Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA MARKETING
-----□□□□-----

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: MARKETING CĂN BẢN

CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA DÒNG SẢN PHẨM


XE TAY GA HONDA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
GVHD: Th.S Huỳnh Văn Khải
Lớp học phần: MKMA1104_14
Nhóm: 01
Thành viên: Nguyễn Duy Khánh - 11233294
Đoàn Thị Chúc An - 11233265
Nguyễn Thị Linh Chi - 11233273
Ngô Thị Thu Hà - 11233279
Nguyễn Huy Hoàng - 11233287
Nguyễn Ngọc Mai - 11233302
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh - 11233318
Trần Thị Yến Nhi – 11233127
Nguyễn Thị Thu Thủy - 11233326

HÀ NỘI - 2024
Bảng phân công nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành công việc
STT Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ
hoàn thành
1 Nguyễn Duy Khánh Trưởng nhóm, phân công Hoàn thành
nhiệm vụ, nhận xét, làm
thuyết trình.
2 Đoàn Thị Chúc An Thành viên, làm nội dung, Hoàn thành
nhận xét, chỉnh sửa.
3 Nguyễn Thị Linh Chi Thành viên, làm nội dung, Hoàn thành
nhận xét, chỉnh sửa.
4 Ngô Thị Thu Hà Thành viên, làm nội dung, Hoàn thành
nhận xét, chỉnh sửa.
5 Nguyễn Huy Hoàng Thành viên, làm nội dung, Hoàn thành
nhận xét, chỉnh sửa.
6 Nguyễn Ngọc Mai Thành viên, làm nội dung, Hoàn thành
nhận xét, chỉnh sửa.
7 Nguyễn Thị Thuý Quỳnh Thành viên, làm nội dung, Hoàn thành
nhận xét, chỉnh sửa.
8 Trần Thị Yến Nhi Thành viên, làm nội dung, Hoàn thành
nhận xét, chỉnh sửa.
9 Nguyễn Thị Thu Thuỷ Thành viên, làm nội dung, Hoàn thành
nhận xét, chỉnh sửa.
MỤC LỤC
Bảng phân công nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành công việc...........................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH TRONG BÀI.........................................................................iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG BÀI...............................................................iv
DANH MỤC BẢNG TRONG BÀI..................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................................2
1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG MARKETING.................................................................2
2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG........................................................................................................................2
3. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG.......................3
3.1. Phân đoạn thị trường...................................................................................................3
3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu.....................................................................................3
3.3. Định vị thị trường.......................................................................................................3
4. PHÂN TÍCH MARKETING............................................................................................4
5. QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ BÁN..........................................................................................4
B. NỘI DUNG.....................................................................................................................5
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XE MÁY, CÔNG TY HONDA VIỆT
NAM VÀ DÒNG SẢN PHẨM XE TAY GA HONDA....................................................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XE MÁY VIỆT NAM..........................................5
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HONDA VIỆT NAM..................................................5
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Honda Việt Nam:.................................5
1.2.2. Đóng góp xã hội, mục tiêu hoạt động, tầm nhìn và sứ mệnh..................................6
1.3. TỔNG QUAN VỀ DÒNG SẢN PHẨM XE TAY GA HONDA VIỆT NAM.............7
Phần 2: MÔI TRƯỜNG MARKETING VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI MUA XE TAY GA HONDA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG...........................9
2.1. MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ........................................................................9
2.1.1. Môi trường nhân khẩu học.......................................................................................9
2.1.2. Môi trường kinh tế.................................................................................................10
2.1.3. Môi trường công nghệ...........................................................................................11
2.1.4. Môi trường tự nhiên...............................................................................................12
2.1.5. Môi trường chính trị, pháp luật..............................................................................12
2.1.6. Môi trường văn hóa...............................................................................................13
2.1.7. Cơ sở hạ tầng.........................................................................................................13
2.2. MÔI TRƯỜNG MARKETING VI MÔ......................................................................15
2.2.1. Các yếu tố bên trong công ty.................................................................................15
ii
2.2.2. Các yếu tố bên ngoài công ty.................................................................................16
2.3. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA XE TAY GA
HONDA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG...............................................................................19
2.3.1. Các nhân tố thuộc về văn hóa................................................................................19
2.3.2. Các nhân tố thuộc về xã hội...................................................................................20
2.3.3. Các nhân tố thuộc về bản thân...............................................................................21
2.3.4. Các nhân tố thuộc về tâm lý...................................................................................22
2.4. PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÁC DÒNG XE TAY GA HONDA..............................23
Phần 3: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ
ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG CHO XE TAY GA HONDA................................................25
3.1. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG....................................................................................25
3.2. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC
TIÊU CHO DÒNG SẢN PHẨM XE TAY GA HONDA..................................................25
3.2.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu cho dòng sản phẩm xe tay ga Honda.....................25
3.1.3. Chân dung khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm xe tay ga Honda.................27
3.3. ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG CHO XE TAY GA HONDA.............................................27
............................................................................................................................................27
Phần 4: CHIẾN LƯỢC GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XE TAY GA HONDA.............28
4.1. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ CỦA XE
TAY GA HONDA..............................................................................................................28
4.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.....................................................................28
4.1.2. Các nhân tố bên ngoài............................................................................................29
4.2. XÁC ĐỊNH MỨC GIÁ CƠ BẢN...............................................................................32
4.3. CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA XE TAY GA HONDA.....................................................36
4.3.1. Chiến lược giá “hớt váng” ....................................................................................36
4.3.2. Chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm..................................................36
4.3.3. Chiến lược điều chỉnh mức giá cơ bản..................................................................37
4.4. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC GIÁ CHO DÒNG XE TAY GA HONDA......................38
LỜI KẾT...........................................................................................................................40
DANH MỤC NGUỒN THAM KHẢO...........................................................................41

iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH TRONG BÀI
Hình 1.1. Slogan của Honda.................................................................................................6
Hình 1.2. Chiến dịch nhận thức về ATGT...........................................................................6
Hình 2.1: Tháp dân số Việt Nam năm 2021.........................................................................9
Hình 2.2: Xe máy 10 năm trước.........................................................................................11
Hình 2.3: Xe máy hiện đại..................................................................................................11
Hình 2.4: Smart Key...........................................................................................................11
Hình 2.5: Kết nối Bluetooth...............................................................................................11
Hình 2.6. Hệ thống đường quốc lộ.....................................................................................14
Hình 2.7. Cầu vượt Ngã Tư Sở - Hà Nội............................................................................14
Hình 2.8. Nhà “siêu ngõ” – Hồ Chí Minh..........................................................................14
Hình 2.9. Tháp nhu cầu Maslow........................................................................................21

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG BÀI


Biểu đồ 2.1. So sánh GDP bình quân đầu người tại Việt Nam (2006-2022).....................10
Biểu đồ 2.2. So sánh thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn (2002-2021).........10
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc vận hành của Honda Việt Nam ..........................................................15
Sơ đồ 3.1. Định vị các dòng xe tay ga Honda....................................................................27

DANH MỤC BẢNG TRONG BÀI


Bảng 1.1. Năm dòng xe tay ga hiện nay của Honda Việt Nam............................................7
Bảng 2.1. So sánh giá bán xe tay ga Honda và Yamaha....................................................16
Bảng 2.2. Phân tích SWOT của các dòng xe tay ga Honda...............................................23
Bảng 3.1. Phân đoạn thị trường xe máy tại Việt Nam........................................................25
Bảng 3.2. Điểm mạnh, điểm yếu của xe tay ga Honda trên từng phân khúc thị trường....26
Bảng 4.1. Bảng so sánh giá và sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.................................34
Bảng 4.2. Bảng giá bán của xe SH 150 ABS 2019............................................................36
Bảng 4.3. Bảng giá xe Honda Vision và Air Blade 2024...................................................37
Bảng 4.4. Bảng giá lăn bánh Honda Vision 2023..............................................................37

iv
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, xe tay ga được xem là phương tiện giao thông phổ biến, cơ động và thuận
tiện nhất đối với hệ thống giao thông của Việt Nam. Trong những năm trở lại đây, khi nền
kinh tế Việt Nam tăng trưởng không ngừng và đời sống của người dân vì thế được nâng
cao thì nhu cầu sử dụng xe tay ga cũng tăng lên theo đó. Không chỉ là một phương tiện đi
lại thông thường mà xe tay ga còn giúp nâng cao giá trị của người sử dụng nó, đi kèm là
nhiều tính năng hiện đại và phải tiết kiệm nhiên liệu - một trong những tiêu chí hàng đầu
khi lựa chọn xe máy trong thời buổi giá xăng tăng cao. Với một chiếc xe tay ga bạn có thể
sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: đi làm, đi chơi,... và người Việt Nam đã có thói
quen sử dụng xe tay ga đi lại trong khoảng cách gần, thường xuyên. Bất cứ ai cũng có thể
sở hữu một chiếc xe tay ga trong khi đó ô tô vẫn nằm ngoài khả năng tài chính của nhiều
người dân.
Nắm bắt được nhu cầu thị trường, hiểu rõ xe tay ga là phương tiện đi lại quan trọng,
chủ yếu tại nước ta, Honda Việt Nam - công ty sản xuất xe máy đầu tiên có mặt tại Việt
Nam đã và đang không ngừng cải tiến cho ra những dòng sản phẩm xe tay ga mới, đáp
ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có không ít các
hãng sản xuất xe tay ga cạnh tranh khốc liệt với xe tay ga Honda: Yamaha, Suziki,
SYM,... Với các sản phẩm chất lượng bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, xe tay ga Honda đã
nhanh chóng chiếm được niềm tin và sự ưa chuộng của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Bằng chứng là hiện nay Honda là thương hiệu xe máy chiếm hơn 80% thị phần xe máy
của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua công ty Honda Việt Nam đã gây ra không ít
tranh cãi khi đã để xảy ra hiện tượng giá xe tay ga Honda ở các đại lý ủy nhiệm (HEAD)
cao hơn nhiều so với giá niêm yết. Nhiều ý kiến, lí do được đưa ra bàn luận song đâu mới
chính là nguyên nhân cuối cùng gây nên hiện tượng trên? Liệu có phải do chính sách để
các HEAD tự quyết định giá bán của Honda Việt Nam?

1
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG MARKETING
Môi trường marketing là tập hợp tất cả các chủ thể, lực lượng bên trong và bên
ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định marketing của công ty không thể khống chế được
và chúng thường xuyên tác động (ảnh hưởng) tốt hoặc không tốt tới các quyết định
marketing của công ty.
Căn cứ vào phạm vi tác động, người ta chia môi trường marketing ra thành hai loại:
Môi trường marketing vi mô và môi trường marketing vĩ mô. Môi trường marketing vi
mô là những lực lượng, những yếu tố tác động trực tiếp đến từng công ty và khả năng
thỏa mãn nhu cầu khách hàng của nó. Những lực lượng này gồm có: Các yếu tố bên trong
công ty (mục tiêu, các bộ phận chức năng, nguồn lực, công nghệ, mối quan hệ, …) và các
yếu tố bên ngoài công ty (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, các trung gian
marketing, công chúng trực tiếp, …). Các yếu tố kể trên có thể được kiểm soát bởi bộ
phận marketing của công ty. Môi trường marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình
diện xã hội rộng lớn tác động đến toàn bộ môi trường marketing vi mô và quyết định
marketing của các doanh nghiệp trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Những lực lượng này gồm có: Môi trường nhân khẩu học, môi trường kinh tế,
môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ, môi trường chính trị - luật pháp, môi trường
văn hóa, … Một doanh nghiệp cụ thể không thể kiểm soát toàn bộ được các yếu tố này.
* Ba cấp độ cạnh tranh trong kinh doanh:
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những công ty cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm
giống như bạn trong cùng khu vực địa lý, nhắm đến cùng một đối tượng và phục vụ cùng
một nhu cầu của khách hàng.
+ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là đối thủ cung cấp các sản phẩm không giống nhau
nhưng có thể đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng hoặc giải quyết cùng một vấn đề.
+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong lĩnh vực
của bạn hoặc mới xuất hiện nhưng chưa cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nào cho thị
trường.

2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG
Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người mua được tập hợp thành bốn
nhóm chính: những nhân tố văn hoá, những nhân tố mang tính chất xã hội, những nhân tố
mang tính chất cá nhân, những nhân tố tâm lý. Các nhân tố văn hóa luôn được đánh giá
là có ảnh hưởng sâu rộng đến hành vi mua. Văn hóa là lực lượng cơ bản đầu tiên biến nhu
2
cầu tự nhiên của con người thành ước muốn. Các yếu tố văn hóa bao gồm: nền văn hóa,
nhánh văn hóa, sự hội nhập và biến đổi văn hóa. Hành vi mua của người tiêu dùng còn
được quy định bởi những yếu tố mang tính chất xã hội như: giai tầng xã hội, các nhóm
tham khảo, vai trò và địa vị xã hội. Đặc tính cá nhân là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến quyết định mua của người tiêu dùng. Các đặc tính cá nhân marketing cần
quan tâm gồm: tuổi tác và vòng đời, hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp, lối sống, nhân cách
và sự tự quan niệm về bản thân. Những yếu tố tâm lý là những tác nhân bên trong người
tiêu dùng thúc đẩy hoặc kìm hãm hành vi của họ. Hành vi của con người chịu ảnh hưởng
rất lớn của bốn yếu tố tâm lý cơ bản: động cơ, nhận thức, niềm tin và thái độ.
3. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG
3.1. Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm
nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và đặc điểm trong hành
vi. Đoạn thị trường là một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể có đòi hỏi như
nhau đối với một tập hợp các kích thích marketing.
Yêu cầu của phân đoạn thị trường: Xác định được đoạn thị trường hiệu quả - tức
là xác định các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu và
ước muốn của họ, đồng thời có số lượng đủ lớn để tạo ra khối lượng tiền thu lớn hơn khối
lượng tiền chi cho những nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Marketing thường dùng bốn cơ sở chính để phân đoạn thị trường gồm: địa lý,
nhân khẩu, tâm lý và hành vi. Các cơ sở này đều là gốc để tạo nên sự khác biệt về nhu
cầu, ước muốn và các đặc điểm về hành vi và những đòi hỏi về marketing riêng. Mỗi cơ
sở đều chứa nhiều tiêu thức cụ thể phản ánh những đặc điểm của đoạn thị trường.
3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là một hoặc vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và
quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của
mình. Đánh giá các thị trường người ta dựa vào ba tiêu chuẩn cơ bản: quy mô và sự tăng
trưởng, sức hấp dẫn của cơ cấu thị trường, mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp. Lựa
chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn thị trường được coi là hấp dẫn với doanh nghiệp,
có khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, đồng thời các hoạt động marketing của doanh
nghiệp cũng phải tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu kinh
doanh đã định. Có năm phương án lựa chọn thị trường mục tiêu, bao gồm: Chọn một
thị trường duy nhất, chuyên môn hóa tuyển chọn, chuyên môn hóa theo đặc tính thị
trường, chuyên môn hóa đặc tính sản phẩm, bao phủ thị trường.
3.3. Định vị thị trường
Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm
3
một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Định vị thị trường trải
qua hai bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu theo yêu
cầu của marketing.
+ Bước 2: Vẽ bản đồ định vị, đánh giá thực trạng của những định vị hiện có trên thị
trường và xác định vị thế cho sản phẩm theo biểu đồ đó.
4. PHÂN TÍCH MARKETING
Phân tích marketing là phân tích toàn diện bối cảnh bên trong và bên ngoài công ty
để từ đó các nhà quản trị dự đoán toàn diện các môi trường marketing có liên quan đến
sản phẩm và đưa ra các chiến lược marketing cụ thể. Phương pháp phân tích này được gọi
là phân tích SWOT, trong đó:
+ S (Strengths): là những điểm mạnh về năng lực và nguồn lực bên trong công ty tạo
ra để giúp công ty phục vụ khách hàng và đạt các mục tiêu của mình
+ W (Weaknesses): là những điểm yếu bên trong tạo ra bất lợi cho công ty trong
việc cạnh tranh phục vụ khách hàng và hoàn thành các mục tiêu đề ra.
+ O (Opportunities): là những yếu tố hoặc những xu hướng thuận lợi từ môi trường
bên ngoài mà công ty có thể tận dụng để biến thành lợi thế cho công ty.
+ T (Threats): là những yếu tố không thuận lợi có thể tạo ra những cản trở cho hoạt
động của công ty.
5. QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ BÁN
Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá: các nhân tố bên trong doanh
nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Xác định mức giá cơ bản cần phải trải
qua 6 bước: Xác định nhiệm vụ cho mức giá, xác định cầu thị trường mục tiêu, xác định
chi phí sản xuất, phân tích giá và sản phẩm đối thủ, lựa chọn phương pháp định giá và lựa
chọn mức giá cụ thể. Các chiến lược giá được đưa ra nhằm mục đích thích ứng với thay
đổi thị trường, khai thác tối đa cơ hội, phản ánh kịp thời với đối thủ cạnh tranh. Các chiến
lược giá bao gồm: Xác định giá cho sản phẩm mới, chiến lược giá áp dụng cho danh mục
sản phẩm, chiến lược điều chỉnh giá.

4
B. NỘI DUNG
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XE MÁY, CÔNG TY HONDA
VIỆT NAM VÀ DÒNG SẢN PHẨM XE TAY GA HONDA
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XE MÁY VIỆT NAM
Tại Việt Nam, xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu được người dân sử dụng
với hơn 72 triệu chiếc đang lưu thông. Nhu cầu đi lại của người Việt đang dần tăng lên,
đặc biệt là khi nước ta đang mở cửa mạnh mẽ để phát triển kinh tế. Việt Nam hiện là thị
trường sử dụng xe máy lớn thứ 4 toàn cầu và thứ 2 trong ASEAN (sau Indonesia), tuy
nhiên, trong hai năm gần đây, doanh số xe máy bán ra tại Việt Nam liên tục giảm sâu.
Cụ thể, đến hết năm 2023, tổng doanh số của VAMM đạt 2,78 triệu chiếc, giảm
18,1% so với cùng kì 2022. Đây được coi là kết quả bán hàng tệ nhất trong hơn 15 năm
qua của thị trường xe máy Việt Nam. Đặc biệt, các dòng xe tay ga đã giảm tới 5,8%
doanh số.
Có hai nguyên nhân chính lý giải cho thực trạng này, đầu tiên là sự phát triển mạnh
mẽ của các dòng xe điện và sự e ngại về vấn đề môi trường của người dân. Bên cạnh đó
còn là tác động từ những khó khăn của nền kinh tế trong nước, thế giới và tình hình hậu
COVID, người dân vẫn thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm xe máy mới, việc giá xăng gia
tăng liên tục cũng khiến nhiều người băn khoăn trong việc lựa chọn xe máy.

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HONDA VIỆT NAM


1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Honda Việt Nam:
Công ty Honda Việt Nam được thành lập vào năm 1996, là liên doanh giữa công ty
Honda (Nhật Bản), công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy động
lực và Máy nông nghiệp Việt Nam với ngành sản phẩm chính là xe máy với vốn điều lệ
khoảng 63 triệu USD và hơn 800 triệu USD cho các công trình.
Từ khi thành lập công ty Honda Việt Nam đã trải qua những giai đoạn trọng. Vào
tháng 12 năm 1997, công ty Honda Việt Nam đã cho xuất xưởng lô hàng Super Dream
đầu tiên . Tiếp đó, vào tháng 3 năm 1998 nhà máy Honda đầu tiên đã được khánh thành
tại tỉnh Vĩnh Phúc với vốn đầu tư hơn 290 triệu USD, công suất ước lượng đạt 500,000 xe
máy/năm. Đây cũng là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu
vực Đông Nam Á. Từ năm 2001 đến năm 2005, công ty Honda Việt Nam cho ra mắt mẫu
xe Wave Alpha đời đầu. Với thiết kế mới mẻ, trẻ trung; cực kì tiết kiệm nhiên liệu với chỉ
1,9 lít xăng/100km và đặc biệt là giá cả phải chăng đã thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn
sản phẩm này. Cũng qua đó đã tăng độ nhận diện thương hiệu sâu sắc trong mắt công
chúng. Trong 5 năm tiếp theo, Honda Việt Nam đã cho ra mắt nhiều dòng xe tay ga mới
5
phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, có thể kể đến như: Honda Lead (2008) hay
Honda Air Blade (2009). Vào năm 2008, Honda Việt Nam đã khánh thành nhà máy xe
máy thứ hai. Thị phần của Honda tại Việt Nam lúc này đã đạt khoảng hơn 50% (2009).
Trong năm 2013, Honda Việt Nam đã đạt mốc 10 triệu chiếc xe được sản xuất, tiếp tục
khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng. Đến năm 2014, Honda Việt Nam đã đạt
mục tiêu 15 triệu xe và đưa nhà máy pít-tôn đầu tiên ở Việt Nam đi vào hoạt động. Cũng
vào năm 2014, Honda Việt Nam đã khánh thành nhà máy xe máy thứ ba tại Hà Nam. Từ
năm 2016 đến nay, Honda Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế số một trong ngành xe
máy, liên tục đưa ra các sản phẩm mới phù hợp hơn với thị hiếu, nhu cầu ngày càng tăng
của người tiêu dùng. Năm 2023, thị phần của Honda Việt Nam đã đạt khoảng 83%.
1.2.2. Đóng góp xã hội, mục tiêu hoạt động, tầm nhìn và sứ mệnh

Hình 1.2. Chiến dịch nhận thức về ATGT


Hình 1.1. Slogan của Honda
Honda Việt Nam không chỉ mang đến cho
người tiêu dùng Việt những sản phẩm có chất lượng cao mà còn đóng góp tích cực cho
ngành công nghiệp xe máy nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, với
slogan “The power of dreams” – “Sức mạnh của những ước mơ”, Honda Việt Nam đã
góp phần xây dựng “một xã hội mà mọi người có thể theo đuổi ước mơ của mình”. Quan
trọng nhất, Honda đã tăng cường cho người dân cả nước với các hoạt động lái xe an toàn
với hơn 54 triệu người từ mọi lứa tuổi được đào tạo trực tiếp.
Sứ mệnh của Honda luôn là phấn đấu thành “một công ty được xã hội mong đợi”.
Điều nay không chỉ thể hiện tinh thần mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã
hội mà còn là lời cam kết của Honda về một sự phát triển lâu dài và bền vững tại Việt
Nam. Với tôn chỉ duy trì nỗ lực hết mình cung cấp các sản phẩm tốt nhất, với giá cả phải
chăng nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, Honda Việt Nam đã ra tầm nhìn 2030 với
mục tiêu “cuộc sống tự do, an toàn và thoải mái” cho mọi người. Honda Việt Nam tiếp
tục duy trì vị thế ngay cả khi xã hội đang dần “ô tô hóa” và chung tay cùng Chính phủ
Việt Nam giải quyết các vấn đề và thách thức liên quan đến “sự di chuyển” chung của xã
hội.

6
1.3. TỔNG QUAN VỀ DÒNG SẢN PHẨM XE TAY GA HONDA VIỆT NAM
Bảng 1.1. Năm dòng xe tay ga hiện nay của Honda Việt Nam
Dòng xe Giá bán Hình ảnh

Honda Vision 33 – 43 triệu

Honda Lead 41 – 49 triệu

Honda Air Blade 43 – 65 triệu

Honda Vario 40 – 51 triệu

7
Honda SH 59 – 164 triệu

Dòng xe tay ga của Honda luôn được thiết kế để phù hợp với từng nhóm khách hàng
(đặc biệt là khách hàng trẻ), từ lối thiết kế nhẹ nhàng, mềm mại, thanh thoát phù hợp với
phái nữ của các mẫu Honda Vision cho đến đường nét mạnh mẽ, nam tính của Honda Air
Blade. Honda cũng tung ra rất nhiều phiên bản trên cùng một dòng xe để có thể phù hợp
với từng đối tượng và khả năng chi trả khác nhau.
Các tính năng trên dòng xe tay ga của Honda cũng rất được lòng khách hàng. Hiện
nay, trên tất cả các dòng xe tay ga của Honda đều được trang bị động cơ độc quyền eSP+
giúp tăng độ bền, độ mượt mà, giảm tiếng ồn và tăng tốc độ của xe. Bên cạnh đó, động cơ
eSP+ còn giúp tiết kiệm từ 15-22% nhiên liệu. Ngoài ra, các dòng xe tay ga của Honda
còn được trang bị hàng tá các công nghệ mới như: tắt máy tự động Idling Stop, cụm đèn
LED, màn hình kỹ thuật số LCD, hệ thống SmartKey cho đến cả cổng sạc điện thoại. Bên
cạnh đó, các linh kiện kỹ thuật của Honda còn được đánh giá là bền bì hơn so với các linh
kiện của hãng khác (nhanh tã và phải thay nhanh hơn). Nhưng có một đặc điểm của xe tay
ga Honda đó là trọng lượng rất nặng, khối lượng bản thân xe thông thường dao động từ 98
– 172 kg và có mức tiêu thụ nhiên liệu còn khá cao, trung bình 1,87 lít – 2,46 lít/100 km.
Một đặc điểm nổi bật nữa của các dòng xe tay ga Honda đó chính là giá trị mang lại
cho khách hàng. Với việc cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm, mẫu mã đa dạng và màu sắc
phù hợp với từng khách hàng thì các mẫu xe này sẽ thể hiện được “cái tôi”, địa vị của chủ
sở hữu chúng. Một ví dụ đơn giản là dòng xe SH, những người sử dụng mẫu xe này
thường được đánh giá là “sang trọng”, “đẳng cấp” và chúng cũng thể hiện được địa vị của
họ trong xã hội.

8
Phần 2: MÔI TRƯỜNG MARKETING VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI MUA XE TAY GA HONDA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
2.1. MÔI TRƯỜNG MARKETING VĨ MÔ
2.1.1. Môi trường nhân khẩu học

Hình 2.1: Tháp dân số Việt Nam năm 2021


Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (tháng 12/2020), nước ta đang trong
thời kì “dân số vàng” với 67,4% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng 65,6 triệu người),
trong đó nhóm tuổi 15-39 chiếm phần lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ nam nữ ở nước ta cũng
được xem là khá cân bằng, với tỷ lệ nam – nữ lần lượt là 48,6% và 51,4% trong khi đó tỷ
lệ dân số thành thị và nông thôn lại chênh lệch khá lớn (38,3% và 61,7%).
Cơ cấu dân số trẻ cùng xu hướng ưa thích sử dụng dòng xe ga hơn chính là điểm
tiềm năng biến Việt Nam thành thị trường lớn tiêu thụ xe tay ga cho Honda. Ngoài ra, các
dòng xe tay ga của Honda nhắm chủ yếu đến nhóm khách hàng ở thành thị do đó thị
trường Việt Nam càng có thêm ưu điểm và đầy hứa hẹn để Honda phát triển kinh doanh.
Năm 2020 Tổng cục Thống kê Việt Nam đã đưa ra những kết luận về đặc điểm của
dân số Việt Nam như: tỷ lệ dân số thành thị đang ngày càng tăng lên, trong khi tỷ lệ dân
số nông thôn ngày càng giảm dần; tỷ lệ phân bố dân cư không đồng đều khi ¾ dân số tập
trung sinh sống tại khu vực đồng bằng, ven biển. Từ đó, ta có thể thấy được nhu cầu sử
dụng xe máy nói chung và xe tay ga nói riêng đang ngày một tăng nhanh. Bên cạnh nhu
cầu di chuyển đơn thuần thì người tiêu dùng cũng có thêm các yêu cầu về đặc tính an
toàn, tiện lợi, hiện đại và thân thiện với môi trường mà xe tay ga của Honda hoàn toàn có
đủ điều kiện đáp ứng. Thậm chí, Honda còn có cơ hội mở rộng thị trường xe tay ga đến
các vùng nông thôn và ven biển bởi nhu cầu sử dụng của người dân nơi đây cũng bắt đầu

9
lớn dần.
2.1.2. Môi trường kinh tế

Biểu đồ 2.1. So sánh GDP bình quân đầu người tại Việt Nam (2006-2022)
Dựa vào biểu đồ trên, có thể thấy thu nhập của người dân đã gấp 5 lần sau 15 năm,
khả năng chi trả cho các sản phẩm giá trị cao (trong đó có xe tay ga) cũng tăng theo. Đối
với mặt hàng là xe tay ga có giá dao động từ 35 - 60 triệu đồng, người dân hoàn toàn có
thể trả bằng tiền tiết kiệm của một người đi làm từ 6 tháng đến 1 năm hoặc mua trả góp.
Khoản chi cho phương tiện giao thông này là hợp lí hơn so với một chiếc xe ô tô (trị giá
từ 700 – 900 triệu) - một khoản chi phí lớn so với túi tiền của đại đa số người dân.
Một yếu tố quan trọng khác đó là sự khác biệt về thu nhập giữa người dân thành thị
và người dân vùng nông thôn, cụ thể:

Biểu đồ 2.2. So sánh thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn (2002-2021)
Qua biểu đồ trên, ta thấy được mức thu thập bình quân giữa hai khu vực là vô cùng
chênh lệch (khoảng 1,5 lần). Do đó, mức chi tiêu giữa hai khu vực này là khác biệt, khách
hàng tại khu vực nông thôn sẽ nhắm đến các dòng xe số giá rẻ trong khi khu vực thành thị
10
sẽ hướng đến các dòng xe ga đời mới, giá thành nhỉnh hơn và phù hợp với khu vực đô thị.
2.1.3. Môi trường công nghệ
Cuộc sống và nhu cầu của con người thay đổi từng ngày, đặc biệt là nhu cầu về công
nghệ. Cách đây hơn 10 năm tại Việt Nam, khi công nghệ chưa phát triển người ta đòi hỏi
ở một cái xe máy là phương tiện đi lại nhanh hơn xe đạp. Tuy nhiên, ngày nay với công
nghệ phát triển, con người có nhu cầu cao hơn từ chất lượng, kiểu dáng, tính năng, áp
dụng công nghệ cao như phun xăng tự động, điều khiển từ xa, khả năng tăng tốc... Công
nghệ cải tiến từng giây và nhu cầu của con người cũng theo đó mà thay đổi.

Hình 2.2. Xe máy 10 năm trước Hình 2.3. Xe máy hiện đại
Tại Việt Nam, một dòng xe ra đời cũng tồn tại được trên thị trường trong một thời
gian từ 1,5 đến 2 năm nếu nó có áp dụng công nghệ cao. Việc đầu tư thay đổi về công
nghệ và nhận diện được xu hướng thay đổi của công nghệ là yếu tố mang lại sự thành
công rất cao. Và xu hướng văn hoá của giới trẻ Việt Nam cũng thay đổi rất nhiều, mong
muốn được sở hữu những chiếc xe nổi bật và phù hợp cá tính đang được giới trẻ thể hiện.
Hiện nay, thị trường xe máy đang chứng kiến một “cuộc đua về công nghệ” giữa các
doanh nghiệp lớn không chỉ riêng Honda. Một số công nghệ mới nổi bật như: khóa Smart
Key, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, bình điện Hybrid hay Idling stop (chức năng
tắt tạm thời), thậm chí một số tính năng trước đây chỉ có trên ô tô giờ đã có thể được tích
hợp lên xe máy: màn hình LED trực quan, hệ thống kết nối Bluetooth, cổng sạc
smartphone…
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ trong thị trường xe máy như vậy, đòi
hỏi các dòng xe tay ga của Honda cũng phải cải tiến bắt kịp xu thế, nhất là khi giới trẻ
đang ngày càng quan tâm đến công nghệ.

11
Hình 2.4. Smart Key Hình 2.5.Kết nối Bluetooth
2.1.4. Môi trường tự nhiên
Ngày nay, môi trường tự nhiên đang là yếu tố quan tâm hàng đầu của các quốc gia
nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường. Vấn đề này cũng được Nhà nước ta rất quan tâm do
tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, đe dọa đến sự
phát triển kinh tế - xã hội, sự tồn tại và phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Trước thực trạng môi trường bị phá hủy nghiêm trọng thì người tiêu dùng ngày càng
có xu hướng sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, ít phát thải ra môi
trường. Do đó, họ có tâm lý “ngại sử dụng xe máy” bởi khói xe (CO2) là một trong những
nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm, nóng lên toàn cầu.
Với nhận thức ngày càng tăng của về vấn đề ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp
sản xuất phương tiện di chuyển cũng đang dần chuyển hướng sang sản xuất những dòng
xe máy điện thân thiện với môi trường. Những dòng xe máy điện đó đã và đang ngày
càng đón nhận, đặc biệt là với giới trẻ khi họ có nhận thức rõ ràng về bảo vệ môi trường.
2.1.5. Môi trường chính trị, pháp luật
Nắm bắt được nhu cầu sử dụng xe máy của đa số người dân Việt Nam, chính phủ đã
đưa ra và linh hoạt thay đổi các chính sách nhằm hỗ trợ việc mua bán và sử dụng xe máy.
Cụ thể như sau, từ 1/1/2024, giảm giá thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với xe máy có
dung tích dưới 125cm3. Linh hoạt lệ phí trước bạ khi mua xe máy tùy vào khu vực mua
(1% - 5%). Linh hoạt lệ phí đăng ký biển số xe tùy vào khu vực mua (150 nghìn – 4
triệu). Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra các ưu đãi cho doanh nghiệp liên
doanh sản xuất xe máy tại Việt Nam nhằm tăng sản lượng để phục vụ nhu cầu ngày càng
tăng của thị trường. Thuế lợi tức 10% lợi nhuận cho đến hết 15 năm kể từ khi bắt đầu sản
xuất kinh doanh và 25% kể từ các năm tiếp theo. Năm 2023 giảm 30% tiền thuê đất cho
doanh nghiệp đang thuê đất của Nhà nước.
Tuy nhiên, chính phủ cũng ban hành Nghị quyết 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025, đồng thời yêu
cầu: “5 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. HCM nghiên cứu xây

12
dựng “Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy” tiến tới lộ trình hạn chế hoặc
dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030”. Chủ trương này
của chính phủ chủ yếu nhắm tới giảm số lượng xe máy tại các thành phố lớn, nhằm thúc
đẩy phát triển các phương tiện giao thông công cộng và giảm ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm không khí. Không chỉ vậy, thực hiện quyết định số 876/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính
Phủ đã phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
khí các-bon và mê-tan của ngành giao thông vận tải. Theo quyết định trên, đến năm 2040
sẽ tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch
trong nước và đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông đường bộ sẽ là xe sử dụng
điện hoặc năng lượng xanh.
2.1.6. Môi trường văn hóa
Nhìn chung, khi mua sắm hàng hoá, người Việt thường thể hiện 4 đặc điểm nổi bật.
Đầu tiên là tính tiết kiệm. Người Việt Nam thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua
sắm, họ so sánh giá cả ở nhiều nơi trước khi mua, tìm kiếm các chương trình khuyến mãi,
giảm giá để tiết kiệm chi tiêu. Ngoài ra, những sản phẩm có độ bền cao, sử dụng được lâu
dài cũng được cân nhắc nhiều hơn bởi chúng có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí
sửa chữa, bảo dưỡng hay thay thế. Đặc điểm thứ hai là trọng danh dự: người Việt Nam
thường quan tâm đến hình ảnh bản thân và mong muốn được đánh giá cao bởi những
người xung quanh. Do đó, họ có xu hướng mua sắm những sản phẩm có thương hiệu nổi
tiếng, mặc dù giá cả có thể cao hơn. Họ cũng thích sở hữu những sản phẩm thời thượng,
hợp xu hướng để thể hiện đẳng cấp của bản thân. Tính tin cậy là điểm nổi bật thứ ba
trong thói quen mua sắm của người Việt. Họ thường tin tưởng những thương hiệu uy tín
và có kinh nghiệm lâu năm và chọn mua sắm ở những cửa hàng quen thuộc hoặc những
cửa hàng có thương hiệu tốt. Họ cũng quan tâm đến các đánh giá và phản hồi của người
tiêu dùng khác trước khi mua hàng. Cuối cùng, phù hợp về phong thủy, số mệnh cũng
không kém phần quan trọng trong văn hoá mua sắm của người Việt Nam. Một số quan
niệm tương quan đến ngũ hành, phong thủy luôn chi phối khá nhiều khi người ta sắm sửa
đồ mới, đặc biệt là những sản phẩm giá trị cao như xe máy thì họ quan tâm đến màu xe và
biển số xe. Ngoài ra, người Việt cũng có một số tâm lý khác khi mua hàng như: mua sắm
theo đám đông, thích sản phẩm mới, …
2.1.7. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông đường bộ tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và hoàn
thiện, tuy còn một số hạn chế nhất định nhưng đang được nhà nước quan tâm. Mạng lưới
đường bộ nước ta có tổng chiều dài hơn 256.000km (17.385km đường quốc lộ, 22.783km
đường tỉnh và còn lại là đường địa phương).
Hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa cân bằng giữa khu vực thành thị và nông thôn khi
chính quyền một số nơi vẫn chưa đầu tư xây dựng, mở rộng đường để phục vụ nhu cầu đi
13
lại của người dân.

Hình 2.6. Hệ thống đường quốc lộ


Bên cạnh đó, hệ thống cầu hầm đang được triển khai xây dựng tại những khu vực
trọng điểm nhằm giải quyết vấn đề về ùn tắc giao thông. Những công trình này thường
được thiết kế để lưu thông lượng lớn xe máy.
Đặc biệt, tại các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh…) còn được đặc trưng bởi
những ngõ ngách dài, hẹp do mật độ dân số cao. Những ngõ ngách đó đôi khi chỉ rộng từ
1m cho đến 5m gây ra những vấn đề khi giao thông bằng phương tiện cồng kềnh.

Hình 2.7. Cầu vượt Ngã Tư Sở - Hà Nội Hình 2.8. Nhà “siêu ngõ” – Hồ Chí Minh
Dựa trên các đặc trưng về cơ sở hạ tầng đường bộ tại Việt Nam, có thể nhận định
việc sử dụng xe máy sẽ là tối ưu nhất do tính chưa hoàn thiện, chật hẹp đặc trưng của một
nước đang phát triển. Tuy nhiên, với sự đầu tư bài bản của nhà nước thì việc sử dụng xe
tay ga (nhất là trong khu vực đô thị) sẽ ngày càng tăng do người dân sẽ cần một phương
tiện di chuyển êm ái hơn.

14
2.2. MÔI TRƯỜNG MARKETING VI MÔ
2.2.1. Các yếu tố bên trong công ty
* Nguồn lực vật chất
Honda Việt Nam hiện nay có 3 nhà máy (Vĩnh Phúc, Hà Nam), 2 phân xưởng xe
máy với tổng diện tích lớn nhất cả nước, lên tới gần 300 ha với công suất lớn nhất toàn
Việt Nam với hơn 2 triệu xe máy/năm. Cơ sở vật chất của Honda Việt Nam cũng không
ngừng được cải thiện, tiến tới hiện đại hóa và sản xuất theo dây chuyền tự động nhằm
tăng công suất, chất lượng sản phẩm.
* Nguồn nhân lực

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc vận hành của Honda Việt Nam


Đây là sơ đồ vận hành của Honda Việt Nam. Có thể thấy sự phân chia rõ ràng trong
việc triển khai chiến lược của Honda Việt Nam với 5 phòng cụ thể. Hội đồng quản trị và
Tổng giám đốc sẽ có vai trò hoạch định các chiến lược marketing, sản xuất cũng như kinh
doanh của công ty. Với tổng nhân sự là 11,104 nhân viên thì sơ đồ vận hành trên đã đạt
tới sự tinh gọn để thực hiện các chiến lược cụ thể của công ty cũng như đơn giản hơn
trong việc phối hợp giữa các phòng ban.
* Nguồn lực tài chính
Qua hơn 20 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, Honda đã liên tục khẳng định vị
thế số một của mình trong lĩnh vực xe máy với thị phần luôn chiếm trên 70% kể từ năm
2015. Bên cạnh đó, Honda cũng chiếm thị phần lớn nhất trong các thành viên VAMM với
hơn 80% doanh số, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong thị trường xe máy Việt
Nam.
Nhờ chi phối toàn bộ thị trường xe máy, Honda Việt Nam có lợi nhuận ròng lên tới
830 triệu USD, cao hơn gấp chục lần lợi nhuận của mảng ô tô tại Việt Nam. Doanh số bán
hàng và doanh thu của Honda Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt được các con
15
số vô cùng ấn tượng. Cụ thể, giai đoạn 2016 – 2021, Honda mang về lần lượt 76,970 tỷ
đồng; 85,725 tỷ đồng; 106,732 tỷ đồng; 108.678 tỷ đồng và 92.460 tỷ đồng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam. Trong năm 2022, riêng lĩnh vực kinh
doanh xe máy, Honda Việt Nam đã bán ra 2,407,907 xe máy các loại (trong đó Vision là
dòng xe bán chạy nhất với doanh số 538.876 xe;chiếm 22,4% tổng doanh số bán xe máy).
Con số này đã tăng 21% so với năm trước và giúp Honda giữ vũng vị thế của mình trên
thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, với vị thế là “gã khổng lồ” trên thị trường xe máy Việt Nam, dễ hiểu
khi Honda Việt Nam có số vốn điều lệ lớn với gần 1.200 tỷ đồng và lợi nhuận luôn đạt
trên 13.000 tỷ đồng (thậm chí trong bối cảnh COVID-19, lợi nhuận của Honda cũng phá
kỉ lục 20.000 tỷ đồng vào năm 2020). Ngoài ra, Honda Việt Nam còn là doanh nghiệp
FDI hiếm hoi không còn nợ vay.
* Nguồn lực công nghệ
Chỉ riêng với dòng xe tay ga, Honda Việt Nam là doanh nghiệp đi đầu trong việc cải
tiến và tiếp nhận các công nghệ mới, cụ thể có thể kể đến như: động cơ thông minh eSP
được lắp đặt trên tất cả các dòng xe tay ga giúp tăng cường mạnh mẽ khả năng tiết kiệm
nhiên, vận hành êm ái và bền bỉ so với các dòng xe khác. Khóa SmartKey được trang bị
lần đầu tại thị trường Việt Nam ở dòng Honda SH 2015, cho đến nay tất cả các dòng xe
tay ga của Honda đều được trang bị tính năng này. Hệ thống Idling Stop (tắt máy tự
động): hệ thống này sẽ tự động ngắt máy của xe khi dừng một khoảng thời gian, giúp tiết
kiệm xăng nhất là khi dừng đèn đỏ hay tắc đường tại khu vực đô thị
Không chỉ áp dụng công nghệ trong các sản phẩm, Honda Việt Nam còn chuyển
giao và áp dụng công nghệ đến từ tập đoàn Honda trong dây chuyền sản xuất của mình.
2.2.2. Các yếu tố bên ngoài công ty
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của xe tay ga Honda Việt Nam là các hãng xe Yamaha,
Piaggio, SYM, Suzuki và các hãng xe giá rẻ đến từ Trung Quốc. Có thể nhận định
Yamaha chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp lớn nhất của xe tay ga Honda với các dòng
xe tay ga như: Yamaha Janus, Yamaha Latte hay Yamaha FreeGo. Hay ở phân khúc xe
tay ga cao cấp, dòng xe Piaggio Medley cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Honda
SH về giá cả. Thậm chí các dòng xe tay ga giá rẻ như SYM Shark 50, Suzuki Impulse
cũng là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của xe tay ga Honda. So với các đối thủ cạnh
tranh trực tiếp xe tay ga Honda có mức giá bán cao hơn.
Bảng 2.1. So sánh giá bán xe tay ga Honda và Yamaha
Phổ thông Tầm trung Cao cấp
Honda Honda Vision: Honda Air Blade: Honda SH:
16
33-43 triệu 43-65 triệu 150 -153 triệu
Yamaha Yamaha Janus: Yamaha NVX: Yamaha YZF –
28-33 triệu 53-56 triệu R3: 130-132 triệu
Bên cạnh đó còn rất nhiều đối thủ cạnh tranh gián tiếp với các dòng xe tay ga
Honda:
Dòng xe số cũng là một trong các đối thủ cạnh tranh của sản phẩm xe tay ga Honda
Việt Nam. Một số sản phẩm xe số nổi tiếng như mẫu xe Honda Wave Alpha, Honda
Blade hay xe số đến từ Yamaha: Sirius, Exciter,… Tuy nhiên, hiện nay có sự thay đổi,
chuyển dịch trong xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng phổ biến nhất là việc chuyển
đổi từ xe máy số sang xe tay ga.
Trong những năm gần đây, xe máy điện đang được chào đón bởi khách hàng Việt
Nam. Đặc biệt là khi Vinfast - một doanh nghiệp Việt, đã tự sản xuất được các dòng xe
máy điện với giá phải chăng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Theo báo cáo,
doanh số quý III/2023 của Vinfast đã tăng tới 213% so với cùng kì năm trước, điều đó đã
cho thấy sự phát triển nhanh chóng của xe máy điện nhất là khi khách hàng ngày càng
quan tâm đến giá cả và vấn đề môi trường. Bên cạnh Vinfast, nhiều hãng cũng đã cho ra
mắt các mẫu xe máy điện mới như: Pega, Dibao, Yadea, Bigo...
Với mức thu nhập ngày càng tăng của người dân, nhất là những người có thu nhập
cao (trên 30 triệu/tháng) thì họ sẽ có xu hướng mua xe ô tô nhiều hơn. Một số thương hiệu
ô tô đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như Toyota, Huyndai, KIA, Ford,
Mazda,… Bên cạnh đó, làn sóng ô tô điện cũng trở nên rầm rộ tại Việt Nam với sự xuất
hiện của Vinfast bên cạnh các hãng ô tô điện đến từ nước ngoài. Thậm chí, giá dự kiến
của chiếc xe Vinfast VF3 đang gây ra cơn sốt tại thị trường Việt Nam với giá chỉ từ 235
triệu, thậm chí còn rẻ hơn một số dòng xe đến từ Trung Quốc, điều này dự đoán sẽ làm
nhiều khách hàng chuyển hướng mua sắm ô tô nhiều hơn.
Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của các dòng xe tay ga Việt Nam là các
doanh nghiệp chưa có sản phẩm xe tay ga trên thị trường Việt Nam nhưng có thể xuất
hiện trong tương lai. Một số doanh nghiệp có thể kể đến như: các doanh nghiệp xe ô tô
(KIA, Huyndai...) do đã có công nghệ và kinh nghiệm sản xuất phương tiện di chuyển,
các doanh nghiệp sản xuất linh kiện xe tay ga (Công ty phụ tùng xe máy & ô tô Mạnh
Quang, Công ty TNHH sản xuất thương mại quốc tế Shengli Việt Nam,...) thậm chí các
doanh nghiệp này có thể liên doanh với nhau tạo ra sản phẩm xe tay ga.
2.2.2.2. Nhà cung ứng nguyên liệu
Các nhà cung ứng luôn là mắt xích quan trọng của Honda Việt Nam, họ là người
trực tiếp cung cấp nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và chất lượng sản
phẩm. Do Việt Nam không sản xuất được nên phần lớn nguyên vật liệu vẫn đang phải
17
nhập khẩu (chiếm tới 67%), trong nước chỉ cung ứng được khoảng 37%, đều qua Công ty
thương mại. Tính đến năm 2022, Honda Việt Nam có 240 nhà cung cấp, trong đó có 105
Công ty Việt Nam (chiếm 43,7%) và khoảng 13% tại Vĩnh Phúc. Các nhà linh kiện, phụ
tùng chủ yếu đến từ các nước như:
- Nhật Bản (Honda): Cung cấp các linh kiện quan trọng nhất liên quan đến động cơ
và hộp số như pít-tôn, xi lanh, trục máy, trục chuyển động…
- Thái Lan (Asian Honda): Cung cấp một số linh kiện quan trọng trên và hộp xi lanh,
chế hòa khí bơm dầu.
- Trung Quốc (Sudiro Honda): Chủ yếu cung cấp chip bán dẫn và các linh kiện bên
ngoài, các linh kiện nhựa như gương, vỏ xe, đèn…
- Việt Nam: Một vài linh kiện được sản xuất trực tiếp bởi Honda Việt Nam, còn các
linh kiện nhỏ như săm, lốp, vòng bi, những linh kiện nhựa thì được cung cấp bởi các
doanh nghiệp trong nước khác (Nissin Brake Vietnam, Nittan Vietnam, VEAM, Innotek,
…)
Có thể thấy rõ ràng phần lớn các linh kiện của Honda Việt Nam là nhập khẩu từ
nước ngoài, điều này vừa là lợi thế đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhưng cũng là bất
lợi bởi một khi nguồn cung linh kiện bị gián đoạn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất. Một ví dụ điển hình là tình trạng “đội giá” xe Vision vào năm 2022, khi Trung Quốc
thực hiện chiến lược Zero Covid thì nguồn cung chíp bán dẫn bị gián đoạn đã khiến việc
sản xuất bị đình trệ và kết quả là giá xe Vision tăng không phanh.
2.2.2.3. Các trung gian marketing
Bên cạnh hệ thống phân phối uỷ quyền HEAD có mặt tại 63 tỉnh thành trên toàn
quốc (với tổng số lên tới hơn 900 HEAD) thì xe tay ga Honda còn có mặt tại các đại lý
như: Công ty TNHH Hưng Thịnh Motor (Thái Bình), Công ty TNHH thương mại Thiện
Anh (Yên Bái),… Ngoài các nhà phân phối chính thức và các đại lý bán lẻ, để đưa xe tay
ga Honda đến tay của người tiêu dùng còn có các nền tảng thương mại điện tử và các
website chính thức (https://www.honda.com.vn) để khách hàng có thể tìm kiếm thông tin,
tham khảo ý kiến của những khách hàng khác hay so sánh sản phẩm này với sản phẩm
khác và thậm chí là mua xe và phụ tùng trực tuyến. Tuy nhiên, dịch vụ chăm sóc khách
hàng của Honda Việt Nam được đánh giá là chưa ổn. Nhiều khách hàng phàn nàn về việc
Honda Việt Nam phản hồi chậm với các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng, điều này tạo
cảm giác không hài lòng đối với khách. Một số HEAD có thái độ phục vụ không tốt, dịch
vụ kém, chất lượng dịch vụ không đồng đều. Hơn nữa, một số khách hàng cho rằng sau
khi mua xe, Honda Việt Nam thiếu sự chăm sóc sau khi bán hàng dẫn đến khách hàng có
cảm giác bị bỏ rơi sau khi hoàn tất giao dịch mua bán. Bên cạnh những trung gian
marketing ở trên, Honda Việt Nam còn có các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị nhằm đem

18
các sản phẩm xe tay ga Honda đến với khách hàng một cách phổ biến và rộng rãi hơn.
Honda Việt Nam triển khai các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông
đại chúng như báo chí, mạng xã hội, truyền hình. Hay là các triển lãm, sự kiện giới thiệu
sản phẩm nhằm trưng bày sản phẩm và củng cố hình ảnh thương hiệu. Những chiến dịch,
sự kiện này nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu cũng như thu hút sự quan tâm của
khách hàng tiềm năng. Chưa dừng lại ở đó, Honda Việt Nam còn hợp tác với các đối tác
như ngân hàng, công ty tài chính để cung cấp các gói mua xe, hỗ trợ tài chính cho khách
hàng. Điều này giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc sở hữu sản phẩm xe tay ga
Honda.
2.2.2.4. Công chúng trực tiếp
Honda Việt Nam là doanh nghiệp được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Qua khảo
sát của Q&Me về độ ưa chuộng và phổ biến thì Honda Việt Nam đã đứng đầu trong thị
trường xe máy với hơn 74% lượt bình chọn.
Bên cạnh đó, Honda Việt Nam cũng được đài truyền hình quốc gia Việt Nam VTV,
các tờ báo như Báo Tuổi trẻ, Dân trí… đưa thông tin cùng với hình ảnh tích cực về các
hoạt động xã hội, các tính năng của sản phẩm.

2.3. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA XE TAY GA
HONDA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
2.3.1. Các nhân tố thuộc về văn hóa
* Nền văn hoá
Với tổ chức mạng lưới giao thông đường bộ khá phức tạp và còn đang tiếp tục phát
triển, văn hoá tham gia giao thông đường bộ của người Việt cũng hình thành nhiều đặc
điểm nổi bật phù hợp với tình hình này.
Đầu tiên, người dân Việt Nam thường xuyên di chuyển những quãng đường ngắn,
liên tục trong ngày. Do đó họ ưa chuộng sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân như
xe máy. Điều này xuất phát từ đặc điểm đường sá ở Việt Nam nói chung và các thành phố
lớn nói riêng có khá nhiều con phố, ngõ ngách hay hẻm nhỏ và sâu mà xe máy được xem
là phù hợp để đi lại. Hơn nữa, người tiêu dùng ở các quốc gia Đông Nam Á, như Việt
Nam, thường coi trọng sự tiện dụng và hiệu quả kinh tế. Xe tay ga Honda được biết đến
với tính bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu và dễ sử dụng, đáp ứng tốt các giá trị này
* Nhánh văn hoá
Tại các khu vực nông thôn, miền quê người dân vẫn duy trì quan niệm “ăn chắc mặc
bền” hay “làm mười đồng dành chín đồng”. Bởi vậy, các sản phẩm xe máy phù hợp với
các khu vực này phải là các sản phẩm giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu và đặc biệt là phải bền

19
bỉ, có tuổi thọ cao để sử dụng lâu dài. Trái ngược lại với đó, các khu vực thành thị có nhu
cầu về các phương tiện cá nhân nhỏ gọn và linh hoạt như xe tay ga để di chuyển nhanh
chóng trong thành phố đông đúc. Người dân ở đây lại có xu hướng thích những thứ mới
lạ, vẻ ngoài bắt mắt do đó các sản phẩm xe máy thích hợp cho khu vực này là các sản
phẩm xe tay ga có nhiều công nghệ, mẫu mã đa dạng.
* Sự giao lưu và biến đổi văn hoá
Ngày nay đã có vô số các luồng văn hoá hội nhập vào Việt Nam, người trẻ cũng đã
có nhiều xu hướng hơn khi mua sắm. Ví dụ như thế giới đang kêu gọi ý thức bảo vệ môi
trường của toàn xã hội dẫn đến giới trẻ cũng dần thay đổi nhận thức khi lựa chọn phương
tiện giao thông cho mình. Do đó, các dòng xe ga tiết kiệm nhiên liệu ngày càng được
đánh giá cao và được lựa chọn nhiều hơn.
Nhưng chọn xe không phải chỉ để đi, mà chọn xe còn để thể hiện cá tính của mỗi
người. Như vậy, mỗi dòng xe lại phải có nhiều kiểu dáng, thiết kế, màu sắc và kích thước
khác nhau để các bạn trẻ có thể tự tin thể hiện bản thân ngay cả khi tham gia giao
thông. Thậm chí, khi làn sóng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, người trẻ tại Việt
Nam cũng thích sử dụng các mẫu xe được phát triển với công nghệ tân tiến, có tích hợp
thông minh để người tiêu dùng dễ dàng sử dụng.
2.3.2. Các nhân tố thuộc về xã hội
* Giai tầng xã hội
Xe máy là phương tiện giao thông của hầu hết tất cả người dân Việt Nam. Tuy vậy,
việc mua một chiếc xe như nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào giai tầng xã hội
Cụ thể, với những người có thu nhập khá – cao, nghề nghiệp là “dân văn phòng”,
yêu thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp cũng như đòi hỏi một số đặc tính chuyên biệt
của sản phẩm thì họ sẽ chọn dòng xe tay ga có mẫu mã đẹp, tích hợp công nghệ mới để
vận hành. Ngược lại, với những người có thu nhập trung bình thì họ sẽ chọn dòng xe số
có giá cả vừa vặn với mức có thể chi trả của họ.
* Các nhóm tham khảo
Nhóm tham khảo đầu tiên bao gồm: gia đình, bạn thân, đồng nghiệp, hàng xóm. Đây
là nhóm tham khảo có tính chất quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của cá
nhân dựa trên sự tin tưởng và mối quan hệ thân thiết với cá nhân. Thông thường, trong
trường hợp mua xe tay ga, cá nhân có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các mối quan
hệ là nam giới như bố, chồng, anh em trai hay bạn bè nam giới thân thiết.
Nhóm tham khảo thứ hai: các hội nhóm về xe tay ga. Đây là nhóm tham khảo
thường chỉ mang tính nghi thức và không có ý nghĩa đến quyết định của cá nhân.
Nhóm ngưỡng mộ: cá nhân chịu ảnh hưởng mạnh từ nhóm này bởi xe máy được sử
dụng ở nơi công cộng. Các KOLs như Đen Vâu, Karik, Hieuthuhai,... trong các chiến dịch
20
quảng bá của Honda Việt Nam đã khiến người hâm mộ muốn tiêu dùng như họ. Với sự
bùng nổ của mạng xã hội hiện nay, hành vi tiêu dùng của người nổi tiếng có tác động
mạnh mẽ đến các fan và thúc đẩy họ mong muốn sở hữu xe tay ga Honda.
Nhóm tẩy chay: Tương tự như nhóm ngưỡng mộ, cá nhân cũng chịu ảnh hưởng từ
nhóm này một cách mạnh mẽ vì xe tay ga là sản phẩm tiêu dùng nơi công cộng, sẽ nhận
được đánh giá của cộng đồng khi sử dụng.
* Gia đình
Quy mô hộ gia đình tại Việt Nam đang không ngừng nhỏ đi, cấu trúc gia đình cũng
đơn giản hơn theo hướng hạt nhân hóa. Trước sự biến đổi này, đã có những tác động
mang tính tích cực như đời sống vật chất được tăng lên cả về thu nhập và chỉ số tiêu dùng.
Dù có sự cải thiện về mức sống nhưng thu nhập của hộ gia đình Việt Nam vẫn chưa cao
nên các gia đình vẫn có xu hướng sử dụng xe máy nhưng ưu tiên những dòng xe tay ga có
tính năng vượt trội và thoải mái cho gia đình và cá nhân thay vì xe số. Gia đình cũng đóng
vai trò quan trọng khi họ sẽ đóng góp ý kiến trong quyết định lựa chọn sản phẩm xe tay
ga.
* Vai trò và địa vị
Người tiêu dùng thường nhắm đến những sản phẩm phản ánh được vai trò của họ
trong xã hội, đặc biệt với sản phẩm có thể phô ra bên ngoài như xe tay ga. Đối với những
người có thu nhập khá – cao, thành đạt hoặc nắm giữ một số chức vụ thì họ cần chiếc xe
của mình cũng phải gắn với hình ảnh sang trọng, đẳng cấp.
2.3.3. Các nhân tố thuộc về bản thân
* Tuổi tác
Ở mỗi một độ tuổi thì con người sẽ có những nhu cầu khác nhau về xe máy. Đối với
riêng xe tay ga thì tuổi tác ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định nhu cầu, cụ thể:
- 18 - 29 tuổi: ưa thích các dòng xe tay ga có mẫu mã đẹp, có nhiều tính năng mới
lạ và quan trọng phải thể hiện được “cái tôi” của mình
- 29 – 45 tuổi: nhận thức được giá trị của sự bền vững nên ưu thích các dòng xe
tay ga, xe số có thể sử dụng dài lâu, tiết kiệm nhiên liệu.
* Khả năng kinh tế
Tại Việt Nam, giá xe máy có thể dao động từ 15 – hơn 100 triệu đồng, tức là mọi
người hoàn toàn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với túi tiền của mình. Tuy nhiên, để sở
hữu một chiếc xe tay ga thì cần khả năng kinh tế tương đối vững vàng, bởi vậy đối với
mỗi mức thu nhập người ta lại có những nhu cầu khác nhau về chiếc xe tay ga của mình,
cụ thể:
- Mức thu nhập 10 - 30 triệu/tháng: mong muốn không chỉ dừng lại ở việc sở hữu

21
một chiếc xe mà còn có nhu cầu khẳng định bản thân, thể hiện cá tính. Sản
phẩm phù hợp là các dòng xe tay ga tầm trung đến cao cấp.
- Mức thu nhập trên 30 triệu/tháng: sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn gấp nhiều
lần so với công năng của một phương tiện đi lại. Không chỉ dừng lại ở việc thể
hiện phong cách mà còn là khẳng định địa vị và giai tầng xã hội. Sản phẩm phù
hợp là các dòng xe tay ga cao cấp hoặc bản giới hạn.
* Lối sống và phong cách
Nhóm khách hàng có mong muốn sử dụng xe tay ga thường là người trẻ - tiền trung
niên, năng động, luôn có cách nhìn mới, thích phong cách thể thao và sẽ chọn những dòng
xe với vẻ ngoài bắt mắt, giúp họ nổi bật trước đám đông, thể hiện được bản thân mình.
Bên cạnh đó, nhóm khách hàng này còn có xu hướng đón đầu công nghệ, do đó
những dòng xe tay ga có tích hợp nhiều công nghệ sẽ được lòng họ. Về màu sắc, họ cũng
chọn những màu sắc thể hiện được phong cách năng động, thể thao và thu hút ánh nhìn
như: đen, đen đỏ, xám…
Lối sống và phong cách cũng là “kim chỉ nam” cho Honda Việt Nam phát triển các
dòng xe tay ga như Vision, AirBlade, Lead để đáp ứng lối sống và phong cách này.
2.3.4. Các nhân tố thuộc về tâm lý
* Động cơ và nhu cầu
Dựa vào tháp thứ bậc nhu cầu của Maslow, ta có thể chia nhu cầu sử dụng xe máy
theo thứ tự từ đáy lên như sau:

Hình 2.9. Tháp nhu cầu Maslow


- Đầu tiên, đó là nhu cầu về đi lại. Ở bậc nhu cầu này, khách hàng chỉ đơn giản là

22
một chiếc xe máy để có thể đi lại, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.
- Cao hơn, đó là nhu cầu sử dụng công nghệ cao khi đi lại. Ở bậc nhu cầu này, khách
hàng ngoài mong muốn sở hữu một phương tiện giao thông thì họ còn muốn được đáp
ứng việc sử dụng công nghệ, các tính năng mới, thú vị trên xe máy.
- Tiếp đó là nhu cầu để thể hiện được địa vị cá nhân, phong cách, cá tính của khách
hàng. Ở bậc nhu cầu này, họ mong muốn được thể hiện bản thân thông qua phương tiện đi
lại, phô trương với mọi người về địa vị, phong cách và khả năng kinh tế của họ.
Dựa trên cách phân bậc nhu cầu như vậy, có thể thấy rằng các dòng xe tay ga của
Honda sẽ nhắm đến các bậc nhu cầu cao hơn bậc nhu cầu cơ bản.
* Hiểu biết và niềm tin
Hiểu biết và niềm tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định mua
xe tay ga Honda. Sự hiểu biết về thương hiệu Honda không chỉ đơn giản là việc biết về
lịch sử và uy tín của hãng, mà còn là sự tin tưởng vào chất lượng và đẳng cấp của sản
phẩm mà hãng mang lại. Những đánh giá từ những người đã trải nghiệm sử dụng xe tay
ga Honda là nguồn thông tin quý báu, giúp ta có cái nhìn chân thực về những ưu và nhược
điểm của từng dòng xe.
Niềm tin vào tính năng và công nghệ của xe cũng góp phần quan trọng trong quyết
định mua xe. Cảm giác an toàn, tiện nghi và hiệu suất lái xe là những yếu tố quan trọng
mà người tiêu dùng thường mong đợi từ một chiếc xe tay ga. Nếu họ tin rằng các tính
năng và công nghệ trên xe Honda có thể đáp ứng được những mong muốn đó, họ sẽ tự tin
hơn khi đặt niềm tin vào sản phẩm của hãng.
Ngoài ra, niềm tin vào tầm nhìn và giá trị mà thương hiệu Honda đại diện cũng đóng
vai trò quan trọng. Sự cam kết đổi mới, bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu là những giá trị mà
người tiêu dùng có thể cùng nhìn nhận và chia sẻ với thương hiệu này.

2.4. PHÂN TÍCH SWOT CỦA CÁC DÒNG XE TAY GA HONDA


Bảng 2.2. Phân tích SWOT của các dòng xe tay ga Honda
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
1. Động cơ: được đánh giá là bền bỉ và 1. Giá thành: sản phẩm có giá cao so với
vận hành êm ái, ổn định nhất. các đối thủ cùng phân khúc.
2. Thương hiệu: Có uy tín, vị thế trong 2. Trọng lượng sản phẩm: còn khá nặng.
lòng khách hàng. 3. Chất lượng chăm sóc khách hàng: bị
3. Hệ thống phân phối: mật độ dày đặc đánh giá là chưa ổn định.
trên toàn quốc.

23
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
1. Xu hướng: người tiêu dùng dần có xu 1. Xu hướng “di chuyển xanh”: thu hút
hướng ưa thích dùng xe tay ga hơn xe số. nhiều đối thủ mới.
2. Thị trường influencers: ngày càng 2. Các thương hiệu xe giá rẻ nhập
phát triển, hoạt động trên nhiều nền tảng khẩu: phát triển nhanh và rộng khắp đất
và đạt hiệu quả marketing cao. nước.
3. Thị hiếu khách hàng: ngày càng quan 3. Nguồn cung linh kiện và phụ tùng:
tâm đến tính an toàn, tiện lợi, tiết kiệm và luôn đứng trước nguy cơ thiếu hụt hoặc
thân thiện với môi trường gián đoạn cung ứng.
4. Thu nhập trung bình của người dân:
ngày càng tăng

24
Phần 3: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC
TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG CHO XE TAY GA HONDA
3.1. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG
Bảng 3.1. Phân đoạn thị trường xe máy tại Việt Nam
Phân khúc Đặc điểm
- Thu nhập: dưới 5 triệu/tháng (thu nhập thấp)
- Sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn, khu vực hẻo lánh.
1 - Nhu cầu: phương tiện đi lại đơn thuần với mức giá từ 10 – 15 triệu.

- Thu nhập: 5 – 10 triệu/tháng (thu nhập chưa ổn định).


- Sinh sống ở nông thôn, ngoại thành.
2 - Nhu cầu: phương tiện đi lại an toàn, có độ bền và tính thẩm mỹ nhưng
giá cả bình dân (15 – 25 triệu).

- Thu nhập: 10 – 30 triệu/tháng (thu nhập mức trung bình – khá).


- Sinh sống ở cả khu vực thành thị và nông thôn.
3 - Nhu cầu: phương tiện đi lại an toàn, có độ bền cao, thương hiệu uy tín,
tiết kiệm nhiên liệu, tích hợp công nghệ hiện đại, có tính thẩm mỹ; có
thể khẳng định bản thân, thể hiện cá tính và phong cách của mình.
- Thu nhập: trên 30 triệu/tháng (thu nhập cao).
- Sinh sống ở thành thị và nông thôn.
4 - Tâm lý: sẵn sàng bỏ ra một số tiền khủng so với công năng của một
chiếc xe máy thông thường để thể hiện cá tính, phong cách, cũng như
địa vị xã hội của mình.

3.2. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG
MỤC TIÊU CHO DÒNG SẢN PHẨM XE TAY GA HONDA
3.2.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu cho dòng sản phẩm xe tay ga Honda

25
Bảng 3.2. Điểm mạnh, điểm yếu của xe tay ga Honda trên từng phân khúc thị trường
Phân khúc Điểm mạnh Điểm yếu
- Đáp ứng được nhu cầu đi lại - Giá thành quá cao so với thu nhập.
cơ bản. - Sự cạnh tranh từ các thương hiệu
giá rẻ, các sản phẩm thay thế (xe
1
đạp, đi bộ, xe đạp điện).
- Khách hàng không có nhu cầu
chuyên biệt về xe máy.
- Đáp ứng được nhu cầu đi lại - Giá thành vẫn còn cao so với thu
cơ bản. nhập.
- Có độ bền cao, tính an toàn, - Chưa có nhu cầu cao về các tính
thẩm mỹ. năng phụ trợ.
2
- Thị trường có quy mô lớn. - Quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong
- Thương hiệu Honda đã có sức phân khúc và họ đã khẳng định
ảnh hưởng tại phân khúc thị được vị thế trong phân khúc.
trường này
- Đáp ứng nhu cầu về các tính - Giá thành còn khá cao so với mặt
năng phụ trợ, mong muốn thể bằng chung phân khúc.
hiện cá tính, phong cách. - Sự cạnh tranh gay gắt với các
- Thị trường có quy mô lớn và dòng xe cùng phân khúc.
3 ngày càng mở rộng. - Thiết kế, mẫu mã được đánh giá là
- Thương hiệu Honda đã khẳng kém thẩm mỹ hơn các hãng xe
định được vị trí của mình trong khác.
phân khúc thị trường này. - Sự cạnh tranh từ sản phẩm thay
thế (nhất là xe máy điện)
- Một số dòng xe tay ga Honda - Mối đe dọa từ các sản phẩm thay
cao cấp đã có vị thế “dành cho thế, nhất là xe ô tô (với đa dạng kiểu
người có địa vị, có tiền”. xe có giá từ vài trăm triệu).
4
- Sản phẩm có mức giá cao, đáp - Quy mô thị trường còn tương đối
ứng được nhu cầu “thể hiện” hạn chế.
của khách hàng.
Qua bảng so sánh trên, dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá thị trường cũng như khả
năng của doanh nghiệp và sản phẩm, có thể kết luận: Theo phương án Chuyên môn hóa
tuyển chọn, các dòng xe tay ga Honda phù hợp với phân khúc 3 và phân khúc 4.

26
3.1.3. Chân dung khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm xe tay ga Honda
Khách hàng mục tiêu mà xe tay ga Honda nhắm đến là cả khách hàng nam và nữ;
thu nhập hàng tháng trong khoảng trung bình – cao (10 - 30 triệu); tập trung sinh sống ở
các khu vực thành thị, trung tâm nông thôn; độ tuổi từ trẻ đến tiền trung niên (18 - 45
tuổi).
Về tâm lý mua hàng, khách hàng mục tiêu của Honda Việt Nam mong muốn sở hữu
một phương tiện đi lại có độ bền, tính an toàn, độ uy tín, tính tiết kiệm, tính thẩm mỹ cũng
như tính tiện lợi, thoải mái nên xe tay ga là lựa chọn hàng đầu của họ. Hơn nữa, họ có
mong muốn khẳng định bản thân, thể hiện cá tính và phong cách của họ cũng như được
trải nghiệm những công nghệ, tính năng mới mẻ trong hành trình di chuyển của mình.
Thậm chí, họ mong muốn sở hữu sản phẩm xe tay ga với mục đích thể hiện được địa vị xã
hội và mức thu nhập của họ.
Về hành vi mua hàng, khách hàng mục tiêu của xe tay ga Honda thường mua hàng
tại các đại lý ủy quyền của Honda. Họ thường mua vào những dịp được nhận lương hoặc
những dịp để ăn mừng thành tích nào đó của bản thân hay gia đình họ. Khách hàng
thường tìm hiểu thông tin qua Internet, bạn bè, người thân hoặc trải nghiệm lái thử xe tại
các đại lý. Trước khi đưa ra quyết định mua, khách hàng thường so sánh giữa các dòng xe
khác nhau và các thương hiệu cạnh tranh và để đưa ra quyết định cuối cùng, họ còn chịu
sự tác động bởi các dịch vụ hậu mãi và các chương trình khuyến mãi.
3.3. ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG CHO XE TAY GA HONDA

Sơ đồ 3.1. Định vị các dòng xe tay ga Honda


Từ sơ đồ định vị trên, ta có thể rút ra kết luận các dòng xe tay ga Honda được định
vị là các sản phẩm có giá thành đắt nhưng đồng thời với đó là chất lượng rất cao. Bên
27
cạnh đó, các dòng xe tay ga Honda còn tận dụng được hình ảnh thương hiệu vô cùng uy
tín để xây dựng lòng tin cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm.
Phần 4: CHIẾN LƯỢC GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XE TAY GA HONDA
4.1. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ CỦA
XE TAY GA HONDA
4.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
4.1.1.1. Mục tiêu marketing
Mục tiêu marketing của Honda Việt Nam đối với dòng xe tay ga là vô cùng đa dạng,
có thể kể đến đầu tiên là tối đa hóa lợi nhuận hiện hành, bằng cách tối ưu hóa giá cả sản
phẩm và chi phí sản xuất, vận chuyển và tiếp thị, nhằm tăng biên lợi nhuận cho mỗi đơn
vị bán hàng. Bên cạnh đó, Honda Việt Nam còn tối ưu hóa các sản phẩm của mình, bao
gồm việc cung cấp các dòng xe tay ga có giá trị cao hơn và tăng cường bán các dòng xe
có lợi nhuận cao hơn; tối ưu hóa các chi phí hoạt động, bao gồm chi phí vận hành, quản lý
và tiếp thị, nhằm giảm thiểu các chi phí không cần thiết và tăng cường lợi nhuận ròng.
Hai là, với mục tiêu dẫn đầu thị phần, Honda Việt Nam đã tăng cường mạng lưới
phân phối và đại lý bán hàng, đảm bảo sự tiếp cận rộng rãi đến khách hàng tiềm năng trên
khắp địa bàn Việt Nam; liên tục đổi mới và cải tiến sản phẩm và công nghệ của mình,
cung cấp các tính năng, hiệu suất dịch vụ sau bán hàng tốt nhất có thể, bao gồm bảo
dưỡng, sửa chữa và hỗ trợ khách hàng, nhằm tạo ra sự hài lòng và trung thành từ phía
khách hàng.
Ba là, để có thể dẫn đầu về chất lượng, Honda Việt Nam liên tục cải tiến và nâng
cao chất lượng của các dòng xe tay ga của mình, bao gồm việc sử dụng các vật liệu và
công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao; đảm bảo rằng tất cả các sản
phẩm xe tay ga của mình đều đạt các tiêu chuẩn an toàn và tin cậy cao nhất, đảm bảo sự
an toàn và tin tưởng của khách hàng; cải thiện trải nghiệm khách hàng từ quá trình mua
xe, sử dụng sản phẩm đến dịch vụ sau bán hàng, liên tục lắng nghe phản hồi từ khách
hàng và cải thiện liên tục sản phẩm và dịch vụ của mình dựa trên phản hồi đó.
4.1.1.2. Chi phí cung ứng sản phẩm
Để có thể đưa ra mức giá hợp lí và chính xác nhất, Honda Việt Nam cần phải dựa
trên cả yếu tố chi phí cung ứng sản phẩm. Có thể kể đến như chi phí sản xuất: bao gồm
chi phí vật liệu, lao động và quy trình sản xuất để tạo ra các thành phần và lắp ráp xe tay
ga; chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, công nghệ và tính năng.
Kế đó, ta có thể kể đến chi phí logistics và quản lý chuỗi cung ứng: liên quan đến vận
chuyển các thành phần từ nhà máy hoặc nhà cung cấp đến nhà máy lắp ráp, và sau đó từ
nhà máy lắp ráp đến các điểm phân phối và đại lý; chi phí quản lý, giám sát và tối ưu hóa
chuỗi cung ứng từ nguồn cung đến khách hàng cuối cùng. Bên cạnh đó, Honda Việt Nam
28
còn có chi phí truyền thông marketing: chi phí quảng cáo, tiếp thị và quan hệ công chúng
để quảng bá và tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Và còn một số chi phí khác như là chi
phí bảo dưỡng nhà máy, chi phí bảo hành và dịch vụ sau bán hàng, chi phí quản lý và hoạt
động,...
4.1.1.3. Các nhân tố khác
Ngoài các yếu tố trên, giá của các sản phẩm xe tay ga của Honda Việt Nam còn chịu
ảnh hưởng của yếu tố khác như là đặc trưng của sản phẩm (tính đồng nhất, tính thời vụ,
tính dị biệt, tính dễ hỏng,...), hệ số co giãn của cung, cơ chế tổ chức quản lý giá được xác
lập trong mỗi doanh nghiệp.
Ví dụ như: Khi mua bán sản phẩm xe tay ga Honda tại các đại lý uỷ nhiệm HEAD
hay đơn vị tư nhân khác, quyết định cuối cùng về giá của xe không nằm trong quyền
quyết định của Honda Việt Nam mà thuộc về các đại lý bán lẻ. Honda Việt Nam chỉ được
phép đưa ra mức giá bán lẻ đề xuất mang tính chất tham khảo, khuyến nghị HEAD bán
hàng theo mức giá bán lẻ do Honda Việt Nam đề xuất nhưng không có quyền can thiệp
vào giá bán thực tế của các HEAD hay buộc các HEAD phải tuân thủ mức giá này.
4.1.2. Các nhân tố bên ngoài
4.1.2.1. Đặc điểm của thị trường và cầu
* Đặc điểm thị trường
Theo Motorcycles Data, Việt Nam đang là thị trường xe hai bánh lớn thứ 4 thế giới.
Ước tính hơn 2/3 dân số Việt Nam sở hữu xe hai bánh và hơn 90% hộ gia đình có xe gắn
máy. Trong đó xe tay ga là phương tiện di chuyển phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là ở
khu vực thành thị. Nhu cầu về xe tay ga luôn cao do sự tiện lợi, linh hoạt và tiết kiệm
nhiên liệu. Thị trường xe tay ga Honda Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng tốt, dự kiến
sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới nhờ vào sự gia tăng thu nhập của người dân,
nhu cầu di chuyển cá nhân ngày càng cao và việc mở rộng mạng lưới đường sá. Điều này
sẽ làm giá của xe tay ga Honda tại các phân khúc ngày một tăng lên.
* Đặc điểm của cầu
Nhu cầu về xe tay ga Honda dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do sự gia
tăng thu nhập của người dân, dân số trẻ hóa và nhu cầu di chuyển ngày càng cao.
Mối quan hệ giữa cầu và giá thường là mối quan hệ tỷ lệ nghịch, điều này có nghĩa
là khi giá tăng, cầu thường giảm và ngược lại. Tuy nhiên, do tính thiết yếu và sự ưa
chuộng của khách hàng đối với thương hiệu, mức độ nhạy cảm về giá của khách hàng đôi
khi không quá cao. Do đó, cầu đối với mặt hàng xe tay ga tăng sẽ gây áp lực cho giá của
chúng tăng cao hơn. Điều này đặc biệt đúng với sự thay đổi của giá với các mẫu xe phổ
thông như Honda Vision hay Honda Air Blade. Đặc biệt, đối với các dòng xe cao cấp như
Honda SH, mức độ nhạy cảm về giá còn thấp hơn do khách hàng của phân khúc xe này có
29
thu nhập cao hơn và sẵn sàng đánh đổi giá cả lấy đặc tính sản phẩm.
* Mức giá khách hàng chấp nhận
Mức giá khách hàng chấp nhận phụ thuộc vào từng phân khúc xe. Đối với các mẫu
xe phổ thông như Honda Vision, mức giá dao động từ 30-35 triệu VND là mức chấp nhận
được bởi dòng xe này phù hợp với những khách hàng có thu nhập thấp hoặc là học sinh,
sinh viên. Đối với các dòng xe cao cấp như Honda SH, mức giá từ 90-120 triệu VND vẫn
được khách hàng đón nhận.
Ngoài ra, mức giá khách hàng chấp nhận còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:
- Khách hàng có thu nhập cao thường chấp nhận mức giá cao hơn.
- Khách hàng thường chấp nhận mức giá cao hơn để có được xe có nhiều tính năng
và chất lượng tốt hơn.
- Khách hàng thường chấp nhận mức giá cao hơn cho xe của thương hiệu uy tín.
4.1.2.2. Cạnh tranh
Thị trường xe tay ga là một thị trường đầy tiềm năng vì vậy có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các hãng xe như Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, Piaggio ... Mỗi hãng đều có nhiều
mẫu mã với mức giá và chất lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
* Tương quan so sánh giữa giá và chi phí cung ứng của xe tay ga Honda so với sản
phẩm cạnh tranh
Chi phí cung ứng xe tay ga phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá nguyên vật liệu, chi
phí nhân công, chi phí sản xuất, … Tuy nhiên Honda đã đạt được mức tối ưu hoá chi phí
tốt hơn so với các hãng cạnh tranh nhờ vào công nghệ sản xuất tiên tiến và dây chuyền
sản xuất hiện đại. Với quy mô sản xuất lớn, Honda có thể mua nguyên vật liệu với giá
thấp hơn nhờ vào các hợp đồng mua bán số lượng lớn. Ngoài ra, số lượng nhà máy hơn
hẳn các đối thủ cạnh tranh và hiệu suất hoạt động lớn đã giúp cho Honda giảm thiểu chi
phí lao động và tăng năng suất. Qua đây có thể thấy Honda có lợi thế về chi phí cung ứng
nhờ vào quy mô sản xuất lớn, công nghệ tiên tiến, chuỗi cung ứng hiệu quả và chi phí vận
hành thấp. Các hãng cạnh tranh như Yamaha và Suzuki cũng có chi phí cung ứng tương
đối thấp, nhưng có thể cao hơn Honda do quy mô nhỏ hơn và mức độ tự động hóa thấp
hơn.
Tuy nhiên, Honda vẫn cần theo dõi giá bán của đối thủ ở các phân khúc sản phẩm.
Ví dụ: Yamaha, Suzuki liên tục tung ra các mẫu xe mới với giá cả cạnh tranh, buộc
Honda phải điều chỉnh giá xe tay ga của mình để duy trì thị phần. Honda cũng cần so sánh
chi phí cung ứng của mình so với đối thủ để tìm cách hạ chi phí, hạ giá bán.
* Mối tương quan giữa giá và chất lượng của xe tay ga Honda so với các đối thủ
cạnh tranh

30
Xe tay ga Honda được biết đến với độ bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu và dịch vụ hậu
mãi tốt. Do đó, Honda thường có mức giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh có sản
phẩm chất lượng tương đương.
Chất lượng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Yamaha, Suzuki, Piaggio cũng
đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Do đó, khách hàng ngày càng có
nhiều lựa chọn hơn khi mua xe tay ga, họ không chỉ quan tâm về giá mà còn quan tâm
đến chất lượng sản phẩm, thậm chí còn quan niệm giá càng cao sản phẩm càng chất
lượng. Trên thực tế, Piaggio nổi tiếng với xe tay ga cao cấp, sử dụng vật liệu tốt và thiết
kế sang trọng; Yamaha NVX trang bị động cơ mạnh mẽ, hệ thống phanh ABS, khóa
smartkey,... Để có thể cạnh tranh với mức giá cao hơn, buộc Honda phải thêm những tính
năng, ưu điểm này vào sản phẩm của mình.
* Phản ứng của đối thủ cạnh tranh về giá
Khi Honda thay đổi giá xe tay ga, các đối thủ cạnh tranh thường sẽ có phản ứng thay
đổi theo. Nếu Honda giảm giá xe, các đối thủ cạnh tranh cũng giảm giá xe để duy trì vị
thế cạnh tranh của mình. Ví dụ, khi Honda giảm giá xe Air Blade, Yamaha cũng giảm giá
xe NVX. Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến
lược kinh doanh, khả năng tài chính,… Honda cần theo dõi sát sao các động thái của đối
thủ cạnh tranh để có những điều chỉnh giá phù hợp.
4.1.2.3. Các yếu tố bên ngoài khác
* Môi trường kinh tế
Khi lạm phát tăng, chi phí sản xuất xe tay ga Honda cũng tăng do giá nguyên vật
liệu, nhân công, vận chuyển cao hơn. Điều này dẫn đến giá xe tăng để bù đắp chi phí và
duy trì lợi nhuận cho công ty.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng lên, kích thích nhu cầu
mua sắm xe tay ga, bao gồm cả xe tay ga Honda. Điều này dẫn đến tăng giá xe do nhu cầu
cao hơn.
Khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm sút, nhu cầu mua sắm xe tay
ga cũng giảm theo. Điều này dẫn đến giảm giá xe do lượng cầu yếu. Trong giai đoạn
2020-2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam suy thoái, dẫn
đến doanh số bán xe tay ga Honda sụt giảm và giá xe cũng có xu hướng giảm nhẹ.
Lãi suất ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng vay mua xe máy của người dân. Khi lãi
suất tăng cao, người dân sẽ khó vay tiền mua xe hơn, dẫn đến nhu cầu mua xe giảm và
Honda có thể phải giảm giá bán. Ngược lại, lãi suất thấp khuyến khích người tiêu dùng
vay mua xe, dẫn đến nhu cầu tăng và giá xe có thể tăng.
* Phản ứng của chính phủ
Hiện nay chính phủ không áp dụng chính sách giá trần, giá sàn cho xe tay ga Honda.
31
Do đó, giá xe Honda được quyết định chủ yếu bởi thị trường và các yếu tố cạnh tranh
giữa các hãng xe.
Chính phủ áp dụng nhiều loại thuế khác nhau đối với xe tay ga Honda, bao gồm thuế
nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu), thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ
phí trước bạ. Mức VAT hiện nay là từ 8% đến 10% tùy dung tích xe. Thuế tiêu thụ đặc
biệt được áp dụng đối với một số loại xe tay ga Honda có dung tích xi lanh lớn hoặc có
nhiều tính năng cao cấp. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt có thể lên đến 20% đối với xe máy
trên 125 phân phối. Còn lệ phí trước bạ là một khoản thuế được áp dụng khi mua xe mới.
Mức phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá tính lệ phí trước bạ của xe, đối với
xe máy thường là 2%. Lệ phí trước bạ là một khoản chi phí đáng kể ảnh hưởng đến giá xe
tay ga Honda. Ví dụ trong năm 2017, mức tăng lệ phí trước bạ của hai phiên bản SH150i
phanh CBS và SH150i phanh ABS lần lượt là từ từ 4,1 triệu đồng lên 5,05 triệu đồng và
từ 4,5 triệu lên 5,7 triệu đồng.

4.2. XÁC ĐỊNH MỨC GIÁ CƠ BẢN


* Bước 1: Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của giá
Mục tiêu đầu tiên của công ty Honda Việt Nam, hay bất kỳ doanh nghiệp nào khác,
chắc chắn là tạo ra lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá cả cần được
thiết lập sao cho phù hợp với chi phí sản xuất, chi phí tiếp thị và các chi phí khác, đồng
thời cũng phản ánh được chất lượng của sản phẩm đối với khách hàng, xác định vị thế của
sản phẩm trên thị trường.
Không chỉ vậy, việc xác định giá chính xác còn giúp phản ánh sự thay đổi của thị
trường, bao gồm cả sự biến động của cung và cầu, cũng như các yếu tố kinh tế và xã hội
khác. Doanh nghiệp cần theo dõi thị trường và điều chỉnh mức giá theo phản ứng của
khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Tiếp theo, đó chính là xây dựng và bảo vệ thương hiệu: Mức giá có thể ảnh hưởng
đến cảm nhận về thương hiệu của sản phẩm. Mức giá quá thấp có thể làm mất đi giá trị
thương hiệu, trong khi mức giá quá cao có thể làm mất khách hàng. Do đó, việc thiết lập
mức giá phù hợp là rất quan trọng để xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

* Bước 2: Xác định cầu ở thị trường mục tiêu


Xác định tổng cầu: Honda Việt Nam cần nghiên cứu nhân khẩu học tại Việt Nam để
nắm bắt được nhu cầu, ước muốn cũng như sức mua của người tiêu dùng đối với xe tay
ga. Có thể nhận định Việt Nam là thị trường có nhu cầu lớn. Trong những năm gần đây,
nhu cầu tiêu dùng tăng lên rõ rệt và mục đích sử dụng xe tay ga càng phong phú. Đời

32
sống người dân từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Trong cơ cấu tham gia giao
thông đô thị ở Việt Nam xe tay ga Honda chiếm vị trí cao, tỉ lệ lớn. Hơn nữa nhu cầu mua
xe của người dân là liên tục, đều đặn, thường xuyên, không nhất thiết chỉ mua vào những
dịp lễ tết.
Xác định hệ số co giãn của cầu theo giá: Mối quan hệ giữa cầu và giá thường là mối
quan hệ tỷ lệ nghịch. Trong trường hợp của xe tay ga Honda, cầu có độ nhạy cảm nhất
định với giá. Tuy nhiên, do tính phổ biến và sự ưa chuộng đối với thương hiệu cao nên
mức độ nhạy cảm về giá của khách hàng đôi khi không quá cao. Điều này đặc biệt đúng
với sự thay đổi của giá với các mẫu xe phổ thông như Honda Vision hay Honda Air
Blade.

* Bước 3: Xác định chi phí sản xuất


Nói đến chi phí sản xuất xe tay ga của Honda VN, trước hết ta có thể kể đến một số
các chi phí cố định: chi phí vận hành nhà máy (bao gồm chi phí vận hành nhà máy sản
xuất, tiền thuê đất, tiện ích, bảo trì và sửa chữa máy móc và thiết bị, cũng như các chi phí
quản lý và hành chính); chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) là chi phí để phát triển và
cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất (bao gồm các chi phí nghiên cứu, thiết kế, thử
nghiệm và chứng nhận sản phẩm); chi phí quản lý chất lượng (bao gồm các chi phí kiểm
tra chất lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm không thay đổi theo sản lượng sản xuất);
chi phí marketing và quảng cáo (như mạng lưới tiếp thị và quản lý thương hiệu).
Tiếp đó, ta còn có thể kể đến một số chi phí biến đổi sau: chi phí nguyên vật liệu và
linh kiện, thay đổi theo sản lượng sản xuất (ví dụ như chi phí mua kim loại, nhựa, cao su,
và các linh kiện điện tử); tiền lương và các chi phí liên quan đến lao động trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất; chi phí tiêu thụ và phân phối (bao gồm chi phí liên quan đến
việc đưa sản phẩm từ nhà máy đến điểm bán hàng, chi phí vận chuyển, lưu kho và phân
phối); chi phí hỗ trợ khách hàng (như bảo dưỡng, sửa chữa, dịch vụ khách hàng và bảo
hành).

* Bước 4: Phân tích giá và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh chính:
Yamaha: Thương hiệu xe tay ga phổ biến thứ hai tại Việt Nam, với các dòng xe từ
bình dân đến cao cấp. Yamaha nổi tiếng với thiết kế thể thao, cá tính và động cơ mạnh
mẽ.
Suzuki: Thương hiệu xe tay ga Nhật Bản với thế mạnh về độ bền bỉ và tiết kiệm
nhiên liệu. Suzuki có nhiều dòng xe tay ga phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, từ
33
học sinh, sinh viên đến người đi làm.
SYM: Thương hiệu xe máy Đài Loan với lợi thế về giá cả và mẫu mã đa dạng. SYM
đang dần khẳng định vị thế trên thị trường xe tay ga Việt Nam với các dòng xe như Attila,
Shark,...
Piaggio: Hãng xe Ý nổi tiếng với các dòng xe Vespa cao cấp, thời trang và mang
tính biểu tượng. Piaggio hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp với mức giá cao hơn.

Bảng 4.1. Bảng so sánh giá và sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
Phâ
Giá bán Động
n Mẫu xe Trang bị tiện nghi
(triệu đồng) cơ
khúc
Honda 31-37 110c Khóa thông minh, đèn LED,
Xe Vision c phanh CBS, cốp xe 18 lít
tay
Yamaha 28-33 125c Khóa thông minh, đèn LED,
ga
Janus c cốp xe 14 lít
bình
dân Suzuki 28-31 110c Khóa thông minh, đèn LED,
Address c cốp xe 20 lít
Honda 42-58 125- Khóa thông minh, cổng sạc
Air 160c USB, đèn LED, phanh ABS
Xe Blade c (phiên bản cao), cốp xe 23 lít
tay Yamaha 53-56 155c Khóa thông minh, cổng sạc
ga NVX c USB, phanh ABS (phiên bản
tầm cao), cốp xe 25 lít
trung SYM 45 150c Khóa thông minh, đồng hồ
Tuscany c LCD kĩ thuật số, cốp xe 27 lít
Piaggio 48-57 125c Đèn LED, phanh ABS (phiên
Liberty c bản cao), cốp xe 15 lít
Honda 150-153 160c Khóa thông minh, động cơ
Xe SH 350i c eSP+, kết nối Bluetooth, cổng
tay sạc USB, Hệ thống kiểm soát
ga lực kéo (HSTC)
cao Piaggio 92-155 125- Động cơ iGET, hệ thống
cấp Vespa 150- dừng xe tự động tắt
GTS 300c “Start&Stop”

34
c
Như vậy có thể kết luận rằng Honda Việt Nam định giá bán cao hơn so với các đối
thủ cạnh tranh cùng phân khúc. Dù vậy khách hàng vẫn lựa chọn xe tay ga Honda vì nó
được đánh giá cao về thương hiệu, chất lượng, độ bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu. Minh
chứng là kết thúc năm tài chính 2023, tổng lượng xe máy được bán ra bởi các thành viên
trong Hiệp hội xe máy Việt Nam (VAMM) đạt 2,8 triệu xe, tăng 13,4% so với kỳ trước.
Trong đó, chỉ riêng doanh số bán hàng xe máy của Honda Việt Nam đạt mức 2.335.337
xe, tăng 13,8% so với năm tài chính 2022, bán chạy nhất là dòng xe Honda Vision. Như
vậy, thị phần xe máy của Honda Việt Nam đạt khoảng 81% (tính trong VAMM), tăng
0,3% so với năm tài chính trước. Tuy nhiên Honda Việt Nam cần đảm bảo rằng mức giá
bán lần đầu của xe tay ga mang lại lợi nhuận cho công ty nhưng cũng phải cạnh tranh so
với các đối thủ trên thị trường để thu hút khách hàng. Để có thể định giá cao hơn mà vẫn
có lợi thế cạnh tranh, Honda Việt Nam cần tích cực xây dựng, quảng bá thương hiệu của
mình đến với khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động
marketing sản phẩm mới.

* Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá


Phương pháp định giá dựa vào chi phí: xe tay ga Honda Việt Nam xác định sản
phẩm của họ là sản phẩm không chỉ có chất lượng cao, thể hiện phong cách, tiết kiệm
nhiên liệu, an toàn mà còn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và thoải
mái nhất. Chính bởi những mong muốn trên về sản phẩm của mình mà Honda Việt Nam
sẽ phải tăng chi phí sản xuất để có thể đáp ứng những yêu cầu về sản phẩm mà họ đề ra.
Từ đó công ty sẽ định ra mức giá bán dựa trên chi phí sản xuất và cộng thêm một mức lãi
suất mục tiêu vào giá thành. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến khách hàng bởi phần lãi
cộng thêm khiến giá xe tay ga Honda cao hơn các hãng xe khác, tuy nhiên hãng xe này
vẫn giữ vững được vị thế, thu hút số lượng lớn khách hàng bởi những giá trị to lớn mà xe
mang lại: thương hiệu mạnh, sản xuất chất lượng cao,...
Phương pháp định giá cạnh tranh: Honda Việt Nam đặt giá các dòng xe tay ga
cao hơn giá của các sản phẩm cạnh tranh bởi sản phẩm của họ có các yếu tố sau. Đầu tiên
là thương hiệu và uy tín. Honda là công ty xe máy hàng đầu trên thế giới và Việt Nam;
được tin tưởng vào chất lượng, độ bền và dịch vụ. Thứ hai là chi phí sản xuất cao (sử
dụng nguyên vật liệu cao cấp, phụ tùng chính hãng,…). Một số dòng xe tay ga được sản
xuất tại nước ngoài nên sẽ phải gánh chịu thêm một số thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng. Vậy nên, Honda luôn áp dụng chiến lược giá cao để tối đa hóa lợi nhuận, duy trì vị
trí dẫn đầu.
Phương pháp định giá theo giá trị cảm nhận: Honda Việt Nam nhận thức được
35
các giá trị mà khách hàng mong muốn có khi mua xe tay ga, đó là: thương hiệu lớn, công
năng tốt, thể hiện được phong cách,… Các dòng xe tay ga Honda luôn luôn đáp ứng được
các tiêu chí này, do đó, khách hàng sẽ bị thuyết phục rằng mức giá cao mà họ phải chi trả
là tương xứng với những giá trị mà họ mong muốn.
Có nhiều lý do khiến cho xe tay ga Honda có mức giá cao hơn các đối thủ cạnh
tranh nhưng vẫn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng chủ yếu nhờ những giá trị mà
xe tay mang lại. Tuy nhiên Honda Việt Nam vẫn cần phải có chiến lược để duy trì vị trí
dẫn đầu thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

4.3. CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA XE TAY GA HONDA


Thành công của Honda Việt Nam trong việc chiếm lĩnh thị trường không chỉ dựa
trên mẫu mã và chất lượng sản phẩm của họ, mà một phần quan trọng không kém, đó là
chiến lược giá của công ty Honda Việt Nam. Công ty áp dụng chiến lược giá đa dạng để
tạo sự hấp dẫn và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của mình. Công ty thường đưa ra
giá cả hợp lý và cạnh tranh trên thị trường, nhằm thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu
và chiếm lĩnh thị phần. Trong lĩnh vực xe tay ga, giá cả đóng vai trò quan trọng trong
quyết định mua hàng của người tiêu dùng, do đó, chiến lược giá cạnh tranh giúp Honda
Việt Nam cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ trong ngành. Giá xe tay ga Honda chia các
dòng sản phẩm của mình thành nhiều phân khúc giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu của
các nhóm khách hàng khác nhau. Công ty cung cấp các mẫu xe tay ga có giá phù hợp với
phân khúc trung bình đến cao cấp. Điều này giúp Honda Việt Nam thu hút đa dạng khách
hàng và tối ưu hóa doanh số bán hàng.
4.3.1. Chiến lược giá “hớt váng”
Honda Việt Nam và các đại lý thường đặt mức giá bán cao nhất cho sản phẩm khi
mới tung ra thị trường, hướng đến đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận sản
phẩm mới và chưa có độ nhạy cảm về giá. Khi mức tiêu thụ của sản phẩm chậm lại, các
đại lý giảm giá để thu hút khách hàng vốn nhạy cảm về giá. Bằng cách này, Honda Việt
Nam có thể thu về doanh thu tối ưu nhất khi có lợi nhuận cao ở giai đoạn đầu và mức giá
cao ban đầu cũng mang đến hình ảnh về một sản phẩm có chất lượng cao trong mắt khách
hàng.
SH 150 ABS (2019) là ví dụ minh hoạ cho chiến lược giá này của Honda Việt Nam:
Bảng 4.2. Bảng giá bán của xe SH 150 ABS 2019
Thời điểm Mức giá (đại lý)
Mới ra mắt ̣(01/2019) 163.500.000 VNĐ

36
Tăng trưởng (01/2020) 148.000.000 VNĐ
Bão hòa (07/2020) 145.000.000 VNĐ
Suy thoái (11/2020) 142.000.000 VNĐ

4.3.2. Chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm
Honda Việt Nam định giá cho các dòng xe tay ga khác nhau dựa trên sự cải tiến về
công nghệ, tính năng đặc biệt và kiểu dáng của từng dòng xe tay ga. Honda Việt Nam
cung cấp nhiều tùy chọn định giá và gói sản phẩm linh hoạt để khách hàng có thể lựa
chọn theo nhu cầu và ngân sách. Họ cung cấp các phiên bản và tùy chọn khác nhau cho
các sản phẩm của mình, từ các phiên bản cơ bản đến phiên bản cao cấp, với giá cả phù
hợp.

Bảng 4.3. Bảng giá xe Honda Vision và Air Blade 2024


Giá Giá
Giá xe Honda Vision 2024
đề xuất lăn bánh
Vision 2024 bản Tiêu chuẩn (không có Smartkey) 31.113.818 34.500.000
Vision 2024 bản Cao cấp có Smartkey 32.782.909 36.000.000
Vision 2024 bản Đặc biệt có Smartkey 34.157.455 38.000.000
Vision 2024 bản Thể thao có Smartkey 36.415.637 40.500.000
Vision 2024 Retro bản Cổ điển có Smartkey 36.612.000 41.000.000
Giá Giá
Giá xe Honda Air Blade 2024
đề xuất lăn bánh
Air Blade 125 bản Tiêu Chuẩn 42.012.000 47.500.000
Air Blade 125 bản Đặc biệt 43.190.182 49.500.000
Air Blade 160 ABS bản Tiêu chuẩn 56.690.000 63.500.000
Air Blade 160 ABS bản Đặc biệt 57.890.000 67.500.000

4.3.3. Chiến lược điều chỉnh mức giá cơ bản


* Định giá theo nguyên tắc địa lý
Honda Việt Nam cũng áp dụng chiến lược giá theo vùng, điều chỉnh giá cả phù hợp
với điều kiện kinh tế, nhu cầu tiêu thụ và sự chênh lệch trong chi phí phân phối ở từng
khu vực khác nhau trong Việt Nam. Điều này giúp xe tay ga Honda thích ứng với sự biến

37
đổi thị trường địa phương, tối ưu hóa lợi nhuận.
Bảng 4.4. Bảng giá lăn bánh Honda Vision 2023
Tên phiên bản Giá niêm Khu vực Khu vực Khu vực III
yết I II
Tiêu chuẩn 31,69 triệu 37,34 34,14 triệu 33,39 triệu
triệu
Cao cấp 33,39 triệu 39,13 35,93 triệu 35,18 triệu
triệu
Đặc biệt 34,79 triệu 40,60 37,40 triệu 36,65 triệu
triệu
Cổ điển 36,61 triệu 42,51 39,31 triệu 38,56 triệu
triệu
Thể thao 37,09 triệu 43,01 39,81 triệu 39,06 triệu
triệu
Mức giá khác nhau ở từng địa phương cũng tạo ra sự bất công trong cạnh tranh giữa
các đại lý. Các đại lý ở các khu vực giá cao hơn có thể ít có khả năng cạnh tranh với các
đại lý ở các khu vực có giá thấp hơn. Chính sách này cũng có thể gây bất mãn và bức xúc
trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực có giá cao hơn. Khách hàng trong các khu
vực này có thể cảm thấy bị thiệt thòi vì phải trả giá cao hơn cho cùng một chiếc xe so với
những người ở khu vực khác.
* Định giá khuyến mại
Honda Việt Nam và các đại lý thường triển khai các chiến dịch khuyến mại để kích
thích nhu cầu mua hàng của khách hàng vào dịp lễ Tết, hè hay cuối năm. Các chương
trình khuyến mại bao gồm giảm giá, quà tặng, lãi suất ưu đãi, trả góp 0% hoặc dịch vụ
bảo hành miễn phí. Chiến lược này giúp tạo ra sự hứng thú và thúc đẩy việc mua hàng của
người tiêu dùng, mang đến hình ảnh một thương hiệu uy tín, luôn quan tâm đến lợi ích

38
của khách hàng.
Hình 4.1: Chương trình khuyến mại “Tưng bừng hè sang - Rộn ràng ưu đãi” 2023
Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều khuyến mại cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh
Honda Việt Nam nếu thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mại sẽ làm giảm đi
giá trị của thương hiệu, cũng như lợi nhuận của Honda Việt Nam và tạo ra thói quen chờ
đợi khuyến mại của khách hàng.

4.4. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC GIÁ CHO DÒNG XE TAY GA HONDA


Không thể phủ định rằng, xe tay ga Honda đã đạt được những thành tựu nhất định ở
thị trường Việt Nam. Với sản phẩm chất lượng, giá cả và dịch vụ tốt, Honda Việt Nam
luôn là thương hiệu uy tín trong lòng người Việt. Song trong thời gian qua, tình trạng
“độn giá” tại các HEAD, những động thái của Honda Việt Nam đã không cho người tiêu
dùng thấy những tín hiệu tích cực, mạnh mẽ nào. Cụ thể trong năm 2022, giá bán Vision
liên tục leo thang, giá chênh lệch của dòng xe này chênh từ 11 – 15 triệu đồng so với giá
đề xuất của Honda Việt Nam công bố, các dòng xe khác như Honda SH Mode, Honda
Lead cũng bị “hét giá” từ 8 – 20 triệu đồng so với giá đề xuất. Để có thể vực dậy niềm tin
của khách hàng, Honda Việt Nam cần có biện pháp can thiệp mạnh mẽ, cụ thể hơn nữa
ngoài lời giải thích và câu nói “không thể thực hiện bán hàng trực tiếp”.
Sau khi nghiên cứu về chính sách giá của sản phẩm xe tay ga Honda ở thị trường
Việt Nam, nhóm xin đề xuất một số giải pháp cho chính sách giá hiện nay của Honda Việt
Nam như sau: Honda Việt Nam nên quan tâm hơn nữa đến lợi ích của người tiêu dùng
thay vì chỉ chú trọng đến bản thân và các HEAD. Tình trạng chênh lệch giá bán ở các
HEAD với giá sản xuất quá lớn yêu cầu Honda cần có những hành động thiết thực để bảo
vệ khách hàng của mình:
- Công ty Honda Việt Nam phải kiểm tra chặt chẽ đến từng đại lý ủy nhiệm; lập
ra các bộ phận chuyên trách để kiểm tra, giám sát hệ thống chứng từ và số liệu
thông kê của các HEAD.
- Điều chỉnh lại các điều khoản hợp đồng công ty ký với các HEAD (về giá bán,
mức chênh lệch cho phép).
- Áp dụng mức chiết khấu cao hơn cho các đại lý thực hiện đúng điều khoản hợp
dồng; đi kèm là những hình thức xử phạt với những đại lý thiếu nghiêm túc
trong việc thực hiện quy định.

39
LỜI KẾT
Công ty Honda Việt Nam là công ty lớn trong lĩnh vực xe máy nói chung và xe tay
ga nói riêng tại thị trường Việt Nam. Dòng sản phẩm xe tay ga Honda đã, đang và sẽ luôn
được khách hàng Việt Nam đón nhận. Công ty Honda Việt Nam và chính dòng sản phẩm
xe tay ga Honda là minh chứng rõ ràng cho việc áp dụng chiến lược giá, phân tích thị
trường, nắm bắt tâm lý, hành vi khách hàng một cách hiệu quả nhất. Sự thành công của
Honda Việt Nam không chỉ là một hành trình hơn 25 năm phục vụ người dân Việt Nam
mà còn là sự đáp ứng nhu cầu của chính khách hàng bằng việc cho ra mắt dòng sản phẩm
xe tay ga Honda phù hợp với thị hiếu, tâm lý, sự thay đổi trong kinh tế - xã hội của người
dân cả nước. Tuy vậy, không thể phủ nhận còn một số vấn đề của Honda Việt Nam trong
việc triển khai chiến lược giá. Honda Việt Nam nên cải thiện, nỗ lực hơn nữa để khắc
phục những hạn chế còn tồn tại của mình thực sự thực hiện hoá sứ mệnh xuyên suốt của
mình - “Một công ty được xã hội công nhận”.

40
DANH MỤC NGUỒN THAM KHẢO
Bảng giá xe Piaggio 2024 mới nhất hôm nay tháng 5/2024. (2024, 04 29). Được truy lục
từ giaxe.2banh.vn: https://giaxe.2banh.vn/bang-gia-xe/bang-gia-xe-piaggio-
41.html
Bảng giá xe Suzuki 2024 mới nhất hôm nay tháng 5/2024 tại đại lý. (2024, 04 29). Được
truy lục từ giaxe.2banh.vn: https://giaxe.2banh.vn/bang-gia-xe/bang-gia-xe-may-
suzuki-40.html
Bình, Q. (2022, 04 14). Cuộc đua tay đôi phân khúc xe tay ga phổ thông. Được truy lục từ
tienphong.vn: https://tienphong.vn/cuoc-dua-tay-doi-phan-khuc-xe-tay-ga-pho-
thong-post1430682.amp
Cường, H. (2023, 04 25). Tiêu thụ xe máy điện gia tăng, xe xăng sụt giảm. Được truy lục
từ thanhnien.vn: https://thanhnien.vn/tieu-thu-xe-may-dien-gia-tang-xe-xang-sut-
giam-185230425093959646.htm
Đông, P. (2023, 03 30). Phương tiện cá nhân tăng chóng mặt, giải pháp kiềm chế vẫn
nửa vời. Được truy lục từ laodong.vn: https://laodong.vn/giao-thong/phuong-tien-
ca-nhan-tang-chong-mat-giai-phap-kiem-che-van-nua-voi-1173381.ldo
Duy, T. (2023, 07 08). Honda Việt Nam sẽ phổ cập hoá các công nghệ an toàn trên xe
máy, vẫn gắn bó với động cơ đốt trong ở tương lai gần. Được truy lục từ
Xedoisong.vn: https://xedoisong.vn/honda-viet-nam-se-pho-cap-hoa-cac-cong-
nghe-an-toan-tren-xe-may-van-gan-bo-voi-dong-co-dot-trong-o-tuong-lai-gan
Hùng, B. (2021, 07 17). Thách thức bủa vây, thị trường xe máy Việt Nam chật vật lấy lại
đà hồi phục. Được truy lục từ thanhnien.vn: https://thanhnien.vn/thach-thuc-bua-
vay-thi-truong-xe-may-viet-nam-chat-vat-lay-lai-da-hoi-phuc-1851274318.htm
Hùng, B. (2022, 05 28). Xe máy Honda tăng giá ‘vô tội vạ’, người Việt kêu gọi ‘tẩy chay’.
Được truy lục từ thanhnien.vn: https://thanhnien.vn/xe-may-honda-tang-gia-vo-toi-
va-nguoi-viet-keu-goi-tay-chay-1851462467.htm
kê, T. c. (2006-2021). Ấn phẩm thống kê. Retrieved from gos.gov.vn:
https://www.gso.gov.vn/an-pham-thong-ke/

41
Nam, T. t. (2022, 06 22). Vì sao xe máy khan hàng, tăng giá chóng mặt? Được truy lục từ
vtv.vn: https://vtv.vn/kinh-te/vi-sao-xe-may-khan-hang-tang-gia-chong-mat-
20220622190538031.htm
Nguyễn Oanh. (2020, 06 16). Được truy lục từ 10 tiêu chí so sánh nên mua xe tay ga của
Honda hay Yamaha tốt hơn?: https://websosanh.vn/tin-tuc/10-tieu-chi-so-sanh-
nen-mua-xe-tay-ga-cua-honda-hay-yamaha-tot-hon-c84-20200701050114598.htm
PV. (2019, 11 04). Giá xe SH 2019 mới nhất tại các đại lý Honda. Được truy lục từ
infonet.vietnamnet.vn: https://infonet.vietnamnet.vn/gia-xe-sh-2019-moi-nhat-tai-
cac-dai-ly-honda-16814.html
Trung, P. (2020, 07 14). Hơn 1,2 triệu xe máy mới tiêu thụ trong nửa đầu 2020. Được
truy lục từ vnexpress.vn: https://vnexpress.net/hon-1-2-trieu-xe-may-moi-tieu-thu-
trong-nua-dau-2020-4130341.html
Trường, X. (2022, 11 28). Chiến lược kinh doanh của công ty Honda Việt Nam - lý do
thành công. Được truy lục từ nhanh.vn: https://nhanh.vn/chien-luoc-kinh-doanh-
cua-cong-ty-honda-viet-nam-ly-do-thanh-cong-n56577.html
Tuyên, Đ. (2021, 11 03). 4 tính năng ‘hay’ nhưng ít ai hay trên xe máy. Được truy lục từ
thanhnien.vn: https://thanhnien.vn/4-tinh-nang-hay-nhung-it-ai-hay-tren-xe-may-
1851394427.htm
Xuyên, V. (2022, 04 04). Honda Việt Nam điều chỉnh giá bán lẻ đề xuất các sản phẩm xe
máy. Được truy lục từ vietnamplus.vn: https://www.vietnamplus.vn/honda-viet-
nam-dieu-chinh-gia-ban-le-de-xuat-cac-san-pham-xe-may-post781796.vnp
Xuyên, V. (2023, 04 25). Năm tài chính 2023, Honda Việt Nam tăng trưởng khá ở cả
mảng ô tô và xe máy. Được truy lục từ bnews.vn: https://bnews.vn/nam-tai-chinh-
2023-honda-viet-nam-tang-truong-kha-o-ca-mang-o-to-va-xe-may/289101.html

Yamaha. (2024, 05). BẢNG GIÁ XE MÁY YAMAHA BÁN LẺ ĐỀ XUẤT MỚI NHẤT
2024. Được truy lục từ yamaha-motor.com.vn: https://yamaha-motor.com.vn/bang-
gia-xe-may/

42
1

You might also like