Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

2 DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

Ở TỈNH HOÀ BÌNH

Học xong chủ đề này, em sẽ:


Ø Khái quát được hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Hòa Bình.
Ø Trình bày được những nét nổi bật của một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu
biểu của tỉnh Hòa Bình.
Ø Phân tích được giá trị của hệ thống di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh
Hòa Bình.
Ø Có ý thức sưu tầm tư liệu lịch sử về các di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh
Hòa Bình, tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các
di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương.

MỞ ĐẦU

Hình 2.1. Di tích lịch sử Địa điểm


nhà máy in tiền ở huyện Lạc Thủy

Di tích Địa điểm nhà máy in tiền xã Cố Nghĩa (nay là xã Phú Nghĩa), huyện
Lạc Thuỷ là nơi Bộ Tài Chính cho in những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Những đồng tiền được in đầu tiên đó đã góp phần vào cuộc
đấu tranh chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc nhằm bảo vệ chính
quyền cách mạng sau ngày đất nước được độc lập.

15
- Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về ý nghĩa việc tìm hiểu truyền thống
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc
Hoà Bình nói riêng qua việc tìm hiểu các di tích lịch sử ở địa phương.

KIẾN THỨC MỚI

I. KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở TỈNH HOÀ BÌNH


Di tích lịch sử là nơi lưu lại dấu vết phản ánh những hoạt động của con
người trong quá khứ. Di tích lịch sử - văn hóa là giá trị của những công trình xây
dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa
điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội
một dân tộc, một đất nước.

“Di tích lịch sử là những dấu vết còn lưu lại đến ngày nay phản ánh
những hoạt động, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của
con người qua các thời đại hay phản ánh cả một thời kỳ lịch sử dài.”
(Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học Lịch sử, Tập 2, NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội 2005, Tr 126)

Hoà Bình là vùng đất có lịch sử - văn hoá lâu đời, hiện nay có nhiều di
tích lịch sử - văn hoá như: di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích
lịch sử cách mạng và danh lam thắng cảnh. Các di tích tiêu biểu: hang Xóm Trại
(huyện Lạc Sơn), hang Chổ (huyện Lương Sơn), hang Muối (huyện Tân Lạc), khu
mộ cổ Đống Thếch (huyện Kim Bôi), Chùa Hang (huyện Yên Thuỷ), Đền và miếu
Trung Báo (huyện Lương Sơn), di tích lịch sử Khu căn cứ cách mạng Mường Diềm
(huyện Đà Bắc), Địa điểm Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê (huyện Lạc Thuỷ),
Địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân
Lào, Di tích Nhà tù Hoà Bình (thành phố Hoà Bình)…

Đến năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh có 102 di tích được xếp hạng.
Trong đó, có 41 di tích được xếp hạng quốc gia (gồm 12 di tích khảo cổ, 9 di
tích lịch sử cách mạng, 2 di tích lịch sử - văn hóa, 18 danh lam thắng cảnh)
và 61 di tích được xếp hạng cấp tỉnh (gồm 12 di tích lịch sử cách mạng, 44 di
tích khảo cổ và di tích kiến trúc nghệ thuật, 5 danh lam thắng cảnh).
(Theo Bảo tàng tỉnh Hoà Bình)

16
Những di tích lịch sử - văn hóa ở Hòa Bình là nguồn sử liệu chính xác
nhất, là sử liệu gốc về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, phản ánh đầy đủ đời sống
văn hoá, kinh tế, xã hội của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình qua các thời kì
lịch sử.

Hình 2.2. Di tích hang Hình 2.3. Di tích bia Lê Lợi Hình 2.4. Bức phù điêu
Xóm Trại, xã Tân Lập, trên đỉnh đồi Hang Thần, và lá cờ Tổ quốc ở căn cứ
huyện Lạc Sơn xóm Phố Bờ, xã Vầy Nưa, cách mạng Giằng Xèo, xã
huyện Đà Bắc Cao Sơn, huyện Đà Bắc

- Em hiểu thế nào là di tích lịch sử - văn hoá? Ở tỉnh Hoà Bình hiện nay có
những loại di tích lịch sử - văn hoá nào? Lấy ví dụ.
- Dựa vào số liệu thống kê của Bảo tàng tỉnh Hoà Bình và khai thác các hình
2.2; 2.3; 2.4, hãy nêu vai trò của hệ thống di tích lịch sử - văn hoá ở tỉnh Hoà Bình.

II. MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ TIÊU BIỂU Ở HOÀ BÌNH


1. Di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ là những di tích được các nhà khảo cổ phát hiện và khai
quật, những hiện vật được khai quật phản ánh được hoạt động sinh hoạt văn
hoá, đời sống của con người trong quá khứ.
Ở Hòa Bình có hàng trăm địa điểm di tích khảo cổ từ thời kì Văn hóa
Hoà Bình đến thế kỉ XVIII. Các điểm di tích khảo cổ được phân bố ở hầu hết các
huyện và thành phố Hoà Bình.

17
Đến nay, các nhà Khảo cổ học đã phát hiện 130 di tích khảo cổ thời Văn
hoá Hòa Bình ở Việt Nam, riêng Hoà Bình có 77 địa điểm, đưa tổng số di tích
khảo cổ thời đại đồ đá ở Hoà Bình lên 102 địa điểm. Di vật và hiện vật khai quật
được chủ yếu là công cụ lao động đá, xương, tàn tích bữa ăn và các lối đi cổ
có niên đại cách ngày nay hàng vạn năm. Đây là nguồn tư liệu quý, góp phần
nghiên cứu về cứu về cuộc sống của cư dân cổ ở Việt Nam và Đông Nam Á nói
chung và của cư dân cổ trên vùng đất Hoà Bình nói riêng.

Huyện Đà Bắc: 6 điểm

Huyện Kim Bôi: 18 điểm

Huyện Lương Sơn: 18 điểm

Huyện Lạc Thuỷ: 21 điểm

Con người sử Thành phố Hoà Bình Con người sống


dụng công cụ lao (các điểm di tích tìm được trong các hang
động bằng đá tại huyện Kỳ Sơn cũ): 4 điểm động, mái đá

Huyện Lạc Sơn: 11 điểm

Huyện Tân Lạc: 10 điểm

Huyện Mai Châu: 9 điểm

Huyện Yên Thủy: 5 điểm

Hình 2.5. Bảng danh sách các điểm di tích khảo cổ thời đại đồ đá
của tỉnh Hoà Bình
Hiện vật tìm thấy tại các di tích khảo cổ có niên đại từ thời kì Nhà nước
Văn Lang – Âu Lạc đến thế kỉ XVIII nhiều nhất là đồ đồng như: trống đồng Đông
Sơn (loại II Heger), trống Mường (loại II Heger), một số mũi giáo, lưỡi rìu... Địa
điểm có di tích tập trung ở sông Đà (thành phố Hoà Bình, huyện Đà Bắc), huyện
Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Tân Lạc.

18
Trống đồng Đông Sơn (loại I Heger) được phát
hiện ở Hoà Bình là loại trống đồng có niên
đại thời kì Đông Sơn. Trong đó, trống đồng
sông Đà là một trong những trống đẹp nhất
của trống đồng thời Đông Sơn, hiện nay có 1
chiếc đang được trưng bày ở Bảo tàng Guimet
(Pháp), trống Chợ Bờ được tìm thấy ở gần Chợ
Bờ thuộc huyện Đà Bắc (nay khu vực này nằm
Hình 2.6. Mặt trống đồng Đông dưới lòng hồ sông Đà), trống Đồi Ro (Lương
Sơn (loại I Heger) được tìm thấy ở Sơn), các trống này đang được trưng bày tại
Hoà Bình đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia.
Bảo tàng tỉnh Hòa Bình

Trống Mường (loại II Heger) được phát hiện


ở Hoà Bình có niên đại từ thế kỉ I đến thế kỉ
XVII, là biểu tượng văn hoá của người Mường,
tiêu biểu cho bản sắc Mường. Trống Mường
có đặc điểm giống với trống Đông Sơn được
phát hiện ở Hoà Bình là có linh vật cóc trên
mặt trống, thể hiện mong muốn mưa thuận
gió hoà, mùa màng tươi tốt.
Trong thời kì phong kiến độc lập, trống Mường
còn là biểu trưng xác nhận quyền lực của nhà
Hình 2.7. Trống Mường (loại II Heger) nước phong kiến Đại Việt đối với các thổ lang
tìm thấy ở Hoà Bình đang trưng bày Mường ở vùng đất Hoà Bình.
tại Bảo tàng tỉnh Hòa Bình

Tại khu mộ cổ Đống Thếch, các nhà khoa học đã khai quật và thu được
537 hiện vật, trong đó có 222 tiêu bản đồ gốm sứ thời Lý, Trần, Lê; 260 tiêu bản
đồ đồng (gồm tiền đồng, bát, chậu, gương, hoa tai, vòng…), 55 tiêu bản đồ bạc
(gồm vòng tay, châm cài đầu, chóp mũ). Những hiện vật ở khu mộ cổ Đống
Thếch không chỉ là nơi chôn cất của người chết, mà còn là dấu tích về một thời
phồn vinh, thịnh vượng của người Mường Động xưa.

19
Đống Thếch là khu mộ Mường cổ thuộc
xóm Chiềng Động, xã Vĩnh Đồng, huyện
Kim Bôi. Theo quan niệm của người Mường
“Đống” là chỉ nơi có mồ mả, “Thếch” là tên
một địa danh vùng Mường Động.
Khu mộ cổ Đống Thếch có niên đại thế kỉ
XVII, đây là khu mộ táng của dòng họ Đinh
ở Mường Động. Mỗi mộ đều có những
phiến đá khắc chữ Hán, ghi lại tên, tuổi,
chức sắc của người dưới mồ, ghi lại ngày,
Hình 2.8. Khu mộ cổ Đống Thếch Xã
tháng, năm dựng mồ của người mất.
Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi

- Em hãy giới thiệu về di tích khảo cổ ở tỉnh Hoà Bình, lấy ví dụ.
- Khai thác hình 2.6, 2.7, 2.8 và dựa vào những hiểu biết của em, hãy nêu vai
trò của di tích khảo cổ ở Hoà Bình.
2. Di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật
Di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật ở Hoà Bình là những dấu
tích về đời sống sinh hoạt văn hoá (tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán…)
của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình qua các thời kì lịch sử.
Loại di tích này chủ yếu là các ngôi đền, miếu, chùa được xây dựng tại
một số địa điểm diễn ra các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc Hòa
Bình như: đền và miếu Trung Báo (xã Thanh Cao, huyện Lương Sơn - trước là
xã Cao Thắng); chùa Hang (xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ); chùa Thông (xã Tú Sơn,
huyện Kim Bôi) là ngôi chùa mang dấu tích thời Trần, di tích đền Chúa Thác Bờ
(Xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc)...

Đền thờ hai người phụ nữ là bà Đinh Thị


Vân, người Mường ở xã Hào Tráng và một
bà người dân tộc Dao ở xã Vầy Nưa, huyện
Đà Bắc.
Năm 1431, vua Lê Thái Tổ đi dẹp giặc Đèo
Cát Hãn ở Mường Lễ (Lai Châu), qua đoạn
Thác Bờ hiểm trở, hai bà huy động người
dân giúp vua vượt thác.
Hình 2.9. Di tích đền Chúa thác Bờ trên
Khi hai bà mất, vua đã truy phong công
đỉnh đồi Hang Thần, xóm Phố Bờ, xã
trạng và ban chiếu cho lập đền thờ.
Vầy Nưa, huyện Đà Bắc

20
Hình 2.10. Cổng di tích Chùa Hang Hình 2.11. Di tích Chùa Hang

Trong Hang Chùa ở thôn Á Đồng, xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ có hai ngôi chùa cổ,
niên đại thế kỉ XVIII. Đây là hai ngôi chùa có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc nghệ
thuật được xây dựng trong Hang Chùa nên được gọi là Chùa Hang. Hai ngôi chùa
trong hang ở cách nhau 20 bậc đá, lối kiến trúc cổ hình chữ “nhất” (-), vật liệu hoàn
toàn bằng gỗ.
Ngôi chùa thứ nhất (Thanh Lam Tự) nằm trong ngách cửa hang thứ hai, phía trước
chùa có một bệ thờ bằng đá và bàn cờ khắc trên phiến đá tự nhiên. Trong chùa có
3 bức minh văn Hán tự được chạm khắc tinh xảo, có quả chuông đúc từ năm Cảnh
Hưng 44 (1783). Ngôi chùa thứ hai (Thanh Quang Động), nằm trong hang thứ ba,
ngôi chùa này có cấu trúc tương tự ngôi chùa thứ nhất.
Di tích hang Chùa và chùa Hang là di sản nghệ thuật điêu khắc tinh xảo và độc
đáo của dân tộc Mường Hòa Bình xưa và là di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ
thuật của tỉnh Hòa Bình nói riêng và của Việt Nam.

- Em hãy nêu nét nổi bật về di tích lịch sử - văn hoá kiến trúc nghệ thuật ở
tỉnh Hòa Bình, lấy ví dụ.
3. Di tích lịch sử cách mạng ở Hòa Bình
gắn với
Di tích lịch sử cách mạng là những di tích lịch sử phản ánh quá trình
đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời gồm: các căn cứ cách mạng, bia lưu niệm tưởng nhớ
những cán bộ cách mạng trong tỉnh trong thời kì cách mạng (1930 – 1945);
những nơi lưu niệm các sự kiện lịch sử, tượng đài tưởng nhớ những anh hùng
dân tộc thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và chống đế
quốc Mĩ (1954 – 1975). bảo vệ nền độc lập dân tộc.

21
a) Di tích lịch sử cách mạng thời kì 1930 – 1945
Các di tích lịch sử cách mạng thời kì 1930 – 1945 ở Hòa Bình là những di
tích gắn với phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. Tiêu biểu là di tích nhà tù Hoà Bình, di tích này gắn liền với hoạt động của
các chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp giam tại Nhà tù Hòa Bình và tổ chức Chi
bộ Đảng được thành lập trong nhà tù Hòa Bình.

Di tích lịch sử Nhà tù Hoà Bình nằm cạnh


suối Đúng, bên bờ sông Đà, nay thuộc
phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình.
Thực dân Pháp xây dựng Nhà tù từ cuối
thế kỉ XIX. Tháng 3/1943, thực dân Pháp
chuyển một số tù chính trị từ nhà tù Sơn
La về giam giữ ở nhà tù Hoà Bình, lúc cao
nhất lên đến 200 người.
Trong nhà tù, Chi bộ Cộng sản được thành
lập có 20 đảng viên, do đồng chí Lê Đức
Thọ làm Bí thư. Chi bộ có nhiều đóng góp
cho phong trào cách mạng ở thị xã Hòa
Hình 2.12. Di tích lịch sử Nhà tù Hoà Bình Bình và nối liên lạc với Xứ ủy Bắc Kì.

Năm 1945, các chiến khu cách mạng lần lượt được thành lập: Chiến khu
cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (huyện Đà Bắc); Chiến khu cách mạng Mường
Khói (huyện Lạc Sơn); Chiến khu cách mạng Cao Phong – Thạch Yên (huyện Cao
Phong); Chiến khu cách mạng Mường Diềm (huyện Đà Bắc).
Mường Khói là vùng đất thuộc ba xã Hoài
Ân, Hiếu Nghĩa, Tân Mỹ (cũ), nay là hai xã
Ân Nghĩa và Tân Mỹ (huyện Lạc Sơn).
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945),
Ban Cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình quyết
định thành lập Chiến khu Mường Khói.
Mường Lọt (xóm Ngái, xã Ân Nghĩa) được
Xứ ủy Bắc Kỳ chọn làm địa điểm huấn
luyện quân sự và mở lớp học “Trường Sơn
du kích kháng Nhật học hiệu”.
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực
lượng quân sự và quần chúng cách mạng
vùng Mường Khói tiến lên giành chính
Hình 2.13. Mường Lọt thuộc Chiến khu
quyền ở châu Lạc Sơn và tỉnh Hòa Bình.
cách mạng Mường Khói, huyện Lạc Sơn

22
Hình 2.14. Đại biểu tỉnh Hòa Bình dự Đại Hình 2.15. Bia tưởng niệm đặt ở nhà ông
hội Quốc dân Tân Trào (8/1945) Quách Hy ở Chiến khu Mường Khói
(từ trái sang phải là đồng chí Đặng Chí
Viễn, Vũ Thơ, Quách Hy, Đinh Công Sắc)

Chiến khu cách mạng Cao Phong – Thạch


Yên thuộc địa bàn hai xã Cao Phong và
Thạch Yên thuộc huyện Kỳ Sơn (cũ), nay
thuộc 9 xã và thị trấn Cao Phong, huyện
Cao Phong.
Chiến khu được thành lập sau ngày
Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945). Ngày
23/8/1945, lực lượng Tự vệ Cứu quốc Chiến
khu Cao Phong – Thạch Yên phối hợp với
lực lượng Chiến khu Mường Khói tiến vào
tỉnh lỵ, giành chính quyền về tay nhân dân,
góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc
Hình 2.14. Chùa Khánh ở chiến khu Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
cách mạng Cao Phong – Thạch Yên
Như vậy, những di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh Hòa Bình thời kì (1930 –
1945) là những bằng chứng xác thực phản ánh những sự kiện lịch sử hào hùng
của dân tộc diễn ra trên vùng đất Hòa Bình, tô thắm thêm trang sử cách mạng,
truyền thống yêu nước của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
b) Di tích lịch sử cách mạng thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946 – 1954) và chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975)
Các di tích lịch sử cách mạng thời kì kháng chiến toàn quốc chống Pháp
(1946 – 1954) và kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975) ở Hòa Bình là

23
những địa điểm và những công trình xây dựng gắn với những sự kiện lịch sử,
gắn với thân thế sự nghiệp của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong công cuộc
đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc diễn ra trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Các di tích lịch sử tiêu biểu như: Di tích lịch sử địa điểm nhà máy in tiền
(ở huyện Lạc Thủy), Đài tưởng niệm du kích Toàn Sơn (ở xã Toàn Sơn, huyện Đà
Bắc), Tượng đài Tây Tiến (ở huyện Lạc Sơn), Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan (ở
huyện Cao Phong…

Hình 2.17. Di tích lịch sử Địa điểm Nhà máy Hình 2.18. Tiền được in tại Nhà máy In tiền
In tiền

Tháng 3/1946, Chính phủ và Bộ Tài chính quyết định sơ tán nhà máy in tiền
của cách mạng từ Hà Nội lên đồn điền Chi Nê ở xã Cố Nghĩa (nay là xã Phú Nghĩa),
huyện Lạc Thủy.
Khu di tích Địa điểm Nhà máy In tiền đồn điền Chi Nê gồm: Nhà tưởng niệm
người có công và cán bộ, công nhân nhà máy; Ngôi nhà trung tâm của đồn điền
xưa, đây cũng là nơi lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghỉ chân và làm việc khi
Người về thăm Lạc Thủy ngày 21/7/1947; Xưởng in tiền đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (1946 – 1947) và Kho để tiền là ngôi nhà được xây dựng đầu thế
kỉ XX có ba gian, xây bằng gạch, lợp ngói.
Khu di tích lịch sử Địa điểm Nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê ghi dấu nơi
in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng. Sự ra đời của những đồng tiền ở
đây góp phần vào cuộc đấu tranh loại bỏ đồng tiền Đông Dương của Pháp trên
đất nước ta. Những tờ tiền đầu tiên có in hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý
nghĩa to lớn, khẳng định một nền tài chính độc lập, tự chủ. Nhờ đó, bước đầu
giải quyết khó khăn về tài chính trong những năm đầu kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp.

24
Đội du kích xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc
được thành lập vào tháng 6/1946, gồm
30 người dân tộc Dao do Trung đội
trưởng Triệu Phúc Lịch chỉ huy.
Năm 1947, Trung đội du kích đã anh
dũng chống trả thực dân Pháp tại khu
vực dốc Tra, xã Toàn Sơn. Trong trận đánh
này, Trung đội trưởng Triệu Phúc Lịch đã
anh dũng hy sinh.
Năm 1979, Nhà nước cho xây dựng Đài
tượng đài tại địa điểm dốc Tra.
Năm 1999 Triệu Phúc Lịch đã được Chủ
Hình 2.19. Đài chiến công đội du kích xã
tịch nước truy phong danh hiệu Anh
Toàn Sơn, huyện Đà Bắc
hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì
kháng chiến chống Pháp.

Tượng đài được xây dựng tại nơi đặt


Trạm Quân y của Trung đoàn Tây Tiến.
Đây là nơi lưu dấu Trung đoàn Tây Tiến
(Trung đoàn 52).
Trạm Quân y của Trung đoàn chỉ có 10
người, gồm 1 bác sĩ, 2 y tá, còn lại là các
liên lạc viên làm công tác cứu thương.
Họ phải cứu chữa hàng trăm bệnh binh
của Trung đoàn.
Năm 1947, nhiều chiến sĩ của Trung đoàn
Hình 2.20. Tượng đài Tây Tiến ở xóm
bị sốt rét ác tính, đã hy sinh và nằm lại tại
Trang xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn
xóm Châu Trang trong tiếng cồng thương
tiếc của người dân ở huyện Lạc Sơn.

Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan được


xây dựng ở xóm Mỗ, xã Bình Thanh,
huyện Cao Phong. Đây là nơi ghi dấu
chiến công diệt xe tăng địch của Anh
hùng Cù Chính Lan trong chiến dịch Hòa
Bình (1951 – 1952).

Hình 2.21. Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan


xóm Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong

25
Như vậy, di tích lịch sử cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946 – 1954) và kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975) ở Hòa Bình là nơi lưu
niệm sự kiện cách mạng, nơi diễn ra các trận đánh, là nơi lưu dấu một trạm quân
y… Những di tích đó là một biểu tượng sinh động về quá khứ lịch sử hào hùng của
đồng bào các dân tộc ở Hòa Bình trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Tuy nhiên, khác với các di tích lịch sử - văn hoá mang tính tín ngưỡng, tôn
giáo, các di tích lịch sử cách mạng ít thu hút sự quan tâm và phát huy giá trị cộng
đồng… Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích phụ thuộc
phần lớn từ nguồn ngân sách của nhà nước.
- Nêu những điểm khác biệt của di tích lịch sử cách mạng ở Hòa Bình thời kì
(1930 – 1945) với di tích lịch sử cách mạng thời kì (1946 – 1954).
- Hãy giới thiệu về một số di tích lịch sử cách mạng ở Hoà Bình.
- Khai thác hình ảnh trong mục 3 và cho biết ý nghĩa của di tích lịch sử cách
mạng ở Hòa Bình đối với công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ở
Hòa Bình.

LUYỆN TẬP

1. Di tích lịch sử - văn hoá là gì? Ở Hòa Bình có những loại di tích lịch
sử - văn hoá nào?
2. Lập bảng thể hiện hệ thống kiến di tích lịch sử - văn hoá theo
mẫu sau:
Tên di tích Địa điểm hiện nay Nét nổi bật của di tích Ý nghĩa
? ? ? ?
? ? ? ?
? ? ? ?

VẬN DỤNG

1. Theo em, việc bảo tồn di tích lịch sử cách mạng ở Hòa Bình gặp
khó khăn gì? Em hãy đề xuất một số giải pháp để góp phần bảo tồn loại
hình di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh Hòa Bình.
2. Em hãy đóng vai người hướng dẫn viên giới thiệu về một trong
những di tích lịch sử - văn hóa ở Hòa Bình.

26

You might also like