Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Giả thuyết: Giá nhà cho thuê năm 2022 tăng mạnh hơn so với năm 2020, 2021

là bởi sinh
viên và người lao động bắt đầu trở lại Hà Nội sau khi đại dịch COVID 19 được kiểm soát.
 Giả thiết:
- Hà Nội vốn là miền đất hứa của nhiều người về môi trường giáo dục và đào tạo,
với điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe tốt, đời sống văn hóa tinh thần phong
phú, đa dạng các phương tiện thông tin đại chúng và dịch vụ tiện ích khác… Họ
đến đây để học tập, làm việc, mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn, sau đó lại kéo
theo gia đình, người thân nhập cư để đoàn tụ.
- Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa lớn của cả nước, với
những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
( https://www.tapchicongsan.org.vn/thanh-pho-ha-noi/-/2018/53713/di-dan-ngoai-
tinh-vao-thanh-pho-ha-noi--van-de-dat-ra-va-giai-phap.aspx )
Giả thuyết: Sau dịch COVID, các nhà cho thuê tại địa bàn Hà Nội đã tăng giá mạnh.
 Giả thiết:
Nhu cầu tìm kiếm không gian sống của sinh viên tăng lên bởi thời điểm nhập học
là động lực chính thúc đẩy thị trường bất động sản cho thuê. Khi xét cùng một
phân khúc giá và số lượng phòng ngủ, các bất động sản cho thuê nằm gần khu vực
các trường đại học ở Hà Nội luôn có các chỉ số về mức độ quan tâm của người
dùng cao hơn hẳn, đặc biệt là phân khúc phòng trọ. Tuy nhiên, nguồn cung tại đây
lại khá hạn chế, chỉ bằng khoảng 1/2 đến 1/3 so với các khu vực xa
hơn. (https://vneconomy.vn/nha-cho-thue-lai-tren-da-tang-gia.htm )
Giả thuyết: Người cho thuê nhà tự ý tăng giá các loại chi phí như tiền điện, tiền nước, giá
phòng là nguyên nhân gây nên giá nhà cho thuê tăng.
 Giả thiết: Lợi dụng sự cả tin và nhu cầu tìm kiếm nhà trọ gần trường của tân sinh viên,
người cho thuê vì long tham mà tư ý tăng các chi phí một cách vô lý.
Giả thuyết: Kinh tế lạm phát khiến cho giá tiêu dùng, xăng dầu tăng ảnh hưởng không nhỏ
đến chi phí sinh hoạt cũng như thu nhập cá nhân của người thuê nhà.
 Giả thiết:
- Giá xăng dầu có thể giảm trong ngắn hạn nhưng rủi ro tăng trở lại là khá cao do
xung đột giữa Nga-U-crai-na chưa chấm dứt; sự phục hồi kinh tế Trung Quốc có
thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng. Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ
môi trường đối với xăng dầu có thể gây áp lực thêm cho lạm phát năm sau.
( https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/09/tac-dong-cua-gia-
xang-dau-den-chi-so-gia-tieu-dung-cpi-va-mot-so-yeu-to-lam-cpi-tang-trong-
nhung-thang-cuoi-nam/ )

You might also like