ĐÁP ÁP THI THỬ LẦN 4 VÀO 1O THPT MÔN NGỮ VĂN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2024-2025

PHAMCONGTHANH.NET ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM


Môn thi: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đáp án – thang điểm có 04 trang)
Phần Câu Nội dung Điểm
Đọc – hiểu 2,0
1 - Thể thơ: tự do 0,5
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

2. - Ba câu thơ đầu sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và tương phản: đá – 0,5


mềm mỏng, sự tàn nhẫn – điều lành, nỗi buồn – hy vọng.
- Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh tính chất biện chứng, nhiều
chiều của cuộc sống. Giữa những sự vật tưởng chừng đối lập
nhau lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong những
sự vật, hiện tượng tưởng chừng tiêu cực, bi quan lại lóe lên
những hi vọng tươi đẹp, lạc quan. Từ đó, tác giả gửi gắm thông
điệp về niềm hi vọng trong bài thơ.
3. Hai câu thơ: “Giữa thế giới không nhiều may mắn 0,5
Ta học cách vừa lòng với mình”
Bày tỏ một thái độ sống, quan niệm sống: giữa một thế giới
nhiều cạm bẫy, không nhiều may mắn, nhà thơ lựa chọn cách
sống vừa lòng với mình, trân trọng những gì mình có để sống an
nhiên giữa cuộc đời.
4. - Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ nằm ở 0,5
chính nhan đề của bài thơ: hi vọng. Dù cuộc đời có đầy chông
gai…vẫn có thể tìm thấy niềm hi vọng. Hãy trân những gì mình
đang có ở hiện tại và nuôi giữ niềm hi vọng vào tương lai.
II Làm văn 80
1 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về hiện tượng HS 3,0
sử dụng điện thoại di động chưa đúng cách, với mục đích
chưa tốt.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận : Có đủ các phần mở bài, thân 0,5
bài, kết bài.
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : HS sử dụng điện thoại 0,25
di động chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1
* Giải thích : - Điện thoại di động : loại điện thoại cầm tay với 0,25
kích thước nhỏ gọn, có hòa mạng viễn thông giúp trao đổi thông
tin từ xa. Ngoài chức năng nghe - gọi, điện thoại di động còn trang
bị nhiều chức năng năng khác như : chụp ảnh, quay phim, nghe
nhạc, trò chơi ... 0,5
- Vai trò của điện thoại trong cuộc sống…..
* Biểu hiện : - Dùng chưa đúng cách : dùng ngay trong giờ học
để nói chuyện riêng, dùng khi tham gia giao thông, dùng điện
thoại quá khuya. Thậm chí, khi nhìn thấy bạn mình bị đánh đập,
không ít bạn đã dùng điện thoại để chụp ảnh, quay clip tung lên
mạng xã hội ...
- Dùng sai mục đích : Dùng để quay cóp khi kiểm tra; khi có bài 0,25
tập, thay vì suy nghĩ tìm tòi tài liệu, HS lại lên mạng để chép đáp
án ; đăng tải phát tán clip có nội dung xấu ; dùng điện thoại như
một thú vui để khoe khoang ...
* Nguyên nhân : - Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đời 0,25
sống của con người được nâng cao nên điện thoại di động trở
thành vật không thể thiếu.
- Do sự nuông chiều của cha mẹ với con cái.
- Do HS chưa nhận thức đúng đắn về việc sử dụng điện thoại di 0,25
động, lạm dụng các chức năng của điện thoại.
* Hậu quả : - Sử dụng điện thoại trong giờ học sẽ khiến tình
trạng không hiểu bài, hổng kiến thức ; khi sử dụng để tra cứu tài
liệu đáp án sẽ tạo thói quen lười suy nghĩ, ỷ lại..
- Sử dụng điện thoại với mục đích không tốt sẽ ảnh hưởng đến 0,25
tâm lí, dễ bị ảnh hưởng của văn hóa không lành mạnh, có hành
vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật ...
- Gây ra bệnh vô cảm.
* Biện pháp khắc phục :
- Cần có thái độ ý thức tự giác trong học tập, sống có văn hóa.
- Gia đình, nhà trường cần quản lí chặt chẽ việc sử dụng điện
thoại di động của HS, quan tâm gần gũi để kịp thời giáo dục.
* Liên hệ bản thân :
- Chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết, đúng mục
đích.
- Biết kiểm soát có chừng mực hành vi của mình, trang bị kĩ
năng sống...
d. Sáng tạo : Có cách diễn đạt mới mẻ thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0,25
về vấn đề nghị luận.

2
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu.
2 Phần nghị luận văn học 5,0
Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân 0,5
bài, kết bài.
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hai khổ 0,5
thơ đầu trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5
* Cảm nhận về hình tượng những chiếc xe không kính và hình 1,0
ảnh người lính.
- Hình tượng những chiếc xe không kính (2 câu thơ đầu):
+ Những chiếc xe xuất hiện với một diện mạo thật lạ lùng: méo mó, biến
dạng, mất đi hình dáng ban đầu "không kính".
+ "Bom giật, bom rung" thể hiện được sự dữ dội cùng sức tàn phá khủng
khiếp của kẻ thù.
+ Hình ảnh chiếc xe cũng phản ánh hiện thực khốc liệt của cuộc kháng
chiến chống Mĩ, khi kẻ thù ra sức bắn phá, ngăn cản hoạt động chi viện.
- Hình tượng những người lính lái xe:
+ Tư thế ung dung, ngạo nghễ: Trong không khí mưa bom bão đạn, khi cái
chết luôn cận kề thì những người lính vẫn giữ được sự tự tin, bình tĩnh
trong mọi hoàn cảnh.

+ Cách đối diện với hiện thực khó khăn: Những khó khăn của hoàn cảnh
đều được tâm hồn lãng mạn ấy "hóa giải" thành những cảm nhận thật độc 1,0
đáo, thú vị.

- Đánh giá: Như vậy, bằng các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh
và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hai khổ thơ đầu của bài thơ đã
giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn sự khốc liệt của chiến 0,5
tranh thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế
ung dung, hiên ngang, bản lĩnh vững vàng của người lính lái xe
trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Đọc lời thơ, ta nhận ra ở
nhà thơ Phạm Tiến Duật là sự cảm phục, trân trọng dành cho
0,25

3
những người lính bộ đội cụ Hồ. Tình cảm ấy thật đáng trân
trọng.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5
vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng 0,25
từ, đặt câu.

--------------- HẾT ---------------

You might also like