Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Câu 1: Hãy nêu lợi ích của môn Kỹ năng thuyết trình?

Trả lời:
Bước vào thế giới của kỹ năng thuyết trình là mở ra cánh cửa cho một hành
trình phong phú, nơi những lợi ích không chỉ giới hạn ở việc truyền đạt thông điệp
mà còn mở rộng sang những khía cạnh sâu của sự phát triển bản thân và chuyên
môn . Học kỹ năng thuyết trình không chủ là việc học một kỹ năng nghệ thuật mà
còn là một cuộc phiêu lưu để tìm hiểu về bản thân và khám phá những khả năng
tiềm ẩn. Đó là một cơ hội để không chỉ trở thành một người nói chuyện xuất sắc mà
còn là người tự tin, lãnh đạo và có khả năng thấu thấu hiểu và tương tác một cách
sâu sắc với thế giới xung quanh. Học môn kỹ năng thuyết trình sẽ làm cho mỗi
chúng ta:
1. Nâng cao khả năng giao tiếp và điều chỉnh phong cách giao tiếp
Mỗi người để sở hữu một phong cách nói chuyện khác nhau, giao tiếp khác
nhau. Bạn thử nghĩ xem nếu bạn nói chuyện với người khác bằng sự ngại ngùng ấp
úng thì liệu họ có còn muốn nghe bạn nói chuyện nữa không. Đổi lại, thông qua
môn kỹ năng thuyết trình các bạn sẽ học được cách nói chuyện, giao tiếp hiệu quả
với mọi người thông qua kỹ năng thuyết trình.
2. Thuyết phục người nghe một cách hiệu quả
Một sinh viên cho dù có thành tích học tập tốt vẫn không được đánh giá cao
nếu sinh viên ấy không thể tự trình bày ý tưởng và kiến thức của mình trước giảng
viên và các bạn cùng lớp. Vì vậy, việc trau dồi kỹ năng thuyết trình là điều hết sức
cần thiết, nó giúp cho các bạn sử dụng từ ngữ, trình bày suy nghĩ một cách mạch
lạc, và đáp ứng linh hoạt được các tình huống.
3. Bạn sẽ trở nên tự tin hơn trước đám đông
Khi bạn dám nhận công việc thuyết trình tức là bạn đã một phần tự tin về chính
bản thân. Việc bạn thuyết trình sẽ là một trải nghiệm thú vị, tích cực cho tâm lí và
tinh thần .
4. Thăng tiến trong công việc
Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của Đại
học Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu
hỏi: “Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?”. Buffett đã
trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết. “Với một số người nó là tài
sản quí giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực
sự.
5. Nâng cao giải quyết vấn đề trước các tình huống
Trong khi thuyết trình bạn không thể tránh khỏi các câu hỏi hay các tình huống
bất ngờ. Những lúc như vậy, bạn cần phân tích và xử lí các tình huống một các linh
hoạt. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề
một cách hiệu quả hơn.
6. Nâng cao khả năng phát triển bản thân
Học kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn cải thiện khả năng phân tích, tổ chức, lập
kế hoạch, sáng tạo và cải thiện kỹ năng giao tiếp để trở thành 1 người thuyết trình
tốt
7. Cải thiện các kỹ năng khác
Học kỹ năng thuyết trình giúp bạn cải thiện các kỹ năng khác như kỹ năng lãnh
đạo, khả năng tư duy logic, khả năng tập trung,…. Kỹ năng thuyết trình giúp tăng
cường khả năng lãnh đạo bằng các giúp người học hiểu rõ hơn về cách thức thuyết
phục và đồng thuận với đối tượng nghe. Điều này làm tăng sự ảnh hưởng và khả
năng hướng dẫn nhóm. Bên cạnh đó việc xây dựng 1 bài thuyết trình cần triển khai
ý tưởng theo một trình tự logic. Người thuyết trình phải sắp xếp ý tưởng một cách
hệ thống, điều này giúp phát triển kỹ năng tư duy và quản lí thông tin. Và tất nhiên
trong quá trình thuyết trình cần phải tập trung cao độ để tránh sai sót và duy trì sự
chú ý của đối tượng nghe. Điều này làm cải thiện khả năng tập trung và kiên nhẫn.
Câu 2: Chuyên đề “Sinh viên với tệ nạn xã hội”.
Bài làm:
1. Lời mở đầu
Đại học đã mở ra cho các bạn sinh viên một cánh cổng mới. Bước chân
qua cánh cổng đó, các bạn đã đến với một cuộc sống mới, chân trời mới. Cánh
cổng đại học không chỉ mở ra cho các bạn những cơ hội mới mà con mở ra
một hành trình đầy đẫy những khó khăn thử thách.
Sinh viên là những tầng lớp tri thức tương lai của đất nước, họ là những
người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc xây dựng đất nước. Thế kỉ 21 là
thế kỉ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kĩ thuật nên rất cần có
những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng
tiếp cận cái mới nhanh và thay đổi nó một cách nhanh nhạy, sáng tạo, thích
nghi với sự thay đổi một cách nhanh chóng của xã hội hiện đại, dại diện cho
một thế hiện tiên tiến mới.
Tuy mang trong mình sứ mệnh to lớn như vậy nhưng một bộ phận không
nhỏ trong giới sinh viên đang thơ ơ, không những vậy họ còn tham gia vào
các tệ nạn xã hội khiến cho tình hình tệ nạn xã hội trong những năm gần đây
có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp. Điều này đang làm hủy
hoại tinh thần và thể chất của bản thân, gây thiệt hại cho gia đình và xã hội.
Những nguyên nhân đằng sau những tệ nạn này không chỉ là sản phẩm
của sự tự do và khám phá mà còn là hệ quả của áp lực xã hội và văn hóa đại
học.
Chúng ta cần nhìn nhận rằng, để đối mặt với thực tế này, không đơn giản
là nâng cao kiến thức học thuật. Sinh viên cần sự hỗ trợ, giáo dục, và môi
trường an toàn để phát triển toàn diện.
2. Khái niệm về tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các
hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá
vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh trong tiến bộ xã hội, có thể gây ra
những hậu quả nghiệm trong cho các cá nhân, gia định và xã hội
Các tệ nạn thường gặp trong học đường như bạo lực học đường, gian lận
trong thi cử, nghiện game internet, cơ bạc, sử dụng rượu bia và các chất gây
nghiện, mại dâm, ăn cắp ăn trộm,…
3. Thực trạng và nguyên nhân, hệ quả
a. Gian lận trong thi cử
Một trong những tệ nạn mà các bạn bắt gặp nhiều nhất và rất dễ thấy
trong các giờ kiểm tra hay thi cử của các bạn sinh viên đại học. Việc học đại
học là 1 trong những hành trang để giúp các bạn có đầy đủ trang bị, kiến thức
để các bạn đủ vững chắc, tự tin khi ra ngoài xã hội. Thế nhưng đối với 1 số
bạn trẻ thì lại coi thường việc học đại học, học là để trang bị cho các bạn, và
các bạn đang lãng phí chính đồng tiền do bố mẹ tạo ra.
Ngày này trên mạng xã hội tràn lan rất nhiều các hội nhóm về việc học
hộ, thi hộ, làm bài tiểu luận hay đồ án hộ.
Thậm chí ngay sau khi ra khỏi phòng thi chúng ta cũng có thể dễ dàng
bắt gặp các mẩu tài liệu nhỏ được các bạn sử dụng vứt ở gốc cây, sân trường,
và ngay cả trong gầm bàn thi.
Năm 2021, theo thống kê, tỷ lệ gian lận trong thi cử là 8%. Con số
thực tế có thể cao hơn bởi có những trường hợp gian lận nhưng không bị phát
hiện.
Việc gian lận trong thi cử làm mất đi sự công bằng trong giáo dục.Gian
lận trong thi cử về lâu dài sẽ hình thành tâm lí ỷ lại, không muốn cố gắng và
nỗ lực.Gian lận trong thi cử còn làm cho các bạn sinh viên thiếu hụt kiến thức
và có lỗ hổng về nhân cách, đạo đức.
b. Nghiện game, internet.
Bước vào cánh cổng đại học thì việc tiếp xúc với internet là nhu cầu
thiết yếu của mỗi bạn sinh viên. Có bạn thì biết tận dụng internet để học tập,
tuy nhiên có bạn lại lạm dụng internet quá nhiều trong việc chơi game hay
lướt các trang mạng xã hội.
Ban đầu các bạn sinh viên tìm đến game là để giải trí. Tuy nhiên với
sức hấp dẫn không thể cưỡng lại, các em ngày càng dành nhiều thời gian để
chơi game. Khi chơi game não tiết ra nhiều chất dopamin tạo cảm giác thư
giãn, phấn khích và hứng thú. Từ đó các bạn càng nghiện và bỏ bê việc học.
Trong báo cáo về “Thị trường game online Việt Nam ” tháng 11/ 2008,
một công ty nghiên cứu của Mỹ dự báo năm 2011 Việt Nam có khoảng 10
triệu người chơi game online.
Hiện nay, có rất nhiều quán net xung quanh các trường đại học lớn, ví
dụ riêng xung quanh khu vực học viện tài chính, Đại học Mỏ địa chất cũng có
tới khoảng 50 điểm kinh doanh dịch vụ internet. Các quán này thường mở ra
để phục vụ cho các game thủ chơi. Những ngày hè nóng bức hay mùa đông
lạnh giá nhiều quán vẫn khá đông khách mà trong đó 95% là sinh viên và học
sinh.
Bên cạnh việc nghiện game thì có rất nhiều bạn học sinh nghiện lướt
các trang mạng xã hội. Có thể thấy rõ ràng rằng mỗi bạn trẻ bây giờ ra ngoài
đường đều cầm trong tay chiếc điện thoại. Mọi người lướt mọi lúc mọi nơi,
như chờ đèn đỏ, trong giờ học, hay đi bộ trên đường, .…
Theo khảo sát của Ban thư kí Trung ương hội sinh viên Việt nam tiến
hành khảo sát trên 26.300 sinh viên trên cả nước, với 85,1% sinh viên lựa
chọn lên mạng xã hội là việc họ làm hàng ngày trong đó với mục đích giải trí
chiếm tỷ lệ cao nhất với 91,4%.
Việc nghiệm game, internet gây ra nhiều hệ lụy như : làm giảm năng
suất học tập, việc học trở nên trì trệ và sa sút, làm giảm sức khỏe tâm lí cũng
như thể chất, gây ra bệnh rối loạn tâm thần.
c. Trộm cắp
Tệ nạn trộm cắp cũng là một trong những tệ nạn nhức nhối trong cuộc
sống sinh viên. Chúng ta có thể bắt gặp những vụ trộm cắp xảy ra trong kí túc
xá nhà trường, hay trong giờ học thể chất, hay trong chính giờ ra chơi của mỗi
kíp học.
Ví dụ như ngay trong chính ngôi trường Học viện công nghệ bưu chính
viễn thông vừa qua xảy ra vụ việc một cô giáo bị mất cắp chiếc laptop trong
giờ ra chơi. Hay là vụ việc một bạn sinh viên đã lẻn vào kí túc xá nhà trường
và lấy đi laptop của các bạn.
Hành vi trộm cắp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Bạn đầu có
thể là trộm cắp 1 vài đồ dùng sinh hoạt, sau đó là tiền và những tài sản có giá
trị. Và có rất nhiều trường hợp các bạn sinh viên kết bè phái để trấn lột tiền
bạn bè.
Tệ nạn trộm cắp làm ảnh hưởng đến môi trường học tập, làm méo mó
nhân cách của các bạn sinh viên.
d, Tệ nạn cờ bạc
Gần đây, nhiều trường đại học đã cảnh cáo, buộc thôi học hàng trăm
sinh viên vì kết quả học tập kém. Không ít trong số này là những con nghiệm
cá độ, cờ bạc.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Đại học bách khoa Hà nội được đăng tải trên
trang báo tuổi trẻ, mỗi năm có tới 700 - 800 sinh viên của trường bị thôi học.
Số sinh viên bị thôi học phần lớn do mải chơi, ham mê cờ bạc, nghiệm game
chứ không phải do chương trình học quá khó.
Có rất nhiều bạn trẻ đã từng là học sinh rất giỏi, thi đỗ vào ngôi trường
danh tiếng, nhưng sau 1-2 năm học đại học, không có sự quản thúc của bố mẹ,
các bạn đã sa ngã vào con đương nghiện ngập cờ bạc, cá độ.
Hiện nay cờ bạc đã lan rộng trong sinh viên, và với sự phát triển mạnh
mẽ của internet thì hình thức này còn trở thành trò chơi trực tuyến.
Việc nghiện cờ bạc, cá độ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các
bạn sinh viên. Thứ nhất, việc học hành của các bạn sẽ suy sút, chưa kể nghiện
cờ bạc sẽ làm cho các bạn có thể mắc phải việc nợ nần 1 số tiền lớn. Nợ nần
và nghiện ngập có thể làm cho các bạn nghĩ đến các hành vi vi phạm pháp
luật như giết người, cưới của,…
e, Sử dụng rượu bia và các chất gây nghiện.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ thanh niên sử dụng rượu bia và các
chất gây nghiệm gia tăng đáng kinh ngạc. Ban đầu các bạn chỉ tìm đến rượu
bia và tập hút thuốc lá để thể hiện với bạn bè. Tuy nhiên lâu dần các bạn dễ sa
lầy và trở thành thói quen.
Theo thống kê năm 2016, tỷ lệ uống bia ở trong độ tuổi 18-21 là 67%.
Theo số liệu từ Vụ công tác HS-SV cho biết có đến 90% những vụ vi phạm
pháp luật, gây mất trật từ an ninh, trật tự trong học sinh- sinh viên đều từ rượu
mà ra.
Một xu hương không lành mạnh trong sinh viên là hiện nay mọi dịp
buồn vui như liên hoan, sinh nhật, … đều được tổ chức dưới dạng ăn nhật
thâu đêm, suốt sáng.
Việc nghiện rượu bia và các chất gây nghiện sẽ làm cho các bạn sinh
viên không thể tập trung học, có suy nghĩ méo mó và bắt đầu có các hành
động sai lệch. Bên cạnh đó còn gây ra các loại bệnh nguy hiểm cho chính các
bạn.
4. Nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn trong xã hội
Nguyên nhân chung dẫn đến các tệ nạn trong các bạn sinh viên do gia
đình thiếu quan tâm. Khi bước chân lên ngôi trường đại học thì các bạn sẽ
phải xa gia định và không được bố mẹ quản lí chặt chẽ, nên các bạn rất dễ bị
lôi kéo và rủ rê vào các con đường sai trái
Gia định đặt quá nhiều kỳ vọng và gây áp lực về kết quả học tập cũng
khiến các bạn dễ sa lầy vào con đường tệ nạn. Trong trường hợp này, các bạn
sinh viên thường tìm các giải quyết là gian lận trong thi cử, hay tìm đến rượu
bia, các chất kích thích hay chơi game để giải tỏa
Gia đình quá bao bọc, không trang bị cho các bạn kiến thức và kỹ năng
khiến cho các bạn dễ bị lôi kéo và dụ dỗ. Thay vì cấm đoán và bao bọc, nên
nâng cao nhận thức để các bạn có thể tự bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy
trong cuộc sống.
Nhà trường quá lý lỏng léo khiến các vấn đề như gian lận trong thi cử,..
liên tục xuất hiện trong môi trường giáo dục.
Cách giáo dục quá nghiêm khắc, cứng nhắc của gia đình và nhà trường
cũng là nguyên nhân tăng tệ nạn xã hội. Ở độ tuổi trưởng thành, các bạn sinh
viên rất nhạy cảm với các lời phê bình, chỉ trính. Nếu không khéo léo, gia
đinh và nhà trường có thể khiến các bạn bị tổn thương tâm lí. Kết quả là
không ít bạn tìm đến game, bia rượu và các chất kích thích và có các hành vi
trộm cắp, phá phách để chống đối lại người lớn.
Nội dung giáo dục khô khan, chỉ cung cấp kiến thức mà không trang bị
cho học sinh các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó ngành giáo dục quá tập trung
vào điểm số.
Nhìn chung cách quản lí, giáo dục lỏng léo của gia đình và nhà trường là cơ
hội để tệ nạn xuất hiện trong môi trường giáo dục. Vì vậy gia định và nhà
trường cần phối hợp chặt chẽ để có các biện pháp kịp thời ngăn chặn các tệ
nạn lây lan.
5. Các biện pháp
a, Đối với các bạn sinh viên
Học tập, rèn luôn, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, nhân cách để nâng cao
ý thức của mình trong mọi vấn đề.
Trang bị đầy đủ và tiếp thu các thông tin về những tác hại nghiêm trọng
của tệ nạn xã hội thông qua các bài giảng, sách vở hay những bài báo, …
Tham gia vào việc tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội đến bạn bè
người thân để mọi người nắm rõ thông tin về tệ nạn xã hội và biết cách tránh
xa.
Tuyệt đối không nên bắt chước các thói hư tật xấu, tự bảo vệ bản thân
trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội.
Cần phải lựa chọn môi trường sống lành mạnh, học tập và làm việc
trong sạch, lành mạnh tránh ảnh hưởng tiêu cực của tệ nạn xã hội.
Thực hiện cho bản thân lối sống lành mạnh.
b, Gia đình
Giáo dục về hậu quả của các tệ nạn xã hội.
Dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ các bảo về bản thân trước những tệ nạn xã
hội. Tránh tình trạng cấm đoán quá mức vì với tâm lí nhạy cảm của tuổi nổi
loạn, càng cấm các bạn càng chống đối.
Gia định nên giáo dục con cái nghiêm khắc nhưng cũng cần sự mềm
mỏng và linh hoạt để con luôn chia sẻ với bố mẹ khó gặp khó khăn. Ngoài gia
các bố mẹ hãy nên dành thời gian trò chuyện và chia sẻ với con cái của mình.
Không nên kì vọng và tạo áp lực quá lớn cho các bạn. Hay để các bạn
được học tập đúng khả năng của mình.
Giới hạn thời gian sử dụng internet của các bạn sinh viên, các bố mẹ
cần quan sát và quản lí sát sao.
Cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để kịp thời phát hiện những dấu
hiệu bất thường của con cái.
c, Nhà trường
Nhà trường cần tổ chức các buổi gặp mặt và nói chuyện với sinh viên để đưa
ra các biện pháp, tuyên truyền và vận động sinh viên nói không với tệ nạn xã hội.
Kỷ luật của nhà trường cần phải thật nghiêm khắc và có những sự trừng phạt
cho những sinh viên mắc vào các tệ nạn xã hội.

You might also like