góp phần cho thấy ở họ khát vọng về sự thống nhất của hai nước không nhỏ đối với công tác quản lý của chính quyền sở tại số lượng nhu cầu được trở thành thủ tục

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

LỜI MỞ ĐẦU

Giữa những năm 1990, nạn đói nghiêm trọng đã xảy ra tại Triều Tiên, buộc
hàng chục ngàn người phải di tản sang Trung Quốc để mua lương thực, sau đó một
số đã ở lại định cư lâu dài ở Trung Quốc. Sau này, khi nhận thấy Hàn Quốc phát
triển hơn, người Triều Tiên tìm cách di cư sang Hàn Quốc. Tính đến tháng
10/2014, số lượng người Triều Tiên nhập cư ở Hàn Quốc đã lên tới 27.253 người.

Sự gia tăng số lượng người Triều Tiên di cư sang Hàn Quốc đã có tác động
tích cực, góp phần làm sáng tỏ các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Triều Tiên và
cho thấy ở họ khát vọng về sự thống nhất của hai nước. Tuy nhiên, điều này cũng
mang lại những thách thức, hệ lụy không nhỏ đối với công tác quản lý của chính
quyền sở tại như sự gia tăng số lượng người đào thoát, nhu cầu được hòa nhập xã
hội dẫn đến trở thành tội phạm, giả dạng tị nạn ở nước ngoài, và tái nhập cảnh
Triều Tiên, làm cho thủ tục nhập cảnh của những người tị nạn càng trở nên khó
khăn.

Từ đó, buộc chính quyền Triều Tiên đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn
đối với những người đào tẩu, gán cho họ tội “phản quốc”, coi họ là “những kẻ
phản bội”, “ lũ chạy trốn”, “công cụ rác rưởi của các thế lực chống cộng sản” 1. Từ
đầu thế kỷ XXI, khi số lượng người đào thoát sang Hàn Quốc mỗi năm vượt quá
1.000 người, Triều Tiên đã bắt đầu sử dụng họ như một công cụ gián điệp để xâm
nhập vào nội bộ Hàn Quốc, từ đó gây ra những nguy cơ bất ổn cho an ninh quốc
gia của Hàn Quốc.

Dù đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để phân tích sự thích nghi của
người đào thoát trong xã hội Hàn Quốc và đề xuất một số giải pháp định cư cho họ,
nhưng vấn đề gián điệp Triều Tiên giả đào thoát vẫn chưa được quan tâm đúng

1
Independent News, ngày 26 tháng 3 năm 2010, truy cập tại http://www.independent.co.kr
mức do hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về các hoạt động gián điệp của Triều
Tiên cũng như thiếu sự quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu.

Bài viết này tập trung nghiên cứu về tình hình gián điệp Triều Tiên giả đào
thoát và đề xuất các giải pháp của Hàn Quốc đấu tranh với loại gián điệp này. Trên
cơ sở đó, đề xuất một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong công tác đối
với Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
CHƯƠNG 1. CHIẾN LƯỢC VÀ CƠ QUAN HOẠT ĐỘNG

GIÁN ĐIỆP CỦA TRIỀU TIÊN ĐỐI VỚI HÀN QUỐC

1.1. Chiến lược của Triều Tiên đối với Hàn Quốc

1.1.1. Mục tiêu chiến lược cách mạng đối với Hàn Quốc

Chiến lược, ban đầu là thuật ngữ quân sự, ngày nay được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Stalin đã định nghĩa chiến lược là “xác định hướng đi
chung, hướng dẫn chung dựa trên chỉ thị (của đảng) và dựa trên sự tính toán lực
lượng chiến đấu quốc nội và quốc tế (phong trào cách mạng vô sản)”2.

Chiến lược cách mạng đối với Hàn Quốc của Triều Tiên dựa trên “chủ nghĩa
Kim Il-sung và Kim Jong-il”, “tư tưởng Chủ thể 3 và tư tưởng quân sự tiên phong
làm hướng dẫn”, nhằm mục tiêu “xây dựng xã hội cộng sản toàn Triều Tiên”, tức
là “cách mạng hóa Nam Triều Tiên (thống nhất cách mạng)”. Mục tiêu chiến lược
cách mạng này được phản ánh rõ trong các chỉ thị của Kim Il-sung cũng như điều
lệ của Đảng Lao Động Triều Tiên. Kim Il-sung đã nói rằng: “Cách mạng Nam
Triều Tiên là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đồng thời chống lại bọn xâm lược
đế quốc Mỹ và là cuộc cách mạng dân chủ nhân dân chống lại bọn địa chủ, tư bản
môi giới, quan liêu phản động và chính quyền bù nhìn của họ”4.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1980, Đảng Lao động Triều Tiên đã xác
định mục tiêu cuối cùng của chiến lược cách mạng đối với Hàn Quốc là: "sự Chủ
thể hóa toàn xã hội và xây dựng xã hội cộng sản" nhưng vào năm 2010 đã được
sửa đổi thành “Chủ thể hóa toàn xã hội nhằm thực hiện hoàn toàn quyền tự chủ của
quần chúng nhân dân” (Hội nghị đại biểu Đảng lần thứ 3). Điều lệ Đảng đã sửa

2
The Institute for Far Eastern Studies (1986), “원전 공산주의대계-이론과 비판-(상권)”, p.
1092.
3
Tư tưởng chủ thể là tư tưởng coi quần chúng nhân dân là người chủ của cách mạng và xây
dựng.
4
Kim Il-sung (1972), “김일성저작선집” 5 권, Nhà xuất bản Đảng Lao động Triều Tiên, p. 479.
đổi, bỏ phần “thực hiện cộng sản” và thay bằng “thực hiện quyền của quần chúng
nhân dân”, điều này được thực hiện theo sự sửa đổi của “Hiến pháp xã hội chủ
nghĩa” vào ngày 9 tháng 4 năm 2009 tại Hội nghị lần thứ hai kỳ thứ 12 của Hội
đồng Nhân dân Tối cao, khi phần “cộng sản” đã bị loại bỏ. Lời nói đầu của Điều lệ
Đảng được sửa đổi năm 2012 đã thay từ “Chủ thể hóa toàn xã hội” thành “Chủ thể
hóa toàn xã hội theo chủ nghĩa Kim Il-sung và Kim Jong-il” và nhấn mạnh việc
“thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa (xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa Chủ
thể) trên toàn bán đảo”.

Như vậy, mục tiêu chiến lược cách mạng của Triều Tiên đối với Hàn Quốc
là tiếp tục được tái tạo và lặp lại theo mô hình phù hợp với từng thời đại dưới sự
lãnh đạo của Kim Il-sung, Kim Jong-il và Kim Jong-un, nhưng mục tiêu cuối cùng
“cách mạng hóa cộng sản toàn bán đảo” vẫn không thay đổi 5. Cuối cùng, mục tiêu
chiến lược cách mạng của Triều Tiên dù đã thay đổi ngôn từ theo thời gian nhưng
về bản chất vẫn là dưới sự lãnh đạo của tư tưởng Chủ thể và tư tưởng quân sự tiên
phong để “hoàn thành cách mạng Nam Triều Tiên”. Để đạt được mục tiêu này,
Triều Tiên đã không ngừng thực hiện các hoạt động gián điệp đối với Hàn Quốc kể
từ sau khi bán đảo bị chia cắt. Ngày nay, việc Triều Tiên sử dụng gián điệp giả làm
người đào thoát để xâm nhập vào Hàn Quốc nhằm làm suy yếu mạng lưới an ninh
quốc gia, tạo điều kiện cho thời điểm quyết định nhằm cách mạng hóa Hàn Quốc.

1.1.2. Đường lối chiến lược cách mạng đối với Hàn Quốc

Triều Tiên đã chọn “Cách mạng dân chủ giải phóng dân tộc (NLDR) 6” làm
đường lối chiến lược cách mạng đối với Nam Hàn nhằm hoàn thành “Cách mạng
Nam Hàn”7. Điều này bắt nguồn từ “Cách mạng dân chủ giải phóng dân tộc

5
Lee Youn-sik (2011), “북한의 대남전략 패턴과 대응방안”, Korea Institute for National
Unification, p.12.
6
Viết tắt của National Liberation Democracy Revolution.
7
Huh Jong-ho (2007), “주체사상에 기초한 남조선혁명과 조국통일 리론”, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội Triều Tiên, p.44.
(NLPDR)” được thông qua trong toàn văn Điều lệ của Đảng Lao Động tại Đại hội
lần thứ 5 vào tháng 11 năm 1970, sau đó đã bỏ từ “nhân dân” trong Đại hội đại
biểu Đảng lần thứ 9 vào tháng 9 năm 2010. Việc Triều Tiên chọn đường lối “Cách
mạng dân chủ giải phóng dân tộc” là do xã hội Hàn Quốc đang dưới sự chiếm đóng
quân sự của Mỹ và là xã hội thuộc địa, với chính quyền thân Mỹ phát xít, nên cần
phải đuổi lực lượng xâm lược Mỹ ra trước (rút quân Mỹ khỏi Hàn), sau đó tiêu diệt
chế độ phát xít thân Mỹ, hoàn thành “Cách mạng dân chủ” (lật đổ chính quyền
Nam Hàn). Các bước của chiến lược “Cách mạng Nam Hàn” của Triều Tiên là sau
khi đuổi quân Mỹ ra và lật đổ chính quyền hiện tại, Triều Tiên sẽ thiết lập chính
quyền của nhân dân và sau đó thông qua hợp tác Nam - Bắc để hoàn thành “Thống
nhất xã hội chủ nghĩa”. Do đó, Triều Tiên vẫn đang tiếp tục gửi gián điệp vào phía
Nam để hoàn thành mục tiêu “Cách mạng Nam Hàn” này.

1.2. Cơ quan hoạt động gián điệp của Triều Tiên

Triều Tiên đã thiết lập các cơ quan hoạt động gián điệp đối với Hàn Quốc
trực thuộc Đảng Lao động và Ủy ban Quốc phòng để tiến hành các hoạt động gián
điệp. Trong Đảng Lao động, có các tổ chức như “Văn phòng công tác đối Nam
trong Ủy ban Trung ương Đảng Lao động” bao gồm “Bộ Mặt trận Thống nhất”,
“Bộ Liên lạc Ngoại giao”, “Bộ Hoạt động”, và “Phòng 35” (trước đây Phòng
Thông tin Đối ngoại) cùng với Bộ Tổng tham mưu quân đội dân quân và Bộ An
ninh Quốc gia thực hiện các hoạt động. Vào tháng 2 năm 2009, Ủy ban Quốc
phòng đã thiết lập “Tổng cục Tình báo” trực thuộc và hợp nhất các cơ quan hoạt
động đối với Nam từ Đảng, bao gồm “Cục Hoạt động” (tên cũ là Cục Hoạt động
của Đảng), “Cục Tình báo” (tên cũ là Cục Tình báo của Bộ Tổng tham mưu quân
đội nhân dân), và “Cục Thông tin Nước ngoài” (tên cũ là Phòng 35 của Đảng). Bộ
Liên lạc Đối ngoại của Đảng đã được đổi tên thành Phòng 225 và sau đó được đưa
vào chính phủ dưới danh nghĩa khác. Vào năm 2012, Bộ này đã được sáp nhập vào
Bộ Mặt trận Thống nhất. Bộ Mặt trận Thống nhất thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo
hoạt động đối với các tổ chức ngầm ở Nam qua Ban chống Đế quốc và Hiệp hội
Hữu nghị Triều - Tiệp. 8

Gần đây, “Tổng cục Tình báo” cùng với Phòng 255 và Bộ An ninh Quốc gia
(phụ trách chống gián điệp), cùng với Bộ Chỉ huy an ninh quân đội, đang tập trung
vào việc gửi gián điệp giả làm người đào thoát vào Nam. Đặc biệt, Bộ An ninh
Quốc gia từ năm 2012 đã thiết lập “Đội công tác giải quyết người đào thoát” trong
cơ quan chống gián điệp nước ngoài để tiến hành các hoạt động đối với Hàn Quốc.

8
Yoo Dong-yeol (2010), “북한의 대남공작기구 개편의 의의와 전망”, Republic of Korea
Joint Chiefs of Staff
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH GIÁN ĐIỆP GIẢ ĐÀO THOÁT

TỪ TRIỀU TIÊN

2.1. Cơ sở hình thành gián điệp giả làm người đào thoát

2.1.1. Chỉ thị của Kim Jong-il về gửi gián điệp giả làm người đào thoát

Triều Tiên, do địa hình núi non, đã gặp khó khăn trong việc cung cấp lương
thực từ lâu. Đặc biệt, vào những năm 1990, do bị ảnh hưởng liên tiếp của các hậu
quả thiên tai đã dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, khiến hệ thống
trung ương và phân phối thực phẩm bị sụp đổ. Do đó, buộc người dân phải tự giải
quyết các vấn đề về lương thực, nhu yếu phẩm và y tế để tồn tại 9. Từ đó, họ bắt đầu
tìm cách đào thoát ra nước ngoài để sinh tồn. Những người đào thoát đã đến Hàn
Quốc sinh sống, rồi gửi tiền về cho gia đình ở Triều Tiên, từ đó họ cho rằng hành
động đào thoát là đúng đắn, họ khuyến khích mọi người đào thoát và bắt đầu chỉ
trích gia đình Kim Jong-un. Triều Tiên nhận thức được rằng hành động của những
người đào thoát có thể làm lung lay nền tảng của chế độ nên đã bắt đầu áp dụng
các biện pháp tăng cường an ninh biên giới, lắp đặt hàng rào, tường chắn, tăng
cường tuần tra và canh gác. Mặc dù vậy, nhiều người đào thoát vẫn chót lọt định
cư thành công ở Hàn Quốc và sống tốt, điều này đã khiến Kim Jong-il vào năm
2004 đã có chỉ thị đưa gián điệp cài vào số người đào thoát10. Kể từ đó, các cơ
quan hoạt động đối với Nam của Triều Tiên đã bắt đầu hành động gửi gián điệp giả
làm người đào thoát.

“Theo đề xuất gần đây của Ủy ban Trung ương Đảng, chúng ta nên chủ
động đối phó với trò chơi tâm lý của kẻ thù. Đặc biệt quan trọng là phải làm cho
người dân nhận thức rằng những người chạy trốn sang Hàn Quốc và sống tốt ở đó

9
Kim Yoon-young (2013), “보안경찰의 북한이탈주민 신변보호 개선방안”, Police Science
Instltute, p.23
10
Kim Yoon-young (2011), “강제송환 탈북자 인권침해 실태 및 인권보호 개선방안”, Police
Science Instltute, p.84
chỉ là một phần của trò chơi tâm lý của kẻ thù. Tuy nhiên, việc đưa nhân viên của
chúng ta vào số người đào thoát để họ có thể phát huy hiệu quả được đánh giá là
một kế hoạch hiệu quả. Các bộ phận đặc biệt đã có những biện pháp cho kế hoạch
này, nhưng những kế hoạch thiếu tích cực sẽ không mang lại hiệu quả. Về sau,
chúng ta cần có kế hoạch tổ chức một cách bài bản, đột phá mọi kế hoạch tâm lý
của địch và tiến hành phản công hiệu quả hơn. Chúng ta cần triển khai một chiến
dịch tích cực theo các giai đoạn đã đề ra trong kế hoạch”.11

2.1.2. Phát triển đường dây gián điệp sang Hàn Quốc

Sự thay đổi chiến thuật của cơ quan hoạt động đối với Nam Hàn của Triều
Tiên, từ việc sử dụng các gián điệp trực tiếp đòi hỏi nhiều kinh phí và rủi ro cao
sang việc sử dụng các tuyến đường hợp pháp để gửi gián điệp, cho thấy sự thay đổi
nhận thức về nhu cầu gửi gián điệp giả làm người đào thoát. Các gián điệp giả làm
người đào thoát có thể dễ dàng hòa nhập và qua mặt cơ quan an ninh trong quá
trình thẩm vấn chung, từ đó họ được công nhận hợp pháp, nhận được hỗ trợ định
cư và nhà ở, sau đó tự do hoạt động trong và ngoài nước, từ đó dễ dàng thiết lập cơ
sở cho các hoạt động đối với Nam Hàn của Triều Tiên. Thay vì sử dụng đường
biên giới truyền thống như trước đây, gián điệp giả làm người đào thoát ngày nay
sử dụng các tuyến đường đi qua các nước thứ ba để vào Hàn Quốc. Sau vụ gián
điệp Won “XX” năm 2008 đi qua một nước thứ ba rồi nhập cảnh, đã có nhiều
trường hợp gián điệp giả bị bắt. Các tuyến đường gián điệp này đã bị lộ và nhiều
gián điệp bị bắt, dẫn đến việc họ chuyển sang sử dụng cộng đồng người Hoa gốc
Triều Tiên để rửa tiền12 và nhập cảnh hợp pháp qua các điểm kiểm soát nhập cảnh
tại sân bay.

11
Lời nói của Tổng bí thư Kim Jong-il năm 2004. Yonhap News (2004), “김정일 탈북자 대상
공작원 지시”.
12
Vụ gián điệp Ganxu năm 1996 và vụ gián điệp của Jung Kyung-hak (một đặc vụ thuộc Phòng
35 của Đảng Lao động) năm 2006 là những trường hợp đã thực hiện rửa tiền và xâm nhập qua
các nước thứ ba.
Trước đây, đã có nhiều trường hợp các đặc vụ của Triều Tiên giả danh nghề
nghiệp khác như giáo sư rồi tính đi đường vòng qua nước ngoài để nhập cảnh, điều
đó cho thấy tính nghiêm trọng của việc phát triển các đường dây đặc biệt này. Cuối
cùng, cơ quan hoạt động đối với Nam của Triều Tiên đã phát triển phương pháp sử
dụng đường dây của người đào thoát để lợi dụng mục đích của họ, tương tự như
cách mà Bộ An ninh Nhà nước là cơ quan tình báo và an ninh quốc gia của Cộng
hòa Dân chủ Đức (Stasi) đã sử dụng vào những năm 1950 để gửi gián điệp vào Tây
Đức.

2.2. Nhiệm vụ và các loại hình gián điệp giả làm người đào thoát

2.2.1. Nhiệm vụ của gián điệp giả làm người đào thoát

Triều Tiên đã áp dụng chiến thuật "xâm nhập trước, chỉ thị sau" để đảm bảo
nội dung công tác không bị phát hiện và giảm thiểu thiệt hại cho tổ chức khi gián
điệp giả làm người đào thoát bị lực lượng an ninh phát hiện trong quá trình thẩm
vấn chung13. Sau khi xâm nhập thành công và định cư, các gián điệp này sẽ nhận
nhiệm vụ từ Triều Tiên, bao gồm phát hiện bí mật quốc gia, ám sát nhân vật cụ thể,
thúc đẩy việc gửi người đào thoát trở lại Triều Tiên, chờ chỉ thị sau khi giả vờ đầu
hàng, thu thập thông tin về người đào thoát, nhận diện nhân viên tình báo Hàn
Quốc tại Trung Quốc, liên lạc với gián điệp cố định, đổi tiền giả, dụ dỗ người gốc
Hàn ở nước ngoài, khuấy động tình hình xã hội, lôi kéo những người có quan điểm
ủng hộ Triều Tiên đào thoát, thu thập danh sách gia đình ly tán, thăm dò bí mật
quân sự, mua sắm hàng hóa chiến lược và rò rỉ thông tin công nghiệp, phát tán tài
liệu tuyên truyền của Triều Tiên.14

2.2.2. Loại hình gián điệp giả làm người đào thoát

13
Yang Nak-gyu (2013), “탈북자로 위장한 간첩..왜?”, AsiaE Daily, tại trang
http://www.asiae.co.kr/news/view.htm?idxno=2013101117140785825
14
Kim Yoon-young (2014), “탈북자 위장간첩의 실태와 대책”, Police Science Instltute, pp.
8-9
Thứ nhất, Triều Tiên đã huấn luyện gián điệp để họ giả làm người đào thoát
rồi gửi đưa họ vào Hàn Quốc. Những người này có thể bị phát hiện trong quá trình
thẩm vấn chung của chính quyền, hoặc sau khi nhập cảnh vào Hàn Quốc và đạt
được đủ tư cách pháp lý hợp lệ, họ sẽ sinh sống tại nơi cư trú và tiến hành hoạt
động gián điệp cho đến khi bị bắt. Các trường hợp như Dong “XX” và Kim
“XX” là ví dụ điển hình, những người này đã được đào tạo tại đơn vị 717 của
Triều Tiên, và sau đó nhận nhiệm vụ ám sát Hwang Jang-yeop vào tháng 11 năm
2009, họ đã giả làm người đào thoát qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan và cuối cùng
xâm nhập vào Hàn Quốc, nhưng bị phát hiện trong quá trình thẩm vấn vào tháng 8
năm 2010. Các trường hợp khác như Won “XX”(2008), Kim “XX”(2010) là
những gián điệp đã qua được quá trình thẩm vấn nhưng sau đó bị bắt khi đang hoạt
động gián điệp trong thời gian họ định cư ở đó.

Thứ hai, cơ quan hoạt động đối với Hàn Quốc của Triều Tiên cũng có những
hành động như bắt cóc hoặc dụ dỗ những người đào thoát đang sinh sống tại Hàn
Quốc và Trung Quốc, hoặc bắt giữ những người đào thoát qua lại giữa Triều Tiên
và Trung Quốc với cáo buộc vượt biên trái phép, sau đó huấn luyện họ làm gián
điệp và cho họ hoạt động tại Trung Quốc. Những người này thường dụ dỗ những
người Hàn Quốc mong muốn làm ăn với Triều Tiên hoặc mua vũ khí một cách bí
mật trước khi được gửi vào Hàn Quốc.

Thứ ba, Triều Tiên cũng đã sử dụng gia đình của những người đào thoát ở
Trung Quốc có khả năng cung cấp giá trị thông tin cao làm con tin hoặc dùng hình
thức miễn trừ hình phạt làm mồi nhử để lôi kéo họ tham gia vào các khóa huấn
luyện cơ bản của gián điệp, sau đó gửi họ vào Hàn Quốc dưới danh nghĩa người
đào thoát. Những người này nhận nhiệm vụ thu thập thông tin mật, tuyên truyền
bôi bác chế độ, phát tán tin đồn nhằm gây rối loạn xã hội, buôn bán ma túy để gây
quỹ, và thực hiện các nhiệm vụ khác. Chẳng hạn như, người đào thoát Kim
“XX”, nhập cảnh vào năm 2003, đã bị lôi kéo bởi gián điệp của Triều Tiên ở
Trung Quốc để tham gia vào hoạt động gián điệp và bị bắt vào năm 2007. Người
đào thoát Park “XX”, nhập cảnh vào năm 2002, đã nhiều lần bị lôi kéo bởi gián
điệp Triều Tiên sau đó, và bị bắt vào năm 2007 sau khi thực hiện các nhiệm vụ như
buôn bán ma túy và cung cấp tiền, thông tin cho Triều Tiên.

2.3. Tình hình bắt giữ gián điệp giả đào thoát của Triều Tiên

Cho đến nay, 42% số gián điệp Triều Tiên bị cơ quan an ninh bắt giữ là gián
điệp giả dạng người đào thoát. Theo thông tin được công bố bởi thành viên Quốc
hội Shim Jae-kwon từ dữ liệu do Bộ Tư pháp cung cấp vào ngày 11 tháng 10 năm
2013 về tình hình các gián điệp bị bắt kể từ năm 2003, có tổng cộng 49 gián điệp bị
bắt và trong đó, 21 người, tương đương 42%, là những gián điệp giả dạng người
đào thoát. Các cơ quan hoạt động đối với Nam của Triều Tiên đã thực hiện việc
gửi gián điệp giả dạng người đào thoát bao gồm: 10 người từ Bộ An ninh Quốc
gia, 5 người từ Tổng cục Tình báo, 3 người từ Bộ chỉ huy an ninh quân đội, 1
người từ Phòng 35 của Đảng Lao động và 2 người khác.15

Các gián điệp thuộc Bộ An ninh Quốc gia thường bị bắt khi đang thực hiện
hoạt động đối với người đào thoát đã định cư tại Hàn Quốc. Ví dụ, Kim “XX” bị
bắt vào năm 2012 vì cáo buộc thúc đẩy người đào thoát quay trở lại Triều Tiên, và
Chae ◯◯ bị bắt vào năm 2013 vì cáo buộc đưa người đào thoát trở lại Triều Tiên.
Tổng cục Tình báo thì chỉ thị cho các gián điệp giả dạng người đào thoát thực hiện
nhiệm vụ ám sát những người đào thoát có xuất thân từ tầng lớp cao. Vào năm
2010, ba gián điệp thuộc Tổng cục Tình báo được gửi đi đã cố gắng ám sát Hwang
Jang-yeop, cựu Bí thư của Đảng Lao Động, và vào năm 2011, gián điệp Ahn
“XX” được giao nhiệm vụ sát hại Park “XX, lãnh đạo của Liên minh Triều Tiên
Tự do. Năm 2014, các đặc vụ của Bộ An ninh quốc gia và Bộ Mặt trận thống nhất
cũng đã bị bắt sau khi giả dạng người đào thoát để thu thập thông tin trong quá
trình thẩm vấn chung và từ người đào thoát.
15
Bộ Tư pháp Hàn Quốc (2013), “최근 10 년간 간첩 49 명 구속”, Yonhap News
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CỦA HÀN QUỐC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ

GIÁN ĐIỆP GIẢ ĐÀO THOÁT CỦA TRIỀU TIÊN

3.1. Thiết lập Trung tâm Bảo vệ Việc làm

Làm việc trong môi trường lao động tồi tệ với mức lương thấp đã trở thành
một trong những yếu tố khó khăn đối với những người đào thoát trong quá trình
thích nghi với xã hội. Những người này trở thành mục tiêu tiếp cận của các gián
điệp Triều Tiên. Ngoài sự trợ giúp của chính phủ, điều quan trọng hơn là mỗi
người đào thoát cần phải tự dựa vào sự nỗ lực của bản thân thay vì chỉ dựa vào tiền
hỗ trợ định cư.

Hàn Quốc hiện nay đã thành lập “Trung tâm Bảo vệ việc làm” dành riêng
cho người đào thoát để đảm bảo việc làm cho họ. Việc xây dựng khu công nghiệp
dành riêng cho người đào thoát sẽ giúp họ dễ dàng tìm được việc làm, giảm bớt
gánh nặng về tài chính và đảm bảo thu nhập ổn định cho họ. Làm việc tại “Trung
tâm Bảo vệ việc làm” sẽ giúp họ vượt qua những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa
trong quá trình hội nhập xã hội, mặt khác làm họ vơi đi nỗi nhớ nhà. Cuối cùng,
khi việc làm của những người này được ổn định, họ sẽ dễ dàng định cư thành công
trong xã hội và không dễ bị các gián điệp Triều Tiên lôi kéo.

3.2. Thiết lập quy định duy trì hệ thống liên lạc

Để ngăn chặn việc quay trở lại Triều Tiên và sự xâm nhập của gián điệp giả
dạng người đào thoát, cần phải có quy định mới cho phép áp dụng các bất lợi như
cắt giảm tiền hỗ trợ định cư nếu người đào thoát đi du lịch không được phép đến
các quốc gia mà hệ thống an ninh và sự an toàn cá nhân không được đảm bảo. Để
thực hiện điều này, cần sửa đổi pháp luật và hướng dẫn liên quan để cảnh sát bảo
vệ có thể thông báo cho chính quyền địa phương khi người đào thoát mất tích, đi
du lịch ra nước ngoài không phép, ở nước ngoài trong thời gian dài mà không có
biện pháp an toàn cá nhân. Đặc biệt, theo Điều 12 của Hướng dẫn bảo vệ cá nhân:
“Các đối tượng được bảo vệ không được phép đi du lịch đến các quốc gia không có
biện pháp an toàn cá nhân,” và “Khi các đối tượng được bảo vệ đi du lịch nước
ngoài, họ phải báo cáo kế hoạch du lịch với cảnh sát bảo vệ, bao gồm mục đích
xuất cảnh, thời gian dự kiến, địa điểm lưu trú, thông tin liên lạc, và ngày dự kiến
trở về”. Cần thiết lập các biện pháp kiểm soát pháp lý để đảm bảo thực hiện điều
này.

3.3. Tăng cường cảnh sát bảo vệ cho người đào thoát

Gần đây, các vấn đề về người đào thoát quay trở lại Triều Tiên và gián điệp
giả dạng người đào thoát đã trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng. Mặc dù trước
đây đến năm 2007, các vụ việc như vậy gần như không xảy ra, nhưng tính đến
tháng 9 năm 2014, trung bình mỗi cảnh sát đảm nhận bảo vệ 32 người đào thoát,
tăng 2.5 lần so với 12.6 người vào năm 2007. Trong đó, mỗi nữ cảnh sát phải đảm
nhận bảo vệ 153 người đào thoát. Do đó, cần giảm số lượng người đào thoát, mỗi
cảnh sát bảo vệ phải đảm nhận về mức của năm 2007. Vào tháng 9 năm 2014, cần
tăng số lượng cảnh sát bảo vệ lên gấp đôi, từ 800 người hiện tại lên 1.600 người
hoặc hơn. Đặc biệt, do tỷ lệ phụ nữ đào thoát định cư xã hội chiếm đến 70%, vì
vậy cần tăng cường số lượng nữ cảnh sát bảo vệ. Việc tăng cường nhân sự này cần
được xem xét kỹ lưỡng, bởi nó không chỉ liên quan đến việc bảo vệ trực tiếp mà
còn liên quan đến cả các yếu tố về tâm lý và quản lý, đặc biệt đối với những người
đã quen với chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cần có các giải pháp để tăng cường
dịch vụ hỗ trợ di động từ các quan chức, phụ trách bảo vệ chỗ ở và việc làm.

3.4. Tăng cường hệ thống xác minh

a) Thiết lập hệ thống tái xác minh

Cần bổ sung hệ thống xác minh cho các gián điệp giả dạng người đào thoát
bằng cách thiết lập hệ thống tái xác minh cho những đối tượng thường xuyên thay
đổi địa chỉ và số đăng ký dân sự. Trong quá trình tái xác minh, cần có sự hợp tác tự
nguyện của người đào thoát và cũng cần có các biện pháp để giảm thiểu các vấn đề
xâm phạm quyền con người. Ngoài ra, để nâng cao năng lực phát hiện gián điệp
giả dạng của các nhân viên cảnh sát bảo vệ, cần thiết lập một khóa học bảo vệ kéo
dài khoảng hai tuần tại các cơ sở đào tạo cảnh sát. Nội dung đào tạo bao gồm các
tác phẩm và trường hợp của chiến thuật đối Nam của Triều Tiên, lời khai của gián
điệp giả dạng và tham quan thực tế tại Trung tâm Bảo vệ người đào thoát Triều
Tiên.

b) Đào tạo chuyên viên thẩm vấn chuyên nghiệp

Cần cải thiện phương pháp và quy trình thẩm vấn chung để có thể phát hiện
gián điệp giả dạng trong bối cảnh các chiến thuật đưa gián điệp của Triều Tiên
ngày càng tinh vi và đa dạng. Cần phát triển kỹ năng thẩm vấn, đào tạo chuyên
viên thẩm vấn chuyên nghiệp và cải thiện chất lượng đào tạo thường xuyên cho
nhân viên thẩm vấn. Đặc biệt, Văn phòng An ninh của Sở Cảnh sát nên đào tạo các
nhân viên có kinh nghiệm ít nhất năm năm trong công tác an ninh và bảo vệ cá
nhân để trở thành chuyên viên thẩm vấn thông qua đào tạo chuyên sâu theo từng
giai đoạn. Các nhân viên cảnh sát bảo vệ đã qua đào tạo chuyên sâu nên được cử
đến Trung tâm Bảo vệ người đào thoát Triều Tiên nhằm hỗ trợ công tác, sử dụng
kiến thức và kỹ năng thẩm vấn của họ để giảm thiểu các vấn đề vi phạm quyền con
người và đạt được hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, cần có các giải pháp hợp lý và đa
dạng để giảm thiểu nỗi sợ hãi và lo lắng mà người đào thoát có thể gặp phải trong
quá trình thẩm vấn chung.

c) Sắp xếp chuyên viên thẩm vấn tại các quốc gia trung gian

Khi người đào thoát ở nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc, họ sẽ được
thẩm vấn lần đầu tại các cơ quan đại diện Hàn Quốc tại nước ngoài. Do các gián
điệp giả dạng được các cơ quan đối Nam của Triều Tiên đào tạo chuyên nghiệp,
nên việc xác định họ là gián điệp không phải dễ dàng. Do đó, cần xem xét việc
phái cử chuyên viên thẩm vấn an ninh tới các nước trung gian như Trung Quốc,
Thái Lan và các quốc gia Đông Nam Á khác. Thông qua quá trình thẩm vấn, các
thông tin tình báo thu thập được có thể giúp xác định lộ trình và hướng xâm nhập
của các gián điệp giả dạng từ Triều Tiên. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của
các chuyên viên thẩm vấn chuyên nghiệp bằng cách đào tạo lại sau khi họ được gửi
về nước.

d) Đánh giá lại hệ thống thẩm vấn chung

Hầu hết các gián điệp giả dạng đều bị bắt trong quá trình thẩm vấn chung.
Như đã nêu, gần đây các tòa án đã bác bỏ các bằng chứng thu thập được trong quá
trình thẩm vấn chung do các vấn đề liên quan đến quyền từ chối khai báo, quyền
được trợ giúp của luật sư, và vi phạm quyền con người. Vì vậy cần có sự thay đổi
trong kỹ năng, cách thức thẩm vấn. Để đạt được điều này, cần thực hiện ghi hình
quá trình khai báo của gián điệp giả dạng, thông báo quyền được trợ giúp của luật
sư và các bước trong quá trình điều tra. Ngoài ra, để chuẩn bị cho trường hợp nghi
phạm hoặc nhân chứng phủ nhận lời khai của mình tại tòa do sự ép buộc hoặc dụ
dỗ của thẩm vấn viên, cần chú trọng đến cách thức thẩm vấn hợp pháp và xây dựng
hệ thống quản lý thay vì chỉ tập trung vào việc ghi chép biên bản thẩm vấn. Hơn
nữa, quá trình thẩm vấn chung nên chỉ đóng vai trò lọc ra nghi phạm có dấu hiệu vi
phạm và thông báo cho họ về việc chuyển sang điều tra theo quy trình pháp lý nếu
cần.

e) Thiết lập bộ phận quản lý

Nếu ở thời điểm có tới 30.000 người đào thoát, thì việc thành lập một bộ
phận chuyên trách để hỗ trợ và quản lý họ một cách hiệu quả là cần thiết. Cần thiết
lập một bộ phận mang tên “Phòng Hỗ trợ và Quản lý người đào thoát” trong Cục
An ninh của Sở Cảnh sát để đảm nhiệm công tác hỗ trợ và quản lý người đào thoát.
“Phòng Hỗ trợ và Quản lý người đào thoát” có thể chịu trách nhiệm về quản lý
người đào thoát (Phần 1), hợp nhất và điều tra (Phần 2), và hỗ trợ và quản lý người
đào thoát ở nước ngoài (Phần 3). Trong các sở cảnh sát địa phương, cần thiết lập
“Phòng Hỗ trợ và Quản lý người đào thoát” và tại các đồn cảnh sát có trên 1.000
người đào thoát cư trú, cần thiết lập và vận hành “Phòng Hỗ trợ và Quản lý người
đào thoát”. Trước tiên, cần thiết lập “Phòng Hỗ trợ và Quản lý người đào thoát” tại
các đồn cảnh sát quản lý khu vực có người đào thoát tập trung sinh sống để thử
nghiệm, sau đó có thể mở rộng dần.
KẾT LUẬN

Các vấn đề về người đào thoát Triều Tiên và gián điệp giả dạng người đào
thoát đã trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và ngày càng phổ biến. Nếu không
có biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế những hành động này thì hậu quả của nó sẽ
rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình an ninh, chính trị, xã hội của Hàn Quốc.
Do vậy, bài viết này trên cơ sở thực tế cũng như thông qua một số tài liệu, đã làm
rõ một số nội dung như chiến lược của Triều Tiên, hoạt động gián điệp của Triều
Tiên đối với Hàn Quốc, cũng như một số vấn đề liên quan đến gián điệp giả là
người đào thoát. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra một số giải pháp đối với gián
điệp là người đào thoát. Hy vọng những nội dung trong bài viết này sẽ là những
gợi ý góp phần giúp Hàn Quốc trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược, chính
sách phát triển đất nước của mình, cũng như là bài học kinh nghiệm để Việt Nam
hiểu, và có thể đưa ra được những chính sách ngoại giao khôn khéo trước mối quan
hệ của hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên.

You might also like