Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THUYẾT TRÌNH

1. Nhân khẩu học


- Các yếu tố về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi hay quê quán của
người thuyết trình có một ảnh hưởng nhất định đến kỹ năng thuyết
trình của mỗi người.
- Giới nữ khi thuyết trình thường đặt nhiều câu hỏi, đưa ra nhiều gợi ý
và biểu đạt nhiều cảm xúc hơn. Trong khi ở nam giới, họ thích khẳng
định, thể hiện thái độ đanh thép hơn và nhìn ở nhiều hướng hơn khi họ
thuyết trình
- Ở người lớn tuổi, họ có phong thái chững chạc, trưởng thành, cách
thuyết trình của họ thường điềm đạm, chắc chắn và đôi lúc thiếu nhiệt
huyết, ít năng lượng – những yếu tố có thể nhận thấy dễ dàng ở những
buổi thuyết trình của những người trẻ
2. Ngôn ngữ cơ thể
- VD: giao tiếp bằng mắt, biểu cảm gương mặt giúp chúng ta thể hiện
bản thân một cách toàn diện và gây ấn tượng mạnh hơn với người
nghe
3. Giọng nói
- Giao tiếp còn biểu hiện ở cách phát âm như: chất giọng, độ cao thấp,
nhịp điệu. Hay là trong cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở
những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau,
khán giả có thể nhận ra đâu là vấn đề quan trọng
4. Tác phong
- Cái nhìn đầu tiên của mọi người nhìn vào bạn chính là bạn ăn mặc
quần áo như thế nào. Một người ăn mặc lịch sự luôn thể hiện được
đẳng cấp của mình trước đám đông. Còn ăn mặc luộm thuộm sẽ dễ
gây mất thiện cảm với khán giả
- Tương tự, khi bạn bước lên bục phát biểu, cũng hình thành những
đánh giá về bạn dựa trên những ấn tượng mà họ nhìn thấy bạn. Do đó,
việc chọn lựa và quyết định chuyển tải hình ảnh như thế nào đến khán
giả qua cái nhìn đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng. Đôi khi việc tạo
được ấn tượng đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công
của bài thuyết trình
5. Kiến thức
- Kiến thức cá nhân là một yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả thuyết
trình.
- VD: nếu thiếu hiểu biết về chủ đề mình phải thuyết trình, người thuyết
trình sẽ mang đến cho nguời nghe cảm giác khó chịu vì người ta chỉ
muốn tiếp thu một kiến thức hay thông tin nào đó từ những người am
hiểu và có kiến thức về lĩnh vực liên quan.
6. Sự chuẩn bị
Người thuyết trình phải có đủ thông tin về chủ đề, nắm vững và hiểu
chính xác các thông tin. Cần phải có những thông tin bổ sung, thông tin
mới, những tư liệu mang tính thực tế, tranh ảnh, số liệu tạo thêm căn cứ
thuyết phục người nghe và giúp cho người nghe dễ hiểu hơn
7. Tâm trạng
Tâm trạng bạn tốt, thoải mái, vui vẻ thì bạn sẽ thuyết trình một cách hoạt
bát, chủ động hơn và giúp lan tỏa sức nóng đó tới người nghe một cách
hiệu quả hơn

You might also like