Kem KH 132 - The Le - Merged

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

BCH ĐOÀN TP.

HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH


***

THỂ LỆ
CUỘC THI LẮP RÁP VÀ LẬP TRÌNH ROBOT DÀNH CHO HỌC SINH
- MYOR LẦN 6 NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 132-KH/TĐTN-VP, ngày 02/4/2024)
---------

Điều 1. ĐỐI TƯỢNG - SỐ LƯỢNG DỰ THI


- Học sinh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trường ngoài công lập,
trường quốc tế trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận.
- Đối tượng dự thi được chia ra làm 4 bảng:
Bảng Đối tượng Nội dung dự thi
A Học sinh Tiểu học Điều khiển và lập trình robot
B Học sinh Trung học cơ sở Điều khiển và lập trình robot
Học sinh Trung học phổ thông,
C Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Lập trình robot
Giáo dục thường xuyên
Học sinh Trung học phổ thông,
Makerthon: Dự án sản phẩm
D Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -
sáng tạo
Giáo dục thường xuyên

- Đối với bảng A, B, C:


+ Đăng ký tham gia theo cá nhân hoặc theo đội (Mỗi đội tối đa 02 thành viên).
+ Mỗi trường đăng ký tối đa 05 đội thi.
- Đối với bảng D:
+ Đăng ký tham gia theo cá nhân hoặc theo đội (Mỗi đội tối đa 02 thành viên).
+ Mỗi nhóm đăng ký tối đa 01 dự án.

Điều 2. NỘI DUNG THI


1. Bảng A, B, C:
1.1. Mô hình robot:
- Các đội tham gia cuộc thi sử dụng mô hình G-Robot Creator và Add-on
Competition do Công ty Cổ phần Công nghệ giáo dục GaraSTEM sản xuất.
2

1.2. Giới hạn về thiết kế robot:


- Robot không được sử dụng linh kiện khác ngoài linh kiện trong bộ G-Robot
Creator và Add-on Competition. Không giới hạn số lượng các mảnh ghép sử dụng
để lắp ráp robot.
- Robot không được phép sử dụng bộ phận điện tử khác ngoài các sản phẩm
đã nêu trên. Thí sinh sẽ bị tước quyền thi đấu ngay lập tức nếu vi phạm.
- Thí sinh không được cố ý làm hỏng bất kỳ phần nào của sân thi đấu hoặc
các vật thể thuộc sân thi đấu.
- Robot không được phép có bất kỳ nguồn cấp điện nào trên 8.4V DC (dòng
điện một chiều). Thí sinh tự chuẩn bị pin.
- Robot không được gây bất kỳ nguy hiểm nào trong khu vực sân thi đấu và
khu vực xung quanh.
- Thí sinh tự chuẩn bị thiết bị điều khiển (Điện thoại di động hoặc máy tính
bảng) và máy tính xách tay để lập trình.
- Robot phải tự bảo vệ cảm biến của mình, không được có bất kỳ sự can thiệp
bên ngoài nào, trừ trường hợp cần thiết và phải có sự đồng ý của trọng tài.
- Thí sinh được tự do lựa chọn và sáng tạo cơ cấu trên robot dự thi nhưng
tuân thủ theo giới hạn về kích thước: không quá 25cm x 25cm (chiều dài x chiều
rộng robot), không giới hạn về chiều cao và khối lượng robot.

1.3. Hình thức thi đấu:


- Vòng bán kết: có 04 vòng bán kết. Các đội được bốc thăm chọn cặp ngẫu
nhiên để cùng thi đấu. Mỗi vòng bán kết sẽ chọn ra các đội thỏa các điều kiện sau
vào vòng chung kết:
+ Bảng A: điểm sàn 40 điểm.
+ Bảng B: điểm sàn 40 điểm.
+ Bảng C: hoàn thành tối thiểu 01 nhiệm vụ.
* Số lượng đội vào vòng chung kết sẽ được công bố vào ngày thi bán kết dựa
vào tình hình thực tế tổ chức tại các cụm thi.
+ Cụm 1: gồm các đội thi thuộc Quận 1, 3, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh.
+ Cụm 2: gồm các đội thi thuộc Thành phố Thủ Đức.
+ Cụm 3: gồm các đội thi thuộc Quận 4, 7, 8, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ,
huyện Bình Chánh.
+ Cụm 4: gồm các đội thi thuộc Quận 6, 11, 12, Tân Phú, Bình Tân, Tân
Bình, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi.
- Vòng chung kết: Các đội được bốc thăm chọn cặp ngẫu nhiên để cùng thi
đấu. Căn cứ vào kết quả thi đấu để xếp hạng đội thi.
3

+ Đối với bảng A và bảng B: 02 đội xếp hạng Nhất, Nhì của 2 bảng sẽ cùng
thi đấu một vòng thi phụ để lựa chọn ra 01 đội đạt giải “Vô địch điều khiển” và
giành vé tham dự cuộc thi điều khiển và lập trình robot tại Malaysia vào tháng
7/2024.
+ Đối với bảng C: 04 đội có điểm số cao nhất sẽ tiếp tục thi đối kháng để
chọn ra đội đạt giải “Vô địch lập trình” và giành vé tham dự cuộc thi điều khiển
và lập trình robot tại Malaysia vào tháng 7/2024.

1.4. Luật thi đấu:


1.4.1. Bảng A:
a. Thời gian thi đấu: mỗi lượt thi kéo dài 06 phút
b. Xây dựng robot: Thí sinh xây dựng và chuẩn bị sẵn robot trước khi thi,
mỗi đội sẽ có 30 phút để hiệu chỉnh robot cho phù hợp với đề thi được bốc thăm.
c. Khởi động robot:
- Hiệu lệnh trọng tài là tín hiệu để bắt đầu trận đấu.
- Tất cả Robot phải đặt ở vị trí bắt đầu trên sa bàn.
- Thí sinh điều khiển Robot phải giữ khoảng cách với sân thi đấu, không
được chạm vào sân thi đấu và các cơ cấu trên sa bàn.
d. Nhiệm vụ thi đấu:
* Nhiệm vụ tổng quát: Thí sinh điều khiển robot hoàn thành 05 nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Lấy khối năng lượng gió tại nhà máy điện gió
- Nhiệm vụ 2: Mang khối năng lượng gió đến khu dân cư
- Nhiệm vụ 3: Lấy khối năng lượng mặt trời tại nhà máy điện mặt trời
- Nhiệm vụ 4: Mang khối năng lượng mặt trời đến khu dân cư
- Nhiệm vụ 5: Robot chạy tự động tìm đường tại vị trí quy định về lại vị trí
xuất phát 2
* Giải thích nhiệm vụ:
- Thí sinh được tự chọn thứ tự thực hiện các nhiệm vụ.
- Thành viên thứ nhất sẽ điều khiển robot từ vị trí xuất phát theo công bố khi
bốc thăm đề thi, thực hiện cặp nhiệm vụ 1 - 2 hoặc 3 - 4 và điều khiển robot về vị
trí xuất phát còn lại. Thành viên thứ hai sẽ điều khiển robot từ vị trí mà thành viên
thứ nhất vừa điều khiển robot về để hoàn thành cặp nhiệm vụ còn lại. Sau đó điều
khiển robot về vị trí Bắt đầu Nhiệm vụ 5 và chuyển qua chế độ lập trình để thực
hiện Nhiệm vụ 5.
- Vị trí Bắt đầu Nhiệm vụ 5 sẽ được chọn ngẫu nhiên tại vị trí Ngã ba 1 hoặc
vị trí Ngã ba 2 theo công bố khi bốc thăm đề thi tại ngày thi.
- Khối năng lượng mặt trời được đặt ở khu vực năng lượng mặt trời, số
lượng ở mỗi vị trí sẽ được công bố vào ngày thi.
4

- Khối năng lượng gió được đặt ở khu vực năng lượng gió, số lượng ở mỗi
vị trí sẽ được công bố vào ngày thi.
- Khu dân cư có thể đồng thời chứa cả 02 loại khối năng lượng gió và khối
năng lượng mặt trời, được quy định về số lượng tối đa và tối thiểu của mỗi khối
năng lượng, số lượng này sẽ được công bố vào ngày thi.
- Quy định tối thiểu: Khu dân cư nếu không đạt yêu cầu số lượng tối thiểu,
sẽ không tính điểm các khối năng lượng tại đó.
- Quy định tối đa: Khu dân cư nếu có khối năng lượng vượt số lượng tối
đa, chỉnh tính điểm các khối năng lượng theo số tối đa.
- Đối với khối năng lượng mặt trời, thí sinh chỉ được phép lấy sau khi năng
lượng được sạc đầy. Thời gian sạc đầy là 10 giây tính từ lúc bắt đầu lần thi.
- Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ 1, 2, 3 và 4. Tối thiểu mỗi nhiệm vụ
phải hoàn thành một khối. Thành viên dự thi điều khiển robot về vị trí bắt đầu
Nhiệm vụ 5. Khi bắt đầu Nhiệm vụ 5 phần cảm biến dò đường của robot được đặt
trên đường màu đen (3 cm).
* Hình ảnh các khối và cơ cấu trên sa bàn:
- Khối năng lượng gió: Quả bóng có đường kính 36mm, màu trắng.

- Nhà máy điện gió:


5

- Khối năng lượng mặt trời: Quả bóng có đường kính 36mm, màu trắng có
sọc vàng.

- Nhà máy điện mặt trời:

- Cổng an ninh: cơ cấu có thanh chắn, cổng an ninh liên tục tự động lặp lại chu
trình nâng và hạ, nâng lên trong 05 giây và hạ xuống trong 05 giây.
6

- Dốc:

- Vị trí khu dân cư:

Tại khu dân cư, cơ cấu hàng rào được đặt trên đường viền đỏ, nếu robot va chạm
và làm ngã hàng rào sẽ bị trừ điểm theo Lỗi 5, phần điểm trừ.
7

* Sa bàn thi đấu:


- Kích thước sa bàn: 1m2x2m4
- Đường đi có chiều rộng tối đa 20 cm
- Đường vạch đen rộng 3 cm
8

e. Quy chế tính điểm:

TÊN NHIỆM VỤ ĐIỂM

PHẦN ĐIỂM CỘNG

Nhiệm vụ 1:

Hoàn thành lấy 01 khối năng lượng gió +15 điểm

Nhiệm vụ 2:

Hoàn thành đem 01 khối năng lượng gió đến khu dân cư +30 điểm

Nhiệm vụ 3:

Hoàn thành lấy 01 khối năng lượng mặt trời +10 điểm

Nhiệm vụ 4:

Hoàn thành đem 01 khối năng lượng mặt trời đến khu dân cư +30 điểm

Nhiệm vụ 5:

Robot hoàn thành tìm đường về lại vị trí xuất phát 2 +20 điểm

PHẦN ĐIỂM TRỪ

Lỗi 1: 01 bánh xe di chuyển ra khỏi đường đi -02 điểm /lần

Lỗi 2: 02 bánh xe di chuyển ra khỏi đường đi: Thí sinh buộc phải -04 điểm /lần
mang Robot về vị trí xuất phát nếu 02 bánh xe di chuyển ra khỏi
đường đi.

Lỗi 3: Nếu 01 bánh xe đi chuyển ra khỏi đường đi nhưng thí sinh -06 điểm /lần
tiếp tục di chuyển không theo hiệu lệnh của trọng tài thì bắt buộc
phải mang về vị trí xuất phát và trừ 06 điểm

Lỗi 4: Va chạm vào cơ cấu cổng an ninh - 05 điểm /lần

Lỗi 5: Chạm và làm ngã các cơ cấu hàng rào - 05 điểm /hàng
rào
9

- Điểm cho phần thi là tổng điểm của cả hai thí sinh đạt được trong thời
gian thi. Sau khi hết thời gian, các đội chưa hoàn thành phần thi buộc phải dừng
lại và kết quả thi là tổng điểm đạt được trong thời gian thi.
- Đội thắng cuộc là đội có tổng điểm lớn hơn.
- Trong trường hợp bằng điểm, đội nào có thời gian hoàn thành ít hơn là
đội thắng cuộc.
- Trong trường hợp bằng điểm, bằng thời gian, đội thắng cuộc sẽ được xét
theo độ ưu tiên:
+ Hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn.
+ Vi phạm ít lỗi hơn.
+ Căn cứ vào phán quyết của ban trọng tài.
* Các trường hợp khác:
- Trong trường hợp xảy ra vấn đề về kỹ thuật chẳng hạn như Robot không
thể điều khiển được, các bộ phận Robot bị rơi ra hoặc bị hỏng, thí sinh phải
thông báo với trọng tài và được phép điều chỉnh nhưng bắt buộc mang Robot về
vị trí xuất phát đối với phần thi điều khiển hoặc mang về vị trí bắt đầu phần thi
lập trình đối với phần thi lập trình.
- Trong khi trận đấu đang diễn ra, bất cứ lúc nào trọng tài ra hiệu, thí sinh
phải dừng phần thi.
- Đội thi đấu sẽ bị loại nếu như vi phạm những điều sau đây:
+ Tự ý chạm tay vào Robot khi trận đấu đang diễn ra.
+ Không tuân thủ hiệu lệnh của trọng tài
1.4.2. Bảng B:
a. Thời gian thi đấu: Mỗi lượt thi kéo dài 07 phút
b. Xây dựng robot: Thí sinh xây dựng và chuẩn bị sẵn robot trước khi thi,
mỗi đội sẽ có 30 phút để hiệu chỉnh robot cho phù hợp với đề thi được bốc thăm.
c. Khởi động robot:
- Hiệu lệnh trọng tài là tín hiệu để bắt đầu trận đấu.
- Tất cả Robot phải đặt ở vị trí được đánh dấu trên sa bàn.
- Thí sinh điều khiển Robot phải giữ khoảng cách với sân thi đấu, không
được chạm vào sân thi đấu và các cơ cấu trên sa bàn.
d. Nhiệm vụ thi đấu:
* Nhiệm vụ tổng quát: Thí sinh điều khiển robot hoàn thành 05 nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Lấy khối năng lượng gió tại nhà máy điện gió
- Nhiệm vụ 2: Mang khối năng lượng gió đến khu dân cư
- Nhiệm vụ 3: Lấy khối năng lượng mặt trời tại nhà máy điện mặt trời
- Nhiệm vụ 4: Mang khối năng lượng mặt trời đến khu dân cư
- Nhiệm vụ 5: Robot chạy tự động tìm đường tại vị trí quy định về lại vị trí
xuất phát 2.
10

* Giải thích nhiệm vụ:


- Thí sinh được tự chọn thứ tự thực hiện các nhiệm vụ.
- Thành viên thứ nhất sẽ điều khiển robot từ vị trí xuất phát theo công bố
ngẫu nhiên tại ngày thi, thực hiện cặp nhiệm vụ 1 - 2 hoặc 3 - 4 và điều khiển
robot về vị trí xuất phát còn lại. Thành viên thứ hai sẽ điều khiển robot từ vị trí
mà thành viên thứ nhất vừa điều khiển robot về để hoàn thành cặp nhiệm vụ còn
lại. Sau đó điều khiển robot về vị trí bắt đầu Nhiệm vụ 5 và chuyển qua chế độ
lập trình để thực hiện Nhiệm vụ 5.
- Vị trí Bắt đầu Nhiệm vụ 5 sẽ được chọn ngẫu nhiên vị trí Cổng 1 hoặc vị
trí Cổng 2 tại nhà máy điện mặt trời số 2, và được công bố vào ngày thi.
- Có 01 vật cản, vị trí được công bố vào ngày thi. Thí sinh không thể chạm
hoặc di chuyển vật cản này. Nếu robot chạm hoặc làm di chuyển vị trí của vật cản
sẽ bị trừ 10 điểm.
- Khối năng lượng mặt trời được đặt ở khu vực năng lượng mặt trời, số
lượng ở mỗi vị trí sẽ được công bố vào ngày thi.
- Khối năng lượng gió được đặt ở khu vực năng lượng gió, số lượng ở
mỗi vị trí sẽ được công bố vào ngày thi.
- Khu dân cư có thể đồng thời chứa cả 02 loại khối năng lượng gió và
khối năng lượng mặt trời, được quy định về số lượng tối đa và tối thiểu của mỗi
khối năng lượng, số lượng này sẽ được công bố vào ngày thi.
- Quy định tối thiểu: khu dân cư nếu không đạt yêu cầu số lượng tối thiểu,
sẽ không tính điểm các khối năng lượng tại đó.
- Quy định tối đa: khu dân cư nếu có khối năng lượng vượt số lượng tối
đa, chỉnh tính điểm các khối năng lượng theo số tối đa.
- Đối với khối năng lượng mặt trời, thí sinh chỉ được phép lấy sau khi
năng lượng được sạc đầy. Thời gian sạc đầy là 10 giây tính từ lúc bắt đầu lần thi.
- Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ 1, 2, 3 và 4. Tối thiểu mỗi nhiệm vụ
phải hoàn thành một khối. Thành viên dự thi điều khiển robot về vị trí Bắt đầu
Nhiệm vụ 5. Khi bắt đầu Nhiệm vụ 5 phần cảm biến dò đường của robot được đặt
trên đường màu đen (3 cm).
* Hình ảnh các khối và cơ cấu trên sa bàn:
- Khối năng lượng gió: Quả bóng có đường kính 36mm, màu trắng.
11

- Cơ cấu nhà máy điện gió:

- Khối năng lượng mặt trời: Quả bóng có đường kính 36mm, màu trắng có sọc
vàng.

- Cơ cấu nhà máy điện mặt trời:


12

- Cơ cấu cổng an ninh: cơ cấu có thanh chắn. Cổng an ninh liên tục tự động
lặp lại chu trình nâng và hạ, nâng lên trong 05 giây và hạ xuống trong 05 giây.

- Cơ cấu dốc:

- Vị trí khu dân cư:


13

Tại khu dân cư, cơ cấu hàng rào được đặt trên đường viền đỏ, nếu robot va
chạm và làm ngã hàng rào sẽ bị trừ điểm theo Lỗi 5, phần điểm trừ.

- Cơ cấu vật cản:

Có hai vị trí có thể đặt cơ cấu vật cản, vị trí cụ thể sẽ được công bố vào ngày thi:
14

* Sa bàn thi đấu:


- Kích thước sa bàn: 1m2x2m4
- Đường đi có chiều rộng tối đa 20 cm
- Đường vạch đen rộng 3 cm
15

e. Quy chế tính điểm:

TÊN NHIỆM VỤ ĐIỂM

PHẦN ĐIỂM CỘNG

Nhiệm vụ 1:

Hoàn thành lấy 01 khối năng lượng gió +15 điểm

Nhiệm vụ 2:

Hoàn thành đem 01 khối năng lượng gió đến khu dân cư +30 điểm

Nhiệm vụ 3:

Hoàn thành lấy 01 khối năng lượng mặt trời +10 điểm

Nhiệm vụ 4:

Hoàn thành đem 01 khối năng lượng mặt trời đến khu dân cư +30 điểm

Nhiệm vụ 5:

Robot di chuyển đi qua được ngã tư hoặc điểm đánh dấu trên sa +05
bàn điểm/vị trí
* Lưu ý mỗi vị trí chỉ được tính điểm một lần trong suốt lượt thi
đấu

Robot hoàn thành tìm đường về vị trí xuất phát 2 +10 điểm

Robot dừng hoàn toàn trong vị trí xuất phát 2 +10 điểm

PHẦN ĐIỂM TRỪ

Lỗi 1: 01 bánh xe di chuyển ra khỏi đường đi -02 điểm


/lần

Lỗi 2: 02 bánh xe di chuyển ra khỏi đường đi: Thí sinh buộc phải -04 điểm
mang Robot về vị trí xuất phát nếu 02 bánh xe di chuyển ra khỏi /lần
đường đi.
16

Lỗi 3: Nếu 01 bánh xe đi chuyển ra khỏi đường đi nhưng thí -06 điểm
sinh tiếp tục di chuyển không theo hiệu lệnh của trọng tài thì bắt /lần
buộc phải mang về vị trí xuất phát và trừ 06 điểm

Lỗi 4: Va chạm vào cơ cấu cổng an ninh - 05 điểm


/lần

Lỗi 5: Chạm và làm ngã các hàng rào bao quanh cơ cấu - 05 điểm
/hàng rào

Lỗi 6: Chạm hoặc làm di chuyển vị trí của vật cản - 10 điểm
- Điểm cho phần thi là tổng điểm thí sinh đạt được trong thời gian 06 phút.
Sau khi hết thời gian, các đội chưa hoàn thành phần thi buộc phải dừng lại và kết
quả thi là tổng điểm đạt được trong thời gian 06 phút.
- Đội thắng cuộc là đội có tổng điểm lớn hơn.
- Trong trường hợp bằng điểm, đội nào có thời gian hoàn thành ít hơn là
đội thắng cuộc.
- Trong trường hợp bằng điểm, bằng thời gian, đội thắng cuộc sẽ được xét
theo độ ưu tiên:
- Hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn.
- Vi phạm ít lỗi hơn.
- Căn cứ vào phán quyết của ban trọng tài.
* Các trường hợp khác:
- Trong trường hợp xảy ra vấn đề về kỹ thuật chẳng hạn như Robot không
thể điều khiển được, các bộ phận Robot bị rơi ra hoặc bị hỏng, thí sinh phải thông
báo với trọng tài và được phép điều chỉnh nhưng bắt buộc mang Robot về vị trí
xuất phát đối với phần thi điều khiển hoặc mang về vị trí bắt đầu phần thi lập trình
đối với phần thi lập trình.
- Trong khi trận đấu đang diễn ra, bất cứ lúc nào trọng tài ra hiệu, thí sinh
phải dừng phần thi.
- Đội thi đấu sẽ bị loại nếu như vi phạm những điều sau đây:
- Tự ý chạm tay vào Robot khi trận đấu đang diễn ra.
- Không tuân thủ hiệu lệnh của trọng tài.
1.4.3. Bảng C:
a. Thời gian thi đấu: Mỗi lượt thi kéo dài 08 phút
b. Xây dựng robot: Thí sinh xây dựng và chuẩn bị sẵn robot trước khi thi,
mỗi đội sẽ có 30 phút để hiệu chỉnh robot cho phù hợp với đề thi được bốc thăm.
c. Khởi động robot:
- Hiệu lệnh trọng tài là tín hiệu để bắt đầu trận đấu.
- Tất cả Robot phải đặt ở vị trí bắt đầu trên sa bàn.
d. Nhiệm vụ thi đấu:
* Nhiệm vụ tổng quát: thí sinh lập trình robot hoàn thành 03 nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 1: Lấy khối vật liệu tại trạm vật liệu
17

- Nhiệm vụ 2: Vận chuyển vật liệu đến các đảo


- Nhiệm vụ 3: Di chuyển về vị trí xuất phát.
* Giải thích nhiệm vụ:
- Vị trí của trạm vật liệu được đặt cố định trên sa bàn.
- Số lượng khối vật liệu tại trạm vật liệu được công bố vào ngày thi.
- 06 Vị trí của đảo được quy định trên sa bàn. Điểm số khi đưa khối vật
liệu đến nơi và số lượng khối vật liệu tối đa sẽ khác nhau giữa các đảo và được
công bố vào ngày thi.
- Ở các vị trí đảo là nơi đặt các cơ cấu đường biên, 01 - Đảo Thổ Chu và
06 - Quần đảo Trường Sa luôn được đặt cơ cấu đường biên. 02 - Đảo Phú Quốc,
03 - Đảo Lý Sơn, 04 - Quần đảo Hoàng Sa, 05 - Đảo Phú Quý có thể có hoặc
không có cơ cấu đường biên và sẽ được công bố vào ngày thi.
- Tại Nhiệm vụ 2, khối vật liệu chỉ được xem là hợp lệ và được tính điểm
khi:
- Khối vật liệu nằm hoàn toàn trong một vị trí đảo/quần đảo.
- Khối vật liệu không rời khỏi phạm vi sa bàn 1m2 x 2m4.
- Nhiệm vụ 03 chỉ được tính điểm khi hoàn thành vận chuyển ít nhất 01
khối vật liệu tại Nhiệm vụ 02 và Robot phải dừng hoàn toàn trong vị trí xuất phát.
* Hình ảnh các khối và cơ cấu trên sa bàn:
- Khối vật liệu: Khối ngũ giác đều có kích thước DxRxC (19.5mm x
18.5mm x 16mm)
18

- Cơ cấu trạm vật liệu:

- Đảo: Xem hình ảnh ở sa bàn, đường viền màu đỏ ở các vị trí đảo là nơi
đặt các cơ cấu đường biên.
- Cơ cấu đường biên:
19

* Sa bàn thi đấu:


- Kích thước sa bàn: 1m2x2m4
- Đường đi có chiều rộng tối đa 20 cm
- Đường vạch đen rộng 3 cm
20

e. Quy chế tính điểm:


TÊN NHIỆM VỤ ĐIỂM
PHẦN CỘNG ĐIỂM
Nhiệm vụ 1:
Hoàn thành lấy 01 vật liệu tại trạm vật liệu +10 điểm
Nhiệm vụ 2:
Vận chuyển thành công 01 vật liệu đến 01 - Đảo Thổ Chu +20 điểm
Vận chuyển thành công 01 vật liệu đến 02 - Đảo Phú Quốc +25 điểm
Vận chuyển thành công 01 vật liệu đến 03 - Đảo Lý Sơn +30 điểm
Vận chuyển thành công 01 vật liệu đến 04 - Quần đảo Hoàng Sa +30 điểm
Vận chuyển thành công 01 vật liệu đến 05 - Đảo Phú Quý +25 điểm
Vận chuyển thành công 01 vật liệu đến 06 - Quần đảo Trường +20 điểm
Sa
Robot di chuyển đi qua được ngã tư hoặc điểm đánh dấu trên sa +05 điểm/vị
bàn trí
* Lưu ý mỗi vị trí chỉ được tính điểm một lần trong suốt lượt thi
đấu
Nhiệm vụ 3:
Robot hoàn thành tìm đường về vị trí xuất phát +10 điểm
Robot dừng hoàn toàn trong vị trí xuất phát +10 điểm
PHẦN TRỪ ĐIỂM
Lỗi : Chạm và làm ngã các hàng rào bao quanh cơ cấu - 05 điểm
/hàng rào

- Điểm cho phần thi là tổng điểm thí sinh đạt được trong thời gian 08 phút.
Sau khi hết thời gian, các đội chưa hoàn thành phần thi buộc phải dừng lại và kết
quả thi là tổng điểm đạt được trong thời gian 08 phút.
- Đội thắng cuộc là đội có tổng điểm lớn hơn.
- Trong trường hợp bằng điểm, đội nào có thời gian hoàn thành ít hơn là
đội thắng cuộc.
- Trong trường hợp bằng điểm, bằng thời gian, đội thắng cuộc sẽ được xét
theo độ ưu tiên:
21

- Hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn.


- Vi phạm ít lỗi hơn.
- Căn cứ vào phán quyết của ban trọng tài.
* Các trường hợp khác:
- Trong trường hợp xảy ra vấn đề về kỹ thuật ví dụ như Robot không di
chuyển hoặc di chuyển sai, các bộ phận Robot bị rơi ra hoặc bị hỏng, thí sinh phải
thông báo với trọng tài và được phép điều chỉnh nhưng bắt buộc mang Robot về
vị trí xuất phát để bắt đầu lại.
- Trong khi trận đấu đang diễn ra, bất cứ lúc nào trọng tài ra hiệu, thí sinh
phải dừng phần thi.
- Đội thi đấu sẽ bị loại nếu như vi phạm những điều sau đây:
- Tự ý chạm tay vào Robot khi trận đấu đang diễn ra.
- Không tuân thủ hiệu lệnh của trọng tài

2. Bảng D:
2.1. Nội dung:
- Các đội dự thi sẽ lên ý tưởng và thực hiện dự án theo chủ đề cuộc thi bằng
việc sử dụng bộ não G-Robot Creator và các linh kiện điện tử, mạch điện, các
mạch vi điều khiển có khả năng lập trình khác.
- Không giới hạn số lượng linh kiện và thiết bị điện tử. Lưu ý sử dụng tối
thiểu 01 bộ não G-Robot Creator.

2.2. Hình thức:


- Vòng sơ loại: thí sinh tham gia phỏng vấn trực tuyến để trình bày ý tưởng
dự án với huấn luyện viên. Huấn luyện viên sẽ lựa chọn ra 20 dự án có ý tưởng
tốt nhất để hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện sản phẩm dự thi vòng chung kết (số lượng
có thể thay đổi dựa vào tình hình thực tế).
- Vòng chung kết: thí sinh có thời gian 03 tiếng hiệu chỉnh và hoàn thiện
sản phẩm cùng huấn luyện viên. Sau đó, thí sinh sẽ trình bày, giới thiệu sản phẩm
của mình với Ban giám khảo.

2.3. Tiêu chí đánh giá:


a. Vòng sơ loại:

Tiêu chí Điểm


Khả năng sáng tạo:
- Sản phẩm thể hiện khả năng sáng tạo, tính mới và nét độc đáo;
40
- Có vận dụng sáng tạo kiến thức được học vào việc thực hiện
sản phẩm.
Nội dung sản phẩm:
- Mục tiêu của sản phẩm được xác định rõ ràng. 60
- Ý tưởng có tính khả thi và có khả năng ứng dụng.
22

b. Vòng chung kết:


Tiêu chí Điểm
Khả năng sáng tạo:
- Sản phẩm thể hiện khả năng sáng tạo, tính mới và nét độc đáo;
20
- Có vận dụng sáng tạo kiến thức được học vào việc thực hiện
sản phẩm.
Nội dung sản phẩm:
- Mục tiêu của sản phẩm được xác định rõ ràng.
30
- Sản phẩm có tính khả thi và có khả năng ứng dụng.
- Sản phẩm đã được thử nghiệm sử dụng trong điều kiện thực tế.
Kỹ năng:
- Sản phẩm đẹp, độc đáo, chỉn chu về mặt hình thức. 20
- Sản phẩm hoạt động tốt.
Thuyết trình:
- Thí sinh/nhóm thí sinh trình bày, giải thích rõ ràng mục đích,
tính mới, nguyên lý hoạt động và hướng phát triển của sản phẩm.
- Kỹ năng diễn đạt, thuyết trình: tự tin, thoải mái, không thuộc 30
lòng.
- Phần thuyết trình đầy đủ nội dung và đảm bảo thời gian thuyết
trình tối đa 05 phút.

** Lưu ý: Tùy vào tình hình thực tế, ban tổ chức có thể điều chỉnh thể lệ và sẽ
thông báo cho các đội bằng văn bản.

Điều 3. HỒ SƠ DỰ THI
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của đơn vị (mẫu số 1);
- Bản thuyết minh ý tưởng dự án đối với thí sinh dự thi bảng D. Bản thuyết
minh phải nêu rõ ý tưởng sáng tạo, phương pháp, vật liệu chế tạo, cách sử dụng
vận hành, tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng (mẫu số 02);
- Thí sinh đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến theo cá nhân hoặc đơn vị
(Trường, Quận, Huyện, Thành Đoàn) tại: https://bit.ly/dangkyMYOR2024.

Điều 4. THÔNG TIN LIÊN HỆ


Kế hoạch, thể lệ của cuộc thi được đăng trên các trang thông tin điện tử sau:
• Website Thành Đoàn: www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn
• Website Trung tâm Phát triển KH & CN Trẻ: www.khoahoctre.com.vn
Để biết thêm thông tin về cuộc thi liên hệ:
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ
Lầu 3, Số 01, Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến nghé, Quận 1, TP. HCM
Điện thoại: (028) 73087 007
Email: khoahoctre@gmail.com; Website: www.khoahoctre.com.vn
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

You might also like