58. (TN THPT 2024 Hóa Học) Chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình - NjFrLFQkdn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ĐỀ THI THỬ TN THPT QUỐC GIA

CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP NĂM HỌC 2023-2024


(Đề thi có 04 trang) Môn: HOÁ HỌC
(40 câu trắc nghiệm) Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề)
Mã đề
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Kim loại nào sau đây được dùng làm tế bào quang điện?
A. Na. B. Cs. C. Li. D. K.
Câu 42: Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl?
A. AlCl3 và Ca(OH)2. B. NaHCO3 và Al(OH)3.
C. NaHCO3 và Fe(OH)3. D. CaCO3 và Al2O3.
Câu 43: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ?
A. Alanin. B. Lysin. C. Glyxin. D. Axit glutamic.
Câu 44: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl rồi thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
B. Quấn sợi dây nhôm vào đinh sắt rồi để ngoài không khí ẩm.
C. Cho miếng gang vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2.
Câu 45: Chất nào sau đây được dùng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. Na3PO4. B. H2SO4. C. HCl. D. NaCl.
Câu 46: Thí nghiệm nào sau đây luôn tạo muối sắt (III) sau khi các phản ứng kết thúc?
A. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3.
B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl dư.
C. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư.
D. Cho FeO tác dụng với dung dịch HCl dư.
Câu 47: Trong dãy các ion: Zn2+, Fe3+, Cu2+, Ag+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+. B. Cu2+. C. Fe3+. D. Zn2+.
Câu 48: Thuỷ phân CH3COOCH=CH2 trong dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được sản
phẩm hữu cơ cuối cùng gồm
A. CH2=CH-COONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH2=CHOH.
C. CH2=CH-COOH và CH3OH. D. CH3COONa và CH3CHO.
Câu 49: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Fe. B. K. C. Na. D. Ca.
Câu 50: Phản ứng trùng hợp dùng để điều chế polime nào sau đây?
A. Poli(phenol-fomanđehit). B. Poli(metyl metacrylat).
C. Poli(hexametylen adipamit). D. Poli(etylen terephtalat).
Câu 51: Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được kết tủa màu xanh. Muối X là
A. MgSO4. B. Fe2(SO4)3. C. Na2SO4. D. CuSO4.
Câu 52: Trong công nghiệp, kim loại nhôm được sản xuất từ quặng nào sau đây?
A. Đolomit. B. Boxit. C. Pirit. D. Hematit.
Câu 53: Số oxi hóa của cacbon trong phân tử Na2CO3 là
A. -4. B. +2. C. +4. D. +6.
Câu 54: Thủy phân chất nào sau đây thu được glixerol :
A. Etyl axetat. B. Tripanmitin. C. Metyl fomat. D. Axit panmitic.
Câu 55: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được dùng làm dây tóc bóng đèn điện :
A. Al. B. Fe. C. Cu. D. W.
Câu 56: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH?
A. Glixerol. B. Etylen glicol. C. Ancol metylic. D. Ancol benzylic.
Câu 57: Chất nào sau đây là đồng phân của propylamin :
A. Trimetylamin. B. Đietylamin. C. Đimetylamin. D. Phenylamin.
Câu 58: Kali đicromat là chất rắn có màu da cam, có tính oxi hóa rất mạnh. Công thức phân tử của kali
đicromat là :
A. Cr(OH)3. B. K2CrO4. C. KCrO2. D. K2Cr2O7.
Câu 59: Kim loại nào sau đây thường được dùng làm lõi dây dẫn điện?
A. Ag. B. Na. C. Cu. D. Au.
Câu 60: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Fructozơ.
Câu 61: Nung 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong oxi dư thu được 13,1 gam hỗn hợp Y chỉ chứa
các oxit. Hòa tan Y cần vừa đủ dung dịch chứa x mol HCl. Giá trị của x là ?
A. 0,25. B. 0,35. C. 0,70. D. 0,50.
Câu 62: Phát biểu nào sau đây đúng :
A. Ala-Gly có phản ứng màu biure. B. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa.
C. Etylamin có công thức CH3NHCH3. D. Tetrapeptit mạch hở có bốn liên kết peptit.
Câu 63: Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:
• Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic nguyên chất và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống
nghiệm khô.
• Bước 2: Lắc đều, đun cách thủy hỗn hợp 8 – 10 phút trong nồi nước sôi.
• Bước 3: Để nguội, rồi rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3 – 4 ml nước lạnh.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Từ hỗn hợp thu được sau bước 3, tách lấy isoamyl axetat bằng phương pháp chiết.
B. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.
C. Phản ứng este hóa giữa ancol isoamylic với axit axetic là phản ứng một chiều.
D. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh ở bước 3 nhằm tránh sự thủy phân của isoamyl axetat.
Câu 64: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được dung dịch E.
Trung hòa E bằng kiềm, thu được dung dịch T. Thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn dung dịch T, tạo
thành 38,88 gam Ag. Giá trị của m là ?
A. 34,2. B. 17,1. C. 68,4. D. 51,3.
Câu 65: Cho 9 gam etylamin tác dụng hết với HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là :
A. 16,3. B. 16,1. C. 17,2. D. 15,9.
Câu 66: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều
trong gỗ, bông nõn. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit, thu được monosaccarit X. Khử
chất X bằng H2 (xúc tác Ni, nung nóng) thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X, Y lần lượt là :
A. fructozơ và sobitol. B. tinh bột và saccarozơ.
C. glucozơ và fructozơ. D. glucozơ và sobitol.
Câu 67: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,01 mol khí NO (sản phẩm
khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là ?
A. 1,35. B. 0,54. C. 0,27. D. 0,81.
Câu 68: Este X (C8H8O2) có chứa vòng benzen. Thủy phân X trong môi trường kiềm thu được hỗn hợp
muối. Số đồng phân cấu tạo của X là?
A. 4. B. 6. C. 5. D. 2.
Câu 69: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 bằng lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch X. Cho các chất
sau: KOH, Cu, AgNO3 và Na2SO4. Số chất tác dụng được với X là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 70: Thủy phân 10,36 gam etyl fomat trong dung dịch chứa 6,4 gam NaOH đun nóng. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 9,67. B. 10,32. C. 9,76. D. 9,52.
Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong thành phần mỡ heo và dầu dừa đều có chất béo.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Glu có bốn nguyên tử oxi.
(e Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
(g) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 72: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(b) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3.
(c) Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào lượng dư dung dịch HCl.
(d) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH.
(e) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch H3PO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 73: Một trang trại cần 100 kg phân bón NPK có độ dinh dưỡng là 10-6-10 để bón ngay (tránh sự
biến đổi hóa học của phân theo thời gian), từ sự phối trộn 4 nguyên liệu: amoni sunfat (loại có độ dinh
dưỡng là 21%), supephotphat (độ dinh dưỡng là 20%), kali clorua (độ dinh dưỡng là 60%) và mùn hữu cơ
(chất phụ gia). Khối lượng chất phụ gia cần dùng là
A. 6,22 kg. B. 6,02 kg. C. 5,95 kg. D. 5,71 kg.
Câu 74: Hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X (a mol) và Y (b mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun
nóng 0,7 mol hỗn hợp T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 152 gam NaOH phản ứng và thu được
dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X hoặc b mol Y thì đều thu được
cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên
kết peptit không nhỏ hơn 4 và số liên kết peptit trong X nhỏ hơn trong Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là
A. 402,1. B. 393,8. C. 409,1. D. 396,6.
Câu 75: Nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/(g.°C) (Có nghĩa là muốn làm cho 1 gam nước tăng 1°C thì
cân cung cấp một nhiệt lượng là 4,2J). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol metan (CH 4) thì lượng nhiệt toả ra là
890 kJ. Giả sử có những loại virus đang sống trong một cốc nước ở 30°C và những loại virus này có thể
ngưng hoạt động hoặc chết ở nhiệt độ 70°C. Vậy để đun 100 gam H 2O trong cốc đó từ 30°C lên 70°C thì
ta cần phải đốt cháy V lít khí metan ở điều kiện tiêu chuẩn, biết rằng trong quá trình đốt và đun nóng thì
nước chỉ hấp thụ được 75% lượng nhiệt. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,317. B. 0,564. C. 0,168. D. 0,014.
Câu 76: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm bột kim loại Al và hai oxit sắt trong khí trơ thu được hỗn hợp rắn
X. Chia X thành hai phần. Cho phần 1 vào 250 ml dung dịch KOH 1M thu được 0,075 mol khí H 2 và
dung dịch chứa 23,45 gam hai chất tan. Phần 2 tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được
dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 0,975 mol khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất của S +6). Dung
dịch Y hòa tan tối đa 42,3 gam Mg. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Al (gam) trong
m gam hỗn hợp đầu là
A. 20,5. B. 98,0. C. 62,4. D. 24,3.
Câu 77: Thủy phân hoàn toàn 28,6 gam hỗn hợp E gồm hai este X và Y tạo bởi axit cacboxylic và ancol
(đều mạch hở, không phân nhánh, MX > MY) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 2 muối (có cùng số
C trong phân tử) và hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z, thu được
14,56 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Khối lượng của X trong E là
A. 19,8 gam. B. 18,8 gam. C. 21,9 gam. D. 17,7 gam.
Câu 78: Dung dịch X chứa CuSO4, H2SO4 và NaCl. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, có màng ngăn
xốp, hiệu suất điện phân là 100%), lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al kim loại bị
hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Thời gian điện phân (giây) t 2t 3t
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) a 0,80 1,18
Khối lượng Al bị hòa tan tối đa (gam) 4,32 0 b
Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H + điện phân thành khí H2; trong a mol khí đã
có khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm. Kết thúc điện phân (sau 3t
giây), thu được dung dịch Y có khối lượng giảm m gam so với dung dịch X ban đầu. Giá trị của m là
A. 44,60. B. 51,48. C. 47,80. D. 48,28.
Câu 79: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
(a) X (t°) → X1 + CO2.
(b) X1 + H2O → X2.
(c) X2 + Y → X + Y1 + H2O.
(d) X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O.
Hai muối X, Y tương ứng là
A. CaCO3, NaHSO4. B. BaCO3, Na2CO3.
C. CaCO3, NaHCO3. D. MgCO3, NaHCO3.
Câu 80: Từ X1 (C6H10O6) thực hiện các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
X1 + 2NaOH → X2 + 2X3
X3 + HCl → X4 + NaCl
X2 + 2Na → X5 + H2
Biết: X1, X2, X3, X4, X5 đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, không phân nhánh; X 2 và X3 có cùng số
nguyên tử C; X2 có số nguyên tử C bằng số nguyên tử O. Cho các phát biểu sau:
(a) X1 có một công thức cấu tạo thoả mãn.
(b) X3 có số nguyên tử H bằng số nguyên tử O.
(c) X1, X2, X4 đều tác dụng với Na theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(d) X4 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(e) Oxi hoá hoàn toàn X2 bằng CuO (t°) thu được anđehit đơn chức.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41B 42B 43D 44D 45A 46C 47A 48D 49A 50B
51D 52B 53C 54B 55D 56D 57A 58D 59C 60D
61C 62B 63A 64A 65A 66D 67C 68A 69C 70B
71A 72D 73D 74D 75B 76D 77A 78B 79C 80B

Câu 42:
Hai chất NaHCO3 và Al(OH)3 đều tác dụng được với cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

Câu 44:
Thí nghiệm: “Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2” chỉ xảy ra ăn mòn hóa học do chỉ có 1 kim loại và
không có môi trường điện li.
Các thí nghiệm còn lại có cặp điện cực (Zn-Cu, Al-Fe, Fe-C) tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi
trường điện li nên có cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học.

Câu 45:
Na3PO4 làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu vì Mg2+, Ca2+ (M2+) bị loại bỏ ra khỏi dung dịch theo
phản ứng:
3M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2↓

Câu 46:
A. Fe dư + HNO3 → Fe(NO3)2 + NO + H2O
B. Fe + HCl dư → FeCl2 + H2
C. Fe + HNO3 dư → Fe(NO3)3 + NO + H2O
D. FeO + HCl dư → FeCl2 + H2O

Câu 48:
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO

Câu 51:
A. MgSO4 + NaOH → Mg(OH)2 (trắng) + Na2SO4
B. Fe2(SO4)3 + NaOH → Fe(OH)3 (nâu đỏ) + Na2SO4
C. Không phản ứng.
D. CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 (xanh) + Na2SO4

Câu 61:
nH2O = nO = (m oxit – m kim loại)/16 = 0,35
→ nHCl = x = 2nH2O = 0,7 mol

Câu 63:
A. Đúng, vì isoamyl axetat không tan trong nước.
B. Sai, tách thành 2 lớp, isoamyl axetat ở phía trên, tất cả các chất còn lại ở phía dưới.
C. Sai, là phản ứng thuận nghịch.
D. Sai, thêm nước lạnh để tăng tỉ khối hỗn hợp giúp isoamyl axetat tách ra dễ dàng hơn (Có thể thay nước
lạnh bằng dung dịch NaCl bão hòa).

Câu 64:
Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ → 4Ag
nAg = 0,36 → nSaccarozơ phản ứng = 0,09
→ m = 0,09.342/90% = 34,2 gam

Câu 65:
C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl
nC2H5NH3Cl = nC2H5NH2 = 0,2 → m = 16,3 gam

Câu 66:
(C6H10O5)n + nH2O → C6H12O6 (Glucozơ)
C6H12O6 + H2 → CH2OH-(CHOH)4-CH2OH (sobitol)

Câu 67:
Bảo toàn electron → nAl = nNO = 0,01
→ mAl = 0,27 gam

Câu 68:
X đơn chức, tạo 2 muối nên X là este của phenol. X có 4 đồng phân thỏa mãn:
CH3COOC6H5
HCOOC6H4-CH3 (o, m, p)

Câu 69:
X chứa Fe2+, Fe3+, H+ dư và Cl-. Có 3 chất tác dụng với X là KOH, Cu, AgNO3.
Câu 70:
HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
nHCOOC2H5 = 0,14; nNaOH = 0,16
→ Chất rắn gồm HCOONa (0,14) và NaOH dư (0,02)
→ m rắn = 10,32 gam

Câu 71:
(a) Đúng, mỡ heo và dầu dừa có thành phần chính là chất béo.
(b) Đúng, nước ép nho chín chứa glucozơ nên có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Đúng, tơ axetat điều chế từ polime thiên nhiên là xenlulozơ.
(d) Sai, Gly-Ala-Glu có 6 nguyên tử oxi.
(e) Sai, hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, có thể không có H (như CCl4…).
(g) Đúng, giấm ăn chứa CH3COOH tác dụng với amin tạo muối tan, dễ bị rửa trôi.

Câu 72:
(a) Ba(OH)2 dư + Al2(SO4)3 → BaSO4 + Ba(AlO2)2 + H2O
(b) Không phản ứng.
(c) Cu + Fe3O4 + 8HCl → CuCl2 + 3FeCl2 + 4H2O
(d) Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(e) Ca(OH)2 dư + H3PO4 → Ca3(PO4)2 + H2O

Câu 73:
Khối lượng 3 loại phân cần dùng là amoni sunfat (x kg), supephotphat (y kg), kali clorua (z kg)
mN = 10 = 21%x → x = 47,62
mP2O5 = 6 = 20%y → y = 30
mK2O = 10 = 60%z → z = 16,67
→ m phụ gia = 100 – (x + y + z) = 5,71

Câu 74:
Số N trung bình = 3,8/0,7 = 5,4 → Số CONH trung bình = 4,4
→ X có 4 liên kết peptit → X có 6 oxi → Y có 7 oxi
→ Y có 5 liên kết peptit.
X + 5NaOH → Muối + H2O
Y + 6NaOH → Muối + H2O
→ nX = 0,4 và nY = 0,3
X là (Gly)a(Ala)5-a
Y là (Gly)b(Ala)6-b
Khi đó:
nCO2 = 0,4.[2a + 3(5 – a)] = 0,3[2b + 3(6 – b)] → 4a – 3b = 6
→ a = 3 và b = 2 là các nghiệm nguyên.
Vậy X là (Gly)3(Ala)2 và Y là (Gly)2(Ala)4
→ m muối = mX + mY + mNaOH – mH2O = 396,6 gam

Câu 75:
nCH4 = x, bảo toàn năng lượng:
890000x.75% = 100.4,2(70 – 30)
→ x = 0,02517 mol → V ≈ 0,564 lít

Câu 76:
Phần 1:
Hai chất tan gồm KAlO2 (u) và KOH dư (v)
→ nKOH ban đầu = u + v = 0,25
và 98u + 56v = 23,45
→ u = 0,225; v = 0,025
nH2 = 0,075, bảo toàn electron: 3nAl = 2nO + 2nH2
Với nAl = 0,225 → nO = 0,2625
Phần 2:
nSO42- (Y) = nMg = 1,7625
Bảo toàn S → nH2SO4 = 2,7375
nH2SO4 = 2nSO2 + nO → nO = 0,7875
Phần 2 / Phần 1 = 0,7875/0,2625 = 3 → Phần 2 gấp 3 lần phần 1.
→ mAl ban đầu = 27(0,225 + 0,225.3) = 24,3 gam

Câu 77:
Đốt Z → nCO2 = 0,65 và nH2O = 1,05
→ nZ = nH2O – nCO2 = 0,4
→ Số C = nCO2/nZ = 1,625
→ CH3OH (0,15) và C2H5OH (0,25)
nNaOH = nZ = 0,4
Bảo toàn khối lượng → m muối = 28,3
Muối có dạng R(COONa)k (0,4/k)
→ R + 67k = 28,3k/0,4
→ R = 3,75k
Do este không phân nhánh nên 1 ≤ k ≤ 2 → 3,75 ≤ R ≤ 7,5
Mặt khác, 2 muối cùng C → CH3COONa (0,1) và (COONa)2 (0,15)
Kết gợp 2 số mol ancol ta có:
Y là CH3COOC2H5 (0,1)
X là CH3-OOC-COO-C2H5 (0,15)
→ mX = 19,8

Câu 78:
Lúc 2t giây dung dịch không hòa tan được Al chứng tỏ không có H+ hay OH-, lúc 3t giây dung dịch lại
hòa tan được Al nên lúc 2t vẫn còn NaCl.
Lúc t giây:
Catot: nCu = x và nH2 = y
Anot: nCl2 = x + y
→ n khí tổng = a = x + y + y (1)
nAl = 0,16 → nH+ dư = 0,48
→ nH2SO4 ban đầu = y + 0,24
Lúc 2t giây: ne = 4x + 4y
Catot: nCu = x và nH2 = x + 2y
Anot: nCl2 = 2x + 2y
→ n khí tổng = 0,8 = 2x + 2y + x + 2y (2)
Lúc này H+ vừa hết nên: y + 0,24 = x + 2y (3)
(1)(2)(3) → x = 0,16; y = 0,08; a = 0,32
Lúc 3t giây: ne = 6x + 6y = 1,44
Catot: nCu = 0,16 → nH2 = 0,56
Anot: nCl2 = u và nO2 = v
→ 2u + 4v = 1,44 và u + v + 0,56 = 1,18
→ u = 0,52; v = 0,1
m giảm = mCu + mH2 + mCl2 + mO2 = 51,48

Câu 79:
Hai muối X, Y tương ứng là CaCO3, NaHCO3:
(a) CaCO3 (t°) → CaO + CO2.
(b) CaO + H2O → Ca(OH)2
(c) Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O.
(d) Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.

Câu 80:
X2 và X3 có cùng số nguyên tử C → Mỗi chất 2C
X2 có số nguyên tử C bằng số nguyên tử O → X2 là C2H4(OH)2
X1 là:
HO-CH2-COO-CH2-CH2-OOC-CH2-OH
HO-CH2-COO-CH2-COO-CH2-CH2-OH
X3 là HO-CH2-COONa
X4 là HO-CH2-COOH
X5 là C2H4(ONa)2
(a) Sai, X1 có 2 cấu tạo.
(b) Đúng, X3 là C2H3O3Na
(c) Đúng, vì X1, X2, X4 đều có 2H linh động nên tác dụng với Na theo cùng tỉ lệ mol 1 : 2.
(d) Đúng, X4 có chức ancol và chức axit.
(e) Sai, oxi hóa X2 bằng CuO tạo chất tạp chức HOCH2-CHO hoặc anđehit đa chức (CHO)2

You might also like