(123doc) - Quan-Tri-Tai-Chinh-Nang-Cao-Phan-Tich-Tinh-Hinh-Tai-Chinh-Cong-Ty-Samsung-Electronics

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


––––

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH NÂNG CAO

Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH


CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1


Lớp : QTR413(2.1/2021).1
Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Thu Hiền

Hà Nội, tháng 12/2020


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 ................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
SAMSUNG ELECTRONICS .................................................................................. 6
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH........ 7
1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán ............... 7
1.1 Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản ..................................................... 7
1.2 Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn ............................................. 11
2. Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh .......................................................................................................... 14
2.1 Phân tích tình hình doanh thu ............................................................... 14
2.2 Phân tích tình hình chi phí .................................................................... 15
2.3 Tình hình lợi nhuận ............................................................................... 16
3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty ...................... 18
3.1 Phân tích tình hình thanh toán của công ty .......................................... 18
3.2 Phân tích khả năng thanh toán của công ty .......................................... 21
4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính ................ 23
4.1 Nhóm các chỉ số đánh giá cơ cấu vốn................................................... 23
4.2 Nhóm các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời ........................................ 24
4.3 Nhóm các chỉ số liên quan đến thị trường. ........................................... 26
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 29
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
Mã sinh
STT Họ và tên Công việc Đánh giá
viên

Mở đầu + giới thiệu công Hoàn thành tốt


1 Hà Diệu Linh 1818810036
ty + kết luận + tổng hợp công việc – 100%

Đoàn Thị Mỹ Phân tích báo cáo kết quả Hoàn thành tốt
2 1818810015
Duyên kinh doanh công việc – 100%

Phân tích khả năng thanh Hoàn thành tốt


3 Đỗ Thị Thủy 1818810078
toán công việc – 100%

Hoàn thành tốt


4 Mai Thị Thủy 1818810077 Phân tích chỉ số tài chính
công việc – 100%

Nguyễn Thị Phân tích bảng cân đối Hoàn thành tốt
5 1818810053
Bích Ngọc kế toán công việc – 100%
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Phân tích khái quát diễn biến và cơ cấu tài sản. ........................................... 7
Bảng 2. Phân tích tỉ trọng tài sản. .............................................................................. 7
Bảng 3. Bảng phân tích tình hình tài sản ngắn hạn. ................................................... 8
Bảng 4. Bảng phân tích tình hình tài sản dài hạn....................................................... 9
Bảng 5.Bảng phân tích sự biến động nguồn vốn. .................................................... 11
Bảng 6. Bảng phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn. .............................................. 11
Bảng 7. Mô tả khái quát nguồn vốn. ........................................................................ 12
Bảng 8. Bảng mô tả vốn chủ sở hữu ........................................................................ 13
Bảng 9. Bảng phân tích hình hình doanh thu 2017-2019 ........................................ 14
Bảng 10. Bảng phân tích hình hình chi phí 2018-2019 ........................................... 15
Bảng 11. Bảng phân tích hình hình lợi nhuận 2017-2019 ....................................... 16
Bảng 12. Tổng hợp các chỉ tiêu khoản phải thu ....................................................... 18
Bảng 13. Bảng phân tích các khoản phải trả ............................................................ 20
Bảng 14. Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty ..................................... 21
Bảng 15. Bảng Tổng hợp các chỉ tiêu thanh toán .................................................... 21
Bảng 16. Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Samsung Electronics từ 2017-
2019 .......................................................................................................................... 23
Bảng 17. Phân tích tỷ số nợ trên tài sản có .............................................................. 24
Bảng 18. Phân tích Tỷ suất sinh lời của tài sản ....................................................... 25
Bảng 19. Phân tích Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ..................................... 26
Bảng 20. Nhóm các chỉ số liên quan đến thị trường Đơn vị: won ........................... 26
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng kinh tế thị
trường, mở cửa hội nhập với thế giới. Hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra sâu rộng
hơn, quy luật sinh tồn và đào thải ngày càng tỏ ra mạnh mẽ trong cuộc cạnh tranh
dữ đội để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu như không có sự chuẩn bị và
nâng cao năng lực với tầm nhìn dài hạn thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam
sẽ đuối sức khi cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thế giới nhất là khi sự bao
bọc từ các chính sách hỗ trợ của chính phủ ngày càng không đủ và dần không còn
nữa. Để có thể làm được điều đó thì khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp
giữ một vai trò vô cùng quan trọng.

Quản trị tài chính giúp cho các nhà quản trị biết được những điểm mạnh,
điểm yếu của doanh nghiệp, những tiềm năng cần được phát huy, khai phá và
những điều cần được khắc phục, loại bỏ giúp cho nhà quản trị có những quyết định
đầu tư một cách tối ưu nhất. Những chỉ tiêu phân tích sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra
hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời để đạt được hiệu quả
kinh doanh cao nhất.

Xuất phát từ nhận thức và kết hợp với kiến thức đã học thì chúng em quyết
định lựa chọn đề tài

“ Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Samsung Electronics”
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
SAMSUNG ELECTRONICS
Samsung Electronics có 9 nhà máy sản xuất điện thoại di động trên toàn cầu
(Hàn Quốc, Indonesia và ấn độ mỗi nước có 01 nhà máy; Trung Quốc, Brazil và
Việt Nam mỗi nước có 2 nhà máy). Hai nhà máy ở Việt Nam là SEV (Bắc Ninh)
và SEVT (Thái Nguyên, thành lập năm 2013, vốn đầu tư là 5 tỷ USD). Hiện nay
đây là 2 nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp điện thoại di động lớn nhất và hiện
đại nhất của Samsung Electronics trên toàn cầu.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung (Samsung Electronics Co.
Ltd.) là một công ty điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính được đặt tại
thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi. Đây là công ty con hàng đầu trong cơ cấu tổ
chức của tập đoàn Samsung và đã trở thành công ty công nghệ lớn nhất trên thế
giới tính theo doanh thu kể từ năm 2009. Samsung Electronics hiện đang điều hành
rất nhiều các văn phòng đại diện, nhà máy lắp ráp sản phẩm và mạng lưới bán hàng
trải rộng khắp 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu với số lượng nhân viên
chính thức lên đến hơn 500.000 người.
Samsung từ lâu đã là nhà sản xuất hàng đầu về điện tử như: màn hình, pin
lithium-ion, bán dẫn, chip, bộ nhớ, Ram và đĩa cứng cho các đối tác lớn trên toàn
cầu như Apple, LG, Sony, HTC, Huawei, Xiaomi, Motorola và Nokia.
Trong những năm gần đây, công ty đã tiến hành đa dạng hóa các mặt hàng
điện tử tiêu dùng. Samsung Electronics hiện là nhà sản xuất thiết bị di động và điện
thoại thông minh lớn nhất trên thế giới, tác nhân chính thúc đẩy cho thành quả này
là sự phổ biến của các dòng thiết bị cao cấp Samsung Galaxy, đặc biệt với hai dòng
smartphone tiên phong trên thị trường là Galaxy S và Galaxy Note.
Samsung Electronics đã và đang là nhà sản xuất tấm nền LCD lớn nhất thế
giới kể từ năm 2002, nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới từ năm 2006, và nhà sản
xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới từ năm 2011. Công ty này là một phần rất
quan trọng, không thể thay thế trong cấu trúc của cá nhân tập đoàn Samsung nói
riêng và nền kinh tế Hàn Quốc nói chung.
Trong những năm qua với tình hình kinh tế chính trị biến động mạnh nhưng
Samsung vẫn giữ được những nhịp độ ổn định, là một trong những công ty hàng
đầu trên thế giới.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

1.1 Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản


Bảng 1. Phân tích khái quát diễn biến và cơ cấu tài sản.

Đơn vị: Won

2018/2017 2019/2018
Chỉ
tiêu 2017 2018 2019 Số tiền % Số tiền %

Tài sản
ngắn
hạn 146982464 174697424 181385260 27714960 1,19 6687836 1,038

Tài sản
dài hạn 154769626 164659820 171179237 9890194 1,06 6519417 1,040

Tổng
tài sản 301752090 339357244 352564497 37605154 1,12 13207253 1,039
Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản của công ty có sự biến động khi tài sản
ngắn hạn tăng 1.19% năm 2018 so với năm 2017 và 1.038% năm 2019 so với năm
2018. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng qua các năm, tăng 1.12% năm 2018 so với
năm 2017 và 1.039 năm 2019 so với năm 2018. Công ty đầu tư vào cả tài sản ngắn
hạn và dài hạn.
Bảng 2. Phân tích tỉ trọng tài sản.

Đơn vị: Won

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tài sản ngắn hạn 49 51 51

Tài sản dài hạn 51 49 49

Tổng tài sản 100 100 100


Nhìn vào bảng ta thấy tỉ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn chiếm tỉ lệ xấp xỉ
bằng nhau. Công ti dự trữ nguồn tiền mặt khá lớn, chiếm phần lớn trong tài sản
ngắn hạn, còn tài sản dài hạn chủ yếu là máy móc thiết bị vì đây là công ti sản xuất.
Với trị số tỉ trọng đã phân tích ở trên, ta thấy đây không phải là một tình hình
an toàn cho công ti. Vì công ty mà có tỉ trọng tài sản dài hạn lớn mới cho thấy công
ty có thể đứng vững trước biến cố, giúp ổn định, tạo nền móng vững chắc cho hoạt
động của công ty.

a. Phần tài sản ngắn hạn


Bảng 3. Bảng phân tích tình hình tài sản ngắn hạn.

Đơn vị: Won

2018/2017 2019/2018

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tiền % Số tiền %

Tiền và tương
đương tiền 30507609 30293576 26853138 -214033 9.9 -3440438 -8.9

Đầu tư ngắn
hạn 52608694 70536374 81838790 17927680 13.4 11302416 11.6

Các khoản
phải thu 31804956 36948466 39310463 5143510 11.6 2361997 10.6

-
Hàng tồn kho 24983355 28984704 26766464 4001349 11.6 -2218240 9.2

Chi phí trả


trước 3833053 5497974 3833053 1664921 14.3 -1664921 7,00

Tài sản ngắn


hạn khác 1451437 2389401 2750491 937964 16.5 361090 11.5

Tổng tài sản 145189104 174650495 181352399 29461391 12,00 6701904 10.4
Ta thấy giá trị tài sản ngắn hạn (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn) tăng
dần qua 3 năm. Năm 2018, tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty là 174650495,
tăng 29461391 so với năm 2017 tương ứng với tăng 12%. Năm 2019, tổng giá trị
tài sản ngắn hạn của công ty là 181352399, tăng 670190 so với năm 2018 tương
ứng với tăng 10.4%. Đầu tư ngắn hạn tăng, đây cũng là nguồn tăng tài sản ngắn hạn
lớn nhất của công ty. Năm 2017, khoản đầu tư ngắn hạn là 52608694, năm 2018
tăng 17927680, đến năm 2019 thì khoản đầu tư tăng 11302416 là 81838790
Các khoản phải thu của công ty khá lớn. Tăng đều qua các năm, năm 2017 là
31804956, năm 2018 tăng 11.6% là 36948466, đến năm 2019 tiếp tục tăng 10.6%
so với năm 2018 là 39310463. Khoản phải thu khá lớn do công ty chưa thu hồi
được các khoản khách hàng nợ, dẫn đến tồn đọng khoản phải thu. Cần đôn đốc
khách hàng trả đúng hạn.
Tiền và tương đương tiền của công ty có giảm nhưng vẫn duy trì ở mức ổn
định. Năm 2017 là 30507609, năm 2018 tăng 9.9% là 30293576. Và năm 2019
giảm 8.9% là 26853138. Công ti vẫn duy trì được lượng tiền mặt để duy trì tính chủ
động trong thanh toán khoản nợ đến hạn.
Hàng tồn kho là khoản mục có vai trò quan trọng để giải quyết tình trạng
thanh khoản khi công ti cần thiết. Giá trị hàng tồn kho năm 2017 là 24983355, năm
2018 tăng lên 11.6% là 28984704. Năm 2019 giảm 9.2% là 26766464. Năm 2018
công ty mở rộng quy mô kinh doanh, tích trữ hàng hóa, nhưng đến năm 2019 công
ty đã có những biện pháp hiệu quả hơn, doanh số ổn định giúp hàng tồn kho bớt đi.
Giá trị tài sản khác của công ti khá nhiều, tăng lên qua các năm. Năm 2017 là
1451437, năm 2018 có sự biến động khá đáng kể 16.5% là 2389401. Năm 2019 là
2750491.

b. Phần tài sản dài hạn


Bảng 4. Bảng phân tích tình hình tài sản dài hạn.

Đơn vị: Won

2018/2017 2019/2018
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Số tiền % Số tiền %

Tài sản cố 111665648 115416724 119825474 3751076 10.3 4408750 10.4


định hữu
hình

Lợi thế
thương mại 5703138 5833678 6250439 130540 10.2 416761 10.7
ròng

Tài sản cố
9057345 9057920 14453065 575 10,0 5395145 16,0
định vô hình

Đầu tư dài
14661282 15628293 17561328 967011 10.7 1933035 11.2
hạn

Tài sản dài


13682213 18723205 13088931 5040992 13.7 -5634274 -7,0
hạn khác

Tài sản cố định hữu hình của công ti rất lớn. Vì đây là công ti sản xuất nhiều
máy móc, nhà máy. Tài sản cố định hữu hình tăng qua các năm. Năm 2017 là
111665648, năm 2018 tăng 3751076 là 115416724, và đến năm 2019 tăng 10.4%
so với năm 2018 là 119825474. Trong năm 2018 và 2019 công ti mở rộng sản xuất
kinh doanh, chi nhiều hơn cho máy móc và thiết bị nên giá trị tài sản dài hạn doanh
nghiệp tăng để đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất.
Lợi thế thương mại ròng cũng là khoản mục tăng đều qua các năm 2017-
2019 tăng lần lượt là 10.2% và 10.7% so với năm trước. Ngoài ra, khoản mục tài
sản cố định vô hình cũng tăng qua các năm. Năm 2017 là 9057345, năm 2018 tăng
10% là 9057920. Đến năm 2019 tăng 16% là 14453065
Khoản mục đầu tư vào tài sản dài hạn khá lớn. Công ti có xu hướng đầu tư
nhiều hơn vào tài sản dài hạn. Năm 2017 là 14661282, năm 2018 tăng 10.7% là
15628293, và năm 2019 tăng 11.2% là 17561328. Tài sản dài hạn khác năm 2017
là 13682213. Đến năm 2018 tăng lên 18723205 (tăng 5040992). Và đến năm 2019
thì giảm 7% còn 13088931.
Nhận xét chung: Tổng tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty đều tăng do.
Nguyên nhân tăng chủ yếu là do đầu tư dài hạn và khoản phải thu khách hàng tăng.
Điều đó không tốt cho công ty trong, cần đôn đốc khách hàng trả đẻ tránh tình
trạng chiếm dụng vốn. Cơ cấu vốn của công ty hợp lí vì tài sản dài hạn gấp khoảng
hơn 2 lần tài sản ngắn hạn cho thấy một cơ cấu vững chắc và cân đối.
1.2 Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn
Bảng 5.Bảng phân tích sự biến động nguồn vốn.

Đơn vị: Won

2018/2017 2019/2018

Nguồn vốn 2017 2018 2019 Số tiền % Số tiền %

Nợ phải trả 94538674 99288251 97649025 4749577,00 10.5 -1639226 -9.8

VCSH 207213416 240068993 254915472 32855577 11.6 14846479 10.6

Tổng nguồn
vốn 301752090 339357244 352564497 37605154 11.2 13207253 10.4

Nợ phải trả chiếm ⅓ cơ cấu vốn của doanh nghiệp, đây là một tín hiệu tốt vì
doanh nghiệp có thể sẵn sàng cho những tình huống cần trả nợ tới hạn. Nợ phải trả
năm 2017 là 94538674, năm 2018 tăng 10.5% là 99288251, năm 2019 giảm 9.8 là
97649025. VCSH của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2017 là 207213416, năm
2018 tăng 11.2% là 240068993. Năm 2019 tăng 10.4% là 254915472.
Bảng 6. Bảng phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn.

Đơn vị: Won

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Nợ phải trả 31 29 28 -9.4 -9.7

Vốn chủ sở hữu 69 71 72 10.3 10.1

Tổng VCSH 100 100 100 - -


Năm 2017, nợ phải trả chiếm 31% nguồn vốn. Năm 2018 nợ phải trả là 29%
(giảm 0.94% so với năm 2017). Đến năm 2018 giảm 9.7% tỉ trọng trên tổng nguồn
vốn so với năm 2017 là 29%. Năm 2019 giảm 9.7% là 28%.
a. Nợ phải trả
Bảng 7. Mô tả khái quát nguồn vốn.

Đơn vị: Won

2018/2017 2019/2018

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tiền % Số tiền %

NỢ PHẢI TRẢ

1. Nợ ngắn
hạn 67175114 69081510 63782764 1906396 10.3 -5298746 -9.2.

Chi phí trích


trước 13996273 20339687 19359624 6343414 14.5 -980063 -9.5

Vay ngắn -
hạn 15767619 13586660 14393468 2180959 8.6 806808 10.6

Nợ dài hạn
đến hạn phải
trả 278619 33386 846090 -245233 12,00 812704 25,34

Nợ ngắn hạn -
khác 28048696 26641861 20465360 1406835 -9.5 -6176501 -7.7

-
2. Nợ dài hạn 125266321 129683104 118847306 4416783 10.4 10835798 9.2

Nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp khi nguồn vốn
không xoay vòng kịp tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến mất tính
an toàn cho hoạt động của đơn vị khi cac khoản nợ tới hạn mà không thanh toán
được. Nợ ngắn hạn có sự biến động qua các năm năm 2017 là 67175114, năm 2018
tăng 10.3% là 69081510, năm 2019 là 63782764 (giảm 9.2%)
Chi phí trích trước có sự biến động khá rõ rệt. Năm 2017 là 13996273, năm
2018 tăng 14.5% là 20339687, và đến năm 2019 là 19359624 (giảm 9.5%)
Nợ dài hạn đến hạn phải trả là 278619 năm 2017, năm 2018 là 33386 (
tăng 12%) và năm 2019 là 846090 (biến động lớn tăng 24.34%). Công ty vẫn có thể
thanh toán được khoản nợ năm 2019 vì cơ cấu tài sản của công ti so với nợ vẫn cao
hơn nhiều.
Nợ ngắn hạn khác thì giảm dần qua các năm, công ty đã giảm khoản nợ
xuống. Năm 2017 là 28048696, năm 2018 giảm 1406835, năm 2019 giảm 1406835
là 20465360.

b. Vốn chủ sở hữu


Bảng 8. Bảng mô tả vốn chủ sở hữu

Đơn vị: Won

2018/2017 2019/2018
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Số tiền % Số tiền %

VCSH 207213416 240068993 254915472 32855577 1,158559121 14846479 1,061842551

Lợi nhuận
chưa phân 215811200 242698956 254582894 26887756 1,12 11883938 1,05
phối

Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tự
chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doah. Qua 3 năm từ 2017-2019 thì nguồn
VCSH của công ty ngày càng tăng. Từ 207213416 năm 2017 lên 240068993 năm
2018 và tăng lên 254915472 năm 2019 tương đương với mức tăng 10.6% năm
2019 so với năm 2018. Nguồn lơi nhuận sau thuế tăng chứng tỏ công ty đang làm
ăn có lãi
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Đây chính là nguồn tăng trưởng của
VCSH trong 3 năm qua. Lợi nhuận sau thuế tăng chứng tỏ công ty ngày càng phát
triển. Năm 2017, lợi nhuận chưa phân phối là 215811200, nâm 2018 là
242698956 ( tăng 11.2%), năm 2019 tăng 10.5% là 254582894
Nhìn chung, tình hình phân bổ nguồn vốn của công ti hợp lí với tỉ trọng của
khoản nợ phải trả. Tỉ trọng vốn chủ sở hữu cao (thấp nhất 69%) và tỉ trọng nợ phải
trả ở mức hợp lí. Cho thấy doanh nghiệp có nền móng tài chính vững.
2. Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh

2.1 Phân tích tình hình doanh thu


Bảng 9. Bảng phân tích hình hình doanh thu 2017-2019

Đơn vị: won

2019 2018 2017 So sánh 2019/2018


CHỈ
TIÊU Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%)
(%) (%) (%)

Tổng
doanh 230400881 100 243771415 100 239575376 100 -13370534 94,52
thu

Lời (lỗ)
bán tài 159544 0,07 296356 0,12 -7547 0 -136812 53,84
sản

Trong những năm 2017,2018, Samsung Electronics đã ghi nhận các mức
doanh thu khá cao và có xu hướng tăng liên tục.
Thế nhưng tình hình đã có sự thay đổi vào năm 2019, doanh thu hoạt động
kinh doanh của Samsung đã có dấu hiệu giảm từ 243771415 won còn 230400881
won trong giai đoạn năm 2018-2019, giảm với 5,48% so với năm 2018. Thu nhập
khác từ bán tài sản cố định cũng giảm mạnh từ 296356 won còn 296356, tương
đương 46,16% so với năm 2018.
Nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận Samsung sụt giảm là do bị ảnh hưởng
bởi doanh số mảng chip nhớ. Thành phần này luôn đóng vai trò quan trọng cho mọi
thiết bị, từ máy tính đến điện thoại, và nắm giữ phần lớn doanh thu của hãng.
Ngành công nghiệp linh kiện bán dẫn toàn cầu đang trải qua giai đoạn khó khăn do
điều chỉnh hàng tồn kho của bên mua, khiến nhu cầu ở mức thấp và gây ra tình
trạng dư cung. Điều này đang làm giảm giá mạnh các mặt hàng, tác động trực tiếp
đến doanh thu từ mảng bán dẫn của hãng giảm khiến tổng doanh thu của Samsung
có xu hướng giảm trong năm 2019.
Bên cạnh đó, Samsung Electronics còn phải đối phó với sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt trên thị trường điện thoại thông minh (smartphone) từ các đối thủ
Trung Quốc như Huawei. Mặc dù Huawei vẫn bị kiềm hãm bởi lệnh cấm của Mỹ,
nhưng áp lực cạnh tranh khốc liệt từ những hãng cung ứng Trung Quốc khác vẫn
tác động không nhỏ đến doanh số của nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới.
Dù dẫn đầu thị trường smartphone toàn cầu với thị phần 20%, chuyên gia Neil
Mawston của công ty Strategy Analytics cho biết Samsung đang dần đánh mất vị
thế của mình trước những đối thủ như Huawei, Xiaomi tại các thị trường Trung
Quốc và Ấn Độ rộng lớn.
Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2019, doanh thu từ các sản phẩm
khác của hãng như màn hình tinh thể lỏng LCD lại tăng nhờ việc mở rộng năng
suất sản xuất màn hình LCD cỡ vừa và nhỏ, đồng thời bộ phận công nghệ thông tin
và truyền thông di động (IM) cũng cải thiện lợi nhuận nhờ doanh số bán điện thoại
Galaxy Note 10 và các dòng điện thoại Galaxy A tăng, nhờ vậy có thể duy trì tổng
doanh thu năm 2019 ở mức không quá thấp.

2.2 Phân tích tình hình chi phí


Bảng 10. Bảng phân tích hình hình chi phí 2018-2019

Đơn vị: won

2019 2018 So sánh 2019/2018


CHỈ TIÊU Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%) (%)
Giá vốn hàng
147239549 63,91 132394411 54,31 14845138 111,21
bán
Chi phí ngoài
33444770 14,52 32688565 13,41 756205 102,31
sản xuất
Nghiên cứu &
19907236 8,64 18354080 7,53 1553156 108,46
phát triển
Sụt giá / Khấu
2040817 0,89 1447690 0,59 593127 140,97
hao
Chi phí bất
thường (Thu 1575 0,00 -1575 0,00
nhập)
Tổng chi phí
202632372 87,95 184886321 75,84 17746051 109,60
hoạt động
Về chỉ tiêu giá vốn hàng bán của doanh nghiệp trong năm 2019 chiếm
63,91% so với tổng doanh thu, tăng 6,9% so với năm 2018. Tổng chi phí giá vốn
tăng 14845138 won, ứng với 11,21% so với năm 2018.
Bên cạnh đó, tất cả các chi phí khác (chi phí ngoài sản xuất, chi phí nghiên
cứu phát triển, chi phí khấu hao,...) cũng đều tăng mạnh, trong đó chi phí ngoài sản
xuất tăng 2,31%, chi phí nghiên cứu phát triển tăng 8,46%, chi phí khấu hao tăng
40,97%. Tổng chi phí cho hoạt động tăng 17746051 ứng với 9,6% so với năm
2018.
Bên cạnh các vấn đề về thị trường như đã phân tích, các nhà sản xuất chip
của Hàn Quốc có một vấn đề khác cần quan tâm: Bất đồng đang diễn ra giữa Nhật
Bản và Hàn Quốc dẫn đến việc Tokyo tuyên bố hạn chế xuất khẩu các vật liệu công
nghệ cao quan trọng được sử dụng bởi Samsung và SK Hynix để sản xuất chip và
màn hình điện thoại thông minh.
Mặc dù tác động ngắn hạn của việc hạn chế trên dự kiến sẽ chỉ ở mức giới
hạn, do mức tồn kho hiện đang cao, các nhà phân tích cho biết các công ty công
nghệ của Hàn Quốc có thể phải đối mặt với những khó khăn dài hạn khi tìm nguồn
cung ứng thay thế. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc giá vốn hàng bán của
doanh nghiệp bị đẩy lên rất cao.
Đồng thời, hàng loạt các chi phí khác cũng tăng cao như chi phí ngoài sản
xuất (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...), chi phí nghiên cứu phát
triển, chi phí khấu hao,... Một phần đến từ nỗ lực đầu tư vào chi phí Marketing
nhằm giải quyết vấn đề của chip nhớ và đẩy mạnh doanh số cho những sản phẩm
mới.

2.3 Tình hình lợi nhuận


Bảng 11. Bảng phân tích hình hình lợi nhuận 2017-2019

Đơn vị: won


2019 2018 2017
CHỈ TIÊU Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng doanh thu 230400881 100 243771415 100,00 239575376 100,00
Tổng chi phí
hoạt động 202632372 87,95 184886321 75,84 186087277 77,61
Thu nhập hoạt
động 27768509 12,05 58885094 24,16 53488099 22,39
Thu nhập từ lãi
(Chi phí), Phi
hoạt động ròng 2502745 1,09 2098037 0,86 1288177 0,54
Lời (lỗ) bán tài
sản 159544 0,07 296356 0,12 -7547 0,00
Khác, Ròng 1391 0 -119529 -0,05 1427238 0,60
Thu nhập ròng
trước thuế 30432189 13,21 61159958 25,09 56195967 23,52

Biểu đồ Lợi nhuận và Tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu của Samsung
Electronics 217-2019

won %
70000000 30
60000000 25.09
23.52 25
50000000
20
lợi nhuận
40000000
61159958 15
13.21
30000000 56195967
10 tỷ lệ lợi nhuận
20000000
trong doanh thu
10000000 30432189 5

0 0
năm 2017 2018 2019
Do doanh thu hoạt động kinh doanh giảm mạnh trong khi Tổng chi phí lại
tăng cao, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của Samsung cũng bị ảnh hưởng mạnh. Thu
nhập ròng trước thuế năm 2017 đạt 56195967 won, tăng nhẹ vào năm 2018 lên
61159958 won. Tuy nhiên lại giảm mạnh vào năm 2019, khi lợi nhuận ròng trước
thuế giảm hơn 50% so với năm 2018, còn 30432189 won.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng doanh thu cũng có biến động tương tự. Năm 2018,
lợi nhuận ròng trước thuế chiếm 25.09% tổng doanh thu. Tuy nhiên, năm 2019, tỷ
lệ này giảm mạnh còn 13.21%. Do tổng chi phí tăng mạnh, tuy nhiên doanh thu
giảm không đáng kể khiến tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm mạnh.

3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty

3.1 Phân tích tình hình thanh toán của công ty


Phân tích tình hình thanh toán là chúng ta sẽ xem xét các khoản phải thu, các khoản
phải trả của công ty. Qua phân tích tình hình thanh toán, chúng ta sẽ đánh giá được
chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỷ luật thanh toán của
công ty.

a. Phân tích các khoản phải thu


Bảng 12. Tổng hợp các chỉ tiêu khoản phải thu

Đơn vị: won

Nhóm các tỷ số ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018


Khoản phải thu won 31804956 36948466 39310463 5143510 2361997
Số vòng quay Vòng 7.53 6.59 5.86 (0.94) (0.73)
khoản
phải thu
Kỳ thu tiền bình Ngày 48.46 55.32 62.28 6.86 6.96
quân
Khoản phải Lần 0.34 0.37 0.4 0.03 0.03
thu/Khoản phải trả
Khoản phải thu: Nhìn chung khoản phải thu tăng qua các năm, căn cứ vào
bảng cân đối kế toán (phần phụ lục) ta thấy khoản phải thu chỉ có khoản mục phải
thu khách hàng. Năm 2017, khoản phải thu là 31804956. Năm 2018, khoản phải
thu tăng mạnh lên 36948466, tăng 5143510 với tốc độ tăng là 16.17%. Năm 2019,
khoản phải thu tiếp tục tăng lên 39310463, tăng 2361997 với tốc độ tăng 6.39%. Ta
thấy khoản phải thu tăng mạnh trong 2 năm 2018 và 2019, để biết được mức độ
tăng như thế nào so với các khỏa mục khác ta tiếp tục xét các tỷ số khoản phải thu.
Số vòng quay khoản phải thu: Ta thấy số vòng quay khoản phải thu giảm qua
các năm, năm 2017 là 7.53 vòng, năm 2018 giảm 0.94 vòng so với 2017, năm 2019
tiếp tục giảm 0.73 vòng so với 2018. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang thu hồi
các khoản nợ với tốc độ khá chậm, càn phải thắt chặt chính sách thu tiền khách
hàng, hạn chế bị chiếm dụng vốn.
Kỳ thu tiền bình quân: Ta thấy năm 2017, kỳ thu tiền bình quân là 48 ngày,
sang năm 2018 tăng lên 55 ngày, năm 2019 nó tiếp tục tăng lên 62 ngày. Thời gian
thu tiền như trên chứng tỏ tốc độ thu tiền ngày càng chậm, công ty càng ngày càng
bị chiếm dụng vốn, kỳ thu tiền như trên là quá dài, ảnh hưởng khong nhỏ tới nguồn
vốn của doanh nghiệp, cần có sự thay đổi, điều chỉnh.
Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả: Ta thấy tỷ lệ khoản phải thu so
với khoản phải trả của doanh nghiệp ngày càng tăng, tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy
công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng. Tuy nhiên, việc đi chiếm
dụng vốn này cũng thể hiện tình hình tài chính không chủ động, còn phụ thuộc
nhiều vào nguồn bên ngoài.
ĐÁNH GIÁ: Như vậy, qua phân tích trên ta thấy khoản phải thu đang có xu
hướng tăng mạnh trong năm 2018 và 2019, cho thấy tình hình thu tiền bán hàng
của công ty khá chậm , số vốn bị chiếm dụng khá nhiều, khoản bị chiếm dụng cũng
ngày càng tăng so với khoản đi chiếm dụng. Nhìn chung, về mặt thu tiền công ty
cần phải thắt chặt hơn nhưng xét về chiến lược công ty thì đây có thể là một cách
để giữ chân và thu hút khách hang.

b. Phân tích các khoản phải trả


Bảng 13. Bảng phân tích các khoản phải trả

Đơn vị: won


2018/2017 2019/2018
Khoản phải trả 2017 2018 2019 Số tiền % Số tiền %
Vay ngắn hạn 67175114 69081510 63782764 1906396 2.83 (5298746) (7.67)
Vay dài hạn 27363560 30206741 33866261 2843181 10.3 3659520 12.11
Thuế phải nộp 14009220 16815101 8693324 2805881 20.02 (8121777) (48.3)
NN
Tổng 108547894 116103352 106342349 7555458 6.96 (9761003) (8..41)
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Năm 2017, tổng các khoản phải trả là 108547894 won trong đó:
+ Vay ngắn hạn là 67175114
+ Vay dài hạn là 27363560
+ Thuế phải nộp nhà nước là 14009220
- Sang 2018, khoản phải trả tăng lên 116103352 won, tăng 6.96% so với 2017
tương đương với khoản tiền là 7555458 won trong đó
+ Vay ngắn hạn tăng 1906396
+ Vay dài hạn tăng 2843181
Như vậy trong năm 2018, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc đi vay và chiếm
dụng vốn, tình hình thanh toán của công ty cơ bản vẫn khá yếu.
Đến năm 2019, tổng khoản phả trả giảm xuống 106342349 tương đương 8.41%
trong đó vay ngắn hạn giảm 7.67%. Tình hình thanh toán của công ty năm 2019 cải
thiện trở lại.
ĐÁNH GIÁ: Khoản thanh toán của công ty tăng mạnh năm 2018 chủ yếu do
khoản chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Theo phân tích ở phần khoản phải thu,
công ty siết chặt phải thu khách hàng nhưng lại tăng cường chiếm dụng vốn cho
thấy yêu cầu thanh toán của công ty ngày càng bức thiết. Năm 2019 khoản phải trả
có giảm xuống chủ yếu do công ty cố gắng giảm vay ngắn hạn ngân hàng xuống,
khoản vốn chiếm dụng có giảm nhưng vẫn còn khá cao.
3.2 Phân tích khả năng thanh toán của công ty
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp
đến tính thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán là xem xét xem tài sản của công
ty có đủ dể trang trải các khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn hay không.
Bảng 14. Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty

Đơn vị: won

Khả
Nhu cầu
năng
thanh 2017 2018 2019 2017 2018 2019
thanh
toán
toán
Vay ngắn Vốn bằng
67175114 69081510 63782764 30545130 30340505 26885999
hạn tiền
Phải thu
Vay dài khách 31804956 36948466 39310463
hạn 27363560 30206741 33866261
hàng
Thuế phải
nộp 14009220 16815101 8693324
nhà nước

Tổng 108547894 116103352 106342349 Tổng 62350086 67288971 66196462

Bảng 15. Bảng Tổng hợp các chỉ tiêu thanh toán

Đơn vị: won

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018


Vốn luân chuyển
Won 79807350 105615914 117602496 25808564 11986582
ròng
Khả năng thanh toán
Lần 2.19 2.53 2.84 0.34 0.31
hiện thời
Khả năng
Lần 0.46 0.44 0.42 (0.02) (0.02)
thanh toán nhanh
a. Vốn lưu chuyển ròng
Cho ta biết được chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ lưu động, tức là số
tiền còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ lưu động, ta có tình hình vốn luân
chuyển ròng giữa các năm như sau:
- Năm 2017: 79807350
- Năm 2018: 105615914
- Năm 2019: 117602496
Vốn luân chuyển ròng có xu hướng ngày càng tăng và luôn ở mức dương cho
thấy khả năng trang trải các khoản nợ của công ty ngày càng tốt hơn, sức ép thanh
toán đối với tài sản ngắn hạn ngày càng giảm.

b. Khả năng thanh toán hiện thời


Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến
hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ
ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn thêm.
- Năm 2017 = 2.19 lần cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2.19 đồng tài
sản lưu động đứng sau.
- Năm 2018 tăng 0.34 so với năm 2017 và tiếp tục tăng 0.31 lần vào năm
2019 do công ty đã giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn mà chủ yếu là vay ngân hàng.
Như vậy, ta có thể thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty mỗi năm
một tăng là một xu hướng tốt, tỷ số các năm đều ở mức trên 2 cho thấy công ty đầu
tư vào tải sản ngắn hạn không quá mức vì tài sản dư thừa sẽ làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn. Tỷ số này cho chúng ta thấy công ty ngày càng có xu hướng sử dụng vốn
lưu động của mình để tài trợ cho tài sản lưu động, chứng tỏ công ty dần sử dụng
hiệu quả nguồn vốn của mình.

c. Khả năng thanh toán nhanh


Khả năng thanh toán nhanh cho chúng ta biết công ty có bao nhiêu vốn bằng
tiền hoặc khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ:
- Tỷ số qua các năm có xu hướng giảm dần: năm 2018 giảm 0.02 lần so với
2017, năm 2019 tiếp tục giảm cho thấy công ty đã sử dụng tiền để đầu tư cho hàng
tồn kho đồng thời khoản vay ngắn hạn cũng tăng dần.
- Do hàng tồn kho chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng thể tài sản lưu động nên hệ
số thanh toán nhanh của công ty khá thấp, tất cả đều nhỏ hơn 0.5 cho thấy công ty
không có đủ lượng tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời hệ số này
giảm dần cho thấy tình hình thanh toán nhanh của công ty đang khá là yếu, trong
những năm tới công ty cần đưa ra các giải pháp khắc phục dần.
Đánh giá chung khả năng thanh toán: Tình hình thanh toán của công ty đang
ở tình trạng khá tốt, vốn lưu động đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tuy
nhiên, do tỷ trọng hàng tồn kho khá lớn nê khả năng thanh toán nhanh của cả 3 năm
đều khá thấp cho thấy vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ động trong hàng tồn
kho, công ty nên chú ý khắc phục điểm yếu này.

4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính

4.1 Nhóm các chỉ số đánh giá cơ cấu vốn

a. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)


Bảng 16. Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Samsung Electronics từ
2017-2019

Đơn vị: won

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng nợ phải trả (đvt: won) 94538674 99288251 97649025

Tổng vốn chủ sở hữu (đvt: won) 207213416 240068993 254915472

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (đvt: %) 45,62 41,36 38,31

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho chúng ta biết được trong tổng nguồn vốn
của DN thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy, tỷ
số nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm theo các năm từ 45.62% vào 2017 còn 38.31%
vào năm 2019, điều này cho thấy các khoản nợ đang có chiều hướng đi xuống so
với vốn chủ sở hữu. Năm 2018 số nợ phải trả cao nhất trong 3 năm, chủ yếu do
khoản chi phí trích trước tăng lên hơn 6343414 won, tuy nhiên vốn chủ sở hữu năm
2018 cũng tăng lên tới hơn 32855577 won so với năm 2017 nên tỷ số nợ trên vốn
chủ sở hữu vẫn giảm xuống. Trong năm 2019, tổng khoản nợ phải trả đã giảm
xuống 1639226 won, trong đó vay ngắn hạn giảm 7.67%, và vốn chủ sở hữu tăng
lên 14846479 won, tương đương 6.18% so với năm 2018. Điều đó cho thấy các
năm gần đây, doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình tài chính.

b. Tỷ số nợ trên tài sản có


Bảng 17. Phân tích tỷ số nợ trên tài sản có

Đơn vị: won

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng nợ phải trả (đvt: won) 94538674 99288251 97649025

Tổng tài sản (đvt: won) 301752090 339357244 352564497

Tỷ số nợ trên tài sản (đvt: %) 31,33 29,26 27,70

Tỷ số nợ trên tài sản cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh
nghiệp là từ đi vay. Qua bảng phân tích ở trên, ta thấy tỉ lệ này đã giảm qua các
năm, từ 31.33% năm 2017 xuống còn 27.70% vào năm 2019, cho thấy doanh
nghiệp đã dần bớt phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, mức độ độc lập về tài chính
của công ty đang được cải thiện qua mỗi năm.

4.2 Nhóm các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời
Để phân tích đánh giá sự tăng giảm giá trị của lợi nhuận qua các năm chúng
ta cần phân tích các tỷ số của lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn chủ
sở hữu cũng như toàn bộ vốn để đánh giá mức độ biến động có hợp lý hay không.

a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


Lợi nhuận và doanh thu là 2 yếu tố có mối quan hệ mật thiết, trong khi doanh
thu chỉ ra được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thì lợi nhuận cho thấy hiệu
quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Do vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu là một nhân tố quan trọng giúp chỉ ra hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 18. Phân tích Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Đơn vị: won

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Lợi nhuận sau thuế (đvt: won) 42186747 44344857 21738865

Doanh thu (đvt: won) 239575376 243771415 230400881

ROS (đvt: %) 17,61 18,19 9,44

Năm 2019 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 9,44%, thấp nhất trong 3 năm
từ 2017-2019, nguyên nhân do các loại chi phí hoạt động, chi phí bán hàng đều
tăng, trong khi doanh thu bị ảnh hưởng bởi thị trường chip nhớ rơi vào tình trạng
dư cung trên toàn thế giới sau khi ngành công nghiệp bán dẫn bùng nổ trong hai
năm trước đó và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường điện thoại, điều này đã làm
cho tốc độ lợi nhuận giảm nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu.

b. Tỷ suất sinh lời của tài sản


Bảng 19. Phân tích Tỷ suất sinh lời của tài sản

Đơn vị: won

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Lợi nhuận sau thuế (đvt: won) 42186747 44344857 21738865

Tổng tài sản (đvt: won) 301752090 339357244 352564497

ROA (đvt: %) 13,98 13,07 6,17

ROA cho phép chúng ta đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh
doanh đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, qua bảng trên ta thấy, doanh
nghiệp đang có chiều hướng sử dụng tài sản chưa hiệu quả, tỷ lệ ROA của năm
2019 là 6,17%, chưa bằng 50% của năm 2017. Sự khác biệt này chủ yếu do lợi
nhuận của năm 2019 giảm đi một nửa so với 2017, trong khi năm 2019 doanh
nghiệp lại đầu tư vào tài sản dài hạn lên tới 304075769 won, tăng 18,53% so với
2017.

c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


Bảng 20. Phân tích Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Đơn vị: won

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Lợi nhuận sau thuế (đvt: won) 42186747 44344857 21738865

Tổng vốn chủ sở hữu (đvt: won) 207213416 240068993 254915472

ROE (đvt: %) 20,36 18,47 8,53


ROE là tỷ suất dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của chủ sở
hữu. Qua bảng trên ta thấy, doanh nghiệp đang có tốc độ giảm tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu khá cao qua các năm, từ 20,36% năm 2017 xuống chỉ còn
8,53% ở năm 2019, khả năng sinh lời của công ty đang ngày càng giảm.

4.3 Nhóm các chỉ số liên quan đến thị trường.


Bảng 21. Nhóm các chỉ số liên quan đến thị trường
Đơn vị: won

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Lợi nhuận sau thuế (đvt: won) 42186747 44344857 21738865

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 6810,94 6792,67 6792,67

Giá thị trường của cổ phiếu 50960 38700 55800

EPS 6193,97 6528,34 3200,34

P/E 8,23 5,93 17,44


Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp đang giảm đáng kể
trong 3 năm trên, năm 2019, EPS chỉ bằng 50% giá trị EPS của năm 2017. Tuy
nhiên trong năm 2019, theo số liệu của Bloomberg, giá trị vốn hóa thị trường của
Samsung đạt 301,65 tỷ USD tính đến ngày 9/1/2020, tăng 95,08 tỷ USD kể từ ngày
2/1/2019. Trong giai đoạn trên, giá trị cổ phiếu của Samsung đã tăng 51% và đóng
cửa phiên giao dịch ngày 9/1/2020 ở mức 58.600 won/cổ phiếu (hay 50,56 USD/cổ
phiếu) do các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh mua cổ phiếu của Samsung với
kỳ vọng rằng doanh thu của nhà sản xuất chip Hàn Quốc này sẽ khởi sắc. Hệ số giá
trên lợi nhuận một cổ phiếu P/E của DN vào cuối năm 2019 cũng đã phục hồi, tăng
gần 3 lần so với năm 2018 nhờ lợi nhuận hoạt động của Samsung có xu hướng đi
lên trong nửa cuối năm.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ
đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty Samsung Electronics nói riêng
muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh
của mình. Phân tích tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý tài
chính cũng như quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệ, là công cụ
đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.

Qua sự phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Samsung
Electronics, chúng em đã đã đưa ra những nhận định về điểm mạnh, điểm yếu của
công ty cũng như các tác động ảnh hưởng. Cung cấp thông tin cho các nhà quản trị
ra các quyết định quản lý, cải thiện năng lực tài chính cũng như cung cấp các thông
tin cần thiết cho nhà quản lý trong việc hoạch định chiến lược đầu tư phát triển
Tổng công ty

Tuy nhiên trong điều kiện thời gian cho phép, cũng như trình độ còn hạn chế
nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng em mong
nhận được sự đóng góp quý báu của giảng viên để bài được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . https://123doc.net/document/3274048-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-samsung-
electronic.htm?fbclid=IwAR031mDcd0GjGIFX3h7UujgeHJUOGBXTfqZrEmjdN
C7VDuSkACXCuaDYOi0

2. https://news.samsung.com/vn/samsung-electronics-cong-bo-ket-qua-kinh-doanh-
quy-4-va-nam-tai-chinh-2019

3. https://finance.vietstock.vn

4.Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Công ty TNHH Samsung
Electronics năm 2017,2018,2019

5. Giáo trình Quản trị tài chính Doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội, năm 2014
(TS Nguyễn Thu Thủy – chủ biên )

You might also like