1 Teacher Chemistry12 Chapter1 Notebook 2024-2025

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

B.

LIPID

 Sinh vật được cấu thành từ các tế bào. Trong tế bào, những hợp chất hữu cơ không tan trong
nước nhưng tan được dung môi hữu cơ không phân cực được gọi chung là lipid.
 Lipid bao gồm chất béo, sáp, steroid, phospholipid, …
Sau đây ta chỉ tìm hiểu về chất béo.

1. Khái niệm
 Mỡ động vật và dầu thực vật chứa chủ yếu là chất béo.
 Chất béo (còn được gọi là triglyceride) là những triester của glycerol với acid béo. Nói cách khác,
khi 3 nhóm −OH của glycerol bị ester hoá bởi acid béo, thu được chất béo.
HOCH2 R1COOCH2
− −

− −

HOCH ሱۛۛሮ R2COOCH


HOCH2 R3COOCH2
glycerol chất béo
(hay triglyceride)

Các acid béo thường gặp là những carboxylic acid đơn chức, mạch hở, không phân nhánh chứa
một số chẵn nguyên tử carbon (từ 12–24 nguyên tử carbon).
Một số acid béo cần biết:

tên palmitic acid stearic acid oleic acid linoleic acid

công thức

phân loại acid béo no acid béo không


no

2. Danh pháp
Tên gọi của một số chất béo thường gặp:

Triglixerit (C15H31COO)3C3H5 (C17H35COO)3C3H5 (C17H33COO)3C3H5 (C17H31COO)3C3H5

Tên

3. Tính chất vật lí


 Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi không phân cực.
 Chất béo chứa chủ yếu các gốc acid béo no thường là chất rắn và được gọi là mỡ.
Ví dụ:
 Chất béo chứa chủ yếu các gốc acid béo không no thường là chất lỏng và được gọi là dầu.
Ví dụ:

Trang 1
4. Tính chất hoá học

a. Phản ứng thuỷ phân


 Trong môi trường acid

 Trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá)

Muối sodium hoặc potassium của acid béo là thành phần chính của xà phòng.
Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.

5. Phản ứng cộng ở gốc hydrocarbon của chất béo không no


 Trong công nghiệp, người ta chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hydrogen
hoá.

 Chất béo không no làm mất màu nước bromine.

6. Phản ứng oxi hoá


Dầu thực vật và mỡ động vật bị ôi thiu vì liên kết đôi C=C của chất béo bị oxi hóa.

II. ỨNG DỤNG


Chất béo được dùng làm thức ăn và dùng để sản xuất xà phòng và glixerol.

Trang 2
BÀI TẬP

Câu 1: Các chất béo là những trieste của các axit béo với
A. ancol etylic. B. etylen glicol. C. ancol metylic. D. glixerol.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2015)

Câu 2: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. CH3COOCH2C6H5. B. C15H31COOCH3.
C. (C17H33COO)2C2H4. D. (C17H35COO)3C3H5.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2017, mã đề 201)

Câu 3: Axit panmitic là một axit béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của axit panmitic

A. C3H5(OH)3. B. CH3COOH. C. C15H31COOH. D. C17H35COOH.
(Trích đề thi tham khảo Tốt nghiệp THPT năm 2022)

Câu 4: Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit stearic là


A. 16. B. 15. C. 18. D. 19.
(Trích đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2021, đợt 1, mã đề 203)

Câu 5: Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit oleic là


A. 36. B. 31. C. 35. D. 34.
(Trích đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2021, đợt 1, mã đề 201)

Câu 6: Số nguyên tử oxi trong phân tử triolein là


A. 6. B. 2. C. 3. D. 4.
(Trích đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2022, mã đề 201)

Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được
A. 1 mol etylen glicol. B. 3 mol glixerol. C. 1 mol glixerol. D. 3 mol etylen glicol.
(Trích đề thi minh họa Tốt nghiệp THPT năm 2020, lần 1)

Câu 8: Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5).
Các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng, sinh ra ancol là
A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (3), (4), (5).
(Trích đề thi Tuyển sinh Cao đẳng năm 2012)

Câu 9: Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm
glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của
X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Trích đề thi Tuyển sinh Cao đẳng năm 2013)

Câu 10: Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat,
natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất
trên?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
(Trích đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2015)

Trang 3
Câu 11: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư,
đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2.
(Trích đề thi Tuyển sinh Đại học A năm 2013)

Câu 12: Cho a mol tristearin tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được 46 gam glixerol. Giá trị
của a là
A. 0,3. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,6.

Câu 13: Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali
stearat. Giá trị của m là
A. 200,8. B. 183,6. C. 211,6. D. 193,2.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2017, mã đề 204)

Câu 14: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam
glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 89. B. 101. C. 85. D. 93.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2017, mã đề 201)

Câu 15: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch
sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 18,38 gam.
(Trích đề thi Tuyển sinh Đại học B năm 2008)

Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH.
Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 19,12. B. 18,36. C. 19,04. D. 14,68.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2017, mã đề 203)

Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một triglixerit bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
glixerol và 89 gam hỗn hợp hai muối natri stearat và natri panmitat (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1). Giá trị
của m là
A. 86,2. B. 129,3. C. 172,4. D. 43,1.

Câu 18: Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,032. B. 0,448. C. 1,344. D. 2,688.
(Trích đề thi THPT Quốc gia năm 2017, mã đề 202)

Trang 4

You might also like