Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.1.

Bối cảnh và lý do chọn đề tài


Tình trạng ô nhiễm không khí do phương tiện cơ giới gây ra ngày càng nghiêm trọng
trên toàn thế giới và Việt Nam hiện nằm trong số 11 quốc gia có tình trạng ô nhiễm không
khí nghiêm trọng nhất thế giới theo nghiên cứu mới nhất về Chỉ số Hiệu suất Môi trường
của Đại học Yale, Hoa Kỳ (Yale Center for Environmental Law & Policy, 2023). Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra, ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam vượt quá mức
cho phép, trong đó nguyên nhân chính là hoạt động giao thông, chiếm tỷ lệ 60-70%.
TP.HCM hiện có 7,4 triệu xe máy, trong đó gần 68% là xe trên 10 năm tuổi, cao hơn Hà
Nội. Đồng thời, khí CO (carbon monoxide) và HC (hydrocarbon) độc hại do xe máy thải
ra chiếm tới 90% tổng số phương tiện cơ giới trong thành phố (Gia Minh, 2021). Theo
phân tích của Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, ngoài số lượng xe máy
đăng ký trên địa bàn thành phố còn có một lượng lớn phương tiện được người dân các
tỉnh, thành khác mang vào sử dụng để phục vụ nhu cầu sống, công việc và học tập. Trong
số các nguồn phát thải từ giao thông vận tải, xe máy được coi là tác nhân lớn nhất gây ô
nhiễm không khí. Xe máy thải ra khoảng 29% lượng khí thải NO, 90% lượng khí thải
CO, 65% lượng khí thải NMVOC và 37,7% lượng khí thải bụi. Về nguồn phát thải bụi
siêu mịn, xe máy cũng chiếm khoảng 31% (Đ. Thắng, 2020).
Trước bối cảnh này, xe điện được coi là giải pháp thay thế bền vững đầy hứa hẹn. Việc
xe điện đáp ứng tiêu chuẩn của thành phố thông minh cùng với chiến dịch truyền thông
về “lối sống xanh” ngày càng phát triển đã giúp người dân hiểu rõ hơn về phương tiện
thân thiện với môi trường (VinFast, 2022). Nhà nước tăng cường phát triển hệ thống giao
thông công cộng, khuyến khích người dân chuyển từ xe xăng sang xe điện, đưa ra chính
sách trợ cấp, hỗ trợ người sử dụng xe điện là những giải pháp giảm thiểu tình trạng này
(VinFast, 2022). Xe máy điện đang trở thành xu hướng ngày càng phát triển do nhận thức
ngày càng cao về các vấn đề môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Thông qua đó, VinFast có cơ hội tham gia vào thị trường này và tạo ra sản phẩm hấp
dẫn cho khách hàng quan tâm đến xe điện. Bước vào thị trường xe điện, VinFast đã đạt
được những thành tựu tích cực và thuyết phục người tiêu dùng. Tại thị trường Việt Nam,
thương hiệu xe máy điện Vinfast đang là một trong ba thương hiệu xe máy điện có thị
phần lớn nhất (Ngà, 2021). Và Công ty Cổ phần Di chuyển xanh và Thông minh (GSM)
thuộc tập đoàn VinGroup đã ra mắt một dịch vụ xe máy điện với nhiều cải tiến vượt trội,
công nghệ đột phá nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng về phương tiện không khí
thải, hướng tới mục tiêu loại bỏ khí thải và dần loại bỏ các phương tiện gây ô nhiễm môi
trường đó là dịch vụ Xanh SM Bike. Theo BrandsVietnam (2023), Xanh SM được đánh
giá là một nước đi hết sức khéo léo của Vinfast trong hành trình chinh phục thị trường xe
điện toàn cầu. Với quyết tâm “phủ xanh” đô thị Việt Nam, đến nay Xanh SM đã có hơn 6
triệu lượt chuyến chỉ sau 5 tháng ra mắt. Tuy nhiên, do tân binh Xanh SM gia nhập thị
trường trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với những tên tuổi “có uy tín” trong làng xe
công nghệ như Grab, Be, Gojek...nên phải đối mặt với vô số thách thức. Nhìn chung, các
ứng dụng gọi xe sở hữu lượng người dùng lớn đều đang tìm cách chuyển đổi dịch vụ giao
hàng, giao đồ ăn, vận chuyển khách từ xe xăng sang xe máy điện, thông qua hợp tác với
các nhà sản xuất tại Việt Nam (Việt Hưng, 2023). Chẳng hạn như Be Group gần đây cũng
ra mắt dịch vụ đặt xe Xanh SM Bike tại Hà Nội. Tương tự, Gojek Việt Nam cũng hợp tác
với startup xe điện Dat Bike, Selex Motors. Grab Việt Nam dù chưa có dịch vụ gọi xe
điện, nhưng tuyên bố thử nghiệm dịch vụ giao hàng bằng xe máy điện startup Selex
Motors (Việt Hưng, 2023). Ngoài ra vẫn còn những thách thức khác như là chi phí với xe
điện tương đối cao và những vấn đề liên quan tới trạm sạc cũng có thể làm gián đoạn hoạt
động kinh doanh vận tải - giao hàng, vốn là những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với
ngành (Việt Hưng, 2023). Chính những điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến ý định sử
dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Vậy thì những yếu tố nào đã khiến cho người tiêu
dùng lựa chọn và tin dùng dịch vụ Xanh SM Bike? Từ những lí do trên, tác giả thực hiện
đề tài: ”Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Xanh SM Bike của
giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh”
1.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan đến ý định sử dụng của giới
trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đối với dịch vụ Xanh SM Bike thuộc công ty GSM thuộc tập
đoàn VinGroup (là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Châu Á).
Nghiên cứu các yêu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Xanh SM Bike của giới trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát là những người trẻ đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo bài báo của Arnett (2015), giới trẻ có độ tuổi giao động từ 18-29 tuổi. Trong bài báo
này, Arnett đã chỉ ra rằng giới trẻ có nhiều nhu cầu hơn so với các nhóm tuổi khác, họ
đang trong giai đoạn xây dựng cuộc sống của riêng mình, họ cần mua sắm nhiều thứ hơn
chẳng hạn như quần áo, độ điện tử, nội thất,… Hầu hết người tiêu dùng trong độ tuổi này
thích trải nghiệm, đồng thời việc được sinh ra và lớn lên trong môi trường không quá
thiếu thốn như các thế hệ trước nên hành vi mua còn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xã hội,
họ đòi hỏi nhiều hơn ở một sản phẩm ngoài yếu tố chất lượng phải đi đôi với việc bảo vệ
môi trường. Đồng thời ở độ tuổi này nhu cầu thiết yếu là học tập và phát triển sự nghiệp
do đó nhu cầu về phương tiện di chuyển cũng tăng nhanh chóng (Minh Tiến và cộng sự,
2016). Vì vậy đây chính là nhóm khách hàng có tiềm năng cực kì lớn trong tương lai.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Theo số liệu của Doãn Nhàn (2022) từ Tạp chí Giáo Dục Việt Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh thu hút 1753,2 nghìn sinh viên. Đến năm 2020, số sinh viên tăng thêm khoảng
152,8 nghìn sinh viên, nâng tổng số sinh viên tại đây lên 1906 nghìn sinh viên. Đồng
thời, Trung tâm Dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí
Minh công bố nhu cầu về nguồn nhân lực năm 2023 dao động từ 280.000 - 300.000
người (TTXVN, 2023). Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng các thành phần kinh tế đã thu
hút được số lượng người trẻ đến học tập và làm việc lớn. Do đó đây là khu vực thích hợp
để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
của giới trẻ.
1.2.3. Thời gian nghiên cứu
- Tiến hành đề tài nghiên cứu từ tháng 8/2023 đến tháng 11/2023.
- Số liệu được thu thập từ 2016 đến 2023 đảm bảo tính khách quan và chính xác.
1.3. Ý nghĩa của bài nghiên cứu
Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Xanh SM Bike
của giới trẻ tại TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng hành vi mua
dịch vụ của người tiêu dùng và hỗ trợ các nhà quản trị trong việc ra quyết định các chiến
lược marketing, quá trình nghiên cứu này đóng góp vào thực tiễn cũng như đóng góp cho
khoa học. Cụ thể:
Về thực tiễn, nghiên cứu này đem lại cái nhìn sâu sắc về cách thức giới trẻ tại TP.HCM
tiếp cận và sử dụng dịch vụ xanh SM Bike, hiểu rõ được những thái độ, hành vi, mong
muốn và nhu cầu của giới trẻ TP.HCM đối với dịch vụ Xanh SM Bike. Bao gồm việc xác
định những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến quyết định đến hành vi sử dụng dịch vụ như
chất lượng, giá cả, thái độ phục vụ, độ phủ song dịch vụ của thương hiệu GSM,... từ đó
hỗ trợ cho các nhà quản trị đưa ra các chiến lược marketing, thông điệp muốn truyền tải
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng
đối với dịch vụ Xanh SM Bike của GSM, tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng
dịch vụ. So với những dịch vụ xe ôm truyền thống hoặc dịch vụ xe công nghệ phổ biến
hiện nay sử dụng nguyên liệu bằng xăng, dầu làm tăng mức độ khói bụi và ô nhiễm
không khí thì dịch vụ của Xanh SM Bike muốn mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng,
góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn, đồng thời tiết kiệm năng lượng và
giảm chi phí cho người dùng thúc đẩy phát triển giao thông bền vững, góp phần thực hiện
cam kết của Việt Nam trong việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, góp phần
làm giảm khai thác tài nguyên hóa thạch. Hướng tới kết nối và hình thành hệ sinh thái di
chuyển xanh - thông minh trên khắp Việt Nam trong tương lai.
Một điều nữa bài nghiên cứu chỉ ra rằng thương hiệu GSM với dịch vụ Xanh SM Bike
đã phần nào hỗ trợ chính phủ trong việc thực hiện các quy định, khuyến nghị của nhà
nước về vấn về bảo vệ môi trường không khí, chống hiệu ứng nhà kính, giúp tiết kiệm
được nguồn tài nguyên hóa thạch quốc gia và phát triển kinh tế đất nước ngày càng hiện
đại và Xanh
Về khoa học: nghiên cứu giúp đóng góp kiến thức cho lĩnh vực marketing, khoa học.
Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định việc sử dụng dịch vụ sử dụng xe máy điện
cho giới trẻ ở TP.HCM. Kết quả của nghiên cứu này có thể mang lại hiểu biết sâu sắc về
cách giới trẻ đánh giá và ưu tiên các yếu tố này trong quá trình lựa chọn và sử dụng dịch
vụ xe máy điện. Mở ra hướng phát triển lý thuyết mới về hành vi của người tiêu dùng trẻ,
cung cấp mô hình, quy trình ra quyết định sử dụng dịch vụ Xanh SM Bike, qua đó làm cơ
sở cho những nghiên cứu tiếp theo hoặc hỗ trợ tham khảo cho những nghiên cứu
marketing liên quan: đến ý định mua, ý định sử dụng dịch vụ khác trong ngành,... như ý
định sử dụng sản phẩm làm từ thiên nhiên như ống hút giấy, ly giấy trong dịch vụ ăn
uống, hoặc trong các ngành du lịch. Mở ra những khám phá mới trong hành vi tiêu dùng
ở những nhóm đối tượng nghiên cứu khác nhau theo độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học
vấn,...Ngoài ra, còn đóng góp vào hành vi tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường
Kết luận: Với những lợi ích mà bài nghiên cứu này mang lại, nhóm nghiên cứu muốn
đưa ra thông điệp rằng: dịch vụ của Xanh SM Bike mang sứ mệnh vì một xã hội xanh,
sạch, đẹp cho cộng đồng, giúp bảo vệ môi trường của trước khí thải từ các phương tiện sử
dụng nguyên liệu hóa thạch. Chính vì vậy mà nhóm nghiên cứu mong rằng chính phủ sẽ
đề ra những chính sách khuyến khích người dân sử dụng những dịch vụ xanh, thân thiện
với môi trường, phù hợp với phát triển của xã hội.
1.4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu và mô tả sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ
Xanh SM Bike của giới trẻ tại TP. HCM.
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý định sử dụng, đề xuất các phương án, kế
hoạch để phát triển chất lượng dịch vụ Xanh SM Bike.
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu
 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ xanh của giới trẻ tại TP. HCM?
 Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến hành vi sử dụng dịch vụ xanh của giới trẻ
tại TP. HCM?
 Đề xuất, đóng góp ý kiến đến chính phủ để có những chính sách nhằm nâng cao ý
thức và hiểu được lợi ích khi sử dụng dịch vụ Xanh SM Bike của giới trẻ ở TP.
HCM? Từ đó khuyến khích giới trẻ tại TP.HCM hướng đến hành động sử dụng dịch
vụ Xanh SM Bike hơn.
GSM cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dịch vụ Xanh SM Bike?

Nghiên cứu được thực hiện kết hợp giữa nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu tại bàn: Theo Trần Minh Đạo và cộng sự (2012), nghiên cứu tại bàn là những
hoạt động liên quan đến việc thu thập dữ liệu từ các tài nguyên sẵn có. Dữ liệu sơ cấp là
những dữ liệu mới được thu thập lần đầu tiên phục vụ cho nghiên cứu này. Nhóm nghiên
cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, thu thập dữ liệu từ các thông tin có sẵn để
có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu và hỗ trợ cho việc nghiên cứu sâu hơn các
vấn đề liên quan thông qua trang mạng Internet, giáo trình, sách báo, tạp chí khoa học và
các bài nghiên cứu khoa học đã được công nhận. Mục tiêu của phương pháp nghiên cứu
này giúp nhóm nghiên cứu thu thập các dữ liệu thứ cấp về giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã và đang có ý định sử dụng dịch vụ Xanh SM Bike.
Nghiên cứu định lượng: Được định nghĩa là những nghiên cứu hướng vào việc thiết kế
những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo lường, phân tích và giải thích mối
quan hệ giữa các biến bằng các quan hệ định lượng (Trần Minh Đạo và cộng sự, 2012).
Nghiên cứu định lượng được áp dụng ở bài nghiên cứu này với mục đích mô tả lại thị
trường thông qua các số liệu đã được thống kê. Từ kết quả bảng câu hỏi khảo sát thu
được từ giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm sẽ khái quát hóa và so sánh được kết
quả trong mẫu nghiên cứu, từ đó có thể suy diễn tổng quát cho toàn bộ thị trường và đưa
ra kết quả nghiên cứu khách quan.

Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu


3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu định lượng, nhóm nghiên cứu dự kiến thu thập bằng phương pháp
khảo sát. Nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu về những yếu tố tác động tới hành vi ý
định của giới trẻ, nên cần phải thu thập những thông tin định lượng từ người tiêu dùng, từ
đó có thể mô tả những gì mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu. Ngoài ra, phương pháp khảo sát
cung cấp một phương tiện nhanh chóng, không tốn kém, hiệu quả và chính xác của việc
đánh giá thông tin về quần thể. (Nguyễn Xuân Trường và cộng sự, 2020)
3.2.2. Công cụ thu thập dữ liệu
Đối với nghiên cứu tại bàn, nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn
như các luận văn, giáo trình từ các trường Đại học, các bài báo khoa học đã được công
nhận, các số liệu thống kê, v.v. liên quan đến ý định sử dụng dịch vụ xanh cũng như các
lý thuyết liên quan đến hành vi tiêu dùng.
Trong nghiên cứu định lượng, dữ liệu định lượng được thu thập qua cuộc thăm dò hoặc
số lượng lớn để sau đó rút ra những tỷ lệ phần trăm về ý kiến của đáp viên (Nguyễn Xuân
Trường và cộng sự, 2020). Công cụ để thu thập là bảng câu hỏi trực tuyến thông qua nền
tảng Google Form. Bảng câu hỏi mà nhóm nghiên cứu đưa ra có 3 phần:
(1) Thu thập và phân loại thông tin chung về yếu tố nhân khẩu học của đáp viên.
(2) Thực trạng về hành vi tiêu dùng dịch vụ xe công nghệ.
(3) Thu thập dữ liệu định lượng bằng thang đo Likert 5 điểm dựa trên mô hình nghiên
cứu mà nhóm nghiên cứu đề xuất.
Bảng câu hỏi này sẽ được kết thúc bằng một câu hỏi mở nhằm thu thập thêm thông tin
trong tương lai và câu hỏi thông tin cá nhân để gửi phần thưởng cảm ơn đáp viên đã tham
gia cuộc khảo sát.
3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu áp dụng trong nghiên cứu được thực hiện dựa trên yêu cầu của phân tích nhân tố
khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự
(1998) thì cỡ mẫu ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Như vậy, cỡ
mẫu phân tích tối thiểu sẽ là n = 6*5+6*5+7*5+5*5+5*5 = 145. Với số biến quan sát là
28, kích thước mẫu tối thiểu phải là 140. Để nâng cao tính đại diện của mẫu, nhóm
nghiên cứu cho cỡ mẫu chính thức là 310.
Phương pháp chọn mẫu mà nhóm nghiên cứu hướng đến đó là phi xác suất thuận tiện.
Theo Nguyễn Xuân Trường và cộng sự (2020), đây là phương pháp chọn mẫu dựa trên sự
thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhà nghiên cứu có
nhiều khả năng gặp được đối tượng chẳng hạn như ở trong các khu vực như trung tâm
thương mại, đường phố,... để xin được phỏng vấn hoặc những người sẵn sàng tham gia
vào cuộc nghiên cứu. Đây là phương pháp chọn mẫu chỉ tính đến sự thuận tiện trong
nghiên cứu mà không tính đến tính đại diện của mẫu chọn. Phương pháp này không thiết
kế mẫu định sẵn, nhà nghiên cứu có thể tùy ý chọn mẫu phù hợp. Phương pháp chọn mẫu
theo thuận tiện thích hợp trong nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu mô tả và nghiên cứu khám
phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, hoặc để kiểm tra trước bảng
câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng hay ước lượng sơ bộ về vấn đề cần nghiên cứu mà không
muốn mất nhiều thời gian và chi phí.
Nhóm tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát trực tuyến với đối tượng là giới trẻ đang sinh
sống tại TP.HCM trong 2 tuần đầu tháng 11/2023. Khảo sát đã thu được 317 câu trả lời và
sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ qua câu hỏi gạn lọc hay đối tượng nghiên
cứu (đang sinh sống tại TP.HCM, độ tuổi từ 18 – 29), nhóm nghiên cứu đã thu được 310
phiếu. đạt 97.8% trong tổng số phiếu. Chương 4 sẽ trình bày kết quả thống kê dựa trên
việc xử lý số liệu thu được từ 310 câu trả lời hợp lệ.

You might also like