Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ


MỤC LỤC
MODUL1: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ ..................................................1
A. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ....................................................................4
I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ........................................4
II. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM VRV ..........................................................7
1. Khái quát hệ thống điều hòa trung tâm VRV ..............................................................7
1.1 Những lợi ích mang lại cho nhà đầu tư .....................................................................7

N
1.2 Lợi ích mang lại cho nhà lắp đặt. ..............................................................................7
1.4 Lợi ích mang lại cho nhà tư vấn thiết kế. ..................................................................8
.V
2.Thiết kế máy lạnh trung tâm VRV ...............................................................................8
2.1 Trình tự các bước để thiết kế máy lạnh trung tâm: ...................................................9
ID
Trong bài này chỉ đề cập tổng quan những bước cơ bản thường làm trong quá trình
thiết hệ thống Máy lạnh trung tâm VRV theo nguyên lý làm lạnh trực tiếp với môi chất
lạnh tiên tiến Gas Freon R410a .......................................................................................9
C

2.1.1 Tính công suất lạnh từng phòng: ..........................................................................10


2.1.1.1 Tính tải nhiệt cho công trình bằng hệ số kinh nghiệm ......................................10
HA

2.1.1.2 Phương pháp tính tải nhiệt bằng phần mềm tính tải nhiệt Headload Daikin .........13
2.1.2 Chọn kiểu dàn lạnh trong phòng, dàn nóng bên ngoài và bố trí theo kiến trúc có
sẵn của mặt bằng: ..........................................................................................................22
2.1.3. Bố trí thiết bị Dàn lạnh, Dàn nóng theo mặt bằng cụ thể: ...................................24
2.1.4. Nạp các thông số vào phần mềm hỗ trợ của hãng ...............................................26
2.1.5 Tính toán đường đi ống nước ngưng cho hệ thống ..............................................26
B. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ .......................................................................................27
1. Tại sao phải thiết kế hệ thống thông gió ...................................................................27
3.1. Các phương pháp thông gió . ..................................................................................28
3.2. Tính toán lưu lượng thông gió. ...............................................................................29
3.3. Tính chọn cột áp cho quạt ......................................................................................32

1
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

3.4. Chọn quạt thông gió . .............................................................................................33


4. Hướng dẫn tính toán thiết kế kênh dẫn gió và lựa chọn miệng gió. ..........................33
4.1 Tính toán thiết kế đường ống dẫn không khí...........................................................33
4.2 Lựa chọn miệng gió ................................................................................................38
TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
- TCVN 5867-2010 về hướng dẫn thiết kế điều hòa – thông gió,
- Tiêu chuẩn TC 175 -2005 về độ ồn cho các khu công cộng,
- Bộ tiêu chuẩn Ashare hanbook 2011,

N
- Tiêu chuẩn CP13-1999 Singapor,
- Tiêu chuẩn SMACNA .V
- Tiêu chuẩn AS 1668.3-2001
- Tiêu chuẩn AS 1668.1-1998
ID
- Tiêu chuẩn AS 1668.2-2002
Phần mềm sử dụng cho quá trình thiết kế:
- Phần mềm DaiKin VRV- Xpress,
C

- Phần tính nhiệt Heatload Daikin,


- Phần mềm tính ống gió Duct check,
HA

Giáo trình tham khảo :


- Giáo trình “ Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí – Nguyễn Đức
Lợi
- Giáo trình “ Thông gió – Nguyễn Thị Lê”
- Nguồn tài liệu của các hãng , Daikin, Midea , LG…
- Nguồn tài liệu Internet…
Phụ lục :
- Bảng tính tổng trở lực( cột áp ) ống gió (đính kèm)

2
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
.V
C ID
HA

3
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

A. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ


I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Điều hoà không khí còn gọi là điều tiêt không khí là quá trình tạo ra và giữ ổn
định các thông số trạng thái của không khí theo một chương trình đặt sẵn không phụ
thuộc vào điều kiện bên ngoài. Khác với Thông gió, trong hệ thống điều hoà, không
khí trước khi vào phòng đã được xử lý về mặt nhiệt, ẩm vì thế điều tiết không khí đạt
hiệu quả cao hơn thông gió.
Các hệ thống điều hoà không khí cơ bản bao gồm:

N
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA CỤC BỘ:
o Máy điều hòa không khí loại 1 khối (Window Type):
.V
+ Máy điều hòa dạng cửa sổ thường được lắp đặt trên các tường trông giống
như các cửa sổ nên được gọi là máy điều hòa không khí dạng cửa sổ.
ID
+ Máy điều hoà dạng cửa sổ là máy điều hoà có công suất nhỏ nằm trong
khoảng 7.000 ÷ 24.000 Btu/h với các model chủ yếu sau 7.000, 9.000, 12.000, 18.000
và 24.000 Btu/h. Tuỳ theo hãng máy mà số model có thể nhiều hay ít.
C

o Máy điều hòa không khí rời loại 2 khối:


+ Máy điều hòa rời gồm 2 cụm dàn nóng và dàn lạnh được bố trí tách rời nhau .
HA

Nối liên kết giữa 2 cụm là các ống đồng dẫn gas và dây điện điều khiển. Máy nén
thường đặt ở bên trong cụm dàn nóng, điều khiển làm việc của máy từ dàn lạnh thông
qua bộ điều khiển có dây hoặc điều khiển từ xa.
+ Máy điều hoà kiểu rời có công suất nhỏ từ 9.000 Btu/h ÷ 60.000 Btu/h, bao
gồm chủ yếu các model sau : 9.000, 12.000, 18.000, 24.000, 36.000, 48.000 và 60.000
Btu/h. Tuỳ theo từng hãng chế tạo máy mà số model mỗi chủng loại có khác nhau.
o Máy điều hòa không khí loại Multi - Split:
+ Máy điều hòa loại Multi-Split về thực chất là máy điều hoà gồm 1 dàn nóng
và 2 - 4 dàn lạnh. Mỗi cụm dàn lạnh được gọi là một hệ thống. Thường các hệ thống
hoạt động độc lập. Mỗi dàn lạnh hoạt động không phụ thuộc vào các dàn lạnh khác.
Các máy điều hoà ghép có thể có các dàn lạnh chủng loại khác nhau.

4
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

+ Máy điều hòa dạng ghép có những đặc điểm và cấu tạo tương tự máy điều
hòa kiểu rời. Tuy nhiên do dàn nóng chung nên tiết kiệm diện tích lắp đặt.
o Máy điều hoà kiểu 2 mãnh loại lớn:
+ Máy điều hoà rời thổi tự do là máy điều hoà có công suất trung bình. Đây là
dạng máy rất hay được lắp đặt ở các nhà hàng và sảnh của các cơ quan. Công suất của
máy từ 36.000 ÷ 200.000 Btu/h Về nguyên lý lắp đặt cũng giống như máy điều hoà rời
gồm dàn nóng, dàn lạnh và hệ thống ống đồng, dây điện nối giữa chúng.
+ Ưu điểm của máy là gió lạnh được tuần hoàn và thổi trực tiếp vào không gian

N
điều hoà nên tổn thất nhiệt bé, chi phí lắp đặt nhỏ . Mặt khác độ ồn của máy nhỏ nên
mặc dù có công suất trung bình nhưng vẫn có thể lắp đặt ngay trong phòng mà không
.V
sợ bị ảnh hưởng
HỆ THỐNG KIỂU PHÂN TÁN:
ID
o Máy điều hòa khống khí hệ VRV:
+ Máy điều hoà VRV do hãng Daikin của Nhật phát minh đầu tiên. Hiện nay
hầu hết các hãng đã sản xuất các máy điều hoà VRV và đặt dưới các tên gọi khác nhau
C

, nhưng về mặt bản chất thì không có gì khác.


+ Tên gọi VRV xuất phát từ các chữ đầu tiếng Anh : Variable Refrigerant
HA

Volume, nghĩa là hệ thống điều hoà có khả năng điều chỉnh lưu lượng môi chất tuần
hoàn và qua đó có thể thay đổi công suất theo phụ tải bên ngoài.
+ Máy điều hoà VRV ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của máy điều hoà
dạng rời là độ dài đường ống dẫn ga, chênh lệch độ cao giữa dàn nóng, dàn lạnh và
công suất lạnh bị hạn chế. Với máy điều hoà VRV cho phép có thể kéo dài khoảng
cách giữa dàn nóng và dàn lạnh lên đến 100m và chênh lệch độ cao đạt 50m. Công
suất máy điều hoà VRV cũng đạt giá trị công suất trung bình.
o Máy điều hòa không khí làm lạnh bằng nước (WATER CHILLER):
Hệ Chiller làm lạnh bằng nước giải nhiệt gió:
Hệ Chiller làm lạnh bằng nước giải nhiệt nước:
+ Hệ thống điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó

5
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

cụm máy lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7oC. Sau
đó nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là
các FCU và AHU để xử lý nhiệt ẩm không khí. Như vậy trong hệ thống này nước sử
dụng làm chất tải lạnh .
Ưu điểm:
- Công suất dao động lớn : Từ 5Ton lên đến hàng ngàn Ton - Hệ thống ống
nước lạnh gọn nhẹ, cho phép lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng, công sở nơi không
gian lắp đặt ống nhỏ. - Hệ thống hoạt động ổn định , bền và tuổi thọ cao. - Hệ thống có

N
nhiều cấp giảm tải, cho phép điều chỉnh công suất theo phụ tải bên ngoài và do đó tiết
kiệm điện năng khi non tải : Một máy thường có từ 3 đến 5 cấp giảm tải. Đối với hệ
.V
thống lớn người ta sử dụng nhiều cụm máy nên tổng số cấp giảm tải lớn hơn nhiều. -
Thích hợp với các công trình lớn hoặc rất lớn.
ID
Nhược điểm:
- Phải có phòng máy riêng. - Phải có người chuyên trách phục vụ. - Vận hành,
sửa chữa và bảo dưỡng tương đối phức tạp. - Tiêu thụ điện năng cho một đơn vị công
C

suất lạnh cao, đặc biệt khi tải non.


HA

6
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

II. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM VRV


1. Khái quát hệ thống điều hòa trung tâm VRV

N
Đây là công nghệ mới đã được phát triển rất mạnh bởi tính hiệu quả ứng dụng
.V
rộng rãi trong công nghiệp và dân dụng. Điểm mấu chốt ở đây là hệ thống gọn bảo
đảm được các yêu cầu về thẩm mỹ và điều đặc biệt của hệ thống này là ứng dụng rất
ID
tốt đối với các toà nhà cao tầng.
Sau khi phát triển công nghệ hệ thống điều hòa không khí trung tâm, ngày nay
công nghệ điều hòa không khí đã phát triển thêm một bước mới đó là công nghệ
C

VRV ( Thay đổi thể tích gas lạnh) Với công nghệ này hệ thống điều hoà không khí tiết
kiệm năng lượng hơn nhờ vào hệ thống máy nén biến tần trong việc điều tải công suất
HA

phù hợp giữa phụ tải và năng lượng tiêu thụ. Hệ thống gọn nhẹ, phần điều khiển thông
minh, lắp đặt gọn nhẹ nhưng đòi hỏi vận hành chuyên nghiệp, có trình độ cao.
1.1 Những lợi ích mang lại cho nhà đầu tư
Với công nghệ biến tần độc quyền Daikin và công nghệ điều khiển lưu lượng
môi chất hàng đầu , hệ thống điều hòa trung tâm VRV mang lại hiệu quả hoạt động
vượt trội. Khả năng tiết kiệm năng lượng cao, giảm đáng kể chi phí vận hành và quản
lý tòa nhà hơn rất nhiều.
1.2 Lợi ích mang lại cho nhà lắp đặt.
Hệ thống điều hòa trung tâm VRV đưa ra thiết kế nhỏ gọn cho giàn nóng
VRV bằng việc tăng thêm các chức năng vận hành của thiết bị, vượt trội so với các hệ
thống điều hòa thông thường , Dàn nóng nhỏ gọn thuận lợi cho việc lắp đặt ở các khu

7
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

vực bị giới hạn như tầng mái.. và sử dụng không gian hiệu quả hơn. Lắp đặt dễ dàng
hơn , rút ngắn thời gian thi công.
1.3 Lợi ích mang lại cho người sử dụng.
Để tạo ra một môi trường không khí tiện nghi, Các hãng sản xuất điều hòa trung
tâm đưa ra các hệ thống xử lý không khí cùng hệ thống điều hòa. Đồng thời với khả
năng điều hòa nhiệt độ, chất lượng không khí cũng được xử lý bằng quá trình thông
gió, làm ẩm và các quá trình khác. Hệ thống điều khiển trung tâm tiên tiến giúp cho
việc sử dụng dễ dàng.

N
1.4 Lợi ích mang lại cho nhà tư vấn thiết kế.
Hệ thống điều hòa trung tâm VRV bao gồm dàn nóng và dàn lạnh với các
.V
mẫu mã đa dạng phù hợp với mọi loại công trình từ trung tâm thương mai, khách sạn,
rạp chiếu phim, hội trường, bệnh viện, nhà xưởng… và mọi điều kiện lắp đặt. Đường
ID
ống môi chất có độ dài lớn và các đặc tính khác giúp cho việc thiết kế linh hoạt , đáp
ứng mọi nhu cầu của các công trình.
Hiện nay đáp ứng với những lợi ích hệ thống điều hòa trung tâm VRV mang
C

lại, nhiều công trình sử dụng máy lạnh trung tâm VRV như là một giải pháp được lựa
chọn hàng đầu. Và cũng với nguyên lý này nhiều nhà sản xuất như: Mitsubishi,
HA

Fujitsu, Toshiba, Hitachi, LG, Samsung, Sanyo (nay đã chuyển giao thành hệ thống
Panasonic)… cũng đã cho ra đời các hệ thống máy lạnh trung tâm của mình với các
tên gọi khác nhau như hệ thống VRF, DVM, Multi V, FSV,… Nhưng nhìn chung các
hệ thống máy lạnh trung tâm của các hãng này vẫn cùng một nguyên lý hoạt động như
VRV và có kèm theo một số thay đổi nhỏ về công nghệ thiết bị, chênh lệch về công
suất danh định trên từng đơn vị dàn nóng, dàn lạnh trong hệ thống để tạo ra nét riêng
cho sản phẩm của mình.
2.Thiết kế máy lạnh trung tâm VRV
Máy lạnh trung tâm là tên gọi chung của các hệ thống máy lạnh với hình thức
kết nối dẫn môi chất lạnh (Gas Freon, Glycol,..tùy loại hệ thống) từ một thiết bị lạnh
tổng theo trục ống môi chất chính chia thành nhiều nhánh ống dẫn kết nối vào các dàn

8
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

lạnh đặt tại từng phòng, những không gian có thiết kế cho từng kiểu dàn lạnh khác
nhau.
Thiết kế hệ thống máy lạnh trung tâm yêu cầu người thiết kế phải có kiến thức
chuyên môn về nghành Nhiệt - Lạnh và một số kiến thức về Điện, Cơ khí, Nội thất
tổng quan để chọn kiểu dàn lạnh phù hợp với kiến trúc nhất,… Cùng với một số phần
mềm hỗ trợ cho việc tính toán, chọn thiết bị phụ kiện có thể thực hiện nhanh hơn sử
dụng phương pháp tính chọn thủ công theo từng bước.
Trước khi tìm hiểu về các bước thiết kế máy lạnh trung tâm ta xem mô hình

N
sau:

.V
C ID
HA

Đây là mô hình hệ thống VRV


2.1 Trình tự các bước để thiết kế máy lạnh trung tâm:
Trong bài này chỉ đề cập tổng quan những bước cơ bản thường làm trong quá
trình thiết hệ thống Máy lạnh trung tâm VRV theo nguyên lý làm lạnh trực tiếp với

9
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

môi chất lạnh tiên tiến Gas Freon R410a


2.1.1 Tính công suất lạnh từng phòng:
Việc tính công suất lạnh từng phòng thường áp dụng 2 phương pháp là tính theo
hệ số kinh nghiệm và bằng phần mềm tính tải lạnh (phổ biến là Heatload Daikin), và
sẽ dựa vào mục đích sử dụng để xác định công suất lạnh tương đối chính xác. Các
cách tính bằng kinh nghiệm hay phần mềm tính nhiệt đều cho ta ra kết quả nằm trong
giới hạn của các tiêu chuẩn về điều hòa thông gió như:
TCVN 5687 – 2010, tiêu chuẩn Ashare 2011…

N
Tùy theo từng mục đích sử dụng sẽ có các yếu tố cần lưu ý khác nhau như: ánh
sáng mặt trời chiếu trực tiếp, môi trường có mật độ người sử dụng cao, môi trường có
.V
nhiều thiết bị phát sinh nhiệt nóng, cửa mở ra vào thường xuyên, thời gian sử dụng…
Ví dụ như phòng có bếp thì nhiệt lượng cao cần tính bù tải lạnh, phòng khách
ID
thì sẽ tập trung các hoạt động của nhiều người nên tải nhiệt sẽ cao hơn phòng ngủ, hội
trường hay nhà hàng tiệc cưới thì sẽ tập trung nhiều tải nhiệt trong thời gian ngắn nên
cần tính dư một chút (khoảng 350w/m2).
C

2.1.1.1 Tính tải nhiệt cho công trình bằng hệ số kinh nghiệm
Tổng hợp lại việc tính công suất lạnh là một quá trình cần nhiều kỹ năng và
HA

kinh nghiệm thực tế.có thể tìm hiểu “cách tính công suất lạnh” cho một vài không gian
tính theo hệ số kinh nghiệm như sau :
a/.Cách tính công suất lạnh sơ bộ theo hệ số kinh nghiệm cho 1 số không
gian cụ thể theo thể tích.

10
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
Cách tính công suất máy lạnh cho hầu hết các mục đích sử dụng ta có thể dựa
vào các yếu tố diện tích, thể tích không gian cần làm lạnh, ở đây ta chỉ bàn về cách
.V
tính diện tính mặt bằng cơ bản theo thể tích mét khối. (V = Dài x Rộng x Cao). và sau
đây là cách tính cho một số không gian có mục đích sử dụng phổ biến như : máy lạnh
ID
cho gia đình, quán Cafe, Nhà hàng, khách sạn, văn phòng làm việc.
Trường hợp trong lúc sử dụng mà có các yếu tố gây tổn thất một phần nhiệt
lạnh như phòng có mặt ngoài bị chiếu nắng trực tiếp, thông với phòng khác, có quạt
C

hút thông gió,..ta cộng thêm từ 0.3 ~ 0.5 Hp tùy mức độ nhiệt nóng làm tổn thất công
suất lạnh.
HA

1. Máy lạnh cho phòng gia đình : nếu là không gian chung như Phòng khách,
Bếp + thêm 0.5 Hp
Thể tích khoảng 40 m3 (khối) = 1.0 Hp
Thể tích khoảng 60 m3 (khối) = 1.5 Hp
Thể tích khoảng 80 m3 (khối) = 2.0 Hp
2. Máy lạnh cho quán cafe, Nhà hàng : do đặc thù có lúc rất đông người, có
quạt hút thông gió nên phải chọn công suất cho lúc mật độ tải cao nhất (nhiệt do
người, thức ăn tỏa ra, thông gió bên ngoài vào)
Thể tích khoản 30 m3 (khối) = 1.0 Hp
Thể tích khoản 45 m3 (khối) = 1.5 Hp
Thể tích khoản 60 m3 (khối) = 2.0 Hp

11
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

3. Máy lạnh cho Khách sạn : do đặc thù khách sạn khách thuê phòng ngắn hạn
hoặc khách nước ngoài họ thường yêu cầu máy phải làm lạnh nhanh từ khi vào phòng
+ thông gió ta tính công suất cao hơn phòng ngủ gia đình.
Thể tích khoản 35 m3 (khối) = 1.0 Hp
Thể tích khoản 55 m3 (khối) = 1.5 Hp
Thể tích khoản 70 m3 (khối) = 2.0 Hp
4. Máy lạnh cho Văn phòng làm việc : ở đây ta chọn chuẩn là văn phòng làm
việc số lượng người ổn định có trang bị máy tính làm việc cho mỗi người, máy photo,

N
máy fax, máy in,...nếu trường hợp ít người và số lượng máy thiết bị không nhiều có
thể tính như Máy lạnh cho phòng khách gia đình.
.V
Thể tích khoản 35 m3 (khối) = 1.0 Hp
Thể tích khoản 55 m3 (khối) = 1.5 Hp
ID
Thể tích khoản 70 m3 (khối) = 2.0 Hp
Lưu ý: khi chọn các thương hiệu : Daikin, Panasonic, Toshiba, Mitsubishi,
Sharp, Nagakawa, Hitachi, Sanyo... thì có thể áp dụng mức chuẩn như trên, còn khi
C

chọn tất cả thương hiệu máy lạnh khác nên chọn công suất bù thêm một ít từ 5~10%
để máy chạy bền và lạnh nhanh - sâu hơn.
HA

b/.Ngoài cách tính trên ta cũng có thể tham khảo áp dụng cách tính dựa
trên thông số BTU/m2 sàn:
Công năng sử dụng Công suất trung bình cần thiết cho 1m2 sàn nhà:
Phòng khách 700 – 900 BTU/m2
Phòng ngủ 550 – 700 BTU/m2
Phòng ăn 700 – 900 BTU/m2
Phòng làm việc 500 - 700 BTU/m2
Phòng họp 900 – 1200 BTU/m2
Hội trường 1000 - 1200 BTU/m2
Nhà hàng 700 - 1000 BTU/m2
Phòng Karaoke 700 – 1200 BTU/m2

12
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Bệnh Viện 600 – 1000 BTU/m2


Thư viện sách 800 - 1000 BTU/m2
Thư viện máy PC 1000 – 1300 BTU/m2
Phòng máy chủ (Server) 1000- 1500 BTU/m2
2.1.1.2 Phương pháp tính tải nhiệt bằng phần mềm tính tải nhiệt Headload Daikin
Phần 1 : Cài đặt phần mềm .
User : daikin ; Pass : dil
Phần 2 : Hướng dẫn tính tải lạnh

N
.V
C ID
HA

Trên bản vẽ là một văn phòng gồm 2 khu là Office 1 và Office 2 .Mái bê tông
phía trên.Phía dưới là mặt đất.
Mở phần mềm lên và nhập thông số của Văn Phòng
Bước 1

13
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
.V
ID
City/Country : nhấp vào đó và chọn quốc giá Việt Nam và Thành phố .Ở đây
chỉ có 3 thành phố đại điện cho 3 miền . Hà Nội , Quảng Trị , HCM ,Nếu muốn tính
C

cho vùng có sự khác biệt lớn như Đà Lạt thì phải tra thông số thời tiết của Đà Lạt sau
đó điền vào data ở phần Design data/ Wheather data
HA

Outer wall : chọn kết cấu cho công trình , mặc định là betong.
Bước 2 :
Chọn tab Room data để nhập thông số phòng.Để nhập thông số cho phòng thì
nhấp vào Add room.

14
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
.V
C ID
HA

Usage of Room : Chọn kiểu công trình


Ventilation system : kiểu thông gió .
+ Natural : tự nhiên.
+ Vent Fan : dùng quạt.
+ Total heat Exc : dùng bộ thu hồi nhiệt.
Ceiling Board . Có trần hay không
Roof& Non- Cond ceiling area ( Tầng trên không có điều hòa )
+ Upper room : Phòng phía trên
+ Flax room : mái bằng
+ Inclined room : Mái nghiêng
+ Glass : mái kiếng
Non- Conditioned Floor Aria ( Tầng dưới không có điều hòa )

15
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

+ Earth floor : tầng trệt


+ Air Layer Exit : Tầng dưới không điều hòa có trần giả.
+ Air Layer No : Tầng dưới không điều hòa không có trần giả.
+ pilotis : Phần không có điều hòa tiếp xúc bên ngoài.
Equipment ( chọn thiết bị sinh nhiệt )
Chọn các thiết bị bằng cách nhập số lượng thiết bị (Heat Source Input )vào
trong bảng .Nêu ko xác định được số lượng thì có thể dựa vào số người để chọn máy
tính ....Sau khi nhập xong phần trên ta tiếp tục nhập kích thước của tường

N
+ Outer Wall Length : tường ngoài
+ Cửa sổ .V
+ Inner Wall Length for Non-Cond space : Tường ngoài không có điều hòa.
Bước 3 : Thay đổi hệ số truyền nhiệt và kết cấu tường bao cho thích hợp nếu ko
ID
có thông số thì để mặc định.
Bước 4 : Chọn nhiệt độ và độ ẩm cho phòng .Có thể chọn thông số này từ bước
1 ở phần Design data thì phần này mình ko phải nhập lại .
C

Bước 5 : Schedule chọn thời gian hoạt động


Bước 6 : Others
HA

Fresh Air Intake ( Gió tươi ): mặc định theo TCVN


Infiltration : hệ số rò gió : mặc định
Lighting : Nhiệt do đèn
Window type : Chọn kiểu kiến
Blind Type : Kiểu rèm che.
Bước 7 : Material II : thay đổi thông số tường , cửa sổ
Bước 8 : Extension : thay đổi thông số về người và kiếng cho phù hợp với công
trình.
Vậy là xong quá trình nhập dữ liệu cho Office 1. Nếu các tầng giống nhau thì ta
có thể copy cho những tầng khác. Để copy ta chọn Insert / Copy /new room sau đó
chọn room cần copy.

16
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
.V
ID
Coppy ta được kết qua sau:
C
HA

17
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Tiếp theo nhấn vào Main menu để chuyển qua Sum/Print để xuất dữ liệu

N
Nhấp vào tag Table of syste
.V
C ID
HA

Nhìn vào hình ta có bản thông số tải theo từng giờ và tải đỉnh lúc 15h
Muốn xem biểu đồ thì nhấp vào Grap

18
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
.V
Cuồi cùng ta chuyển sang lệnh Print
Trong phần này có in ra PDF và Excel .Nếu muốn in ra PDF thì ta cần có adobe
arobat hoặc máy in ảo Tiny PDF
C ID
HA

19
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
.V
C ID
HA

20
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
.V
C ID
HA

Xuất dữ liệu ra excel .Khi xuất ra có thể bị tình trạng này nếu Macro của máy tính
đang ở chế độ bảo mật cao

21
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
.V
Vào tool/option/Security/macro/ chọn Low là sẽ xuất sang Excel đượcSau khi
ID
tính tải lạnh dựa vào thông số đã có ta tiến hành chọn thiết bị bằng phần mềm Daikin
Express
2.1.2 Chọn kiểu dàn lạnh trong phòng, dàn nóng bên ngoài và bố trí theo kiến trúc
C

có sẵn của mặt bằng:


Việc chọn kiểu dàn lạnh sẽ dự vào các yều tố như mục đích sử dụng của không
HA

gian như yêu cầu thẩm mỹ, mức độ cao cấp so với năng lực tài chính của chủ đầu tư vì
các kiểu Dàn lạnh có cùng công suất nhưng khác nhau về kiểu dáng sẽ có giá thành
khác nhau.

22
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

N
.V
Ví dụ như: Nhà hàng tiệc cưới đa số sử dụng 2 kiểu Dàn lạnh gắn trần là: Âm
ID
trần Cassette và Giấu trân nối ống gió đưa ra các miệng gió khe dài, khuếch tán,..một
số nhà hàng nhỏ cần chi phí thấp hay các hội trường có thể dùng kiểu Dàn lạnh Áp
trần hoặc Tủ đứng..
C

Văn phòng Hạng A, Biệt thự và Trung tâm thương mại cao cấp cũng thường sử
dụng kiểu giầu trần nối ống gió. Riêng biệt thự có thể thêm kiểu Dàn lạnh âm trần có
HA

“mắt cảm biến” con người..


Văn phòng Hạng B, C có thể chọn kiểu Giấu trần nối ống gió đơn giản đưa ra
các miệng gió 4 hướng khuếch tán hoặc Âm trần Cassette và treo tường..
Nhà xưởng, hội trường lớn thì có kiểu Packaged công nghiệp dạng Tủ đứng
hoặc Giấu trần nối ống gió loại công suất lớn.
Các không gian công cộng như Bệnh viện, Trung tâm thương mại, Siêu thị,.. có
thể dùng Áp trần, Tủ đứng, Giấu trần nối ống gió tùy theo bố trí của mỗi không gian,
ví dụ như: Với những siêu thị có kệ hàng chất lên cao thì không nên dùng kiểu Tủ
đứng đặt sàn vì luồn gió lạnh thổi ra ở tầm thấp nên không đối lưu làm lạnh tốt, nhưng
trong một số trường hợp khu vực hàng hóa thưa thớt hoặc kệ hàng đặt thấp vẫn dùng
được để tiết kiệm chi phí…

23
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Các kiểu Dàn lạnh của Hệ thống máy lạnh trung tâm VRV rất đa dạng và có thể
thích hợp cho nhiều kiểu kiến trúc nên trong mọi trường hợp đều có thể xem xét sử
dụng nhiều kiểu Dàn lạnh khác nhau nếu phù hợp với nhu cầu.
Cần lưu ý các yếu tố như cao độ trần dưới đà Betong để chọn loại Dàn lạnh
mỏng hay dày tùy cao độ của mỗi công trình, nếu chọn loại Giấu trần nối ống gió thì
cao độ để đi ống gió trong trần qua đà là yếu tố quan trọng. Khoảng cách không gian
từ trần giả tới đà bê tông cần đảm bảo để lắp đặt được thiết bị,yêu cầu tối thiểu là : độ
dày dàn lạnh giấu trần + 100mm.

N
Nhìn chung khi chọn kiểu Dàn lạnh trong nhà cần lưu ý tổng thể các yếu tố
như: Công suất thiết bị, Tính thẩm mỹ, Mức đầu tư về kinh tế cho công trình vì điều
.V
này ảnh hưởng nhiều đến việc chọn các kiểu Dàn lạnh giá thành cao hay thấp, mức độ
đáp ứng về kỹ thuật cũng như tiết kiệm trong quá trình sử dụng cũng cần quan tâm vì
ID
khi chọn các Dàn lạnh cùng công suất mà các kiểu không thích hợp với không gian
mặt bằng thì sẽ không hiệu quả. Ví dụ như chọn kiểu dàn lạnh gắn trên trần trong khi
mặt bằng rộng có cao độ trần so với sàn hơn 6m thì máy lạnh sẽ phải chạy làm lạnh tất
C

cả khối lượng không khí trên cao rồi đối lưu dần xuống thấp sẽ không không hiệu quả,
trong trường hợp này nên chọn các kiểu Dàn lạnh có thể bố trí ở tầm thấp hoặc thổi tập
HA

trung để tăng tốc độ đối lưu làm lạnh.


2.1.3. Bố trí thiết bị Dàn lạnh, Dàn nóng theo mặt bằng cụ thể:
Với các Dàn lạnh thổi trực tiếp thì việc bố trí khá đơn giản hầu như chỉ chọn vị
trí đặt sao cho thích hợp là xong, còn với kiểu Dàn lạnh Giấu trần nối ống gió thì có
phần phức tạp hơn. Lúc này cần chọn sơ đồ bố trí kênh ống dẫn gió và các miệng gió
cấp, gió hồi, chọn kiểu cửa gió cấp lạnh, cửa gió hồi không khí lạnh trong phòng về
Dàn lạnh. Phải dựa vào thông số kỹ thuật cụ thể của mỗi Model Dàn lạnh để tính toán
ra kích thước các đoạn ống gió và kích cỡ các miệng gió, thông thường sẽ có một số
phần mềm hỗ trợ cho việc tính toán này nhưng người thiết kế vẫn phải tư duy để có
được kết quả tối ưu nhất. Khi tính toán ống dẫn gió lạnh ta cần tra thông số lưu lượng
gió ra của dàn lạnh giấu trần, từ đó tính được kích thước ống gió. Yêu cầu vận tốc gió

24
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

ở mỗi miệng thổi gió lạnh ra theo tiêu chuẩn cho phép không quá 1 – 1.5 m/s.
Ví dụ : Lưu lượng gió ra của dàn giấu trần nối ống gió là 2.000m3/h ( tra trên
catalog của hãng) , ta xác định ống dẫn gió lạnh ra như sau :
- Chọn tốc độ gió ra đầu dàn lạnh là v= 3m/s
- Kích thước chiều dày ống gió ( cạnh b) lấy bằng kích thước đầu thổi của dàn
lạnh, ở đây ta coi b = 300mm ( thông thường dao động từ 200-300mm)
- Kích thước cạnh a được xác định như sau :
a = 2000/3600/v/b = 2000/3600/3/0.3 ≈ 0.617

N
Vậy ta chọn cạnh a = 600mm ,
Kích thước ống gió lạnh tính toán được là : (600 x 300) mm
.V
Chọn cửa gió cấp lạnh : ta có thể chọn cửa gió khuyếch tán 4 hướng thổi, hoặc
cửa gió chữ nhật nan khe…sao cho đảm bảo yêu cầu tốc độ gió ra không vượt quá tiêu
ID
chuẩn quy định ở trên.
Ở đây ta chọn cửa gió vuông khuyếch tán 4 hướng thổi, chia làm 2 cửa (lưu
lượng 1000m3/ cửa)
C

Do cửa gió có các nan chắn nên khi chọn tốc độ qua cửa ta cần trừ đi không gian bị
chắn và chỉ tính cho phần không gian thông thủy qua cửa gió, lúc đó độ mở của cửa gió
HA

bằng khoảng từ 0.6 đến 0.63 so với tổng tiết diện cửa gió. Ta sẽ có:
- Tổng diện tích 1 cửa gió : S = 1000/3600/(1.5*0.6) =0.309 m2
- Căn cứ vào catalog cửa gió trên thị trường ta chọn cửa gió có kích thước phù
bì là : (600x600)mm .
Nên bố trí Dàn lạnh sao cho hài hòa trên mặt bằng trần mà vẫn đáp ứng được
các thông số thích hợp để hệ thống máy lạnh hoạt động hiệu quả, ví dụ như: khoản
cách giữa các Dàn lạnh trên trần không quá gần (từ 3 ~4m), giữa các miệng gió cấp (từ
2.5 ~ 4m) các miệng gió hồi và miệng gió cấp không nên bố trí quá gần nhau (đối với
giấu trần nối ống gió). Hạn chế bố trí Dàn lạnh hoặc miệng cấp gió lạnh gần trên khu
vực như đầu giường ngủ, trên đầu người làm việc thổi từ phía sau,.
Với Dàn nóng có thể chọn những vị trí như trên mái tòa nhà, đặt tại nơi khuất ở

25
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

tầng trệt hoặc những vị trí có đáp ứng việc giải nhiệt cho Dàn nóng.Đối với Dàn nóng
được yêu cầu đặt trong tầng kỹ thuật cần bố trí cút gió để thải nhiệt ra ngoài.
Khi thiết kế chú ý đến các tiêu chuẩn về kết nối và độ cao chênh lệch của từng
hãng.Cụ thể đối với hệ thống VRV của Daikin như sau( Các hãng khác tương tự ):
- Chênh lệch độ cao từ dàn nóng đến dàn lạnh thấp nhất không vượt quá 90m
- Tổng chiều dài kết nối đường ống không vượt quá 1000m
- Chênh lệch độ cao lớn nhất giữa 2 dàn lạnh không quá 15m.
2.1.4. Nạp các thông số vào phần mềm hỗ trợ của hãng

N
Các phần mềm hỗ trợ thường được các Nhà sản xuất cung cấp miễn phí và hỗ
trợ hướng dẫn sử dụng qua các khóa huấn luyện. Sau khi chọn xong công suất và kiểu
.V
Dàn lạnh cho mỗi không gian sẽ dựa vào các vị trí thiết bị trên mặt bằng bản vẽ và
thông số trên Catalogue sản phẩm để vào chọn nhập vào phần mềm tính chọn
ID
(Selection Software) chọn tỉ lệ kết nối và nạp các thông số cần thiết của công trình như
nhiệt độ môi trường, nhiệt độ làm lạnh, các độ cao chênh lệch, chiều dài các đoạn ống
trục, ống nhánh để xuất ra một sơ đồ nguyên lý và Danh sách đầy đủ Model thiết bị
C

phụ kiện. Từ những thông số có được sau khi chạy phần mềm ta có thể lên được 1 sơ
đồ đường ống gas , đường đi dây điều khiển,đường điện cấp nguồn cho hệ thống trên
HA

mặt bằng và sơ đồ nguyên lý đi kèm.


Bao gồm Dàn lạnh, Dàn nóng, Bộ chia gas, Phụ kiện điều khiển kèm theo và vật tư
chính của hệ thống,.Từ bảng này có thể điền vào báo giá để có được giá sơ bộ của hệ
thống Máy lạnh trung tâm VRV.
Khi ta lựa chọn sử dụng hãng thiết bị nào cho công trình thì ta sẽ dùng phần
mềm của hãng đó. Ở đây ta sẽ giới thiệu sơ qua về phần mềm của hãng Daikin (Bộ cài
phần mềm đính kèm)
2.1.5 Tính toán đường đi ống nước ngưng cho hệ thống
Chú ý khi lắp đặt thiết bị đối với các dàn lạnh áp trần, treo tường,đặt sàn, tủ
đứng, và những dàn lạnh giấu trần không có hệ thống bơm nước ngưng ta cần chú ý
đến độ dốc yêu cầu để đảm bảo nước ngưng được thoát đi.

26
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Đối với kích thước ống nước ngưng cho từng đầu ra của dàn lạnh ta sẽ tra được
trên catalog của sản phẩm, thông thường với các máy công suất nhỏ là D27, với các
máy công suất lớn là D34.
Hệ thống ống dẫn nước ngưng được kết nối với nhau theo trục và thải về 1 trục
chính. Đường trục ống thoát nước ngưng được tính toán dựa trên lưu lượng nước
ngưng tối đa thải ra đồng thời. Cụ thể như sau :
+ Tổng công suất dàn lạnh từ : 9 000 BTU- 24 000 BTU : PVC- D27
+ Tổng công suất dàn lạnh từ : 36 000 BTU- 96000 BTU : PVC- D34

N
+ Tổng công suất dàn lạnh từ : 96 000 BTU- 198 000 BTU : PVC- D42
+ Tổng công suất dàn lạnh từ : >198 000 BTU : PVC- D48
.V
Để thuận lợi cho việc lắp đặt và đảm bảo quá trình bọc bảo ôn cho hệ thống ống
nước ngưng không lên dùng ống góp nước ngưng vượt quá đường kính D48 trên
ID
đường trục ngang. Khoảng cách từ dàn lạnh xa nhất đến trục đứng thoát nước ngưng
không vượt quá 30m.
B. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
C

1. Tại sao phải thiết kế hệ thống thông gió


Đa số văn phòng đều sử dụng điều hòa và không gian hoạt động là tương đối
HA

kín và gần như không có sự trao đổi gió tự nhiên.Với một số văn phòng chỉ có mặt
trước là kiếng còn lại giáp với những tòa nhà khác vì vậy việc tạo được không gian
thoải mái khi chỉ sử dụng điều hòa không khả thi.
Một số khách hàng khi mình tư vấn hệ thống thông gió thì bảo không cần thiết
vì nghĩ là bản thân điều hòa thổi hơi lạnh ra rồi không cần thiết phải cấp gió tươi vào
nữa.Đó là suy nghĩ sai lầm vì hệ thống điều hòa chỉ trao đổi năng lượng khi hoạt động
,lượng không khí trong phòng chỉ tuần hoàn và được làm lạnh thông qua dàn lạnh.Vì
vậy khi trong không gian điều hòa kín thì lượng khí O2 sẽ ít dần và Co2 tăng lên do
con người trao đổi khí. Chưa tính mùi , vi khuẩn do con người mang vào và tuần hoàn
trong không gian kín qua thời gian vi khuẩn sẽ snh sôi rất nhanh.Điều này lý giải tại
sao khi một người trong phòng bị cảm cúm thì chắc chắn cả phòng sẽ bị lây.

27
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Để tạo được môi trường làm việc thoải mái và tránh những nguy cơ tiềm ẩn, hệ
thống điều hòa không khí cần thiết phải có hệ thống thông gió .
Đối với không gian không có điều hòa như nhà kho, khu vực bếp, phòng
máy, nhà vệ sinh, không gian tầng hầm… ta cũng cần tổ chức thông gió hút khí thải để
đảm bảo được không gian thông thoáng, không có mùi .
2. Tiêu chuẩn thiết kế .
Thiết kế hệ thống thông gió có nhiều tiêu chuẩn áp dụng .Theo tiêu chuẩn việt
nam TCVN 5687 – 2010 .

N
Ngoài ra chúng ta có thể áp dụng một số tiêu chuẩn mang tính quốc tế như TC
Singapor CP13-1999 , Tiêu chuẩn AS của Úc , Tiêu chuẩn ASHRAE – 2011
.V
3. Hướng dẫn tính toán lưu lượng và cột áp chọn thiết bị quạt.
Thông gió có 2 cách cơ bản đó là thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức. Đới với
ID
điều kiện hiện tại ở các công trình thì việc thông gió tự nhiên gặp nhiều khó khăn, vì
vậy mà ở ít được áp dụng. Ở đây ta sẽ bàn đến cách tính toán thông gió cưỡng bức cụ
thể như sau :
C

3.1. Các phương pháp thông gió .


Có rất nhiều phương pháp thiết kế thông gió, ở đây liệt kê vài phương án hay sử
HA

dụng nhất :
+ Hệ thống thông gió 1 line chỉ cấp gió tươi . Dùng quạt và kênh dẫn gió cấp
vào không gian điều hòa , thông thường sẽ cấp vào hộp hồi của dàn lạnh ( Với dàn
lạnh giấu trần nối ống gió) hoặc cấp trực tiếp vào dàn lạnh cho máy âm trần ( cassette
). Phương án cấp này gọi là phương án thông gió theo áp suất dương có nghĩa là khi
cấp gió vào phòng mà ko hút ra thì áp suất trong phòng sẽ tăng lên và tạo ra áp suất
dương đẩy một phần không khí ra ngoài theo khe hở của cửa chính và cửa sổ hoặc thải
ra 1 lượng lớn khi mở cửa.
+ Hệ thống thống gió 1 line chỉ hút gió thải : Phương pháp này giống như
trên nhưng nó tạo ra áp suất âm trong phòng để hút gió tươi từ khe cửa sổ và hành lang
vào. Phương án này chỉ hiệu quả khi không gian văn phòng nhiều cửa sổ không giáp

28
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

với những tòa nhà khác và là giải pháp hút mùi tốt cho các không gian như bếp nấu,
nhà kho, nhà vệ sinh…
+ Hệ thống thống gió 2 line kết hợp dùng quạt : là phương pháp kết hợp cả 2
phươn án trên. Ưu điểm là tạo ra môi trường thông thoáng và kiểm soát được lượng
không khí hút vào và thải ra.Thông thường được dùng cho không gian tầng hầm phía
dưới khi được sử dụng làm văn phòng, trung tâm thương mại…hoặc không gian quá
kín, được che chắn bởi những tòa nhà cao tầng xung quanh…
+ Hệ thống thống gió 2 line kết hợp dùng hệ thống thu hồi nhiệt HRV :

N
.V
C ID

Hệ thống HRV có chức năng thông gió và thu hồi lượng nhiệt bị mất qua quá
HA

trình thông gió. Hệ thống này hạn chế sự thay đổi nhiệt độ phòng do thông gió gây ra,
do đó luôn duy trì được môi trường không khí chất lượng cao trong nhà. Hệ thống thu
hồi nhiệt thường được dùng trong không gian lớn, có lượng tải lạnh cao,thời lượng sử
dụng nhu cầu điều hòa liên tục với tần suất lớn.
3.2. Tính toán lưu lượng thông gió.
Thông gió cấp gió tươi và hút gió thải cho phòng tiện nghi ĐHKK
Tính toán lưu lượng gió tươi dựa vào m2 sàn từ đó tính ra được số người hoạt động
trong văn phòng.
Theo TCVN thì gió tươi cấp vào không gian điều hòa cần đạt ít nhất là 10%
tổng lưu lượng gió tuần hoàn trong phòng và phải đạt tối thiểu 20 m3/h/người . Muốn
biết mật độ người bố trí trên một mét vuông là bao nhiêu ta tham khảo (Phụ lục F và
phụ lục G ) TCVN 5687 -2010
29
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Cấp gió tươi bằng phương pháp cơ khí dùng quạt cấp vào không gian điều hòa
.Tốt nhất là cấp vào đường gió hồi về .
Ví dụ 1 ; Tính toán lưu lượng cấp gió tươi theo TCVN. Phòng làm việc có diện
tích 30 m2 độ cao từ trần đến la phong là 2.8 m .Tính lưu lượng gió cấp gió tươi cho
phòng làm việc .
Lưu lượng gió tươi cần thiết : Vt= 30x2.8x10% = 84 m3/h (CMH ) (1)
Mật độ phân bố là 9,3 m2/người .Số người có trong phòng là 3.2 người .
Lưu lượng cần thiết là : 3.2 x20 m3/h/người =64 m3/h (2)

N
Vậy ta chọn lưu lượng cần thiết thõa mãn (1) & (2) là 84 m3/h
Ví dụ 2 : Đề bài giống như trên nhưng chọn phương án tính toán khác .
.V
Dựa vào tiêu chuẩn Singapor Cp13 : 1999 để chọn lưu lượng dựa trên thông số
có sẵn.
ID
Code of practive for mechanical ventilation and air -conditionning in
buidings.
C

Table 1 - Outdoor air supply requirement for comfort air-conditioning

Minimum outdoor air


Type of buiding/ m³/h per
HA

supply
m² floor
Occupancy area
L/s per floor area
Restaurants 2.80 10.00
Dance halls 5.30 19.00
Ofiices 0.65 2.30
Shop, supermarkets
1.00 3.60
and department stores
Lobbies, concourses and
0.25 0.90
corridors
Classrooms 2.60 9.20
Theatres and cinemas 2.00 7.30
Factories and workshops
Light 1.20 4.30

30
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Medium 0.70 2.60


High 0.35 1.30
54 m³/h
Hotel guest rooms 15 L/s per room
per room
Dựa vào bảng trên ta thấy lưu lượng cáp gió tươi trên một mét vuông sàn văn
phòng (Office ) là 2,3 m3/h.
Vậy lưu lượng gió tươi cần tính toán là : 30 x 2.3 = 69 m3/h
So sánh 2 phương pháp cơ bản là giống nhau .nếu chọn lưu lượng tuần hoàn tối
thiểu 10% theo lưu lượng gió tuần hoàn của dàn lạnh thì kết quả sẽ bằng nhau.

N
Tóm lại sử dụng theo phương án nào cũng được ,quang trọng là cân đối tổng thể hệ
thống từ đó chọn quạt cho phù hợp. .V
Thông gió cấp gió tươi và hút gió thải cho phòng được thông gió cơ khí
Đối với thông gió cấp gió tươi và hút gió thải cho không gian cần thông gió cơ
ID
khí mà không có điều hòa không khí chỉ với mục đích vệ sinh mà không dùng cho mục
đích nào khác, ta tính chọn lưu lượng dựa trên bội số trao đổi đối với từng không gian
cụ thể theo tiêu chuẩn TCVN 5687-2010, cụ thể trong bảng phụ lục sau:
C

Số lần ( bội số) trao đổi


Loại phòng/ Công trình
không khí, lần/h
HA

Công sở 6
Nhà ở, phòng ngủ 2-3
Phòng ăn khách sạn, căng tin 10
Cửa hàng , siêu thị 6
Xí nghiệp , nhà công nghiệp 6
Phòng học 8
Phòng thí nghiệm 10-12
Thư viện 5-6
Bệnh viện 6-8
Nhà hát, rạp chiếu bóng 8
Sảnh hành lang,cầu thang, lối ra** 4

31
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Phòng tắm, phòng vệ sinh 10


Phòng bếp (ký túc xá, thương nghiệp, 20
xí nghiệp)
Gara ô tô, tầng hầm( tầng hầm 2 trở 6*
xuống phải có cấp và thải)
Trung tâm cứu hỏa 6
Phòng máy bơm cấp thoát nước 8
* áp dụng đối với chiều cao phòng 2,5m. Khi chiều cao phòng trên 2,5 m phải

N
tính theo tỷ lệ tăng chiều cao
** Sảnh có diện tích dưới 10 m2 không đòi hỏi phải có thông gió cơ khí
.V
Đối với phòng trong tầng hầm bội số trao đổi không khí có thể tăng thêm từ
20% đến 50%
ID
Ví dụ phòng vệ sinh có diện tích 8m2, chiều cao phòng là 2,8m . Vậy lưu lượng
hút cần thiết là : V= 8 x 2.8 x 10 = 224 m3/h ,Ta chọn quạt 250 m3/h là hợp lý.
3.3. Tính chọn cột áp cho quạt
C

( tham khảo tài liệu GIÁO TRÌNH THÔNG GIÓ – Nguyễn Thị Lê, giáo trình
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ- Nguyễn Đức Lợi)
HA

Từ các giáo trình tham khảo và các tiêu chuẩn Thông gió cần thiết ta lập được
bảng tính cột áp theo kinh nghiệm (Xem bảng hệ số kinh nghiệm làm tròn sau):
Đường ống và thiết Đơn vị Cột áp làm tròn
bị
Đường ống gió Pa/m 1Pa - 1.5Pa
thẳng
Phụ tùng đường ống = đường ống thẳng
Van điều chỉnh lưu Pa/cái 20Pa
lượng VCD
Van FD Pa/cái 10Pa
Hộp gió Pa/cái 50Pa

32
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Chớp gió (louver) Pa/cái 30Pa


Mặt gió (cửa gió) Pa/cái 10Pa
Phin lọc gió Pa/cái 50Pa
Sau khi tính chọn được lưu lượng và tính toán thiết kế kích thước ống gió sao
cho vận tốc hợp lý, kinh tế, và đảm bảo độ ồn ta tiến hành tính chọn cột áp, thông
thường khi thiết kế thực tế việc tính chọn cột áp là bước cuối cùng.
3.4. Chọn quạt thông gió .
Muốn chọn được quạt thông gió cần ít nhất 2 thông gió lưu lượng và cột

N
áp.Sau khi có được 2 thông số này ta dùng catalogue tra ra model quạt hoặc dùng
phần mềm chọn quạt của Fantech hoặc Kruger để chọn ra thiết bị quạt, chú ý đến
.V
đường đặc tuyến của quạt để chọn quạt cho chính xác.
4. Hướng dẫn tính toán thiết kế kênh dẫn gió và lựa chọn miệng gió.
ID
4.1 Tính toán thiết kế đường ống dẫn không khí.
Các phương pháp thiết kế kênh gió
Cho tới nay có rất nhiều phương pháp thiết kế đường ống gió . Tuy nhiên mỗi
C

phương pháp có những đặc điểm riêng.Lựa chọn phương pháp thiết kế nào là tuỳ
thuộc vào đặc điểm công trình, thói quen của người thiết kế và các thiết bị phụ trợ đi
HA

kèm đường ống.


Người ta thường sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp tính toán lý thuyết : Phương pháp này dựa vào các công thức lý
thuyết trên đây , nhằm thiết kế mạng đường ống thoả mãn yêu cầu duy trì áp suất tĩnh
không đổi. Đây là phương pháp có thể coi là chính xác nhất. Tuy nhiên phương pháp
này tính toán khá phức tạp.
- Phương pháp giảm dần tốc độ. Người thiết kế bằng kinh nghiệm của mình
chủ động thiết kế giảm dần tốc độ theo chiều chuyển động của không khí trong đường
ống.Đây là phương pháp thiết kế tương đối nhanh nhưng phụ thuộc nhiều vào chủ
quan người thiết kế.
- Phương pháp ma sát đồng đều : Thiết kế hệ thống kênh gió sao cho tổn thất

33
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

trên 1 m chiều dài đường ống đều nhau trên toàn tuyến, ở bất cứ tiết diện nào và bằng
tổn thất trên 1m chiều dài đoạn ống chuẩn. Đây là phương pháp được sử dụng phổ
biến nhất, nhanh và tương đối chính xác.
- Phương pháp phục hồi áp suất tĩnh
Phương pháp phục hồi áp suất tĩnh xác định kích thước của ống dẫn sao cho
tổn thất áp suất trên đoạn đó đúng bằng độ gia tăng áp suất tĩnh do sự giảm tốc độ
chuyển động của không khí sau mỗi nhánh rẽ
Phương pháp này tương tự phương pháp lý thuyết nhưng ở đây để thiết kế

N
người ta chủ yếu sử dụng các đồ thị
- Ngoài các phương pháp trên người ta còn sử dụng một số phương pháp sau
.V
đây :
- Phương pháp T
ID
- Phương pháp tốc độ không đổi
- Phương pháp áp suất tổng.
Ở đây ta chỉ trình bày 2 phương pháp cơ bản thực tế thường dùng là phương
C

pháp giảm dần tốc độ và phương pháp ma sát đồng đều.


+ Phương pháp lý thuyết có các đặc điểm sau:
HA

- Các kết quả tính toán chính xác, tin cậy cao.
- Tính toán tương đối dài và phức tạp, nên thực tế ít sử dụng
+ Phương pháp giảm dần tốc độ
Nội dung của phương pháp giảm dần tốc độ là người thiết kế bằng kinh
nghiệm của mình lựa chọn tốc độ trên cơ sở độ ồn cho phép và chủ động giảm dần
tốc độ các đoạn kế tiếpdọc theo chiềuchuyển động của không khí.
Phương pháp giảmdần tốc độ được thực hiện theo các bước sau :
Bước1 : Chọn tốc độ trên kênh chính trước khi rẽ nhánh ômega1.
Chủ động giảm dần tốc độ gió dọc theo tuyến ống chính và ống rẽ nhánh
ômega2 , ômega3 ... ômegan
Bước2: Trên cơ sở lưu lượng và tốc độ trên mỗi đoạn tiến hành tính toán kích

34
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

thước của các đoạn đó.


Fi= Li/ômegai
Bước3 :
Dựa vào đồ thị xác định tổn thất áp suất theo tuyến ống dài nhất (tuyến có trở
lực lớn nhất) . Tổng trở lực theo tuyến này là cơ sở để chọn quạt.
Phương pháp giảm dần tốc độ có nhược điểm là phụ thuộc nhiều vào chủ quan
của người thiết kế, vì thế các kết quả là rất khó đánh giá.
Đây là một phương pháp đơn giản, cho phép thực hiện nhanh nhưng đòi hỏi

N
người thiết kế phải có kinh nghiệm.
+Phương pháp ma sát đồng đều .V
Nội dung của phương pháp ma sát đồng đều là thiết kế hệ thống kênh gió sao
cho tổn thất áp suất trên 1m chiều dài đường ống bằng nhau trên toàn tuyến ống.
ID
Phương pháp này cũng đảm bảo tốc độ giảm dần và thường hay được sử dụng cho
kênh gió tốc độ thấp với chức năng cấp gió, hồi gió và thải gió.
Có hai cách tiến hành tính toán
C

- Cách 1 : Chọn tiết diện đoạn đầu nơi gần quạt làm tiết diện điển hình, chọn
tốc độ không khí thích hợp cho đoạn đó . Từ đó xác định kích thước, tổn thất ma sát
HA

trên 1m chiều dài của đoạn ống điển hình. Giá trị tổn thất đó được coi là chuẩn trên
toàn tuyến ống
- Cách 2 : Chọn tổn thất áp suất hợp lý và giữ nguyên giá trị đó trên toàn bộ hệ
thống kênh gió. Trên cơ sở lưu lượng từng đoạn đã biết tiến hành xác định kích thước
từng đoạn.
Cách 2 có nhược điểm là lựa chọn tổn thất thế nào là hợp lý. Nếu chọn tổn thất
bé thì kích thước đường ống lớn, nhưng nếu chọn tốc độ lớn sẽ gây ồn, chi phí vận
hành tăng.
Trên thực tế người ta chọn cách thứ nhất . Sau đây là các bước thiết kế:
Bước1: Lựa chọn tiết diện đầu làm tiết diện điển hình.Chọn tốc độ cho tiết
diện đó và tính kích thước đoạn ống điển hình : diện tích tiết diện f, kích thước các

35
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

cạnh a,b và đường kính tương đương dtđ.


Từ lưu lượng và tốc độ tiến hành xác định tổn thất áp suất cho 1 m ống tiết
diện điển hình (dựa vào đồ thị hình 6-4 giáo trình thiết kế hệ thống điều hòa không
khí) . Giá trị đó được cố định cho toàn tuyến.
Bước2 :
Trên cơ sở tổn thất chuẩn tính kích thước các đoạn còn lại dựa vào lưu lượng
đã biết. Người ta nhận thấy với điều kiện tổn thất áp suất không đổi thì với một tỷ lệ
% lưu lượng so với tiết diện điển hình sẽ có tỷ lệ phần trăm tương ứng về tiết diện.

N
Để quá trình tính toán được dễ dàng và thuận tiện người ta đã xây dựng mối quan hệ
tỷ lệ % tiết diện so với đoạn ống điển hình theo tỷ lệ % lưu lượngcho ở bảng dưới.
.V
Bước3 :
Tổng trở lực đoạn ống có chiều dài tương đương lớn nhất là cơ sở để chọn
ID
quạt dàn lạnh.
- Phương pháp ma sát đồng đều có ưu điểm là thiết kế rất nhanh, người thiết kế
không bắt buộc phải tinh toán tuần tự từ đầu tuyến ống đến cuối mà có thể tính bất cứ
C

đoạn ống nào tuỳ ý, điều này có ý nghĩa trên thực tế thi công ở công trường.
- Phương pháp ma sát đồng đều cũng đảm bảo tốc độ giảm dần dọc theo chiều
HA

chuyển động, có độ tin cậy cao hơn phương pháp giảm dần tốc độ.
-Không đảm bảo phân bố lưu lượng đều trên toàn tuyến nên các miệng thổi
cần phải bố trí thêm van điều chỉnh.
-Việc lựa chọn tổn thất cho1m ống khó khăn.Thường chọn deltap = 0,5-

1,5N/m2cho 1m ống
- Phương pháp ma sát đồng đều được sử dụng rất phổ biến.

36
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI
Ví dụ 1:
Giả sử có một kênh gió thổi có 8 miệng thổi với các đặc điểm trên hình vẽ dưới.Lưu

lượng yêu cầu cho môi miệng thổi là 0,32 m3/s.Thiết kế hệ thống kênh gió .

N
Hình :
Sơ đồ đường ống .V
Bước1: Chọn và xác định cá cthông số tiết diện điển hình
- Chọn đoạn đầu tiên AB làm tiết diện điển hình. Lưu lượng gió qua tiết diện
ID
đầu l:

L1= 8 x 0,32 = 2,56 m3/s


C

- Chọn tốc độ đoạn đầu ômega1= 8 m/s

- Diện tích tiết diện đoạn ống đầu : f1= L1/ômega1= 2,56 / 8 = 0,32 m2
HA

- Chọn kích thước đoạn đầu : 800x400mm


- Tra bảng (6-4 - Giáo trình hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí) ta
có đường kính tương đương : dtđ= 609mm
- Dựa vào lưu lượng L1 = 2560L/s và dtđ = 609mm tra đồ thị ta được tổn thất
deltap1 = 1,4 Pa/m.
Bước 2 : Thiết kế các đoạn ống
Trên cơ sở tỷ lệ phần trăm lưu lượng của các đoạn kế tiếp ta xác định được tỷ lệ
phần trăm diện tích của nó, xác định kích thước aix bicủa các đoạn đó, xác định diện
tích thựcvà tốc độ thực.
Bảng 2 : Kết quả tính toán

37
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

Bước3 : Tính tổng trở lực


Trên bản vẽ ta thấy tuyến ống bất lợi nhất ta cần tính cột áp tĩnh là đoạn A-K
(gồm đoạn ống A-K = 54m, 3 cút ống gió, 1 van VCD, 1 hộp gió và 1 mặt gió) ta tính

N
trong bảng 3 như sau:
Bảng 3:
Đường ống và thiết bị
Đường ống gió thẳng
.V
Tính cột áp
54m x 1.4 Pa/m = 75.6Pa
Ghi chú

Phụ tùng đường ống


ID
75.6Pa
Van điều chỉnh lưu lượng 1 cái x 20Pa/cái = 20Pa
VCD
C

Van FD 0 cái x 10Pa/cái = 0Pa


Hộp gió 1 cái x 50Pa/cái = 50Pa
HA

Chớp gió (louver) 0 cái x 10Pa/cái = 0Pa


Mặt gió (cửa gió) 1 cái x 10Pa/cái = 10Pa
Phin lọc gió 0 cái x 10Pa/cái = 0Pa
TỔNG CỘT ÁP TĨNH 230.6Pa
4.2 Lựa chọn miệng gió
Lựa chọn miệng gió chủ yếu dựa vào catalogue miệng gió, mẫu mã và kích
thước dựa vào lưu lượng mà cửa gió đó đảm nhận và tra catalogue để biết kích thước
cửa gió ứng với lưu lượng đó.

38
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI
Dưới đây là catalogue loại cửa gió khuêch tán

N
.V
C ID

. Yêu cầu của miệng thổi và miệng hút


HA

- Có kết cấu đẹp, hài hoà với trang trí nội thất công trình , dẽ dàng lắp đặt và
tháo dỡ
- Cấu tạo chắc chắn, không gây tiếng ồn .
- Đảm bảo phân phối gió đều trong không gian điều hoà và tốc độ trong vùng
làm việc không vượt quá mức cho phép.
- Trở lực cục bộ nhỏ nhất.
-Có van diều chỉnh cho phép dễ dàng điều chỉnh lưu lượng gió.Trong một số
trường hợp miệng thổi có thể điều chỉnh được hướng gió tới các vị trí cần thiết trong
phòng.
-Kích thước nhỏ gọn và nhẹ nhàng, được làm từ các vật liệu đảm bảo bền đẹp
và không rỉ
- Kết cấu dễ vệ sinh lau chùi khi cần thiết.
Thông thường ta nhận biết cửa gió qua cách phân phối gió như sau:
39
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI
- Miệng thổi khuyếch tán
- Miệng thổi có cánh điều chỉnh đơn và đôi
- Miệng thổi kiểu lá sách
- Miệng thổi kiểu chắn mưa
- Miệng thổi có cánh cố định
- Miệng thổi đục lổ
- Miệng thổi kiểu lưới .

N
.V
C ID
HA

40

You might also like