Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm,

Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?

Hay lòng chàng vẫn tủi nắng, sầu mưa

Cùng đất nước và nặng buồn sông núi?“

Huy Cận là nhà thơ đã tạo nên dấu ấn cho riêng mình trên dòng sông thi ca của dân tộc bằng những bài thơ độc đáo.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông được biết đến như một hồn thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ.
Thơ của ông mang một giọng buồn ảo não, thường thấm đậm nỗi buồn và nỗi sầu nhân thế. Cách mạng tháng Tám
thành công, dường như đã đem tới một luồng gió mới cho hồn thơ Huy Cận. Như được thổi vào một luồng sinh khí
mới, trang viết của ông được tưới tắm những khát vọng, hòa mình vào niềm hân hoan của đất nước và sự hồi sinh
từng ngày của quê hương đã tạo nên màu sắc tươi sáng cho những vần thơ trong tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”
của ông. Hai khổ thơ cuối đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc về hình ảnh kéo lưới lúc mờ sáng và cảnh
đoàn thuyền trở về :

"Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,


Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,


Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là khúc ca về người dân vùng chài lưới được viết khi ông đi thực tế dài ngày ở Quảng
Ninh. Qua giọng điệu thơ khỏe khoắn, vui tươi và nhiều hình ảnh thơ tráng lệ đã thể hiện được sự hài hòa giữa thiên
nhiên và con người lao động mới trong những giây phút chinh phục biển cả, chinh phục thiên nhiên đất trời.

Ra đi từ lúc hoàng hôn buông xuống, sóng cài then, đêm sập cửa, vũ trụ nghĩ ngơi, nay trở về bình minh đang lên
rạng rỡ. Trước hết, đó là cảnh khẩn trương, hối hả chuẩn bị cho sự trở về:

"Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,


Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”
“Sao mờ” là khoảng thời gian chuẩn bị trời đã gần sáng, đó cũng chính là lúc công việc của người ngư dân càng trở
nên khẩn trương, mau lẹ để kéo lưới cho kịp trời sáng. Cảnh lao động hiện lên như một bức tranh sống động với
những nét tạo hình đầy khỏe khoắn, gân guốc với hình ảnh trung tâm là con người lao động. Cụm từ “kéo xoăn tay”
không chỉ cho thấy những mẻ cá bội thu, nặng trĩu mà đây còn là một nét vẽ tạo hình với những bắp thịt săn chắc của
những chàng ngư dân cuồn cuộn nổi lên để kéo cá vào khoang thuyền. Đó là tư thế chắc khỏe, cường tráng, tư thế
của những người đã khẳng định được vị thế của mình trên biển khơi, vị thế của người làm chủ, người chiến thắng.
Hình ảnh “chùm cá nặng” gợi lên cho ta một liên tưởng thú vị: cá rất nhiều, che cả mắt lưới. Từ đó khiến ta chợt nhớ
tới câu thơ của nhà thơ Tế Hanh trong bài Quê hương khi cũng viết về dân chài lưới quê mình:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng


Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Ánh nắng hồng của bình minh hòa cùng với sắc màu của cá “bạc”, “vàng” có tác dụng tô đậm thêm sự giàu có và quý
giá “rừng vàng biển bạc” của biển cả mà thiên nhiên ban tặng cho con người. “Lưới xếp buồm lên” là hai hình ảnh đối
lập. “Lưới xếp” là kết thúc một ngày lao động còn “buồm lên” là đón chào một ngày mới. “Lưới xếp buồm lên đón
nắng hồng” gợi tả công việc nhịp nhàng của ngư dân với sự vận hành của vũ trụ. Khi lưới xếp lên khoang cũng là lúc
đoàn thuyền trở về đón bình minh, kết thúc một ngày lao động vất vả, mệt nhọc. Hình ảnh “nắng hồng” ở cuối khổ
thơ là ẩn dụ đặc sắc. Đó là nắng của một ngày mới, một cuộc đời mới mà cách mạng đem lại cho chúng ta.
Bài ca lao động khép lại trong khổ thơ cuối với hình ảnh đoàn thuyền trở về trong thắng lợi lúc bình minh lên. Nếu
khổ đầu nói lên thời điểm xuất phát thì khổ cuối là thời điểm trở về. Điểm xuất phát lúc mặt trời xuống biển đỏ như
hòn lửa thì lúc trở về bình minh mặt trời đội biển lên mang theo một màu mới khép kín một chu trình thời gian và
cũng là hoàn thiện một chu trình làm việc của dân chài:

Câu hát căng buồm với gió khơi,


Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."
Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ thứ nhất: “Câu hát căng buồm với gió khơi”. Chỉ có từ “với” là khác, có lẽ tác giả
tránh sự lặp lại ở câu thơ trước. Điều đó làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác
tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi
hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền
về. Đây là lần thứ ba tiếng hát vang lên. Tiếng hát biểu hiện cho niềm vui của những người đánh cá khi được hưởng
thành quả rực rỡ sau một đêm lao động vất vả. Tiếng hát ấy vang lên hùng tráng khi đoàn thuyền đang rẽ sóng trở
về. Nhà thơ nhân hóa “đoàn thuyền” đang “chạy đua cùng mặt trời”, chạy đua cùng thời gian. Hai tiếng “chạy đua”
cho ta thấy những người dân chài mặc dù suốt đêm làm việc không mệt mỏi nhưng sức lực của họ vẫn dồi dào, khí
thế của họ vẫn mạnh mẽ. Hình ảnh "mặt trời đội biển nhô màu mới" một lần nữa được xuất hiện tạo ra sự hô ứng
thú vị với hình ảnh "mặt trời xuống biển" ở phần đầu bài thơ. Nếu như khổ đầu là hình ảnh mặt trời của buổi chiều
hoàng hôn, tia nắng đã sắp tàn chỉ còn lại hòn than rực hồng, thì tới khổ thơ cuối, mặt trời ấy là của buổi sớm bình
minh ngày hôm sau. Bình minh lên, mặt trời đội biển nhô lên trong một ngày mới tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên vũ
trụ kỳ vĩ, tráng lệ. Mặt trời đã có màu mới, tượng trưng cho ánh sáng mới, cuộc sống mới tươi đẹp, rực rỡ và tráng
lệ. Nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ hoàng hôn đến bình minh cũng là thời gian của chuyến ra khơi rồi trở về của đoàn
thuyền đánh cá. Hình ảnh "mắt cá huy hoàng" thể hiện cho thành quả lao động suốt hành trình muôn dặm ngoài
biển khơi, cũng là thể hiện sự tự hào trước những thành quả trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Mắt của
những con cá được ánh mặt trời chiếu rọi vào, lóe lên rực rỡ điểm tô cho thành quả lao động cực nhọc, dường như
mỗi mắt cá lại là một mặt trời, là mặt trời huy hoàng của cuộc sống, của tương lai đất nước. Ta thấy rõ niềm tự hào,
vui say trong lao động với hy vọng một cuộc sống tươi đẹp huy hoàng trước mắt của người dân làng chài trên đoàn
thuyền đánh cá.

Được ví như nhãn tự của tác phẩm, Huy Cận nâng tầm con người lên với tầm của vũ trụ. Quả cầu lửa của nhân loại,
mặt trời lộng lẫy chói chang, giờ đây, đoàn thuyền với những người lao động cũng có thể sánh ngang với mặt trời.
Con người thật xứng đáng với tầm vóc chủ nhân biển cả, vẫn muốn dành thời gian để lao động, để cống hiến. Sau
một đêm lao động vất vả, họ vẫn dồi dào năng lượng, cũng giống như đất nước và con người Việt Nam, chìm trong
chiến tranh, đạn bom loạn lạc, nhưng khi tổ quốc bước vào thời kì xây dựng, người dân vẫn luôn sẵn sàng tiên
phong, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh “Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời
sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Vẻ đẹp tráng lệ của bình minh trên biển
được nhà thơ miêu tả sinh động qua biện pháp nhân hóa “mặt trời đội biển” gợi cảm giác thần thoại. Mặt trời có sức
mạnh lớn lao, dường như nó đang đội biển mà lên và cái “màu biển” là màu hồng bình minh, là lời chào đón của
thiên nhiên với những người lao động cần cù. Đặc biệt câu thơ cuối cùng gợi ra hình ảnh đoàn thuyền nối đuôi nhau
trở về, chiếc nào trên khoang cũng đầy ắp cá. Ánh mặt trời chiếu vào mắt cá khiến cho mỗi mắt cá như một mặt trời
nhỏ, lấp lánh. Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những
người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt. Đó là một hình ảnh đầy sáng tạo và lãng mạn.

Để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, đấy là một sự lao tâm khổ tri của những người phu chữ. Nhưng suy cho
cùng, việc sáng tạo không cần một mảnh đất mới mà cần một đôi mắt mới. Với sự khám phá và đưa đến cho bạn đọc
một sức sống, một hồn thơ mang sự chuyển mình, Huy Cận đã phản ảnh tinh thần cuộc sống cũng như hình tượng
con người lao động trong thời kỳ đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Nhằm thể hiện được ý thơ này, tác giả đã tài năng
trong việc xây dựng các yếu tố nghệ thuật. Đầu tiên đó là thể thơ bảy chữ kết hợp với nhằm thể hiện phóng khoáng
của tâm hồn. Nhà thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa và lặp lại các hình ảnh như thuyền, trăng, mặt trời, gió giúp
cho bài thơ như một lời kể chuyện về hành trình ra khơi của những con người mới. Quả thật, thơ hay là hay cả hồn
lẫn xác, hay cả bài

You might also like