Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2.

Cơ chế phát triển của bệnh tiểu đường loại 1


2.1. Cơ chế tự miễn dịch trong bệnh tiểu đường loại 1
- Quá trình tự miễn dịch bất thường trong bệnh tiểu đường loại 1
Khi bị đái tháo đường loại 1, tế bào beta ở tụy mất khả năng sản xuất insulin gây
đường máu cao và các biến chứng khác. Trong bệnh đái tháo đường loại 1, hệ
miễn dịch đặc biệt là các tế bào bạch cầu nhầm lẫn tế bào beta với tác nhân lạ
xâm nhập, bạch cầu giải phóng các tự kháng thể tiêu diệt tế bào beta của chính
mình, kết quả là tụy không sản xuất hoặc sản xuất ít insulin. Không có insulin,
nồng độ glucose tăng lên trong máu gây tình trạng tăng đường huyết. Hầu hết tế
bào trong cơ thể có các thụ thể trên bề mặt để gắn với insulin, insulin hoạt động
như chìa khóa tra vào ổ, mở tế bào ra để glucose trong máu vào được tế bào. Cơ
thể sử dụng glucose này để tạo năng lượng cho hoạt động.

Hình 2.1. đái tháo đường loại 1

- Tác động của hệ miễn dịch lên các tế bào beta trong tụy
 Các tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T và đại thực bào, có
thể tấn công và tiêu diệt trực tiếp các tế bào beta.
 Hệ miễn dịch có thể kích hoạt các cơ chế tự chết tế bào (apoptosis) để
tiêu diệt các tế bào beta.
 Hệ miễn dịch có thể tiết ra các cytokine và các chất khác làm giảm
chức năng của các tế bào beta, khiến chúng sản xuất ít insulin hơn.
 Gây viêm và tổn thương các tế bào beta và các mô xung quanh làm
suy giảm chức năng tuyến tụy.
2.2. Sự tấn công của hệ miễn dịch vào tế bào beta của tụy
– Cơ chế phản ứng tự miễn dịch gây tổn thương tế bào beta
 Phản ứng miễn dịch giữa kháng nguyên và kháng thể gây ra tình trạng
viêm ở đảo tụy. Do kháng nguyên và kháng thể đều do cơ thế sinh ra
nên đây được coi bệnh tự miễn. Trong phản ứng này, tế bào lympho T
sẽ được hoạt hóa, kéo về đảo tụy gây viêm. Các hóa chất trung gian
mà tế bào lympho T tiết ra gây độc cho tế bào Beta, khiến tế bào này
bị phá hủy, không còn khả năng tiết Insulin.
 Hệ miễn dịch có các tế bào điều hòa có vai trò ức chế phản ứng miễn
dịch. Khi chức năng của các tế bào điều hòa bị suy giảm, hệ miễn dịch
có thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh.
 Một số tế bào khỏe mạnh có thể biểu hiện các protein giống như
protein trên bề mặt tế bào bị nhiễm virus. Điều này có thể khiến hệ
miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh.
 Một số protein của cơ thể có thể có cấu trúc tương tự như protein của
các tác nhân gây bệnh làm hệ miễn dịch nhầm lẫn các protein này và
tấn công các tế bào khỏe mạnh có chứa chúng.

Tài liệu tham khảo


Thuốc dân tộc (2022), Cơ chế bệnh tiểu đường và tìm hiểu thông tin về bệnh,
từ: https://www.thuocdantoc.org/co-che-benh-tieu-duong.html
Một số điều về đái tháo đường tuyp 1 (2015), từ: https://moh.gov.vn/chuong-
trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/mot-so-ieu-
ve-ai-thao-uong-tuyp-2?inheritRedirect=false

You might also like