Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU

I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
● Năng lực vật lý:
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

- Thảo luận để thiết kế (hoặc lựa chọn) và thực hiện phương án, tổng hợp được hai lực
song song bằng dụng cụ thực hành
- Vận dụng được các quy tắc và điều kiện cân bằng trong bài để giải các bài tập trong
SGK và các bài tập tương tự.
- Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.
● Năng lực chung:
Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: Tích cực trong việc liên hệ thực tiễn để đưa ra câu
trả lời cho các phần thảo luận, luyện tập

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm; khiêm tốn tiếp
thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

Năng lực nêu và giải quyết vấn đề: Biết thu thập các thông tin để từ đó phân tích, lập luận
xây dựng kiến thức mới.

2. PHẨM CHẤT:
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế trong đời sống.
- Có tác phong của một nhà khoa học:
● Cẩn thận, chu đáo khi thực hiện thí nghiệm.
● Trung thực khi thu thập, xử lí số liệu.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
● Giáo viên:

- Dụng cụ thí nghiệm:


+ thước dài, cứng và nhẹ
+ lực kế
+ miếng chất dẻo ( điều chỉnh cho thước nằm ngang)
- Bảng ghi kết quả thí nghiệm.
Mẫu bảng ghi số liệu tổng hợp hai lực song song

Lần đo OO1 OO2 F1 F2 F

1 ? ? ? ?

2 ? ? ? ? ?

3 ? ? ? ? ?

III. Tổ chức dạy học:

Hoạt động 1: Xác định vấn đề:


a. Mục tiêu:
- HS đạt được câu hỏi xác định vấn đề của bài học.
b. Nội dung:
- Người giáo viên đưa ra tình huống mở đầu của bài học: “Tình huống thực tế, một
người đang sử dụng đòn để khuôn vác đồ.”
- Học sinh sẽ hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân để thảo luận và làm rõ những yêu cầu
của giáo viên về hiện tượng.
c. Sản phẩm:
- Từ các câu hỏi, yêu cầu của giáo viên → Đặt ra được câu hỏi của bài học.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

*LỜI DẪN CỦA GIÁO VIÊN: *TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH

+ “ Các em đã từng thấy hình ảnh một + “ Dạ thưa thầy em đã thấy rất nhiều
người nông dân đang gánh trên vai tình huống này ở trong cuộc sống ạ”.
những dụng cụ hay nông sản của
mình chưa? Các em có thể quan sát
như hình minh họa trên đó là hình
ảnh một người nông dân đang gánh
gạo. Giờ thầy sẽ giao cho lớp các câu
hỏi sau, các em sẽ hoạt động theo
nhóm để trả lời các câu hỏi sau.”
+ “ Thầy sẽ chia lớp thành 6 nhóm,
mỗi nhóm sẽ phân công cho thầy: + “ Dạ vâng ạ”.
một nhóm trưởng, một bạn thư kí,
một bạn nhận trình bày và một bạn
sẽ kiểm soát thời gian cho thầy.”
( SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC
TỔ ONG, + Học sinh sẽ chia nhóm và hoạt động
Trong đó: +Nhóm trưởng: leader theo đúng những nhiệm vụ và vai trò
chung cả nhóm, điều khiển nhóm của bản thân ( Theo kĩ thuật tổ ong ).
trong quá trình hoạt động.
+Thư kí: Ghi chép lại hoạt
động, các câu trả lời của nhóm.
+Trình bày: Sẽ biểu đạt ý
kiến của nhóm.
+Time checker: Quản lý
thời gian cho cả nhóm. )

+ “ Rồi!!! Các em sẽ có 10 phút để


thảo luận sau 10 phút thầy sẽ mời
các nhóm lên nhận xét và trình bày + Học sinh có thể sẽ trả lời các câu hỏi
về vấn đề” như sau:
GV: “Qua ví dụ về một người gánh gạo, trả
lời các câu hỏi sau:”

Câu 1: Vai người đó có cảm giác thế nào khi


gánh? Câu 1: Cảm thấy nặng nề khi chịu tác dụng
từ các vật đặt vào đòn gánh.
Câu 2: Người gánh gạo phải đặt quang gánh
ở đâu để gánh dễ dàng hơn? Câu 2: +Khi đòn gánh cân bằng khi bạn
mang vác đồ, giúp giảm bớt cảm giác không
ổn định và giúp người mang duy trì sự ổn
Câu 3: Phân tích lực tác dụng vào 2 bên của định trong quá trình di chuyển.
đòn gánh khi đòn gánh cân bằng? Nhận xét
đặc điểm của các lực? ( Đặc điểm của cặp Câu 3:
trọng lực, hay cặp lực căng dây T ) ? + Trọng lực tác dụng vào 2 vật A, B
đặt trên đòn gánh là PA và PB và lực
căng dây TA và TB cùng phương và
KẾT LUẬN: ngược chiều so với trọng lực.
→ GV: Để hiểu hơn về phần kiến thức này + 2 cặp lực này song song và cùng
và giải đáp thắc mắc của bạn A, chúng ta chiều với nhau.
cùng đến với bài học ngày hôm nay: Quy tắc -HỌC SINH A sẽ đưa ra câu hỏi, thắc mắc:
hợp lực song song cùng chiều. “Hợp lực của các cặp lực song song này có
ảnh hưởng thế nào đến việc sử dụng đòn
gánh trong thực tế không?”

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức:


a) Mục tiêu:
- HS hiểu được quy tắc hợp lực song song cùng chiều và viết biểu thức
- HS thiết kế được phương án và thực hiện được thí nghiệm tổng hợp 2 lực song song
cùng chiều.
b) Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thiết kế phương án thí nghiệm.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi GV đề ra.
c) Sản phẩm:
HS phát biểu được quy tắc hợp lực song song cùng chiều và viết biểu thức:
+ Lực tổng hợp của 2 lực song song cùng chiều là 1 lực
● song song,cùng chiều với lực thành phần
● có độ lớn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần: F=F1+F2
● có giá nằm trong mặt phẳng của 2 lực thành phần, chia khoảng cách giữa 2
giá của 2 lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của 2 lực ấy
F1/F2 = d2/d1

− Bản phương án thí nghiệm về: Đo hợp lực của hai lực song song cùng chiều.

− Bảng số liệu thí nghiệm về tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

− Bài thuyết trình (trình bày miệng) của đại diện các nhóm HS.

d) Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Đề xuất phương án thí nghiệm:

I. Giới thiệu về các dụng cụ có thể xây dựng


lên các phương án thí nghiệm.
+Bảng thép

+Đế nam châm có thể gắn trên bảng


+Học sinh sẽ chú ý, lắng nghe giáo viên
+Bộ gia trọng có khối lượng 50g giới thiệu về các dụng cụ thí nghiệm.
+Thanh thẳng lớn nhẹ có gắn thước đo

+Thanh thẳng nhỏ có đế nam châm dùng làm


dấu vị trí trên bảng sắt

+Lò xo

+Dây mảnh

+Quả bóng bàn

+...

(GV ghi trên bảng hoặc chiếu trên slide các


dụng cụ thí nghiệm có sẵn để HS quan sát và
từ đó đề xuất các ý tưởng về phương án thí
nghiệm tổng hợp lực).

LỜI DẪN: Trên bàn của thầy đây, đang có


các dụng cụ thí nghiệm và có công dụng lần
lượt…

GV chia nhóm HS trong lớp (hoặc là 4 nhóm, HS: Thảo luận nhóm theo KT khăn trải
hoặc là 6 nhóm tùy theo số lượng HS trong bàn, đề xuất phương án thí nghiệm từ các
lớp). dụng cụ cho sẵn (Cách bố trí thí nghiệm,
các bước tiến hành thí nghiệm, cách thu
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo thập và xử lí số liệu thí nghiệm,...). HS có
luận để thiết kế phương án tổng hợp hai lực thể trình bày phương án thí nghiệm trên
song song cùng chiều từ các dụng cụ thí giấy A1, giấy lịch cũ, hoặc bảng phụ,...
nghiệm như trên.

*LỜI DẪN: Thầy sẽ chia lớp thành 6 nhóm


nhỏ, các nhóm sẽ chuẩn bị cho thầy một tờ
giấy lớn. Trong đó các mảnh nhỏ của tờ giấy
sẽ chia ra để các thành viên trong nhóm lần
lượt ghi chép ý kiến cá nhân của mình vào,
phần giấy lớn ở chính giữa sẽ ghi chép ý kiến
chung thống nhất của cả nhóm. Các em sẽ có
15 phút để thực hiện hoạt động này nhé.”
+Học sinh thảo luận sôi nổi theo nhóm để
đưa ra các phương án thí nghiệm.
+GV quan sát và lắng nghe các nhóm thảo
luận, từ đó phát hiện những nhóm gặp khó
khăn và đưa ra sự định hướng, hỗ trợ phù hợp, +HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
kịp thời. học tập

LỜI DẪN: Thời gian thảo luận của các nhóm +Đại diện 2 nhóm trình bày phương án thí
đã hết, thầy sẽ mời các nhóm lên trình bày các nghiệm trước lớp
ý tưởng thí nghiệm của nhóm mình nhé.
Câu trả lời của HS:

- Nhóm bạn Quân: “Nhóm em sẽ sử


GV dựa trên sản phẩm là “Bản phương án thí dụng Phyphox hoặc các phần mềm
nghiệm về: Xác định hợp lực của hai lực song mô phỏng vật lý khác ạ, sẽ setup
song cùng chiều” để đánh giá kết quả hoạt các công thức các mô hình để kiểm
động học tập của HS. chứng lại các công thức và quy tắc
*Lời dẫn của GV: ạ.”
- Nhóm bạn Nam: “Nhóm em có ý
+“Về thì nghiệm của nhóm bạn Quân đề tưởng sẽ gắn hai đế nam châm lên
xuất, thì sẽ khá khó thực hiện bởi vì chúng ta bảng sắt, móc hai lò xo vào chốt
chưa có đủ máy tính để thực hiện nên chúng trên nam châm rồi treo vào đầu
ta sẽ thực hiện chúng khi về nhà nhé” dưới của chúng một thước nhôm,
nhưng mà nhóm em đang bị mắc
+” Ý tưởng thí nghiệm nhóm bạn Nam một chút về phần bố trí thí nghiệm
đưa ra khá tốt rồi, chúng ta sẽ cùng thực ạ.”
hiện và bổ sung vào bài thí nghiệm này của
nhóm nha”. HS: |Thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.

GV chỉnh lí, hợp thức hoá kiến thức.

*LỜI DẪN GV: “Thầy sẽ hướng dẫn các


bước bố trí và tiến hành thí nghiệm như sau

Các bước tiến hành:

+Treo vào hai điểm A, B của thước nhôm mỗi


bên một số quả cân (không bằng nhau) sao
cho thước nhôm dịch chuyển xuống một vị trí
nhất định.

+Đánh dấu vị trí cân bằng này nhờ thước


đánh dấu (dùng ê- ke 3 chiều để xác định vị
trí chính xác).

+Ghi trọng lượng P1, P2 của các quả cân mỗi


bên. Sau đó gộp các quả cân hai bên làm một
rồi treo chúng vào một điểm O trên thước sao
cho thước trở lại đúng vị trí đã đánh dấu lúc
đầu.

+Đo các giá trị AO và BO trên thước.

Trong đó: AO là khoảng cách từ vật nặng a


đến điểm treo O; BO là khoảng cách từ vật
nặng b đến điểm treo O.

Lặp lại thí nghiệm một số lần như trên.”

Các nhóm HS: Tiếp thu ý kiến và hoàn


thiện phương án thí nghiệm của nhóm.

2.Thực hành tổng hợp: *HS thực hiện nhiệm vụ học tập

*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

*LỜI DẪN GV: “ Thầy sẽ chia lớp mình − HS: Làm việc nhóm tại các trạm, thực
thành 4 nhóm, các nhóm sẽ lần lượt thực hiện hiện thí nghiệm tổng hợp lực được giao.
thí nghiệm trên và ghi chép lại kết quả thí
nghiệm vào bảng số liệu sau nhé” - HS ghi kết quả thí nghiệm vào giấy.

Chọn P1 =… N, P2 =… N. Xác định vị trí


tổng hợp lực.

Lần OA OB SO
BO/ P1/P2 SÁNH
(m) (m)
AO *HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập. ( HS có thể viết kết quả thí
1 nghiệm lên bảng đen, hoặc lên giấy A1 để
2 thuyết trình, báo cáo, theo mẫu bảng báo
3 cáo cho trước).
4
TB

GV: Theo dõi các nhóm để phát hiện các


nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện
thí nghiệm, từ đó có sự định hướng, hỗ trợ
thích hợp.

(Hoặc có thể tổ chức cho HS trình bày kết quả
thí nghiệm trên giấy khổ lớn, trưng bày sản
phẩm dưới dạng phòng tranh, di chuyển xung
quanh lớn học để tham quan “các bức tranh”,
đưa ra các phản hồi cho các “bức tranh”).
HS: Thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.
GV: Đánh giá kết quả hoạt động học của HS
thông qua các sản phẩm là: +Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả thực
+ Bảng số liệu thí nghiệm về tổng hợp hai hành trước lớp .
lực song song cùng chiều.
+Học sinh sẽ đưa ra những khó khăn hay
+ Bài thuyết trình (trình bày miệng) của đại
thắc mắc khi trong quá trình thực hành.
diện các nhóm HS.
*CÂU HỎI HS:
− GV chỉnh lí và đưa ra nhận xét về cách tiến
hành và kết quả thí nghiệm của HS. “ Thưa thầy em cảm thấy khá là khó khăn
trong việc giữ cân bằng cho các lò xo khi
● (Xử lí số liệu, rút ra kết luận:
mình thực hiện đo đạc và tính toán ạ”.
AO = (A01+A02+...+A0n)/n

BO = (B01+B02+...+B0n)/n

- Nghiệm lại tỉ số P1/P2 = BO/AO có


thoả mãn hay không? Nhận xét và nêu
kết luận. )

-GV giải đáp các thắc mắc, giải quyết các khó
khăn của các em HS.

*GIÁO VIÊN GIẢI ĐÁP: “ Em nên cố gắng


thực hiện thí nghiệm nhiều lần hơn nữa để
thuận tay hơn, và lưu ý phải đảm bảo lò xo
dãn ra ở vị trí vật không bị di chuyển nhé.”

+ “Cả lớp đã thực hiện khá tốt bài thực


hành ngày hôm nay, có những bảng số
liệu chính xác. Thầy chúc mừng cả lớp
nha.”

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:


a) Mục tiêu:
- HS vận dụng được kiến thức giải các bài tập cơ bản của “ Hợp lực song song cùng
chiều”
b) Nội dung:
- HS giải các bài tập trong phiếu học tập
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời trong phiếu trả lời của học sinh
d) Tổ chức hoạt động:
PHIẾU HỌC TẬP

Bài 1: Điền vào ô trống:

Quy tắc hợp 2 lực song song phát biểu rằng: “Hợp 2 lực song song, cùng chiều tác dụng vào
một vật rắn là một lực ……….. , ………… và có độ lớn bằng…….. các độ lớn của 2 lực ấy.

Bài 2: Đặc điểm nào sau đây khi nói về hợp lực của hai lực song song cùng chiều là
không đúng?

A. Có phương song song với hai lực thành phần

B. Có chiều cùng chiều với lực lớn hơn

C. Có độ lớn bằng hiệu các độ lớn

D. Có độ lớn bằng tổng các độ lớn

Bài 3: : Một thanh đồng chất dài L, trọng lượng P được treo nằm ngang bằng hai dây.
Dây thứ nhất buộc vào đầu bên trái của thanh, dây thứ hai buộc vào điểm cách đầu bên
phải L/4. Lực căng của dây thứ hai bằng bao nhiêu ?

A. 2P/3,

B. P/3,

C. P/4,

D. P/2,

Bài 4: Gọi F là lực tổng hợp, F1, F2 là hai lực thành phần. Hình nào dưới đây biểu diễn
đúng quy tắc tổng hợp hai lực song song, cùng chiều
Bài 5: Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N. Đòn
gánh dài 1m. Để đòn gánh cân bằng và dễ dàng di chuyển, hỏi vai người đó phải đặt ở
điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lực của đòn gánh

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Bài 6: Một thanh cứng có trọng lượng không đáng kể, được treo nằm ngang nhờ hai lò
xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng của hai lò xo lần lượt là k1 =
160 N/m và k2 = 100 N/m. Khoảng cách AB giữa hai lò xo là 75 cm. Hỏi phải treo một
vật nặng vào điểm C cách đầu A bao nhiêu để thanh vẫn nằm ngang ?

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Hướng dẫn giải:


Bài 1: “Quy tắc hợp 2 lực song song phát biểu rằng: “Hợp 2 lực song song, cùng chiều tác
dụng vào một vật rắn là một lực song song , cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn
của 2 lực ấy.
● Học sinh
Ôn lại về phép chia trong và chia ngoài khoảng cách giữa hai điểm.

Bài 2: C
Bài 3:

Bài 4: Hình 1.Sử dụng công thức F1/F2= d2/d1


Bài 5:
Gọi d1 là khoảng cách từ thúng gạo đến vai, với lực P1
d2 là khoảng cách từ thúng ngô đến vai, với lực P2
P1.d1 = P2.d2 ↔ 300d1 = ( 1 – d1).200
→ d1 = 0,4m → d2 = 0,6m
F = P1 + P2 = 500N.
Bài 6:

Thanh chịu ba lực song song cân bằng. Muốn cho thanh vẫn nằm ngang thì hai lò xo
phải dãn ra như nhau.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:


a) Mục tiêu:
- HS nêu được những ứng dụng của qui tắc hợp lực song song cùng chiều
- Chế tạo một chiếc cân đơn giản bằng các vật liệu dễ tìm
b) Nội dung:
- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thiết kế, thực hiện phương án chế tạo chiếc cân đã đề
ra
c) Sản phẩm học tập:
- Bài thuyết trình (trình bày miệng) của đại diện các nhóm HS.
- Bản thiết kế cái cân của các nhóm HS.
d) Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GV đưa ra một số dụng cụ thí nghiệm sẵn HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia nhiệm
có: vụ cho từng thành viên: tiến hành bố
trí, thực hiện thí nghiệm, xử lí số
1. Một thanh thước có vạch chia. liệu, viết báo cáo, trình bày cách
thức hoạt động thí nghiệm (thảo luận
2. Một chai nước 1 L có độ chia vạch mức nhóm theo KT khăn trải bàn)

3. Các dây treo. - HS có thể trình bày phương

4. Vật cần treo án thí nghiệm trên giấy A1, lịch cũ,
bảng phụ.
Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho
HS: “Chế tạo một chiếc cân từ các dụng cụ
thí nghiệm trên. *HS báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
GV quan sát và lắng nghe các nhóm thảo
luận, từ đó phát hiện những nhóm gặp khó Đại diện 2 nhóm trình bày phương
khăn và đưa ra sự định hướng, hỗ trợ phù án thí nghiệm trước lớp
hợp, kịp thời
HS: Thảo luận, trao đổi, góp ý toàn
lớp.
GV đưa ra nhận xét, góp ý về ý tưởng, cách
thức bố trí, tiến hành thí nghiệm của các Các nhóm HS: Tiếp thu ý kiến và
nhóm hoàn thiện phương án thí nghiệm của
→ đưa ra phương án thí nghiệm tối ưu nhất nhóm.

You might also like