Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 11

TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 NĂM HỌC 2023 – 2024


Môn thi: Sinh học (Phần tự luận)
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu I: (3,0 điểm)


1. Một bạn học sinh tiến hành bố thí nghiệm như hình bên, đặt ở trong bóng râm
mát trong 2 giờ, thì thấy mực nước trong chai giảm xuống.
a. Những quá trình nào dẫn đến hiện tượng trong thí nghiệm này?
b. Nếu đặt thí nghiệm đó ở nơi có ánh nắng trong cùng thời gian trên thì kết quả
như thế nào? Giải thích?
2. Vì sao nói thoát hơi nước là “tai họa tất yếu” của cây?
Câu II: (3,0 điểm)
1. Sắp xếp các loài sau vào nhóm có hình thức trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, hệ
thống ống khí, mang hoặc phổi: gà, cá heo, cá mập, mèo, ve sầu, cá sấu, thủy tức.
2. Một du khách tham quan đỉnh núi Yên Tử cao khoảng 1600m. Du khách này khi di chuyển nhanh lên đỉnh núi bằng
cáp treo từ độ cao 400m lên độ cao 1600m và sau đó 3 giờ di chuyển xuống theo chiều ngược lại. Các thông số sinh lí
của người này được đo và so sánh với các thông số của một người công nhân sống liên tục trên đỉnh núi 2 tháng. Giả
thiết du khách có thông khí tốt và không bị mất nước.
a. Nhịp tim và nhịp hô hấp của du khách ngay sau khi đến đỉnh núi thay đổi như thế nào so với trước khi khởi hành?
Giải thích.
b. So sánh số lượng hồng cầu của người công nhân và du khách khi vừa lên đỉnh núi.
3. Cho sơ đồ quá trình cố định CO2 ở một nhóm thực vật như hình bên:
a. Đây là nhóm thực vật nào? Vị trí 1, 2, 3, 4, 5 là các hợp chất gì?
b. Năng suất sinh học của nhóm thực vật này như thế nào so với các nhóm
thực vật khác? Giải thích.

Câu III: (3,0 điểm)


1. Phân biệt kiểu sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm qua bảng sau:
Đặc điểm Sinh trưởng của cây một lá mầm Sinh trưởng của cây hai lá mầm
Kiểu sinh trưởng
Hoạt động của mô phân sinh
Kết quả sinh trưởng
2. Ông Nam bị bệnh tiểu đường type I (tiểu đường phụ thuộc insulin). Có một lần do tiêm quá nhiều insulin
ông cảm thấy choáng váng và cơ thể run rẩy. Bác sĩ chỉ định tiêm cho ông một liều glucagon.
a. Tại sao tiêm quá nhiều insulin lại gây choáng váng và cơ thể run rẩy?
b. Tiêm glucagon có tác dụng gì?
3. Tại sao trong QT làm rau mầm, người ta thường che tối khoảng 2 - 3 ngày đầu khi hạt mới nảy mầm?
4. Hormone có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật nhưng tại sao không nên lạm dụng
hormone trong chăn nuôi?
Câu IV: (3,0 điểm)
1. Một đoạn DNA có Adenine chiếm 20% tổng số nucleotide và trên mạch một có Cytosine = 220
nucleotide, trên mạch hai có Cytosine = 140 nucleotide. Tính số liên kết hydrogen của đoạn DNA đó.
2. Một tế bào của một loài động vật, giả sử chỉ xét 2 cặp NST có kí hiệu là BbXY tiến hành phân bào bình
thường, không xảy ra trao đổi chéo. Viết kí hiệu bộ NST của tế bào khi tế bào đó ở một trong các kì sau đây:
kỳ đầu của nguyên phân, kết thúc kỳ cuối của nguyên phân, kết thúc
kỳ cuối của giảm phân I, kết thúc kỳ cuối của giảm phân II.
3. Hình bên mô tả hai tế bào của cùng một cơ thể lưỡng bội (2n) có bộ
NST kí hiệu là AaBb đang phân chia.
Nếu phân bào bình thường, không xảy ra trao đổi chéo, hãy xác định:
a. Kì phân bào của tế bào 1, 2.
b. Số tế bào con sinh ra từ tế bào 1, tế bào 2 sau khi kết thúc phân bào.
c. Kí hiệu bộ NST của tế bào con tạo ra từ tế bào 1, 2 sau khi kết thúc
phân bào.
d. Số lượng NST trong mỗi tế bào con ra từ tế bào 1, 2 sau khi kết thúc phân bào.

------ HẾT ------


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 11
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN SINH HỌC

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


1. Một bạn học sinh tiến hành bố thí nghiệm
như hình bên, đặt ở trong bóng râm mát
trong 2 giờ, thì thấy mực nước trong chai
giảm xuống.

a. Những quá trình nào dẫn đến hiện tượng trong thí nghiệm này? 0,25
- Quá trình hấp thụ nước ở rễ. 0,25
- Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá trong mạch gỗ. 0,25
- Quá trình thoát hơi nước ở lá.
b. Nếu đặt thí nghiệm đó ở nơi có ánh nắng trong cùng thời gian trên thì kết quả
như thế nào? Giải thích? 0,25
- Nếu đặt thí nghiệm đó ở nơi có ánh nắng trong cùng thời gian trên thì mực nước trong
chai sẽ giảm nhiều hơn so với đặt ở trong bóng râm mát.
- Vì: 0,50
+ Khi đặt ngoài trời có ánh nắng sẽ làm nhiệt độ tăng → độ thiếu bão hòa hơi nước
Câu I tăng → cây thoát hơi nước mạnh. 0,50
(3,0 đ) + Khi đặt ngoài trời có ánh nắng sáng sẽ làm cây phản ứng mở quang chủ động của khí
khổng → cây thoát hơi nước nhiều.

2. Vì sao nói thoát hơi nước là “tai họa tất yếu” của cây?
- Thoát hơi nước là “tai họa” của cây là do
Chỉ khoảng 2% lượng nước được cây hấp thụ sử dụng cho các hoạt động sống, còn
lại khoảng 98% mất đi qua thoát hơi nước. Như vậy trong suốt chu trình sống, cây phải 0,4
hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi, đó là điều không dễ dàng trong
điều kiện môi trường sống luôn thay đổi.
- Thoát hơi nước là “ tất yếu” của cây vì: 0,2
+ Thoát hơi nước tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên
lá.
+ Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, đảm bảo cho lá không bị hư hại, đặc biệt 0,2
trong những ngày nắng nóng.
+ Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở ra tạo điều kiện để CO 2 từ môi trường 0,2
khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

1. Nhóm sinh vật có hình thức trao đổi khí qua:


- bề mặt cơ thể: thủy tức 0,125
- hệ thống ống khí: ve sầu 0,125
Câu II - mang: cá mập 0,125
3,0đ - phổi: gà, cá heo, mèo, cá sấu. 0,125
2. Một du khách tham quan đỉnh núi Yên Tử cao khoảng 1600m. Du khách này
khi di chuyển nhanh lên đỉnh núi bằng cáp treo từ độ cao 400m lên độ cao 1600m
và sau đó 3 giờ di chuyển xuống theo chiều ngược lại. Các thông số sinh lí của
người này được đo và so sánh với các thông số của một người công nhân sống liên
tục trên đỉnh núi 2 tháng. Giả thiết du khách có thông khí tốt và không bị mất
nước.
a. Nhịp tim và nhịp hô hấp của du khách ngay sau khi đến đỉnh núi thay đổi như
thế nào so với trước khi khởi hành? Giải thích.
- Nhịp tim và nhịp hô hấp của du khách ngay sau khi đến đỉnh núi tăng so với trước khi 0,5
khởi hành.
- Giải thích: Do không khí ở đỉnh núi loãng nên ngay sau khi du khách đến đỉnh núi thì 0,25
lượng oxi trong máu của người này giảm → tăng nhịp tim và nhịp hô hấp của người
này.
b. So sánh số lượng hồng cầu của người công nhân và du khách khi vừa lên đỉnh
núi.
Số lượng hồng cầu của người công nhân cao hơn so với du khách khi vừa lên đỉnh núi. 0,25

3. Cho sơ đồ quá trình cố định CO 2 ở một


nhóm thực vật như hình bên:

a. Đây là nhóm thực vật nào? Vị trí 1, 2, 3,


4, 5 là các hợp chất gì?
- Đây là nhóm thực vật CAM. 0,25
- 1 – PEP; 2 – OAA; 3 – AM; 4 – CO2; 5 – Tinh bột. 0,5
b. Năng suất sinh học của nhóm thực vật này như thế nào so với các nhóm thực
vật khác? Giải thích.
- Năng suất sinh học của nhóm thực vật này thấp hơn so với các nhóm thực vật khác. 0,25
- Giải thích
Vì:
+ Thực vật CAM sống trong môi trường bất lợi thiếu nước nên thực vật này đóng khí 0,25
khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm cường độ quang hợp thấp.
+ Ở thực vật CAM có một phần tinh bột được tổng hợp bị biến đổi thành PEP giảm 0,25
chất hữu cơ tích lũy trong cây.

1. Phân biệt kiểu sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm qua bảng
sau:

Đặc điểm Sinh trưởng của cây một Sinh trưởng của cây hai lá mầm
lá mầm
Kiểu sinh Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng 0,25
trưởng thức cấp
Hoạt động của Mô phân sinh đỉnh và mô Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh 0,25
Câu mô phân sinh phân sinh lóng bên
III Kết quả sinh Tăng chiều dài của thân và Tăng chiều dài và đường kính của 0,25
3,0đ trưởng rễ thân và rễ

2. Ông Nam bị bệnh tiểu đường type I (tiểu đường phụ thuộc thuộc insulin). Có
một lần do tiêm quá nhiều insulin ông cảm thấy choáng váng và cơ thể run rẩy.
Bác sĩ chỉ định tiêm cho ông một liều glucagon. 0,5
a. Tiêm quá nhiều insulin lại gây choáng váng và cơ thể run rẩy vì:
Tiêm quá nhiều insulin → tế bào cơ thể nhận nhiều glucose, gan nhận nhiều glucose và
chuyển glucose thành glycogen dự trữ nhiều→ nồng độ glucose trong máu giảm xuống 0,5
thấp → gây choáng váng và cơ thể run rẩy.
b. Tiêm glucagon có tác dụng :
Tiêm glucagon → Gan phân giải glycogen thành glucose đưa vào máu→ Nồng độ
glucose máu tăng lên → cơ thể trở lại bình thường.
3. Tại sao trong quy trình làm rau mầm, người ta thường che tối khoảng 2 – 3
ngày đầu khi hạt mới nảy mầm?
Vì: Khi che tối, auxin được tổng hợp nhiều hơn kích thích thân mầm vươn dài tìm kiếm
ánh sáng, từ đó giúp tăng nhanh chiều cao cây mầm. Nhờ vậy, rút ngắn được thời gian 0,5
gieo trồng rau mầm.

4. Hormone có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật nhưng
tại sao không nên lạm dụng hormone trong chăn nuôi?
Vì lạm dụng hormone trong chăn nuôi có thể gây ra bệnh cho vật nuôi và gây tồn dư 0,40
hormone trong sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa,…) động vật.
Khi con người tiêu thụ các sản phẩm từ vật nuôi đó, gây tác động xấu đến sức khỏe
con người, có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến môi trường. 0,35

1. Một đoạn DNA có Adenine chiếm 20% tổng số nucleotide và trên mạch một có
Cytosine = 220 nucleotide, trên mạch hai có Cytosine = 140 nucleotide. Tính số
liên kết hydrogen của đoạn DNA đó.
- Số nu loại G: G = C = 220 + 140 = 360 (nu) 0,25
- %G = 50% - 20% = 30% 0,25
Câu 360 x 20 0,25
IV - Số nu loại A: A = = 240 (nu)
30
3,0đ
- Số liên kết hydrogen của đoạn DNA: H = 2A + 3G 0,25
= 2 x 240 + 3 x 360 = 1560 (liên kết)
2. Một tế bào của một loài động vật, giả sử chỉ xét 2 cặp NST có kí hiệu là BbXY
tiến hành phân bào bình thường, không xảy ra trao đổi chéo. Viết kí hiệu bộ NST
của tế bào khi tế bào đó ở một trong các kì sau đây:
- Kỳ đầu của nguyên phân: BBbbXXYY. 0,25
- Kết thúc kỳ cuối của nguyên phân: tạo ra 2 TB con BbXY. 0,25
- Kết thúc kỳ cuối của giảm phân I: Tạo ra 2 TB con (BBXX và bbYY) hoặc (BBYY và 0,25
bbXX).
- Kết thúc kỳ cuối của giảm phân II: Tạo ra 4 TB con, trong đó 2 TB con BX và 2 TB 0,25
con bY hoặc 2 TB con BY và 2 TB con bX.
3. Hình bên mô tả hai tế bào của cùng
một cơ thể lưỡng bội (2n) có bộ NST kí
hiệu là AaBb đang phân chia.
Nếu phân bào bình thường, không xảy
ra trao đổi chéo, xác định:

a. Kì phân bào của tế bào 1, 2. 0,25


Tế bào 1 đang ở kì: giữa của giảm phân I, tế bào 2: giữa của giảm phân II
b. Số tế bào con sinh ra từ tế bào 1, tế bào 2 sau khi kết thúc phân bào. 0,25
- Số tế bào con sinh ra từ tế bào 1 là 4
- Số tế bào con sinh ra từ tế bào 2 là 2
c. Kí hiệu bộ NST của tế bào con tạo ra từ tế bào 1, 2 sau khi kết thúc phân bào. 0,25
- Kí hiệu bộ NST của tế bào con tạo ra từ tế bào 1 sau khi kết thúc phân bào:
2 TB con AB và 2 TB con ab
- Kí hiệu bộ NST của tế bào con tạo ra từ tế bào 2 sau khi kết thúc phân bào:
2 TB con aB
d. Số lượng NST trong mỗi tế bào con ra từ tế bào 1, 2 sau khi kết thúc phân bào: 0,25
n= 2

You might also like