Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Chương 8

TRUYỀN ĐỘNG TRỤC VÍT - BÁNH VÍT (TRỤC VÍT)

8.1. KHÁI NIỆM CHUNG

8.1.1. Ưu nhược điểm, phân loại và phạm vi sử dụng

Bộ truyền trục vít - bánh vít thường dùng để truyền giữa 2 trục chéo
nhau trong không gian, thường là chéo nhau dưới 1 góc 900.

a. Ưu điểm

- Có thể truyền được tỷ số truyền lớn (i = 8 - 100);

- Làm việc êm dịu;

- Có khả năng tự hãm cao.

b. Nhược điểm

- Hiệu suất thấp, bộ truyền bị đốt nóng cao;

- Cần dùng các vật liệu giảm ma sát đắt tiền để chế tạo bánh vít.
c. Phân loại

+ Theo hình dạng mặt bao ngoài của trục vít:

- Truyền động trục vít trụ (thường gặp);

- Truyền động trục vít lõm.

a) b)
Hình 8.1. a) Trục vít trụ; b) Trục vít lõm
+ Theo Prôfin răng trục vít:

- Trục vít Acsimét (thường gặp);

- Trục vít Cônvôluýt;

- Trục vít thân khai.

d. Phạm vi sử dụng

Truyền động trục vít thường dùng trong các trường hợp công suất
nhỏ hoặc trung bình (dưới 60kW), cần có tỷ số truyền lớn
8.1.2. Các thông số hình học chính
Xét trường hợp thường gặp là trục vít Acsimét (nhv):

- Góc Prôfin răng , góc  tiêu chuẩn bằng 200;


- Bước răng của trục vít t, cũng là bước răng của bánh vít;
- Môđun dọc của trục vít m, cũng là môđun ngang của bánh vít:

t
m (8.1)

Trị số môđun được tiêu chuẩn hoá theo 2 dãy (bảng 8.1);
- Hệ số đường kính của trục vít q:

d1
q (8.2)
m
Trong đó: d1 là đường kính mặt trụ chia của trục vít;

- Bước của đường xoắn ốc răng trục vít S:

S  Z1 .t (8.3)

Trong đó: Z1 là số đầu mối của trục vít, Z1 = 1 - 4

- Góc nâng của đường xoắn ốc của trục vít λ:

S m.Z1 Z1
tg    (8.4)
.d1 q.m q
- Đường kính vòng tròn đầu răng và chân răng trục vít (trường hợp không
dịch chỉnh):

d e1  d1  2m
(8.5)
d i1  d1  2,4m
- Chiều dài phần ren trục vít:

L  (11  0,076Z2 )m khi Z1 = 1 - 2;

L  (12,5  0,09Z2 )m khi Z1 = 3 - 4.

Trong đó: Z2 là số răng bánh vít; thường Z2 >= 28 răng để tránh hiện tượng
cắt chân răng.

- Góc nghiêng của răng bánh vít :  = ;


- Đường kính vòng tròn chia của bánh vít d2:

d 2  m.Z2 (8.6)

- Khoảng cách giữa 2 trục:

d1  d 2 m(q  Z2 )
A  (8.7)
2 2
- Bề rộng B của bánh vít được chọn để đảm bảo góc tiếp xúc:

B  0,75.d e1 khi Z1 = 1 - 2
(8.8)
B  0,67.d e1 khi Z1 = 3 - 4
8.1.3. Độ chính xác chế tạo
Với các bộ truyền thông thường chỉ dùng cấp chính xác 7-9 (bảng 8-
3). Các bộ truyền cần có yêu cầu chính xác về động học cao dùng cấp chính
xác 3 - 6.

-------------*****-------------
8.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN TRỤC VÍT

8.2.1. Tỷ số truyền
Khi trục vít quay được một vòng thì 1 điểm trên vòng lăn bánh vít di
chuyển được một khoảng bằng bước S của đường xoắn ốc của răng trục vít,
nghĩa bánh vít quay được S/πd2.

Tỷ số truyền:

n1 1 Z
i   2 (8.9)
n2 S Z1
d 2
Mặt khác S = πd1.tgλ nên ta có:
d2
i
d1 .tg (8.10)

Thông thường i = 10 - 60, với các cơ cấu truyền động khác như các
thang chia độ, các dụng cụ đo… có thể gặp i đến 300 hoặc hơn.
8.2.2. Vận tốc trượt

Vận tốc vòng của trục vít:

.d1 .n1
v1  ( m / s)
60.1000
Vận tốc vòng của bánh vít:
.d 2 .n 2
v2  ( m / s)
60.1000
Như vậy vận tốc vòng trên trục vít và bánh vít là không bằng nhau và
có phương chéo nhau bằng góc giữa chéo nhau giữa 2 trục. Do đó khi làm
việc ren của trục vít trượt doc theo răng bánh vít. Vận tốc trượt vt có phương
tiếp tuyến với đường xoắn ốc của răng trục vít.
v1 .d1 .n1
vt  v  v 
2 2
 ( m / s)
cos  60.1000. cos 
1 2

Với bộ truyền không dịch chỉnh:

Z1
d1  m.q; tg  ; cos  
1

q
q 1  tg 2  Z12  q 2

m.n
Do đó: vt  . Z12  q 2 (m / s) (8-11)
19100
Góc nâng λ thường nhỏ hơn 300 do đó vận tốc trượt vt luôn lớn hơn vận tốc
vòng, không thuận lợi cho việc hình thành thành màng dầu bôi trơn: đây chính
là nguyên nhân làm giảm hiệu suất, gây mòn và dính răng.
8.2.3. Lực tác dụng trong truyền động trục vít

Lực ăn khớp trong truyền động trục vít chia ra làm 3 thành phần (nhv):

- Lực vòng trên trục vít bằng lực dọc trục trên bánh vít:

2M1
P1  S2  (8.12)
d1
- Lực hướng tâm:

T1  T. 2  P2 .tg (8.13)

- Lực dọc trục bằng lực vòng trên bánh vít:

2M 2
S1  P2  (8.14)
d2
Trong đó: M1 là mômen xoắn trên trục trục vít;
M2 là mômen xoắn trên trục bánh vít: M 2  M1 .i.
8.2.4. Các dạng hư hỏng chính
a. Hiện tượng dính và mòn

Vận tốc trượt lớn và phương của vận tốc trượt không thuận lợi cho việc
hình thành màng dầu bôi trơn nên răng trục vít và răng bánh vít tiếp xúc trực tiếp
gây ra hiện tượng dính và mòn xảy ra nhiều hơn.

Khi vật liệu làm răng bánh vít tương đối cứng (đồng thanh, đồng thanh
sắt nhôm, gang…), hiện tượng dính xảy ra rất nguy hiểm. Kim loại răng bánh vít
sẽ dính vào răng trục vít làm bề bặt răng trục vít bị sần sùi và mài mòn bề mặt
răng bánh vít. Khi bánh vít làm bằng vật liệu tương đối mềm (đồng thanh thiếc),
hiện tượng dính ít nguy hiểm hơn.

Hiện tượng mòn xảy ra nhiều khi dầu bôi trơn bị bẩn.
b. Hiện tượng tróc rỗ bề mặt

Chỉ xảy ra ở các bánh vít bằng đồng thanh có sức bền chống dính
tương đối cao.

Truyền động trục vít được tính toán theo sức bền tiếp xúc và kiểm tra lại
theo sức bền uốn.

Với bộ truyền có vận tốc trượt nhỏ thường được tính theo sức bền uốn.

Ngoài ra cần kiểm tra độ cứng của trục vít.


8.2.5. Tính bộ truyền trục vít theo sức bền tiếp xúc

Xét trong trường hợp thông dụng nhất là truyền động trục vít Acsimet.

Tương tự như bánh răng, điều kiện bền tiếp xúc được xác định theo công thức Hec:

 tx
q.E td
 tx  0,418. (8.15)
 td

Kết quả cho trong công thức:

2
 Z2   512000  N 2
A    13  .

(8.16)
 q   tx .Z2 / q  n 2
Trong trường hợp trục vít làm bằng thép, bánh vít làm bằng gang hoặc
đồng thanh, ta có: E1 = 2,15.105 N/mm2; E2 = 0,9.105 N/mm2; lấy  = 200;
2 = 1000; εs = 1,82; K = 0,75; λ = 100, ta được:

3
512000  Z 2 / q  1  N 2
 tx    .  tx
Z2 / q  A  n2

2
 Z2   512000  N 2
Hay A    13  .

(8.16)
 q   tx .Z2 / q  n 2
8.3. TÍNH TOÁN NHIỆT

Do ma sát lớn, nhiệt độ dầu bôi trơn cao làm giảm độ nhớt của dầu và
không hình thành màng dầu bôi trơn nên các răng tiếp xúc trực tiếp và gây ra
dính răng. Để tránh bộ truyền truyền bị đốt nóng cần tiến hành tính toán nhiệt:
Từ điều kiện cân bằng nhiệt:

1000(1  ) N t  K T (T  T0 )(1  )F (8.18)

Trong đó: KT - hệ số toả nhiệt;

F- diện tích tiết diện toả nhiệt;

- hệ số xét đến sự thoát nhiệt qua đáy hộp xuống bệ máy;

T- nhiệt dầu bôi trơn; T0 - nhiệt độ môi trường.

1000(1  ) N t
Từ đó ta có: T  T0  T  (8.19)
K T .(1   )F
8.4. KẾT CẤU, VẬT LIỆU CHẾ TẠO VÀ ỨNG SUẤT CHO PHÉP

a. Kết cấu

b. Vật liệu

Trục vít: thép Cacbon hoặc thép hợp kim.

Bánh vít: gang, hợp kim đồng.

c. Ứng suất cho phép (Tra sổ tay)

You might also like