OXIT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

OXIT

I. Lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: CaO có tên gọi thông thường là
A. vôi bột. B. vôi tôi. C. vôi sống. D. sữa vôi.
Câu 2: Trong hơi thở, chất khí làm đục nước vôi trong là
A. SO2. B. CO2. C. NO2. D. SO3.
Câu 3: Khí nào sau đây không duy trì sự sống và sự cháy?
A. CO. B. O2. C. N2. D. CO2.
Câu 4: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2. B. O2. C. N2. D. H2.
Câu 5: Dãy oxit tác dụng được với dung dịch axit clohiđric là:
A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO. B. Fe2O3, CuO, MnO, Al2O3.
C. CaO, CO, N2O5, ZnO. D. SO2, MgO, CO2, Ag2O.
Câu 6: Dãy các chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng?
A. Fe2O3, CuO, Al2O3, MgO. B. Fe2O3, CuO, Al2O3, CO.
C. P2O5, CuO, Al2O3, MgO. D. P2O5, CuO, SO3, MgO.
Câu 7: Dãy oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với kiềm là:
A. Al2O3, ZnO, Cr2O3. B. Al2O3, MgO, FeO. C. ZnO, Na2O, Cr2O3. D. CuO, Al2O3, K2O.
Câu 8: Oxit nào sau đây không được điều chế bằng phản ứng phân huỷ?
A. Na2O. B. CO2. C. SO2. D. CaO.
● Mức độ thông hiểu
Câu 9: Sắt(II) oxit không tồn tại được trong
A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch Na2SO4.
C. nước. D. dung dịch H2SO4.
Câu 10: Hợp chất oxit có hàm lượng oxi nhiều nhất là
A. Al2O3. B. P2O5. C. N2O3. D. Fe3O4.
Câu 11: Chất khí nặng gấp 2,2069 lần không khí là
A. CO2. B. SO2. C. SO3. D. NO.
Câu 12: Chất có trong không khí góp phần gây nên hiện tượng vôi sống hóa đá là
A. NO. B. NO2. C. CO2. D. CO.
Câu 13: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?
A. CO2. B. SO2. C. N2. D. O3.
Câu 14: Dãy oxit nào sau đây tác dụng được với axit HCl?
A. ZnO, CaO, CO2. B. CuO, Fe2O3, CaO, N2O5.
C. CO2, N2O5, CuO. D. CuO, Fe2O3, ZnO, CaO.
Câu 15: Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là:
A. Na2O, CO2, NaOH, Ca(OH)2. B. CaO, K2O, KOH, Ca(OH)2.
C. HCl, Na2O, Fe2O3, Fe(OH)3. D. Na2O, CuO, SO3, CO2.
Câu 16: Khi được nung nóng, khí H2 tác dụng được với oxit kim loại nào sau đây để cho ra kim
loại và nước?
A. CuO, Fe2O3, K2O. B. Fe2O3, CuO, Fe3O4. C. Na2O, CuO, Fe2O3. D. Fe3O4, BaO, CuO.
Câu 17: Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển của hành tinh chúng ta gần như không đổi là vì:
A. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2.
B. CO2 không có khả năng tác dụng với các khí khác.
C. CO2 hòa tan được vào nước mưa.
D. CO2 bị phân hủy bởi nhiệt.
Câu 18: Khí CO2 dùng để dập tắt đám cháy vì:
A. CO2 không cháy được.
B. CO2 không duy trì sự cháy.
C. CO2 nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi nên nó có tác dụng ngăn không cho vật
cháy tiếp xúc với oxi.
D. CO2 là sản phẩm của phản ứng cháy nên không thể tham gia phản ứng cháy nữa.
II. Bài tập
DẠNG 1: OXIT TÁC DỤNG VỚI NƯỚC
● Mức độ thông hiểu
Câu 1: Hòa tan 6,2 gam Na2O vào nước được 2 lít dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu
được là
A. 0,1M. B. 0,2 M. C. 0,3M. D. 0,4M.
Câu 2: Hoà tan 23,5 gam kali oxit vào nước được 0,5 lít dung dịch X. Nồng độ mol của dung dịch
X là
A. 0,25M. B. 0,5M. C. 1M. D. 2M.
Câu 3: Hòa tan hết 12,4 gam natri oxit vào nước, thu được 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của
dung dịch X là
A. 0,8M. B. 0,6M. C. 0,4M. D. 0,2M.
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 15,5 gam natri oxit vào nước, thu được 500 ml dung dịch. Nồng độ mol
của dung dịch này là
A. 0,5M. B. 1M. C. 1,5M. D. 2M.
Câu 5: Hòa tan 16 gam SO3 trong nước thu được 250 ml dung dịch axit. Nồng độ mol dung dịch
axit thu được là
A. 0,2M. B. 0,4M. C. 0,6M. D. 0,8M.
Câu 6: Cho 50 gam khí SO3 hợp nước tạo ra axit H2SO4. Khối lượng axit thu được là (biết hiệu
suất đạt 36%).
A. 14,7 gam. B. 22,05 gam. C. 25,05 gam. D. 61,25 gam.
Câu 7: Cho 56 kg vôi sống (thành phần chính là CaO) chứa 10% tạp chất tác dụng với nước dư.
Khối lượng vôi tôi thu được là
A. 64,6 kg. B. 65,6 kg. C. 66,6 kg. D. 67,6 kg.
Câu 8: Hoà tan 6,2 gam natri oxit vào 193,8 gam nước thì được dung dịch X. Nồng độ phần trăm
của dung dịch X là
A. 4%. B. 6%. C. 4,5%. D. 10%.
Câu 9: Hòa tan 14,1 gam K2O vào 41,9 gam nước để tạo một dung dịch có tính kiềm. Nồng độ
phần trăm của dung dịch thu được là
A. 20%. B. 25%. C. 30%. D. 35%.
Câu 10: Một dung dịch axit sunfuric trên thị trường có nồng độ 55%, để có 0,5 mol axit sunfuric
thì cần lấy một lượng dung dịch axit sunfuric là
A. 98,1 gam. B. 97,0 gam. C. 47,6 gam. D. 89,1 gam.
Câu 11: Hòa tan 1 mol oleum (H2SO4.3SO3) vào 1000 gam H2O, thu được dung dịch H2SO4 có
nồng độ là
A. 15%. B. 27,5%. C. 29,3%. D. 42,25%.
● Mức độ vận dụng
Câu 12: Hòa tan 14,2 gam P2O5 vào m gam dung dịch H3PO4 35%, thu được dung dịch H3PO4 có
nồng độ là 50%. Giá trị của m là
A. 17,99 gam. B. 47,3 gam. C. 83,3 gam. D. 58,26 gam.
Câu 13: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ phần trăm của
H3PO4 trong dung dịch thu được là
A. 49,61%. B. 56,32%. C. 48,86%. D. 68,75%.
Câu 14: Cho 38,7 gam oleum H2SO4.2SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 30%, thu được dung
dịch X. Nồng độ phần trăm của H2SO4 trong X là
A. 67,77%. B. 53,43%. C. 74,10%. D. 32,23%.
Câu 15: Hoà tan 67,6 gam oleum H2SO4.xSO3 vào nước thu được dung dịch X. Sau đó cho từ từ
một lượng dư BaCl2 vào X thấy có 186,4 gam kết tủa trắng. Công thức của oleum là
A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3.
Câu 16: Cho 0,1 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 2,0 lít dung dịch X. Để trung
hoà 1 lít dung dịch X cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M. Phần trăm về khối lượng của nguyên
tố lưu huỳnh trong oleum trên là
A. 35,96%. B. 37,21%. C. 37,87%. D. 38,28%.

You might also like