Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Trường Tiểu học Lương Định Của

Người dạy: Thạch Thị Mỹ Trung


Lớp: 1/2
Ngày dạy: 15/03/2024

KẾ HOẠCH BÀI DẠY


MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 16: ĂN UỐNG HẰNG NGÀY (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


Sau bài học, HS cần đạt được yêu cầu sau:
- Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể
khỏe mạnh và an toàn.
- Quan sát, so sánh một số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ
uống để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn.
- Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân.
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Phát triển qua việc tham gia các hoạt động học tập, chăm sóc bản
thân.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: thông qua hình thức thảo luận nhóm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Biết được những thức ăn, đồ uống cần sử dụng
và không cần sử dụng thường xuyên để bảo vệ cơ thể.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học: Biết được những thức ăn, đồ uống cần sử
dụng và không cần sử dụng thường xuyên để bảo vệ cơ thể.
+ Năng lực vận dụng: Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: KHBD, SGK Tự nhiên và Xã hội 1, bài giảng powerpoint, phiếu
học tập.
- Học sinh: SGK Tự nhiên và Xã hội 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Bắt - HS tham gia chơi trò chơi.
bươm bướm”.
- GV phổ biến luật chơi: Có 8 con bươm
bướm tương ứng với 8 câu hỏi, nếu HS - HS lắng nghe.
trả lời đúng thì con bướm sẽ đậu vào đáp
án.
- GV tổng kết lại, khen thưởng.
- HS lắng nghe, tuyên dương bạn.
II. Khởi động:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trang - HS thực hiện.
108 SGK, trả lời câu hỏi: Tất cả chúng
ta đều cần ăn uống hằng ngày. Vì sao?
- GV gọi HS trả lời. - HS trả lời: Để vui chơi, để mau lớn, để
học tập,…
- GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe.
- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS - HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
nhắc lại tên bài.

III. Hình thành kiến thức mới:


1. Những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể
khỏe mạnh và an toàn.
* Hoạt động: Tìm hiểu về những thức
ăn đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh.
Mục tiêu: HS nêu được tên một số thức
ăn đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trang - HS thực hiện.
109 SGK và kể tên các loại thức ăn, đồ
uống. - HS hoạt động theo tổ, thực hiện vào
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, phiếu học tập.
đánh dấu vào phiếu học tập: Hãy nói tên
các thức ăn, đồ uống:
+ Cần ăn, uống để cơ thể khỏe mạnh
(Đánh dấu ).
+ Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không
tốt cho sức khỏe (Đánh dấu ).
- Đại diện nhóm nêu:
- GV gọi một số nhóm nêu ra những + Cần sử dụng để cơ thể khỏe mạnh:
thức ăn đồ uống cần được sử dụng để cơ Rau, cá, tàu hủ, cơm, thịt gà, tôm, hoa
thể khỏe mạnh và những thức ăn đồ quả, bánh mì, sữa, nước lọc.
uống không nên sử dụng thường xuyên. + Không nên sử dùng thường xuyên:
kẹo, nước ngọt.
- HS nêu: các loại rau củ, các loại hạt,
- GV yêu cầu HS nêu thêm những thức thịt bò, thịt heo,…
ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khỏe mạnh
và an toàn.
- GV nhận xét. - HS lắng nghe.

* Thư giãn

* Chuyển ý

* Hoạt động: Tìm hiểu những thức ăn,


đồ uống không an toàn với cơ thể.
Mục tiêu: Xác định được những loại
thức ăn không an toàn với cơ thể cần
loại bỏ.
Cách thực hiện: - HS quan sát và nêu: Bánh mì bị hỏng,
- GV yêu cầu HS quan sát tranh cuối quả cam bị thúi, bánh ngọt hết hạn sử
trang 109 SGK và nêu đặc điểm của dụng.
từng thức ăn trong tranh. - HS trả lời: Nếu em ăn thức ăn là bánh
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi, mì bị mốc, cam bị thối, bánh đã hết hạn
trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu em sử dụng thì em sẽ bị đau bụng, ngộ độc,
ăn thức ăn là bánh mì bị mốc, cam bị tiêu chảy,…
thối, bánh đã hết hạn sử dụng? - Các nhóm trình bày: Nếu em ăn thức
- GV gọi một số nhóm trình bày ý kiến ăn là bánh mì bị mốc, cam bị thối, bánh
thảo luận, yêu cầu các nhóm khác nhận đã hết hạn sử dụng thì em sẽ bị đau
xét và bổ sung (nếu có). bụng, ngộ độc, tiêu chảy,…
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét, rút ra kết luận: Để cơ thể
khỏe mạnh và an toàn, tuyệt đối không
nên sử dụng những thức ăn, đồ uống đã
hết hạn sử dụng hoặc ôi thiu hay đã bị
mốc.
IV. Hoạt động nối tiếp:
- GV gọi HS nhắc lại tên bài. - HS nhắc lại tên bài.
- GV hỏi: - HS trả lời.
+ Những thức ăn, đồ uống nào chúng ta
cần sử dụng để cơ thể khỏe mạnh?
+ Chúng ta không nên sử dụng quá
nhiều thức ăn, đồ uống nào để cơ thể
khỏe mạnh?
+ Nếu ăn đồ bị hỏng hoặc hết hạn sử
dụng, em sẽ cảm thấy như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe, tuyên dương bạn.
- GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.
- GV dặn dò HS về nhà xem lại bài,
chuẩn bị cho tiết học sau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):


…………………………………………………………………………………..
…………….
…………………………………………………………………………………………
…….
…………………………………………………………………………………………
…….
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….
Phường 4, ngày tháng 03 năm 2024
Người soạn

Thạch Thị Mỹ Trung

You might also like