Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 41

i

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN MÔN QUẢN TRỊ


CHUỖI CUNG ỨNG

Đề tài: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đễn mạng


lưới phân phối, xuất khẩu chuối ở Đồng Nai
sang TT Trung Quốc và đề xuất giải pháp

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thu Trâm

Nhóm thực hiện : Nhóm 7

Nhóm lớp : MGT44A04

Hà nội, ngày 16 tháng 05 năm 2024


ii

YÊU CẦU BÀI TẬP LỚN


1. Thông tin chung:
Tên học phần/ Mã học
Áp dụng cho đào tạo trình độ và Số phần áp dụng
phần/ Tín chỉ
phạm vi đánh giá: (chia theo yêu cầu đáp ứng
(phù hợp với thạc sĩ, đại
(thạc sĩ, đại học, cao đẳng) chuẩn đầu ra)
học, cao đẳng)
Áp dụng cho bài kiểm tra số 2 đối Quản trị chuỗi cung ứng BÀI TẬP LỚN gồm 01 phần
với đào tạo trình độ đại học chính Mã: MGT44A Số tín chỉ: tương ứng với chuẩn đầu ra học
quy 03 tín chỉ. phần
Họ và tên sinh viên/ Nhóm sinh viên/ Mã sinh viên (có thể
Tên người đánh giá/ giảng viên
ghi danh sách sinh viên nếu áp dụng bài tập nhóm) (*)
Nguyễn Vân Hà
Vũ Thị Ánh Tuyết
Nguyễn Thu Trâm
Hạn nộp
Ngày sinh viên nhận yêu cầu Thời điểm nộp bài của sinh
(Nếu quá hạn, sinh viên chỉ
của BÀI TẬP LỚN viên
đạt điểm tối đa là Đạt)
Bản thảo: trước tuần 14
Buổi học thứ hai Bài hoàn chỉnh: tuần 15

Giải quyết vấn đề thực tế của doanh nghiệp/ngành hoặc triển


khai một dự án của cả nhóm.
Tiêu đề bài tập lớn
Giải pháp, dự án đưa ra cần có tính khả thi cao, có thể đưa vào
áp dụng thực tiễn

2. Yêu cầu đánh giá: Trong bảng sau, sinh viên chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài tập lớn
của sinh viên theo hướng đánh giá đạt chuẩn đầu ra.
Nội dung yêu Chỉ dẫn
Thứ
cầu đối với các trang viết
Thứ tự tự tiêu
Nội dung yêu cầu đối với Chuẩn đầu tiêu chí đánh Điểm trong bài
Chuẩn chí
ra học phần giá theo chuẩn tối đa tập lớn
đầu ra đánh
đầu ra học của sinh
giá
phần viên (*)
1 Biết vận dụng để sắp xếp hoạt động 1 Khả năng 30
quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn, phân tích vấn
công ty/ngành cụ thể. Xây dựng, thiết đề
kế hoặc giải quyết được ít nhất một và xác định
vấn đề của hoạt động chuỗi cung ứng, nguyên nhân:
logistics của một doanh nghiệp/ngành - Lý do chọn
cụ thể đề tài/ Tình
huống
- Phân tích vấn
đề và xác định
nguyên nhân
- Tính cụ thể,
iii

tin cậy của dẫn


chứng và dữ
liệu
Khả năng giải
quyết vấn đề:
- Căn cứ đề
xuất giải pháp
phù hợp, khoa
học
2 30
- Tính khả thi,
ứng dụng thực
tế của giải
pháp
- Tính sáng tạo
và tính mới
Kỹ năng:
- Sử dụng ngôn
ngữ, trình bày
3 20
- Ứng dụng
công nghệ

Trả lời phản


biện:
- Ý trả lời câu
4 hỏi thuyết 10
phục.
- Cách trả lời
rõ ràng, tự tin
Bản báo cáo:
- Nội dung
trình bày logic,
5 thuyết phục 10
- Hình thức
trình bày rõ
ràng, phù hợp
iv

DANH SÁCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN


Ký và ghi rõ họ Điểm
Mã sinh Mức độ đóng tên kiểm
STT Họ và tên
viên góp
(Ký sẵn khi nộp bài) tra 2
1 Lý Yến Nhi 24A4030436
2 Ngô Như Quỳnh 24A4031508
3 Dương Thị Hồng Ngọc 24A4030347
4 Phạm Nhật Minh 24A4031488
5 Nguyễn Thị Ngọc Thu 24A4031522
6 Nguyễn Mai Hương 23A4030246
7 Đỗ Phúc Anh Tuấn 24A4031776
8 Hoàng Phi Lâm 22A4030207
Tổng điểm BTL:…………………………….
v

MỤC LỤC
YÊU CẦU BÀI TẬP LỚN.......................................................................................ii
DANH SÁCH ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN.......................................iv
MỤC LỤC..................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC ẢNH........................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................2
1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng............................2
1.2. Khái niệm và vai trò của hoạt động phân phối............................................3
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng lưới phân phối hàng hóa quốc tế
.............................................................................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU SẢN XUẤT & TIÊU THỤ
CHUỐI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI............................................................................10
2.1. Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất và tiêu thụ chuối........................10
2.2. Tổng quan chuỗi cung ứng chuối tại Đồng Nai.........................................16
CHƯƠNG 3: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU
CHUỐI SANG TQ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI.........................................................22
3.1. Thị trường quốc tế......................................................................................22
3.2. Cạnh tranh với các nước trong khu vực.....................................................22
3.4. Quy định về tiêu chuẩn, chất lượng...........................................................24
3.5. Tính linh hoạt của chuỗi cung ứng.............................................................25
3.6. Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên..................................................26
3.7. Điều kiện tự nhiên (Thời tiết, khí hậu, chất lượng đất & nước, sâu bệnh...)
...........................................................................................................................27
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP......................................................................................29
4.1. Nâng cao quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi.......................29
4.2. Cải tiến quy trình sản xuất.........................................................................30
4.3. Gia tăng chất lượng trong mạng lưới phân phối, xuất khẩu chuối.............30
4.4. Xúc tiến thương mại - Tránh phụ thuộc vào 1 thị trường..........................30
4.5. Cải thiện độ “linh hoạt” của chuỗi cung ứng chuối xuất khẩu..................31
4.6. Kiến nghị dành cho Chính Phủ..................................................................32
KẾT LUẬN..............................................................................................................33
vi

DANH SÁCH CÁC ẢNH


Ảnh 1: Nhập khẩu chuối ở Đức................................................................................10
Ảnh 2: Sản lượng chuối............................................................................................11
Ảnh 3: Các giai đoạn sản xuất và phân phuối chuối.................................................18
Ảnh 4: Mô hình chuỗi cung ứng chuối.....................................................................18
1

LỜI MỞ ĐẦU
Chuối là một trong những loại trái cây được yêu thích nhất trên toàn thế giới.
Việc sử dụng chuối để bổ sung năng lượng, chất điện giải thay thế đồ uống thể thao
ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Nhu cầu này thậm chí còn cao hơn ở các
nước phát triển như Trung Quốc và các nước châu Âu. Tại Việt Nam, xuất khẩu rất
được chú trọng, là mặt hàng chủ lực, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu nông sản
của đất nước. Trong đó, Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng chuối lớn nhất cả nước,
với sản lượng xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, mạng lưới phân phối, xuất khẩu chuối ở Đồng Nai
sang thị trường Trung Quốc đang gặp phải một số khó khăn và thách thức.
Phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành xuất khẩu chuối, không chỉ
là một nguồn thu nhập quan trọng mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của một khu vực nói riêng. Trong bối cảnh
hiện nay, việc phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới phân
phối và xuất khẩu chuối từ Đồng Nai sang Trung Quốc trở thành một vấn đề đáng
được quan tâm và đề cập. Điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá
trình hoạt động của ngành này mà còn đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao
hiệu suất và sự bền vững của ngành nông nghiệp, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển
bền vững cho cộng đồng và môi trường.
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích sâu hơn về các nhân
tố ảnh hưởng đến mạng lưới phân phối và xuất khẩu chuối từ Đồng Nai sang Trung
Quốc, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình hiện tại và tạo ra
những tiến bộ đáng kể trong tương lai.
2

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1. Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng (hay supply chain) là một mạng lưới liên kết các tổ chức,
con người, hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan đến việc di chuyển sản
phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nói
cách khác, nó bao gồm tất cả các bước cần thiết để đưa một sản phẩm từ ý tưởng
ban đầu đến tay khách hàng cuối cùng.
Ví dụ: Chuỗi cung ứng của một chiếc áo thun có thể bao gồm:
 Nhà cung cấp bông trồng bông.
 Nhà máy sản xuất sợi bông từ bông.
 Nhà máy dệt sợi bông thành vải.
 Nhà máy may áo thun từ vải.
 Trung tâm phân phối lưu trữ áo thun.
 Cửa hàng bán lẻ bán áo thun cho khách hàng.
1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách
tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa
hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng
yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn
thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.
1.1.3. Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng
 Sản xuất: Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất
và tồn trữ sản phẩm. Các phương tiện trong sản xuất như là các nhà xưởng và
nhà kho. Vấn đề cơ bản của nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất là: giải
quyết cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả như thế nào. Nếu nhà xưởng
và nhà kho được xây dựng với công suất thừa cao thì khả năng linh động và
đáp ứng nhanh khối lượng lớn về nhu cầu sản phẩm.
 Tồn kho: Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong
suốt chuỗi cung ứng. Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu
nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả. Tồn trữ số lượng hàng tồn
3

kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu
khách hàng. Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi
phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được.
 Địa điểm: Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ
phận của chuỗi cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và
tính hiệu quả. Các quyết định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để
đạt được hiệu quả và tính kinh tế nhờ quy mô. Các quyết định sẽ giảm tập
trung vào các hoạt động ở các khu vực gần khách hàng và nhà cung cấp để
hoạt động đáp ứng kịp thời hơn.
 Vận tải: Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành
phẩm và thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính đáp ứng
nhanh và tính hiệu quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải.
Phương thức vận tải nhanh nhất là máy bay vì đáp ứng nhanh nhất nhưng
cũng tốn chi phí nhiều nhất. Phương thức vận tải chậm hơn như tàu thủy, xe
lửa thì rất có hiệu quả về chi phí nhưng đáp ứng không kịp thời. Chi phí vận
tải có thể bằng 1/3 chi phí vận hành của chuỗi cung ứng nên quyết định chọn
lựa ở đây là rất quan trọng.
 Thông tin: Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác
nhân thúc đẩy của chuỗi cung ứng. Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động
trong một chuỗi cung ứng. Trong phạm vi này, sự kết nối là mạnh (ví dụ như
dữ liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ) thì các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ
có thể quyết định tốt đối với các hoạt động của riêng họ. Điều này giúp cho
việc cực đại hóa lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng. Đó là cách mà thị
trường chứng khoán hay các thị trường tự do khác thực hiện và chuỗi cung
ứng mang tính năng động giống như đối với thị trường.
1.2. Khái niệm và vai trò của hoạt động phân phối
1.2.1. Khái niệm phân phối
Phân phối hàng hóa được định nghĩa là các bước thực hiện di chuyển và lưu
trữ hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, bao gồm từ việc: lên kế hoạch,
tiến hành, giám sát, vận chuyển hàng hóa từ kho nhà sản xuất đến khách hàng trong
chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
1.2.2. Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng
Phân phối là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng, đóng vai trò quan
trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa hoạt động của doanh
4

nghiệp và là một phần không thể thiếu để đảm bảo sự thành công của chuỗi cung
ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Bao gồm:
 Lưu kho và quản lý tồn kho: Phân phối cũng liên quan đến việc lưu trữ sản
phẩm trong các trung tâm phân phối hoặc kho hàng. Điều này bao gồm quản
lý tồn kho, đảm bảo sản phẩm được bảo quản tốt và sẵn sàng để giao hàng
khi cần.
 Tối ưu hóa và Hiệu quả: Phân phối cung cấp cơ hội để tối ưu hóa và cải thiện
hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Bằng cách tối ưu hóa lộ trình vận chuyển,
quản lý tồn kho và quy trình đóng gói, doanh nghiệp có thể giảm chi phí và
tăng năng suất.
 Tạo giá trị cho khách hàng: Phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
giá trị cho khách hàng. Một hệ thống phân phối hiệu quả có thể cung cấp sản
phẩm đúng lúc, đúng chất lượng và đúng giá trị cho khách hàng, tạo điều
kiện thuận lợi để xây dựng lòng tin và sự hài lòng của họ.
 Theo dõi và đánh giá hiệu suất: Phân phối cũng đóng vai trò trong việc theo
dõi và đánh giá hiệu suất của chuỗi cung ứng. Bằng cách theo dõi các chỉ số
quan trọng như thời gian giao hàng, tồn kho, và chi phí vận chuyển, doanh
nghiệp có thể cải thiện quá trình phân phối của mình.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng lưới phân phối hàng hóa quốc tế
Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ phân phối hàng hoá hiện nay bao gồm 5 yếu
tố chính là: yếu tố luật pháp, tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm địa lý, chủng loại
sản phẩm và yếu tố toàn cầu.
1.3.1. Yếu tố luật pháp
a. Luật cạnh tranh:
 Luật chống độc quyền: Các quy định chống độc quyền nhằm hạn chế hành
vi độc quyền, thao túng thị trường và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Doanh
nghiệp cần đảm bảo hoạt động phân phối không vi phạm các quy định này,
tránh hình thành thế độc quyền hoặc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
 Luật về giá cả: Một số quốc gia có quy định về giá tối thiểu, giá tối đa hoặc
kiểm soát giá đối với một số mặt hàng nhất định. Doanh nghiệp cần tuân thủ
các quy định này khi thiết kế giá bán và chính sách phân phối sản phẩm.
b. Luật sở hữu trí tuệ:
 Luật thương hiệu: Việc sử dụng thương hiệu, logo và bao bì sản phẩm cần
tuân thủ luật thương hiệu tại các quốc gia mục tiêu. Doanh nghiệp cần đăng
5

ký thương hiệu và đảm bảo thương hiệu không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
của bên thứ ba.
 Luật bản quyền: Một số sản phẩm như sách, nhạc, phim ảnh có thể chịu sự
bảo hộ bản quyền. Doanh nghiệp cần tuân thủ luật bản quyền khi phân phối
các sản phẩm này, tránh vi phạm quyền tác giả và quyền sở hữu liên quan.
c. Luật thương mại quốc tế:
 Hiệp định thương mại tự do: Các hiệp định thương mại tự do có thể quy
định về thuế quan, hạn ngạch và các biện pháp phi thuế quan ảnh hưởng đến
việc phân phối hàng hóa. Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định này để tận
dụng ưu đãi thuế quan và tránh vi phạm các điều khoản của hiệp định.
 Quy định về xuất nhập khẩu: Các quy định về thủ tục hải quan, kiểm dịch
và an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến việc vận chuyển và phân phối hàng hóa
quốc tế. Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định này để đảm bảo sản phẩm
được nhập khẩu và phân phối hợp pháp.
d. Luật bảo vệ người tiêu dùng:
 Luật về quảng cáo: Các quy định về quảng cáo có thể giới hạn nội dung,
hình thức và phương thức quảng cáo sản phẩm. Doanh nghiệp cần đảm bảo
quảng cáo tuân thủ luật pháp và không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
 Luật về bảo hành và đổi trả sản phẩm: Các quy định về bảo hành và đổi
trả sản phẩm quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm bị lỗi
hoặc hư hỏng. Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định này để bảo vệ quyền
lợi của người tiêu dùng và xây dựng uy tín thương hiệu.
1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội
a. Mức độ phát triển kinh tế:
 Mức thu nhập: Mức thu nhập bình quân đầu người ảnh hưởng đến nhu cầu
tiêu dùng và khả năng chi trả của người dân. Doanh nghiệp cần điều chỉnh
sản phẩm, giá cả và kênh phân phối phù hợp với mức thu nhập của thị trường
mục tiêu.
 Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, kho bãi và dịch vụ logistics phát triển
giúp giảm chi phí vận chuyển và rút ngắn thời gian giao hàng, tạo điều kiện
cho việc thiết lập mạng lưới phân phối rộng khắp.
b. Cơ cấu dân số:
 Quy mô dân số: Quy mô dân số lớn tiềm ẩn thị trường tiêu dùng rộng lớn,
nhưng cũng đòi hỏi mạng lưới phân phối phức tạp và chi phí đầu tư cao.
6

 Cơ cấu độ tuổi: Cơ cấu độ tuổi trẻ trung có xu hướng ưa chuộng sản phẩm
công nghệ cao và hiện đại, trong khi cơ cấu độ tuổi già có nhu cầu về sản
phẩm chăm sóc sức khỏe và tiện ích sinh hoạt.
 Phân bố dân cư: Mật độ dân cư cao ở khu vực thành thị đòi hỏi mạng lưới
phân phối dày đặc, trong khi khu vực nông thôn có thể áp dụng mô hình
phân phối tập trung.
c. Văn hóa và phong tục tập quán:
 Sở thích tiêu dùng: Sở thích tiêu dùng khác biệt về trang phục, ẩm thực,
giải trí đòi hỏi doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm và chiến lược marketing
phù hợp.
 Phong tục tập quán: Phong tục tập quán mua sắm, thanh toán và giao hàng
có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối và phương thức vận
chuyển.
 Ngôn ngữ: Doanh nghiệp cần dịch thuật tài liệu, bao bì sản phẩm và thông
tin marketing sang ngôn ngữ địa phương để dễ dàng tiếp cận khách hàng.
d. Chính sách của chính phủ:
 Chính sách thương mại: Chính sách thuế quan, hạn ngạch và các biện pháp
phi thuế quan ảnh hưởng đến việc nhập khẩu và phân phối sản phẩm.
 Chính sách đầu tư: Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài có thể tạo
điều kiện cho doanh nghiệp thiết lập mạng lưới phân phối tại thị trường mục
tiêu.
 Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Các chương trình hỗ trợ xuất khẩu, xúc
tiến thương mại và phát triển thị trường giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí
và gia tăng hiệu quả phân phối.
e. Biến động kinh tế - xã hội:
 Khủng hoảng kinh tế: Khủng hoảng kinh tế có thể dẫn đến giảm nhu cầu
tiêu dùng, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và buộc doanh nghiệp điều
chỉnh mạng lưới phân phối.
 Biến động tỷ giá hối đoái: Biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chi phí
nhập khẩu và giá bán sản phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp linh hoạt trong việc
điều chỉnh giá cả và chiến lược phân phối.
 Thiên tai và dịch bệnh: Thiên tai và dịch bệnh có thể gây gián đoạn chuỗi
cung ứng, ảnh hưởng đến việc vận chuyển và phân phối hàng hóa.
1.3.3. Đặc điểm địa lý
7

a. Vị trí địa lý
 Vị trí quốc gia: Quốc gia nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ,
đường biển hoặc đường hàng không sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận
chuyển và phân phối hàng hóa.
 Khoảng cách đến thị trường mục tiêu: Khoảng cách xa giữa doanh nghiệp
và thị trường mục tiêu có thể dẫn đến chi phí vận chuyển cao và thời gian
giao hàng lâu hơn, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh
tranh.
b. Địa hình
 Địa hình hiểm trở: Địa hình đồi núi hoặc nhiều sông ngòi có thể gây khó
khăn cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, dẫn đến chi phí vận
chuyển cao hơn.
 Điều kiện khí hậu: Khí hậu khắc nghiệt như nóng bức, lạnh giá hoặc ẩm ướt
có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển và lưu
kho.
c. Mật độ dân số
 Mật độ dân số cao: Mật độ dân số cao đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng
lớn, tạo điều kiện cho việc phân phối hàng hóa dễ dàng hơn và tiết kiệm chi
phí.
 Phân bố dân số: Dân số tập trung ở khu vực thành thị hay nông thôn ảnh
hưởng đến việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp.
d. Cơ sở hạ tầng
 Mạng lưới giao thông: Hệ thống đường sá, cảng biển, sân bay phát triển
giúp giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa.
 Hệ thống kho bãi: Hệ thống kho bãi hiện đại, có quy mô phù hợp giúp lưu
trữ sản phẩm hiệu quả và bảo quản chất lượng sản phẩm.
e. Yếu tố văn hóa
 Sở thích tiêu dùng: Sở thích tiêu dùng của người dân ở các quốc gia khác
nhau ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm và kênh phân phối phù hợp.
 Phong tục tập quán: Phong tục tập quán địa phương có thể ảnh hưởng đến
cách thức phân phối và bán hàng.
1.3.4. Chủng loại sản phẩm
a. Tính chất vật lý
8

 Sản phẩm dễ hỏng: Sản phẩm dễ hỏng như thực phẩm, hoa quả cần hệ
thống phân phối lạnh với cơ sở hạ tầng bảo quản và vận chuyển chuyên biệt
để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình phân phối.
 Sản phẩm cồng kềnh: Sản phẩm cồng kềnh như máy móc, thiết bị công
nghiệp cần hệ thống vận tải phù hợp và kho bãi rộng rãi để lưu trữ và vận
chuyển hiệu quả.
 Sản phẩm nguy hiểm: Sản phẩm nguy hiểm như hóa chất, chất dễ cháy cần
được vận chuyển và lưu trữ theo quy định an toàn nghiêm ngặt để đảm bảo
an toàn cho người và môi trường.
b. Giá trị sản phẩm
 Sản phẩm giá trị cao: Sản phẩm giá trị cao như trang sức, kim loại quý cần
hệ thống phân phối an toàn với các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt để tránh
thất thoát và gian lận.
 Sản phẩm giá rẻ: Sản phẩm giá rẻ như hàng tiêu dùng nhanh cần hệ thống
phân phối rộng khắp với nhiều đại lý và kênh bán hàng để tối ưu hóa chi phí
phân phối và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
c. Vòng đời sản phẩm
 Sản phẩm ở giai đoạn đầu vòng đời: Sản phẩm ở giai đoạn đầu vòng đời
cần mạng lưới phân phối rộng khắp để thâm nhập thị trường và tạo nhận thức
thương hiệu.
 Sản phẩm ở giai đoạn cuối vòng đời: Sản phẩm ở giai đoạn cuối vòng đời
có thể tập trung vào các thị trường tiềm năng nhất với mạng lưới phân phối
hiệu quả để tối ưu hóa lợi nhuận.
d. Nhu cầu thị trường
 Nhu cầu thị trường cao: Sản phẩm có nhu cầu thị trường cao cần hệ thống
phân phối linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
 Nhu cầu thị trường theo mùa: Sản phẩm có nhu cầu thị trường theo mùa
cần hệ thống phân phối có khả năng điều chỉnh nguồn cung và nhu cầu để tối
ưu hóa hiệu quả hoạt động
1.3.5. Yếu tố toàn cầu
a. Toàn cầu hóa
 Xu hướng hội nhập kinh tế: Việc gia tăng các hiệp định thương mại tự do,
liên minh kinh tế và khu vực mậu dịch tự do tạo điều kiện thuận lợi cho giao
9

thương quốc tế, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường và thiết kế mạng
lưới phân phối xuyên quốc gia.
 Sự phát triển của công nghệ: Tiến bộ công nghệ thông tin và truyền thông,
đặc biệt là sự bùng nổ của internet, thương mại điện tử và logistics, giúp
doanh nghiệp kết nối dễ dàng với khách hàng quốc tế, tối ưu hóa quy trình
phân phối và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.
b. Cạnh tranh quốc tế
 Sự cạnh tranh gay gắt: Môi trường kinh doanh quốc tế cạnh tranh gay gắt
buộc doanh nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối hiệu quả, tối ưu hóa chi
phí và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh
tranh.
 Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới: Doanh nghiệp cần theo dõi
sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, phân tích chiến lược và ưu thế
của họ để điều chỉnh mạng lưới phân phối phù hợp và duy trì khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
c. Phát triển bền vững
 Mối quan tâm đến môi trường: Doanh nghiệp cần thiết kế mạng lưới phân
phối tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.
 Trách nhiệm xã hội: Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố đạo đức, trách
nhiệm xã hội và văn hóa địa phương khi thiết kế mạng lưới phân phối, đảm
bảo hoạt động kinh doanh phù hợp với chuẩn mực quốc tế và góp phần phát
triển cộng đồng.
10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU SẢN XUẤT & TIÊU THỤ
CHUỐI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất và tiêu thụ chuối
2.1.1. Tình hình tiêu thụ chuối trên TG (đặc biệt là thị trường TQ)
- Trên thế giới:
Chuối là cây lương thực quan trọng thứ tư sau lúa mì, gạo và ngô (xét về sản
lượng) và là loại trái cây được thế giới ưa chuộng (xét về số lượng tiêu thụ). Chuối
là một trong những loại trái cây xuất khẩu chủ yếu, cũng là nguồn sinh kế và thực
phẩm quan trọng. Theo ITC Trademap, xuất khẩu chuối toàn cầu đạt giá trị trên
13,049 triệu USD vào năm 2021. Ecuador là nước xuất khẩu chuối lớn nhất, chiếm
26% tổng xuất khẩu toàn cầu. Philippines, Costa Rica và Colombia là những nước
xuất khẩu chuối hàng đầu khác trên thế giới. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu chuối hàng
đầu, chiếm 16,7% thị phần nhập khẩu của thế giới vào năm 2021.
Việc sử dụng chuối để bổ sung năng lượng, chất điện giải thay thế đồ uống
thể thao ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Nhu cầu này thậm chí còn cao hơn
ở các nước phát triển như Trung Quốc và các nước châu Âu do nhập khẩu chuối
tăng dần trong vài năm qua. Theo bản đồ thương mại ITC, nhập khẩu chuối ở Đức
đã tăng hơn 150.000 tấn trong giai đoạn 2018-2021, đạt 1,41 triệu tấn vào năm
2021. Nhu cầu về chuối được dự đoán sẽ tăng hơn nữa trong giai đoạn dự báo do ý
thức về sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng tăng.

Ảnh 1: Nhập khẩu chuối ở Đức


Châu Á-Thái Bình Dương dẫn đầu thị trường chuối với 55,4% thị phần sản
xuất toàn cầu vào năm 2020. Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ là
nước sản xuất chuối lớn nhất thế giới, với sản lượng 31.504.000 tấn trên diện tích
11

878.000 ha vào năm 2020, tiếp theo là Trung Quốc và Indonesia. Xuất khẩu chuối
của Ấn Độ đạt giá trị 142.899 nghìn USD vào năm 2021, chỉ chiếm 1% xuất khẩu
của thế giới do hầu hết chuối trồng ở nước này đều được sử dụng cho tiêu dùng nội
địa. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân đầu người đang tăng lên ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương do dân số tăng. Mức tiêu thụ ngày càng tăng đang thúc đẩy các
nhà sản xuất trên toàn khu vực tăng mức sản xuất.
Sản xuất và xuất khẩu chuối được các chính phủ trong khu vực hỗ trợ do
tiềm năng xuất khẩu cao trên thị trường toàn cầu. Vào tháng 4 năm 2022, Ủy ban
Trồng trọt Quốc gia ở Ấn Độ đã công bố phát triển sản xuất và xuất khẩu chuối ở ba
huyện Kurnool, Anantapur và Kadapa của bang Andhra Pradesh như một phần của
Dự án Phát triển Cụm (CDP). Dự án nhằm mục đích xuất khẩu hơn 75.000 tấn
chuối bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng xuất khẩu trong cụm. Sản lượng chuối ngày
càng tăng trong khu vực nhờ tiềm năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng tăng
là một trong những yếu tố được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường chuối
trong những năm tới.

Ảnh 2: Sản lượng chuối


- Thị trường Trung Quốc:
Người tiêu dùng Trung Quốc đang dần chú ý hơn tới chuối nhập khẩu từ thị
trường Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, đầu năm 2024, Việt
Nam vượt Philippines trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc.
Trong khi đó, nhập khẩu từ Philippines đạt 64,6 nghìn tấn, trị giá 33,8 triệu
USD, giảm 33% về lượng và giảm 45,3% về trị giá, chiếm 19,2% tổng lượng chuối
nhập khẩu, giảm 11,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023. Giá trái chuối nhập
khẩu bình quân từ Philippines đạt 524 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm
2023.
12

Campuchia là thị trường cung cấp chuối lớn thứ 3 cho Trung Quốc trong 2
tháng đầu năm 2024, đạt 46,6 triệu USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 35,3% về trị
giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Campuchia đạt
533,8 USD/tấn, giảm 30,7% so với cùng kỳ năm 2023.
2.1.2. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu chuối ở Việt Nam
- Tình hình sản xuất:
Năm 2022, diện tích trồng chuối tại Việt Nam ước tính khoảng 154.000
hecta, sản lượng hàng năm đạt 2,3 triệu tấn. Chuối là loại trái cây có thể thu hoạch
quanh năm và đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mạnh mẽ của
ngành nông nghiệp tại Việt Nam.
Trong năm đó, việc xuất khẩu chuối của Việt Nam đạt 2,2 triệu tấn, tăng
25% so với năm 2021. Giá trị xuất khẩu đạt 2,2 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm
trước. Chuối tiêu chiếm phần lớn sản lượng tại Việt Nam, với khoảng 20% ở các
tỉnh miền Nam và 50% ở các tỉnh miền Bắc.
- Tình hình tiêu thụ:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2023,
nhập khẩu chuối của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022.
Philippines tiếp tục là thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Việt Nam, với kim
ngạch đạt 900 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp theo là
Indonesia, với kim ngạch đạt 250 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Chuối nhập khẩu chủ yếu được tiêu thụ ở các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tiêu thụ
chuối cao. Chuối nhập khẩu được sử dụng cho cả mục đích tiêu dùng và chế biến.
Việc nhập khẩu chuối giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tiêu thụ chuối trong
nước, đặc biệt là vào những thời điểm sản lượng chuối trong nước không đáp ứng
đủ nhu cầu. Ngoài ra, nhập khẩu chuối còn giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung
chuối, nâng cao chất lượng chuối tiêu dùng trong nước.
- Tình hình xuất khẩu chuối của Việt Nam:
+ Năm 2023:
Thị phần chuối của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, trở thành thị trường cung
cấp lớn thứ hai của Trung Quốc. Trong 10 tháng năm 2023, chuối chiếm 28,2%
tổng lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc, tăng 2,6 điểm so với cùng kỳ năm
2022 và 7,3 điểm so với cùng kỳ năm 2021 (thời điểm trước khi Nghị định thư
được ký kết).
13

Tình hình xuất khẩu chuối của Việt Nam năm 2023 có nhiều khởi sắc, với
kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2023 đạt 2,2 triệu tấn, tăng 25% về lượng
và tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất
trong vòng 5 năm trở lại đây.
Trong đó, chuối tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất, với kim ngạch đạt 1,8 tỷ USD,
tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp theo là chuối già Nam Mỹ, với kim ngạch
đạt 400 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022. Chuối Cavendish chiếm tỷ
trọng nhỏ nhất, với kim ngạch đạt 200 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm
2022.
Kim ngạch xuất khẩu các loại chuối của Việt Nam:
 Chuối tiêu được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, chủ yếu là
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...
 Chuối già Nam Mỹ là loại chuối có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng. + già Nam Mỹ được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên
thế giới, chủ yếu là châu Âu, Mỹ, Australia,...
 Chuối Cavendish là loại chuối có giá trị kinh tế cao, được sử dụng nhiều
trong chế biến.
 Chuối Cavendish được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, chủ yếu
là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...
Theo đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chuối lớn nhất của Việt Nam,
với kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp theo là
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia,...Các tỉnh, thành phố có sản lượng chuối
xuất khẩu lớn nhất là Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre,...
+ Năm 2024:
Trung Quốc chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam,
với các thị trường xuất khẩu khác bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Đông
và Singapore. Tuy nhiên, xuất khẩu chuối của Việt Nam đang gặp khó khăn do giá
chuối tại thị trường Trung Quốc giảm. Trong đầu năm 2024, việc xuất khẩu chuối
của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Giá
thu mua chuối tại các trang trại cũng giảm đáng kể, chỉ khoảng 1.000–2.000 đồng
(tương đương 0,04–0,08 USD) mỗi kg.
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2024,
Việt Nam đã vượt qua Philippines để trở thành thị trường cung cấp chuối lớn nhất
cho Trung Quốc. Việt Nam đạt 173,5 nghìn tấn, trị giá 70,3 triệu USD, tăng 21% về
14

lượng và 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đây chiếm 51,5% tổng lượng
chuối nhập khẩu của Trung Quốc, tăng 6,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
2023.
Giá chuối nhập khẩu bình quân từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 là
405,4 USD/tấn, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhất trong số
các nguồn cung cấp chuối cho thị trường Trung Quốc.
2.1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu chuối tại Đồng Nai
- Thực trạng sản xuất:
Thực trạng sản xuất chuối năm 2023 của tỉnh Đồng Nai cho thấy sự phát
triển đáng kể của ngành nông nghiệp địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng
chuối. Diện tích trồng chuối và vị trí hàng đầu: Tỉnh Đồng Nai có diện tích trồng
chuối lớn nhất, chiếm tỷ lệ 8,53% của tổng diện tích trồng chuối của cả nước và
71% vùng Đông Nam Bộ. Điều này cho thấy sự chú trọng và sự đầu tư mạnh mẽ
vào ngành trồng cây này.
Phân bố và năng suất: Diện tích cây chuối phân bố rộng khắp các huyện
trong tỉnh, đặc biệt tập trung nhiều ở các huyện Trảng Bom, Thống Nhất và Định
Quán. Tuy nhiên, năng suất trung bình hiện chỉ đạt khoảng 40 - 45 tấn/ha, dưới tiềm
năng của cây chuối là từ 50 - 55 tấn/ha. Điều này gợi ra cơ hội để tăng cường hiệu
suất sản xuất.
Xuất khẩu và thị trường tiêu thụ: Hơn 80% sản lượng chuối của Đồng Nai
được xuất khẩu, chủ yếu là vào thị trường Trung Quốc, cùng với Hàn Quốc, Nhật
Bản và Malaysia. Điều này cho thấy sự đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất
khẩu, giúp giảm bớt phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.
Chủng loại chuối và giá trị thu nhập: Trong đó, chuối già Nam Mỹ là loại
chuối phổ biến nhất, mang lại thu nhập ổn định cho người trồng, với thu nhập bình
quân 1 ha trồng chuối khoảng 200 triệu đồng/năm. Việc đầu tư vào các loại chuối
khác như chuối sứ và chuối cau cũng đem lại tiềm năng tăng thu nhập cho nông
dân.
Sự công nhận và phê duyệt: Tỉnh Đồng Nai được công nhận về số lượng mã
từ Cục Bảo vệ thực vật và phê duyệt lên đến 30 vùng trồng chuối và 39 cơ sở đóng
gói chuối. Điều này làm nổi bật sự quan trọng của ngành chuối đối với nền kinh tế
và cung cấp một cơ sở vững chắc cho sự phát triển của ngành này.
Cây chuối ở Đồng Nai được thu hoạch quanh năm, tập trung vụ chính từ
tháng 9 đến tháng 5 năm sau. Tổng sản lượng ước đạt khoảng 350 ngàn tấn, trong
15

đó, tỷ lệ quả tươi tiêu thụ nội địa 15%, đưa vào chế biến 5%, xuất khẩu 80 – 85 %.
Cây chuối cấy mô hiện thuộc tốp các cây trồng cho lợi nhuận cao. Theo nông dân
trồng chuối già cấy mô xuất khẩu, vài năm trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu
thường bán được mức cao nên nông dân trồng chuối cấy mô thường thu được lợi
nhuận tốt. Đây cũng là nguyên nhân diện tích cây trồng này không ngừng tăng
nhanh trong những năm qua. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật
và Thủy lợi (Sở NN-PTNT), trong 5 năm qua, diện tích trồng chuối ở tỉnh tăng lên
gần gấp đôi, từ hơn 7,3 ngàn ha vào năm 2016 tăng lên hơn 13,1 ngàn ha vào năm
2021.
- Thực trạng tiêu thụ:
Chuối là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Với diện tích hơn 14
ngàn ha, Đồng Nai đang đứng đầu cả nước về diện tích trồng chuối xuất khẩu. Năm
2022, Việt Nam ký nghị định thư với Trung Quốc xuất khẩu các mặt hàng trái cây
chính ngạch sang thị trường này, trong đó có sản phẩm chuối tươi. Theo đó, 2023 là
năm đầu tiên Đồng Nai xuất khẩu sản phẩm chuối tươi chính ngạch sang thị trường
Trung Quốc với sự tăng trưởng ấn tượng
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh rất quan tâm khuyến khích,
hỗ trợ nông dân nhân rộng các vùng trồng chuối đạt chuẩn xuất khẩu. Kết quả đến
nay, toàn tỉnh đã có 31 vùng trồng chuối được cấp mã vùng trồng với tổng diện tích
5,6 ngàn ha.
Do thấy trồng chuối cấy mô mang lại lợi nhuận cao và thị trường có nhu cầu
mạnh mẽ, nhiều nông dân đã tăng diện tích trồng chuối. Có hộ gia đình thuê đất từ
1-6 hecta để đầu tư trồng chuối xuất khẩu, vì họ tin rằng việc xuất khẩu chuối được
chính thức sẽ ổn định trong thời gian dài, đặc biệt là khi Trung Quốc là một thị
trường lớn, còn nhiều cơ hội để mở rộng số lượng xuất khẩu.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 14 ngàn hecta trồng chuối, diện tích này
đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2016, tỉnh có 7,3 ngàn hecta,
nhưng đến cuối năm 2023, con số này tăng lên 14 ngàn hecta. Mặc dù đã xuất khẩu
được chính ngạch, nhưng phần lớn chuối vẫn được xuất khẩu sang thị trường Trung
Quốc, trong khi việc xuất khẩu sang các thị trường khác rất ít. Điều này khiến việc
xuất khẩu chuối phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Tình trạng này có
thể gây ra nhiều rủi ro, vì chỉ cần thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu, chuối của
Đồng Nai sẽ đối mặt với nguy cơ không thể bán được, giá giảm sâu, gây ra thiệt hại
nặng nề cho nông dân.
16

=> Xu hướng tăng trưởng và thu nhập cao từ chuối cấy mô: Xuất khẩu chuối cấy
mô của Đồng Nai đã tăng đáng kể nhờ vào thị trường Trung Quốc. Giá chuối xuất
khẩu trong năm 2023 cao, mang lại lợi nhuận đáng kể cho nông dân.
+ Tăng diện tích trồng chuối cấy mô: Do thị trường đang hút hàng, nhiều nông
dân đã tăng diện tích trồng chuối cấy mô để tận dụng cơ hội thu nhập cao.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng đồng nghĩa với việc nông dân phụ thuộc
nhiều vào thị trường Trung Quốc, gây ra rủi ro nếu thị trường này giảm nhập
khẩu.
+ Rủi ro từ sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc: Sự phụ thuộc quá mức
vào thị trường Trung Quốc có thể đem lại rủi ro cao cho ngành trồng chuối ở
Đồng Nai. Nếu thị trường này giảm nhập khẩu, có thể gây thiệt hại nặng nề
cho nông dân và làm giảm giá trị của sản phẩm.
- Thực trạng xuất khẩu:
Chuối là loại cây ăn trái thuộc tốp đầu về xuất khẩu của tỉnh khi năm 2022,
Đồng Nai đã xuất khẩu trên 400 ngàn tấn chuối. Đa số diện tích chuối trên địa bàn
tỉnh là cung cấp cho thị trường xuất khẩu nên nông dân trồng chuối đầu tư bài bản,
cải tiến quy trình canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để cây trồng đạt
năng suất cao, cả về mẫu mã và chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Bà Trần Thị Tú Oanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực
vật và Thủy lợi (Sở NN-PTNT) cho biết, hiện cả nước có 35 tỉnh với 286 mã số
vùng trồng chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong đó Đồng Nai là tỉnh
đứng đầu cả nước về số lượng mã số vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã
số và Tổng Cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Toàn tỉnh hiện có 30 vùng trồng
với diện tích 5.669ha được cấp mã số; chiếm tỷ lệ 43% diện tích trồng chuối trên
địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh cũng có 39 cơ sở đóng gói chuối được cấp mã số.
Năm 2023, xuất khẩu chuối cấy mô của Đồng Nai đạt thành công lớn do thị
trường Trung Quốc tăng mạnh việc nhập khẩu chuối theo đường chính ngạch. Nông
dân trồng chuối trong tỉnh đã đáp ứng được các tiêu chuẩn để xuất khẩu, giá chuối
xuất khẩu vào năm 2023 đạt từ 13-14 nghìn đồng/kg, nhiều nhà vườn có được lợi
nhuận lớn, lên đến 300-400 triệu đồng/ha/năm.
2.2. Tổng quan chuỗi cung ứng chuối tại Đồng Nai
- Sản xuất:
+ Vùng trồng:
 Tập trung chủ yếu tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán.
17

 Diện tích: Hơn 14.000 ha.


 Năng suất: 40-45 tấn/ha.
 Sản lượng: 450.000 tấn/năm.
 Hơn 80% sản lượng dành cho xuất khẩu.
+ Giống chuối:
 Chuối Cavendish chiếm chủ đạo.
 Một số giống khác như chuối Nam Hoa, chuối tây…
+ Quy trình sản xuất: Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm,
sử dụng giống sạch, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, hợp tác xã và
tổ chức phi chính phủ tham gia hỗ trợ nông dân.
 Chuối được thu hoạch khi đạt độ chín thích hợp.
 Sau thu hoạch, chuối được vận chuyển về nhà vườn hoặc cơ sở thu mua.
 Tại đây, chuối được sơ chế, loại bỏ quả hỏng, phân loại theo kích thước và
chất lượng.
 Một số chuối được chế biến thành sản phẩm như sấy khô, đông lạnh, bột
chuối.
 Phần lớn chuối được đóng gói xuất khẩu tươi.
 Quy trình đóng gói đảm bảo chất lượng, bảo quản chuối tươi ngon trong quá
trình vận chuyển.
- Xuất khẩu:
+ Thị trường xuất khẩu chính: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU.
+ Kim ngạch xuất khẩu chuối của Đồng Nai năm 2023: Gần 121.000 tấn, đạt
giá trị 1.449 tỷ đồng.
+ Đồng Nai là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích trồng chuối xuất khẩu và số
lượng mã số vùng trồng được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc.
2.2.1. Các giai đoạn sản xuất và tiêu thụ chuối tại Đồng Nai
18

Ảnh 3: Các giai đoạn sản xuất và phân phuối chuối quốc tế
- Mô hình chuỗi cung ứng chuối:

Ảnh 4: Mô hình tổng quan chuỗi cung ứng chuối


2.2.2. Các đặc điểm của thành viên trong chuỗi cung ứng chuối tại tỉnh Đồng
Nai
- Nông dân và trang trại trồng chuối:
+ Nông dân trồng chuối
Sau khi thu hoạch, thông thường người nông dân bán thẳng cho nhà đóng
gói, hoặc thông qua thương lái để tiêu thụ sản phẩm. Công đoạn sau thu hoạch do
người nông dân đảm nhiệm có tóm tắt như sau:
 Vận chuyển đến thương lái lớn/HTX hoặc nhà đóng gói
 Tồn trữ -> đóng gói → vận chuyên
 Hai hình thức trên phụ thuộc nhiều vào độ lớn của mỗi hộ nông dân, như sau:
 Nông dân nhỏ: Chiếm khoảng 95%. Hộ trồng thấp nhất cũng được từ 1 - 3
hecta. .
 Đây là những nông dân không có khả năng cung cấp số lượng lớn, chịu ảnh
hướng nhiều bởi thương lái, hoặc nhà đóng gói/xuất khẩu về giá cả, và
phương thức vận chuyển, thu hoạch v.v... Họ không có điểm sơ chế, nếu
19

không bán mão, họ tự thu hoạch sản phẩm bằng cách chặt từng buồng sau đó
chuyển đến điểm tiếp nhận của thương lái.
+ Trang trại trồng chuối
 Trang trại trồng chuối lớn thường cung cấp chuối số lượng lớn cho thương
lái, nhà đóng gói. Tuy nhiên trong nhiều trưởng hợp, họ thường tự đóng vai
trò nhà đóng gói và cung cấp chuối thành phẩm cho nhà xuất khẩu.
 Các trang trại lớn thường đóng vai trò như nhà đóng gói bằng việc thu gom
chuối tử các vườn xung quanh.Các trang trại lớn thường đóng vai trò như
nhà đóng gói bằng việc thu gom chuối từ các vườn xung quanh.
 Trang trại trồng chuối quy mô vừa, lớn có thể đóng vai trò nhà đóng gói khi
xây dựng thêm các khu vực đóng gói, kho lạnh để sơ chế, đóng gói và bảo
quản thành phẩm nhằm giúp chuối đạt chất lượng tốt nhất khi giao tới nhà
xuất khẩu.
- Thương lái và nhà đóng gói:
+ Thương lái (Collector - Người thu gom)
Từ "thương lái" được sử dụng phổ biến ở miền Nam, trong khi miền Bắc gọi
những cả nhân này là "dẫn buôn". Nhìn chung, thương lái địa phương có vai trò rất
quantrọng trong việc thu gom chuối của những người nông dân sản xuất nhỏ lẻ đề
phân phối lại thị trường. Thông thường, thương lái thu mua trực tiếp từ nông dân
hoặc bản thân thương lái hợp tác trồng trọt với nông dân. Từ thương lái, săn phẩm
được xuất khẩu hoặc được tiêu thụ nội địa tại chợ đầu mối. Số lượng lao động làm
việc cho từng thương lái rất khác nhau. Một vài thương lái chỉ có 3 - 5 nhân công
(thương lái nhỏ) nhưng có thương lái lại có đến hàng trăm nhân công (thương lái
lớn). Những thương lái nhỏ được bố trí tại khắp những nơi có nguồn chuối để bán
lại cho những thương lái lớn.
Trong chuỗi cung ứng chuối, một số thương lái lớn có thể kiêm vai trò của
nhà đóng gói bằng cách xây dựng đội ngũ nhân công đóng gói "dã chiến" - thực
hiện hoạt động thu hoạch, sơ chế và đóng gói chuối thành phẩm tại vườn - sau đó
vận chuyển trực tiếp đến kho người mua hoặc đóng trực tiếp lên container lạnh dưới
sự giám sát của người mua (công ty xuất khẩu).
+ Nhà đóng gói - Packing house
Nhà đóng gói có tiền thân là những thương lái và các trang trại chuối lớn tại
địa phương. Họ thu gom chuối từ các vườn xung quanh hoặc mua trực tiếp tử các
thương lái để bắt đầu sơ chế, đóng gói và bảo quản chuỗi thành phẩm. Họ có cơ sở
20

vật chất khá đầy đủ và hiện đại với đội ngũ nhân công thu hoạch, đóng gói chuyên
nghiệp. Chuối sau khi thu hoạch, được vận chuyển đến nhà đóng gói thông qua hệ
thống cáp, xe tải lót mút xốp được đưa vào bề nước diệt khuẩn và tiến hành các
công đoạn sơ chế phủ hợp, sau đó được đóng gói và đưa vào kho lạnh bảo quản.
Thành phẩm chuối được đóng gói theo dây chuyển và bảo quản ở kho lạnh
để đàm bảo chất lượng cho chuối thành phẩm. Các nhà đóng gói hiện nay còn áp
dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo mã vạch, mã số và có hệ thống quản lý chất
lượng đạt chuẩn xuất khấu theo yêu cầu từ các nhà nhập khẩu trên thế giới.
Nhìn chung, hoạt động sơ chế và bảo quản chuỗi thông qua nhà đóng gói
đang là xu hướng chung trên toàn bộ chuỗi cung ứng trái cây, rau quả tươi tại Việt
Nam để đảmbảo hàng hóa có thê được quản lý một cách công khai, minh bạch và
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- HĐ phân phối chuối thành phẩm (nhà xuất khẩu - nhà nhập khẩu - nhà bán lẻ/
nhà chế biến - khách hàng)
Công ty xuất nhập khẩu là công ty phụ trách các hoạt động bao gồm mua
hàng từ các nhà đóng gói/nhà bán sỉ sau đó vận chuyển thành phẩm chuối trong các
container lạnh đến cảng, đặt tàu, làm các thủ tục xuất khẩu tại cảng đi và nhập khẩu
tại cảng đến và đưa đến các cơ sở ủ chín chuối để cung cấp ra thị trưởng.
Các nhà xuất khẩu cá nhân phải sử dụng các dịch vụ của các công ty kinh
doanh vận tải hoặc tự vận chuyển. Đối với các cảng đích ở các nước Đông Á như
Nhật Bản, lô hàng sẽ mất khoảng 11 ngày nhưng điều này vẫn phụ thuộc vào công
ty vận chuyển có thể thực hiện lô hàng trực tiếp đến cảng đích hoặc sẽ chuyển tải
trước khi vận chuyển đến nước nhập khẩu. Trước khi bất kỳ lô hàng nào có thể
được thực hiện, một số tài liệu cần được bảo đảm, chẳng hạn như: giấy phép kiểm
dịch thực vật từ kiểm dịch thực vật, giấy phép nhập khẩu, vận đơn, tở khai xuất
khẩu của Cục Hải quan và Chứng từ xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin).
Ngoài các tài liệu cần thiết này, chuối được xuất khẩu phải đáp ứng nhiều
tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng.
Sau đó, chuối từ các công ty đa quốc gia và các nhà xuất khẩu chuối độc lập,
sẽ được mua bởi các nhà nhập khẩu tương ứng tại nước nhập khẩu.
Lấy ví dụ về thị trường tại Trung Quốc:
Nhật Bản, theo PIC (2008), tất cả chuối tươi nhập khẩu đều được bán cho
người bán hoa quả địa phương của Nhật Bản hoặc người bản buôn đặc sản hoặc
được bán cho các chủ hàng Nhật Bản và sau đó vận chuyển đến các nhà chế biến
thực phẩm Nhật Bản. Trong trường hợp chế biến thực phẩm, chuối chế biển sẽ được
21

bán cho người bán buôn Nhật Bản từ các nhà chế biến. Chuối nhập khẩu cũng như
chuối chế biến sẽ được bán cho các nhà bán buôn chính tại các chợ bản buôn trung
tâm và bản buồn trung gian, sau đó đến các nhà bán lẻ và người Nhật Bản, sẽ được
người tiêu dùng Nhật Bản mua và tiêu thụ.

*MAI HƯƠNG SỬA LẠI*


22

CHƯƠNG 3: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU


CHUỐI SANG TRUNG QUỐC TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Thị trường quốc tế
Xuất khẩu chuối là một hoạt động kinh tế quan trọng trong ngành nông
nghiệp của tỉnh Đồng Nai nói riêng và nước ta nói chung. Xuất khẩu chuối thường
bao gồm việc thu hoạch, chế biến, và vận chuyển chuối đến các thị trường quốc tế.
Như vậy, nhân tố về thị trường quốc tế, cụ thể trong bài nghiên cứu này là thị
trường Trung Quốc là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc
xuất khẩu chuối sang quốc gia này.
Việc tỉnh Đồng Nai xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc này mang
lại nhiều cơ hội nhưng cùng với đó là nhiều thách thức, khó khăn liên quan đến
những yếu tố khác nhau do thị trường này chiếm đến 80-90% sản lượng chuối tươi
của tỉnh Đồng Nai khi xuất khẩu.
Cơ hội ở đây có được do nhu cầu lớn vì Trung Quốc là một thị trường khổng
lồ với nhu cầu về trái cây, đặc biệt là chuối. Ngoài ra quốc gia này có vị trí địa lý
gần sát với nước ta nên sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển cũng như thời gian giao
hàng. Và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang trên đà phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.
Song song với đó là những thách thức, dễ dàng thấy nhất là việc xuất khẩu
của tỉnh bị phụ thuộc phần lớn vào thị trường này. Minh chứng rõ ràng là xuất khẩu
chuối của Đồng Nai đã phát triển mạnh nhờ thị trường Trung Quốc, tăng nhập khẩu
theo đường chính ngạch. Nông dân trong tỉnh đã đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất
khẩu, với giá chuối lên đến 13-14 nghìn đồng/kg trong năm 2023, mang lại lợi
nhuận 300-400 triệu đồng/ha/năm. Do lợi nhuận cao và thị trường hấp dẫn, nhiều
nông dân mở rộng diện tích trồng chuối, thậm chí thuê 1-6 ha đất để đầu tư, kỳ vọng
xuất khẩu ổn định và phát triển.
Tuy nhiên, gần đây, do thời điểm lạnh giá, nhiều người dân ít đi mua sắm giá chuối
Đồng Nai giảm mạnh, hiện chỉ còn 1-2 nghìn đồng/kg, khiến nông dân thua lỗ nặng.
Diện tích trồng chuối ở Đồng Nai tăng nhanh, từ 7,3 nghìn ha năm 2016 lên 14
nghìn ha năm 2023, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi xuất khẩu sang
các thị trường khác còn hạn chế. Điều này khiến trái chuối xuất khẩu phụ thuộc rất
lớn vào thị trường Trung Quốc. Tạo ra rủi ro cao, bởi chỉ cần thị trường Trung
Quốc giảm nhập khẩu là trái chuối của Đồng Nai sẽ rơi vào cảnh không bán được
sản phẩm, giá giảm sâu, nông dân bị thiệt hại nặng nề.
3.2. Cạnh tranh với các nước trong khu vực
23

Cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực cũng là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến việc xuất khẩu chuối ở tỉnh Đồng Nai sang Trung Quốc. Các nước như
Philippines, Lào, Campuchia, và Thái Lan đều là những đối thủ đáng gờm trong
lĩnh vực xuất khẩu chuối. Những quốc gia này có vị trí địa lý gần Trung Quốc và
chi phí sản xuất thấp hơn, tạo ra áp lực cạnh tranh đáng kể cho chuối của Việt Nam.
Trong đó, Philippines là một trong những nhà sản xuất chuối hàng đầu thế giới và là
nhà cung cấp lớn cho Trung Quốc. Chuối từ Philippines được đánh giá cao về chất
lượng và có giá thành cạnh tranh. Lào và Campuchia đã tăng cường đầu tư vào
ngành trồng chuối và hiện đang cung cấp chuối cho thị trường Trung Quốc. Họ có
chi phí sản xuất thấp hơn, cho phép họ cạnh tranh về giá cả với chuối từ Đồng Nai.
Thái Lan cũng là một nhà cung cấp chuối lớn và đã rút ngắn thời gian vận chuyển
chuối sang Trung Quốc để cạnh tranh tốt hơn với chuối Việt Nam.
Trung Quốc là thị trường chính của chuối Đồng Nai, nhưng hiện nay, thị
trường này đang gặp nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác, cộng
với việc Trung Quốc tự trồng thanh long và tăng nhập khẩu chanh dây từ Lào, nhãn
từ Campuchia, đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam,
bao gồm chuối, giảm mạnh.
3.3. Chi phí sản xuất và vận chuyển
Chi phí sản xuất và vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu
chuối của Việt Nam, đặc biệt là ở tỉnh Đồng Nai sang thị trường Trung Quốc.
Về chi phí sản xuất thì bao gồm các yếu tố như nguyên liệu, lao động, phân
bón, và công nghệ canh tác. Nếu những chi phí này tăng, giá thành sản phẩm sẽ cao
hơn, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chuối Việt Nam trên thị trường quốc
tế. Việc áp dụng các phương pháp sản xuất hiện đại và tối ưu hóa quy trình canh tác
có thể giúp giảm chi phí sản xuất, từ đó làm tăng lợi nhuận cho nông dân và nâng
cao tính cạnh tranh của chuối Đồng Nai.
Về chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển bao gồm chi phí logistics, đóng
gói, và giao hàng. Chi phí này thường chiếm một phần lớn trong giá thành sản phẩm
cuối cùng, đặc biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu như chuối. Hệ thống logistics
hiệu quả có thể giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển, từ đó làm tăng hiệu quả
xuất khẩu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với chuối, một loại trái cây dễ bị hỏng,
cần được vận chuyển nhanh chóng và trong điều kiện bảo quản tốt.
Như vậy, chi phí sản xuất và vận chuyển tăng cao có thể làm giảm lợi nhuận
của nông dân và doanh nghiệp ở Đồng Nai, ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở
rộng sản xuất chuối ở khu vực này.
24

3.4. Quy định về tiêu chuẩn, chất lượng


Theo Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu
chuối tươi sang Trung Quốc, ký kết ngày 26 tháng 5 năm 2023, các lô chuối tươi
xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng các quy định sau:
 Về vùng trồng:
Vùng trồng chuối tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được giám sát bởi
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vùng trồng
chuối tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Vùng trồng chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải được cấp mã số vùng
trồng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Vùng trồng chuối phải được quản lý, giám sát chặt chẽ theo các quy định
về kiểm dịch thực vật.
 Về cơ sở đóng gói:
Cơ sở đóng gói chuối tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được giám sát
bởi Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ sở
đóng gói chuối tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
+ Cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải được cấp mã số
cơ sở đóng gói theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
+ Cơ sở đóng gói chuối phải được trang bị các thiết bị, dụng cụ phù hợp để
thực hiện các công đoạn đóng gói, bảo quản chuối xuất khẩu.
 Về chất lượng chuối:
Chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng sau:
+ Không nhiễm 7 đối tượng kiểm dịch thực vật sau: Cây sắn dây; Cây mã
tiền lá; Cây mã tiền hoa; Cây mã tiền củ; Cây thuốc lá; Cây sắn; Cây hoa
cúc
+ Không nhiễm các đối tượng gây hại khác theo quy định của pháp luật của
Trung Quốc
+ Chuối phải chín đều, không bị dập nát, sâu bệnh.
+ Chuối phải có màu sắc, mùi vị, kích thước phù hợp với yêu cầu của thị
trường Trung Quốc.
 Về bao bì:
25

Bao bì đựng chuối xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng các quy định
sau:
+ Bao bì phải được làm từ vật liệu an toàn, không gây ô nhiễm chuối.
+ Bao bì phải được in nhãn mác đầy đủ các thông tin theo quy định.
 Về thủ tục xuất khẩu:
+ Các lô chuối tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được kiểm dịch thực
vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Các lô chuối tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật theo quy định.
Như vậy, Đồng Nai muốn xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc
thì rất cần phải quan tâm, thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy định này để đảm
bảo hàng hóa được xuất khẩu. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp
thông quan nhanh chóng mà còn nâng cao uy tín cho chuối Đồng Nau, thúc đẩy
sản xuất quy mô lớn hơn và tạo liên kết chặt chẽ hơn trong chuỗi sản xuất và
xuất khẩu chuối.
3.5. Tính linh hoạt của chuỗi cung ứng
Tính linh hoạt được định nghĩa là khả năng của chuỗi cung ứng đáp ứng
nhanh chóng với những thay đổi trong điều kiện thị trường và nhu cầu của khách
hàng, từ đó cho phép đạt được lợi thế cạnh tranh. Theo nghiên cứu của David
Marius Gligor (2013) cho thấy độ linh hoạt của chuỗi cung ứng phụ thuộc vào khả
năng cảnh báo, khả năng tiếp cận, sự quyết đoán, sự nhanh nhạy và mềm dẻo trong
hoạt động của chuỗi cung ứng.
Theo đó: Khả năng cảnh báo được định nghĩa là khả năng phát hiện nhanh
chóng những thay đổi, cơ hội và mối đe dọa. Khả năng tiếp cận được định nghĩa là
khả năng truy cập dữ liệu liên quan. Nghiên cứu cho thấy rằng, một khi thay đổi
được phát hiện thông qua khả năng cảnh giác, các công ty cũng phải có thể truy cập
dữ liệu liên quan để quyết định cách cung cấp phản hồi nhanh.
Sự quyết đoán là khả năng đưa ra quyết định một cách kiên quyết. Khoa học
thể thao và nghiên cứu khoa học quân sự cho thấy sự linh hoạt phụ thuộc vào khả
năng đưa ra quyết định kiên quyết bằng cách sử dụng thông tin có sẵn. Sự nhanh
chóng được định nghĩa là khả năng thực hiện các quyết định nhanh chóng.
Theo các chuyên gia kinh tế, từ lâu nay, nước ta xuất khẩu nông sản sang
Trung Quốc chủ yếu là tiểu ngạch, thị trường không đòi hỏi khắt khe đối với nông
sản từ Việt Nam. Doanh nghiệp, thương lái đưa hàng đến cửa khẩu, giao dịch và
26

mua bán tại đó. Theo đó, sản phẩm chỉ cần nhìn cảm quan bằng mắt để đánh giá, ra
giá mua rồi chốt đơn hàng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng cho hay, thương lái phía Trung Quốc
có thủ đoạn là liên kết với nhau và mỗi khi thấy hàng phía Việt Nam lên nhiều, họ
cùng nhau đồng loạt ép giá thu mua xuống thấp, khiến doanh nghiệp Việt Nam
nhiều phen lao đao, “sống dở chết dở”.
Có thể thấy, việc giao dịch, mua bán với phía Trung Quốc nếu không thận
trọng thì sẽ có rất nhiều rủi ro mà doanh nghiệp, thương lái cũng như người sản
xuất, nuôi trồng Việt Nam gặp phải. Mặc dù xuất khẩu chuối từ Đồng Nai đến
Trung Quốc mang lại cơ hội kinh doanh lớn, nhưng nó cũng đặt ra các yêu cầu cao
về chất lượng sản phẩm. Bất kỳ sự suy giảm nào trong chất lượng sản phẩm có thể
dẫn đến việc từ chối nhập khẩu hoặc gây tổn thất về uy tín cho các doanh nghiệp.
Do đó, tính linh hoạt của chuỗi cung ứng có thể cải thiện hiệu quả và độ linh hoạt
của quá trình xuất khẩu chuối sang Trung Quốc từ tỉnh Đồng Nai, giúp doanh
nghiệp thích ứng tốt hơn với biến động của thị trường và yêu cầu của khách hàng.
Nếu chuỗi cung ứng linh hoạt, các doanh nghiệp xuất khẩu chuối có thể quản
lý tồn kho một cách hiệu quả hơn. Họ có thể điều chỉnh lượng hàng tồn kho theo
nhu cầu của thị trường Trung Quốc, tránh tình trạng hàng tồn kho quá lớn hoặc
thiếu hụt. Khi có sự biến động trong nhu cầu của thị trường Trung Quốc, có thể giúp
doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi kế hoạch sản xuất và giao hàng để đáp ứng nhu
cầu mới.
Chuỗi cung ứng linh hoạt có thể cung cấp cơ hội cho việc cải thiện chất
lượng sản phẩm. Khi doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi nhà cung cấp nguyên
liệu hoặc quy trình sản xuất, họ có thể tìm kiếm những nguồn cung cấp tốt hơn để
đảm bảo chất lượng của chuối xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của thị trường Trung
Quốc, giúp giảm rủi ro trong quá trình xuất khẩu bằng cách phân phối rủi ro và
trách nhiệm cho nhiều bên. Khi có sự cố xảy ra, như làm hỏng một lô hàng, doanh
nghiệp có thể nhanh chóng tìm ra giải pháp thay thế mà không ảnh hưởng đến quá
trình xuất khẩu chung.
3.6. Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên
Sự năng động trong thị trường ngày nay đã khiến thị trường trở nên cạnh
tranh hơn khi các công ty bị thách thức tìm kiếm lợi thế kinh doanh. Lợi thế cạnh
tranh đề cập đến khả năng sử dụng các nguồn lực để thực hiện tốt hơn các nguồn
lực khác trong cùng ngành hoặc thị trường. Để có được lợi thế cạnh tranh, các công
27

ty cần phát triển và nuôi dưỡng các mối quan hệ với các đối tác của mình vì một
công ty duy nhất không thể tự cạnh tranh hoặc giành được lợi thế cạnh tranh.
Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng là sự liên kết
và tương tác giữa các bên trong quá trình sản xuất, vận chuyển, và phân phối sản
phẩm hoặc dịch vụ từ nguồn cung đến người tiêu dùng cuối cùng. Mối quan hệ này
có thể bao gồm các bên như nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu, nhà vận
chuyển, nhà bán lẻ, và khách hàng.
Mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến
việc xuất khẩu chuối từ Đồng Nai sang Trung Quốc. Nếu có một mối quan hệ hợp
tác chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất chuối đến
nhà vận chuyển và nhà bán lẻ, chất lượng của chuối có thể được đảm bảo. Điều này
làm tăng niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc vào sản phẩm, giúp tăng cường
cơ hội xuất khẩu.
Mối quan hệ hợp tác có thể giúp Tỉnh Đồng Nai đàm phán được các thỏa
thuận thương mại có lợi với Trung Quốc, bao gồm việc giảm thuế nhập khẩu hoặc
tạo ra các cơ chế xuất khẩu thuận lợi. Điều này làm giảm chi phí và tăng cơ hội tiếp
cận thị trường. Mở ra các kênh tiếp thị và phân phối mới, giúp Tỉnh Đồng Nai tiếp
cận được đối tượng khách hàng mục tiêu ở Trung Quốc. Điều này có thể tăng cường
khả năng tiếp cận thị trường và tăng doanh số bán hàng, giúp chia sẻ kỹ thuật và
công nghệ mới, giúp nâng cao hiệu suất sản xuất. Bên cạnh đó, tăng sản lượng và
giảm chi phí sản xuất, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Hợp tác với các đối tác vận chuyển trong chuỗi cung ứng có thể giúp giảm
chi phí vận chuyển và tối ưu hóa quy trình logistics. Điều này làm cho sản phẩm
của Tỉnh Đồng Nai trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường xuất khẩu.
3.7. Điều kiện tự nhiên (Thời tiết, khí hậu, chất lượng đất & nước, sâu
bệnh...)
Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và chất lượng của
cây chuối. Sự thay đổi trong thời tiết như lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm có thể ảnh
hưởng đến quá trình ra hoa, phát triển trái và chất lượng của chuối. Nếu thời tiết
không ổn định, có thể gây ra sự biến động trong sản lượng và chất lượng của sản
phẩm, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp đều đặn cho thị trường xuất khẩu.
Chất lượng đất và nước cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây chuối. Đất phải
có đủ dinh dưỡng và thoát nước tốt để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cây.
Nước cũng cần phải không bị ô nhiễm và có độ pH phù hợp để cây chuối phát triển
tốt. Nếu chất lượng đất và nước không tốt, có thể gây ra sự giảm sản lượng và chất
28

lượng của chuối, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp sản phẩm cho thị trường xuất
khẩu.
Sâu bệnh và dịch hại có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với cây chuối.
Các bệnh và dịch hại như nấm mốc, vi khuẩn và côn trùng gây hại có thể làm giảm
năng suất và chất lượng của chuối. Nếu không được kiểm soát hiệu quả, sâu bệnh và
dịch hại có thể làm giảm sự ổn định của sản lượng và chất lượng của chuối, làm
giảm khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường xuất khẩu.
Ðược thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước..., nhiều địa phương
ở Đồng Nai rất thích hợp trồng cây ăn trái nhiệt đới với các chủng loại phong phú
có giá trị kinh tế cao. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai,
hiện tổng diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh đã đạt gần 52 nghìn ha, tăng trên 800
ha so với năm 2018. Các cây trồng có diện tích tăng mạnh là chuối, thanh long,
cam, bưởi… “Không chỉ tăng về diện tích, sản lượng các cây ăn trái trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai cũng tăng cao, cụ thể sản lượng xoài đạt trên 48,5 nghìn tấn, tăng
2,5%; chuối đạt gần 50,5 nghìn tấn, tăng 4,5%; sầu riêng đạt 7 nghìn tấn, tăng gần
1,4%; chôm chôm đạt trên 98,8 nghìn tấn, tăng 2,2%; bưởi đạt trên 15 nghìn tấn,
tăng gần 4%...”
Tỉnh Đồng Nai thường có khí hậu nhiệt đới ẩm, với mùa khô và mùa mưa rõ
rệt. Thời tiết và khí hậu này có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây
chuối. Nếu mùa mưa kéo dài hoặc có lượng mưa không đều, có thể gây ra sự biến
động trong sản lượng và chất lượng của chuối, làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu.
Chất lượng đất và nước ở Tỉnh Đồng Nai đa dạng, nhưng một số khu vực có
đất phù sa giàu dinh dưỡng và độ ẩm tốt. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của cây chuối. Tuy nhiên, nếu đất và nước không được quản lý và
bảo vệ tốt, ô nhiễm từ các nguồn khác nhau có thể gây ra hậu quả đối với sức khỏe
của cây và chất lượng của sản phẩm.
Nắm bắt được tình hình đó, UBND Tỉnh Đồng Nai đã thực hiện một số biện
pháp để đối phó với những ảnh hưởng này, bao gồm:
 Quản lý và phát triển nông nghiệp bền vững: Tăng cường các chương trình
và dự án để quản lý và phát triển nông nghiệp bền vững, bao gồm việc cải
thiện chất lượng đất và nước, và kiểm soát sâu bệnh và dịch hại.
 Đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ
thống thoát nước, hệ thống tưới tiêu, và hệ thống vận chuyển để cải thiện quy
trình sản xuất và vận chuyển của sản phẩm.
29

 Phát triển công nghệ nông nghiệp: Hỗ trợ và khuyến khích việc áp dụng công
nghệ nông nghiệp tiên tiến như hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng phân bón
hữu cơ, và kiểm soát sâu bệnh bằng phương pháp hữu cơ.
 Tăng cường giám sát và kiểm soát: Tăng cường giám sát và kiểm soát các
yếu tố tự nhiên như thời tiết, chất lượng đất và nước, và sâu bệnh và dịch hại
để đảm bảo sự ổn định và chất lượng của sản phẩm.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP
4.1. Nâng cao quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi
4.1.1. Mở rộng quy mô
Liên kết, sát nhập với nhau để nâng cao mối quan hệ hợp tác trong chuỗi.
Bằng cách, chia sẻ đơn hàng, kết hợp lại thành 1 tổ chức (hợp tác xã dành cho nông
dân hoặc hiệp hội ngành hàng dành cho các NSX, NPP,...). Nhằm mục đích dễ dàng
trong việc thương lượng về giá cả, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thuận trong
các điều khoản thanh toán.
Về bản thân mỗi thành viên trong chuỗi, cần cập nhật và học hỏi các kiến
thức về khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, vận
chuyển và bảo quản chuối. Khi nâng cao chất lượng sản phẩm thì năng suất cũng sẽ
tăng lên, đáp ứng nhu cầu đa dạng và biến động của xu hướng tiêu dùng thực phẩm
trên toàn cầu.
Một số hợp tác xã nổi bật:
 Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Nông Nghiệp Trảng Bom là Hợp tác xã
chuối Đồng Nai uy tín, chuyên thu mua, cung cấp chuối tươi cho thị trường
nội địa và xuất khẩu.
 BAMIFARM Đồng Nai - Chi Hội chuối Thanh Bình
 Hợp tác xã Chuối Việt
4.1.2. Giảm sự giám sát giao dịch giữa các thành viên trong chuỗi
Khi giảm giám sát giao dịch, chuỗi cung ứng có thể vận hành suôn sẻ hơn
nhờ tiết kiệm thời gian. Kèm theo đó, cần các hoạt động liên kết như đầu tư, cung
cấp giống, vật tư, vốn để gia tăng mức độ gắn kết giữa các thành viên, giảm chi phí
và đảm bảo chất lượng đầu ra.
Để làm được điều này, cần đảm bảo các thành viên trong chuỗi thực hiện
cam kết, đảm bảo thực hiện theo thỏa thuận một cách chính xác và kịp thời. Quy
định rõ các trách nhiệm, điều khoản trong hợp đồng theo hướng công bằng, cùng
chia sẻ rủi ro, trách nhiệm toàn diện. Quản lý xung đột dựa trên cơ sở thấu hiểu khó
30

khăn của nhau và cùng có lợi (cách này sẽ giúp ích rất nhiều khi có các tình huống
phát sinh diễn ra trong môi trường không ổn định như lĩnh vực nông nghiệp).
4.2. Cải tiến quy trình sản xuất
Hiện tại tình hình xuất khẩu chuối tại Đồng Nai đang đối mặt với các thách
thức từ thị trường thế giới về chất lượng và giá cả (đối thủ đáng gờm là
Philippines). Tối ưu hoá quy trình sản xuất để “giảm giá bán” sẽ giúp chuối Việt
Nam có thế lực cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ.
Cải tiến cơ sở sản xuất là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong “cải tiến
quy trình sản xuất”. Bởi lẽ, hiện nay có nhiều nhà sản xuất chuối tại Đồng Nai có cơ
sở sản xuất chưa đáp ứng các tiêu chuẩn. Vì vậy, việc áp dụng các tiến bộ KHKT
cũng như ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất và
nâng cao lợi thế cạnh tranh trong chuỗi.
 Cần đầu tư hệ thống đồng bộ trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, đóng gói
chuối
 Liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ
 Khuyến khích xây dựng thương hiệu, nhãn mác, chỉ dẫn địa lý.
4.3. Gia tăng chất lượng trong mạng lưới phân phối, xuất khẩu chuối
Nhà vườn và trang trại trồng chuối cần áp dụng các tiêu chuẩn về đảm bảo
chất lượng trong quy trình sản xuất, trồng trọt, thu hoạch chuối (ví dụ như đảm bảo
về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cách ly thành phẩm khỏi các yếu tố gây bệnh,...).
Khuyến nghị sử dụng các quy trình trồng trọng đạt tiêu chuẩn như VietGap,
GlobalGap,...
Các vùng trồng chuối cần có nhật ký canh tác, sử dụng phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật có nguồn gốc rõ ràng, truy xuất nguồn gốc qua hệ thống mã vạch,
code với sự tham gia của tất cả các thành viên trong chuỗi (từ nhà vườn, trang trại,
nhà đóng gói, nhà xuất khẩu đến nhà phân phối thành phẩm)
Các thành viên trong chuỗi phối hợp, thành lập các bộ phận nghiên cứu, cải
tiến bao bì sản phẩm nhằm gia tăng chất lượng và giảm tỷ lệ lỗi của sản phẩm
4.4. Xúc tiến thương mại - Tránh phụ thuộc vào 1 thị trường
Là sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của ngành rau quả Việt Nam, những năm
qua, diện tích trồng chuối của Việt Nam không ngừng tăng nhanh. Điển hình là năm
2016, toàn tỉnh Đồng Nai chỉ có 7,3 ngàn ha, nhưng đến cuối năm 2023 đã tăng lên
14 ngàn ha. Diện tích trồng chuối tăng nhanh, tuy đã xuất khẩu được chính ngạch
nhưng đa số vào thị trường Trung Quốc, còn những thị trường khác lại xuất khẩu rất
31

ít. Điều này khiến việc mạng lưới phân phối chuối xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào
thị trường Trung Quốc.
Để thoát khỏi tình trạng trên, các địa phương cần quy hoạch vùng trồng
chuối phù hợp và khuyến cáo người dân không nên ồ ạt tăng diện tích. "Lâu nay,
nhiều nông dân hay chạy theo những cây đang có giá trị cao trên thị trường
mà chưa tìm hiểu kỹ đầu ra nên hay rơi vào rủi ro" - Ông Đặng Phúc Nguyên
(Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam) chia sẻ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần hỗ trợ xúc tiến thương
mại để mở thêm nhiều thị trường xuất khẩu cho trái chuối cũng như các loại trái cây
khác. Như vậy sẽ giảm bớt rủi ro, vì khi thị trường này giảm sẽ có thị trường khác
thay thế. Đồng thời, cần thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến các loại trái
cây tươi để nâng giá trị cho sản phẩm và không lo trái cây sản xuất ra không bán
được.
Các thành viên trong chuỗi cần tích cực tham gia, đóng góp vào các chương
trình Nghị sự của Chính Phủ Việt Nam về các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu chuối (hỗ
trợ thuê đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, các quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu
chuối và cơ hội tham gia, tạo lập các diễn đàn về “xuất khẩu chuối tươi”. Bên cạnh
đó, không ngừng cập nhật các xu hướng thực phẩm (food trend) trên thế giới để có
kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu thế và đạt lợi thế cạnh tranh tốt nhất.
4.5. Cải thiện độ “linh hoạt” của chuỗi cung ứng chuối xuất khẩu
Các thành viên cần tăng độ nhạy cảm với biến động thị trường, từ đó nhìn ra
cơ hội và thách thức, thiết kế các sản phẩm tuỳ chỉnh, giảm thời gian sản xuất. Để
làm được điều này, mỗi thành viên trong chuỗi cung ứng cần phải:
 Nâng cao khả năng phân tích và đánh giá xu thế: bằng cách liên kết, hợp tác
với các nhà bán lẻ (những người gần nhất với người tiêu dùng), năng cao khả
năng tiếp cận thông tin (qua mạng Internet, các kênh truyền thông của Chính
Phủ, các kênh tự chủ của Doanh Nghiệp, công ty khảo sát thị trường,...)
 Thiết kế sản phẩm tuỳ chỉnh: bằng cách “đặt mình vào vị thế người tiêu
dùng”, thấu hiểu họ cần những sản phẩm như thế nào? Xu hướng tiêu dùng
về thực phẩm (như sử dụng các thực phẩm hữu cơ, thực phẩm organic, thực
phẩm thân thiện với môi trường, thực phẩm có chứng nhận cộng đồng -
fairtrade)
 Giảm thời gian chờ: bằng cách liên kết với các thành phần trong chuỗi để
đảm bảo thông tin xuyên suốt về nhu cầu và khả năng cung cấp sản phẩm
32

của các thành viên trong chuỗi. Nắm bắt kịp thời dự báo nguồn cung - cầu
nhằm đảm bảo khả năng cảnh báo về sự thay đổi của môi trường cũng như
phát hiện kịp thời các cơ hội và nguy cơ. Từ đó, nhanh chóng đưa ra quyết
định sản xuất cung ứng cho đối tác.
 Phát triển tích hợp mạng lưới cung ứng: bằng cách các thành viên trong
chuỗi đều sử dụng kế hoạch chung và phát triển chiến lược, hợp tác lâu dài
với khách hàng và nhà cung cấp, tích cực chia sẻ tài nguyên, chia sẻ rủi ro,...
4.6. Kiến nghị dành cho Chính Phủ
Ban hành các chính sách hỗ trợ thuế, tín dụng và các chính sách quy hoạch,
quản lý sản xuất. Có biện pháp đánh giá lại hiệu quả, công tác thực hiện nhằm giải
quyết những tồn đọng về chính sách đã ban hành, giúp cho cách chính sách bám sát
thực tế hơn, phát huy được tính hiệu quả.
Thường xuyên rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về các thành viên trong chuỗi
(thông tin dự báo, biến động cung - cầu, tiêu chuẩn nhập khẩu, quy định và rào cản
kỹ thuật của các nước). Bên cạnh đó, Nhà nước cần thực hiện vai trò dẫn dắt trong
các hoạt động của chuỗi cung ứng theo hướng đảm bảo minh bạch, uy tín và trách
nhiệm pháp lý có liên quan về VSATTP, hợp đồng nông nghiệp.
Các trung tâm giống, viện nghiên cứu trái cây cần nghiên cứu thêm các đề tài
khoa học về giống cây trồng, bệnh tật trên cây và các giải pháp đóng gói, bảo quản
nhằm đảm bảo chất lượng chuối xuất khẩu tại Đồng Nai có thể “đứng vững trên
thương trường”.
33

KẾT LUẬN
Thị trường Trung Quốc đang có tiềm năng lớn cho việc xuất khẩu chuối từ
Đồng Nai. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, cần phải đối mặt và giải quyết
các thách thức như cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu về chất lượng và an toàn thực
phẩm, cùng với các hạn chế về hệ thống logistics và quy định pháp lý.
Việc đề xuất các giải pháp như cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường
chiến lược cạnh tranh, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ và tổ chức liên
quan, cũng như cải thiện hệ thống logistics, được nhìn nhận là những bước quan
trọng để tăng cường hiệu quả của mạng lưới phân phối và xuất khẩu chuối.
Cuối cùng, qua quá trình này, chúng ta nhận thấy sự phức tạp và đa chiều của
quá trình xuất khẩu và phân phối hàng hóa, đặc biệt là trong ngành nông sản. Để
thành công, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, sự linh hoạt trong
điều chỉnh chiến lược, và sự cam kết đầu tư vào chất lượng và hiệu suất.
34

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt
1. PGS.TS An Thị Thanh Nhàn (2021), “Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng – Trường
ĐH Thương Mại”, NXB Thống Kê
Tài liệu trực tuyến
2. Lê Lâm- Quang Thần (2023), “Đồng Nai: Xuất hơn nửa triệu tấn chuối sang
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia”, Báo Thanh Niên,
https://thanhnien.vn/dong-nai-xuat-hon-nua-trieu-tan-chuoi-sang-trung-quoc-han-
quoc-nhat-ban-va-malaysia-185230222122233667.htm
3. Uyển Nhi (2024), “Xuất khẩu chuối tránh lệ thuộc vào một thị trường”, Báo
Đồng Nai, https://baodongnai.com.vn/kinh-te/202401/xuat-khau-chuoi-tranh-le-
thuoc-vao-mot-thi-truong-06751ab/
4. (2023), “XUẤT KHẨU CHUỐI TƯƠI SANG TRUNG QUỐC: QUY ĐỊNH VÀ
THỦ TỤC”, Crosslog, https://www.crosslog.net/xuat-khau-chuoi-tuoi-sang-trung-
quoc-quy-dinh-va-thu-tuc
5. Tố Uyên (2018), “Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc: Tiềm năng lớn, rủi ro
cao”, Báo Thanh Niên, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/xuat-khau-chuoi-sang-
trung-quoc-tiem-nang-lon-rui-ro-cao-21521.html
6. Đỗ Hương (2022), “Xuất khẩu chuối chính ngạch sang Trung Quốc: Cơ hội lớn
xây dựng ngành hàng nông sản mới”, Báo Chính Phủ,
https://baochinhphu.vn/xuat-khau-chuoi-chinh-ngach-sang-trung-quoc-co-hoi-lon-
xay-dung-nganh-hang-nong-san-moi-102221104065904799.htm
7. K.V (2019), “Đồng Nai phát huy thế mạnh trồng cây ăn trái”, Báo điện tử Đảng
Cộng Sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/kinh-te/dong-nai-phat-huy-the-manh-
trong-cay-an-trai-542674.html
8. Bạch Thanh (2024), “Thay đổi tư duy sản xuất ở vùng trồng chuối”, Báo Hà Nội
mới, https://hanoimoi.vn/thay-doi-tu-duy-san-xuat-o-vung-trong-chuoi-4277.html
9. Song Lê (2024), “Lo rủi ro xuất khẩu trái cây tươi vì mã vùng trồng”, Diễn đàn
của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam,
https://www.dongnai.gov.vn/Pages/newsdetail.aspx?NewsId=38707&CatId=112
10. Chí Tuệ (2022), “Đồng Nai vào cuộc đua Net Zero”, Báo Việt Nam Net,
https://vietnamnet.vn/dong-nai-vao-cuoc-dua-net-zero-mo-duong-lon-cho-nong-
nghiep-xanh-2262770.html
35

11.(2024), “Phân tích quy mô và thị phần thị trường chuối - Dự báo và xu hướng
tăng trưởng (2024 - 2029)”,https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-
reports/banana-market
12. Nguyễn Hạnh (2024), “Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị
trường Trung Quốc”, Báo Công Thương, https://congthuong.vn/xuat-khau-qua-
chuoi-nhung-tin-hieu-tich-cuc-tu-thi-truong-trung-quoc-315401.html
13. Thanh Huy (2023), “Đồng Nai: Tín hiệu tốt cho xuất khẩu chuối tươi trong
tương lai”, Cơ quan ngôn luận của UBND TP Đồng Nai,
https://kinhtedothi.vn/dong-nai-tin-hieu-tot-cho-xuat-khau-chuoi-tuoi-trong-tuong-
lai.html
14. Lệ Quyên (2023), “Năm 2023, Đồng Nai xuất khẩu gần 121 ngàn tấn chuối”,
Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng Sản tỉnh Đồng Nai,
https://baodongnai.com.vn/kinh-te/202312/nam-2023-dong-nai-xuat-khau-gan-121-
ngan-tan-chuoi-61b5307/#:~:text=(%C4%90N)%2D%20Theo%20b%C3%A1o
%20c%C3%A1o,gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B%201.449%20t%E1%BB
%B7%20%C4%91%E1%BB%93ng
15. Uyển Nhi (2024), “Xuất khẩu chuối tránh lệ thuộc vào một thị trườn”, Cơ quan
ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng Sản tỉnh Đồng Nai,
https://baodongnai.com.vn/kinh-te/202401/xuat-khau-chuoi-tranh-le-thuoc-vao-
mot-thi-truong-06751ab/#:~:text=N%C4%83m%202023%2C%20xu%E1%BA
%A5t%20kh%E1%BA%A9u%20chu%E1%BB%91i,ti%C3%AAu%20chu
%E1%BA%A9n%20%C4%91%E1%BB%83%20xu%E1%BA%A5t%20kh
%E1%BA%A9u

You might also like