2018- THI THỬ- ĐỀ+ ĐÁP ÁN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI THỬ LẦN II – KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018

TRƯỜNG THPT A HẢI HẬU Môn: Ngữ văn


¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Đề thi gồm 01 trang
Phần I. Đọc hiểu. (3 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh tuổi thơ oằn lưng xuống chiếc bơm xe đạp
nỗi day dứt không nguôi vón sạn gót chân tuổi thơ bay như lá ngã tư đường (…)
nhói dài mỗi bước Có thể ta không tin ai đó
Thời hậu chiến vẫn ta người trong cuộc có thể không ai tin ta nữa
xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày? dù có sao vẫn tin ở con người
(…) Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma Dù có sao
ma quái – ma cô – ma tà – ma mãnh… Đừng khoanh tay
quỷ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối
(…)Xứ sở thông minh Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn
sao thật lắm trẻ con thất học những người tốt đang cần liên hiệp lại.
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương (Nhìn từ xa…Tổ quốc-Nguyễn Duy)

Câu 1. (0.5đ). Chỉ ra từ ngữ được sử dụng mang đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
trong văn bản trên?
Câu 2. (1.0 điểm). Thông điệp Nguyễn Duy gửi gắm trong bài thơ là gì?
Câu 3. (1.0đ). Chỉ ra hiệu quả của biện pháp nghệ thuật tu từ trong những câu thơ: Ta
đã xuyên suốt cuộc chiến tranh / nỗi day dứt không nguôi vón sạn gót chân / nhói dài mỗi bước.
Câu 4. (0.5đ). Nguyễn Duy viết: “Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn”. Hãy giải
đáp băn khoăn này của nhà thơ?

Phần II. Làm văn


Câu 1. (2 điểm). Nguyễn Duy cho rằng: “Có thể ta không tin ai đó / có thể không ai
tin ta nữa / dù có sao vẫn tin ở con người”?
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của bản thân.
Câu 2. (5 điểm). Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình mình – ta trong đoạn thơ sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
(Trích Việt Bắc của Tố Hữu)
Liên hệ với bài “Từ ấy” để thấy những thay đổi của cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu
qua mỗi chặng đường thơ.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT VĂN 12
Phần I. Đọc - hiểu
Câu 1. Các từ ngữ: “vón sạn gót chân”, “nhói dài mỗi bước”, “tuổi thơ oằn vai”,
“tuổi thơ oằn lưng”, “tuổi thơ bay”.
Cho điểm:
- Nêu được một từ ngữ cho 0,25 điểm.
- Nêu được 3 từ ngữ cho 0,5 điểm.
Câu 2.
- Niềm day dứt, xót xa trước cuộc sống còn nghèo khó, thất học, kẻ xấu hoành hành,
… sau khi chiến tranh đã qua đi.
- Niềm tin vào con người và cuộc sống sẽ tốt đẹp của nhà thơ.
- Kêu gọi chúng ta đoàn kết lại, đẩy lùi cái xấu, ác, đói nghèo, thất học.
* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời được
3 ý cho 1,0 điểm, 2 ý cho 0,75 điểm và 1 ý 0,5 điểm. T rả lời sai, không trả lời thì không cho
điểm
Câu 3.
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: vón sạn gót chân, nhói dài mỗi bước. (0,5 điểm)
- Hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả nỗi niềm day dứt triền miên, không dứt, không nguôi,
cứ làm nhói đau tâm hồn nhà thơ. (0,5 điểm)
* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai,
không trả lời thì không cho điểm
Câu 4. Giải đáp.
- Kẻ xấu không nhiều nhưng dám làm mọi điều tàn ác, nguy hiểm, bất chấp tất cả.
(0,25 điểm)
- Người tốt thì ngay thẳng, chính trực, thường có lòng bao dung độ lượng, vị tha,…
(0,25 điểm)
* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề.
Phần II. Làm văn
Câu 1.
Yêu cầu:
- Học sinh biết viết thành một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói lên suy nghĩ của mình
về lời nhắn nhủ trong câu ca thơ: “Có thể ta không tin ai đó / có thể không ai tin ta nữa / dù
có sao vẫn tin ở con người”
- Có ý thức liên hệ với gợi ý của bài thơ ở phần đọc hiểu, kết hợp với những trải
nghiệm cá nhân
- Không viết đúng thành đoạn văn trừ 0.5 điểm
- Chấp nhận những cách triển khai khác nhau miễn sao hợp lí, thuyết phục. Sau đây
là một gợi ý :
1. Nêu vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)
2. Bày tỏ quan điểm của bản thân.
- Trong cuộc sống có thể chúng ta có lúc mất niềm tin vào ai đó hay đánh mất niềm
tin vào chính bản thân mình. Thế nhưng dẫu có lúc ta chơi vơi, mất niềm tin vào ai đó thì
niềm tin vào con người, cuộc sống vẫn không gì có thể lay chuyển được. (0,5 điểm)
- Cuộc sống đôi khi làm chúng ta mất niềm tin
+ Cuộc sống đôi khi luôn tồn tại thật – giả, đúng – sai, thiện – ác,… chúng ta đôi khi
không phân biệt được nên mất niềm tin vào cuộc sống. (0,25 điểm)
+ Cuộc sống đôi khi ta gặp thất bại, trở ngại do suy nghĩ lối sống sai lầm dễ mất
phương hướng, niềm tin vào cuộc sống. (0,25 điểm)
- Cần luôn tin vào cuộc sống
+ Cái thật, đúng là chân lý của cuộc sống không thể thay đổi. (0,25 điểm)
+ Chỉ khi có niềm tin vào cuộc sống, ta mới sống cuộc đời đẹp đẽ, có ý nghĩa,.. (0,25
điểm)
3. Bài học cho bản thân: Cần luôn kiên định vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Không ngừng nỗ lực chiến đấu với cái xấu, ác,..cả những khó khăn của cuộc sống để vươn
lên,..(0,25 điểm)
Gợi ý thang điểm theo định tính
- Điểm 1,5 -> 2,0: Bài tốt - Bài làm có sức thuyết phục cao với ý tứ phong phú, lập
luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng …
- Điểm 1 -> 1,55: Bài khá - Bài làm có sức thuyết phục, làm sáng tỏ được vấn đề,
đảm bảo về ý lập luận, diễn đạt rõ
- Điểm 0,5 -> 1: Bài Trung bình - Đảm bảo cấu trúc đoạn, có triển khai vến đề nghị
luận nhưng ý tứ còn hạn chế, lập luận chưa thực sự thuyết phục, còn có một vài lỗi
- Điểm 0,25 – 0,5 : Bài yếu, kém - Bài làm còn nhiều hạn chế về ý tứ, lập luận
- Điểm 0,0: Làm sai hoặc không làm

Câu 2.
Yêu cầu:
- Học sinh biết làm bài nghị luận văn học về một ý kiến, nhận định bàn về một vấn đề
văn học về nhân vật trữ tình trong đoạn thơ với ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, biết vận
dụng linh hoạt hiệu quả các kĩ năng, các thao tác lập luận. Diễn đạt tốt. Bài viết có sức
thuyết phục
- Học sinh có thể khai triển theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí. Sau đây là
một gợi ý:
I. Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình mình-ta trong đoạn thơ
1. Giới thiệu ngắn gọn tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, vị trí đoạn
thơ. (0.5 điểm)
2. Phân tích nhân vật trữ tình mình-ta.
- Đoạn thơ gợi hình ảnh mình – ta, những con người kháng chiến ra quân với khí thế
của những con người làm chủ nơi chiến khu cách mạng Việt Bắc, với sức mạnh của sự đồng
tâm hiệp lực,… (0,75 điểm)
- Đó là vẻ đẹp của đoàn quân ra trận với tư thế sừng sững, vững trãi, kì vĩ lớn lao
“điệp điệp, trùng trùng”, với niềm tin, hy vọng hướng về lí tưởng cao đẹp “ánh sao đầu
súng”,... (0,75 điểm)
- Đó là vẻ đẹp của đoàn dân công tràn đầy nhiệt tình cách mạng, khí thế và sức mạnh
phi thường “bước chân nát đá”, đẹp đẽ “muôn tàn lửa bay”,… tất cả hướng về ngày mai tươi
sáng “ như ngày mai lên”. (1.0 điểm)
- Nghệ thuật:
+ Mang tính dân tộc đậm đà với thể thơ lục bát, từ ngữ bình dị, dân dã đời thường,
thơ giàu nhạc điệu;… (0.25 điểm)
+ Thủ pháp tương phản, hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng,..tạo cho lời thơ chất sử thi
và đậm đà cảm hứng lãng mạn. (0.25 điểm)
II. Khái quát, nâng cao.
- Đề cao, ca ngợi quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. (0.25 điểm)
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng
thơ trữ tình chính trị. (0.25 điểm)
III. Liên hệ, so sánh với bài thơ Từ ấy
- Cái tôi trữ tình trong bài thơ Từ ấy: Đó là cái tôi chiến sĩ, sống trong cảm xúc vui
say lí tưởng cách mạng, nhận thức sâu sắc về con đường cách mạng phía trước với tinh thần
tự nguyện, dấn thân,.. (0.5 điểm)
- Cái tôi trữ tình trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc là cái tôi nhân danh Đảng, cách
mạng được gợi qua những hành động cách mạng, khí thế, vẻ đẹp và sức mạnh của những
con người ra trận, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. (0.5 điểm)

- Gợi ý thang điểm theo định tính


- Điểm 4 -> 5: Bài tốt - Bài làm có sức thuyết phục cao với ý tứ phong phú, lập luận
chặt chẽ, diễn đạt trong sáng …
- Điểm 3 -> 4: Bài khá - Bài làm có sức thuyết phục, làm sáng tỏ được vấn đề, đảm
bảo về ý lập luận, diễn đạt rõ
- Điểm 2 -> 3: Bài Trung bình - Đảm bảo cấu trúc bài, tỏ ra xác định được vấn đề
nghị luận song phân tích chung chung, có triển khai vến đề nghị luận nhưng ý tứ còn hạn
chế, lập luận chưa thực sự thuyết phục, còn có một và lỗi
- Điểm 1- 2 : Bài yếu - Bài làm còn nhiều hạn chế về ý tứ, lập luận
- Điểm 0,25 - 1: Bài kém - Bài làm có quá nhiều lỗi về kiến thức và kĩ năng, không
hoàn chỉnh
- Điểm 0,0 sai hoàn toàn hoặc không làm bài

You might also like