặc chìm tàu
8. Rò rỉ khí độc
9. Cứu người ra khỏi khu vực kín, kể cả buồng bơm
10. Người rơi xuống biển
11. Đe dọa đánh bom
12. Cướp biển và khủng bố
13. Cứu hộ/ kéo khẩn cấp
14. Tập trung tại vị trí phao bè/ xuồng
15. Bỏ tàu/ hạ xuồng cứu sinh
16. Hỏng máy lái/ lái sự cố
17. Tai nạn nghiêm trọng/ tình huống khẩn cấp về y tế
18. Hư hỏng do thời tiết xấu
19. Sơ tán trên biển bằng trực thăng
20. Tìm kiếm và cứu nạn
21. Hư hỏng về kỹ thuật hoặc mất điện
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 6 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

1. Mắc cạn
Nếu tàu bị mắc cạn, ngay lập tức phải tiến hành các hành động sau:
 Nhấn chuông báo động và tiến hành các quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp
 Loại bỏ hoàn toàn các nguồn phát lửa và cấm hút thuốc trên tàu
 Xem xét có phải dừng lấy gió vào khu vực sinh hoạt hoặc ngừng việc lấy gió không cần
thiết vào buồng máy
 Giảm áp suất khí trơ về 0
Các hành động tiếp theo:
 Thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ tàu để xác định mức độ trầm trọng của tình hình.
 Đo sâu xung quanh tàu để xác định tính chất và độ dốc của đáy biển.
 Kiểm tra biên độ thủy triều tại khu vực mắc cạn.
 Đánh giá dòng chảy ở khu vực mắc cạn.
 Đo sâu các hầm hàng, két ba-lát, két nhiên liệu và kiểm tra các không gian liền kề với vỏ
tàu. Phải cân nhắc khi mở các lỗ đo độ vơi để tránh làm mất tính nổi dự trữ.
 So sánh mức két hiện tại với thời điểm khở hành
 Xem xét khả năng tràn dầu.
Ấn phẩm "Peril at Sea and Salvage - A Guide for Masters" của ICS/OCIMF cung cấp thêm các
thông tin về những hành động có thể được thực hiện khi tàu bị cạn.
Sau khi đã đánh giá những thiệt hại của tàu, và xem xét tác động của những hư hỏng đó đến sức
bền vỏ tàu và ổn định, Thuyền trưởng cần quyết định thực hiện hay không thực hiện các hành
động để tránh dầu tràn, ví dụ:
 Bơm chuyển nội bộ hàng hóa hoặc nhiên liệu. Nếu hư hỏng không lớn, ví dụ chỉ một hoặc
hai két, cần xem xét bơm chuyển chất lỏng từ két bị hư hại sang két còn nguyên vẹn.
 Cô lập các két hàng và két dầu nhiên liệu để giảm thiểu dầu tràn do áp lực thủy tĩnh khi
thủy triều thay đổi.
 Rà soát tình trạng thời tiết hiện tại và dự báo để đánh giá xem tàu có bị ảnh hưởng bởi
thời tiết.
 Đánh giá khả năng chuyển hàng sang xà-lan hoặc các tàu khác; có thể yêu cầu sự hỗ trợ
tương tự tùy thuộc vào tình hình.
 Điều chỉnh độ chúi hoặc chuyển tải để đảm bảo tránh làm hư hại đến các két còn nguyên
vẹn, qua đó tránh việc làm ô nhiễm thêm do tràn dầu.
Nếu rủi ro làm hư hỏng thêm tàu khi tự di chuyển ra khỏi cạn cao hơn so với duy trì tình
trạng nằm nguyên trên cạn để chờ hỗ trợ, thì Thuyền trưởng phải cố gắng ngăn chặn việc
tàu di chuyển khỏi vị trí hiện tại bằng cách:
 Sử dụng neo,
 Lấy thêm ba-lát vào các két trống, nếu có thể
 Giảm áp lực dọc theo vỏ tàu bằng cách bơm chuyển hàng trong tàu. Đặc biệt chú ý đến
thông tin về sức bền kết cấu và ổn định tai nạn, nếu cần thiết thì tham vấn tổ chức đăng
kiểm.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-01, NSH-08-02-13 đến 16
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 7 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

2. Cháy nổ
Nếu cháy/ nổ xảy ra trên tàu:
 Nhấn chuông báo động, triển khai các Đội ứng phó tình huống khẩn cấp cháy/ nổ và thực
hiện các quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp
 Xác định mức độ thiệt hại và quyết định các biện pháp kiểm soát thiệt hại cần phải thực
hiện
 Xác định xem có nạn nhân nào không
 Yêu cầu hỗ trợ nếu xét thấy cần thiết
 Đánh giá khả năng xảy ra ô nhiễm do rò rỉ dầu.
 Nếu xảy ra tràn dầu do cháy/ nổ, thông báo cho các bên liên quan theo quy trình liên lạc
trong SOPEP/SMPEP.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-03 đến NSH-08-02-07
3. Đâm va với vật thể cố định hoặc di động
Nếu xảy ra đâm va:
 Nhấn chuông báo động và tiến hành các quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp.
 Xác định xem có nạn nhân nào không.
Thuyền trưởng phải đánh giá tình hình xem có nguy cơ ô nhiễm không và thực hiện các hành
động phù hợp:
 Quyết định xem việc tách các tàu ra có thể gây ra hoặc làm tăng dầu tràn
 Nếu két hàng hoặc két nhiên liệu bị thủng, giảm thiểu rủi ro ô tràn thêm dầu bằng cách cô
lập các két bị thủng hoặc bơm chuyển hàng/ nhiên liệu sang các két rỗng hoặc két vơi.
 Nếu xảy ra tràn dầu do đâm va, thông báo cho các bên liên quan theo quy trình liên lạc
trong SOPEP/SMPEP.
Sau khi đã đánh giá thiệt hại và xử lý các nguy cơ cận kề, xem xét việc tiến hành các hành động
tiếp theo để sửa chữa, chuyển tải hàng, hoặc hạn chế tác động do dầu tràn. Phải phối hợp với
các cơ quan chức năng khi tiến hành những hành động này để họ hỗ trợ kiểm soát ô nhiễm.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-08, NSH-08-02-13 đến 15
4. Hư hỏng kết cấu
Nếu tàu bị hư hỏng nặng về kết cấu:
 Nhấn chuông báo động và tập trung thuyền viên
 Giảm tốc độ hoặc dừng hẳn để giảm thiểu áp lực trên vỏ tàu
 Đánh giá nguy cơ chìm hoặc lật tàu
 Thực hiện các biện pháp kiểm soát thiệt hại
 Giảm áp suất khí trơ về 0.
Thuyền trưởng đánh giá tình hình xem có nguy cơ ô nhiễm:
 Nếu xảy ra tràn dầu, thông báo cho các bên liên quan theo quy trình liên lạc trong
SOPEP/SMPEP
 Nếu hành động khẩn cấp là phải bỏ bớt hàng, thông báo cho các bên liên quan theo quy
trình liên lạc trong SOPEP/SMPEP
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 8 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

 Xem xét có thể trì hoãn được việc bỏ bớt hàng để duy trì ổn định tàu đến khi các tàu hoặc
xà-lan chuyển tải đến nơi.
 Nếu việc tính toán ổn định và sức bền không thể thực hiện được trên tàu, liên lạc với tổ
chức đăng kiểm và bố trí để việc tính toàn có thể thực hiện được
 Xem xét dự báo thời tiết và ảnh hưởng của thời tiết đến hiện trạng sự cố.
 Sau khi đã đánh giá thiệt hại và xử lý các nguy cơ cận kề, xem xét việc tiến hành các hành
động tiếp theo để sửa chữa, chuyển tải hàng, hoặc hạn chế tác động do dầu tràn. Phải phối
hợp với các cơ quan chức năng khi tiến hành những hành động này để họ hỗ trợ kiểm soát
ô nhiễm.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-02, NSH-08-02-13 đến 15.
5. Nghiêng quá giới hạn
Nếu xảy ra nghiêng lớn một cách nhanh chóng và không lường trước, nguyên nhân có thể là:
 Hư hỏng tôn vỏ tàu
 Hư hỏng vách ngăn giữa các hầm hàng
 Di chuyển hàng hóa
 Ngập nước một khoang lớn như buồng máy, hiệu ứng mặt thoáng gây nghiêng tàu
 Hư hỏng do mắc cạn hoặc đâm va
 Quy trình khai thác không đúng.
Các bước cần thực hiện ngay lập tức:
 Dừng làm hàng, nhận nhiên liệu hoặc bơm ba-lát; đóng các van vào két và van chính trên
đường ống
 Nhấn chuông báo động và tập trung thuyền viên
 Nếu đang hành trình, giảm tốc độ hoặc dừng tàu
 Xác định nguyên nhân gây nghiêng tàu.
Các hành động tiếp theo:
 Đo mức két và so sánh với mức két ở thời điểm khởi hành
 Nếu xảy ra tràn dầu, thông báo cho các bên liên quan theo quy trình liên lạc trong
SOPEP/SMPEP
 Nếu hành động tức thời là phải bỏ bớt hàng xuống biển, thông báo cho các bên liên quan
theo quy trình liên lạc trong SOPEP/SMPEP
 Xem xét có thể trì hoãn được việc bỏ bớt hàng để duy trì ổn định tàu đến khi các tàu hoặc
xà-lan chuyển tải đến nơi
 Nếu có thể, thực hiện các hành động khắc phục tình huống.
Sau khi đã đánh giá thiệt hại và xử lý các nguy cơ cận kề, xem xét việc tiến hành các hành động
tiếp theo để sửa chữa, chuyển tải hàng, hoặc hạn chế tác động do dầu tràn. Phải phối hợp với
các cơ quan chức năng khi tiến hành những hành động này để họ hỗ trợ kiểm soát ô nhiễm.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-09
6. Hỏng hệ thống két chứa
Nếu xảy ra hư hỏng hệ thống két chứa nhiên liệu hoặc hầm hàng, ngoài việc rò rỉ đường ống, sự
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 9 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

việc có thể được phát hiện thông qua những biểu hiện như nghiêng quá giới hạn, tràn két hoặc
rò rỉ trên thân tàu. Thông thường, sẽ có tiếng động to, bất thường trước khi xảy ra sự cố.
Khi đã xác định được việc hư hỏng hệ thống két chứa, cần tiến hành các hoạt động để tránh hay
giảm thiểu tràn dầu.
Các bước cần thực hiện ngay lập tức:
 Dừng làm hàng, nhận nhiên liệu hoặc bơm ba-lát; đóng các van vào két và van chính trên
đường ống.
 Nếu tàu đang hành trình, xem xét giảm tốc độ hoặc dừng tàu.
 Nếu tàu ở trong cảng, xem xét việc sơ tán những người không có nhiệm vụ quan trọng.
Các hành động tiếp theo:
 Xác định mức độ thiệt hại và quyết định các biện pháp kiểm soát thiệt hại cần thực hiện.
 Đánh giá khả năng ô nhiễm do tràn dầu.
 Nếu xảy ra tràn dầu, thông báo cho các bên liên quan theo quy trình liên lạc trong
SOPEP/SMPEP
 Nếu hành động tức thời là phải bỏ bớt hàng xuống biển, thông báo cho các bên liên quan
theo quy trình liên lạc trong SOPEP/SMPEP
 Xem xét có thể trì hoãn được việc bỏ bớt hàng để duy trì ổn định tàu đến khi các tàu hoặc
xà-lan chuyển tải đến nơi
 Xem xét có cần phải hạ mức trong các két bị hư hỏng. Chú ý đến ảnh hưởng lên sức bền
thân tàu và ổn định.
Nếu lương dầu tràn chỉ ở trên boong và có thể được xử lý bởi Đội chống ô nhiễm thì:
 Sử vật liệu thấm hút và hóa chất hòa tan được phép sử dụng để làm sạch lượng dầu tràn
trên tàu.
 Đảm bảo dầu cặn thu gom được và các vật liệu đã sử dụng để làm sạch được thu giữ cẩn
thận trước khi loại bỏ.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-10, NSH-08-02-13 đến 15
7. Ngập nước hoặc chìm tàu
Nếu tàu bị hư hỏng đến mức có thể bị ngập nước hoặc bị chìm, an toàn của thuyền viên phải
được ưu tiên hàng đầu trên cả ngăn ngừa ô nhiễm. Thông thường thì sự cố dẫn đến làm chìm
tàu thì cũng đã gây gây ra ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu thời gian cho phép, cần thực hiện một số
biện pháp để hạn chế tràn dầu sau này.
Nếu không gây nguy hiểm cho thuyền viên và khi thời gian cho phép, xem xét thực hiện các
hành động sau:
 Thông báo cho các bên liên quan theo quy trình liên lạc trong SOPEP/SMPEP
 Đóng tất cả các van trên két và van chính trên đường ống
 Vặn chặt hoặc khóa tất cả các van thông gió két
 Đóng tất cả các tấm chắn của thông gió và các cửa kín nước mở ra khu vực hầm hàng
 Báo động cho các tàu khác và cơ quan phụ trách hàng hải về nguy cơ ô nhiễm.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-11, NSH-08-02-13 đến 16.
8. Rò rỉ khí độc
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 10 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

Đối với tàu dầu và tàu chở hàng khi ở trên biển thì tình huống rò rỉ khí độc sẽ không gây nhiều
nguy cơ ô nhiễm môi trường. Khi ở trong cảng, nguy cơ chính là an toàn của thuyền viên và
công nhân cảng làm việc xung quanh trong môi trường có nguy cơ cháy nổ.
Các bước cần thực hiện ngay lập tức:
 Dừng làm hàng, nhận nhiên liệu hoặc bơm ba-lát; đóng các van vào két và van chính trên
đường ống.
 Ngăn chặn các nguồn phát lửa.
 Nếu tàu đang hành trình, xem xét việc đổi hướng để tạo luồng gió thổi có lợi nhất, giảm
tốc độ hoặc dừng tàu.
 Nếu tàu trong cảng, xem xét việc sơ tán những người không có nhiệm vụ quan trọng.
 Nếu tàu trong cảng, cảnh báo nhân viên trên bờ, nhân viên cảng và thuyền viên các tàu
thuyền bên cạnh.
Các biện pháp tiếp theo:
 Xác định nguyên nhân gây rò rỉ khí độc
 Nếu có thể, tiến hành các hành động khắc phục sự cố.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-12
9. Cứu người ra khỏi khu vực kín kể cả buồng bơm
Các hoạt động thực hiện trong khu vực kién chỉ được tiến hành sau khi đã có Giấy phép vào
khu vực kín. Các thiết bị phù hợp phải có sẵn và thuyền viên không được làm việc trogn khu
vực kín mà không có người cảnh giới. Điều quan trọng là phải nắm được khu vực kín là những
nơi thiếu ôxy hoặc có các khí độc. Vì thế có những khu vực rộng như là các khoang, két có thể
không được xem là khu vực kín, tuy nhiên khu vực này có thể nguy hiểm đối với người vào do
có khí độc tùy theo loại hàng hóa tàu đang chở.
Trong trường hợp có người ngất xỉu trong khu vực kín hoặc mất liên lạc với gười ở trong khu
vực kín, điều quan trọng là công tác cứu hộ phải được thực hiện trong điều kiện kiểm soát;
người phát hiện sự cố phải báo động toàn tàu chứ KHÔNG được tự ứng cứu một mình. Thực
hiện cứu hộ theo đúng quy trình sẽ giảm thiểu nguy cơ có thêm nhiều thương vong, tuy nhiên
cũng cần lưu ý là công tác cứu hộ cần tiến hành càng sớm càng tốt.
Thực tập cứu người ra khỏi khu vực kín phải tiến hành theo định kỳ không quá 3 tháng.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-17
10. Người rơi xuống biển (Man Overboard)
Thực tập cứu người rơi xuống biển phải được tiến hành định kỳ để kiểm tra thuyền viên nắm
được nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ đó an toàn khi phát hiện người rơi xuống biển
và khi vận hành xuống cấp cứu.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-18
11. Đe dọa đánh bom
Đe dọa đánh bom phải được xem xét một cách nhiêm túc, phải tiến hành khám xét toàn tàu để
đảm bảo trên tàu không có bom. Các bao gói khả nghi tìm thấy trên tàu phải được xử lý cẩn
trọng. Không được thực hiện các hành động gây nguy hiểm tính mạng, an toàn tàu và môi
trường biển.
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 11 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

Điều quan trọng là người nhận thông tin phải nghe thông tin kỹ lưỡng, ghi chép lại thông tin.
Khi tàu ở trong cảng, thông báo cho chính quyền cảng và yêu cầu trợ giúp từ bờ. Nếu có thể,
sơ tán những người không có nhiệm vụ quan trọng khỏi tàu.
Ngay sau khi nhận được cảnh báo, phải thực hiện khám xét toàn tàu để xác định vật thể gây nổ.
Thuyền viên phải chia thành các đội 2 người và khám xét các khu vực được phân công nếu có
thể thì các cá nhân cần khám xét các khu vực thuộc phạm vi quản lý vì họ quen thuộc với khu
vức đó và dễ nhận biết những sự khác lạ. Không dùng bộ đàm trong quá trình khám xét vì tín
hiệu vô tuyến có thể kích nổ bom.
Trong trường hợp phát hiện thiết bị nổ, sơ tán nga mọi người khỏi khu vực và thực hiện các
biện pháp giảm thiểu tác động nếu xảy ra nổ bom. Không được di chuyển hay cố gắng vô hiệu
hóa thiết bị nổ; thuyền viên cần tránh xa khu vực có bao gói khả nghi.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-19 và Kế hoạch an ninh tàu
12. Cướp biển và khủng bố
Ở một số vùng biển trên thế giới, việc cướp biển và khủng bố lên tàu diễn ra thường xuyên. Tàu
phải thường xuyên duy trì các biện pháp đảm bảo an ninh. Khi tàu ở trong cảng, thực hiện trực
ca nghiêm túc tại cầu thang và các điểm tiếp cận tàu, bao gồm cả đường lỉn neo và dây buộc
tàu. Khi tàu trên biển, duy trì cảnh giới đối với các tàu đang tiến lại gần. Không được để dây,
v.v.. lơ lửng ngoài mạn tàu. Thông thường, mục tiêu của những kẻ lên tàu là lấy các đồ có giá
trị của tàu, trong tình huống này chúng sẽ dùng vũ lực nhốt thuyền viên lại và để tàu hành trình
không người điều khiển.
Trong mọi tình huống, an toàn của thuyền viên phải được đặt lên hàng đầu. Khi cướp đã lên
được tàu, Thuyền trưởng không được có các hành động khiến bọn chúng tức giận. Thuyền
trưởng phải bình tĩnh, yêu cầu được đưa tàu vào vị trí an toàn và sau đó hợp tác với bọn cướp
biển.
Khi cướp biển đã rời khỏi tàu và thuyền viên đã làm chủ, Thuyền trưởng cần thực hiện các
công việc sau:
 Đảm bảo tất cả thuyền viên an toàn, không có người bị thương.
 Đảm bảo tàu an toàn và không xảy ra ô nhiễm hay có nguy cơ ô nhiễm.
 Yêu cầu trợ giúp từ bờ nếu cần
 Báo cáo sự cố tới chính quyền ven bờ gần nhất
 Báo cáo sự cố cho công ty
 Báo cáo sự cố bằng văn bản
 Gửi báo cáo cho IMB ở Kuala Lumpur (Malaysia)
Xem Kế hoạch an ninh tàu
13. Cứu hộ/ kéo khẩn cấp
Khi xảy ra tai nạn làm mất khả năng điều động của tàu, việc cứu tàu và hạn chế tổn thất thêm
phải được ưu tiên hàng đầu. Do đó có thể yêu cầu tàu kéo hoặc các tàu khác cứu hộ tàu.
Phải xác định thông tin về các tàu kéo hay tàu khác đến hiện trường tại nạn để trợ giúp và phải
thông báo các thông tin này cho văn phòng công ty.
Cần sử dụng các tàu cứu hộ khi tàu đang ở tình trạng nguy cấp; trong các tình huống khác thì
công ty sẽ bố trí hợp đồng lai kéo.
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 12 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

Những nguy cơ gồm có:


 Gần bờ hoặc các nguy cơ hàng hải khác;
 Vị trí bờ phía dưới gió;
 Thời thiết xấu hiện tại hoặc dự báo gần;
 Khu vực mật độ tàu đông.
 Các sự cố khác mà Thuyền trưởng xét thấy đe dọa đến an toàn của thuyền viên, tàu và
môi trường biển.
Trong những tình huống này, Thuyền trưởng PHẢI yêu cầu tàu cứu hộ mà Thuyền
trưởng xét thấy có năng lực hỗ trợ tốt nhất. Nếu có thể thống nhất sử dụng mẫu Hợp
đồng cứu hộ của Lloyd với tàu cứu hộ. Nếu không thể, Thuyền trưởng phải đồng ý với bất
kỳ loại hợp đồng nào để cứu được tàu.
Nếu không có nguy hiểm cận kề đe dọa tàu, công ty sẽ bố trí lai kéo.
Các tàu hàng không trang bị Thiết bị kéo khẩn cấp (Emergency Towing Equipment) phải chuẩn
bị các thiết bị cần thiết để sử dụng trong quá trình lai kéo, như cáp kéo, lỉn neo, dây buộc tàu/
dây mồi, tời, dây ném và các dụng cụ cần thiết khác. Quá trình bố trí lai kéo được thực hiện
theo Sổ tay kéo khẩn cấp (Emergency Towing Booklet) được cấp cho tàu.
14. Tập trung tại vị trí phao bè/ xuồng
Để tuân thủ với yêu cầu của SOLAS và quy định của Quốc gia mà tàu treo cờ, các quy trình
dưới đây phải được thực hiện theo định kỳ 14 ngày và trong vòng 24 tiếng sau khi rời cảng
nếu có trên 25% số thuyền viên được thay tại cảng đó.
 Nhấn chuồng báo động tập hợp.
 Tập trung thuyền viên và chuyên viên kỹ thuật/ thợ sửa chữa tại vị trí tập hợp.
 Đảm bảo Bảng phân công nhiệm vụ là chính xác (điểm danh tất cả thuyền viên).
 Đảm bảo mọi người mặc áo phao đúng cách.
 Hướng dẫn cơ bản về sử dụng thiết bị cứu sinh (Life Saving Appliances) cho mọi người
và thao tác, thử nếu có thể.
Tuân thủ mệnh lệnh của Thuyền trưởng.
15. Bỏ tàu, hạ xuồng cứu sinh
Khi xảy ra tình huống khẩn cấp mà thuyền viên không thể tiếp tục ở lại trên tàu, Thuyền trưởng
phải ra lệnh BỎ TÀU.
Trong trường hợp này, điều quan trọng là các xuồng cứu sinh, phao bè được chuẩn bị và thuyền
viên lên xuồng/ phao bè một cách trật tự. Công việc này chỉ có được làm tốt khi tất cả thuyền
viên thường xuyên được huấn luyện và thực tập các quy trình bỏ tàu.
Trong một số trường hợp phải bỏ tàu khi có hơi độc hay cháy nổ xung quanh tàu. Thuyền
trưởng phải đảm bảo mệnh lệnh của mình phải rõ ràng và điều quan trọng là việc trao đổi thông
tin phải tốt.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-20
16. Hỏng máy lái/ lái sự cố
Trong trường hợp máy lái bị hỏng, điều quan trọng là khả năng lái phải được phục hồi càng
sớm càng tốt.
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 13 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

Nếu có các tàu khác đang di chuyển trong khu vực, phải gửi bức điện “Pan Pan” để cảnh báo và
treo dấu hiệu Mất khả năng điều động. Nếu không thể khôi phục ngay hệ thống lái, dừng máy
chính và điều động tàu đến vị trí an toàn, nếu cần thì thả neo.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-21
17. Tai nạn nghiêm trọng/ tình huống khẩn cấp về y tế
Trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng/ tình huống khẩn cấp về y tế, Thuyền trưởng
phải đảm bảo các công việc sau được thực hiện:
 Làm cho người bị thương cảm thấy thoải mái nhất.
 Tiến hành chăm sóc y tế khẩn cấp nếu cần thiết, tham khảo cuốn Hướng dẫn y tế.
 Tham vấn hướng dẫn/ trợ giúp của chuyên gia y tế ngay lập tức.
 Yêu cầu trợ giúp của các tàu/ giàn khoan trong khu vực, họ có thể có nhân viên y tế.
 Liên lạc bằng điện thoại với văn phòng công ty ngay khi có thể, sau đó gửi báo cáo bằng
văn bản.
 Nếu cần thiết, chuẩn bị sơ tán người bị thương lên bờ bằng dịch vụ sơ tán y tế (medivac).
 Chuẩn bị kiểm đếm tư trang thuyền viên với sự có mặt của người chứng kiến.
 Lập báo cáo chứng kiến.
 Ghi sự thực vào Sổ điều trị y tế và Nhật ký tàu.
 Khai báo theo mẫu của công ty và gửi theo yêu cầu.
 Chuẩn bị bảng tính lương.
 Nếu người bị thương do hỏng thiết bị, giữ thiết bị làm bằng chứng hư hỏng. Chụp hình
nếu cần thiết.
 Chuẩn bị báo cáo chậm tàu/ chuyển hướng một cách thích hợp.
 Khai báo Báo cáo tai nạn theo yêu cầu (công ty và chính quyền mà tàu treo cờ).
18. Hư hỏng do thời tiết xấu
Trong trường hợp thời tiết xấu, Thuyền trưởng cần đảm bảo thực hiện các biện pháp giảm
thiểu khả năng thiệt hại khi tàu vào vùng thời tiết xấu như dự báo. Sự chuẩn bị tối thiểu phải
bao gồm:
 Đảm bảo tất cả thuyền viên nắm được dự báo thời tiết và họ phải chằng buộc khu vực làm
việc và buồng ở của mình.
 Đảm bảo các khu vực làm hàng được kiểm tra, các cửa, thông gió và két được đóng chặt.
 Kiểm tra tất cả thiết bị chằng buộc (hàng hóa, phụ tùng, thiết bị,v.v…) để đảm bảo việc
chằng buộc an toàn và đầy đủ để chịu đựng được rung lắc của tàu.
 Kiểm tra chằng buộc của neo, đảm bảo việc chằng buộc chặt chẽ và đầy đủ để chịu đựng
được thời tiết xấu.
Nếu không thể tránh được thời tiết xấu và tàu sẽ bị hư hỏng, điều quan trọng là các hành động
tức thời được thực hiện để đảm bảo an toàn của thuyền viên, con tàu và môi trường. Thuyền
viên không được tự chuốc lấy rủi ro dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho các thuyền viên
khác.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-22
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 14 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

19. Sơ tán trên biển bằng trực thăng


Khi phải thực hiện sơ tán y tế trên biển bằng trực thăng, Phải thực hiện các quy trình nêu dưới
đây.
Chuyển yêu cầu sơ tán y tế Trung tâm phối hợp cứu nạn (RCC). Cung cấp cho RCC các thông
tin sau:
 Tên tàu
 Vị trí tàu
 Hướng và tốc độ tàu
 Cảng tới và thời gian dự kiến đến cảng
 Tình trạng bệnh nhân
 Chẩn đoán sơ bộ, nếu biết
 Tình trạng hiện tại của bệnh nhân
 Tình trạng điều trị hiện tại
 Nhịp tim
 Huyết áp
 Những bệnh sử quan trọng của bệnh nhân
 Tình trạng dị ứng thuốc nếu có
 Bệnh nhân có thể đi lại được hay bất động?
 Tình trạng thời tiết
 Tình trạng bầu trời (sáng, mây che kín, mây một phần)
 Dự đoán trần mây
 Mưa (mưa, mù, mưa nhỏ, tuyết)
 Dự đoán tầm nhìn
 Tốc độ và hướng gió
 Tình trạng biển
Khi trực thăng đã bay, thiết lập thông tin liên lạc với trực thăng để thỏa thuận về hướng và tốc
độ của tàu. Tàu phải di chuyển chậm và đặt hướng gió ở phía thuận lợi nhất cho hoạt động của
trực thăng. Khi đã xác định, duy trì hướng và tốc độ.
Nếu không thiết lập liên lạc vô tuyến với trực thăng, khi tàu đã sẵn sàng để tiếp nhận tời của
trực thăng, ra tín hiệu cho trực thăng bằng tay. Vào ban đêm, dùng đèn pin để đánh tín hiệu cho
trực thăng (CHÚ Ý: không chiếu đèn thẳng vào trực thăng vì đèn có thể làm lóa mắt cơ
trưởng).
Nếu bệnh nhân không thể tự di chuyển, phải dùng cáng để tời bệnh nhân lên trực thăng. Nếu
bệnh nhân có thể tự di chuyển được, có nhiều cách để đưa bệnh nhân lên trực thăng.
Đối với bất kỳ thiết bị nào đưa đưa từ trực thăng xuống tàu:
CHẠM VÀO THIẾT BỊ CẤP CỨU BẰNG CÁC THIẾT BỊ ĐÃ TIẾP ĐẤT (MÓC CÓ TIẾP
ĐẤT VÀO BOONG TÀU) ĐỂ XẢ TĨNH ĐIỆN TRONG THIẾT BỊ VÀ TRÁNH CHO
THUYỀN VIÊN KHÔNG BỊ ĐIỆN GIẬT. NẾU KHÔNG CÓ THIẾT BỊ TIẾP ĐẤT PHÙ
HỢP, PHẢI ĐỂ CÁNG, RỌ HAY ĐAI KÉO CHẠM VÀO MẶT BOONG TRƯỚC KHI
THAO TÁC NHỮNG THIẾT BỊ NÀY.
Số kiểm soát: NSH-08-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 15 / 15
Chương 8: SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA TÀU

Nếu có dây néo được thả xuống, để dây chạm xuống mặt boong trước khi thuyền viên thao tác.
Thuyền viên phải thao tác dây néo để hướng và điều chỉnh cáng/ rọ hoặc thiết bị cứu hộ xuống
mặt boong. Luôn giữ cho dây néo không bị vướng vào các vật cản trên boong. KHÔNG ĐƯỢC
BUỘC DÂY NÉO VÀO TÀU.
Nếu cáng được thả xuống tàu, đầu tiên phải tháo cáng khỏi móc cứu hộ, sau đó buộc bệnh nhân
vào cáng, mặt hướng lên trên, cuối cùng móc cáng trở lại vào móc cứu hộ. Ra tín hiệu cho
người vận hành tời trên trực thăng khi bệnh nhân đã sẵn sàng để được kéo lên.
Nếu bệnh nhân được đưa lên trực thăng bằng rọ, đưa bệnh nhân ngồi vào rọ với tay để gọn
trong rọ không thò ra ngoài. Ra tín hiệu cho người vận hành tời trên trực thăng khi bệnh nhân
đã sẵn sàng để được kéo lên.
Thông thường, nếu bệnh nhân được đưa lên trực thăng bằng thiết bị khác thay vì cáng hay rọ
thì một thành viên tổ bay sẽ đáp xuống tàu để hỗ trợ công tác cứu hộ.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-23
20. Tìm kiếm và cứu nạn
Trong trường hợp gặp tàu khác bị nạn hay trong tình huống khẩn cấp, Thuyền trưởng không
được quên trách nhiệm hàng đầu của mình là an toàn của tàu mình và các thuyền viên trên tàu.
Không cần thiết phải thực hiện những công việc rủi ro. Sau khi đã cân nhắc kỹ các rủi ro,
Thuyền trưởng thực hiện những việc có thể làm để cứu sinh mạng và tài sản.
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-24
21. Hư hỏng về kỹ thuật hoặc mất điện
Trong trường hợp mất điện hay có hư hỏng về kỹ thuật khi tàu ở trong cảng hay trên biển, xem
xét thực hiện những công việc cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho tàu và tai nạn có thể xảy ra, ví
dụ như mắc cạn, v.v…
Sử dụng Danh mục kiểm tra NSH-08-02-25/26
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Danh mục kiểm tra, NSH-08-02-01 đến 32,
 Báo cáo tai nạn/ sự cố, NSH-09-01-02.
 Nhật ký hàng hải.
 Nhật ký máy.
 Nhật ký vô tuyến điện.
Chương 9: BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, TAI NẠN VÀ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

Chương 9:
BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, TAI
NẠN VÀ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
REPORTS AND ANALYSIS OF NON-CONFORMITIES,
ACCIDENTS AND HAZARDOUS OCCURRENTCES
(NSH-09)
Số kiểm soát: NSH-09-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lấn: 01
Trang: 1 / 4
Chương 9: BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, TAI NẠN VÀ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
QUY TRÌNH BÁO CÁO, PHÂN TÍCH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỰ KHÔNG PHÙ HỢP,
TAI NẠN, TÌNH HUỐNG CẬN NGUY VÀ HÀNH ĐỘNG KHÔNG AN TOÀN

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo mọi sự không phù hợp, tai nạn, tình huống cận nguy và các hành động không
an toàn/ tình trạng không an toàn được báo cáo về Công ty phải được điều tra, phân tích, khắc
phục.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Thông tư 27/2012/TT-BGTVT, ngày 20/7/2012, “Quy định về báo cáo và điều tra tai nạn
hàng hải” của Bộ Giao thông vận tải,
 Hướng dẫn của IMO về các yếu tố cơ bản của chương trình OHS (MSC-MEPC.2/Circ.3).
 Hướng dẫn của ILO về phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Định nghĩa
Sự không phù hợp: là một tình huống quan sát được và có các bằng chứng khách quan chỉ ra
sự không tuân thủ với một yêu cầu cụ thể.
Sự cố: là một hoặc nhiều sự kiện liên quan đến công việc mà dẫn đến (hay có thể đã dẫn đến)
thương tích, bệnh tật (không phân biệt mức độ nghiêm trọng) hay chết người hoặc các tổn thất
đến tài sản hay có hại cho môi trường.
Tai nạn: là một sự cố gây ra thương tích, bệnh tật hay chết người, làm tổn hại tài sản hoặc
môi trường.
Thương tích: là sự tổn thương của con người tại nơi làm việc mà yêu cầu phải sơ cứu hoặc xử
lý y tế.
Tình huống cận nguy: một chuỗi các sự kiện và/ hoặc tình huống có thể dẫn đến thiệt hại.
Thiệt hại này chỉ tránh được hoàn toàn nhờ sự may mắn cắt đứt được chuỗi sự kiện và/ hoặc
tình huống. Thiệt hại tiềm tàng có thể là thương tật cho con người, thiệt hại về môi trường,
hoặc việc ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh (ví dụ: chi phí thay thế hoặc sửa chữa, chậm chễ
chạy tàu, vi phạm hợp đồng, mất uy tín).
4.2 Báo cáo
Thuyền viên phải báo cáo Thuyền trưởng mọi hư hỏng, sai sót của máy móc, trang thiết bị,
cũng như các tình huống cận nguy mà mình phát hiện được.
Đối với khiếm khuyết kỹ thuật nhỏ mà thuyền viên tự sửa chữa được, Thuyền trưởng trước
hết phải thực hiện hành động khắc phục và sau đó báo cáo Trường phòng Quản lý tàu theo
mẫu “Báo cáo công việc hàng tháng”, NSH-10-01-06.
Đối với khiếm khuyết kỹ thuật mà thuyền viên không thể sửa chữa hoàn toàn, thì Thuyền
trưởng trước hết phải áp dụng các biện pháp tạm thời, ghi vào “Báo cáo công việc hàng
tháng'’, NSH-10-01-06 và sau đó yêu cầu Công ty hỗ trợ theo mẫu "Yêu cầu sửa chữa", NSH-
09-01-01, "Yêu cầu vật tư", NSH-10-02-05. Sau đó Thuyền trưởng lập “Báo cáo sự cố kỹ
Số kiểm soát: NSH-09-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lấn: 01
Trang: 2 / 4
Chương 9: BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, TAI NẠN VÀ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
QUY TRÌNH BÁO CÁO, PHÂN TÍCH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỰ KHÔNG PHÙ HỢP,
TAI NẠN, TÌNH HUỐNG CẬN NGUY VÀ HÀNH ĐỘNG KHÔNG AN TOÀN

thuật”, NSH-09-01-05 trong đó mô tả rõ khiếm khuyết và nguyên nhân và gửi về Công ty để


các trưởng phòng trên bờ theo dõi, những khiếm khuyết chỉ có thể sửa chữa khi tàu lên đà
được báo cáo trong “Yêu cầu sửa chữa khi lên đà”, NSH-09-01-06.
Đối với tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng, Thuyền trưởng phải báo về Công ty bằng phương
tiện liên lạc nhanh nhất có ở trên tàu (điện thoại, e-mail) để liên lạc với Công ty. Trong khi
chờ đợi sự giúp đỡ, Thuyền trưởng tham khảo “Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp”,
NSH-08-02 và áp dụng ngay các biện pháp có thể để kiểm soát và hạn chế thiệt hại. Sau đó,
Thuyền trưởng gửi báo cáo sự cố về Công ty theo mẫu "Báo cáo tai nạn/ sự cố", NSH-09-01-
02. Những báo cáo khác mà Thuyền trưởng phải gửi một cách nhanh nhất về Công ty không
thay thế cho báo cáo này.
Đối với khiếm khuyết do PSC chỉ ra, thì Thuyền trưởng trước hết phải khắc phục ngay, sau đó
lập “Báo cáo sự không phù hợp”, NSH-09-01-03, trong đó mô tả rõ khiếm khuyết và nguyên
nhân và gửi về Công ty để các trưởng phòng trên bờ theo dõi
Đối với sự không phù hợp phát hiện được trong Sổ tay HTQLAT&LĐ, người phát hiện
làm yêu cầu sửa đổi theo mẫu “Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung/ huỷ bỏ”, NSH-11-01-02 và gửi về
cho DPA.
Đối với các tình huống cận nguy, người phát hiện hoặc Thuyền trường lập "Báo cáo tình
huống cận nguy”, NSH-09-01-08, gửi về công ty. Thuyền trưởng phải khuyến khích thuyền
viên cũng như tự báo cáo tất cả các tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm nếu như không có
biện pháp khắc phục, phòng ngừa thích đáng.
Đối với những hành động không an toàn/ tình trạng không an toàn, người phát hiện cần báo
cáo theo mẫu “Báo cáo hành động không an toàn/ tình trạng không an toàn”, NSH-09-01-09.
Thuyền trưởng phải khuyến khích thuyền viên cũng như tự báo cáo tất cả các tình huống có
thể dẫn đến nguy hiểm nếu như không có biện pháp khắc phục, phòng ngừa thích đáng
4.3 Phân tích báo cáo - Điều tra - Hành động khắc phục - Phòng ngừa
Thuyền trưởng cần kiểm tra tàu để xác định các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn trên tàu. Thuyền
trưởng có trách nhiệm phân tích sự không phù hợp, các tai nạn và tình huống nguy hiểm trên
tàu; đề ra các hành động khắc phục, phòng ngừa và thời hạn phải hoàn thành theo mẫu “Báo
cáo TC-HC khắc phục khiếm khuyết , NSH-09-01-07.
Trưởng phòng Quản lý tàu giám sát các chuyên viên kiểm tra các báo cáo kỹ thuật để phát
hiện các khiếm khuyết, nguy cơ tiềm ẩn trên tàu và có các biện pháp giải quyết hiệu quả.
Khi nhận được yêu cầu sửa chữa của tàu, Trưởng phòng Quản lý tàu cần phân tích, thu xếp
công ty sửa chữa hoặc hướng dẫn thuyền viên khắc phục. Sau khi khắc phục xong, Thuyền
trưởng phải lưu một bộ hồ sơ sửa chữa dưới tàu và chỉ đạo Máy trưởng, Thuyền phó nhất ghi
vào cột “Ngày sửa chữa xong” của báo cáo "Yêu cầu sửa chữa", NSH-09-01-01.
Đối với tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng, Giám đốc và các trưởng phòng liên quan cần hỗ trợ
tàu hạn chế tổn thất, khắc phục sự cố. Sau khi sửa chữa, khắc phục xong tai nạn/ sự cố,
Thuyền trưởng chỉ đạo Máy trưởng hoặc Thuyền phó nhất điều tra tìm nguyên nhân và báo
cáo Công ty theo mẫu "Báo cáo tai nạn/ sự cố", NSH-09-01-02. Tuỳ theo từng trường hợp,
Giám đốc chỉ đạo các trưởng phòng liên quan cùng với Thuyền trưởng phân tích, khắc phục
phối hợp điều tra tai nạn/ sự cố và báo cáo theo “Báo cáo điều tra tai nạn/ sự cố”, NSH-09-01-
04. Phụ trách văn thư phải chuyển báo cáo này cho Giám đốc, DPA, các trưởng phòng có
trách nhiệm để xem xét, đưa ra biện pháp phòng ngừa và thông báo cho các tàu khác (nếu
cần).
Số kiểm soát: NSH-09-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lấn: 01
Trang: 3 / 4
Chương 9: BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, TAI NẠN VÀ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
QUY TRÌNH BÁO CÁO, PHÂN TÍCH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỰ KHÔNG PHÙ HỢP,
TAI NẠN, TÌNH HUỐNG CẬN NGUY VÀ HÀNH ĐỘNG KHÔNG AN TOÀN

DPA chịu trách nhiệm xem xét các “Báo cáo tai nạn/ sự cố”, NSH-09-01-02, “Báo cáo sự
không phù hợp”, NSH-09-01-03; “Báo cáo sự cố kỹ thuật”, NSH-09-01-05, của tàu gửi về, đề
nghị Giám đốc và các trưởng phòng liên quan thực hiện các hành động khắc phục phù hợp;
DPA giám sát và kiểm tra xác nhận việc thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa
dựa trên báo cáo NSH-09-01-07 do thuyền trưởng gửi về.
DPA chịu trách nhiệm xem xét “Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung/ huỷ bỏ”, NSH-11-01-02, rà soát
HTQLAT&LĐ và trình Giám đốc phê duyệt các sửa đổi trong Sổ tay HTQLAT&LĐ. DPA
thu xếp thay đổi tài liệu Sổ tay HTQLAT&LĐ và hướng dẫn những người liên quan.
Tối thiêu mỗi năm một lần, Giám đốc, DPA và các trường phòng phải phân tích nguyên nhân
các tai nạn / sự cố, các khiếm khuyết tàu, các tình huống cận nguy và sự không phù hợp trong
HTQLAT&LĐ để đưa ra biện pháp ngăn ngừa. Biện pháp ngăn ngừa có thể là:
■ Nếu hư hỏng xảy ra do chu kỳ bảo dưỡng bảo quản không đúng thì kế hoạch bảo dưỡng
bảo quản có thể phải điều chỉnh lại;
■ Điều chỉnh việc sử dụng các trang thiết bị, máy móc.
■ Thay thế một số chi tiết hoặc cung cấp phụ tùng vật tư đảm bảo chất lượng;
■ Thay thuyền viên hoặc cho thuyền viên đi đào tạo thêm;
■ Hướng dẫn tàu hành hải an toàn, xếp hàng an toàn;
■ Sửa đổi quy trình, biểu mẫu trong Sổ tay HTQLAT&LĐ.
Trong trường hợp này, Giám đốc sử dụng biểu mẫu "Biên bản soát xét của lãnh đạo”, NSH-
12-02-01.
Được sự đồng ý của Giám đốc, trưởng phòng liên quan có thể trực tiếp hướng dẫn tàu khắc
phục, phòng ngừa bằng phương tiện liên lạc hiệu quả nhất (điện thoại, e-mail, công văn,...)
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
- Yêu cầu sửa chữa, NSH-09-01-01;
- Báo cáo tai nạn/ sự cố, NSH-09-01-02;
- Báo cáo sự không phù hợp, NSH-09-01 -03;
- Báo cáo điều tra tai nạn/ sự cố, NSH-09-01-04;
- Báo cáo sự cố kỹ thuật, NSH-09-01-05;
- Yêu cầu sửa chữa khi lên đà, NSH-09-01-06;
- Báo cáo TC-HC khắc phục khiếm khuyết, NSH-09-01-07.
- Báo cáo tình huống cận nguy, NSH-09-01-8.
- Báo cáo hành động không an toàn / tình trạng không an toàn, NSH-09-01-09
Số kiểm soát: NSH-09-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lấn: 01
Trang: 4 / 4
Chương 9: BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, TAI NẠN VÀ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
QUY TRÌNH BÁO CÁO, PHÂN TÍCH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỰ KHÔNG PHÙ HỢP,
TAI NẠN, TÌNH HUỐNG CẬN NGUY VÀ HÀNH ĐỘNG KHÔNG AN TOÀN
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ

Chương 10:
BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
MAINTENANCE OF THE SHIP AND EQUIPMENT
(NSH-10)
Số kiểm soát: NSH-10-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 6
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo tàu được bảo dưỡng tuân thủ các điều khoản của các quy phạm, quy định liên
quan và yêu cầu của Công ty.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở các cấp dưới tàu và Phòng Quản lý tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
 Quy trình báo cáo, phân tích và khắc phục những sự không phù hợp, tai nạn, tình huống nguy
hiểm và tình trạng mất an toàn, NSH-09-01.
 Quy trình cấp giấy phép làm việc, NSH-07-07.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Phần chung
Thiết bị và hệ thống kỹ thuật mà sự hư hỏng đột ngột có thể dẫn đến các tình huống nguy
hiểm được Công ty xác định là:
■ Máy chính
■ Máy phát điện
■ Nồi hơi
■ Máy lái
■ Hệ thống nhiên liệu, dầu bôi trơn
■ Trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả
■ Thiết bị làm hàng
Máy trưởng phải thực hiện theo hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy của nhà chế tạo. Khi
xem xét tình trạng kỹ thuật của tàu, đặc biệt lưu ý đến tầm quan trọng của thiết bị và hệ thống
trên, hàng năm Trưởng phòng Quản lý tàu phải duyệt kế hoạch bảo quản tàu theo mẫu "Kế
hoạch bảo quản vỏ, máy và trang thiết bị", NSH-10-01-01. Thuyền trưởng, Máy trưởng,
Thuyền phó nhất phải thực thi hợp lý kế hoạch này. Kế hoạch bảo dưỡng được xây dựng dựa
trên các cơ sở chính sau:
■ Hướng dẫn của nhà chế tạo
■ Chu kỳ kiểm tra của đăng kiểm
■ Kế hoạch khai thác tàu
■ Tình trạng kỹ thuật thực tế của trang thiết bị
Tất cả sỹ quan và thuỷ thủ phải báo cáo cho Thuyền trưởng, Máy trưởng, Thuyền phó nhất
hoặc Máy hai về mọi sai sót, hư hỏng, khiếm khuyết của tàu. Thuyền trưởng phải báo cáo về
Công ty những hỏng hóc nói trên, và có biện pháp khắc phục (có thể yêu cầu sự hỗ trợ của
Công ty).
Đầu mỗi tháng, Máy trưởng và Thuyền phó nhất lập kể hoạch bảo dưỡng tháng theo mẫu “Kế
hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng”, NSH-10-01-02, cho bộ phận mình.
Tuỳ thuộc vào trình độ thuyền viên, quy mô bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa, mức độ khẩn cấp
của các công việc, Thuyền trưởng có thể chủ động yêu cầu sự hỗ trợ của Công ty bằng "Yêu
Số kiểm soát: NSH-10-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 6
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

cầu sửa chữa", NSH-09-01-01. Các hồ sơ sửa chữa phải được lưu giữ dưới tàu và Công ty.
Hàng tháng, Máy trưởng kiểm tra tình trạng buồng máy và lập báo cáo các theo mẫu sau:
■ "Kiểm tra tình trạng của bơm", NSH-10-01 -04,
■ "Báo cáo số giờ hoạt động của máy phụ”, NSH-10-01-05,
Máy trưởng, Thuyền phó nhất báo cáo công việc bảo quản theo mẫu "Báo cáo công việc hàng
tháng", NSH-10-01 -06.
Sáu tháng một lần, Máy trưởng kiểm tra tình trạng chung của máy theo “Danh mục kiểm tra
máy”, NSH-10-01-07.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm phân tích các báo cáo kỹ thuật từ tàu gửi về và
đưa ra các chỉ dẫn, bảo quản, sửa chữa thích hợp. Trưởng phòng Quản lý tàu có trách nhiệm
đảm bảo việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tàu được thực hiện tối thiểu 6 tháng 1 lần theo
“Danh mục kiểm tra tình trạng kỹ thuật tàu”, NSH-10-01-03. Kết quả kiểm tra và các khiếm
khuyết phải được chụp ảnh và báo cáo cho Tổng Giám đốc.
4.2 Máy chính
Hàng tháng, Máy hai ghi số liệu hoạt động máy chính theo mẫu "Bản ghi thông số hoạt động
của máy chính", NSH-10-01-08 và gửi cho Trưởng phòng Quản lý tàu. Tuy nhiên, khi máy
chính trục trặc hoặc phát hiện thấy bất kỳ sự bất thường nào thì Máy trưởng phải gửi bản ghi
này cho Trưởng phòng Quản lý tàu ngay khi có thể để phân tích và đưa ra hướng dẫn xử lý
thích hợp.
Hàng tháng, Máy hai ghi đầy đủ số giờ chạy của các bộ phận quan trọng của máy chính theo
mẫu "Bản ghi số giờ hoạt động của máy chính", NSH-10-01-09 và gửi cho Trưởng phòng
Quản lý tàu. Thông tin này cho phép Công ty lập kế hoạch một chương trình bảo quản ngắn
hạn, xác định khoảng thời gian và địa điểm thực hiện sự kiểm tra cần thiết và chuẩn bị vật tư.
Khi kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy chính như sơ mi, piston, trục cơ, tuabin, ... Máy
hai ghi đầy đủ theo các mẫu:
■ Bản ghi thông số đo sơ mi, NSH-10-01-10;
■ Bản ghi đo co bóp trục cơ, NSH-10-01-11;
■ Bản ghi đo khe hở bạc biên, ổ đỡ chính, ổ đỡ chặn & đ.k trục cơ, NSH-10-01-12;
■ Bản ghi thông số đo đầu chữ thập, chốt piston & hộp kín cán piston máy chính, NSH-10-
01-13;
■ Bản ghi thông số đo piston máy chính, NSH-10-01-14;
■ Bản ghi kiểm tra tua bin, NSH-10-01-15.
Sáu tháng một lần, Máy tư kiểm tra thiết bị bảo vệ máy chính theo mẫu “Bản ghi kiểm tra
thiết bị bảo vệ máy chính & máy lái”, NSH-10-01-16.
4.3 Máy phát điện
Hàng tháng, Máy ba ghi đầy đủ số giờ chạy của các bộ phận quan trọng của máy đèn theo
mẫu "Bản ghi số giờ hoạt động của máy đèn”, NSH-10-01-17 và gửi cho Trưởng phòng Quản
lý tàu. Thông tin này cho phép Công ty lập kế hoạch một chương trình bảo quản ngắn hạn, xác
định khoảng thời gian và địa điểm thực hiện sự kiểm tra cần thiết và chuẩn bị vật tư.
Máy ba cần kiểm tra các máy phát điện theo sách chỉ dẫn của nhà sản xuất, và khi thấy cần
thiết. Khi kiểm tra cần phải đo và ghi lại độ mòn các sơmi, piston, xécmăng, trục cơ, tua bin,...
Số kiểm soát: NSH-10-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 3 / 6
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

theo mẫu:
■ Bản ghi thông số đo sơ mi, NSH-10-01-10;
■ Bản ghi đo co bóp trục cơ, NSH-10-01-11;
■ Bản ghi đo khe hở bạc biên, ổ đỡ chính, ổ đỡ chặn & đ.k trục cơ, NSH-10-01-12;
■ Bản ghi kiểm tra tua bin, NSH-10-01-15;
■ Bản ghi thông số đo xéc măng máy đèn, NSH-10-01-18;
■ Bản ghi thông số đo piston máy đèn, NSH-10-01-19.
Sáu tháng một lần, Máy trưởng chỉ đạo kiểm tra thiết bị bảo vệ máy đèn theo mẫu “Bản ghi
kiểm tra thiết bị bảo vệ máy nén khí, diesel lai máy phát điện & nồi hơi”, NSH-10-01-20.
Hàng quí, Sĩ quan phụ trách điện kiểm tra độ cách điện của các trang thiết bị điện theo mẫu
“Bản ghi cách điện trang thiết bị điện”, NSH-10-01-21 và thu xếp sửa chữa (nếu cần).
Máy ba chịu trách nhiệm thực hiện công tác bảo quản đối với các máy diesel lai máy phát
điện. Máy hai phải theo dõi công tác bảo quản và báo cáo kết quả cho Máy trưởng.
4.4 Nồi hơi
Máy tư phân tích và kiểm tra nước nồi hơi & nước ngọt làm mát máy chính hai lần mỗi tuần
theo mẫu của nhà cung ứng hoá chất.
Sáu tháng một lần, Máy trưởng bố trí kiểm tra thiết bị bảo vệ nồi hơi, máy nén khí theo mẫu
“Bản ghi kiểm tra thiết bị bảo vệ máy nén khí, diesel lai máy phát điện & nồi hơi”, NSH-10-
01-20.
Máy tư chịu trách nhiệm thực hiện việc bảo quản đối với nồi hơi và các phụ kiện của nó. Máy
hai phải theo dối công tác bảo quản và báo cáo kết quả cho Máy trưởng.
4.5 Máy lái
Trước khi tàu chạy, phải kiểm tra và thử máy lái, bao gồm các khối điều khiển của nó như la
bàn lái, bánh lái,....
Sáu tháng một lần, Máy trưởng kiểm tra thiết bị bảo vệ máy lái theo mẫu “Bản ghi kiểm tra
thiết bị bảo vệ máy chính & máy lái”, NSH-10-01-16.
Máy hai chịu trách nhiệm thực hiện công tác bảo quản máy lái và báo cáo kết quả cho Máy
trưởng.
4.6 Hệ thống nhiên liệu, dầu bôi trơn
Hàng ngày, Máy hai ghi các thông số dầu bôi trơn trục láp theo mẫu "Bản ghi dầu bôi trơn
trục láp", NSH-10-01-23.
Sáu tháng một lần hoặc khi cần thiết, Máy trưởng lấy mẫu dầu bôi trơn máy chính, máy đèn,
cần cẩu, nồi hơi (nếu công chất là dầu trao đổi nhiệt) và gửi cho người cấp dầu bôi trơn để
phân tích. Kết quả xét nghiệm phải được Trưởng phòng Quản lý tàu xem xét, đánh giá và đưa
ra các biện pháp khắc phục thích hợp. Kết quả phân tích dầu bôi trơn được lưu giữ trên tàu và
cơ quan.
Kiểm tra thiết bị báo động trong hệ thống nhiên liệu của máy chính / máy đèn theo mẫu "Bản
ghi kiểm tra báo động của máy lọc dầu & mức két", NSH-10-01-25.
4.7 Trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả
Thuyền phó ba chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo quản các trang thiết bị cứu sinh theo “Danh
Số kiểm soát: NSH-10-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 4 / 6
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

mục kiểm tra bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh”, NSH-10-01-26 và chịu trách nhiệm kiểm tra
và bảo quản các trang thiết bị cứu hoả theo “Danh mục kiểm tra bảo dưỡng trang thiết bị cứu
hoả”, NSH-10-01-27.
Việc kiểm tra và bảo dưỡng trạm C02 cố định phải thực hiện theo hướng dẫn trong Thông tư
1318 của ủy ban An toàn Hang hải (MSC/Circ.1318).
Các trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả phải được kiểm tra, bảo dưỡng hay thay thế trước khi hết
hạn. Việc bảo dưỡng xuồng cứu sinh phải thực hiện theo hướng dẫn trong Thông tư 1205 của
ủy ban An toàn Hàng hải (MSC/Circ.1205).
4.8 Thiết bị làm hàng (hầm hàng, ballast, bơm, hệ thống đường ống và van)
Thuyền phó nhất và Máy trưởng có trách nhiệm kiểm tra, bảo quản, sửa chữa thường
xuyên tất cả các thiết bị làm hàng. Các thiết bị làm hàng được kiểm tra và bảo dưỡng theo
định kỳ như sau:
Hàng tháng, Thuyền phó nhất kiểm tra và bảo dưỡng theo các báo cáo:
- “Biên bản kiểm tra van điều áp”, NSH-10-01 -22;
- “Biên bản thử thiết bị cảm biến gas buồng bơm”, NSH-10-01-28;
- “Biên bản thử báo động mức la-canh buồng bơm:, NSH-10-01 -29;
“Biên bản thử ODME , NSH-10-01-30;
- “Biên bản thử & bảo dưỡng hệ thống rửa hầm hàng”, NSH-10-01 -34;
Hàng tháng, Máy truởng kiểm tra và thử hộp van thông biển và báo cáo theo NSH-10-01-31.
Hàng quý, Thuyền phó nhất kiểm tra và bảo dưỡng theo các báo cáo:'
- “Biên bản thử đường ống mềm làm hàng”, NSH-10-01-35;
- "Biên bản thử đường ống rửa hầm hàng”, NSH-10-01-36;
- “Biên bản hiệu chuẩn thiết bị đo mức két”, NSH-10-01-37;
- “Biên bản hiệu chuẩn nhiệt kế cố định trên két & UTI”, NSH-10-01-38;
“Biên bản hiệu chuẩn nhiệt kế UTI”, NSH-10-01-39;
- “Biên bản hiệu chuẩn đồng hồ áp lực”, NSH-10-01 -40;
- Kiểm tra bên trong các hầm hàng.
Định kỳ 30 tháng tiến hành kiểm tra bên trong hầm hàng và 12 tháng kiểm tra bên trong các
két ballast; kiểm tra và bảo dưỡng các bơm hàng di động theo mẫu NSH-10-01-32.
Các đường ống và van làm hàng được thử hàng năm và báo cáo theo NSH-10-01 -33.
Các thiết bị làm hàng phải được giám định theo đúng các quy định của Đăng kiểm.
Hoạt động của bơm hàng phải được ghi vào “Báo cáo hoạt động của bơm hàng”, NSH-07-03-
06. Tính năng của bơm phải được kiểm tra hàng quý và ghi vào biên bản “Kiểm tra tình trạng
của bơm”, NSH-10-01-04.
4.9 Thử lực hãm của tời
Lực hãm của tời phải đảm bảo được 60% lực kéo đứt dây buộc tàu. Mục địch của việc thử lực
hãm là để kiểm tra xác nhận tải trọng làm việc của tời ở tải trọng nhỏ hơn lực kéo đứt của dây
buộc tàu (MBL). Mỗi tời phải được thử riêng biệt hàng năm. Ngoài ra, mỗi tời phải được thử
khi có hoán cải hay sửa chữa, hoặc khi có bằng chứng phanh tời bị trượt hoặc hư hỏng. Phanh
tời phải được thử để kiểm tra tải trọng làm việc tương đương 60% lực kéo đứt của dây buộc
Số kiểm soát: NSH-10-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 5 / 6
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

tàu.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- Yêu cầu sửa chữa, NSH-09-01-01;
- Kế hoạch bảo quản vỏ, máy và trang thiết bị, NSH-10-01-01;
- Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng, NSH-10-01 -02;
- Danh mục kiểm tra tình trạng kỹ thuật tàu, NSH-10-01 -03;
- Kiểm tra tình trạng của bơm, NSH-10-01 -04;
- Bản ghi số giờ hoạt động của máy phụ, NSH-10-01 -05;
- Báo cáo công việc hàng tháng, NSH-10-01 -06;
- Danh mục kiểm tra máy, NSH-10-01-07;
- Bản ghi thông số hoạt động của máy chính, NSH-10-01-08;
- Bản ghi số giờ hoạt động của máy chính, NSH-10-01-09;
- Bản ghi thông sổ đo sơ mi, NSH-10-01-10;
- Bản ghi đo co bóp trục cơ, NSH-10-01-11;
- Bản ghi đo khe hở bạc biên, ổ đỡ chính, ổ đỡ chặn & đ.k trục cơ, NSH-10-01-12;
- Bản ghi thông số đo đầu chữ thập, chốt piston & hộp kín cán piston máy chính, NSH-10-01-
13;
- Bản ghi thông số đo piston máy chính, NSH-10-01-14;
- Bản ghi kiểm tra tua bin, NSH-10-01-15;
- Bản ghi kiểm tra thiết bị bảo vệ máy chính & máy lái, NSH-10-01-16;
- Bản ghi số giờ hoạt động của máy đèn, NSH-10-01-17;
- Bản ghi thông số đo xéc măng máy đèn, NSH-10-01-18;
- Bản ghi thông số đo piston máy đèn, NSH-10-01-19;
- Bản ghi kiểm tra thiết bị bảo vệ máy nén khí, diesel lai máy phát điện & nồi hơi, NSH-10-
01- 20;
- Bản ghi cách điện trang thiết bị điện, NSH-10-01-21;
- Biên bản kiểm tra van điều áp, NSH-10-01 -22
- Phân tích nước nồi hơi & nước ngọt làm mát máy chính (theo mẫu của nhà cung ứng hoá
chẩt);
- Bản ghi dầu bôi tron trục láp, NSH-10-01 -23;
- Phân tích dầu bôi tron (theo mẫu của người xét nghiệm);
- Bản ghi kiểm tra báo động của máy lọc dầu & mức két, NSH-10-01-25;
- Danh mục kiểm tra bảo dưỡng trang thiết bị cứu sinh, NSH-10-01 -26;
- Danh mục kiểm tra bảo dưỡng trang thiết bị cứu hoả, NSH-10-01 -27;
- Biên bản thừ thiết bị cảm biến gas buồng bơm, NSH-10-01-28;
- Biên bản thử thiết bị cảm biến gas buồng bơm, NSH-10-01-28;
- Biên bản thử báo động mức la-căn buồng bơm, NSH-10-01-29;
Biên bản thử ODME, NSH-10-01-30;
Số kiểm soát: NSH-10-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi lần: 01
Trang: 6 / 6
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

- Biên bản thử hộp van thông biển và báo cáo theo NSH-10-01 -31;
- Biên bản thử các bơm hàng di động, NSH-10-01-32;
- Biên bản thử đường ống và van làm hàng, NSH-10-01-33;
- Biên bản thử & bảo dưỡng hệ thống rửa hầm hàng, NSH-10-01 -34;
- Biên bản thử đường ống mềm làm hàng, NSH-10-01-35;
- Biên bản thử đường ống rửa hầm hàng, NSH-10-01-36;
- Biên bản hiệu chuẩn thiết bị đo mức két, NSH-10-01-37;
- Biên bản hiệu chuẩn nhiệt kế cố định trên két & UTI, NSH-10-01 -38;
- Biên bản hiệu chuẩn nhiệt kế UTI”, NSH-10-01-39;
- Biên bản hiệu chuẩn đồng hồ áp lực”, NSH-10-01-40
- Danh mục công việc khi lên đà;
- Hồ sơ sửa chữa.
Số kiểm soát: NSH-10-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 1 / 4
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm cung ứng đầy đủ các vật tư và phụ tùng đảm bảo chất lượng cho các bộ phận và các tàu
để tàu có thể hoạt động an toàn và hiệu quả.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện đối với tất cả các bộ phận trên văn phòng và dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006).
 Quy trình bảo dưỡng, NSH-10-01.
 Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng, NSH-03-03.
 Quy trình quản lý nước ngọt, NSH-07-16.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Quy định chung
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm lên dự toán hàng năm đối với phụ tùng. Dự toán
này dựa trên kế hoạch khai thác, kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, lên đà, các tiêu chuẩn về sử
dụng vật tư của Công ty và yêu cầu về phụ tùng dự trữ tối thiểu theo quy định của Cơ quan
Đăng kiểm.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm cung cấp: FO, DO, dầu bôi trơn cho máy chính,
máy phát điện, phụ tùng dự trữ tối thiểu theo quy định của Cơ quan Đăng kiểm, các phụ tùng
đặc biệt cho thiết bị thuỷ lực, sơn. Trưởng phòng Quản lý tàu cũng chịu trách nhiệm cung cấp
thiết bị an toàn, ấn phẩm hàng hải, thiết bị và thuốc y tế.
Để đảm bảo có đủ lượng nhiên liệu và dầu bôi trơn cho tàu hoạt động an toàn và xác định
chính xác lượng nhiên liệu và dầu bôi trơn tiêu thụ hàng ngày, Trưởng phòng Quản lý tàu hoặc
Đại diện của Công ty phải phối hợp với Máy trưởng và Máy 2 kiểm tra lượng tiêu thực tế trên
tàu khi có thể.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá các báo cáo vật tư tàu gửi
về. Sau khi đã kiểm tra các báo cáo, Trưởng phòng Quản lý tàu ký vào các báo cáo này.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm nhận các yêu cầu phụ tùng, so sánh với các biên
bản, tiêu chuẩn về sử dụng phụ tùng và các biên bản kiểm kê, kiểm tra mức sử dụng thực tế và
cung cấp các phụ tùng cho tàu theo yêu cầu.
Trưởng phòng Quản lý tàu đảm bảo bản sao hoặc bản gốc Chứng chỉ của phụ tùng, vật tư,
nhiên liệu nếu có, phải được gửi cho tàu.
Thuyền trưởng phải báo cáo cho Trưởng phòng Quản lý tàu những nội dung sau:
■ “Noon Report” hàng ngày.
■ “Báo cáo nhận và sử dụng vật tư”, NSH-10-02-01, “Báo cáo sơn”, NSH-10-02-02,
“Báo cáo sử dụng hóa chất”, NSH-10-02-03, “Danh mục phụ tùng thiết yếu trên tàu”,
NSH-10-02-04, Báo cáo tiêu thụ nhiên liệu, NSH-10-02-09, và “Yêu cầu cung cấp vật
tư”, NSH- 10-02-05, hàng tháng.
Số kiểm soát: NSH-10-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 2 / 4
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ

4.2 Yêu cầu vật tư:


Các trưởng ngành dưới tàu phải liệt kê các phụ tùng, vật tư, nhiên liệu mà bộ phận mình yêu
cầu theo mẫu “Yêu cầu vật tư”. NSH-10-02-05. Đối với các phụ tùng, vật tư bản kê phải chỉ
rõ:
■ Tên thiết bị, hãng sản xuất, môđen máy và số sê-ri;
■ Số sê-ri của phụ tùng,vật tư;
■ Số lượng phụ tùng, vật tư còn trên tàu và số lượng yêu cầu cấp.
Tên phụ tùng vật tư phải đúng theo cuốn ISSA, hướng dẫn sử dụng hoặc theo bản vẽ. Trong
trường hợp phụ tùng, vật tư không có trong cuốn ISSA, phải cung cấp catalogue hoặc bản vẽ
cùng các thông số kỹ thuật liên quan.
Đối với nhiên liệu, dầu bôi trơn và nước ngọt: số lượng cần cấp, lượng tồn trên tàu, khả năng
chứa của két.
Thuyền trưởng phải kiểm tra, phê duyệt và gửi “Yêu cầu vật tư”, NSH-10-02-05 cho Trưởng
phòng Quản lý tàu trong khoảng từ 20th đến 25th hàng tháng nếu tàu chạy trong nước hoặc 5
ngày trước khi tàu đến cảng nếu chạy nước ngoài. Trưởng phòng Quản lý tàu phải thông báo
cho tàu về tiêu chuẩn dự phòng vật tư theo “Danh mục phụ tùng thiết yếu trên tàu”, NSH-10-
02-04 đổi với dầu bôi trơn, cáp, dây buộc tàu, nước ngọt. Đối với các vật tư phục vụ kế hoạch
bảo dưỡng và sửa chữa, tàu phải gửi yêu cầu trước 3 tháng.
Các yêu cầu phụ tùng, vật tư, nhiên liệu phải dựa trên lượng tồn trên tàu để đảm bảo hoạt động
của tàu, công tác bảo dưỡng và sửa chữa. Nếuphụ tùng, vật tư, nhiên liệu tồn trên tàu quá định
mức gây lãng phí, Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm với Giám đốc.

4.3 Mua vật tư


Khi nhận được yêu cầu phụ tùng, vật tư, nhiên liệu từ tàu, trước khi gửi yêu cầu chào hàng đến
nhà cung ứng, Trưởng phòng Quản lý tàu phải kiểm tra cẩn thận nội dung của yêu cầu về:
■ Các thông số kỹ thuật là chính xác;
■ Lượng tồn trên tàu và yêu cầu cung cấp phù hợp với công năng.
Sau khi đã kiểm tra yêu cầu vật tư, Trưởng phòng Quản lý tàu phải thực hiện các bước sau để
mua vật tư và chuyển cho tàu:
■ Kiểm tra vị trí và lịch tàu để có thể bố trí cảng đến để tàu có thể nhận được vật tư. Rà
soát lại giá cả, chất lượng và dịch vụ của các nhà cung ứng để lựa chọn nhà cung ứng và
cảng nhận vật tư phù hợp nhất.
■ Khi vật tư được yêu cầu đòi hỏi phải được chuyển đến kịp thời cho việc kiểm tra / thanh
tra, thời gian và địa điểm giao vật tư phải được lên kế hoạch cẩn thận để tàu nhận được
vật tư kịp thời.
■ Sau khi đã chọn được được nhà cung ứng phù hợp và thống nhất giá cả, đơn đặt hàng
chính thức phải được gửi cho nhà cung ứng ngay lập tức để họ có thể bố trí vật tư, thời
gian và địa điểm cung cấp.
Trưởng phòng Quản lý tàu phải trình báo giá vật tư cho Giám đốc phê duyệt.

4.4 Giao, nhận vật tư:


Trước khi phụ tùng, vật tư, nhiên liệu được chuyển cho tàu, Trưởng phòng Quản lý tàu phải
thông báo cho Thuyền trưởng (bằng fax, e-mail,...) các thông tin liên quan đến các phụ tùng,
Số kiểm soát: NSH-10-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 3 / 4
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ

vật tư, nhiên liệu và dự kiến địa điểm, thời gian giao nhận.
Khi nhận phụ tùng, vật tư, nhiên liệu Thuyền trưởng, Máy trưởng hoặc Sỹ quan phụ trách phải
kiểm tra và thực hiện theo “Biên bản giao nhận”, NSH-10-02-07.
Sau khi nhận phụ tùng vật tư, nhiên liệu Thuyền trưởng ký vào Phiếu cấp / Biên nhận và lưu
một bản sao trên tàu.
Bất kỳ người nào ký nháy xác nhận việc kiểm tra số lượng, chất lượng phụ từng, vật tư, nhiên
liệu phải chịu trách nhiệm trước Thuyền trưởng.
Nếu Thuyền trưởng yêu cầu thêm các dịch vụ khác hay có những sai khác về vật tư đã cấp
phải thông báo ngay cho Trưởng phòng Quản lý tàu phối hợp với người cung ứng để họ có kế
hoạch giải quyết sự việc.
4.5 Vật tư yêu cầu cấp khẩn cấp:
Đối với các phụ tùng và vật tư khẩn thiết có thể ảnh hưởng đến an toàn của thuyền viên, tàu và
môi trường, Thuyền trưởng có thể yêu cầu trực tiếp với nhà cung ứng. Trong trường hợp này,
Thuyền trưởng phải tự đánh giá các thông tin liên quan đến những vật tư, phụ tùng này và báo
cáo cho Trưởng phòng Quản lý tàu những vật tư, phụ tùng đã mua do tính khẩn cấp của công
việc.
Sau khi hoàn tất mua vật tư / phụ tùng theo yêu cầu khẩn cấp, Thuyền trưởng phải gửi bổ sung
“Yêu cầu vật tư”, NSH-10-02-05.
Những yêu cầu trên phải được đánh dấu “KHẨN” và gửi về Công ty qua fax, e-mail. Chỉ sử
dụng dấu “KHẨN” khi những yêu cầu này cần có sự quan tâm đặc biệt.
Nếu các yêu cầu phụ tùng, vật tư này gửi về Công ty ngoài giờ làm việc, trong ngày cuối tuần,
hoặc ngày lễ, Thuyền trưởng phải liên hệ với Trưởng phòng Quản lý tàu qua điện thoại.

4.6 Thanh lý vật tư


Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm thu xếp để nhận lại các vật tư / phụ tùng cần
thanh lý.
Khi cần thanh lý nhiên liệu, dầu bôi trơn, thiết bị, dây buộc tàu, cáp, sơn, Thuyền trưởng phải
gửi báo cáo cho Trưởng phòng Quản lý tàu chỉ rõ lý do thanh lý, loại, số lượng, tình trạng và
thời gian sử dụng, các yêu cầu về giám định/ thanh tra của Đăng kiểm và Công ty nếu cần. Khi
chờ quyết định của Giám đốc, Thuyền trưởng có trách nhiệm cất giữ các vật tư chờ thanh lý.
Tổng Giám đốc sẽ xem xét các yêu cầu thanh lý, rà soát hoặc mời đăng kiểm / giám định nếu
cần. Sau khi có quyết định của Giám đốc, Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm thực
hiện quyết định thanh lý.

4.7 Di chuyển vật tư


Khi cần di chuyển các vật tư / phụ tùng cần bảo dưỡng, thanh lý khỏi tàu. Thuyền trưởng, Máy
trưởng ủy quyền cho các Sĩ quan dưới quyền làm Báo cáo di chuyển vật tư phụ tùng và cung
cấp cho người di chuyển 01 bản, cơ quan nhận 01 bản, lưu trên tàu 01 bản.

4.8 Vật tư y tế
Thuyền phó hai chịu trách nhiệm quản lý vật tư và thiết bị y tế trên tàu. Thuyền phó hai phải:
■ kiểm tra vật tư và thiết bị y tế trên tàu và gửi báo cáo về Công ty;
■ lập yêu cầu về thuốc và thiết bị y tế theo “Danh mục thuốc y tế”, NSH-06-04-01, trình
Số kiểm soát: NSH-10-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 4 / 4
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ

Thuyền trưởng phê duyệt;


■ chăm sóc y tế cho thuyền viên dưới sự hướng dẫn của Thuyền trưởng và theo
“International Medical Guide for Ships”;
Khi có thuyền viên ốm, bị thương cần có trợ giúp về y tế, tuy nhiên việc trợ giúp ngoài khả
năng của tàu, Thuyền phó hai phải báo cho Thuyền trưởng. Thuyền trưởng phải ngay lập tức
thông báo cho Công ty để có thể bố trí chuyển thuyền viên đó lên bờ để điều trị. Thuyền phó
hai phải duy trì sổ điều trị y tế trên tàu.

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO


- Báo cáo nhận và sử dụng vật tư, NSH-10-02-01.
- Báo cáo sơn, NSH-10-02-02.
- Báo cáo sử dụng hóa chất, NSH-10-02-03.
- Danh mục phụ tùng thiết yếu trên tàu, NSH-10-02-04.
- Yêu cầu vật tư, NSH-10-02-05.
- Kiểm kê vật tư, NSH-10-02-06.
- Biên bản giao nhận vật tư, NSH-10-02-07.
- Danh mục thuốc y tế, NSH-06-04-01.
- Báo cáo tiêu thụ nhiên liệu, NSH-10-02-09.
Số kiểm soát: NSH-10-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 1 / 4
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH CHO TÀU VÀO ĐÀ VÀ SỬA CHỮA LỚN

1. MỤC ĐÍCH
Quy trình này áp dụng cho việc đưa tàu và đà và sửa chữa lớn. Đây được xem như những dự
án lớn bởi vì phải chi phí lớn trong một thời gian ngắn, vì vậy việc thực hiện phải được thực
hiện với chi phí thấp nhất có thể tuy nhiên vẫn đáp ứng các yêu cầu của đăng kiểm và đảm
bảo con tàu vận hành an toàn, hiệu quả và tin cậy.
Công việc sửa chữa trên đà là việc quan trọng trong chính sách duy tu bảo dưỡng chung của
Công ty và ảnh hưởng đến an toàn, vì vậy việc sửa chữa trên đà yêu cầu phải được chuẩn bị và
lên kế hoạch chi tiết, được kiểm soát chi phí gắt gao bởi những người có năng lực.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Được thực hiện bởi phòng Quản lý tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Quy trình quản lý đối với các thay đổi, NSH-03-04,
 Quy trình bảo dưỡng, NSH-10-01,
 Quy trình quản lý vật tư, NSH-10-02,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Lập kế hoạch trước khi ký hợp đồng
a) Lập kế hoạch lên đà
Chi phí lên đà và sửa chữa phải được thống nhất với phòng Kế toán trước khi trình Giám đốc.
Trưởng phòng Quản lý tàu chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch lên đà.
b) Thông sổ kỹ thuật các hạng mục sửa chữa
Trưởng phòng Quản lý tàu phải đưa ra các yêu cầu kỹ thuật dựa trên:
 Yêu cầu kiểm tra của Đăng kiểm
 Tình trạng tàu và vùng hoạt động dự kiến của tàu
 Các điều khoản trong hợp đồng mua bán/ cho thuê
 Danh mục yêu cầu sửa chữa trên đà theo đề nghị của Thuyền trưởng / Máy trưởng
 Các báo cáo và khuyến nghị khác
Giám đốc soát xét và phê duyệt Những thông số kỹ thuật này. Trưởng phòng Quản lý tàu dựa
vào danh sách nhà máy sửa chữa được duyệt và dựa vào đánh giá chất lượng sửa chữa từ lần
trước để cung cấp thông tin cho Giám đốc trong việc lựa chọn nhà máy sửa chữa. Một bản sao
Thông số kỹ thuật các hạng mục sửa chữa được gửi cho tàu.
c) Báo giá
Công ty phải lấy báo giá của ít nhất hai nhà máy nằm trong vùng hoạt động của tàu. Nếu đây
là lần đầu nhà máy cung cấp dịch vụ cho Công ty, Công ty cần tham khảo các thông tin về
chất lượng công việc mà nhà máy đã thực hiện để đảm bảo nhà máy có khả năng thực hiện tốt
công việc một cách an toàn.
Số kiểm soát: NSH-10-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 2 / 4
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH CHO TÀU VÀO ĐÀ VÀ SỬA CHỮA LỚN

Nhà máy phải gửi báo giá trực tiếp cho Giám đốc. Trưởng phòng Quản lý tàu có trách nhiệm
so sánh thuyết minh của các nhà máy, lưu tâm đến các vấn đề:
 Đại lý, hoa tiêu và tàu lai
 Làm sạch và chuyển cặn các két dầu lên bờ
 Cung cấp sơn
 Chi phí khảo sát.
 Phụ tùng sửa chữa
 Kỹ sư của nhà máy, nhà thầu
 Chi phí chuyên chở, vận tải
 Chi phí và thời gian sửa chữa, điều khoản phạt.
 Những công việc thực tế theo thông số kỹ thuật và những công việc phát sinh
Nếu có bất kỳ yêu cầu giải đáp nào đối với những nhà thầu, Trưởng phòng Quản lý tàu phải
thảo luận và làm sáng tỏ với nhà thầu. Các thư từ trao đổi phải được lưu lại. Các thông tin cần
quan tâm bao gồm: vị trí nhà máy, giá và thời gian chào thầu, danh tiếng, điều khoản hợp
đồng và thái độ đàm phán.
Trưởng phòng Quản lý tàu phải đảm bảo so sánh kỹ lưỡng các bản chào thầu, kinh phí dự trù
phải bao quát.
Nếu không khí đàm phán thuận lợi, việc đàm phán phải được tiếp tục cho đến khi đạt được đề
xuất hợp lý nhất.
d) Hợp đồng sửa chữa
Khi đã lựa chọn được cơ sở sửa chữa, Giám đốc ký và chuyến hợp đồng cho nhà máy sửa
chữa được lựa chọn.
Hợp đồng sửa chữa tàu phải được nhất trí và xác nhận bằng văn bản giữa các bên liên quan.
e) Các dịch vụ trong đà
Trưởng phòng Quản lý tàu phải đảm bảo tất cả các nhà cung ứng, dịch vụ sửa chữa, thanh tra
của đăng kiểm, của chính quyền và của bảo hiểm, nhà cung cấp sơn, nhà thầu phụ trong quá
trình tàu sửa chữa trên đà được bố trí công việc thông qua phòng Quản lý tàu, họ phải được
thông tin kịp thời về lịch trình sửa tàu. Thuyền trưởng và Giám đốc phải được thông tin kịp
thời về việc bố trí sửa chữa này.
f) Đội sửa chữa trên tàu
Để giảm chi phí, các đội sửa chữa được công ty thuê thực hiện công tác sửa chữa trước, trong
hoặc sau khi tàu đã ra đà. Các đội sửa chữa phải được công ty thông qua và phải đảm bảo rằng
thợ sửa chữa phải được đào tạo cơ bản về an toàn trước khi lên tàu.
g) Bảo vệ môi trường
Các vấn đề về môi trường phải được quan tâm kịp thời khi tàu ở trong đà.
4.2. Tàu trong đà
a) Yêu cầu chung
Sau khi đã lựa chọn được cơ sở sửa chữa, Trưởng phòng Quản lý tàu phải liên hệ trực tiếp với
cơ sở sửa chữa đồng thời thông báo cho:
Số kiểm soát: NSH-10-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 3 / 4
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH CHO TÀU VÀO ĐÀ VÀ SỬA CHỮA LỚN

 Thuyền trưởng những chi tiết về cơ sở sửa chữa, yêu cầu về mớn nước, độ chúi và ổn
định của tàu cho quá trình lên đà. Các chi tiết về công việc trước khi lên đà như làm sạch
và tẩy khí phải được hoàn tất bởi thuyền viên hay nhà thầu phụ.
 Cán bộ kỹ thuật về công tác hậu cần đối với vật tư, dịch vụ kỹ thuật, thanh tra của chính
quyền, đăng kiểm và bảo hiểm, nhà thầu cung cấp sơn và các nhà thầu khác cần thiết
trong thời gian sửa chữa.
 Đại lý tại cảng về những yêu cầu đặc biệt cần thiết khác.
 Công ty môi giới thuyền viên để hỗ trợ bố trí thuyền viên, đặc biệt là sỹ quan máy phải
có mặt trong suốt quá trình tàu trong đà.
b) Họp tổ dự án
Trưởng phòng Quản lý tàu phải họp với cơ sở sửa chữa trước khi tàu vào đà để lên kế hoạch
chi tiết về công việc, làm rõ các vấn đề về các thông số kỹ thuật, thống nhất lịch trình làm việc
và chỉ định đầu mối liên lạc. Phải tổ chức các cuộc họp giao ban hàng ngày để đánh giá tiến
độ và các hạng mục công việc còn tồn đọng, các yêu cầu bổ sung và thảo luận những vấn đề
liên quan đến nguy cơ rủi ro, an toàn, chất lượng, an ninh và các vấn đề thương mại.
c) An toàn
Thuyền viên và đội sửa chữa không thực hiện công việc nóng hoặc các công việc nguy hiểm
nếu như chưa có sự đồng ý của nhà máy. Các yêu cầu an toàn của công ty phải được tuân thủ
triệt để. Khi tàu vào đà, Trưởng phòng Quản lý tàu phải tổ chức cuộc họp an toàn với Sỹ quan
an toàn của cơ sở sửa chữa và các sỹ quan chủ chốt của tàu để thảo luận các vấn đề:
 Các quy định và yêu cầu của nhà máy về vấn đề an toàn
 Các quy trình của nhà máy về việc ra vào khu vực kín, thực hiện công việc nóng.
 Quy trình khi thuyền viên hoặc nhà thầu thực hiện công việc nóng.
 Thông tin liên lạc và người cần liên hệ khi xảy ra sự cố.
 Lịch họp an toàn định kỳ trong suốt quá trình sửa chữa.
d) Quản lý chung
Trưởng phòng Quản lý tàu phải định kỳ báo cáo với Giám đốc và phòng Kế toán trong suốt
quá trình tàu sửa chữa. Bất kỳ công việc phát sinh ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian hoặc
chi phí phải được báo cáo cho Giám đốc để được thông qua hạng mục và chi phí. Trong
trường hợp cần thiết khi Trưởng phòng Quản lý tàu đi vẳng, người thay thế phải được bàn
giao đầy đủ bằng văn bản. ít nhất một tuần một lần, Trưởng phòng Quản lý tàu phải đề xuất
họp với người quản lý và kế toán của cơ sở sửa chữa để đánh giá chí phí của quá trình sửa
chữa.
e) Rời khỏi đà
Trưởng phòng Quản lý tàu phải có mặt trong suốt quá trình sửa chữa để đảm bảo rằng công
việc được thực hiện thỏa mãn yêu cầu của đăng kiểm. Ngay sau khi kết thúc việc sửa chữa, tàu
phải ngay lập tức rời đà trong điều kiện an toàn. Phải lập danh mục để kiểm tra và thử các
thiết bị trọng yếu như thiết bị hàng hải, hệ động lực, máy lái, thiết bị làm hàng, hệ thống dằn
tàu, cứu hỏa và hệ thống báo cháy, NSH-07-07-06.
Những hệ thống như nút đáy tàu, dương cực bảo vệ, van thông biển phải được thay thế; thiết
bị đo sâu và đầu thu phát Doppler phải được kiểm tra. Phải kiểm tra để đảm bảo thuyền viên
Số kiểm soát: NSH-10-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 4 / 4
Chương 10: BẢO DƯỠNG TÀU VÀ THIẾT BỊ
QUY TRÌNH CHO TÀU VÀO ĐÀ VÀ SỬA CHỮA LỚN

và những người khác đã được nghỉ ngơi đầy đủ trước khi khởi hành. Sau khi việc sửa chữa đã
hoàn tất, trước khi rời đà Thuyền trưởng và Máy trưởng kiểm tra theo mẫu NSH-07-07-06.
Việc kiểm tra các thiết bị tự động và thiết bị bảo vệ được thực hiện theo mẫu NSH-10-03-01
và gửi về văn phòng trước khi tàu khởi hành.
Trưởng phòng Quản lý tàu phải thông báo cho Giám đốc và Thuyền trưởng về ngày dự kiến
khởi hành.
f) Hiệu quả sửa chữa
Sau khi sửa chữa, hoạt động của tàu phải được giám sát chặt chẽ, những cải thiện trong vận
hành phải được ghi chép lại và thông báo cho công ty.
4.3. Sau khi ra khỏi đà
a) Xác nhận khối lượng công việc
Khi hoàn tất khối lượng công việc cần thiết, Trưởng phòng Quản lý tàu phải thông báo cho
Giám đốc. Giám đốc phối hợp với phòng Kế toán giải quyết công tác tài chính với cơ sở sửa
chữa theo Báo cáo khối lượng công việc sửa chữa.
b) Báo cáo công việc lên đà
Sau quá trình sửa chữa, Trưởng phòng Quản lý tàu phải lập báo cáo cho về công tác sửa chữa
bao gồm các chi tiết về công việc sửa chữa, các thông số kỹ thuật, ghi chú cho lần sửa chữa
tiếp theo và ảnh chụp về làm chứng về các công việc đac thực hiện. Bản sao báo cáo này phải
gửi cho Thuyền trưởng. Bất kỳ giấy bảo hành nào cũng phải gửi kèm cùng báo cáo.
Nhiệm vụ của phòng Quản lý tàu là phối hợp với DPA để đảm bảo mọi thay đổi đối với các hệ
thống cũ hay các hệ thống mới được lắp đặt trong quá trình nằm trong đà phải được cập nhật
trong bản vẽ, kế hoạch, quy trình hoặc trong các tài liệu kỹ thuật. Những tài liệu này phải
được lưu trên văn phòng và dưới tàu.
Trưởng phòng Quản lý tàu phải lập Báo cáo đánh giá cơ sở sửa chữa để phản ảnh chất lượng
dịch vụ mà cơ sở thực hiện gửi cho Giám đốc.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- “Danh sách các hoạt động thiết yếu”, NSH-07-07-06;
- “Danh mục kiểm tra hoạt động thiết yếu”, NSH-07-07-07;
- “Danh mục kiểm tra hệ thống tự động và thiết bị bảo vệ”, NSH-10-03-01;
- Thông số kỹ thuật các hạng mục sửa chữa (Dry-docking specification).
Chương 11: TÀI LIỆU

Chương 11:
TÀI LIỆU
DOCUMENTATION
(NSH-11)
Số kiểm soát: NSH-11-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 1 / 3
Chương 11: TÀI LIỆU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI LIỆU

1. MỤC ĐÍCH
Kiểm soát tất cả các tài liệu và dữ liệu liên quan tới hệ thống quản lý an toàn.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Hướng dẫn của IMO về các yếu tố cơ bản của chương trình OHS (MSC-MEPC.2/Circ.3),
 Hướng dẫn của ILO về phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1 Phần chung
Tài liệu và dữ liệu được kiểm soát gồm có: sổ tay quản lý an toàn (viết tắt là Sổ tay
HTQLAT&LĐ), các báo cáo / danh mục kiểm tra, thư / điện giao dịch, hồ sơ sửa chữa, Hướng
dẫn công việc, các tiêu chuẩn, quy tắc, quy định, hải đồ, ấn phẩm hàng hải, bản vẽ, sách kỹ
thuật.
Báo cáo từ tàu gửi về Văn phòng và ngược lại từ Văn phòng gửi cho tàu phải được ghi vào sổ
công văn đi / đến trên Công ty hoặc “Giấy biên nhận”.
Khi giao nhận tài liệu, giấy tờ, Thuyền trưởng phải làm "Giấy biên nhận" có nội dung tên tàu,
tên / chữ ký của Thuyền trưởng, ngày / nơi nhận, người giao / nhận tài liệu, tên tài liệu / giấy
tờ, bản gốc hay copy.
Thuyền trưởng, Sỹ quan phụ trách, Người phụ trách, các trưởng phòng chịu trách nhiệm liệt
kê và cập nhật Sổ tay HTQLAT&LĐ, Bộ luật, các ấn phẩm hàng hải, bản vẽ, sách kỹ thuật
vào “Danh sách tài liệu kiểm soát”, NSH-11-01-01.
Người quản lý tài liệu chịu trách nhiệm huỷ bỏ tài liệu lỗi thời mình quản lý sau khi có tài liệu
mới. Những tài liệu đã bị thay thế nếu thấy cần thiết phải giữ lại để tham khảo phải được ghi
rõ ở tờ bìa và được để riêng biệt để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
4.2 Kiểm soát sổ tay quản lý an toàn
4.2.1. Sổ tay quản lý an toàn (Sổ tay HTQLAT&LĐ) là tài liệu của Hệ thống quản lý an toàn (viết
tắt là HTQLAT&LĐ) gồm có: Chính sách quản lý an toàn, các quy trình (kể cả kế hoạch ứng
phó sự cố), mẫu biểu và danh mục kiểm tra nhằm khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường.
Cách ghi số tài liệu trong Sổ tay HTQLAT&LĐ như sau:
- Chính sách quản lý an toàn có số kiểm soát NSH-XX, trong đó NSH- là ký hiệu Công
ty;
- Quy trình có số kiểm soát NSH-XX-YY, trong đó XX là số chương và YY là số thứ tự
của quy trình. Ví dụ: NSH-05-01 tương ứng với quy trình số 01 của Chương 5 trong Sổ
tay HTQLAT&LĐ;
- Mẫu biểu / Danh mục kiểm tra có số kiểm soát NSH-XX-YY-ZZ, trong đó zz là số thứ
tự của mẫu biểu / danh mục kiểm tra. Ví dụ: NSH-05-01-01 sẽ được hiểu là biểu mẫu số
01 của quy trình NSH-05-01 trong Sổ tay HTQLAT&LĐ.
4.2.2. Biên soạn và phê duyệt Sổ tay HTQLAT&LĐ
Số kiểm soát: NSH-11-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 2 / 3
Chương 11: TÀI LIỆU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI LIỆU

Tất cả mọi người đều có thể góp ý sửa đổi Sổ tay HTQLAT&LĐ theo biểu mẫu “Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung, huỷ bỏ” - NSH-11-01-02;
Sổ tay HTQLAT&LĐ được sửa đổi khi: luật và quy định thay đổi, có khuyến cáo từ Tổ chức
phân cấp / Chính quyền hàng hải, tổ chức của Công ty thay đổi, phát hiện khiếm khuyết sự
không phù hợp,...;
Khi sửa đổi Sổ tay HTQLAT&LĐ phải tham khảo ý kiến của các bên liên quan;
Người phụ trách HTQLAT&LĐ tập hợp các ý kiến, soạn thảo phù hợp theo các yêu cầu của
Bộ luật quản lý an toàn trước khi trình Giám đốc phê duyệt;
Việc ban hành, sửa đổi, huỷ bỏ trong Sổ tay HTQLAT&LĐ phải được ghi vào “Biên bản ban
hành, sửa đổi và huỷ bỏ Sổ tay HTQLAT&LĐ”, NSH-11-01-03;
Những sửa đổi so với lần trước phải được thể hiện bằng gạch thẳng bên lề phải (sử dụng
phương tiện ‘track change’ của phần mềm ‘Microsoft Word’). Nếu một quy trình được sửa đổi
trên 5 lần thì được ban hành lại và lần sửa đổi sẽ tăng thêm 1. Nếu có trên 5 quy trình phải ban
hành lại thì toàn bộ sổ tay được ban hành lại với lần sửa đổi tăng thêm 1.
4.2.3. Phân phát Sổ tay HTQLAT&LĐ
Sổ tay HTQLAT&LĐ phải đóng dấu “Tài liệu được kiểm soát”, ghi rõ người quản lý tài liệu,
số cấp phát và được Giám đốc phê duyệt;
Người phụ trách chịu trách nhiệm đánh số Chính sách quản lý an toàn, các quy trình, biểu mẫu
/ danh mục kiểm tra theo quy định ở mục 3.1.1;
Người phụ trách chịu trách nhiệm phân phát Sổ tay HTQLAT&LĐ cho Giám đốc, trưởng
phòng, Thuyền trưởng.
Sổ tay HTQLAT&LĐ được thi hành sau khi: Người quản lý tài liệu nhận được Sổ tay
HTQLAT&LĐ hoặc tài liệu sửa đổi và đã thay thế, được hướng dẫn về các thay đổi và đã ký
xác nhận vào “Biên bản ban hành, sửa đổi và huỷ bỏ Sổ tay HTQLAT&LĐ”, NSH-01-03;
Khi Sổ tay HTQLAT&LĐ được sửa đổi, người quản lý có trách nhiệm thực hiện các bổ sung,
sửa đổi theo thông báo của DPA và ghi chép vào trang Bản ghi các bổ sung, sửa đổi.
Giám đốc, Người phụ trách, trưởng phòng, Thuyền trưởng, Máy trưởng, Thuyền phó nhất
chịu trách nhiệm quản lý Sổ tay HTQLAT&LĐ của bộ phận mình.
4.3 Kiểm soát bộ luật, chỉ dẫn, hải đồ, ấn phẩm hàng hải, sổ tay hướng dẫn, sách tham khảo
và sỗ ghi chép
Thuyền trưởng và Trưởng phòng Quản lý tàu có trách nhiệm đảm bảo rằng tàu đã được cung
cấp những bộ luật, chỉ dẫn, hải đồ, ấn phẩm hàng hải, sổ tay hướng dẫn, sách tham khảo và sổ
ghi chép theo yêu cầu.
4.4 Kiểm soát các Giấy chứng nhận
Thuyền trưởng chịu trách nhiệm quản lý các Giấy Chứng nhận cấp cho tàu và thông báo sớm
cho Công ty khi giấy chứng nhận sắp hết hạn. Thời gian thông báo ít nhất trước 30 ngày Giấy
chứng nhận hết hạn.
4.5 Kiểm soát các báo cáo / danh mục kiểm tra, thư / điện giao dịch, hồ sơ sửa chữa, hướng
dẫn công việc.
Giám đốc, Người phụ trách, trưởng phòng và Thuyền trưởng lập file lưu giữ các báo cáo /
danh mục kiểm tra, thư / điện giao dịch, hồ sơ sửa chữa, hướng dẫn công việc liên quan đến
Số kiểm soát: NSH-11-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành- sửa đổi: 01
Trang: 3 / 3
Chương 11: TÀI LIỆU
QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI LIỆU

bộ phận mình.
Giám đốc, Người phụ trách, trưởng phòng và Thuyền trưởng căn cứ vào Danh mục biểu mẫu,
NSH-11-01-04 để đảm bảo quản lý tốt các báo cáo, danh mục kiểm tra.
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- Danh sách tài liệu được kiểm soát, NSH-11 -01 -01;
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, NSH-11-01-02;
- Biên bản ban hành, sửa đổi và huỷ bỏ Sổ tay HTQLAT&LĐ, NSH-11-01-03;
- Danh mục biểu mẫu, NSH-11 -01 -04
- Giấy biên nhận;
- Sổ công văn đi / đến.
Chương 12: KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY

Chương 12:
KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
COMPANY VERIFICATION, REVIEW AND EVALUATION
(NSH-12)
Số kiểm soát: NSH-12-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 1 / 2
Chương 12: KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm kiểm tra xác nhận các hoạt động an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm có tuân thủ với
HTQLAT&LĐ hay không.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Hướng dẫn của IMO về các yếu tố cơ bản của chương trình OHS (MSC-MEPC.2/Circ.3).
 Hướng dẫn của ILO về phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Chuẩn bị Đánh giá nội bộ
DPA phải lập kế hoạch đánh giá nội bộ tối thiểu mỗi năm một lần nhưng tối đa không quá 12
tháng giữa các lần đánh giá nội bộ Công ty và các tàu theo “Kế hoạch đánh giá nội bộ
HTQLAT&LĐ”, NSH-12-01-01. Ngoài đánh giá nội bộ theo kế hoạch, DPA có thể tổ chức
đánh giá nội bộ đột xuất sau khi được phép của Giám đốc.
DPA cũng có trách nhiệm thành lập, điều khiển đội đánh giá nội bộ/ hoặc chỉ định người
điều khiển các cuộc đánh giá nội bộ. Tuy nhiên, các nhân viên đánh giá không được đánh giá
lĩnh vực mà mình phụ trách.
Nhân viên đánh giá nội bộ là người đã được huấn luyện đào tạo hoặc có năng lực thực hiện
đánh giá nội bộ. Việc lựa chọn các nhân viên đánh giá và tiến hành đánh giá nội bộ phải đảm
bảo được tính khách quan và vô tư.
Các nhân viên đánh giá có trách nhiệm lập câu hỏi đánh giá phù hợp với tính chất bộ phận,
tàu được đánh giá. Đối với đánh giá tàu, nhân viên đánh giá sử dụng “Danh mục đánh giá
nội bộ tàu”, NSH-12-01-04, với văn phòng có thể sử dụng “Danh mục đánh giá nội bộ
HTQLAT&LĐ”, NSH-12-01-05.
Trước khi tiến hành một cuộc đánh giá nội bộ, DPA gửi “Thông báo đánh giá nội bộ”, NSH-
12-01-02 tới Lãnh đạo Công ty, các bộ phận trên văn phòng, các Thuyền trưởng sao cho
những người liên quan có đủ thời gian thu xếp. DPA có thể dùng điện có nội dung tương tự
báo cáo này để thông báo cho Thuyền trưởng.
4.2. Thực hiện Đánh giá nội bộ
Nhìn chung, các cuộc đánh giá nội bộ có thể tiến hành theo trình tự sau đây :
■ Tổ chức một cuộc hợp ban đầu.
■ Tiến hành đánh giá.
■ Đánh giá các kết quả kiểm tra.
■ Tổ chức một cuộc họp tổng kết.
■ Ghi nhận sự không phù hợp, sự không phù hợp nghiêm trọng (nếu có).
■ Lập báo cáo đánh giá nội bộ.
■ Các biện pháp tiếp theo.
Số kiểm soát: NSH-12-01
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi: 01
Trang: 2 / 2
Chương 12: KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Khi đánh giá HTQLAT&LĐ ở Cơ quan và trên Tàu phải tiến hành thẩm tra thông qua các
hạng mục sau đây:
■ Tài liệu về các quy trình.
■ Việc thực hiện HTQLAT&LĐ và Hiệu quả của HTQLAT&LĐ.
■ Sự hiểu biết các quy trình của những người có liên quan.
■ Kiểm tra tình trạng tàu, đặc biệt là trang thiết bị an toàn.
■ Trạng thái sẵn sàng cho các tình huống Khẩn cấp.
■ Hồ sơ ghi các kết quả thực hiện.
Ngay sau khi kết thúc kiểm tra và trước khi họp tổng kết, các nhân viên đánh giá có thể gặp
gỡ, trao đổi, đánh giá sự việc đã phát hiện trong quá trình kiểm tra. Bằng chứng khách quan
về việc không tuân theo các quy trình trong Sổ tay HTQLAT&LĐ có thể được coi là lý lẽ
vững chắc để kết luận sự không phù hợp.
Sau khi tổ chức một cuộc họp ngắn để tóm tắt những điều phát hiện được và làm sáng tỏ mọi
sự hiểu lầm, DPA lập báo cáo đánh giá nội bộ gồm “Báo cáo sự không phù hợp”, NSH-09-01-
03 (nếu có) và “Báo cáo đánh giá nội bộ”, NSH-12-01-03.
Các trưởng phòng, Thuyền trưởng có trách nhiệm đưa ra biện pháp khắc phục và thời gian để
khắc phục xong sự không phù hợp đã nêu trong “Báo cáo sự không phù hợp”, NSH-09-01-03.
Biện pháp khắc phục có thể là sửa chữa, thay thế bộ phận hỏng, thực hiện theo hay sửa đổi
quy trình trong Sổ tay HTQLAT&LĐ,... ghi rõ người thực hiện (có thể là thuyền viên, hoặc
yêu cầu Công ty hỗ trợ)
4.3. Sau khi Đánh giá nội bộ
DPA báo cáo Giám đốc và những người chịu trách nhiệm trong lĩnh vực liên quan về kết quả
đánh giá nội bộ.
Người chịu trách nhiệm trong lĩnh vực liên quan phải tiến hành những hành động khắc phục
kịp thời các khiếm khuyết được phát hiện.
DPA phải kiểm tra xem việc tiến hành các biện pháp khắc phục có đúng thời hạn và thoả mãn
yêu cầu không.
Sau khi khắc phục xong sự không phù hợp, trưởng phòng hoặc Thuyền trưởng liên quan phải
ghi ngày thực tế hoàn thành việc khắc phục sự không phù hợp vào tờ “Báo cáo sự không phù
hợp”, NSH-09-01-03 đã được lập khi đánh giá nội bộ, copy 01 bản gửi cho DPA.
DPA hoặc Người kiểm tra do DPA chỉ định phải kiểm tra và xác nhận vào tờ “Báo cáo sự
không phù hợp”, NSH-09-01-03 đã được lập khi đánh giá nội bộ.
Qua đánh giá nội bộ, DPA sửa đổi Quy trình trong Sổ tay HTQLAT&LĐ (nếu cần).
5. BIÊN BẢN BÁO CÁO
- Kế hoạch đánh giá nội bộ HTQLAT&LĐ, NSH-12-01 -01.
- Thông báo đánh giá nội bộ, NSH-12-01 -02.
- Báo cáo đánh giá nội bộ, NSH-12-01 -03.
- Danh mục đánh giá nội bộ tàu, NSH-12-01 -04.
- Danh mục đánh giá nội bộ công ty, NSH-12-01 -05.
Số kiểm soát: NSH-12-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 1 / 2
Chương 12: KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH SOÁT XÉT CỦA LÃNH ĐẠO VỀ HTQLAT

1. MỤC ĐÍCH
Nhằm đánh giá tính hiệu quả và xem xét việc tuân thủ các quy trình đã được Công ty thiết lập.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện đối với Giám đốc, DPA, các trưởng phòng.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code).
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Hướng dẫn của IMO về các yếu tố cơ bản của chương trình OHS (MSC-MEPC.2/Circ.3).
 Hướng dẫn của ILO về phòng ngừa tai nạn trên biển và trong cảng.
 Quy trình khiếu nại và xử lý khiếu nại, NSH-03-06,
 Quy trình thực hiện chương trình OHS, NSH-07-11,
 Quy trình đánh giá nội bộ, NSH-12-01,
 Quy trình làm việc của Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
Giám đốc chịu trách nhiệm chủ trì các cuộc họp đánh giá tính hiệu quả của HTQLAT&LĐ và
xem xét việc tuân thủ các quy trình đã được Công ty thiết lập. Việc soát xét này cũng giúp
Công ty có cơ hội cải tiến, thay đổi đối với HTQLAT&LĐ được hoàn thiện hơn. Tối thiểu
mỗi năm 1 lần và khi thấy cần thiết, Giám đổc tổ chức cuộc họp soát xét của lãnh đạo.
DPA phải tập hợp các số liệu và thảo ra chương trình cho cuộc họp soát xét công tác quản lý.
Thành viên cuộc họp chuẩn bị các thông tin liên quan đến mình được liệt kê sau đây:
■ Các báo cáo về sự tiến triển trong quá trình triển khai HTQLAT&LĐ.
■ Các số liệu thống kê phân tích các quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.
■ Các báo cáo đánh giá nội bộ HTQLAT&LĐ ở các phòng ban và dưới tàu.
■ Các yêu cầu sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ của Sổ tay HTQLAT&LĐ.
■ Các báo cáo tai nạn / sự cố, báo cáo điều tra tai nạn/ sự cố.
■ Các báo cáo kiểm tra của Đăng kiểm, bao gồm cả những kiến nghị.
■ Các báo cáo kiểm tra an toàn của Quốc gia tàu treo cờ và Chính quyền cảng.
■ Các báo cáo hư hỏng hàng hoá do công tác quản lý gây ra.
■ Các yêu cầu và khiếu nại của khách hàng.
■ Biên bản các cuộc họp của Ban an toàn của tàu.
■ Các hành động khắc phục và phòng ngừa đối với tất cả các báo cáo trên.
■ Sự thay đổi Chính sách, Quy định, Luật pháp của Chính phủ, Quốc tế.
■ Việc thực hiện kế hoạch hành động kết quả của cuộc soát xét kỳ trước đã chỉ ra.
Giám đốc phải quyết định phương hướng, mục tiêu và nguyên tắc chung về các kế hoạch hành
động nhằm nâng cao tính hiệu lực của HTQLAT&LĐ, lập “Biên bản họp soát xét của lãnh
đạo”, NSH-12-02-01.
Những người được phân công phải chịu trách nhiệm vạch ra kế hoạch và thực hiện các kế
Số kiểm soát: NSH-12-02
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần: 01
Trang: 2 / 2
Chương 12: KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH SOÁT XÉT CỦA LÃNH ĐẠO VỀ HTQLAT

hoạch hành động này.


Giám đốc phải đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về nguồn lực cho việc thực hiện các kế hoạch
hành động trên.
Giám đốc phải kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hành động như kết quả của cuộc họp đã chỉ
ra. DPA theo dõi và đánh giá kế hoạch này.

5. BIÊN BẢN BÁO CÁO

 Biên bản họp soát xét của lãnh đạo, NSH-12-02-01.


Số kiểm soát: NSH-12-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần : 01
Trang: 1 / 3
Chương 12: KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BAN AN TOÀN – SỨC KHỎE

1. MỤC ĐÍCH
Để đảm bảo hoạt động an toàn, sức khỏe và môi trường của tàu được thực hiện và duy trì đáp
ứng các yêu cầu của công ty, ngành hàng hải.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho mọi người làm việc trên tất cả các tàu.
3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
 Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code),
 Công ước lao động hàng hải (MLC 2006),
 Hướng dẫn an toàn lao động trên biển và trong cảng của ILO,
 Bộ luật về tác nghiệp an toàn trong lao động cho thuyền viên (Code of Safe Working Practice
for Merchant Seamen),
 Thông tư MSC-MEPC.2/Circ.3 của IMO,
 Thông tư số 07/2012/TT-BGTVT, ngày 21/3/2012, của Bộ Giao thông Vận tải “Quy định
chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu
biển Việt Nam”,
 Quy trình phân tích an toàn công việc, NSH-07-05,
 Quy trình đánh giá rủi ro, NSH-07-06,
 Quy trình cấp giấy phép làm việc, NSH-07-07,
 Quy trình thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS), NSH-07-11,
 Quy trình chăm sóc sức khỏe và y tế, NSH-07-12,
 Quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, NSH-07-15.
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH
4.1. Quy định chung
Mỗi thuyền viên đều có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường trong
phạm vi công việc của mình, giám sát, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo hoặc sửa chữa sai sót mà
có thể gây tác hại tới sự an toàn, sức khỏe và môi trường.
Mục đích quan trọng nhất là giảm thương vong do tai nạn hoặc sự cố gây nên bằng việc nâng
cao an toàn và ý thức bảo vệ môi trường trong công việc hàng ngày và trong môi trường sinh
hoạt. Đây là ưu tiên hàng đầu trên các tàu.
4.2. Ban An toàn và Sức khỏe
Ban An toàn và Sức khỏe của tàu gồm các thành viên sau:
1. Thuyền trưởng - Trưởng ban
2. Máy trưởng - Phó ban
3. Đại phó - Thành viên (Sỹ quan an toàn)
4. Thuyền phó ba - Thành viên
5. Thủy thủ trưởng - Thành viên (Đại diện an toàn của thuyền viên)
Số kiểm soát: NSH-12-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần : 01
Trang: 2 / 3
Chương 12: KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BAN AN TOÀN – SỨC KHỎE

6. Thợ cả - Thành viên


Tất cả các thành viên của Ban An toàn và Sức khỏe phải được cung cấp các ấn phẩm và hình
ảnh về các vấn đề an toàn và sức khỏe.
Các thành viên của Ban An toàn và Sức khỏe không bị sa thải hoặc kỷ luật khi thực hiện các
trách nhiệm được giao.
Khi tiến hành lập kế hoạch hay thay đổi các quy trình làm việc trên tàu có ảnh hưởng đến an
toàn và sức khỏe, cần tham vấn Ban An toàn và Sức khỏe.
Ban An toàn và Sức khỏe phải được tiếp cận các thông tin về các nguy hiểm hay rủi ro tiềm
ẩn trên tàu mà chủ tàu và thuyền trưởng nắm bắt được, bao gồm cả các thông tin về hàng hóa
nguy hiểm. Các thành viên Ban An toàn và Sức khỏe phải được tiếp cận Bộ luật về Hàng hóa
nguy hiểm đường biển quốc tế (IMDG Code) và các ấn phẩm có liên quan khác của IMO.
4.3. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban An toàn và Sức khỏe
Ban An toàn và Sức khỏe giúp công ty thực hiện chính sách và chương trình an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp (OHS) và cung cấp cho thuyền viên một diễn đàn để tác động đến các vấn
đề về an toàn và sức khỏe.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban An toàn và Sức khỏe bao gồm:
a) đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường do công ty và
cơ quan có thẩm quyền quy định;
b) thay mặt thuyền viên, thông qua thuyền trưởng, đề xuất các khuyến nghị với công ty;
c) thảo luận và thực hiện các hành động thích hợp về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến an
toàn và sức khỏe có ảnh hưởng đến thuyền viên, và đánh giá sự đầy đủ của các trang thiết
bị bảo hộ lao động, kể cả thiết bị cứu sinh; và
d) nghiên cứu các báo cáo điều tra tai nạn.
4.4. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Sỹ quan an toàn
Sỹ quan an toàn chịu trách nhiệm thực hiện chính sách và chương trình an toàn và sức khỏe
của công ty và các chỉ thị của thuyền trưởng để:
a) nâng cao nhận thức an toàn của thuyền viên;
b) điều tra những khiếu nại liên quan đến an toàn được gửi cho mình và báo cáo vấn đề này
cho ban An toàn và Sức khỏe, phúc đáp cho cá nhân gửi khiếu nại, nếu cần;
c) điều tra tai nạn và thực hiện các khuyến nghị về ngăn ngừa tái diễn những tai nạn tương
tự;
d) thực hiện kiểm tra an toàn và sức khỏe; và
e) giám sát và thực hiện huấn luyện trên tàu cho thuyền viên.
Nếu có thể, sỹ quan an toàn phải tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của Ban An toàn và Sức khỏe
và đại diện an toàn của thuyền viên để thực hiện nhiệm vụ của mình.
4.5. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Đại diện an toàn của thuyền viên
Đại diện an toàn của thuyền viên là người đại diện cho thuyền viên về các vấn đề ảnh hưởng
đến an toàn và sức khỏe.
Số kiểm soát: NSH-12-03
Ngày ban hành: 01/01/2018
Ban hành-sửa đổi lần : 01
Trang: 3 / 3
Chương 12: KIỂM TRA XÁC NHẬN, SOÁT XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BAN AN TOÀN – SỨC KHỎE

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, đại diện an toàn của thuyền viên phải được cung cấp thông
tin và hỗ trợ bởi Ban An toàn và Sức khỏe, chủ tàu và tổ chức công đoàn.
Đại diện an toàn của thuyền viên:
a) được thuyền viên bầu ra và tham dự các cuộc họp của ban An toàn và Sức khỏe;
b) không bị sa thải hoặc kỷ luật khi thực hiện các trách nhiệm được giao.
Đại diện an toàn của thuyền viên phải được:
a) tiếp cận mọi nơi trên tàu;
b) tham gia điều tra tại nạn và các tình huống nguy hiểm (near-miss);
c) tiếp cận các tài liệu, kể cả các báo cáo điều tra tai nạn, các biên bản họp ban An toàn và
Sức khỏe trước đây, v.v…; và
d) đào tạo thích hợp.
4.6. Các cuộc họp về an toàn, sức khỏe và môi trường
Ban An toàn và Sức khỏe tổ chức các cuộc họp về an toàn, sức khỏe và môi trường trên tàu
với sự tham dự của tất cả thuyền viên trên tàu tối thiểu mỗi tháng một lần. Các cuộc họp bất
thường được tổ chức khi xảy ra tai nạn, ngộ độc hay sự cố về sức khỏe khác mang tính chất
nghiêm trọng mà có thể dẫn đến tai nạn hoặc thương vong và các trường hợp có khả năng gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Biên bản về cuộc họp phải được ghi lại theo mẫu NSH-12-
03-01.
Biên bản các cuộc họp ban An toàn và Sức khỏe phải được treo trên bảng thông báo để tất cả
các thuyền viên có thể đọc. Một bản sao được gửi cho người phụ trách trên bờ (DPA).
5. BIỂU MẪU/ BÁO CÁO
 Biên bản họp Ban An toàn và Sức khỏe, NSH-12-03-01.

You might also like