BÀI TẬP C3 - ĐÁP ÁN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Case 1:

Ngày 30/3/2018, Công ty N (PN Lào) ký hợp đồng mua bán gỗ tròn số 01/HĐ với Công ty K (PNVN) tại
Lào. Khối lượng gỗ tròn đã được các ngành chức năng Lào nghiệm thu nộp thuế đợt 1 là 987,616m3, đã
được Sở Tài chính và Công chứng tỉnh Attapư, Lào xác nhận có hiệu lực thành tiền 159,451.56USD để xuất
về Việt Nam cho Công ty K qua cửa khẩu Phu Cưa, tỉnh Attapư, nước Lào. Ngày 14/04/2018, Công ty K
làm thủ tục nhập khẩu và bán cho Công ty P (PNVN) theo HĐ mua bán gỗ tròn số 15/HĐKT/PP/14. Gỗ có
khối lượng 775,07m3, tại Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000015, ký hiệu KH/11P, mẫu số 01GTKT3/001 và
Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000016, ký hiệu KH/11P, mẫu số 01GTKT3/001 thành tiền 6.690.226.400 đồng
bao gồm thuế giá trị gia tăng.
1. Các QHPL sau thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQTVN không? (1đ)
a. QHHĐ mua bán gỗ tròn số 01/HĐ giữa Công ty K & Công ty N (Nhóm chẵn)
QHHĐ có YTNN vì một bên trong QHHĐ là pháp nhân Lào (Công ty N). (0,5đ)
Căn cứ pháp lý: 663.2.a BLDS 2015 (0,5đ)
b. QHHĐ mua bán gỗ tròn số 15/HĐKT/PP/14 giữa Công ty K & Công ty P (Nhóm lẻ)
QHHĐ không có YTNN vì các bên trong QHHĐ đều là pháp nhân Việt Nam, sự kiện pháp lý diễn ra tại VN
và đối tượng của QHHĐ cũng hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam (0,5đ)
Không thuộc trường hợp nào được quy định tại 663.2 BLDS 2015 (0,5đ)
2. Tranh chấp phát sinh từ HĐ số 01/HĐ, Công ty K khởi kiện Công ty N (2đ)

a. Thương lượng không thành công, Công ty K khởi kiện Công ty N tại TAVN. Hỏi TAVN có thẩm quyền
không? Biết rằng, trong HĐ giữa các bên không có điều khoản thoả thuận lựa chọn cơ quan tài phán giải
quyết tranh chấp (1đ) (Nhóm lẻ)
- Vụ việc DS có YTNN theo 464.2.a BLTTDS 2015 (0,25đ)
- Mặc dù có HĐTTTP giữa Việt Nam – Lào nhưng không có điều khoản nào quy định về thẩm quyền của Tòa
án Bên ký kết đối với tranh chấp phát sinh từ QHHĐ nên phải áp dụng PLVN để xác định thẩm quyền của
TAVN.
- TAVN có thẩm quyền chung. Căn cứ pháp lý: 469.1.e BLTTDS 2015 (0,75đ)
b. Thương lượng không thành công, Công ty K khởi kiện Công ty N tại Toà án Lào. Hỏi Toà án Lào có thẩm
quyền không? Biết rằng, trong HĐ giữa các bên không có điều khoản thoả thuận lựa chọn cơ quan tài phán
giải quyết tranh chấp (1đ) (Nhóm chẵn)
- Theo quy định tại Điều 361 về tố tụng có yếu tố nước ngoài BLTTDS Lào 2004 (sửa đổi, bổ sung 2012) thì:
+ Cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp của Lào khởi kiện cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nước ngoài
hoặc cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài khiếu kiện cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp ở
CHDCND Lào thì thực hiện theo HĐTTTP;
+ Trường hợp không có HĐTTTP thì khiếu kiện thông qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để Bộ chuyển tiếp đến
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi bị đơn cư trú. (0,25đ)
- Giữa VN và Lào có ký kết HĐTTTP, theo đó, Khoản 2 & Khoản 3 Điều 1 HĐTTTP quy định: “2. Công dân
của nước ký kết này có quyền tự do liên hệ với Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan công chứng (sau đây gọi là
“Cơ quan tư pháp”) và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và hình sự của Nước ký kết kia.
Họ có quyền trình bày ý kiến của mình, khởi kiện trước Toà án theo cùng những điều kiện như công dân của
Nước ký kết kia; 3. Các quy định của Hiệp định này cũng được áp dụng đối với pháp nhân của các Nước ký
kết”. (0,75đ)
Mặt khác, Toà án Lào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại, trong đó
có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo Khoản 5 Điều 37 BLTTDS Lào 2004 (sửa đổi, bổ sung
2012).
Vì vậy, Toà án Lào (nơi Công ty N có trụ sở) có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
c. Thêm tình tiết để Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Thái Bình Dương (PIAC) có thẩm quyền (1đ)
(Nhóm chẵn)
Trong HĐ giữa các bên có điều khoản thỏa thuận trọng tài, chẳng hạn như: “Trường hợp phát sinh bất kỳ
tranh chấp nào liên quan đến HĐ này, các bên thống nhất sẽ giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Thương mại
Quốc tế Thái Bình Dương (PIAC), theo Quy tắc tố tụng của trung tâm này”. (0,75đ)
Căn cứ pháp lý: Điều 2 & Điều 5.1 Luật TTTM 2010 (0,25đ)
d. Trường hợp nào TAVN không có thẩm quyền? (1đ) (Nhóm lẻ)
Các bên thỏa thuận lựa chọn TA Lào hoặc Trọng tài nước ngoài (Điều 472.1.a BLTTDS 2015) hoặc Trọng tài
Việt Nam (Điều 2 & Điều 5.1 Luật TTTM 2010) để giải quyết tranh chấp.
3. Tranh chấp phát sinh từ HĐ số 15/HĐKT/PP/14, Công ty K khởi kiện Công ty P (1đ)
a. Thương lượng không thành công, Công ty K khởi kiện Công ty P tại TAVN. Hỏi TAVN có thẩm quyền
không? Biết rằng, trong HĐ giữa các bên có điều khoản như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này
sẽ được giải quyết bởi một Trọng tài viên Việt Nam, theo quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Singapore (SIAC)” (1đ) (Nhóm lẻ)
Tranh chấp phát sinh từ QHHĐ giữa K & P không có YTNN, vì vậy, các bên không được lựa chọn Quy tắc tố
tụng của Trọng tài nước ngoài (mặc dù có quyền lựa chọn số lượng Trọng tài viên và quốc tịch của Trọng tài
viên vì quốc tịch TTV không liên quan đến việc xác định trọng tài Việt Nam hay trọng tài nước ngoài). Hay
nói cách khác, yếu tố quan trọng để xác định trọng tài Việt Nam hay trọng tài nước ngoài không nằm ở quốc
tịch của TTV mà nằm ở Quy tắc tố tụng trọng tài được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Nếu Quy tắc tố tụng
này thành lập theo quy định của PL nước ngoài thì đó là trọng tài nước nước ngoài và ngược lại. Đối với tranh
chấp thương mại không có YTNN thì các bên chỉ có quyền thoả thuận lựa chọn trọng tài Việt Nam giải quyết
tranh chấp chứ không có quyền lựa chọn trọng tài nước ngoài.
Tóm lại, TAVN có thẩm quyền vì thỏa thuận trọng tài nước ngoài bị vô hiệu (đương nhiên có thẩm quyền chứ
không dựa trên các quy định của TPQTVN) (0,75đ)
Căn cứ pháp lý: Điều 18.6 Luật trọng tài thương mại 2010 (0,25đ)
b. Thương lượng không thành công, Công ty K khởi kiện Công ty P tại TAVN. Hỏi TAVN có thẩm quyền
không? Biết rằng, trong HĐ giữa các bên có điều khoản như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này
sẽ được giải quyết bởi một Trọng tài viên Việt Nam, theo quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam (VIAC)” (1đ) (Nhóm chẵn)

TAVN không có thẩm quyền vì HĐ giữa các bên đã tồn tại thỏa thuận trọng tài. Mặc dù QHHĐ giữa các bên
không có YTNN nhưng các bên vẫn có quyền được lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp
(0,75đ)
Căn cứ pháp lý: Điều 5.1 và Điều 6 Luật TTTM 2010 (0,25đ)
Case 2:
Năm 1990, ông N.T.V và bà N.T.C (đều là CDVN) kết hôn với nhau tại VN. Quá trình chung sống, ông bà có
với nhau 02 người con chung là N.T.K và N.T.P. Vợ chồng cũng tạo lập được khối tài sản chung là một số căn
nhà và đất tại Hải Phòng, Hà Nội và Đồng Nai và các tài sản có giá trị khác như xe oto, tiền tiết kiệm, vốn đầu
tư vào các công ty thương mại…Năm 2015, ông N.T.V sang Italia gặp ông T.M.Q (CDVN), hai người vốn là
bạn bè thân thiết từ lâu. Được ông T.M.Q gợi ý, ông N.T.V đã bàn với vợ đầu tư vốn làm ăn cùng ông T.M.Q.
Sau một thời gian thì ông N.T.V đã sở hữu được một căn nhà khang trang cùng nhiều động sản khác tại Italia
với dự tính gia đình sẽ sang Italia định cư khi đủ điều kiện. Thật không may, năm 2020, ông N.T.V bị đột quỵ,
qua đời tại Việt Nam, không để lại di chúc. Bà N.T.C vì tiếc thương sự ra đi đột ngột của chồng mà lâm bệnh
nặng. N.T.K và N.T.P bước vào “cuộc chiến” giành di sản thừa kế mà cha để lại.
1. Các QHPL sau thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQTVN không? (1đ)
a. QH hôn nhân giữa ông N.T.V và bà N.T.C (Nhóm lẻ)
QHHN có YTNN vì một phần tài sản chung của vợ chồng (đối tượng của QHHN) ở nước ngoài (0,5đ)
Lưu ý: Chỉ xét trên phần tài sản chung này thôi.
Căn cứ pháp lý: Khoản 25 Điều 3 LHNGĐ 2014 (0,5đ)
b. QH thừa kế giữa ông N.T.V và bà N.T.C cùng 02 con (Nhóm chẵn)
QHTK có YTNN vì tài sản (đối tượng của QHTK) ở nước ngoài (0,5đ)
Lưu ý: Chỉ xét trên phần tài sản ở nước ngoài này thôi.
Căn cứ pháp lý: 663.2.c (0,5đ)
2. N.T.K khởi kiện N.T.P (2đ)

a. N.T.K khởi kiện N.T.P tại TAVN. Hỏi TAVN có thẩm quyền giải quyết không? (2đ) (Nhóm chẵn)
- Đối với phần di sản là ĐS + BĐS tại VN: Không đặt ra vấn đề về thẩm quyền của TAVN vì đây là QHTK
không có YTNN (các bên đều là CDVN, ông V qua đời tại VN, phần di sản này cũng hiện diện tại VN) (1đ)
- Đối với phần di sản là ĐS và BĐS tại Italia:
+ Vụ việc dân sự có YTNN. Căn cứ pháp lý: 464.2.c BLTTDS 2015 (0,25đ)
+ ĐS: TAVN có thẩm quyền chung. Căn cứ pháp lý: 469.1.a BLTTDS 2015 (0,5đ)
+ BĐS: TAVN không có thẩm quyền mà TA Italia có thẩm quyền riêng. Căn cứ pháp lý: Art.50.1 (e)
Private International Law of Italia (Law of 31 May 1995, No. 218): Xác định TA Italia có thẩm quyền đối với
tranh chấp về thừa kế nếu như việc khởi kiện liên quan đến tài sản ở Italia; Art.5 quy định: Toà án Italia
không có thẩm quyền xét xử các vụ kiện liên quan đến quyền đối với bất động sản ở nước ngoài. Điều này có
thể cho phép chúng ta suy ra, quan điểm của nhà lập pháp Italia là: Tương tự như vậy, nếu vụ kiện liên quan
đến quyền đối với bất động sản ở Italia thì chỉ có TA Italia có thẩm quyền. Mặt khác, Italia là thành viên của
1968 Brussels Convention on jurisdiction and the enforcement of judgments in civil and commercial matters
(vì Italia là Quốc gia thành viên của EU) nên ngoài thẩm quyền được quy định tại Private International Law of
Italia (Law of 31 May 1995, No. 218) thì TA Italia vẫn có thẩm quyền đối với các vụ kiện khác được đề cập
trong 1968 Brussels Convention ngay cả khi bị đơn đến từ 1 quốc gia không phải là Quốc gia thành viên Công
ước. Theo đó, tại Art.16.1 1968 Brussels Convention quy định: “The following courts shall have exclusive
jurisdiction, regardless of domicile: 1. in proceedings which have as their object rights in rem in, or tenancies
of, immovable property, the courts of the Contracting State in which the property is situated” (0,25đ)
b. N.T.K khởi kiện N.T.P tại TA Italia. Hỏi TA Italia có thẩm quyền giải quyết không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
(2đ) (Nhóm lẻ)
- Đối với phần di sản là ĐS + BĐS tại VN: Không đặt ra vấn đề về thẩm quyền của TANN vì đây là QHTK
không có YTNN (các bên đều là CDVN, ông V qua đời tại VN, phần di sản này cũng hiện diện tại VN) nên
thẩm quyền đương nhiên thuộc về TAVN (1đ)
- Đối với phần di sản là ĐS và BĐS tại Italia: TA Italia có thẩm quyền. Căn cứ pháp lý: Art.50.1 (e) Private
International Law of Italia (Law of 31 May 1995, No. 218) (1đ)
Gợi ý nhỏ: Tham khảo Private International Law of Italia (Law of 31 May 1995, No. 218).

Case 3:
Năm 2009, Chị N.T.Y (CDVN) quen biết và kết hôn với anh J (CD Georgia) tại Georgia và đã làm thủ tục ghi
chú vào Sổ hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Quá trình chung sống, vợ chồng có 01 con chung
là D (CD Georgia). Y & J tạo lập được khối tài sản chung là một số BĐS và ĐS tại Georgia. Y & J còn đầu tư
vốn để phát triển kinh doanh tại VN. Sau đó, giữa các bên phát sinh mâu thuẫn. Đầu năm 2021, chị Y cùng
con trở về nhà cha mẹ đẻ ở VN.
1. QHPL trên có thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQTVN không? (1đ) (Nhóm chẵn) + (Nhóm lẻ)
QHHN có YTNN vì một bên trong QHHN là CDNN (CD Georgia) (0,5đ)
Căn cứ pháp lý: Khoản 25 Điều 3 LHNGĐ 2014 (0,5đ)

2. Y & J ly hôn (2đ)

a. Y nộp đơn ly hôn với J tại TAVN, yêu cầu TA phân chia TS chung của vợ chồng và quyền nuôi con. Hỏi
TAVN có thẩm quyền giải quyết không? (1đ) (Nhóm chẵn) + (Nhóm lẻ)
- Vụ việc DS có YTNN. Căn cứ pháp lý: 464.2.a BLTTDS 2015 (0,25đ)
- TAVN có thẩm quyền chung đối với: (i) Yêu cầu ly hôn; (ii) Phân chia TS chung của vợ chồng là động sản
tại VN & Georgia và; (iii) Phân định quyền nuôi con. Căn cứ pháp lý: 469.1.d BLTTDS 2015 (0,5đ)
- TAVN không có thẩm quyền đối với việc phân chia TS chung của vợ chồng là BĐS tại Georgia mà vụ việc
thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA Georgia. Căn cứ pháp lý: Điều 472.1.b BLTTDS 2015; Art. 10 (a) Law of
Georgia on Private International Law (0,25đ)
b. J nộp đơn ly hôn với Y tại TA Georgia, yêu cầu TA phân chia TS chung của vợ chồng và quyền nuôi con.
Hỏi TA Georgia có thẩm quyền giải quyết không? (1đ) (Nhóm chẵn) + (Nhóm lẻ)
- TA Georgia có thẩm quyền chung đối với: (i) Yêu cầu ly hôn; (ii) Phân chia TS chung của vợ chồng là động
sản tại VN & Georgia và; (iii) Phân định quyền nuôi con. Căn cứ pháp lý: Art.12.1 (a) (0,5đ)
- TA Georgia có thẩm quyền riêng biệt đối với việc phân chia TS chung của vợ chồng là BĐS tại Georgia.
Căn cứ pháp lý: Art. 10 (a) Law of Georgia on Private International Law (0,5đ)
Vì vụ việc ly hôn này thuộc thẩm quyền chung của TAVN (đã chứng minh ở câu 2a) nên ở đây không có sự
“xung đột thẩm quyền chung - riêng” nào. Đương sự nộp đơn ở Toà án nào thì TA đó có thẩm quyền như trên.
Lưu ý: Các câu hỏi trên hoàn toàn độc lập với nhau.

You might also like