Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Câu hỏi 2.

1
a. Tối thiểu hóa biểu thức logic đại số sau :
𝑉𝑎𝑙𝑣𝑒 = (̅𝐿̅𝑇̅̅̅+̅𝑆̅𝑡̅𝑎̅𝑟̅𝑡̅)̅.̅(̅𝐸̅𝑚̅̅̅𝑝̅𝑡̅𝑦̅+̅𝐴̅𝑙̅𝑎̅𝑟̅𝑚̅̅̅+̅𝐿̅𝑇̅)̅.̅
(̅𝐿̅𝑇̅+̅̅̅𝐸̅𝑚̅̅̅𝑝̅𝑡̅𝑦̅)
b. Tối thiểu hóa hàm logic f = (x1 + x2). (x1 + x3. x4). Sử dụng định luật De Morgan
để xác định f.
c. Tối thiểu hóa hàm logic f = x1. x2. (x3 + x4) + x2. (x1. x3 + x2. x4 + x3. x4).

Câu hỏi 2.2


Một máy bơm được sử dụng để bơm nước vào bồn chứa. Hoạt động của máy bơm (P)
phụ thuộc vào bốn tín hiệu : cảm biến báo mức thấp (L), cảm biến báo mức cao (H), tín
hiệu đóng mở van xả (V) và tín hiệu báo động (A). Ta có bảng chân lý mô tả hoạt động
của bơm như sau (P = 1 bơm hoạt động) :

L H V A P
0 0 0 0 1
0 0 0 1 0
0 0 1 0 1
0 0 1 1 0
0 1 0 0 0
0 1 0 1 0
0 1 1 0 0
0 1 1 1 0
1 0 0 0 0
1 0 0 1 0
1 0 1 0 1
1 0 1 1 0
1 1 0 0 0
1 1 0 1 0
1 1 1 0 0
1 1 1 1 0

Tối thiểu hóa hàm logic P.


Câu hỏi 2.3
Một bể nước được trang bị ba cảm biến mức B1, B2, B3 để xác định mức nước thấp, mức
nước cao và bể đầy. Các cảm biến đưa ra tín hiệu logic mức cao khi mức chất lỏng vượt
trên vị trí các cảm biến.

Có hai đường thoát nước từ bể, mỗi đường được điều khiển bởi máy bơm riêng, P1 và P2.
Nếu mức nước trong bể ở trên mức thấp, bơm 1 được chạy (P1 = 1). Nếu mức nước trong
bể ở trên mức cao, bơm 2 được chạy. Nếu bể nước đầy, cả hai máy bơm được chạy. Việc
cung cấp nước cho bể không được xem xét ở đây.

Hình 2.6 Bể chứa nước

a. Xây dựng bảng chân lý mô tả các khả năng có thể xảy ra.
b. Vẽ mạch logic thực hiện điều khiển bơm.

Câu hỏi 2.4


Một động cơ có thể được điều khiển chạy hoặc dừng tại phòng điều khiển trung tâm (nút
ấn S1 và S3) hoặc tại hiện trường (nút ấn S2 và S4). Sơ đồ mạch điều khiển rơle tiếp
điểm được thể hiện như hình vẽ dưới đây trong đó việc đóng mở tiếp điểm của rơle K1 sẽ
cấp hoặc ngắt nguồn động cơ. Mô tả hoạt động của mạch. Thiết kế mạch điều khiển sử
dụng các phần tử logic.
Hình 2.7 Mạch rơle tiếp điểm điều khiển động cơ

Câu hỏi 2.5


Tối thiểu hóa các hàm logic sau
a. f(x1, x2, x3) = (0, 1, 6, 7)

b. f(x1, x2, x3) = (0, 1, 2, 4, 5, 7)

c. f(x1, x2, x3, x4) = (0, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 13, 15)

d. f(x1, x2, x3, x4) = (0, 1, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 13, 15)

e. f(x1, x2, x3, x4) = (0, 2, 8, 9, 10, 11)

g. f(x1, x2, x3, x4) = (0, 2, 3, 5, 7, 11, 13, 14)

h. f(x1, x2, x3, x4) = (2, 5, 6, 12, 13, 14, 15) với N = 8, 11

i. f(x1, x2, x3, x4) = (3, 5, 7, 9, 13, 14) với N = 1, 4, 15

j. f(x1, x2, x3, x4) = (0, 2, 6, 10, 11, 13, 15)

k. f(x1, x2, x3, x4) = (0, 1, 5, 7, 8, 10, 14, 15)

l. f(x1, x2, x3, x4, x5) = (0, 1, 18, 19, 23, 27, 28, 29, 31)

m. f(x1, x2, x3, x4, x5) = (0, 1, 3, 8, 9, 13, 14, 15, 16, 17, 19, 24, 25, 27, 31)

n. f(x1, x2, x3, x4, x5) = (1, 5, 6, 7, 9, 13, 14, 15, 17, 18, 19, 21, 22, 23, 25, 29, 30)

o. f(x1, x2, x3, x4, x5) = (0, 4, 12, 16, 19, 24, 27, 28, 29, 31)
Câu hỏi 3.4
Tổng hợp mạch logic cho công nghệ có graph chuyển trạng thái như sau:

Câu hỏi 3.5:


Tổng hợp mạch logic cho công nghệ có graph chuyển trạng thái như sau:

Câu hỏi 3.6:


Cho 3 nút ấn dạng xung b1, b2 và S để điều khiển 2 đèn D1 và D2. Ban đầu, các đèn đều
tắt. Nếu ấn nút b1 đèn D1 sáng (thả tay khỏi b1, đèn D1 vẫn sáng). Đèn D2 sáng khi ấn
b2 và đèn D1 đang sáng (thả tay khỏi b2, đèn D2 vẫn sáng). Trong mọi trường hợp, khi
ấn nút S thì các đèn đều tắt. Tổng hợp mạch điều khiển đèn.

Câu hỏi 3.7:


Cho 3 nút ấn dạng xung b1, b2 và S để điều khiển 2 đèn D1 và D2. Ban đầu, các đèn đều
tắt. Nếu ấn nút b1 đèn D1 sáng (thả tay khỏi b1, đèn D1 vẫn sáng). Khi ấn nút b2, đèn D2
sáng (thả tay khỏi b2, đèn D2 vẫn sáng). Trong mọi trường hợp, khi ấn nút S thì các đèn
đều tắt. Tổng hợp mạch điều khiển đèn.

Câu hỏi 3.8:


Cho 3 nút ấn dạng xung a, b và c để điều khiển động cơ M. Khi động cơ đang dừng, nếu
ấn nút a động cơ sẽ quay thuận (thả tay khỏi a động cơ vẫn quay thuận) còn nếu ấn nút b
động cơ sẽ quay ngược (thả tay khỏi b động cơ vẫn quay ngược). Khi động cơ đang quay
thuận, nếu ấn nút b thì động cơ sẽ vẫn quay thuận. Khi động cơ đang quay ngược, nếu ấn
nút a thì động cơ sẽ vẫn quay ngược. Nếu ấn nút c động cơ sẽ dừng. Giả thiết tại một
trạng thái chỉ cho phép một nút được ấn. Tổng hợp mạch điều khiển động cơ.

Câu hỏi 3.9:


Cho 3 nút ấn dạng xung a, b và c để điều khiển động cơ M. Khi động cơ đang dừng, nếu
ấn nút a động cơ sẽ quay thuận (thả tay khỏi a động cơ vẫn quay thuận) còn nếu ấn nút b
động cơ sẽ quay ngược (thả tay khỏi b động cơ vẫn quay ngược). Khi động cơ đang quay
thuận, nếu ấn nút b thì động cơ sẽ vẫn quay thuận. Khi động cơ đang quay ngược, nếu ấn
nút a thì động cơ sẽ vẫn quay ngược. Nếu ấn nút c động cơ sẽ dừng. Khi có nhiều hơn
một nút được ấn thì động cơ dừng. Tổng hợp mạch điều khiển động cơ.

Câu hỏi 3.10:


Cho công nghệ như hình 3.21. Ban đầu các xylanh ở trạng thái thu về.

Hình 3.21 Công nghệ đóng dấu sản phẩm


Sau khi nhấn nút Start thì hệ thống bắt đầu hoạt động, xylanh 1A1 đi ra đẩy phôi khỏi ổ
chứa phôi đồng thời tiến hành kẹp chặt. Sau đó xylanh 2A1 đi xuống tiến hành dập. Khi
2A1 đi hết hành trình thì thu về. Khi 2A1 đã thu về thì xylanh 1A1 thu về mở kẹp sau đó
xylanh 3A1 đi ra đẩy sản phẩm vào thùng chứa. Sau đó 3A1 thu về và kết thúc một chu
trình. Chu trình lặp đi lặp lại đến khi ấn nút Stop. Tổng hợp mạch điều khiển.

Câu hỏi 3.11:


Cho công nghệ gồm 3 xylanh A (thực hiện chuyển động đi ra A+ và thu về A-), B (thực
hiện chuyển động đi ra B+ và thu về B-) và C (thực hiện chuyển động đi ra C+ và thu về
C-) với các công tắc giới hạn hành trình a1, a0 (cho chuyển động A+ và A-), b1, b0 (cho
chuyển động B+ và B-), c1, c0 (cho chuyển động C+ và C-). Trình tự chuyển động được
lặp đi lặp lại như sau: B+  A+  A-  C+ A+  A-  C-  B-. Trạng thái ban
đầu các công tắc hành trình a0, b0, c0 bị tác động. Tổng hợp mạch điều khiển cho công
nghệ.
Câu hỏi 5.4
Cho 2 nút ấn Start, Stop dùng để điều khiển đèn D. Khi ấn Start thì đèn D nhấp nháy sáng
5 giây, tắt 3 giây. Khi ấn Stop thì đèn tắt. Viết chương trình điều khiển sử dụng PLC.

Câu hỏi 5.5


Cho 2 nút ấn Start, Stop dùng để điều khiển đèn 1 và đèn 2. Khi ấn Start thì đèn 1 và đèn
2 nhấp nháy theo quy luật đèn 1 sáng 5 giây rồi đến đèn 2 sáng 4 giây. Khi ấn Stop hoặc
khi quá trình tự động tặp đi lặp lại được 100 lần thì 2 đèn đều tắt. Viết chương trình điều
khiển sử dụng PLC.

Câu hỏi 5.6


Khi công tắc đèn điện của bãi đỗ xe được tắt, đèn cửa lối ra sẽ sáng thêm 2 phút nữa và
đèn bãi đậu xe sẽ vẫn sáng thêm 3 phút sau khi đèn cửa lối ra tắt. Viết một chương trình
ladder thực hiện quá trình này. Trình bày về loại timer đã sử dụng.

Câu hỏi 5.7


Viết chương trình ladder thực hiện chức năng: khi công tắc hành trình S1 đóng lại thì đèn
vàng bật, 20 giây sau thì đèn vàng tắt, đèn xanh bật, 10 giây tiếp theo cả 2 đèn cùng bật?
Trình bày về loại timer đã sử dụng.

Câu hỏi 5.8


Viết chương trình điều khiển sử dụng PLC để vận hành đèn theo trình tự sau:
• Một nút ấn tự nhả được nhấn để bắt đầu trình tự.
• Đèn được bật và sáng trong 2 giây.
• Sau đó, đèn sẽ tắt trong 2 giây.
• Một bộ đếm được tăng thêm 1 sau chuỗi này.
• Sau đó, chuỗi lặp lại với tổng số 4 lần đếm.
• Sau lần đếm thứ tư, chuỗi sẽ dừng và bộ đếm sẽ được đặt lại về 0.
Câu hỏi 5.9
Cho 3 nút ấn tự nhả A, B, C và 2 đèn: xanh, đỏ. Ban đầu cả 2 đèn tắt. Khi ấn A thì đèn
xanh bật sáng. Khi ấn B thì đèn đỏ bật sáng, tuy nhiên đèn đỏ chỉ sáng khi đèn xanh đang
sáng. Đèn xanh và đèn đỏ chỉ tắt khi ấn C.
a. Tổng hợp hàm logic điều khiển công nghệ trên bằng phương pháp Ma trận trạng thái.
b. Dựa vào kết quả câu a, viết chương trình cho PLC sử dụng ngôn ngữ Ladder để khi ấn
A thì đèn xanh nhấp nháy 5 giây sáng - 3 giây tắt, khi ấn B thì đèn đỏ nhấp nháy 3
giây sáng - 5 giây tắt. Hai đèn tắt khi ấn C.
Câu hỏi 6.1
Cho công nghệ gồm 3 xylanh A (thực hiện chuyển động đi ra A+ và thu về A-), B (thực
hiện chuyển động đi ra B+ và thu về B-) và C (thực hiện chuyển động đi ra C+ và thu về
C-) với các công tắc giới hạn hành trình a1, a0 (cho chuyển động A+ và A-), b1, b0 (cho
chuyển động B+ và B-), c1, c0 (cho chuyển động C+ và C-). Trình tự chuyển động được
lặp đi lặp lại như sau: A+  A-  B+  A+  A- C+  A+  A-  B-  A+ 
A-
 C-. Trạng thái ban đầu các công tắc
hành trình a0, b0, c0 bị tác động. Thiết
kế điều khiển sử dụng PLC cho chu trình
nêu trên.

Câu hỏi 6.2


Hệ thống khoan hai giai đoạn gồm 3 nút
ấn Start, Stop, Estop; 2 động cơ M1, M2
và các công tắc hành trình lắp tại a1, a2,
a3, a4. Động cơ M1 thực hiện điều khiển
chuyển động lên (L) - xuống (X); trong quá trình chuyển động lên hoặc xuống thì M1 có
thể quay theo 2 cấp tốc độ V1, V2. Động cơ mũi khoan M2 thực hiện điều khiển mũi
khoan quay thuận (T) trong quá trình đi xuống và quay nghịch (N) trong quá trình đi lên.
Ban đầu mũi khoan ở vị trí a1.
Khi ấn nút Start, mũi khoan quay thuận và đi xuống với vận tốc V1. Khi đến a2, mũi
khoan tiếp tục quay thuận và đi xuống nhưng với vận tốc V2. Đến vị trí a3, mũi khoan
tục quay thuận tại chỗ trong vòng 3s sau đó mũi khoan đảo chiều quay ngược và được rút
lên với vận tốc V1. Khi rút lên đến vị trí a2 thì mũi khoan lại quay thuận thuận và đi
xuống với tốc độ V1. Đến vị trí a3, mũi khoan tiếp tục quay thuận và đi xuống nhưng với
tốc độ V2. Đến vị trí a4, mũi khoan đảo chiều quay ngược và được rút lên với vận tốc V1.
Mũi khoan rút lên đến vị trí a1 thì kết thúc một chu trình làm việc. Chu trình cứ lặp đi lặp
lại. Khi nút Stop được ấn thì hệ thống chạy hết chu trình thì dừng. Khi nút Estop được ấn
thì hệ thống dừng ngay. Thiết kế điều khiển sử dụng PLC cho chu trình nêu trên.
Câu hỏi 6.3
Hai động cơ M1 và M2, được điều khiển chung bởi một bộ nút khởi động (Start) / dừng
(Stop), nên khởi động mỗi lần nhấn nút khởi động. Nếu nút dừng không được nhấn trong
vòng 40 giây, động cơ khác cũng sẽ khởi động. Nguyên tắc như sau:
- Khi nhấn nút khởi động, động cơ M1 sẽ khởi động. Trong 40 giây tiếp theo, một trong
hai khả năng có thể xảy ra:
1. Nếu Stop không được nhấn, M2 sẽ tự động khởi động sau 40 giây. Sau đó nút
Stop phải được nhấn để dừng cả hai động cơ.
2. Nếu nhấn nút Stop trước khi hết 40 giây, M1 dừng (và M2 tất nhiên không khởi
động).
- Lần nhấn nút khởi động tiếp theo, M2 sẽ khởi động. Trong 40 giây tiếp theo, một trong
hai khả năng có thể xảy ra:
1. Nếu không nhấn nút dừng, M1 sẽ tự động khởi động sau 40 giây. Nút dừng phải
được nhấn để dừng cả hai.
2. Nếu nhấn nút dừng trước khi 40 giây này trôi qua, M2 dừng lại (và M1 tất nhiên
không chạy).
- Lần tiếp theo Start được nhấn, M1 bắt đầu lại và trình tự được lặp lại như mô tả ở trên.
Thiết kế điều khiển sử dụng PLC cho chu trình nêu trên.

Câu hỏi 6.4


Hệ thống khoan 2 lỗ gồm hai xylanh XL_A và XL_B trong đó mỗi xylanh đi kèm hai
cảm biến a1/a0 và b1/b0 xác định các xylanh đã ở vị trí đi xuống hoặc đã thu về. Tại đầu
mỗi xylanh có một cơ cấu khoan K1 và K2 theo kiểu on/off. Cảm biến CB được sử dụng
để phát hiện có phôi ởvị trí khoan. Hệ thống sẽ hoạt động như sau:
Ấn Start và nếu có phôi ở vị trí khoan. Thì hai xylanh đồng thời hoạt động theo yêu cầu
như sau:
- XL_A đi xuống và động cơ khoan K1 hoạt động. Sau khi có tín hiệu từ cảm biến
a1 thì XL_A thu về. Sau khi XL_A đã thu về thì K1 dừng.
- XL_B đi xuống và động cơ khoan K2 hoạt động. Sau khi có tín hiệu từ cảm biến
b1 thì 2 giây sau XL_B mới được thu về. Sau khi XL_B đã thu về thì K2 dừng.
Sau khi cả hai cơ cấu khoan dừng thì chu trình được lặp lại. Thiết kế điều khiển sử dụng
PLC cho chu trình nêu trên.
Câu hỏi 6.5
Hệ thống có chức năng vận chuyển sản phẩm từ băng tải 1 sang băng tải 2 nếu sản phẩm
có màu sáng, sản phẩm sẽ được chuyển sang băng tải 3 nếu có màu tối. 3 xylanh A, B và
C là xylanh điều khiển hai chiều. Ban đầu các xylanh ở trạng thái thu về. Mỗi xylanh đi
kèm với 2 công tắc hành trình (CTHT) giới hạn hành trình đi ra và thu về.
Khi nhấn Start thì 3 động cơ băng tải hoạt động. Băng tải 1 đưa sản phẩm tới vị trí 1 thì
dừng lại (nhận biết bởi cảm biến CB1) và xylanh A đi ra (giới hạn bởi CTHT a 2) đưa sản
phẩm tới vị trí 2. Sau đó 2 giây:
- Nếu sản phẩm có màu sáng (phản xạ ánh sáng tốt, nhận biết bởi cảm biến CB2) thì
xylanh B đi ra (giới hạn bởi CTHT b2) đưa sản phẩm tới băng tải 2, sau đó xylanh B
thu về (giới hạn bởi CTHT b1);
- Nếu sản phẩm màu tối (phản xạ ánh sáng kém) thì xylanh C đi ra (giới hạn bởi CTHT
c2) đưa sản phẩm qua băng tải 3, sau đó xylanh C thu về (giới hạn bởi CTHT c1).
Cứ như vậy hệ thống hoạt động lặp lại cho tới khi vận chuyển đủ 1000 sản phẩm có màu
sáng thì chu trình sẽ tự động dừng. Khi cần thiết muốn dừng hệ thống thì nhấn Stop, khi
đó hệ thống chạy nốt chu trình hiện tại rồi dừng. Để đảm bảo an toàn thì xylanh A chỉ có
thể thu về (giới hạn bởi CTHT a1) khi sản phẩm đã được chuyển sang băng tải khác.
Thiết kế điều khiển chu trình sử dụng PLC.

Câu hỏi 6.6


Hệ thống cho phép vận chuyển và sắp xếp lại chiều của các chai sản phẩm từ băng tải 1
(BT1) sang băng tải 2 (BT2) sau khi đã được làm đầy và đóng nắp ở khâu trước đó.
Trạng thái ban đầu các xylanh thu về (các xylanh điều khiển hai chiều), băng tải dừng.
Sau khi nhấn nút Start thì 2 băng tải hoạt động và các chai bắt đầu được vận chuyển. Khi
chai vận chuyển trên BT1 đi qua vị trí cảm biến CB1:
- nếu có tín hiệu cảm biến CB1 on thì chai chưa đầy, băng tải dừng đồng thời xylanh A1
đi ra (giới hạn bởi CTHT a2) đẩy chai bị lỗi này ra khỏi BT1, sau đó 1 giây, xylanh A1
thu về (giới hạn bởi CTHT a1), sau khi xylanh A1 đã thu về thì BT1 tiếp tục chạy;
- nếu tín hiệu cảm biến CB1 off thì chai đã đầy và tiếp tục được vận chuyển tiếp.
Sau đó khi có 4 chai đầy đi qua vị trí của cảm biến CB2 thì xylanh A2 đi ra (giới hạn bởi
CTHT b2) để chặn các chai phía sau lại. Tiếp đó xylanh A3 đi ra (giới hạn bởi CTHT c 2)
đẩy cả 4 chai này từ băng tải 1 qua băng tải 2 rồi thu về (giới hạn bởi CTHT c 1), rồi đến
lượt xylanh A2 thu về (giới hạn bởi CTHT b 1). Chu trình cứ như vậy lặp lại. Khi cần thiết
muốn dừng hệ thống thì nhấn Stop, khi đó hệ thống chạy nốt chu trình rồi dừng.
Thiết kế điều khiển chu trình sử dụng PLC.

You might also like