Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Mục 2:

Võ Văn Việt, Đặng Thị Thu Phương (2017) đã tiến hành quá trình nghiên cứu về
các nhân tố giây ảnh hướng đến điểm số của sinh viên thông qua việc khảo sát
bằng bảng hỏi từ 400 sinh viên được chọn ngẫu nhiên từ 2.976 sinh viên đại học.
Từ kết quả điều tra, tác giả đã thu thập được 325 phiếu trả lời hợp lệ với tỷ lệ
81,25%. Tác giả dựa vào hệ số CronBach Alpha để đưa ra kết quả nghiên cứu về
kết quả học tập, thông qua việc phân tích hồi quy và tương quan. Qua đó cho thấy
có 10 yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên, cụ thể: (1) Năng lực trí
tuệ; (2) Sở thích học tập; (3) Động cơ học tập; (4) Động cơ của ba mẹ; (5) giảng
viên, (6) Cơ sở vật chất; (7) Học bổng; (8) Cách thức quản lí; (9) Áp lực bạn bè
cùng trang lứa; (10) Áp lực xã hội và Kết quả học tập của sinh viên. Phương trình
hồi quy có dạng như sau:
Y = ꞵ1X1 + ꞵ2X2 + ꞵ3X3+ ꞵ4X4 + ꞵ5X5 + ꞵ6X6 + ꞵ7X7 + ꞵ8X8 + ꞵ9X9 + ꞵ10X10

Trong đó: X1: Năng lực trí tuệ; X2: Sở thích học tập; X3: Động cơ học tập; X4: Động cơ của ba
mẹ; X5: Giảng viên; X6: Cơ sở vật chất; X7: Học bổng; X8: Cách thức quản lý; X9: Áp lực bạn bè
cùng trang lứa; X10: Áp lực xã hội; Y: Kết quả học tập. Y là biến phụ thuộc; X là biến độc lập.

Qua kết qua hồi quy, tác giả đã công bố kết quả mô hình như sau:
Y = 0,162X1 + 0,216X2 + 0,131X4 + 0,198X6 + 0,142X7 + 0,174X9 + 0,177X10

Mô hình đã cho thấy 65,8% sự biến thiên của biến Y đến từ các biến độc lập trong
mô hình, còn 34,2% sự thay đổi còn lại do các tác động từ các yếu tố khác ngoài
mô hình. Tác giả cũng đã tổng hợp kết quả từ các giả thuyết được đặt ra:

Kết quả kiểm


Giả thuyết
định
H1: Năng lực trí tuệ có tương quan tuyến tính thuận chiều Chấp nhận
đến kết quả học tập của sinh viên
H2: Sở thích học tập có tương quan tuyến tính thuận chiều đến Chấp nhận
kết quả học tập của sinh viên
H3: Động cơ học tập có tương quan tuyến tính thuận chiều đến Không chấp nhận
kết quả học tập của sinh viên
H4: Động cơ của ba mẹ có tương quan tuyến tính thuận chiều Chấp nhận
đến kết quả học tập của sinh viên
H5: Giảng viên có tương quan tuyến tính thuận chiều đến kết Không chấp nhận
quả học tập của sinh viên
H6: Cơ sở vật chất có tương quan tuyến tính thuận chiều đến kết Chấp nhận
quả học tập của sinh viên
H7: Học bổng có tương quan tuyến tính thuận chiều đến kết quả Chấp nhận
học tập của sinh viên
H8: Cách thức quản lí có tương quan tuyến tính thuận chiều đến Không chấp nhận
kết quả học tập của sinh viên
H9: Áp lực bạn bè cùng trang lứa có tương quan tuyến tính Chấp nhận
thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên
H10: Áp lực xã hội có tương quan tuyến tính thuận chiều đến Chấp nhận
kết quả học tập của sinh viên
Từ kết quả giả thuyết ta thấy được, H1, H2, H4, H6, H7, H9, H10 đã được chấp
nhận, điều đó chứng tỏ rằng khi những yếu tố này được tăng lên thì thành tích học
tập của sinh viên sẽ được cải thiện. Nhưng cũng không thể phủ nhận 3 yểu tố còn
lại (bao gồm: động cơ học tập, giảng viên và cách thức quản lý) sẽ không có tác
động tới quá trình cũng như kết quả học tập của sinh viên. Tóm lại, kết quả của quá
trình nghiên cứu đã thể hiện rằng: có 7 yếu tố chủ yếu tác động tới kết quả học. Cụ
thể, tác động lớn nhất chính là sở thích học tập của sinh viên với ꞵ = 0,216; vị trí
thứ 2 đó là cơ sở vật chất với ꞵ = 0,198; ở vị trí thứ 3 ꞵ = 0,177 là yếu tố áp lực xã
hội; yếu tố thứ 4 tác động đến kết quả học tập là áp lực bạn bè cùng trang lứa, ꞵ =
0,174; thứ 5 chính là Năng lực trí tuệ với mức ꞵ = 0,162; quan trọng thứ 6 chính là
yếu tố học bổng, ꞵ = 0,142; và yếu tố cuối cùng trong 7 yếu tố chính là Động cơ
của ba mẹ đạt ꞵ = 0,131. Kết quả nghiên cứu đã góp phần khẳng định 7 yếu tố trên
là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến các quả học tập của sinh viên, nhưng đồng
thời vẫn còn nhiều yếu tố khác bên ngoài cùng tác động đến vấn đề này.
Mục 11:
Để nghiên cứu những nhân tố gây khó khăn đối với kết quả học tập của sinh viên
năm nhất ở Trường Cao Đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, Trịnh Anh Khoa (2014) đã
tiến hành thu thập ý kiến của 240 sinh viên đầu khóa bằng cách khảo sát ý kiến
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng từ tất cả các chuyên ngành ở cả
trình độ đại học và cao đẳng chính quy. Sau khi tiến hành thu tập ý kiến tự đánh giá
kết quả học tập từ HSSV, tác giả đã đưa ra kết quả như sau: có có 12,28% số sinh
viên đạt kết quả loại khá trở lên. Trong đó 1,83% thuộc loại giỏi, tỷ lệ loại khá
chiếm 10,96%. 83,11% là tỷ lệ sinh viên đạt trung bình – khá, và cũng là nhóm
chiếm tỷ lệ cao nhất trong quá trình khảo sát. Đáng chú hơn, tỉ lệ sinh viên đạt loại
trung bình chiếm đến 47,49% trên tổng cỡ mẫu được nghiên cứu – cao nhất trong
tổng thể. Bù lại, xếp loại yếu – kém trong học tập lại cho kết quả tương đối thấp
với mức 4,1% nhưng so với nhóm đạt kết quả loại giỏi vẫn có phần cao hơn. Từ
kết quả trên cũng cho thấy được rằng sinh viên vẫn chưa thực sự hài lòng với kết
quả của bản thân, vẫn thấp hơn sơ với mục tiêu đã đề ra ban đầu. Điều đó cũng đã
phần nào làm sáng tỏ được việc sinh viên tại trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc
Trăng đang gặp nhiều vấn đề trong học tập. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo
bảng hỏi từ Fraser và Killen để đưa ra các yếu tổ ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên, bao gồm: 4 yếu tố về hoàn cảnh gia đình, 13 yếu tố liên quan đến
bản thân sinh viên; 9 yếu tố từ các giảng viên và cuối cùng có 9 yếu tố liên quan
đến nhà trường. Từ nghiên cứu thu thập được các thông tin như sau: Thứ nhất, cơ
sở vật chất là yếu tố gây khó khăn chủ yếu nhất đến kết quả học tập của sinh viên
tại trường. Điều này được chứng minh cụ thể: khi thành tích học tập giảm đi 1%
(không quan tâm đến các nhân tố khác) thì 0,225% trong 1% đó đến từ việc thiếu
thốn trong cơ sở hạ tầng (về phòng học, chất lượng giảng dạy,..). Thứ hai, nghiệp
vụ sư phạm của một số giảng viên còn chưa được hoàn thiện, cũng như việc áp
dụng các phương pháp mới trong việc giảng dạy cũng là một trong những yếu tố
dẫn đến việc sinh viên thích nghi không kịp, làm giảm hiêu quả học tập của các
em. Thứ ba, sự tự chủ động trong quá trình học tập rèn luyện cũng là một trong
những thành phần có tác động nhiều nhất tới kết quả học tập của các bạn sinh viên.
Một số nguyên nhân chủ yếu có thể bắt nguồn từ nhân tố này đó là sinh viên vẫn
còn thiếu sự chủ động trong việc tự học, hay còn bỡ ngỡ trong môi trường học tập
không gò bó như môi trường phổ thông,… những nguyên nhân này cũng sẽ gây
ảnh hưởng lớn đến điểm số trong học tập của các em. Và nhân tố cuối cùng làm
cản trở quá trình học tập của sinh viên đó chính là khoảng cách về địa lý giữa nơi ở
và trường học. Đôi khi nơi ở quá xa sẽ chính là một trở ngại để các bạn sinh viên
có thể đến trường tham gia tiết học đúng giờ, hay dành thời gian để đến trường
tham gia các hoạt động ngoại khóa.

You might also like