Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

Báo Cáo Học Phần: Miễn Dịch Học

-------------------

ĐỀ TÀI: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI MỘT LIÊN QUAN ĐẾN

MIỄN DỊCH THẾ NÀO?

GVHD: Phạm Minh Vương

Nhóm 7:

1. Nguyễn Văn Tuấn – 2008224533 (Nhóm trưởng)

2. Phan Thị Thanh Huyền - 2008221735

3. Lương Thị Phương Thảo - 2008224784

4. Nguyễn Thị Như Huỳnh - 2008221767

5. Võ Hữu Minh Thái - 2008224641

Thành phố Hồ Chí Mình, tháng 5, 2024.


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

STT Họ tên MSSV Công Việc Đánh giá

Lập dàn bài, tổng


1 Nguyễn Văn Tuấn 2008224533 hợp nội dung và ++
làm phần kết luận

Làm phần 1: giới


2 Phan Thị Thanh Huyền 2008221735 ++
thiệu

Làm phần 3: yếu


tố gây ra bệnh
3 Lương Thị Phương Thảo 2008224784 tiểu đường loại 1 ++
liên quan đến
miễn dịch
Làm phần 2: Cơ
chế phát triển
4 Nguyễn Thị Như Huỳnh 2008221767 ++
bệnh tiểu đường
loại 1 (2.1; 2.2)
Làm phần 2: Cơ
chế phát triển
5 Võ Hữu Minh Thái 2008224641 +
bệnh tiểu đường
loại 1 (2.3)
*Nhóm trưởng chịu trách nhiệm về phần đánh giá này

[++]: Hoàn thành tốt (100%)

[+]: Hoàn thành (80-90%)

[-]: Hoàn thành chưa tốt (60-70%)

[0]: không làm việc (0%)


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................1

NỘI DUNG....................................................................................................2

1. Giới thiệu...................................................................................................2

1.1. Bệnh tiểu đường loại một là gì?...........................................................2

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 1........................................2

1.3. Miễn dịch và vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể.............................3

2. Cơ chế phát triển của bệnh tiểu đường loại 1.........................................3

2.1. Cơ chế tự miễn dịch trong bệnh tiểu đường loại 1...............................3

2.2. Sự tấn công của hệ miễn dịch vào tế bào beta của tụy........................4

2.3. Kết quả làm hỏng quá trình sản xuất insulin và tăng đường trong
máu........................................................................................................................5

3. Yếu tố gây ra bệnh tiểu đường loại 1 liên quan đến miễn dịch.............5

3.1. Yếu tố di truyền....................................................................................5

3.2. Yếu tố môi trường.................................................................................6

3.3. Tác động của vi khuẩn và virus đến hệ miễn dịch...............................7

KẾT LUẬN....................................................................................................8

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................9


MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Trang Hình Tên Nguồn

4 1 Bệnh tiểu đường loại 1 https://tdcare.vn/benh-


tieu-duong/
5 2 Bản đồ họ gen HLA trên NST genlab.vn

7 3 Coxsackie B4 virus Coxsackevirus


MỞ ĐẦU

Bệnh tiểu đường loại 1 (type 1) là một căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu
người trên toàn thế giới (a). Khác với bệnh tiểu đường type 2, do cơ thể không sử
dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiểu quả. Thì bệnh tiểu đường type 1
được gây ra khi các tế bào beta đảo tụy (tế bào tiết insulin), bị hệ miễn dịch tấn
công dẫn đến sản xuất insulin giảm.

Trong cơ thể, hệ miễn dịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ
chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh, tuy nhiên trong trường hợp bệnh tiểu đường
type 1, nó lại tấn công chính các tế bào sản xuất insulin trong tụy. Kết quả là
lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không
có phương pháp điều trị hợp lý. Sự liên quan giữa bệnh tiểu đường loại 1 và hệ
miễn dịch không chỉ phức tạp mà còn là một chủ đề được nghiên cứu rộng rãi
nhằm tìm ra các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.

Trong bài báo cáo này, chúng em sẽ đi sâu vào cơ chế phát triển của bệnh
tiểu đường loại 1, những yếu tố gây ra bệnh liên quan đến miễn dịch, và cách thức
điều trị và quản lý bệnh. Qua đó, hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh
này.

Trang 1
NỘI DUNG
1. Giới thiệu
1.1. Bệnh tiểu đường loại một là gì?
Bệnh tiểu đường loại 1 hay đái tháo đường type 1, là tình trạng bệnh lý xảy ra khi
tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất rất ít insulin dẫn đến thiếu hụt insulin nội sinh
nghiêm trọng. Insulin là một hormone giúp đưa glucose trong máu đi vào các tế bào trong
cơ thể để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động. Nếu không có insulin, glucose trong máu
không thể đi vào tế bào và tích tụ dần trong máu dẫn đến tăng đường máu, trong khi các
tế bào lại bị “đói năng lượng” do không thể tiếp nhận được glucose.
Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể và gây ra nhiều
triệu chứng và biến chứng của bệnh đái tháo đường. Do đó, bệnh đái tháo đường type 1
từng được gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh thường được chẩn đoán ở
trẻ em hoặc người trẻ nên cũng có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường vị thành niên, tuy
nhiên bệnh cũng có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi.
Bệnh đái tháo đường type 1 ít phổ biến hơn type 2. Thống kê cho thấy, đái tháo
đường type 1 chiếm khoảng 10% trong số người mắc bệnh đái tháo đường (b)

1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 1


Nguyên nhân tiểu đường type 1 do tế bào beta ở tuyến tụy bị phá hủy khiến cơ thể
không còn hoặc còn rất ít insulin, dẫn đến việc lượng đường trong máu người bệnh không
hóa thành năng lượng.
Trong nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1 thì đến 95% trường hợp do cơ chế tự
miễn (còn được gọi là type 1A) và 5% không rõ nguyên nhân (gọi là type 1B). Ở type 1A
do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin ở
tuyến tụy.
Các yếu tố nguy cơ khiến xảy ra bệnh tiểu đường type 1 vẫn đang còn nghiên cứu
nhưng dựa trên số trường hợp mắc, các nhà khoa học ghi nhận tình hình chung: khi thành
viên trong gia đình có người bị đái tháo đường type 1 thì các thành viên còn lại cũng có
nguy cơ mắc bệnh, hoặc người bệnh bị phơi nhiễm với một số loại virus… dẫn đến sự
phá hủy của hệ miễn dịch, cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Trang 2
1.3. Miễn dịch và vai trò của hệ miễn dịch trong cơ thể.
Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp gồm các cơ quan, tế bào và protein
nằm khắp cơ thể, để chống lại tác nhân tấn công (như vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh
trùng) và những tác nhân có hại khác (như tế bào ung thư), đồng thời bảo vệ cơ thể. tế
bào của chính mình (c). Vai trò chính của hệ miễn dịch là nhận diện và tiêu diệt các tác
nhân trên, ngăn chúng xâm nhập gây hại cho cơ thể.
Ở người và hầu hết các động vật có xương sống khác, hệ miễn dịch bao gồm các
cơ chế phòng vệ theo lớp có tính đặc hiệu tăng lên đối với các mầm bệnh cụ thể hoặc
khối u tế bào. Hệ miễn dịch thường được phân loại thành hai lớp gọi là hệ miễn dịch bẩm
sinh (miễn dịch không đặc hiệu) là lớp phòng thủ đầu tiên bao gồm hàng rào vật lý (da,
niêm mạc) cùng các tế bào miễn dịch như đại thực bào và tế bào NK (Natural Killer). Hệ
miễn dịch thích ứng (miễn dịch đặc hiệu) bao gồm tế bào T và B (tế bào lympho), những
tế bào này có khả năng ghi nhớ tác nhân gây bệnh đã gặp trước đó, để lần sau chúng có
thể nhanh chống tiêu diệt (d).
Tuy nhiên, trong môt số trường hợp, hệ miễn dịch có thể hoạt động sai lệnh và tấn
công các tế bào lành mạnh của chính cơ thể, đây là hiện tượng tự miễn dịch và cũng là
nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý. Trong đó bao gồm cả bệnh tiểu đường loại 1. Hiểu rõ
về vai trò và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về
cơ chế phát triển của các bệnh tự miễn và cách thức để quản lý chúng hiệu quả hơn.
2. Cơ chế phát triển của bệnh tiểu đường loại 1
2.1. Cơ chế tự miễn dịch trong bệnh tiểu đường loại 1
Quá trình tự miễn dịch bất thường trong bệnh tiểu đường loại 1: hệ thống miễn
dịch của cơ thể nhầm lẫn và tấn công các tế bào beta trong tụy, là những tế bào chịu trách
nhiệm sản xuất insulin. Insulin là hormone quan trọng giúp điều chỉnh nồng độ đường
trong máu, và sự thiếu hụt insulin dẫn đến tăng đường huyết, gây ra nhiều biến chứng
nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Quá trình tự miễn dịch bất thường trong bệnh tiểu đường loại 1 diễn ra theo các
bước sau:
o Khởi phát tự miễn dịch: Yếu tố di truyền và môi trường có thể kích hoạt hệ miễn
dịch tấn công tế bào beta. Những yếu tố này có thể bao gồm các gene đặc hiệu liên
quan đến hệ miễn dịch hoặc các tác nhân môi trường như virus.

Trang 3
o Nhận diện nhầm tế bào beta: Hệ thống miễn dịch, cụ thể là các tế bào T, nhận diện
tế bào beta của tụy như là các "kẻ thù". Đây là kết quả của sự phá vỡ tự miễn dịch,
khi hệ miễn dịch không phân biệt được giữa tế bào của cơ thể và các tác nhân
ngoại lai.
o Tấn công và phá hủy tế bào beta: Các tế bào T tấn công và tiêu diệt tế bào beta.
Các tế bào B sản xuất kháng thể chống lại các kháng nguyên trên bề mặt tế bào
beta, tăng cường phản ứng tự miễn dịch.
o Suy giảm sản xuất insulin: Khi các tế bào beta bị phá hủy, khả năng sản xuất
insulin của tụy giảm dần và cuối cùng ngừng hẳn. Không có đủ insulin để điều
chỉnh mức đường trong máu, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết mãn tính.
o Phát triển các triệu chứng và biến chứng: Do thiếu insulin, bệnh nhân bắt đầu xuất
hiện các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi và sụt cân không rõ
nguyên nhân. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các biến
chứng nghiêm trọng như tổn thương mắt, thận, thần kinh và tim mạch.

Hình 1: Bệnh tiểu đường loại 1. Nguồn:https://tdcare.vn/benh-tieu-duong/


2.2. Sự tấn công của hệ miễn dịch vào tế bào beta của tụy
Quá trình tấn công tự miễn dịch trong bệnh tiểu đường loại 1 diễn ra khi hệ miễn
dịch của cơ thể nhầm lẫn và tấn công các tế bào beta trong tụy, chịu trách nhiệm sản xuất
insulin.
Trang 4
Phản ứng miễn dịch giữa kháng nguyên và kháng thể gây ra tình trạng viêm ở đảo
tụy. Do kháng nguyên và kháng thể đều do cơ thể sinh ra nên đây được coi bệnh tự miễn.
Trong phản ứng này, tế bào lympho T sẽ được hoạt hóa, kéo về đảo tụy gây viêm. Các
hóa chất trung gian mà tế bào lympho T tiết ra gây độc cho tế bào beta, khiến tế bào này
bị phá hủy, không còn khả năng tiết Insulin.
Hệ miễn dịch có các tế bào điều hòa có vai trò ức chế phản ứng miễn dịch. Khi
chức năng của các tế bào điều hòa bị suy giảm, hệ miễn dịch có thể tấn công nhầm các tế
bào khỏe mạnh.
Một số tế bào khỏe mạnh có thể biểu hiện các protein giống như protein trên bề
mặt tế bào bị nhiễm virus. Điều này có thể khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào
khỏe mạnh
Một số protein của cơ thể có thể có cấu trúc tương tự như protein của các tác nhân
gây bệnh làm hệ miễn dịch nhầm lẫn các protein này và tấn công các tế bào khỏe mạnh
có chứa chúng
2.3. Kết quả làm hỏng quá trình sản xuất insulin và tăng đường trong máu.
Những nguyên nhân trên đều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insullin của cơ thể.
Không có insullin hoặc insullin sản xuất không đủ, lượng đường trong máu sẽ tăng, vì
insullin là hormone cần thiết để giúp tế bào trong cơ thể hấp thụ đường (glucose) từ máu
để sử dụng làm năng lượng. Khi sản xuất insulin giảm, đường không thể được chuyển
vào các tế bào, dẫn đến tích tụ glucose trong máu và làm tăng đường huyết
3. Yếu tố gây ra bệnh tiểu đường loại 1 liên quan đến miễn dịch
3.1. Yếu tố di truyền
Không có bất kỳ một gen nào trong cơ thể được coi là “gen mang bệnh tiểu đường
loại1”. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, có một nhóm gen có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ gây
nên bệnh tiểu đường type
1, đó là gen HLA. Cụ thể,
hai biến thể gen HLA-
DQA1 và HLA-DQB1
được xác định là liên quan
chặt chẽ đến nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường loại 1. Các
biến thể gen này gắn kết
Trang 5
Hình 2: Bản đồ họ gen HLA trên NST. Nguồn:genlab.vn
với khả năng tạo ra các phân tử kháng nguyên HLA ở bề mặt tế bào beta trong tụy. Cơ
chế chính xác tại sao và làm thế nào các biến thể gen HLA này gây ra tự miễn dịch tấn
công tế bào beta vẫn chưa được hiểu rõ.
Tuy nhiên không phải cứ mang gen HLA đồng nghĩa với việc bạn sẽ chắc chắn
mắc tiểu đường loại 1. Ngay cả với những cặp song sinh giống hệt nhau - những người có
gen chính xác giống nhau - đôi khi một người mắc bệnh còn người kia thì không. Như
vậy, di truyền chỉ là một phần trong tổng số các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường loại 1.
3.2. Yếu tố môi trường
o Chế độ ăn uống và dinh dưỡng:
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho trẻ sơ sinh uống sữa bò quá sớm hoặc thiếu
vitamin D có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1. Albumin trong sữa
bò có thể kích hoạt phản ứng tự miễn ở những người có gen di truyền dễ mắc bệnh tiểu
đường loại 1. Khi hệ miễn dịch tiếp xúc với albumin sữa bò, nó có thể nhầm lẫn protein
này với các protein trên tế bào beta trong tuyến tụy và tấn công chúng.
o Các chất gây viêm:
Chất hóa học được tổng hợp trong cơ thể hoặc có nguồn gốc từ môi trường bên
ngoài, khiến các tế bào miễn dịch phản ứng bằng cách sản xuất các phân tử gây viêm.
Trong môi trường miễn dịch bất thường của bệnh tiểu đường loại 1, các chất gây viêm có
vai trò trong việc kích hoạt và duy trì phản ứng miễn dịch sai lầm.
Một số chất gây viêm phổ biến:
Cytokine là các protein hoạt động như các tín hiệu giao tiếp giữa các tế bào miễn
dịch. Trong bệnh tiểu đường loại 1, các cytokine như interleukin-1 (IL-1), interleukin-6
(IL-6) và tumor necrosis factor-alpha (TNF-α) có thể được sản xuất nhiều hơn trong quá
trình viêm nhiễm, kích thích phản ứng miễn dịch và gây tổn thương cho các tế bào beta.
Prostaglandin là các chất tạo ra trong quá trình viêm nhiễm và gây ra nhiều tác
động khác nhau trong cơ thể. Trong bệnh tiểu đường loại 1, prostaglandin có thể góp
phần vào việc gây viêm và tăng cường phản ứng miễn dịch.
Chemokine là một nhóm các protein có khả năng thu hút các tế bào miễn dịch đến
vị trí của vi khuẩn hoặc tổn thương. Trong bệnh tiểu đường loại 1, chemokine như
chemokine (C-C motif) ligand 2 (CCL2) và chemokine (C-X-C motif) ligand 10
(CXCL10) có thể thu hút các tế bào miễn dịch đến tụy và góp phần vào việc tấn công tế
bào beta.
Trang 6
3.3. Tác động của vi khuẩn và virus đến hệ miễn dịch
Vi khuẩn và virus có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch theo nhiều cách khác nhau.
Chúng có thể kích hoạt các tế bào miễn dịch, dẫn đến phản ứng viêm. Chúng cũng có thể
làm hỏng các tế bào miễn dịch hoặc khiến chúng hoạt động không chính xác.
Trong trường hợp bệnh tiểu đường loại 1, nhiều virus như ( coxsackie virus,
rubella virus, cytomegalo virus) có mối liên kết với khởi phát tiểu đường loại 1. Các virus
có thể trực tiếp nhiễm trùng và phá hủy tế bào beta hoặc có thể gây phá hủy tế bào beta
gián tiếp qua tiếp xúc với kháng nguyên, kích thích phản ứng tự động của lympho bào,
giống hệt phân tử tự kháng nguyên, dẫn đến kích thích đáp ứng miễn dịch (phân tử giống
hệt) hoặc cơ chế khác.
Ví dụ: virus coxsackie B được cho là có thể kích hoạt các tế bào miễn dịch tấn
công các tế bào beta trong tuyến tụy. Các tế bào beta này chịu trách nhiệm sản xuất
insulin, và khi chúng bị phá hủy, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ insulin để kiểm soát
lượng đường trong máu

Hình 3: Coxsackie B4 virus. Nguồn: Coxsackevirus

Trang 7
KẾT LUẬN
Trong nhiều thập kỷ qua, nghiên cứu về bệnh tiểu đường loại 1 đã giúp chúng ta
hiểu rõ hơn về cơ chế phát triển của bệnh và mối quan hệ phức tạp với hệ miễn dịch.
Bệnh tiểu đường loại 1 là một bệnh tự miễn dịch, nơi mà hệ miễn dịch của cơ thể tấn
công các tế bào beta trong tụy, gây suy giảm sản xuất insulin và tăng đường huyết.
Quá trình này bắt đầu với sự kích hoạt của hệ miễn dịch do yếu tố di truyền và môi
trường, dẫn đến sự nhầm lẫn và tấn công các tế bào beta. Các yếu tố môi trường như
nhiễm virus và tiếp xúc với các chất gây viêm cũng có thể góp phần vào quá trình phát
triển của bệnh.
Sự hiểu biết sâu sắc về cơ chế này không chỉ làm sáng tỏ nguyên nhân gây bệnh
mà còn mở ra cánh cửa cho việc phát triển các phương pháp điều trị và phòng ngừa mới.
Các nghiên cứu tiên tiến về điều chỉnh miễn dịch, ứng dụng kỹ thuật tế bào và gene, cũng
như phát triển các loại vắc xin đặc hiệu có thể giúp kiểm soát bệnh và cải thiện chất
lượng cuộc sống của những người bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp, và công việc nghiên cứu tiếp tục
là một phần không thể thiếu của cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường loại 1. Bằng cách
hợp tác và tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu, chúng ta có thể hy vọng sẽ đạt được mục tiêu
là kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiểu đường loại 1 trong tương lai.

Trang 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(a). World Health Organization. Diabetes type 1 and type 2 – Types and differences.
https://www.who.int .

(b). Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. Tiểu đường type 1: nguyên nhân, chiệu trứng và cách
chẩn đoán. https://tamanhhospital.vn .

(c). Ascia. The Immune System. https://allergy.org.au.

(d). Libre Texts Biology. Intrudoction to the Immune System. https://bio.libretexs.org

[1]. National Institutes of Health (NIH). Leszek Szablewski. Role of immune system in
type 1 diabetes mellitus pathogenesis. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/.

[2]. Thuốc dân tộc (2022). Cơ chế bệnh tiểu đường và tìm hiểu thông tin về bệnh.
https://www.thuocdantoc.org/co-che-benh-tieu-duong.html

[3]. Bộ Y Tế. Một số điều về đái tháo đường tuyp 1 (2015).


https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/.

[4]. BookingCare. Tìm hiểu về tính di truyền của bệnh tiểu đường type 1.
https://bookingcare.vn/cam-nang/.

Trang 9

You might also like