Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ THI TỔNG ÔN KIẾN THỨC 11

Bài thi :KHOA HỌC TỰ NHIÊN – Môn thi: HÓA HỌC


Thời gian làm bài: 50 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên thí sinh:………………………
ĐỀ THI SỐ 1
Số báo danh:……………………………

Cho đại lượng phân tử khối: H= 1; He=2; N=14; C=12; O=16, Na=23, Ba=137, Ca=40, Fe=56,
Cu=64, S=32, P=31, Cl=35,5; Al=27, Hg= 201. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 1[2D2-8.7-L1] Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?


A. Cu(OH)2 B. H3PO4 C. HCl D. BaSO4
Câu 2[2D2-8.7-L1] Cho phản ứng: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Phản ứng nào sau đây có cùng phương trình điện li với phản ứng trên?
A. 3KOH + H3PO4 → K3PO4 + H2O B. Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O
C. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O D. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
Câu 3[2D2-8.7-L1] Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?
A. Ca(OH)2 B. NH4HCO3 C. Al(NO3)3 D. BaCO3
Câu 4[2D2-8.7-L1] Cho các chất: NH4HCO3; BaCl2; (NH4)2CO3, AgCl; CaCO3;
NaClO3, HNO3. Số chất tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư là?
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 5[2D2-8.7-L1] Khi nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng chất X, dung dịch
trong ống nghiệm dần chuyển thành màu hồng. X có thể là dung dịch nào dưới đây?
A. Phenol B. Đồng (II) sunfat C. Sắt III clorua D. Phenolphtalein
Câu 6[2D2-8.7-L1] Khí X có mùi hắc, xốc , nặng hơn không khí và có khả năng làm quỳ
ẩm chuyển thành màu đỏ. X có thể là chất nào dưới đây?
A. Axit clohydric B. Metan C. Hydro clorua D. Amoniac
Câu 7[2D2-8.7-L1] Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế N2 trong phòng thí nghiệm?
A. 2AgNO3 → 2Ag+ 2NO2 + O2
B. 2NH4NO3 → 2N2 + 4H2O + O2
C. NH4Cl + NaNO2 → NaCl + N2 + 2H2O
D. 5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O
Câu 8[2D2-8.7-L1] Để khử chua đất trồng trọt, người ta thường sử dụng loại phân bón
nào sau đây?
A. NH4NO3 B. Ca(H2PO4)2 C. CaO D. KNO3
Câu 9[2D2-8.7-L1] Sục khí CO2 vào bình đựng Ca(OH)2 dư, cô cạn hỗn hợp sau phản
ứng thu được chất rắn X. X là
A. CaCO3 B. CO2 rắn C. Ca(HCO3)2 D. CaCO3,Ca(OH)2
Câu 10[2D2-8.7-L1] Axit nào sau đây tồn tại ở trạng thái rắn trong điều kiện thường?
A. H2SiO3 B. H2SO3 C. HNO3 D. HCl
Câu 11[2D2-8.7-L1] Công thức nào sau đây là công thức phân tử của vinyl axetilen?
A. CH2=CH-C≡CH B. CH2=CH-CH3 C. C3H4 D. C4H4
Câu 12[2D2-8.7-L1] Công thức tổng quát của 1 ankan bất kì là?
A. CnH2n+2 (n≥2) B. CnH2n (n≥2) C. CnH2n-2 (n≥1) D. CnH2n+2 (n≥1)
Câu 13[2D2-8.7-L1] Số liên kết π có trong phân tử benzen là?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 14[2D2-8.7-L1] Trùng hợp polistiren, ta thu được polime nào sau đây?
A. Cao su buna B. Poli(stiren) C. Nhựa plexiglas D. Amilopectin
Câu 15[2D2-8.7-L1] Ancol nào sau đây có phản ứng với Cu(OH)2/NaOH?
A. Glixerol B. Ancol etylic C.Ancol isopropylic D. Metanol
Câu 16[2D2-8.7-L1] Trong dịch vụ, nhà hàng,….. 1 số thuơng nhân đã dùng thủ đoạn trá
hình “rượu giả” nhằm thu lợi nhuận. người dùng sau khi sử dụng sẽ có hiện tượng nôn,
đau đầu, mất nước,…. Loại rượu trên có tên gọi là?
A. Metanol B. Etanol C. Propan-1,2-điol D. Propanol
Câu 17[2D2-8.7-L1] Trong lĩnh vực kinh doanh, để bảo quản thực vật lâu dài, người ta sử
dụng dung dịch formol để bảo quản thực phẩm được tươi hơn. Tuy nhiên, sử dụng formol lạm
dụng sẽ gây hại tới sức khỏe tới người sử dụng. Công thức nào dưới đây là công thức hóa học
của formol?
A. HCHO B. CH3COOH C. CH3CHO D. HCOOCH3
Câu 18[2D2-8.7-L1] Giấm ăn là dung dịch X có nồng độ từ 2-5%. X là chất nào dưới đây?
A. CH3COOCH3 B. CH3COOH C. CH3CHO D. HCOOCH3
Câu 19[2D2-8.7-L1] Khi đưa dung dịch NH3 vào sát miệng dung dịch HCl, thấy có khói
trắng thoát ra. Chất khói trắng thoát ra là
A. NH4ClO3 B. NH4NO3 C. NH4HCl2 D. NH4Cl
Câu 20[2D2-8.7-L2] Nhiệt phân hoàn toàn 32,5 gam Hg(NO3)2 thu được V lít khí và hơi ở
điều kiện tiêu chuẩn. Tính giá trị của V?
A. 2,24 lít B. 6,72 lít C. 8,96 lít D. 4,48 lít
Câu 21[2D2-8.7-L2] Cho 6,8 gam muối natri fomat phản ứng với dung dịch HCl vừa đủ thu
được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch AgNO3/NH3 đến dư vào Y, thu được m gam kết tủa.
Tính giá trị của m?
A. 35,95 gam B. 21,6 gam C. 50,3 gam D. 14,35 gam
Câu 22[2D2-8.7-L3] Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một andehit đơn chức thu được 0,3 mol CO2.
Lượng kết tủa lớn nhất khi cho 0,1 mol andehit trên tham gia phản ứng với AgNO3/NH3 là?
A. 21,6 gam B. 41 gam C. 42, 82 gam D. 39,2 gam
Câu 23[2D2-8.7-L1] Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các ancol đều có phản ứng với CuO (to) tạo andehit hoặc xeton
B. Metanol là thành phần của cồn y tế, có khả năng sát trùng, rửa vết thương
C. Để lâu HNO3 ngoài không khí, màu dung dịch dần chuyển sang màu vàng nâu của NO2
D. Đun nóng metanol với H2SO4 đặc (170oC) tạo anken
Câu 24[2D2-8.7-L2] Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí etilen đến dư vào dung dịch KMnO4
(2) Sục hỗn hợp khí etin và propilen vào dung dịch AgNO3/NH3
(3) Sục từ từ NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 loãng
(4) Nhiệt phân hỗn hợp muối Hg(NO3)2 và NH4NO3
(5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2
Sau phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25[2D2-8.7-L2] Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hydrocacbon thu được 0,4 mol CO2 và
7,2 gam nước. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 26[2D2-8.7-L2] Cho 9,4 gam phenol phản ứng với K dư thu được m gam muối. Tính giá
trị của m?
A. 11,6 gam B. 13,2 gam C. 41,4 gam D. 22,2 gam
Câu 27[2D2-8.7-L2] Cho 3,2 gam ancol metylic đi qua bình đựng Na dư thu được V lít H2 ở
điều kiện tiêu chuẩn. Tính giá trị của V?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 1,12 lít D. 2 lít
Câu 28[2D2-8.7-L2] Cracking hoàn toàn 0,1 mol butan thu được 4,48 lít khí. Sục hỗn hợp
khí đi qua bình đựng dung dịch brom dư, thấy có a gam brom phản ứng. Tính giá trị của a?
A. 8 gam B. 160 gam C. 16 gam D. 80 gam
Câu 29[2D2-8.7-L2] Oxxi hóa 0,1 mol ancol metylic bằng lượng CuO vừa đủ , sau phản ứng
thu được hỗn hợp Y. Cho dung dịch AgNO3/NH3 dư vào Y, lắc đều thì thấy xuất hiện m gam
kết tủa. Tính m, biết hiệu suất các phản ứng là 100%?
A. 64,8 gam B. 43,2 gam C. 45,9 gam D. 23,4 gam
Câu 30[2D2-8.7-L3] Lên men giấm 4,6 gam ancol etylic với hiệu suất 50% thu được hỗn
hợp Y. Cho Y đi qua bình đựng Na dư thì khối lượng bình tăng m gam. Tính giá trị của m?
A. 5,75 gam B. 7,55 gam C. 5,57 gam D. 7,75 gam
Câu 31[2D2-8.7-L3] Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp X gồm butan, but-1-en, but-2-en, vinyl
axetilen, divinyl, but-1-in, but-2-in cần vừa đủ 0,575 mol O2. Tính khối lượng dung dịch brom
cần dùng để làm no X?
A. 25.6 gam B. 20,8 gam C. 32 gam D. 24 gam
Câu 32[2D2-8.7-L3] Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đốt cháy hoàn toàn các ankan luôn thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước
B. Các hydrocacbon chứa liên kết π đều làm mất màu dung dịch brom
C. Các ank-1-in đều có phản ứng tráng bạc
D. Khí clo làm quỳ ẩm chuyển màu đỏ, sau đó mất màu
Câu 33[2D2-8.7-L2] Cho 5,4 gam Al phản ứng với dung dịch HCl a(M) và HNO3 b(M)
loãng sau phản ứng thu được 32,05 gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với He là
3,3. Biết rằng trong hỗn hợp X, có 1 chất hóa nâu ngoài không khí. Tính giá trị của a:b?
A. 4 B. 0,25 C. 1,1 D. 0,75
Câu 34[2D2-8.7-L2] Cho các phát biểu sau:
(1) Các hydrocacbon chứa vòng benzen đều không làm mất màu dung dịch brom
(2) Các ancol đơn chức đều có phản ứng tách nước tạo anken
(3) Buta-1,3-dien là thành phần chính của cao su buna
(4) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa C và H
(5) Các andehit no, đơn chức mạch hở đều có phản ứng với Br2/CCl4
Số phát biểu sai là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 35[2D2-8.7-L2] Cho các phát biểu sau:
(1) Trong không khí, thành phần % nitơ chiếm xấp xỉ 20%
(2) Thành phần của supephotphat đơn chỉ chứa Ca(H2PO4)2
(3) Phản ứng giữa N2 và tất cả các kim loại chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao
(4) Trộn dung dịch sắt III nitrat và natri cacbonat thấy khí thoát ra
(5) Cho dung dịch NH3 dư vào hỗn hợp Al(OH)3 và Zn(OH)2 thấy kết tủa bị tan 1 phần
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 36[2D2-8.7-L3] Hỗn hợp X gồm: CH3COOH; HCHO; CH3-CH(OH)-COOH;
OHC-(CH(OH))2-CH2OH; OH-CH2-(CH(OH))4-CHO. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa
đủ 22,4 lít khí O2 (đktc). Tính giá trị của m?
A. 15 gam B. 30 gam C. 22,8 gam D. 23,4 gam
Câu 37[2D2-8.7-L3] Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm: metanol, axetandehit, axit
axetic, etilen, vinyl axetilen, metan, propin cần dùng vừa đủ 0,375 mol O2 thu được 6,72 lít khí
CO2. Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong hỗn hợp gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 10% B. 15% C. 20% D. 25%
Câu 38[2D2-8.7-L3] Đốt cháy hoàn toàn 0,525 mol hỗn hợp X gồm hai andehit chức mạch
hở và 1 ankin cần 20,44 lít O2 thu được 9,45 gam nước và 22,96 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác,
khi cho 37,1 gam X tham gia phản ứng tráng bạc thì khối lượng kết tủa thu được là m gam.
Tính giá trị của m?
A. 312 gam B. 343,24 gam C. 308,4 gam D. 370,2 gam
Câu 39[2D2-8.7-L3] Cho hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe, Cu(NO3)2 và Al vào dung dịch chứa
HNO3 và 2,49 mol HCl thu được 134,175 dung dịch muối Y và 16,352 lít hỗn hợp khí F chứa
ba khí, trong đó có 0,06 mol H2 và 1 khí không màu hóa nâu trong không khí. Dung dịch Y
phản ứng tối đa với 2,89 mol NaOH, thu được 56,56 gam hỗn hợp kết tủa. Nhiệt phân hoàn
toàn hỗn hợp kết tủa trên, thu được 47,2 gam hỗn hợp các oxit. Tổng khối lượng của muối
NH4Cl và FeCl3 có trong hỗn hợp Y gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 16,7 gam B. 17,5 gam C. 17 gam D. 16,9 gam
Câu 40[2D2-8.7-L2] Cho hình vẽ điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm:
Cho các phát biểu sau :
(1) Phản ứng trên có thể điều chế HNO3 bằng phương pháp sunfat
(2) Thí nghiệm trên có thể điều chế các chất khí tan nhiều trong nước
(3) Khi trong ống khí Y không còn nước, chứng tỏ khí đã thu đầy bình
(4) Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn khí
(5) Nếu Y là CO2 thì X có thể là dung dịch Na2CO3 bão hòa
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

-----------------------------------------------Hết-----------------------------------------

You might also like