Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

CHƯƠNG IV
LÝ THUYẾT ĐỐI NGẪU

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.1


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

I. BÀI TOÁN ĐỐI NGẪU


1. Phát biểu bài toán đối ngẫu
Mỗi bài toán quy hoạch tuyến tính đều có một bài toán quy hoạch tuyến tính
khác liên hợp với nó gọi là bài toán đối ngẫu.
Cho bài toán quy hoạch tuyến tính tổng quát (P):
f = c1 x1 + … + cn xn  max (1)
với điều kiện
a11x1 + … + a1nxn ≤ b1
…………... (2a)
ap1x1 + … + apnxn ≤ bp
ap+1,1x1 + … + ap+1,nxn = bp+1
…………… (2b)
am1x1 + … + amnxn = bm
(p ≤ m)
xj ≥ 0, j = 1, …, q (q ≤ n) (3)

Bài toán đối ngẫu của bài toán (P), ký hiệu là bài toán (D), được định nghĩa
như sau:
g = b1y1 + … + bmym  min (1’)
với điều kiện
a11y1 + … + am1ym ≥ c1
…………... (2a’)
a1qy1 + … + amqym ≥ cq
a1,q+1y1 + … + am,q+1ym = cq+1
…………… (2b’)
a1ny1 + … + amnym = cn
yi ≥ 0, i = 1, …, p (3’)
Bài toán đối ngẫu được xây dựng theo các quy tắc sau:
(i) Biến yi (i = 1, …, m) của bài toán đối ngẫu tương ứng với ràng buộc:
ai1x1 + … + ainxn [≤ , =] bi

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.2


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

của bài toán gốc. Nếu ràng buộc của bài toán gốc có dạng bất đẳng thức, thì yi ≥ 0.
(ii) Ràng buộc
a1jy1 + … + amjym [≥ , =] cj (j = 1, …, n)
của bài toán đối ngẫu tương ứng với biến xj của bài toán gốc.
Nếu xj ≥ 0, thì ràng buộc của bài toán đối ngẫu có dạng bất đẳng thức.
(iii) Bài toán gốc (P) cũng là bài toán đối ngẫu của bài toán (D). Như vậy tính
đối ngẫu có tính tương hỗ, và ta có thể nói (P) và (D) là cặp bài toán đối ngẫu. Trong
cặp bài toán đối ngẫu một bài là bài toán max còn bài kia là bài toán min.

 Ví dụ: Lập bài toán đối ngẫu của bài toán quy hoạch tuyến tính sau.
f = x 1 – x2  2x4 + 2x5 – 3x6  min
x1 + x 4 + x 5  x6 = 2
x2 + x4 + x6 = 12
x3 + 2x4 + 4x5 + 3x6 = 9
xj ≥ 0, j = 1, …, 6
Giải
Bài toán đối ngẫu có 3 biến y1, y2, y3 ứng với 3 ràng buộc dạng đẳng thức của
bài toán gốc (vì vậy không có ràng buộc về dấu) và 6 ràng buộc bất đẳng thức ứng với
6 biến xj ≥ 0 (j = 1, …, 6) của bài toán gốc.
Bài toán đối ngẫu sẽ có dạng:
2y1 + 12y2 + 9y3  max
y1 ≤ 1
y2 ≤ -1
y3 ≤ 0
y1 + y2 + 2y3 ≤ -2
y1 + 4y3 ≤ 2
- y1 + y2 + 3y3 ≤ -3

 Ví dụ: Lập bài toán đối ngẫu của bài toán quy hoạch tuyến tính sau.
f = 2x1 + 3x2  max

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.3


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

x1  2x2 – x3 = 4
x1 + x2 ≤ 6
x1 + 3x2 ≤ 9
x1 ≥ 0, x3  0
Giải
Bài toán đối ngẫu có 3 biến y1, y2, y3 ứng với 3 ràng buộc của bài toán gốc,
trong đó y2 ≥ 0 và y3 ≥ 0.
Bài toán đối ngẫu có 2 ràng buộc bất đẳng thức ứng với 2 biến x1  0 và x3 0
và 1 ràng buộc đẳng thức ứng với biến x2 của bài toán gốc.
Bài toán đối ngẫu sẽ là:
-4y1 + 6y2 + 9y3  min
y1 + y2 + y3 ≥ 2
-2y1 + y2 + 3y3 = 3
- y1 ≥ 0
y2 ≥ 0, y3 ≥ 0.

2. Ý nghĩa kinh tế
Xét bài toán một nhà máy lập phương án sản xuất với tài nguyên hạn chế trình
bày ở chương I.
Ký hiệu:
n là số loại sản phẩm (j = 1, …, n)
m là số loại tài nguyên cần dùng (i = 1, …, m)
aij là định mức tiêu hao tài nguyên i để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm j
(i = 1, …, m ; j = 1, …, n)
bi là số lượng tài nguyên i (i =1, …, m) mà nhà máy có
cj là giá trị 1 đơn vị sản phẩm j (j = 1, …, n)
xj là số lượng sản phẩm j (j = 1, …, n).
Hàm mục tiêu là:
f = c1 x1 + … + cn xn
Bài toán có thể phát biểu như sau:

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.4


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

Xác định các giá trị x1, …, xn sao cho hàm mục tiêu f đạt giá trị lớn nhất đồng
thời tài nguyên sử dụng không vượt quá khả năng.
Mô hình toán học của bài toán, ký hiệu (I), là:
f = c1x1 + … + cnxn  max (1)
a11x1 + … + a1nxn ≤ b1
…………………… (2)
am1x1 + … + amnxn ≤ bm
x1 ≥ 0, …, xn ≥ 0 (3)
Bây giờ ta phát biểu một bài toán kinh tế liên quan với bài toán (I), gọi là bài
toán (II).
Giả thiết một đơn vị muốn mua toàn bộ số tài nguyên của nhà máy. Cần thiết
phải định giá yi cho mỗi loại tài nguyên i (i = 1, …, m). Bộ giá y = (y1, …, ym) phải
thỏa mãn cả phía người mua cũng như người bán.
Hiển nhiên người mua muốn tổng chi phí mua (b1y1 + … + bmym) là thấp nhất.
Tuy nhiên, nhà máy cũng muốn đảm bảo quyền lợi của mình: Giá trị thu về do
bán tài nguyên không thấp hơn giá trị sản phẩm nếu nhà máy thực hiện phương án sản
xuất. Số tài nguyên dùng để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm j đạt giá trị cj (j = 1, …, n),
nếu bán với giá (y1, …, ym) sẽ cho khoản thu là:
a1jy1 + … + amjym
Theo phân tích trên, bộ giá tài nguyên (y1, … , ym) phải thỏa mãn
a1jy1 + … + amjym ≥ cj j = 1, …, n.
Ta đi đến bài toán (II)
g = b1y1 + … + bmym  min (1’)
với điều kiện
a11y1 + … + am1ym ≥ c1
…………... (2’)
a1ny1 + … + amnym ≥ cn
yi ≥ 0, i = 1, …, m (3’)
Theo định nghĩa ở trên, bài toán (II) chính là bài toán đối ngẫu của bài toán (I).
Đây là bài toán max dạng chuẩn.

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.5


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

3. Nguyên lý đối ngẫu


Vì mọi bài toán quy hoạch tuyến tính đều có thể đưa về dạng chính tắc nên ta
sẽ phát biểu và chứng minh nguyên lý đối ngẫu cho trường hợp bài toán quy hoạch
tuyến tính chính tắc.
Cho cặp bài toán đối ngẫu dạng vectơ:
(P) c.x  min
A.x = b
x ≥ 0n
(D) y.b  max
y.A ≤ c
a11a12 ...a1n 
a a ...a 
trong đó A =  21 22 2 n   (a ij ) mxn
................. 
 
a m1 a m 2 ...a mn 

b1   x1  0 
c = [c1, …, cn], b = :  , x = :  , 0n = :  , y = [y1, …, ym]
bm   x n  0 

 Bổ đề. Với mọi phương án x của bài toán (P) và phương án y của bài toán (D), ta có
c.x ≥ y.b
Chứng minh. Ta có
c.x ≥ (y.A).x = y.(A.x) = y.b
 Nguyên lý đối ngẫu 1
(i) Nếu một trong hai bài toán có phương án tối ưu, thì bài toán kia cũng có
phương án tối ưu và giá trị tối ưu bằng nhau.
(ii) Nếu hàm mục tiêu của một bài toán không bị chặn (chặn trên với bài toán
max, chặn dưới với bài toán min), thì bài toán kia không có phương án.
Chứng minh
*
(i) Giả sử bài toán (P) có phương án tối ưu cơ sở x* = ( x B , 0) với ma trận cơ sở
B. Ta có
x B* = B1b

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.6


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

Theo phương pháp đơn hình, lập bảng đơn hình tối ưu với phương án cơ sở x*
ta nhận được:
cB.B1.A  c ≤ 0
Từ đó suy ra
y* = cB.B1
là phương án tối ưu của bài toán (D), vì
y*.A ≤ c

y*.b = cB.B1.b = cB. x B


*

(ii) Hiển nhiên.

 Nguyên lý đối ngẫu 2 (nguyên lý bù trừ)


Phương án x của bài toán (P) và phương án y của bài toán (D) tối ưu khi và chỉ
khi
m
(i) j  {1, …, n}, xj > 0  a
i 1
ij yi = cj
n
(ii) i  {1, …, m}, a x
j 1
ij j > bi  yi = 0

Chứng minh
Cho x và y là các phương án của bài toán (P) và (D). Ta có
c.x ≥ y.b  c.x – y.b ≥ 0  c.x –y.A.x  0  (cy.A).x  0
Từ đó suy ra (i) và (ii).

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.7


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

II. PHƯƠNG PHÁP ĐƠN HÌNH ĐỐI NGẪU


1. Nội dung phương pháp đơn hình đối ngẫu
Cho bài toán quy hoạch tuyến tính chính tắc (P)
f = c1x1 + … + cnxn  min (1)
với điều kiện
a11x1 + … + a1nxn = b1
…………... (2)
am1x1 + … + amnxn = bm
xj ≥ 0 (j = 1, … , n) (3)
Bài toán đối ngẫu của bài toán (P), ký hiệu là bài toán (D), theo định nghĩa có
dạng sau:
g = b1y1 + … + bmym  max (1’)
với điều kiện
a11y1 + … + am1ym ≤ c1
…………… (2’)
a1ny1 + … + amnym ≤ cn

Ý tưởng của phương pháp đơn hình đối ngẫu là áp dụng phương pháp đơn hình
giải bài toán đối ngẫu (D), sau đó theo nguyên lý bù trừ suy ra phương án tối ưu của
bài toán gốc.
Gọi Aj (j = 1, …, n) là vectơ cột thứ j của ma trận hệ số A. Bài toán (D) được
viết lại như sau:
g = (y, b)  max (1”)
với điều kiện
(Aj, y) ≤ cj (j = 1, …, n) (2”)
Giả sử y là phương án cơ sở của bài toán (D). Khi đó tồn tại tập các chỉ số Jy 
J = {1, …, n}, Jy = m, {Aj : j Jy} độc lập tuyến tính, (Aj, y) = cj , jJy.
Ký hiệu B là ma trận gồm toàn các vectơ Aj, j  Jy. Khi đó x = (xB, 0), với
xB = B1b, thỏa mãn điều kiện (2) của bài toán gốc, vì
A.x = B.xB = B.B1b = b

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.8


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

Trong trường hợp này x gọi là giả phương án tương ứng với phương án y của
bài toán đối ngẫu (D). Nếu x ≥ 0, thì giả phương án x sẽ là phương án của bài toán (P)
và là phương án tối ưu theo nguyên lý đối ngẫu 1.
Từ đó ta có:
 Dấu hiệu tối ưu
Nếu mọi thành phần của giả phương án x tương ứng với phương án y không
âm, thì y là phương án tối ưu của bài toán đối ngẫu (D) và x là phương án tối ưu của
bài toán gốc (P).
 Dấu hiệu không tồn tại phương án
Nếu giả phương án x có thành phần xj < 0 (j  Jy) và hàng tương ứng của ma
trận B1.A không âm, thì bài toán đối ngẫu không bị chặn, tức bài toán gốc không có
phương án.
Chứng minh
Với  > 0, đặt y = y  .ej.B1. Ta có
y .A = y.A  ej.B1.A = cB.B1.A  .ej.B1.A ≤ cB ≥0
Như vậy y là phương án của bài toán đối ngẫu  ≥ 0.
Tiếp theo
(y,b) = (y  .ej.B1, b) = (y,b)  .(ej.B1,b) = (y,b)  .xj
và từ đó ta có
lim (y, b) = +
 

Vậy hàm mục tiêu của bài toán đối ngẫu không bị chặn. Suy ra bài toán gốc
không có phương án.
 Cải tiến phương án (của bài toán đối ngẫu)
Nếu đối với mỗi thành phần xj < 0 (j  Jy) của giả phương án x, hàng tương
ứng của ma trận B1.A có phần tử âm, thì tồn tại phương án tốt hơn của bài toán đối
ngẫu.
Chứng minh
Chọn thành phần xj < 0 và  > 0 thỏa
cB.B1A – cB ≤ .ej.B1.A
Đặt y = y  .ej.B1, ta có

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.9


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

(y,b) = (y  .ej.B1, b) = (y,b)  .(ej.B1,b) = (y,b)  .xj > (y,b)

2. Thuật toán đơn hình đối ngẫu


Ta sẽ trình bày thuật toán theo ngôn ngữ bài toán gốc.
a. Lập bảng đơn hình xuất phát
Giả sử đã biết phương án cơ sở y0 của bài toán đối ngẫu. Để đơn giản, giả sử
x0 = (b10, …, bm0, 0, …, 0)
là giả phương án tương ứng của bài toán gốc.
Hệ (2) tương đương với hệ
x1 = b1,0 – (b1,m+1.xm+1 + … + b1,n.xn)
……………….
xm = bm,0 – (bm,m+1.xm+1 + … + bm,n.xn)
Hàm mục tiêu f sẽ có dạng
f(x) = b00 – (b0,m+1.xm+1 + … + b0,n.xn)
trong đó
m
0
b00 = f(x ) = c b
i 1
i i ,0


m
b0,j = c b
i 1
i i, j – cj , j = m+1, …, n
Bảng đơn hình xuất phát có dạng

Cơ sở 1 xm+1 xm+2 … –xn


x1 = b10 b1,m+1 b1,m+2 … b1n
x2 = b20 b2,m+1 b2,m+2 … b2n
… … …………………………
xm = bm0 bm,m+1 bm,m+2 … bmn
f = b00 b0,m+1 b0,m+2 … b0n

Hàng cuối gọi là f-hàng, b00 là giá trị hàm f tương ứng, b0,m+1, …, b0,n không
dương. Khác với phương pháp đơn hình cột (b10, …, bm0) có thể có thành phần âm.
b. Kiểm tra tiêu chuẩn kết thúc
 Trường hợp 1:

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.10


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

bi0 ≥ 0 i=1, …, m.
Ta có bảng đơn hình tối ưu. Giả phương án cơ sở (b10, …, bm0, 0, …, 0) là
phương án tối ưu, f * = b00 là giá trị tối ưu.
 Trường hợp 2: Tồn tại i  {1, ..., m} thỏa
bi,0 < 0 và bij ≥ 0, j = m+1, …, n.
Khi đó bài toán đối ngẫu không bị chặn, tức bài toán gốc không có phương án.
Nếu không xảy ra một trong hai trường hợp trên thì sang bước c.
c. Lập bảng đơn hình tiếp theo
Xác định hàng trụ (xp=) có bp,0 < 0 (thông thường chọn bp,0 nhỏ nhất). Sau đó
chọn cột trụ xq có

b0, q  b0,i 
= min  b p , i  0
bp , q  bp ,i 

Thực hiện phép biến đổi Jordan cho ma trận (bij) với phần tử trụ bpq ta được
bảng đơn hình mới với biến xq vào cơ sở thay cho biến xp.
Quay lại bước b.
 Định lý. Thuật toán đơn hình đối ngẫu kết thúc sau hữu hạn bảng đơn hình.
Chứng minh
Vì mỗi bảng đơn hình ứng với một phương án cơ sở đối ngẫu tốt hơn phương
án trước. Mà số phương án cơ sở đối ngẫu (điểm cực biên của tập phương án) là hữu
hạn. Vì vậy sau hữu hạn bảng đơn hình thuật toán phải kết thúc.

 Ví dụ. Giải bài toán


f = x1 + 3x2 + 2x3 + 3x4 + 5x5  min
x1 + 2x2  x3 + x4  x5 = 3
 x2  x3 + 2x4 + 4x5 ≥ 18
 x2  3x3 + 2x5 ≤ 10
xj ≥ 0, j = 1, …, 5
Giải
Thêm các biến phụ x6 và x7, ta đưa bài toán về dạng chính tắc (P)
f = x1 + 3x2 + 2x3 + 3x4 + 5x5  min

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.11


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

x1 + 2x2  x3 + x4  x5 = 3
 x2  x3 + 2x4 + 4x5  x6 = 18
 x2  3x3 + 2x5 + x7 = 10
xj ≥ 0, j = 1, …, 7.
Bài toán đối ngẫu (D) như sau:
g= -3y1 + 18y2 + 10y3 max
y1  1
2.y1- y2 - y3  3
- y1
- y2 -3y3  2
y1
+ 2y2  3
- y1+ 4y2 + 2y3  5
- y2  0
y3  0
Bài toán đối ngẫu (D) có phương án cơ sở với các biến cơ sở y1 = 1, y2 = 0, y3 = 0.
Suy ra giả phương án cơ sở ban đầu của bài toán gốc (P) có các biến cơ sở:
-1
1 0 0 -3

xB = (x1, x6, x7) = B-1b = 0 -1 0  18


0 0 1 10
Tức là
x1 = 3, x6 = 18, x7 = 10
Từ đó ta có:
x1 = 3 – (2x2 –x3 +x4 x5)
x6 = 18 – (x2 +x3 2x4 4x5)
x7 = 10 – (x2 3x3 +2x5)
và f = b00  (b02.x2 + b03.x3 + b04.x4 + b05.x5)
với b00 = 1.(3)+0.(18)+0.10 = 3
b02 = 1.2 3 = 1
b03 = 1.(1) 2 = 3
b04 = 1.1 3 = 2
b05 = 1.(1) 5 = 6
Thay vào biểu thức của f ta có

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.12


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

f = 3 – (1.x2 – 3x3 2x4 – 6x5)


Bảng đơn hình xuất phát sẽ là
Cơ sở 1 x2  x3 x4  x5
x1 = 3 2 1 1 1
x6 = 18 1 1 2 4
x7 = 10 1 3 0 2
f = 3 1 3 2 6

Đây chưa phải phương án tối ưu vì có phần tử âm ở cột 1. Ta xây dựng bảng
đơn hình mới như sau:
- Tìm hàng trụ: ta có
min{b10= 3, b20= 18}= b20= 18.
Vậy ta chọn hàng thứ 2 ứng với b20, tức hàng x6 =, làm hàng trụ.
- Tìm cột trụ: ta có
 b0,i  b  2 b0, 4  6  b0,3
min  b2,i  0 = min  0,3  ,  =  1.
 b2 , i   b2 , 3  2 b2 , 4  4  b2 , 3

b0,3
Vậy ta chọn cột –x4, ứng với  1 , làm cột trụ.
b2,3

- Thực hiện phép biến đổi Jordan với phần tử trụ b23 = 2 (đóng khung) ta nhận
được bảng đơn hình sau:

Cơ sở 1 x2  x3 x6  x5
x1 = 12 5/2 1/2 1/2 3
x4 = 9 1/2 1/2 1/2 2
x7 = 10 1 3 0 2
f = 15 2 4 1 2

Đây chưa phải phương án tối ưu vì có phần tử âm ở cột 1.


Ta tiếp tục xây dựng bảng đơn hình mới như sau:
- Tìm hàng trụ:

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.13


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

Vì chỉ có b10 < 0, nên ta chọn hàng thứ nhất, tức hàng x1 =, làm hàng trụ.
- Tìm cột trụ: ta có
 b0,i  b  4 b0, 4  2 
min  b1,i  0 = min  0, 2  ,   = 2/3.
b
 1,i  b
 1, 2  1 / 2 b1, 4  3 
Vậy ta chọn cột –x5, ứng với 2/3, làm cột trụ.
- Thực hiện phép biến đổi Jordan với phần tử trụ b1,4 = 3 (đóng khung) và
được bảng đơn hình mới

Cơ sở 1 x2  x3 x6  x1
x5 = 4
x4 = 1
x7 = 2
f = 23 11/3 11/3 4/3 2/3

Các phần tử ở cột 1 dương nên đây là bảng đơn hình tối ưu.
Phương án cơ sở tối ưu là:
x1* = x2* = x3* = 0, x4* = 1, x5* = 4, x6* = 0, x7* = 2
và giá trị tối ưu là f * = 23.
Bài toán đối ngẫu của bài toán (P) có dạng sau
g= 3y1 + 18y2 + 10y3  max
y1  1 (tương ứng x1 0)
2y1 y2 y3  3 (tương ứng x2 0)
y1 y2 3y3  2 (tương ứng x3 0)
y1 +2y2  3 (tương ứng x4 0)
y1 +4y2 +2y3  5 (tương ứng x5 0)
y2  0 (tương ứng x6 0)
y3  0 (tương ứng x7 0)
Theo nguyên lý bù trừ, phương án tối ưu (y1, y2, y3) của bài toán đối ngẫu phải
thỏa mãn đẳng thức ở các ràng buộc tương ứng với các xj dương là x4, x5 và x7, tức là
y1 + 2y2 = 3
y1 + 4y2 + 2y3 = 5
y3 = 0

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.14


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

Giải hệ ta được phương án tối ưu y* = (1/3, 4/3, 0) và trị tối ưu g* = 23.

3. Ứng dụng
Phần này trình bày một ứng dụng hiệu quả của phương pháp đơn hình đối
ngẫu.
Cho bài toán quy hoạch tuyến tính chính tắc:
f = c1 x1 + … + cn xn  min (1)
với điều kiện
a11x1 + … + a1nxn = b1
…………... (2)
am1x1 + … + amnxn = bm
xj ≥ 0 (j = 1, … , n) (3)

Giả sử bằng phương pháp đơn hình hoặc đơn hình đối ngẫu ta đã có phương án
tối ưu của bài toán, nhưng theo yêu cầu thực tế ta phải thêm vào bài toán ràng buộc
am+1,1x1 + … + am+1,nxn ≥ bm+1 (2’)
(các thông số khác không thay đổi).
Để sử dụng quá trình giải bài toán trước đó ta sử dụng phương pháp đơn hình
đối ngẫu như sau:
Giả sử bảng đơn hình tối ưu cuối cùng của bài toán ban đầu có dạng:

Cơ sở 1 xm+1 xm+2 … –xn


x1 = b10 b1,m+1 b1,m+2 … b1n
x2 = b20 b2,m+1 b2,m+2 … b2n
… … …………………………
xm = bm0 bm,m+1 bm,m+2 … bmn
f = b00 b0,m+1 b0,m+2 … b0n

Trong đó bi0 ≥ 0, i = 1, …, m và b0k ≤ 0, k = m+1, …, n.


Ta thêm biến phụ xn+1  0 vào ràng buộc (2’) và biểu diễn xn+1 qua ràng buộc
(2’) như sau:

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.15


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

xn+1 = bm+1 + (am+1,1x1 + … + am+1,nxn)


= bm+1,0  (bm+1,m+1xm+1 + … + bm+1,nxn)
trong đó bm+1,0 < 0.
Ta lập bảng đơn hình xuất phát cho bài toán (1), (2), (2’), (3) từ bảng đơn hình
tối ưu của bài toán (1), (2), (3) mở rộng thêm 1 hàng như sau

Cơ sở 1 xm+1 xm+2 … –xn


x1 = b10 b1,m+1 b1,m+2 … b1n
x2 = b20 b2,m+1 b2,m+2 … b2n
… … …………………………
xm = bm0 bm,m+1 bm,m+2 … bmn
xn+1= bm+1,0 bm+1,m+1 bm+1,m+2 … bm+1,n
f = b00 b0,m+1 b0,m+2 … b0n

Đây chính là bảng đơn hình ứng với giả phương án (x1, x2, …, xm, xn+1). Sau đó
áp dụng phương pháp đơn hình đối ngẫu để tìm phương án tối ưu.
 Ví dụ. Giải bài toán sau bằng phương pháp đơn hình
f = x1  x2  2x4 + 2x5  3x6  min
x1 + x4 + x5  x6 = 2
x2 + x4 + x6 = 12
x3 + 2x4 + 4x5 + 3x6 = 9
xj ≥ 0, j = 1, …, 6.
Theo kết quả chương trước ta nhận được bảng đơn hình tối ưu:

Cơ sở 1  x1  x5  x3

x4 = 3 3/5 7/5 1/5


x2 = 8 1/5 9/5 2/5
x6 = 1 2/5 2/5 1/5

f= 17 4/5 21/5 3/5

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.16


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

Phương án cơ sở tối ưu là

x1* = x3* = x5* = 0 , x4* = 3, x2* = 8, x6* = 1

và giá trị tối ưu là f * = 17.

Bây giờ giả sử ta thêm ràng buộc: x1 ≥ 1 vào hệ thống ràng buộc của bài toán.
Để sử dụng kết quả giải trước đó ta thêm vào biến phụ x7  0 với ràng buộc
x1  x7 =1
Từ đó ta có:
x7 = 1 – (x1)
Bảng đơn hình xuất phát của giả phương án là

Cơ sở 1 x1  x5  x3

x4 = 3 3/5 7/5 1/5


x2 = 8 1/5 9/5 2/5
x6 = 1 2/5 2/5 1/5
x7 = 1 1 0 0

f= 17 4/5 21/5 3/5

Áp dụng phương pháp đơn hình đối ngẫu ta thực hiện phép biến đổi Jordan
quanh phần tử trụ 1 (đóng khung) và nhận được bảng đơn hình tối ưu

Cơ sở 1 x7  x5  x3

x4 = 2.4
x2 = 8.2
x6 = 1.4
x1 = 1

f= 16.2 4/5 21/5 3/5

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.17


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

Phương án cơ sở tối ưu là

x3 * = x5 * = 0 , x1* = 1, x4* = 2.4, x2* = 8.2, x6* = 1.4

và giá trị tối ưu là f* = 16.2.

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.18


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

BÀI TẬP
Viết bài toán đối ngẫu của các bài toán quy hoạch tuyến tính sau và trong mỗi cặp
bài toán ấy hãy giải một bài bằng phương pháp đơn hình rồi suy ra phương án tối ưu
của bài kia.
2x1 + 2x2 → min
1. 2x1 + 4x2 + x3 =1
x1 + 2x2 + x4 =1
2x1 + x2 + x5 = 1
xj ≥ 0, j = 1, …, 5

x1  x2 → min
2. 2x1 + x2 ≥2
x1  x2 ≥1
xj ≥ 0, j = 1, 2

7x1 + 5x2 → max


3. 2x1 + 3x2 ≤ 19
2x1 + x2 ≤ 13
3x2 ≤ 15
3x1 ≤ 18
xj ≥ 0, j = 1, 2

Giải bằng phương pháp đơn hình đối ngẫu các bài toán quy hoạch tuyến tính
sau, sau đó suy ra phương án tối ưu của bài toán đối ngẫu.

x1 + 3x2 + 3x3 + x4 → min


4. x1  2x2 + 2x4 ≥8
3x2 + x3  4x4 ≤ 18
3x1 + x2 + 2x3  x4 ≥ 20
xj ≥ 0, j = 1, …, 4

3x1 + 5x2  2x3 + 9x4  x5 + 2x6 + 3x7 → min


5.  3x2 + x4  2x5 + x6  x7 = 15
 x2 + x3  x4 + 5x5 + x7 = 10
x1 + x2 + x4 + 3x5 + 2x7 = 0
xj ≥ 0, j = 1, …, 7

2x1 + 3x2 + 2x3 + 3x4 → min


6.  x1 + x2 + 2x3  x4 = 24
x2 + x3 + 2x4 ≥ 22
x2 + x4 ≥ 8
x2 + x3 ≤ 20
xj ≥ 0, j = 1, …, 4

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.19


Trần Quốc Chiến Quy hoạch tuyến tính

BÀI TẬP THỰC HÀNH


1. Sử dụng phần mềm toán học
a) Viết các lệnh giải bài toán quy hoạch tuyến tính.
b) Viết các lệnh sử dụng nguyên lý đối ngẫu tìm phương án tối ưu của bài toán
quy hoạch tuyến tính trên cơ sở phương án tối ưu của bài toán đối ngẫu.
2*. Viết chương trình cài đặt phương pháp đơn hình đối ngẫu giải bài toán quy hoạch
tuyến tính trong ngôn ngữ lập trình bậc cao (Pascal, C).

Chương IV. Lý thuyết đối ngẫu IV.20

You might also like