Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI GIỮA HỌC KÌ II

CỘNG ĐỒNG ÔN THI - TUYỂN SINH ĐẠI HỌC


MÔN: VẬT LÍ 10
TÀI LIỆU ÔN THI TUYỂN SINH

Thời gian làm bài: 45 : (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên học sinh: .........................................................................................


Số báo danh: ..................................................................... Lớp ....................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 điểm


Câu 1 [NDM] : Một vật khối lượng m được thả rơi tự do tại nơi có g từ độ cao h1, trong quá trình rơi, vật qua vị
trí có độ cao h2. Trong quá trình đó, liên hệ giữa thế năng trọng trường và công của trọng lực được xác định bởi
công thức nào sau đây?
A. ∆Wt = m.g.h1 = Ap B. ∆Wt = m.g.h1 - m.g.h2 = Ap
C. ∆Wt = m.g.h2 - m.g.h1 = Ap D. ∆Wt = m.g.h2 = Ap
Câu 2 [NDM] : Một vật đang chuyển động nhanh dần và dịch chuyển một đoạn s. Công của lực tác dụng lên vật
không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Độ lớn của lực. B. Góc hợp bởi véctơ lực với hướng dịch chuyển.
C. Hướng của lực. D. Khối lượng của vật.
Câu 3 [NDM] : Một ô tô đang xuống dốc. Gọi A là công của trọng lực tác dụng lên ô tô, khi đó
A. A > 0 B. A < 0 C. A = 0 D. A ≥ 0
Câu 4 [NDM] : Muốn cho một vật rắn có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các mômen lực tác
dụng lên vật phải
A. bằng không. B. âm. C. dương. D. không đổi.
Câu 5 [NDM] : Một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì
A. công trọng lực bảo toàn. B. thế năng bảo toàn.
C. động năng bảo toàn. D. cơ năng bảo toàn.
Câu 6 [NDM] : Một vật có khối lượng m đang ở độ cao h so với mặt đất, tại nơi có gia tốc rơi tụ do g. Thế năng
trọng trường của vật được xác định bởi công thức
1
A. Wt = g.h B. Wt = m.h C. Wt = m.g.h D. Wt = 2 . m . g. h
Câu 7 [NDM] : Người ta dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 40kg lên độ cao 5m với một
lực kéo có độ lớn 480N. Lấy g = 10m/s2. Hiệu suất của quá trình kéo là
A. 120%. B. 20%. C. 16,6%. D. 83,3%.
Câu 8 [NDM] : Trường hợp nào sau đây động năng của vật không thay đổi? Vật chuyển động
A. nhanh dần. B. chậm dần. C. thẳng đều. D. thẳng.
Câu 9 [NDM] : Một người kéo thùng nước 6kg từ giếng sâu 12m lên trong 20s. Biết thùng nước chuyển động
thẳng đều. Lấy g = 10m/s2. Công suất của lực kéo là
A. 3,5W. B. 240W. C. 360W. D. 36W.
Câu 10 [NDM] : Khi nói về công suất thì điều nào sau đây là đúng? Công suất là
A. đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh ra năng lượng. B. một dạng lực.
C. một dạng năng lượng. D. đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công.
Câu 11 [NDM] : Hai lực F1 và F2 song song, ngược chiều, có cùng độ lớn, cùng cách đều trục quay của một vật
rắn một đoạn d và cùng tác dụng lên vật rắn. Mômen ngẫu lực được xác định
A. M = d.( F1 − F2 ) B. M = d.( F1 + F2 ) C. M = d.F2 D. M = d.F1
Câu 12 [NDM] : Một vật có khối lượng m đang chuyển động thẳng đều với tốc độ v, động năng của vật được
xác định bởi công thức nào sau đây?
1 1
A. Wđ = 2mv2 B. Wđ = 2 . m.v C. Wđ = 2 . m. v2 D. Wđ = m.v
Câu 13 [NDM] : Một vật có khối lượng m đang chuyển động thẳng đều với tốc độ v1 thì tăng tốc chuyển động
nhanh dần đều dưới tác dụng của lực F, sau khi đi được quãng đường s thì đạt tốc độ v2. Gọi A là công của lực.
Trong quãng đường s, độ biến thiên động năng của vật được xác định bởi công thức nào sau đây?

Trang 1/3
1 1 1
A. ∆Wđ = 2 . m. v2 = - A B. ∆Wđ = 2 . m . v22 - 2
. m . v21 = -A
1 1 1 1
C. ∆Wđ = . m .
2
v21 - 2
.m. v22 =A D. ∆Wđ = . m .2
v22 - 2
. m . v21 =A
Câu 14 [NDM] : Khi máy quạt hoạt động đã xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng từ
A. điện năng sang cơ năng. B. cơ năng sang nhiệt năng.
C. cơ năng sang điện năng. D. điện năng sang nhiệt năng.
Câu 15 [NDM] : Một vật có khối lượng m không đổi đang chuyển động với tốc độ v. Nếu tốc độ của vật tăng lên
2 lần thì động năng của vật
A. không đổi. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 16 [NDM] : Công suất không có đơn vị nào sau đây?
A. W (oát). B. Ns/m. C. HP. D. J/s .
Câu 17 [NDM] : Lực F tác dụng lên một vật rắn có trục quay cố định. Gọi d là khoảng cách từ trục quay đến giá
của lực. Mômen lực đối với trục quay được xác định bởi công thức
F
A. M = F2 . d B. M = F.d C. M = F. d2 D. M = d
Câu 18 [NDM] : Một vật có khối lượng m được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất. Bỏ qua sức cản của không
khí tác dụng lên vật. Nhận định nào sau đây không đúng? Trong quá trình vật chuyển động thẳng đứng hướng lên
trên thì
A. cơ năng không đổi. B. trọng lực sinh công phát động.
C. thế năng tăng. D. động năng giảm.
Câu 19 [NDM] : Một vật có khối lượng m được đặt tại vị trí có độ cao h so với mặt đất. Nếu độ cao của vật tăng
lên 4 lần thì thế năng trọng trường khi đó
A. giảm 4 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 20 [NDM] : Dưới tác dụng của lực F, vật dịch chuyển được một đoạn s trong thời gian t. Gọi A là công của
lực F; v tốc độ trung bình của vật. Biểu thức nào sau đây không thể dùng để xác định công suất của lực F?
A F.s F
A. P = t
B. P = t
C. P = v D. P = F.v
Câu 21 [NDM] : Một vật có khối lượng 100g đang ở độ cao 1200cm so với mặt đất. Lấy g  9,8m / s 2 . Thế
năng trọng trường của vật khi đó có giá trị
A. 11,76J. B. 11760J. C. 1176J. D. 1176000J.
Câu 22 [NDM] : Khi nói về năng lượng thì điều nào sau đây không đúng?
A. Năng lượng có thể tự sinh ra cũng có thể tự mất đi hoàn toàn.
B. Mọi vật đều mang năng lượng, có thể dưới các dạng khác.
C. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Câu 23 [NDM] : Vật chuyển động thẳng dưới tác dụng của lực F không đổi. Gọi s là độ dịch chuyển của vật;
α = ( F ; s ) là góc hợp bởi hướng của lực và hướng chuyển dời. Trong mọi trường hợp, công của lực F được
xác định bởi công thức
A. A = F.s.sin α B. A = F . s . cos α C. A = F.s D. A = F.s.cos α
Câu 24 [NDM] : Nhận định nào sau đây không đúng? Với một vật có trục quay cố định, mômen lực đối với trục
quay là đại lượng
A. có đơn vị N.m. B. được đo bằng thương của lực với cánh tay đòn của nó.
C. được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
D. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
Câu 25 [NDM] : Trong một quá trình chuyển hóa năng lượng, gọi Wtp là năng lượng toàn phần; Wci là năng
lượng có ích; Whp là năng lượng hao phí. Hiệu suất của quá trình chuyển hóa năng lượng được xác định bởi công
thức nào sau đây?
Whp Whp W W
A. H = Wtp
B. H = Wci
C. H = W ci D. H = W ci
hp tp

Câu 26 [NDM] : Khi nói về năng lượng (năng lượng toàn phần; năng lượng có ích; năng lượng hao phí) nhận
định nào sau đây không đúng? Đun ấm nước trên bếp lửa.
A. Năng lượng toàn phần là nhiệt lượng của nước nhận được.
B. Năng lượng có ích là nhiệt lượng tỏa ra từ lửa trên bếp để đun nước.
C. Năng lượng hao phí là nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh.
Trang 2/3
D. Năng lượng toàn phần bằng tổng năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
Câu 27 [NDM] : Một vật có khối lượng m đang nằm yên tại mặt đất tại B. Tại B, cung cấp cho vật một vận tốc
có phương thẳng đứng hướng lên trên, vật chuyển động chậm dần và đạt độ cao lớn nhất tại D. Bỏ qua ma sát.
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Cơ năng bằng động năng tại B. B. Cơ năng tại B lớn hơn tại D.
C. Thế năng tại D đạt giá trị cực đại.
D. Khi vật đi từ B đến D thì động năng chuyển hóa sang thế năng.
Câu 28 [NDM] : Một mũi tên nặng 48g đang chuyển động với tốc độ 10m/s. Động năng của mũi tên có giá trị
A. 4,8J. B. 0,48J. C. 2,4J. D. 240000J.

II. PHẦN TỰ LUẬN: 3 điểm


Bài 1 (1 điểm) [NDM] : Một vật có khối lượng m = 0,2kg được thả rơi tự do từ vị trí O có độ cao 45m, tại nơi có
g = 10m/s2. Trong quá trình rơi, tính cơ năng của vật và xác định vận tốc chạm đất của vật tại A.
Bài 2 (1 điểm) [NDM] : Một vật có khối lượng m đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang thì chịu tác dụng
của lực F có hướng hợp với phương ngang một góc α = 30o, có độ lớn F = 12N. Vật đi được quãng đường 4m
trong thời gian 6 giây. Xác định công và công suất của lực kéo.
Bài 3 (0,5 điểm) [NDM] : Một viên đạn có khối lượng m = 0,02 kg đang chuyển động theo phương ngang với
tốc độ 200m/s thì đâm va vào tấm gỗ dày 4cm dựng thẳng đứng. Sau khi vừa xuyên qua tấm gỗ, đạn có tốc độ
20m/s. Xác định độ lớn của lực cản do tấm gỗ tác dụng lên viên đạn.
Bài 4 (0,5 điểm) [NDM] : Một vật có khối lượng m = 0,2kg đặt ở chân mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng
α = 25oso với mặt phẳng ngang. Cung cấp cho vật một vận tốc có độ lớn 10m/s theo hướng để vật trượt lên mặt
phẳng nghiêng. Do có ma sát nên khi đến điểm cao nhất vật chỉ đạt độ cao thấp hơn 0,25m so với độ cao khi
không có ma sát. Chọn mốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10m/s2. Xác định hiệu suất của quá
trình chuyển thể từ động năng thành thế năng của vật.

………………………… Hết…………………………

Trang 3/3

You might also like