Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

TỈNH THÁI NGUYÊN DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN SINH HỌC


ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 14/9/2023.
(Đề thi gồm 3 trang, có 10 câu, mỗi câu 2,0 điểm)
Câu 1.
Hình 1.1 biểu thị một phần cấu trúc màng sinh chất của tế bào hồng cầu (X, Y, Z
là các protein màng, W là protein khung xương tế bào). Hình 1.2 biểu thị phân bố của
các loại phospholipid (SM, PS và các phospholipid khác) theo tỉ lệ phần trăm về hai
phía màng sinh chất của tế bào hồng cầu ở thú. Việc bổ sung một đoạn ngắn các phân
tử đường (oligosaccaride) vào phân tử protein hoặc phospholipid bởi enzyme gọi là sự
glycosyl hóa. Các SM được glycosyl hóa, trong khi các PS mang các nhóm chức
carboxyl và amin ở đầu ưa nước.

Hình 1.1
Hình 1.2

a) Nhận xét về sự phân bố mỗi loại phospholipid và protein ở bề mặt ngoài và bề


mặt trong của màng sinh chất tế bào hồng cầu.
b) Phần lớn sự glycosyl hóa phospholipid và protein diễn ra ở những bào quan nào
của tế bào gốc tủy (tế bào sinh hồng cầu)? Nêu vai trò của sự biến đổi hóa học này.
c) Trong mao mạch, tế bào hồng cầu dạng đĩa bầu dục chuyển động nhanh hơn
dạng đĩa tròn, ở trạng thái không kết hợp với O 2; hemoglobin (Hb) liên kết chặt với
protein X (ái lực của protein X với Hb cao hơn so với protein Z). Khi mô cơ trơn đang
hoạt động bình thường, tốc độ chuyển động của hồng cầu ở đầu mao mạch và cuối
mao mạch của cơ trơn đó khác nhau như thế nào? Giải thích.
Câu 2.
Khi nuôi cấy chung ba chủng vi khuẩn Streptococcus lactis (A, B và C) trong
cùng một bình nuôi cấy tĩnh ở 370C, người ta thu được các đường cong sinh trưởng
biểu diễn ở Hình 2.1. Khi nuôi cấy tĩnh ba chủng này riêng rẽ trong điều kiện tương tự,
người ta thu được các đường cong sinh trưởng biểu diễn ở Hình 2.2.

Hình 2.1 Hình 2.2


a) So sánh tốc độ sinh trưởng riêng (hằng số sinh trưởng riêng) của ba chủng A, B
và C ở pha sinh trưởng cấp số mũ khi nuôi chung ba chủng.
b) Khi nuôi chung (Hình 2.1), sinh trưởng của ba chủng A, B và C khác nhau như
thế nào trong khoảng thời gian nuôi cấy từ 7 đến 9 giờ? Giải thích.
c) Tại sao khi nuôi chung cả ba chủng, pha tiềm phát (pha lag) của chủng B kéo dài
gấp nhiều lần so với chủng A và C?
Câu 3.
Trong một nghiên cứu tiến hành trên cây ngô về khả năng hấp thu hai loại ion
khoáng là kalium (K+) và calcium (Ca2+) ở các vị trí khác nhau của rễ và sự vận
chuyển các ion khoáng này trong cây. Tổng lượng ion hấp thu được tính bằng số
micro đương lượng trong 24 giờ. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
Vị trí rễ Tổng lượng Tỉ lệ Tỉ lệ vận chuyển
Loại ion
(cm từ chóp rễ) hấp thu giữ lại tới chóp rễ tới chồi
K+ 15,3 75 - 25
0-3
Ca2+ 6,3 63 - 37
K+ 22,7 17 19 64
6-9
Ca2+ 3,8 42 - 58
K+ 19,5 10 10 80
12-15
Ca2+ 2,8 14 - 86
a) Hãy phân tích khả năng hấp thu ion K+ và ion Ca2+ của các vị trí rễ khác nhau.
b) Sự vận chuyển các ion khoáng từ rễ lên chồi có chịu ảnh hưởng từ vị trí hấp thu
hay không? Giải thích.
c) Có một phần khoáng được chuyển xuống chóp rễ sau khi hấp thu. Hãy giải thích
hiện tượng này.
Câu 4.
a) Dựa vào thuyết quang chu kỳ, hãy giải thích ý nghĩa các biện pháp xử lý trong
trồng trọt sau:
- Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng thanh long vào mùa đông.
- Bắn pháo hoa vào ban đêm ở các cánh đồng mía (Cuba) vào mùa đông.
b) Khi trao đổi với nhau về sự chín của quả có hai ý kiến sau:
- Quả chín rất dễ thu hút côn trùng, rất dễ bị côn trùng ăn.
- Quả xanh khi bị côn trùng ăn thì quả mới chín nhanh.
Các ý kiến trên là đúng hay sai? Tại sao?
Câu 5.
a) Hình bên thể hiện những thay đổi
nồng độ trong máu của một số hormone
liên quan đến sự mang thai, sinh con và
sự tiết sữa. Các đường cong trong hình
được đánh nhãn từ A đến E.

2
Hãy cho biết đường cong trong hình thể hiện sự thay đổi của nồng độ hormone nào.
(Estrogen, Oxytocin, Prolactin, Progesteron từ nhau thai, Progesteron từ thể vàng)
b) Một bệnh nhân có hàm lượng cortizol trong máu cao bất thường. Nếu xác định
nồng độ hormone trong máu bệnh nhân có thể biết được hoạt động của tuyến yên hay
tuyến thượng thận bị trục trặc hay không? Giải thích.
Câu 6.
a) Một bệnh nhân có kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý thể hiện ở bảng
sau:
Chỉ tiêu xét nghiệm Bệnh nhân Người bình thường
+
Nồng độ Na nước tiểu (mmol/lít) < 21 > 21
Nồng độ ADH huyết tương (pg/ml) 30 3
Tốc độ tạo angiotensin I (ng/ml/giờ) 3 1
Dựa vào kết quả xét nghiệm ở bảng trên, hãy cho biết tình trạng đi tiểu của bệnh
nhân và giải thích nguyên nhân của tình trạng đó.
b) Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại,
thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường?
c) Một người có hàm lượng albumin huyết tương thấp, lượng albumin giảm do bị hư
thận. Hãy cho biết bộ phận nào của thận là nơi bị hỏng của bệnh nhân này? Vì sao?
Câu 7.
a) Nêu vai trò của exon trong gen phân mảnh. Sau khi các intron bị cắt bỏ thì trật tự
sắp xếp và số lượng của exon trong mARN trưởng thành sẽ như thế nào ?
b) Đột biến điểm ở intron có ảnh hưởng đến exon không ? Giải thích.
Câu 8.
Vì sao các đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ hợp lí tương đối? Sự hợp lí tương
đối của các đặc điểm thích nghi có liên quan với sự tác động của các hình thức chọn
lọc tự nhiên như thế nào?
Câu 9.
Một bệnh di truyền đơn gen xuất hiện trong phả hệ dưới đây.

I Bị bệnh
Không bị bệnh
II
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
III ?

Từ phả hệ này, hãy cho biết:


a) Gen gây bệnh nhiều khả năng bị chi phối bởi quy luật di truyền nào? Tại sao?
b) Xác định kiểu gen của các cá thể ở thế hệ II.
c) Xác suất cá thể con sinh ra từ cặp vợ, chồng II2 và II3 mắc bệnh (tính theo %) là
bao nhiêu? Nêu cách tính.
Câu 10.
Nêu nguyên nhân và vai trò của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Những yếu tố nào làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
------ Hết ------
Họ và tên: ………………………………………………… SBD: …………………….

3
Thí sinh không sử dụng tài liệu khi làm bài. Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
TỈNH THÁI NGUYÊN DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN SINH HỌC

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung trả lời Điểm


a)
- Phospholipid:
+ SM phân bố chủ yếu (nhiều hơn) trên bề mặt ngoài màng sinh chất. 0,125đ
+ PS phân bố chủ yếu (nhiều hơn) ở bề mặt trong màng sinh chất. 0,125đ
+ Các phospholipid khác phân bố với tỉ lệ tương đương (bằng nhau) giữa hai phía bề mặt 0,125đ
của màng sinh chất.
- Protein:
+ Protein X phân bố đều giữa mặt trong và mặt ngoài. 0,125đ
+ Mặt ngoài phân bố chủ yếu là (Y) 0,125đ
+ Mặt trong là các protein (Z), (W) 0,125đ
b)
- Diễn ra ở bào quan: 0,25đ
+ Lưới nội chất.
+ Bộ máy Golgi (hệ thống nội màng).
1 - Vai trò: 0,25đ
+ Tham gia bám dính tế bào - tế bào.
+ Nhận và truyền tin (kháng nguyên, quyết định nhóm máu).
+ Giúp cuộn gấp chính xác protein.
+ Bảo vệ protein trưởng thành không bị thủy phân.
+ Đóng vai trò trình tự tín hiệu để đưa đến đích.
c)
- Ở cuối mao mạch hồng cầu chuyển động nhanh hơn. 0,25đ
- Vì:
+ Ở cuối mao mạch, mô cơ đang hoạt động bình thường, là nơi tiêu thụ nhiều oxygen, 0,25đ
nồng độ oxygen giảm nên tỉ lệ [Hb]/[HbO 2] cao → làm tăng ái lực (liên kết) của Hb với X
đẩy Z ra theo cơ chế cạnh tranh làm thay đổi hình dạng tế bào hồng cầu (hình đĩa bầu
dục).
+ Ở đầu mao mạch, nồng độ oxygen cao nên tỉ lệ [Hb]/[HbO2] thấp → làm tăng ái lực 0,25đ
(liên kết) của Hb với Z nên tế bào hồng cầu có hình đĩa tròn → chuyển động chậm.
2 a) Nhận thấy ở pha tăng trưởng, đường cong tăng trưởng của chủng A và B song song với 0,5đ
nhau và dốc hơn đường cong tăng trưởng của chủng C → Tốc độ sinh trưởng riêng (hằng
số sinh trưởng riêng) ở pha sinh trưởng cấp số mũ của chủng A xấp xỉ bằng chủng B và
lớn hơn chủng C.
b)
- Chủng A sinh trưởng âm (pha suy vong), không có pha cân bằng động, do có sự ức chế 0,25đ
sinh trưởng từ một hợp chất hữu cơ nào đó sinh ra từ chủng B và C ở trong hoặc cuối pha
sinh trưởng cấp số mũ.
- Chủng B sinh trưởng dương (pha sinh trưởng cấp số - pha lũy thừa), không chịu bất kỳ 0,25đ
hạn chế nào.
- Chủng C sinh trưởng bằng 0 (pha cân bằng động) do dinh dưỡng suy giảm. 0,25đ
c) Pha tiềm phát (pha lag) trong sinh trưởng của chủng B lại kéo dài gấp nhiều lần so với
chủng A và C là vì:
+ Chủng B cần yếu tố kích thích sinh trưởng do chủng A hoặc C, hoặc cả 2 chủng cung 0,25đ
cấp.
+ Lượng yếu tố sinh trưởng cần phải tích lũy đủ thì chủng B mới sinh trưởng được, vì thế, 0,25đ
chủng B trải qua pha lag khá dài, cho đến cuối pha sinh trưởng cấp số mũ của chủng A và

4
C thì mới tăng trưởng được.
a)
- Vị trí rễ non kém hấp thu K+ hơn ở vị trí rễ già, K+ được hấp thu ở vị trí giữa non và già 0,5đ
(cách chop rễ từ 6-9cm) là nhiều nhất. Minh họa bằng trích dẫn số liệu.
- Vị trí rễ càng non càng hấp thu tốt Ca2+ hoặc Vị trí rễ càng già càng kém hấp thu Ca2+. 0,5đ
Minh họa bằng trích dẫn số liệu.
3 b) Vận chuyển khoáng từ rễ lên chồi có chịu ảnh hưởng bởi vị trí hấp thu.Cả kalium và 0,5đ
calcium đều có tỉ lệ khoáng chuyển lên chồi tăng dần theo vị trí hấp thu.
c) Có K+ hấp thu ở vùng trên cao của rễ sẽ được chuyển xuống chóp rễ lần lượt là 19% và 0,5đ
10%.
Kalium là nguyên tố khoáng có khả năng di động nên có thể được vận chuyển theo mạch
rây, tái phân bố đến các vị trí cần kalium.
a) Theo thuyết quang chu kỳ, thời gian chiếu sáng và tối có liên quan đến sự ra hoa của
thực vật, trong đó thời gian tối (ban đêm) quyết định quá trình ra hoa.
- Thanh long là cây ngày dài ra hoa vào mùa hè, mùa có thời gian đêm ngắn hơn ban 0,5đ
ngày. Vào mùa đông có thời gian đêm dài hơn ban ngày Thanh long không ra hoa. Để
Thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông cần ngắt đêm dài thành đêm ngắn, vì vậy
người ta thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng thanh long vào mùa đông.
- Mía là cây ngày ngắn ra hoa vào mùa đông (đêm dài). Khi mía ra hoa sẽ tiêu tốn một 0,5đ
lượng đường khá lớn. Để mía không ra hoa vào mùa đông cần ngắt đêm dài thành đêm
4
ngắn bằng cách bắn pháo hoa ban đêm.
b)
- Quan điểm của 2 học sinh A và B đều đúng. 0,5đ
- Khi quả chin: Quả mềm, thường có mùi, vị hấp dẫn côn trùng, do đó côn trùng dễ phát 0,25đ
hiện ra quả khi quả chín.
- Khi quả xanh (chưa chín), nếu bị côn trùng ăn thì sẽ chin nhanh hơn, vì những vùng tổn 0,25đ
thương trên vỏ quả do côn trùng gây ra sẽ tạo điều kiện cho oxygen dễ thâm nhập vào
phần thịt quả, giúp quá trình hô hấp tăng mạnh và thúc đẩy quả chin nhanh hơn.
a) Progesteron từ thể vàng – A, Progesteron từ nhau thai – B, Estrogen – C, Oxytocin – D, 0,5đ
Prolactin – E.
Giải thích quá trình biến đổi theo biểu đồ. 0,5đ
b)
5 - Nếu nồng độ ACTH cao và cortizol cũng cao là do tuyến yên trục trặc. Vì ở người khỏe 0,5đ
mạnh, khi nồng độ cortizol trong máu cao gây ức chế tuyến yên làm giảm tiết ACTH
- Nếu nồng độ ACTH thấp nhưng nồng độ cortizol cao là do tuyến trên thận trục trặc. Vì ở 0,5đ
người khỏe mạnh, khi nồng độ cortizol trong máu cao sẽ gây ức chế lên tuyến yên làm giảm
tiết ACTH, dẫn đến giảm kích thích lên lên tuyến trên thận và giảm cortizol trong máu.
6 a)
- Bệnh nhân bị đi tiểu rất nhiều và có nồng độ Na + nước tiểu thấp hơn người bình thường, 0,5đ
trong khi nồng độ ADH huyết tương rất cao. Những điều này cho thấy bệnh nhân bị bệnh
đái tháo nhạt. Trong trường hợp này tác động của ADH không gây ra đáp ứng ở các tế bào
ống góp trong việc tái hấp thu nước.
- Nguyên nhân, có thể do một rối loạn chức năng của thụ thể ADH hoặc của các phân tử 0,5đ
truyền tín hiệu ADH nội bào hoặc của protein kênh nước trên các tế bào thành ống góp.
Kết quả làm giảm tái hấp thu nước ở ống thận, dẫn đến đi tiểu nhiều và nước tiểu loãng.
b)
- Cầu thận chỉ lọc được dễ dàng khi có áp suất lọc. Huyết áp thấp thì áp suất lọc càng thấp 0,25đ
nên trở ngại cho quá trình lọc máu tạo nước tiểu đầu. Thận đáp ứng lại bằng cách tiết ra
rennin điều chỉnh huyết áp thông qua hệ thống RAAS để tạo thành Angiotensin II. Chất
này làm co mạch máu dẫn đến tăng huyết áp.
- Angiotensin II kích thích tuyến thượng thận tăng tiết Aldosterol và hormone này tác 0,25đ
động lên ống lượn xa làm tăng tái hấp thu Na + và nước → tăng thể tích máu và tăng huyết
áp.
c) Bệnh nhân nảy bị hỏng cầu thận, vì chỉ ở cầu thận mới có quá trình lọc máu tạo dịch
lọc cầu thận.

5
- Bình thường: Thành phần dịch lọc cầu thận giống huyết tương, không có tế bào máu và 0,25đ
hầu như không có protein huyết tương.
- Cầu thận hỏng  thành phần dịch lọc có cả protein huyết tương (albumin)  mất 0,25đ
albumin qua nước tiểu  do vậy albumin trong huyết tương thấp.
a)
- Vai trò của exon trong gen phân mảnh là mã hóa các acid amin để cấu trúc nên chuỗi 0,5đ
polipeptide và mã hóa phẩn tử ARN. Trong vùng mã hóa acid amin, mỗi exon quy định
một miền cấu trúc biểu hiện chức năng của protein.
- Số lượng và trình tự các exon:
+ Về trật tự: sau khi các intron bị cắt bỏ thì trật tự sắp xếp của các exon trong mARN 0,5đ
trưởng thành có thể bị xáo trộn, tuy nhiên thường giữ nguyên như trật tự vốn có trên gen.
7 Các vị trí của exon đầu (ở đầu 5’) và cuối (ở đầu 3’) thường không thay đổi.
+ Về số lượng: một vài exon có thể bị loại bỏ do cơ chế điều hòa hoạt động của gen. Ví 0,5đ
dụ, gen mã hóa troponinT gồm 5 exon mã hóa cho 2 loại prôtêin cơ mà mARN trưởng
thành khác nhau, trong đó dạng 1 không có exon 4, còn dạng 2 không có êxôn 3.
b) Nếu đột biến intron là đột biến nguyên khung thì không ảnh hưởng đến exon, còn nếu 0,5đ
là đột biến dịch khung thì có thể làm biến đổi intron thành trình tự mã hóa acid amin, bổ
sung thêm trình tự nucleotid mã hóa acid amin vào các exon, làm cho chuỗi peptide dài ra
khi được tổng hợp sẽ có hại cho cơ thể sinh vật.
- Các đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ hợp lí tương đối vì:
+ Mỗi đặc điểm thích nghi của sinh vật là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh 0,5đ
sống nhất định nên nó chỉ phù hợp với hoàn cảnh sống đó.
+ Khi hoàn cảnh sống thay đổi thì đặc điểm thích nghi cũ sẽ bất lợi trong hoàn cảnh sống 0,25đ
mới, vì vậy nó sẽ bị thay thế bằng đặc điểm khác thích nghi hơn.
+ Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, các đột biến và biến dị tổ hợp vẫn phát sinh, trong 0,25đ
đó có những biến dị có lợi hơn xuất hiện, do đó các đặc điểm thích nghi không ngừng
hoàn thiện.
- Các đặc điểm thích nghi có liên quan với sự tác động của các hình thức chọn lọc được
8
thể hiện:
+ Khi mỗi đặc điểm của cơ thể mang tính thích nghi nghĩa là nó mang tính phổ biến trong 0,5đ
quần thể. Đặc điểm này được chọn lọc ổn định duy trì cho đến khi điều kiện sống thay đổi.
+ Khi hoàn cảnh sống thay đổi thì hướng chọn lọc cũng thay đổi nên chọn lọc vận động 0,25đ
đào thải các đặc điểm thích nghi cũ tỏ ra bất lợi trong hoàn cảnh sống mới và bảo tồn,
tăng cường những kiểu hình mới xuất hiện tỏ ra thích nghi hơn.
+ Khi hoàn cảnh sống ổn định kéo dài thì chọn lọc ổn định vẫn phát huy tác động trước 0,25đ
các biến dị di truyền không ngừng xuất hiện trong quần thể để hoàn thiện các đặc điểm
thích nghi.
a) Nhiều khả năng hơn cả là gen lặn liên kết NST X, vì không có con gái nào bị bệnh 1,0đ
trong khi số con trai mắc bệnh chiếm 1/2. Tính trạng được mẹ truyền cho1/2 con trai.
b) Kiểu gen của các cá thể thế hệ II: II3, 8, 10: XAY ; II1, 4, 6,11: XaY ; II9: XAXa ; II2, 5, 7: XAXA 0,5đ
9
hoặc XAXa
c) Xác suất cá thể con (?) mắc bệnh (kiểu gen XaY) là : 1/2 (kiểu gen II2 là XAXa) x 1/2 0,5đ
(giao tử Xa) x 1/2 (giao tử Y từ bố) = 1/8 = 12,5%
- Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: khi mật độ cá thể của 0,5đ
quần thể tăng lên quá cao, trong khi đó nguồn sống của môi trường khộng đáp ứng được
cho mọi cá thể trong quần thể dẫn đến các cá thể cạnh tranh nhau nguồn sống như thức ăn,
nơi ở, ánh sáng, đực, cái, …
- Vai trò: nhờ có cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể mà số lượng và sự phấn bố các 0,5đ
cá thể trong quần thể duy trì trạng thái cân bằng giúp cho loài tồn tại và phát triển. Mặt
10
khác, sự cạnh tranh cùng loài thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên.
- Những yếu tố làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:
+ Mật độ cá thể của quần thể thường được điều chỉnh về trạng thái cân bằng cho nên số 0,5đ
lượng cá thể của quần thể thường nằm dưới ngưỡng mà môi trường có thể chịu đựng được.
+ Các cá thể trong quần thể bao giờ cũng có khả năng tiềm ẩn để phân li ổ sinh thái nhất 0,5đ
là ổ sinh thái dinh dưỡng.

6
7

You might also like