Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

Ch ng 3.

L p b ng cân i k toán…

Chương 3

LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
TRÊN EXCEL

Mục tiêu của chương:


- Thiết lập mẫu Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả
kinh doanh.
- Thiết lập các công thức để tổng hợp số liệu trên từng chỉ
tiêu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Phân tích mối liên hệ giữa số liệu kế toán trên Bảng
cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh với các sổ kế
toán có liên quan qua từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

3.1. Lập Bảng Cân đối kế toán


Để lập Bảng Cân đối kế toán, ta thêm một Sheet mới
và đổi tên thành “CDKT”. Tạo mẫu Bảng cân đối kế toán
như sau:

163
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

Bảng 3.1: Tạo Bảng Cân đối kế toán

164
Ch ng 3. L p b ng cân i k toán…

165
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

166
Ch ng 3. L p b ng cân i k toán…

Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng theo TT200 trên nền
Microsoft office 365

Cách ghi nhận các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
được thực hiện theo hướng dẫn Lập Báo cáo tài chính trong
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Việc thiết kế Bảng Cân đối kế toán trên Excel được thực
hiện trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Bảng cân đối phát sinh tài
khoản bằng cách dùng hàm Sumif kết hợp với hàm If. Để
tổng hợp được số liệu thì Bảng cân đối phát sinh tài khoản
cần được gán các mã số của Bảng cân đối kế toán (CDKT)
vào các tài khoản tương ứng trên CDPS.
(1) Tại cột C bắt đầu từ C9 của CDPS nhập các mã tương
ứng của CDKT. Sau đó chọn từ C9 đến C313 đặt tên là
“Code”: Define Name/ Name/ Code/ Ok.

167
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

(2) Đặt tên cột F bắt đầu từ F9 đến F313 là “DK_No”:


Define Name/ Name/ DK_No/ Ok.
(3) Đặt tên cột G bắt đầu từ G9 đến G313 là “DK_No”:
Define Name/ Name/ DK_Co/ Ok.
(4) Đặt tên cột J bắt đầu từ J9 đến J313 là “CK_No”:
Define Name/ Name/ CK_No/ Ok.
(5) Đặt tên cột K bắt đầu từ K9 đến K313 là “CK_Co”:
Define Name/ Name/ DK_C/ Ok.
(6) Tại ô I12 của CDKT
=IF(SUMIF(Code;$G12;CK_No)<>0;SUMIF(Code;$G1
2;CK_No);SUMIF(Code;$G12;CK_Co)*(-1))
(7) Tại ô J12 của CDKT
=IF(SUMIF(Code;$G12;DK_No)<>0;SUMIF(Code;$G1
2;DK_No);SUMIF(Code;$G12;DK_Co)*(-1))
Copy công thức của ô I12 và J12 Paste vào các ô từ I12
đến J71. Sau đó chỉnh lại các ô tính tổng:
- Dòng mã số 100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150
- Dòng mã số 110 = 111 + 112
- Dòng mã số 120 = 121 + 122 + 123
- Dòng mã số 130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 136
+ 137 + 139

168
Ch ng 3. L p b ng cân i k toán…

- Dòng mã số 140 = 141 + 149


- Dòng mã số 150 = 151 + 152 + 153 + 154 + 155
- Dòng mã số 200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260
- Dòng mã số 210 = 211 + 212 + 213 + 214 + 215 + 216
+ 219
- Dòng mã số 220 = 221 + 224 + 227
+ Dòng mã số 221 = 222 + 223
+ Dòng mã số 224 = 225 + 226
+ Dòng mã số 227 = 228 + 229
- Dòng mã số 230 = 241 + 242
- Dòng mã số 250 = 251 + 252 + 253 + 254 + 255
- Dòng mã số 260 = 261 + 262 + 263 + 268
- Dòng mã số 270 = 100 + 200

(8) Tại ô I78 của CDKT


=IF(SUMIF(Code;$G12;CK_No)<>0;SUMIF(Code;$G1
2;CK_No)*(-1);SUMIF(Code;$G12;CK_Co))

(9) Tại ô J78 của CDKT


=IF(SUMIF(Code;$G12;DK_No)<>0;SUMIF(Code;$G1
2;DK_No)*(-1);SUMIF(Code;$G12;DK_Co))
Copy công thức của ô I78 và J78 Paste vào các ô từ I78
đến J126. Sau đó chỉnh lại các ô tính tổng:

169
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

- Dòng mã số 300 = 310 + 330


- Dòng mã số 310 = 311 + 312 + 313 + 314 + 315 + 316
+ 317 + 318 + 319 + 320 + 321 + 322 + 323 + 324
- Dòng mã số 330 = 331 + 332 + 333 + 334 + 335 + 336
+ 337 + 338 + 339 + 340 + 341 + 342 + 343
- Dòng mã số 400 = 410 + 430
- Dòng mã số 410 = 411+ 412 + 413 + 414 + 415 + 416 +
417 + 418 + 419 + 420 + 421 + 422
+ Dòng mã số 411 = 411a + 411b
+ Dòng mã số 421 = 421a + 421b
- Dòng mã số 430 = 432 + 433
- Dòng mã số 440 = 300 + 400

(9) Đánh số trang in Sổ chi tiết công nợ: Page Setup /


Header/Footer/ Custom Footer/ Footer/ Page 1 of ?/ Ok.

(10) Tạo trang in: Chọn vùng in từ B1 đến J131/ Page


Layout/ Print Area/ Set Print Area.

3.2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh


Để lập Báo cáo kết quả kinh doanh, ta thêm một Sheet
mới và đổi tên thành “KQKD”. Tạo mẫu Báo cáo kết quả
kinh doanh như sau:

170
Ch ng 3. L p b ng cân i k toán…

Bảng 3.2: Tạo Báo cáo kết quả kinh doanh

Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng theo TT200 trên nền
Microsoft office 365
171
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

(1) Cột số năm trước, ta Copy từ báo cáo của năm trước
và Paste vào các ô tương ứng.
(2) Chọn cột từ H9 đến H313 trên CDPS: Chuột phải/
Define Name/ Name/ CDPS_No/ Ok.
(3) Tại ô F11 = SUMIF(Code;D11;CDPS_No); Sau đó
Copy công thức này Paste vào các ô: F12; F14; F16; F17;
F18 F19; F20; F22; F23; F27
(4) Tại ô F13 = F11 - F12
(5) Tại ô F15 = F13 - F14
(6) Tại ô F21 = F15 + F16 - F17 - F19 - F20
(7) Tại ô F24 = F22 - F23
(8) Tại ô F25 = F21 + F24
(9) Tại ô F26 = IF(F25<0;0;F25*20%)
(10) Tại Ô F29, F30 phụ thuộc tình hình kinh doanh của
đơn vị.
(11) Đánh số trang in Sổ chi tiết công nợ: Page Setup/
Header/Footer/ Custom Footer/ Footer/ Page 1 of ?/ Ok.
(12) Tạo trang in: Chọn vùng in từ B1 đến G34/ Page
Layout/ Print Area/ Set Print Area.

172
Ch ng 3. L p b ng cân i k toán…

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3 chúng ta đã thiết lập được Bảng cân đối


kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư
200/2014/TT-BTC. Đây là các báo cáo tài chính bắt buộc tất
cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện đúng mẫu quy định.
Việc tổng hợp số liệu trên từng chỉ tiêu được thiết lập bằng
các công thức đảm bảo sự chính xác và cập nhật thông tin về
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
được ghi nhập có liên hệ đến các chỉ tiêu trên báo cáo tương
ứng đã giúp người học hiểu sâu sắc về thông tin kế toán.

173
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 66: Vào thời điểm lập báo cáo, tài khoản “Lợi
nhuận chưa phân phối” có số dư bên Nợ, số dư này sẽ
được trình bày trên Bảng cân đối kế toán bằng cách:
A. Ghi bình thường bên Nguồn vốn.
B. Ghi âm bên Nguồn vốn, phần Nguồn vốn chủ sở hữu.
C. Ghi bình thường bên tài sản.
D. Ghi số âm bên tài sản.
Câu 67: Số dư bên Có tài khoản “Hao mòn tài sản cố
định” sẽ được trình bày trên Bảng cân đối tài khoản
bằng cách:
A. Ghi âm bên cột Số dư Nợ.
B. Ghi bình thường bên cột Số dư Nợ.
C. Ghi bình thường bên cột Số dư Có.
D. Ghi âm bên cột Số dư Có.
Câu 68: Số dư của TK Hao mòn TSCĐ (214) được ghi
như thế nào trên Bảng cân đối kế toán?
A. Ghi bình thường bên phần Nguồn vốn của Bảng cân
đối kế toán.
B. Ghi số âm bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối
kế toán.

174
Ch ng 3. L p b ng cân i k toán…

C. Ghi bình thường bên phần Tài sản của Bảng cân đối
kế toán.
D. Ghi số âm bên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán.
Câu 69: Số dư Có của TK dự phòng (229) được ghi
như thế nào trên Bảng cân đối kế toán?
A. Ghi bình thường bên phần Nguồn vốn của Bảng cân
đối kế toán.
B. Ghi số âm bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối
kế toán.
C. Ghi bình thường bên phần Tài sản của Bảng cân đối
kế toán.
D. Ghi số âm bên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán.
Câu 70: Số dư bên Nợ của TK Phải thu khách hàng
(131) được ghi như thế nào trên Bảng cân đối kế toán?
A. Ghi bình thường bên phần Nguồn vốn của Bảng cân
đối kế toán.
B. Ghi số âm bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối
kế toán.
C. Ghi bình thường bên phần Tài sản của Bảng cân đối
kế toán.
D. Ghi số âm bên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán.
Câu 71: Số dư bên Có của TK Phải thu khách hàng
(131) được ghi như thế nào trên Bảng cân đối kế toán?

175
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

A. Ghi bình thường bên phần Nguồn vốn của Bảng cân
đối kế toán.
B. Ghi số âm bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối
kế toán.
C. Ghi bình thường bên phần Tài sản của Bảng cân đối
kế toán.
D. Ghi số âm bên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán.

Câu 72: Số dư bên Nợ của TK Phải trả người bán


(331) được ghi như thế nào trên Bảng cân đối kế toán?
A. Ghi bình thường bên phần Nguồn vốn của Bảng cân
đối kế toán.
B. Ghi số âm bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối
kế toán.
C. Ghi bình thường bên phần Tài sản của Bảng cân đối
kế toán.
D. Ghi số âm bên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán.

Câu 73: Số dư bên Có của TK Phải trả người bán


(331) được ghi như thế nào trên Bảng cân đối kế toán?
A. Ghi bình thường bên phần Nguồn vốn của Bảng cân
đối kế toán.
B. Ghi số âm bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối
kế toán.

176
Ch ng 3. L p b ng cân i k toán…

C. Ghi bình thường bên phần Tài sản của Bảng cân đối
kế toán.
D. Ghi số âm bên phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán.
Câu 74: Chỉ tiêu Hàng tồn kho (mã số 141) trên Bảng
cân đối kế toán được lấy như thế nào?
A. (Số dư nợ của các tài khoản 151 + 152 + 153 + 155 +
156 + 157 + 158) - Số dư nợ TK 154.
B. (Số dư nợ của các tài khoản 151 + 152 + 153 + 155 +
156 + 157) - (Số dư nợ các TK 154 + 158).
C. (Số dư nợ của các tài khoản 151 + 152 + 153 + 155 +
156) - (Số dư nợ các TK 154 + 157 + 158).
D. Số dư nợ của các tài khoản 151 + 152 + 153 + 154 +
155 + 156 + 157 + 158.
Câu 75: Vào thời điểm lập báo cáo, tài khoản “Lợi
nhuận chưa phân phối” có số dư bên Có, số dư này sẽ
được trình bày trên Bảng cân đối kế toán bằng cách:
A. Ghi bình thường bên Nguồn vốn.
B. Ghi âm bên Nguồn vốn, phần Nguồn vốn chủ sở hữu.
C. Ghi bình thường bên tài sản.
D. Ghi số âm bên tài sản.
Câu 76: Chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanh thu”
(mã số 02) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
được lấy như thế nào?

177
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

A. Tổng phát sinh nợ TK 511.


B. Tổng phát sinh nợ TK 521.
C. Tổng phát sinh nợ TK 511 đối ứng với bên có TK 521.
D. Tổng phát sinh có TK 511 đối ứng với bên nợ TK 521.
Câu 77: Chi tiêu “Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ” trên Báo cáo kết quả kinh doanh được
xác định như thế nào?
A. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Tổng
các khoản giảm trừ doanh thu.
B. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Tổng
Giá vốn hàng bán.
C. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Tổng
Giá vốn hàng bán - Tổng Chi phí bán hàng.
D. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Tổng
Giá vốn hàng bán - Tổng Chi phí bán hàng - Tổng Chi phí
quản lý doanh nghiệp.
Câu 78: Chi tiêu “Lợi nhuận gộp” trên báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh được xác định như thế nào?
A. Tổng Doanh thu thuần về BH và CCDC - Tổng Các
khoản giảm trừ doanh thu.
B. Tổng Doanh thu thuần về BH và CCDC - Tổng Giá
vốn hàng bán.
C. Tổng Doanh thu thuần về BH và CCDV - Tổng Giá
vốn hàng bán - Tổng Chi phí bán hàng.
178
Ch ng 3. L p b ng cân i k toán…

D. Tổng Doanh thu thuần về BH và CCDV - Tổng Giá


vốn hàng bán - Tổng Chi phí bán hàng - Tổng Chi phí quản
lý doanh nghiệp.
Câu 79: Chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” trên Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh được xác định như thế nào?
A. Tổng phát sinh Nợ TK 641.
B. Tổng phát sinh Có TK 641.
C. Tổng số phát sinh Có TK 641 đối ứng với Nợ TK 911.
D. Tổng số phát sinh Nợ TK 641 đối ứng với Có TK 911.
Câu 80: Nguồn số liệu để lập Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là:
A. Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho tài khoản lại
1 đến loại 4.
B. Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho tài khoản lại
1 đến loại 8.
C. Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho tài khoản lại
5 đến loại 8.
D. Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho tài khoản lại
5 đến loại 9.

179
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

Chương 4

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG FILE KẾ TOÁN


TRÊN EXCEL VÀO VIỆC HỌC TẬP
VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ

Mục tiêu của chương:


- Hướng dẫn người học sử dụng file Kế toán trên Excel
vào việc thực hiện các bài tập thực hành về kế toán doanh
nghiệp.
- Hướng dẫn cách sử dụng cho những người đang làm kế
toán có thể sử dụng file Kế toán trên Excel này cho doanh
nghiệp của mình.

4.1. Hướng dẫn sử dụng file kế toán trên Excel vào


việc học tập kế toán tài chính
File kế toán trên Excel được thiết kế gồm các Sheet sau:
(1) Sheet Tổng quan: Thông tin về đơn vị
Sheet này được dùng để ghi nhận thông tin về doanh
nghiệp gồm: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ. Khi
người học sử dụng để làm các bài thực hành kế toán thì đổi

180
Ch ng 4. H ng d n s d ng file k toán…

tên doanh nghiệp thành tên người học, địa chỉ thành lớp,
khóa. Mã số thuế đổi thành mã số của người học.
(2) Sheet TK: Bảng danh mục tài khoản
Thể hiện danh mục tài khoản theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính. Bảng danh mục tài khoản này bao gồm các tài
khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết giúp người dùng tra cứu
mã tài khoản khi cần.
Để tra cứu tài khoản cần, người học có thể thực hiện theo
hai cách:
- Di chuyển bằng chuột hay bằng phím mũi tên đến tài
khoản cần tìm kiếm.
- Dùng lệnh tìm kiếm: Ctrl + F/ Cửa sổ Find and
Replace/ nhập thông tin cần tìm kiếm vào Find what/ Ok.
Hình 4.1: Hướng dẫn sử dụng lệnh tìm kiếm

Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng trên nền Microsoft office 365
(3) Sheet CDPS: Bảng cân đối phát sinh tài khoản

181
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

- Người học cần nhập thông tin thời gian bắt đầu và kết
thúc của bài thực hành vào Bảng cân đối phát sinh tài khoản.
- Nhập thông tin chi tiết và tổng hợp số dư Nợ đầu kỳ và
số dư Có đầu kỳ của tất cả các tài khoản có số dư đầu kỳ.
Thông tin về số đầu kỳ cần đảm bảo tổng sơ dự Nợ bằng
tổng số dư Có.
- Các thông tin về số phát sinh và số cuối kỳ sẽ tự động
tổng hợp bằng công thức, người học không được sửa chữa số
liệu trên bảng này.
- Số tổng cộng cần đảm bảo tính cân bằng tức: Tổng số
phát sinh Nợ luôn bằng Tổng số phát sinh Có. Số dư Nợ, Có
cuối kỳ cũng phải bằng nhau.
Lưu ý: Người học không được sửa chữa số liệu phát sinh
trong kỳ và số cuối kỳ của Bảng cân đối phát sinh tài khoản.
(4) Sheet CDKT: Bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối kế toán được lập theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng
bộ tài chính. Số liệu đầu năm và cuối năm được tổng hợp tự
động từ Bảng cân đối phát sinh tài khoản. Các chỉ tiêu không
không có dữ liệu thì bỏ trắng, không được xóa bỏ.
- Vào thời điểm cuối kỳ, sau khi thực hiện bút toán kết
chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh thì
Bảng cân đối kế toán luôn cần bằng, tức là:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.

182
Ch ng 4. H ng d n s d ng file k toán…

(5) Sheet KQKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính. Số liệu đầu năm được lấy từ Báo cáo kết quả
kinh doanh cuối kỳ trước. Số năm nay được tổng hợp tự
động từ Bảng cân đối phát sinh tài khoản. Các chỉ tiêu không
không có dữ liệu thì bỏ trắng, không được xóa bỏ.
(6) Sheet Data: Nhập liệu
Data là nơi người học nhập tất cả các thông tin về nghiệp
vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị theo trình tự thời gian.
(6.1) Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ
được thể hiện trên các tài khoản: TK 131, TK 136, TK 138,
TK 141, TK 157, TK 244, TK 331, TK 341, TK 344 người
học cần khai báo mã khách hàng ở Sheet TH_No. Mã khách
hàng bắt đầu bằng số hiệu tài khoản.
Ví dụ: 331HungViet: Công ty TNHH Hưng Việt
131ThanhAn: Công ty cổ phần Thành An
(6.2) Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nhập kho vật
liệu, công cụ dụng cụ cần khai báo mã vật tư, công cụ dụng
cụ ở Sheet N_X_T. Mã vật tư, công cụ dụng cụ cũng bắt đầu
bằng số tài khoản.
Ví dụ: 152ThepD10: Thép D10
153Mdam: Máy đầm

183
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

Lưu ý: Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ thì
tài khoản được ghi bên nào (Bên Nợ, Bên Có) thì mã khách
hàng được ghi vào bên tương ứng.
Ví dụ:
NV1: Mua 1.000 kg thép D10 của công ty TNHH Hưng
Việt với giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 20.000
đồng/kg. Hàng đã nhập kho đủ, tiền hàng chưa thanh toán.
Với nghiệp vụ này, người học khai báo thông tin:
+ Khách hàng ở sheet TH_No là: 331HungViet: Công ty
TNHH Hưng Việt
+ Tạm mã vật tư ở Sheet N_X_T là: 152ThepD10: Thép D10.
+ Người học định khoản:
Nợ TK 152/Có TK 331: 20.000.000
Nợ TK 1331/Có TK 331: 2.000.000
Lúc này, mã khách hàng 331HungViet được ghi vào
bên Có.
NV2: Doanh nghiệp lập UNC trả cho Công ty TNHH
Hưng Việt trả 10.000.000 đồng bằng chuyển khoản. Doanh
nghiệp đã nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng.
Khi đó, người học định khoản: Nợ TK 331/Có TK 1121:
10.000.000
Lúc này, mã khách hàng 331HungViet được ghi vào
bên Nợ.

184
Ch ng 4. H ng d n s d ng file k toán…

(6.3) Các nghiệp vụ xuất kho vật liệu phục vụ cho sản
xuất sản phẩm thì người học cần tạo mã sản phẩm sản xuất ở
Sheet TH_Z, sau đó khai báo mã sản phẩm tương ứng vào
dòng định khoản nghiệp vụ xuất kho vật liệu.
Đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí
nhân công trực tiếp, người học cũng khai báo mã sản phẩm
tương ứng vào dòng định khoản nghiệp vụ phát sinh.
Đối với các khoản chi phí sản xuất chung, nếu tính trực
tiếp được cho từng sản phẩm thì định khoản và khai báo mã
sản phẩm như chi phí nhân công trực tiếp. Nếu chi phí chung
cần tổng hợp và phân bổ thì sau khi phân bổ cũng khai báo
mã sản phẩm tương ứng.
Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
người học sử dụng hàm Sumif (Hàm tính tổng của nhiều
điều kiện).
(6.4) Để tổng hợp doanh thu, chi phí, xác định kết quả
kinh doanh, người học sử dụng hàm Sumif (Hàm tính tổng
của một điều kiện).
(6.5) Thông tin trên Data là nguồn số liệu cung cấp cho
các trang sổ kế toán, bảng cân đối phát sinh tài khoản và báo
cáo tài chính.
(7) Sheet NKC: Nhật ký Chung, Sheet NKThu: Nhật ký
Thu, Sheet NKChi: Nhật ký Chi
Thông tin trên sổ Nhật ký Chung, Nhật ký Thu, Nhật ký
Chi được tổng hợp tự động từ cơ sở dữ liệu Data.

185
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

- Sổ Nhật ký Chung phản ánh tất các nghiệp vụ kinh tế


phát sinh theo trình tự thời gian.
- Sổ Nhật ký Thu phản ánh các nghiệp thu tiền từ bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ, rút tiền từ tài khoản tiền gửi
nhân hàng và các nghiệp vụ thu tiền khác nhập quỹ theo
trình tự thời gian.
- Sổ Nhật ký Chi phản ánh các nghiệp vụ chi tiền mua
các yếu tố đầu vào như mua nguyên vật liệu, hàng hóa, công
cụ dụng cụ, tài sản cố định, trả nợ người bán và các nghiệp
vụ chi khác phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh của
đơn vị.
(8) Sheet N_X_T: Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho
vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ, thành phẩm
Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho vật tư, hàng hóa,
công cụ dụng cụ là bảng tổng hợp toàn bộ thông tin Nhập -
Xuất - Tồn kho vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ, thành
phẩm của đơn vị. Để tổng hợp được thông tin về hàng tồn
kho từ Data, người học cần khai báo mã vật tư, hàng hóa,
công cụ dụng cụ theo ký hiệu quy ước: Mã tài khoản_tên vật
tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ hay mã hiệu của chúng. Việc
mã hóa được thực hiện tùy thuộc vào tính chất của sản
phẩm. Mã hóa các sản phẩm không được trùng lặp.
Ví dụ:
- Theo D10 trong doanh nghiệp xây dựng mã hóa là:
152ThepD10

186
Ch ng 4. H ng d n s d ng file k toán…

- Theo D10 trong doanh nghiệp thương mại mã hóa là:


156ThepD10
- Theo D10 trong doanh nghiệp sản xuất mã hóa là:
155ThepD10
(9) Sheet CT_VT: Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa, công cụ
dụng cụ, thành phẩm
Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ, thành phẩm
phản ánh chi tiết tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho vật tư,
hàng hóa, công cụ dụng cụ, thành phẩm của đơn vị theo trình
tự thời gian. Thông tin chi tiết về số lượng, đơn giá, thành
tiền của từng lần nhập, xuất kho các sản phẩm này. Các
thông tin này được tổng hợp tự động từ cơ sở dữ liệu Data.
(10) Sheet P_NX: Phiếu Nhập, Xuất kho vật tư, hàng
hóa, công cụ dụng cụ, thành phẩm
Đây là chứng từ được lập tại thời điểm nhập kho hay xuất
kho vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ, thành phẩm. Các
thông tin này được tổng hợp tự động từ cơ sở dữ liệu Data.
(11) Sheet TH_No: Bảng tổng hợp công nợ
Bảng tổng hợp công nợ được sẽ tổng hợp thông tin về
công nợ theo từ nhóm công nợ như nợ phải thu của khách
hàng (TK131), nợ phải trả người bán (TK331)… và tổng
hợp đối với từng đối tượng (chủ nợ hay con nợ). Bảng tổng
hợp này cho biết thông tin tổng số nợ đã trả, tổng số nợ còn
phải trả và cụ thể từng đối tượng phải thu, phải trả như thế
nào. Người học chỉ cần chọn mã tài khoản công nợ sẽ có

187
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

được những thông tin đó. Các thông tin này được tổng hợp
tự động từ cơ sở dữ liệu Data.
(12) Sheet CN_NN: Sổ chi tiết công nợ
Sổ chi tiết công nợ phản ánh chi tiết số nợ đầu kỳ, số phát
sinh nợ trong kỳ theo từng ngày, từng lần tăng, giảm và số
còn nợ cuối kỳ của từng đối tượng. Người học chỉ cần chọn
mã tài khoản công nợ sẽ có được những thông tin đó. Các
thông tin này được tổng hợp tự động từ cơ sở dữ liệu Data.
(13) Sheet So_Cai: Sổ Cái tài khoản
Sổ Cái các tài khoản phản ánh thông tin số đầu kỳ, số
phát sinh tăng, giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ của từng tài
khoản. Số phát sinh tăng, giảm còn theo dõi được theo trình
tự thời gian phát sinh của từng nghiệp vụ có liên quan. Để có
được những thông tin đó về một tài khoản, người học chỉ cần
chọn mã tài khoản cấp 1 của nó. Các thông tin này được
tổng hợp tự động từ cơ sở dữ liệu Data. Số liệu trên sổ cái
được đối chiếu và khớp đúng với số liệu của tài khoản cấp 1
tương ứng trên Bảng cấn đối phát sinh tài khoản (CDPS).
Đây là cơ sở để kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp và chính xác.
(14) Sheet TH_Z: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm
Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm là bảng theo dõi giá
trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ và
giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng sản phẩm được
sản xuất. Với mỗi sản phẩm được sản xuất, người học cần
khai lập Bảng kế hoạch sản xuất trong Sheet DM SPSX.

188
Ch ng 4. H ng d n s d ng file k toán…

(15) Sheet The_Z: Thẻ tính giá thành sản phẩm


Thẻ tính giá thành sản phẩm phản ánh chi tiết chi phí sản
xuất dở dang đầu kỳ của từng sản phẩm, chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ theo từng khoản mục chi phí và ngày
tháng phát sinh. Cuối kỳ, sau khi xác định được giá trị sản
phẩm dở dang, người học tổng hợp và xác định được giá
thành sản xuất và giá thành của từng đơn vị sản phẩm hoàn
thành làm cơ sở nhập kho thành phẩm.
(16) Sheet Khau_Hao: Bảng tính và phân bổ khấu hao
Bảng tính và phân bổ khấu hao phản ánh chi tiết ngày
tháng năm phát sinh tăng, giảm tài sản cố định, số lượng,
nguyên giá, thời gian khấu hao và giá trị khấu hao. Đồng
thời phân bổ chi phí khấu hao cho bộ phận sử dụng và làm
căn cứ định khoản kế toán trên Data.
(17) Sheet CCDC: Bảng phân bổ chi phí trả trước
Chi phí trả trước là những chi phí thực tế đã phát sinh
nhưng có liên quan đến nhiều kỳ kế toán như: Chi phí công
cụ dụng cụ, chi phí thuê mặt bằng trả trước, chi phí mua bảo
hiểm tài sản… nên người học cần lập Bảng phân bổ chi phí
trả trước. Cách ghi nhận và tính toán trong bảng phân bổ chi
phí trả trước được thực hiện tương tự như Bảng tính và phân
bổ khấu hao.
(18) Sheet P_Thu: Phiếu Thu
Phiếu Thu là chứng từ kế toán được lập khi kế toán thu
tiền. Người học chỉ cần định khoản kế toán và khai báo các

189
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

thông tin liên quan đến người nộp tiền, địa chỉ, lý do nộp
tiền trên Sheet Data sau đó chọn số phiếu thu trên P_Thu là
in được Phiếu Thu tiền mặt.
(19) Sheet P_Chi: Phiếu Chi
Phiếu Chi là chứng từ kế toán được lập khi kế toán chi
tiền mặt. Người học chỉ cần định khoản kế toán và khai báo
các thông tin liên quan đến người nộp tiền, địa chỉ, lý do nộp
tiền trên Sheet Data sau đó chọn số phiếu thu trên P_Chi là
in được Phiếu Chi tiền mặt.
(20) Sheet PKT: Chứng từ kế toán
Là chứng từ do kế toán lập để làm cơ sở ghi vào các sổ
kế toán. Người học chỉ cần định khoản và khai báo các thông
tin liên quan trên Sheet Data sau đó cho số trên PKT là in
được “Chứng từ kế toán”.
(21) Sheet TH_DT: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng
Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng tổng hợp doanh thu
bán hàng của từng mặt hàng theo từng tháng và theo dõi được
số lượng, doanh thu và lãi lỗ của từng mặt hàng. Bảng tổng
hợp này giúp kế toán kiểm tra thông tin bán hàng và tổng
hợp thông tin phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
(22) Sheet CT_DT: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng phản ánh thông tin chi tiết
hoạt động bán hàng theo từng ngày, số lượng, đơn giá, thành
tiền và kết quả lãi, lỗ. Thông tin này có ý nghĩa rất quan
trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.

190
Ch ng 4. H ng d n s d ng file k toán…

4.2. Hướng dẫn sử dụng file kế toán trên Excel vào


việc thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp
File kế toán trên Excel được thiết kế theo hướng mở nên
người dùng có thể phát triển ứng dụng để làm kế toán thực tế
tại các loại hình doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Mức độ
ứng dụng tùy thuộc vào khả năng của người sử dụng. Cách
sử dụng ứng dụng File kế toán trên Excel này vào thực tế
được thực hiện tương tự như ứng dụng vào việc học tập.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày tóm tắt nội dung và tác dụng của
từng chứng từ, sổ kế toán đã được thiết lập trong file Kế toán
doanh nghiệp trên Excel. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng
công cụ này vào việc học tập, thực hiện các bài tập thực
hành. Đồng thời với những nội dung hướng dẫn đó có thể
giúp những người đang làm kế toán tại các doanh nghiệp
phát triển và ứng dụng cho đơn vị mình một cách chủ động
và hiệu quả.

191
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

192
Ch ng 4. H ng d n s d ng file k toán…

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. A 11. B 21. C 31. B 41. D 51. C 61. B 71. A

2. B 12. A 22. D 32. C 42. A 52. B 62. C 72. C

3. C 13. B 23. B 33. D 43. C 53. A 63. A 73. A

4. D 14. D 24. C 34. A 44. A 54. A 64. C 74. D

5. A 15. C 25. A 35. B 45. C 55. B 65. D 75. A

6. A 16. A 26. B 36. D 46. C 56. C 66. B 76. C

7. B 17. A 27. C 37. B 47. B 57. C 67. C 77. A

8. A 18. D 28. C 38. A 48. A 58. A 68. D 78. B

9. D 19. A 29. A 39. D 49. A 59. B 69. D 79. C

10. C 20. B 30. D 40. C 50. D 60. A 70. C 80. D

193
H NG D N THI T L P H TH NG K TOÁN DOANH NGHI P TRÊN EXCEL

194
Ch ng 4. H ng d n s d ng file k toán…

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Thế Anh và cộng sự, “Đổi mới phương pháp giảng dạy
môn kế toán tài chính trong điều kiện ứng dụng công
nghệ thông tin”, Báo cáo Nghiên cứu khoa học giảng
viên, năm 2020.
2. Bùi Văn Dương, Võ Văn Nhị, Hướng dẫn thực hành Lập
sổ sách kế toán báo cáo tài chính & Báo cáo thuế GTGT
trên Excel, Nxb. Đồng Nai, năm 2010.
3. Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC, “Hướng dẫn
chế độ kế toán doanh nghiệp”, năm 2014.
4. https://blog.hocexcel.online/ham-offset-va-ung-dung-
cua-ham-offset-trong-excel.html.

195
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
Số 1 phố Xốm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: (024) 35577799 – Fax: 024. 39719071
Email: dnu@dainam.edu.vn

TÀI LIỆU HỌC TẬP


HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP
HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÊN EXCEL
(L u hành n i b )

Chịu trách nhiệm xuất bản


Hiệu trưởng
PGS.TS. PHẠM VĂN HỒNG

Biên tập nội dung: LÊ KIM DUNG


Kỹ thuật vi tính: THUẬN HẢI
Sửa bản in: LÊ KIM DUNG
Trình bày bìa: MINH TRANG

You might also like