Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chủ đề 6: Phân tích nội dung của cách mạng công nghiệp 4.0?

Hãy cho ví dụ
cụ thể về 1 sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI). Anh (chị) thấy bản thân cần
phải làm gì để kịp thời thích ứng với thời đại 4.0.
I. Cơ sở lí luận về cách mạng công nghiệp 4.0:

1. Khái quát về Cách mạng công nghiệp:

- Khái niệm Cách mạng công nghiệp (CMCN): Là những bước phát triển nhảy vọt về
chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công
nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại, kéo theo sự thay đổi căn bản về trình độ
phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn nhờ
áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ đó vào đời
sống xã hội.

- Khái quát các cuộc CMCN trong lịch sử:

Về mặt lịch sử cho đến hiện nay loài người đã trải qua 3 cuộc CMCN và đang bắt đầu
cuộc CMCN lần thứ 4 (CMCN 4.0):

+ CMCN lần thứ nhất (1.0) - Từ thế kỉ 18-19 ở Anh: Cuộc cách mạng trải qua 3 giai
đoạn : Hiệp tác giản đơn – Công trường thủ công – Đại công nghiệp. Đây là ba giai đoạn
xã hội hóa lao động và sản xuất diễn ra trong quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ
công lên thành sản xuất lớn, tập trung hiện đại.

+ CMCN lần thứ hai (2.0) – cuối thế kỉ 19-đầu thế kỉ 20: Sử dụng năng lượng điện và
động cơ điện để tạo ra dây truyền sản xuất – chuyên môn hóa cao.

+ CMCN lần thứ 3 (3.0) – đầu thập niên 60 của thế kỉ 20: Sử dụng công nghệ thông tin
và máy tính để tự động hóa sản xuất.

+ CMCN lần thứ 4 (4.0) – hội chợ triển lãm công nghệ Hamnover (Đức) năm 2011: trên
cơ sở cách mạng số gắn với sự phổ biến internet kết nối vạn vật phát triển ở ba lĩnh vực
chính: vật lý, công nghệ số và sinh học để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả
nhất.

2. Đặc điểm Cách mạng công nghiệp 4.0:

- Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất
phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược
công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.
- Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia
của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư.

- Cách mạng 4.0 được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và
phổ biến của internet kết nối vạn vật ( internet of things-IoT)

- CM 4.0 có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện của các công nghệ mới có tính đột phá về
chất so với các công nghệ truyền thống

- Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các
công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những
công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,.

* Lợi ích và hạn chế:

a. Lợi ích

- Tăng năng suất và doanh thu

- Tối ưu hóa quá trình sản xuất

- Phát triển công nghệ tăng tốc

- Dịch vụ khách hàng tốt hơn

b. Hạn chế

- Khi mà mọi dữ liệu đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IoT dễ bị đe
dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ
liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược.

- Kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên công
nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ,
con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.

- Máy móc tự có những hạn chế. Quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ, máy móc có
thể khiến doanh nghiệp sa vào những thiệt hại nghiêm trọng, hơn nữa các doanh nghiệp
phải cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính bởi vì các chi phí chuyển dịch, thay đổi máy móc sẽ
là rất lớn.

II. Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào thực tế:
1. Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế:

Năm 1952, 2 nhà vật lý Felix Block và Edward Puroell được trao giải Nobel Vật lý nhờ
sự phát hiện và ứng dụng cộng hưởng từ. Năm 1980, chiếc máy cộng hưởng từ đầu tiên
trên thế giới được đưa vào hoạt động để tạo ảnh cơ thể người. Ngày nay kĩ thuật tạo ảnh
cộng hưởng (MRI) đã trở thành phổ biến trong y học chẩn đoán hình ảnh tại các bệnh
viện trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Khác với chụp X-Quang sử dụng tia X có thể
gây ra nguy hại gây ion hóa cho người chụp thì phương pháp chụp MRI lại an toàn và
đem lại hình ảnh chi tiết hơn ở mô cơ nhỏ hơn. Và đặc biệt với sự hỗ trợ của AI việc
chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp hình ảnh chụp các mô cơ nhỏ trở nên chi tiết hơn phục
vụ cho việc chẩn đoán bệnh một cách chính xác

Ngày 18-8-2020, các nhà nghiên cứu tại Facebook Inc. và NYU Langone Health công bố
kết quả một thí nghiệm hợp tác giữa hai đơn vị này kéo dài 2 năm cho thấy trí tuệ nhân
tạo (AI) có thể tạo ra tốc độ chụp cộng hưởng từ (MRI) tăng gấp 4 lần với độ chính xác
tương đương với quy trình chụp MRI chậm tiêu chuẩn.

Ngày 24-4-2024, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn triển khai công nghệ chụp cộng hưởng từ
(MRI) hiện đại 3.0 Tesla SIGNA™Hero của GE HealthCare (Mỹ) nền tảng công nghệ trí
tuệ nhân tạo giúp chẩn đoán sớm và hỗ trợ điều trị các bệnh lý phức tạp. Đây là cơ sở y tế
đầu tiên tại Việt Nam và là cơ sở thứ 2 ở Đông Nam Á lắp đặt công nghệ này.

2. Ứng dụng AI trong lĩnh vực điện ảnh:

Motion capture đã có từ những năm 1910, xuất phát từ ý tưởng của người nghệ sĩ hoạt
hình- Max Fleischer. Ông đã sản xuất bộ phim “Out of the Inkwell” bằng phương pháp
chiếu ảnh người diễn viên lên tấm kính và sử dụng chúng làm tham chiếu để vẽ lại các
chuyển động của diễn viên. Sau đó ông sử dụng những hình ảnh đó chuyển thể thành
chuyển động của các nhân vật hoạt hình.

Motion Capture (Mocap) đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp điện ảnh
ngày nay, góp phần tạo nên những thước phim bom tấn với hiệu ứng hình ảnh và sống
động. Mocap có thể ứng dụng trong điện ảnh trong việc: tạo nhân vật kĩ thuật số, quay
phim đóng thể, hoạt hình khuôn mặt, phân tích chuyển động của diễn viên để chuyển thể
thành chuyển động của các nhân vật hoạt hình.

Motion capture là quá trình ghi lại những chuyển động của vật thể và con người rồi đưa
qua máy tính xử lý. Trong làm phim và làm game, công nghệ motion capture được sử
dụng chủ yếu để bắt chuyển động của diễn viên. Sản phẩm cuối cùng sẽ là một hình ảnh
nhân vật được tạo nên hoàn toàn bằng máy tính.
Không chỉ nhân vật, chuyển động của camera cũng có thể được ghi lại chuyển động để
góc quay từ camera sẽ có thể được tự do di chuyển hơn, phù hợp hơn với từng cử động
hay từng cảnh diễn của nhân vật. Việc này sẽ khiến cho những nhân vật, hình ảnh sẽ có
được góc nhìn cụ thể hơn từ góc quay của camera.

Ngày nay, Motion capture được sử dụng rất nhiều trong các bộ phim bom tấn như: Lord
of The Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn), Star war (Chiến tranh giữa các vì sao),
Avatar,…

Avatar(2009): Mocap được sử dụng để tạo ra các nhân vật Na’vi, góp phần quan trọng
vào thành công vang dội của bộ phim.

Chúa tể của những chiếc nhẫn: Mocap được sử dụng để quay phum các pha hành động
nguy hiểm của Gollum và các sinh vật khác.

Avengers: Infinity War (2018): Mocap ghi lại những chuyển động của Thanos và các
nhân vật phản diện khác.

Lợi thế:

- Cảnh quay, chuyển động của nhân vật gần với thời gian thực. Sử dụng motion capture
có thể giảm chi phí của một số những kĩ xảo khác.

- Có thể tạo ra thêm những tính cách hay những màn biểu diễn khác thường, những
màn diễn thường bị hạn chế bởi khả năng của diễn viên.

- Mocap giúp các nhà làm phim tạo ra những ý tưởng sáng tạo, vượt qua giới hạn của
kỹ xảo truyền thống, tạo nên những thế giới và câu chuyện mới mẻ, độc đáo.

Nhược điểm:
- Các dự án nhỏ thường không thích hợp để dùng Motion capture vì chi phí đầu tư cho
phần mềm, thiết bị và nhân sự quá cao.

- Cần có không gian (phim trường/ studio) theo yêu cầu để thực hiện Motion capture.

- Khi tỷ lệ kích thước của nhân vật và diễn viên quá khác biệt sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc chuyển đổi các chuyển động. Nó đòi hỏi người diễn viên phải cẩn thận hơn
rất nhiều.

III. Trách nhiệm của mỗi người trong thời đại công nghiệp 4.0:

-Để có thể thích ứng với thời đại 4.0, sinh viên cũng như thanh thiếu niên cần chăm chỉ
học tập, trau dồi những kỹ năng cần thiết sau:
+ nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như năng lực giải quyết
vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.
+ nhóm các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn
đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.
+ kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.
+ kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân,
cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính
đa dạng văn hóa.

-Cuộc CMCN 4.0 cũng mang đến nhiều phát minh làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống như
Smart phone, Big data, trí tuệ nhân tạo… và cả những cơ hội việc làm mới. Em và các
bạn sinh viên đã và đang tận dụng tối đa những thành tựu, cơ hội này để học tập, phát
triển bản thân, tìm kiếm việc làm, cũng là để thích ứng với thời đại mới.
-Tuy nhiên, công nghệ, thời đại số cũng có thể khiến con người dần quên đi bản sắc văn
hóa dân tộc. Em nghĩ mình cũng như tất cả mọi người phải có trách nhiệm giữ cho bản
sắc dân tộc vẹn nguyên. Trước hết là từ chính bản thân em phải học hỏi để có hiểu biết,
ghi nhớ văn hóa dân tộc, biết chắt lọc thông tin, lựa chọn hành động phù hợp để vừa thích
ứng với thời đại, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.
-Biết rằng cách mạng công nghệ 4.0 cũng đặt ra những thách thức về môi trường, ô
nhiễm không khí, nước, đất,… Để hạn chế và khắc phục phần nào, không chỉ riêng em
mà tất cả mọi người đều hành động từ những thứ nhỏ nhất như xây dựng lối sống xanh:
hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm nước và năng lượng…

You might also like