Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1: Cơ quan tương tự ở các loài khác nhau có đặc điểm nào sau đây?
A. Có chức năng hoàn toàn khác nhau.
B. Là bằng chứng tế bào học.
C. Là bằng chứng tiến hóa trực tiếp.
D. Không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về hóa thạch?


A. Hóa thạch cung cấp những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
B. Qua xác định tuổi các hóa thạch, có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào
xuất hiện sau.
C. Các hóa thạch không cung cấp bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh
vật
D. Phân tích đồng vị phóng xạ carbon 14 (C-14) để xác định tuổi của hóa thạch lên đến
hàng tỉ năm.

Câu 3: Những cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
I. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
II. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
III. Gai xương rồng và lá cây lúa.
IV. Cánh bướm và cánh chim.
A. I, II.
B. I, II, IV.
C. I, II, III.
D. II, III, IV.

Câu 4: Khi nói về quan niệm của Darwin đối với quá trình chọn lọc, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại những cá thể mang nhiều biến dị có lợi.
II. Trong chọn giống vật nuôi, nhu cầu con người sẽ quyết định chiều hướng của chọn lọc
tự nhiên.
III. Môi trường sống thay đổi sẽ gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật,
không phải là nguồn nguyên liệu của quá trình chọn lọc.
IV. Quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ dẫn tới hình thành nên các quần thể sinh vật có kiểu
gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
V. Nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là các đột biến gen.
A. 1.
Β. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 5: Dưới đây là trình tự các nucleotide trong mạch mang mã gốc của một đoạn gene
mã hóa cấu trúc của nhóm enzyme dehydrogenase ở người và các loài vượn người
Loài Trình tự nucleotide
Người - XGA - TGT - TGG - GTT - TGT - TGG -
Tinh tinh - XGT - TGT - TGG - GTT - TGT - TGG -
Gorila - XGT - TGT - TGG - GTT - TGT - TAT -
Đười ươi - TGT - TGG - TGG - GTX - TGT - GAT -

Cho các phát biểu sau:


I. Bằng chứng tiến hóa chỉ cần chứng minh nguồn gốc tiến hóa của các loài.
II. Trình tự các nucleotide là bằng chứng tiến hóa sinh học phân tử thuộc loại bằng chứng
trực tiếp.
III. Người và tinh tinh có quan hệ họ hàng gần nhất.
IV. Người và gorila có quan hệ họ hàng xa nhất.
Số phát biểu sai là:
A. 1.
Β. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 6: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tác động của giao phối không ngẫu nhiên
và các yếu tố ngẫu nhiên tới quần thể có thể dẫn đến kết quả:
A. Giảm sự đa dạng di truyền.
B. Tăng tần số allele trội theo một hướng xác định.
C. Tăng cường biến dị tổ hợp.
D. Xuất hiện allele mới.

Câu 7: Hiện tượng cá rô phi ở sông Đà di chuyển sang


sinh sống và làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần
thể cá rô phi ở sông Hồng. Đây là hiện tượng:
A. Thường biến.
B. Yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di-nhập gene.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 8: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu
trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
Thế hệ Thành phần kiểu gene
AA Aa aa
P 0,50 0,30 0,20
F1 0,45 0,25 0,30
F2 0,40 0,20 0,40
F3 0,30 0,15 0,55
F4 0,15 0,10 0,75

Cho các phát biểu sau:


I. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gene dị hợp và đồng hợp lặn.
II. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gene đồng hợp và giữ lại những kiểu gene dị
hợp.
III. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
IV. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

Số phát biểu sai khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 9: Các nhà khoa học đã công bố


Bảng 5
số liệu nghiên cứu sự tiến hóa của Tỷ lệ các nhóm virus (%)
virus Myxoma gây bệnh trên thỏ Giai đoạn
I II III IV V
hoang dại ở Úc từ năm 1950 đến 1981. 1950-1951 100 - - - -
1952-1955 19 23 47 12 -
Họ đã phân chia virus này thành 5
1955-1958 - 9 46 30 15
nhóm (kí hiệu từ I đến V) theo khả 1959-1963 - 16 47 29 8
năng gây bệnh tăng dần. Bảng 5 mô tả 1964-1966 - - 69 31 -
sự thay đổi tỷ lệ các nhóm virus ở các 1967-1969 - - 72 28 -
1970-1974 - 8 70 22 -
giai đoạn nghiên cứu khác nhau, biết 1975-1981 - - 66 34 -
rằng sức đề kháng của thỏ cũng tăng Dấu (-) thể hiện kết quả không ghi nhận được
nhẹ trong thời gian nghiên cứu.
Cho các phát biểu sau:
I. Sự tiến hóa của virus Myxoma nói trên đã diễn ra theo hình thức chọn lọc tự nhiên vận
động là chủ yếu.
II. Sức đề kháng của hệ miễn dịch đối với virus của thỏ hoang dại là một trong những tác
nhân chọn lọc chủ yếu chi phối sự tiến hóa của virus Myxoma trong nghiên cứu.
III. Chủng virus nhóm I chiếm tỷ lệ thấp trong nghiên cứu vì chúng có khả năng xâm
nhập và gây bệnh kém khi sức đề kháng của vật chủ tăng lên.
IV. Chủng virus nhóm V chiếm tỷ lệ thấp trong nghiên cứu vì chúng tự tạo ra chất độc và
giết chết chính chúng.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10: Một số loài ếch khác loài có thể hình thành nòng nọc lai, nhưng chúng thường
chết trước khi biến thái thành ếch. Đâu là minh họa cho cơ chế cách ly sinh sản:
A. Cách ly thời gian.
B. Giảm độ hữu thụ con lai.
C. Giảm sức sống con lai.
D. Suy thoái con lai.

Câu 11: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật.
B. Cách lí địa lí tất yêu dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
C. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn.
D. Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở
động vật.

Câu 12: Hình bên mô tả phương thức hình thành


loài từ một quần thể thực vật gốc ban đầu. Quá trình
này diễn ra theo 3 giai đoạn: (1) Quần thể loài thực
vật phân bố ban đầu, (2) Mực nước biển dâng lên
trong một thời gian dài, (3) Mực nước biển hạ xuống.
Cho các pháp biểu sau:
I. Mực nước biển dâng cao đã góp phần duy trì sự
khác biệt về vốn gene giữa các quần thể thực vật bị
chia cắt.
II. Chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa đã tạo
nên sự khác biệt về vốn gene giữa hai quần thể thực
vật bị chia cắt.
III. Khi được bồi đắp, cây trồng tái tập trung và sống
chung với nhau nhưng không thụ phấn được với
nhau cho thấy các quần thể thực vật đã cách ly sinh
sản, từ đó hình thành loài mới .
IV. Quá trình hình thành loài này thường xảy ra một
cách chậm chạp, qua nhiều dạng trong giang chuyển
tiếp.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Độ mạnh của các liên kết hóa học theo chiều giảm dần như sau?
A. Liên kết cộng hóa trị → Liên kết ion → Liên kết hydrogen → Tương tác kị nước →
Tương tác van der Waal
B. Liên kết cộng hóa trị → Liên kết hydrogen→ Liên kết ion→ Tương tác kị nước →
Tương tác van der Waal
C. Liên kết ion → Liên kết hydrogen → Liên kết cộng hóa trị → Tương tác kị nước →
Tương tác van der Waal
D. Liên kết cộng hóa trị → Liên kết ion → Tương tác kị nước → Liên kết hydrogen →
Tương tác van der Waal
Câu 14: Phân tử sinh học bên thường được biết
đến với chức năng duy trì tính lỏng của màng,
một số chức năng có thể kể đến thêm là:
(1) Thành phần chính của màng;
(2) Truyền tin;
(3) Tiền chất tổng hợp hormone steroid;
(4) Định danh nhóm máu;
(5) Tham gia apoptosis;
(6) Tham gia ổn định cấu trúc synapse;
Số chức năng đúng với loại phân tử sinh học bên
là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Nói về cấu trúc không gian ba chiều của các phân tử sinh học:
(1) Quy định chức năng của phân tử;
(2) Nếu enzyme bị thay đổi cấu hình không gian ba chiều, ái lực của enzyme và cơ chất
có thể tăng lên;
(3) Có thể được dự đoán khi biết thành phần các nguyên tố cấu tạo;
(4) Đa dạng do cùng một thành phần các loại đơn phân, các cách tổ chức các loại liên kết
hóa học nội phân tử có thể hình thành theo các cách khác nhau;
Số phát biểu đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16: Nhận xét về cơ chế xúc tác của enzyme, một bạn học sinh có những nhận định
sau, chọn nhận định đúng:
A. Trung tâm hoạt động của enzyme phù hợp với cơ chất và nó không bị thay đổi khi liên
kết với cơ chất.
B. Vì enzyme có cấu trúc trung tâm hoạt động bền vững nên mỗi trung tâm hoạt động chỉ
liên kết được với một cơ chất duy nhất.
C. Enzyme tăng tốc độ phản ứng bằng cách giảm mức năng lượng của trạng thái chuyển
tiếp, từ đó dễ dàng đạt tới trạng thái chuyển tiếp hơn.
D. Cơ chất tình cờ liên kết được với trung tâm hoạt động của enzyme thông qua chuyển
động hỗn loạn của các phân tử với nhiệt độ lớn hơn 0K
Câu 17:
Một nhóm học sinh được yêu cầu dự đoán ảnh hưởng của chất M – chất ức chế cạnh
tranh lên đồ thị mô tả sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng với nồng độ cơ chất. Một số
nhận định được rút ra như sau:
(1) Tốc độ phản ứng được đặc trưng bởi độ dốc của đồ thị: xu hướng của đồ thị sau khi đi
qua điểm B là đường dốc, đi qua điểm C là đường nằm ngang, điều này chứng tỏ tốc độ
phản ứng cao nhất tại khoảng C;
(2) Khi môi trường được bổ sung M, vị trí của Y sẽ tịnh tiến về gần trục tọa độ;
(3) Khi môi trường được bổ sung M, vị trí của X sẽ tịnh tiến về gần trục tọa độ;
(4) Ảnh hưởng của chất M sẽ bị loại bỏ nếu thời gian nghiên cứu được kéo dài;
phản ứng
Tốc độ
Nồng độ cơ chất

Số nhận định đúng:


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 18: Hình dưới đây minh họa cấu trúc bên trong tế bào nhân thực.

Loại bào quan nào không chứa nucleic acid?


A. Bào quan (C)
B. Bào quan (A)
C. Bào quan (D)
D. Bào quan (B)
Câu 19:
Hình bên là ảnh chụp tế bào thực vật dưới kính hiển vi điện tử.
Thành phần hóa học bên trong cấu trúc X, Y, Z lần lượt là:
A. Không khí, chlorophyll, protein
B. Ion khoáng, tinh bột, DNA
C. Nước, Ion khoáng, Tinh bột
D. Tinh bột, DNA, Ion khoáng
Câu 20:
Đồ thị bên mô tả ảnh hưởng của nồng độ chất vận chuyển đến tốc độ vận chuyển qua
màng. Xác định loại protein tham gia con đường vận chuyển A và B

A. Đường A có protein kênh, B có protein bơm


B. Đường A có protein mang, B có protein kênh
C. Đường A có protein bơm, B có protein đồng vận chuyển
D. Đường A có protein mang, B có protein đồng vận chuyển
Câu 21:
Hình dưới đây minh họa một phần bề mặt màng tế bào. Trong số 5 cấu trúc xác định, cấu
trúc nào hỗ trợ duy trì tính lỏng của màng?

A. 1 và 3
B. 1 và 4
C. 2 và 4
D. 3 và 5
Câu 22: Ngoài glucose, amino acid, acid béo đều có thể tham gia làm cơ chất cho quá
trình hô hấp hiếu khí. Trong đó, các acid béo chuỗi dài cần phải được cắt thành các chuỗi
acid béo ngắn hơn trước khi tham gia chu trình acid citric. Quá trình phân cắt chuỗi acid
béo diễn ra ở bào quan hay cấu trúc nào?
A. Ty thể
B. Lysosome
C. Peroxisome
D. Chaperone
Câu 23: Nghiên cứu về các chất ức chế quá trình hô hấp, cần xác định được đích tác
động của từng chất. Tác động vào quá trình hay cấu trúc nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp
đến chuỗi chuyền điện tử:
A. Quá trình oxy hóa succinate
B. Phức hệ cytochrome c oxydase
C. Quá trình vận chuyển ADP/ATP
D. Phức hệ ATP synthase
Câu 24: Một số nhà khoa học đã nhận định rằng lục lạp và ty thể mối quan hệ tương hỗ
trong hoạt động, nghiên cứu kĩ hơn, các nhà khoa học đã có một số nhận định như sau về
ty thể và lục lạp:
(1) Sản phẩm của quá trình hô hấp ở ty thể là nguyên liệu cho quá trình quang hợp ở lục
lạp;
(2) Cả ty thể và lục lạp đều có 2 lớp màng kép với múc độ gấp nếp như nhau;
(3) Các bào quan tham gia quá trình hô hấp sáng gồm có ty thể và lục lạp;
(4) Số lượng ty thể và lục lạp sẽ thay đổi khi nhu cầu năng lượng của tế bào thay đổi;
(5) Cả ty thể và lục lạp đều có ATP synthase;
Số nhận định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 25:
Chuỗi truyền electron trong hô hấp hiếu khí của tế bào bao gồm các phức hệ I, II, III và
IV nằm ở màng trong ty thể. Trong chuỗi truyền electron bình thường, các electron sẽ đi
qua UQ (Ubiquinone) và Cyt (Cytochrome c).
Chuỗi truyền electron này bị ức chế bởi các chất độc như cyanide. Tuy nhiên, một số loài
thực vật như cây đậu (Pisum sativum), rau chân vịt (Spinacea oleraceae) đã phát triển con
đường nhánh (kháng cyanide, gọi là con đường AOX - Alternative oxidase), do đó cây
vẫn sinh trưởng được trên đất nhiễm cyanide. Nhận định nào sau đây là đúng?
I. Cyanide làm tăng pH ở khe gian màng so với trường hợp không có cyanide.
II.Qua con đường AOX, tế bào thực vật có thể làm giảm hàm lượng gốc oxy phản ứng
(gốc oxy tự do).
III.Lượng ATP được tạo ra từ con đường AOX giảm so với chuỗi truyền điện tử bình
thường.
IV.Con đường AOX giúp cây sinh trưởng thuận lợi hơn ở môi trường có nhiệt độ cao.
Số nhận định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 26:
Quá trình phân chia vật chất di truyền (thường là DNA) của tế bào diễn ra với sự tham
gia của bộ khung xương tế bào, trong đó có cấu trúc nằm trong khung đỏ bên. Cấu trúc
trong khung đỏ bên là?

A. Vi ống thể động


B. Vi ống thể không động
C. Vi sợi actin
D. Động cơ (motor) myosin
Câu 27: Tế bào gan tăng sinh rất mạnh mẽ ở cả bệnh nhân nghiện rượu và bệnh nhân ung
thư gan. Là một bác sĩ, bạn cần phân biệt được hai loại bệnh này để có hướng điều trị phù
hợp, bạn sẽ dựa vào cơ sở nào để phân biệt?

A. Kích thước gan của bệnh nhân ung thư gan lớn hơn bệnh nhân nghiện rượu
B. Tín hiệu kích thích phân chia ở bệnh nhân nghiện rượu có thể được xác định
C. Tốc độ phân chia ở bệnh nhân ung thư gan cao hơn bệnh nhân nghiện rượu
D. Thời gian pha G1 ở bệnh nhân ung thư gan ngắn hơn bệnh nhân nghiện rượu

Câu 28: Yếu tố nào sau đây là điều kiện đủ để tế bào vượt qua điểm kiểm soát kỳ giữa –
kỳ sau M?
A. Các NST kép tập trung thành 1 hàng ở phiến giữa của tế bào
B. DNA không bị đột biến, các NST đã được nhân đôi thành NST kép
C. Tất cả các NST đã gắn với thoi phân bào
D. Lực căng của các thoi phân bào đã liên kết với NST là như nhau ở 2 phía

Câu 29: Giải phẫu mặt cắt ngang của thân cây gỗ. Quan sát các thành phần cấu trúc của
mặt cắt ngang sẽ thấy các lớp cấu trúc theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A. Vỏ- tầng sinh vỏ- mạch rây sơ cấp- mạch rây thứ cấp- tầng sinh mạch- gỗ thứ cấp- gỗ
sơ cấp- tủy
B. Vỏ- tầng sinh vỏ- mạch rây thứ cấp- mạch rây sơ cấp- tầng sinh mạch- gỗ thứ cấp- gỗ
sơ cấp - tủy
C. Vỏ- tầng sinh vỏ- mạch rây sơ cấp- mạch rây thứ cấp- tầng sinh mạch- gỗ sơ cấp- gỗ
thứ cấp- tủy
D. Tầng sinh vỏ- vỏ- mạch rây sơ cấp - mạch rây thứ cấp- tầng sinh mạch- gỗ thứ cấp- gỗ
sơ cấp - tủy
Câu 30:
Cho cấu trúc giải phẫu sau, chọn đáp án đúng nhất:
A. 1 là mô dẫn
B. 2 là mô mềm vỏ
C. 3 là mô dày
D. 4 là mô giậu
Câu 31:
Trong 1 phòng thí nghiệm, người ta để lẫn lộn 5 tiêu bản hiển vi lát cắt của thân và rễ
nhiều loài cây. Chọn đáp án đúng nhất:

A. Tiêu bản 5 là rễ cây 2 lá mầm sơ cấp


B. Tiêu bản 4 là thân cây 2 lá mầm sơ cấp
C. Tiêu bản 3 là thân cây 2 lá mầm thứ cấp
D. Tiêu bản 2 là rễ cây 2 lá mầm thứ cấp
Câu 32: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện
tượng không có khí khổng trên mặt lá của cây có tác dụng nào sau đây?
A. Tránh nhiệt độ cao làm hư hại các tế bào bên trong lá
B. Giảm sự thoát hơi nước của cây
C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời
D. Tăng tế số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá
Câu 33:
Hình dưới đây mô tả sơ đồ cắt ngang của lá cây. Sắp xếp các vị trí từ 1 đến 4 theo thứ tự
giảm dần thế nước:

A. 1324
B. 1342
C. 1243
D. 1234
Câu 34: Pha sáng của quang hợp là:
A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
của các liên kết hóa học trong NADPH
C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã đươc caroten hấp thụ chuyển thành năng
lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
của các liên kết hóa học trong ATP
Câu 35: Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
1. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ
điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
2. Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
3. Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.
4. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm
bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
5. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường
đạt cực đại ở 25 – 35oC rồi sau đó giảm mạnh
A. (1) và (4)
B. (1), (2) và (4)
C. (1), (2), (4) và (5).
D. (1), (2), (3), (4) và (5).
Câu 36: Nhóm nguyên tố nào dưới đây có đủ ba chức năng:
1. Cần thiết cho việc hoạt hóa một số enzim oxi hóa khử
2. Nếu thiếu nó cây sẽ mềm và kém sức chống chịu
3. Nó cần cho pha sáng (hay liên quan đến quá trình quang phân li nước)
A. N, Ca, Mg
B. S, Mn, Mg
C. Mn, N, P
D. Mn, Cl. Ca
Câu 37:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của stress nước đến sự đồng hóa N trong cây, người ta chia
thành 2 nhóm: nhóm A trong điều kiện đủ nước, nhóm B trong điều kiện khô hạn (25
ngày). Tiến hành đo một số chỉ số sinh lý, thu được bảng sau. Nhận định đúng nhất là?

A. Hoạt tính enzyme nitrate reductase giảm vì rễ tăng hấp thu NO3-
B. Hoạt tính enzyme nitrate reductase tăng vì rễ tăng hấp thu NO3-
C. Lượng amonium tự do tăng vì cường độ quang hợp tăng
D. Lượng amonium tự do tăng vì cường độ quang hợp giảm
Câu 38: Người ta tiến hành thí nghiệm cắt hai đỉnh của hai cây hướng dương, sau đó bôi
một lớp bột chứa axit indol axetic (AIA) lên vết cắt của môt trong hai cây. Quan sát sự
sinh trưởng, phát triển của 2 cây trong một thời gian. Cho biết các chỉ tiêu sinh lí và điều
kiện ngoại cảnh khác của hai cây trên là giống nhau. Chỉ ra phát biểu sai về thí nghiệm
trên?
A. Cây được bôi một lớp chứa axit AIA có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại
B. Một trong hai cây có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại
C. AIA là một loại chất kích thích sinh trưởng
D. Trong thí nghiệm trên việc cắt đỉnh của cây hướng dương nhằm mục đích loại bỏ
nguồn sản xuất auxin
Câu 39: Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là
A. tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao
B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể
C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác
Câu 40: Một cây dài ngày ra hoa trong quang chu kì tiêu chuẩn 14 giờ sáng - 10 giờ tối.
Cây đó sẽ ra hoa trong quang chu kì nào sau đây?
1. 14 giờ sáng - 14 giờ tối
2. 15 giờ sáng - 9 giờ tối
3. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ 7 giờ tối
4. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa 7 giờ tối
5. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
6. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ 7 giờ tối
7. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
8. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa - đỏ 7 giờ tối
A. (2), (3), (6) và (8)
B. (2), (3), (6) và (7)
C. (2), (3), (5) và (8)
D. (2), (3), (4) và (7)
Câu 41:
Đất nhiễm mặn là một trong các bất lợi môi trường ảnh hưởng lớn đến thực vật. Đất
nhiễm mặn có nồng độ Na+ cao gây độc tế bào và làm mất cân bằng thẩm thấu cũng như
cân bằng ion nội môi của thực vật. Trong tế bào, nhiều enzyme mẫn cảm với nồng độ
Na+ cao và việc duy trì được tỉ lệ K+/Na+ rất cần thiết để tế bào tồn tại dưới điều kiện
nhiễm mặn. Qua nghiên cứu cây mô hình Arabidopsis, các protein SOS quá mẫn cảm với
muối (salt overly sensitive) được biết đến có vai trò trong điều hòa hàm lượng ion trong
tế bào chất. Hình dưới mô tả cơ chế đáp ứng liên quan đến SOS trong tế bào cây
Arabidopsis. Nhận định nào là đúng nhất?

A. Các protein SOS đóng vai trò chất vận chuyển trên màng và giúp giảm nồng độ Na+
trong tế bào
B. Nồng độ Na+ cao được tế bào nhận biết qua một protein nội bào dẫn đến sự truyền tín
hiệu có khả năng hoạt hóa protein khác.
C. Để vận chuyển Na+ ra khỏi tế bào chất, tế bào sử dụng các loại protein khác nhau
nhưng có cơ chế hoạt động như nhau phân bố trên màng tế bào và màng không bào.
D. Từ cơ chế trên có thể thấy rằng để chống chịu mặn hiệu quả, tế bào phải giảm cường
độ hô hấp.
Câu 42:
Hình dưới đây mô tả sự vận động của lục lạp thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác
nhau ở 3 tế bào của một loài thực vật. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Điều kiện chiếu sáng của tế bào A thường phù hợp với các loài thực vật nằm ở các
tầng rừng thấp
B. Điều kiện chiếu sáng của tế bào B có thể khiến các loài thực vật đóng khí khổng và
tăng khối lượng chồi
C. Điều kiện chiếu sáng của tế bào C sẽ tạo một số đáp ứng như kéo dài thân và phân hủy
lục lạp
D. Chiếu ánh sáng gồm: đỏ, lục, vàng, cam, chàm, tím sẽ không thấy sự vận động của lục
lạp ở các tế bào A, B, C
Câu 43: Tế bào có thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển
hoạt tính của enzyme bằng cơ chế:
(1) Định khu hoạt động của một hay một nhóm enzyme;
(2) Tăng nhiệt độ tế bào;
(3) Ức chế hoạt động enzyme dị lập thể;
(4) Giãn xoắn vùng DNA mang gene mã hóa enzyme;
(5) Tăng số lượng bản sao gene mã hóa enzyme;
(6) Tăng phân giải chất hoạt hóa;
Số phát biểu đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 44: Efrotomycin là kháng sinh tạo ra từ vi khuẩn Streptomyces lactamdurans,
thường được sản xuất trong công nghiệp dược phẩ. Khi nuôi cấy S. lactamdurans trong
môi trường dinh dưỡng với thành phần gồm: glucose, mantose, dầu đậu nành, (NH4)2SO4 ,
NaCl, K2HPO4, và Na2HPO4 ở 28°C và đảm bảo thoáng khí, người ta thu được đồ thị về
thành phần môi trường và sự tăng trưởng của vi khuẩn theo thời gian như ở hình dưới đây:
Cho các phát biểu sau:
(1) Efrotomycin được tạo ra nhiều nhất trong giai đoạn khoảng 100-250 giờ sau khi nuôi
cấy.
(2) Sự sinh trưởng của S. lactamdurans có thể chia thành 3 pha: lũy thừa, cân bằng, suy
vong.
(3) K2HPO4, và Na2HPO4 là nguồn phospho đồng thời cân bằng pH môi trường nuôi cấy.
(4) Sự sinh trưởng của quần thể S. lactamdurans và điều kiện môi trường nuôi cấy trong
trường hợp này được xem là nuôi cấy không liên tục.
Số phát biểu đúng:
A.1
B.2
C.3
D.4

Câu 45: Vi khuẩn tỏa ra mùi hôi thối khi xâm chiếm các nguồn thức ăn đã chết.Có giả
thuyết cho rằng: “Nguồn thức ăn mục nát trở nên đáng ghê tởm và do đó không ngon
miệng đối với các loài động vật lớn hơn như cua hoặc cá”. Để kiểm tra giả thuyết, nhóm
nghiên cứu đã mồi bẫy cua gần Savannah, Georgia với một loài cá mồi điển hình cho cua
(menhaden). Một số bẫy chứa menhaden chứa vi khuẩn đã được phép thối rữa trong một
hoặc hai ngày, trong khi các bẫy khác chứa xác menhaden mới rã đông có tương đối ít vi
khuẩn. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Xác menhaden mới rã đông có số lượng cua trên mỗi bẫy nhiều hơn gấp đôi so với
những cái bẫy có xác chết đầy vi khuẩn.
B. Xác menhaden mới rã đông có số lượng cua trên mỗi bẫy bằng với những cái bẫy có
xác chết đầy vi khuẩn.
C. Quá trình trao đổi chất của vi khuẩn ở xác menhaden mới rã đông nhanh hơn so với
xác menhaden đã thối vài ngày nên cung cấp nhiều hợp chất có lợi cho cua nên cua đến
nhiều hơn.
D. Do nguồn thức ăn của cua chính là các vi khuẩn gây thối trên các xác chết, vì vậy cua
đến xác menhaden mới rã đông ít do có ít vi khuẩn.
Câu 46: Tại sao vi sinh vật lên men cần tiêu tốn nhiều nguyên liệu cho quá trình sinh
trưởng?

A. Vi sinh vật lên men thường là vi sinh vật có kích thước nhỏ, tỷ lệ S/V lớn nên có
cường độ trao đổi chất mạnh.
B. Vi sinh vật lên men có tốc độ sinh sản nhanh, tạo ra một lượng lớn sinh khối trong
khoảng thời gian dài.
C. Quá trình lên men nguyên liệu được phân giải hoàn toàn tạo ra các sản phẩm trung
gian còn tích trữ năng lượng.
D. Hiệu quả năng lượng cao nên vi sinh vật cần tiêu tốn nhiều nguyên liệu.

Câu 47: Một học sinh tiến hành lại thí nghiệm đã thử thực hiện bởi T. Engelmann
(1881): Nuôi tảo lam Sprirogyra trong môi trường thu nhận ánh sáng mặt trời đã được tán
sắc qua lăng kính như hình bên dưới, sau đó theo dõi sự phân bố của loài của khuẩn
Proteus.

Kết quả thí nghiệm nào sau đây là đúng:


A. Tảo lam Spirogyra có sắc tố quang hợp là chlorophyll hấp thu ánh sáng nhiều nhất ở
bước bóng từ 400nm đến 500nm (vùng xanh tím) và từ 600nm đến 700nm (vùng đỏ)
tạo ra nhiều O2 ở hai vùng này.
B. Vi khuẩn Proteus tạo ra nhiều ATP và sinh trưởng chậm khi có mặt của O2.
C. Tảo lam Spirogyra có sắc tố quang hợp là chlorophyll hấp thu ánh sáng nhiều nhất ở
bước bóng từ 400nm đến 500nm (vùng xanh tím) và từ 600nm đến 700nm (vùng đỏ)
tạo ra nhiều CO2 và NADH ở hai vùng này.
D. Vi khuẩn Proteus hướng hóa âm với O2 được tạo ra ở 2 vùng ánh sáng đỏ và tím.

Câu 48: Các nhà khoa học đã trộn lẫn loài vi khuẩn Rhodoferax ferrireducens, mà họ tìm
thấy trong trầm tích tầng chứa nước ở Virginia, với nhiều loại đường phổ biến. Khi được
đặt trong buồng có điện cực than chì, R. ferrireducens chuyển hóa đường, tách các
electron và chuyển chúng trực tiếp đến điện cực. Hãy dự đoán kết quả?
A. Một dòng điện đã được tạo ra. Ngoài ra, các tế bào vi khuẩn tiếp tục phát triển, do đó
một dòng điện ổn định có thể được sản xuất với hiệu quả cao.
B. Không tạo ra được dòng diện và các tế bào vi khuẩn đều chết.
C. Một dòng điện được tạo ra và phá hủy màng tế bào. Vì vậy các tế bào vi khuẩn không
tiếp tục phát triển
D. Dòng điện không được tạo ra vì H2O nhận hết các electron được tạo ra.
Câu 49: Khi nói về đặc điểm chung của vi sinh vật:
(1) Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi.
(2) Có cấu tạo đơn bào, đa bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với
môi trường sống.
(3) Có năng lực thích ứng mạnh, dễ phát sinh biến dị.
(4) Đa dạng hình thái, vùng phân bố rộng, nhiều chủng loại .
Số phát biểu đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 50: Nói về đặc điểm cấu tạo tế bào vi khuẩn, chọn phát biểu đúng:
A. Teichoic acid là thành phần đặc trưng của vách tế bào vi khuẩn G+ có vai trò vận
chuyển các ion âm ra vào tế bào và dự trữ phosphate.
B. Protein permase trên màng tế bào vi khuẩn có chức năng vận chuyển các phân tử nhỏ
vào bên trong và không tiêu tốn năng lượng.
C. Nội bào tử hình thành trong điều kiện khắc nghiệt, có chứa lớp calcium dipicolinate
bền vững và hàm lượng nước thấp.
D. Tiên mao ở vi khuẩn G- có cấu trúc gồm một trụ nhỏ gắn với bốn đĩa tròn: L nằm ở
ngoài cùng tương ứng lớp LPS, P tương ứng lớp vách tế bào, S và M tương ướng lớp
màng tế bào.
Câu 51: Nói về đặc điểm của các vi khuẩn cổ, chọn phát biểu sai:
A. Khi thực hiện nhuộm Gram với Mycoplasma cho kết quả nhuộm tương tự vi khuẩn
G-.
B. Điều trị các bệnh do Mycoplasma gây ra bằng cách sử dụng enzyme lysozyme ức chế
sinh trưởng vi khuẩn.
C. Màng tế bào là lớp lipid kép, có liên kết este, hydrocarbon phân nhánh
D. Chứa ribosome 70S nhưng không có mặt của các bào quan với màng bao bọc
Câu 52: Thực hiện thí nghiệm trên dịch huyền phù của ba chủng vi khuẩn Escherichia
coli, Bacillus subtilis và Mycoplasma mycoide. Cho 3 ống nghiệm mất nhãn (1), (2) và (3)
chứa ngẫu nhiên ba chủng vi khuẩn trên với cùng mật độ (106 tế bào/ml) trong dung dịch
đẳng trương. Các đặc điểm của ba chủng vi khuẩn được trình bày trong bảng (dấu “?”:
không rõ kết quả):
Đặc điểm Ống 1 Ống 2 Ống 3
Nhuộm gram - ? ?
Nội bào tử - ? +
Techoic acid ? - +
Chọn phát biểu đúng:
A. Ba ống nghiệm 1, 2 và 3 lần lượt chứa Escherichia coli, Bacillus subtilis và
Mycoplasma mycoide.
B. Khi cho lysozyme vào cả ba ống nghiệm và ủ ở 37oC trong 1 giờ, quan sát dưới
kính hiển vi thấy vi khuẩn trong ống 3 có dạng trần, ống 1 và ống 2 không thay đổi
hình dạng tế bào.
C. Bổ sung thực khuẩn thể gây độc đặc hiệu cho từng loại vi khuẩn vào mỗi ống (1),
(2) và (3) và ủ ở 37oC trong 1 giờ, rồi cấy lên đĩa petri có môi trường thạch phù hợp
cho sinh trưởng. Đĩa cấy từ ống 1 và ống 3 không hình thành vết tan, ống 2 hình
thành vết tan.
D. Thực phẩm nghi ngờ chứa vi khuẩn Bacillus subtilis có thể được tiệt trùng bởi tia
cực tím.

Câu 53: Vi khuẩn sinh metan là vi sinh vật sống cư trú trong môi trường đất của đầm lầy,
sản sinh khí metan tạo nên mùi nồng đặc trưng của đầm lầy. Chất nhận điện tử cuối cùng
trong con đường chuyển hóa của vi khuẩn sinh metan là:
A. SO42-
B. NO3-
C. O2
D. CO2
Câu 54: Môi trường Urea Indole Medium (UIM) chứa những thành phần sau: 20.0 g urea,
3.0 g L-tryptophan, 1.0 g K2HPO4, 1.0 g KH2PO4, 5.0 g NaCl, 25.0 g phenol đỏ, 10 ml
cồn 950 và 1000 ml nước cất. Môi trường này là:
A. Môi trường tự nhiên
B. Môi trường tổng hợp
C. Môi trường bán tổng hợp
D. Môi trường tuyển chọn
Câu 55: Để nghiên cứu qúa trình ứng dụng thu sinh khối vi sinh vật đối với từng loại sản
phẩm khác nhau, người ta nuôi cấy hai loài vi khuẩn Streptomyces rimosus (thu kháng
sinh tetracylin) và Propionibacterium shermanii ( thu vitamin B12) vào từng môi trường
với điều kiện dinh dưỡng thích hợp ở 30°C. Đường cong sinh trưởng của từng loài vi
khuẩn và sự biến đổi về hàm lượng sản phẩm được thể hiện ở Hình 8.1 và Hình 8.2.

Cho các phát biểu sau:


(1) Hình 8.1 tương ứng với vi khuẩn Propionibacterium shermanii và Hình 8.2 tương
ứng với vi khuẩn Streptomyces rimosus.
(2) Sản phẩm trao đổi chất bậc 2 của Streptomyces rimosus được tạo ra chủ yếu ở pha cân
bằng.
(3) Tetracyline là sản phẩm thiết yếu cho sự sinh trưởng của vi khuẩn Streptomyces
rimosus.
(4) Phương pháp nuôi cấy không liên tục giúp thu được tối đa sản phẩm của vi khuẩn
Propionibacterium shermanii.
Số phát biểu sai:
A.1
B.2
C.3
D.4
- HẾT -

You might also like